1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn

115 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Ảnh Người Lao Động Trên Báo Chí Công Đoàn
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Báo Chí Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 200,84 KB

Nội dung

Đồng thời,giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về hình ảnh người lao độngtrên báo chí Công đồn, bởi khi cơng chúng – người lao động khi tiếp nhậnthông tin qua các phương tiện

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, có thể nóingười lao động ở nước ta đang ngày càng được khẳng định và đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhiên, bên cạnh

đó vẫn còn có một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu rèn luyện, tudưỡng về phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đã gây ranhiều thiệt hại đối với kinh tế, xã hội của đất nước, vô hình đã tạo thành địnhkiến về hình ảnh người lao động trong suy nghĩ của người sử dụng lao độngtrong và ngoài nước, làm mờ đi những hình ảnh đẹp của người lao động

Nhà báo Đức Hiển, trong cuốn sách nghiệp vụ Nhà báo điều tra, Nxb Trẻ, năm 2015 viết: “Tâm lý chung của nhà báo là muốn bài viết của mình trẻ nên hấp dẫn và thuyết phục Vì thế khi viết về cái xấu, nhiều người có quán tính tô đậm nó, hễ xấu là xấu hết (…) Thậm chí nhà báo còn xoáy vào đời sống vợ con, gia đình của người này, người kia, của nhân vật mà họ phê phán, cố tìm những ý kiến phù hợp với khẩu vị của dư luận Những nguồn tin này dù không có giá trị chứng minh nhưng có thể khiến cho đối tượng bị phê phán thân bại danh liệt chỉ sau một bài viết” [36, tr 81] Nghiêm trọng hơn,

định kiến đó còn trở thành nguyên nhân khiến cho người lao động nước takhông được đánh giá và coi trọng nhiều trong thị trường sử dụng lao độngquốc tế Vì vậy, cần có giải pháp để xây dựng hình ảnh người lao động trở lênkhách quan, toàn diện trong mắt người dân và người sử dụng lao động trong

và ngoài nước

Và để làm được điều đó, ngoài các yếu tố nội lực của bản thân mỗingười lao động – những cái cốt lõi thực sự làm nên hình ảnh như: diện mạo,tính cách, năng lực, hành động, cử chỉ/thái độ, trang phục người lao độngcần quan tâm đến những công cụ có thể giúp người lao động xây dựng đượcmột hình ảnh, thương hiệu trong tâm trí người dân và người sử dụng lao động

Trang 2

trong và ngoài nước Báo chí chính là một trong những công cụ hữu hiệu,nhất là trong thời đại kỹ thuật số, báo chí đang hàng ngày, hàng giờ tác độngsâu sắc, toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Báo chí Công đoàn là một bộ phận cấu thành từ nền báo chí cách mạngViệt Nam – là hệ thống báo chí mà đối tượng phục vụ là những người laođộng nên có điều kiện nắm bắt, tìm hiểu, phản ánh, phân tích, lý giải các hiệntượng nảy sinh mới nhất trong quan hệ lao động; báo chí đấu tranh bảo vệquyền lợi hợp pháp giữa người lao động và chủ sở hữu lao động Hình ảnhngười lao động đã được báo chí Công đoàn đưa ra cho công chúng bạn đọcxem bằng cách đưa thông tin, giải thích, bình luận chính xác, nhanh chóng,nhạy bén đã góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả trong lao động và xâydựng hình ảnh chuẩn mực nhất của mình đối với xã hội Tuy nhiên, trong thờigian qua công tác xây dựng, tuyên truyền hình ảnh người lao động trên báochí nói chung và báo chí Công đoàn nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhấtđịnh Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách toàn diện và đầy đủ về nội dung này

Trước thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu hình ảnhngười lao động trên báo chí Công đoàn nhằm giúp cơ quan báo chí này nhìnnhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác này Đồng thời,giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về hình ảnh người lao độngtrên báo chí Công đoàn, bởi khi công chúng – người lao động khi tiếp nhậnthông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chịu ảnh hưởng củacác thông điệp đến việc hình thành nhận thức, hành vi và thái độ của họ

Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn” khảo sát từ tháng 01/2018 đến

tháng 12/2018 để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học làm

đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 3

2.1 Một số công trình nghiên cứu quốc tế liên quan đến đề tài

Cuốn Sổ tay nghiệp vụ phóng viên của Học viện Thông tin đại chúng

Ấn độ (do Hà Minh Huệ dịch, tài liệu tham khảo nghiệp vụ, Thông tấn xãViệt Nam, năm 1984) đã dành riêng 1 chương viết về “Tính khách quan”, và

1 chương về “Sự thiên lệch”, trong đó nhấn mạnh “Sự thiên lệch bắt nguồn từ(1) lợi ích quốc gia, (2) cơ cấu chính trị, (3) bản chất của nguồn tin và (4) kiếnthức của “người gác cổng” hoặc người duyệt bản thảo

Cuốn Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em, Nxb Chính trị

Quốc gia, năm 2003 Tác giả Helena Thorfinn (Thuỵ Điển) nghiên cứu sâu vềhình ảnh trẻ em trên các phương tiện truyền thông – từ góc nhìn đạo đức.Những vấn đề được đề cập tới bao gồm: Cuộc sống thực đối lập với hình ảnhtrẻ em trên các phương tiện truyền thông; hình ảnh rập khuôn về trẻ em, vấn

đề đặc tả trẻ em, vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em như thế nào

Trong cuốn Children in the News (Trẻ em trong truyền thông), do

trường Đại học công nghệ Nanyang Singapore và Học viện Thông tin vàTruyền thông Châu Á (AMIC) phát hành, (sách xu ất bản bằng tiếng Anh năm2001), trong đó tổng hợp có chọn lọc các nghiên cứu của Học viện Thông tin

và Truyền thông Châu Á (AMIC) năm 1999 về việc sử dụng hình ảnh trẻ emtrên các kênh truyền hình tại 13 nước Châu Á, bao gồm: Bangladesh, TrungQuốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philipine,Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam Trong cuốn sách này, Giáo sưUbonrat Siriyuvasak (nhà nghiên cứu người Thái Lan) cho rằng: Truyềnthông là một trong các công cụ văn hoá xã hội, có nhiệm vụ quan tâm, chămsóc, bảo vệ và khuyến khích sự phát triển của trẻ em, nhưng trong rất nhiềutrường hợp, truyền thông đã không thực hiện được nhiệm vụ này Thay vào

đó, truyền thông đã khai thác hình ảnh trẻ em một cách không tích cực, nhằmthu hút lượng khán giả đông nhất có thể, bất chấp các quyền của trẻ em Bằngcách này, truyền thông không những xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em, mà

Trang 4

còn chống lại định nghĩa cơ bản về trẻ em, cũng như quyền được giao tiếp củatrẻ em.

Đề cập vấn đề kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo, cuốn sách này cho

rằng: “Đó là cách miêu tả, sử dụng hình ảnh trẻ em của truyền thông được gắn liền với các yếu tố xã hội” [22, tr 49].

Cuốn Lao động trẻ em - Cùng nhau trao đổi thông tin do Judith Ennew

và Dominique P Plateau biên soạn từ cuốn “Child labour getting the messageacross (Bản quyền RWG-CL- Nhóm công tác Khu vực về lao động trẻ em

2001 – mạng lưới quy mô khu vực của các tổ chức bao gồm cơ quan của Liênhợp quốc và các tổ chức phi chính phủ khu vực và mạng lưới (dịch sang tiếngViệt Dương Nguyệt Minh) Đây là tài liệu hướng dẫn việc sản xuất và sửdụng thông tin lao động trẻ em ở Châu Á, hướng tới mục tiêu thúc đẩy cáchành động chống lại việc bóc lột trẻ em, xoá bỏ các hình thức lao động trẻ

em Các nguyên tắc đưa thông tin và hình ảnh trẻ em trên báo chí và cácphương tiện truyền thông đại chúng được mô tả khá tỉ mỉ

Mặc dù, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến thôngtin, truyền thông về hình ảnh nhưng hầu hết các đề tài này đều được triển khaitheo hướng nghiên cứu chuyên sâu vào một số yếu tố nào đó Tuy nhiên, cóthể nói, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thông tinhình ảnh người lao động trên báo chí

2.2 Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam các vấn đề vai trò của báo chí được đề cập đến trong một

số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học: Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn của Hà Minh Đức (1994); Truyền thông đại chúng của Tạ Ngọc Tấn; Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008); Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc (2007); Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012,

2013) các tác giả đã luận giải một cách sâu sắc về chức năng và các nguyên

Trang 5

tắc của hoạt động báo chí Nguyễn Văn Dững (2013) đã nêu 5 nguyên tắc báochí bao gồm: tính khách quan, chân thật; tính khuynh hướng; tính nhân dân vàdân chủ; tính dân tộc và tính quốc tế; tính nhân văn [22, tr 206-240].

Tính khách quan và tính nhân văn khi mô tả chân dung nhân vật, hìnhảnh nhân vật trong tác phẩm báo chí được đề cập đến trong nhiều giáo trình

nghiệp vụ báo chí trong nước và quốc tế Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương do Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng Thu, Nxb Giáo

dục, năm 2011 cho rằng: “chân dung con người” là một trong những thành tố

nội dung quan trọng của tác phẩm báo chí “Trong tác phẩm báo chí về chân dung con người, con người là đối tượng phản ánh chính “việc” chỉ làm rõ bản chất của con người Có nhiều nhân vật cùng xuất hiện trong tác phẩm (nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm” [61, tr 50].

Hình ảnh một nhóm người, một giai tầng xã hội trên báo chí, truyềnthông thường được thể hiện qua “nhân vật biểu tượng” – là nhân vật đại diệncho một hệ giá trị, văn hoá, pháp lý, tín ngưỡng của cá nhân, nhóm, tổ chức,

cơ quan, cộng đồng, khu vực, lãnh thổ Nhạc Phan Linh (2019), trong nghiên

cứu “Cơ chế xây dựng nhân vật biểu tượng trên báo chí truyền thông” [32, tr.

398-407] đã phân tích hai giai đoạn và cơ chế tạo dựng, truyền tải nhân vậttrên truyền thông

Trong khuôn khổ dự án “Báo chí và Quyền trẻ em” của Khoa Báo chí,

Học viện báo chí và Tuyên truyền trong các năm từ 1998 đến 2008, nhiềugiáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo đã được xuất bản, trong đó đề cập

đến Quyền trẻ em và vấn đề hình ảnh trẻ em Tiêu biểu là các cuốn sách: “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em”, Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001, 2006), Nxb Lao Động, “ Báo chí với trẻ em”, Nguyễn Văn Dững chủ biên (2004), Nxb Lao Động; “Nhà báo với trẻ em” tác giả Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Nxb Thông tấn Trong cuốn sách chuyên khảo “Nhà báo với trẻ em” phân

tích kỹ càng quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, kỹ năng nhà báo và nguyên

Trang 6

tắc đạo đức của nhà báo khi đưa hoặc không đưa, vấn đề xử lý nghiệp vụ đểđảm bảo quyền được bảo vệ, quyền tham gia của trẻ em trên báo chí.

Cuốn sách Những tác động tới việc làm, đời sống của người lao động

và các giải pháp hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập Thương mại Thế giới (WTO) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xuất bản (năm 2005).

Một trong những tác động của việc gia nhập WTO mà cuốn sách đề cập đến

đó là việc đẩy nhanh hơn quá trình CNH-HĐH nông thôn,sẽ có một lượng lớnlao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham giavào hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh

cá thể có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cách thu nhập của người laođộng Cạnh trạnh khốc liệt do quá trình toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóathương mại đẩy nhanh tốc độ phân cực giữa các nhóm lao động khác nhau.Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữacác nhóm lao động Chính vì vậy cần phải có những giải pháp cho Công đoànViệt Nam để tránh các tranh chấp lao động lớn hơn về số lượng và quy mô,phức tạp hơn về tính chất khi gia nhập WTO

Còn có một số cuốn sách khác như: Sổ tay công tác Tuyên giáo Công đoàn (2010); Sổ tay tuyên truyền pháp luật (2010); Sổ tay tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động (2011) của Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam Đây là những tài liệu cơ sở lí luận, cung cấp phươngpháp tiếp cận với đối tượng công chúng là công nhân viên lao động

Ngoài ra, còn có các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp có nghiêncứu đến vấn đề này:

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Báo chí công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi người lao động (Khảo sát báo Lao động, Người Lao động, Lao động Thủ đô từ tháng 06/2011 đến tháng 6/2012) của Nguyễn Thị

Ngọc Tú (năm 2012) Tác giả luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt độngbáo chí Công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi người lao động, từ đó đề xuất

Trang 7

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí Công đoàn với việc bảo vệquyền lợi người lao động.

Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Quân (năm

1997) Luận án đã làm rõ thêm chủ thể, nội dung và các loại hình quan hệ laođộng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và những đặc trưng cơ bảncủa quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam Luận án đã đisâu vào phân tích thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ởViệt Nam trên cơ sở rút ra nhiều tồn tại cần phải hoàn thiện trong tương lai.Tác giả cũng đề xuất quan điểm và biện pháp nhằm hoàn thiện quan hệ laođộng trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong thời gian tới Tuy nhiên,luận án mới chỉ tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp FDI ở Hà Nội, TP.HCM và Hà Tây cũ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Báo chí của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích người lao động của Nguyễn

Thị Hồng Thái (năm 2004) Tác giả luận văn đã nhìn nhận một cách đúng đắn

về hoạt động đấu tranh tham gia bảo vệ lợi ích người lao động của hệ thốngbáo chí công đoàn, qua phân tích, đánh giá thực trạng để tìm ra mặt mạnhcũng như mặt hạn chế từ đó rút ra phương pháp hoạt động, cách thức đấutranh đạt hiệu quả cao nhất

Luận văn thạc sĩ Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước của Nguyễn Xuân Vinh (năm

2005) Tác giả luận văn đã chỉ ra trong thực tiễn những năm vừa qua việc đảmbảo quyền lợi cho người lao động nói chung và quyền lợi cho người lao độngtrong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với các chế độ, chính sách cụthể đã thúc đẩy vai trò đắc lực của người lao động trong sản xuất kinh doanhkhi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; nhằm phát triển chúng theo đúngmục tiêu, định hướng mà nhà nước đã đề ra Tuy nhiên, bên cạnh các quy

Trang 8

định của pháp luật về chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao độngnhư hiện nay, thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập mà chúng ta cần phảixem xét đánh giá để hoàn thiện các chính sách – pháp luật đó nhằm đảm bảochế độ đối với người lao động.

Luận văn Báo chí truyền thông Báo chí Đồng Nai bảo vệ lợi ích người lao động trong các khu công nghiệp (Khảo sát Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PT-TH Đồng Nai từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 1 năm 2007)

của tác giả Đỗ Thị Hải Yến (năm 2007) Tác giả luận văn đã phân tích, đánhgiá những thành công và hạn chế trong việc tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệlợi ích của người lao động, qua đó tìm kiếm đề xuất những giải pháp cụ thểnhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ lợi ích của người lao động trong các khu côngnghiệp thuộc địa bàn tỉnh

Luận văn Thạc sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa thành niên ở Việt Nam của Lê Thị Huyền Trang (năm 2008) Tác giả

luận văn đã nghiên cứu một cách tương tối đầy đủ, toàn diện, hệ thống cả vềmặt lý luận và thực tiễn về các quy định về bảo vệ người lao động trong lĩnhvực việc làm, tiền lương và thu nhập, thông qua việc phân tích, so sánh trên

cơ sở sự quy định của các Công ước Quốc tế ILO, pháp luật của một số nướcnhất là luật lao động Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị Việc làm cho người lao động ở tỉnh Hòa Bình hiện nay của Dương Quốc Thắng (năm 2015) Tác

giả luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận về việc làm; vị trí và vai trò, tầm quantrọng của việc làm nói chung; phân tích thực trạng việc làm cho người laođộng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đánh giá những mặt đạt được cũng nhưnhững hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó Từ đó, chỉ ra phươnghướng, những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làmcho người lao động ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị Vai trò của nhà nước trong quản lý lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay của Phạm Quang Huy (năm 2017).Tác giả luận văn trên cơ sở

nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nướctrong quản lý lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Việt Nam,chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất các phương hướng, giảipháp tăng cường vai trò nhà nước trong quản lý lao động người nước ngoài tạicác doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong và ngoàinước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu trên đã bước đầu đề cậpmột số vấn đề về người lao động trên các phương diện thông tin đại chúng.Đây sẽ là những cơ sở lý luận và cơ sở tham khảo cho đề tài nghiên cứu củatác giả Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vai trò củabáo chí trong công tác tuyên truyền hình ảnh người lao động trên báo chíCông đoàn Do đó, lựa chọn đề tài “Hình ảnh người lao động trên báo chíCông đoàn” sẽ là vấn đề nghiên cứu mới mẻ, mang tính thực tiễn cao

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài,luận văn nhận diện, phân tích, đánh giá hình ảnh người lao động trên các tờbáo công đoàn, từ đó, đề xuất một số kiến nghị về vấn đề này trên báo chíCông đoàn trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm

vụ sau đây:

- Phân tích và làm rõ hệ khái niệm liên quan đến đề tài và cơ sở lý luậncủa vấn đề nghiên cứu

Trang 10

- Khảo sát, phân tích thực trạng nội dung và hình thức các tin, bài phảnánh hình ảnh người lao động trên các tờ báo công đoàn thuộc diện khảo sát

- Đề xuất kiến nghị về nghiệp vụ báo chí cho xây dựng hình ảnh vàtruyền thông hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn trong thời giantới

4 Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình ảnh người lao động trên báochí Công đoàn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn của 03báo được chọn khảo sát: báo Lao động, báo Người Lao động, báo Lao độngThủ đô trong thời gian một năm (từ tháng 01/2018- 12/2018)

Sở dĩ các báo được khảo sát báo Lao động, báo Người Lao động, báoLao động Thủ đô với các lý do sau:

Thứ nhất, cả ba tờ báo trên đều là các tờ báo có số lượng phát hành và

số lượng độc giả lớn, bao gồm cả người dân thủ đô và các tỉnh thành trong cảnước

Thứ hai, các báo này có số lượng tin, bài về hình ảnh người lao độngđược cập nhập thường xuyên

Thứ ba, phóng viên viết cho tờ báo này là những nhà báo, phóng viênđược đào tạo bài bản, được học qua các trường lớp về báo chí; các phóng viênnăng động, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc sống nên chất lượng tin,bài khá cao Các vấn đề mà các báo chuyển tải đều có giá trị thực tiễn, tínhthông tin cao và có hàm lượng tri thức lớn

Trang 11

Do vấn đề hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn quá rộngnên tác giả luận văn sẽ chỉ tập trung vào các nội dung:

Về hình ảnh đẹp của người lao động bao gồm: hình ảnh người lao độngtài năng luôn tìm tòi sáng tạo trong công việc; hình ảnh người lao động đươngđầu nguy hiểm, gian khó; hình ảnh người lao động gắn với những nghĩa cửcao đẹp

Về hình ảnh chưa đẹp của người lao động như: hình ảnh người laođộng trộm cắp, lừa đảo; hình ảnh người lao động chưa thực hiện đúng quyđịnh của luật Lao động

5 Cơ sở lý luận và phƯơng pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận là văn dựa vào phương pháp luận duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về laođộng và truyền thông về lao động; lý luận báo chí truyền thông và lý luận xãhội học truyền thông đại chúng Ngoài ra, luận văn còn kế thừa kết quảnghiên cứu khoa học của các tác giả về những thế mạnh và hạn chế của báochí

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoahọc xã hội như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sưu tầm, hệ thống các văn

bản, tài liệu có liên quan đến đề tài được công bố trước đó làm cơ sở lý luận

và xây dựng khung lý thuyết để triển khai vấn đề

- Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: Phân tích nội dung là kỹ

thuật nhằm mô tả, với mức độ khách quan cao nhất, rõ ràng nhất, chính xácnhất những thông điệp được đề cập trong một thời gian và không gian nhất

Trang 12

định Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung được thể hiệntrong các tin, bài về hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Để tiến hành phương pháp này, tác

giả sử dụng bảng hỏi anket để thu thập thông tin từ độc giả - những người tiếpnhận tác phẩm về hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn Với 200bảng hỏi, tác giả lựa chọn mẫu theo cụm 3 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh vàThái Nguyên theo yếu tố vùng miền và dân cư Kết quả tổng số 200 phiếuphát ra, thu về được 180 phiếu hợp lệ (đạt 90%)

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn

về vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 03 nhóm đối tượngsau:

Nhóm nhà lãnh đạo Liên đoàn lao động: Phó Chủ tịch Thường trựcTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nhóm các nhà quản lý báo chí: Tổng Thư ký toà soạn báo Lao động,Tổng Biên tập báo Người Lao động, báo Lao động Thủ đô

Nhóm các nhà phóng viên chuyên trách theo dõi mảng đề tài người laođộng tại các báo Lao động, báo Người Lao động, báo Lao động Thủ đô

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là công trình đầu tiên cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về hìnhảnh người lao động trên báo chí Công đoàn Đề tài góp phần làm rõ diện mạo,nội dung và hình thức về hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn

Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho những nhànghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai quantâm

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 13

Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về hình ảnh người lao độngtrên báo chí Công đoàn cho các cá nhân cơ quan nghiên cứu và quản lý báochí.

Luận văn khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của báo chí Côngđoàn trong việc thông tin về hình ảnh người lao động

Thông qua luận văn này, các cơ quan quản lý báo chí sẽ nhìn thấy đượcthực trạng về hình ảnh người lao động để từ đó có những biện pháp chỉ đạothích hợp

7 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn là một công trình khoa học về cách thức thực hiện nhữngthông tin về hình ảnh người lao động, góp phần nhất định vào việc nâng caohiệu quả thông tin về hình ảnh người lao động trên các phương tiện thông tinđại chúng nói chung và báo chí Công đoàn nói riêng

Trang 14

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VÀ HÌNH ẢNH

NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN BÁO CHÍ CÔNG ĐOÀN

xã hội

Các Mác viết: “Lao động không những tạo ra của cải để nuôi sống con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, con người làm thay đổi tự nhiên, đồng thời quá trình đó cũng làm thay đổi bản tính của chính mình” [47, tr 226].

Lao động là nguồn gốc và động lực phát triển xã hội Đồng chí Lê

Duẩn khẳng định: “Lao động bao giờ cũng là nguồn sống của xã hội Xã hội

nô lệ tồn tại trên lao động thặng dư của người nô lệ; xã hội phong kiến tồn tại trên địa bàn tô do nông dân tạo ra; xã hội tư bản, trên giá trị thặng dư do

vô sản tạo ra Chủ nghĩa xã hội là sự thay thế lao động làm thuê bằng sức lao động cho mình, cho xã hội do mình làm chủ Đó là sự thay đổi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người” [48, tr 35].

Ở nước ta, thời kỳ CNH-HĐH, lý luận về lao động được hiểu theo cáccách sau: Lao động là phương thức tồn tại của con người những lợi ích conngười phải được coi trọng Lao động là biểu hiện bản chất còn lợi ích là vấn

đề nhạy cảm nhất của con người, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ

Trang 15

giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội Lao động được xem xét dướidạng năng suất, chất lượng và hiệu quả, là thước đo về số lượng, chất lượng,tính tích cực và trách nhiệm lao động Bất kỳ hình thức lao động nào của cánhân, không phân biệt thành phần kinh tế, nếu đáp ứng được yêu cầu xã hội,tạo ra sản phẩm hoặc công dụng nào đó, thực hiện lợi ích, đảm bảo nuôi sốngmình và có thể đống góp cho xã hội một phần lợi ích thì đó là lao động có ích;lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất

và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệuquả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác

Người lao động với tư cách là chủ thể của hoạt động lao động có thể làmột người nhưng cũng có thể là nhiều người Khi chủ thể là nhiều người thìmỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể và cùng hướng đến mộtmục đích chung nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó để đáp ứng nhu cầunhất định của cá nhân và xã hội

Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “Người lao động là người bỏ công sức

ra để làm việc gì đó” [78, tr 132].

Theo điều 6 của Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thì “Người lao động là những người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng” [43, tr 5].

Trang 16

Đề tài nghiên cứu xác định: người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc cam kết.

1.1.2 Hình ảnh và hình ảnh người lao động

- Hình ảnh

Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về hình ảnh Trong đó, thuật ngữhình ảnh có nguồn gốc từ tiếng latinh “Imago” và có quan hệ mật thiết với từ

la tinh khác là “Imatari” – dùng để chỉ sự mô phỏng, phỏng theo

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2011, định nghĩa: “hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định

và tái hiện được trong trí” [71, tr 571].

Còn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm

2000 định nghĩa: “hình: dáng bên ngoài, ảnh: hình thu được”, hình ảnh là đường nét màu sắc, dung mạo của người hay vật được phản chiếu vào trong trí óc” [72, tr.832].

Hình ảnh là một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh thứ ghi lại hay thểhiện/tái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể

có thật, do đó mô tả được vật thể đó Hình ảnh có thể có hai chiều, như thểhiện trên tranh vẽ trên bề mặt phẳng, hoặc ba chiều, như thể hiện trên tácphẩm điêu khắc hoặc hologram Hình ảnh có thể được ghi lại bằng thiết bịquang học – như máy ảnh, gương, thấu kính, kính viễn vọng, kính hiển vi docon người tạo ra, hoặc bởi các cơ chế tự nhiên, như mắt người hay mặt nước

Hình ảnh có thể dùng theo nghĩa rộng, thể hiện bản đồ, đồ thị, nghệthuật trừu tượng Với nghĩa này, hình ảnh có thể được tạo ra mới hoàn toàn,

Trang 17

thay vì ghi chép lại, bằng cách vẽ, tạc tượng xuất hiện trong suy nghĩ của conngười, tương tự như trí nhớ.

Như vậy, với cách hiểu này thì hình ảnh chính là dạng văn bản thôngtin thu gọn Khi con người không thể xử lý những văn bản có dung lượng lớn,

sẽ sử dụng các phương án rút gọn của nó Bất kỳ hình ảnh nào với tư cáchmột văn bản nhỏ có thể được phát triển thành một văn bản lớn khi cần Khácvới cách hiểu thông thường về các văn bản bằng lời, hình ảnh là một văn bảnđược xây dựng bằng tất cả các kênh (kênh hình ảnh, kênh hành vi…) được coinhư một thao tác rút gọn hoặc mở rộng văn bản Theo đó, việc điều chỉnhhình ảnh trong nhiều trường hợp là việc thay thế những điểm thị giác (hoặcđặc điểm khác) không bản chất thành những đặc điểm mang tính quan trọnghơn trong cách nhìn nhận của một hình ảnh đó

Chúng ta cố gắng thể hiện bản thân mình ở phương diện tốt đẹp nhấtkhi nhấn mạnh những đặc điểm này hay đặc điểm khác của cá nhân Chúng talàm điều đó một cách vô thức, đặc biệt là trong những tình huống như lần đầulàm quen với một người mà ta mong họ có cảm tình với mình Một nhànghiên cứu từng khẳng định: Hình ảnh của cá nhân bạn là bức tranh nhỏ vềbạn, ảnh của mình giống như quảng cáo Một bức tranh nhỏ bên ngoài nhưmột lời hứa, rằng bản chất chúng ta cũng như sự thể hiện bên ngoài vậy Mỗingười trong số chúng ta gắn các chuẩn mực ứng xử nhất định với những mẫungười tương ứng

Có thể nói rằng, hình ảnh quy tụ một cách cô đọng nhất bản chất conngười, các tổ chức và quốc gia Một chân lý đơn giản là xây dựng hình ảnhcủa mình chính xác bao nhiêu thì việc giao tiếp sẽ càng có hiệu quả bấynhiêu Tạo dựng hình ảnh hiện nay là cần thiết đối với mọi đất nước, mọi tổchức, mọi cá nhân, mọi nghề nghiệp

Trong triết học, hình ảnh được coi là kết quả của sự phản ánh khách thểđối tượng vào ý thức của con người Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những

Trang 18

cảm giác, tri giác và biểu tượng Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệmphán đoán và suy luận Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan, về mặtnhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan.

Ở khía cạnh khác, hình ảnh còn được xem là ngôn ngữ biểu tượng, tức

là dùng ngôn ngữ hình ảnh để nói lên một vấn đề nào đó Do vậy, hình ảnhđược xem như một tiếng nói, một cảm xúc, một thể loại ngôn ngữ biểu tượng,giúp cho công chúng hình tượng rõ hơn về nội dung, ý đồ của tác giả

Hình ảnh là khoa học, là nghệ thuật mô phỏng hoặc mô tả về một đốitượng nhất định Hình ảnh là những hình dung về con người, đồ vật, tổ chứcđược hình thành trong nhận thức của công chúng với sự giúp đỡ của quan hệcông chúng, quảng cáo hoặc tuyên truyền Có thể nói rằng, hình ảnh quy tụmột cách cô đọng nhất bản chất con người, hiện tượng, sự vật Hình ảnh là ấntượng chung mà một người, tổ chức hay sản phẩm giới thiệu đến công chúng

Trong luận văn này, thực chất hình ảnh người lao động trên báo chí làchân dung của họ được phản ánh trên báo chí Nó bao gồm: đặc điểm nhânkhẩu xã hội học, đặc điểm thể chất, trí tuệ, nhân cách, tương ứng với hànhđộng, thái độ, cảm xúc, văn hoá ứng xử được thể hiện thông qua các tácphẩm báo chí

Báo chí Công đoàn có công chúng mục tiêu là người lao động, vì vậy,hình ảnh người lao động được đưa như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hấpdẫn, độ tin cậy và hiệu qủa tiếp cận, tiếp nhận của công chúng mục tiêu của tờbáo

Ảnh báo chí là một loại hình có đặc điểm khác các loại hình nhiếp ảnhkhác Mục đích của ảnh báo chí là thông tin sự kiện Muốn sự kiện có sức hấpdẫn người đọc, hình ảnh trong ảnh báo chí phải thật như “cái thật” đang diễn

ra từ cuộc sống hàng ngày Độc giả không muốn nhìn thấy sự gượng ép trongcách thức thể hiện, nhìn thấy sự bố trí, sắp xếp lại cái thật Bức ảnh phải là

Trang 19

tấm gương của cuộc sống thật vốn có Cái thật này phải được chọn lọc quakiến thức, trí tuệ của người làm báo nên chọn cái gì đưa vào ảnh.

Cần chú ý rằng cho dù người lao động không có ý thức xây dựng hìnhảnh, dù ít dù nhiều, cộng đồng vẫn có cái nhìn về người lao động

Có nhiều yếu tố tác động đến hình ảnh người lao động mà chúng ta cóthể chia chúng làm 2 phần: (1) những yếu tố nội tại của người lao động như:văn hóa, bản sắc của người lao động, hoạt động truyền thông, thái độ củangười lao động; (2) những yếu tố bên ngoài mà người lao động khó có thểkiểm soát được như: hình ảnh ngành, hiệu ứng truyền miệng trong côngchúng, báo chí hình ảnh này giúp xây dựng uy tín

Như vậy, hình ảnh người lao động được phản ánh trong luận văn này là

sự nhìn nhận, ấn tượng, cảm xúc và đánh giá của cộng đồng về người laođộng thông qua các thông tin mà người lao động thể hiện ra

Khái niệm hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn chính làhình ảnh trong ấn tượng, suy nghĩ của con người Hình ảnh người lao độngtrên báo chí công đoàn là kết quả của những bài báo phản ánh, được khắc họa

và được lưu giữ, để lại ấn tượng trong tâm trí của công chúng Vì vậy, hìnhảnh người lao động trên báo chí công đoàn được tác giả luận văn đi sâu

Trang 20

nghiên cứu về khía cạnh hình tượng, ấn tượng, suy nghĩ của công chúng vềngười lao động hiện nay cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.

1.1.3 Truyền thông đại chúng

Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, năm 2008, truyền thông được hiểu dưới góc độ động từ: “Truyền thông là truyền dữ liệu theo những quy tắc

và cách thức nhất định như mở rộng mạng lưới truyền thông đến từng cơ sở”

[71, tr 206]

Truyền thông thường được xem xét như một quá trình truyền đạt thôngtin, thực hiện qua ngôn ngữ hoặc các cử chỉ, điệu bộ hoặc các hành vi biểu lộcảm xúc, vì thế mà một số nhà nghiên cứu đã phân biệt truyền thông với hailoại hình là truyền thông bằng ngôn ngữ (verbal) và truyền thông không bằngngôn từ (non-verbal) Khái niệm truyền thông có thể được định nghĩa như

sau: “Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người” [37, tr 32].

Như vậy, về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi haichiều diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông.Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung dựa trênnguyên tắc bình thông nhau Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biếtgiữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi hoạtđộng truyền thông diễn ra Qúa trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã

Trang 21

đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượngtruyền thông.

Về mục đích,truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thayđổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướnggiá trị cho công chúng

Hình 1.1 Mô hình truyền thông của Claude Shannom

Trong đó:

S: Ai (Source/Sender): Đây là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền

thông Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người hoặc một tổ chức truyềnthông mang nội dung thông tin muốn được trao đổi đến với người/nhómngười/tổ chức khác

M: Thông điệp (Message): Là yếu tố thứ hai của quá trình truyền thông.

Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền thông đến đốitượng tiếp nhận thông qua: tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh,

cử chỉ biểu đạt của con người Thông điệp chính là tâm tư, tình cảm, mongmuốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, văn bản pháp luật được

mã hóa theo hệ thống kí hiệu nào đó Hệ thống kí hiệu này được cả ngườitruyền và người nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu

Trang 22

C: Kênh (Channel): Là phương tiện mà người truyền sử dụng để truyền

tải nội dung đến người nhận Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể của mỗiloại phương tiện để chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau

R: Người nhận (Recceiver): Là người/nhóm người/tổ chức tiếp nhận

thông điệp trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xemxét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của ngườinhận

E: Hiệu quả (Effect): Là sự thay đổi hành vi, nhận thức và hành động

của đối tượng truyền thông trước một tình huống nào đó của cuộc sống saukhi có thông điệp truyền thông

F: Phản hồi (Feedback): Truyền thông là quá trình hai chiều Phản hồi

được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ phía người tiếp nhậnđối với người truyền tin Phản hồi là phần tử cần thiết để điều khiển quá trìnhtruyền thông, làm cho quá trình truyền thông được liên tục từ nguồn đến đốitượng tiếp nhận và ngược lại Nếu không có phản hồi, thông tin chỉ một chiều

và mang tính áp đặt

N: Nhiễu (Noise): Luôn tồn tại trong quá trình truyền thông Đó là hiện

tượng thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xãhội, phương tiện kỹ thuật gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dungthông tin cũng như tốc độ truyền tin Do vậy, nhiễu là hiện tượng cần đượccoi như một hiện tượng đặc biệt trong quá trình lựa chọn kênh để xây dựngnội dung thông điệp Các dạng nhiễu có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôngiáo Mặt khác, nhiễu luôn được coi là quy luật của quá trình truyền thông,nếu biết xử lý nhiễu sẽ tăng thêm hiệu quả cho quá trình truyền thông

Như vậy, để hoạt động truyền thông đạt được hiệu quả mong muốn, cầnđặc biệt lưu ý đến hiện tượng nhiễu trong quá trình lựa chọn kênh để xâydựng nội dung thông điệp Đồng thời người truyền thông điệp phải hiểu rõđặc điểm của từng nhóm đối tượng nhận thông điệp, để từ đó đưa ra những

Trang 23

nội dung dễ hiểu, dễ sử dụng cho người nhận và lựa chọn được phương tiệntruyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm thỏa mãn được các nhucầu của người nhận thông điệp Xác định hiệu quả của một quá trình truyềnthông căn cứ vào mức độ biến đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của ngườinhận thông điệp.

- Thông điệp truyền thông

Thuật ngữ “thông điệp” được sử dụng như một khái niệm then chốttrong khoa học báo chí - truyền thông

Trong báo chí, “thông điệp” mang ý nghĩa rộng lớn, có thể bằng chữviết, hình ảnh, lời nói, kí tự Nhưng điều quan trọng là tùy đối tượng hướngtới, “thông điệp” phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và dễlàm theo Các thông điệp của truyền thông đại chúng mang tính chất côngcộng, nghĩa là bất kỳ ai được tiếp cận thì sẽ biết đến thông điệp đó

Về cơ bản, cấu trúc thông điệp có 2 lớp: lớp bên ngoài và lớp bêntrong Ở hình thức thể hiện, thông điệp bao gồm: lời nói, hình ảnh, cỡ chữ, kítự tức là những tín hiệu học mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt, nghe thấyđược bằng tai Còn phương thức truyền tải chính là các phương tiện như: báo

in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử Vào những năm 60 của thế kỷ XX,

GS Herbert Marshall McLuhan người Canada nổi tiếng về lý thuyết truyềnthông đã đưa ra biểu thức: phương tiện truyền thông là thông điệp Với tuyên

bố này, ông nhấn mạnh, các kênh khác nhau, không chỉ về mặt nội dung, màcòn liên quan đến cách truyền tải, đánh thức và làm thay đổi suy nghĩ và giácquan của chúng

Lớp bên trong chính là nội dung thông tin mà đối tượng tiếp nhận cóthể đọc hiểu và thay đổi trong ý thức, hành vi Bản chất nội dung luôn bị chiphối bởi tính mục đích của chủ thể sáng tạo ra tức là sẽ có động cơ hoặc ýđịnh sâu xa của tác giả

Trang 24

Theo GS Mindy McAdam, khoa Báo chí, trường Đại học Tổng hợpFlorida - cựu Biên tập viên tờ báo The Washington Post của Mỹ, một bài viếthay thì phải đáp ứng được các tiêu chí: thuyết phục chúng ta về một điều gìđó; làm chúng ta thắc mắc về điều gì đó mà chúng ta vẫn đinh ninh; thúc giụcchúng ta hành động; khai sáng chúng ta mang lại nhận thức mới; gây xúcđộng; kết nối tính nhân văn của chúng ta; các con số có thể làm thành bài viếthay tuyệt không? Như vậy, có nghĩa là nếu thông tin mang tính chất trung tínhthì thông điệp lại nhấn mạnh đến tính chủ thể và mục đích phát tin, tức là chú

ý đến đối tượng tác động

Từ những quan điểm trên, theo tác giả luận văn thì thông điệp là giá trị thông tin cốt lõi được diễn đạt bằng nhiều hình thức ngôn ngữ mà người gửi muốn chuyển tải đến người nhận Thông điệp thường thể hiện một cách cô đọng, giản lược, khái quát, mang ý nghĩa nhất định đối với người nhận.

1.1.4 Báo chí

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, năm 2012 có định nghĩa “Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến phát triển theo từng ngày và có tác động chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhưng đến nay, chưa có sự thống nhất ở mức độ tương đối về khái niệm này, thậm chí trong các sách, giáo trình chính thức bằng tiếng Việt, kể cả tiếng nước ngoài cũng chưa thấy đưa ra khái niệm báo chí là gì, báo chí và thông tin báo chí có những đặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ hơn về bản chất và cơ chế hoạt động” [21, tr 53] Tuy nhiên, quan

niệm về báo chí có nhiều quan điểm khác nhau:

Báo chí trong quan niệm của dân gian: Trong xã hội Việt Nam ngày

trước, báo chí nhiều khi được ví, được coi như “thằng mõ”; là người máchlẻo, thóc mách, đưa chuyện, là người hóng hớt “thằng mõ” trong xã hộiViệt Nam trước đây là người đưa tin có tính chất công báo, làm nhiệm vụ loanbáo cho dân lang biết những gì đã, đang và sắp xảy ra [21, tr 54]

Trang 25

Dưới góc độ báo chí - truyền thông Việt Nam thì “thằng mõ” được xem

là một trong những dạng thức “người đưa tin” cổ xưa và sơ khai” [21, tr 54].

Ở khía cạnh khác, báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thôngtin về những việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết Báo chí làphương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cungcấp, trao đổi, chia sẻ thông tin công khai

Ở góc độ tiếp cận từ lí thuyết, báo chí được coi là “những tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kì, đều đặn” [21, tr 54].

Theo nghĩa hẹp, báo chí được hiểu bao gồm báo và tạp chí; theo nghĩarộng bao gồm các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạngđiện tử Báo chí chính là một bộ máy để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phântích tin tức, là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọivấn đề Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng

1.1.5 Báo chí Công đoàn

Báo chí Công đoàn là cơ quan ngôn luận của tổ chức Công đoàn, là diễn đàn dân chủ của công nhân viên chức lao động, là một bộ phận cấu thành nên nền báo chí Việt Nam Tính đến nay, báo chí Công đoàn có 5 báo

in: báo Lao động, báo Người Lao động, báo Lao động Nghệ An, báo Laođộng Đồng Nai; hơn 70 tạp chí và bản tin; 28 trang thông tin điện tử côngđoàn các cấp Ngoài ra, còn có chương trình phát thanh, truyền hình “Laođộng và Công đoàn” trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), đài truyền hìnhViệt Nam (VTV), chương trình truyền hình “Công đoàn Việt Nam” trên Đàitruyền hình Thông tấn

1.1.6 Truyền thông về hình ảnh người lao động

Trang 26

Tổng hợp và xâu chuỗi các khái niệm trên cùng với nghiên cứu lýthuyết thực tiễn, tác giả luận văn xin đưa ra khái niệm truyền thông về hìnhảnh người lao động như sau:

Truyền thông về hình ảnh người lao động trên báo chí là một hình thứctruyền thông gián tiếp bằng hình ảnh, ngôn ngữ và hiển thị chữ, với nội dungngắn gọn, súc tích, thuyết phục về vấn đề người lao động Nó xuất phát từnhững nhà thiết kế thông điệp (cụ thể là các nhà báo, phóng viên, biên tậpviên) cùng với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực quản trị nhân lực (lãnh đạo các

cơ quan báo chí, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến người laođộng và chuyển tải tới cộng đồng nói chung và người lao động nói riêng trênbáo chí, nhằm cung cấp những thông tin về hình ảnh người lao động trên báochí, tác động vào tư tưởng, tình cảm cộng đồng

Truyền thông về hình ảnh người lao động trên báo chí là sự kết hợp đaphong cách giữa nội dung và hình thức Cùng một số nội dung nhưng có rấtnhiều phong cách thể hiện khác nhau Ví dụ cùng một nội dung nói về hìnhảnh người lao động là những người có kiến thức chuyên môn thì có rất nhiềucách thể hiện khác nhau về ý tưởng, kết cấu và bố cục, nhưng đa số các thôngđiệp về nội dung này thường có một điểm chung là mang tính phổ biến nhữngthành quả, sáng tạo của người lao động trong quá trình thực hiện công việccủa mình

1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƯớc về chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ngƯời lao động của báo chí

1.2.1 Quan điểm của Đảng về bảo vệ quyền lợi người lao động

Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có mục đích là phấn đấu vìđộc lập, tự do của Tổ Quốc và hạnh phúc của nhân dân Trong Tuyên ngônđộc lập đọc ngày 02/09/1945, Người trích dẫn Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ

(1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ

Trang 27

những quyền không ai có thể xâm phạm được” Với cương vị là lãnh tụ của

Đảng, Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Người nhấn mạnh: Mọiđường lối, chính sách đều chỉ nhằm đem lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi

cho dân, dù nhỏ cũng hết sức làm Người tâm niệm: “Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành Những nhu cầu và lợi ích thiết thực đó vẫn đang được đặt ra trong quá trình thực hiện dân chủ hóa ở Việt Nam khi chúng ta thực hiện nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay” [41, tr 179].

Là chính đảng của giai cấp công nhân, đại diện duy nhất cho lợi ích giaicấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; là đảng sinh ra từ một dân tộc

bị áp bức, từ phong trào yêu nước và phong trào công nhân, Đảng Cộng sảnViệt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử đều đưa ra nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổnđịnh, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợiích giai cấp và lợi ích dân tộc (lợi ích căn bản lâu dài và lợi ích trực tiếp) lên

hàng đầu Chương trình tóm tắt của Đảng ta (năm 1930): “Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi giai cấp công nhân và nông dân cho giai cấp khác” [41, tr 22].

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần II (1951): Trong giai đoạn này, quyềnlợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một Chính

vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam

Nghị quyết số 167/NQ-TW, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày

21/09/1967 đề ra nhiệm vụ: “Phải hết sức chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của công nhân, viên chức với khả năng của mình Việc chăm lo đời sống

và bảo vệ sức khỏe của công nhân, viên chức hiện nay chủ yếu là thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ và chính sách đã ban hành, bổ sung hoặc sửa đổi những cái không hợp lí, giải quyết tốt vấn đề phân phối và vận động quần chúng tự tổ chức tốt đời sống của mình Đảng và Nhà nước cần có nhiều biện

Trang 28

pháp tích cực và thiết thực nhằm giải quyết tốt các vấn đề đó đồng thời phải

đề cao vai trò làm chủ quần chúng để tự đảm đương lấy một phần Phê phán nghiêm khắc những biểu hiện thiếu quan điểm giai cấp trong việc phục vụ đời sống công nhân, viên chức” [41].

Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) xác định: “Công đoàn cùng với Nhà nước chăm lo giải quyết các vấn đề thiết thực về đời sống, về phúc lợi tập thể,

về điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi đảm bảo những quyền lợi chính đáng của công nhân, viên chức ” [41].

Đại hội Đảng lần VI (1986) chủ trương tăng cường xây dựng các luậtnhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân, vừa khuyến khích đầu tư pháttriển, vừa hạn chế bất công xã hội Từng bước nhận thức rõ vai hơn về nhiềuhình thức phân phối: theo lao động, theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuấtkinh doanh Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương

Đảng đề ra phương pháp xây dựng giai cấp công nhân: “Tổ chức tốt việc đào tạo và nâng cao học vấn, trình độ nghề nghiệp cho công nhân; khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo gắn liền với lao động, sản xuất, bảo đảm đến năm 2000 hầu hết công nhân đều có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên, có kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Tạo thêm việc làm, cải thiện điều kiện lao động”.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII (1986): “Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột, sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.

Điều lệ Đại hội Đảng lần thứ X (2006): “Khuyến khích doanh nghiệp

tư nhân là người Việt Nam và người nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh theo pháp luật là chủ trương đúng đắn của Đảng ta Vấn đề đặt ra là phải hạn chế mức độ bóc lột bằng quy định và chính sách của Nhà nước và chủ

Trang 29

doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của người lao động, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao, xử lí đúng đắn quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp”.

Đại hội Đảng lần thứ XI (2001): “Sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cải thiện điều kiện ở, làm việc để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.

1.2.2 Chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền và lợi ích của người lao động

Quyền của người lao động được quy định chủ yếu trong Hiến pháp năm

2013, Bộ luật Lao động 2012, Luật Việc làm 2013, Bảo hiểm xã hội 2014,Luật Công đoàn 2012, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các văn bảnhướng dẫn thi hành các Luật trên và các quyền khác được quy định trongThỏa ước lao động, nội quy lao động của các doanh nghiệp Ngoài ra, Bộ luậtHình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và Bộ luật Dân sự 2015 cũng có cácquy định nhằm đảm bảo quyền của người lao động Điều này cho thấy, phápluật về bảo đảm quyền của người lao động tồn tại ở nhiều văn bản luật khácnhau mà cụ thể nhất là tại Bộ luật Lao động 2012 Xem xét về quyền củangười lao động trong các văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, nội dung bảođảm quyền của người lao động bằng việc ghi nhận các quyền cụ thể củangười lao động thông qua quy định tại Khoản

1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2012, đây được xem là quy định nền tảngcho các chế định trong pháp luật lao động nhằm đảm bảo thực hiện nguyêntắc bảo vệ người lao động, cụ thể như sau:

Bảo đảm việc làm cho người lao động: Điều 23 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDDHR) quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, quyền

tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp” [57, tr 2].

Trang 30

Tại Việt Nam, Khoản 1, Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân

có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” Đây làmột trong những quyền con người quan trọng nhất trong lĩnh vực lao động.Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động cóquyền: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng caotrình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử Theo đó, việc tuyển dụngngười lao động được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và tự định đoạt của cácbên theo nguyên tắc của thị trường và pháp luật Người sử dụng lao động cóquyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp chothuê lại lao động để tuyển người lao động; người lao động có quyền trực tiếpthỏa thuận với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức Dịch vụ việclàm để tìm kiếm việc làm Ít nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng

ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làmhoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầutuyển lao động Nội dung thông báo bao gồm: Nghề, công việc, trình độchuyên môn, số lượng cần tuyển; loại hợp đồng dự kiến giao kết; mức lương

dự kiến; điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc ” (Điều 5 Nghị định số04/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 Quy định chi tiết một số điều của Bộ luậtLao động về việc làm)

Bảo đảm quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động: được bảo hộ lao động, làm

việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theochế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể Để đảm bảoquyền của người lao động về tiền lương tại Khoản 3, Điều 90 Bộ luật Lao

động 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau” Hay để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi không

được trả lương đúng thời hạn pháp luật lao động có quy định Trường hợp đặcbiệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và

Trang 31

người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ítnhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công

bố tại thời điểm trả lương Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2012,mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việcgiản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầusống tối thiểu của người lao động và gia đình họ Mức lương tối thiểu này dựatrên các điều kiện về kinh tế và xã hội của địa phương cũng như mức bìnhquân trên thị trường lao động

Bên cạnh đó, người lao động được bảo hộ lao động, làm việc trong điềukiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động Cụ thể, tại các Điều 133,

137, 138 Bộ luật Lao động 2012 quy định các bên tham gia phải có tráchnhiệm đảm bảo an toàn nơi làm việc và yêu cầu mọi doanh nghiệp, cơ quan,

tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy địnhcủa pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động Bên cạnh đó, Bộ luật Laođộng 2012 có các quy định để bảo vệ quyền của người lao động về nghỉ ngơi

Cụ thể, người lao động được nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương vàđược hưởng phúc lợi tập thể

Bảo đảm quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật: yêu cầu và tham

gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và đượctham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động

Bộ luật Lao động 2012 quy định, người lao động làm việc trong doanhnghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn theo quy địnhcủa Luật Công đoàn 2012 Theo đó, công đoàn cơ sở được thành lập ở cấp độdoanh nghiệp và tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở Các tổchức Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người laođộng gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ

Trang 32

quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lýnhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập côngđoàn cơ sở Nghiêm cấm các hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thựchiện quyền công đoàn; phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối vớingười lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; sử dụngbiện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạtđộng công đoàn; lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạmlợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp, cá nhân.

Bảo đảm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật: Căn cứ vào Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, đối với loại

hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động có quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do Bên cạnh đó,Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định trường hợp không được đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động, như: Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động 2012; người lao động đang nghỉ hằngnăm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng laođộng đồng ý; lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật Laođộng 2012; người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định củapháp luật về bảo hiểm xã hội; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồnglao động trái pháp luật

Bảo đảm quyền đình công của người lao động: Quyền đình công của

người lao động được công nhận theo quy định của Bộ luật Lao động 2012.Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể laođộng nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

Trang 33

Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều coi trọng nhiệm vụ chăm

lo, cải thiện, nâng cao đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân nóichung, người lao động nói riêng trong đó có giai cấp công nhân Đó là cơ sở,căn cứ để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh”

1.2.3 Chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên lao động của tổ chức Công đoàn Việt Nam

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấpcông nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằmmục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Namlớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thốngnhất đi lên chủ nghĩa xã hội Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thốngchính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tậphợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, laođộng

Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vàonhững năm 1919 - 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn ĐứcThắng sáng lập

Ngày 28-7-1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội đã tiến hànhĐại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ Quá trình hình thành phát triểncủa Công Hội đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốctrong những thập niên đầu của thế kỷ XX, Người đã đặt nền móng, cơ sở lýluận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân ViệtNam

Trang 34

Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đốivới phong trào công nhân Việt Nam Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởngthành về chất lượng của phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi củađường lối công vận của Nguyễn ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương,đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào côngnhân Việt Nam Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp côngnhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhânquốc tế Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong tràocông nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã đượccông hội đỏ thiết lập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong từng thời kỳ cách mạng do yêu cầunhiệm vụ, tổ chức công đoàn có các tên gọi khác nhau: Tổng Công hội đỏ Bắc

kỳ (28/7/1929); Nghiệp đoàn ái hữu (1939); Hội Công nhân phản đế(11/1939); Công nhân cứu quốc hội (4/1941); Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam (20/7/1946); Tổng Công đoàn Việt Nam (1961); Tổng Liên đoàn laođộng Việt Nam (1988 đến nay)

Tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tiến hành 12 kỳ đại hội: và tại Đại hộiXIII (9/2018) bầu đồng chí Bùi Văn Cường làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023 Đại hội đề ra khẩu hiệu: “Đổi mới tổchức và hoạt động công đoàn; tập trung đại diện, chăm lo bảo vệ đoàn viên,người lao động; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, xây dựng giai cấp côngnhân lớn mạnh; góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Từ khi ra đời và hoạt động đến nay, tổ chức Công đoàn Việt Nam luônđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và cùng với các giai cấp, tầng lớp khác, đánhthắng các đế quốc xâm lược, giải phóng đất nước, thống nhất nước nhà Ngàynay, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục là lực lượngnòng cốt trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu “Dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

Trang 35

- Chức năng hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam

Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viênchức lao động;

Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội, tham gia kiểm tra,giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế;

Giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làmchủ đất nước; thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Công đoàn ra đời, tồn tại, phát triển để bảo vệ quyền lợi của công nhânviên chức và người lao động Đây là chức năng vốn có, là quyền cơ bản của tổ

chức công đoàn, Điều 10, Hiến pháp năm 1992: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác” Điều 2, Luật Công đòan: “Trong phạm vi các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước Công đoàn tham gia với các cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hiểm lao động và các chính sách xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động”.

Giai đoạn hiện nay, để thực hiện chức năng của mình, công đoàn tổchức cần chú trong một số nhiệm vụ cụ thể như: động viên công nhân viênchức lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất, phát huy tinh thần sángtạo, thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng; đấutranh chống tiêu cực; bảo vệ sự trong sạch và tính hiệu quả của bộ máy Nhànước; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người công nhân viên chức

và người lao động Muốn vậy, công đoàn cần đổi mới nội dung, phương pháp,

mở rộng phạm vi hoạt động công đoàn đến mọi thành phần kinh tế; tập hợp,thu hút đông đảo công nhân viên chức lao động và những người làm công ăn

Trang 36

lương gia nhập tổ chức công đoàn; xây dựng và củng cố tổ chức công đoànngày càng vững mạnh; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên,công nhân viên chức lao động và các hoạt động xã hội.

Quyền lợi và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người công nhân viênchức và người lao động, đến sự phát triển KT-XH của đất nước, vì vậy, bảo

vệ quyền lợi công nhân viên chức và người lao động là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị Là cơ quan ngôn luận của tổ chức Công đoàn Việt Nam, hơnbao giờ hết hệ thống báo chí Công đoàn phải coi thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của tổ chức là sứ mệnh cao cả, tích cực tuyên truyền, đấu tranh bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, và thể hiện hình ảnh của người lao động một cách rõràng và cụ thể nhất

1.3 Áp dụng các lý thuyết truyền thông trong nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả áp dụng các lý thuyết:

lý thuyết đóng khung (framing theory), lý thuyết nhận thức phụ thuộc (MSDConceptual), lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory)

và lý thuyết biểu tượng tương tác (Symbolic interactionism) vào nghiên cứu

1.3.1 Lý thuyết Đóng khung

Thuyết đóng khung có gốc rễ từ trong lĩnh vực tâm lý học và xã hộihọc Đến nay, nó đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau,trong đó có lĩnh vực truyền thông đại chúng

Theo đó, Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm

“đóng khung” vào năm 1974, trong cuốn Frame analysis: An essay on the organization of experience Theo ông, “khung” chính là những giản đồ của sự

diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếpnhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự kiện diễn ra trong cuộc sốngcủa họ” [82] Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinhnghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức

Trang 37

sẵn có Sức mạnh của việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phảiviện tới các hệ thống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức,huyền thoại để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xãhội [79].

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chứckinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết nàycho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng Trong bài phân tích về di sảnGoffman, Gamson William cho rằng, quá trình đóng khung của báo chí là

“gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên Cả nhà báolẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiếntạo mang tính xã hội (social construc) mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóngviên phản ánh lại sự kiện Theo Goffman, việc đóng khung chính là quá trình

“quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh.Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói” [83].Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” của cái thế giới

đã bị gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xemđâu mới là vấn đề cần xem xét” [83]

Gamson và Modigliani (1987) đã định nghĩa khái niệm khung truyền

thông là “một ý tưởng chủ yếu được thiết lập hoặc là những câu chuyện nhằm cung cấp ý nghĩa cho một chuỗi các sự kiện Khung cho thấy các cuộc bàn luận đang nói về cái gì và bản chất của vấn đề nằm ở đâu” [83, pg 106].

Entman (1993) cho rằng, “đóng khung một văn bản truyền thống hoặc thông điệp là thúc đẩy các khía cạnh nhất định của một “nhận thức thực tế”,

“làm cho các khía cạnh ấy nổi bật hơn theo một cách thức nhất định, từ đó xác nhận một định nghĩa về một vấn đề đặc biệt nào đó, giải thích nguyên nhân hay đánh giá về mặt đạo đức ” [80, pg 52].

Trang 38

Theo McQuail (1994), các phương tiện truyền thông đại chúng xây

dựng thực tế xã hội bằng cách “đóng khung các hình ảnh của thực tại trong khả năng dự đoán và theo khuôn mẫu” [79, pg 69].

Tuy nhiên, định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của

truyền thông đại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Qúa trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience) Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thống bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó” [82].

Một điểm thú vị là mặc dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trướchết cho văn bản viết thì bản thân hành vi “đóng khung”, theo nghĩa đen lạidùng cho hình ảnh Việc áp dụng lý thuyết này vào phân tích hình ảnh là kháhữu dụng, bởi hình ảnh là một công cụ đóng khung rất mạnh, khi mà côngchúng dễ dàng chấp nhận nó một cách vô thức hơn văn bản viết Pau Messaris

và Linus Abraham chỉ ra rằng: “Nếu như tác động của quá trình đóng khung này phụ thuộc chủ yếu vào việc các bộ khung được mặc nhiên công nhận, vì công chúng chẳng hề có ý thức gì về nó, thì rõ ràng, bất cứ điều gì có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng đều có thể tạo ra khác biệt đáng kể tới kết quả cuối cùng của cả quá trình” [83, pg 215].

Như vậy, nếu công chúng nhận thức được rằng hình ảnh là một công cụđóng khung quan trọng thì họ sẽ ý thức phê phán hơn khi tiếp cận các thôngđiệp thị giác và từ đó có khả năng nhận diện được mục đích quyền lực hoặclợi nhuận ngàm ẩn trong các thông điệp hình ảnh Tuy nhiên, cũng nhiều ýkiến cho rằng, độc giả cũng có “khung” nhận thức riêng dựa trên kinh nghiệm

và kiến thức cá nhân trước đó của họ Độc giả sử dụng khung của họ để giảithích các thông điệp truyền thông Do đó, vẫn còn sự tranh luận về cách đóngkhung của nhà báo với cách diễn giải theo khung của độc giả

Trang 39

Việc ứng dụng lý thuyết đóng khung trong nghiên cứu đề tài nhằm mụcđích tìm hiểu cách xây dựng và các khung mà nhà báo đã sử dụng khi phảnánh hình ảnh người lao động thông qua thông điệp được thể hiện trong cáctin, bài về hình ảnh người lao động trên báo chí nói chung và báo chí Côngđoàn nói riêng.

1.3.2 Lý thuyết Nhận thức phụ thuộc

Lý thuyết nhận thức phụ thuộc (MSD Conceptual) được phát triển bởiSandra Ball – Rokeach và Melvin Deflur vào năm 1976 Lý thuyết này cónguồn gốc phát triển dựa trên các tài liệu xã hội học cổ điển cho rằng, cácphương tiện truyền thông và đối tượng của họ phải được nghiên cứu trongmôi trường xã hội lớn Lý thuyết giải thích toàn diện về ảnh hưởng củaphương tiện truyền thông đối với nhận thức xã hội và hành vi tiếp nhận củacon người

Hình 1.2 Mô hình Lý thuyết nhận thức phụ thuộc

Trong đó:

Xã hội (Society): các biến đổi về độ ổn định cấu trúc

Các phương tiện truyền thông (Media): Các biến đổi về số lượng và sự

tập trung của chức năng thông tin

Công chúng (Audience): Các biến đổi về mức độ phụ thuộc vào thông

tin của các phương tiện truyền thông

Trang 40

Hiệu quả (Effects): Nhận thức,tác động, hành vi

Lý thuyết chỉ ra sự phụ thuộc của con người vào các nguồn tin xã hội(society) mà họ tiếp nhận được và đặc biệt là thông tin từ các phương tiệntruyền thông (media) Đó là những thông tin chủ yếu để cung cấp nhận thức(cognitive) cho công chúng, làm thay đổi họ (affective) và khiến họ có hành

vi (behavioral) mới phù hợp Hiện trạng báo chí truyền thông ngày càngchiếm ưu thế trong việc cung cấp thông tin cho công chúng Thông tin trêncác công cụ này ngày càng có tác động mạnh hơn và rộng hơn đến côngchúng – đó là một trách nhiệm rất cao, mỗi loại đặc quyền – trách nhiệm thayđổi nhận thức tích cực cho công chúng, chứ không phải đặc quyền “dắt mũi”công chúng, bóp méo nhận thức của công chúng

Ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu và đánh giá

sự tác động của báo chí nói chung và báo chí Công đoàn nói riêng vào sựnhận thức của công chúng khi tiếp nhận các thông tin về hình ảnh người laođộng Qúa trình nhận thức, sự tiếp nhận (chủ động hay thụ động), mức độquan tâm và bày tỏ năng lực đánh giá, phản biện của công chúng đối với cácthông tin về hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn như thế nào?

1.3.3 Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự

Năm 1972, lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trình nghị sự”được McCombs và Donald Shaw đề xướng trong nghiên cứu về cuộc bầu cửtổng thống Mỹ năm 1968

Nội dung cốt lõi của học thuyết chính là việc giới truyền thông làm nổibật khía cạnh của sự kiện, từ đó tạo ra nhận thức và mối quan tâm cho côngchúng Học thuyết này dựa trên nền tảng:

Thứ nhất, báo chí và các phương tiện truyền thông không thực sự phảnánh toàn bộ những gì xảy ra trong thực tế mà họ phản ánh chúng một cách cóchọn lọc

Ngày đăng: 27/02/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w