1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận báo chí của nước ngoài về nghề báo và nhà báo qua các tài liệu đã dịch sang tiếng việt của hai nhà xuất bản trẻ và nhà xuất bản thông tấn

134 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN TRÀN THỊ KHÁNH

LÝ LUẬN BÁO CHÍ CỦA NƯỚC NGOÀI

VE NGHE BAO VA NHA BAO QUA CAC TAI LIEU DA

DICH SANG TIENG VIET CUA HAI NHA XUAT BAN TRE

VA NHA XUAT BAN THONG TAN Ngành: Báo chí học Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HOC VIỆN 8Á0 CHI CHI TUVEN TRUYEX | 53) _ 1043 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Đức Dũng

tứ Anh thy fy Leary

dul bck teadaly chal HA NOI- eit

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đức Dũng - thấy giáo

hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này!

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thay cô ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, của các biên tập viên ở các nhà xuất bản đã cung cấp các tài liệu tham khảo và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi - những người đã luôn sát

cánh động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn

Xin chan thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 01 tháng 12 năm 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các trích

dẫn trong luận văn là chính xác, trung thực; những kết luận khoa học của

luận văn chưa từng được công bố trong bất lỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 4

CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam

Trang 5

71007 .dẲ HHBHA ,.S 1 Chương 1: TÔNG QUAN VỀ CÁC TÀI LIỆU LÝ LUẬN BẢO CHÍ CUA NƯỚC NGOÀI ĐÃ ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG VIỆT § 1.1 MOT SO KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.2 KHAI QUAT VE CAC TAI LIEU LY LUAN BAO CHi CUA NUGC NGOÀI ĐÃ ĐƯỢC DỊCH SANG TIÊNG VIỆT 14 1.3 VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI ĐÓI VỚI HOẠT

ĐỘNG BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 27

Chương 2: VẤN ĐÈ NGHỆ BẢO VÀ NHÀ BẢO TRONG CÁC TÀI LIEU LY LUAN BAO CHÍ NƯỚC NGỒI ĐÃ ĐƯỢC DỊCH VÀ

CÔNG BÓ Ở VIỆT NAM -. 2 22212 35 2.1 VẤN ĐÈ NGHỀ BẢO các 22.22.1212 c1 ererree 35 2.2 VẤN DE NHA BAO osssssessssssssessssssssssssssssessasssssssessssssvacsssssessesssssscesseneees 54 Chuong 3: NHUNG VAN DE DAT RA QUA VIEC DICH VA CONG BO CÁC TÀI LIỆU LÝ LUẬN BÁO CHÍ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT D8 °›^34òÕ , 83 3.1 NHỮNG TƯƠNG ĐÔNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐÉN NGHẺ BẢO VÀ NHÀ BẢO 83 3.2 MOT SO DE XUAT TRONG VIEC KHAI THAC, TIEP THU LY

LUẬN BẢO CHÍ NƯỚC NGOÀI cccccc-soccrrrrceerrre 108 3.3 NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA XUNG QUANH VIỆC DỊCH VÀ HƯỚNG

DAN, GIỚI THIỆU LÝ LUẬN BẢO CHÍ NƯỚC NGOÀI 112 KET LUAN

TAI LIEU THAM KHAO

TOM TAT LUAN VAN

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh của một đất nước hội nhập và phát triển, trong xu thế của toàn cầu hóa và khu vực hóa như hiện nay, báo chí nước ta nói chung và lý luận báo chí nói riêng cũng đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải

tiếp tục vận động và phát triển để ngày càng phục vụ tốt hơn những nhiệm vụ

mà Đảng và nhân dân đã giao phó, đưa đất nước phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thời gian qua, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc tổng kết, khái quát thực tiễn sinh động của báo chí Việt

Nam và đã cho ra đời nhiều cuốn sách lý luận báo chí, phần nảo đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thật nghiêm khắc thì lý

luận báo chí nước ta nhìn chung vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của đời

sống báo chí Việt Nam hiện đại Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được một

bộ giáo trình báo chí ở tầm quốc gia Các cơ sở đảo tạo - kể cả những cơ sở

lớn và có bề dày truyền thống như Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện cũng chưa có một bộ giáo trình chuẩn cho các môn học về báo chí nói chung và giáo trình cho các môn học thuộc chuyên ngành hẹp như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và quay phim truyền hình nói riêng

Trong khi đó, các tải liệu lý luận về báo chí của nước ngoài đã được

dịch và công bố tại Việt Nam lại có rất nhiều khác biệt về chất lượng và nhất

là về quan điểm bảo chí nên không thể sử dụng làm giáo trình Mặc dù vậy, do được viết ra từ thực tiễn của những nền báo chí tiên tiến trên thế giới nên đây là một nguồn tài liệu quan trọng dé chúng ta có thể tham khảo và học hỏi

Trang 7

thực hiện thành cơng, ngồi việc góp phần nhận diện và tìm hiểu về lý luận báo chí hiện đại của nước ngoài, đồng thời sẽ góp phần tích cực đối với lý

luận báo chí trong nước mà trước hết là việc hệ thống hóa lại các cứ liệu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đồng thời ít nhiều có sự so sánh với lý luận

báo chí trong nước, qua đó góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng

dạy và học tập của các chuyên ngành báo chí

Chúng ta đều biết “lý luận báo ch” là một khái niệm rộng, bao gồm

nhiều vấn đề như: Lịch sử hình thành và phát triển của báo chỉ; Các chức

năng và vai trò của bảo chỉ; Nguyên tắc hoạt động của báo chí, Các thể loại bdo chi; Các kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí; Các kỹ năng tác nghiệp của

nhà báo; Vẫn đè đạo đức nghề báo v.v Do đó, để có thể đưa ra một cải nhìn

toàn diện về các van dé nay là công việc rất khó khăn, nằm ngoài khả năng của chúng tôi Hơn nữa, việc so sánh với quan niệm của giới nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam về các vấn đề này lại càng đòi hỏi phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn

Trong phạm vỉ một luận văn thạc sỹ Báo chí học, người thực biện không

có tham vọng bao quát, tìm hiểu mọi vấn đề thuộc về lý luận báo chí của tất cả các cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt ma chi đi sâu vào hai van đề lớn, quan

trọng trong các vấn đề của lý luận chung về báo chí là: vấn dé nhà báo và vấn dé

nghề báo trong các tài liệu của nước ngoài đã dịch ra tiếng Việt

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, nguồn lý luận báo chí nước ngoài được giới

thiệu, dịch và phát hành ở Việt Nam ngày càng nhiều Ngoài những tài liệu phát tay được phố biến tại các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với các nhà báo

Trang 8

Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, đã có sự bùng phát các tài liệu dịch của

lý luận báo chí nước ngoài tại Việt Nam Chỉ riêng hai nhà xuất bản (NXB)

Thông tấn và NXB Trẻ ở thành phố HCM (TP HCM) đã cho in va phat hành

khoảng 40 đầu sách nghiên cứu lý luận báo chí của các nước như: Nga, Anh,

Pháp, Mỹ, Đức, Canađa v.v Những tài liệu này đã đề cập một cách khá đa dạng về các vấn đề có liên quan đến các khía cạnh xung quanh hoạt động báo

chi mả tâm điểm là những nội dung xung quanh hai vấn đề lớn là nghệ bdo va

nhà báo

Tuy nhiên, do được khai thác từ nhiều quốc gia có nền báo chí và hệ

thống chính trị, đời sống kinh tế - xã hội khác nhau nên những quan niệm đã

được nêu ra trong các tài liệu này nhiều khi rất khác nhau, thậm chí là trái

ngược với nhau Trong khi đó, ở các tài liệu dịch này, thông thường chỉ có

một lời giới thiệu ngắn ở đầu sách để giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm

chứ không có tính định hướng cụ thể nên nếu người đọc không phải là những người nghiên cứu hoặc có kinh nghiệm thì sẽ rất khó tiếp thu

Cho đến nay, mặc dù những tài liệu dịch kể trên đã được xuất bản,

được phát hành một cách rộng rãi (có nhiều tài liệu đã được tái bản nhiều lần),

nhưng vẫn chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu nào khảo cứu, tổng kết, đánh giá nhằm giúp cho người đọc có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn để qua đó định hướng người đọc, giúp cho việc tiếp thu các tài liệu này một cách chọn lọc nhằm rút ra được những tri thức thực sự cần thiết, bỏ ích

Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa những vấn đề

của lý luận báo chí nước ngoài về nghệ báo và nhà báo, được trình bày trong

những cuốn sách dịch đã được công bé của hai NXB Trẻ TPHCM va NXB

Trang 9

tài sẽ cố găng làm rõ những khác biệt về quan niệm của báo chí ngoài nước

với quan điểm báo chí của chúng ta, qua đó có thê giúp người đọc tiếp thu

một cách có chọn lọc về những vấn đề lý luận trong các tài liệu dịch khác

nhau đang được lưu hành ở Việt Nam

Đó cũng là những vấn đề nghiên cứu chính của luận văn này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Qua những so sánh, phân tích và đối chiếu cần thiết, mục tiêu của luận

văn này trước hết là nhằm hệ thống hóa những quan niệm, ý kiến của lý luận

báo chí nước ngoài về vấn đề nghề báo và nhà báo Qua việc so sánh với

quan niệm của lý luận báo chí Việt Nam, luận văn còn có mục tiêu chỉ ra sự

tương đồng và khác biệt của lý luận báo chí trong nước với lý luận nước ngoài xung quanh vẫn đề nghề báo, nhà báo

Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu trước

hết phải rút ra được những nội dung chủ yếu như sau:

- Khảo sát nhằm dựng lên bức tranh tổng quát về các tài liệu đã được

dịch ra tiếng Việt của NXB Thông tấn và NXB Trẻ TPHCM về các vấn đề có

liên quan đến nghề báo, nhà báo

- Hệ thống hóa về các luận điểm, quan niệm, ý kiến về các vấn đề có

liên quan đến nghệ báo, nhà báo trong 33 đầu tài liệu nghiên cứu lý luận báo

chí đã được dịch ra tiếng Việt của hai nhà xuất bản kể trên

- Đối chiếu, so sánh để chỉ ra những tương đồng, khác biệt về vấn đề

nghệ bảo và nhà báo giữa các tài liệu nước ngoài với các quan điểm của các nhà nghiên cửu lý luận báo chí ở Việt Nam

Trang 10

triển của nghệ báo trong xã hội hiện đại Trong vẫn đề nhà báo cũng có thé

đi sâu vào các nội dung cụ thể như: Chức năng, nhiệm vụ của nhà báo; Nhà

bdo với quá trình sáng tạo tắc phẩm, Nhà báo và vấn đề đạo đức nghề

nghiệp; Nhà báo với vấn đề tự do thông tin; Nhà báo trong xã hội hiện đại V.V

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của để tài này là các ý kiến, quan niệm, luận điểm của các nhà nghiên cứu lý luận báo chí nước ngoài về vẫn đề nghệ báo

và nhà báo đã được trình bày trong những tác phẩm đã được dịch ra tiếng

Việt của NXB Thông tắn và NXB Trẻ TPHCM

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài này không giới hạn ở các tài liệu của quốc gia nào mà khảo sát

trên tất cả các tài liệu đã được hai nhà xuất bản trên dịch và công bố

Thời gian khảo sát được giới hạn trong sé những tài liệu đã được Ấn

hành từ năm 2003 đến nay Sở dĩ chúng tôi lấy thời điểm khảo sát bắt đầu từ

năm 2003 bởi vì đây là thời điểm có sự bùng nỗ về số lượng các đầu sách nghiên cứu lý luận báo chỉ của nước ngoài được dịch và phát hành rộng rãi ở

Việt Nam

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm báo chí cách mạng Việt Nam,

được thé hiện trong Luật Báo chí và trong các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông báo,

Kết luận của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến hoạt động báo chí

Trang 11

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc rút ra được những kết

luận khoa học cần thiết nhằm đánh giá một cách chung nhất về những điểm

tương, đồng và khác biệt của những quan niệm khác nhau trên cùng một nội

dung, một van đề cu thé

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong việc rút ra

những kết luận khoa học cần thiết, nhằm chỉ ra những khía cạnh tích cực và tiêu cực trong các quan niệm của lý luận báo chí nước ngoài hiện nay, qua đó góp phần tích cực cho việc tiếp thu một cách có chọn lọc những quan niệm

này trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập báo chí

6 Đóng góp mới của đề tài

Luận văn là công trình đầu tiên đựng lên một bức tranh chân thực về

những quan điểm lý luận về nghề báo và nhà báo trong các tài liệu của nước

ngoài đã được dịch và công bố tại Việt Nam, cụ thể là những ấn phẩm của

NXB Thông tấn và NXB Trẻ TPHCM

Trong một mức độ nào đó, luận văn sẽ nêu ra những điểm tương đồng

và sự khác biệt trong quan niệm, ý kiến về van đề nghệ báo và nhà báo giữa

các cuốn sách được nghiên cứu với các tài liệu lý luận báo chí ở Việt Nam

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Kết quả của đề tài này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và hữu

ích cho đối tượng là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh báo chí và

các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy báo chí nước ta Qua những nội dung ly

luận từ các tài liệu dịch của nước ngoài được trình bày theo một trình tự chọn

lọc, các nhà nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người

quan tâm đến lý luận báo chí nước ngoài có thể tham khảo, trích dẫn một cách

Trang 12

nước ngoài đang đặt ra

- Những kết quả này có thể là cơ sở để các NXB đưa ra những định

hướng trong việc chỉnh sửa, tái bản và dịch thuật các sách nước ngoài, đặc

biệt là sách nghiên cứu lý luận về báo chí, truyền thông

- Ở một mức độ nào đó, đề tài nghiên cứu này có thể cung cấp những luận

cứ khoa học đáng tin cậy để những người quản lý, lãnh đạo báo chí, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí và những người làm báo ở nước ta rút ra được những

kết luận cần thiết, phục vụ cho công tác chuyên môn trong lĩnh vực của họ

8 Kết cấu của luận văn

Trong luận văn này, sau Mở đâu, những nội dung chính sẽ được trình

bay trong 3 chương, 7 tiết

Sau phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, cuỗi luận văn còn có một

Trang 13

CỦA NƯỚC NGOÀI ĐÃ ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG VIET

1.1 MỘT SO KHAI NIEM, THUAT NGU LIEN QUAN DEN DE TAI

1.1.1 Khai niém “Nghề báo”

Nếu lấy mốc từ năm 1440, Gutenber phát minh ra kĩ thuật in bằng

khuôn đúc, phát minh này góp phân cho sự ra đời tờ báo in đầu tiên trên thế giới (tờ Gazzetta cung cấp thông tin về giờ tàu cập bến cảng Vơnizơ của Ý,

giá cả thị trường, tình hình thời tiết ) thì lịch sử báo chí thế giới cũng đã

được gần 600 năm Còn ở Việt Nam, nếu tính sự ra đời của tờ Gia Định Báo

vào ngày 1/4/1865 là thời điểm khởi đầu của lịch sử báo chí hiện đại Việt Nam, thì báo chí Việt Nam cũng có hơn 150 năm lịch sử Mặc dù vậy, sự

thống nhất để đưa ra một định nghĩa chung nhất về nghề báo vẫn chưa có

Có rất nhiều những quan niệm, cách nhìn khác nhau về nghề báo, thậm

chí là đối lập nhau Đã từng có không ít định kiến coi thường nghề báo Văn

hào Đức, Goethe, sinh thời rất coi thường nghề báo “Tôi tin rang bdo chi sinh

ra đời là để cho đại chúng tiêu khiển, giết thì giờ và lòe bập họ nhất thời "[5,

tr.15] Hay như nhà thơ Pháp, Baudelaire thắng thừng miệt thị báo chí:

Bất cứ tờ báo nào cũng vậy, từ trang đầu đến trang cudi chỉ là một

cái ô chứa những gì ghê gớm, kinh tởm Chiến tranh, giết chóc, trộm cướp, hà hiếp, hành hạ, tội ác của các vua chúa, tội ác của chiến

tranh, tội ác của các quốc gia, tội ác của các tù nhân, biết bao là sự

say sưa cung loạn của vũ trụ loài người .L5, tr.16]

Ngược lại, cũng có không ít quan niệm coi trọng nghề báo Vũ Bằng

trong 40 năm nói láo, sau khi đưa ra rất nhiều trường hợp miệt thị báo chí

“thú thực có lắm lúc tôi tưởng tôi oai, mà nghề tôi làm là nghệ ghê gớm”, thì

Trang 14

báo trước kia và hiện nay, không phải là thứ người như tôi lúc vào

nghề, quan niệm báo chí là một thú vui vô hại, một trò giải trí rẻ

tiền, họ biết chắc báo chí là một cái gì cao hơn thế, có một lợi ích bao quát hơn hết cả mà lại có tính đâu tranh đại quy mô tuyệt vời

[5, tr.341-342]

Thực tế trên thế giới và ở nước ta, cũng có rất nhiều những nhà báo nhận được sự nễ trọng Không thể không nhắc đến nhà báo người Mỹ John Reed - người viết tác phẩm nổi tiếng Mười ngày rung chuyển thế giới phan

ánh cuộc chiến đấu và lý tưởng của những chiến sĩ Cộng sản Bonsevich; phóng viên kỳ cựu người Mỹ, Walter Cronkite nỗi danh cùng các sự kiện như Thế chiến thứ II, Vụ ám sát John Kennedy, Cuộc đỗ bộ của con người lên mặt trăng, Cuộc chiến tranh Việt Nam; Lydia Cacho Ribeiro (sinh tại thành phố

Mexico ngày 12.4.1963) là nhà văn, nhà báo, nhà tranh đâu cho nữ quyền và nhà hoạt động nhân quyền người Mexico Ở Việt Nam, đó là những nhà bao cách mạng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như Nguyễn Ái Quốc -

Hỗ Chí Minh; Trường Chinh; Bút Thép và những nhà báo tiêu biểu đầu thế kỷ XX như Ngô Tắt Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang Vũ Đình Chí v.v

Về mặt định chế xã hội, hoạt động báo chí cũng dan được xác lập như

một nghề riêng biệt Nghề báo được thừa nhận và quy định trong khuôn khổ

pháp luật của các nước, có nghiệp đoàn hoặc liên hệ nghề nghiệp, lực lượng

làm ra báo là làm công ăn lương và sống bằng nghề viết báo, có thẻ nhà báo

vả những nơi đào tạo nghề báo Và, hiện tại, làm báo là một trong số trên

dưới 2000 nghề đang tổn tại trên thế giới

Làm báo được gọi là một nghề và phân biệt với các nghề khác bởi nó

Trang 15

thập, xử lý, xuất bản hoặc truyền tải thông tin cho công chúng xã hội thông

qua các loại hình truyền thông (báo in, báo nói, báo hình, báo mạng ) Nghề

báo cũng buộc phải đào tạo, phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm

Muốn trở thành những người làm báo chuyên nghiệp thì các yêu cầu này còn

nghiêm ngặt hơn nữa

Nghề báo còn được coi là một nghề đặc biệt, bởi nó kết hợp hài hòa

giữa lao động thể chất và lao động tỉnh thần; nó là sự gắn kết giữa năng khiếu, vốn kinh nghiệm và tri thức; nó là sự sáng tạo vừa mang tính cá nhân vừa

mang tính tập thể Nghề báo còn đặc biệt bởi sản phẩm của nghề báo là

“thông tin”, nó tác động đến hàng triệu người, tạo ra dư luận xã hội; nó làm

thay đổi nhận thức, biến đổi hành vi của không ít công chúng; nó có tác dụng to lớn đối với chiều hướng và xu thế vận động xã hội

Cũng như các nghề nghiệp khác, nghề báo cũng mang lại lương bỗng và thu nhập (thường bao gềm Lương và Nhuận bú0, rất nhiều người cầm bút

sống, lao động thậm chí phong lưu nhờ nghề viết báo “Người làm bảo có thể

sống bằng động lương của mình chăng?, Rằng sống được và sống vẻ vang là

đằng khác” [26; tr.275] Nói về vấn đề này cũng cần rõ ràng hơn, mặc dù rất

dễ làm giàu bằng nghề báo song, những nhà báo chân chính; những người bj

nghề báo lôi cuốn đa phần không phải là sự giàu sang “Ngoài sự sống với

đẳng lương, người viết báo còn sống với nghề nghiệp; sống với tâm hôn và

sóng với lý tưởng nữa ” [26, tr.275]

Để đưa ra một định nghĩa cho nghề báo là không hề đơn giản Chúng

tôi xin được dựa vào định nghĩa “Nghề nghiệp” - một cách hiểu chung nhất để

phân biệt giữa nghề này với nghề khác của tác giả Nguyễn Hùng trong cuốn

SỐ tay tư van và chọn nghề và mạnh đạn nêu ra một quan niệm riêng của

mình về nghệ báo như sau: Mghẻ báo là hoạt động lao động trí óc kết hợp với

Trang 16

thông tin của công chúng xã hội, với các kỹ năng chủ yếu là thu thập, xử lý,

xuất bản hoặc truyền tải thông tin thông qua các loại hình truyền thông (báo

¡n, báo nói, báo hình, báo mạng )

1.1.2 Khái niệm “Nhà báo”

Theo nghĩa của từ Hán-Việt, nhà báo được gợi là “Ký giả” “Ký” là ghi

chép còn “Giả” là người Người làm nhiệm vụ ghi chép thì gọi là “Nhà báo”

Tuy có chút đơn giản hóa nhiệm vụ và chức năng của nhà báo, nhưng từ Ký

giả phần nào cũng đã nói được ban chất của nghề báo là nghề viết lách Có

điều này là đo, trước khi báo chí chuyên nghiệp ra đời thì người ta đánh đồng

nhà văn — nhà bảo — nhà viết sử với nhau, Quan niệm này đần được thay déi, nhà báo được khu biệt dần và thêm nhiều vai trò, chức năng, nhiệm vụ, gắn

với những đặc điểm của lao động nghề báo

Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhà báo Điều này tùy thuộc cách

nhìn; tùy vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí công việc Trên từng bình diện tác

nghiệp, người ta cũng có thể gán cho nhà báo những yêu cầu của một người

cằm bút Đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội và báo chí, cách nhìn nhận

về nghề báo và người làm báo cũng có nhiều thay đổi

Thế kỷ XVIII, báo chí hiện đại phương Tây đã được Edmund Burke, một đại quý tộc, có công lao to lớn trong trong cuộc Cách mạng Pháp, đã gọi

báo chí là “Quyên lực thứ œ° Mặc di vậy kê cả những nước phát triển nhất

như Anh, Pháp thì công cụ ưu tiên để phát biểu tư tưởng vẫn là sách, còn báo chí thì “vẫn thụ động, chỉ phản ảnh thể giới”

Nó chỉ tường thuật mà không thật sự nêu vẫn đề, nhường quyền chiến

dau cho sách Ở thế kỷ XVIII, người làm báo là nhân vật bị coi rẻ, và

dưới mắt giới thượng lưu xã hội và trí thức, báo chí được coi như thứ

Trang 17

quít và coi thường, chỉ đàn bà và những kẻ ngu ngốc đọc để khoe

mẽ" và Diderot cho rằng "Tai họa và nỗi chán ngắn của những người làm việc thật sự Chúng chẳng bao giờ giúp cho người tốt viết được

một dòng chữ tốt, cũng không ngăn nỗi một tác giả tồi viết một tác phẩm tôi [34, tr.16]

Những quan niệm này cũng dần thay đôi do sự vận động và phát triển

của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia trên thế

giới Đặc biệt khi xu thế toàn cầu hóa, thế giới phẳng đang diễn ra thì vai trò

của báo chí, nhà báo càng trở nên quan trọng Báo chí quan tâm đến lợi ích

của cộng đồng, đưa giá trị đến với con người và thu hút khả năng sáng tạo của

số đông Người viết báo trở thành những nhân vật văn hóa cho thấy sự tiến bộ

xã hội trong giai đoạn hội nhập toàn cầu Nhà báo càng ngày cang khang định vai trò của mình trong đời sống xã hội: Nhà báo không bao giờ thuẫn túy chỉ

là Kỷ giả

Joseph Pulitzer xuất thân từ Hunggary là một biểu hiện sáng chói cho truyền thống độc lập của nền báo chí Hoa Kỳ đã đưa ra một định nghĩa về nhà báo, hay nói đúng hơn là một quan niệm về sứ mệnh của nghề làm báo, như

Sau :

Thế nào là một nhà báo? Một nhà báo là một người đứng canh

trên đài chỉ huy của con thuyền quốc gia Anh ghi nhận mỗi cánh

buồm lướt qua, những dấu hiệu nhỏ nhoi cần phải chú ý ở chân trời

Trang 18

Ở Việt Nam, những quan niệm về nhà báo cũng thay đổi theo lịch sử

Trong lời mở đầu cuốn Ngôi th khdm lớn (1929), Phan Văn Hùm viết “người

cẩm bút phải là một thây thuốc và cần ưu tiên cho “nghệ thuật vị nhân sinh ”

(Vart pour la vie) hơn là “nghệ thuật vị nghệ thuật” (Ï'art pour l’art)” Day là câu nói chung cho nghề cầm bút, trong đó có nghề viết báo

“Báo chí là một mặt trận, Cán bộ báo chỉ là chiến sĩ cách mạng; cây

bút, trang giấy là vũ khi sắc bén của họ; bài báo là tờ lịch cách mạng ” Đây

là những lời chỉ dạy của Bác Hồ cách đây đã trên dưới 50 năm, trong thư gửi

lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng 1949 về vai trò của báo chí và vinh dự,

trách nhiệm của người làm báo

Nhà văn Chu Lai viết trên tạp chí Nhà báo và Công luận (số 4-5-6/09) đã

quan niệm về Nhà báo:

Xin thưa, họ là những công dân bình thường nhưng biết thở hơi thở với

nhân dân, đập nhịp đập với trái tìm cần lao, cùng với đà đi lên dù vẫn

còn quá đối nhọc nhằn của toàn xã hội, đội ngũ những người làm báo

đã góp một luỗng gió trong lành vào cuộc vận hành vĩ đại đó để mãi mãi là địa chỉ tin cậy, là binh chủng tiên phong trong mọi cuồng phong

bão tổ của cuộc đời

Để trả lời câu hỏi “Nhà báo, anh là ai? ” trên cơ sở thực tiễn hoạt động

của báo chí Việt Nam và việc kế thừa những quan niệm về nhà báo trong các

sách lý luận, nghiên cứu báo chí, chúng tôi xin mạnh dạn nêu ra một quan niệm về nhà báo như sau:

Nhà bảo là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động lao động thu thập, xử

lý và chuyên tải thông tin cho công chúng xã hội, bao gỗm các lao động: Lao động tô chức quản lý; Lao động biên tập; Lao động tác giả: Lao động kỹ

Trang 19

1.2 KHÁI QUÁT VẺ CÁC TÀI LIỆU LÝ LUẬN BÁO CHÍ CỦA

NƯỚC NGỒI ĐÃ BUGC DICH SANG TIENG VIỆT

1.2.1 Bức tranh chung

Trong những năm qua, các nhà xuất bản ở nước ta thỉnh thoảng vẫn cho

dịch và phát hành một vài cuốn sách nghiên cứu lý luận báo chí của nước ngoài Một số cơ quan báo chí lớn như, Thông tấn xã Việt nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cũng cho dịch và Hội nhà báo phát

hành (hoặc lưu hành nội bộ) nhiều cuốn sách tham khảo về nghiệp vụ báo chí

tử các tài liệu của các chuyên gia ngoài nước Tuy chưa thực sự phong phú và

mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của đông đảo các nhà báo và

những người quan tâm đến hoạt động báo chí nhưng những tài liệu dịch kể

trên cũng đã ít nhiều đáp ứng được phần nào nhu cầu của việc nghiên cứu,

giảng dạy và sáng tạo tác phẩm báo chí

Một số tài liệu trong số đó đã thực sự thu hút sự chú ý của độc giả Theo trình tự thời gian, có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu sau đây:

- Nhiếp ảnh báo chí của Petr Tausk (1985), Thông tấn xã Việt Nam

địch và phát hành năm 1985;

- Cách viết tin của các tác giả T.J.S Gióoc và B Sumanta, Thông tấn

xã Việt Nam dịch và phát hành năm 1987;

Trang 20

- Nghệ thuật ngôn ngữ của người dẫn chương trình của Ngô Úc,

NXB Học viện Phát thanh Bắc Kinh, Trung Quốc xuất bản (Đoàn Như Trác

biên soạn), Đài TNVN dịch lưu hành nội bộ năm 1999;

- Viết cho độc giả của Loic Hervouet, Hội Nhà báo Việt Nam dịch và

phát hành năm 1999;

-Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh của Lois Baird,

Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, Đài Tiếng nói Việt

Nam dịch và lưu hành nội bộ năm 2000;

- 10 bi quyết kỹ năng nghề báo của Eric Fikhtelius (TS Nguyễn Văn

Dimg, TS Hoang Anh biên dịch), NXB Lao Động năm 2002;

- Phát thanh - Truyền thanh nông thôn, Ban Địa phương và Trung

tâm Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam dịch

và phát hành năm 2005;

- Phát thanh - Truyền thanh nông thôn, Ban Địa phương và Trung

tâm Đảo tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam dịch

và phát hành năm 2005;

Thời điểm có tính đột phá của hoạt động dịch và phát hành tài liệu lý

luận báo chí ở Việt nam bất đầu từ năm 2003 là thời điểm NXB Thông tấn

cho ra bộ sách “Nghiệp vụ báo chí” và “Số tay phóng viên”

Tử sách “Nghiệp vụ báo chí” (chủ yếu được dịch theo nguyên tác của

nhiều nhà báo có tên tuổi trong làng báo chí thế giới) ra mắt đợt 1 gồm 14 cuốn, ngay lập tức đón nhận sự quan tâm tích cực của độc giả và những người

làm báo ở Việt Nam

Tuy nhiên, khâu biên dịch của đợt xuất bản này còn khá nhiều sai sót Điều này đã được ơng Đồn Tử Diễn _ Nguyên Tổng biên tập NXB Thông tân ở thời điểm đó thì “qua sw góp ý, phê bình của đồng nghiệp, chúng tôi

Trang 21

chất lượng chuyên tải ngôn ngữ” (bài: “Sách nghiệp vụ báo chí hiện nay ra sao ?” của Đoàn Thanh Hải, báo Thanh Niên Online ngày 28/02/2004)

Cùng với việc chỉnh sửa lại những sai sót của đợt đầu, ngay trong năm

sau, NXB Thông tấn tiếp tục cho dịch và phát hành thêm 15 tài liệu nghiên

cứu lý luận báo chí khác, trong đó có l cuốn của tác giả trong nước và 14 đầu

tài liệu dịch của các tác giả ngoài nước

Cũng trong thời gian này, NXB Trẻ TPHCM cũng đã chọn lọc để dịch

và phát hành một số tài liệu nghiên cứu lý luận báo chí nước ngoài như Bước

vào nghề báo của nhóm tác giả Ray Teel Leonard - Ray Taylor; Nhà báo hiện đại của The Missouri Group; Lời thú tội của một nhà báo Mỹ của Tom

Plate Cả ba cuốn sách này đều dịch của Mỹ

Ngoài những cuốn sách đã được xuất bản và các bài nghiên cứu, còn một nguồn tài liệu tương đổi phong phú cung cấp nhiều các lý luận nước ngoài về nhà báo và nghệ báo đã được dịch sang tiếng Việt Nam được đăng

tải trên Internet Một số trang web như Baochivietnam (Vietnam Journalism), Nghé bdo, cling rat tich cực dịch và đăng tải các bài nghiên cứu, lý luận báo

chí của nước ngoài Trong đó, riêng trang web Baochiviemnam (của Thông tấn

xã Việt Nam) đã thực sự trở thành một diễn đàn nghiệp vụ của những nhà báo trẻ Việt nam trong thời kỳ hội nhập

Những nghiên cứu lý luận trên qua các tài liệu dịch và các trang web ké trên đang được khai thác một cách hết sức có hiệu quả ở nước ta, thực sự gop phần phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập và cho

hoạt động sáng tạo của các nhà báo

Tuy nhiên, việc khai thác thông tin trên mạng có nhiều hạn chế, trong

đó hạn chế lớn nhất mức độ tin cậy của thông tin Không phải thông tin nào

xuất hiện trên mạng cũng là xác thực và đáng tin cậy Người sử dụng intemet

Trang 22

tin có giá trị Bên cạnh đó, còn một hạn chế nữa là ngoài những bài viết được

dịch nguyên văn, còn có khá nhiều các luận điểm được sử dụng như là những

cử liệu cho bài viết, thường được nêu ra dưới dạng trích dẫn Điều đáng lưu ý

là các đoạn trích lại từ các sách báo nước ngoài như thế thường không có

nguồn gốc rõ ràng khiến người đọc băn khoăn và rất khó sử dụng trong lại

Chính vì vậy, việc thu thập, thông kê, phân loại các lý luận này là hết sức khó

khăn

Trong tình hình đó, nhìn trên tông thể thì có thể nói chỉ có NXB Thông

tấn và NXB Trẻ là hai Nhà xuất bản đứng đầu về số lượng trong việc dich va

phát hành tài liệu lý luận báo chí tại Việt Nam Đó chính là lý do chúng tôi

chọn khảo sát các ấn phẩm của hai đơn vị này

1.2.2 Về các tài liệu lý luận báo chí của nước ngồi do Nhà xuất

bán Thơng tan và Nhà xuất bản Trẻ ấn hành

1.2.2.1 Nhà xuất bản Thông tan với công tác ấn hành các tài liệu lý

luận báo chỉ của nước ngoài

Ngày 15/9/1945, Việt Nam Thông tấn xã, với tên viết tắt bằng tiếng Việt là VNTTX, bằng tiếng Anh là VNA và bằng tiếng Pháp là AVI đã phát đi toàn thế giới bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp bản Tuyên ngôn độc lập

lịch sử do Chủ tịch Hỗ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Từ đó, ngày 15/9 trở thành Ngày truyền thống của ngành Thông tấn

Sau ngày đất nước thống nhất, Thông tấn xã Giải phóng (thành lập ngày 12/10/1960) - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miễn Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa

miền Nam Việt Nam - đã hợp nhất với Việt Nam Thông tân xã Theo Nghị

Trang 23

CHXHCN Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã được đổi thành Thông tấn xã

Việt Nam

Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, TTXVN thực hiện chức năng

thông tấn Nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà

nước; cung cấp thông tỉn phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối

tượng có nhu cầu ở trong nước và ở nước ngoài

Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngoài cơ quan Tổng xã tại Hà Nội, với các đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc, các ban biên tập tín, ảnh, các tòa soạn báo, bản tin chuyên đề, các Trung tâm kỹ thuật - dịch vụ (kỹ

thuật, đữ kiện - tư liệu, nghe - nhìn, bồi dưỡng nghiệp vụ va hợp tác quốc tế),

Nhà xuất bản và các doanh nghiệp, TTXVN còn có các cơ quan đại điện tại

Thành phố Hồ Chí Minh và tại thành phố Đà Nẵng cùng mạng lưới các phân

xã trong nước đặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 27

phân xã ngoài nước được bố trí khắp 5 châu lục

TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với 42

hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế, là thành viên Tổ chức Thông tân

xã các nước Không liên kết (NANAP), thành viên Tổ chức các thông tấn xã châu Á, Thái Bình Dương (OANA) và là Ủy viên Ban Chấp hành OANA,

thành viên Tổ chức các hãng thông tấn thế giới Trải qua hơn sáu thập kỷ

hành trình cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

ngày nay TTXVN đã trở thành một trung tâm thông tin quốc gia tin cậy của Đảng và Nhà nước, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực, hướng tới xây dựng thành tập đoàn truyền thông

NXB Thông tấn thành lập ngày 2/7/2001 Qua thời gian hơn 11 năm phát triển, NXB Thông tấn ngày càng khăng định thế và lực của minh trong

Trang 24

phát hành thời gian qua đã gây tiếng vang lớn trong xã hội như: Điệp viên

hoàn hảo; 11/9 - Thảm họa nước Mỹ Nhà xuất bản đã không ngừng nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức thể hiện trong mỗi ấn phẩm Tính

đến ngày 2/7/2011, tức NXB Thông tấn tròn 10 tuổi, đã xuất bản tổng số

1.300 đầu sách và 4,7 triệu bản in

NXB Thông tấn là một trong những nhà xuất bản đi đầu trong các mảng sách thời sự - sự kiện, sách ảnh các loại, bộ sách ảnh về Hệ thông chính trị Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ sách về

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Đặc biệt là tủ sách “nghiệp vụ báo chí” của

nhà xuất bản lên đến 55 đầu sách của tác giả trong nước và quốc tế

Trong bộ sách này, có thể tìm hiểu cách tổ chức hoạt động của một ban

biên tập đến những thao tác mang tính nghiệp vụ của các phóng viên, mối liên hệ của cơ quan truyền thông và chính quyền, giữa nhà báo và pháp luật, giữa

trách nhiệm luật định và quyền lợi, giữa niềm đam mê cá nhân và trách nhiệm xã hội

Nhiéu nội dung từ nhiều nước, mới mẻ, giàu tri thức nhưng cũng rất gần gũi với người làm báo Việt Nam thời hiện đại Đây không chỉ là những

tài liệu nghiệp vụ, bài giảng lý thuyết khô khan, mà còn là những cuộc trò

chuyện của đồng nghiệp với nhau về cái khó của nghề, cái thú của nghề, cái thông minh tài trí khi bước vào nghẻ làm báo

Trong 55 đầu sách của tủ sách “nghiệp vụ báo chí” thì có khoảng gần

30 đầu sách là sách dịch từ nhiều quốc gia khác nhau, như: Nga, Đức, Pháp,

Anh, Mỹ Trong đó tính đến hiện tại đầu sách Nga vẫn chiếm số lượng áp

đảo với 15 đầu sách, Pháp đứng vị trí thứ hai với 7 đầu sách

Tủ sách “nghiệp vụ báo chí” được xuất bản thành nhiều đợt Đợt đầu

Trang 25

21/6/2003, NXB Thông tấn đã xuất bản một bộ sách 14 cuốn đề cập đến nhiều

khía cạnh đa dạng của nghề báo và đời báo Cụ thể như sau:

STT Tên sách Tac gia Nguồn

1 | Phéng sự: Tính chuyên nghiệp | M.LSostak Nga và đạo đức

2 | Cách điều khiến cuộc phỏng | Makxim Kuznhesop; Nga

van Trop Sukunop

Báo chí trong kinh tế thị trường | A.A Grabennhicép Nga

4 | Ảnh báo chí Brian Horton Anh

5 |Truyền thông đại chúng: Từ | Jacques Locquin Pháp thông tin đến quảng cáo

6 |Xuất bản Quản trị và|N.D.Eriasvili Nga maketting 7 |Truyền thông đại chúng: | Claudia Mast Đức Những kiến thức cơ bản 8 | Nghệ thuật phỏng vân các nhà | Samy Cohen Pháp lãnh đạo

9 | Nghé lam báo Phillippe Gaillard Phap 10 | Hướng dẫn cách viết báo Jean; Luc Martin; Lagardette Phap 11 | Co sở hoạt động sang tao của | G.V Lazutina Nga

nhà báo

12 | Phóng sự truyên hình Brigitte Besse; Didier | Phap Desormeaux

13 | Hướng dẫn cách biên tập Michel Voirol Pháp

14 | Truyền thông đại chúng: Công | Claudia Mast Đức

tác biên tập

Trang 26

Bộ sách đợt 2 được xuất bản nhân kỷ niệm 79 năm Ngày nhà báo cách

mạng Việt Nam 21/6/2004 với tổng số 13 đầu sách Trong đó chỉ có cuốn

Phóng sự bảo chỉ Hiện Đại của tác giả trong nước là PGS,TS Đức Dũng, 12

đầu sách còn lại đều được dịch từ nguồn nước ngoài Cụ thể là:

STT Tên sách Tác giả Nguồn

1 | Báo chí hiện đại: Những quy tac | X.A Mikhailép Nga

và nghịch ly

2_ | Công nghệ phỏng vân Maria Lukina Nga 3 | Chúng tôi làm tin L.A Vaxilépva Nga

4 | Bao chi diéu tra A.A.Chertuchonui Nga 5| Các thê loại báo chí A.A.Chertuchonui Nga 6 | Báo chí truyên hình (2 tập) G.V.Cudonhetx6p; Nga X.L.Xvich; A La Lurépxki 7 | Giao tiép trén truyện hình: Trước | X.A Muratôp Nga ống kính và sau ống kính Camera 8 | Nghê quảng cáo lu A Suliagin; Nga V.V Petrov

9 | Cac thé loai bao chi phat thanh =| V.V Xmirép Nga

10 | Nghệ thuật thông tin Line Ross Ngôn ngữ Pháp, xuất xứ Canada

11 | Cơ sở lý luận báo chí (2 tập) E.P Prôkhôlôp Nga 12 |Nghiệp vụ báo chi ly luận và | V.V Vôrôsilôp thực tiễn Nga

Trang 27

Tủ sách “nghiệp vụ báo chi” dot 3 gồm 5 cuốn xuất bản nhân dip kỷ niệm 82 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2007 Trong đó có 2 cuốn của tác giả trong nước là Phóng sự từ trang viết đến giảng đường của

tác giả Huỳnh Dũng Nhân và Ngôn ngữ báo chí của PGS.TS Vũ Quang Hào,

còn lại ba cuôn là dịch từ nguôn của nước ngoài Cụ thể như sau:

STT Tên sách Tác giá Nguồn

1_ | Huân luyện viên của người việt báo Jack Hart Mỹ

2 | Tường thuật & Việt tin Sô tay những Peter Egg; TMMF điều cơ bản Jeff Hodson

3 | Huéng dan tìm kiêm trên Internet va viét | Frank Bass Anh

báo của hãng thông tắn AP

L _—l

Ngoài ba đợt xuất bản với số lượng lớn theo bộ, NXB Thông tấn còn

thường xuyên xuất bản từng cuốn một, như: Kỹ năng viết bài (20063; Kỹ năng

phỏng vấn (2006); Kỹ năng biên tập (2006), Để người khác làm theo ý bạn (2006); Dọc đường tác nghiệp (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử (2006); Học cách chống tham những (2006); Nghệ báo nghệ nguy hiểm (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chi (2006, Hãy viết tiêu phẩm đi (2007); Những sự kiện bdo chỉ nỗi bật (2007), Copywriting nghé viết lời quảng cáo (2007); Báo chi thé giới và xu hướng phát triển (2008); Báo chi và đào tạo báo chí (2010) Điều đặc biệt trong các đầu sách xuất bản nằm ngoài 3 đợt trên là hầu hết đều của

các tác giả trong nước hoặc là của chính các biên tập viên của NXB Thông tấn tông hợp

Trong số 29 cuốn sách lý luận báo chí nước ngồi đã được NXB Thơng

tấn dịch và xuất ban thi hau hết cuốn nào cũng đề cập đến vẫn dé nhà báo và

nghê báo Dù có rất nhiều ý kiến về chất lượng dịch thuật của các đầu sách

Trang 28

trong khi bối cảnh tình hình lý luận báo chí Việt Nam ở thời điểm này vẫn đang ở những bước đi đầu tiên đã cho thấy sự nỗ lực và sự đóng góp lớn lao

của NXB Thông tấn trong việc cung cấp cho độc giả một mảng sách cần thiết,

hữu ích đối với những người làm báo và các thế hệ sinh viên báo chí

1.2.2.2 Các tài liệu lý luận về nhà báo, nghề báo do Nhà xuất bản Trẻ Ấn hành

Cách đây 31 năm, ngày 24/3/1981, NXB Măng Non ra đời theo quyết

định 58/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM Đến ngày 03/02/1986 theo quyết định 21/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM, NXB Măng Non đã được đổi tên thành NXB Trẻ Đây là nhà xuất bản duy nhất trong hệ thống 60 NXB cả nước trực thuộc của một đoàn thể địa phương — Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP HCM

NXB Trẻ xuất bản sách và văn hóa phẩm các loại, phục vụ chủ yếu cho

thanh niên, thiếu nhỉ, tô chức Đoàn các cấp của thành phố, đồng thời phục vụ

bạn đọc trong và ngoài nước, tôn chỉ mục đích cụ thể là :

- Tuyên truyền, giáo dục về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, yêu

người, yêu cuộc sống Hướng dẫn tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng công tác Doan,

Hội, Đội, sinh hoạt tập thẻ

~ Giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc, định hướng năng khiếu, thẩm mỹ, bồi dưỡng, nâng cao trình

độ, năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật, giáo dục, tuyên truyền về quyền

và nghĩa vụ công dân

- Cung cấp kiến thức khoa học toàn diện, kiến thức mới, bổ trợ kiến thức phổ thông, cơ bản, nhằm nâng cao dân trí, hỗ trợ nhà trường, khuyến

khích, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp, trau dôi nghề nghiệp,

Trang 29

Trong 5 năm đầu từ 1981 — 1985 với số lượng biên tập viên ít ỏi, NXB

Mang Non da nỗ lực cho ra đời 104 tựa sách với 40 triệu bán in Vượt qua

tình hình khó khăn chung của cả nước trong khoảng thời gian 1986 — 1990,

NXB Trẻ vẫn từng bước vươn lên tới 201 tựa sách

Với 14 tủ sách giai đoạn 1991 — 1995 (cu thé la: Ti sách Truyền thống,

Tủ sách Mâm Non, Tủ sách Truyện tranh, Tủ sách Tuôi Hồng, Tủ sách Áo

Trắng, Tủ sách Văn học trong nước, Tủ sách Văn học nước ngoài, Tủ sách

Sống đẹp, Tủ sách Bạn gái trẻ, Tủ sách Hướng Nghiệp, Tú sách Hiếu học, Tủ

sách Ngoại ngữ, Tu sách Giáo duc Kiến thức bách khoa và Tủ sách Doanh

nghiệp Trẻ) NXB Trẻ đã cho ra đời tổng cộng 2.245 tựa sách, gần 15 triệu

bản in (tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 1986 — 1990) Đồng thời giai đoạn này cũng là giai đoạn NXB Trẻ mở ra hướng phát triển mới, tìm những kênh

phát hành mới tạo lập hệ thống phát hành cho mình

Năm 1996, phòng phát hành của NXB Trẻ đã ra đời Với bước chuyên

đó, các thế hệ làm sách tiếp theo của NXB đã kế thừa và phát huy tạo đà cho

sự phát triển bền vững, tiên phong mua tác quyền, thực hiện CIP (Biểu ghi

biên mục trước xuất bản) làm cho giá trị sách của NXB Trẻ được nâng lên cả về chất lẫn về lượng

Tính đến 31/12/2010, những người làm sách ở NXB Trẻ đã cống hiến

cho độc giả 21 tủ sách với 24.541 tựa sách và trên 175 triệu bản in Nhiều tựa sách đã đoạt giải thưởng văn học trong và ngoài nước, đạt nhiều giải thưởng sách hay, sách đẹp hàng năm của nghành xuất bản Những tựa sách, bộ sách: Lịch sử Việt Nam bằng tranh, Tuyên tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho

thiếu nhỉ, Harry Potter, Tiếng hải những người đi tới, Bộ sách di sản Hỗ Chí

Trang 30

đẳng bắt tận, Vừa nhắm mốt vừa mở cửa số đã tạo nên uy tín của NXB Trẻ

trong lòng bạn đọc, trong lòng độc giả

Ngoài xuất bản, NXB Tré còn tổ chức sân chơi Kế chuyện sách hè; các

cuộc thi văn học thiếu nhi Vì tương lại đất nước, Văn học tuổi 20; đã chắp

cánh cho nhiều tài năng văn học trẻ như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc

Thuần, Dương Thụy

Về các đầu sách có liên quan đến báo chí của NXB Trẻ, đến này chỉ có

khoảng trên chục cuốn của các tác giả trong nước và dịch từ nước ngoài Cụ

thê là: Nhà báo viết về nghề báo (Nhiều tác giả); Ngày xưa báo chỉ hoạt động

như thể nào của Hữu Quân; Báo chí Việt Nam những sự kiện đâu tiên và nhất

(Nhiều tác giả); Nhật kỷ một nhà báo của Lê Văn Nuôi; Xã hội học báo chi của Hữu Quang; Phía sau mặt báo của Vũ Đức Sao Biển Sách dịch từ

nguồn nước ngoài chỉ có 3 cuốn (đều từ Mỹ) là: Bước vào nghề báo của nhóm tác giả Leonard Rayteel và Ron Taylor; Nhà báo hiện đại của The Missouri Group; Loi thú tội của một nhà báo Mỹ của Tom Plate

1.2.3 Hướng tiếp cận nguồn tài liệu

Theo chúng tôi, có ít nhất hai cách tiếp cận những quan điểm liên quan

đến vấn đề nghề báo và nhà báo trong 31 đầu sách này

Cách 1: Tiếp cận và trình bày theo nguồn gốc, xuất xứ (tức là theo từng

quốc gia) 31 đầu sách, gồm 33 cuốn (vì có 2 đầu sách được in thành 2 tập) đã được thông kê ở phần trên được viết từ thực tiễn của 6 nền báo chí gồm: Nga, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Canada Riêng cuốn Tường thuật và viết tin — SỐ tay những điều cơ bản (của Peter Egg; Jeff Hodson) là giáo trình của Quỹ tưởng niệm báo chí Đông Dương, được sử dụng đê giảng dạy cho các phóng viên

đến từ 5 nước hạ lưu sông Mê-Kông là Camphuchia, Lào, Thái Lan, Việt

Trang 31

Cách 2: Tiếp cận và trình bày theo các vấn đề liên quan đến nghề báo,

nhà báo mà các sách đã đề cập đến 33 cuốn sách đề cập đến rất nhiều vấn đề

liên quan đến báo chí nói chung Trong đó, có thể liệt kê ra các nội dung co

bản liên quan dén nghé báo và nhà báo là : Về nghề báo có các nội dung sau:

-Vị trí vai trò của nghề báo -Các đặc trưng của nghề báo

-Phân loại lao động trong nghề báo

-Nghà báo quyên lợi và nghĩa vụ (pháp lý)

-Xu thế phát triển của nghề báo trong xã hội hiện đại

Về nhà báo có các nội dung:

- Chức năng nhiệm vụ của nhà báo

- Nhà báo và quy trình, kỹ năng sáng tạo tác phẩm

- Nhà báo với vẫn đề đạo đức nghề nghiệp - Nhà báo với van dé ne do thông tin

- Nhà báo với vấn dé dao tao nhà báo

- Nhà báo trước yêu cầu xã hội biện đại

Trong chương 2 của luận văn nay, chúng tôi sẽ tiếp cận theo cách thứ 2,

tức là khảo sát và trình bày vẫn đề theo các nội dung được các tài liệu lý luận

báo chí nước ngoài đề cập Trong quá trình đó, đôi khi sẽ có sự nhóm họp các sách cùng xuất xứ để tiện so sánh và đối chiếu, đồng thời để thấy được cùng

trong một thể chế, vấn đề về nghề bảo và nhà báo sẽ có những cách nhìn như

thế nào Đông thời, sự so sánh với các cuốn sách của các quốc gia khác sẽ cho thấy những khác biệt về chính trị, văn hóa, xã hội sẽ có ảnh hưởng như thế

nảo đến các quan niệm đã được nêu ra

Cách làm này sẽ cho thay một bức tranh khái quát nhất về van dé nghề

Trang 32

1.3 VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN BẢO CHÍ NƯỚC NGỒI BOI VỚI

HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

1.3.1 Hoạt động báo chí Việt Nam trong xu thế hội nhập

Trong những năm trở lại đây, hoạt động báo chí Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện Cụ thể, báo chí Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng về số lượng và chất lượng

Theo Báo cáo Sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm và

phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 của Bộ Thông tin và

Truyền thông, tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí

in với 1.052 ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát thanh, truyền hình, 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung

(trong đó có 300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội

191 trang: tổng số Blog trên 2 triệu; có gần 17 nghìn nhà báo, đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của tổ quốc và ở nước ngoài

Trong hệ thống truyền hình, ngoài hệ thống chính thức, Việt Nam còn có hệ thống chương trình trả tiền Hiện, cả nước có gần 200 chương trình truyền hình trong nước và chúng ta cũng đã phát 67 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có cả những kênh như BBC, ƠNN

Việc lựa chọn truyền hình hiện nay ở Việt Nam tương đổi đa đạng

Ngoài phát theo cáp, qua vệ tỉnh, rồi truyền hình số mặt đất với trên 300

kênh chương trình truyền hình cả trong và ngoài nước, một số lượng rất lớn

Ngay các nước hay phản đối chúng ta không có tự do về thông tin thì khi được nghe những thông tin này họ cũng rất ngạc nhiên bởi sự cởi mở trong việc thông tin quốc tế của Việt Nam

Phải nói rằng, chỉ ở nước ta có số lượng kênh truyền hình vào các gia

đình mới nhiều như thế, vì ở Việt Nam phí xem chương trình truyền hình rất

Trang 33

truyền hình cả trong và ngoài nước Trong khi đó ở Mỹ, gia đình được xem

nhiều nhất cũng chỉ đăng ký 5 kênh

Đội ngũ người làm báo ngày cảng đông đảo và lớn mạnh Tuy chưa có

thống kê chính thức nhưng ước tính số lượng khoảng hàng trăm ngàn người

đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí với trình độ ngày càng cao; số nhà báo sử dụng I, 2 ngoại ngữ ngày càng nhiều; trình độ tốt nghiệp đại học chiếm

gần 80% Đặc biệt, đội ngũ này ngày càng được trẻ hóa

Trên cơ sở đó, báo chí Việt Nam đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan

ngôn luận của té chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân; gớp

phần tích cực giữ vững én định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng, thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hầu hết các cơ quan báo

chí đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin nhanh nhạy, kịp

thời, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã

hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân Đồng thời thực hiện tốt chức năng là điễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, kip thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt, việc tối, những điển hình tiên tiền

Trên thế giới đang diễn ra quá trình tồn cầu hố Nền kinh tế trí thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mạng Internet phát triển mạnh mẽ

đang làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới hiện đại, mà theo cách nói của

Trang 34

triển khác nhau của các nước Các ý kiến, quan điểm, chính kiến, tư tưởng cọ

xát diễn ra hàng ngày

Đây là những điều kiện để báo chí truyền thông mỗi nước (trong đó có Việt Nam) phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng, Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thơng ngày càng hồn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất

nước và sự nghiệp hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới

Xu thế hội nhập của hoạt động báo chí thê hiện trước hết ở trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông Thể hiện thứ hai là việc

tăng cường trao đổi và giao lưu quốc tế của các nhà đài dưới nhiều hình thức

như: Gửi nhà báo đi công tác nước ngoài nhằm đưa tin về những sự kiện lớn; trao đổi với các đoàn nhà báo đi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kỳ, các thông tin, tư liệu Báo chí truyền thông Việt Nam cũng tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động

của báo chí khu vực và thế giới góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển

chung của báo chí truyền thông hiện đại

Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Tổ chức quốc tế các nhà báo

(OW); Liên đoàn báo chí ASEAN (CAI) Hội và các cơ quan báo chí đây

mạnh giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan báo chí của Trung Quốc,

Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc Đài Truyền hình

Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng ra nhiều khu

vực trên thế giới nhất, là khu vực Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi TTXVN cử trên 70 phóng viên thường trú ở gần 30 nước trên thê giới, các

báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Đài Truyền hình

Trang 35

chí quốc tế thường trú tại Việt Nam như AP, AFP, UPI, Reuters, Kyodo, Tân Hoa xã, DPA, Itar -TASS, NHK, BBC

Về vẫn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ

cho các nhà báo, ngay từ những năm 1992 — 1993, Hội Nhà báo Việt Nam đã

hợp tác với Trường Đại học báo chí Liïlle dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao

Pháp để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn Từ năm 1997,

Một dự án lớn có tên gọi Đào tạo nâng cao bảo chí Việt Nam do Bộ Văn hóa

- Thông tin chủ trì với sự tài trợ của Tổ chức SIDA Thụy Điển đã được triển khai thực hiện Trong khuôn khổ những dự án này và phần truyền thông của

một số dự án kinh tế - xã hội khác, mỗi năm đều có một số nhà báo được cử

đi học tập, bồi đưỡng ở nước ngoài Hàng trăm khóa học ngắn hạn cho giảng viên nước ngoài đã được tổ chức, tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn nhà báo Việt

Nam được tiếp cận với những kinh nghiệm, phương pháp hoạt động nghề

nghiệp báo chí ở những quốc gia có nền báo chí phát triển

Đặc biệt, xu hướng hội nhập báo chí còn thể hiện ở việc trao đổi, dịch thuật các công trình nghiên cứu, các đầu sách chuyên ngành bào chí Hiện tại,

tuy chưa có thông kê cụ thể các đầu sách và các nghiên cứu trên thé giới đã

được chuyển tải sang Việt ngữ và lưu hành, nhưng ước tính cũng có trên L00

đầu sách Trong đó, đáng kể nhất là các cuốn sách do các NXB Thông tấn,

NXB Văn hóa - Thông tin và NXB Trẻ ấn hành

1.3.2.Vai trò của các tài liệu lý luận báo chí nước ngoài đối với hoạt

động báo chí ở Việt Nam

Hội nghị Trung ương 5 khóa X của Đảng ta đã nhận định công tác lý

luận báo chí Việt Nam còn chậm, chưa bắt kịp với với thực tiễn sôi động của

báo chí Có điều này là do những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí còn

ít về mặt số lượng và chưa thực sự đi sát thực tiễn của báo chí trên thể giới

Trang 36

Thời gian gần đây, sách về lý luận báo chí trong nước đã có nhiều khởi

sắc với hàng loạt sách của các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà báo lão thành, các giảng viên Hầu hết các sách này là các sách tham khảo, số lượng sách có thể dùng là giáo trình học ở các trường Đại học trên toàn quốc hoặc mang tính ứng dụng cao vào thực tế báo chí là rất ít

Với mảng sách để cập đến lý luận báo chí thế giới hiện bao gồm hai

loại Loại sách được dịch thuật số lượng loại sách này có số lượng nhiều) và

sách do các nhà nghiên cứu Việt Nam viết

Trong xu thế hội nhập báo chí như hiện nay, sách lý luận về báo chí

nước ngoài là công cụ cần thiết để các nhà nghiên cứu, các nhà báo và kể cả

các sinh viên báo chí mở cánh cửa tìm hiểu về hoạt động báo chí ở nước

ngoài Qua đó, có một cái nhìn tổng thể về bức tranh báo chí thế giới, cũng như cung cấp những tri thức về từng nền báo chí riêng biệt, đồng thời đưa ra những tổng hợp, so sánh cần thiết

Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm

đối tượng phản ánh Vì vậy thể chế chính trị và đời sống xã hội như thể nào sẽ

thể hiện ngay trong tác phẩm, từ đường lỗi cho đến nội dung cụ thê của từng

thông tin được đăng tải

Chỉ nói riêng về quan niệm bản chất của hoạt động báo chí, trên thé

giới cũng đang tồn tại ít nhất hai thái cực: phương Đông và phương Tây

Quan điểm của phương Tây — quan điểm của giai cấp tư sản, nỗi bật nhất là quan điểm của Mỹ luôn khăng định rằng: Báo chí đơn thuần chỉ là phương tiện thông tin Họ tuyệt đối hóa tính khách quan độc lập không phụ thuộc vào chính trị của báo chí Chính vì vậy, dù không có văn bản nảo quy định, nhưng người ta coi báo chí là “Quyến lực thứ từ" trong xã hội, sau các

quyền Lập Pháp (Quốc Hội) Hành Pháp (Chính Phủ) Hiến Pháp (Tòa Án) Ba

Trang 37

bằng lẫn nhau mang tính thống nhất và phức tạp: Quốc Hội kiểm tra Chính

Phủ, Tòa Án giám sát cả hai, và báo chí phơi bảy tất cả những bí mật có thể

khám phá ra được Để chắc chắn báo chí không thê bị chỉ phối, các nhà lập

hiến tìm cách bảo đảm sự tự do cho ngành báo và họ đã thiết lập cho nó một địa vị quyền lực trong xã hội

Quan điểm của phương Đông — quan điểm của gia cấp vô sản, nôi bật

nhất là Nga, Trung Quốc và Việt Nam cũng theo quan điểm này Báo chí

được coi là công cụ tuyên truyền là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt

trận tư tưởng — văn hóa Báo chí là công cụ, là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Quan điểm này hình thành từ C.Mác, V.I LêNin và ở Việt Nam,

Chủ tịch Hồ chí Minh đã kế thừa và phát huy quan điểm này

Ngoài hai trường phái đối lập trên, hiện Bắc Âu là một trong những nền báo chí thu hút sự chú ý của báo giới và được mệnh danh là “trường phái báo

chí thứ ba” Điển hình cho trường phái này là Thụy Điển Ở Việt Nam TS Hồ

Bất Khuất và PGS,TS Vũ Quang Hào là những người đã có quá trình nghiên

cứu và giới thiệu về trường phái báo chí này

Trường phái báo chí thứ ba - trường phái báo chí Bắc Âu mà điển

hình là Thụy Điển là một trường phái báo chí hoạt động theo

phương châm khác, ôn hòa, uyễn chuyển hơn, giàu tính nhân văn hon , ít thấy giọng điệu phê phán gay gắt cũng như ca ngợi hùng hồn, hầu như không có cái gọi là bôi đen hay tô hồng Hoạt động

một cách ung dung, tự tại, tỉnh táo, khách quan, chăm lo tôn tạo những giá trị chung như chống bạo lực, chống chiến tranh, bảo vệ

môi trường sinh thái, phổ biến trì thức khoa học, những giá trị văn

hóa nghệ thuật

Trang 38

cơ quan báo chí cũng phải quan tâm đến cả hai phương diện: Hiệu

quả kinh tế và hiệu quả thông tin mang tính tư tưởng, văn hóa, thẩm

mỹ [20, tr.46- 47]

Dù đồng điệu hay không đồng điệu song không thể phủ nhận thực tế

báo chí nước ngoài, lý luận báo chí nước ngoài và thu nhỏ hơn nữa là lý luận báo chí nước ngoài về nghề báo và nhà báo có vai trò quan trọng với hoạt

động lý luận, giáo dục của báo chí Việt Nam

Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề hoạt động lý luận, giá trị thực tiễn của

các sách lý luận này chính là khả năng sử dụng thông tin trong những cuốn

sách ứng dụng cho các hoạt động thực tiễn báo chí

Các đầu sách từ các quốc gia khác nhau giúp các nhà báo Việt Nam có

môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và

sáng tạo to lớn Có điều kiện và cơ hội để học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp,

tư duy và phương pháp làm báo hiện đại Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quá trình tác nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cũng như

tốc độ thông tin đến công chúng Học hỏi và chọn lọc những cách làm mới, làm hay vận dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam đem lại hiệu quả cao cho

hoạt động này nhưng phù hợp với thể chế; đường lối; mà không làm mất đi

bản sắc văn hóa dân tộc

Đặc biệt lượng sách lý luận này đang một công cụ tham khảo hữu hiệu trong giảng dạy và học tập tại các trường đào tạo báo chí trên cả nước

Tiêu kết chương một

Trong chương đầu tiên này, chúng tôi đã đề cập và giải quyết một số vấn

dé co bản có liên quan đến đề tài Đó là ba nội dụng lớn: Những khái niệm,

thuật ngữ có liên quan — đặc biệt là hai khái niệm nghệ bdo va nha bdo; Khai

Trang 39

bdo và nhà bảo, trong đó tập trung giới thiệu những tài liệu đã được NXB

Thông tấn và NXB Trẻ Ấn hành từ năm 2003 đến nay; Vai trò, sự tác động

của các tài liệu lý luận báo chí của nước ngoài đã được dịch và công bố đối

với hoạt động báo chí ở Việt Nam

Những kết quả của chương 1 này sẽ tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho

Trang 40

Chương 2

VAN DE NGHE BAO VA NHA BAO TRONG CAC TÀI LIỆU LÝ LUẬN BẢO CHÍ NƯỚC NGỒI ĐÃ ĐƯỢC

DỊCH VÀ CƠNG BÓ Ở VIỆT NAM 2.1 VẤN ĐÊ NGHE BAO

2.1.1 Về vị trí, vai trò của nghề báo

Nghề báo từ khi hình thành cho đến nay luôn được đánh giá cao, và

thực chất thì nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin Trước

tiên có thể khẳng định trong 33 cuốn sách đều chung quan điểm là đánh giá

cao vị trí và vai trò của nghề báo trong đời sống xã hội Xã hội ngày càng phát triển thì vị trí và vai trò của nó càng to lớn Mặc dù vậy đi vào từng cuốn sách

lại đề cập đến, chú trọng đến một vai trò cụ thể nào đó

Một trong những vai trò to lớn mà chỉ nghề báo mới mang lại và được nhắc trong đến trong hầu hết các cuốn sách đó là vai trò cung cấp thông tin cho công chúng Sách Nghề làm báo của tác giả người Pháp Phillippe

Gaillard đã dùng chức năng thông tin để định nghĩa về nghề báo như sau:

“Nghê báo nói cho đúng hơn là nghề của những ai được trả lương hay trả nhuận bút để làm chức năng thông tin, tức là tìm toi hay chuyển tải tin tức cho một ấn phẩm định lỳ, một phương tiện nghe nhìn hay cho một cơ quan

thông tấn” [44, tr.31]

Trong cuốn sách Hướng dẫn cách viết báo của một nhóm tác giả người Pháp, khi trả lời câu hỏi “Vì sao nhà báo thông tin?" Sách đã đưa ra 3 lý do: “Nhằm cung cắp cho đồng bào của anh những phương tiện để tìm hiểu

về thế giới và dé hành động có hiệu quả, để độc giá đằng nhất hóa với hình ảnh hoặc một nhóm xã hội, để giả trí” Cụ thê sách viết:

Nói theo từ chuyên môn là, để thuật lại những sự kiện và những việc

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN