1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tương đồng và khác biệt giữa lý luận báo chí nước ngoài và việt nam đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm

125 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 13,42 MB

Nội dung

Trang 1

2⁄54

Trang 2

F871 80086 ae

Chương 1 Tông quan về lý luận báo chí nước ngoài đã được dịch và công

bố tại Việt Nam

1.1.Bức tranh chung

1.1.1.Khái quát về các nguồn tài liệu lý tận báo chí của nước ngoài được dịch và phát hành tại Việt Nam "mm 8

1.1.2.Sách do một số nhà xuất bản ấn hành ¬————— LL 1.2.Vai trò của lý luận báo chí nước ngoài đối v với hoạt động báo chí ở Việt Nam

1.2.1.Hoạt động báo chí Việt Nam trong xu thế hội nhập 16 1.2.2.Ảnh hưởng của lý luận báo chí nước ngoài đối với báo chí Việt

Nam co ĐT nh KT Tp th Ki kh tt 19 Tiểu kết chưƠng Ì con nh nh kh kh tk 22 Chương 2 Những điểm tương đồng và khác biệt xung quanh van đề “tự do bao chi”

2.1.Vấn đề tự do báo chỉ

2.1.1.Một số quan điểm của các nền báo chí trên thế giới - - 23 2.1.2.Những khác biệt căn bản - Sàn nen hit 28 2.2.Quan điểm của lý luận báo chí Việt Nam về “tự do thông tin” và “tự do báo chỉ”

2.2.1.Quan điểm mác-xít về “tự do báo chí” 39 2.2.2 Tự do hoạt động báo chí là để phục vụ lợi ích của đại đa s số ố nhân dân lao 000007 42 2.2.3.Tự do báo chí là tự do trong khuôn khô của pháp luật 45 Tiểu kết chưƠng 2 .- ch kg kh kh nh vê 47 Chương 3 Quan niệm về nhà báo

3.1.Vé vai trò, nhiệm vụ của nhà báo

3.1.1.Quan niệm của lý luận báo chí Việt nam cc‡cenieHree 49

3.1.1.Quan niệm của lý luận báo chí nước ngoài -‹«-c<-eceeesre 53 3.2.Vé kf nang sang tao tac pham bdo chi

3.2.1.Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí -cccc<+cceeseese 2U

3.2.2.Kỹ năng sáng tạo tác phâm báo chí . 25+c++c+++s+ccee Ø2 3.3.Những yêu cầu đặt ra đối với nhà báo hiện đại

Trang 3

4.1.Những vẫn đề cơ bản của ngh báo

4.1.1.Về vị trí, vai trò của nghề báo cành 71

4.1.2.Đặc trưng của nghề báo senses ence nen eseenteenssateneaseesseeseenenneey 74 4.1.3.Phân loại lao động trong nghề báo nàn seen ane nees 77 4.1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của nghề báo - + nen e 82 4.2.Nghề báo trong xã hội hiện đại

4.2.1.Về xu thế phát triển của báo chí hiện đại -cccsnneerrrree 85

4.2.2.Những tác động của xã hội hiện đại đối với báo chí 87 ¡7 17 „ 78 808ẺnẺ8 8e .ố.Ố ố a 90 Chương 5 Các mỗi quan hệ của nghề báo

5.1.Nhà báo và các mỗi quan hệ

5.1.1.Quan hệ với người nhận tin và nguồn CÍN c che hen 91

5.1,2.Quan hệ với các nhân vật được phản ánh trong tác phẩm 95

5.1.3.Quan hệ với cộng tác viên -c nhé nhe thrnenenneeneererr 96 5.1.4.Quan hệ với đồng nghiệp trong tòa soạn cà nhhhnhhnhhh 97 5.1.5.Quan hệ với chính quyền + c cnnnhnnnnhnhhhhhhtttrre 98

5.2.Vấn đề đạo đức nghề báo

5,2.1.Đạo đức báo chí -.-.-c-ccsneniehhrhrrrrdrrrrirrrrirrirririire 100

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí nước ta nói chung và lý luận báo chí nói riêng cũng đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục vận động và phát triển để ngày càng phục vụ tốt hơn nhằm góp phần đưa đất nước phát triển vững chắc trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa

Đề tổng kết, khái quát thực tiễn sinh động của báo chí Việt Nam, trong những năm qua, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí nước ta đã có nhiều cố gắng và đã cho ra đời hàng chục công trình nghiên cứu dưới dạng giáo trình,

sách chuyên luận, sách tham khảo và sách hướng dẫn thực hành, đã phần nào

đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác dưới dạng những bài báo khoa học, đề cương bài giảng, giáo trình cũng đã góp phần cho lý luận báo chí Việt Nam ngày càng gần với thực tiễn sôi động của đời sống báo chí

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thật nghiêm khắc thì lý luận báo chí nước ta

nhìn chung vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống báo chí Việt Nam

hiện đại Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được một bộ giáo trình báo chí ở

tầm quốc gia Các cơ sở đào tạo - kế cả những cơ sở có bề dày truyền thống như Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện cũng chưa có một bộ giáo trình chuẩn cho các môn học về báo chí nói chung và giáo trình cho các môn học thuộc chuyên ngành hẹp như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và quay phim truyền hình nói riêng

Trong khi đó, nguồn lý luận báo chí nước ngoài được giới thiệu, dịch và phát hành ở Việt Nam ngày càng nhiều Ngoài những tải liệu phát tay được phổ biến tại các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với các nhà báo đang hoạt động ở tất cả các loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) còn có các sách nghiên cứu đã được dịch và phát hành rộng rãi trên phạm

Trang 5

Thông tấn và NXB Trẻ ở thành phố HCM (TP HCM) đã cho in và phát hành

khoảng 40 đầu sách nghiên cứu lý luận báo chí của các nước như: Nga, Anh,

Pháp, Mỹ, Đức, Canađa v.v Những tài liệu này đã đề cập một cách khá đa

dạng về các vấn đề có liên quan đến các khía cạnh xung quanh hoạt động báo chí, mà tâm điểm là những nội dung xung quanh hai chủ đề lớn là nghề báo và nha bdo

Mặc dù có số lượng và phát hành rộng rãi nhưng các tài liệu lý luận báo

chí của nước ngoài đã được dịch và công bố tại Việt Nam lại có rất nhiều khác biệt - nhất là những khác biệt về quan điểm báo chí với quan điểm của chúng ta Nói cụ thể hơn, những tài liệu nước ngoài đã được chuyển dịch sang

Việt ngữ chỉ có giá trị tham khảo chứ không thể sử dụng làm giáo trình trong công tác nghiên cứu, giảng day Tất nhiên, do được viết ra từ thực tiễn của những nền báo chí tiên tiến trên thế giới nên đây là một nguon tai liệu rất quan trọng để chúng ta có thể tham khảo

Điều đáng chú ý là: do được khai thác từ nhiều quốc gia có nền báo chí

và hệ thống chính trị, đời sống kinh tế - xã hội khác nhau nên quan điểm trong các tài liệu này có nhiều điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược với nhau Trong khi đó, các nhà xuất bản thường chỉ có một lời giới thiệu ngắn ở đầu

sách để giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm chứ không có những định hướng cụ thể nên nếu người đọc không phải là những nhà nghiên cứu hoặc có

kiến thức, có kinh nghiệm về báo chí thì sẽ rất khó tiếp thu

Như vậy, việc nghiên cứu, so sánh và hệ thống hóa để rút ra được

những điểm tương đồng và khác giữa lý luận báo chí Việt Nam với các tài liệu đã được được dịch sang tiếng Việt và đang lưu hành tại nước ta hiện nay

đã trở thành một yêu cầu bức thiết Công việc này nêu được thực hiện thành công, ngoài việc góp phần nhận diện và tìm hiểu về lý luận báo chí hiện đại

Trang 6

việc cung cấp những cứ liệu khoa học một cách tin cậy và có hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các chuyên ngành báo chí trong nước

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã quan tâm đến đề tài nghiên cứu này

và đã gợi ý, hướng dẫn một số sinh viên và học viên cao học bước đầu thực

hiện các nghiên cứu dưới dạng luận văn về những vấn đề liên quan Tuy

nhiên, để có thể làm rõ sự về ương đồng và khác biệt giữa lý luận báo chí

nước ngoài và lý luận báo chí Việt Nam qua một số vấn đề cơ bản nhất vẫn cần phải có những nghiên cứu công phu hơn vì “lý luận báo chí” là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều vấn đề như: Lịch sử hình thành và phát triển của

bdo chí; Các loại hình bảo chí (báo in, bảo nói, báo hình, báo mạng ); Vai

trò của báo chí trong xã hội hiện đại; Các chức năng của báo chỉ; Nguyên tẮc của hoạt động báo chi; Su tac déng cua mang Internet đối với báo chí, truyén thông hiện đại; Vấn đề tác phẩm, thể loại báo chí; Kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí; Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo; Van dé đạo đức nghề báo v.y Để có thể đưa ra một cái nhìn toàn diện về các vấn đề này là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức

Việc so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa lý luận báo chí nước ngoài với lý luận báo chí ở Việt Nam không phải là một công việc dé dàng Trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chúng tôi chỉ

giới hạn việc nghiên cứu ở một số vấn đề cơ bản Đó là những vấn đề có tính bức xúc, xét từ thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay như: Vấn dé

tự do báo chí; Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của nhà báo, Những yêu cẩu đặt ra đối với nhà báo hiện đại; Những van dé cơ bản của nghề báo; Nghề báo trong xã hội hiện đại, Vấn đề đạo đức nghệ

Trang 7

mặc dù đến nay số lượng cũng đã ngót nghét lên đến cả trăm cuốn sách nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào tổng kết về vấn đề này Mặc dù trong chương

trình đào tạo sau đại học chuyên ngành báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên

truyền cũng có một chuyên đề về "Lịch sử lý luận báo chí" nhưng qua tài liệu của môn học này có thể thấy đây chỉ là một nghiên cứu rất sơ sài và không có

được những tổng kết, đánh giá thỏa đáng

Về các cuốn sách lý luận báo chí nước ngoài đã được các nhà xuất bản

và một số cơ quan báo chí cho dịch và phát hành một cách rộng rãi ở Việt

Nam (trong đó có những cuốn đã được tái bản nhiều lần) nhưng như đã trình bày ở trên - cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào tổng kết, đánh giá nhằm giúp cho người đọc có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn để qua đó giúp cho việc tiếp thu các tài liệu này một cách chọn lọc, đúng định hướng,

nhằm rút ra được những tri thức thực sự cần thiết, bố ích cho thực tiễn của

báo chí trong nước

Về các khóa luận và luận văn liên quan đến đề tài, cho đến nay đã có

một số công trình sau đây:

- Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, bảo vệ tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền năm 2009 của Nguyễn Thị Ánh Nga với đề tài: "Lý luận báo chí

nước ngoài vé bdo in va phiên bản điện tử qua các tài liệu nước ngoài”;

-Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, bảo vệ tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền năm 2009 của Bùi Quang Long với đề tài: “Lý luận báo chí

nước ngoài về báo điện tử đã cÔng bố ở Việt Nam”;

-Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, bảo vệ tại Học viện Báo chí va

Trang 8

thanh qua các tài liệu nước ngồi đã được cơng bố ở Việt Nam";

-Gần đây nhất, năm 2012, học viên Trần Thị Khánh đã bảo vệ thành công một luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền với tiêu đề: "Lý juận của báo chí nước ngoài về nghè bdo va

nhà báo qua các tài liệu đã dịch sang tiếng Việt", bảo vệ

Tuy nhiên, do là những khóa luận, luận văn do các sinh viên, học viên

thực hiện nên trong các nghiên cứu nêu trên hầu hết chỉ mới dừng lại ở mức

độ liệt kê, mô tả chứ chưa đạt tới những khái quát để nêu ra được những luận điểm khoa học cần thiết

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài này là hệ thống hóa những quan niệm, ý kiến của

các nhà nghiên cứu nước ngoài về một số vấn đề cơ bản của lý luận báo chí, từ đó chỉ ra sự tương đồng và khác biệt với lý luận báo chí trong nước nhằm

cung cấp các cứ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu lý luận báo chí trong nước, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập và cho bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu phải thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Khảo sát nhằm dựng lên bức tranh tổng quát về các cuốn sách lý luận

báo chí đã được dịch ra tiếng Việt của một số nhà xuất bản trong nước

- Hệ thống hóa, đối chiếu, so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và

khác biệt về các vấn đề cơ bản của lý luận báo chí trong các sách đã được

dịch ra tiếng Việt so với quan điểm đã được công bố của các nhà nghiên cứu lý luận báo chí trong nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Về phạm vi nghiên cứu, như đã trình bày ở trên, với tiêu đề: "S% ương động và khác biệt giữa lý luận báo chí nước ngoài và Việt Nam", nghiên cứu này không thể bao quát, tìm hiểu về toàn bộ các vấn đề lý luận báo chí đã

được các tác giả đã nêu ra mà chỉ đi sâu vào một số vấn đề cơ bản, có tính cấp

thiết như đã trình bày ở trên Một số vấn đề quan trọng khác như: Lịch sử hình thành và phát triển của báo chí; Các loại hình báo chí sẽ được nghiên cứu trong những công trình khác

Thời gian khảo sát chủ yếu được giới hạn trong số những tài liệu đã được ấn hành từ năm 2000 đến nay Sở dĩ chúng tôi lẫy thời điểm khảo sát

như vậy bởi vì đây là thời điểm có sự bùng nỗ về số lượng các đầu sách nghiên cứu lý luận báo chí trong nước và của nước ngoài được dịch và phát hành rộng rãi ở Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm báo chí cách mạng Việt Nam,

được thê hiện trong Luật Báo chí và trong các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông báo, Kết luận của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến hoạt động báo chí

Đề thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ vận dụng kết hợp một số

phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp khảo sát tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa những nội dung mà lý luận báo chí nước ngoài đề cập tới;

- Các phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong việc rút ra

được những kết luận khoa học cần thiết nhằm đánh giá về những quan niệm khác nhau trên cùng một nội dung, một van dé cu thé

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng đê rút ra những

Trang 10

cách khái quát về những quan điểm lý luận báo chí của các tác giả ngoài nước trong các tài liệu của nước ngoài đã được dịch và công bố tại Việt Nam

Việc so sánh nêu ra những điểm tương đồng và sự khác biệt trong quan niệm của lý luận báo chí nước ngoài so với quan niệm của chúng ta cũng là đóng góp mới, qua đó góp phần cho việc tiếp thu một cách có chọn lọc những quan niệm này trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Những nội dung lý luận từ các tài liệu dịch của nước ngoài được trình bày theo một trình tự chọn lọc có thể giúp cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên sau đại học, sinh viên các chuyên ngành báo chí nói chung và những người quan tâm đến lý luận báo chí nước ngoài tham khảo một cách có hệ thống

Những nội dung được của để tài này có thể gợi ra những công trình nghiên cứu chuyên sâu khác về các vẫn đề mà lý luận báo chí nước ngoài đã và đang tiếp tục đề cập tới Kết quả của đề tài này cũng là cơ sở để các Nhà xuất bản trong nước có được những định hướng đúng đắn, kịp thời trong việc

lựa chọn, biên dịch, xuất bản và tái bản các sách nước ngoài, đặc biệt là sách

nghiên cứu về lý luận về báo chí, truyền thông

Đề tài nghiên cứu này còn có thể cung cấp những luận cứ khoa học đáng tin cậy để những người quản lý, lãnh đạo báo chí và những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung ở nước ta rút ra được những kết luận cần thiết, phục vụ cho công tác chuyên môn của mình

7 Kết cầu của Báo cáo tổng luận

Trang 11

ĐÃ ĐƯỢC DỊCH VÀ CÔNG BÓ TẠI VIỆT NAM

1.1 BỨC TRANH CHUNG

1.1.1.Khái quát về các nguồn tài liệu lý luận báo chí của nước ngoài được dịch và phát hành tại Việt Nam

Trong những năm qua, các nhà xuất bản ở nước ta thỉnh thoảng vẫn cho dịch và phát hành một vài cuốn sách nghiên cứu lý luận báo chí của nước

ngoài Một số cơ quan báo chí lớn như Hội Nhà báo Việt Nam, Thông tan xã Việt nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cũng cho dịch và phát hành (hoặc lưu hành nội bộ) nhiều cuốn sách tham khảo về nghiệp vụ

báo chí từ các tài liệu của các chuyên gia ngoài nước Tuy chưa thực sự phong phú và mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của đông đảo các nhà báo và những người quan tâm đến hoạt động báo chí nhưng những tài liệu dịch kê trên cũng đã ít nhiều đáp ứng được phần nào nhu cầu của việc nghiên cứu, giảng dạy và sáng tạo tác phẩm báo chí

Một số tài liệu trong số đó đã thực sự thu hút sự chú ý của độc giả

Theo trình tự thời gian, có thể kế một số tác phẩm tiêu biểu sau đây:

- Nhiếp ảnh báo chí của Petr Tausk (1985), Thông tấn xã Việt Nam dịch và phát hành năm 1985

- Cách viết tin của các tác giả T.J.S Gióoc và B Sumanta, Thông tấn

xã Việt Nam dịch và phát hành năm 1987;

Trang 12

soạn), Đài TNVN dịch lưu hành nội bộ năm 1999

- Viết cho độc giả của Loic Hervouet, Hội Nhà báo Việt Nam dịch và

phát hành năm 1999;

-Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh của Lois Baird, Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, Đài Tiếng nói Việt Nam dịch

và lưu hành nội bộ năm 2000;

- 10 bí quyết kỹ năng nghề báo của Eric Fikhtelius (TS Nguyễn Văn

Dững, TS Hoàng Anh biên dịch), NXB Lao Động năm 2002;

- Phát thanh - Truyễn thanh nông thôn, Ban Địa phương và Trung tâm

Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam dịch và

phát hành năm 2005;

Thời điểm có tính đột phá của hoạt động dịch và phát hành tài liệu lý luận báo chí ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2003 là thời điểm NXB Thông tấn

cho ra bộ sách “Nghiệp vụ báo chí” và “Số tay phóng viên”

Bộ sách “Nghiệp vụ báo chí? gồm 14 quyển (chủ yếu được dịch theo nguyên tác của nhiều nhà báo có tên tuổi trong làng báo chí thế giới) vừa ra mắt đã ngay lập tức đón nhận sự quan tâm tích cực của độc giả và những người làm báo ở Việt Nam

Tuy nhiên, khâu biên dịch của đợt xuất bản này còn khá nhiều sai sót

Điều này đã được ơng Đồn Tử Diễn — Nguyên Tổng biên tập NXB Thông

tấn ở thời điểm đó thì “qua sự góp ý, phê bình của đông nghiệp, chúng tôi nhận thấy bộ sách 14 cuốn nay con mot số vấn đề cần phải rút kinh nghiệm về

chất lượng chuyển tải ngôn ngữ” (bài: “Sách nghiệp vụ báo chí hiện nay ra sao ?” cua Doan Thanh Hai, báo Thanh Niên Online ngày 28/02/2004)

Trang 13

cứu ly luận báo chí khác, trong đó có 1 cuốn của tác giả trong nước và 14 đầu tài liệu dịch của các tác giả ngoài nước

Cũng trong thời gian này, NXB Trẻ TPHCM cũng đã chọn lọc để dịch và phát hành một số tài liệu nghiên cứu lý luận báo chí nước ngoài như Nhà

báo hiện dai cha The Missouri Group; Lời thú tội của một nhà báo Mỹ của

Tom Plate Cả hai cuốn sách này đều dịch của Mỹ

Ngoài những cuốn sách đã được xuất bản và các bài nghiên cứu, còn một nguồn tài liệu tương đối phong phú cung cấp nhiều các lý luận nước

ngoài về nhà bdo va nghề báo đã được dịch sang tiếng Việt Nam được đăng

tải trên Internet Một số trang web nhu Baochivietnam (Vietnam Journalism), Nghệ báo, Người làm báo cũng rất tích cực dịch và đăng tải các bài nghiên cứu, lý luận báo chí của nước ngoài Trong đó, riêng trang web

Baochivietnam (của Thông tấn xã Việt Nam) đã thực sự trở thành một diễn

đàn nghiệp vụ của những nhà báo trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Trong vài năm qua, trang web này đã đăng tải hàng trăm bài viết về các vấn đề của báo chí hiện đại, chủ yếu từ các nguồn tiếng Anh Nhìn chung những bài viết

được dịch và đăng tải trên trang vietnamjourlism.com đã đề cập một cách kịp thời đến những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động báo chí thế giới

Tuy nhiên, do là những bài viết ngắn và hầu hết là của các nhà báo đang trực tiếp hành nghề nên nhìn chung những tác phẩm này ít chất nghiên cứu mà nghiêng về hướng truyền thụ kinh nghiệm hoặc phát biểu những ý kiến cá nhân chứ không có nhiều những khái quát lý luận

Những nghiên cứu lý luận trên qua các tài liệu dịch và các trang web kế trên đang được khai thác một cách hết sức có hiệu quả ở nước ta, thực sự góp phần phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập và cho hoạt động sáng tạo của các nhà báo

Trang 14

phải biết cách thâm định nguồn tin mới mong có thể tìm ra được những thông tin có gia trị Bên cạnh đó, còn một hạn chế nữa là ngoài những bài viết được dịch nguyên văn, còn có khá nhiều các luận điểm được sử dụng như là những

cứ liệu cho bài viết, thường đượcnêu ra dưới dạng trích dẫn Điều đáng lưu y

là là các đoạn trích lại từ các sách báo nước ngồi như thế thường khơng có nguồn gốc rõ ràng khiến người đọc băn khoăn và rất khó sử dụng trong lại

Chính vì vậy, việc thu thập, thống kê, phân loại các lý luận này là hết sức khó

khăn

Trong tình hình đó, nhìn trên tổng thể thì có thể nói chỉ có NXB Thông

tắn và NXB Trẻ là hai Nhà xuất bản đứng đầu về số lượng trong việc dịch và phát hành tài liệu lý luận báo chí tại Việt Nam

1.1.2.Sách do một số nhà xuất bản ấn hành -Sách của Nhà xuất bắn Thông tấn

Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, TTXVN thực hiện chức năng thông tấn Nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà

nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối

tượng có nhu cầu ở trong và ở nước ngoài

Đề thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngoài cơ quan Tổng xã tại Hà Nội, với các đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc, các ban biên tập tin,

ảnh, các tòa soạn báo, bản tin chuyên đề, các Trung tâm kỹ thuật - dịch vụ (kỹ

thuật, đữ kiện - tư liệu, nghe - nhìn, bồi dưỡng nghiệp vụ và hợp tác quốc tế),

Nhà xuất bản và các doanh nghiệp, TTIXVN còn có các cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và tại thành phố Đà Nẵng cùng mạng lưới các phân xã trong nước đặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 27 phân xã ngoài nước được bố trí khắp 5 châu lục

Trang 15

châu Á, Thái Bình Dương (OANA) và là Ủy viên Ban Chấp hanh OANA,

thành viên Tổ chức các hãng thông tấn thế giới Trải qua hơn sáu thập kỷ

hành trình cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

ngày nay TTXVN đã trở thành một trung tâm thông tin quốc gia tin cậy của Đảng và Nhà nước, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực, hướng tới xây dựng thành tập đồn truyền thơng

Nhà xuất bản (NXB) Thông tấn thành lập ngày 2/7/2001 Qua thời gian

hơn 11 năm phát triển, NXB Thông tấn ngày càng khẳng định thế và lực của mình trong dòng chảy của thị trường sách nước nhà Một số đầu sách do NXB Thông tấn phát hành thời gian qua đã gây tiếng vang lớn trong xã hội như: Điệp viên hoàn hảo; 11/9 - Thảm họa nước Mỹ Nhà xuất bản đã không ngừng nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức thể hiện trong mỗi ấn phẩm Tính đến ngày 2/7/2011, tức NXB Thông Tấn tròn 10 tuổi, đã xuất

bản tong số 1.300 đầu sách và 4,7 triệu bản In

NXB Thông tấn là một trong những nhà xuất bản đi đầu trong các

mảng sách thời sự - sự kiện, sách ảnh các loại, bộ sách ảnh về Hệ thống chính trị Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ sách về Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Đặc biệt là Tú sách nghiệp vu

báo chí của nhà xuất bản lên đến 55 đầu sách của tác giả trong nước và quốc

tế

Trong bộ sách này, có thé tìm hiểu cách tổ chức hoạt động của một ban

biên tập đến những thao tác mang tính nghiệp vụ của các phóng viên, mối liên hệ của cơ quan truyền thông và chính quyền, giữa nhà báo và pháp luật, giữa

trách nhiệm luật định và quyền lợi, giữa niềm đam mê cá nhân và trách nhiệm xã hội

Trang 16

chuyện của đồng nghiệp với nhau về cái khó của nghề, cái thú của nghề, cái

thông minh tài trí khi bước vào nghề làm báo

Trong 55 đầu sách của Tủ sách nghiệp vụ báo chí thì có khoảng gần 30 đầu sách là sách dịch từ nhiều quốc gia khác nhau, như: Nga, Đức, Pháp, Anh, Mỹ Trong đó tính đến hiện tại đầu sách Nga vẫn chiếm số lượng áp đảo với 15 đầu sách; Pháp đứng vị trí thứ hai với 7 đầu sách

Tủ sách nghiệp vụ báo chí được xuất bản thành nhiều đợt Đợt đầu tiên nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2003),

NXB Thông tấn đã xuất bản một bộ sách 14 cuốn đề cập đến nhiều khía cạnh

đa dạng của nghề báo | Cụ thể là những đầu sách sau đây:

-Phóng sự: Tĩnh chuyên nghiệp và đạo đức của M.1.Sostak (Nga)

-Cách điều khiển cuộc phỏng vấn của các tác giả: Makxim Kuznhesop - Irop Sukunop (Nga)

- Báo chí trong kinh tế thị trường của A.A Grabennhicôp (Nga)

- Ảnh báo chí của Brian Horton (Anh)

- Truyén thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cdo cha Jacques Locquin (Pháp)

- Xuất bản: Quản trị và maketting cha N.D Eriasvili (Nga)

- Truyền thông đại chúng: Những kiến thức cơ bản của Claudia Mast (Đức)

- Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo của Samy Cohen (Pháp) - Nghề làm báo của Phillippe Gaillard (Pháp)

- Hướng dẫn cách viết báo của các tác giả: Jean - Luc Martin — Lagardette (Pháp)

- Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo của G.V Lazutina (Nga) - Phóng sự truyền hình của các tác giả: Brigite Besse - Didier Desormeaux (Pháp)

Trang 17

- Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập của Claudia Mast (Đúc)

Bộ sách đợt 2 được xuất bản nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Báo chí cách

mạng Việt Nam (21/6/2004) với tông số 13 đầu sách Trong đó chỉ có cuốn Phóng sự báo chí hiện đại của tác giả trong nước là TS Đức Dũng Số còn lại

đều được dịch từ nguồn nước ngoài

Cụ thê là những đầu sách sau đây:

- Báo chí hiện đại: Những quy tắc và nghịch lý của X.A Mikhailốp

(Nga)

- Công nghệ phỏng ván của Maria Lukina (Nga)

- Chung toi lam tin cha L.A Vaxilépva (Nga)

- Báo chi diéu tra cha A.A.Chertuchonuwi (Nga) - Các thể loại báo chí của A.A.Chertưchơnưi (Nga)

- Báo chí truyền hình (2 tập) của nhóm tác giả: G.V.Cudơnhetxốp; X.L.Xvich - A La Lurépxki (Nga)

- Giao tiếp trên truyền hình: Trước ống kinh và sau ống kính Camera của X.A Muratốp (Nga)

- Nghề quảng cáo của nhóm tác giả: Iu A Suliagin - V.V Petrov

(Nga)

- Các thể loại báo chí phát thanh của V.V Xmirỗp (Nga)

- Nghệ thuật thông tin của Line Ross (Ngôn ngữ Pháp, xuất xứ từ Canada)

- Cơ sở lý luận báo chí (2 tập) của E.P Prôkhôlốp (Nga)

- Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn của V.V Vôrôsilốp (Nga)

Tủ sách “Nghiệp vụ báo chí” đợt 3 gồm 5 cuốn xuất bản nhân dịp kỷ

niệm 82 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2007 Trong đó có 2 cuốn của các tác giả trong nước là Phóng sự từ trang viết đến giảng đường của tác giả Huỳnh Dũng Nhân và Ngôn ngữ báo chí của PGS,TS Vũ Quang Hào Ba cuốn còn lại là dịch từ nguồn của nước ngoài

Trang 18

- Huấn luyện viên của người viết báo của Jack Hart (Mỹ)

- Tường thuật & Viết tin- Số tay những điều cơ bản của các tác giả Peter Egg và Jeff Hodson (IMMK)

- Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hang thong tan AP (Anh)

Ngoài ba đợt xuất bản với số lượng lớn theo bộ, NXB Thông tấn còn thường xuyên xuất bản từng cuốn một Năm 2006 nhà xuất bản này đã cho ra một số cuốn sách như: Kỹ năng viết bài, Kỹ năng phỏng vấn; Kỹ năng biên tập; Đề người khác làm theo ÿ bạn; Dọc đường tác nghiệp; Các thủ thuật làm báo điện tử, Học cách chống tham những; Nghề báo nghệ nguy hiểm; Cơ sở lý luận ảnh báo chí; năm 2007 có các đầu sách của các tác giả trong và ngoài nước: /1ẩy viết tiểu phẩm di, Những sự kiện báo chí nổi bật, Copywriting nghé viét lời quảng cáo; năm 2008 có: Báo chí thế giới và xu hướng phát

triển, năm 2007 có: Báo chí và đào tạo báo chí (2010) Điều cần lưu ý là

trong các đầu sách xuất bản sau này hầu hết đều của các tác giả trong nước hoặc là của chính các biên tập viên của NXB Thông tấn tổng hợp

Nhìn trên tổng thể, trong số 29 cuốn sách lý luận báo chí nước ngoài đã được NXB Thông tấn dịch và xuất bản thì hầu hết cuốn nào cũng đề cập đến

vấn đề nhà báo và nghề báo Dù có rất nhiều ý kiến về chất lượng dịch thuật

của các đầu sách này, nhưng với sự nỗ lực cho ra đến gần 30 đầu sách chuyên ngành báo chí trong khi bối cảnh tình hình lý luận báo chí Việt Nam ở thời điểm này vẫn đang ở những bước đi đầu tiên đã cho thấy sự nỗ lực và sự đóng góp lớn lao của NXB Thông tấn trong việc cung cấp cho độc giả một mảng sách cần thiết, hữu ích đối với những người làm báo và các thế hệ sinh viên báo chí

-Sách của một số Nhà xuất bản khác

Ngoài NXB Thông tấn, một số NXB khác như NXB Chính trị Quốc gia, NXB Văn hóa - Thông tin, NXB Lý luận chính trị, NXB Trẻ (TPHCM)

Trang 19

nhiên, các NXB kế trên chỉ xuất bản sách của các tác giả trong nước Trong số đó, chỉ có NXB Trẻ cũng đã ấn hành một vài cuốn của các tác giả nước ngoài, tiêu biểu là hai cuốn dịch của các nhà nghiên cứu Mỹ là Nhà báo hiện đại của The Missouri Group và Lời thú tội của một nhà báo Mỹ của Tom Plate

1.2.VAI TRO CUA LY LUAN BAO CHÍ NƯỚC NGOÀI DOI VOI

HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

1.2.1.Hoạt động báo chí Việt Nam trong xu thế hội nhập

Trong những năm trở lại đây, hoạt động báo chí Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện Cụ thể, báo chí Việt

Nam đã không ngừng tăng trưởng về số lượng và chất lượng

Theo Báo cáo Sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí

_in với 1.052 Ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát

thanh, truyền hình, 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có 300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội 191 trang: tổng số Blog trên 2 triệu; có gần 17 nghìn nhà báo, đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài

Trong hệ thống truyền hình, ngoài hệ thống chính thức, Việt Nam còn có hệ thống chương trình trả tiền Hiện, cả nước có gần 200 chương trình truyền hình trong nước và chúng ta cũng đã phát 67 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có cả những kênh như BBC, CNN

Việc lựa chọn truyền hình hiện nay ở Việt Nam tương đối đa dạng

Ngoài phát theo cáp, qua vệ tinh, rồi truyền hình số mặt đất với trên 300

kênh chương trình truyền hình cả trong và ngoài nước, một số lượng rất lớn

Ngay các nước hay phản đối chúng ta không có tự do về thông tin thì khi được nghe những thông tin này họ cũng rất ngạc nhiên bởi sự cởi mở trong

Trang 20

Phải nói rằng, chỉ ở nước ta có số lượng kênh truyền hình vào các gia đình mới nhiều như thế, vì ở Việt Nam phí xem chương trình truyền hình rất rẻ, chỉ trả 30 - 50 ngàn đồng/tháng đã có thể xem được vài ba chục kênh truyền hình cả trong và ngoài nước Trong khi đó ở Mỹ, gia đình được xem

nhiều nhất cũng chỉ đăng ký 5 kênh |

Đội ngũ người làm báo ngày càng đông đảo và lớn mạnh Tuy chưa có “ thống kê chính thức nhưng ước tính số lượng khoảng hàng trăm ngàn người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí với trình độ ngày càng cao; số nhà báo

sử dụng l, 2 ngoại ngữ ngày càng nhiều; trình độ tốt nghiệp đại học chiếm

gần 80% Đặc biệt, đội ngũ này ngày càng được trẻ hóa |

Trên cơ sở đó, báo chí Việt Nam đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân; góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng, thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hầu hết các cơ quan báo

chí đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ

đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin nhanh nhạy, kịp

thời, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã

hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân Đồng thời thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt, việc tốt, những điển

hình tiên tiến

Trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá Nền kinh tế trí thức,

khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mạng Internet phat triển mạnh mẽ đang làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới hiện đại, mà theo cách nói của

Trang 21

quốc tế xuất hiện những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về con đường phát triển khác nhau của các nước Các ý kiến, quan điểm, chính kiến, tư tưởng cọ xát diễn ra hàng ngày

Đây là những điều kiện để báo chí truyền thông mỗi nước (trong đó có Việt Nam) phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thơng ngày càng hồn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước và sự nghiệp hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới

Xu thế hội nhập của hoạt động báo chí thể hiện trước hết ở trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông Thể hiện thứ hai là việc

tăng cường trao đổi và giao lưu quốc tế của các nhà đài dưới nhiều hình thức như: Gửi nhà báo đi công tác nước ngoài nhằm đưa tin về những sự kiện lớn; trao đơi với các đồn nhà báo đi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm

nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kỳ, các thông tin, tư liệu Báo chí

truyền thông Việt Nam cũng tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của báo chí khu vực và thế giới góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển chung của báo chí truyền thông hiện đại

Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Tổ chức quốc tế các nhà báo

(OI1); Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ) Hội và các cơ quan bao chi đây mạnh giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan báo chí của Trung Quốc,

Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc Đài Truyền hình

Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng ra nhiều khu

vực trên thế giới nhất, là khu vực Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi

TTXVN cử trên 70 phóng viên thường trú ở gần 30 nước trên thế giới, các

báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Đài Truyền hình

Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng cử phóng viên thường trú ở các

nước Báo chí truyền thông Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các

Trang 22

chí quốc tế thường trú tại Việt Nam như AP, AFP, UPI, Reuters, Kyodo, Tân

Hoa xa, DPA, Itar -TASS, NHK, BBC

Vé van dé hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ

cho các nhà báo, ngay từ những năm 1992 — 1993, Hội Nhà báo Việt Nam đã

hợp tác với Trường Đại học báo chí Lille dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Pháp để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn Từ năm 1997,

Một dự án lớn có tên gọi Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì với sự tài trợ của Tổ chức SIDA Thụy Điền đã được triển

khai thực hiện Trong khuôn khổ những dự án này và phân truyền thông của

một số dự án kinh tế - xã hội khác, mỗi năm đều có một số nhà báo được cử

đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài Hàng trăm khóa học ngắn hạn cho giảng

viên nước ngoài đã được tô chức, tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn nhà báo Việt

Nam được tiếp cận với những kinh nghiệm, phương pháp hoạt động nghề

nghiệp báo chí ở những quốc gia có nền báo chí phát triển

Đặc biệt, xu hướng hội nhập báo chí còn thể hiện ở việc trao đối, dịch thuật các công trình nghiên cứu, các đầu sách chuyên ngành bào chí Hiện tại,

tuy chưa có thống kê cụ thể các đầu sách và các nghiên cứu trên thế giới đã được chuyền tải sang Việt ngữ và lưu hành, nhưng ước tính cũng có trên 100 đầu sách Trong đó, đáng kể nhất là các cuốn sách do các NXB Thông tấn, NXB Văn hóa - Thông tin và NXB Trẻ ấn hành

1.2.2 Ảnh hưởng của lý luận báo chí nước ngoài đối với báo chí Việt Nam

Hội nghị Trung ương 5 khóa X của Đảng ta đã nhận định công tác lý

luận báo chí Việt Nam còn chậm, chưa bắt kịp với với thực tiễn sôi động của

báo chí Có điều này là do những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí còn

ít về mặt số lượng và chưa thực sự đi sát thực tiễn của báo chí trên thế giới

cũng như trong nước

Trang 23

các giảng viên Hầu hết các sách này là các sách tham khảo, số lượng sách có thê dùng là giáo trình học ở các trường Đại học trên toàn quốc hoặc mang

tính ứng dụng cao vào thực tế báo chí là rất ít

Với mảng sách đề cập đến lý luận báo chí thế giới hiện bao gồm hai loại Loại sách được dịch thuật (số lượng loại sách này có số lượng nhiều) và

sách do các nhà nghiên cứu Việt Nam viết

Trong xu thế hội nhập báo chí như hiện nay, sách lý luận về báo chí nước ngồi là cơng cụ cần thiết để các nhà nghiên cứu, các nhà báo và ké ca các sinh viên báo chí mở cánh cửa tìm hiểu về hoạt động báo chí ở nước ngoài Qua đó, có một cái nhìn tổng thể về bức tranh báo chí thế giới, cũng như cung cấp những tri thức về từng nền báo chí riêng biệt, đồng thời đưa ra những tổng hợp, so sánh cần thiết

Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh Vì vậy thể chế chính trị và đời sống xã hội như thế nào sẽ

thé hiện ngay trong tác phẩm, từ đường lối cho đến nội dung cụ thể của từng thông tin được đăng tải

Chỉ nói riêng về quan niệm bản chất của hoạt động báo chí, trên thế

giới cũng đang tổn tại ít nhất hai thái cực: phương Đông và phương Tây Quan điểm của phương Tây — quan điểm của giai cấp tư sản, nỗi bật nhất là quan điểm của Mỹ luôn khẳng định rằng: Báo chí đơn thuần chỉ là phương tiện thông tin Họ tuyệt đối hóa tính khách quan độc lập không phụ

thuộc vào chính trị của báo chí Chính vì vậy, dù không có văn bản nào quy

định, nhưng người ta coi báo chí là “Quyên lực thứ tư" trong xã hội, sau các

quyền Lập Pháp (Quốc Hội) Hành Pháp (Chính Phủ) Hiến Pháp (Tòa Án) Ba thế lực trên sẽ phân chia quyền lực, hình thành một hệ thống kiểm soát và cân

bằng lẫn nhau mang tính thống nhất và phức tạp: Quốc Hội kiểm tra Chính

Phủ, Tòa Án giám sát cả hai, và báo chí phơi bày tất cả những bí mật có thể

Trang 24

hiến tìm cách bảo đảm sự tự do cho ngành báo và họ đã thiết lập cho nó một địa vị quyền lực trong xã hội

Quan điểm của phương Đông — quan điểm của gia cấp vô sản, nổi bật nhất là Nga, Trung Quốc và Việt Nam cũng theo quan điểm này Báo chí được coi là công cụ tuyên truyền là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng — văn hóa Báo chí là công cụ, là cơ quan ngôn luận của Đảng

Cộng Sản Quan điểm này hình thành từ C.Mác, V.I LêN¡n và ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ chí Minh đã kế thừa và phát huy quan điểm này

Ngoài hai trường phái đối lập trên, hiện Bắc Âu là một trong những nền báo chí thu hút sự chú ý của báo giới và được mệnh danh là “trường phái báo chi thứ ba” Điển hình cho trường phái này là Thụy Điền Ở Việt Nam TS Hồ

Bất Khuất và PGS,TS Vũ Quang Hào là những người đã có quá trình nghiên cứu và giới thiệu về trường phái báo chí này Ông cho rằng:

Trường phái báo chí thứ ba — trường phái báo chí Bắc Âu mà điển hình

là Thụy Điển là một trường phái báo chí hoạt động theo phương châm khác, ôn hòa, uyên chuyển hơn, giàu tính nhân văn hơn , ít thấy giọng điệu phê phán gay gắt cũng như ca ngợi hùng hồn, hầu như không có cái gọi là bôi đen hay tô hồng Hoạt động một cách ung dung, tự tại, tỉnh táo, khách quan, chăm lo tôn tạo những giá trị chung như chống

bạo lực, chống chiến tranh, bảo vệ môi trường sinh thái, phố biến tri thức khoa học, những giá trị văn hóa nghệ thuật

Đặc biệt, những quốc gia có nền báo chí theo trường phái này “đã đem tất cả những cái đó trong mối quan hệ thị trường, nghĩa là các cơ quan báo chí cũng phải quan tâm đến cá hai phương diện: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả thông tin mang tính tư tưởng, văn hóa, thâm mỹ ?,

Trang 25

Khéng thé phủ nhận một thực tế là báo chí và lý luận báo chí nước

ngoài đã có những tác động không nhỏ với hoạt động báo chí và công tác nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam

Không chỉ ảnh hướng đến lý luận, giá trị thực tiễn của các sách lý luận này chính là khả năng sử dụng thông tin trong những cuốn sách ứng dụng cho

các hoạt động thực tiễn báo chí

Các đầu sách từ các quốc gia khác nhau giúp các nhà báo Việt Nam có môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và

sáng tạo to lớn Có điều kiện và cơ hội để học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp,

tư duy và phương pháp làm báo hiện đại Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quá trình tác nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cũng như tốc độ thông tin đến công chúng Học hỏi và chọn lọc những cách làm mới,

làm hay vận dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam đem lại hiệu quả cao cho

hoạt động này nhưng phù hợp với thê chế; đường lối; mà không làm mất đi

bản sắc văn hóa dân tộc

Đặc biệt, lượng sách lý luận này đang là những nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường đào tạo báo chí trên cả nước

Tiểu kết chương 1

Trong cương 1 này, chúng tôi đã trình bày về bức tranh tông quan về

các tài liệu ly luận báo chí của nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt qua

các nội dung lớn sau đây:

Khái quát về sách lý luận báo chí của nước ngoài được dịch và phát hành tại Việt Nam qua các ấn phẩm do hai nhà xuất bản Thông tấn và nhà

xuất bản Trẻ ấn hành ấn hành;

Vai trò của lý luận báo chí nước ngoài đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam, trong đó sau khi đã trình bày về báo chí Việt Nam trong xu thế hội nhập

đã bước đầu đánh giá về những tác động của lý luận báo chí nước ngoài đối

Trang 26

Chuong 2

NHUNG DIEM TUONG DONG VA KHAC BIET XUNG QUANH VAN DE “TY DO BAO CHi”

2.1.VAN DE “TU DO BAO CHi”

2.1.1.Một số quan điểm của các nền báo chí trên thế giới

“Tự do thông tin” là vẫn đề đang được các nền báo chí quan tâm đề cập đến nhiều nhất và luôn có những quan điểm xung đột xung quanh vấn đề này Những ý kiến nêu ra nhìn chung thường xoay quanh câu hỏi: “có hay không tự do thông tin trên báo chí?”

Trong cuốn Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo của tác giả người Nga G.V Lazutina đã khái quát sự quan tâm của “số một" báo giới và xã hội về vẫn đề tự do thông tỉn:

Trong ý thức nghề nghiệp của cộng đồng báo chí thế giới, những quan

niệm ngự trị là quan niện phản ánh những đòi hỏi phải được thực hiện các trách nhiệm được hình thành khách quan của hoạt động báo chí, trong xã hội chiếm vị trí số một là đòi hỏi phổ biến tin tức một cách đúng sự thật và trung thực (53 bộ luật), chiếm vị trí thứ 2 và thứ 3 là

những đòi hỏi phải thừa nhận và đảm bảo quyền của mọi người được biểu thị tự do các ý kiến của mình và tự do tiếp nhận thông tin (42 bộ

luật) ?),

Tác giả cũng khẳng định quan điểm của mình về vẫn đề này “Nói một cách đơn giản, các nhà báo nhận thức rõ: Nếu ai trong số họ Vượt quá mức độ rủi ro cho phép và cung cấp thông tin chưa được kiểm tra và có thể gây hại cho xã hội thì tất nhiên người ấy sẽ gặp điều tôi tệ””)

Cuốn sách Báo chí hiện đại những quy tắc và nghịch lý của tác giả Nga —X.A Mikhailốp cũng dé cập đến vấn đề tự do báo chí nhưng chú trọng

Trang 27

vẫn đề này trong xã hội hiện đại Trong bối cảnh giao lưu quốc tế và đổi thoại hiện đại, thì những vấn đề như những quyên cơ bản và các quyên tự do của con người trong đó có quyên tự do thông tin đã trở thành đề tài của cuộc đấu tranh gay gắt trên cáp độ quốc tế %9,

Tác giả đưa ra quan điểm “thông tin trên bất kỳ một trang báo nào đều phụ thuộc rất lớn vào người nắm quyền làm chủ”

Tùy thuộc vào các hình thức sở hữu những phương tiện thông tin đại chúng, có thể là:

Của nhà nước;

Của tư nhân (mang tính chất thương mại); Của các tổ chức xã hội và của các chính đảng;

Mang tinh chất từ thiện (cơ chế quản lý dựa trên lòng tin);

Thuộc loại hỗn hợp

Hình thức sở hữu có ảnh hưởng căn bản đến sự tồn tại của nội dung và an pham ©

Khơng chỉ đưa ra quan điểm chính thống về vấn đề tự do báo chí trên lãnh thổ nước Nga, những cuốn sách mang tính tổng quan về lý luận báo chí như: Cơ sở jý luận báo chí (của E.P.Prôkhôlốp), Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn (của V.V Vôrôsilỗốp) còn đưa ra những so sánh về vấn đề này ở

các nước khác - những nước có quan điểm tuyệt đối hóa tính tự do, độc lập

thông tin của báo chí, nhất là Mỹ Trong cuốn Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn, tác giả V.V Vôrôsilỗp nêu ý kiến về quan niệm tự do báo chí của các nhà nghiên cứu phương Tây, của nền báo chí Thụy Điền:

Tự do bày tỏ công khai ý kiến;

Trang 28

Song, ngay trong cách hiểu bị cắt xén ấy về tự do báo chí trong xã hội

hiện đại cũng không thể được thực hiện trọn vẹn Đó là lý do tại sao

tuy tuyên bố quyền tự do bày tỏ ý kiến một cách công khai và quyền tự do tiếp cận các nguồn thông tin, nhưng các giới cầm quyền ở các nước, trên thực tế, đều dùng những phương pháp, hình thức, và cách thức khác nhau để cản trở thực hiện những quyền ấy

Cũng theo tác giả cuốn sách Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn thì ở nước Mỹ, nội dung của báo chí trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1996 đã lộ diện một khuynh hướng thông tin mới, vi phạm với nguyên tắc tự do thông tin

Đó là khuynh hướng chuyên từ thông tin đơn thuần sang thông tin có phân tích trong việc đưa tin có tranh cử và các sự kiện chính trị nói chung Bài viết của các nhà báo thuộc loại này lại thường không đăng ở trang ý kiến, mà đăng ở trang thông tin, điều này vi phạm nguyên

tắc của báo chí Mỹ là phải tách rời phần tin tức với ý kiến ,

Thụy Điển là một trong những nước đảm bảo nguyên tắc công khai được Hiến pháp công nhận, nhưng điều đó không có nghĩa là báo chí

không phục vụ một tổ chức nào

Ở đất nước này, Chính phủ tài trợ cho các tờ báo chính trị - xã hội của

các chính đảng Điều đó cho phép phán ánh trên các báo ấy toàn bộ

tổng thê những quan điểm chính trị Kết quả là những mối liên hệ giữa

ban biên tập của các báo với các đảng phái của mình bị suy yếu đi, còn những liên hệ với các cơ quan nhà nước thì lại được củng cố 8), Cùng chung quan điểm “## đo báo chí trong khuôn khổ”, các nhà nghiên cứu ở nước Pháp cũng đề câp đên vân đê này

V.V Vôrôs silốp, Nghiệp vụ báo chí - Lý luận và thực tiễn, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004, tr.79 V.V, Vôrôs silốp, Nghiệp vụ báo chỉ - Lý luận và thực tién, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004, tr.41 V.V Vôrôsilốp, Nghiệp vụ báo chí - Lý luận và thực tiễn, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004, tr.86

Trang 29

Trong cuốn sách 7ruyễn thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo, tác giả Jacques Locquin dành hắn Chương III của Phẩn IV (từ trang 250 đến trang 260) để nói về “tự do báo chí hay quy chế hành nghề”

Trên thực tế tự do báo chí ra đời từ những năm đấu tranh của các chủ báo và nhà báo chống lại sự can thiệp của chính quyền vào nghề làm báo Phải trải qua bốn cuộc cách mạng, tự do báo chí mới được chính thức hóa và 27 năm (từ 1891 đến 1918) nó mới được hợp pháp hóa, và nhờ vậy các nhà báo mới trở thành những người được sử dụng hai quyền cơ bản là nghĩa vụ thông báo và quyền được tìm hiểu ®),

Tác giả cuôn sách Hướng dân cách viết báo khăng định chắc chăn “Không tôn tại thông tin chỉ để thông tin” — mà thông tin ấy phải hướng đến công chúng — những người nuôi sống nhà báo °, Đề hiểu về tự do thông tin hay thông tin có mục đích, bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận và quyền chức, sách đã đưa ra so sánh giữa thông tin; tuyên truyên và quảng cáo trên các trang

195, 196 và 197 “Đặc trưng của quảng cáo, khuyến mại và tuyên truyễn, ba

cụm từ có thé bao ham trong từ ngữ Truyền thông »› (11)

Cùng quan điểm này, tác giả cuốn sách Phóng sự truyển hình khẳng

định: Tính khách quan — không hè tổn tại Chứng minh điều này, cuốn sách

viet:

Ngay từ khi mới ra đời, đã có những định chế gián tiếp hoặc trực tiếp kiểm soát các phương tiện truyền thơng Kiểm sốt này thường nằm ở khâu cuối cùng kiểm duyệt trước khi đăng tải”, “ngày nay, sự o bề lại thể hiện ở khi bắt đầu xây dựng thông tin, do các cơ quan quản lý bảo chí đề ra, các ông chủ quản lý báo chí này thường đặt lợi nhuận lên hang dau bung bit thông tin, thông tin quảng cáo 2,

9 Locquin Jacques, Truyền thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cáo, NXB Thông tắn, Hà Nội, 2004,

tr.250-251

10 Jean, Martin Luc, Lagardette, Hudng dan cách viết báo, NXB Thông tắn, Hà Nội, 2010, tr 17

Trang 30

Cuốn Truyén thông đại chúng những kiến thức cơ bản của tác giả người Đức nói về quyền tự do tư tưởng, tự do thông tin tại nước Đức Tác giả trích dẫn trong Quyển tài phán của Tòa án lập hiến liên bang mà khi đọc

qua sẽ cảm thấy ở đây sự tự do là tuyệt đối: “Quyên tự do báo chí và tự do

dua tin qua phát thanh truyền hình và phim ảnh đều được đảm bảo Không hề có một sự kiểm duyét nào cđ” 3 Nhưng cuối cùng tác giả cũng nhận xét: “Mặc dù được hiến pháp coi trọng và thể chế hóa trong các quyên cơ bản của thông tin và tự do báo chí, nhưng những quyên này không phải là vô hạn” 09,

Còn đây là ý kiến của Line Ross - một tác giả người Canada trong cuốn sách Nghệ thuật thông tin =cuỗn sách được viết ra từ một quốc gia có

nền báo chí chịu ảnh hưởng lớn từ Mỹ:

Khách quan ư, không thê được bởi vì không hề có những sự kiện gián

đơn mà người ta có thé chỉ thuật lại Không thể nghĩ như thế được, bởi vì thực tế là mọi điều đều được xác định về mặt xã hội thông qua

những mỗi quan hệ quyền lực Là ảo tưởng bởi mọi nhận thức đều thông qua ống nhòm cá nhân hay của thể chế ©),

Tác giả còn đưa ra tiêu chuẩn của một nhà báo chuyên nghiệp ở Đức yêu cầu phải bao gồm: “Khách quan (objectif); trung lập (neutre), vô tư

(impartial) 14 những phẩm chất hàng đầu, gọi tắt là K — T — V Sau tác giả

khẳng định “chỉ xin chỉ rõ diéu này: theo tôi người ta không thể nào không có quan điểm, không thể nào không có lựa chọn những gì người ta sẽ chứng

kiến và thuật lại” 89),

Cuốn sách Nhà báo hiện đại của Mỹ là điển hình cho nguyên tắc “tự

do thông tin” Cuốn sách khẳng định nghề báo là tự do: “Những người sáng lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã sớm nhận ra báo chí là điểu tôi cần

13 Mast Claudia, Truyén thông đại chúng: Những kiến thức cơ bản, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004, tr.116 14, Mast Claudia, Truyén thông đại chúng: Những kiến thức cơ bản, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004, tr.117

Trang 31

thiết cho một nên dân chủ lành mạnh Đó là lý do tại sao họ đã thêm vào

quyên tự do của báo chí song song với quyển tự do ngôn luận, tín HGUỠNG, hội họp vào hiễn pháp nước này” ?,

Do hạn chế của số lượng đầu sách của Mỹ nên vấn đề tự do báo chí của nền báo chí Mỹ thường từ cái nhìn của các nhà nghiên cứu lý luận báo chí của các nước khác Cuốn sách Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiền của tác giả người Nga V.V Vôrôsilốp là một ví dụ điển hình Cuốn sách đưa ra quan điểm “tự do báo chí” của nước Mỹ, cũng như nhiều nhà nghiên cứu báo chí ở Mỹ tuyệt đối chức năng thông tin của báo chí Coi các hình thức thiếu tự do trong thong tin là “tuyên truyền” Lập luận lại vấn đề này, tác giả cuốn sách Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiên viết:

Tuyên truyền luôn giữ được ý nghĩa của mình kế cả khi môi trường tư tưởng bị phá vỡ Vai trò của nó càng tích cực hơn trong tỉnh hình bất

ổn về kinh tế, chính trị và tư tưởng và trong các biến động xã hội Y

nghia cua tuyén truyén nằm trong việc liên kết có định hướng trình độ

lý thuyết và thực tế của ý thức chính trị, hệ tư tưởng và tâm lý đám

đông, trong việc đảm bảo sự thống nhất các phương diện tâm lý và lý trí trong hành vi của con người #3),

Như vậy, có thê đễ dàng nhận thấy Nga và Mỹ là hai nền báo chí đưa quan điểm đối lập nhau về vấn đề tự do thông tin Mỹ vẫn tuyệt đối sự tự do thông tin và chứng minh nền báo chí nước Mỹ là nền báo chí tự do Ngược

lại, quan điểm của Nga lại khẳng định nước Mỹ chưa thực hiện được cái gọi

là “Tự do thông tin”, bởi tự do thông tin tức là luôn phực vụ quyền lợi của

công chúng và không làm hại đến ổn định trật tự xã hội Tài liệu của các

nuớc Anh, Đức, Pháp ít nhiều đều đồng tình với quan điểm thứ hai khi cho

rằng thực ra rất khó có tự do thơng tin hồn tồn trên báo chỉ

2.1.2.Những khác biệt căn bản

17 The Missouri Group, Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ TPHCM, 2007, tr.27 ;

Trang 32

Trong bối cảnh thế giới đang có những biến đổi sâu sắc và thời gian qua đã diễn ra sự khủng hoảng nghiêm trọng của CNXH, các nhà tư tưởng tư sản và bọn cơ hội nhân dịp này ráo riết tắn công vào chủ nghĩa Mác - Lê nin,

phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, từ đó phủ nhận con đường di

lên CNXH Ở nước ta, với chiến lược “Diễn biến hoà binh”, bon phan dong đang ngày đêm không ngừng xuyên tạc, vu khống đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng ta, phá hoại công cuộc đổi mới đo Đảng khởi xướng và lãnh

đạo Một trong những lĩnh vực được chúng quan tâm nhất chính là báo chí Dưới chiêu bài “Tự đo, dân chủ và nhân quyên”, các thê lực thù địch

bên ngoài ngắm ngầm cấu kết với những phần tử bất mãn, cơ hội và phản

động trong nước rêu rao rằng “ở Việt Nam thiếu tự do báo chỉ"; “Báo chí Việt Nam chỉ có Đảng và Nhà nước chỉ huy”: “Các nhà báo chí bị hạn chế, thậm

chí bị cam đoán, bóp nghẹt trong rất nhiều phương diện hoạt động nghề nghiệp” Lý do mà họ đưa ra gồm các “iêu chí”: Báo chí ở Việt Nam chưa trở thành “quyên lực thứ tư” như ở phương Tây; chưa làm thay đổi được luật pháp, chưa có báo chí tư nhân và vẫn có nhà báo bị cầm tù Nói tóm lại, theo

họ vì các lý do trên, ở Việt Nam chưa có tự do báo chí

Trong di sản tư tưởng về báo chí của Lênin và Hồ Chí Minh đã đề cập những quan điểm vô cùng sâu sắc xung quanh vấn đề tự do báo chí qua việc phân tích thực chất tự do báo chí tư sản và những đặc trưng của tự do báo chí trong xã hội xã hội chủ nghĩa Đó cũng là tiền đề lý luận quan trọng để các nhà nghiên cứu lý luận báo chí Việt Nam và nước Nga khá thống nhất với nhau về vấn đề này

Lý luận báo chí Việt Nam cũng thắng thắn chỉ ra những điểm khác biệt

căn bản xung quanh vấn đề “tự do thông tin”, “tự do báo chí” trong quan niệm

của thế giới tư bản:

2.1.2.1.Báo chí tư bản đề cao cái gọi là “tự do tuyệt đối” của báo chí Giai cấp tư sản luôn khẳng định: 7ự đo báo chí trong chế độ tư bản là

Trang 33

phần tử mensêvích, những người tri thức tự do la ó xuyên tạc tính Đảng của

báo chí, cho rằng có tính Đảng báo chí sẽ mất tự do, khô cạn sức sống Bọn chúng ra sức tâng bốc và ca ngợi tự do tư sản, một thir “tur đo tuyệt đối" thích hợp với mọi giai cấp trong xã hội

Lê nin đã kịch liệt công kích và vạch trần tính chất giả dối của nó:

Thưa các ngài cá nhân chủ nghĩa tư sản, chúng tôi phải nói cho các ngài biết rằng những lời nói của các ngài về tự do tuyệt đối chẳng qua là một thứ giả dối mà thôi Trong xã hội xây dựng trên quyền lực của đồng tiền, trong xã hội mà quần chúng lao động phải ăn xin và một nhóm ít người giàu có thì ăn bám, quyết không thể có tự do thực sự và chân chính Ngài nhà văn, ngài có thoát khỏi được tên tư sản làm nghề xuất bản sách của các ngài để có tự do được hay không? Ngài có tự do thoát khỏi được công chúng tư sản, đòi ngài vẽ những cảnh tượng khiêu dâm trong các bức tranh, miêu tả những lối mãi dâm để “bố sung” cho cái

nghệ thuật sân khấu “thiêng liêng” được không? Phải biết rằng cái thứ

tự do tuyệt đối đó là câu nói trống rỗng của giai cấp tư sản hay là của chủ nghĩa vô chính phủ (vì với tính cách là thế giới quan, thì chủ nghĩa

vô chính phủ là mặt trái của tính chất tư sản) Sống trong xã hội, lại thoát khỏi xã hội để tự do, đó là điều không thể được Tự do của nhà văn, nhà nghệ thuật và diễn viên tư sản chẳng qua chỉ là sự lệ thuộc được che đậy (hoặc khắc mặt nạ giả déi) vào túi tiền, vào sự mua

chuộc, vào lương bông” Ø3),

Như vậy, Lênin đã chỉ rõ điều kiện xã hội tư bán, xã hội có những giai cấp đối kháng, lợi ích căn bản đối lập nhau đây rẫy bất công như thế thì tự do

trong xã hội cũng như tự đo báo chí chỉ là dối trá Không bao giờ có cái gọi là

tự do tuyệt đối Không có sự tự do nào thoát ra ngoài bối cảnh lịch sử và xã

hội cụ thể Chế độ tư bản tước mọi điều kiện của tự do chân chính, dưới danh

Trang 34

nghĩa ngụy trang và lừa bịp của hai chữ tự do, giai cấp tư sản đã tiến hành những cuộc chiến tranh ăn cướp trong tự do công nghiệp, những vụ bóc lột tàn bạo trong tự do kinh doanh, những chiến dịch vu khống bỉ éi trong tự do báo chí

Với hàng loạt câu hỏi đặt ra cho những người làm văn, làm báo, làm nghệ thuật, Lê nin muốn gửi thông điệp đến các văn nghệ sĩ: đừng có ảo

tưởng rằng mình có tự do thực sự, các anh đã bị lừa dối hoặc tự lừa dối mình

về cái tự do tuyệt đối của giai cấp tư sản Trong xã hội tư sản, xã hội còn những lực lượng đối lập và cạnh tranh nhau về quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế, nên các xu hướng báo chí phát triển với nhiều dòng, nhiều hướng

phức tạp khác biệt, thậm chí đối địch nhau Điều đó dễ tạo nên những ngộ

nhận về tự do báo chí và giai cấp tư sản thôi phông lên những từ ngữ đầy tinh mi dan nay

Cho nên, khi giai cấp tư sản nói đến tự do báo chí, chúng ta phải hiểu

đó là thứ tự do giả dối và xảo trá Thứ tự do mà sau bao năm sống trong lòng

chủ nghĩa tư bản, là một người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã

chỉ ra rằng: “Có người nói ở các nước tư bản có tự do báo chí và báo chí không có giai cấp Nói như vậy là không đúng” ÊÐ

Liên hệ với hiện nay, ngay cả một xã hội tư bản phát triển như Mỹ, lúc

nảo cũng tự hào là đất nước của tự do, đất nước của sự phát triển báo chí thì

ngay người Mỹ cũng phải thừa nhận rằng: Trong các cuộc chiến tranh khu

vực có sự tham gia của Mỹ, tin tức về chiến tranh đều bị kiểm soát chặt chẽ

Thậm chí, trong cuộc chiến ở I-rắc, Mỹ còn thường xuyên cung cấp những thông tin giả, lạc hướng đề lừa giới truyền thông quốc tế, lợi dụng họ để tung ra những thông tin có lợi cho cuộc chiến của Mỹ

2.1.2.2.Lý luận mác-xít khẳng định tự do báo chí của tư sản là tự do lừa bịp

Trang 35

Lênin chỉ ra cách tuyên truyền của báo chí tư sản mà sau này chúng ta thấy bộ máy tuyên truyền cũ của phát xít Đức đã thực hiện khá hoàn hảo “Phương pháp sau đây của báo chỉ tư sản, luôn luôn ở khắp tất cả các nước, là phương pháp thông dụng nhất và có hiệu quả “không chệch đi đâu được ”:

cứ nói dối, cứ la lên, cứ hét lên, cứ lặp lại những điều dối trá đi, “thế nào

cũng vẫn còn lại một cái gì” ®, Lê nìn đã lấy một dẫn chứng về điều này khi Người chỉ trình bày một bản báo cáo trước những người bônsêvích và những

người mensêvích, chỉ viết một vài bài ngắn trong tờ Sự thật nhưng báo chí tư

sản viết “Lên làm âm ï ở Điện Côsexinxcaia, làm dm ï khắp nơi” Lênin vạch rõ những kẻ làm Am 7 chính là bọn tư bản và báo chí của chúng, đấy

chính là kẻ làm âm ï khắp nơi “ra sức gào thét làm át tiếng nói của sự thật,

ngăn cản không cho người ta nghe được nó, ra sức dùng một loạt những lời sỉ vả và la ó để che lấp tất cả và ngăn cản không cho người ta giải thích một

cách cụ thể° Giai cấp tư sản luôn đưa ra khẩu hiệu mị dân về tự do báo chí thông qua việc bãi bỏ kiểm duyệt và việc tất cả các đảng phái có thể tuỳ ý

xuất bản Lênin cho rằng “Đó không phải là tự do báo chí, mà là tự do cho bọn giàu có, cho giai cấp tư sản lita bip quân chúng nhân dân bị áp bức và bị

bóc lột? t2: “Trong xã hội tư sản tự do báo chí tức là tự do cho bọn giàu có

dùng mỗi ngày hàng triệu bản báo chí đề lừa bịp, làm đôi truy và phỉnh pho một cách hệ thống và không ngừng những người nghèo, những quần chúng

nhân dân bị bóc lột và bị bóc lột? #3),

Báo chí tư sản cũng không bao giờ đả động đến những chuyện “thiêng liêng nhát” là tình hình nội bộ của công xưởng và xí nghiệp tư nhân Chính nơi đây hàng ngày, hàng giờ chứng kiến cảnh bóc lột cùng kiệt sức lao động

của người công nhân để đạt lợi nhuận cho các ông chủ tư sản

Trang 36

đã được phô trương, tán tụng biết bao trên hàng triệu tờ báo của chúng, bọn

chúng đã khéo biết bao để làm cho những tô chức tư sản “kiểu mẫu ” đó trở thành đối tượng tự hào dân tộc!” (24)

vé van dé nay, Hé Chi Minh da vach tran thuc chat tự do báo chí của tư sản Pháp thể hiện ở các nước thuộc địa “ Chính phú giành lấy cải quyên

hạn bỉ ôi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi đã có

kiểm duyét rồi Chính phủ lợi dụng cái đặc quyên độc đoản ấy để lập ra

những tờ báo tiếng An Nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của Nhà nước và chuyên việc quảng cáo tuyên truyền cho Chỉnh phủ và thường k viết những bài viết phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa” CŠ'

Báo chí ở các nước thuộc địa chỉ là công cụ để bảo vệ cho sự thống tri

của tư sản chính quốc mà cố tình quên đi cuộc sống nô lệ đau khổ của hàng triệu người dân bản xứ

Như vậy, tự do báo chí tư sản chỉ là sự tự do đánh bóng, tô vẽ bản thân

mình mà che đậy đi cái bản chất xấu xa của chế độ bóc lột, bất công trong lòng xã hội tư bản cũng như ở các nước thuộc địa Trong giai đoạn hiện nay, sự lừa bịp của báo chí tư sản ngày càng tỉnh vi hơn; ma mãnh hơn Trong

cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ đã thiết lập đài Châu Âu tự do và đài Tự đo hướng

vào các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xơ Ngồi ra còn có đài phát thanh

và truyền hình Hôxê Mác ti hướng vào Cu ba, đài Châu Á tự do hướng vào Việt Nam, Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho sự bất an và hỗn loạn xã hội

trong những đối tượng tuyên truyền ở các nước này Các đài này đã hoản

thành sứ mệnh lịch sử của nó đối với các nước Đông Âu và Liên Xô và đang đây mạnh hoạt động ở các nước XHCN còn lại

2.1.2.3 “Tự do báo chí” thực chất là là tự do buôn bán báo chí

Phê phán những người “đán chủ thuần tuý” theo đuôi giai cấp tư sản

cũng E8 gIiương cao khâu hiệu “fw do báo ch??, Lênin chỉ ra thứ tự do đó là “điêu cu Í; ,

24, Lénin - Vé vdn dé bdo chi (Sdd), tr.234

Trang 37

nói láo” khi mà những cơ sở vật chất như nhà in, kho giấy vẫn còn nằm trong tay bọn tư bản, và quyền lực của giai cấp tư sản đối với báo chí trên thế giới

vẫn còn tồn tại và ngày càng biểu hiện một cách rõ rệt, gay gắt, trắng trợn

hơn

Trên thực tế, những tờ báo lớn của giai cấp tư sản đã thu hút về mình quyền lực tập trung với số vốn đầu tư lớn, những phương tiện máy móc hiện

đại nhất, những liên kết chính trị chặt chẽ của tư bản trong và ngoài nước

Tình trạng tập trung và độc quyền về báo chí là hiện tượng khá phô biến ở các nước tư bản với những “ông vua báo ch? nắm trong tay những quyền lực lớn về hoạt động báo chí

Chính giai cấp tư sản tự cho mình cái quyền của bọn nhà giàu được tự do mua chuộc báo chí, tự do “đùng của cải để làm ra và làm giả cái gọi là dự luận xã hội”, sự tự do theo chúng chính là tự do báo chí của xã hội tư sản Lênin nêu vấn đề: giai cấp tư sản buộc tội những người bônsêvích là đã vi

phạm tự do báo chí, vậy thì tự do báo chí trong xã hội tư bản chủ nghĩa là cái gì? Thông qua dẫn chứng của báo chí nước Nga Lênin đi đến khẳng định “7 do báo chí là tư bản bỏ tiền ra nuôi dưỡng báo chí, cái công cụ tác động có sức mạnh vạn năng đối với quân chúng nhân dân” t6,

Giai cấp tư sản đã dùng tiền của để mua đội ngũ những người làm báo

trở thành đội quân phục vụ cho lợi ích của mình Và chỉ khi giới báo chí tư

sản “cãi cọ nhau đến cạn tàu ráo máng thì họ đã phơi bày ra trước công

chủng cải tính chất dễ bị mua chuộc và những thủ đoạn xảo trá của các tờ

báo “lớn” [30, 18] Bao chỉ tư sản được phơi bày ra với những chuyện mờ

ám, sự đút lót, mua chuộc, bo đỡ that la “do ban va đặc biệt đê tiện" ©”

Lênin đã dẫn ra trường hợp N.Xuetxarét, người của báo 7ởi mới, cùng với tờ Thời mới mở cuộc vận động ủng hộ hợp đồng tô nhượng của công ty

Macơm (Anh) và được trả 10.000 rúp, và với những hoạt động của những

Trang 38

công ty kiểu này ở nước Nga thì đã “cướp giật người Nga” Báo chí đã tham gia tích cực vào trong công việc đó khi nhận tiền đút lót và mua chuộc để quảng cáo cho tư sản nước ngoài Lênin gọi đó là “những tên trộm cắp, những

nhà hoạt động xã hội bản mình cho kẻ nhiễu tiễn, những nhà văn vụ lợi, những tờ báo bị mua chuéc” ©, Lénin cũng vạch rõ bộ mặt của bọn bảo vệ

“dân chủ thuần tuý” là những kẻ “bdo vệ chế độ thông tri bdn thiu nhất, dễ bị

mua chuộc nhất của bọn giàu có đối với các phương tiện giáo đục quân chúng, chúng lừa dối quân chúng, dùng những câu trồng rỗng bể ngoài tốt

đẹp và hoàn toàn giả dối để làm cho quan chung di chệch nhiệm vụ lịch sử"

(29)

Khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chính quyền đã về tay giai cắp công nhân nhưng Lênin vẫn không quên nhắc nhở giai cấp công nhân rang “Lic nay giai cấp tư sản (rên toàn thế giới) còn mạnh hơn chúng ta, mạnh hơn rất nhiều? ®®, Với sức mạnh đó, tự do báo chí của giai cấp sẽ giúp chúng “mua chuộc ngay lập tức hàng trăm, hàng nghìn nhà văn dân chủ - lập hiển, xã hội chủ nghĩa cách mạng và mensêvich, là việc chúng tổ chức tuyên truyén va dau tranh chống lại chúng ta Đó là một sự thật “Chúng ” giàu hơn chúng ta và chúng sẽ mua một “lực lượng” lớn hơn gáp 10 lần để chong lai

luc luong cua ching ta” ©”, Lai canh bao cua Lénin da sém tré thanh hién

thuc ngay tai qué huong Xéviét Bon phan déng quéc té ding nhiéu phuong

tiện thông tin, đài phát thanh, truyền hình, sách báo phản động tiến cơng từ

ngồi vào và một mặt hỗ trợ cho những lực lượng phản động trong nước gây

rồi đi đến khủng hoảng, đồ vỡ Bài học của sự Sụp đỗ xã hội chủ nghĩa ở Liên

Trang 39

2.1.2.4 Tie do bdo chi tư sản là sự kiểm duyệt báo chí tiễn bộ

Giai cấp tư sản khi mới ra đời đã giương cao khẩu hiệu “Tự do, bình

đẳng, bác ái” để tập hợp lực lượng chống lại trật tự phong kiến giành lấy

quyền lực Nhưng khi đã đạt được mục đích, cái tự do, bình đẳng đó chỉ là khẩu hiệu suông nhằm dé mi dân Lênin đã vạch rõ tính giả đối đó:

Nền dân chủ tư sản chỉ tuyên bố những quyền hình thức, mà mọi công

dân đều được hưởng, chẳng hạn như quyền hội họp, lập hội, ngôn luận

Trong trường hợp tốt nhất, trong những nước cộng hoà tư sản dân chủ nhất, tất cả những sự hạn chế về mặt pháp luật đối với những quyền ấy được bãi bỏ Nhưng trong thực tế thì bao giờ cũng vậy, thực tiễn hành chính và chủ yếu là tình trạng bị nô địch về kinh tế của những người

lao động đã đây những người lao động vào tình thế là đưới chế độ dân

chủ tư sản, họ không thể nào có khả năng sử dụng đến mức nào đó những quyền và những tự do đó” ©”),

Như vậy, có thể thấy những quyền con người mà dân chủ tư sản thừa nhận như quyền hội họp, lập hội, ngôn luận chỉ là giả hiệu, hoàn tồn hình

thức và khơng có ý nghĩa gì đối với nhân dân lao động, đối tượng mà đáng lẽ

phải được hưởng những thành quả sau khi tham gia đánh đỗ chế độ phong kiến Lênin nói riêng về báo chí “tình hình báo chỉ công nhân trong những nước tu bản tiên tiễn nhất chứng tỏ hoàn toàn rõ rệt rằng tự do và bình đẳng

trong chế độ dân chủ tư sản là hoàn toàn giả dối °° Ở các nước này, bộ máy

nhà nước cùng giới tài phiệt sử dụng những thủ đoạn xảo trá để “tước đoạt báo chí” của công nhân Lénin chi ra các biện pháp của chúng như: cuộc truy nã của toà án, những cuộc bắt bớ biên tập viên (hay là thuê giết biên tập viên), cắm gửi báo qua bưu điện, không cấp giấy in Các phương tiện cần thiết duy trì cho sự tôn tại của tờ báo đều dưới quyên chi phôi của bọn tư bản Lênin đi

32 Lénin, Vé van dé bdo chi, (Sdd),tr.236

Trang 40

dén két luan “ Bằng sự lừa dối và bằng sức ép của tư bản và của nhà nước tự sản, giai cấp tư sản đã tước báo chí của giai cấp vô sản cách mạng”4)

Nếu như tự đo báo chí tư sản ở các nước chính quốc là tự do của các ông chủ tư bản trong việc thao túng báo chí mà hoàn toàn hình thức đối với nhân

dân lao động thì ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa thực dân thiết lập chế độ báo

chí hà khắc, vô nhân đạo

Ở đây không còn tôn trọng pháp luật thông thường, mà là sự đàn áp về tư

tưởng với cả chế độ kiểm duyệt khắt khe, các lệnh cấm đoán, đình bản báo chí Nhiều nhà báo bị tù tội, đi đầy vì đã dám công khai biểu đương những tư tưởng tiễn bộ, nói lên mặt xấu xa của chế độ thực dân Hồ Chí Minh đã đưa ra

dẫn chứng về chính sách này của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa: “Chính phủ Đông Dương tổ chức phá tờ báo Le Paria, chính phủ Tây Phi thuộc Pháp cắm nhập các báo của người da đen châu Mỹ, chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ Tương lai xã hội, ông Ly - ô - tây đuổi chủ nhiệm tờ Ong vò vẽ Marốc ra khỏi Marốc (người ta chỉ cho nhà báo một giờ để thu xếp hành lý" G5)

Không những thế chính quyền thực dân còn dùng bạo lực chống lại các

báo cánh tả, các báo dân chủ ở các nước thuộc địa Hồ Chí Minh lên án chế

độ báo chí phản dân chủ của thực dân Pháp mà người đại diện là viên toàn

quyền Pháp có quyền quyết định sinh mệnh chính trị của mọi tờ báo

Trước khi đưa nhà in, tất cả bài báo phải dịch ra tiếng Pháp và đưa kiểm

duyệt đã Cắm ngặt những tờ thông tin ấy không được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo mà chỉ được đăng ký trước những tin tức thông thường, những vấn đề xét ra có lợi ích cho nhà nước Khi đất

nước bị một thiên tai như lụt lội, bão táp, đói kém phòng kiểm duyệt

cắm báo không được cho dân chúng biết những tin “không vui” ấy, cắm báo không được mở lạc quyên giúp những người bị nạn Báo không có

34 Lênin, Về vấn đề bdo chi, (SDD), tr.247

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w