1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan đề tài khoa học cấp cơ sở Vấn đề xã hội công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay

162 473 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 5,45 MB

Nội dung

Trang 1

TONG QUAN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO NAM 2006

VAN DE XA HOI CONG DAN TRONG QUA TRINH

XAY DUNG NHA NUGC PHAP QUYEN XA HOI CHU NGHIA CUA DAN, DO DAN, Vi DAN O NUGC TA HIEN NAY

CO QUAN CHU TRI:

Viện Kinh điển Mác - Lênin

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: CN Trần Mai Hùng THƯKÝ ĐỂTÀI :Ths Trần Kim Cúc

635(

Trang 2

Chủ nhiệm đề tài:

CN Trần Mai Hùng

Thư ký đề tài:

Ths Tran Kim Ctic

Nhóm cộng tác viên thực hiện đề tài: PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên PGS, TS Nguyễn Thanh Tuấn PGS, TS Trần Ngọc Linh PGS, TS Nguyễn Tất Viễn Ths Bùi Việt Cường Ths Trần Kim Cúc

Trang 3

DANH MUC CAC TU VIET TAT DUOC SU DUNG ADB CSO CSI CNH, HDH GDP INGO NGO NGOV HDR KH&CN MO UNDP XHCD XHCN XHDS VUSTA VIDS VWAA WB

Ngan hang Phat trién chau A Asian Development Bank Tổ chức xã hội công dân Civil Society Organization

Chỉ số xã hội công dân

Civil Society Index

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product Tổ chức phi chính phủ quốc tế International Non-Govermental Organization Tổ chức phi chính phủ Non-Govermental Organization

Tổ chức phi chính phủ Việt nam

Non-Govermental Organization Viet Nam Báo cáo phát triển con người

Human Development Report Khoa học và Công nghệ Tổ chức quần chúng Mass Organization

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

United Nation Development Programme Xã hội công dan

Xã hội chủ nghĩa

Xã hội đân sự

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam Viet Nam Union for Friendship Organisations

Viện Những vấn đẻ phát triển

Viet Nam Institute for Development Studies Liên hiệp hội Văn học và nghệ thuật Việt nam Viet Nam Writers and Artists Associations Ngân hàng Thế giới

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG Bang 1: Bang 2: Bang 3: Bang 4: Bang 5:

Sự tham gia của các thành viên và hoạt động tình nguyện trong những nhóm, tổ chức xã hội khác nhau ở Việt Nam

Thành viên trong những tổ chức và nhóm xã hội khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Singapore Thu nhập từ các nguồn khác nhau của các CSO chuyên dé ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, năm 2000 So sánh mức độ xếp hạng hiệu quả của Chính phủ một số

nước châu Á ::222221222 22 122518222112 ng

So sánh chỉ số tham những Việt Nam và một số nước châu

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

So dé 1: Năm thành lập của các NGO Việt Nam

Trang 5

MỤC LỤC

hp c1 - ÔỎ

Chương 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VỀ XÃ

HOI CONG DAN TRONG MOI QUAN HE VGI NHA

NUGC PHAP QUYEN

1 Lịch sử hình thành và phát triển xã hội công dân trong mối

quan hệ với nhà nước pháp quyềển

1.1 Yếu tố xã hội công dân và nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư

tưởng chính trị phương Đông 022202222 ee

1.2 Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng

chính trị phương Tây 20220011 11121 1.3 Xã hội công đân và nhà nước pháp quyển theo quan niệm I0 818 dHẬHHH L 2 Quan niệm và đặc điểm của xã hội công đân 2.1 Quan niệm xã hội công đân 2020220 0220222

2.2 Đặc điểm của xã hội công dân 22222<2 ee 4 Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân

3.1 Xã hội công dân là cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền 3.2 Xã hội công dân phối hợp với nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội 3.3 Xã hội công dân thực hiện giám sát và phản biện nhà nước pháp 00/2 8 4 4 Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa xã hội công dân với nhà nước pháp quyền s 2 r.e.ir.Errerrrrrrrercerrree 4.1 Kính nghiệm của một số nước trên thế giới .s -cec

4.2 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam

Chương2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÃ HOI CONG DAN TRONG QUA TRINH XAY DUNG NHA NUGC PHAP QUYEN XHCN CUA DAN, DO DAN VA VI DAN Ở VIỆT

NAM HIEN NAY wosccssssescssnssecesttentnntnttertetnstnnensee

1 Quá trình hình thành, phát triển của xã hội công dân tại Việt CC ~ ÔÔÔÔ Ô

1.1 Từ thời kỳ dựng nước đến năm L945Š seo

Trang 6

2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 3.4

Một số đánh giá về xã hội công dân ở Việt Nam hiện nay

Sự tham gia của người dân trong các tổ chức xã hội công dân

Vai trò của xã hội công dân trong giải quyết các vấn đề xã hội

Xã hội công dân trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước

Một số vấn đề đạt ra đối với sự phát triển của xã hội công Xây dựng xã hội công đân trong điểu kiện một đảng cầm quyền

Mối quan hệ xã hội công dân, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị Cơ chế phản biện và giám sát cho xã hội công đân

Nguy cơ chệch hướng trong quá trình phát triển của xã hội công Chương3: XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY -2-.csccvec Quan điểm về phát triển xã hội công dân Giải pháp xây dựng xã hội công dân trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyển -.-2.xz zertretrieer.erirrrrrrerrree 2.1 Mở rộng quyền tự do dân chủ của người đân

2.2 Hoàn thiện các qui định pháp lý cho sự phát triển của các CSO 2.3 Xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà nước và xã hội công đân

2.4 Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thi trường

KẾT LUẬN PHỤ LỤC Phu luc 1: Van ban phap lý đối với xã hội dân sự tại Việt Nam

Phụ lục 2: Các tổ chức thành viên Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Phụ lục 3: Một số tổ chức xã hội công dân thành lập giai đoạn 1990 đến nay c.s.ertirrirrrrrrrrrerreer Phụ lục 4: Các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam Phụ lục 5: Các nước/ vùng lãnh thổ tham gia thực hiện Dự án

quốc tế về chỉ số xã hội dân sự e

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1 Xã hội công đân là một vấn đề chính trị - pháp lý có nội dung hết

sức phức tạp Vấn đề xã hội công dân luôn gắn liền với lý thuyết dân chủ và

nhà nước pháp quyền hiện đại, đây là nhân tố đóng vai trò nền tảng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi nền dân chủ chính trị Khi bàn về vai trò của xã hội công dân, K Marx đã nhận định: không phải xã hội công dân do nhà nước tạo lập và qui định, mà trái lại, nhà nước do xã hội

công dân tạo lập và qui định! Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn đã chỉ ra rằng muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải bắt đầu từ việc xây dựng

xã hội công dân

Ở Việt nam xuất phát từ những đặc điểm kinh tế, chính trị, lịch sử và văn hoá đặc thù, chúng ta, trước hết tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nhưng cũng từng bước chú ý đến quá trình tạo lập xã hội

công dân mà cho đến nay vẫn được biết đến thông qua thuật ngữ "xã hội dan sự” Hai quá trình này có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, và với

tính ưu việt về chính trị và vị thế của mình nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển xã hội công dân Song hiện nay, có một thực tế đáng suy nghĩ là ở những nơi nào phát

triển các tổ chức xã hội theo kiểu dân lập, tự quản thì thường ở đó có sự thu

hẹp vai trò của nhà nước, pháp luật và các tổ chức chính trị- xã hội Chúng ta muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh, bên cạnh đó vẫn duy trì các thiết chế truyền thống (làng xã, đồng họ ) và sự năng động của các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp , để giải

' K, Marx (1843): Phê phán triết học pháp quyền Hegel, xem K Marx và F Engels: Toàn tập

Trang 8

quyết vấn đề này, chúng ta phải đề ra định hướng phát triển đối với mỗi

thiết chế Thực tiễn cho thấy rằng muốn xây dựng một xã hội công dân dân chủ và mang bản sắc xã hội chủ nghĩa chúng ta không thể để quá trình này

điễn ra một cách tự phát, trái lại nó đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ

tính tích cực của nhân tố chủ quan, trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo

các quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin để định hướng xây dựng xã hội

công dân đồng thời với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống

chính trị XHCN

2 Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đang

đặt ra hàng loạt các vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà

nước pháp quyền với các định chế xã hội Chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong xu thế hội nhập, tồn cầu hố kinh tế, chính trị, văn hoá và trong điều kiện nhất nguyên chính trị và thể chế kinh tế thị trường với tính cách là điều kiện trực tiếp cho sự ra đời của xã hội công dân chưa thực sự hoàn thiện Bên cạnh đó, chúng ta còn chịu nhiều ảnh hướng, tác động mang tính chất đặc thù của di sản chính trị truyền thống tập quyền Trong quá trình xây đựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, khung pháp luật để quản lý xã hội đã được xác lập Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, do đó, trong

quản lý và điều hành của các cơ quan công quyền vẫn tồn tại nhiều vấn đề,

mà trong đó điểm nổi bật nhất là thiếu tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách và thực thi công vụ Có thể nói rằng, việc thiếu cơ

chế phản biện, kiểm tra và giám sát đã dẫn tới sự kém hiệu quả, hiệu lực

của các cơ quan nhà nước Do đó, việc xác lập các thể chế để giám sát hoạt động của nhà nước đặt ra hết sức cần thiết; một mặt, nó là điều kiện quan trọng để đưa nhà nước đi vào hoạt động theo qũi đạo nhà nước pháp quyền; mặt khác, đây cũng là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm mở rộng dân chủ, nâng cao năng lực thực hành dân chủ và quyền được tham gia vào công việc

Trang 9

phát huy vai trò quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN mà không làm lu mờ tính tích cực, chủ động của xã hội công dân và giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật với các qui tắc tự quản của xã hội công dân như thế nào?

Đây đều là những vấn để mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử, đòi hỏi

chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu

3 Hiện nay, khi đề cập đến phạm trù xã hội công dân, giới nghiên cứu lý luận ở nước ta vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, đặc biệt là xung quanh tên gọi "xã hội dân sự" hay "xã hội công dân”; điều kiện ra đời và

phát triển của xã hội trong điều kiện tồn cầu hố và xu thế hội nhập Vì vậy, việc nghiên cứu những quan điểm của các nhà kinh điển bàn về xã hội công dân là hết sức cần thiết Một mặt, nó góp phần làm sáng tỏ

những quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin về xã hội công dân, qua đó cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc giải quyết những vấn

dé mà thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đang đặt ra Mặt

khác, thông qua việc nghiên cứu này chúng ta có được một cách nhìn đầy đủ hơn về mối quan hệ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường định hướng định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân và xã

hội công dân trong thời kỳ đổi mới ở nước ta

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài a Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Phạm trò xã hội công dân xuất hiện từ thời Hy lạp, La Mã cổ đại và

đã được nhiều nhà tư tưởng tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Vào thế

kỷ XVI-XVHI, thuật ngữ xã hội công dân trở nên thịnh hành trong các công trình nghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị - pháp lý như Thomas Hobles, Jonh Locke , của các nhà triết học Khai sáng Pháp và đặc biệt là

trong tư tưởng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là l Kant và

Trang 10

các tác phẩm kinh điển như: Hệ r trưởng Đức (1845-1846), Góp phần phê

phán triết học pháp quyên Hegel (1843), Ván để Do Thái (1843), Lời tựa

cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị Sang thế kỷ XX, các học giả tư sản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về xã hội công dân, điển

hình là Danièle Lochak, Fond Kenedy, Jonh Naisbitt, Heyzer, N Riker’, Cohen, Andrew Arato, Zimmer, Annette, Larry Diamond , va céc công

trình nghiên cứu của những học giả người Nga như: A.L Covalenco: Nhà

nước pháp quyên biểu tượng của sự thống nhất hiện thực chính trị và pháp

luật, V.D Dorerkin: Nhà nước pháp quyên XHCN - Những đặc trưng co bản của cấu trúc, E.A Lukaseva: Các quyên con người trong nhà nước pháp quyền, Alếcxâayép: Nhà nước pháp quyền - Số phận CNXH, Nhà nước pháp quyền và sự biểu quyết của nhân dân, Các công trình này đã nghiên cứu xã hội công dân và nhà nước pháp quyền dưới nhiều góc độ khác nhau,

nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về xã hội công dân trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền XHCN

b Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trước yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

của dân, do đân, vì dân, vấn đề mối quan hệ của nó với xã hội công dân đã

thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Những công trình nghiên cứu này được thể hiện dưới dạng các Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp nhà nước, các đề tài nghiên cứu khoa học, các loại sách chuyên khảo và công trình nghiên cứu đăng tải Ở các tạp chí

Loại thứ nhất, các Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp nhà nước, thí dụ trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước: X4y dung nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dán, vì dân, mã số KX

' Xem Jonh Naisbitt: Nghịch lý toàn cầu, Nbx Tài chính, Hà nội (997

? Xem Heyzer, N Riker, J.V Quizon (1995): Những mối liên hệ gia Chính phủ và các tổ chức NGO tai chdu d Triển vọng và thách thức đối với sự phát triển lấy con người làm trọng tâm,

Trang 11

04 giai đoạn 2001 - 2005 do GS.VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm, có các đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiên về nhà nước pháp quyên XHCN của dán, do dân, vì dan (KX 04.01); Méi quan hệ giữa nhà nước pháp quyên XHCN với các định chế xã hội (KX 04.07), chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước: Hệ (hống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, mang mã số KX 05 (1991-1995) do GS Nguyễn Đức Bình làm chủ

nhiệm, có đề tài: Vị (rí và những đặc trưng về hoạt động của các tổ chức quần chúng và xã hội trong hệ thống chính trị (KX 05.10) Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp nhà nước (KHXH 05.05) "Xay dựng Nhà nước pháp quyên của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng", do PGS, TSKH Đào Trí úc làm chủ nhiệm Hoặc các công trình nghiên cứu về xã hội công dân do các tổ chức quốc tế tài trợ như: Xế hội dân sự tại Việt Nam:

Chuyển từ bên lề sang thế chủ đạo Ì, dự án Đánh giá ban đâu về xã hội dân sự tại Việt Nam? của Viện Những vấn đê Phát triển (VIDS),

Loại thứ hai, các công trình nghiên cứu, được xuất bản, đăng tải trên

các tạp chí, sách chuyên khảo, gồm:

® Đào Trí úc, Đinh Ngọc Vượng: Tìm hiểu về nhà nước pháp quyên, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà nội, 1992;

® Đào Trí úc: Xây đựng nhà nước pháp quyền xế hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bán Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005;

® Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh: Quan hệ giáa nhà nước và xế hội đân sự Việt nam, Lịch sử và hiện tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà nội, 2003;

% Nguyễn Văn Thảo: Về nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội,1997;

® Nguyễn Khắc Mai: Vị rrí, vai trò của các hiệp hội quân chúng ở

nước ta, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 1996;

' Do Co quan Phat triển Quốc tế Anh (DFTD) tài trợ nghiên cứu năm 2005

Trang 12

# Nguyễn Văn Thanh: Nhìn nhận lại vai trò của các tổ chức NGO tại Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 17, 1998;

® Lê Cảm: Học thuyết về nhà nước pháp quyền và thực tiên của nó Liên bang Nga (Tiếng Việt, Mát-cơ-va, 1997;

® Đỗ Trung Hiếu: Một số vấn đề về xã hội công dân, Tạp chí Triết học,

số tháng 10-2002

Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến xã hội công dân và nhà nước pháp quyền dưới nhiều góc độ, và mức độ khác nhau tuỳ thuộc

vào yêu cầu và mục đích nghiên cứu

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chưa đề cập đến mối

quan hệ, vai trò của xã hội công dân đối với nhà nước pháp quyền và nhất là chưa trình bày được những luận điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin về xã hội

công dân cũng như sự vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

@ Trình bày một cách có hệ thống và làm rõ những quan điểm của các tư tưởng (đặc biệt là quan điểm của nhà kinh điển Marx-Lenin về xã hội công dân) và quan điểm xã hội công dân trong bối cảnh hiện nay;

# Làm rõ vai trò, mối quan hệ của xã hội công dân với nhà nước pháp quyền trong qúa trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta;

® Làm rõ những nhân tố qui định và chì phối sự hình thành xã hội công dân trong mối quan hệ với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta;

® Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp xây dung nhà nước pháp quyền XHCN trong mối liên hệ với xã hội công dân ở nước ta 4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 13

chứng - duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học như:

phương pháp xã hội học, thống kê, phân tích - tổng hợp

5 Kết cấu của tổng quan đề tài

Trang 14

BẢN GỐC TÀI LIỆU NÀY KHÔNG CÓ TRANG 8

Trang 15

cuộc sống của xã hội như: qui định các mối quan hệ xã hội, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, kiện tụng trong nhân dân Trong môi trường kinh tế - xã hội và chính trị - pháp lý như vậy, có thể nói rằng, xã hội chuyên chế

phương Đông đã không tạo ra những tiền đề cho sự ra đời của xã hội công dân và nhà nước pháp quyền; mặc dù, xét về khía cạnh kinh tế và văn hoá nó có những điểm nổi bật nếu so với xã hội phương Tây đương thời Vì vậy, nhìn chung xã hội phương Đông vẫn là “xã hội tôn giáo”, “xã hội thần dân”, đặt dưới sự thống trị của chế độ chuyên chế hà khắc, trật tự phong kiến và lễ nghỉ tôn giáo mà không thể có một xã hội công đân như ở

phương Tây Cho đến nay, chúng ta chỉ biết đến các hoạt động và sự tồn tại của các tổ chức xã hội công dân qua phản ánh gián tiếp dưới hình thức các hoạt động cộng đồng như: lễ hội, các hoạt động của dòng họ, thôn xóm hay các sinh hoạt tín ngường - tôn giáo mà nó không thực sự trở thành một học thuyết hay tư tưởng trong thực tiễn đời sống chính trị

Khái niệm xã hội công dân, nhà nước pháp quyền xuất hiện và trở thành hiện thực ở phương Đông gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa

của các nước tư bản phương Tây Với sự xâm nhập về kinh tế và văn hoá, xã

hội phương Đông chịu ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ các tư tưởng, trào lưu tự

do của phương Tây Sự bóc lột, chèn ép hà khác của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã làm nổi dậy ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng, ý thức cá

nhân của các dân tộc phương Đông, đây là điều kiện hết sức quan trọng cho sự ra đời của xã hội công dân Xã hội công dân ra đời đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại sự thống trị, áp bức của CNTB phương Tây, giành

độc lập và xây dựng chính quyền nhà nước của mỗi quốc gia

1.2 Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng

chính trị phương Tây

Theo quan niệm của các nhà tư tưởng phương Tây, xã hội công dân là

Trang 16

này chúng ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với Nhà nước

Ở phương Tây, vấn để xã hội công dân đã được các nhà tư tưởng chính trị phương Tây nhắc đến từ thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại và đặc biệt từ thế kỷ XVIH - XIX, trước sự phát triển của nhiều trào lưu tư tưởng tiến

bộ Nghiên cứu những tư tưởng về xã hội công dân ở phương Tây thường

được xem xết trong mối quan hệ với Nhà nước, dân chủ, các thiết chế tôn

giáo, sự hình thành dân tộc và phát triển của CNTB

Tư tưởng về xã hội công dân, nhà nước pháp quyền đã được Plato (427-347 TCN) nhắc đến trong các tác phẩm của mình như: Chính khách

(Statesman), Luật pháp (Laws, 360 TƠN) và Nền cộng hod (Republic, 360

TCN) , những tác phẩm này đã để cập đến nhiều khía cạnh trong đời sống

chính trị - xã hội, từ luật pháp, Nhà nước, đạo đức, dân chủ Học thuyết của ông vẫn còn nhiều điểm mang tính chất phản động và duy tâm, song cũng có không ít tư tưởng tiến bộ được các học trò của ông tiếp thu và phát triển Plato cho rằng: công lý là sản phẩm của sự phát triển xã hội, theo ông luật pháp đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế “nhà lãnh đạo tài đức

nhưng khó kiếm được trong thế giới thực tế của con người”; luật pháp chế ngự tính ích kỷ của con người - là nguyên nhân có thể gây mất ổn định xã

hội, nó là khuôn mẫu bất buộc khiến công dân hoạt động theo một phương hướng ổn định Theo ông, không có luật pháp nào là hoàn hảo, song luật pháp “bao giờ cũng tốt hơn là các quyết định tự ý của những kẻ lãnh đạo bất

tài, vô đức”, ông cho rằng: trong một quốc gia dân chủ, quyền lực của chính

quyền cần phải được các cơng dân kiểm sốt và chế ngự, lãnh đạo nhà nước cần gạt sang một bên ý chí của cá nhân, phải lấy tôn giáo và pháp luật làm công cụ điều chính hoạt động của xã hội và các cơng dân Ơng đã đưa ra

mô hình Nocturnal' nhằm giám sát, kiểm soát các hoạt động của chính phủ,

thông qua các thành viên của Nocturnal Mac di vẫn còn những hạn chế

Trang 17

nhất định trong học thuyết của mình, nhưng Plato đã chỉ ra được vai trò của

pháp luật, cơ chế giám sát quyền lực của công dân, đây là những yếu tố quan

trọng cho việc hình thành nhà nước pháp quyền và xã hội công dân hiện đại Vấn để xã hội công dân và nhà nước pháp quyền tiếp tục được Aristotle (384-322 TCN) đẻ cập đến trong hai tác phẩm nổi tiếng là Chính

trị (Polistics, 350 TCN) và Hiến pháp Athens (Athenian Constiution, 350

TCN) Tán thành ý kiến của Plato, cho rằng con người không thể không có

quốc gia; chính khách tài đức có thể xây dựng một quốc gia lý tưởng, từ đó

ông hết sức coi trọng việc xây dựng hiến pháp và thể chế pháp trị Theo ông

thì luật pháp phải được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp phải được thực hiện một cách công bằng và nghiêm khắc; Hiến pháp là cơ sở để phân chia quyền lực nhà nước và thực hiện chế độ thưởng, phạt của quốc gia Khi

bàn về sự tham gia của công dân trong việc xác lập chế độ chính trị, Aristotle cho rằng: công đân có những đóng góp xây dựng quốc gia thì sẽ được giao phó một số quyền lực mang tượng trưng cho sự đóng góp của mình, những người khác, nếu không đóng góp thì sẽ không được đồi hỏi

quyền lãnh đạo quốc gia Theo ông, nếu quyền lực không tập trung và thiểu

số lãnh đạo không lạm dụng quyền lực thì sự tồn tại của chính quyền quí tộc dựa trên luật pháp cũng có thể chấp nhận được, ông cho rằng chính thể nhà nước tốt đẹp nhất thì chính thể đó phải do đân trị và vì dân, chính thể đó phải tập trung được đông đảo tầng lớp trung lưu trong xã hội Aristotle cho rằng, trong xã hội việc tồn tại của các nhóm đối nghịch là tất yếu, cách tốt nhất để xây dựng quốc gia không phải là triệt tiêu các nhóm đối nghịch

mà phải kiểm chế họ và hình thức tổ chức chính quyền tốt nhất là phải duy

trì sự cân bằng giữa các quyền lực của công dân và quyền lực của chính

quyền - đây là tư tưởng cho sự hình thành các “khế ước xã hội” - cơ sở của Hiến pháp, là nguồn gốc pháp lý của nhà nước pháp quyền và xã hội công dân

Vào thời kỳ Trung cổ, nhà nước, pháp luật phát triển phụ thuộc một

Trang 18

chính quyền phong kiến đã làm cho quyền tự do cá nhân, công dân và vai trò của nhà nước dân chủ bị thu hẹp; tư cách công dân ít được bàn đến, nó lệ thuộc chặt chế vào xã hội thần dân và xã hội tôn giáo Tuy nhiên, khi

những mâu thuẫn giữa Nhà nước và nhà thờ xuất hiện, đã làm nảy sinh nhu

cầu cho sự ra đời của một “khế ước xã hội”- cơ sở cho sự ra đời và tồn tại

của nhà nước pháp quyền và xã hội công dân Theo đó, người dân sống trên

lãnh thổ của các lãnh chúa hứa phải trung thành với các lãnh chúa và các

lãnh chúa sẽ bảo vệ họ Thời kỳ này, tại một số vùng ở châu Âu, đã bắt đầu

xuất hiện các cam kết dạng này dựa trên nguyên tắc của chế độ hợp đồng,

theo đó, các bên cam kết thực hiện các điều khoản đã thoả thuận, nếu một

bên vi phạm, bên kia có quyền rút lại các cam kết, hoặc buộc bên kia chấm dứt hành vi vi phạm Người dân châu Âu ngày càng ý thức được rằng Giáo hội Cơ đốc không thể thay thế được chính quyền, chính các nhà vua, chứ không phải các giáo sĩ đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống

hằng ngày của họ, xu hướng liên kết này ngày càng phát triển trước sự lúng

túng và mâu thuẫn của Giáo hội Cơ đốc

Trước sự khủng boảng của Giáo hội Cơ đốc, người dân tỏ ra nghỉ ngờ giáo lý, và tin tưởng vào tư tưởng của Aristotle do di dan A rap và Do Thái đưa vào châu Âu Trước tình hình đó, Giáo hội Cơ đốc đi đến quyết định cần phải nghiên tư tưởng của Aristotle, nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt trong xung đột giữa tư tưởng của ông và giáo lý Thiên chúa, qua đó sẽ “giáo lý hoá” tư tưởng này, và người được giao nhiệm vụ này là

Thanh Thomas D’ Aquinas

Thomas D’ Aquinas (1225-1274) la mot trong nhiing nha tu tuéng cd ảnh hưởng lớn của Giáo hội Cơ đốc, học thuyết siêu hình học của ông đã được Giáo Hoàng Jonh XXỊI đưa vào giáo trình cơ bản của của nhà thờ từ

nam 1789, T D’Aquinas cho rang con người là một “động vật xã hội”, vì

vậy, nhân luật không được trái với luật tự nhiên, Nhà nước không được cấm

Trang 19

nông nô Chính quyền không chỉ giúp người dân xây dựng một cuộc sống an lạc mà còn phải xây dựng đất nước thành một nước Chúa, giúp người dân cứu rỗi linh hồn Theo ông thì vua phải được bầu, chứ không nên “cha

truyền, con nối”, quyền uy chính trị đến từ thiên nhiên; ông chia luật pháp

ra thành bốn loại: luật bất diệt, luật thiên nhiên, giáo lý và luật con người, nhà vua phải trị quốc bằng luật pháp Tuy học thuyết của ông còn nhiều

điểm hạn chế và mang tính chất duy tâm, song đây là quan điểm hết sức

tiến bộ trong học thuyết nhà nước tôn giáo của ông

Cuộc xung đột giữa thần quyền và chính quyền diễn ra hết sức căng thẳng, trong cuộc chiến này, ý thức dân tộc từng bước được hình thành, nhiều tư tưởng mới ra đời, khẳng định sự thống trị của luật pháp và vai trò của Nhà nước trong đời sống chính trị- xã hội Hậu quả cuộc xung đôt này là vai trò của nhà thờ trong đời sống chính trị ngày càng bị thu hẹp, lịch sử châu Âu bước sang một trang mới đánh dấu bằng thời kỳ Phục Hưng (Renaissance) với sự phát triển, khôi phục những giá trị tư tưởng nhân văn, đề cao vai trò của cá nhân và sự “thế tục hoá” Nhà nước

Vấn đề nhà nước pháp quyền và xã hội công dân được tiếp tục phát

triển với tên tuổi của Niccolo Machiavelli (1469-1527), qua các tác phẩm

nổi tiếng như: Ơng Hồng (The Prince, 1513), Luận về sách lịch sử La Mã

của Livy (Discourses on Livy, 1517), Cải cách ở Florence (Reform of

Florence, 1520), Nghệ thuật chiến tranh (The Art of War, 1520), trong

đó nồi bật nhất là Ơng Hồng

Khơng giống như các dân tộc châu Âu khác, ở đầu thời kỳ Phục

Hưng, nước Italia bị chia cất thành năm tiểu bang, các tiểu bang này luôn

có ý đồ thôn tính nhau, tương lai của dân tộc hết sức mờ mịt Machiavelli viết Ơng Hồng với mục đích đưa ra sách lược và thủ đoạn chính trị để giúp

nhà cầm quyền thống nhất đất nước Trong tác phẩm này, Machiavelli đã

Trang 20

thống nhất đất nước và trị nước Ông cho rằng, nhà vua nên thành lập chính thể cộng hoà, trong đó nhà vua được người dân bầu lên và ủng hộ; nhà vua phải làm cho người dân hiểu được rằng mình là người có năng lực hơn họ ở phương diện cai trị quốc gia, và họ phải có bổn phận tuân thủ luật pháp, giữ

vững thống nhất quốc gia và “trên tất cả mọi thứ, quân vương phải biết sống

hoà trong dân chúng của mình” Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, song các quan điểm của Machiavelli về nhà nước, vai trò của pháp luật và của công dân đã được khẳng định, chứa đựng nhiều tư tưởng hợp lý và được phát triển

vào các thế kỷ tiếp theo

Cuộc cách mạng tư sản Anh thắng lợi (1688) đánh dấu một mốc phát

triển mới trong lịch sử châu Âu, nó mở đường cho sự hình thành các trào lưu tư tưởng tiến bộ để cao vai trò cá nhân, khẳng định những giá trị nhân văn và các quyền tự nhiên của con người Đến giai đoạn này, tư tưởng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền tiếp tục được phát triển và hoàn thiện

theo hướng khẳng định quyền tự do của công dân, phân quyền trong tổ chức

bộ máy nhà nước và tính tối cao của pháp luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội

Thomas Hobbes (1588-1679) là người đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển tư tưởng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, tư tưởng của ông được công bố trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Những thành tố của pháp luật tự nhiên và chính trị (The Elements of Law Natural

and Politic, 1649), Céng ddan (The Citizens, 1651), Leviathan (165}),

T Hobbes cho rằng con người thống nhất với nhau ở tính tự nhiên và tính xã hội, vì con người có khả năng và tham vọng như nhau nên ai cũng có xu hướng tăng thêm quyền uy cá nhân, dẫn đến cảnh chém giết nhau để

sinh tồn Dé không diễn ra tình trạng này, mọi người đi đến thống nhất ký kết các “khế ước xã hội” để đảm bảo tính mạng và cuộc sống của mình,

Trang 21

tồn tại tự nhiên sang giai đoạn trật tự, ổn định gọi là xã hội công dân “Khế

ước xã hội” là tiền để cho sự ra đời của nhà nước - Leviathan; chính thể Leviathan, theo ông được hình thành từ sự “sợ hãi của nhân loại”, và do sợ hãi lẫn nhau mà con người cần đến sự giám sát của một “lãnh tụ quyền uy”,

đó là chính quyền T Hobbes cho rằng, trong chính thể quân chủ chuyên chế, nhân dân phải nhờ đến sự bảo vệ của chính quyền, vì vậy họ có nghĩa

vụ tuân thủ pháp luật do lãnh tụ ban hành, những người vi phạm có thể bị khai trừ khỏi cộng đồng thịnh vượng Leviathan Mặt khác, nếu như một khi Leviathan không đảm bảo được an ninh cho các công dân, thì người dân có

quyền từ bỏ các cam kết, không bị ràng buộc bởi “khế ước xã hội” và họ sẽ

trở lại với “trạng thái tự nhiên” hoặc tìm kiếm một Leviathan khác Mặc dù

là người ủng hộ việc tuyệt đối hoá quyền lực, song T Hobbes phản đối sự

can thiệp quá sâu của tôn giáo vào chính quyền, ông cho rằng giáo hội can

thiệp vào chính quyền có thể gây nguy hiểm cho sự cai trị của nhà vua; theo ông thì giáo hội là một tổ chức nằm ngoài chính quyền, nó phải bị kiểm soát

và hoạt động theo ý muốn của chính quyền; nhân dân phải tuân thủ mệnh lệnh của chính quyền, ngay cả khi mệnh lệnh đó trái với giáo lý của giáo hội

John Locke (1632-1704), đã tiếp nối tư tưởng của T Hobbes về xã

hội công dân và nhà nước pháp quyền qua tác phẩm Chuyên luận thứ hai về

chính thể công dân (The Second Treatise of Civil Government, 1690), Lá

thư về sự khoan dung (Letter on Toleration, 1692) J Locke cho rằng,

quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu là những quyền tự nhiên của

con người, không thể bị xâm phạm và tước đoạt Nhà nước ra đời trên cơ sở

những “khế ước xã hội” nhằm bảo vệ các quyền này của công dân; Nhà nước đóng vai trò “trọng tài” và “người bảo vệ” các quyền này nhằm tránh

sự franh cãi của công dân và sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài Theo

ông, xã hội công dân được hình thành ở thời điểm con người tập hợp lại với

nhau một cách tự nguyện trên cơ sở lợi ích chung Khi đó, con người phải từ

Trang 22

quyền lực này không thể chuyển nhượng cho Nhà nước, Nhà nước chỉ là người đại diện cho cộng đồng công dân

Là người khởi xướng học thuyết phân quyển, J Locke hết sức coi

trọng quyền lập pháp, theo ông lập pháp là quyền lực lớn nhất trong bộ máy

nhà nước, nó thuộc về nghị viện, nơi có quyền thông qua các đạo luật Nghị

viện là cơ quan xây dựng các đạo luật nhưng không có chức năng triển khai thực thi các đạo luật Việc thực thi các đạo luật - quyền hành pháp nên giao cho nhà vua, nhà vua thực hiện chức năng hành pháp trên cơ sở qui định của pháp luật và chịu sự giám sát của pháp luật Trong tư tưởng của J Locke thì nhân dân đóng một vai trò hết sức quan trong cơ cấu quyền lực chính trị, họ được xem như một lực lượng để giám sát quyền lực nhà nước, phân xử các tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp Không như T Hobbes, ở J Locke,

nhân dân không chuyển hết quyền lực của mình cho chính quyền, mà họ giữ lại quyền cho mình thông qua xã hội công dân Ông viết: “quyền lực mà

mỗi cá nhân trao cho xã hội khi anh ta gia nhập vào đó, không bao giờ quay

ngược về cá nhân một lần nữa chừng nào mà xã hội vẫn còn tồn tại, mà sẽ được lưu giữ tại cộng đồng ( ), cũng như thế khi xã hội đặt quyền lập pháp

vào bất kỳ một hình thức hội đồng đại diện nào”! Mặt khác, J Locke cho

rằng, khi chính quyền không đáp ứng các yêu cầu của nhân dân thì công

dân đứng lên hành động với tư cách quyền lực tối cao bằng việc “dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới” Tư tưởng về “khế ước xã hội”, phân

chia quyền lực nhà nước, đề cao tính tối thượng của pháp luật và vai trò của

xã hội công dân của J Locke chứa đựng nhiều điểm hợp lý và được Montesquieu tiép tục phát triển về sau

' Xem J Locke (1690): The Second Treatise of Civil Government, E-text at Adelaide University Library: http://www library.adelaide.edu.au/etext/1/181s/ (bản dịch của Lê Tuấn Huy)

? Xem J Locke (1690): The Second Treatise of Civil Government, E-text at Adelaide University

Trang 23

Charles Louis Montesquleu (1689-1775) là một trong những nhà tư tưởng khai sáng của nước Pháp, ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi quí tộc vùng Bordeaux, đã tốt nghiệp đại học luật, và nổi tiếng với các tác phẩm như Thư Ba ¡ư (Lettres Persanes, 1721), Nhận xét về những nguyên nhân hưng thịnh và suy tần của La Mã (1734), và đặc biệt là Tỉnh thần pháp luật (The Spirit of the Laws, 1748), Nghiên cứu những qui luật phát triển của Nhà nước, pháp luật và quyền tự do của công dân, Montesquieu cho rằng sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật là có tính lịch sử, Nhà nước được thành lập từ những “khế ước xã hội” do người dân lập ra, vì vậy dân chúng

“có quyền lực tối cao” Điểm đặc sắc trong tư tưởng nhà nước, pháp luật

cia Montesquieu đó là việc ông đã phân chia quyền lực nhà nước thành ba

quyền, gồm các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp cùng với sự chế ước

giữa hệ thống các cơ quan này Khi bàn về vấn để xã hội công dân, cũng như T Hobbes và J Locke, Montesquieu cho rằng, khi tham gia “khế ước

xã hội” thì con người đã trao cả sự an ninh của mình cho xã hội công dân,

nhà nước với công cụ luật pháp có nghĩa vụ phải đảm bảo sự an ninh đó, và đó cũng là lý do tồn tại của Nhà nước Là người theo thuyết tự do, ông không chủ trương lật đổ chế độ phong kiến, mà chỉ đưa ra chủ trương cải

cách nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của giai cấp tư sản, tư tưởng này

của ông về sau được J J Rousseau tiếp tục phát triển

Jean Jacques Rousseau (1712-1778) là người có nhiều ảnh hưởng

trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây, ông nổi tiếng với tác phẩm

Khái luận Kinh tế chinh tri (Discourse on Political Economy,1755), Khế wc xd hdi (The Social Contract, 1762), Cap tién hon so véi Montesquieu,

tư tưởng của J J Rousseau phản ánh tư tưởng của tiểu tư sản và đông đảo

nhân dân, nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của ông là chủ quyền nhân

dân Cống hiến vĩ đại nhất của J J Rousseau với tư cách là một nhà tư tưởng chính trị ở chỗ “ông là một trong những người đầu tiên thấy được sự

Trang 24

nước được thiết lập sau đó trên cơ sở khế ước xã hội giữa những con người với nhau”! Trong học thuyết của mình, J J Rousseau chú ý nhiều đến vai trò của cơ quan lập pháp, theo ông, cơ quan lập pháp phải đại điện cho ý chí chung của toàn dân, nó được lập nên từ “khế ước xã hội”, có nhiệm vụ bảo đảm hạnh phúc, duy trì sự bình đẳng va tu do cho cdc cong dan J J Rousseau cho rang co quan hanh pháp phải được lập ra bởi cơ quan lập pháp, có chức năng tổ chức quản trị quốc gia, cơ quan này hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ và mợi người dân đều có thể tham gia quản lý Nhà nước thông qua vai trò của mình trong cơ quan lập pháp Theo ông, quốc gia cũng cần lập ra cơ quan tư pháp, cơ quan này có chức năng bảo vệ cho cả chính quyền lẫn người dân, ngăn chặn các hành động gây hại từ bất kỳ phía nào J J Rousseau cũng đã nhận ra sự khác biệt giữa các qui định

pháp luật với thực tiễn áp dụng, song ông van đề cao tính tối thượng của

pháp luật, xem đó là cơ sở để hình thành và cũng là những nguyên tắc chung để điều chỉnh các hoạt động của xã hội công dân

Vào đầu thế kỷ XVII và XIX, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thương mại, giai cấp tư sản càng lớn mạnh đang đòi hỏi phải chia sẻ quyền lực nhà nước đang nằm trong tay địa chủ phong kiến Để bảo vệ

quyền lợi giai cấp, các tư tưởng về nhà nước pháp quyền và xã hội công dân

được các tên tuổi như Immanuel Kant (1724-1804),Thomas Paine (1737- 1809), Alexis Tocqueville va Jonh Stuart Mill (1806-1873) tiếp tục phát

triển, và đặc biệt đến G.W Hegel thì tư tưởng này đã được trực tiếp bàn đến

với những khía cạnh mới

Immanuel Kant là giáo sư triết học trường Đại học tổng hợp Koenigasberg, ông đã có công lớn trong việc hệ thống hoá các tư tưởng nền

tảng của giai cấp tư sản Đến giữa thế kỷ XVII, lý thuyết nhà nước pháp quyển đã tìm được cơ sở triết học qua quan điểm của các nhà triết học cổ

' Xem Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, bản dịch của Lưu Kiếm Thanh và Phạm

Trang 25

công dân" khi nó chưa được quản lý về phương diện chính trị dưới sự giám

sát của Nhà nước Chỉ có quyền lực tối cao là Nhà nước lập hiến, và chỉ khi

thừa nhận và duy trì ở địa vị lệ thuộc Nhà nước thì xã hội công dân mới

được đảm bảo phát triển tự do; vì Nhà nước là hình thức chân chính của ý niệm tuyệt đối, của lý trí khách quan.!

Xã hội công dân, theo G.W.F.Hegel, bao gồm nền kinh tế thị trường,

các cá nhân, nhóm xã hội, các giai cấp xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội tự

nguyện, trường học, bệnh viện, tổ chức của giới tri thức và các thể chế vận

hành chúng Với tính cách là "một hệ thống nhu cầu" dựa trên chế độ tư hữu, sự tác động qua lại của các yếu tố của xã hội công dân được điều tiết

bởi quyền công dan; va tu ban thân chúng tuy không phụ thuộc vào Nhà nước pháp quyền, được điều chỉnh bằng đân luật, nhưng lại lệ thuộc vào cộng đồng lớn hơn, phức tạp hơn - đó là cộng đồng được tổ chức về phương

diện chính trị hay xã hội chính trị

Phê phán các quan điểm đồng nhất xã hội công dân với Nhà nước của

những nhà tư tưởng theo thuyết các quyền tự nhiên của con người, G.W.E Hegel cho rằng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền hợp thành xã hội

chính trị; trong đó xã hội công dân tuy tồn tại song song (hay bên cạnh) Nhà nước và tách khỏi nhà nước pháp quyền nhưng vẫn ở địa vị lệ thuộc nhà nước pháp quyền, theo ông thì “không thể có quyền tự do của xã hội công dân đối với Nhà nước nếu không có những nguyên tắc chung nào đó” Thậm chí, có lúc ông còn cho rằng xã hội công đân và Nhà nước chính trị như hai mặt của nhà nước, hai loại quyền uy công cộng, mà trong đó quyền dân sự giành cho các cá nhân hay nhóm, còn quyền chính trị thì phục vụ

những lợi ích công cộng Theo ông thì: “nếu lẫn lộn Nhà nước với xã hội công dân và coi Nhà nước có sứ mệnh phải bảo đảm và bảo hộ quyền sở

hữu cũng như tự do cá nhân thì như vậy là thừa nhận lợi ích của những con

LG.W.F Hegel: Grundlinie der Philoophie des Rects, (Những nguyên lý của triết học pháp

Trang 26

người riêng lẻ như vốn có là mục tiêu cuối cùng Và như vậy, có thể kết luận rằng chúng ta có thể tuỳ ý trở thành hay không trở thành thành viên

của Nhà nước, trên thực tế, lại có một quan hệ hoàn toàn khác với cá nhân; vì nó là tinh thần khách quan nên cá nhân chỉ có tính khách quan, tinh dich thực và đạo đức khi nó là thành viên của Nhà nước”

Như vậy, theo Hegels thì xã hội công dân và nhà nước pháp quyền hợp thành xã hội chính trị; trong đó, xã hội công dân tuy tồn tại song song (hay bên cạnh) Nhà nước hay tách khỏi Nhà nước thì vẫn ở vị trí lệ thuộc

vào Nhà nước Quan niệm của ông về “sự bảo hiểm lý tính” của Nhà nước đối với xã hội công dân đã gây nên không ít tranh luận khoa học về sau

Tổng quan tư tưởng về xã hội công dân trong mối quan hệ với nhà

nước pháp quyền cho đến trước thời điểm ra đời của học thuyết marxirst,

chúng tôi có một số nhận xét khái quát sau:

Thứ nhất, về con đường hình thành, phát triển và không gian tồn tại

của xã hội công dân ở phương Đông, sự hình thành và phát triển của xã hội công dân không thực sự rõ nét, điều này xuất phát từ cơ sở kinh tế, chính trị và văn hoá mang tính chất đặc thù Chế độ quân chủ chuyên chế, “phương thức sản xuất châu Á” cùng với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và

truyền thống văn hoá cổ truyền đã tác động lớn đến con đường hình thành, phát triển và không gian tồn tại của xã hội công dân Có thể nói rằng, sự

thống trị và cưỡng bức của chế độ quyền lực độc tôn, cùng với ảnh hưởng

của tư tưởng chính trị - văn hoá truyền thống đã kìm hãm sự phát triển của xã hội công dân Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, ở phương Đông, con người cá thể bị hoà tan trong cộng đồng, tự do bị bóp nghẹt, không thể có

con người “công dân” theo đúng nghĩa như quan niệm phương Tây mà chỉ có con người “thần dân” trong xã hội chuyên chế và con người với tư cách là tín đồ trong các xã hội mà tôn giáo còn ngự trị Mặc dù vậy, xã hội công

Trang 27

dân trong thực tế vẫn tồn tại và phát triển với tư cách là một phương diện tự

quản trong đời sống của cộng đồng, và trong thực tế, nó cũng có ảnh hưởng

không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội Điều này được thể hiện trong các

quan niém “dan vi ban”, “dan vi quí” hay “chèo thuyền cũng là dân, lật

thuyền cũng là dân”

Ở phương Tây, xã hội công dân hình thành và phát triển theo con đường tự nhiên gắn liền với quá trình hình thành dân tộc, kinh tế thị trường

và nhà nước pháp quyền Trong thời kỳ đầu, ở phương Tây, vấn đề xã hội

được coi như đồng nghĩa với Nhà nước, nó được dùng để nói đến một xã hội văn mỉnh, đối lập với xã hội tự nhiên, hoang dã Với sự phát triển của chế

độ tư hữu, nó đã tạo ra những tiền đề trực tiếp cho sự phát triển của xã hội công dân, đó là những quan hệ của cá nhân vượt ra khỏi khuôn khổ cộng

đồng chật hẹp và sự hình thành các “khế ước xã hội” là nhằm mục đích duy

trì chế độ sở hữu Đồng thời với quá trình này, là sự tách ra của Nhà nước đưới ảnh hưởng của nhà thờ hình thành nên các nhà nước dân tộc có chủ quyền đầy đủ Sự xuất hiện của các “khế ước xã hội” với tư cách là nền tảng liên kết các cá nhân với nhau là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hiến pháp và nhà nước pháp quyền tư sản; xã hội pháp quyền ra đời thay cho xã

hội thần dân và xã hội tôn giáo, chỉ khi đó xã hội công dân mới hình thành theo đúng nghĩa của nó Vì vậy, có thể nói rằng: không phải bất kỳ xã hội nào cũng là xã hội công dân, xã hội công dân chỉ hình thành khi công dân được tự do, quyền công dân được luật pháp thừa nhận và ý thức chính trị

của công dân đã phát triển đến một trình độ nhất định, khi nhà nước - dân

tộc hình thành và phát triển theo hướng nhà nước pháp quyền

Thứ hai, quan niệm về xã hội công dân Trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi chế độ chính trị người ta có cách nhìn nhận khác nhau về vấn dé

xã hội công dân Lịch sử cho thấy rằng quan niệm về xã hội công dân cũng có những thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau Ở phương Tây, trong giai

Trang 28

luận “luật tự nhiên” cũng như những người chịu ảnh hưởng cua tư tưởng này đều cho rằng xã hội công dân là “trạng thái đối lập với tự nhiên”, họ tìm thấy sự thống nhất giữa Nhà nước và xã hội công dân, thậm chí có lúc

họ còn cho rằng Nhà nước và xã hội công dân là một Trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của các trào lưu tự do, với xu hướng đề cao các giá trị

cá nhân, công dân; khái niệm xã hội công dân được hiểu là lĩnh vực hoạt động ngoài nhà nước, phi chính trị của những con người tự do được tập hợp

đưới hình thức các tổ chức của mình

Thứ ba, về mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội công dân Như đã

trình bày, ở giai đoạn đầu các nhà tư tưởng thường đồng nhất Nhà nước với xã hội công dân Xã hội công dân được tách ra khỏi Nhà nước khi có sự hình thành các quốc gia dân tộc dưới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Đến thế kỷ XVIII-XIX, dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng tự do, các

cá nhân liên hiệp lại với nhau dưới hình thức các “khế ước xã hội”, ở thời kỳ này các “khế ước xã hội” chính là nền tảng của Hiến pháp và nhà nước

pháp quyền tư sản, lúc này xã hội công dân tách ra khỏi Nhà nước, nhằm

kiểm soát các quyển năng của Nhà nước mà xã hội đã giao phó Như vậy,

có thể nói rằng, trong mối quan hệ với Nhà nước, Nhà nước nảy sinh từ xã

hội công dân và xã hội công dân đã phát triển từ chỗ đồng nhất đến khác

biệt với nhà nước

1.3 Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền theo quan niệm Marxirst

Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của J.J Rousseau cho rằng, sự xuất hiện của xã hội công dân là dấu hiệu con người đã vĩnh viễn bước ra khỏi trạng

thái tự nhiên, K Marx (1818-1883) và F Engels (1820-1895) trong tác

phẩm Hệ ¡tư tưởng Đức đã khẳng định: xã hội công dân là thành tựu vĩ đại của loài người, là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên trong lịch sử đem lại cho mọi thành viên xã hội một quy chế chính trị ngang nhau Khác với G.W.F

Trang 29

nước pháp quyền và xã hội công dân, K Marx và F Engels đã xuất phát từ

phương thức sản xuất và đời sống hiện thực làm cơ sở để luận giải vấn đề Cũng như G.W.F Hegel, các ông cho rằng, xã hội công dân là một hiện

tượng lịch sử, chứ không phải trạng thái tự nhiên có sẵn, xã hội công dân chỉ xuất hiện khi có sự tách biệt giữa lĩnh vực công cộng với khu vực tư

nhân, và nó chỉ xuất hiện cùng với giai cấp tư sản Theo K Marx và F

Engel thì xã hội công dân được sinh ra từ xã hội tư sản, và “xã hội công dân

theo đúng nghĩa của nó, chỉ phát triển cùng với giai cấp tư sản”! Nó được

hình thành bởi những định chế lịch sử - xã hội; những hình thức quan hệ sản xuất đặc biệt; những hình thức quan hệ, đấu tranh giai cấp và được bảo

vệ bởi những cơ chế chính trị - pháp lý tương ứng Thêm vào đó, bản thân

xã hội công dân không thể tồn tại vĩnh viễn; vì nó tạo ra giai cấp vô sản -

người đào mồ chôn xã hội tư sản và chôn luôn xã hội dân sự tư sản, để xây

dựng xã hội có tính loài hay loài người xã hội hoá (xem Luận cương 10

trong Luận cương về Feuerb ach} -

Vấn đề xã hội công dân được K Marx bàn đến lần đầu tiên trong bản

thảo Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel viết vào năm 1843 Bản thảo này đã phê phán các tiết 261 đến 313 trong tác phẩm Triếf học pháp quyền của G.W,F Hegel về mối quan hệ giữa xã hội công dân và Nhà

nước K Marx đã phê phán quan điểm của G.W.F Hegel trong việc tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước va cơ sở tồn tại của xã hội công dân Theo G.W.F Hegel thì Nhà nước hình thức chân chính của ý niệm tuyệt đối, đóng vai trò quyết định đối với xã hội công dân, ngược lại, K Marx cho

rằng, xã hội công dân xuất hiện gắn liền với sự phát triển của phương thức

sản xuất, nó là nền tảng của Nhà nước và các thành tố khác thuộc kiến trúc

thượng tầng Ông cho rằng, không phải Nhà nước được G.W.F Hegel mô tả

'K Marx và F Engels (1845-1846): Hệ tư tưởng Đúc, trong K Marx và F Engels Toàn tập (tiếng Việt), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 362

Trang 30

như là “đỉnh của tồn bộ ngơi nhà”, mà ngược lại chính xã hội công dân

mới là lĩnh vực người ta phải đi vào, để tìm ra chiếc chìa khoá, để qua đó hiểu được quá trình phát triển lịch sử của loài người Trong tác phẩm Vấn

đề Do Thái, mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội công dân lại được K

Marx tiếp tục làm rõ, theo ông thì nhà nước tồn tại bên ngoài, bên cạnh xã

hội công dân, Nhà nước hình thành trên cơ sở của xã hội công dân, và do đó, xã hội công dân có tính độc lập tương đối với Nhà nước Hai ông cũng đã chỉ ra rằng, chính sự phát triển và những đòi hỏi của xã hội công dân đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp quyền, theo hai ông thì: tự do là ở chỗ biến Nhà nước, từ cơ quan quyền lực tối cao của xã hội, thành một cơ quan phụ thuộc vào xã hội, và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức nhà

nước tự do hay không tuỳ ở chỗ trong những hình thức ấy “sự tự do của Nhà nước bị hạn chế nhiều hay ít”

Đến năm 1844, trong tác phẩm Gia đình thân thánh, K Marx và F Engels đã phân tích sâu sắc mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và xã hội

công dân để hình thành cơ sở đề xuất học thuyết về cơ sở hạ tầng và kiến

trúc thượng tầng Hai ông nhận định: Giống như cơ sở tự nhiên của Nhà nước cổ đại là chế độ nô lệ, cơ sở tự nhiên của Nhà nước hiện đại là xã hội

thị dân (cũng có lúc hai ông cho rằng xã hội thị dân cũng là xã hội công dân) Tiếp đó, trong tác phẩm Hệ 0 tưởng Đức viết giai đoạn 1845-1846, K

Marx và F Engels đã sử dụng khái niệm xã hội công dân để chỉ toàn bộ các quan hệ giao tiếp vật chất của cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của phương thức sản xuất, trong đó đặc biệt phải kể đến quan hệ giao tiếp trong quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sử của toàn bộ lịch sử (sinh hoạt nhà nước, sản phẩm lý luận, mọi hình thái ý thức hay của Nhà nước

và kiến trúc thượng tầng tư tưởng), ông viết: ”xã hội công dân bao trùm

Trang 31

nước và dân tộc, mặc đầu ngoài ra, nó vẫn phải thể hiện ra bên ngoài thành

dân tộc, và tổ chức bên trong thành Nhà nước”! Về đối ngoại, nó thể hiện

ra như một dân tộc và về đối nội nó vẫn phải tự tổ chức thành một Nhà nước Theo K Marx và F Engels thì xã hội công dân là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên trong lịch sử mà ở đó mọi thành viên có thể tìm thấy sự bình đẳng chính trị Hai ông cho rằng, xã hội công dân là một trong những hình thức liên kết của các cá nhân đã tồn tại lâu đời trong lịch sử, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản phát triển, với các hình thức chính trị - pháp lý được xác lập thì xã hội công dân theo đúng nghĩa mới ra đời, thậm chí đã có lúc các ông đã coi xã hội công dân là một dạng của xã hội tư sản (theo K Marx

thì: thuật ngữ “Burgerlich Gesellschaft” có nghĩa là “xã hội tư sản”, đồng

thời cũng có nghĩa là xã hội công dân) Sau khi K Marx mất, trong tác

phẩm Về lịch sử Liên đoàn những người cộng sản, F Engels lại tiếp tục

khẳng định: “Không phải Nhà nước chế định và quyết định xã hội công dân mà xã hội công dân chế định và quyết định Nhà nước”?

Xã hội công dân là lĩnh vực của những quan hệ kinh tế, là yếu tố

quyết định nhà nước, E Engels viết: “trong lịch sử hiện đại, ý chí nhà nước nói chung, được quyết định bởi nhu cầu luôn thay đổi của xã hội công

dân”° Cũng như một số người đi trước khi nghiên cứu về xã hội công dan

K Marx và F Engels đều cho rằng cơ sở kinh tế của xã hội công dân là sở

hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Nhưng cũng phải thấy rằng, hai ông khi xây dựng các luận điểm về xã hội công dân, thường chủ yếu xuất phát từ yếu tố

kinh tế, mà trực tiếp là phương thức sản xuất Mặc dù đã nhận thấy sự tác

'K Marx va F, Engels (1845-1846): Hệ tư tưởng Đức, xem K Marx và E Engels Toàn tập (tiếng Việt), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.494

? F Engels (1885): Về lịch sử Liên đoàn những người cộng sản, K Marx và F Engels: Toàn tập (tiếng ViệU, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tr 321 (thực ra luận điểm này đã được Marx đưa ra từ 1844 và được F Engels trích lại trong tác phẩm này, xem chú thích 252, tr.826, tập 21, bộ K Marx và F Engels: Toàn tập )

? F Engels (1886): Ludwig Feuerbach va sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, K Marx và F

Trang 32

động ngược lại của luật pháp, thể chế nhà nước đối với xã hội công dân, song các ông chưa quan tâm đúng mức tới những yếu tố khác thuộc về xã

hội công dân như các thể chế trường học, bệnh viện, các tổ chức tín ngưỡng

- tơn giáo, văn hố nghệ thuật, khoa học, giáo dục, các hiệp hội tự nguyện,

nhất là của giới trí thức

Khi nghiên cứu những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội tư sản, K

Marx đã chỉ ra rằng “đẳng cấp là mâu thuẫn được xác lập giữa Nhà nước và xã hội công dân Đồng thời đẳng cấp cũng là sự đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn đó” và “những khác biệt của đẳng cấp trong xã hội công dân trở thành những khác biệt chính trị” K Marx đã đi đến kết luận: Nhà nước và xã hội công dân là một phạm trù lịch sử, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho đến lúc nào mà Nhà nước còn tồn tại thì xã hội công dân vẫn tổn tại, tuy nhiên, xã hội công dân sẽ không tồn tại mãi mãi, vì: “giai cấp lao động, trong tiến trình phát triển của mình, sẽ thay xã hội công dân cũ bằng một hiệp hội, hiệp hội này sẽ loại bỏ các giai cấp và những đối kháng của chúng, và sẽ không còn quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó vì quyền lực chính trị là sự tóm lược chính thống của đối kháng trong xã

hội công dân”!, Từ đó có thể nói rằng, đối với K Marx và F Engels thì xã

hội công dân sẽ không tổn tại nữa, nếu như giai cấp vô sản lật đổ được giai cấp tư sản để xây dựng xã hội mới, đây cũng là điều mà K Marx đã nêu

trong Luận cương về Feuerbacbh mà ông đã viết từ năm 1845

K Marx và F Engels bàn về xã hội công dân trong những tác phẩm

thuộc thời kỳ đầu hình thành chủ nghĩa Marx, cụ thể là trong các tác phẩm phê phán chủ nghĩa duy tâm của G.W.F Hegel và các quan niệm duy tâm

của P.J Proudhon về nhà nước, pháp luật, sở hữu, Sau này, K Marx và F Engels ít dùng, và đi đến chỗ không sử dụng khái niệm xã hội công dân?

' K Marx (1847): Sự khốn cùng của Triết học, xem K Marx và F Engels Toàn tập (tiếng việu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập tr

Trang 33

Vì thế, tần số xuất hiện của thuật ngữ này trong các tác phẩm về sau của K Marx va F Engei là không lớn Đây cũng là lý do giải thích vì sao về sau

những người theo chủ nghĩa Marx-Lenin thường không bàn đến vấn đề này

và sử dụng thuật ngữ này trong các tác phẩm kinh điển

Vào những năm đầu thế kỷ XX, trước trào lưu chống lại nhà nước tư

sản độc quyền, Antonio Gramsci (1891-1937) là người marxits sau K Marx

và F EngeÌs còn trực tiếp nói đến vấn đề xã hội công dân A Gramsci nhà

lý luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Italia, năm 1926, ông bị chính quyền Mussolini bất giam, trong thời gian bị cảm tù ông đã viết nhiều tác phẩm lý luận, về sau được tập hợp và in thành tập Bú ký trong tà gồm hơn 3000 trang, trong tác phẩm này tư tưởng về nhà nước và xã hội công dân chiếm

một vị trí hết sức quan trọng

Phê phán những người coi chủ nghĩa Marx là một hệ thống lý luận

khép kín, A Gramsci cho rằng, học thuyết này cần phải được chứng minh

và tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn cuộc sống Nhấn mạnh vai trò của xã hội công dân, A Gramsci đã chỉ ra rằng giai cấp tư sản đã rất thành công khi sử dụng xã hội công dân, cụ thể là sử dụng các hội, đoàn, các phong trào vào việc xác lập những giá trị tư tưởng lên cộng đồng dân cư Nói về mối quan hệ giữa xã hội công dân với nhà nước, ông cho rằng, trong khái

niệm chung về một số nhà nước, có một số thành phần nào đó thuộc về xã

hội công dân, đó là các tổ chức văn hoá, giáo dục A Gramsci đã kế thừa Hegel khi coi xã hội chính trị là là phép cộng của xã hội công dân và nhà

nước; theo ông mối quan hệ giữa xã hội công dân với Nhà nước thể hiện

trên hai phương diện Thứ nhất, Nhà nước tương đồng với xã hội công dân, ông viết: “khi nhà nước bị đe doa thì lập tức kết cấu vững chắc của xã hội

công dân phản ứng ngay Nhà nước chỉ là giao thơng hào bên ngồi, bên trong là thành luỹ to lớn của xã hội công dân”' Từ đó, ông kết luận: xã hội

Trang 34

công dân nếu thực hiện tốt chức năng của nó, thì sẽ góp phần giúp Nhà nước thực hiện tốt chức nãng xã hội - dân sự của mình Thứ hai, xã hội công dân đối lập với Nhà nước, với tư cách là người phản biện, giám sát Nhà nước Kế thừa tư tưởng của những người đi trước, A Gramsci cho rằng, nhà nước sinh ra ngoài việc thực hiện chức năng thống trị xã hội, đảm bảo các lợi ích của giai cấp thống trị, nó còn phải đảm bảo các chức năng xã hội khác Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi lợi ích của giai cấp lại được đặt trên lợi ích của toàn xã hội, thậm chí đi ngược lại lợi ích của xã hội Do đó, người dân - những người đã giao một bộ phận quyền lực của mình cho Nhà nước,

phải đứng ra thiết lập các thể chế để giám sát lại quyền lực của Nhà nước Những tư tưởng của A Gramsci về xã hội công dân có những điểm

hợp lý, song do quá nhấn mạnh đến vị trí, vai trò và tầm quan trọng của xã hội công dân trong mối quan hệ với Nhà nước, do đó, đã gây nên không ít tranh cãi, mặc dù được những người theo trường phái “Chủ nghĩa Cộng sản châu Âu” đánh giá cao, nhưng không được các nhà tư tưởng marxist về sau hưởng ứng

2 QUAN NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ HỘI CÔNG DÂN 2.1 Quan niệm xã hội công dân

2.1.1 Một số quan niệm về xã hội công dân hiện nay

Trong những năm 1980 của thế kỷ XX, vấn đề xã hội công dân thu hút được sự chú ý đặc biệt ở phương Đông cũng như phương Tây Đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau vẻ xã hội công đân của các tổ chức quốc

tế, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước khi bàn về xã hội công dân

Xét về mặt ngữ nghĩa, ở mỗi quốc gia, ở mỗi một giai đoạn lịch sử

Trang 35

koinonia politike mà Aristotle đã đùng Hiện nay có các cách hiểu khác

nhau về xã hội công dân, chúng ta có thể lược qua một số quan điểm sau: - Theo C.M Hamn và Elizabeth Dunn, trong cuốn Xế hội công dân

thì xã hội công dân được hiểu là lĩnh vực riêng tư, đối lập với Nhà nước, của các tổ chức tự nguyện, phi chính phủ, hoạt động và liên kết với nhau dưới hình thức những phong trào xã hội, các quan hệ đạo đức, quyền lực phức tạp

- Theo Marlies Glasius, David Lewis va Hakan Seckinelgin’, thi x4 hội công dân là lĩnh vực hoạt động của các tổ chức do cộng đồng lập nên trên cơ sở tự nguyện, nằm ngoài phạm vi nhà nước Nghiên cứu về xã hội công dân ở châu Mỹ La-tinh, châu Phi, Trung Đông, châu Âu và Mỹ, các ông cho rằng, khái niệm xã hội công dân phụ thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc của hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia và các yếu tố văn

hoá, dân tộc, vì vậy, ở mỗi một quốc gia, sẽ có sự khác biệt nhất định khi

hiểu về khái niệm xã hội công dân

- Cdn Jude Howell, tác giả cuốn sách XZ hội công dân và Phát triển"

thì cho rằng, xã hội công dân là lĩnh vực tư, thuộc về đời sống cá nhân, nằm

bên ngồi lĩnh vực cơng do Nhà nước phụ trách; hoạt động độc lập, tự

nguyện dựa trên ý thức, trách nhiệm cộng đồng và cá nhân

- Theo Larry Diamondf thì xã hội công dân là lĩnh vực của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự trang trải, độc lập với Nhà nước và chịu sự ràng buộc bởi trật tự pháp luật hoặc hệ thống luật lệ chung do

cộng đồng đặt ra Xã hội công dân là một thực thể trung gian, nằm giữa môi trường tư và Nhà nước Xã hội công dân bao gồm một dải rất rộng các tổ

' Xem C.M Hann va Elizabeth Dunn (1996): Civil Society, Publisher Routledge (UK)

? Xem Marlies Glasius, David Lewis va Hakan Seckinelgin (2004): Exploring Civil Society,

Publisher Routledge (UK)

*Xem Jude Howell (2002): Civil Society & Development, Lynne Rienner Publishers

Trang 36

chức chính thức và không chính thức Chúng gồm các tổ chức độc lập mang tính: 1) Kinh tế (các hiệp hội ngành nghề và mạng lưới sản xuất, thương mại); 2) Văn hoá (đạo đức, tôn giáo, cộng đồng và các thiết chế tổ chức

khác bảo vệ các quyền, giá trị, niềm tin, tín ngưỡng, các biểu tượng cộng

đồng); 3) Thông tin và giáo dục (cho việc tạo ra và phát tán, dù là vụ lợi

hay phi vụ lợi, những kiến thức, ý tưởng, tin tức và thông tin công); 4) Dựa

trên lợi ích (thiết kế để thúc đẩy hay bảo vệ những lợi ích căn bản hay lợi

ích vật chất chung của các thành viên); 5) Phát triển (các tổ chức kết hợp các nguồn lực cá nhân để cải thiện hạ tầng, thể chế, và chất lượng cuộc sóng của cộng đồng); 6) Hướng vấn để (các phong trào bảo vệ môi trường,

quyền phụ nữ, cải cách ruộng đất, hay bảo vệ người tiêu dùng); 7) Công

dân (tìm các phương tiện phi đảng phái để cải thiện hệ thống chính trị và

dan chủ hố nó thơng qua việc theo dõi nhân quyền, giáo duc, van động cử tri, giám sát, theo dõi bầu cử, các nỗ lực chống tham nhũng )

- Theo GS, TSKH Đào Trí Úc thì “xã hội công dân là xã hội mà trong đó mỗi người tự coi mình là một chủ thể tích cực trong các quá trình chính trị, kinh tế và xã hội Với tư cách là một giá trị, xã hội công dân là khả năng nội tại của một xã hội cho phép công dân tự giác hình thành những tổ chức

của mình nhằm thực hiện những mục đích chung Với tư cách là một thể

chế, xã hội công dân là một thực thể tồn tại giữa Nhà nước và gia đình, cá nhân, xã hội công dân và tính tích cực của công dân được hình thành, qui định bởi điều kiện kinh tế, chính trị và truyền thống văn hoá Trong đó, Nhà

nước pháp quyền là điều kiện chính trị trực tiếp của xã hội công dân Xã

hội công dân bao hàm các mối quan hệ tương tác và trao đổi giữa các cá nhân và thoả mãn các nhu cầu cá nhân trên cơ sở tự nguyện và tự quản”!

- Không trực tiếp đưa ra khái niệm về xã hội công dân, nhưng theo

TS Đỗ Trung Hiếu thì xã hội công dân có các dấu hiệu đặc trưng như: 1)

' Xem Đào Trí Úc (2005): Xây dựng Nhà nước pháp quyên Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb

Trang 37

Là cộng đồng dân cư được phân định lãnh thổ theo đơn vị quốc gia - dân

tộc; 2) Các thể chế trong cộng đồng được gắn kết với nhau bởi một thị trường chung thống nhất, một “khế ước xã hội”, mà cụ thể là hiến pháp nhà

nước; 3) Mỗi cá thể đơn lẻ cũng như cộng đồng trong chỉnh thể đều là chủ

thể của quyền lực nhà nước và do đó, đều có quyền năng áp đặt ý chí lên nhà nước, buộc Nhà nước phải phục tùng ý chí chung; 4) Các cá thể thường xuyên ý thức và sử đụng quyền năng đó, thông qua hệ thống pháp luật hiện

hành thể hiện đưới dạng những qui định cụ thể về quyền và nghĩa vụ'

- Theo Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS) thì: xã hội công dân là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi

mà mọi con người bát tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung” Cũng trong

một dự án do CIVICUS, UNDP, SNV và VIDS phối hợp nghiên cứu ở Việt Nam vào năm 2005, thì xã hội công dân được xem là một “môi trường phức

tạp, với các giá trị đa dạng và quyền lợi tương hỗ, bao gồm cả những thế lực

tích cực và tiêu cực; nó mang tính hoà nhập và bao gồm tất cả các hoạt động, trong đó có gặp gỡ, thảo luận, tranh luận, liên kết và tìm cách mở rộng ảnh hưởng ra xã hội”; và đây là “thuật ngữ chính trị, chứ không phải là

từ đồng nghĩa với khu vực phi lợi nhuận và chú ý tới các mối quan hệ quyền

lực trong phạm vi xã hội dân sự cũng như giữa các đối tượng hoạt động

trong xã hội dân sự và các tổ chức của Nhà nước”

- Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì, “xã hội công dân được hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, (hầu như) tự tái tạo, tự tài trợ, độc lập với Nhà nước, và gắn bó với

nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung Xã hội công dân có những đặc trưng cơ bản như: (1), Chỉ ra những ranh giới rõ rệt, một

' Xem Đỗ Trung Hiếu (2004): Một số suy nghĩ về xây dựng nên dân chủ ở Việt Nam hiện nay,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.169

? Xem Viện Những vấn đề Phát triển Việt Nam (VIDS), dự án CIVICUS CSI-SAT (2005): Đánh

Trang 38

bên là những hoạt động kinh tế tư nhân hướng theo lợi nhuận, bên kia là những hoạt động chính trị hướng vào việc chiếm lĩnh và thực thi quyền lực

nhà nước; (2), Định ra một khu vực đa dạng bao gồm những hội nhóm và tổ

chức khác nhau Những thành tố này có thể trở thành những đảm bảo quan trọng cho một chính sách phát triển bên vững và trong khuôn khổ hợp tác của các cơ quan nước ngoài, cần phải được ưu tiên trợ giúp tuỳ theo thực chất của từng tổ chức; (3), Cần phải tiến tới tầm cỡ độc lập về mặt chính trị - xã hội, và qua đó, các tổ chức có một tiềm năng quan trọng phục vụ cho tiến trình phát triển dân chủ; (4), Miêu tả vai trò các thành tố “dân chủ tham gia” như là một bổ khuyết cho các cơ quan “dân chủ đại diện”; (5), Có khả năng tiến tới tầm cỡ toàn cầu thông qua việc nối kết với những tổ chức dân sự khác trên thế giới”'

Theo định nghĩa của từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì: “Xã hội công dân là thuật ngữ triết học trước Marx, bat dau ty thé ky XVIII, dùng để phân biệt sự khác nhau giữa xã hội và Nhà nước Xã hội công dân chỉ toàn bộ những quan hệ xã hội, mà chủ yếu là những quan hệ tài sản; nhà nước chỉ những quan hệ chính trị và pháp luật Thiếu sót cơ bản về xã hội công dân là không nhận thức được cơ sở của xã hội là những quan hệ kinh

tế, giải thích xã hội công dân bằng bản tính tự nhiên của con người, bằng chế độ chính trị, luật pháp, đạo đức Chủ nghĩa Marx lần đầu tiên đưa ra

phân tích khoa học về xã hội: nền tảng của xã hội là cơ sở kinh tế (cấu trúc

hạ tầng) trên đó xây dựng nên một cấu trúc thượng tầng chính trị, pháp luật

và tư tưởng; cấu trúc hạ tầng biên đổi thì sớm muộn cấu trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn Từ đó, Marx đã thấy thuật ngữ xã hội công dân là thiếu rõ ràng và Marx đã đưa ra những khái niệm khoa học như cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, phương thức sản xuất .”?

' Xem: http://vi-wikipedia.org/wiki/X%C3%A3%_h%E1 %BB%99i_d%C3%A2n_s%

Trang 39

Mặc dù có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về vấn đề xã hội công dân, song qua nghiên cứu, chúng tôi thấy các quan niệm này đều cho rằng xã hội công dân có những điểm chung nhất định sau đây:

" Xã hội công dân là một mạng lưới rộng lớn gồm những tổ chức hội, đoàn thể, phong trào do các cá nhân tự do lập ra, hoạt động dựa trên nguyên tắc tự chủ và tự nguyện Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau trong quan niệm về xã hội công dân, nhưng các nhà nghiên cứu đều cho

rằng xã hội công dân hiện đại chỉ được hình thành khi các cá nhân có được

sự tự đo, bình đẳng, và chỉ khi đó các chủ thể này mới có thể thoả thuận với

nhau để thiết lập nên các thiết chế cộng đồng để thực hiện các mục tiêu

chung Hoạt động của các thể chế cộng đồng được dựa trên nguyên tắc tự

chủ và tự nguyện, đây là một đặc điểm căn bản, tạo nên dấu hiệu đặc trưng của các CSO Tính tự chủ và tự nguyện được biểu hiện thông qua các khía

cạnh như: các CSO tự trang trải kinh phí, hoạt động phi lợi nhuận; thành viên của các CSO là những người tán thành các nguyên tắc, mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của CSO và tự nguyện gia nhập CSO; cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của CSO do các thành viên định ra nhằm thực hiện các mục tiêu chung của mình

" Xã hội công dân là một thực thể nằm giữa gia đình và Nhà nước Xét

về mặt khoa học, việc xác định ranh giới này là điều hết sức khó khăn Song

các quan điểm về xã hội công dân hiện đại đều cố gắng xác định một không gian tồn tại của xã hội công dân, và có nhiều ý kiến thống nhất cho rằng xã

hội công dân là một thực thể độc lập nằm giữa gia đình và Nhà nước Tuy

nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng xã hội công dân không phải là khoảng không gian tồn tại giữa gia đình và Nhà nước, mà họ chỉ nói đến tính độc

Trang 40

" Trong mối quan hệ với Nhà nước, xã hội công dân độc lập tương đối với Nhà nước Xã hội công dân là vấn đề chính trị - pháp lý, nó thường được

nghiên cứu trong mối quan hệ với nhà nước Nối tiếp các quan điểm trong

lịch sử, các nhà nghiên cứu đều cho rằng xã hội công dân đóng một vai trò

hết sức quan trọng đối với Nhà nước Mối quan hệ giữa xã hội công dân và

Nhà nước thường được xem xét dưới các góc độ như: 1) Xã hội công dân là cơ sở hình thành nên nhà nước pháp quyền hiện đại; 2) Xã hội công dân

độc lập với Nhà nước, cùng Nhà nước phối hợp giải quyết các vấn đề xã hội

và thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội đối với Nhà nước Trong khía cạnh thứ nhất - xã hội công dân là cơ sở hình thành nên nhà nước pháp quyền hiện đại, đây là quan điểm chủ yếu xuất phát từ các học giả trong

nước (Đào Trí Úc, Đỗ trung Hiếu), theo họ, xã hội công dân là lĩnh vực mà

ở đó mọi người được tự do, liên kết với nhau bởi các “khế ước xã hội”, cơ sở để hình thành hiến pháp và nhà nước pháp quyền ở khía cạnh thứ hai, có

nhiều quan điểm cho rằng xã hội công dân thuộc về lĩnh vực tư, là tập hợp

các tổ chức hội, đoàn độc lập với Nhà nước, thậm chí đối lập với Nhà nước

Một mặt, các CSO phối hợp với Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề

xã hội, mặt khác, các CSO này thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của Nhà nước và đảm bảo thực thi dân chủ Các quan điểm này cho rằng xã hội công dân có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ và phối hợp cùng Nhà

nước giải quyết các vấn đề xã hội mà trong nhiều nhiều trường hợp vượt

quá khả năng của Nhà nước, hoặc đó là những lĩnh vực mà xã hội công dân

làm tốt hơn, huy động được nhiều nguồn lực xã hội hơn Bên cạnh đó, xã

hội công dân còn được xem xét như một thiết chế dân chủ trong việc giám

sát quyền lực nhà nước Theo đó, xã hội công dân là vấn đề chính trị, đây là một trong những thiết chế quan trọng để đảm bảo việc thực thi dân chủ

Ngày đăng: 06/11/2016, 20:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w