1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bác đã nhìn nhận, đánh giá tất cả các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam dù lớn hay nhỏ đềucó truyền thống đoàn kết, yêu nước và tinh thần cách mạng như nhau Tư tưởng đại đoàn kế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀNDÂN TỘC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂYDỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

Trang 2

LỜI MỞ DẦU

Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành mộtkhối vững chắc Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tốt bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Và sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành quan điểm về đại đoàn kết dân tộc trong hệ thống những quan điểm về vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Bác đã nhìn nhận, đánh giá tất cả các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam dù lớn hay nhỏ đềucó truyền thống đoàn kết, yêu nước và tinh thần cách mạng như nhau Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thựchiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,Thành công, thành công, đại thành công”

2

Trang 3

Là một chiến lược, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam Hồ Chí minh, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt nam Toàn bộ cuộc đời của Người dành cho sự nghiệp cách mạng Việt nam Trong số các di sản Người để lại cho dân tộc ta có đại đoàn kết – một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất quán cả trong tư duy lý luận và thực tiễn của Người.

Tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt nam yêunước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975.

Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh, minh chứng rõ rằng : khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiện triệt để tư tưởng Đại đoàn kết của Người, thì cách mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thắng lợi Ngược lại lúc nào, nơi nào dân ta vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí tổn thất.

Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Cách mạng nước ta đang trên đường đổi mới , với nhiều thách thức đặt ra Chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh, dân chủ Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn Đó là lý do em chọn đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc” Đây là một đề tài hay, có nội dung và ý nghĩa to lớn, nó còn là bài học sâu sắc cho mỗi thế hệ Bài học quý báu cho quá trình dựng nước và giữ nước Bài tiểu luận của em gồm bốn chương chính như sau:

Trang 4

I Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc II Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc III Nguyên tắc đại đoàn kết của Hồ Chí Minh

IV Sự vận dụng của Đảng ta về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tưtưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay.

Mặc dù em đã hết sức cố gắng để bài thảo luận được hoàn thiện, tuy nhiên do yếu tố khách quan và chủ quan nên bài thảo luận khó tránh khỏi những hạn chế nhất định và vẫn còn những nội dung mới để tiếp tục, bổ sung và sửa chữa, em rất mongnhận được sự góp ý của thầy để bài thảo luận của em hoàn thiện hơn.

MỤC LỤ

4

Trang 5

LỜI MỞ DẦU 2

NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 71.1-Truyềền thốống yều nc, nhân ái, tnh thâền cốố kềốt c ng đốềng c a dân t c Vi t Namướộủộệ 71.2- Quan đi m c a Ch nghĩa Mác – Lềninểủủ 81.3- T ng kềốt nh ng kinh nghi m thành cống và thâốt b i c a các phong trào cách m ng Vi t Nam vàổữệạủạệthềố gi i.ớ 10

NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 132.1- Đ i đoàn kềốt dân t c là vâốn đềề chiềốn lạộược, b o đ m thành cống c a cách m ngảảủạ 132.2- Đoàn kềốt dân t c là m c tều, nhi m v hàng đâều c a cách m ngộụệụủạ 142.3-Đ i đoàn kềốt dân t c là đ i đoàn kềốt toàn dân.ạộạ 152.4- Đ i đoàn kềốt dân t c ph i biềốn thành s c m nh v t châốt có t ch c là M t tr n dân t c thốốngạộảứạậổứặậộnhâốt dướ ựi s lãnh đ o c a Đ ngạủả 182.5 Đ ng C ng s n v a là thành viền c a M t tr n dân t c thốống nhâốt, l i v a là l c lảộảừủặậộạ ừựượng lãnh đ oạM t tr n, xây d ng khốối đ i đoàn kềốt toàn dân ngày càng v ng chắốc.ặậựạữ 192.6 Đ i đoàn kềốt dân t c ph i gắốn liềền v i đoàn kềốt quốốc tềố: ch nghĩa yều nạộảớủước chân chính ph i gắốnảliềền v i ch nghĩa quốốc tềố trong sáng c a giai câốp cống nhân, đây cũng là t tớủủư ưởng l n c a Hốề ChíớủMinh 22

NGUYÊN TẮC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH243.1- Đ i đoàn kềốt ph i đạả ược xây d ng trền c s b o đ m nh ng l i ích tốối cao c a dân t c, l i ích c aựơ ở ảảữợủộợủnhân dân lao đ ng và quyềền thiềng liềng c a con ngộủườ 24i:3.2- Tin vào dân, d a vào dân, phâốn đâốu vì quyềền l i c a dânựợủ 253.3- Đ i đoàn kềốt m t cách t giác, có t ch c, có lãnh đ o; đ i đoàn kềốt r ng rãi, lâu dài, bềền v ngạộựổứạạộữ253.4- Đ i đoàn kềốt chân thành, thân ái, th ng thắốn theo nguyền tắốc t phề bình, phề bình vì s thốốngạẳựựnhâốt bềền v ngữ 26

Trang 6

3.5- Đ i đoàn kềốt dân t c ph i gắốn liềền v i đoàn kềốt quốốc tềố; ch nghĩa yều nạộảớủước chân chính ph i gắốnả

liềền v i ch nghĩa quốốc tềố trong sáng c a giai câốp cống nhânớủủ 27

CHƯƠNG IV:29SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC THEOTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY294.1- Th c tr ng vềề vi c xây d ng khốối đ i đoàn kềốt dân t c theo t tựạệựạộư ưởng Hốề Chí Minh trong nh ngữnăm qua: 29

4.2- Nhi m v và yều câềuệụ 32

4.3-Nh ng chú ý khi v n d ng t tữậụư ưởng Hốề Chí Minh 34

4.4- Ý nghĩa t tư ưởng đ i đoàn kềốt c a hốề chí minhạủ 35

4.5- M t sốố gi i pháp cho vi c xây d ng khốối đ i đoàn kềốt dân t c nộảệựạộ ở ước ta hi n nay:ệ 36

6

Trang 7

CHƯƠNG I :

NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘCChủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thầnvô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết làtư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố vàđược hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyềnthống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng vàphát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụthể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.

1.1-Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc ViệtNam.

Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta từxưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành

Trang 8

một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ýthức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành vàcủng cố, tạo thành một truyền thống bền vững Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thờigian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam, làm cho vận mệnh mỗi cánhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dântộc Nó là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân,vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự pháttriển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước,làm nên truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc Dù lúc thăng, lúc trầm nhưngchủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng làtinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phụcthiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta Chủ nghĩa yêunước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâuxa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

1.2- Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin

Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ralịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minhcông nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dântộc phải gắn với đoàn kết quốc tế, “ Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”, “Vôsản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”,

8

Trang 9

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là vì chủ nghĩa Mác – Lênin làvì chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giảiphóng, đã chỉ ra sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cáchmạng trong phạm vi từng nước và trên thế giới để giành thắng lợi hoàn toàntrong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa thực dân chủ yếu ở chỗ vừa hoạt động cáchmạng, Người vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin , vừa tìm hiểu về cáchmạng Tháng Mười, vì vậy Người đã sớm nắm được linh hồn của chủ nghĩa Mác– Lênin, những vấn đề cốt lõi nhất của học thuyết cách mạng và khoa học củacác ông Nhờ đó Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác yếu tố tíchcực cũng như hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lựclượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thếgiới, những bài kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thànhvà hoàn chỉnh tư tưởng của người về đại đoàn kết dân tộc.

Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng sáng tạo vào ViệtNam Người thực hiện khối Liên minh giai cấp; thành lập mặt trận; đoàn kếtquốc tế, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận cách mạng thế giới Người thựchiện tài tình cuộc chiến tranh nhân dân đánh thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Người kêu gọi toàn dân khán chiến, toàn dân kiên quốc Người chủ trươngkhông phân biệt già, trẻ, gái, trai, hễ là người Việt Nam đều đứng lên giànhquyền độc lập.

Trang 10

1.3- Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.

Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuấtphát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nướcngoài của Hồ Chí Minh.

a-Thực tiễn cách mạng Việt Nam

Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước củadân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có nhữngcuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâmhuyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nướcgóp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữnước” Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiềusâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được

người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình.

10

Trang 11

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (1960)

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, từ đó, các phong trào yêunước , chống pháp liên tục nổ ra, rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại HồChí Minh đã nhận ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng củacác nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịchsử trong giai đọan này Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Người quyếttâm từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

b- Thực tiễn cách mạng thế giới

Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục Cuộc khảonghiệm thực tiễn rô vng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực:“Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họchưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sựliên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổchức và chưa biết tổ chức…”

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bướcngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giànhdân chủ cho nhân dân Từ chỗ chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính,Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng ThángMười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lạicho phong trào cách mạng thế giới Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp,đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữ chínhquyền cách mạng.

Trang 12

12

Trang 13

2.1- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng.

Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta.Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phảitự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản Trong từng thời kỳ, từng giai đoạncách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợplực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộcluôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng.

- Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhấtquán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

- Đoàn kết quyết định thành công cách mạng Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là thenchốt của thành công Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ

Trang 14

mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành mô vt khối thống nhất Giữađoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định quymô, mức độ của thành công.

- Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lạiphải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vìđồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh kh{ng định: “Toàn dânViệt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết khôngchịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất vàđộc lập cho Tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồngvững chắc xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụngđầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại” Chính sức mạnh của lực lượngtoàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám Như Chủ tịch HồChí Minh phân tích: “ Vì sao có cuộc thắng lợi đó"? Một phần là vì tình hình quốctế thuận lợi cho ta Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết Tất cả các dân tộc,các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranhlại quyền độc lập cho Tổ quốc Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết.Không ai thắng được lực lượng đó”.

Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúcnào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nàodân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” Và Người khuyên dân tarằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng, đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Đâychính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.

2.2- Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

14

Trang 15

Đối với Hồ Chí Minh, yêu nước phải thể hiện thành thương dân, khôngthương dân thì không thể có tinh thần yêu nước Dân ở đây là số đông, phải làmcho số đông ấy ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự do,hạnh phúc.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi, đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạngViệt Nam Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn bộ Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc:“Mục đích của Đảng lao động Việt Nam gồm trong 8 chữ: ĐOÀN KẾT, TOÀNDÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC” Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi vềcách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ: “Trước cách mạng tháng Tám vàtrong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộchiểu được mấy việc: Một là đoàn kết Hai là cách mạng hay kháng chiến đểgiành đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ mục đích tuyên huấn luyện là:Một là đoàn kết Hai là xây dựng xã hội chủ nghĩa Ba là đấu tranh thống nhấtnước nhà”.

Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, mục đích hàng đầu củaĐảng mà còn là mục tiêu, mục đích hàng đầu của cả dân tộc Như vậy, đại đoànkết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trongcuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vìquần chúng Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòihỏi khách quan, những đòi hỏi tự giác thành thực hiện có tổ chức, thành sức

Trang 16

mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân vàhạnh phúc cho con người.

2.3-Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Trong tưởng Hồ Chí Minh vấn đề Dân và Nhân dân được đề cập một cách rõràng , toàn diện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người Các khái niệm này cónội hàm rất rộng Hồ Chí Minh dùng các khái niệm này để chỉ “mọi con dânnước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểusố với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với không tín ngưỡng, không phân biệt“già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện” Như vậy, DÂN, NHÂN DÂN vừa làmột tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi người Việt Nam cụ thể,và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc Nói đến đại đoàn kết dân tộccũng có nghĩa là phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranhchung Người đã nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất vàđộc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, cóđức, có sức có lòng phục vụ Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết vớihọ” Ta ở đây vừa Đảng, vừa là mọi người dân của Tổ quốc Việt Nam Với tinhthần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để địnhhướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cáchmạng Việt Nam.

Muốn thực hiện được việc đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyềnthống yêu nước- nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoandung, độ lượng với con người Hồ Chí Minh cho rằng ngay với những người lầmđường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn

16

Trang 17

đoàn kết với họ, mà không hoàn toàn định kiến, khoét sâu cách biệt Người đãlấy hình tượng năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn, nhưng cả năm ngón đềuthuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi.Thậm chí đối với những người trước đây đã chống chúng ta, nhưng nay khôngchống nữa, khối đại đoàn kết dân tộc vẫn mở rộng cửa đón tiếp họ Người đãnhiều lần nhắc nhở: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độclập, dân chủ thì những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng tacũng thật thà đoàn kết với họ” Với tấm lòng độ lượng, bao dung, Người thathiết kêu gọi những người thật thà yêu nước, không phân biệt tâng lớp nào, tínngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thàcộng tác vì dân vì nước Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn: Cầnxóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùngtiến bộ để phục vụ nhân dân.

Sở dĩ Hồ Chí Minh kh{ng định quan điểm đại đoàn kết dân tộc một cáchrộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở nhân dân, tin rằng trong mỗi người,“ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong Tâm lòng yêunước ấy có khi bị bụi bậm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương chi con người thìlòng yêu nước lại bộc lộ Vì vậy mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đạiđoàn kết dân tộc chính là nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tựdo và hạnh phúc của nhân dân cần phải xây dựng từ hôm nay cho đến mãi maisau.

Dân tộc, toàn dân là khối rất đông bao gồm nhiều chục triệu con người.Muốn xây dựng khối đại đoàn kết rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ đâu là

Trang 18

nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nềntảng đó Về điều này, Người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoànkết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và cáctầng lớp nhân dân lao động khác Đó là cái gốc của đại đoàn kết Nó cũng nhưcái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kếtcác tầng lớp nhân khác” Người còn phân tích sâu hơn, đâu là lực lượng nòng cốttạo nên nền tảng ấy: “Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là côngnông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”.Về sau Người nêu thêm: lấy liên minh công – nông – lao động trí óc làm nêntảng cho khối đại đoàn kết toàn dân Nền tảng càng được củng cố vững chắc thìkhối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất kì thế lực nàocó thể làm suy thoái khối đại đoàn kết dân tộc.

2.4- Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc:

- Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế đô v xã hô vi mới có thêmlao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợiích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhaucùng tiến bộ Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ

18

Trang 19

Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” _ Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cáiriêng, cái khác biệt.

Đầu năm 1951, tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc, Người vạch rõ:

“ Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhândân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thậtthà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trướcđây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” Người chỉ rõ:“Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoànkết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xâydựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụnhân dân thì ta đoàn kết với họ” Người còn nhấn mạnh: ”Đoàn kết rộng rãi, chặtchẽ, đồng thời phải củng cố Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì câymới tốt tươi Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: côđộc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc” Cũng tại Đại hội đó, Người chỉ rõ: “Tôirất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc của Đại hội thốngnhất Việt Minh – Liên Việt Lòng sung sướng ấy là của chung toàn dân, của cả Đạihội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung sướng không thể tả, một người đã cùng cácvị tranh đấu trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân Hôm nay, trôngthấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lanrộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão” Vì vậy chonên lòng tôi sung sướng vô cùng.” Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạntrước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết phải mởrộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự phát triển bền vững của khốiđại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau Điều này được thể hiện trong toàn bộ tiến trìnhcách mạng Việt Nam.

Trang 20

2.5 Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.

Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ là sản phẩm củasự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân, mà còn cả với phongtrào yêu nước Việt Nam Bởi lẽ, Đảng ra đời trong bão táp của cuộc đấu tranh củagiai cấp công nhân gắn chặt với cuộc đấu tranh của cả dân tộc Những người thamgia Đảng Cộng sản không phải chỉ là những người tiên tiến thuộc giai cấp côngnhân, mà số đông lại là những người tiên tiến thuộc giai cấp nông dân, tiểu tư sản,các tầng lớp lao động chân tay và trí óc, kể cả những người vốn thuộc các giai cấpbóc lột đã từ bỏ hệ tư tưởng và lợi ích của giai cấp mình, giác ngộ lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội Vì vậy, Đảng vừa là Đảng của giai cấp công nhân, lạivừa là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc Luận điểm này của Hồ ChíMinh hoàn toàn khác với luận điểm về “đảng toàn dân” của những người theo chủnghĩa xét lại đã nêu ra trong những năm 60 của thế kỷ XX Theo Hồ Chí Minh,Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai vấp công nhân vì Đảng mang bản chấtgiai cấp công nhân và “ lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt” Là Đảng của nhân dânlao động và của cả dân tộc, vì Đảng ra đời trong lòng giai cấp công nhân và nhândân lao động, đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc Hơn nữa, trong cách mạng giảiphóng dân tộc, Đảng lại đặt lợi ích của dân tộc lên hết và trước hết vì nếu khônggiành được độc lập cho dân tộc thì lợi ích của giai cấp công nhân “ngàn vạn nămcũng không giải quyết được”.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản mang tính chấtquốc tế, nhưng cuộc đấu tranh ấy lại diễn ra trước hết trong từng quốc gia dân tộc.Vì vậy giai cấp công nhân và Đảng của nó trước hết phải trở thành dân tộc, nhưMác và Ănghen đã nêu ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Ở Việt Nam, điều

20

Trang 21

ấy đã là đương nhiên ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời, cũng như trong suốt quátrình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đại đoàn kết dân tộc , tập hợp toàn dântrong cuộc đấu tranh cách mạng đã trở thành vấn đề máu thịt của Đảng Đại bộphận nhân dân Việt Nam đã coi Đảng Cộng sản là Đảng của mình, đó cũng là điềudễ hiểu Đây là đặc điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, khác rất nhiều so với cácĐảng Cộng sản ở Tây Âu Vinh dự ấy rất to lớn nhưng trách nhiệm của Đảng trướcdân tộc cũng rất nặng nề.

Như Hồ Chí Minh đã nói, muốn quy tụ được cả dân tộc, Đảng phải “vừa làđạo đức, vừa là văn minh” Điều này hoàn toàn thống nhất với mệnh đề của Lêninmà Người thường nhắc lại “ Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự,lương tâm của dân tộc và thời đại” Văn minh cũng có nghĩa là trí tuệ, danh dự,lương tâm là đạo dức Tiên phong về trí tuệ, mẫu mực về đạo đức; Đảng đã đượcnhân dân ủng hộ và đã trở thành hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc.

Là tổ chức chính trị to lớn nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là bộ thammưu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trậndân tộc thống nhất, đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận Quyền lãnh đạoMặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà được nhân dân thừa nhận Điềunày đã được Hồ Chí Minh phân tích rất cặn kẽ: “ Đảng không thể đòi hỏi Mặt trậnthừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất,hoạt động nhất và chân thực nhất Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khiquần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng,thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”.

Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúngđắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì cách mạng “ Chính sách Mặt trận làmột chính sách rất quan trọng Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng

Trang 22

trong toàn bộ công tác cách mạng” Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, “Đảngta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thốngđoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta”.

Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ Đảng lãnh đạo Mặttrận trước hết phải thực hiện sự lãnh đạo của mình theo nguyên tắc của Mặt trận.Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòngchân thành để đối xử, cảm hóa, khêu gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránhgò ép, quan liêu, mệnh lệnh, không thể và không được lấy quyền uy của mình đểbuộc các thành viên khác trong Mặt trận phải tuân theo Đảng phải thực sự tôntrọng các tổ chức, các thành viên của Mặt trận, nếu Đảng muốn giành được sự tôntrọng thực sự của họ Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên về công tác Mặttrận: “Phải thành thực lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng, Cán bộ và đảng viênkhông được tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người; trái lại phải học hỏiđiều hay điều tốt của mọi người Cán bộ và đảng viên có quyết tâm làm như thếthì công tác Mặt trận nhất định sẽ tiến bộ nhiều”

Muốn lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, Đảngphải thực sự đoàn kết nhất trí Sự đoàn kết của Đảng là cở sở vứng chắc để xâydựng sự đoàn kết của toàn dân Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sựđoàn kết của dân tộc càng được tăng cường Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sựgắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cáchmạng Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợicuối cùng của cách mạng.

2.6 Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế: chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, đây cũng là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh.

22

Trang 23

Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạngViệt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thểgiành được thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.

Trong những năm chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngườiđã nêu rõ “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” Từ đó về sau, tưtưởng của Người về đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới càng được làm rõhơn và đầy đủ hơn Đó là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước tư bản Đó lànước Nga Xôviết, là Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả các nước xã hội chủnghĩa khác Đó là phong trào đấu tranh vì hòa bình , độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội của nhân dân thế giới Người đặc biệt coi trọng xây dựng khối đoànkết Việt - Miên - Lào, ba nước cùng cảnh ngộ thuộc địa trên bán đảo Đông Dươngtrong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân Trong kháng chiến chốngchủ nghĩa đế quốc thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hìnhthành ba tầng Mặt trận: 1) Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; 2) Mặt trận đoàn kết Việt -Miên - Lào; 3) Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốcxâm lược Đây thực sự là sự phát triển rực rở nhất và thắng lợi to lớn nhất của tưtưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.

Như vậy là từ đại đoàn kết dân tộc đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kếtdân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế Nếu đại đoàn kết dân tộclà một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoànkết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Namđi đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w