Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nướcNguyễn Tất Thành tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại xãKim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho yêu nướ
lOMoARcPSD|39108650 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - BÁO CÁO THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐỀ: GIAI ĐOẠN HỒ CHÍ MINH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TẠI QUẢNG CHÂU (TRUNG QUỐC) TỪ 1924 – 1927 Lớp học phần: POL 1001 4 Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Hoài Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Hà Nội, 2023 i Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 STT Họ và tên Mã sinh viên Chức vụ Thành viên 1 Lương Thị Mai Anh 22030330 Thành viên Thành viên 2 Hoàng Khải Chiến 22030341 Thành viên Thành viên 3 Hoàng Thúy Điệp 22031552 Thành viên Thành viên 4 Nguyễn Thị Hoàng Hà 23031838 Thành viên Thành viên 5 Ngô Nguyễn Thiện Hoàng 23031841 Thành viên Thành viên 6 Nguyễn Hữu Hoàng 23031842 Thành viên Thành viên 7 Trần Văn Hoàng 22031843 Thành viên Thành viên 8 Lê Mai Hương 23031846 Thành viên Nhóm trưởng 9 Phạm Thu Huyền 23031850 10 Lê Thanh Huyền 21031999 11 Phạm Quốc Khánh 23031851 12 Nguyễn Phương Nam 23031861 13 Nguyễn Lê Hà Ngân 23031862 14 Vũ Phương Thảo 21030705 15 Lê Quốc Việt 23031879 16 Đào Xuân Việt 22030382 17 Nguyễn Khánh Vy 23031881 ii Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 MỤC LỤC I TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 2 1 Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh 2 2 Nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh .3 II GIAI ĐOẠN HỒ CHÍ MINH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TẠI QUẢNG CHÂU (TRUNG QUỐC) 1924 – 1927 5 2.1 Hồ Chí Minh trước khi hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) 5 2.1.1 Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước .5 2.1.2 Quá trình tìm đường cứu nước 6 2.2 Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Quảng Châu (Trung Quốc) 1924 - 1927 8 2.2.1 Nguyên nhân, sự kiện 8 2.2.2 Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 9 2.2.3 Ý nghĩa hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh tại Quảng Châu 16 2.2.4 Kết luận 19 III TỔNG KẾT 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 1 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 I TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 1 Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng ở Hà Nội tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người của Hồ Chủ tịch Nằm trong khu vực có nhiều di tích như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Chùa Một Cột tạo thành một quần thể các di tích thu hút khách tham quan trong và ngoài nước Bảo tàng tọa lạc tại số 19 phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, nằm phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và công viên Bách Thảo Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng lớn và hiện đại nhất Việt Nam Ảnh 1.1 Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật về cuộc đời và hoạt động của Bác (Nguồn: nhóm tác giả) 2 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 2 Nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh Nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được thể hiện ngay từ gian mở đầu (còn gọi là gian long trọng) với diện tích 360 m2 Các tác phẩm nghệ thuật ở gian này khái quát nội dung trưng bày của Bảo tàng về cuộc đời của Hồ Chủ tịch - con người gắn cuộc đời mình với dân tộc Việt Nam và nhân loại Ảnh 1.2 Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng thau (Nguồn: nhóm tác giả) Không gian bảo tàng được thiết kế theo cấu trúc 3 tầng Đến với tầng 1 của Bảo tàng Hồ Chí Minh, đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật và tư liệu về tiểu sử, hoạt động cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước theo lời di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ở tầng 2 của Bảo tàng Hồ Chí Minh là không gian trưng bày các cuộc đấu tranh tiêu biểu và chiến thắng lớn của quân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Cuối 3 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 cùng, ở tầng 3 của Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi trưng bày một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay, đặc biệt là những sự kiện có tác động lớn đến tư tưởng, đường lối hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng ở Việt Nam Một số hiện vật được trưng bày trong bảo tàng: Ảnh 1.3 Hình tượng “bọc trăm trứng Ảnh 1.4 Mô phỏng hình tượng quê hương của và rồng vàng”, thể hiện truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguồn: nhóm tác giả) đấu tranh dựng nước và giữ nước (Nguồn: nhóm tác giả) 4 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Ảnh 1.5 Mô phỏng hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguồn: nhóm tác giả) II GIAI ĐOẠN HỒ CHÍ MINH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TẠI QUẢNG CHÂU (TRUNG QUỐC) 1924 – 1927 2.1 Hồ Chí Minh trước khi hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) 2.1.1 Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho yêu nước, vậy nên Nguyễn Tất Thành đã sớm mang trong mình một tình yêu nước mãnh liệt và một nỗi niềm căm thù thực dân Pháp và bọn phản nước cực kỳ sâu sắc Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, lại được tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào Người khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng không tán thành với con đường cứu nước của họ Và chính Nguyễn Tất Thành cũng được tiếp xúc với nền văn minh Pháp, Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào 5 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Ảnh 2.1 Chân dung Nguyễn Ái Quốc Ảnh 2.2 Chân dung các bậc tiền bối yêu nước năm 1923 (Vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Hoàng (Nguồn: nhóm tác giả) Hoa Thám) (Nguồn: nhóm tác giả) Bởi những lý do đó, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới trên con tàu Amiral Latouche Tréville (Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin) với tên gọi Văn Ba tại bến cảng Nhà Rồng 6 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Ảnh 2.3 Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Nguồn: baotanghochiminh.vn) 2.1.2 Quá trình tìm đường cứu nước Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, hướng tới Pháp Từ năm 1911 - 1917, Người đi đến nhiều nơi ở châu Âu, châu Phi và cả châu Mỹ Từ thực tiễn đó Người rút ra một nhận thức quan trọng: “nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù” Cuối năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong tư tưởng của nhiều nhà cách mạng Sau khi từ Anh trở về Pháp, Người hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước tại Paris, viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh Đến năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp theo đuổi lý tưởng của Đại cách mạng Pháp: “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” và đấu tranh cho các nước thuộc địa Tháng 6/1919, lấy tên Nguyễn Aí Quốc, Người gửi tới Hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên bản yêu sách đã không được Hội nghị Véc-xai chấp nhận Từ đó, Người rút ra quan điểm: “Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” Sang đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc Đó là con đường “cách mạng vô sản” Và đến tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ 3, trở thành người chiến sĩ cộng sản và là một trong những người thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó đánh dấu bước ngoặt quyết định sự thay đổi về chất trong nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Người Từ người yêu nước chân chính, Người trở thành “người cộng sản Việt Nam đầu tiên” Nguyễn Aí Quốc hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế 3 Sau khi đến được với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cách mạng, chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Quá trình này gắn liền với hoạt động cách mạng của Người ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc Năm 1921, được sự giúp đỡ 7 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp dân tộc thuộc địa ở Paris nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp, nghiên cứu chính trị, kinh tế của thuộc địa để soi sáng cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc trên đất nước của họ Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ”- tờ báo đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng và đồng thời nhằm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng Không chỉ vậy, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sống nhân dân” và đặc biệt là cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật từ Pháp tới Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần V (1924) Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đã về đến Quảng Châu (Trung Quốc) Tại đây, tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế còn khó hơn nhiều Vì trong suốt tiến trình thực tế hoá đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà còn phải đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm, địa bàn "đối nội" và phải tìm được những cộng sự có thực tế và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng Và đến tháng 6 - 1923, trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người phác họa công việc của mình - Người dẫn đường cứu nước khi trở về Tổ quốc là: "Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng là trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập" Tuy nhiên con đường ấy còn nhiều gian truân 2.2 Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Quảng Châu (Trung Quốc) từ 1924 - 1927 2.2.1 Nguyên nhân, sự kiện Trong hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đến Quảng Châu, Trung Quốc là một bước đi quan trọng để thực hiện kế hoạch mà Người vạch ra từ năm 1923 khi đến nước Nga Năm 1923 - 1924, Quảng Châu đang được mệnh danh là “Mátxcơva của phương Đông”, thu hút nhiều nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức Tại thời điểm đó, Quảng Châu, Trung Quốc khi đó là nơi tập trung 8 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Lênin vào Việt Nam, giúp quần chúng nhân dân đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam hiểu được sứ mệnh và trách nhiệm lịch sử trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc Với mong muốn tập hợp những thanh niên Việt Nam ưu tú, giàu lòng yêu nước, đang khát khao tìm đến con đường cứu nước đúng đắn, để xây dựng một tổ chức cách mạng, tại Quảng Châu, ngay sau khi được tiếp xúc với Phan Bội Châu và nhận được danh sách do Đồng chí thân cận của cụ chuyển cho, Nguyễn Ái Quốc quyết định lập ra một nhóm bí mật làm hạt nhân cho một số rộng lớn sau này, thông qua một lớp huấn luyện về phương pháp tổ chức trong khoảng thời gian 3 tháng Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên Phần lớn là thanh niên, học sinh, trí trí thức Việt Nam yêu nước Họ học làm cách mạng học hoạt động bí mật Phần lớn số học sinh đó sau khi học xong bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân Một số người được gửi sang học trường đại học Phương Đông hoặc trường quân sự Hoàng Phố Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn với những cá nhân tiêu biểu như: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thông qua Chính cương, Điều lệ và Chương trình hành động của Hội, được tổ chức thành 5 cấp: Tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ Mục đích của Hội là “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại được độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”, nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu mình 10 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Ảnh 2.4 Trụ sở của Hội Việt Nam Ảnh 2.5 Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Cách Cách mạng Thanh niên mạng Thanh niên tại Đại hội lần thứ I, 5/1929 (Nguồn: nhóm tác giả) (Nguồn: nhóm tác giả) b) Hoạt động Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bao gồm thành phần hội viên là các trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân có địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm) Tổ chức này hoạt động dựa trên nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin với rất nhiều hoạt động tiêu biểu Cụ thể: Hội trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, ra Báo Thanh niên (6 - 1925) làm cơ quan ngôn luận trung ương của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo ra với tổng cộng 208 số Số đầu tiên ra ngày 21/6/1925 - là mốc mở đầu cho cả một dòng báo chí cách mạng Việt Nam 11 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Ảnh 2.6 Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính Ảnh 2.7 Báo Thanh niên số ra trị cho các thanh niên ưu tú tại Quảng Châu ngày 3/12/1926 (Nguồn: baotanglichsu.vn) (Nguồn: dangcongsan.vn) Với sự ra đời của Báo “Thanh niên” đã phá vỡ độc quyền báo chí của thực dân Pháp, mở đường cho dòng báo chí Cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển Mục đích của báo là phản ánh tình hình xã hội nước ta lúc bấy giờ, khơi dậy lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, vạch trần những tội ác dã man của thực dân Pháp, cổ vũ nhân dân đoàn kết nổi dậy làm Cách mạng giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc; đồng thời kêu gọi những người bị áp bức trên thế giới hãy đoàn kết lại! Báo có đối tượng chủ yếu là thanh niên, công nhân, nông dân với trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số mù chữ) Đồng thời, trong báo Thanh niên, một số câu nói truyền bá tư tưởng Mác-Lênin được đưa ra nhằm khuyến khích người đọc tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập, dân chủ và tự do báo chí tại Việt Nam như: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một kon đường chân chính là phải theo kái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là đảng kộng sản” (Số 60, ra ngày 8/09/1926); “Giai cấp nào có đảng của giai cấp ấy… Đảng là để thay mặt cho giai cấp” (Số 66, ra ngày 24/10/1926); “Thế giới vô sản giai cấp kách mệnh vạn tuế Bị áp bức dân tộc giải phóng vạn vạn tuế!” (Số 68, ra ngày 7/11/1926) Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông Đến đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản 12 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 (Đường Kách mệnh là cuốn sách tập hợp những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 - 1927, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927 để làm tài liệu học tập và tuyên truyền, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, trong việc kết hợp phong trào công nhân và yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Ảnh 2.8 Tác phẩm Đường Kách mệnh (nguồn: nhóm tác giả) Tác phẩm “Đường Kách mệnh” ra đời trong bối cảnh phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc ở trong nước đã xuất hiện nhiều tổ chức yêu nước mang sắc thái chính trị khác nhau, thực tiễn lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức kiểu mới, có đường lối, tổ chức đúng đắn, chặt 13 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 chẽ thì mới lãnh đạo cách mạng đi đến thành công Do đó, tác phẩm có ý nghĩa và vai trò như “kim chỉ nam” cho đường lối của cách mạng Việt Nam Một trong những nội dung cơ bản của Tác phẩm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng linh hoạt và sâu sắc trong lãnh đạo cách mạng, đó là vấn đề giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp của cách mạng Nội dung tác phẩm gồm: Đầu tiên, Tư cách một người cách mệnh: Đó là phải có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người cộng sản Đó là con người một lòng một dạ Đó là con người có tổ chức, gắn bó với tổ chức, với đoàn thể Đồng thời biết phát huy năng lực cá nhân Tiếp nữa, con đường cách mệnh: Tác giả phân tích kỹ Cách mạng tư sản Pháp 1789, Cách mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và chỉ ra kinh nghiệm lịch sử của các cuộc cách mạng này Từ lịch sử và thực tiễn, tác giả đã định hướng cho cách mạng Việt Nam là đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga “theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” Về lực lượng cách mạng: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: Công nông là người chủ cách mệnh “là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc” Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới Hồ Chí Minh nêu 3 vấn đề lớn: Cách mạng Việt Nam phải đứng hẳn về phía phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa trên thế giới; Xác định rõ quan hệ lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới, giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự thống nhất của quan hệ này; Xác định rõ quan hệ cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc là tác động qua lại Cách mạng thuộc địa không thụ động ngồi chờ cách mạng chính quốc Về phương pháp cách mạng: Đó là: Phải làm cho dân giác ngộ; Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu; Phải hiểu phong trào thế giới, phải bày sách lược cho dân; Phải đoàn kết toàn dân “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc 14 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 của một hai người”; Phải biết tổ chức dân chúng lại; Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, phải biết chọn thời cơ Về Đảng Cộng sản: Đảng là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mệnh “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê nin” Đồng thời, tác phẩm Đường Kách mệnh có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam: Về tư tưởng: Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng sự thống nhất trong nhận thức tư tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng Tác phẩm khắc phục tư tưởng sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia; xác lập hệ tư tưởng mới - tư tưởng của giai cấp công nhân Về chính trị: Tác phẩm xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân cho cán bộ và quần chúng công nông Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng Tác phẩm Đường Kách mệnh ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam; thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Tác phẩm cũng đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Do đó, tác phẩm Đường Kách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc Lý luận của tác phẩm không sách vở mà vạch ra lý luận cách mạng Việt Nam thiết thực, tri thức lý luận cách mạng Việt Nam đã được hiện diện trong tác phẩm rất mácxít nhưng cũng rất Việt Nam, dễ hiểu, dễ tiếp thu, kết hợp rất tài tình phương pháp lịch sử và logic Dùng lịch sử để nói lý luận, từ Cách mạng Pháp đến Cách mạng Nga và kết luận ở Cách mạng Nga, rồi lấy lý luận soi sáng thực tiễn Việt Nam, và kết luận: Chỉ có cách mạng vô sản 15 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 mới giải phóng được dân tộc Tác phẩm cũng là một hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của tác giả Ví dụ: Lênin cho rằng, cách mạng thuộc địa chỉ có thể giành được thắng lợi khi có sự giúp đỡ của cách mạng chính quốc, khi cách mạng vô sản chính quốc đã giành thắng lợi, nhưng tác phẩm phát hiện thêm rằng, cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc và tác động tích cực đối với cách mạng chính quốc Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn nhiều về vấn đề giải phóng dân tộc Tác phẩm chỉ rõ dân tộc và giai cấp kết hợp với nhau, giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản Như vậy, trước khi Đảng ra đời, ở Việt Nam đã có sự thống nhất về tư tưởng chính trị và tổ chức Đó là điều kiện trực tiếp giữ vững sự thống nhất trong Đảng ngay từ khi mới thành lập cũng như sau này Tác phẩm Đường Kách mệnh là một kho tàng tri thức lý luận cách mạng Việt Nam, là sự thể hiện tư tưởng cơ bản của lãnh tụ Hồ Chí Minh Giá trị của tác phẩm càng được khẳng định khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố rằng, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động) Và đến năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa” nhiều cán bộ của Hội Hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền và vận vận động cách mạng Phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ c) Ý nghĩa của việc thành lập Hội: Như vậy, thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác-Lênin lần lượt lượt được truyền bá vào trong nước, có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ Việc thành lập Hội là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản d) Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chính là sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Đầu tiên, là sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Từ đó, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển Tiếp nữa là sự chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán 16 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam 2.2.3 Ý nghĩa hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh tại Quảng Châu Có thể nói rằng, giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc từ 1924 - 1927 là một thời kỳ tạo ra nhiều bước chuyển trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và có tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới Đối với cách mạng Việt Nam, những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, hệ thống tổ chức cách mạng Thanh Niên được phủ khắp đất nước Không một tổ chức chính trị cùng thời nào (như Hưng Nam, Tân Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng…) có được mạng lưới rộng như vậy Có được điều đó chính là tầm nhìn chiến lược của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam Lớp thanh niên yêu nước thời kỳ này là những người đầu tiên gieo hạt giống cách mạng bằng việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào quần chúng Họ là những cán bộ chủ chốt, bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bộ khung quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 Những tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc đã trình bày thể hiện sự vận dụng và góp phần phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều vấn đề cốt yếu liên quan đến cách mạng Việt Nam, phản ánh chính xác những đặc trưng nổi bật trong tư duy lý luận và phong cách tiếp nhận lý luận tiên tiến của thời đại vào điều kiện lịch sử cụ thể của một dân tộc Thời kỳ ở Quảng Châu (từ tháng 11-1924 đến tháng 5-1927), Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài cho các tờ báo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các báo của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Pháp và cho tờ Le Paria Trong những bài viết của mình, đặc biệt trong cuốn Đường Kách mệnh chứa đựng nhiều tư tưởng chỉ đạo cho cách mạng Việt Nam, hợp thành những vấn đề chiến lược và sách lược của Đảng mácxít tương lai 17 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Ảnh 2.9 Bài viết của Nguyễn Ái Quốc “Phong trào cách mạng ở Đông Dương”, 7 – 1926 (nguồn: nhóm tác giả) 18 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com)