Quan điểm Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

- Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế đô v xã hô vi mới có thêm lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. - Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ. Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” _ Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. “ Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đõy chống chỳng ta, bõy giờ chỳng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người chỉ rừ:. “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Người còn nhấn mạnh: ”Đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hũi và đoàn kết vụ nguyờn tắc”. Cũng tại Đại hội đú, Người chỉ rừ: “Tụi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc của Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt. Lòng sung sướng ấy là của chung toàn dân, của cả Đại hội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung sướng không thể tả, một người đã cùng các vị tranh đấu trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân. Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão”. Vì vậy cho nên lòng tôi sung sướng vô cùng.” Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điều này được thể hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân, mà còn cả với phong trào yêu nước Việt Nam. Bởi lẽ, Đảng ra đời trong bão táp của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn chặt với cuộc đấu tranh của cả dân tộc. Những người tham gia Đảng Cộng sản không phải chỉ là những người tiên tiến thuộc giai cấp công nhân, mà số đông lại là những người tiên tiến thuộc giai cấp nông dân, tiểu tư sản, các tầng lớp lao động chân tay và trí óc, kể cả những người vốn thuộc các giai cấp bóc lột đã từ bỏ hệ tư tưởng và lợi ích của giai cấp mình, giác ngộ lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Đảng vừa là Đảng của giai cấp công nhân, lại vừa là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Luận điểm này của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với luận điểm về “đảng toàn dân” của những người theo chủ nghĩa xét lại đã nêu ra trong những năm 60 của thế kỷ XX. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai vấp công nhân vì Đảng mang bản chất giai cấp công nhân và “ lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt”. Là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc, vì Đảng ra đời trong lòng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc. Hơn nữa, trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng lại đặt lợi ích của dân tộc lên hết và trước hết vì nếu không giành được độc lập cho dân tộc thì lợi ích của giai cấp công nhân “ngàn vạn năm cũng không giải quyết được”. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản mang tính chất quốc tế, nhưng cuộc đấu tranh ấy lại diễn ra trước hết trong từng quốc gia dân tộc. Vì vậy giai cấp công nhân và Đảng của nó trước hết phải trở thành dân tộc, như Mác và Ănghen đã nêu ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. ấy đã là đương nhiên ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời, cũng như trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc , tập hợp toàn dân trong cuộc đấu tranh cách mạng đã trở thành vấn đề máu thịt của Đảng. Đại bộ phận nhân dân Việt Nam đã coi Đảng Cộng sản là Đảng của mình, đó cũng là điều dễ hiểu. Đây là đặc điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, khác rất nhiều so với các Đảng Cộng sản ở Tây Âu. Vinh dự ấy rất to lớn. nhưng trách nhiệm của Đảng trước dân tộc cũng rất nặng nề. Như Hồ Chí Minh đã nói, muốn quy tụ được cả dân tộc, Đảng phải “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”. Điều này hoàn toàn thống nhất với mệnh đề của Lênin mà Người thường nhắc lại “ Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại”. Văn minh cũng có nghĩa là trí tuệ, danh dự, lương tâm là đạo dức. Tiên phong về trí tuệ, mẫu mực về đạo đức; Đảng đã được nhân dân ủng hộ và đã trở thành hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc. Là tổ chức chính trị to lớn nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận. Quyền lãnh đạo Mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà được nhân dân thừa nhận. Điều này đã được Hồ Chí Minh phân tích rất cặn kẽ: “ Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì cách mạng. “ Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng. trong toàn bộ công tác cách mạng”. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, “Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta”. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết phải thực hiện sự lãnh đạo của mình theo nguyên tắc của Mặt trận. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khêu gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu, mệnh lệnh, không thể và không được lấy quyền uy của mình để buộc các thành viên khác trong Mặt trận phải tuân theo. Đảng phải thực sự tôn trọng các tổ chức, các thành viên của Mặt trận, nếu Đảng muốn giành được sự tôn trọng thực sự của họ. Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên về công tác Mặt trận: “Phải thành thực lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng, Cán bộ và đảng viên không được tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người; trái lại phải học hỏi điều hay điều tốt của mọi người. Cán bộ và đảng viên có quyết tâm làm như thế thì công tác Mặt trận nhất định sẽ tiến bộ nhiều”. Muốn lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí. Sự đoàn kết của Đảng là cở sở vứng chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn dân. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết của dân tộc càng được tăng cường. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạng Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế: chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, đây cũng là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể giành được thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Trong những năm chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đó nờu rừ “phải cú đảng cỏch mệnh, để trong thỡ vận động và tổ chức dõn chỳng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Từ đó về sau, tư tưởng của Người về đoàn kết với phong trào cỏch mạng thế giới càng được làm rừ hơn và đầy đủ hơn. Đó là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước tư bản. Đó là nước Nga Xôviết, là Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đó là phong trào đấu tranh vì hòa bình , độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Người đặc biệt coi trọng xây dựng khối đoàn kết Việt - Miên - Lào, ba nước cùng cảnh ngộ thuộc địa trên bán đảo Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân. Trong kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành ba tầng Mặt trận: 1) Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; 2) Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào; 3) Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

NGUYÊN TẮC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH

Đảng cách mạng muốn thống nhất về chính trị và tư tưởng, đảm bảo được vai trò đó, thì phải giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, phải được vũ trang bằng chủ nghĩa chân chính, khoa học và cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin: “Để làm trọn trách nhiệm người lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển, Đảng ta và Mặt trận dân tộc thống nhất luôn đấu tranh chống khuynh hướng hẹp hòi, một chiều, chống coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh huớng đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong khối đại đoàn kết dân tộc.