Dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề trẻ em trong lĩnh vực báo chí và truyềnthông, nhưng chủ yếu tập trung vào quyên lợi và vai trò của trẻ em trong báo chí.Tuy nhiên, chưa có nhiều công
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYÊN MẠNH CỬU LONG
QUAN TRI NỘI DUNG VE VAN DE BAO HANH
LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG
Hà Nội - Nam 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYEN MANH CUU LONG
QUAN TRI NOI DUNG VE VAN DE BAO HANH
TRE EM TREN BAO DIEN TU
(Khảo sát trên 02 tờ báo Phu nữ Việt Nam, VnExpress
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan, luận văn “Quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báođiện tử ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dan của PGS.TSNguyễn Ngọc Oanh Các số liệu, kết quả nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Trong luận văn, tôi có sử dung một số trích dẫn từ các nguôn tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều được tôi ghi nguồn day đủ và trung thực.
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Cửu Long
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại Việnđào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyén đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá
và các phương pháp nghiên cứu khoa học bồ ích.
Tôi xin chân thành cảm on PGS TS Nguyễn Ngọc Oanh, người đã trực tiếp tận tình hướng dan, truyén đạt kinh nghiệm và giúp do tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, các anh chị dong nghiệp các báo Phụ nữ ViệtNam, VnExpress đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực té vàcung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ung hộ, động viên và giúp đố tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Cửu Long
Trang 54 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-22 5£ +£+EE£+EE£SEE+SEESEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrrrkrrrs 15
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - 5 St 22 E231 1 51 9121111 vn ng rệt 16
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài -¿ 2¿©2+c22++2EEc2EEtEEECEEErrrrrrrrrrrrre 18
7 BO cục luận văn -c-c- St St S1 SE1E1E1115111151111115111115111111111111115111111111111115111E11 11111 xe 18
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN TRI NỘI DUNG VE BAO
HANH TRE EM TREN BẢO ĐIỆN TỪỬ - 5-5-5 222x222 1111111111111 19
A CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI NOI DUNG VE BAO HANH TRE EM TREN
;7\0E)i0000 0000 -.- 19 1.1 Một số khái niệm liên quan 2-2 2 ®£+E£+EE£EE£EEE£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrkrrex 19
1.2 Vai trò của quản tri nội dung về van dé bạo hành trẻ em trên báo điện tử - 26 1.3 Khung lý thuyết trong nghiên cứu đề tài - 2-2 + x£+E£+EE£EESEEEEEEEEEEEerkrrrrrkrres 28
B CƠ SỞ THỰC TIEN LIEN QUAN DEN VAN ĐÈ QUAN TRI NOI DUNG VE BAO
HANH TRE EM TREN BAO ĐIỆN TU csscsssssssssssesssssssssssesssessscssecssscasecssecssecssecssecssecs 32
1.4 Các yếu tố tham gia quan trị nội dung về bao hành trẻ em trên báo điện tử 32 1.5 Yêu cầu quản trị quản trị nội dung về vẫn dé bạo hành trẻ em trên báo điện tử 41 Tidu két ChUON 088 e 4 Ả 45
Chuong 2 THUC TRANG QUAN TRI NOI DUNG VE BAO HANH TRE EM TREN
BAO ĐIỆN 'TỬ 2-22-2212 1222122112211 2211 0211 111.11 T11 1.1 H1 ng
2.1 Giới thiệu tờ báo khảo sát
2.2 Đánh giá của công chúng về nội dung về van dé bạo hành trẻ em trên báo điện tử 48 2.3 Thực trạng về van đề quản tri NGL UTØ 6 + %1 1 93991 91 931 1 1v ng g rưy50
2.4 Đánh giá hoạt động quản tri - c2 222321111 191321 1111111115111 11 1 111 11 11 g1 TT HH re 67
Tiểu kết chương 2 o.ceeceeccccsessesssecsesssessecssessecsesssecsessusssessussuessessuesseessssisssessusssessssssessessesssessessseesees 75
Chương 3 MỘT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN
TRI NỘI DUNG VE BAO HANH TRE EM TREN BAO ĐIỆN TỬ - 76
3.1 Một số vấn đề đặt ra -¿- 5s 1E E1211211211211211111 11.1111.1111 1111111110111 011111 e.76 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện tử trong
COL Gia UƯỜNợNậ‡,ậg, 83
8< 000.1 95 KẾT LUẬN - 55-52 S22E12E1211211211211211 211 1111.111111 11 T1 1 1 1 1 1 1012121212121 re 96
IV )80i000:790/8.4:7 (tá 98
Trang 6DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE
Bảng 2.2 Nội dung thông tin vê quản vê bao
Đánh giá về các nội dung tin bải về
bạo hành trẻ em thông qua tác động tinh than, cảm xúc.
59
Biểu đồ 2.3
Biêu đô 2.3 Đánh giá của công chúng
về nội dung tin bài vê bạo hành trẻ em thông qua xâm hại tình dục.
Trang 7MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thông tin và hình ảnh về trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng
và phong phú trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên các nền tảng báo điện tử Điều này là minh chứng rõ ràng cho sự quan tâm ngày càng lớn của báo chí và xã hội đối với trẻ em.
Báo điện tử, mặc dù xuất hiện sau so với các dạng báo chí khác, nhưng lạinhanh chóng vươn lên với tốc độ phát triển ấn tượng nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từcông nghệ thông tin hiện đại Việc này tạo ra một đột phá về số lượng tin tức, bàiviết đa dạng cùng tốc độ cập nhật nhanh chóng và khả năng kết hợp nhiều phương tiện truyền thông trong cùng một nên tảng, tao ra một ưu thế không thé phủ nhận
cho báo điện tử.
Do đó, công chúng ngày càng đông đảo và không ngừng mở rộng việc sử dụng
báo điện tử Sức mạnh của nó đã lan tỏa thông tin với tốc độ chóng mặt và tạo ranhững tác động mạnh mẽ đối với xã hội Nhờ vào điều này, nhiều vụ việc về bạohành trẻ em đã được đưa ra ánh sáng, gây ảnh hưởng lớn, tác động tới cộng đồng
xã hội trong thời gian gần đây
Trong thời gian gần đây, việc quản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trêncác báo điện tử tại Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ kha quan Các tô chức quản
lý đã đầu tư mạnh vào việc huy động, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũphóng viên, biên tập viên, góp phan đáng ké vào việc quan lý nội dung về van đềnày trên các nên tảng báo chí điện tử Sự quan tâm từ lãnh đạo các tổ chức báo chícùng với nỗ lực của các nhà báo đã thúc đây sự sáng tạo trong công việc
Kết quả là các tác phẩm nội dung về bạo hành trẻ em trên các trang báo điện tử
đã ngày càng được cải thiện, mang lại hiệu quả thông tin nhanh chóng và lan tỏa
rộng khắp đến cộng đồng Dong thời, việc kết hợp linh hoạt các phương pháp quản
lý đã góp phần quan trọng vào việc chống lại nạn xâm hại, bạo hành trẻ em, đặcbiệt là những hành vi bạo luc và xâm hai tình duc Cac báo điện tử đã trở thành nên
Trang 8tang đáng tin cậy, nơi mà người lớn có thé lắng nghe ý kiến, tâm tư và nguyệnvọng trực tiếp từ các em nhỏ.
Trong một số trường hợp, ta dễ nhận thấy răng sự hướng dẫn từ các tổ chứcquản lý về việc bảo vệ trẻ em và thông tin liên quan đến bạo hành trẻ em trên các nên tảng báo chí vẫn còn chưa thực sự hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu mong đợi Các nỗ lực lãnh đạo và quản lý từ Ban tuyên giáo đối với các tổ chức báo chí
về nội dung bạo hành trẻ em thường có thời gian lơ lửng, không đặt sự ưu tiên vàoviệc đào tạo và nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và quốc gia Cũng như khôngtập trung vào việc thúc đây lòng tự trọng, tính chuyên nghiệp và cần trọng trongcông việc của các nhà báo Kết quả là, nhiều nhà báo có thé thiếu ý thức nghềnghiệp, không thé hiện rõ trách nhiệm xã hội quan trọng của họ và dé dang mat điđạo đức nghề nghiệp.
Thông tin về trẻ em ở cấp quốc tế vẫn còn hạn chế, tạo ra khó khăn cho ngườiđọc khi muốn so sánh với tình hình trẻ em trong nước Đồng thời, thông tin về trẻ
em dân tộc thường ít được chú ý hoặc bị thiên vi, gây ra hình anh không chính xác
về trẻ em dân tộc, thường chỉ tập trung vào những khía cạnh khó khăn và bệnh tật.Hơn nữa, do đội ngũ phóng viên chuyên viết về trẻ em vẫn còn hạn chế, họ không
có đủ tài nguyên và thời gian để thu thập thông tin một cách toàn diện Thậm chí,ngoài những sự kiện cụ thể, nhiều thông tin chỉ được chuyền giao từ các cơ quanchức năng dé xử ly và được đăng tải sau đó trên báo, thay vì được phóng viên điềutra và tường thuật trực tiếp.
Tình hình này là minh chứng rõ cho việc nghiên cứu về quản trị nội dung vềbạo hành trẻ em trên các nền tảng báo mạng điện tử ngày nay trở nên cấp bách và cần thiết Vì lẽ đó, tác giả đã chon đề tài “Quản trị nội dung về van đề bạo hành
trẻ em trên các trang bao điện tử” (dựa trên khảo sát trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Online và VnExpress.net từ năm 2020 đến 2022) làm chủ đề nghiên cứu trongluận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông
Trang 9số công trình nghiên cứu:
Cơ sở lý luận Báo chí — Truyền thông về các nguyên tắc cơ bản của hoạt
động báo chỉ
Cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, do tác giả Dương Xuân Son,Dinh Văn Hường, Trần Quang, xuất bản năm 2003, đề cập đến những van dé cótính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc,hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các van đề cụ thé trong lĩnh vực báo chí - truyền thông Hệ thống kiến thức về
cơ sở lý luận báo chí - truyền thông sẽ được bổ sung và nâng cao ở những chuyên
Cuốn Cơ sở jý luận báo chí, do tác giả Nguyễn Văn Dững biên soạn, xuất bản năm 2012 Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệthống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí,đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyêntắc cơ bản; về chủ thé hoạt động bao chi; van dé tự do báo chí,
Cuốn sách “The Future of Journalism: Developments and Debates” đượcbiên tập bởi Bob Franklin và David Murphy, năm 2013 Cuốn sách tập trung vào
Trang 10tương lai của ngành báo chí và khám phá các phát triển và tranh luận liên quan đếnngành báo chí Cuốn sách này đưa ra các quan điểm đa dạng về những thách thức
và cơ hội mà báo chí đang đối mặt trong thời đại số hóa và thay đổi công nghệ.Cuốn sách bao gồm các chủ đề như sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số, tác động của mạng xã hội và tin tức giả, vai trò của nhà báo công dân, quyên riêng tư
và an ninh thông tin, quan hệ giữa báo chí và chính quyền, sự tương tác giữa báochí truyền thống và công dân báo chí Nó cung cấp các phân tích và cách nhìn rộng
để hiểu về tương lai của ngành báo chí trong một thế giới liên kết và thay đổinhanh chóng.
Cuốn Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, do tác giả Đỗ QuýDoãn biên soạn, xuất bản năm 2014, làm rõ thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ratrong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện đề thông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn bảo đảm quản lý tốt.
Cuốn Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí, được viết bởi tác giả Trương Thị Kiên, xuất bản năm 2016, cung cấp những kiến thức cơ bản về tòasoạn báo chí, cơ cấu tổ chức, các chức danh nhà báo chủ chốt, loại hình lao động
nhà báo, quy trình thực hiện các sản phẩm, quản tri tòa soạn, kỹ năng quản tri tòa
soạn của tổng biên tập và quản lý nhà nước về hoạt động báo chí
Cuốn Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn dé, nhận định, cuén sáchtổng hợp các bài viết về báo chí, truyền thông từ thuở sơ khai đến hiện đại, đồng thờigắn báo chí, truyền thông với các vấn đề về kinh tế - xã hội, chính trị, đời sống xã hội;
với trách nhiệm và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của người làm báo.
Cuốn sách “Managing Media Convergence: Pathways to Journalistic Transformation” của tác giả Tim P Vos, xuất ban lần đầu năm 2016 Cuốn sách tập trung vào quan ly sự hội tụ truyền thông và các con đường dé biến đổi báo chí.
Nó khám phá các yếu tố và quá trình cần thiết để các tổ chức truyền thông thíchnghi và thành công trong môi trường hội tụ ngày nay Cuốn sách bàn về các khíacạnh quản lý quan trọng như sự kết hợp của các nền tảng truyền thông, phát triển
kỹ năng và năng lực cho nha báo đa phương tiện, quản lý thay đôi t6 chức và lãnh
10
Trang 11đạo, tạo ra nội dung chất lượng cao, và tận dụng các cơ hội mới mà sự hội tụ
truyền thông mang lại Nó cung cấp các ví dụ và nghiên cứu về quản lý truyềnthông hiện đại và những thách thức cần đối mặt trong quá trình biến déi báo chí
Cuốn sách “Managing Media Companies: Harnessing Creative Value” củaMike Friedrichsen va Wolfgang Seufert, xuất bản năm 2017 Cuốn sách này tậptrung vào việc quản lý các công ty truyền thông và khai thác giá trị sáng tạo trong ngành này Nó cung cấp cái nhìn về cách quản lý các doanh nghiệp truyền thông,tập trung vào việc tận dung và phát triển tiềm năng sáng tạo dé tạo ra giá trị kinhdoanh Cuốn sách bàn về các khía cạnh quản lý quan trọng như chiến lược kinhdoanh, quản lý sản phâm và dịch vụ, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quản lývăn hóa tổ chức trong ngành truyền thông Nó cung cấp các khái niệm, các ví dụthực tế và các phương pháp quản lý để giúp độc giả hiểu và áp dụng trong thực tếquản lý doanh nghiệp truyền thông.
Báo chí với van đề xoay quanh trẻ em Cuốn sách “Số tay phóng viên: Báo chí với trẻ em” của tác giả Nguyén Văn Dững, được xuất bản bởi nhà xuất bản Lao Động vào năm 2001, đóng vai trò nhưmột hướng dẫn quý báu dành cho phóng viên Tác phẩm này không chỉ cung cấpkiến thức cơ bản về nghiệp vụ khi làm việc với trẻ em mà còn chia sẻ những kinhnghiệm quý báu và kỹ năng quan trọng trong việc tương tác và bảo vệ trẻ em, lay
từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác xã hội cũng như
từ các chuyên gia nghiên cứu về báo chí và trẻ em.
Cuốn sách “Báo chí với trẻ em” do các tac giả cùng nhau biên soạn, được xuất bản bởi nhà xuất ban Lao Động vào năm 2004, đã đem đến một kho thông tin quý giá về quyền lợi của trẻ em cũng như sâu rộng vào việc nghiên cứu về đốitượng chính là trẻ em trong công chúng Cuốn sách khám phá về cách thức trẻ emđược miêu tả trên các phương tiện thông tin và đặt ra những vấn đề quan trọng cần
Trang 12phương tiện truyền thông với mục tiêu giảm thiêu tác động tiêu cực và tăng cườnglợi ích mà truyền thông mang lại cho trẻ em Sách nhắn mạnh việc nâng cao phẩmchất đạo đức trong nghề báo và tập trung phân tích ba khía cạnh quan trọng.
Cuốn sách nhắn mạnh quyên lợi của trẻ em khi tiếp nhận thông tin cũng như quyền tham gia vào quá trình truyền thông, đồng thời đòi hỏi việc bảo vệ trẻ emkhỏi những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông Mặc dù đề cập đến việc xâydựng các nguyên tắc ứng xử đối với trẻ em trong ngành truyền thông, tuy nhiêncuốn sách này chưa di sâu vào các van đề liên quan đến bảo vệ trẻ em, đặc biệt làtrong bối cảnh bảo vệ trẻ em trên các nền tảng báo chí điện tử
Trong sự kiện “Hội thảo khoa học về trẻ em và đạo đức nghé nghiệp củanhà báo ” tô chức bởi Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo ViệtNam và Tạp chí Nghé báo - Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh vào thang 8 năm
2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà báo và nha quan lý báo chí đã tập trungvào các vấn đề quan trọng Họ thảo luận về nguyên tắc cơ bản mà nhà báo cần tuân thủ khi đưa tin về trẻ em Các vấn đề thực tế mà người làm báo phải đối mặt khi làm việc liên quan đến trẻ em, cũng như vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báotrong việc đưa tin về trẻ em, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề như xâm hại,lạm dụng trẻ em, HIV và các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến trẻ, cũng như tình hình
bạo lực học đường và thách thức trong lĩnh vực giáo dục trường học Ngoài ra, họ
cũng thảo luận về các vấn đề về sự riêng tư và hoàn cảnh gia đình của trẻ
Cuốn sách “Nhà báo với trẻ em: Kiến thức và kỹ năng” của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh (2014), xuất bản bởi Nhà xuất bản Thông tắn, là một nghiên cứu toàn diện về việc áp dụng kỹ năng làm báo trong lĩnh vực trẻ em, dựa trên việc phân tích thực trạng và nghiên cứu chi tiết về khả năng thực hiện công việc của nhà báokhi tác động vào các van dé liên quan đến trẻ em Đây là tác phâm đầu tiên tậptrung nghiên cứu một cách hệ thống, chỉ tiết và chuyên sâu, thiết lập một khung lýthuyết và hệ thống khái niệm vững chắc về kỹ năng làm báo cho trẻ em, đồng thờiphân tích những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ
năng này Cuôn sách tập trung vào việc cung câp cơ sở khoa học và thực tiên vê
12
Trang 13cách tiếp cận và giải quyết các vẫn đề liên quan đến trẻ em, đặt trọng tâm vào việctôn trọng quyền lợi của trẻ em, không chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu Ngoài ra,tác giả cũng trình bày số liệu và kết quả chi tiết từ việc khảo sát thực tế các loạibáo dành cho trẻ em, đem lại cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về thực trạng hiện tại của
lĩnh vực này.
Cuốn sách “The Role of the Press in American Democracy” của GenevaOverholser va Kathleen Hall Jamieson xuất bản năm 2014 Mặc dù không chuyênbiệt về trẻ em, cuốn sách này cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của báo chí trong
xã hội và làm thế nào nó ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của công dân,bao gồm cả trẻ em
Trong luận văn thạc sĩ về “7hồng điệp về trẻ em trên báo mạng điện tử dưới
góc nhìn văn hoa” của tác giả Truong Thi Hợp (2015), nghiên cứu tập trung vào
việc khảo sát, phân tích và đánh giá những thông điệp được trình bày về trẻ em trên ba tờ báo lớn là Dân trí, Vietnamnet và Tuổi trẻ Tác giả đã nam bắt cả mặt tích cực và tiêu cực của các thông điệp này, nhẫn mạnh vào những ảnh hưởng và giá trị văn hóa mà chúng mang lại Từ các phân tích đó, tác giả đã đề xuất và đề ranhững giải pháp cụ thể, không chỉ gợi ý mà còn đề xuất các hành động cần thựchiện cho Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí Mục tiêu là để thúc đây sứcmạnh và tối ưu hóa hiệu quả của thông điệp viết về trẻ em trên các nền tảng báochí điện tử, nhằm tao ra sự lan tỏa tích cực và đáng giá cho cộng đồng
Cuốn sách “Children, Teens, Families, and Mass Media: The Millennial Generation” của Rose M Kundanis và Kirsten D Naggert (2010) Cuốn sách này nghiên cứu về cách mà trẻ em tiêu thụ thông tin từ các phương tiện truyền thông, bao gồm cả báo chí, và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của họ.
Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ Quyên Trẻ em trên Nên Tảng Báo Mạng Điện TửNgày Nay” của tác giả Vũ Thanh Loan (2015) đã tiễn hành một nghiên cứu tổngquan về việc bảo vệ quyền của trẻ em trên ba nền báo điện tử là Dân trí, Pháp Luật
Việt Nam và Pháp Luật và Xã hội Nghiên cứu này đã đánh giá, phân tích và
chứng minh thực trạng bảo vệ quyên trẻ em trong ngữ cảnh báo chí điện tử tại Việt
13
Trang 14Nam Kết quả của nghiên cứu này đã đặt nền móng cho việc đưa ra các khuyếnnghị và giải pháp cụ thể, nhằm mục tiêu tăng cường chất lượng và hiệu quả củaviệc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trên các trang báo điện tử tại Việt Nam.
Cuốn “The Children's Media Market: A Handbook for Producers andProgrammers” của Alasdair Reid (2016) Cuốn sách này khám pha cách cácphương tiện truyền thông, bao gồm cả báo chí, ảnh hưởng đến trẻ em và cách làm
cho nội dung phù hợp và tích cực.
Dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề trẻ em trong lĩnh vực báo chí và truyềnthông, nhưng chủ yếu tập trung vào quyên lợi và vai trò của trẻ em trong báo chí.Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về việc quản trị nội dung liênquan đến vấn đề nghiêm trọng như bạo hành trẻ em trên các nền tảng báo điện tử
Do đó, đề tài “Quản trị nội dung về vấn dé bạo hành trẻ em trên báo điện tử” làmột lĩnh vực mới, và chưa ai tìm hiểu, nghiên cứu sâu
Với hy vọng góp phan vào việc cải thiện chất lượng quản trị nội dung về van
đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử ngày nay, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nay dé tiến hành nghiên cứu Đây là một bước đầu tiên dé khám phá và hiểu rõ hơn
về cách thức quản lý thông tin liên quan đến van đề bạo hành trẻ em trên nền tang
báo chí điện tử.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu dé tài này nhăm tổng hợp và phân tích ca van đề lý thuyết
và thực tế về quản trị nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em trên các phương tiệnbáo chí điện tử đang trở thành một phần quan trọng của nghiên cứu xã hội vàtruyền thông Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn đa dạngnhư các bài báo, bài viết, và tin tức trên các trang web báo điện tử, nghiên cứu này hướng đến việc hiểu rõ hơn về cách ma thông tin về bạo hành trẻ em được biên tap, trình bay và tiếp cận trên các nên tảng trực tuyến
Từ việc phân tích thực trạng của quản trị nội dung về van dé bạo hành trẻ emtrên các toà soạn báo, có thé nhận thấy rằng mặc dù vấn đề này nhận được sự quan
14
Trang 15tâm từ phía báo chí, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức Có thé thấyrằng một số thông tin không được đưa ra một cách đầy đủ và chính xác, hoặc cóthé bị thiên vi, gây ra các hiểu lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm của công
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứuquản tri, báo điện tử, hạn hành, trẻ em, quan tri nội dung, quan tri nội dung về bạo
hành trẻ em trên báo điện tử.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc quản trị nội dung về bạo hành trẻ em
trên báo điện tử hiện nay (Khảo sát trên báo Phụ nữ Việt Nam online, VnExpress,
từ năm 2020 đến 2022)
- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng việcquản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử, đặc biệt là các báo
thuộc diện khảo sát trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Thực trạng quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên
báo điện tử hiện nay.
4.2 Pham vi nghiên cứu
e Pham vi thời gian:
15
Trang 16Đề phân tích, nghiên cứu quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện
tử, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát từ 01/2020 đến tháng 12/2022
e Pham vi không gian:
Hiện nay tại Việt Nam dang có rất nhiều cơ quan báo chí đang thực hiện cáchoạt động liên quan đến vấn đề đưa tin về bạo hành trẻ em Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chọn khảo sát và nghiên cứu trường hợp của báo Phụ nữ
Việt Nam Online, VnExpress Hai cơ quan này là những cơ quan báo chí đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và xoay quanh đến những vấn đề liên quan đến trẻ em Vì vậy, tác giả lựa chọn hai tờ bao để khảo sát cho nghiên cứu của mình.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm tư tưởng chủ trương đường lối của Đảng pháp luậtcủa nhà nước về báo chí va lý luận báo chí — truyền thông Luật Báo chí năm 2016,chính sách pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam hiện nay.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study):
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hai cơ quan báo chí điện tử: Phụ nữ Việt
Nam Online, VnExpress để phân tích cách họ triển khai và quản trị nội dung vềbạo hành trẻ em Bằng việc thực hiện khảo sát, quan sát và điều tra tại các cơ quannày, luận văn sẽ chi tiết phân tích quản trị nội dung về van dé bạo hành trẻ emtrong bối cảnh báo chí Việt Nam Thông qua việc đối chiếu với khung lý thuyết hiện có, luận văn sẽ xác định thách thức, rủi ro, cơ hội và lợi ích liên quan đến quản tri nội dung về bạo hành trẻ em trên lĩnh vực báo chí Ngoài ra, luận văn cũng xem xét các phương pháp quản trị nội dung về bạo hành trẻ em được sử dụng trong
các cơ quan nay Dựa trên những kêt quả này, luận văn sẽ đê xuât giải pháp đê cải
16
Trang 17thiện quản tri nội dung về bạo hành trẻ em trên báo chí Việt Nam, nhằm nâng caohiệu suất, chất lượng thông tin, và đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại sé.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được áp dụng dé hệ thống hóa các van dé
lý luận có liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận vànghiên cứu các công trình nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành về báo điện tử, quảntrị báo chí, cũng như quản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em Ngoài ra, tác giả
đã xem xét các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến hoạt động báo chí nóichung và các cơ quan báo điện tử cụ thể Đồng thời, tác giả đã tìm hiểu và thamkhảo các tài liệu về báo chí đa phương tiện và quản tri nội dung về bạo hành trẻ
em Tất cả những tài liệu này đã cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy và tạo nền tảng lý thuyết cho quá trình nghiên cứu.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu đã được sử dụng để thu thập thông tin, nhận
định từ các chuyên gia, nhà quản lý, các thư ký tòa soạn, trưởng ban, biên tập viên,
phóng viên Qua việc tiến hành phỏng vấn này, luận văn mong muốn có cái nhìnchi tiết và thấu hiểu về thực trạng quản tri nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em vàquan điểm của họ về vấn đề được nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (anket):
Phương pháp này được tiến hanh thông qua việc lập bảng hỏi phiếu điều tranhằm thu nhận các ý kiến đánh giá của công chúng về đối tượng nghiên cứu của đềtài Tác giả phat 300 phiếu khảo sát dé khảo sát online với những nội dung phủ hợp liên quan đến luận văn.
+ Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát giúp phân tích dữ liệu từ 02 tờ báo đã được lựa chọn
trong nghiên cứu Bằng việc tập trung vào việc quan sát và hiéu sâu hơn về cáchcác tờ báo quản trị nội dung về bạo hành trẻ em, luận văn thu thập thông tin cụ thé
về việc quan tri nội dung vê bạo hành trẻ em trong các tòa soạn bao điện tử Điêu
17
Trang 18này giúp phân tích cách thức, phong cách, và chiến lược quản trị nội dung về bạohành trẻ em của các tờ báo Từ đó, luận văn có thể đưa ra nhận định và kết luận vềtác động của việc sử dụng dữ liệu này đối với nội dung và sản phẩm báo chí.
6 Y nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Kết quả của nghiên cứu có thể gợi mở những phát triển mới trong vấn đề quản trị nội dung về vẫn đề bạo hành trẻ em tại các cơ quan báo chí tại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông có thêm cơ
sở để xây dựng các chính sách về quản trị nội dung về bạo hành trẻ em phù hợpvới sự phát triển
Luận văn còn là tư liệu tham khảo dé các cơ quan báo chí vận dụng vào thực tiễn quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trong xu hướng số hóa, khăng định và nâng cao vị thế của cơ quan mình, thu hút được đông đảo công chúng, tăng lợi thế cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày một biến đổi như hiện nay.
Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu, nghiên cứu chuyên sâu cho sinh viên,học viên cao học, các nhà nghiên cứu về vấn đề quản tri nội dung về bạo hành trẻ
em trên báo chí truyền thông
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Nộidung luận văn bao gồm 3 Chương:
© Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nội dung về van đề
bạo hành trẻ em trên báo điện tử.
© Chương 2: Thực trạng quản trị nội dung về van đề bạo hành trẻ em
trên báo điện tw (Khảo sát 02 tờ báo điện tw Phu nữ Việt Nam
Online, VnExpress, giai đoạn 01/2020 đến tháng 12/2022).
« Chương 3: Một số van dé đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả
quan trị nội dung về van dé bạo hành trẻ em trên báo điện tử.
18
Trang 19CHUONG 1 CƠ SO LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN TRI NỘI
DUNG VE BAO HANH TRE EM TREN BAO DIEN TU’
A CO SO LY LUAN VE QUAN TRI NOI DUNG VE BAO HANH TRE
EM TREN BAO DIEN TU
1 Một so khái niệm liên quan
1.1.1 Báo điện tw
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo In, phát
thanh và truyền hình Tuy nhiên, báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội Do đó, xuhướng các cơ quan báo chí truyền thống là từng bước tiến hành “điện tử hóa” tờbáo của mình đang rất thịnh hành trong giai đoạn hiện nay
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, Phó giám đốc Học viện Báo chí vàTuyên truyền sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử” dé giải thích về loại hình này:
“Bao mạng điện tu là một loại hình bao chí được xây dựng dưới hình thức cua một trang web và phát hành trên mạng internet”.
Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn, trong cuốn Các loại hình báo chí truyềnthông, xuất bản năm 2014 có định nghĩa “Báo điện tw là một loại hình thông tinđại chúng dựa trên việc triển khai các thế mạnh của internet, sử dụng các yếu tocông nghệ cao như một nhân to quyết định nhằm đem đến cho công chúng những thông tin mới nhất về mọi mặt của đời sống một cách nhanh chóng và toàn diệnnhất”
Tại điều 3, Luật Báo chí Việt Nam năm 2016 có định nghĩa: “Báo điện tu làloại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được truyén dan đến môitrường mạng, gom cả bdo điện tử và tạp chí điện tử ”
Theo UNESCO: “Báo điện tử là các hình thức truyền thông trực tuyến, sử dụng công nghệ số hóa dé cung cấp tin tức, thông tin và nội dung văn bản, hình
ảnh, âm thanh và video cho người đọc ”
Theo Neil Thurman - Giảng viên truyền thông và báo chí, Đại học Luân Đôn:
“Báo điện tử là hình thức truyền thông trực tuyến, tương tự như báo giấy, nhưng
19
Trang 20được xuất bản và truyền tải qua internet Nó cung cáp tin tức và nội dung da dạng
cho người đọc, thường với tốc độ cập nhật nhanh và khả năng tương tac.”
Tên gọi và những vẫn đề đặt ra:
Hiện nay, đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về báo điện tử: Báo mạngđiện tử (electronic journal), Báo trực tuyến (online newspaper), Báo online (ví dụ
Tuyên Quang online)
Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử:
Khả năng đa phương tiện (Multimedia): Báo điện tử có khả năng tích hợp
nhiều các phương tiện truyền tải thông tin như: văn bản chữ viết (text), hình ảnhtinh (still image), hình ảnh động (animation), đồ hoa (graphic), 4m thanh (audio),
video va cac chuong trinh tuong tac.
Tinh tức thời va phi định kỳ: Rất nhiều sự kiện dién ra cần được đưa tin liêntục dé công chúng năm tình hình và điều ay chi có thé thực hiện được nhanh nhất
ở báo điện tử Báo điện tử vượt qua được các rào cản mà các loại hình báo chí
khác gặp phải, nội dung thông tin không bị giới han bởi khuôn khổ của trang báo,thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lại đơngiản, dé dang vi thế đây cũng là nét đặc trưng nổi bật của báo điện tử.
Tính tương tác: Báo điện tử có khả năng tác động qua lại giữa người sản
xuất thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và thuận
tiện Đặc trưng này cho phép cơ quan báo chí tăng cường khả năng đáp ứng nhu
cầu tiếp nhận thêm thông tin để hiểu rõ hơn sự việc của công chúng, đồng thời báo chí có thé “giữ chân” những công chúng trung thành với tờ báo một cách lâu
đài.
Kha năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử có thé lưu giữ đượcdung lượng lớn thông tin dé phục vụ công tác tim kiếm Việc ứng dụng công nghệthông tin của báo điện tử giúp cho công chúng tìm kiếm rất nhanh bằng cách gõcác từ khóa cho thông tin cần tim và nhắn nút “tìm kiếm” Có thé tìm kiếm theo chủ đề, ngày, tháng hoặc theo từ khoá.
20
Trang 211.1.2 Quan trị
Theo Mary Parker Follet: “Quản trị là nghệ thuật khiến cho công việc được
thực hiện thông qua người khác ”
Theo Harold Koontz & Cyril O’Donnell: “Quan tri là việc thiết lập và duytrì một môi trường nơi mà các cả nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt các mục tiêu của nhóm ”
Theo Robert Kreitner: “Quản tri là tiến trình lam việc với con người vàthông qua con người dé hoàn thành các mục tiêu của tô chức trong một môitrường luôn thay đổi Trọng tâm của tiễn trình này là sử dụng có hiệu quả nhữngnguồn tài nguyên có han.”
Theo giáo trình Quản trị học, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: “Quản trị
là qua trình lãnh đạo và điều hành một tổ chức dé đạt được mục tiêu của tổ chức
đó Nó bao gom các hoạt động quan lý tài nguyên, quan lý nhân lực, quan lý tài
chính, quản lý sản xuất, tiếp thị và các hoạt động khác đề đảm bảo hiệu quả hoạt
động của tổ chức ”
Từ những định nghĩa trên, tác giả xin định nghĩa về quản trị như sau: “Quảntrị là quá trình tác động thường xuyên, liên tục, có tổ chức của chủ thể quản trị lêndoi tượng quản trị Đông thời có sự phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân, nguonlực để đạt đến mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất ”
Quản trị đóng một vai trò cốt lõi trong tạo giá trị cho khách hàng và đảm bảo
sự cạnh tranh của tô chức Họ lãnh đạo, quan lý tai nguyên và định hình chiến lược của tô chức truyền thông Nhiệm vụ của họ bao gồm quản lý nguồn lực nhân sự, ngân sách và cơ sở hạ tầng, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và chuẩn mực dao đức trong ngành báo chí Họ xây dựng mối quan hệ với đối tác vàcộng đồng, đánh giá hiệu quả và thúc đây sự phát trién bền vững của tổ chức Quan
trị là bộ não chiến lược và lực đây cho sự thành công trong lĩnh vực truyền thông.
1.2.3 Trẻ emTrong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như Triết học, Xã hội học, và Tâm
lý học, đêu có những cách tiêp cận khác nhau đôi với việc định nghĩa vê trẻ em.
21
Trang 22Tuy nhiên, điểm chung của tất cả là sự thừa nhận: trẻ em không đơn giản chỉ làphiên bản thu nhỏ của người lớn Thực tế, trẻ em và người lớn là hai giai đoạn pháttriển khác nhau trong chuỗi phát triển của một thế hệ con người từ khi chào đờiđến khi kết thúc cuộc sống Điều này ám chỉ rằng, cả trẻ em và người lớn đều trải qua sự vận động và phát triển theo các quy luật riêng biệt của từng giai đoạn.
Cần lưu ý răng thuật ngữ “trẻ em” chi đề cập đến một giai đoạn cụ thé trong quá trình phát triển của con người Mỗi người khi ra đời đều trải qua giai đoạn này,
vì vậy chúng ta cần hiéu rõ hơn về sự mong manh và yếu đuối của giai đoạn này.Trẻ em luôn can sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đặc biệt từ người lớn
Theo cách hiểu của quốc tế thị trẻ em là những người dudi 18 tuổi Cụ thé,tại Điều 1 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em nêu: “Tré em được xác định là người dưới 18 tuổi, từ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên som”.
Khác biệt với cách hiểu về trẻ em quốc tế, tại Việt Nam trẻ em được hiểu là lứa tuổi từ 0 đến 16 Cụ thể các văn bản Pháp luật của Việt Nam quy định: “Những người đưới 16 tuổi gọi là trẻ em “Những người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên” “Những người từ đủ 15 tuổi trở lên có giao kết hợp đồng lao động goi là
người lao động ””.
Trẻ em nên được hiểu đầu tiên là những con người có quyền và tự do như đãđược phổ quát trong các Hiến chương Quốc tế về quyền của con người Họ khôngnên phải chịu bất kỳ loại phân biệt đối xử nào dựa trên chủng tộc, màu da, giớitính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, hoặc bất
22
Trang 23Trong không gian báo chí, thông tin về trẻ em luôn thu hút sự quan tâm đặcbiệt Trẻ em không chỉ là đối tượng phản ánh, mà còn là nguồn cảm hứng cho sự
đa dang và phong phú của hoạt động báo chí Từ trẻ sơ sinh đến thiếu niên, khi đặttrẻ em vào trung tâm, chúng ta đặt quyền lợi của họ lên hàng đầu Tiếp cận thông tin với tư cách này sẽ tạo ra những tác phẩm có giá trị, có khả năng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Thông tin về trẻ em trên báo chí không chỉ đơn thuần là việc phản ánh, màcòn liên quan sâu sắc đến nhân văn, đến lòng nhân ái giữa con người với nhautrong xã hội Tuy nhiên, hiện nay trẻ em thường được đề cập trên phương tiệntruyền thông theo một số bức tranh lặp đi lặp lại, bao gồm trẻ em đối diện với bạo
lực, trẻ em trong hoàn cảnh nghèo đói, hoặc trẻ em là nạn nhân của sự phân biệt
giới tính.
Việc viết về trẻ em, đặc biệt là với các vấn đề nhạy cảm như mại dâm, HIV đòi hỏi nhà báo không chỉ có đạo đức mà còn phải có hiểu biết sâu sắc Nếu không, tác phâm báo chí có thê trở thành nguyên nhân khiến trẻ em phải chịu tôn thương lần thứ hai.
1.1.4 Bạo hành và bạo hành trẻ em
Từ “bao hành” trong Từ điển tiếng Việt được định nghĩa như: “việc sửdung bạo lực, hành động ác độc, hay doi xử không công bang, gây tốn thươnghoặc hại đến người khác ”, đặc biệt là đối với những người yếu đuối hơn Bao hành
có thé bao gồm cả lạm dụng về mặt vật lý, tinh thần hoặc cả hai, và có thé điễn ra ở
nhiều bối cảnh khác nhau như gia đình, cộng đồng, trường học, nơi làm việc và các
môi trường khác.
Bạo hành trẻ em là hành vi sử dụng bạo lực, hành động thô bạo, hay đối xửkhông công bằng, gây tổn thương hoặc hại đến trẻ em Đây có thể là hành vi lạm
dụng về mặt vật lý, tinh thần, hay cả hai, được thực hiện đối với trẻ em trong môi
trường gia đình, xã hội, hoặc ở bất kỳ nơi nào trẻ em có thê gặp Bạo hành trẻ em
có thể bao gom danh dap, lam dung tinh than, bỏ bê, bat nat, lam dung tinh duc,
23
Trang 24hoặc việc không cung cấp đủ điều kiện sống, chăm sóc cần thiết cho sự phát triểncủa trẻ.
Tình duc: Bao gồm mọi hành vi tinh dục không phù hợp với độ tuổi và khảnăng hiểu biết của trẻ, từ lời nói đến hành vi thé chat
Bị bỏ bê hoặc thiếu chăm sóc: Không cung cấp đủ điều kiện sống, chăm sóccần thiết, từ thức ăn đến an toàn, giáo dục và quan tâm tâm lý cho sự phát triển của
1.L5 Quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện tử
Từ những phân tích nêu, tác giả xin đưa ra khái niệm về Quản trị nội dung
về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử như sau: “Quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện tử là quá trình quản lý, kiểm soát thông tin, và sản xuất nội dung liên quan đến vấn dé bạo hành trẻ em trên các nén tảng truyền thông trực tuyén như trang web bdo điện tu, các cộng dong mang xã hội, hoặc các hệ thốngtruyền thông số khác ”
Công việc này bao gồm:
Nghiên cứu và biên tập nội dung: Tìm kiêm thông tin chính xác, đáng tincậy về bạo hành trẻ em, sau đó sắp xếp, biên tập dé tạo nên nội dung sâu sắc, day
đủ, và có giá tri cho độc giả.
24
Trang 25Quản lý và kiểm soát thông tin: Đảm bảo thông tin về bạo hành trẻ em đượcquản lý một cách có trách nhiệm, tránh việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc gây
lo ngại không đáng có.
Định hình chiến lược nội dung: Xác định mục tiêu, đôi tượng độc giả, và cách tiếp cận đối với vấn đề bạo hành trẻ em đề tạo ra những thông điệp hiệu quả
và mang tính nhân văn.
Tương tác và phản hồi: Tạo cơ hội cho người đọc thảo luận, chia sẻ thôngtin, và cung cấp hỗ trợ nếu cần thiết cho những người bị ảnh hưởng
Tuân thủ và đạo đức trong việc đăng tin: Đảm bảo rằng thông tin được đăngtải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và luật lệ, đồng thời tránh lan truyền thông tinnhạy cảm hoặc có thể gây hại không cần thiết cho trẻ em
Tạo nhận thức và giáo dục: Sử dụng nên tảng truyền thông dé tạo ra nhận thức, giáo dục cộng đồng về van đề bạo hành trẻ em và cách ngăn chặn nó.
Quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện tử đòi hỏi sự nhạy bén, trách nhiệm và tôn trọng đối với nguyên tắc thông tin chính xác, minh bạch và đảm
bảo an toàn cho mọi độc giả, đặc biệt là trẻ em.
Một trong những mục đích, tôn chỉ của cơ quan báo chí là cung cấp toàndiện, chính xác, kip thoi các nội dung về mọi mặt đời sống xã hội, tạo điều kiệncho công chúng dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đó một cách bình đăng, chínhthong, củng cố thương hiệu, phát huy uy tín của mình Vì vậy, việc quản trị nội vềvấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử đúng quy trình, chặt chẽ, linh hoạt sẽ giúp
cơ quan báo chí luôn ở thế chủ động, đồng thời giảm bớt áp lực cho từng khâu
trong quy trình và tạo sự vận hành trơn tru cho toàn bộ quy trình Việc quản tri này
vô cùng quan trọng bởi lẽ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, trước sự cạnh tranhcủa các phương tiện truyền thông khác và giữa các cơ quan thông tấn báo chí vớinhau, nếu không coi trọng công tác quản trị nội dung, quản trị sản xuất và phânphối nội dung sẽ không duy trì được các sản phẩm chất lượng, có giá trị, từ đó mất
dân công chúng, giảm vi thê và không có ban sac riêng.
25
Trang 26Ngoài ra, việc quản trị hiệu lực, hiệu quả công tác tô chức sản xuất nội dung
về vấn đề bạo hành trẻ em sẽ tạo ra cơ chế làm việc khoa học, hợp lý, cởi mở; khởitạo động lực làm việc; phát huy trách nhiệm cá nhân, tập thể; phát huy tinh thầnsáng tạo, chủ động, dám nghĩ dám làm trong công việc; khai thác tối đa khả năng của từng cá nhân; thu hút nhân tài làm nội dung đa nên tảng trên báo điện tử Đồng thời, do có sự phân công rõ ràng, phù hợp với khả năng, trình độ, sức bền của các
cá nhân, của các bộ phận sẽ giúp cho nhà quản trị có được đánh giá chuẩn xác vềnhững đóng góp của họ trong quy trình làm việc và phân phối nội dung, từ đó xâydựng được kế hoạch phát triển trong dài hạn Đặc biệt, việc quản trị tốt khôngnhững góp phan định hướng nội dung thông tin, phan ánh và truyền dẫn dư luận
xã hội, tránh sai sót về mặt chính trị, pháp luật, mà còn góp phan tạo ra nguồn tàichính đáp ứng cho mọi nhu cầu, yêu cầu của công việc và cho sự phát triển của cơ
quan báo chí.
1.2 Vai trò của quản trị nội dung về vân đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử
Việc quản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử có vai tròrất quan trọng và đa chiều:
Tạo nhận thức và giáo dục: Việc quản tri nội dung về van dé bạo hành trẻ
em trên nền tảng báo điện tử không chỉ là việc cung cấp thông tin mà còn là việctạo ra một nguồn thông tin đáng tin cậy và chi tiết, nhằm thúc đây sự nhận thức vakiến thức trong cộng đồng Bằng việc cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, chúng ta có thé giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình trạng bạo hành trẻ em - từnhận diện các dau hiệu đến những hậu quả của nó Điều quan trọng hon, thông quaviệc truyền đạt kiến thức này, chúng ta cung cấp cho độc giả những cơ hội dé họ cóthê hành động, tham gia vào việc ngăn chặn và giải quyết vấn đề này
Tạo truyền thông tích cực: Quản trị nội dung về van đề bạo hành trẻ em mở
ra cơ hội để chia sẻ những thông tin tích cực và những câu chuyện thành công
trong việc ngăn chặn bạo hành trẻ em hoặc hỗ trợ những nạn nhân Việc này mang
lại niềm động viên mà còn khuyến khích những hành động tích cực từ cộng đồng.Bằng cách tập trung vào những thành công, những nỗ lực và những giải pháp hiệu
26
Trang 27quả trong việc đối phó với vấn đề này Những câu chuyện về sự chung tay vànhững kết quả tích cực từ việc hỗ trợ và bảo vệ trẻ em không chỉ lan tỏa lối sống
tích cực mà còn khích lệ mọi người tham gia vào các hoạt động xã hội và nhân ái,
góp phần xây dựng một cộng đồng nhân văn và hỗ trợ
Định hình cộng đồng: Nội dung về bạo hành trẻ em không chỉ là thông tin
mà còn có thể định hình quan điểm, giá trị và hành vi của cộng đồng đối với vẫn đềnày Qua việc truyền tải thông tin đầy đủ và chính xác, chúng ta không chỉ cungcấp kiến thức mà còn thúc đây sự nhất quán trong tư duy và hành động của mọingười Băng việc tập trung vào các dữ liệu, những sự kiện thực tế, và những câuchuyện có thật về bạo hành trẻ em, chúng ta mở rộng góc nhìn của cộng đồng, đưa
ra những cơ hội để mọi người cùng nhau xây dựng một tam nhìn chung và thựchiện các hành động nhằm ngăn chặn và giải quyết vấn đề này.Thông qua việc lantỏa thông điệp về sự cần thiết của sự nhất quán và hành động đồng thuận, nội dungnày không chỉ giáo dục mà còn kích thích sự đồng lòng và tinh thần đoàn kết trongcộng đồng.
Hỗ trợ và tư vấn: Quản trị nội dung về van dé bạo hành trẻ em không chỉđơn thuần là việc cung cấp thông tin, mà còn là việc cung cấp sự hỗ trợ, tư vấn hữuích cho những người đang đối mặt với vấn đề bạo hành trẻ em hoặc cho nhữngngười muốn hỗ trợ Bằng cách tập trung vào việc cung cấp thông tin chi tiết, cácnguôn hỗ trợ, và tư van chính xác, chúng ta xây dựng một nên tảng hỗ trợ đáng tincậy cho những người cần đến Việc này không chỉ giúp họ tìm được thông tin hữu ích mà còn cung cấp sự đồng cảm, sự hỗ trợ tinh thần và các nguồn lực hữu ich để
họ có thể đối mặt với vấn đề này một cách hiệu quả và an toàn hơn Đồng thời, thông qua việc lan tỏa thông tin về các nguồn lực hỗ trợ này, chúng ta cũng khích
lệ sự tham gia và hỗ trợ từ cộng đồng, tạo nên một môi trường chia sẻ và hỗ trợ sâu
rộng cho những người cần đến
Tạo thay đổi xã hội: Tạo ra nội dung có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, báo điện
tử không chỉ có thể kích thích những thay đổi xã hội mà còn đóng góp tích cực vàoviệc cải thiện chính sách, quy định cũng như các biện pháp bảo vệ trẻ em Bằng
27
Trang 28việc thúc đây cuộc trò chuyện và lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc bảo
vệ trẻ em, chúng ta khơi gợi sự chú ý từ cộng đồng và các nhà lãnh đạo, từ đó tạo
ra động lực dé thúc đây các sự thay đôi cần thiết
Ngoài việc thông tin, việc tạo ra nội dung có sức mạnh tác động còn có thể đánh thức ý thức và tạo ra áp lực xã hội, đây mạnh sự quan tâm từ các quan chứcchính phủ và nhà hoạch định chính sách Sự minh bạch và phổ biến thông tin chínhxác về bạo hành trẻ em qua các nền tảng truyền thông có thé thúc day sự thay đôi
trong quy định và chính sách, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Tóm lại, việc quản trị nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện tử khôngchỉ là việc cung cấp thông tin, mà còn là việc định hình ý thức cộng đồng, khơinguôn động viên và hỗ trợ, thúc day thay đổi xã hội tích cực liên quan đến vấn dé
này.
1.3 Khung lý thuyết trong nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản trị nội dung về van débạo hành trẻ em trên báo điện tử hiện nay”, tác giả tiếp cận mục tiêu và các nộidung nghiên cứu dựa trên những lý thuyết chính sau đây:
1.3.1 Lý thuyết quản lý hệ thốngMax Weber, một nhà lý thuyết quản lý nổi tiếng, được coi là người tiênphong trong việc nghiên cứu về tổ chức Lý thuyết của ông về tổ chức quan liêuđặt nền móng cho việc xác định cấu trúc của các tổ chức và hiểu rõ hơn về quátrình truyền thông trong chúng Theo lý thuyết của Weber, các tổ chức thường cócác vai trò và trách nhiệm được xác định rõ ràng, dẫn đến việc truyền thông trong
tổ chức có tính cấu trúc và rõ ràng Điều này có nghĩa là không có sự mơ hỗ trongviệc truyền đạt thông điệp từ cấp lãnh đạo (theo hướng từ trên xuống), và do đó các tô chức thường có các cấu trúc tô chức mà mỗi cá nhân đóng góp theo vai trò
và trách nhiệm được xác định một cách rõ ràng Phân tích của Weber nhấn mạnh
vị tri quan trong của công việc và cách mà tô chức phân chia nhiệm vụ dựa trên
28
Trang 29khả năng và thâm niên, những khái niệm này được xác định bởi các quy ước cô
định.
Trong giai đoạn tiếp theo, Tompkins và Cheney đã phát triển lý thuyết củaWeber thành lý thuyết quản lý và kiểm soát tổ chức, được gọi là "Organisational control theory", áp dụng cho các tô chức đang tiến xa hơn so với mô hình quan liêu nhưng vẫn chưa hoàn toàn không định hình Lý thuyết này xác định bốn loại kiêm soát mà các tổ chức sử dụng dé thực hiện quyền lực bên trong: kiểm soát đơngiản, kỹ thuật, quan liêu và phối hợp Theo cách này, bốn loại kiểm soát này đượcliên kết với sự tiến triên của tổ chức từ các mô hình rất đơn giản đến các cơ quanhành chính tinh khiết, từ quy trình kỹ thuật đến tổ chức mà mọi người déu hiểu rõnhững gì họ mong đợi và mục tiêu nhiệm vụ cũng như tầm nhìn của tô chức đượcthâm thấu sâu vào mỗi thành viên.
Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh ở đây là Tompkins và Cheney đã thiết lập
một mô hình mà sự kiểm soát và truyền thông được nhấn mạnh hơn so với những
gì Weber đã dự kiến, và ít hơn so với những gi các nhà lý luận sau này đưa ra về
sự kiểm soát và truyền thông trong tổ chức.
Các tiến triển trong cấu trúc tổ chức và các mô hình trong những năm ganđây đã tạo ra các lý thuyết phản ánh sự thay đổi của các nguyên tắc tô chức, và lýthuyết quản lý của Stanley Deetz là một trong những nỗ lực đáng chú ý nhằm xácđịnh cách truyền thông và kiêm soát tô chức diễn ra trong các công ty Lý thuyếtnày đánh dấu sự chuyền từ các khái niệm cổ điển đến việc nhìn nhận các lợi íchchính trị và kinh tế, cũng như nhu cầu đại diện và tuyên bố những lợi ích đa dạngnày Điểm đặc biệt của lý thuyết này là Deetz vượt ra ngoài các khái niệm cô định
về tô chức và thay vào đó đề xuất quan điểm về tổ chức như một cộng đồng dânchủ với các trung tâm quyền lực nằm trong tô chức
Bằng cách kết hợp nhận thức về thực tế rằng ý nghĩa năm trong con ngườichứ không chỉ là từ ngôn ngữ của họ, và việc tìm ra các lợi ích sau những ý nghĩanày, Deetz đem lại một sự tiễn bộ từ mô hình quan liêu không mang lại giá trị và
lý thuyết kiểm soát được cải tiến một chút của Tompkins và Cheney Tuy nhiên,
29
Trang 30một vấn đề nảy sinh là lý thuyết của Deetz phát triển dựa trên sự nhận thức về sựnoi trội của tầng lớp quản lý như một lực lượng được tính đến trong các tô chứctrong phan sau của thế kỷ 20, đồng thời đại diện cho sự tiến hóa tự nhiên của lýthuyết tổ chức về kiểm soát và truyền thông.
Điều đáng chú ý về các lý thuyết này là chúng phản ánh thực tế như được thấy bởi các nhà nghiên cứu và cũng thể hiện những khát vọng lý tưởng của họ Không có điều gì cho rằng chỉ có các cấu trúc như vậy tồn tại hoặc chúng khôngmang lại giá trị Thay vào đó, đã xuất hiện một quan điểm phức tạp hơn về lýthuyết tổ chức trong những năm gần đây, với quan điểm về hệ thống các tô chứchiện đại và linh hoạt của thé kỷ 21
Sau này, Grunig và Hunt (1984), Cutlip (2000) và Theaker (2001) đã tiếptục phát triển và rút ngắn thành lý thuyết quản lý hệ thống Theo lý thuyết này, các
tổ chức được phân chia thành hai loại: tổ chức "đóng" và tổ chức "mở" Tổ chức
đóng có biên giới không linh hoạt và ít hoặc không có sự tương tác với môi trườngxung quanh, trong khi tổ chức mở có khả năng vượt qua biên giới và thường tiếpxúc nhiều với môi trường bên ngoài Grunig, Hunt, Cutlip và Theaker đã đóng gópmột phần quan trọng trong việc phát triển các khái niệm này trong lĩnh vực quản
lý và tô chức Tóm lại, tất cả các nhà lý thuyết về quản lý và tô chức đều nhận ra
sự phát triển tự nhiên của các mô hình tổ chức và đóng góp của họ trong lĩnh vựckiêm soát và truyền thông của tổ chức tương tự như các bước tiến của nhữngngười tiền nhiệm của họ
Lý thuyết quản lý hệ thống truyền thông được áp dụng như một cơ sở lý luận trong việc phân tích các hoạt động quản tri nội dung về van dé bạo hành trẻ
em trong tô chức cơ quan báo chí, đặc biệt là trong lĩnh vực báo điện tử Qua việcnày, nghiên cứu nhằm giải thích cơ chế hoạt động, tính chất và đặc điểm của quátrình quản trị nội dung và truyền thông thông tin tới công chúng trong tổ chức báochí.
Về mặt đặc tính, quản trị nội dung và truyền thông thông tin trong tổ chức
báo chí có tính cấu trúc, tính quan tri và tính hệ thống.
30
Trang 311.3.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting)
Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽcủa truyền thông trong việc xác định sự quan trọng của thông tin được truyền đếncông chúng Theo lý thuyết này, mức độ quan tâm của công chúng đối với các vấn
đề xã hội phụ thuộc chủ yếu vào tần suất và cường độ mà báo chí báo cáo.
Walter Lippmann, trong tac pham "Công luận" (Public Opinion, 1922), đã chỉ ra rang con người thường tập trung vào một số van dé nhất định và không đủthời gian hoặc năng lực dé quan tâm đến tat cả các van dé trong xã hội Lippmannphân tích rang một người bình thường không thé đưa ra các quyết định chính triquan trọng chỉ dựa trên những hình ảnh và thông tin họ nhận được, mà họ cần sựhướng dan từ những chuyên gia hoặc những người có tam ảnh hưởng Cách cơ bảnnhất dé công chúng tiếp cận những người này là thông qua các phương tiện truyền
thông.
Mặc dù không sử dụng thuật ngữ chính thức, Bernard Cohen (1963) đã rút
ra ý tưởng từ Lippmann dé phát triển thuyết thiết lập chương trình nghị sự Theo ông, báo chí sở hữu quyền lực thông tin lớn hơn bat kỳ cá nhân nào khác trongviệc cung cấp thông tin và tạo ra ý kiến Thường thì, việc ảnh hưởng đến suy nghĩcủa một người là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng kênh truyền thông thường thànhcông trong việc làm điều này với độc giả Thế giới trở nên khác biệt đối với mỗingười, không chỉ dựa vào quan điểm cá nhân của họ, mà còn dựa vào thông tin màbáo chí truyền tải.
Nghiên cứu của Cohen đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
thuyết thiết lập chương trình nghị sự Thuyết này đã được làm rõ và xác lập chính
thức bởi các nghiên cứu của Maxwell McCombs và Donald Shaw (1972) Các tác
giả giải thích về sự thiết lập chương trình như sau: Trong quá trình lựa chọn vàhién thị tin tức, các biên tập viên, nhân viên phòng tin tức và các đài truyền hìnhđóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quan điểm chính trị Công chúngkhông chỉ nhận thông tin về một vấn đề cụ thể, mà còn quan tâm đến mức độ quantrọng của vấn đề đó thông qua cách tin tức được trình bày, thời lượng và vị trí trên
31
Trang 32các phương tiện truyền thông đại chúng Nói cách khác, truyền thông có thé thiếtlập “chương trình nghị sự” cho một chiến dịch truyền thông.
Ngày nay, không thé phủ nhận rang các tin tức được chọn lọc và đưa lênchương trình Thời sự thường được khán giả hiểu ngầm là những thông tin quantrọng và nôi bật Việc đăng tin tức ở vi tri cao nhất trên trang nhất của báo in, tạpchí cũng có tác động lớn trong việc "thiết lập chương trình nghị sự" Điều đầu tiên
là, công chúng thường quan tâm đến những tin tức xuất hiện ở vị trí đầu tiên, haycòn gọi là "trang nhất" của các tờ báo, là vị trí được ưu tiên Thứ hai, công chúngthường chấp nhận một thỏa thuận ngầm rằng các tin tức đứng đầu trang nhất lànhững thông tin quan trọng và có giá trị nhất
Tóm lại, thuyết thiết lập chương trình nghị sự khăng định rằng, truyền thông
đại chúng trong đó có báo điện tử có sức mạnh làm tăng mức độ quan trọng mà
công chúng đánh giá về các van dé, sự kiện Chúng làm tăng sự nổi bật của các van dé hay tạo ra sự tiếp nhận dễ dàng từ phía công chúng Thông thường những van đề được các phương tiện truyền thông ưu tiên và dành nhiều thời lượng sẽ có khả năng trở thành tin tức được công chúng quan tâm hơn vì cho rằng đó là những
thông tin quan trọng và đáng chú ý.
Việc tác giả áp dụng lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự vào trongnghiên cứu đề tài, nhăm mục đích giải thích việc Ban biên tập, Thư ký tòa soạnbáo điện tử lựa chọn nội dung về van đề bạo hành trẻ em và đăng tải nhiều lần trêncác nền tảng khi truyền tải thông điệp tới công chúng tiếp cận.
B CƠ SỞ THUC TIEN LIEN QUAN DEN VAN DE QUAN TRI NỘI DUNG
VE BAO HANH TRE EM TREN BAO DIEN TU 1.4 Các yếu tố tham gia quan trị nội dung về bao hành trẻ em trên báo
điện tử
1.4.1 Chủ thể quản trịChủ thể quản trị nội dung về bạo hành gia đình trên báo điện tử là các cơquan báo chí, cụ thể trong giới hạn luận văn này là báo điện tử Phụ nữ Việt NamOnline, VnExpress.
32
Trang 33Quan tri nội dung về van đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử là chức năng,nhiệm vụ trực tiếp và thường xuyên của cơ quan báo chí mà đứng đầu là Lãnh đạo
và Ban biên tập cơ quan báo chí, các phòng nghiệp vụ.
Lãnh đạo, Ban biên tập là bộ não của tòa soạn, là ban quản trị, lãnh đạo tòa
soạn, xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển tòa soạn trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Ban Biên tập do cơ quan chủ quản thành lập làm nhiệm vụ bàn bạc và giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất bản các ấn phâm, nội dung đaphương tiện của tòa soạn, đứng đầu là Tổng biên tập, chịu trách nhiệm trước Đảng
và Nhà nước về công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại, tổ chức cán bộ, vậnhành tòa soạn xuất bản đều đặn các ấn phẩm, nội dung đảm bảo chất lượng trong
đó có quản tri nội dung về van dé bạo hành trẻ em Tổng Biên tập chịu trách nhiệmphân công các thành viên trong Ban Biên tập thực hiện công tác tổ chức, quản trịcác phòng, ban chuyên môn và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, biên tập và kiểm duyệt nội dung hằng ngày, xây dựng các dé án phương hướng phat triển, đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên Các
thành viên Ban Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập về toàn bộ phần việc
được phân công và tham gia chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của phóng
viên và công tác biên tập, xuất bản
Các chủ thé lãnh dao cơ quan báo chí cần phối hợp với các co quan hữuquan, đơn vị liên quan dé triển khai những nội dung, tin bài mang tính chuyên sâu,
có tính thực tế, tính thuyết phục cao trong quá trình truyền tải nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em có tác động phê phán, lên án đồng thời tích cực đến dư luận xãhội, nâng cao dân trí cho công chúng và đặc biệt hơn là phản bác các quan điểm saitrái, lệch lạc trong vấn đề bạo hành trẻ em trên Internet tác động có lợi đến chủtrương, chính sách phát triển đời sống xã hội nói chung, về bảo vệ trẻ em nói riêng
của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, các nhà báo, phóng viên trực tiếp viết bài, triển khai nội dung
đa phương tiện về bạo hành trẻ em là chủ thé quản lý trực tiếp, chịu trách nhiệm
33
Trang 34chính với những bài viết, tư liệu, hình ảnh liên quan tới lĩnh vực phụ trách trước cơquan báo chí.
1.4.2 Nội dung quản trị
Đề nội dung về van dé bạo hành trẻ em trên báo điện tử đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu đề ra cần tập trung quản trị tốt những nội dung sau:
- Quản trị việc xây dung kế hoạch nội dung
Có thê thấy, báo điện tử hiện nay đã và đang trở thành kênh thông tin chínhthức khi công chúng tiếp cận các nội dung về bạo hành trẻ em Do vậy, nội dungtin bài, hình thức thé hiện, giá trị cốt lõi của tác phẩm báo chí phải thực sự phảnánh hiện thực, có nghĩa là bao gồm sự chính thống về thông tin, chuẩn xác về lờinói, mẫu mực về ngôn ngữ
Dé đáp ứng những van đề này, ngay từ triển khai nội dung về van đề baohành trẻ em trên báo điện tử tại Việt Nam, các phòng ban có nhiệm vụ thông tin về vấn đề bạo hành trẻ em đều phải dự thảo và trình lãnh đạo cơ quan kế hoạch nộidung triển khai trong từng thời điểm Việc xây dựng kế hoạch này nhằm đảm bảoquá trình triển khai nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử đáp ứngđầy đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng trong từng nội dung, đồng thời phản ánhđúng, kịp thời đầy đủ Số lượng đầy đủ, chất lượng chuyên sâu, nội dung phù hợp
với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc quản
trị sản xuất nội dung
Nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử bao gồm các nội dung hướng dẫn, khái quát, mô tả, phân tích nên việc xây dựng các kế hoạch nội dung của cơ quan báo chí phải phản ánh những nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên
báo điện tử đảm bao tính đại chúng, kip thời, phản ánh phục vụ cho moi đối tượng
là đông đảo các tầng lớp người dân trong xã hội Mặt khác, nội dung về vẫn đề bạohành trẻ em trên báo điện tử còn phải chuyển tải cho các nhóm đối tượng đặc thùnhư những người yếu thế trong xã hội, nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, giới khoahọc Vì thế, việc xây dựng kế hoạch nội dung cần phải bảo đảm độ nhanh chóng,
chính xác, đáp ứng các yêu câu tô chức, quản tri nội dung.
34
Trang 35- Quản trị quy trình tô chức sản xuất
Do đặc thù sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao nên các bước trong quá trình tôchức, quản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử khá đơn giản,ngắn gọn, nhưng van bao gồm day đủ các bước như giống các quy trình sản xuất một tác phâm báo chí bat kỳ trên báo điện tử, bao gồm:
Bước 1 Sáng tạo tác phẩm: Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình tổ chức sản xuất nội dung, thông tin báo điện tử Khâu này do đội ngũ phóng viên,cộng tác viên thực hiện, là công việc đầu tiên, cũng là công việc đặc biệt quantrọng Từ việc phát hiện ra đề tài, lên kế hoạch đề cương hoặc báo cáo trực tiếphướng khai thác, xử lý nội dung tới lãnh đạo ban đều đòi hỏi người phóng viênphải tư duy và xử lý thật nhanh, phù hợp với đặc thù của báo điện tử là có thể cậpnhật thông tin nóng hồi và liên tục Đó cũng chính là những tin bài thu hút độc giả
Khi tiếp cận được những thông tin này, phóng viên phải ngay lập tức thôngbáo về tòa soạn, trình bày ngắn gọn về cách khai thác, triển khai vấn dé dé những người có trách nhiệm nắm bắt được thông tin và góp ý thêm về cách khai thác, tiếp cận Nếu đây là những sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, phức tạp thì người phụtrách ban, Ban biên tập có thể sẽ lập tức huy động thêm lực lượng, thành lập mộtnhóm phóng viên tác chiến khẩn trương tiếp cận hiện trường để cùng phối hợpkhai thác nhanh nhất, nhiều chiều nhất kỹ năng viết, phóng viên báo mạng đòi hỏiphải nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật dé có thé chụp ảnh, quay phim
Bước 2 Gửi chờ kiểm duyệt: Phần việc này thường được thực hiện bởi bộphận kỹ thuật hoặc cũng chính bởi các phóng viên Phóng viên làm báo điện tử đềuđược cung cấp một tài khoản (Account) và mật khẩu Password dé truy cập vào hệ thong quản trị nội dung CMS (Content Management System) Tại đây, phóng viênthực hiện hàng loạt các thao tác đán text vào phần nội dung, phần mô tả, chèn ảnh,ghi chú thích, tạo box thông tin, đánh từ khóa, tìm link liên kết, tin bài liên quan,chọn vị tri đăng rồi nhắn nút “Gửi chờ biên tập” Tất cả những thao tác này cũngđòi hỏi người phóng viên phải am hiéu kỹ thuật, thao tác thành thạo, nhanh chóng
35
Trang 36Bước 3 Biên tập và kiểm duyệt: Việc duyệt nội dung sẽ do đội ngũ biên tập,các trưởng, phó ban, thư ký tòa soạn tiến hành ở từng mức phân quyền cụ thê khácnhau trong CMS.
Đây là công đoạn bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình tô chức sản xuất thông tin báo điện tử Mục đích của công đoạn này nhằm hoàn thiện tác phẩm báo chí cả về nội dung và hình thức trước khi đến với công chúng Một
tờ báo làm tốt công đoạn này sẽ góp phần tạo dựng và nâng cao uy tín của mìnhtrong xã hội Ngược lai, uy tín cua tờ báo sẽ bi giảm sút và tính chất của dư luận xãhội cũng sẽ bị bóp méo hoặc thay đổi
Thông qua CMS, phóng viên sẽ biết được tin, bài của minh đã được thôngqua ở những cấp duyệt nào, đã được xuất bản lên mạng hay bị trả về, và lý do bị trả
về Thông thường thư ký toà soạn là người có quyền duyệt và cho xuất bản hầu hết các tin bài Đối với những tin bài có tính nhạy cảm, phức tạp thì thư ký toa soạnphải xin ý kiến của cấp trên và cao nhất là Tổng biên tập trước khi cho xuất bản
Bước 4 Xuất bản lên nén tang của báo điện tử: Việc xuất bản lên nền tảng của của báo điện tử được thực hiện đơn giản chỉ là sau một cái nhấp chuột Do đặcthù sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao nên ngay cả khi tin bài đã xuất bản lên mạngvẫn có thé tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung thêm thông tin mà không hề ảnhhưởng đến quá trình tiếp nhận của độc giả
Tóm lại, với loại hình báo chí nào, quy trình tổ chức sản xuất bao gồm nhiềucông đoạn, nhiều khâu khác nhau mang tính chất liên hoàn, kết nối chặt chẽ dé baodam sự vận hành nhịp nhàng, ăn khớp Từ những thông tin đầu vào, trai qua nhiềukhâu “nhào nặn” dé được đăng tải, xuất ban, trở thành “món ăn” cho công chúng.Những khâu này gần như trở thành nguyên tắc ở bất cứ một cơ quan báo chí, loại
hình báo chí nào, buộc đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, công nhân viên tại cơ quan báo chí đó phải tuân thủ nghiêm ngặt.
1.4.3 Phương thức quản trị
Trên cơ sở của quyết định do chủ thê quan tri báo điện tử đưa ra, các đối
tượng quản tri sẽ thực thi các công việc cụ thê, mà cụ thê ở đây là sản xuat, lựa
36
Trang 37chọn những nội dung rõ ràng, sâu sắc, đảm bảo an toàn, chính xác, không lộ bí mậttrong nội dung dé đăng tải Dé quản trị nội dung về van đề bạo hành trẻ em trênbáo điện tử một cách phù hợp hiệu quả, chủ thể quản trị cần có phương thức haynói cách khác cách thức dé những nội dung đưa ra từ những người sản xuất phù hợp, được công chúng đón nhận Vậy đối với một báo điện tử, cần có những phương thức nao dé quản trị van đề này? Qua nghiên cứu cho thay, dé cụ thé hóa được các quyết định do chủ thể quản tri đưa ra, các bộ phận phù hop cần: lập kếhoạch thực hiện và tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra Cụ thể của nhóm công việcnay là phân công người thực hiện các đầu mối kế hoạch, điều khiển và kiểm soátcác nỗ lực cá nhân, bộ phận dé đạt được mục tiêu đề ra.
Cu thé, dé quan tri tốt nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tửcần thực hiện theo các phương thức như: Quản trị bằng hệ thống tổ chức, cán bộ; Quản trị thông qua hệ thống quy chế, quy định của cơ quan báo chí; Quản trị bang chế độ thông tin, báo cáo; Quản trị bằng kiểm tra, giám sát.
- Quản tri bằng hệ thống tổ chức, cán bộ Đây là phương thức quản trị những người trực tiếp thực hiện việc tổ chứcsản xuất các tin bài mang nội dung về bạo hành trẻ em Thực tế cho thấy, nhiềukhi cán bộ phóng viên đi sản xuất tin bài không nắm rõ bản chất vấn đề mình địnhlàm, không tuân thủ quy trình sản xuất đề ra dẫn tới các thông tin đưa ra hời hợt,thiếu định hướng, mập mờ khó hiểu, gây hiểu lầm cho công chúng hoặc thậm chíảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia Do vậy muốn thông điệp đảm bảo đúng định hướng của Dang và Nhà nước về bạo lực trẻ em thì không thé buông lỏng công tác cán bộ Công tác tổ chức cán bộ phải được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, phân công đúng người, đúng việc các bộ phận phối hợp công việc thông qua hệthong các quy trình tổ chức sản xuất, và chịu sự quản trị trực tiếp của chỉ huy cácphòng ban và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan báo chí
Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, phóng viên trong hệ thống tô chức sanxuất của các báo điện tử nam vững chủ trương, đường lối của Dang; chính sách,
pháp luật của Nhà nước Việc tô chức, triên khai công việc phải bám sát sự chỉ đạo
37
Trang 38của cấp trên, thường xuyên cập nhật những nội dung về tình hình bạo lực trẻ emqua đó xây dựng nội dung trong từng tác phẩm đảm bảo tính chính xác, chân thực,phản ánh day đủ nhất mọi khía cạnh liên quan tới nội dung về bao lực trẻ em.
Con người là mau chốt dé tạo nên các tác phẩm báo chí do đó việc phân công nhân lực phù hợp với công việc có vai trò rất quan trọng Việc lựa chọn cán
bộ, nhân lực có trình độ, phẩm chất, năng lực đáp ứng nhiệm vụ luôn là ưu tiên sé
một của các báo điện tử Cần xây dựng cơ chế đặc thù dé tuyển chọn những ngườitài về làm việc tại các cơ quan báo chí, tuy nhiên việc lựa chọn cán bộ theo cáchnày phải thực sự công tâm, đặt lợi ích của cơ quan lên hàng đầu, tránh hiện tượnglợi dụng cơ chế dé vụ lợi, đưa vào đội ngũ những người không đủ phẩm chất đạođức, năng lực Bên cạnh đó, việc sắp xếp cán bộ, nhân viên thành một chỉnh thê
thong nhat, đáp ứng các mối quan hệ lãnh chỉ đạo, tiếp nhận nội dung hiệu quả
cũng là một trong những tiêu chí đánh giá việc quản trị nội dung về bạo hành trẻ
em trên báo điện tử.
- Quan trị bằng chế độ thông tin, báo cáo Đây là khâu quản trị thông qua năm bắt những vấn đề trong quá trình sảnxuất, đăng tải và sau đăng tải trên nền tảng của báo điện tử Thực tiễn cho thấy,việc quản trị theo phương thức này đòi hỏi sự chủ động từ phía nhóm sản xuất,chủ động trong xây dựng kênh thông tin với các cấp lãnh đạo, có chế độ báo cáophản hồi một cách kip thời những diễn biến trong quá trình tô chức sản xuất dé cáccấp lãnh đạo có những điều chỉnh phù hợp về nội dung cũng như cách thức tiếp
cận công chúng Trước đây, phương thức quản trị này thường diễn ra trong các
cuộc họp giao ban và được coI như một nội dung bắt buộc dé tạo sự trao đổi thông
tin quản trị hai chiều, từ lãnh đạo tới cán bộ, phóng viên và ngược lại, tuy nhiênhiện nay, dưới sự phát triển của công nghệ các kênh thông tin trao đồi trở nênphong phú hơn, nhóm thực hiện và lãnh đạo báo điện tử có thê trao đổi thông quaemail nội bộ, hoặc trực tiếp trên ứng dụng quản tri san xuất tin bài của các báo
điện tử.
38
Trang 39Về phương thức quản trị qua thông tin báo cáo được cho là hiệu quả nếuđược tiễn hành thường xuyên và mang tính chủ động của các chủ thể tham gia vàoquá trình tổ chức sản xuất với lãnh dao, quản tri báo điện tử Chế độ báo cáo đượcthực hiện ngắn gọn, thông tin tập trung, biết cách khái quát vấn đề.
- Quản trị thông qua hệ thong quy chế, quy định của cơ quan báo chíThực hiện vai trò quản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện
tử, chủ thé quản trị phải giải quyết những công việc cụ thê khá phức tap theo mộtquy trình nhất định Đó là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết
định.
Công cụ để quản trị nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tửchính là các quyết định Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, thông qua nội dung cácbuổi giao ban định hướng của lãnh đạo cấp trên, chủ thé quản trị nắm bắt tình hình qua đó đưa ra những quyết định phù hợp Việc đưa ra quyết định đồng nghĩa với việc xác định phương hướng, mục tiêu, chương trình hành động cu thé về nội dung, cách thức xây dựng, truyền tải nội dung sao cho hiệu quả.
Cu thé với các đơn vị báo chí khi thực hiện quản trị nội dung nội dung vềbạo hành trẻ em trên báo điện tử, trong toàn don vi báo chí nói chung và chủ thểquản trị nói riêng (lãnh đạo) phải tiến hành thu thập thông tin và đánh giá tình hìnhtriển khai sản xuất của đơn vị (con người, trang thiết bị kỹ thuật, ngân sách ) vànghiên cứu các nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em thông qua quan sát, tìmhiểu từ thực tế và qua những tài liệu được cung cấp, định hướng chỉ đạo của cấp trên từ đó chủ thé quản trị sẽ đưa ra quyết định, quá trình này nhăm định hướng mục tiêu và cách thức thê hiện nội dung, thông điệp phù hợp với thực tế hiện tại và đối tượng công chúng hướng tới của đơn vị Cụ thé, sẽ quyết định số lượng tin bài
dự kiến sản xuất, hình thức thể hiện, nội dung thông điệp cần truyền tải, kế hoạchđăng tải và phương thức tổ chức sản xuất
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất nội dung và trình độ, năng lực của người
quản tri — người ra quyết định mà họ có thê sử dụng một hoặc nhiều quyết định để
quản tri nội dung về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo điện tử Quyết định phản ánh
39
Trang 40chất lượng hoạt động của chủ thê quản trị, ra quyết định đúng sẽ đảm bảo hiệu quả
hiệu lực của hoạt động quản tri nội dung.
- Quản trị bằng chế độ kiểm tra, giám sátPhương thức quản trị này nhằm theo dõi, đánh giá thực tế t6 chức sản xuất,đăng tải các tin bài chứa nội dung về bạo hành trẻ em trên báo điện tử dé đảm bảokhông xảy ra những sai sót về tư tưởng, chính trị Phương thức quản trị này cũnggiúp các chủ thé quản trị phát hiện kip thời những yếu tố lệch lạc trong nội dung
và hình thức truyền tải các thông tin tới công chúng
Chủ thê quản trị sẽ giao cho các đơn vị chuyên môn có chức năng kiểm tragiám sát và thông qua chỉ huy các đầu mối trực tiếp sản xuất dé tiễn hành kiểm tra,giám sát quá trình sản xuất nội dung về bạo hành trẻ em, công cụ phục vụ quátrình kiểm tra giám sát đó chính là hệ thống luật pháp về báo chí, các quy chế, quyđịnh do cơ quan báo chí ban hành Chủ thể quản trị sẽ nắm bắt thông tin từ các đầumối kiểm tra, giám sát để đánh giá được hiệu quả công tác tổ chức sản xuất và
chất lượng của các nội dung.
Các phương thức quản trị chủ yếu nêu trên được chủ thể quản trị kết hợp
một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng hoàn cảnh, từng tin bài, nội dung bạo hànhtrẻ em cụ thể đề đạt mục tiêu quản trỊ cao nhất
Phương thức này được cho là hiệu quả nếu được tiến hành thường xuyên và
do chủ thê quản tri có trình độ tiễn hành Nếu không đủ trình độ, năng lực các chủthé tham gia quản trị bằng phương thức này sẽ rơi vào các trường hợp quản trị qualoa, đại khái, hình thức, có kiểm tra nhưng không phát hiện được những sai phạm,những điểm bat hợp lý trong thực tiễn tổ chức sản xuất Do vậy sẽ không thé kip thời uốn nắn những sai lệch trong các nội dung Việc quan tri nội dung về bạo hànhtrẻ em trên báo điện tử được thực hiện tốt sẽ góp phần phát huy cao hiệu quả của
hệ thống báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú củanhân dân; đồng thời nhăm hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm, ảnh hưởng
tiêu cực đên xã hội của những nội dung xâu, độc trên không gian mạng.
40