1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyên truyền: Quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyền hình Việt Nam

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 44,08 MB

Nội dung

Không it đơn vi dành thời lượngcho biến đổi khí hậu còn ít hơn so với các lĩnh vực khác; nội dung, chủ đề các sản phẩm truyền thông về thích ứng với BDKH chưa da dạng, phong phú; cách th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phan Thị Thanh Hà

LUẬN VAN THAC SĨ

QUAN TRI BAO CHi TRUYEN THONG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phan Thị Thanh Hà

Chuyén nganh: Quan tri bao chi truyén thong

Mã số: Thi điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

TS Dinh Thị Xuân Hòa

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ CUA HỘI DONG

CHAM LUẬN VĂN THAC SĨ

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương TS Dinh Thị Xuân Hòa

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biễn đổi khí hậu vùngđồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyền hình Việt Nam” là công trình nghiên

cứu khoa học do tác giả đã thực hiện trong năm 2023 với sự hướng dẫn khoa học

của TS Đinh Xuân Hòa Ở luận văn này, những kết quả mà tác giả nêu cũng nhưmột số tài liệu đã được trích dẫn đầy đủ và rõ nguồn theo quy định

Tác giả xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên!

Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Hà

Trang 4

LOI CAM ON

Hoàn thành mục tiêu nghiên cứu dé tài “Quản tri sản xuất nội dung về

thích ứng với biến doi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyền

hình Việt Nam”, tác giả may mắn đã được TS Đinh Thị Xuân Hòa hướng dẫn tậntình, giúp đỡ và chia sẻ tài liệu, kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện để

hoàn thiện sớm công trình nghiên cứu.

Tác giả cảm ơn Quý Thầy Cô đang công tác giảng dạy tại Trường Đại học

Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội thời gian qua đã giúp đỡ,

động viên tác giả trong thời gian học tập tại trường.

Xin cảm ơn sự hỗ trợ từ các lãnh đạo Ban, lãnh đạo phòng của Đài Truyền hình Việt Nam, các lãnh đạo của các công ty truyền thông, các chuyên gia, các đồng

nghiệp đã giúp tác giả có thêm những ý kiến khách quan dé hoàn thành nghiên cứu

vấn đề của luận văn

Tác giả xin cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ

vi đã nêu ra những ý kiến góp ý chuyên môn dé tác giả có thé bổ sung giúp công

trình nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LOI CAM ON

0/0/0015 1

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT s-s-s< se ssSs£ss£Es£SssEss£ssessezsezsssssss 3

DANH MỤC BANG, BIEU ĐỒ 5 2-s< se Ssecssesserserserserserssrrssrssrssrsee 4

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒÒ - 2-2 se se ©eseEsserseEvsersserserssersserssrrserse 50/9670 6

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ¿- ¿+ s+cx+EE+E+EzEerkerxerxerkeree 6

2 Tinh hinh nghién ctu 0 8

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghién CỨU .- 5 5 + 1+ E2 kg ng 18

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 + +x+z£+E++£++rxerxrzkzreerxees 19

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - 55555 + ++s++essereeers 19

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tài nghiên cứu - : - 21

J KOt Cau TU :.:.:.: '”".:'"^-.:.- 21Chương 1 QUAN TRI SAN XUẤT NOI DUNG VE THICH UNG VỚI BIEN

DOI KHÍ HẬU TREN TRUYEN HÌNH - MOT SO LÝ LUẬN CHUNG 22

1.1 Khái niệm liên quan đến đề tai - 2-52 £ E+EE£EE2EE+EE£EEEEEEEEEEeEkrrerkered 22

LDL, QUGI UID mn ắ 22

1.1.2 Sản xuất nội AUN ceccesecscesessessessesessseseeseesessessesssssesessessessesusssssesscsuessesseseees 231.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậtu - 2-5 SEeEE‡E‡E‡EeEEeEEeEkerrrrrrred 25lNấnaaaaia{ẮỶẮỶIẮẢIẮẲẮỀ Ả 271.1.5 Quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH trên truyền hình 281.2 Đài Truyền hình Việt Nam với nhiệm vụ thông tin về thích ứng với biến đôi

khí hậu -¿- ¿55c 5£+S<+SEEEEEEE2E1211E217171121121171111112112111111111 21121111111 29

1.3 Chủ thé, đối tượng, nội dung, phương thức quản tri sản xuất nội dung về

thích ứng với biến đồi khí hậu trên truyền hình 2 2 2 s+x+£++£zz£zzxzzxe£ 31

1.3.1 Chủ thể quản trị và đối tượng quẢH HFÌ 5c 5ccceccccccckerererrrerkered 31

1.3.2 NGG CUNY QUAN nành e 32

1.3.3 Phương thứC QUỈN ẨT], ch kiệt 39

1.4 Vai trò của quản tri san xuât nội dung về thích ứng với biên đôi khí hậu

trên truyền hình -¿- 2 ¿ £+kSE9EE£EE£EE+EEEEEEEEEEEE12112112111111111111 21111111111 xe 41

Trang 6

1.5 Yêu câu và tiêu chí đánh giá hoạt động quan tri sản xuât nội dung về

thích ứng với biến đổi khí hậu trên truyền hình - 2 2 2 x+x£+££zz+zzezxd 43

I.vrimurraa d 43

1.5.2 Tiêu Chí AGNN glẢ SG ch TH TH gệp 44

Tiểu kết chương l -e ce-e©ce++ee+teErteEteertetrtetrerketrketrertkrrkerrerrkrrkerrkee 46

Chương 2 THUC TRANG QUAN TRI SAN XUẤT NOI DUNG VE THÍCH

UNG VOI BIEN DOI KHi HAU VUNG DONG BANG SONG CUU LONG

TREN TRUYEN HÌNH VIET NAM HIEN NAY -. -s-sc s2 ss©sses 47

2.1 Tông quan về Dai Truyền hình Việt Nam, các chương trình khảo sát 47

2.1.1 Vài nét về Đài Truyền hình Việt NAHH 2-52-5252 Sccct+£+eczezeerxee 472.1.2 Khái quát về những chương trình trong diện khảo sát - 482.2 Khảo sát thực trạng quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH

vùng ĐBSCL trên truyền hình - 2-2-5 E£+E£+E+EE+EE£EEtEEEEEEEEESEEerEerkerrkrrrrred 51

2.2.1 Về chủ thé quản trị và đối tượng QUAN tFÌ -2-5s5sccsecce+eescsrsee 5]

2.2.2 NGL AUN GUGM UIE cocccecccescessceseceseeseeeseeeseceneesecesesesecaceeseenseensesnseseeeeeenaeensees 53

2.2.3 Phương thứC QUAI ÍH] ch HH kg kg kết 75 2.3 Dah gia CHUNG 0 80

2.3.1 Thanh công và nguyên nhân cud thành CÔNg cSccS<ccSssssss 80

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế -:©z©ss+cs+cse+ 89

Ti Ket CHWONG 2 cessessessessessvessessessssssessessessssssessessessesssssscsscssesssssssscsassscssssssessssaeesees 97Chương 3 MOT SO GIẢI PHAP CƠ BAN NHẰM NANG CAO CHAT

LƯỢNG VIỆC QUAN TRI SAN XUẤT NOI DUNG VE THÍCH UNG

VOI BIEN DOI KHi HAU VUNG DONG BANG SONG CUU LONG

TREN DAI TRUYEN HÌNH VIET NAM se se cssecssessecsserssee 98

3.1 Một số vấn đề đặt ra.eceeccecccccccsecsesssessessessessssssessessesssssssssessessesssssessessessessesseeeses 98

3.2 Gial phap CHUNG 11-3 105

3.3 Kién nghi cu thé 113Tid ket CHUONG 3 vesessessesssssssessessessessesssssssessessessesssssssessssscssesssssssssesscsscssessssssesssess 117

430800000077 118

TÀI LIEU THAM KHẢO -2-5° << s£ se s2 £ss£ss£EseEseEssessessersersssse 120

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

BDKH Biến đổi khí hậu

CNTT Công nghệ thông tin

CT Chuong trinh

DBSCL Đồng bang sông Cửu Long

MC Người dẫn chương trình

NXB Nhà xuất bản

PV,BTV Phóng viên, biên tập viên

SXCTTH San xuat chuong trinh truyén hinh

THVN Truyén hinh Viét Nam

TN&MT Tài nguyên & Môi trường

TV Tivi

Trang 8

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang 2.1 Kế hoạch thực hiện CT “Vi một tương lai xanh”” - -‹ -s«++<s+2 57Bang 2.2 Kế hoạch thực hiện CT “Môi trường và cuộc sông” - 57Bang 2.3 Kế hoạch thực hiện CT “Trái đất xanh”” s- csx+x£xexrxerrxerxred 57

Bảng 2.4 Bảng kê rating CT “Vi một tương lai xanhỉ” 5 +5 «+sxssxsseesees 82

Bảng 2.5 Bảng kê rating CT “Trai đất xanh'” ss+ckeExt2E2E2EE2E1EEEEErrkrrree 82Bang 2.6 Bảng kê rating CT “Môi trường và cuộc sống” :-: c5: 83

Bang 2.7 Bảng kê báo giá quảng cáo truyền hình 15 giây -: 88

Biểu đồ 2.1 Số lượng nội dung thông tin về các chiến lược, định hướng,

chủ trương,chính sách của Đảng, Chính phủ, quy định của các Bộ, ban ngành

về thích ứng với BĐKH -2- 2° £+SESE9EE£EESEE2E2E32E171211711211271 1121.211 tre 62Biểu đồ 2.2 Nội dung nêu thực trạng, nguyên nhân, kết quả chống chịu và

giảm thiểu BĐKH vùng DBSCL -2- 2: ©2+©S222+t2EE£EE+SEEEEEeEEverkrrrrerkree 63

Biểu đồ 2.3 Nội dung thông tin về các hoạt động hoặc công nghệ, mô hình

góp phần tăng cường khả năng chống chịu và giảm thiểu tác động tiêu cực

0i 859) 1 ‹-Á 64

Biểu đồ 2.4 Tỉ lệ đánh giá của công chúng với nội dung về thích ứng với BĐKH

vùng ĐBSCL trên Đài THVN trong tuyên truyền/định hướng - 81Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ sự hài lòng của công chúng trong việc tiếp nhận những

nội dung về thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL trên Đài THVN 90

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐÒ

Hình 1.1 Khảo sat cách mọi người tiếp cận tin tức về biến đổi khí hậu 12

Hình 1.2 Quá trình sản xuất - -552c52cttE2xtttEEktrtttkrrrtttrrrtrirrrrrirerrriee 24 Hình 2.1 Hình anh chương trình “Trái đất xanh” (V'TVI) -c©cccccccxee: 48 Hình 2.2 Hình anh chương trình “Môi trường và cuộc sống” (VTV2) 49

Hình 2.3 Hình ảnh chương trình “Vì một tương lai xanh” (VTVI) 50

Hình 2.4 Giao diện khai báo kịch bản và trạng thái đề tài trên hệ thong MAM 61

Hình 2.5 Giao diện xem Clip thành phẩm trên hệ thống MAM - 69

Hình 2.6 Hệ thống quản lý phát sóng Vtv.Vn - 2-2: 5c ©5c2222£+cExerxrrxrreerxees 70 Hình 2.7 Bộ phận Tổng khống chế tại Đài THVN 2- 2-5 5+2 2e: 71 Hình 2.8 Minh hoa trong chương trình “Môi trường và cuộc sống” 86

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Dai THVN - ó5 tt 47 Sơ đồ 2.2 Quy trình và thành phần tham gia quản trị kế hoạch sản xuất ð20 102 56

Sơ đồ 2.3 Quy trình sản xuất nội dung chương trình tại Đài THVN 59

Sơ đồ 2.4 Quy trình quản trị sản xuất nội dung chương trình tai Dai THVN 78

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chưa bao giờ cụm từ biến đồi khí hậu (BĐKH) được nhắc tới nhiều như trongnhững năm gần đây Trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh khủng bố và an ninh mạng,BĐKH đang trở thành một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất

ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Tại

nước ta, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

là vùng chịu tác động nặng né nhất của BĐKH “Theo tính toán kịch bản BĐKH, đếncuối thé kỷ 21 nhiệt độ tăng khoảng 3,4 độ C, mực nước biển tăng thêm Im sẽ có

khoảng 40% diện tích dat bị ngập vĩnh viễn, khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực

tiếp do mất đất, thêm vào đó BĐKH diễn ra ở ĐBSCL kéo theo hạn hán, xâm nhậpmặn, sạt lở và nhiễu hệ lụy di kèm như đã từng diễn ra những năm gan đáy” [41]Trong khi đó, ĐBSCL giữ vai trò quan trong trong phát triển kinh tế - xã hội, “đóng

góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi

trông thủy sản, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây [42]

“Quy mô kinh tế của vùng ngày càng mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 970 nghìn tỷdong, chiếm 12% GDP cả nước; GRDP bình quân dau người đạt 56,02 triệu

đông/người/năm, ty lệ lao động qua dao tạo đạt 62,8% ” [43]

Quan điểm xuyên suốt của dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

giai đoạn đến năm 2050 khăng định BĐKH là xu thế không thể đảo ngược và làthách thức lớn nhất đối với nhân loại Thích ứng với biến đổi khí hậu và mục tiêuphát thai rong bằng “0” là cơ hội dé phát triển bền vững, là ưu tiên cao nhất trong

moi quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi

doanh nghiệp và mọi người dân.

Nghị quyết số 120/NQ - CP của Chính phủ ban hành ngày 17/11/2017 Vẻ

phát triển bên vững đông bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến

năm 2030, phát triển vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bềnvững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở pháttriển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các

đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng, ứng dụng công nghệ

cao với hệ thống kết cau hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu Như vậy

Trang 11

thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL cũng là một trong những nội dungtrọng tâm cần được thông tin kịp thời và đúng tới người dân.

Trên báo chí nói chung, lĩnh vực truyền hình nói riêng trong thời gian qua,công tác truyền thông về thích ứng với BĐKH đã đạt được những kết quả quantrọng Các chương trình về BĐKH được thực hiện và phát sóng hàng ngày đã tạo ranhiều cơ hội cho mọi người dân nắm bắt thêm thông tin và kiến thức về thích ứngvới BDKH Đài Truyền hình Việt Nam với tư cách là một Đài Truyền hình quốcgia, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, thu hút đông đảo người xem ở nhiều nhóm xãhội khác nhau, có đủ uy tín dé phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về thíchứng với BĐKH cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, nhất là những diễnbiến BĐKH trong bối cảnh mới

Tuy nhiên, trong bối cảnh có quá nhiều sự kiện và vấn đề thời sự hàng ngày

để đưa tin nhanh - ngay lập tức, nên sự quan tâm của cơ quan báo chí đến vấn đề

BĐKH trong phạm vi địa phương vùng ĐBSCL và quốc gia trong một số trườnghợp và một số đơn vị chưa thực sự được chú trọng Không it đơn vi dành thời lượngcho biến đổi khí hậu còn ít hơn so với các lĩnh vực khác; nội dung, chủ đề các sản

phẩm truyền thông về thích ứng với BDKH chưa da dạng, phong phú; cách thức théhiện còn đơn điệu, khuôn mẫu, chưa có nhiều những câu chuyện, chân dung, mô

hình tiêu biểu sinh động từ cuộc sống; một số bước trong quy trình sản xuất cònrườm rà, giải quyết chưa linh hoạt; không ít sản phâm chưa khai thác được hết cácthế mạnh của truyền hình (hình ảnh, âm thanh ) và các sản phẩm cũng chưa đượckhai thác, điều chỉnh linh hoạt với các nền tảng Cùng với đó, một bộ phận cán bộ,phóng viên, biên tập viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về

van đề thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL và những tác động bat lợi đến

sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nên việc đầu tư công sức cho mang đề tài nàycòn chưa thật nhiều Đó là những thực tế hiện đang diễn ra khiến hiệu quả truyềnthông về BĐKH va đặc biệt thích ứng với BĐKH chưa cao Có nhiều nguyên nhânnhưng nguyên nhân chủ yếu là ở việc quản trị sản xuất Việc quản trị sản xuất nộidung về thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL trên truyền hình vẫn chưa được chú

trọng Việc quản trị sản xuất nội dung, quản trị các nguồn lực (con người, kỹ thuật,tài chính ) chưa thật sát sao, chưa gan chặt với thực tiễn sinh động; các phương

Trang 12

thức quản trị chưa thật linh hoạt, chưa khuyến khích, thúc đây được sự nỗ lực sáng

tạo nghề nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên Làm thé nào dé khắc phụcnhững hạn chế nêu trên? Làm sao dé cán bộ, phóng viên, biên tập viên chuyên tâmhơn vào sản xuất mảng đề tài này? Làm thế nào để khai thác được linh hoạt thếmạnh của công nghệ và các nền tảng trong sản xuất nội dung về thích ứng vớiBĐKH nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long?

Vậy nên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị sản xuất nội dụng về thích ứng với

biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyén hình Việt Nam”

làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn nghiên cứu, làm rõ những vấn đề

- Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và

kỹ năng cơ bản, NXB Thông tin và truyền thông

Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ

bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng;cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức

năng của một số loại hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền

thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các

hoạt động để duy trì hoạt động truyền thông

- Nguyễn Quốc Anh (2006), “Nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo tinhọc ứng dung trong việc sản xuất chương trình phát thanh truyền hình”, luận văn

Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Tác giả luận văn đã nghiên cứu vấn đề tin học ứng dụng vào sản xuất chươngtrình phát thanh, truyền hình Nhờ đó nêu ra những tiện lợi của khoa học công nghệ

trong sắp xếp công việc Công tác sản xuất chương trình sẽ thuận tiện, linh hoạt và

quy củ hơn, tránh những sai lầm và trùng lặp nhiệm vụ của nhau

Trang 13

- Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại hocQuốc gia Hà Nội.

Cuốn sách trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí nói chung và kiến thứcchuyên sâu về lĩnh vực báo chí truyền hình như: Vị trí, vai trò; lịch sử ra đời pháttriển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng: nguyên lý của truyền hình; chức năng

xã hội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; quy trình sản xuất chương

báo có đạo đức, không thể trở thành nhà báo giỏi mà không có đạo đức

- Nguyễn Van Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động.

Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những quan điểm khác nhau về báo chí, bám

sát các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quanđiểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí, trình bày các chức

năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, tự

do báo chí

- Dinh Thị Xuân Hòa (2014), Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

ở Việt Nam hiện nay: sách chuyên khảo, NXB Thông tin và Truyền thông

Cơ sở lý luận và một số vấn đề thực tiễn về xã hội hóa sản xuất chương trình

truyền hình đã được làm rõ trong cuốn sách; chỉ rõ thực trạng hoạt động xã hội hóa

sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những thành

công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong hoạt động xã hội hóa sản xuất chươngtrình truyền hình ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát

huy hiệu quả hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam

- Bùi Chí Trung, Đinh Thị Xuân Hòa (2015), Truyền hình hiện đại: Nhữnglát cắt 2015 - 2016, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Cuốn sách nêu vấn đề bao quát, thời sự mà truyền hình thế giới cũng nhưViệt Nam đang phải đương đầu và giải quyết: Truyền hình trên giao diện đa mànhình, truyền hình trực tuyến, truyền hình trên hệ thống mobile, quản trị truyền hình

Trang 14

qua chỉ số đo lường hiệu suất, vấn đề bản quyền và độc quyền chương trình truyền

hình trả tiền

- Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu,

2016, Một số xu hướng mới của báo chí truyén thông hiện đại, NXB Thông tin và

Truyền thông

Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay đã được đề cập tới

trong sách, đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những xu hướng chủ đạocủa bao chi truyén thong hién dai ca trén thé giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực

báo chí và truyền thông Dù chưa bao quát hết được tất cả các lĩnh vực của báo chí

và truyền thông hiện đại, nhưng ở mỗi góc nhìn, các tác giả đã có gắng vừa bao quát

được những đặc điểm chung về xu hướng của loại hình, vừa có những kiến giảiriêng vào từng góc độ tiếp cận

- Nguyễn Thành Lợi (2019), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền

thông hiện đại, NXB Thông tin và truyền thông

Tác giả giới thiệu khái quát những khái niệm về truyền thông xã hội, các lý

thuyết, hội tụ truyền thông, toà soạn hội tụ, báo chí hiện đại, đồng thời trình bày đặc

điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụtruyền thông; kỹ năng làm báo đa phương tiện Thông qua vi dụ minh họa sinh độngcủa các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế, sách giới thiệu những kỹ năng cơ bantrong viết báo đa phương tiện, làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thôngcho một chủ đề cụ thẻ, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho

báo chí hiện đại.

Nhóm 2: Các tài liệu về biến doi khí hậu, thích ứng BĐKH nói chung

- Hans J Schellnhuber, S Rahmstorf, (2008), Khí Hậu Biến Đổi - Thảm Kịch

Vô Tiền Khoáng Hậu Trong Lịch Sử Nhân Loại, Tủ Sách Kiến Thức, NXB Trẻ,

Biên dịch: Trang Quan Sen.

Cuốn sách cung cấp kiến thức về biến đổi khí hậu, vốn được cho là mộttrong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21, giúp người đọc trả lờiđược biến đổi khí hậu là gì và nó có tác động như thế nào đến đời sống con người?Đối với cư dan ở nhiều vùng, sự thay đôi khí hậu trên trai đất là mối đe dọa trực tiếp

đến sức khỏe và cuộc sông của họ Sự thay đổi khí hậu không phải là vấn đề hàn

lâm mà thực tê nó có tác động rât lớn đên nhân loại.

10

Trang 15

- Nguyễn Văn Liêm (2017), Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu,

NXB Tài Nguyên Môi Trường & Bản đồ Việt Nam

Đây là cuốn sách cung cấp kiến thức về những biến đổi khí hậu trên thế giới

nói chung và Việt Nam nói riêng cũng như khả năng bị tổn thương trước tác động

của biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phát triểnbền vững và mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Hơn nữa,cuốn sách này còn đề ra mối quan hệ mật thiết giữa phát triển quốc gia bền vững vàbiến đồi khí hậu

- Ngô Lực Tải (2017), Sông Mê Kông hay sông Cửu Long với biến đổi khíhậu, NXB Tông hợp Thành phó Hồ Chí Minh

Nội dung tập trung làm rõ những nhân tổ tác động đến biến đổi khí hậu ở

đồng bằng sông Cửu Long cũng như những hậu quả tiêu cực mà biến đổi khí hậu

mang đến cho vùng này Cuốn sách là kết quả của một quá trình lao động khôngmệt mỏi của một tri thức đầy tâm huyết và trách nhiệm đối với vùng đồng bằngsông Cửu Long, nơi kỹ sư cao cấp Ngô Lực Tải sinh ra và lớn lên

- Tap chí Môi trường (2020), Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khíhậu giai đoạn 2021 - 2030, tam nhìn đến năm 2050, Tong cục Môi trường

Tài liệu nói về thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 của

Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp

quốc về BDKH, ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết

định số 1055/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021

- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó có 3 mục tiêu cụ thể được xác định

gồm: Nâng cao hiệu quả thích ứng với BDKH thông qua việc tăng cường công tácquản lý nhà nước về BDKH; Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng

lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc

đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học, công nghé, nâng cao nhận thức dé

san sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu; Giảm nhẹ rủ ro thiên tai vàgiảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng

do BĐKH.

- Le Thanh Sang and Vo Chi Dao (2021), "The livelihood adaptability of households under the impact of climate change in the Mekong Delta", Journal of Agribusiness in Developing and Emerging Economies, Vol 11 No 1, pp 7-26.

11

Trang 16

Bài viết cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về sinh kế của các hộ gia đình nông

thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và khám phá cách cơ bản họ đối phó với các áplực khí hậu Bài viết sử dụng khung sinh kế bền vững ở quy mô hộ gia đình và cả

quy mô cá nhân Dữ liệu chung thu được từ cuộc khảo sát 2.100 hộ gia đình cung

cấp cái nhìn tổng quan về sinh kế của họ Các phương pháp định tính và định lượng

đã được áp dụng, như các nghiên cứu điển hình, để đánh giá toàn diện 100 hộ gia

đình ở một xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm và thêm 100 hộ gia đình ở một xã

khác bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng

- Trong nghiên cứu “Cách mọi người tiếp cận tin tức về biến đổi khí hậu ”

được thực hiện năm 2020 dựa trên 80155 mẫu khảo sát của Simge Andi, nghiên cứu

sinh thuộc Viện nghiên cứu báo chí của Reuters, đã chỉ ra rằng nguồn tin tức đượccông chúng sử dụng nhiều nhất để tiếp cận tới tin về BĐKH là truyền hình “Dé

liệu cho thay rằng khi dé cập đến biến đổi khí hậu, mọi người chú ý đến truyền hình

hơn nhiều so với các hình thức truyền thông khác ( ) phan ánh sức mạnh của hình

ảnh động trong việc khuấy động cảm xúc của công chúng Việc chứng kiến các

dòng sông băng tan chảy hoặc nhìn thấy hình ảnh rác thải nhựa làm tắc nghẽn đạidương có tác động lớn hơn việc đọc một bài bao chứa các chỉ tiết khoa học về biến

Specialised outlets covering climate issues

Alternative sources such as social media posts

or blogs

Conversations with colleagues, friends, or

family Printed newspapers

Radio Don't know

| don't pay attention to climate change

C2_2020 When it comes to climate change, which of the following sources of news, if any, do you_pay most_ attention to?

Please select one.

Base: Total sample = 80155.

Hình 1.1 Khảo sát cách mọi người tiếp cận tin tức về biến đổi khí hậu

12

Trang 17

- Bản tin “Khủng hoảng khí hậu: Nước biển đang nhắn chìm di sản thé giới

ở Senegal” của ấn phẩm tiếng Anh Al Jazeera (Nicolas Haque (15/4/2018), Rising

sea levels threaten UNESCO site in Senegal, Al Jazeera news networks), được trao

giải ở hạng mục “Tin van truyền hình”, vi đã lý giải một cách rất nhân văn về cách

mà BĐKH dẫn đến quá trình đi cư từ châu Phi đến châu Âu Bản tin của Al Jazeera

mở đầu bằng phân cảnh cho thấy di tích Saint Louis ở Senegal, được Tổ chức Khoahọc, Giáo dục và Văn hóa của UNESCO công nhận là Di sản thé giới, dang dé nátnghiêm trọng do nước biển dâng Ban giám khảo đánh giá bản tin đã tường thuật

khéo léo với cảnh quay đẹp mắt, câu chuyện được xây dựng thông qua sự kết hợp

đầy nghệ thuật giữa những quan sát của phóng viên, cuộc phỏng vấn với lãnh đạođịa phương và những thước phim thể hiện cô đọng tác động của nước biển dâng

- Nghiên cứu “Các hãng tin đã phát sóng về van dé biến đổi khí hậu như

thé nào” được công bố vào 28/2/2023 của Media Matters for America - cơ quangiám sát phương tiện truyền thông tại Mỹ về việc đưa tin về BĐKH trên các hãngtin ABC, CBS, NBC và Fox (phân tích các chương trình tin tức sáng, tối và sángChủ nhật) cho thấy khoảng 1.374 phút - gần 23 giờ - đã được dành ra dé thảo luận

về BDKH trong năm 2022, nhiều hon gấp 3 lần so với năm 2020, tương đương sovới mốc 22 giờ của năm 2021 Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 1% tôngchương trình tin tức vào năm 2022, vẫn còn còn quá ít ỏi so với việc đối mặt với

cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng Sự gia tăng thời lượng nói trên

được thúc đây bởi các sáng kiến hợp tác về khí hậu như Covering Climate Now va

là kết quả sau nhiều năm vận động của các nhà báo, nhà hoạt động và nhà nghiêncứu về khí hậu, thúc day các chương trình truyền hình đưa tin về BĐKH Nghiên

cứu cũng chỉ ra hạn chế của các chương trình về BDKH này là trong 5 năm liên tục,

lượng khách mời là nam giới da trắng áp đảo hon han, dù người da màu mới lànhóm đổi tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH Bên cạnh đó, dù thực hiện tốtviệc bao quát các sự kiện khí hậu quan trọng, song độ phủ tin tức về BĐKH trong

suốt cả năm 2021, 2022 không đồng đều [57]

- Van Pham Dang Tri, Lizzie Yarina, Hong Quan Nguyen, Nigel K Downes (2023), “Progress toward resilient and sustainable water management in the Vietnamese Mekong Delra ”, Vol 10, Issue 6, November/December 2023, pp 1670

13

Trang 18

Nghiên cứu là tải liệu thực nghiệm đa dạng và chi tiết về bối cảnh môi

trường của ĐBSCL, cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản lý tài nguyênnước, các nhà hoạch định chính sách và những người thực thi dé thúc đây sự phát

triển bền vững của khu vực này Nghiên cứu đồng thời trình bày tổng quan chỉ tiết

về những phát hiện khoa học mới, khám phá cách thức quản lý tài nguyên nước

đang thay đổi, cũng như mỗi quan hệ qua lại của chúng với việc sử dụng đất, chính

sách, chuyển đổi kinh tế xã hội và khủng hoảng môi trường toàn cầu; chỉ ra những

lỗ hổng kiến thức khoa học và nhu cầu cấp thiết về đữ liệu và đổi mới Cuối cùng,

các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai, nhằm thúc đây các hành

động đa quy mô hướng tới một tương lai bền vững của ĐBSCL

Nhóm 3: Các tài liệu liên quan tới báo chí nói chung, báo chí truyền hìnhnói riêng, truyền thông về bién doi khí hậu và thích ứng với biến doi khí hậu

- Lưu Hồng Minh và Sonja Schirmbeck (đồng chủ biên) (2015), Bối cảnhtruyền thông vẻ biến đổi khí hậu đăng tải trên phương tiện truyén thông đạichúng Việt Nam, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất

Thạc sĩ Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Trong luận văn này, tác giả tập trung làm rõ một số lý thuyết được áp dụngtrong nghiên cứu và khái quát hóa khái niệm: Nhận thức, nhu cầu, thông tin, nhucầu thông tin, truyền thông, truyền thông đại chúng, đội ngũ làm công tác truyềnthông đại chúng, biến đồi khí hậu Khảo sát, mô tả được nhận thức và nhu cầu thông

tin của đội ngũ làm công tác truyền thông đại chúng về biến đổi khí hậu Phân tích

được các yếu tố tác động đến nhận thức và nhu cầu thông tin của đội ngũ làm côngtác truyền thông đại chúng về biến đổi khí hậu Một số khuyến nghị nhằm nâng caonhận thức và nhu cầu thông tin của đội ngũ làm công tác truyền thông đại chúng về

14

Trang 19

biến đổi khí hậu, góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của hoạt động truyền

thông đại chúng trong thích ứng với BDKH.

- Nguyễn Lê Vân (2016), Vấn đề chất lượng thông tin về biến đổi khí hậucủa VTV] - Dai Ti ruyên hình Việt Nam hiện nay, luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Họcviện Báo chí và Tuyên truyền

Thông qua khảo sát, đánh giá chất lượng thông tin và phân tích nội dung,hình thức thông tin về BDKH trong chương trình Thời sự 19h và chương trình

chuyên đề trên kênh VTVI, tác giả đã chỉ ra được các thành công và hạn chế của

đối tượng khảo sát, cụ thể là ở kênh VTVI, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải

pháp nâng cao chất lượng thông tin về BĐKH trên truyền hình

- Tác phẩm “Summer in the city” (2017) do biên tập viên Tran Thảo Linh,

Trung tâm Truyền hình Thời tiết và Cảnh báo thiên tai sản xuất

Với kịch ban chặt chẽ về khoa học cho tương lai của khí hậu mùa hè ở HàNội và những tác động trực tiếp tới đời sống của người dân Thủ đô, “Summer in the

city” đã kế một câu chuyện dễ hiểu, gây được hiệu ứng mạnh mẽ với khán giả saukhi phát sóng trên VTV với 3 phiên bản trong các chương trình “Chào budi sáng”,

“Bản tin Thời sự 19h” và “90 phút dé hiểu” trên kênh VTV1 Dé quảng bá trên toàn

cầu, “Summer in the city” đã được Trung tâm Truyền hình Thời tiết và Cảnh báo

thiên tai phối hợp với Tổ chức khí tượng thé giới gắn phụ dé tiếng Anh, tiếng Pháp

và tiếng Tây Ban Nha Tác phẩm này đã được quảng bá rộng rãi trên thế giới thôngqua các kênh của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Khí tượng thế giới và một số kênh khác

- Chuỗi phim tài liệu “Biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long - diễnbiển và ứng pho” 10 tập phim tài liệu được sản xuất và phat sóng từ tháng 10/2017

trên kênh VTV1, Đài THVN.

Chuỗi phim đã mang đến cho khán giả một cái nhìn tổng quan về biến đổi khíhậu ở đồng bằng sông Cửu Long, giải đáp các nội dung: Kịch bản của biến đổi khí

hậu toàn cầu được hiểu như thế nào? Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tớiViệt Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ra sao? Giải pháp ứngphó trước mắt và kế hoạch thích ứng lâu dài là gì?

- Nguyễn Tiến Dũng (2021), Quản lý thông điệp về biến đổi khí hậu trên

báo mạng điện tử Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền

15

Trang 20

Luận văn hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, đi vào nghiên cứu, phân tích thực

trạng, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân của thành công, hạn chế trong hoạtđộng quản lý thông điệp thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử; từ đó,chỉ ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông điệp thích

ứng với BDKH trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.

- Hồ Thị Thanh Bach (2022), Thong điệp về biến đổi khí hậu trên báo Dangkhu Vực đồng bằng sông Cứu Long, luận an Tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí

và Tuyên truyén

Thông qua nghiên cứu, khảo sát, luận án góp phần hệ thống hóa khung lýthuyết trong nghiên cứu truyền thông ở góc độ phân tích thông điệp Là công trìnhnghiên cứu đầu tiên tiếp cận sâu van đề thông điệp về BDKH trên các tờ báo in của

Đảng bộ địa phương khu vực ĐBSCL, luận án làm phong phú thêm cho lĩnh vực

nghiên cứu truyền thông, cụ thé là khía cạnh phân tích thông điệp trên báo in Luận

án đề xuất các tiêu chí thông điệp về BDKH trên báo chí, kết quả nghiên cứu củaluận án góp phan nâng cao hiệu quả truyền thông về BDKH trên báo chí nói chung

- Pietari Kääpä, Hunter Vaughan (2022), Film and Television Production in the Age of Climate Crisis: Towards a Greener Screen, Springer Nature.

Cuốn sách tập hop nhiều tiếng nói từ cộng đồng truyền thông toàn cầu dé

xây dựng các quan điểm quốc tế về sản xuất phim và truyền hình “xanh” Thông

qua đó, tích cực tạo nền tảng cho cơ sở hạ tầng truyền thông, sản xuất, chính sách

và lao động - tức là quản lý và thực hành văn hóa sản xuất truyền thông trong thờiđại khủng hoảng biến đổi khí hậu

- Dé Thị Xuân Quyên (2023), Nghiên cứu chương trình truyền hình về biếnđổi khí hậu — trường hop Song Với Thiên Nhiên (Kênh VTV5 Tây Nam Bộ), Tạpchí Khoa học trường Dai học Cần Tho, Tập 59 Số 1C (2023), tr 191-203

Kết quả khảo sát chương trình truyền hình Sống với thiên nhiên trên kênhVTVS Tây Nam Bộ đã làm rõ mục tiêu nghiên cứu nội dung và hình thức thé hiện củamột chương trình truyền hình chuyên biệt về BĐKH, tìm ra những thế mạnh cần pháthuy, những hạn chế cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và thị hiếu công chúng

truyền hình Nghiên cứu cũng đưa ra được một số đề xuất để nâng cao chất lượng

chương trình truyền hình về biến đồi khí hậu như: Làm mới kịch bản chương trình; Sắpxếp tăng tần số xuất hiện tương đối hài hòa hơn giữa các địa phương ở ĐBSCL; xây

16

Trang 21

dựng Fanpage về BĐKH hoặc một chuyên mục BĐKH trên Facpage của VTV va tạo

kênh Youtube riêng trên cơ sở sử dụng kênh Youtube hiện có dé đăng tải những video

về BDKH và các chương trình đã phát sóng sẽ giúp thông điệp BDKH lan tỏa nhanhhơn Các đề xuất này đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông trên cácloại hình báo chí về BĐKH ở TP Cần Thơ cũng như khu vực ĐBSCL

- Tran Thị Hoa Mai (2023), Long ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trongnhững chủ dé pho biến trên báo chí, Tạp chi Lý luận chính trị và Truyền thông

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là một chủ đề truyền thông toàncầu, nhưng là một lĩnh vực truyền thông day thách thức Trong truyền thông, việclặp đi lặp lại một van đề mang tính dự báo lại phức tạp, không có những câu chuyện

và tình tiết mới, rất đễ làm gây nên sự bão hòa và từ chối từ phía công chúng Tuynhiên, có một cách thức để khai thác chủ đề này là lồng ghép vào những vấn đề tựnhiên, kinh tế, xã hội và sự phát triển nói chung, thúc đây nhận thức và hành độngkhí hậu một cách gần gũi và hiệu quả Bản thân biến đổi khí hậu không phải là câu

chuyện, nó là bối cảnh của nhiều câu chuyện Nội dung bài nghiên cứu vừa là đề

xuất giải pháp truyền thông, vừa nêu ra khuyến nghị cần phải đặt mọi vấn đề thiếtyếu hiện nay dưới lăng kính biến đổi khí hậu, bởi những tác động của biến đổi khí

hậu đã trở nên sâu rộng và bắt đầu đe dọa sự tồn vong của loài người

- Elke Weissmann (2023), Television, Community and Climate Change: A

Call for Structural Reform, Edge Hill University Được xuất ban trong chuỗi hội

thao trực tuyến về phim và truyền thông của Dai hoc Northumbria

Trong nghiên cứu, tác giả thảo luận về việc truyền hình có thé đóng vai tròkhuếch đại cộng đồng hiện có nhằm giải quyết van đề biến đổi khí hậu và khả năngtruyền cảm hứng cho sự thay đổi của truyền hình Bài viết này dựa trên nghiên cứuđược thực hiện với Dai hoc Liverpool và Love Wavertree CIC, một tô chức cộng

đồng địa phương đặc biệt chú trọng đến vấn đề biến đổi khí hậu Kết quả củanghiên cứu cho thấy cần phải cải cách đáng kê về các chính sách công để trở nên

hiệu quả hơn trong việc giải quyết biến đôi khí hậu cũng như vai trò của truyền hình

nói riêng trong đó.

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về BĐKH, truyền thông về BĐKH

song lại chưa có nghiên cứu nào về quản trị sản xuất nội dung thích ứng với BĐKH

vùng ĐBSCL trên Đài THVN Đây là khoảng trống về vấn đề này trong nghiên cứu,

17

Trang 22

vì vậy người viết chọn đề tài “Quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổikhí hậu vùng dong bằng sông Cứu Long trên Đài Truyền hình Việt Nam”, trên cơ sở

kế thừa, tham khảo các kiến thức đã được nghiên cứu, thực hiện trước đó Đây sẽ làtiền đề lý luận và thực tiễn để người viết triển khai đề tài nghiên cứu tốt hơn

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên cứu,

phân tích thực trạng, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân của thành công, hạn

chế trong hoạt động quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậuvùng đồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay; từ đó, chỉ

ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản trị sản xuất nội dung về

thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyền

hình Việt Nam trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ thực hiện bốn nhiệm vụ

nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung

nghiên cứu trong luận văn như: Quản trị, sản xuất, quản tri sản xuất nội dung, biến

đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hau, quản trị sản xuất nội dung về thích ứngvới biến đổi khí hậu trên truyền hình, yêu cầu, tiêu chí đánh giá chất lượng quản trisản xuất nội dung về thích ứng với BDKH trên truyền hình

Thứ hai: Khảo sát, phân tích thành công, hạn chế, nguyên nhân của nhữngthành công, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong việc quản tri san xuất nội dung về

thích ứng với BDKH vùng ĐBSCL trên Đài THVN thông qua khảo sát các san

phẩm và các hoạt động quản trị sản xuất nội dung về nội dung nghiên cứu trên kênh

VTVI và VTV2 từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023

Thứ ba: Luận văn đánh giá, phân tích những hiệu quả và hạn chế của quản trịsản xuất nội dung về thích ứng với BDKH trên Đài THVN

Thứ tw: Tit các phân tích, nhận định, đánh giá, luận văn đề xuất các giải pháp

và những khuyến nghị phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc quản trị sảnxuất nội dung về thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL trên Đài THVN trong thời

gian tỚI.

18

Trang 23

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Quản trị sản xuất nội dung về thích

ứng với BĐKH vùng ĐBSCL trên truyền hình”

4.2 Pham vi nghién cứu

- Không gian nghiên cứu:

Luận văn tập trung khảo sát các chương trình liên quan đến đề tài ở 02 kênh

VTVI và VTV2.

VTV1 là kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị

quan trọng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao, giữ vai trò chủ đạo trong công

tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận Trong khi đó kênh VTV2 là kênh

Khoa học - Giáo dục được phát sóng liên tục với thời lượng 24/24h hăng ngày từ năm

2013 đến nay, với các bản tin và chương trình chuyên đề được đầu tư kỹ lưỡng,

hướng đến mục tiêu cải thiện dân sinh, phô biến kiến thức khoa học - công nghệ

Ở hai kênh này tác giả sẽ chọn các chương trình sau: “Vì một tương laixanh” (VTVI), “Trái đất xanh” (VTV1), “Môi trường và cuộc sống” (VTV2)

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/07/2022 đến ngày 01/07/2023

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lénin, tư

tưởng Hồ Chi Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Dang, pháp luật củaNhà nước về thích ứng với BĐKH; một số lý thuyết về báo chí, truyền thông,truyền hình; về quản trị báo chí truyền thông

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, học viên sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tai liệu:

Nhằm hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trịsản xuất nội dung, về thích ứng với biến đổi khí hậu, về truyền hình, từ đó có cơ sở

dé làm rõ khung lý thuyết quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BDKH vùng

DBSCL trên Đài THVN.

19

Trang 24

- Phương pháp phân tích:

+ Phương pháp phân tích nội dung: Dé phân tích nội dung các tác phẩm báo

chí trên 03 chương trình khảo sát, nhằm tiếp cận nội dung, cách thức chuyền tải nội

dung và phương thức quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BDKH vùng

ĐBSCL trên Đài THVN.

+ Phương pháp phân tích tong hợp: Nham đánh giá số liệu, các kết quả khảo

sát, rút ra các kết luận khoa học cần thiết, đánh giá chất lượng quản trị sản xuất nội

dung về thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL trên hai kênh được khảo sát Từ đó đềxuất những giải pháp cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, gópphần góp phần nâng cao chất lượng quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với

BDKH trên Đài THVN hiện nay.

- Phương pháp điều tra xã hội học:

Phương pháp này đảm bảo tính khuyết danh cao và thông tin khách quan.Thông tin thu thập thông qua bảng hỏi và thực hiện trưng cầu ý kiến rộng rãi củacông chúng Tác giả đã tạo phiếu khảo sát trực tuyến với Google biểu mẫu và gửilink phỏng vấn anket cho đối tượng khán giả có quan tâm tới Đài THVN trên cả

nước vao tháng 8/2023 dé thu thap số liệu về sự hiểu biết và đánh giá của công

chúng dành cho nội dung chương trình thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp thống kê:

Các vấn đề được tác giả thống kê trên 03 chương trình khảo sát thuộc kênhVTVI và VTV2 bao gồm: Số lượng chương trình, số lượng chương trình có nộidung về thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL, tần suất phát sóng, rating phát sóng

trong khoảng thời gian khảo sát Cac dtr liệu khảo sát nay được phân thành khảo sát

về mặt nội dung, cách thức chuyên tải (hình ảnh, âm thanh, lời bình )

Luận văn khảo sát, thông kê phản hồi của khán giả với mỗi chương trìnhthuộc diện khảo sát để phân tích đặc điểm công chúng và đánh giá hiệu quả việc

quan trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL trên truyền hình

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Được sử dụng dé phỏng van lãnh đạo Đài THVN, những người trực tiếp quantrị các chương trình liên quan đến BĐKH, phỏng van sâu các nhà báo tham gia tô

20

Trang 25

chức sản xuất, phỏng vấn PV, BTV thực hiện chương trình Ngoài ra tác giả cũng

phỏng vấn chuyên gia về lĩnh vực thời tiết để có sở cứ khoa học và đữ liệu phục vụ

nghiên cứu.

Tác giả đã phỏng vấn sâu trực tiếp với 01 người, ghi âm khi phỏng vấn và bằng

phiếu trả lời; Phong van sâu qua email với 03 người

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn cung cấp thêm một góc nhìn mới từ tiếp cận xã hội học đối với chủ

đề thích ứng với BĐKH Kết quả nghiên cứu góp phần làm sâu thêm lý luận vềquản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sôngCửu Long trên Đài Truyền hình Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đây là một đề tài được nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, thực tiễn cao Nếuluận văn nghiên cứu thành công, kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo vềmặt thực tiễn với những giải pháp liên quan đến quản trị sản xuất nội dung về thích

ứng với biến đôi khí hậu vùng đồng băng sông Cửu Long trên Đài Truyền hình Việt

Nam hiện nay Đặc biệt, kết quả nghiên cứu là gợi mở dé ba chương trình thuộc diện

khảo sát tham khảo nâng cao chất lượng đặc biệt ở khâu quản tri sản xuất nội dung về

thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn bao gồm 03 chương:

Chương 1: Quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu

vùng đồng bằng sông Cửu Long trên truyền hình - một số lý luận chung

Chương 2: Thực trạng quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi

khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp có bản nhằm nâng cao chất lượng việc quan trị

sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

trên Đài Truyền hình Việt Nam

21

Trang 26

Chương 1 QUAN TRI SAN XUẤT NỘI DUNG VE THÍCH UNG VỚIBIEN DOI KHÍ HẬU TREN TRUYEN HÌNH - MOT SO LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Khai niém lién quan dén dé tai

1.1.1 Quan trị

Khảo sát, nghiên cứu cho thấy đã có một số định nghĩa về thuật ngữ “quản

trị” và được giải thích băng nhiều cách khác nhau Dưới đây là một số định nghĩa

phô biến về “quản trị”

Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt”, khái niệm “quản trị” được đưa rachỉ tiết và diễn giải như sau: “Quản tri là việc quan lý và điều khiển các công việchàng ngày Quản trị bao gom 2 hoạt động: quan lý và điều hành Cụ thé hơn, quản

ly được hiểu là một quá trình bao gém tat cả các giai đoạn: lập kế hoạch, phân bo,

chỉ đạo và kiểm soát nỗ lực của các cá nhân, bộ phận và việc sử dụng hiệu quả cácnguồn lực khác của tổ chức dé đạt được các mục tiêu đã dé ra Còn điều hành là

điều khiển mọi bộ phận và quy trình hoạt động chung” [23, tr 801] Với quan niệmnày, quản trị được hiểu là sự ảnh hưởng có mục tiêu của đối tượng được quản trị lên

đối tượng được quan tri nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể cho một mục tiêu

nhất định

Koontz, O’ Donnell và Weihrich trong giáo trình “Những van đề cốt yếu củaquản lý” đã định nghĩa: Quản trị là thiết lập và duy trì một khung cảnh nội bộ trong

đó mỗi con người làm việc chung theo tập thể có thể hoạt động một cách có hiệu

quả nhằm thành đạt mục tiêu chung [33, tr 19] Có thể hiểu đơn giản quản tri là

hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong tôchức nhằm thực hiện những mục tiêu chung với hiệu quả cao

Giáo sư quản trị học Stephen Robbins định nghĩa: “Quản trị là tiến trìnhhoàn thành công việc một cách hiệu quả và đạt kết quả thông qua và cùng với

người khác” [64, tr 6] Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình do một haynhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động khác để đạt được những kếtquả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được

Gareth R Jones và Jennifer M George, hai tac giả trẻ cho rằng: “Quản tri là

hoạch định, tổ chức, lãnh dao và kiểm tra tài nguyên nhân sự và các tài nguyên

khác nhăm hoàn thành có kết quả và có hiệu quả các mục tiếu của tô chức ” [61, tr.

22

Trang 27

4] Bản chất của quản trị chính là tìm ra phương thức phù hợp, giúp mọi người trong

tô chức thực hiện công việc đạt hiệu quả tối ưu nhất với chi phí thấp nhất Quản trị

cần đưa ra những quyết đoán dé toàn quyền kiểm soát các hoạt động trong tô chức

Sau khi nghiên cứu một sỐ định nghĩa về quản trị, kết hợp với thực tiễn, có

thê khái quát: Quản frị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các

hoạt động trong một tổ chức nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và đạt được cácmục tiêu đã dé ra bằng việc thông qua những nỗ lực của người khác và phối hợpnguồn lực của tổ chức Quan trị là một lĩnh vực rộng và da dang, có thể áp dụng

trong nhiéu linh vực khác nhau như kinh doanh, chính phủ, giáo duc, y té, V.V

Như vậy, quản trị có các yếu t6 sau:

Chủ thé quản trị: Đây là các nhân tố trực tiếp tạo ra các tác động quản tri

Nhân tố này phải ra những quyết định đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để các đối

tượng bị quản tri tuân theo.

Đối tượng bị quản trị: Đây là nhân tố chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị Đối tượng bị quan tri có thể là một hoặc nhiều người, diễn ra một hoặc

nhiều lần liên tục

Mục tiêu quản trị (Có mục tiêu cho cả chủ thé và đối tượng): Đây là căn cứ

dé chủ thé quản trị tạo ra các nhân tố tác động trực tiếp đến các đối tượng

Nguồn lực quản trị: Đây chính là công cụ giúp chủ thé quan trị khai thác, vận

dụng trong quá trình quản trị.

1.1.2 Sản xuất nội dung

- Sản xuất:

Theo “Từ điển Tiếng Việt”: “Sản xuất là tạo ra sản phẩm cho xã hội bằng

cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động, là hoạt động bằng sứclao động của con người hoặc bằng máy móc, chế biến các nguyên liệu thành của

cải vật chat cần thiết" [23, tr 810] Hiểu đơn giản là dé sản xuất ra sản phẩm cũngcần các bước tiễn hành có tính chất bắt buộc theo một trình tự nhất định

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất trong tiếng Anh được gọi làManufacturing Đây là hoạt động chủ yếu diễn ra trong các hoạt động kinh tế củacon người, là quá trình tao ra sản phẩm dé sử dụng, mua bán và trao đổi trong

thương thương mại Hay có thé hiểu đơn giản đây là quá trình biến đầu vào sản xuất

thành các đầu ra (sản phẩm)

23

Trang 28

Quá trình sản xuất bao gồm nhiều hoạt động như lập kế hoạch, tiếp nhận

nguyên liệu, chế biến, gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Qua nghiên cứu có

thé khái quát: Sản xuất là việc sử dụng sức lao động gốm trí lực và thể lực thôngqua phương thức sản xuất tác động vào doi tượng dé biến đổi nó thành sản phẩm

vật chất và tỉnh thần nhằm phục vụ nhu cầu của con người, cho xã hội

Các nhân tố quyết định sản xuất được dựa theo các van đề như: Sản xuất cáigì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối

ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguôn lực cần thiết dé làm ra sản phẩm)

- Nội dung:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin, nội dung là phạm trù chi tổnghợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật

Theo “Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Nội dung là mặt bên trong

của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện, chẳng hạn như nội dung

của một tác phẩm, nội dung của một bai báo, v.v.” [23, tr.738].

Hiệp hội phát thanh truyền hình quốc gia (National Association ofBroadcasters) của Hoa Kỳ định nghĩa “nội dung truyền thông” là: “Tai liệu đượcsản xuất và phân phối qua đài phát thanh, truyền hình, nên tảng trực tuyén và các

kênh truyền thông khác dé thông báo, giải trí hoặc giáo dục công ching.” [63]

Nội dung chỉ tồn tại khi được “chuyên chở” bởi một thể loại, kết cấu, dạngthức cụ thể nào đó Và “thé loại”, “kết câu”, “ngôn ngữ” đó chính là hình thứccủa tác phẩm Trong khuôn khổ luận văn này xin phép giới hạn cụ thé hơn về thuậtngữ “nội dung” - đó chính là sản phẩm, khi khảo sát sản phẩm sẽ khảo sát cả nộidung và hình thức tác phẩm đó

Từ những quan niệm nêu trên về thuật ngữ “sản xuất” và “nội dung” theo

cách hiểu của tác giả: Sản xuất nội dung là việc sử dụng các nguon lực (con người,

vật chat, kỹ thuật ) thông qua phương thức thực hiện phù hợp dé làm nên những

sản pham (nội dung) nhăm phục vụ nhu cau cua con người, cho xã hội.

24

Trang 29

Nội dung bao giờ cũng phải chứa một thông điệp phù hợp dé thu hút côngchúng Tuy nhiên, nghiên cứu về thông tin, thông điệp cần phải đặt trong tổng thébao gồm cả nội dung và hình thức.

“Sản xuất nội dung” báo chí là gồm những công đoạn mang tính trình tự bắtbuộc dé làm ra sản phẩm báo chí xuất ban theo đúng định hướng thông tin tuyên

truyền, đúng quy định của cơ quan báo chí đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng,nhiều chiều của nhóm công chúng khác nhau Quá trình sản xuất một sản phẩm báo

chí là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, bao gồm bộ phận nội dung và kỹthuật để sản xuất ra một sản phẩm báo chí (tác phẩm, chương trình truyền hình,chương trình phát thanh, ấn phẩm báo mạng điện tử, tờ báo )

Trong công đoạn sản xuất sản phẩm báo chí được phân làm 2 loại chính:Thông tin đầu vào và thông tin đầu ra Tức là nhờ quá trình sản xuất, thông tin được

chuyền hóa từ các đữ liệu hay thông tin “tiềm ân” thành thông tin được công bố trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thích ứng:

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, cụm từ “thích ứng” có nghĩa như sau: “thich ứng

là những biến đổi nhất định phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới [23, tr 37]

Theo “Từ điển Giáo dục” (Dictionary of Education), “thich ứng (adjustment)

là quá trình tìm kiếm và chấp nhận các kiểu hành vi phù hợp với môi trường hoặc

với sự thay đổi của môi trường” Khái niệm thích ứng thường bao gồm sự điều tiết

(làm cho phù hợp - accommodation) và sự thích nghỉ (adaptation) Nó rất giỗng với

khái niệm thích nghi thường sử dụng trong sinh học trong ngữ cảnh tiến hóa Cácnhà sinh học sử dụng khái niệm “thích nghỉ” theo đúng nghĩa của các yêu cầu vật lícủa môi trường Còn các nhà tâm lí học sử dụng khái niệm “thích ứng” với các điều

kiện đa dạng của các mối quan hệ xã hội hoặc liên nhân cách trong xã hội.

Theo nhà nghiên cứu Gates: “Khái niệm thích ứng có hai nghĩa Một do là

quá trình liên tục theo đó con người biến đổi hành vi của mình nhằm tạo ra các moi

quan hệ hai hòa hơn giữa minh với môi trường Thứ hai, đó là trạng thai tức là

diéu kiện của sự hài hòa/hòa hợp do những người chúng ta gọi là thích ứng tạo ra”

Như vậy, thích ứng có thé được xem xét từ hai góc độ: thứ nhất đó là quá trình, thứhai đó là kết quả Y thứ nhất nhấn mạnh đến quá trình theo đó cá nhân điều chỉnh

25

Trang 30

cho thích hợp với môi trường bên ngoài, còn ý thứ hai nhắn mạnh đến chất lượng,

hiệu quả của thích ứng.

Từ những quan niệm nêu trên, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, có thê kháiquát: Thich ứng là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc cóphòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả

có hại Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,

xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thé xảy ra hay thực

sự đã và đang xảy ra của khí hậu Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bịtrước và có thé được thực hiện dé đối phó với những biến đôi trong nhiều điều kiện

- Biến đổi khí hậu:

Về thuật ngữ “biến đổi khí hậu”, Điều 1 (mục 2) của Công ước khung củaLiên Hợp Quốc về BĐKH (1992) có giải thích: “8ĐÐKH là sự biến đổi của khí hậu

do hoạt động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra làm thay đổi thành phancủa khí quyển toàn câu và cộng thêm sự thay đổi khí hậu tự nhiên được quan sátthấy trong các khoảng thời gian có thể so sánh được” [13, tr.3] Khái niệm chỉ ra

nguyên nhân gây nên BĐKH Nguyên nhân đó là do con người gây ra.

Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên

và môi trường đưa ra năm 2011: “BPKH là sự thay đổi khi hậu được quy trực tiếphay gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phan của khí quyềntoàn cau và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian

có thể so sánh được BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dàihan của một tham số thống kê khí hậu, trong do giá trị trung bình được thực hiện

trong một khoảng thời gian xác định, thường là vai thập ky" Khái niệm trên chỉ ra

biểu hiện của biến đổi khí hậu và nguyên nhân của biên đổi khí hậu Biéu hiện củaBĐKH đó là mức tăng nhiệt độ, sự thay đôi lượng mưa, các cực tri khí hậu, sự

thay đổi của số ngày có nhiệt độ nóng nhất và mức thay đổi của lượng mưa ngày

lớn nhất

26

Trang 31

Từ các nghiên cứu trên, kết hợp với thực tiễn, có thê hiểu: Biến đổi khí hậu

là sự thay đổi của hệ thong khí hậu gồm khí quyền, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch

quyền hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trongmột giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm, có thể được nhận

biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động các thuộc tính của nó, giới hạn

trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cau

- Thích ứng với biến đổi khí hậu:

Trong việc đánh giá những tác động của BDKH, nhất thiết phải ké đến sựthích ứng Cây cối, động vật và con người không thê tiếp tục tồn tại một cách đơngiản như trước khi có BĐKH, song hoàn toàn có thé thay đôi các hành vi của mình

Cây cối, động vật và các hệ sinh thái có thé đi cư sang một khu vực mới Con người

cũng có thé thay đồi hành vi dé đối phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, nếunhư cần thiết thì cũng có thé di cư Dé giải thích đầy đủ về tính dé bị tổn thương doBDKH, sự đánh giá tác động, cần phải tính đến quá trình tất yếu sẽ xảy ra: sự thích

ứng của các đối tượng tác động Không có đánh giá về những thích ứng, nghiên cứu

tác động sẽ không thé đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực của

BĐKH Một lý do nữa cho đánh giá thích ứng là giúp cho những nhà lập chính sách

biết có thé làm gi để giảm thiểu các rủi ro của BĐKH Điều 90 Luật Bảo vệ môi

trường 2020 quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu như sau: “Thich ứng với

biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ

thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận

dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lai”

Qua các khái niệm về “thích ứng” và “biến đôi khí hậu” nêu trên cùng vớinhững phân tích, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn tác giả luận văn xin đưa ra quanniệm của mình về thích ứng với BDKH là: Thich ứng với BĐKH là sự điều chỉnh

thụ động hoặc có phòng bị trước đối với sự thay đổi của hệ thong khí hậu trong giaiđoạn nhất định để làm giảm tác động bat lợi của khí hậu đến sức khỏe, đời sống và

sử dụng những cơ hội thuận lợi ma môi trường khí hậu mang lại.

1.1.4 Truyền hình

Trong tiếng Anh, truyền hình là Television, là một từ ghép kết hợp từ tiếng

Hy Lạp và tiếng Latinh “Tele”, tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “xa”, “vision”, từ tiếngLatinh “visio”, có nghĩa là “nhìn” hay “thấy” Sự kết hợp của nó cho thấy nghĩa:

27

Trang 32

“nhìn từ xa” Truyền hình ra đời đánh dấu mốc quan trọng khi mong muốn “nhìn

được từ xa” của con người trở thành hiện thực.

Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt”, khái niệm “truyền hình” là “uyên hìnhảnh, thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bang radio hoặc bằng đường dây” [23,tr.1053].

Ở góc độ pháp lý, theo Luật Báo chí 2016, “Báo hình là loại hình báo chi sử

dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn,

phát sóng trên các hạ tang kỹ thuật ứng dung công nghệ khác nhau.” [16, tr 8]

Ở góc độ học thuật, trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS.TS Nguyễn

Văn Dững đưa ra định nghĩa: “7ruyễn hình là kênh truyền thông chuyển tải thông

điệp bằng hình anh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói,

âm nhạc, tiếng động.” [6, tr.118]

Như vậy, từ các góc độ tiếp cận khác nhau, có thể có nhiều cách hiểu, cách

định nghĩa về khái niệm “truyền hình” Tuy nhiên, tựu trung lại: 7ruyên hình làphương tiện truyền thông chuyển tải nhiều loại thông tin khác nhau: báo chi, khoa

học giáo dục, điện anh, ca nhạc, giải tri, quảng cáo v.v sử dụng hình ảnh là chu

yếu, kết hợp với tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, đăng tải trên các hạ tang kỹ

thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Để sản xuất chương trình truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiểu củacông chúng, người tiếp nhận thì tài chính, con người và phương tiện kỹ thuật là 3

yếu tô quan trọng cần có dé tạo nên chất lượng cho sản phẩm truyền hình

1.1.5 Quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với bién đổi khí hậu trên truyền hình

Qua tìm hiểu, phân tích, luận giải và đưa ra những quan niệm về các thuậtngữ ở phần trên là: “quản trị”, “sản xuất nội dung”, “thích ứng với BDKH” va

“truyền hình” cùng với nghiên cứu thực tiễn, tác giả xin đưa ra khái niệm “Quản trịsản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH” như sau: Quản trị sản xuất nội dung véthích ứng với BĐKH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng của chủ

thể quản trị là Đài Tỉ ruyen hình lên các bộ phận trực thuộc nhằm sản xuất ra những

nội dung (tac phẩm, sản phẩm ) hữu ích về thích ứng với BĐKH thông qua loạihình truyền hình

Khi đặt trong sự so sánh đơn giản, tác giả nhận thấy sự khác nhau giữa thuậtngữ “quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH” có khác với thuật ngữ

“quản trị nội dung về thích ứng với BĐKH” như sau:

28

Trang 33

“Quản trị nội dung về thích ứng với BĐKH” là làm sao bằng các biện pháp,

cách thức khác nhau dé sản xuất ra những tác phẩm có nội dung, hình thức tác phẩm

về thích ứng với BĐKH và truyền tải đến với công chúng nhanh chóng, cách tiếp

cận toàn diện và lâu dài, nâng cao nhận thức và thay đôi hành vi của cộng đồng

cũng như các bên liên quan nhằm điều chỉnh hay phòng bị trước đối với sự thay đổicủa hệ thong khi hau trong giai doan nhat dinh dé lam giảm tác động bat lợi của khíhậu đến sức khỏe, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí

hậu mang lại một cách chất lượng, hiệu quả.

Còn “quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH” là tổng hợp quy

trình sản xuất gồm các hoạtđọ ng sản xuất, xây dựng hẹ thống sản xuất, quan tri

quá trình sử dung các yếu tố đầu vào (con người, tài chính, kỹ thuật) dé sản xuất và

tạo thành các tác phẩm báo chí có nội dung, hình thức về thích ứng với BĐKH đầu

ra nhằm cung cấp thông tin tích cực, hỗ trợ việc tham gia góp ý hoàn thiện chínhsách, nâng cao nhận thức của công chúng đối với thích ứng với BĐKH, mặt khácbảo đảm cho công chúng được tiếp cận với những thông tin khách quan, có mục

đích và có chọn lọc, góp phần giảm thiểu những thiệt hại do BĐKH, góp phần nângcao nhận thức cộng đồng và quản trị rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng dé phát huy

ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trongtoàn dân, giúp xây dựng năng lực và hình thành ý thức trong cộng đồng Quản trịsản xuất nội dung về thích ứng với BDKH bao gồm: xa y dung và thiết kế tất ca

hẹ thống sản xuất, quản trị quá trình sản xuất Còn quản trị nội dung về thíchứng với BĐKH thi tập trung vào nội dung - chi là một phan trong hoạt động sảnxuất nội dung Việc quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH là quản trị

cả quá trình sản xuất ra một nội dung nào đó liên quan tới thích ứng với BĐKH

1.2 Đài Truyền hình Việt Nam với nhiệm vụ thông tin về thích ứng với biếnđổi khí hậu

Việt Nam là một trong số 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.ĐBSCL là một trong 3 đồng băng trên thế giới dé bị tổn thương nặng nề nhất do

nước biển dâng Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biên dâng cho Việt Nam

năm 2016” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐBSCL đóng góp khoảng 18% GDP

toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy

29

Trang 34

sản và 70% sản lượng trái cây cả nước Là vùng trọng yếu về an ninh lương thực

của cả nước, nhưng ĐBSCL lại là khu vực rat dễ tồn thương trước tác động củaBĐKH Hiện nay, trung bình mỗi năm ĐBSCL mắt từ 300 đến 500 ha đất vì sạt lở

bờ sông, bờ biển Trong 25 năm (1991-2016), toàn vùng đã sụt lún 18cm Đến

2100, nếu mực nước biên dâng 100cm và không có các giải pháp ứng phó, ĐBSCL

có nguy cơ ngập 38,9% diện tích Trong giai đoạn 2010 - 2018, tổng thiệt hại dothiên tai và BĐKH gây ra ở ĐBSCL là 20.945 tỷ đồng, ảnh hưởng tiêu cực đến các

vấn đề về chính trị, kinh tế, đặc biệt là an sinh xã hội trên địa bản

Với khả năng can thiệp của mình, truyền thông nói chung, Đài THVN nóiriêng, đã và đang gia tăng ảnh hưởng dé góp phần giúp cộng đồng dân cư khu vựcĐBSCL nâng cao nhận thức va thay đổi hành vi nhằm thích ứng với BDKH Tuynhiên, nội dung thông tin về thích ứng với BDKH trên truyền hình vẫn chưa đạtđược chất lượng và hiệu quả tối ưu, chủ yếu do quá trình quản trị sản xuất nội dung

về vấn đề này còn những hạn chế

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã hoạch định chiến lược ứng phóBĐKH vùng ĐBSCL, theo đó, hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông, vớimục tiêu xây dựng một cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH, được xem là giải

pháp trọng yếu Giải pháp đầu tiên mà Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng

phó với BĐKH, tăng cường quan lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” dé cập chính

là “Tăng cường, đối mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình

thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệmôi trường” Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng vớiBĐKH, yêu cầu UBND các tỉnh thành phố trong vùng và các Bộ chuyên môn phải

“đầy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và người dânnhận thức đầy đủ, chính xác các thách thức đang đặt ra đối với đồng bằng sông Cửu

Long và từng địa phương trong vùng; chủ động trong thích ứng với BDKH”.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, lợi thế thông tin tiệm cận và khả năng

cung cấp thông tin chính thức, chính thống, yêu cầu cấp thiết cho Đài THVN là phải

nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH dé

góp phan thực hiện nhiệm vụ của Dang giao phó

30

Trang 35

1.3 Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức quản trị sản xuất nội dung vềthích ứng với biến đỗi khí hậu trên truyền hình

1.3.1 Chủ thể quản trị và đối twong quản trị

Chủ thé quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu trêntruyền hình là Đài Truyền hình Trong phạm vi luận văn này, tác giả đề cập tới cácchủ thê quản trị ở cấp độ vi mô Đối với Đài Truyền hình, các cấp quản trị bao gồm:Ban lãnh đạo Đài Truyền hình, lãnh đạo ban/kênh có trách nhiệm tuân thủ, phát huyvai trò, trách nhiệm của các tô chức nhà nước trong cơ quan quan ly, cơ quan báochí truyền hình và các cơ quan tham mưu

Đối tượng quản trị: là hoạt động quản trị sản xuất nội dung về thích ứng vớiBĐKH trên truyền hình

Khách thé quản trị: là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của

nhà Đài và các đối tác tham gia vào hoạt động sản xuất nội dung về thích ứng với

BĐKH trên truyền hình Khách thé quản trị còn là trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ,

tài chính

Chủ thé quản trị là Ban lãnh đạo Đài Truyền hình thông qua khách thé quan

trị là đội ngũ nhân lực, dé quan tri đối tượng là sản xuất nội dung về thích ứng với

BĐKH trên truyền hình Quản trị bao giờ cũng là hoạt động của chủ thể có uy

quyền tác động vào đối tượng, chứ không phải là quan hệ ngang quyền, có mốiquan hệ qua lại và gan bó một cách hữu cơ Tất cả đặt dưới sự quan tri và chịu trách

nhiệm cao nhất của chủ thé chính: Người đứng đầu Đài Truyền hình Như vậy, công

việc thực hiện của từng vị trí quản trị trong cơ quan Đài Truyền hình, đó là:

- Tổng Giám đốc/Giám đốc: Là người đứng đầu về quản lý hành chính ở ĐàiTruyền hình, đồng thời chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong cơ quanthực hiện công tác tổ chức, quản lý các phòng, ban chuyên môn và hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ, biên tập và kiểm tra sản phẩm báo chí truyền hình, xâydựng các đề án phương hướng phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn

phẩm, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên.

- Phó tổng Giám đốc/Phó Giám đốc: Là những người dưới quyền của Tổng

Giám đốc/Giám đốc Nhiệm vụ của chức danh này là do Tổng Giám đốc/Giám đốcgiao theo từng lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sản xuất chương trình truyền hình

31

Trang 36

- Truong/pho phong/ban: Có nhiệm vụ lập kế hoạch theo chỉ đạo sản xuất

chương trình truyền hình do Ban lãnh đạo phê duyệt Xây dựng ý tưởng nội dung,hình thức mỗi chương trình truyền hình, đồng thời phối hợp với các phòng chuyên

môn khác tổ chức thực hiện sáng tạo tác phẩm, biên tập, tô chức sản xuất phát hành,

phát sóng, đưa lên mạng truyền dẫn các sản phẩm truyền hình

- Tổ chức sản xuất/rưởng nhóm: Là người đưa ra các quyết định tác nghiệptrực tiếp, hướng dẫn, điều khiển các thành viên thực hiện nhiệm vụ trực tiếp sảnxuất chương trình truyền hình hoặc phụ trách công việc theo tính chất chuyên môn

Đồng thời đôn đốc thời gian, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ

Ở phạm vi luận văn này, tác giả thực hiện đề cập đến các chủ thé quan tri trựctiếp đó là lãnh đạo các cơ quan Đài Truyền hình, các phòng, ban có liên quan thựchiện quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu trên truyền hình

Dé quản trị sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu trên truyền

hình, Đài Truyền hình sẽ căn cứ vào quy định, chuyên môn, nhiệm vụ của mỗi cá

nhân, mỗi phòng, ban dé từ đó có sự phân chia hợp lý Khi đó, mỗi vị trí sẽ đượcphân tầng và đảm nhiệm những vai trò khác nhau, từ các phóng viên, biên tập viêncho đến các nhà quản trị

1.3.2 Nội dung quản trị

1.3.2.1 Quản trị nội dung các chương trình

Quan trị nội dung các chương trình là việc sử dụng các phương pháp dé lập

kế hoạch, thu thập, sản xuất và phân phối nội dung chương trình một cách hiệu quả.Thông qua quản trị nội dung các chương trình, các cơ quan chủ quản có thé xác

định giá trị của nội dung và tối đa hóa việc sử dụng nó dé đạt được mục tiêu củamình, thường được thể hiện ở các khía cạnh sau: Quản trị nội dung sao cho chínhxác, sát với tình hình thực tế, khách quan, cân băng và công bằng

Như vậy có thé hiểu: Quản trị nội dung là quá trình lên kế hoạch, tổ chức sắp xếp

các nguồn lực và hoạt động của cơ quan báo chí dé đạt được hiệu quả truyền thông

nội dung thông tin cụ thể

1.3.2.2 Quản trị mục tiêu sản xuất

Nhìn từ góc độ pháp lý, mục tiêu không được quy định trong văn bản quy

phạm pháp luật Vì thé, dé định nghĩa mục tiêu là gi, có thể sẽ cần nhìn nhận từ các

góc độ khác Mo rộng hơn, mục tiêu đôi với cuộc sông, công việc, nghiên cứu thì có

32

Trang 37

thé được hiểu là một tập hợp những mong muốn, nguyện vọng của cá nhân, tập thể,

cơ quan, tô chức, cộng đồng về bat kỳ lĩnh vực nào khác Những mong muốn,nguyện vọng này đã được lập kế hoạch, thực hiện, cam kết thực hiện bởi chủ thể

Dù là hiểu theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì “mục tiêu” đều cho thấy nó lànhững kết quả, mong muốn tại tương lai mà chủ thể đặt ra mục tiêu hi vọng sẽ đạtđược Đồng thời, chủ thể đặt ra mục tiêu đã lập kế hoạch, thực hiện theo kếhoạch/cam kết thực hiện theo kế hoạch dé đạt được các mục tiêu đó

Quản trị sản xuất nội dung với tư cách là tổ chức sử dụng các yếu tố đầu vào

và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm

bảo thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của công chúng trên cơ sở sử dụng hiệu quảnhất các yếu tố sản xuất Nhăm thực hiện mục tiêu nảy, quản tri sản xuất có các

mục tiêu cụ thé sau, đó là điều hành sản xuất ra những sản phẩm như sau: (1) có nội

dung về thích ứng với biến đổi khí hậu bao đảm chất lượng theo mục tiêu đặt ra; (2)chi phí sản xuất hợp lý; (3) rút ngắn thời gian sản xuất; (4) xây dựng hệ thống sảnxuất có độ linh hoạt cao Vấn đề đặt ra là phải biết xác định thứ tự ưu tiên của các

mục tiêu tạo ra thế cân bằng động, đó là sự cân bằng tối ưu giữa chất lượng, tínhlinh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh môi

trường trong từng thời kỳ cụ thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng

cạnh tranh của thông tin.

Như đã đề cập, quản tri sản xuất nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu

trên truyền hình là sự tắc động có tô chức, có mục đích của chủ thể quản tri là DaiTruyền hình nhằm tạo điều kiện cho các bộ phận trực thuộc thực hiện nhiệm vụ ởmức cao nhất nhưng vẫn đảm bảo những quy định của pháp luật và những nguyên

tắc của cơ quan báo chí trong việc cung cấp, trao đôi và chia sẻ thông tin cho côngchúng, từ đó thuyết phục gây ảnh hưởng dé có thé làm thay đổi nhận thức, thái độ,

hành vi của họ theo mục đích thông tin nhất định Quản trị sản xuất nội dung vềthích ứng với biến đổi khí hậu trên truyền hình còn đảm bảo các mục tiêu sau: thông

tin từ sản phẩm dam bảo tinh thoi sự (thời điểm đăng tải thông tin trùng khớp hay

gần với thời điểm diễn ra sự kiện, van dé); tinh phổ cập, quảng bá (được truyền tảirộng rãi và có nhiều người được tiếp nhận thông tin); tinh thuyết phục (thông tinphải chính xác, đem lại lợi ích, được trình bày dé hiéu, hap dan )

33

Trang 38

1.3.2.3 Quản trị kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất bao gồm các hoạt động lên ý tưởng, tạo lập, xây dựng một

kế hoạch hoàn chỉnh cho một dự án sản xuất Kế hoạch sản xuất được lập ra để giúpcho việc quản trị, phân công nguồn nhân lực, hoạt động của máy móc, quy trình sảnxuất sao cho nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất

Việc quản trị kế hoạch sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH trên truyền

hình thể hiện ở việc xây dựng, xác định việc sản xuất nội dung về thích ứng vớiBĐKH là nội dung nào, sản xuất như thé nào, sử dụng những nguồn lực gi, giá trịthông tin và hiệu quả thông tin như thé nào? Khi nào sản xuất? Khi nào đăng tải?

Trong các nội dung trong kế hoạch thì việc xác định sản xuất nội dung nảo

về thích ứng với BĐKH đóng vai trò vô cùng quan trọng Nội dung này quy định tớicác nội dung công việc khác trong kế hoạch đó Từ nội dung sẽ xác định được cầnnguồn nhân lực là bao nhiêu người tham gia sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật ít haynhiều, kinh phí bao nhiêu, từ nguồn nào?

Một số nội dung cơ bản can sản xuất liên quan đến vấn dé thích ứng với

BPKH can được xây dựng trong kế hoạch sản xuất đó là:

- Nội dung thông tin về các chiến lược, định hướng, chủ trương, chính sách

của Đảng, Chính phủ, quy định của các Bộ, ban ngành về thích ứng với BĐKH;

- Nội dung nêu thực trạng, nguyên nhân, kết quả chống chịu và giảm thiểu

biến đổi khí hậu;

- Nội dung thông tin các hoạt động hoặc các công nghệ, mô hình góp phần

tăng cường khả năng chống chịu và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí

hậu (hay các giải pháp, các mô hình, công nghệ góp phần thích ứng với BDKH)

Những nội dung này góp phần cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và

giúp công chúng có những ứng dụng và hành động phù hợp với vấn đề BĐKH ngàycàng phức tạp từ đó tăng khả năng chống chịu, giảm thiểu tác động tiêu cực do

BĐKH gây ra, ôn định cuộc sông, sinh hoạt.

Quản trị kế hoạch sản xuất nội dung về thích ứng với BDKH trên truyền hìnhchính là một trong những công đoạn khá vất vả và quan trọng nhưng có thê lập vàquản trị kế hoạch đó hiệu quả hay không là nhờ vào sự hiểu biết của chính ngườiquản trị nó, vì chỉ khi hiểu rõ về bản chất cũng như cách thức hoạt động thì mới có

thể thực hiện được Quản trị kế hoạch sản xuất nội dung về thích ứng với BĐKH

34

Trang 39

trên truyền hình tốt sẽ giúp cho việc: Duy trì ôn định quá trình sản xuất; Sử dụng

nguồn lực hiệu quả; Nâng cao hoạt động phối hợp sản xuất giữa các phòng, ban;Hạn chế tối đa việc lãng phí tài nguyên sản xuất; Nâng cao năng suất lao động

1.3.2.4 Quản trị quy trình sản xuất nội dungQuản trị quy trình sản xuất nội dung có thé hiểu đó là sự tổng hợp các hoạtđộng xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tô đầu vào(nguồn nhân lực, thông tin, dt liệu ) tạo thành các sản phẩm (dịch vụ) đầu ra

nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng và thực hiện các mục tiêu đã xác định

Mục tiêu của việc quản trị quy trình sản xuất nội dung nhằm hoàn thành chứcnăng sản xuất nội dung, cung cấp cho công chúng những thông tin bổ ích, hap danvới thời gian phù hợp; Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh về thông tin của Đài

Truyền hình, kênh truyền hình; Tạo ra tính linh hoạt cao trong việc sản xuất tin tức;

Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra nội dung tin tức phát trên sóng truyền hình

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tắn, quy trình sản xuất chương trình truyền hình sẽdiễn ra theo 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tiền kỳ (còn gọi là giai đoạn chuẩn bị), giai

đoạn ghi hình và giai đoạn hậu kỳ [31, tr.146] Trong đó, các bước cụ thé của quátrình sản xuất đó là: Bước 1: Khảo sát thực tế, xác định dé tài và khả năng thực

hiện; Bước 2: Viết và duyệt kịch bản; Bước 3: Điều độ sản xuất; Bước 4: Sản xuất

tiền kỳ (Ghi hình); Bước 5: Sản xuất hậu kỳ (Hoàn thiện); Bước 6: Duyệt, kiểm tra

nội dung; Bước 7: Phát sóng: Bước 8: Theo dõi phản hồi

Bước 1: Khao sát thực tế, xác định đề tài va khả năng thực hiện Khảo sát

thực tế rất cần thiết, cho phép PV, BTV tìm được những đề tài tốt, dự kiến sát nhất

khả năng thực hiện chương trình.

Bước 2: Viết và duyệt đề cương kịch bản Ở bước nay PV, BTV sẽ tự cụ théhóa ý tưởng về dé tài Trước khi xuống hiện trường nắm thông tin, quay hình anh,

PV, BTV sẽ tiến hành viết kịch bản đề cương sau đó gửi cấp trên duyệt và kiểm tra

tính phù hợp, định tính chất lượng nội dung được thé hiện trong chương trình vàcách thức triển khai sao cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện của Đài Truyền hình

Bước 3: Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bồ trí nhân lực (biên tập, quayphim, kỹ thuật viên (ánh sáng, VTR, đạo diễn ), phương tiện sản xuất (máy quay,

trường quay, ánh sáng, xe chuyên chở thiết bị, kỹ thuật ), sắp xếp địa điểm, thời

gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng

35

Trang 40

Bước 4: Sản xuất tiền kỳ (ghi hình) Giai đoạn ghi hình được xem là quan

trọng nhất trong toàn bộ quy trình Trong khâu này, ekip sản xuất sẽ đến địa điểm

đã được tô chức để ghi hình, phỏng vấn Khi ra hiện trường, quay phim sẽ thực hiện

theo các nội dung đã được cụ thé hóa trên kịch bản tiền kỳ đã được phê duyệt Kịch

bản này sẽ linh hoạt theo điều kiện thực tế của bối cảnh ghi hình nhưng vẫn nămtrong tầm kiểm soát, tránh làm sai lệch chủ đề tư tưởng của chương trình

Bước 5: Sản xuất hậu kỳ (Hoàn thiện) Sau khi sản xuất tiền kỳ, dữ liệu sẽđược xử lý hậu kỳ Kỹ thuật sẽ nhận file ghi hình và chuyển lên phần mềm chuyêndựng Từ file thô này, biên tập sẽ xem lại hình ảnh, nghe lại các phỏng vấn, sau đótiễn hành viết lời bình Phan lời bình đóng vai trò làm rõ các thông tin mà hình anhchưa chuyên tải được Khâu này đóng vai trò tương đối quan trọng với chất lượng

chương trình Sau đó, kỹ thuật hậu kỳ sẽ tiến hành dựng thành phẩm

Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung Sản phẩm hoàn chỉnh thể hiện ở đạng file

sẽ được cấp lãnh đạo phê duyệt Nếu có yêu cầu thay đổi, chỉnh sửa, những ngườithực hiện trực tiếp sẽ phải trở lại các khâu trước đó, tùy theo yêu cầu

Bước 7: Phát sóng File thành phẩm khi đã được lãnh đạo duyệt, kỹ thuật sẽ

up lên hệ thống chuyên cho bộ phận phát sóng Căn cứ vào kế hoạch xây dựng cụthé thì bộ phận phát sóng sẽ thực hiện phát sóng trong khung giờ có sẵn

Bước 8: Theo dõi phản hồi Day là một trong những yếu tố quan trọng được

quan tâm và xem như một kênh đánh giá chất lượng của chương trình Từ những

phản hồi thu được, sẽ có sự điều chỉnh chương trình một cách phù hợp, đáp ứng tốthơn yêu cầu của khán giả

Đề vận hành quy trình sản xuất nội dung về thích ứng với BDKH trên truyềnhình cũng cần thiết phải tuân theo quy trình sản xuất như trên Bên cạnh đó đòi hỏicách quản trị phải chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng từng khâu

1.3.2.5 Quản trị về kỹ thuật - công nghệSản phẩm truyền hình mang đặc tính kỹ thuật và nghệ thuật rất cao Nội

dung của sản phẩm truyền hình không thé hoàn thiện và tiếp cận được đến công

chúng nếu thiếu đi công nghệ, tức là máy móc, thiết bị kỹ thuật - là máy quay,thiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay, bàn trộn, bản dựng, thiết kế đồ họa, nềntảng thiết bị truyền dẫn, phát sóng, đăng tải sản phâm truyền hình Nếu như nội

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w