1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Sản xuất chương trình phối hợp giữa Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan Thường trú Đài Truyền hình Việt Nam

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản xuất chương trình truyền hình phối hợp giữa Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam
Tác giả La Vĩnh Lộc
Người hướng dẫn TS. Trần Bảo Khánh
Trường học Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 31,71 MB

Nội dung

Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam; các anh, chị phóng viên, biên tập viên của Ban Thời sự, Trung tâm Truyền hình ViệtNam tại khu vực Nam Bộ; Trung tâm Sản xuất và

Trang 1

LA VĨNH LỘC

SAN XUẤT CHUONG TRÌNH TRUYEN HÌNH

PHÓI HỢP GIỮA BAN THỜI SỰ VÀ CÁC TRUNG

TAM, CƠ QUAN THUONG TRU DAI TRUYEN

HINH VIET NAM

LUẬN VAN THAC Si BAO CHÍ HỌC

Da Nang — Nim 2022

Trang 2

LA VĨNH LỘC

SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN HÌNH

PHÓI HỢP GIỮA BAN THỜI SỰ VÀ CÁC TRUNG

TAM, CO QUAN THUONG TRU DAI TRUYEN

HINH VIET NAM

Chuyên ngành: Báo chi học

Mã số : 8320101-01-UD

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRÀN BẢO KHÁNH

Đà Nẵng — Năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân

tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Bảo Khánh.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận vănnày trung thực và chưa từng được công bố dưới bat kỳ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của minh.

Học viên

La Vĩnh Lộc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện luận văn này, tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Bảo Khánh, là người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong quá trìnhnghiên cứu Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Đào tạo Báo chí

và Truyền thông và các giảng viên đã không quản ngại đường xa và tình hình dịch Covid-19 phức tap vẫn cung cấp những kiến thức bé ích, tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam; các anh,

chị phóng viên, biên tập viên của Ban Thời sự, Trung tâm Truyền hình ViệtNam tại khu vực Nam Bộ; Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số; Các

cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài đã luôn giúp đỡ

trong quá trình thu thập tài liệu.

Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp của tôi tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên, gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên đề tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Do trở ngại khi nguồn tài liệu và nhân vật phỏng van ở địa bàn rộng;

cộng với khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, thời

gian nghiên cứu không nhiều; kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý củacác nhà khoa học, các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này có chấtlượng tốt hơn

Đà Năng, năm 2021

La Vĩnh Lộc

Trang 5

MỤC LỤC

3798967102525 :::‹:1 .Đ 6

1 LÝ DO CHON DE TÀI 2-22-©5¿©2++EE2EEtEEESEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrkrerrres 6

2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI -2- ¿5£ ©522££+££+££+£x+zxerxezez 8

3 MỤC DICH, NHIỆM VU NGHIÊN CUU D escssscsssessesssessesssesstessessseeseessees 13

4 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU -2- ¿s22 14

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

6 ĐÓNG GOP CUA DE TÀI 2-22 2 ©E2EE£EE2EEEEEEEEEE2E12E12EEEEcrrkrrei 15

7 KET CÂU CUA DE TAL oc ceccscssessssssessessessesssssusssssssssccsessecsecsucsussusesseseeseeses 15

Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE PHOI

HỢP TO CHỨC SAN XUẤT CHUONG TRÌNH THỜI SỰ TRUYEN

HÌNH nhe 17

1.1 Các khái niệm công Cụ - - - + 3+2 1E S2 E+EEEEeEEseeEseeesrrsressres 17

1.1.1 Truyền hình 2-5-5655 +E£2E2EEEEEEEEEEEEEE211211211211 717111 Xe 17

1.1.2 Chương trình truyền hình 2-2 s ++E+£E££E££E££E£+EE+zkerxerxerxeee 17

1.1.3 Chương trình thời sự truyền hình 2-2 2 s2 s+zxzzE+Ee+xezzezzsee 20

1.1.4 Các khái niệm về phối hop sản xuất chương trình 2 -5¿ 23

1.2 Đặc điểm và yêu cầu của chương trình Thời sự Đài THVN 24

1.2.1 Đặc điểm của chương trình Thời sự Dai THYVN -<- 24

1.2.2 Yêu cầu của chương trình Thời sự Đài THVN -: 27

1.3 Vai trò và chức năng của các Trung tâm và Cơ quan thường trú Đài

1.3.1 Vai trò cua các Trung tâm và Co quan thường trú Dai THVN 31 1.3.2 Chức nang của các Trung tâm và Cơ quan thường trú Dai THVN 33

1.4.2 Kha năng phối hợp trong sản xuất chương trình thời sự 35

Tiểu kết chương I 2 2 %+SE£EE£EE£EEEEEEEEE2E1211271271 7171.212111 xe, 36

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG PHOI HỢP SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIỮA BAN THỜI SỰ VÀ CÁC TRUNG TÂM, CƠ QUAN THƯỜNG

TRU DAI TRUYEN HÌNH VIỆT NAM -2 5c©cccccxsrxeerrcees 382.1 Giới thiệu cơ quan khảo sắt - - 55 5< SSxsseeeirsrerrske 38

2.1.1 Ban Thời sự - Đài THN - 22201111119 11 key 38

2.1.2 Các Trung tâm Truyền hình — Đài THVN -2- 5 5=sz552¿ 40

2.1.3 Các Cơ quan thường trú Đài THVN tại nước ngoài 44

2.2 Quy trình phối hợp sản xuất chương trình giữa Ban Thời sự và các

Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài THYVN - 55-552 46

2.2.1 Don vị chủ trì - Hội đồng điều hành tin tức 2 2s sz=szs+ 462.2.2 Các đơn vị phối hợp thực hiện 55+ 51s Eseersrrererrrrerrke 542.2.3 Kết quả đạt QUOC eccecccccessessessesssessessessessessussssssessessessessessussessuesseeseeseeses 572.3 Đánh giá về sự phối hợp sản xuất chương trình giữa Ban Thời sự và

các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài THVN - -+ +5 61

2.3.1 Những ưu điểm ¿- 2-2 SESE2E2EE2EE2E1EE157171211211211211 11111 xe 61 2.3.2 Những khuyết điểm - 2© £+S2+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEE2E122121 211cc 64

2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phối hợp sản xuất chương trình

giữa Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài THVN 66

2.4.1 Nguyên nhân ưu di6m oe eecceccccccccecsessessessessssssssessessessessessessussuesseeseeseeses 662.4.2 Nguyên nhân khuyết điểm 2-2-2 + +E+E£+E£+£2£E+£xerxerxersee 67Tieu ket Chuo 5N 69

Chuong 3 GIAI PHAP VA KHUYET NGHI VE PHOI HOP SAN XUAT CHUONG TRÌNH GIỮA BAN THỜI SỰ VÀ CAC TRUNG TAM, CƠ

QUAN THUONG TRU DAI TRUYEN HÌNH VIỆT NAM 70 3.1 Những van đề đặt trong tinh hình mới 0.00 cece eee eeeeeeeee 70 3.1.1 Yêu cầu khách quan o.cceccecceccesessessessecssssessessessessessessessecsessessessesseeseeaes 70

3.1.2 Yêu cầu nội tại :- -kSt St SE SEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETkrkrrkrkrkee 76

Trang 7

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phối hợp sản xuất chương trình giữa

Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài THYVN 80

3.2.1 Về quy trình phối HOD scescecscsssesssessesssesseessecssssecsessecssessesssecseesseeseessees 803.2.2 Về đội ngũ nhân SU oo eceeceeccscesssessessessessesssessessessessessessessessssssessesseeseeseeses 80

3.2.3 Về hệ thống ha tang kỹ thuật oo essessecssessessessesseesessesseeseene 81 3.2.4 Về chính sách thanh toán c.ceccscccssessssessssesecsecevseceesecerssceesecevsesseeecaeees 81 3.2.5 Về nội dung và hình thức thé hiện 2 2 2 22 s+£++zxzzxzzse2 82 3.3 Khuyến nghị để thực hiện giải pháp 2 2-55 csccxerxerccez 82

Tieu ket 79), c8 90KET LUAN 00 II 91

TÀI LIEU THAM KHAO - 22-22 ©+E2EE2EEEEEEEEEEEEEkrrrkrrrrreee 85PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TU VIET TAT STT TEN DAY DU TU VIET TAT

1 Truyén hinh Viét Nam THVN

2 | Đài Truyền hình Viét Nam | VTV

3 Trung tâm Truyền hình Trung tâm TH

Trang 9

DANH MỤC BANG, HÌNH ANH

Bang 2.1: Nội dung tô chức thực hiện của Hội đồng Nguồn Dai THVN 53

Bảng 2.2: Phối hop sản xuất giữa Ban Thời sự với VTV8 và VTV9 56

Hình 2.1: Mô hình hoạt động của Hội đồng điều hành tin tức 41

Hình 2.2 Tỉ lệ tin, bài xuất hiện trên Chương trình Thời sự 19h 58

Trang 10

PHAN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN DE TÀI

Trong suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, Đài Truyền hình Việt

Nam (VTV) đã có bước phát triển rất mạnh mẽ, vươn lên trở thành một đài truyền hình có uy tín trong khu vực với hạ tang kỹ thuật hiện dai, đội ngũ can

bộ chuyên nghiệp và hiện điện khắp các châu lục Là một đài truyền hình quốcgia, VTV rất coi trọng tính toàn diện, toàn quốc, quốc tế trong các chươngtrình, nhất là chương trình Thời sự Ngay từ khi tiếp nhận các đài truyền hìnhthuộc Việt Nam Cộng Hòa, Đài đã phát triển các Trung tâm Truyền hình Việt

Nam tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh.

Chương trình thời sự được xem là mảng nội dung rất quan trọng của toàn bộ hoạt động sản xuất chương trình ở bat kì đài truyền hình nào, từ trung ương đến địa phương, cùng với các mảng phim tài liệu, chuyên đề, giải trí

chương trình thời sự cung cấp cho công chúng thông tin về các mặt của xãhội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trong bối cảnh hiện nay, khi độc giả

có nhiều cách thức tiếp cận thông tin trên Internet chứ không chỉ tìm đến vớibáo chí chính thống như trước đây, thì các Đài truyền hình cũng như nhiều cơ

quan báo chí khác, bắt buộc phải đổi mới cách thức chuyền tải thông tin thời

sự, sử dụng các công nghệ hỗ trợ hiện đại để làm cho thông tin trên báo chi trở

nên hấp dẫn và phù hợp với sự thay đổi trong hành vi tiêu thụ thông tin của

độc giả hơn.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế, yêu cầu về tin

tức phải có góc nhìn riêng, bên cạnh việc cử phóng viên tác nghiệp ở các sự

kiện lớn để thực hiện tin tức, phóng sự, làm cầu truyền hình, VTV cũng đây

mạnh việc mở rộng các văn phòng thường trú tại nước ngoài để phục vụ nhu

cầu tiếp nhận thông tin của người dân Việt Nam Hiện nay, công chúng báo

chí Việt Nam không chỉ muốn biết những thông tin về các vấn đề trong nước

mà họ còn muốn biết những gì đang diễn ra trên thế giới trên tât cả các lĩnh

Trang 11

vực từ chính trỊ, kinh té, văn hóa cho đến khoa học, cũng muốn tìm hiểu nhiều

hơn về đất nước con người của các quốc gia trên toàn cầu Tuy nhiên, các nguồn thông tin về các lĩnh vực này, nhất là về lĩnh vực chính trị luôn ân chứa

những vấn đề nhạy cảm, thường được viết, cung cấp dưới quan điểm và góc

nhìn của các đài truyền hình nược ngoài Điều này đòi hỏi VTV không ngừng

nỗ lực để đáp ứng nhu cầu đó; đó là cung cấp nhanh chóng, kịp thời thông tin

về các sự kiện quốc tế đến công chúng trong nước, vừa đảm bảo tính chínhxác, khách quan của thông tin nhưng vẫn phải đảm bảo theo đúng quan điểm,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việc lựa chọn địa điểm các trung tâm truyền hình tại các tỉnh, thành

hay các văn phòng thường trú tại nước ngoài đều được tính toán kỹ dựa trên

sự tương đồng về văn hoá, sự quan tâm của khán giả Việt Nam với khu vực

đó cũng như mức độ và tần suất xảy ra các sự kiện lớn Các trung tâm và văn

phòng của Đài THVN đã thể hiện được vai trò tích cực của mình trong việc phản ánh tin tức, sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao đang diễn ra tại các điểm nóng trong khu vực và toàn cầu, làm đa dạng, phong phú hơn các bản tin thời sự, chương trình chuyên đề trên sóng VTV.

Chương trình thời sự của VTV có vai trò rất to lớn trong thông tin tớicông chúng trong cả nước, việc tạo ra chương trình như hiện nay cần nhiều

nhân lực ở các điểm nóng, nơi có thông tin hấp dẫn, đòi hỏi phải có sự phối

hợp giữa Ban Thời sự, đơn vị chủ trì sản xuất với các trung tâm và cơ quanthường trú nước ngoài Có thê nói, hoạt động tác nghiệp của phóng viên VTV

tại các châu lục và khu vực trọng điểm đã tạo thành mạng lưới cung cấp thông

tin nhanh, kịp thời và đa dạng về tin tức quốc tế đưới góc nhìn, phân tích củaphóng viên; góp phan tạo thương hiệu, khang định uy tín của VTV

Dé có thé đạt được mục tiêu cung cấp cho công chúng những tin tức đa chiều, đa vùng miền, lĩnh vực rất cần sự phối hợp sản xuất giữa các bộ phận

trong Đài THVN, đặc biệt ở Ban Thời sự Trong thời gian qua, Ban Thời sự

đã thành công khi thành lập Hội đồng điều hành tin tức dé đặt hàng cũng như

Trang 12

nhận các sản pham từ các Trung tâm, cơ quan thường trú Việc phối hợp đãđạt được những thành công đáng kể, chất lượng sản phâm ngày một được

nâng cao Day có thé xem như một mô hình phối hợp sản xuất trong môi

trường truyền thông hội tụ có thé áp dụng cho nhiều co quan báo chí khác.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công còn có những hạn chế, khó khăn tồntại do Đài THVN vẫn đang gặp phải những khó khăn về nhân sự, trang thiết

bị kỹ thuật, kinh phí hoạt động, kinh nghiệm quản lý cũng như kỹ năng

nghiệp vụ vẫn còn những hạn chế cần được phân tích

Hơn nữa, nghiên cứu việc phối hợp sản xuất chương trình là một góc

nhìn mới chưa được tập trung khai thác tại Việt Nam trong thời gian qua.

Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài sản xuất chươngtrình phối hợp giữa Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan Thường trú ĐàiTruyền hình Việt Nam làm luận văn Thạc sĩ Báo chí học

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Trong thời gian qua, có các công trình liên quan đến tòa soạn hội tụ và

việc phối hợp sản xuất tin, bài trong dai truyền hình Có thé kế đến một số

nghiên cứu mới như:

2.1 Trên thé giới

Có nhiều nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất chương trình trong ĐàiTruyền hình Một số công trình mới có thé kề đến như:

Janet Kolodzy (2013) đã xuất bản cuốn Practicing Convergence

Journalism: An Introduction to Cross-media Storytelling (Tam dịch: Thực

hành báo chí hội tụ: Giới thiệu cách kê chuyện đa phương tiện) Công trình có

nhắc đến thể loại báo chí xuất hiện trong cơ quan báo chí đa phương tiện Tácgiả hướng dẫn phóng viên cách tận dụng tối đa kỹ thuật số khi kề chuyện Có

2 dạng tác phẩm báo chí trong tòa soạn hiện dai là tin tức thời sự - spot news

với đặc điểm ngắn gọn, nhanh chóng, tức thời và dạng thứ 2 là phóng sự, tường thuật dài hơi, chuyên sâu, có cả yếu tố tương tác, được gọi là arc Mỗi loại tin, bài sẽ có những kỹ năng, yêu cầu khác nhau Nhưng quan trọng người

Trang 13

làm báo cần sắp xếp, biên tập tin tức để sản xuất cho cả những khán giả dùngthiết bi di động với nội dung nhanh, ngắn gon, đa nhiệm, cần kết hợp các yếu

tố khác nhau (văn ban, âm thanh, anh động và tinh) dé cho khán giá có nhiều

trải nghiệm hơn.

Ray Alexander, Peter Stewart (2016) trong cuốn Broadcast Journalism:

Techniques of Radio and Television News (Tam dịch: Kỹ nang san xuat tin

tức phát thanh và truyền hình) Trong đó, từ chương 20, các tác giả đã trình

bày chỉ tiết về Đài Truyền hình, tin tức thời sự truyền hình, cách viết tin, kịch bản, tiêu dé, ưu và nhược điểm của từng thé loại tin tức, cách phỏng van, cách

sử dụng đồ họa, âm thanh, tiếng động Đây có thé xem là câm nang cho sinh

viên và những người mới vào nghề Truyền hình Tác giả cũng khăng định cầntích hợp sử dụng truyền thông xã hội, công nghệ của thiết bị di động, nộidung do chính người dùng sáng tạo trong quá trình sản xuất chương trình thời

cung cấp tin tức truyền hình muốn tự đổi mới và tìm kiếm khán giả.

Truyền hình với tư cách là một nền tảng có thé sắp phải đối mặt với sự

gián đoạn ở quy mô tương đương với những gi báo in đã trải qua trong thập

ky qua Đài Truyền hình trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ này mang theothế mạnh về thương hiệu nỗi tiếng, khả năng sáng tạo, kho lưu trữ nội dung

chất lượng chuyên sâu Nhưng họ cũng có những hạn chế đã kê bên trên Do

Trang 14

đó, cần tiếp tục đầu tư vào đôi mới và thử nghiệm, nhất là trong việc sản xuất

tin tức kỹ thuật số

Maniou, T A., & Papadopoulou, L (2019) đã có bài báo về Broadcast

Journalism: Television (Tam dịch: Báo chí truyền hình) trên tạp chí The International Encyclopedia of Journalism Studies Bài báo đã cung cấp một

cái nhìn tổng quan về báo chí truyền hình Theo dõi quá trình phát triển lịch

sử của phóng sự truyền hình, mô tả cả các cách thức sản xuất, phân loại

chương trình truyền hình truyền thống và hiện đại về cấu trúc và nội dung,đồng thời phân tích các giá trị đạo đức và thách thức mà các nhà báo truyền

hình phải đối mặt Mục dich là dé trình bày một cách thấu đáo những van đề

lý luận và thực tiễn về báo chí truyền hình

Sue Robinson (2011), đã có bài dang Convergence Crises: News Work and News Space in the Digitally Transforming Newsroom (Tam dich: khung

hoảng hội tụ: công việc va không gian sản xuất tin tức trong tọa soạn chuyén

đổi kỹ thuật số) trên tạp chi Journal of Communication Bài báo đã phân tích đến yếu tố con người trong môi trường mới Phóng viên và biên tập viên cảm

thấy căng thăng khi phải kết hợp công nghệ mới vào quá trình sản xuất tin

tức Đề giảm tải áp lực này, bài viết đề xuất phân quyền cụ thể hơn trong cơ

quan báo chí, trong đó có Đài Truyền hình, bổ sung thêm những phóng viên

giỏi công nghệ tham gia vào ekip Cùng lúc đó, những người có tư duy báo in

sẽ bị cô lập và đào thải trong không gian làm việc mới này.

Bên cạnh đó là các nghiên cứu về truyền hình, tổ chức sản xuất chương

trình thời sự khác mà tác giả sẽ dẫn chứng ở từng chương cụ thể

2.2 Tại Việt Nam

Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về việc phối hợp sản xuất tin,

bài giữa Ban Thời sự với các Trung tâm Truyền hình của Đài THVN Cáccông trình chủ yếu nghiên cứu về quy trình quản lý, tổ chức sản xuất một số

chương trình cụ thể ở VTV hoặc các đài truyền hình địa phương.

10

Trang 15

Tác giả Trần Bảo Khánh (2002) trong cuốn Sdn xuất chương trìnhtruyền hình đã khái quát lý luận chung về truyền hình cũng như việc sáng tạo

các tác phẩm truyền hình khác nhau Đặc biệt, công trình nhắc tới quy trình

sản xuất một chương trình truyền hình, các loại chương trình truyền hình ở

Chương II — Phan thứ nhất Đây được xem là một trong những sách nghiên cứu tổng quan về truyền hình đầu tiên tại Việt Nam.

Tác giả Dương Xuân Sơn (2011) trong cuốn Giáo trình Báo chí Truyền

hình cũng có nhắc đến phương thức sản xuất chương trình truyền hình, các thê loại báo chí truyền hình kèm kịch bản minh họa từ một số chương trình đã

phát trên Đài THVN.

Về việc phối hợp tô chức sản xuất chương trình, tác giả Trần Thị Mỹ

Hạnh (2015) đã có luận văn về Liên kết sản xuất chương trình truyén hìnhgiữa các Đài Phát thanh — Truyền hình khu vực Tây Nam Bộ hiện nay (Khảo

sát từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2015) Tuy nhiên, đề tài chỉ mới đề cập đến hình thức phối hợp giữa Đài này với Đài khác trong khu vực, giữa Đài

với công ty truyền thông và giữa Đài với [9, tr.48]

Về Dai Truyền hình Việt Nam, Luận văn Báo chí học của tác giả Lưu

Tiến Linh (2016) đã đề cập đến Hoạt động Thư ký Biên tập trong mô hình toàsoạn hội tu cua Ban Thời sự - Dai Ti ruyên hình Việt Nam Day có thé xem là

luận văn duy nhất từ trước đến nay phân tích cụ thể về quy trình sản xuất

chương trình tại Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam Tuy nhiên, đề tàichỉ giới hạn ở hoạt động của Thu ký Biên tập Nghiên cứu đã khang định việc

áp dụng mô hình tòa soạn hội tụ đối với khối tin tức trong toàn đài đã mang

lại những hiệu quả rõ rệt trong việc điều hành, tổ chức sản xuất, cung cấpthông tin đa dạng, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí sản xuất — đặc biệt về

nhân lực; tăng cường sự tương tác, trao đổi ý tưởng, hợp tác cùng làm việc

giữa các phóng viên trong cùng một cơ quan [20, tr.87].

Mới nhat, có thê kê đên các công trình như:

11

Trang 16

Trần Bảo Khánh, “Phỏng vấn trong chính luận truyền hình”, NXBThông tin và Truyền thông, Hà Nội 2020 Cuốn sách đề cập tới thê loại phỏng

van, một thé loại quan trọng trong truyén hình nói chung và trong chính luận

nói riêng Cách thức tiễn hành cuộc phỏng vấn truyền hình và sử dụng hiệu

quả phỏng van trong các tác phâm truyền hình.

Trần Bảo Khánh, Bùi Chi Trung, “Sản xuất chương trình truyền hìnhchuyên dé”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2021 Cuốn sách trình bày cách

thức tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề, mối liên kết

giữa các khâu trong quá trình sản xuất, sáng tạo tác phẩm, chương trình

truyền hình chuyên dé Giới thiệu các kĩ năng, phương pháp tìm kiếm ý

tưởng, phân tích và xây dựng khung định dạng chương trình

Vũ Quang Hào, “Nghĩ đột phá cho format báo chí”, Nhà xuất banThông tin và truyền thông, Hà Nội, 2020 Trong cuốn sách này, PGS.TS VũQuang Hào đã nghiên cứu, thiết kế rất nhiều format chương trình mới cho cảbốn loại hình báo chí là truyền hình, phát thanh, báo in và báo điện tử chonhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương Trong đó những format cho

bản tin, chương trình truyền hình Mỗi chương trình, chuyên mục được thiết

kế, giới thiệu trong cuốn sách đều ứng dụng những lý thuyết mới, những kỹ thuật làm báo hiện đại mà tác giả có cơ hội được học tập, thụ hưởng và chắt lọc từ những nền báo chí tiên tiến trên thế giới, cũng như từ thực tiễn nghề

báo ở nước ta.

Bên cạnh đó còn có một số luận văn về tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình như:

Dương Thị Thanh Thùy (2005), 76 chức sản xuất chương trình thời sự

truyền hình ở Đài Phát thanh - truyén hình Đồng Tháp Hoàng Thị Nga

(2012), Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tại VIT MEDIA Nguyễn

Văn Hoàng (2019), Tổ chức sản xuất các chương trình truyén hình thé thao trên Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương (khảo sát Đài PT-TH Bắc

12

Trang 17

Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, năm 2018) Nguyễn Hải Tùng (2019), Tổ chứcsản xuất phóng sự điều tra trên Kênh Truyền hình Công an Nhân dân.

Tuy nhiên, các đề tài này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu quy trình

tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, không đề cập đến vấn đề phối hợp

giữa các bộ phận, phòng, ban Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu

bồ ích dé tham khảo cho luận văn này của tác giả.

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng khung lý thuyết về phối hợp sản

xuất chương trình trong Đài Truyền hình; trên cơ sở đó, phân tích thực trạngphối hợp sản xuất bản tin giữa Ban Thời sự và các Trung tâm Truyền hình,

Cơ quan thường trú Đài THVN tại nước ngoài Từ đó, đưa ra những giải

pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng phối hợp sản xuất tin, bài tạiĐài Truyền hình Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ

sau:

- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn vềchương trình truyền hình, phối hợp sản xuất chương trình truyền hình

- Khảo sát thực trạng phối hợp tổ chức sản xuất tin, bài trong các bản

tin giữa Ban Thời sự và các Trung tâm Truyền hình VIVS, VTV9, VTV24,

các Cơ quan thường trú Đài THVN tại nước ngoài Từ đó, đưa ra kết luận,

đánh giá những ưu điểm và hạn chế đang tồn tại Phân tích nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với lãnh đạo cơ quan báo chí,

thành viên Hội đồng điều hành tin tức của Đài THVN, phóng viên, biên tập

viên đê nâng cao chât lượng tô chức sản xuât tin, bài trong tương lai.

13

Trang 18

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình phối hợp sản xuất chương

trình giữa Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài THVN

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năm 2020.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phối tô chức sản

xuất chương trình của Ban Thời sự với Trung tâm Truyền hình VTV8, VTV9,

VTV24 đã các Cơ quan Thường trú Đài THVN tai nước ngoài.

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện dựa trên nền tàng cơ sở lý luận báo chí và truyềnthông và các ngành khoa học liên quan, cụ thê:

- Lý thuyết về truyền thông đại chúng

- Lý thuyết về báo chí học và truyền hình

Dé thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiểm, tra cứu, đọc, dẫn nguồn các tài liệu liên quan đến dé tài nhằm xây dựng khung lý thuyết về phối hợp sản xuất chương trình thời sự truyền hình.

- Phương pháp thảo luận nhóm: VTV8 đã chủ trì tô chức hội nghị thảo

luận với Lãnh đạo Ban Thời sự, Trưởng/Phó các Phòng của Ban Thời sự,

VTV4, VTVdigital, VTV9 về việc phối hợp sản xuất chương trình trong thời

gian qua.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vẫn nhằm tìm hiệu quy trình sản xuất, nhân sự, kinh phí, đánh giá khó khăn, thuận lợi trong việc phối hợp tô chức sản xuất chương trình giữa Ban Thời sự với các Trung tâm, Cơ quan thường trú Cụ thể gồm:

e Lãnh đạo: Đài THVN, Ban Thời sự, Trung tâm Truyền hình, Cơ quan

thường thú.

14

Trang 19

e Thành viên Hội đồng điều hành tin tức của Đài THVN

e Phóng viên, biên tập viên của các bộ phận liên quan đến đề tài

6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI

6.1 Ý nghĩa lý luậnThứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để tác giả và những người

nghiên cứu báo chí quan tâm đến phối hợp sản xuất chương trình truyền hình phát triển đề tài trong tương lai.

Thứ hai, đề tài bỗ sung nguồn tư liệu cho những nhà nghiên cứu báo chí có nhu cau tìm hiểu về phối hợp sản xuất tin, bài tại một Đài Truyền hình

Trung ương.

Thứ ba, nội dung nghiên cứu có thé sử dụng để phục vụ làm tài liệutham khảo, bài giảng cho các chuyên đề liên quan đến truyền hình

6.2 Ý nghĩa thực tiễnThứ nhất, nhờ phân tích thực trạng và đưa ra đánh giá, giải pháp trong

việc phối hợp sản xuất bản tin sẽ giúp Ban Thời sự và các Trung tâm Truyền

hình, Cơ quan thường trú của Đài THVN tại nước ngoài có thêm cơ sở dé cải

tiến, nâng cao chất lượng tin bài khi cùng nhau làm việc.

Thứ hai, phóng viên, biên tập viên của Đài Truyền hình địa phương và các đài truyền hình khác có thé tham khảo, vận dụng trong hoạt động thực

tiễn trong quá trình phối hợp sản xuất chương trình thời sự

7 KET CẤU CUA DE TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1 Một sồ van đề lý luận và thực tiễn về phối hợp tổ chức sản

xuất chương trình thời sự truyền hình.

Chương 2 Thực trạng phối hợp sản xuất chương trình giữa Ban Thời sự

và các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam

15

Trang 20

Chương 3 Giải pháp và huyết nghị về phối hợp sản xuất chương trìnhgiữa Ban Thời sự và các Trung tâm, Cơ quan thường trú Đài Truyền

hình Việt Nam

16

Trang 21

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÓI

HOP TO CHUC SAN XUAT CHUONG TRINH THOI SU

TRUYEN HINH1.1 Cac khái niệm công cu

1.1.1 Truyền hình

Hiện nay, có nhiều quan niệm về truyền hình: Theo Giáo trinh báo chí

truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn:

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn sốc tur tiéng La tinh

và tiếng Hy lap Theo tiếng Hy Lap từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn

“videre” là “thấy được”, còn tiếng La tinh có nghĩa là xem được từ xa.Ghép hai từ đó thành “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa TiếngAnh là “Television”, tiếng Pháp là “Television” Như vậy, dù pháttriển ở bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có

chung một nghĩa là nhìn được từ xa [26, tr.13].

Còn theo PGS.TS, Ta Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng:

"Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyền tảithông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vôtuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là “ở xa” vàvison là “thấy được”, tức là “thay được ở xa”" [29, tr.123]

Qua các khái niệm trên thì theo tác giả khái niệm truyền hình củaPGS.TS Ta Ngọc Tan ngắn gon và day đủ

1.1.2 Chương trình truyền hìnhThuật ngữ chương trình truyền hình được sử dụng trong hai

Trang 22

Trường hop thứ hai, chương trình truyền hình dùng dé chỉ một hay nhiềutác phâm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổchức theo một chủ dé cụ thé với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ôn

định và được phát đi theo định kỳ [29, tr 138].

Theo ý kiến của tác giả Trần Bảo Khánh chương trình truyền hình tạo

thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình.Tóm lại, chương trình truyền hình là hình thức vật chất hóa sự tổn tai của truyền

hình trong đời sống xã hội dé truyền tai thông tin đến công chúng Đó là một sản

phẩm hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, là kết quả của một quá trình sángtạo, tập hợp nhiều cấp độ lao động khác nhau, tập hợp một hay nhiều tác phẩmkhác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau [19, tr.35]

Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin,

bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng nhạc

hiệu, lời giới thiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên

truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả Căn cứ vào nhiệm vụ tuyên truyền và đối tượng công chúng tiếp

nhận thông tin để phân loại các chương trình truyền hình như: Thời sự,Chuyên dé; Khoa giáo, Giao lưu - Tọa đàm, phim truyện được phân bổ theotừng thời gian trong kênh truyền hình hoặc theo các kênh truyền hình

Chương trình truyền hình chính là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếucủa công chúng với mục đích ý tưởng sáng tạo của nhà truyền thông bằng

phương tiện truyền hình Chương trình truyền hình là kết quả của chính

những phóng viên trực tiếp sáng tạo tác pham báo chí truyền hình Các tácphẩm báo chí truyền hình này thé hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và tráchnhiệm xã hội của phóng viên Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hìnhtrước hết được qui định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn

đề nổi cộm, có ý nghĩa và phản ánh kịp thời tới công chúng, góp phần nângcao nhận thức, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng cho công chúng

18

Trang 23

Chương trình truyền hình là chương trình tổng hợp của nhiều loạichương trình đề cập đến các vấn đề chính trị- kinh tế - văn hóa — xã hội, anninh, quốc phòng Một chương trình truyền hình được đánh giá là có chất

lượng khi nó thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo công chúng và

thê hiện được mục đích sáng tạo của phóng viên Thực tế cho thấy, bất cứ một

chương trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hoá

đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia, giai cấp hay tầng lớp xã hội cụ thể Những giá trị này được phóng viên không những truyền tải qua nội dung mà còn biểu

hiện cả trong phương pháp sáng tạo và hình thức thê hiện của mỗi tác phẩm,cũng như cách thức tổ chức xây dựng chương trình truyền hình

Trong sự phát triển trong xã hội hiện đại ngày nay xu thế các chươngtrình truyền hình được bồ trí phối hợp với nhau vừa tránh được nhàm chán,

vừa tạo sự thu hút liên tục đối với công chúng, vừa phù hợp với thời gian, điều kiện theo dõi của người xem Đối với kênh truyền hình tổng hợp, trong

những ngày làm việc trong tuần, buổi tối được xem là giờ “vàng” Giờ “vàng”

là thời điểm nghỉ ngơi của người lao động và có nhiều người xem truyền hình nhất (từ 18 giờ đến 22 giờ) Vì thế người ta thường sắp xếp những chương

trình quan trọng, có ý nghĩa xã hội lớn vào khoảng thời gian nay.

Các chương trình dành cho đối tượng chuyên biệt thường được phátvào các thời điểm thích hợp nhất đối với việc tiếp nhận thông tin của từng đốitượng Bên cạnh đó việc phát lại các chương trình truyền hình vào các thời

điểm khác nhau trong ngày hay trong tuần sẽ giúp cho công chúng lựa chọn được thời gian xem thích hợp với thời gian biểu và sinh hoạt của mình.

Ngày nay, dé đáp ứng được nhu cầu khác nhau về thông tin của công

chúng, nhiều đài truyền hình liên tục đổi mới nâng cao chất lượng các chươngtrình truyền hình theo hướng đa dạng và phong phú

Hiện nay, sự cạnh tranh về thông tin đã diễn ra “cuộc đua” về tăngkênh, tăng thời lượng phát sóng giữa các đài truyền hình trung ương và địa

19

Trang 24

phương Do đó lịch phát sóng các chương trình của các đài thường rất lớn vềthời lượng Đề sản xuất đủ chương trình phục vụ cho việc phát sóng xu thếhiện nay là sự hợp tác trao đôi chương trình giữa các đài trong nước, giữa cácdai trong nước với các đài truyền hình nước ngoai đang diễn ra một cách

mạnh mẽ Một cách khác nữa là nhiều đài đã đầu tư một lượng kinh phí nhất định dé khai thác các chương trình truyền hình nước ngoài.

1.1.3 Chương trình thời sự truyền hình

đang được nhiều người quan tâm” [25, tr.923].

"Chương trình thời sự đơn giản giống như một bản tin trên báo, thông

báo các sự việc, hơn nữa đó là những sự việc được phân tích, khái quát Trên

thực tế chủ đề của bản tin là không giới hạn: nông nghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế, các sự kiện trong đời sống quốc tế, v.v " [38, tr.83].

Hiểu một cách đơn giản, “chương trình thời sự” là chương trình chuyểntải những tin tức thời sự nóng hồi, đáp ứng nhu cầu của khán giả về mặt thông

tin nhanh chóng kip thời.

1.1.3.2 Chương trình thời sự truyén hình

Tác giả Lương Thanh Xuân trong dé tài “Chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương” quan niệm:

Chương trình thời sự truyền hình hiểu một cách đơn giản là mộtchương trình truyền hình gồm nhiều những tin tức ngắn, mà nội dungcủa nó phản ánh sự việc ít nhiều quan trọng vừa mới xây ra, được nhiều

người quan tâm Phạm vi phản ánh không giới hạn, những diễn biến sự

kiện có thê xảy ra trong nước, ở nước ngoài, thậm chí trên phạm vi toàn

20

Trang 25

thế giới Tất nhiên một chương trình thời sự truyền hình bây giờ, bêncạnh thê loại tin, người ta còn sử dụng nhiều thé loại khác của báo chí

dành cho truyền hình như: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật trực tiếp,

phỏng van, đối thoại trực tuyến v.v

Theo tác giả Lâm Thiện Khanh trong luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất

lượng tin tức thời sự sản xuất tại đài Truyền hình Cần Thơ”, cho rằng: “Phần

lớn các từ tin tức thời sự, thông tin thời sự còn được hiểu là nói chúngnhững sản phẩm tin tức hoàn chỉnh (bao gồm cả tin, phỏng van, phóng sự ),

được kết cấu, phát trong các bản tin, các chương trình thời sự truyền hình”.

Còn theo tác giả Bạch Đức Toàn trong luận văn thạc sỹ “Hiệu quả

chương trình thời sự truyền hình của đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên

Quang”, năm 2005 quan niệm:

Chương trình thời sự truyền hình là một chương trình gồm nhiều

tin tức ngắn, nội dung của nó phản ánh các sự kiện vừa mới xảy ra, được

nhiều người quan tâm Phạm vi phản ánh không có giới hạn, có thể là những sự kiện ở trong nước, ở nước ngoai Chuong trình thời sự truyền

hình hiện nay, ngoài thé loại tin, người ta còn sử dụng các thé loại khácnhư: Phóng sự ngắn; phỏng van; ghi nhanh; tường thuật trực tiếp

Theo tác giả có thể quan niệm về chương trình thời sự truyền hìnhnhư sau: Chương trình thời sự truyền hình là một chương trình được phátsóng định kỳ, có thời lượng ổn định, gồm chủ yếu các dang tin ngắn, phóng

sự ngắn; bên cạnh đó sử dụng linh hoạt một số thé loại khác như: ghi nhanh, phỏng vấn, tường thuật trực tiếp thông tin về các sự kiện, vấn đề

có ý nghĩa xã hội mới xảy ra, đang và sẽ xảy ra được nhiều người quantâm, với phạm vi phản ánh không giới hạn, những diễn biến sự kiện có thé

xảy ra trong nước, ngoài nước.

Chương trình thời sự trong nước: Có đầy đủ yếu tô như chương trình

thời sự truyền hình ké trên, nhưng có điểm khác biệt là những thông tin, sựkiện, vấn đề phản ánh bó hẹp trong phạm vi quốc gia, dân tộc đó

21

Trang 26

Chương trình thời sự quốc tế: Thông tin các sự kiện, van đề xảy ra ởcác quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.

Chương trình thời sự truyền hình địa phương: Nó có nhiệm vụ chủ yếutuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương Cũng có đài bố trí trongchương trình thời sự có bản tin trong nước và quốc tế Như vậy có thé thay,phạm vi phản ánh của những thông tin thời sự chủ yếu giới hạn trong địa giới

hành chính của địa phương cụ thé Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất chi phối toàn bộ những yếu tố cau thành nên một chương trình thời sự truyền hình

của địa phương.

Thực tế tuỳ theo năng lực và nhiệm vụ tuyên truyền của mỗi đài truyềnhình địa phương, chương trình thời sự truyền hình sản xuất mỗi ngày cũng khácnhau về số lượng, thời lượng, tính phong phú về nội dung cũng như khả năng

việc mở rộng địa bàn phản ánh sự kiện sẽ được xây dựng khác nhau Trong

một ngay có dai xây dựng nhiều chương trình thời sự hoặc bản tin thời sự

Bản tin thời sự trưa: (chủ yếu phát sóng 11h30 — 12h): Bản tin nay bao

gồm phan tin (tin và phóng sự) Nhiều Dai ban tin trưa có thời lượng 15 phút

Trong bản tin thường sử dụng từ 5-6 tin phản ánh sự kiện diễn ra ngay budi

sáng và chiều tối hôm trước Bản tin có 01 phóng sự ngắn Cuối Bản tinthường có một chuyên mục có thé là điểm báo, giá cả thị trường, thé thao

Chương trình thời sự: (18 giờ 30 hoặc 19 giờ 45), thường có thời lượng

từ 20 -30 phút Đây là CTTS được đầu tư công sức nhiều nhất cả khâu tô chức

sản xuất và biên tập - thời điểm được coi là “giờ vàng” Đối với nhiều kênh

truyền hình nước ngoài và đài THVN chương trình thời sự còn bao gồm cảnhững bản tin trong nước, thế giới phản ánh đa dạng các vấn đề thời sự chính

trị xã hội.

Phân biệt bản tin thời sự và chương trình thời sự

Nét tương đồng: Các tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xích, và A.la.

Iurôpxki trong cuốn “Báo chí truyền hình - tập 2” cho rang: Bản tin ngắn, đó

22

Trang 27

là thé loại chung của báo chí, được sử dụng trên các ấn phẩm, trên đài phát thanh, trên đài truyền hình Nhiều khi người ta gọi bản tin thời sự là bản tin

ngắn (trong tiếng Hy Lạp, chrobos có nghĩa là thời gian) “Bản tin thời sự là

sự ghi lại những sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian Trong báo chí, thể loạithời sự là thông tin ngắn về sự việc Vậy nên bản tin ngắn và bản tin thời sự

trở nên đồng nghĩa Trong truyền hình, thể loại ấy gồm bản tin được phát băng lời và bản tin ngắn bằng hình ảnh Còn đối với những người làm truyền hình thì họ thường sử dụng tên gọi “bản tin” (khi nói đến mọi tin tức thời sự, kế cả bản tin được phát bằng lời [38, tr.21, 22].

Sự khác biệt: Nêu dem phân biệt “bản tin thời sự” và “chương trình thời sự” thì về cơ bản không có sự khác biệt lớn Thuật ngữ “bản tin thời sự”

và “Chương trình thời sự” đều xuất phát từ nghĩa gốc tiếng Anh là “new”(new programs), hoặc “new bulletin” Bởi vậy, trên truyền hình, người ta cóthé gọi là “bản tin thoi sự” hoặc chương trình thời sự Có chang bản tinthường phan lớn là tin và có thời lượng ngắn hơn chương trình thời sự; cònchương trình thời sự thường có thời lượng dài hơn và có nhiều bản tin trong

một chương trình Ví dụ: chương trình thời sự của đài Truyền hình Việt Nam lúc 19 giờ, ngoài phần tin trong nước còn có bản tin quốc tế, bản tin dự báo

thời tiết

1.1.4 Các khái niệm về phối hợp sản xuất chương trình

Theo Quy chế phối hợp sản xuất chương trình giữa các đơn vị trực

thuộc Đài THVN (Kèm theo Quyết định số 1330/QD-THVN) có các khái

niệm liên quan như sau:

Phối hop sản xuất chương trình: Là phôi hợp kíp sản xuất dé cùng sản xuất

chương trình hoặc chỉ phối hợp một phan về nội dung, kỹ thuật hoặc mỹ thuật

Don vị chu trì: Là don vi được giao kế hoạch san xuất có dé nghị đặt

hàng, phối hợp sản xuất chương trình với các đơn vị khác

23

Trang 28

Đơn vị phối hợp: Là đơn vị khi nhận được đề nghị của đơn vị chủ trì sẽ

bồ trí kinh phí, nhân sự, thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác dé thực hiện sảnxuất chương trình

1.2 Đặc điểm và yêu cầu của chương trình Thời sự Đài THVN

1.2.1 Đặc diém của chương trình Thời sự Đài THVN Sau 50 năm từ buổi phát sóng đầu tiên, chương trình Thời sự của Đài THVN đã có nhiều bước tiến xa về nội dung và hình thức, giữ vững vi trí là

một trong những chương trình nhận được sự yêu thích và quan tâm của đông

đảo khán giả Là chương trình thời sự duy nhất thuộc Đài Truyền hình quốc

gia, trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

chương trình thời sự của Đài THVN mang những đặc điểm và yêu cầu chung

như các chương trình thời sự khác, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những đặc

trưng riêng về nội dung và hình thức thê hiện

Về cơ bản các chương trình Thời sự của Đài THVN có một số đặc điểm

chính như sau:

1.2.1.1 Đặc điểm về nội dung

Thứ nhất, nội dung thông tin da dang về lĩnh vực, khu vực, đối tượng.

Nếu chương trình chuyên đề tập trung vào những mảng nội dung nhất định,chuyên sâu thì chương trình thời sự lại khai thác thông tin đa chiều với nội

dung phong phú Trong một chương trình thời sự kéo dài khoảng 40 phút,

khán giả được tiếp nhận nội dung ở khắp các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đờisống đến giải trí, thé thao Đặc điểm này giúp khán giả tiếp nhận đượclượng thông tin rat lớn trong một khoảng thời gian ngắn

Không chỉ đa dạng về lĩnh vực, chương trình thời sự của Dai THVN

khác với các chương trình thời sự địa phương ở đặc điểm đa dạng về khu vực

thê hiện Nội dung thông tin đến từ nhiều nguồn trong cả nước và quốc tế.Truyền hình quốc gia đã rút ngắn khoảng cách giữa người với người khi giúp

người dân cập nhật thông tin về sự kiện, nhân vật ở những vùng miên khác

24

Trang 29

nhau trong cả nước từ Bắc — Trung - Nam, thậm chí là ở những nơi xa xôinhư Trung Đông, Bắc Âu

Bên cạnh đó, nội dung thông tin cũng đề cập đến đối tượng đa dạng về

độ tuôi, công việc Có thê là chương trình tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốchội, là hành trình vượt qua ung thư của một bệnh nhân nhỏ tuổi, là cuộc sốngcủa những công nhân vệ sinh, là những giám đốc khởi nghiệp thành công

Dù nội dung thể hiện là gì, Đài THVN luôn cố gang mang đến cho khán

giả những thông tin toàn cảnh, bám sát các sự kiện quan trọng của đất nước.

Thứ hai, thông tin mang tính tuyên truyền cho các sự kiện chính trị

trọng đại của đất nước, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Đài Truyền

hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia thựchiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và

chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Đề thực hiện được chức năng này,

chương trình thời sự đóng vai trò quan trọng Trong cơ cấu nội dung của

chương trình thời sự VTV, các thông tin chính trị chiếm dung lượng lớn.

Theo chia sẻ của nhà báo Thu Hà, năm 2019, bên cạnh việc sản xuất các

chương trình tuyên truyền cho các sự kiện chính trị quan trọng như 50 năm ngàymat của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện di chúc của Người cũng như tuyêntruyền về Chỉ thị 05 về học tập va làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh, Ban Thời sự cũng thực hiện nhiều vệt tin, bài đấu tranh với các luận

điệu xuyên tac, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Dang Chang hạn những nội dung đấu tranh chống tin giả, về tình trạng suy thoái và biện pháp kiểm soát quyền lực Tác pham "Bảo vệ nền tang tư tưởng của Đảng, chống quan điểm sai trái thù địch" của Ban Thời sự đã giành giải A Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

- Giải Búa liềm vàng lần thứ IV năm 2019 [48]

Thứ ba, nội dung chính thong, đáng tin cậy, có tính phản biện, tác độngmạnh mẽ tới du luận xã hội Trong lúc fake news (tin giả) đang xuất hiện tràn

25

Trang 30

lan trên mạng xã hội và các trang thông tin tổng hợp, đặc điểm này giúp VTVgiữ chân và thu hút được khán giả với những nội dung từ nguồn uy tín Phátngôn của cán bộ, cơ quan chức năng, người trong cuộc xuất hiện trong bản tingiúp người dân có góc nhìn chân thực và chính xác về sự việc.

Năm 2020, cùng với nhiệm vụ tuyên truyền rất nhiều nội dung, Ban Thời sự còn đóng góp to lớn vào công cuộc phòng chống dịch Covid, đóng góp vào công tác tuyên truyền, cô vũ toàn xã hội tham gia chống dich, không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang: giúp người dân có hiểu biết

đúng đắn về tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin và các biện pháp phòngchống dịch Covid khác

1.2.1.2 Đặc điểm về hình thứcThứ nhất, tin, phỏng vấn, phóng sự là thể loại báo chí đặc trưng Đây

là những tác phẩm thông tan với hình thức thé hiện ngắn gọn, súc tích, kháchquan Hình thức thể hiện ghi nhận đúng bản chất của sự kiện và nhân vật,không thêm những cảm xúc, đánh giá chủ quan của tác giả như ở tác phâm ký

hay chính luận.

Thứ hai, kết cấu chương trình linh hoạt theo dòng sự kiện Ở chương

trình thời sự của Đài THVN, tùy theo tầm quan trọng của sự kiện, tin sẽ códung lượng từ 30 giây cho đến những phóng sự dài 5 phút - 10 phút Do bảnchất các sự kiện mang tính thời sự sẽ thay đổi và xuất hiện liên tục theo từnggiờ, từng ngày nên khung chương trình chỉ mang tính tương đối Thứ tự tin

bài cũng như cơ cấu tin bài trong nước, địa phương, khu vực, quốc tế chắc chăn không thé cố định mỗi ngày Tùy theo tính chất quan trọng, nóng hồi, được dư luận quan tâm mà sản phẩm sẽ được sắp xếp ở vị trí khác nhau Như

có những ngày Ban biên tập sẽ dành phần lớn chương trình cho các nội dung

về dịch Covid hay Bầu cử Tổng thống Mỹ chăng hạn

Thứ ba, đa giọng điệu, ngôn ngữ thể hiện Vì sự đa dang khu vực dẫnđến ngôn ngữ, tiếng nói của các bản tin thời sực cũng rất phong phú Trong

26

Trang 31

một chương trình, Biên tập viên tại trường quay, phóng viên hiện trường,

nhân vật được phỏng vấn có giọng nói khác nhau Điều này tạo nên đặc trưng

khác biệt giữa chương trình thời sự của một đài quốc gia so với các chương

trình thời sự của các tỉnh, thành trong cả nước Đó có thé là giọng Bắc —Trung — Nam, cho đến tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật Đặc điểm naykhiến chương trình mang màu sắc đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ nhưng cũngđặt ra những khó khăn cho ekip sản xuất chương trình trong công tác hậu kỳlàm phụ dé, lời dan

Thứ tư, cách thức thể hiện phong phú Theo doi các chương trình thời

sự của Đài THVN hiện nay, khán giả được tiếp nhận các thông tin dưới hình thức đa dạng Từ phỏng vấn hiện trường, MC trường quay, kết nối trực tiếp

qua điện thoại cho đến những sản phẩm infographic, video-graphic thu hút,hấp dẫn Các hình thức này được đan xen hoặc thể hiện riêng lẻ trong từng

sản phẩm Không ngừng thay đổi, làm mới mẻ nội dung, hình thức thé hiện chương trình thời sự của VTV cũng được cải tiến mỗi năm nham tạo nên ban sắc riêng của một đài truyền hình quốc gia.

1.2.2 Yêu cầu của chương trình Thời sự Đài THVN

1.2.2.1 Về nội dung

Dé có một chương trình thời sự thành công, cần quan tâm trả lời các

câu hỏi sau khi sản xuất chương trình Dựa trên bộ câu hỏi mà tác giả Trần

Bao Khánh và Bùi Chi Trung đã xây dựng về yêu cau nội dung chương trìnhtruyền hình chuyên đề [19; tr 52], có thể áp dụng vào chương trình thời sự

của Đài THVN với một số thay đôi như sau:

Thứ nhất, nội dung phù hợp cho mọi độ tuổi, mọi đối tượng khác nhauchưa? Suốt nhiều năm qua, chương trình thời sự của Đài THVN vẫn đượcxem là một “món ăn tỉnh thần” khi tại nhiều gia đình, các thế hệ cùng quây

quần xem thời sự trong hoặc sau khi dùng bữa cơm tối Chính vì thế những

hình ảnh hay lời bình mang tính nhạy cảm, bạo lực chưa phù hợp với các

em nhỏ luôn được hạn chế hoặc biên tập lại cho phù hợp.

27

Trang 32

Thứ hai, van dé thé hiện có mang tính thời sự chưa, được nhiều ngườiquan tâm hay không, có phù hợp với thị hiểu, nhu cầu của số đông haykhông? Mới mẻ, nhanh chóng, ngăn gọn, được nhiều người quan tâm và có ýnghĩa với cuộc sông là những yêu cầu của một tác phẩm thông tấn Đó cũngchính là những yêu cầu nội dung đặc trưng của chương trình thời sự truyềnhình quốc gia Khi đối tượng tiếp nhận vô cùng đa dạng thì “bài toán” này

càng được xem xét kỹ lưỡng hơn Trong một ngày có rất nhiều sự kiện diễn ra trong cả nước và quốc tế, giữa khối lượng tin tức “không lồ” này, đội ngũ sản

xuất cần lựa chọn và duyệt những tin tức phù hợp nhất với đối tượng khán giảcủa VTV Chang hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, các nội dung như phươngthức sản xuất mới, hạn hán, sâu bệnh sẽ được ưu tiên xuất hiện vì đượcnhận được sự quan tâm đông đảo, có ý nghĩa, tác động tới nhiều người xem.Tóm lại, những nội dung này cần phải trả lời được câu hỏi “đã mang tam quốc

gia” hay chưa, nếu nó quá cục bộ, dành cho đối tượng “ngách” trong phạm vi

hẹp thì cần được xem xét lược bỏ

Thứ ba, thông điệp thể hiện rõ ràng chưa, có mang ý nghĩa nhân văn,

tính định hướng tới người xem chưa? Không chỉ phản ánh thái độ, tâm tư, tình cảm của người dân, chương trình thời sự của Dai THVN còn thực hiện

nhiệm vụ chính là tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho người dân, ngăn cácthế lực thù địch lợi dụng chống phá Giữa nhiều thông tin sai sự thật thì thời

sự quốc gia đóng vai trò quan trọng khi định hướng, giữ vững lòng tin của

dân vào sự lãnh đạo của Dang Mỗi tác phẩm báo chí được phát trong chương trình thời sự cần trả lời được câu hỏi thông điệp muốn truyền tải cho người dân cả nước đang xem bản tin là gì? Góp phần hình thành và thay đổi thái độ,

nhận thức của khán giả ra sao.

Bên cạnh những thông tin chính trị, những nội dung mang ý nghĩa nhân

văn cũng được đề cao Chương trình thời sự ngoài định hướng tư tưởng còn

thực hiện chức năng giáo dục, mang đên cho người xem những bài học cuộc

28

Trang 33

sống, những kiến thức, thông tin bé ích, thú vị Dù tính giải trí trong chươngtrình thời sự gần như hạn chế nhưng nội dung truyền tải vẫn phải lồng ghép

sự nhẹ nhàng, thoải mái, gần gũi cho người xem Yêu cầu với đội ngũ sảnxuất chương trình cần biến những thông tin chính trị - xã hội vốn khô khan trở

nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận với mọi đối tượng khán giả.

1.2.2.2 Về hình thức

Thứ nhất, cấu trúc nội dung, thể loại, ngôn ngữ: Với đỗi tượng tiếp nhận thông tin đa dạng ở nhiều trình độ khác nhau, đòi hỏi ngôn ngữ thể hiện

chương trình thời sự phải đơn giản, dé hiểu, tránh dùng cái từ ngữ Hán — Việt,

từ chuyên ngành phức tạp, nếu có Ban biên tập luôn yêu cầu phóng viên giảithích thuật ngữ một cách chi tiết Với dung lượng chữ ít, phóng viên cần sắpxếp thứ tự trong một sản phâm hợp lý, khoa học, sao cho người tiếp nhận có

thê hiểu được thông điệp trọng tâm đang truyền tải tới họ.

Nếu báo in hay báo điện tử cho phép độc giả xem lại thông tin chưa hiểu, chưa tập trung ngay tại thời điểm bị bỏ lỡ đoạn nội dung trên thì truyền

hình có hạn chế khi thông tin tức chỉ đi qua thính giác một lần duy nhất Đối với

chương teình thời sự của Đài THVN, khán giả chỉ có thể xem lại chương trình

trên các nền tảng khác như VTVgo, những tin rời trên FB Watch, Tiktok nhưng sau khi lên sóng một thời gian nhất định Chính vì thé, cau trúc tin phảiđược sắp xếp hợp lý, không phải lúc nao cũng tuân theo cấu trúc hình thápngược đưa chỉ tiết quan trọng nhất lên đầu tin, mà phải thêm cá những phần lý

giải ban đầu dé khán giả bắt kịp với nội dung tin Bên cạnh dam bảo các nguyên tắc về thé loại, việc sắp xếp thứ tự tin, bai cũng rất quan trọng Việc sắp xếp logic dựa vào nhiều yếu tổ như tầm quan trọng của sự kiện, mức độ quan tâm của công chúng, cảm xúc vui, buồn, xúc động, hạnh phúc được thê hiện trong

mỗi tác phâm đề từ đó đặt các tin, bài ở vị trí phù hợp

Thứ hai, cảnh quay: Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong chương

trình thời sự truyền hình Phóng viên phối hợp với quay phim tái hiện sự kiện

29

Trang 34

diễn ra qua những cảnh quay chất lượng Các cảnh quay không chỉ cần đảmbảo yêu cầu kỹ thuật mà còn cần “sự quan sát tinh tế, nhanh nhạy của phóngviên, chớp lay những khoảnh khắc tại hiện trường” [19, tr.76] Là một daitruyền hình quốc gia với lượng người xem đông đảo thì yêu cầu về hình ảnh

càng đòi hỏi cao hơn Các cảnh quay trong một bản tin cần đa dạng, phong

phú, chân thực, không thé dé tình trạng phải tram tin bằng nhiều cảnh quay

trùng lặp trong một băng dựng Ngoài việc đảm bảo tính thời sự, hình ảnh

quay phải có cả tính thâm mỹ, góc quay đẹp, sáng tạo dé tránh gây nhàm chán

cho người xem.

Thứ ba, lời bình, lời dẫn: Lời thuyết minh phải khớp với hình ảnh, cảnh

của công chúng cơ hội cảm nhận thông tin” [19, tr 78].

Dé làm được điều này, đòi hỏi phóng viên, biên tập viên phải có kỹthuật trong việc viết lời bình cũng như khéo léo trong cách lựa chọn hình ảnh

trong quá trình dựng, biên tập Tránh tạo cho người xem cảm giác đang được

nhắc lại những gì họ đã thấy trên màn ảnh thay vì giải thích, phân tích những

hình ảnh đó.

Lời dẫn của biên tập viên tại trường quay trước mỗi tin cũng rất quan

trọng, giúp người xem hình dung và có tâm thé dé chuẩn bị theo dõi tin tiếp

theo Lời dẫn cần hấp dẫn, thu hút khán giả.

Thứ tư, âm thanh: Âm thanh trong chương trình thời sự khác với âmthanh của các chương trình chuyên đề Chương trình chuyên dé có thé tận

dụng âm nhạc không lời, bài hát, tiéng động đê chạm vào cảm xúc của khán

30

Trang 35

giả thì chương trình thời sự lại không tập trung vào các loại âm thanh bổ sungnày Âm thanh cua tin phát ra từ lời của nhân vật phỏng van, từ phóng viên,hay âm thanh chân thực từ hiện trường Dù vậy, âm thanh cũng cần được xử

ly dé nghe rõ ràng, không để các yếu tố nhiễu (noise) như thời tiết, xe cộ,tiếng nói chuyện làm ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình truyền thông

Thứ năm, xử lý hậu ky: Đồ họa là một trong những hình thức thé hiện được sử dụng nhiéu trong sản xuất chương trình truyền hình hiện đại Dé giải thích cho những quy định, chỉ tiết hay con số phức tạp, ekip thực hiện chương

trình thời sự tận dụng đồ họa dé đơn giản hóa thông tin thông qua các ký hiệu,

biểu tượng, bảng biéu, sơ đồ Đó có thé là infographic hoặc video-graphic có

màu sắc bắt mắt, to rõ, dễ đọc, dễ nhớ

Việc sử dụng kỹ xảo, cắt ghép hình ảnh, lời bình để nội dung ngắn gọn,

có trọng tâm cũng đóng vai trò quan trọng Phóng viên không thê xây dựng tin quá dài rồi chờ biên tập viên biên tập lại Bản thân phóng viên cần có tư duy trong việc dựng các tin bài sao cho vừa đảm bảo đây đủ thông tin nhưng

vẫn súc tích

Bar chạy thông tin, chức vụ của nhân vật phỏng vấn cũng cần chú ýviết đầy đủ và chính xác Những trường hợp ghép nhan tên hoặc chức vụ củanhân vật này sang nhân vật khác cũng làm giảm chất lượng của tin

Như vậy, một chương trình thời sự thành công đòi hỏi nhiều yếu tổ kếthợp từ nội dung, hình thức đến sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong

ekip hay các bộ phận, cơ quan với nhau.

1.3 Vai trò và chức năng của các Trung tâm và Cơ quan thường trú Đài

THVN

1.3.1 Vai trò của các Trung tâm va Co quan thường tru Đài THVN

Thứ nhất, góp phan làm nên thương hiệu cua Ban Thời sự, cua Dai

THVN Trung tâm TH khu vực và các Cơ quan thường trú là một trong những

yếu tô quan trọng giúp phát triển, nâng cao chất lượng của các Kênh truyền

3l

Trang 36

hình quốc gia của Đài THVN; tạo thành một hệ thống thông tin xuyên suốt,rộng khắp và chuyên nghiệp Thay vì phải sử dụng tin của các đài truyền hình

địa phương hoặc lay tin từ các dai truyền hình nước ngoài, việc có phóng viên

thường trú tại khắp các vùng miễn và trải dài khắp các quốc gia giúp tận dụng

thế mạnh địa bàn, từ đó góp phần làm cho các chương trình của VTV phong phú nội dung và tạo được bản sắc riêng.

Dưới góc độ phóng viên của trung tâm và cơ quan thường trú, lúc nào

cũng đặt mình trong tâm thế là đại diện của Ban Thời sự, đại diện cho VTV

để sản xuất tin bài Ở đó, người phóng viên ý thức xây dựng hình ảnh, phong cách của mình là người của Đài THVN Khi nhắc đến một phóng viên nào đó

luôn gắn với tên gọi VTV châu Âu, VTV Trung Đông, VTV Trung Quốc

Sự có mặt của phóng viên thường trú tại những điểm nóng, sự kiện lớn, sựkiện thời sự là một cách góp phần cùng Thời sự trong nước nâng tầm thương

hiệu VTV.

Thứ hai, trở thành những kênh truyền hình tin cậy cho khán gia dia

phương Các Trung tâm truyền hình trong nước được thành lập góp phầnmang đến những nội dung chân thực, tái hiện cuộc sống của người dân địaphương Hơn nữa, đáp ứng đúng nhu cầu, thói quen và sở thích theo dõichương trình truyền hình của từng vùng, miền với ngôn ngữ phù hợp, chất

giọng đặc trưng Lợi thế của phóng viên thường trú là những người gắn bó địa

bàn trong thời gian đủ dài dé hiểu đúng từ đó đưa tin trúng với tình hình sở tạitrong bối cảnh chung của thời sự nước nhà

Thứ ba, các cơ quan thường trú tại nước ngoài là câu nối giữa người

Việt dang song tại các nước với quê hương, cau nối ngoại giao với các nước;tăng sự hiểu biết của Việt Kiểu và các doanh nghiệp về tình hình kinh tế -chính trị đang diễn ra tại Việt Nam, thúc đây đầu tư giữa các nước với Việt

Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước Trưởng đại diện cũng

thường tham dự các sự kiện mang tính ngoại giao mà nước ban mời, thắt chặt

thêm môi quan hệ với các cơ quan thông tân sở tại và quôc tê.

32

Trang 37

Bên cạnh đó, góp phan cho người dân trong nước hiểu hơn về tình hìnhkinh tế xã hội của nước sở tại, giúp người dân Việt Nam mở rộng hiểu biết về

sự phát triển của các nước khác qua những hình ảnh do “chính người Việt sảnxuất”, giúp người dân đang sống tại Việt Nam kết nối với những người Việt

đang sống xa quê Góp phần mở rộng các mối quan hệ hợp tác, giao lưu trên

nhiều lĩnh vực

Thứ năm, tạo thêm nhiễu sự lựa chọn cho khán giả xem truyền hình của Đài THVN, tăng số lượng khán giả thông qua việc phát triển nhiều kênh,

nhiều chương trình mới, nhiều nền tảng mới Trên cơ sở đó, góp phần tăng

doanh thu cho Đài THVN thông qua các kênh quảng cáo khác nhau.

1.3.2 Chức năng của các Trung tâm và Cơ quan thường trú Đài

THVN

Thứ nhất, các co quan thường trú (ở nước ngoài) va các trung tâm khu vực (trong nước) giống nhau đều là những đầu mối sản xuất và cung cấp tin tức quan trọng hàng ngày Các Trung tâm truyền hình và Cơ quan thường trú

Đài THVN được lập ra dé thực hiện các tin tức, phóng sự, sản xuất phim, cầu

truyền hình điễn ra tại các địa phương và khu vực nước ngoài.

Tuy nhiên, khác nhau ở điểm, cơ quan thường trú chỉ đơn thuần làđầu mối sản xuất tin tức, còn các trung tâm truyền hình khu vực đều cóchức năng phát sóng kênh riêng kết hợp với cung cấp tài nguyên, chất liệu

cho đài Ví dụ: VTV8, VTV9 là hai trung tâm khu vực lớn của khu vực

Miền Trung- Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ đều có kênh sóng riêng tựchủ tài chính; đều có chức năng, nghĩa vụ phối hợp cung cấp, sản xuất,thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo đài giao phó thông qua cơ chế hội đồng

tin tức đài Trung tâm TH khu vực sẽ chủ trì sản xuất và phát triển nội

dung trên hạ tầng truyền dẫn của Đài THVN và các hàng tầng truyền dẫn

đa phương tiện khác Tổ chức sản xuất và khai thác các vấn đề thời sựchính luận, các chương trình truyền hình ở khu vực

33

Trang 38

Các trung tâm sẽ tiếp nhận định hướng từ Hội đồng Tin tức của Đài mànòng cốt là Ban Thời sự; đảm bảo bản tin, tin bài đúng định hướng tuyên

tuyên truyền, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chính trị Cùng với đó

là tiếp nhận các thông tin đầu ra, đầu vào dé điều phối sản xuất; cũng như gửi,

nhận đặt hàng từ Ban Thời sự.

Thứ hai, phối hợp cung cấp thông tin cho Ban Thời sự, thực hiện các

chương trình, nội dung theo dòng chảy tin tức Phối hợp sản xuất, khai thácchương trình văn hóa, xã hội; thông tin tuyên truyền đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Về cơ bản, tin bài của các Trung tâm như VTV9, hoặc VTV8 là đảm bao tính vùng miền cho bản tin VTVI của

Ban thời sự, vì bản tin VTVI là ban tin quốc gia, có tình bao quát cao Ngượclại, các bản tin của khu vực cũng cần những thông tin vĩ mô từ Trung ương,những chủ trương chính sách lớn lầy từ Ban thời sự, hoặc đôi khi là các sự

kiện quan trọng khác lay từ các Trung tâm khác, hoặc cơ quan thường trú.

Thứ ba, ghi nhận kịp thời những phan ảnh, phản hồi của người dân cư

trú tại địa bàn về những vấn đề bức xúc, còn tồn tại hay đang gây hoang mang

dư luận thông qua những nội dung mang tính thời sự, phản ánh chân thực sự

việc; để các cơ quan chức năng giải quyết, góp phan tran an và định hướng tu

tưởng đúng đắn cho người xem.

Th tư, kinh doanh nội dung Đề xuất và lập các phương án dé pháttriển kênh, tạo nguồn thu nhập từ quảng cáo trên các nền tảng khác nhau.Phân phối nội dung rộng khắp, có chiến lược dé không chỉ thực hiện chứcnăng thông tin mà còn đảm bảo các tiêu chí đề tăng thêm nguồn thu cho kênh

1.4 Điều kiện và khả năng phối hợp trong sản xuất chương trình thời sự

1.4.1 Điều kiện phối hợp trong sản xuất chương trình thời sự Các chương trình phối hợp sản xuất phải được giao kế hoạch, nếu là

chương trình đột xuất phải được Lãnh đạo Đài phê duyệt và có dự toán kinhphi được cấp có thâm quyền phê duyệt

34

Trang 39

Việc phối hợp sản xuát phải đả bảo sự hợp tác, hỗ trợ nhau dé cùnghoàn thành nhiệm vụ Những vướng mắc trong quá trình phối hợp sản xuấtphải kịp thời khắc phục hoặc báo cáo Lãnh đạo Đài để xin ý kiến chỉ đạo.

Dé tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và các

điều kiện hiện có, các đơn vị phải thực hiện phối hợp sản xuất nếu sự phối

hợp đó có hiệu quả hơn đơn vị mình sản xuất.

Đơn vị chủ trì phải đăng ký phối hợp sản xuất bằng văn bản và thanh

toán day đủ các khoản chi phí về tiền lương sản phẩm (bao gồm lượng nội

dung, tổ chức sản xuất, kỹ thuật, mỹ thuật ), công tác phí, xăng xe, thuê

mướn cho đơn vị phối hợp.

Kíp tham gia sản xuất chương trình phải tuân thủ các quy định của ĐàiTHVN về việc phối hợp sản xuất và các quy định về kỷ luật lao động, nội quy

làm việc ở từng đơn vi.

1.4.2 Khả năng phối hợp trong sản xuất chương trình thời sự Việc phối hợp sản xuất chương trình thời sự có thé được tiến hành ở

các hình thức như:

Phối hợp sản xuất về nội dung: Là việc phối hợp giữa đơn vi chủ trì và

đơn vị phối hợp dé sử dụng nguồn nhân lực tại đơn vị phối hợp về kíp nộidung tham gia sản xuất chương trình

Phối hợp sản xuất về kỹ thuật: Là việc phỗi hợp giữa đơn vị chủ trì vàđơn vị phối hợp để sử dụng máy móc thiết bị bao gồm phần thiết bị tiền kỳ và

hậu ky, xe phát lên vệ tinh, các thiết bị khác hiện có của đơn vị phối hợp

Phối hợp sản xuất về mỹ thuật: Là việc phối hợp giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp về van đề trang trí sân khấu, ánh sáng

Phối hợp sản xuất khác: Là việc phối hợp về phương tiện đi lại, vận

chuyên, thuê mướn

Phối hợp sản xuất theo hình thức đặt hang bao gồm:

e Linh kiện: Phong sự linh kiện có thời lượng từ 2 đến 5 phút

35

Trang 40

e Sản xuất hoàn chỉnh một phan: Phóng sự có thời lượng từ trên 5

phút là phóng sự đặt hàng sản xuất hoàn chỉnh một phần Tùy

theo thời lượng phóng sự trong tổng thời lượng của chương trình,đơn vị chủ trì thống nhất với đơn vị phối hợp tỷ lệ chuyền trảtiền định mức tiền lương, chi phi sản xuất vào “Phiếu đặt hàng

sản xuất chương trình”.

Tiểu kết chương 1

Chương này đã khái quát các lý thuyết liên quan đến việc sản xuất

chương trình thời sự truyền hình cũng như tô chức phối hợp sản xuất chương

trình thời sự Phần đầu điểm qua các khái niệm liên quan đến truyền hình, chương trình truyền hình, phối hợp sản xuất chương trình Trong đó có thê thấy việc phối hợp sản xuất chương trình thời sự được thực hiện trong cơ cấu

tổ chức gồm đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp khác Quy trình phối hợp

diễn ra dưới nhiều hình thức như phối hợp về kỹ thuật, phối hợp nội dung,

phối hợp mỹ thuật, đặt hàng sản xuất hay các hình thức khác

Phần 2 trình bày các đặc điểm và yêu cầu chương trình Thời sự của ĐàiTHVN Chương trình thời sự của Dai THVN có nội dung đa dạng ở nhiềulĩnh vực với đối tượng tiếp nhận thuộc nhiều độ tuổi, trình độ và sống ở khắpmọi nơi trên thế giới Đặc trưng là thông tin mang tính tuyên truyền cho các

sự kiện chính trị trọng đại, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, tác độngmạnh mẽ tới dư luận băng nội dung đáng tin cậy, phản biện sắc bén, định

hướng tư tưởng của người xem, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí Về hình thức, thé loại tin và phỏng sự chiếm dung lượng lớn; ngôn ngữ đa vùng miền

và cách thứ thé hiện phong phú, hấp dẫn

Dé sản xuất chương trình thời sự cần đảm bảo các yêu cầu chung về nộidung về hình như như xác định nội dung, ngôn ngữ, hình ảnh đã phù hợp vớilứa tuôi, trình độ của người mọi đối tượng người xem hay chưa; vấn đề có

mang tính thời sự được nhiêu người quan tâm, mang ý nghĩa nhân văn

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w