Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả truyền thông về nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đài PT-TH Bạc Liêu trong thời gian qua chưa được đánh gia một cách rõ
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN MINH SANG
(bao gồm các chuyên mục: Khuyến nông, Khuyến ngư
từ thang 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
CA MAU - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN MINH SANG
VAN DE TO CHUC SAN XUAT CAC CHUYEN MUC NONG NGHIỆP CUA DAI PHAT THANH - TRUYEN
HINH BAC LIEU HIEN NAY
(bao gồm các chuyên muc: Khuyến nông, Khuyến ngư
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi dudi sự hướng dẫn TS.Tran Bảo Khánh, Nguyên Hiệu Trưởng Trường Cao đăng Truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam Toàn bộ các sô liệu trích dan đêu có nguôn gôc đây đủ và trung thực.
Cà Mau, ngày tháng 5 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Sang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Báo chí học với đề tài "Van đề tổ chức sản xuất các chuyên mục nông nghiệp của Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu hiện nay".
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương, Viện trưởng Viện Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội, TS.Trần Bảo Khánh, Nguyên Hiệu Trưởng Trường Cao đăng Truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam, các thay giáo, cô giáo trong Viện Báo chí và Truyền thông, đã tận tình chỉ bảo và giảng dạy cho tôi trong suốt 02 năm qua để tôi
hoàn thành được luận văn này.
Mặc dù luận văn được hoàn thành với tất cả khả năng của mình, tuy
nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được
sự thông cảm và góp ý của quý thầy, cô giáo để tôi hoàn thiện luận văn của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Sang
Trang 50837001115 .ẻ 4QdNdH 6
1 Tính cấp thiết của tài - :- 2-52 22 1 2E EEEE1211211211211211 1111 cExcxe 6 2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2-©5¿ ©5222 EEEEEEEEEEE 2112112112121 Erxe 10 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 2+ **++£+*vEEseeeeeeereeeeeers 15 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿22 ++++£++zx+rxezxzxzrszrxee 16 6.Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 2 5 2 s+czcx+xzcxces 18 7 Bố cục của luận văn c:¿-52++tt2£txtttEEtrtttttrrtrtrirrtrtrirrrrrirrrrrrree 19 Chương 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VAN DE TO CHỨC SAN XUAT CÁC CHUYÊN MỤC NÔNG NGHIỆP CUA DAI PHÁT THANH - TRUYEN HÌNH BAC LIEU HIỆN NAY 21
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 2-2 2 s+x+zx+zxezxzrezrxee 21 1.1.1 Khái niệm nông Nghiép c cv TH ng ng vế 21 1.1.2 Khái niệm Truyền inh iccecccccccsccsscsscssessesseesssssessssssessssssssussessseassasesesees 22 1.1.3 Khái niệm truyền hình chuyên Diet cẶẶ cv hnssvisssssvs 24 II n 24
1.1.5 Tổ chức sản xuất 2/7/2/2/8//7120075Ẻ8A8 26
1.2 Chủ trương, chính sách của Dang và nhà nước về nông nghiệp 30
1.2.1 Quan điển phát triển nông nghiệp của Dang và Nhà nước 30
1.2.2 Văn bản về phát triển nông nghiệp 2-5255 SteE+E+Eerterereereee 31 1.2.3 Chủ trương chính sách sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu 32
1.3 Về đối tượng tiếp nhận thông tin của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc LIÊU - (G1 1n TH TH 35 1.3.1 Vài nét về tình hình nông nghiệp ở Bạc LIÊM -««-~<<<<+<s 35 1.3.2 Đối tượng tiếp nhận thông tin của Đài Phát thanh - Truyền hình [1.112 RE 36
1.3.3 Những tiêu chi đánh giá chất lượng chuyên MUC -. - 38
1.4 Vài nét về Dai Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu - 40
Trang 61.4.1 Quá trình hình thành và phát trién -5+©52©52+c<+cs+cserxereersez 40 1.4.2 Khái quát về tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh — Truyền hình
BAC Li€u ,ả Ặ ng ng 1T vs 42
1.4.3 Tình hình hoạt động các chuyên mục cua Dai PT -TH Bạc Liéu 44
Tiểu kết chương I ¿22 2 E+SE+EE£EE£EEEEEEEEE2E121127171 7171.21.11 txee 46
Chương 2 THUC TRẠNG CÔNG TAC TO CHỨC SAN XUẤT CACCHUYEN MỤC NÔNG NGHIỆP CUA DAI PHÁT THANH - TRUYENHÌNH BAC LIEU HIEN NA Y -2 2552 S2EE2EEEEEEEEeEEkerkerrrrred 41
2.1 Công tác quản lý và tổ chức sản xuất các chuyên mục nông nghiệp của
Đài PT-TH Bạc Liêu hiện nayy - G5 5 E21%311E93 E331 19 11 11 kg 47
2.1.2 Công tác tổ chức sản xuất ChUYEN HHỤC 5-©2+©52©52+cs+cs+csertecceei 492.3 Hình thức các chuyên mục nông nghiệp của Dai Phát thanh —Truyén hình
2.4.2 Các nhược GEM veeseecsesssessesssessssssssssesssssssssssssssssssssssssusssecsesssecsessecsieess 66
2.4.3 CAC NQUVEN NNAN 18n6n8ốẦốsa ằ.a 69
Tiểu kết chương 2 cccccsccccccsecsesscsessssssessessessessessecsesssssssssessessessesssssseesees 73
Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TỎ CHỨCSAN XUẤT CÁC CHUYEN MỤC NÔNG NGHIỆP CUA DAI PT-THBAC LIẾU -2-2¿©S£2EEc2EESEEEE21127112711211711211211 11.11.1111 cre 74
3.1 Những yêu cầu của thực tiễn đối với các chuyên mục nông nghiệp của Đài
Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu . - 2 2 2 2+E+££+££+£zE+£x+rszrez 74
3.1.1 Tình hình phát triển nông nghiệp trong thời kì mới - s¿ 743.1.2 Yêu cau đối với Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu trong công táctuyên truyén vé NONG NNIED vorescccesecccescesssccsesecessseeseeecssaeeseeeesseeeeesssenseesseees 78
Trang 73.2 Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên mục, xem xét lại vấn đề tổ chức
0 07 79
3.2.1 Quan điểm CHUN - 5-5 S5 EE‡ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrei 79
3.2.2 Một số nhóm giải pháp quan trọng, cấp bách -csecs+ce+ 82
3.3.3 Một số giải pháp lâu dài - - 56+ +t‡EềEkEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkerrree 93Tiểu kết chương 3.2 cesses cesecsecseessessessessessessscsessecsssssessessessessessseaeessesees 96KET LUAN 0ooocccccceccecccccccscssesssssvesscsscssessessssssssscsucsussucsuessesssssecsusssesuesseeaneaeeaes 97
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccccccccsscssscesssesssessseesseseseesseee 99I.00000 02 105
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BTV Biên tập viên
BVTV Bảo vệ thực vật
Đài PT-TH Đài Phát thanh —Truyên hình
ĐBSCL Đồng băng sông Cửu Long
GS,TS Giáo sư, Tiên sĩ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTV Kỹ thuật viên
NNUDCNC Nông nghiệp ứng dung công nghệ cao
PGS, TS Phó giáo sư, Tiến sĩ
PV Phong vién
QLCL Quan ly chat luong
QTTCSX Quy trình tô chức sản xuất
So NN và PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn
TTKN Trung tâm khuyên nông
TCSX Tổ chức sản xuất
TU, HĐND, UBND Tỉnh ủy, Hội đông Nhân dân, Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1 Toàn cảnh Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu 40
Hình 2.1: Phóng viên chuyên mục dang tác nghiỆp - - 55+ 5s +5+ 50
Hình 2.2: Ê kíp sản xuất các chuyên mục nông nghiệp - 51
DANH MỤC CAC BANG
Bảng 2.1: Nội dung các chuyên mục 06 tháng cuối năm 2018 52 Bảng 2.2: Nội dung các chuyên mục 06 tháng đầu năm 2019 57
Bang 2.3 Kết cau các chuyên mục nông nghiệp (khuyến nông, khuyến ngư)trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Bạc Liêu - 2-2 s5: 61Bang 3.1: Dự kiến kết cấu các chuyên mục nông nghiệp (khuyến nông,khuyến ngư) trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Bạc Liêu 85
Bang 3.2: Bang thống kê nguồn thu dịch vụ, quảng cáo của Đài PT-TH Bac
Liêu từ năm 2015 — 2019 - -.- s11 TH TH ng nàn gưệc 89
Trang 10MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của tài
Thực hiện công cuộc đôi mới của Đảng, trên cơ sở ứng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua ngành nông nghiệp
nước ta đã tăng trưởng với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá,nâng cao năng suất; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuấtkhẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới; diện mạo nông thôn Việt Nam
có nhiều khởi sắc Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân đã
và đang được cải thiện theo xu hướng không ngừng nâng cao; công tác xóa
đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ hộ nghèo ở các
khu vực vùng sâu, vùng xa giảm đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng
cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp chưa
tương xứng với tiềm năng Nông nghiệp phát triển kém bền vững, tốc độ tăng
trưởng giảm dan, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát
triển sản xuất Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá tri gia tăng hàng nông sản thấp Ngành nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ, lạm dụng các loại vật tư phục vụ cho sản xuất và chỉ phí lao động rẻ, dựa vào khai thác tài
nguyên đất, nước, sinh học Vì thế, đã bộc lộ những yếu kém nội tại như
mức sống của người dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu, nghèo giữa
nông thôn và thành thị còn lớn, môi trường ô nhiễm, đa dạng sinh học suy
giảm, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, tài nguyên khoáng sản bị khai thác
bừa bãi, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế
Bạc Liêu là tỉnh thuần nông thuộc vùng bán đảo Cà Mau Tỉnh Bạc
Liêu có 204.631 ha đất nông nghiệp (đất sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,
Trang 11lâm nghiệp, làm muối), chiếm 79,24% diện tích tự nhiên; có 56 km bờ biển
và 940,9 ha đất bãi bồi ven biển có khả năng khai thác nuôi trồng các loài
thuỷ sản.Toàn tỉnh có 136.330 hộ với 621.759 người sinh sống ở nông thôn
(chiếm hơn 74% dân số trong tỉnh); trong đó có 109.522 hộ sản xuất nông
nghiệp (chiếm 80,35% tổng số hộ nông thôn
Với những đặc điểm trên, Bạc Liêu có đủ điều kiện dé phát triển nềnnông nghiệp hàng hoá một cách toàn diện Cùng với các tỉnh, thành phố trong
cả nước, từ nhiều năm nay Bạc Liêu đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển
khai thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến
năm 2020” và đã được những kết quả nhất định Song, ngành nông nghiệp
của tỉnh cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải
quyết Cụ thể là: tỷ lệ cơ giới hoá thấp; hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng yêucầu thâm canh và sản xuất bền vững; chất lượng và khả năng cạnh tranh củanông sản hàng hoá còn nhiều hạn chế Công nghiệp và dịch vụ ở nông thônphát triển chậm, nguồn vốn dau tư cho quá trình đô thị hoá nông thôn còn
thấp Điều kiện sống, thu nhập và mức sống của đa số nông dân còn thua kém
nhiều so với đô thị; sự phân hoá giàu nghèo khu vực nông thôn ngày càng
nhanh hơn; bên cạnh đó tình trạng tranh chấp, khiếu kiện; các tệ nạn xã hội
và những biến đổi tiêu cực trong lối sống khu vực nông thôn tiềm ân yếu tổgây mat ôn định về mặt xã hội, ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế - xãhội của địa phương Nhiều vấn đề về kiến thức khoa học, kỹ thuật; năng lựcsản xuất; nguồn vốn dau tư; thị trường tiêu thụ hàng hod; van đề liên kết, hợp
tác trong sản xuất, kinh doanh; khả năng hình thành các trạng trại sản xuất có
quy mô lớn ở nông thôn nói chung nông dân không tự giải quyết được mà
cần có sự hỗ trợ của nhà nước.
Một thực tế cho thấy, đại đa số nông dân Bạc Liêu có trình độ học vấn
thấp, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vẫn dựa theo tập quán, thóiquen Chính vì vậy, việc đưa kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT) nông
Trang 12nghiệp hiện đại, công nghệ cao qua hệ thống khuyến nông, khuyến ngư đến với bà con vẫn gặp nhiều trở ngại, khó khăn bởi nhân lực còn hạn chế mà địa bàn thì rất rộng
Trước bối cảnh đó truyền hình chính là một trong những loại hình báo
chí có vai trò chuyền tải các thông tin, các kiến thức về nông nghiệp về việcứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao đến với người dân, giới thiệu các
cơ chế chính sách mới, mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiệu quả, hiện đại để bà con nông dân có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng Thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình người dân có thê học hỏi
kinh nghiệm, nhân rộng mô hình nông nghiệp có ứng dụng KHKT, công
nghệ cao đề phát triển kinh tế.
Phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bạc Liêu Là cơ quan báo chí của tỉnh, trong cơ cấu chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu hiện tại cũng như lâu dài,vấn đề này luôn là mảng đề tài quan trọng cần được tập trung khai
thác với nhiều khía cạnh khác nhau
Cùng với các cơ quan báo chí khác trong tỉnh, thời gian qua Đài Phát
thanh — Truyền hình Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động và thuyết phục nông dân và các thành phần kinh tế khác cùng thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Với thế mạnh của loại
hình báo nói, báo hình, Đài Phát thanh -Truyền hình (PT-TH) Bạc Liêu đã
đóng vai trò rất quan trọng trong việc cô vũ, phản ánh những mặt tích cực cũng
như những tồn tại, bất cập, những yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ phát triển nông nghiệp Có thé khang định, Dai PT-TH Bạc Liêu đã có
những tác động tích cực đến quá trình hoạch định, hoàn thiện và hiện thực hóa
các chính sách của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về vấn đề phát triển nông nghiệp
Trang 13ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh, đặc biệt là trong các chuyên mục nông nghiệp
của Đài (bao gồm các chuyên mục: Khuyến nông, Khuyến ngư).
Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả truyền thông về nông nghiệp, đặc biệt là phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đài PT-TH Bạc Liêu trong thời gian qua chưa được đánh gia một cách rõ ràng, cụ thé về mức độ tác động như
thế nào đến các cơ quan quản lý nhà nước, nông dân, doanh nghiệp và các thành
phan kinh tế khác cũng như những “đối tượng” công chúng nay đang yêu cau gi
từ công tác truyền thông Quy trình tổ chức sản xuất các chuyên mục cũng như
hình thức thể hiện, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất các chuyên mục
trên sóng phát thanh, truyền hình ở Đài PT-TH Bạc Liêu có gì ưu điểm, hạn chế
so với sự phát triển của loại hình truyền hình hiện đại? Nhiều câu hỏi đặt ra
đang cần sự giải đáp một cách thoả đáng dé đội ngũ phóng viên, biên tập viên,
kỹ thuật viên của Đài có một cái nhìn chính xác về khả năng cũng như hiệu quả công việc mà mình đã làm để cùng nhau hướng về phía trước với niềm tin mới,
khát vọng mới.
Nếu như những van đề vừa nêu không được nhìn nhận, đánh giá mộtcách nghiêm túc dé có những giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ làm anh hưởng
không nhỏ đến công tác truyền thông cho một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước nói chung, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu nói riêng trong chặng đường
tiếp theo Để đây mạnh, nâng cao chất lượng truyền thông nói chung, truyền thông về nông nghiệp nói riêng, đòi hỏi Ban Giám đốc Dai cần có sự tô chức, sắp xếp lại về hình thức cũng như nội dung tuyên truyền sao cho phủ hợp với xu
thế mới của truyền thông, đặc biệt là van đề tô chức các chuyên mục nông
nghiệp (bao gồm: Khuyến nông, Khuyến ngư) trên sóng của Đài PT-TH Bạc
Liêu nhằm dé đảo bảo mục tiêu là không ngừng nâng cao hiệu quả của các
chuyên mục này.
Việc lựa chọn đề tài “Vấn đề tổ chức sản xuất các chuyên mục nông nghiệp của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu hiện nay” cho luận văn
Trang 14Thạc sỹ báo chí là phù hợp điều kiện thưc tế, năng lực chuyên môn, với chuyên ngành đào tạo của tôi, đồng thời, phù hợp với thực tế của đơn vị Bởi
lẽ, thời gian qua cũng như hiện tại trong hoạt động truyền thông hàng ngày của Đài PT-TH Bạc Liêu mãng đề tài nông nghiệp thường xuyên được đề cập
đến, song dành thời lượng nhiều nhất và sâu sắc nhất là trong các chuyênmục phát sóng hàng ngày của Đài Việc nghiên cứu đề tài này cũng phù hợpvới mục tiêu cải tiến và nâng cao chất lượng phát sóng các chương trình của
Đài PT-TH Bạc Liêu và đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước và tỉnh
Bạc Liêu về phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống của nông dân.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua có khá nhiều đề tài khoa học, luận án, luận văn
nghiên cứu những van dé có liên quan đến nội dung này, đáng chú ý như:
- Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ doimới ” của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, năm 2003 Công trình
luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và hạn chế trong quá
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam Những vẫn đề cần giải
quyết của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta như: phân hóa giàu nghèo, nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khâu nông sản đã được tác giả phân tích, lý giải một cách thuyết phuc.[6]
- Công trình nghiên cứu do PGS.TS Vũ Trọng Khải chủ biên, được
NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2004, là một công trình nghiên cứu công phu
về mô hình phát trién nông thôn ở Việt Nam Công trình nghiên cứu này được
xuất bản trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước do tác giả làm chủ nhiệm với tiêu đề
“Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết
hợp truyền thong làng xã với văn minh thời đại ”.[34]
- Luận án: “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp của Nguyễn Văn Tuan mã số 6262 0115 —
10
Trang 15Trường Đại học Cần Thơ Luận án đã hệ thống lại các cơ sở lý luận dé nhận
ra được tầm quan trọng của phát triển Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Bạc Liêu; Mô tả được thực trạng hoạt động và phát triển HTXNN ở địa phương Qua đó nhận ra các thuận lợi, khó khăn, tìm ra các yếu tố tác động đến hiệu qua và phát triên HTXNN; Các yếu tố tác động đến phát triên HTXNN được
nhận ra bao gồm yếu tô bên trong và yếu tố bên ngoài; Về hiệu quả hoạt động
HTX được thé hiện ở các cấp độ khác nhau bao gồm: Cấp độ hộ, Cấp độ HTX và cấp độ cộng đồng.[65]
- Luận văn Thạc sĩ của Võ Đăng Ký với đề tài: Đánh giá mô hình sản
xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyền đổi huyện Hồng Dân Luận văn dé cập
khá chỉ tiết về hiệu quả của việc áp dụng nhiều mô hình sản xuất của nông
dân huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, qua đó kiến nghị phát triển một số mô
hình mang tính khả thi cao.[38]
- Đề tài “Giám sát biến động môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016” của TS Lê Hồng
Phước và các thành viên: ThS Đoàn Văn Cường, ThS Cao Thanh Trung,
KS Thới Ngọc Bảo, CN Mã Tú Lan, CN Phạm Võ Ngọc Ánh, ThS Ngô
Thị Ngọc Thủy - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2 (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn)
Các tác giả đã thực hiện 43 điểm quan trắc chất lượng nước kênh trên
07 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà
Mau, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ trong thời gian từ tháng 04
đến tháng 11/2016; giám sát 16 ao nuôi trên 02 tỉnh thuộc đồng bang sông
Cửu Long: Bến Tre, Bạc Liêu trong thời gian 03 tháng Đề tài đã đưa ra những nhận định sâu sắc về môi trường nước trong quá trình nuôi tôm của nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [47]
11
Trang 16- Tiểu luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thuỷ sản của Trần Quốc
Chiêu, Trường Đại học Tây Đô “Khảo sát hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus Vannamei) tại huyện Bình Dai tỉnh Bến tre”
Trong Tiểu luận này tác giả đã khái quát tình hình nuôi tôm thẻ chân
trăng ở Việt Nam nói chung ở đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre nói
riêng Luận văn đã phân tích bước đầu về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trang — đối tượng nuôi khá phô biến hiện nay.
- Về sách nghiên cứu đáng chú ý là quyền: Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, do PGS.TS Lê Đình Thắng chủ biên được NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2000.
Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích và xác định rõ vị trí và tầm quan
trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta
trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thông qua sự đánh giá tình
hình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn từ sau Nghị quyết 10, các tác giả đã kiến nghị phương hướng và các giải pháp đề tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời gian tới.
Trong các giải pháp được đưa ra, đáng chú ý là chính sách khoa học - kỹ
thuật và đào tạo Theo các tác giả một trong những giải pháp quan trọng nhấttrong quá trình phát triển nông thôn trong thời gian tới chính là việc day
mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khao học kỹ thuật từ cơ sở đến Trung
ương để đội ngũ này chủ động trong việc tiếp cận khoa học — kỹ thuật,
chuyền giao những tiến độ của khoa học — kỹ thuật đến hộ dân, góp phan day
mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp nông thôn
Tuy nhiên, các tác giả lại không đề cập đến việc chuyển giao nhữngtiến bộ khoa học, kỹ thuật đến các tầng lớp nhân dân thông qua báo chí,truyền thông
12
Trang 17- Năm 2012, NXB Nông nghiệp phát hành quyền sách: Phát triển nông nghiệp bền vững của GS.TS Dương Hồng Dat Trên cơ sở tập hợp những kinh nghiệm và công trình nghiên cứu về việc phát trién một nền nông nghiệp toàn
diện, tác giả đã đề cập đến van đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam mộtcác bền vững Theo đó có rất nhiều đề xuất, kiến nghị của tác giả được đưa ra
dé thoả mãn mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững Đối với công tác đàotạo đội ngũ cán bộ cho nông nghiệp bền vững, tác giả cho rằng cần phải pháthuy tối đa kết quả đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác nông nghiệp trong thời
gian qua, đồng thời cần phải có sự đôi mới, cần hướng sinh viên vào các hoạt
động quan lý, điều khiển các hệ sinh thái thay vì việc nam chắc và sử dụng
các biện pháp kỹ thuật một cách cứng nhắc, thiếu sáng tạo như hiện nay Tác
giả quyên sách đề cập khá nhiều khía cạnh xung quanh việc phát triển nôngnghiệp Tuy nhiên, những đóng góp, tầm ảnh hưởng của truyền thông, báo chí
về vấn đề này tác giả cũng chưa đề cập đến.[7]
Ngoài ra, tài liệu chuyên khảo liên quan đến đề tài còn có: Giáo trình
Cơ sở Lý luận Báo chí — Nhà xuất bản Lao Động của Nguyễn Van Dững: Sản
xuất Chương trình Truyền hình - NXB Văn hóa - Thông tin của Tran Bảo
Khánh; Sáng tạo tác pham Báo chí - NXB Văn hóa — Thông Tin của Đức Dũng; Tài liệu truyền thông đại chúng — NXB Chính trị Quốc gia Ha Nội
2001 — Tạ Ngọc Tan; Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa — NXB Dân Trí — TS Lưu Hồng Minh (chủ biên); Báo chí truyền thông hiện
đại - NXB Đại học Quốc gia Ha Nội 2011 — PGS — TS Nguyễn Văn Dững;
Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và những hệ quả của nó - GS.TS Tạ
Ngọc Tấn; Con mắt Biên tập — NXB Tổng hợp TPHCM - Jane T Harrigan
Karen Brown Dunlap; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
13
Trang 18về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết số 26 của BCH
Trung ương)
Bên cạnh đó, các tờ báo trong và ngoài tỉnh cũng đã viết rất nhiều về
dé tài nông nghiệp, nông thôn ở Bạc Liêu Có thé điểm qua như:
Báo Bạc Liêu ngày 22/12/2017 có bài Ngành nông nghiệp Bạc Liêu:
Phát triển nông nghiệp gắn liền với ứng dụng công nghệ cao Bài báo chobiết: Thực hiện đề án của Chính phủ về cải cách nông nghiệp theo hướngcông nghệ cao, Bạc Liêu đã triển khai cải cách trên toàn lĩnh vực nông
nghiệp theo cơ chế thị trường phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm
mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, gắn phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền
“trụ đỡ” và góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế tỉnh Những thành tựu đó tạo nền tảng cho Bạc Liêu tiếp tục xây dựng
và phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, bền vững trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Va dé bao đảm cho sản xuất nông nghiệp phát triển, một
trong những yêu cầu hàng đầu là phải quan tâm xây dựng, củng có, phát triển
hệ thống thủy lợi Khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập, hệ thống thủy lợi ở điểm
xuất phát thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất Với sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước qua nhiều năm, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh ngày
càng được quan tâm đầu tư xây dựng Nhờ chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thiết bị mới, đến nay, tinh đã tạo nên hệ thống kết cau hạ tang thủy lợi về
cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, phòng, chống, giảm nhẹ thiên
tai và đời sông dan sinh trên địa bàn [64]
14
Trang 19Qua việc nghiên cứu tài liệu cho thấy có rất nhiều đề tài, dự án, sách, bài viết liên quan đến nông nghiệp nói chung, sự phát triển cây lúa, con tôm
nói riêng Tuy nhiên, van đề tô chức sản xuất các chuyên mục nông nghiệp
như thế nào để phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong quá trình phát triển nông nghiệp thì chưa có đề tài nào dé cập đến Từ kết quả này có thé khang
định đề tài của tác giả nghiên cứu là mới và không bị trùng lắp Có thé nói việcnghiên cứu “Vấn đề tổ chức sản xuất các chuyên mục nông nghiệp của Đài
Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu hiện nay” là yêu cầu bức thiết nhằm giúp cho Ban Giám déc Đài nhìn nhận, đánh giá khách quan những điểm mạnh, điểm yếu công quá trình sản xuất, phát sóng các chuyên mục, qua đó có kế hoạch đảo
tạo nguồn nhân lực, đầu tư hệ thống thiết bị và các yêu tô quan trọng khác dé
phục vụ yêu cầu đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, đây mạnh, nâng cao chất
lượng và hiệu quả tuyên truyền nói chung và tuyên truyền về nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao cho một tỉnh có hơn 74% dân số là nông dân.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục dich
Mục dich nghiên cứu của dé tài nay là trên cơ sở làm rõ nhu cầu của khán, thính giả, đơn vị phối hợp thực hiện các chuyên mục mà Đài Phát thanh
— Truyền hình Bạc Liêu đang phát sóng; làm rõ thực trạng tô chức sản xuất, phát sóng các chuyên mục tai Đài Phát thanh —Truyén hình Bạc Liêu, trong
đó có các chuyên mục trên lĩnh vực nông nghiệp Sau khi đề cập đến thực
trạng, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp tô chức sản xuất các chuyên mục liênquan đến nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể tại
Đài Phát thanh —Truyén hình Bạc Liêu Các giải pháp đề xuất sẽ bao gồm giải
pháp về nhân sự, kinh phí, thiết bị theo xu hướng phát triển của loại hình phat
thanh, truyền hình hiện đại.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, tác giả của luận văn thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
15
Trang 20- Lam rõ cơ sở lý luận về van đề tổ chức các chuyên mục, van đề truyền thông nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên Đài Phát thanh - Truyền hình
dé thay được vai trò và lợi thé của thé loại báo nói, báo hình trong việc tuyên
tuyên truyền các chủ trương lớn nói chung và chủ trương day mạnh phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng.
- Đánh giá những kết qua, cũng như những bat cập, hạn chế, thách thứcđặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện các chuyên mục, công tác truyền thông
về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc
Liêu; đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của nông dân, doanh nghiệp, cơ quan,
đơn vị nhà nước trong hệ thống chính trị về chủ trương phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trong tỉnh Bạc Liêu.
- Đưa ra những quan điểm và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng truyền thông vấn đề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trênĐài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu nói chung, nói riêng là chất lượngtruyền thông của các chuyên mục liên quan đến nông nghiệp thông qua việc
tổ chức sản xuất, phát sóng các chuyên mục này theo hướng đề xuất mới là
phát huy tối đa lợi thế của loại hình truyền hình hiện đại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Vấn đề tổ chức sản xuất
các chuyên mục nông nghiệp của Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc
Liêu hiện nay”
- Các chuyên mục về nông nghiệp trên Đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu (chuyên
mục Khuyến nông, Khuyến ngư)
4.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn sẽ được giới hạn trong việc nghiên cứu các chuyên mục về nông nghiệp trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh -Truyền hình Bạc
Liêu, bao gồm hai chuyên mục: Khuyến nông, Khuyến ngư Đây là những
16
Trang 21chuyên mục có thời gian hoạt động lâu của Đài Phát thanh -Truyền hình Bạc
Liêu, có nội dung phù hợp với với đề tài nghiên cứu, có ý nghĩa đối với tác giả và mang tính thiết thực cao trong hoạt động nghiệp vụ của Đài.
- Thời gian khảo sát từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả dựa trên quan diém Mác - Lénin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, nghị quyết của Đảng về báo
chí, truyền thông nói chung và lý luận về báo chí phát thanh, truyền hình
nói riêng.
- Quá trình nghiên cứu dựa vào cơ sở thực tiễn của quá trình vận
động phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và tỉnh
Bạc Liêu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: Phương pháp nghiên cứu lịch
sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp, Phương pháp phân tích nội dung, Phương
pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp:
Tiến hành sưu tầm, tập hợp các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết; các văn bản, tài liệu của Dang, nhà nước liên quan đến báo chí nhằm tìm hiểu chủ trương,
đường lối, định hướng của Đảng, Nhà nước về vấn đề này Đồng thời, tậphợp, hệ thống tài liệu lý tuận từ các sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học
có liên quan đến đề tài.
Phương pháp phân tích nội dung: Thông qua việc nghiên cứu rà soát
quy trình sản xuất, phát sóng các chuyên mục trên Đài Phát thanh - Truyền
hình Bạc Liêu, đặc biệt là các chuyên mục trên lĩnh vực nông nghiệp Qua đó
đánh giá những kết quả cũng như những hạn chế và những vấn đề đặt ra trong
quá trình tô chức sản xuât các chương trình nhăm nâng cao chât lượng và hiệu
17
Trang 22quả truyền thông về vấn đề nông nghiệp nhất là nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trong thời gian tới.
Phương pháp phóng vấn sâu: Tác giả sẽ thực hiện các cuộc phỏng
van sâu đối với đại diện các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, chuyên gia khoa học,
phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên và lãnh đạo một số
cơ quan, đơn vị liên quan dé có những ý kiến đánh giá chuyên môn về nhữngmặt tích cực, hạn chế, thuận lợi, khó khăn cũng như những giải pháp dé nângcao chất lượng sản xuất, phát sóng các chuyên mục của Đài Phát thanh -
chúng hay nói cách khác là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác truyền
thông về những chủ trương lớn, nhiệm vụ mới của một cơ quan báo chí
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế cũng như những thách thức, vấn
đề đặt ra đối với tô chức sản xuất các chuyên mục tại Đài Phát thanh —
Truyền hình Bạc Liêu.
Kiến nghị, đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền
thông về nông nghiệp Đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ của Đài
Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu thông qua công tác tổ chức sản xuất và
phát sóng các chuyên mục.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp cho Ban Giám đốc các Đài Phát thanh — Truyền hình nói chung, Dai Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu nói riêng đề ra kế hoạch thực hiện việc quy hoạch, tô chức thực hiện các chuyên
18
Trang 23mục của Đài trong thời gian tới sát với nhu cầu công chúng hơn Đối với độingũ cán bộ quản lý báo chí phát thanh, truyền hình, phóng viên, biên tập
viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong
công tác tổ chức thực hiện các chuyên mục trên lĩnh vực nông nghiệp Đốivới một số cơ quan, đơn vi trong hệ thong chính tri sẽ định hướng kế hoạch
cũng như công tác vận động nhân dân trong thực hiện chủ trương phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách toàn diện.
- Góp phần nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện “Đề án phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”, ngày 12/12/2012 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Góp phần nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện Đề án “Tái cơ cấu
nông nghiệp”, “Tái cơ cấu ngành thủy sản” theo hướng nâng cao chất lượng,
giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn và được Chính phủ phê duyệt.
- Gop phan quan trong vao két qua thuc hién “Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
- Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tinh Bạc Liêu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 — 2025.
- Có thê làm tài liệu tham khảo cho các Đài Phát thanh - Truyền hình
và tài liệu giảng dạy ở các trường về các vấn đề liên quan đến công tác tổchức sản xuất và phát sóng các chuyên mục nông nghiệp
7 BO cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cau thành 3 chương, với sé lượng từ 80 đến 100 trang.
19
Trang 24Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức sản xuất
các chuyên mục nông nghiệp của Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu
hiện nay.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản xuất các chuyên mục nông
nghiệp của Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu hiện nay
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuấtcác chuyên mục nông nghiệp của Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu
hiện nay.
20
Trang 25Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN CUA VAN DE TO CHỨC SAN
XUAT CAC CHUYEN MUC NONG NGHIEP CUA DAI PHAT
THANH - TRUYEN HINH BAC LIEU HIEN NAY
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khát niệm nông nghiệp
Ở Việt Nam, với hơn 70% dân số sống bang nông nghiệp, do đó nông
nghiệp luôn là lĩnh vực vô cùng quan trọng của đất nước trong thời gian qua cũng như ở hiện tại và tương lai Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của
Đảng (năm 1986), cả nước bước vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện,
Đảng ta xác định nông nghiệp là mặt trận kinh tế hàng đầu Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và Quốc phòng, an ninh của đất nước.
Ngày 21/06/2001 Công ước quốc tế “An toàn và sức khỏe trong nôngnghiệp 2001” đã đưa ra khái niệm về nông nghiệp như sau:
“Nông nghiệp là những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tại các
cơ sở nông nghiệp bao gôm trông hoa màu, trong rừng, chăn nuôi động vật
và côn trùng, sơ chế nông sản do cơ sở hoặc nhân danh cơ sở thực hiện ”.
Trong giáo trình Hệ thống nông nghiệp (Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội — 1999) khái niệm về nông nghiệp được đề cập:
“Nông nghiệp là một hoạt động của con người được tiễn hành chủ yếu
để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng như nhiễu loại nguyên liệu khác
bằng sự cân nhắc kĩ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trong và vật nuôi
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất có lịch sử cách đây it nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thủy ở thời kì đồ đá mới ”.
Qua đó chúng ta có thé hiểu: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ
bản của xã hội, sử dụng đât đai đê trông trọt và chăn nuôi, khai thác cây trông
21
Trang 26và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu dé tạo ra lương thực, thực pham và một số nguyên liệu cho công nghiệp Trong nông nghiệp có cả trồng trọt, chăn nuôi, chế biến; theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao gồm cả
lâm nghiệp, thủy sản.
Trên thế giới tu xưa đến nay, nông nghiệp là một ngành kinh tế quantrọng của nhiều nước, đặc biệt là khi ngành công nghiệp chưa phát triển Trênthực tế nông nghiệp có hai loại chính, đó là nông nghiệp thuần nông và nông
nghiệp chuyên sâu.
Nông nghiệp thuần nông là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mang
phương thức tự sản, tự tiêu; không có sự tham gia của thị trường.
Nông nghiệp chuyên sâu là việc sử dụng máy móc trong trồng trọt,
chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp Sản phẩmđầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra thị
trường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên
sâu là nhằm mục đích tăng nguồn thu, tăng lợi nhuận để đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất trên cùng một đơn vi diện tích
1.1.2 Khái niệm Truyền hình
Ở Việt Nam, Truyền hình ra đời khá muộn Tuy nhiên, do sự phát triển
của khoa học và công nghệ và sự kế thừa những thành tựu của các loại hìnhtruyền thông khác như: điện ảnh, báo in, báo phát thanh, hiện tại Truyền hình
trở thành loại hình báo chí quan trọng trong đời sông xã hội hiện đại Trong các
loại hình vừa nêu Điện ảnh được xem là tiền thân trực tiếp của Truyền hình,
nhưng nó khác với Điện ảnh ở điều kiện cảm thụ và tính chất công chúng khán giả, sự khác biệt cơ bản này được thể hiện qua những chức năng xã hội khác nhau “Đặc trung cơ bản của Truyén hình là những chức năng báo chí, còn đặc
trưng của Điện anh là những chức năng nghệ thuật ” [54, tr 40].
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững “7ruyễn hình là kênh truyền thông
chuyên tai thông điệp băng hình anh động với nhiêu sắc màu von có tu cuộc
22
Trang 27song cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [15, tr.118] “Truyền hình không
chỉ là kênh báo chí - truyền thông” Truyền hình là sân khấu, sân chơi của mọi người, là trường học, là nhà văn hóa , Truyền hình là sự tổng hợp của tất cả
các loại hình thông tin, giải trí, khoa học, giáo dục” [54, tr 118].
“Truyền hình không chỉ là phương tiện thông tin đại chúng, mà còn là một loại hình sáng tạo, mỗi loại hình của sự sáng tạo đều có ngôn ngữ nghệ
thuật đặc thù của mình” [51, tr 165].
Hiện nay, Truyền hình được xem là một trong những kênh truyền thông đại chúng có sức hấp dẫn lớn Truyền hình đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống xã hội Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình góp
phần thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng Tuy nhiên, nếu so với phát thanh và báo in thì truyền hình có lợi thé hơn han, bởi lẽ thông tin của truyền hình đến với công chúng bằng âm thanh và hình ảnh Những hình ảnh, âm thanh hiện trường đem đến cho người xem những thông tin trung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào có được Nhờ đó mà truyền hình đã tác động rộng rãi đến đông đảo công chúng trong xã hội, góp phần tạo dư luận và
định hướng dư luận.
Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn “mdi phương tiện truyền thông déu cómột thế mạnh nhất định, nó bổ Sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung.Tuy nhiên trong ba loại báo nói, báo viết, báo hình thì báo hình có thể hơnhẳn so với hai loại kia Bởi ngoài việc bình luận, giải thích các hiện tượng, sựviệc Truyén hình còn có hình ảnh sống động giúp người xem chứng kiến các
sự kiện dang dién ra” [51, tr.15].
Từ những căn cứ vừa nêu ta có thé hiểu về khái niệm của truyền hình:Truyền hình là một loại hình báo chí hiện đại có ngôn ngữ nghệ thuật đặc thùtruyền tải những hình ảnh, âm thanh sống động của sự vật, hiện tượng đang
diễn ra một cách chân thực, khách quan đến công chúng.
23
Trang 281.1.3 Khái niệm truyền hình chuyên biệt
Trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu đã nói rất nhiều đếnTruyền hình chuyên biệt Tuy nhiên, về khái niệm của Truyền hình chuyênbiệt thì vẫn chưa có tiếng nói chung của các nhà nghiên cứu Hiện tại ViệtNam là một trong những nước mà Truyền hình phát triển triển với tốc độ khá
nhanh Mấy năm qua, cùng với các kênh truyền hình quảng bá, các kênh truyền hình trả tiền cũng đã phát triển mạnh mẽ Các kênh chương trình này
thực sự được xây dựng chuyên nghiệp và chúng thường mang tính chuyên
biệt hóa (Thuần Việt, K+, Gia đình, Hay, Channel) Mỗi kênh có một tiêu chí
nhất định, đề cập đến đề tài mà một nhóm đối tượng trong xã hội quan tâm
hoặc có nhu cầu tìm hiéu thêm thông tin.
Sự chuyên biệt về nội dung chương trình tạo sự hấp dẫn, phù hợp với
người xem Sự chuyên biệt này tạo sự đa dạng kênh kéo theo sự phong phú
và hài lòng trong chọn lựa khi giải trí hay tìm thông tin cụ thé của khán giả Nói chung truyền hình có một vị trí khá quan trọng trong đời sống hiện đại
của con người.
Từ những phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm Truyền hình
chuyên biệt như sau:
Truyền hình chuyên biệt là một hình thức truyền hình hiện đại, chuyênnghiệp được phát sóng trên truyền hình có nội dung chuyên sâu về một lĩnh
vực nhất định (văn hoá, âm nhạc, giới tính độ tuổi, nghề nghiệp ) hoặc có
nội dung chỉ dành cho một nhóm đối tượng khán giả nào đó, nhằm mục tiêu
phuc vụ tốt nhất nhu cầu của người xem.
1.1.4 Tổ chức sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của conngười Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm dé sử dụng, hay dé trao đổi,mua bán Quyết định sản xuất dựa vào những yếu tố chính sau: Sản xuất cái
gi? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thé nào
24
Trang 29dé tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản
pham Hệ thống sản xuất có các đặc tính:
Mot là, hệ thong sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hay dịch
vụ cho nhu cầu xã hội.
Hai là, các hình thức sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau,đầu ra khác nhau, song đặc tính chung của nó là chuyên hóa các yếu tô đầuvào thành các kết quả đầu ra phục vụ cho đời sống của con người
Nếu coi sản xuất là một quá trình thì tổ chức sản xuất là các biện pháp,
các phương án, giải pháp nhằm duy trì mối liên kết hoạt động của các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia vào quá trình sản xuất đó.
Nếu coi sản xuất là một trạng thái thì tô chức sản xuất là các phương an, giải pháp nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối kết hệ chặt chẽ với
nhau và phân bổ chúng một cách hợp lý
Khái niệm “tổ chức sản xuất” được sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực.Theo Tir điển Tiếng Việt thì tô chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận
dé cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức nang chung [35, tr.157].
Cũng theo Tir điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra vật phẩm cho xã hộibăng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động, là hoạtđộng bằng sức lao động của con người hoặc băng máy móc, chế biến các
nguyên liệu thành ra của cải vật chất cần thiết [35, tr.342].
Nhu vậy, tổ chức sản xuất là làm những gi cần thiết dé liên kết nhân sự,các quy trình lao động dé tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho xã
hội, bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động, trên cơ
sở các quy tắc nghề nghiệp và theo các quy trình nhất định
Thực chất của việc tô chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất
phức tạp thành những công đoạn đơn giản (tức là các bước công việc), trên
cơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chức phân
công lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp Trong quá
25
Trang 30trình đó tìm giải pháp phối hợp hài hòa giữa các bộ phận nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất Như vậy, rõ ràng tô chức sản xuất có vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất.
1.1.5 Tổ chức sản xuất chuyên mục
Tổ chức sản xuất chuyên mục truyền hình có thé được hiểu là việc điềuhành sản xuất bằng cách kết hợp hài hòa nhân lực và phương tiện của hai khốinội dung và kỹ thuật, khâu nối hợp lý thành quả lao động của từng ngườinhằm đưa lên sóng một sản phẩm truyền hình có giá trị thông tin và hiệu quả
xã hội cao Việc tổ chức sản xuất chuyên mục truyền hình cũng phải tuân theo quy trình sản xuất nhất định.
Quy trình sản xuất (Procedure) là “một phương pháp cụ thê dé thực hiện một quá trình hay công việc” Quy trình thường được thé hiện bang văn bản.
Thông thường các đơn vị xây dựng và phát triển các “quy trình” nhằm thựchiện và kiểm soát các “quá trình” hay các công đoạn sản xuất của mình Mỗingười tô chức sản xuất đến phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật
viên có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau Quy
trình giúp cho người tham gia sản xuất biết trong một chương trình họ phải
tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thé nào.
Đối với việc sản xuất chuyên mục truyền hình,khả năng làm việc theo
nhóm đòi hỏi cao hơn thì quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau
một cách ăn khớp và đúng trình tự, thống nhất về ý tưởng Ngoài ra, quy trình
cũng giúp cho các cấp quản lý: giám đốc sản xuất, người phụ trách sản xuất
hay tô chức sản xuất kiểm soát được tiến độ và chất lượng công việc do các
phóng viên/biên tập viên trong e-kíp thựchiện.
Thực tế cho thấy, không có một hệ thống nào được vận hành với hiệusuất cao nhất nếu như không dựa trên cơ sở một quy trình khoa học, rõ ràng
và thống nhất Vì thế quy trình là yếu tổ mà các đơn vị sản xuất chương trình
26
Trang 31phải quan tâm hàng đầu khi bước vào xây dựng mỗi dự án truyền hình hoặc
để lên sóng một chương trình truyền hình Với việc sản xuất chương trình
truyền hình, một quy trình cứng đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu, sách
vở, được các đơn vi áp dụng theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thé Quy trình này
là khái quát những bước cơ bản dé có thé sản xuất ra một chương trình truyềnhình hoàn chỉnh Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng của mỗi thể loại chương trình,theo điều kiện bảo đảm của từng đơn vị, quy trình sẽ được điều chỉnh dé phùhợp, đảm bảo sản xuất hiệu quả
Thông thường, quy trình sản xuất của các chương trình truyền hình cần
đảm bảo các yếu tố:
Trước nhất, phải xác định được rõ ràng nhu cầu về quy trình Hiện nay,
có một tình trạng tương đối phô biến là nhiều cấp quản lý không dau tư thời
gian dé xây dựng quy trình Họ cho rằng làm quy trình mat thời gian và thay
vì làm quy trình, họ trao đổi trực tiếp và cho chạy chương trình sau khi đã chocấp dưới của mình biết sơ lược về nội dung Nhưng bản thân cách nhìn này
chưa phải là dài hạn và họ thực sự chưa nhận thức rõ được hiệu quả của việc
có một quy trình chuẩn Nhận diện rõ nhu cầu, sự cần thiết của quy trình họ
mới có thê xây dựng được một quy trình khoa học, sát thực tế và phục vụ tốt
cho công việc chuyên môn.
Thứ hai, phải xác định được mục đích xây dựng quy trình và phạm vi ap dụng Quy trình trước hết là dé phục vụ công tác tô chức, quản lý, nhưng sự tổ
chức ấy lại phải dựa trên cơ sở quy định rõ nội dung, yêu cầu công việc của
các cá nhân tham gia vào hệ thống sản xuất Đó chính là mục đích xây dựng quy trình: để phóng viên/biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên, thậm chí cả nhân viên lái xe xác định rõ nhiệm vụ của mình trong ê-kíp sản xuất Còn phạm vi áp dụng là những thành viên của ê-kíp sản xuất, không loại trừ các
đối tượng đặc biệt như cộng tácviên.
27
Trang 32Thứ ba,quy trình phải tường minh được các bước công việc Các
bước này sẽ gắn với từng chức danh cụ thé, thống nhất với phan mo tảcông việc của từng cá nhân Và hơn thế nữa cần có biểu mẫu kèm theo cácbước công việc được ghi nhận trong quy trình Các biểu mẫu này môphỏng công việc phải làm của các chức danh và những yêu cầu cụ thê
Bởi sứ mệnh của quy trình là chỉ dẫn, do đó, các bước công việc cảng cụ
thể bao nhiêu thì khả năng chỉ dẫn của quy trình càng tốt bấy nhiêu Nhìnvào quy trình, phóng viên/biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên biết
nhiệm vụ của mình, còn người tổ chức có thê lấy đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân, khen thưởng hay quy trách nhiệm cho những trường hợp sai phạm, thiếu sót Quy trình Tổ chức sản xuất
chuyên mục được minh họa băng sơ đô sau:
28
Trang 33Khảo sát thực tế, xác định đề tài và
kha năng thực hiện Bước |
Giai Xây dựng kịch ban đề cương Bước 2
| Phát sóng “ene trinh | : Bước 9
| Theo dõi phản hồi | Bước 10
Quy trình tô chức sản xuât chuyên mục
Từ những phân tích nêu trên, tác gia xin đưa ra khái niệm về tô chức san xuât chuyên mục truyện hình như sau: 76 chức sản xuất các chuyên mục
truyền hình là hoạt động sử dụng các nguồn nhân lực, hệ thong thiét bi
29
Trang 34chuyên dùng một cách có kế hoạch, phát huy mọi khả năng sáng tạo của con
người để tạo ra các chuyên mục có chất lượng.
Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng trong quá trình hình thành các
chuyên mục truyền hình Trong việc sản xuất các chuyên mục truyền hình,
tinh tập thé được thé hiện khá rõ ở khâu tô chức sản xuất Các chuyên mụctruyền hình là kết quả của quá trình lao động của nhiều thành phần tham gia
như: biên tập, phóng viên, quay phim, phát thanh viên, âm thanh, ánh sáng
Những chuyên mục thực hiện với hình thức truyền hình trực tiếp, đội ngũ
những người tham gia sản xuất chương trình còn đông đảo hơn và ở nhiều vị trí khác nhau như: Tổng đạo diễn, đạo diễn, trợ lý đạo diễn, tô chức thực hiện,
quay phim, phụ quay, thư ký, phụ trách trường quay, phụ trách phòng thu, kỹ
thuật viên âm thanh, ánh sáng, bam hinh v.v.
1.2 Chủ trương, chính sách của Dang va nhà nước về nông nghiệp
1.2.1 Quan diém phát triển nông nghiệp của Dang và Nhà nước
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng,
nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của vùng đồng băng
sống Cửu Long là “Tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại,
quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu tiên về gía trị nông nghiệp; phát triển công nghệ giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gan sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương
hiệu sản phẩm Đây nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng mạng đô thị vùng tạo
động lực cho phát triển Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch Thúc day chuyền đổi cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cau nông nghiệp phù hợp với từng
vùng sinh thái, chủ động thích ứng, thực hiện có hiệu quả các dự án ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dang; giải quyết các van dé sat lở bờ sông, bờ biển , sụt lún, nước mặn; xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền
vững nguôn nước sông Mê Kông”.
30
Trang 35Đề thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá tri gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của
dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống,giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tàinguyên và bảo vệ môi trường Theo đó nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lạinông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2020 — 2025
là: “tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân” Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi quá trình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng kém
bền vững và còn nhiều thách thức
1.2.2 Văn bản về phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp Việt Nam Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu lại theo hướng
nâng cao giá tri gia tang, phat trién nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu Công nghệ cao, công nghệ
tiên tiến đã và đang được ứng dụng trong từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản
xuất dé mang lại giá tri gia tang cao cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đây xây
dựng các khu vực, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nhằm để thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đã
ban hành nhiều chính sách dé phát triển nông nghiệp trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài, có thé kế đến những văn ban quan trọng như sau:
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng,
giá trị gia tăng và phát trién bền vững” được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 899/QĐ-TTg.
3l
Trang 36Đề án dé ra các nội dung tái co cau về mô hình tăng trưởng nông nghiệp, song
song với tái cau trúc sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường,
dựa trên quan hệ cung cầu, sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường
và kinh nghiệm thực tiễn.
Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững” được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn và Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 2760/QD-BNN-TCTS
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 176/QD-TTG phê duyệt “Đề
án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” vào ngày
29 tháng 1 năm 2020 và ban hành quyết định số 1895/QDTTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát trién công nghệ cao đến năm 2020.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hay còn gọi là nông
nghiệp thông minh sẽ là một hướng đi mới cho sự phát triển của nền nông
nghiệp nước nhà trong thời gian tới
1.2.3 Chủ trương chính sách sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu có hai vùng sinh thái rõ rệt: Vùng nước ngọt nằm ở phíaBắc Quốc lộ 1A và vùng nước mặn thuộc khu vực phái Nam Quốc lộ 1A Do
đó quy hoạch phát triển nông nghiệp của tinh dựa vào đặc điểm sinh thái của
từng vùng.
Đối với vùng phía Bắc Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu xác định tập trung đầu
tư phát triển các sản phẩm chủ lực: Lúa, gạo chất lượng cao và đặc sản; rau,
quả công nghệ cao Mục tiêu chung của tinh là giữ 6n định diện tích đất
chuyên trồng lúa nước 58.800 ha ở tiêu vùng giữ ngọt ôn định phía Bắc Quốc
lộ 1A; mở rộng địa bàn sản xuất lúa trên đất tôm - lúa đạt 38.000 ha ở tiểu
vùng chuyên đổi sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A, gắn với đầu tư hoàn thiện kết
cau hạ tầng, nhất là hệ thống công trình thủy lợi phân ranh mặn, ngọt; nạo vét
hệ thống kênh mương bị bồi lắng; phát triển hệ thống trạm bơm điện vừa và
32
Trang 37nhỏ; từng bước thực hiện kiên cố hóa kênh mương (gia cô bờ kênh, xây dựng
công, đập, trạm bơm); phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao,
lúa đặc sản, lúa chịu mặn mang thương hiệu Bạc Liêu (lúa chất lượng cao,
Tài nguyên, Một bụi đỏ, ).
Đối với vùng phía Nam Quốc lộ 1A, chủ trương của tinh là phát triểnnuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Trên lĩnh vực nuôi trồng với tông diện tích
canh tác là 138.309 ha.
Nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh hiện nay và những năm tiếp theo là tập
trung phát triển các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trăng, cua biển,
nhuyễn thể) trên địa bàn tỉnh; phát triển mở rộng quy mô diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh va bán thâm canh ở vùng phía Nam Quốc lộ 1A; phát triển mở rộng diện tích tôm - lúa, tôm - rừng, rừng - tôm khi hội đủ các
điều kiện cho phép để sản xuất có hiệu quả; đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹthuật, các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, GlobalGAP, BMP, CoC, ) vàotrong các vùng nuôi trông thủy sản tập trung để nâng cao năng suất, sản
lượng, kích cỡ tôm, cua, cá và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm ở các vùng nuôi và các mô hình nuôi; đồng thời, phát triển bền vững
mô hình nuôi tôm sạch tại các vùng sinh thái đặc trưng như: Mô hình tôm
-rừng, rừng - tôm ở vùng phía Nam Quốc lộ 1A; mô hình tôm - lúa, tôm càngxanh xen lúa ở tiêu vùng chuyền đổi sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A nhằm giữ
lợi thế cạnh tranh về sản phẩm tôm sạch trên thi trường thế giới.
Đặc biệt là Bạc Liêu sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ bản dé từng bước
hoàn chỉnh kết cau hạ tang phục vụ nuôi trồng, nhất là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, các vùng nuôi tôm siêu thâm
canh theo quy trình khép kín trong nhà kính, nuôi tôm bán thâm canh, nuôi trong nhà lưới, nhà màng
Đề thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ trên tỉnh Bạc Liêu cũng đã đề ra nhiều chính sách một cách cụ thể cho từng lĩnh vực Cụ thể là tỉnh sẽ tiếp tục
33
Trang 38thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI nhiệm kỳ
2020 — 2025 nêu rõ “Tập trung quy hoạch, xây dựng chuỗi giá trị nông
nghiệp - thực pham khép kín từng bước hiện dai, quan trị tốt theo chuẩn
mực quốc tế, với những định hướng sau: 1) Phát triển cả về số lượng, chất
lượng hệ thống trang trại theo hướng hiện đại, sinh thái nông nghiệp; 2)Quy hoạch các cụm, khu công nghiệp chế biến sâu thực phẩm chất lượngcao, an toàn trên cơ sở sản pham nông nghiệp, thủy, hải sản địa phương; 3)Xây dựng cơ chế liên kết (cùng dau tư, quản tri ) giữa trang trại với cácdoanh nghiệp từ sản xuất con giống, thức ăn, chế biến và thương mại; 4)Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản an toàn, sinh thái, tự nhiên vớithuỷ sản Bạc Liêu (ôm, nhấn, hải sản ); 5) Phát triển Bạc Liêu thànhtrung tâm ngành công nghiệp giống, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, thươngmại về tôm của cả nước
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp
cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả;tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi
khí hậu, xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường Phát triển nông nghiệp theo
hướng ứng dụng công nghệ cao; tạo thương hiệu sản phẩm sạch, thân thiệnvới môi trường, có năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh và giá trị lớn; gắnsản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm Tập trung phát triểncác đối tượng chủ lực: Đối với thủy sản phát triển tôm, cua biển, cá,nhuyễn thể; trong đó, xác định mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, ứng dụng
công nghệ cao là điêm nhân Đôi với trông trọt là lúa gạo chât lượng cao,
34
Trang 39gắn với phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, tô chức sản xuất theo chuỗigiá trị, “Liền kết 4 nhà”; tập trung phát triển vùng sản xuất rau, quả công
nghệ cao; xây dựng và mở rộng mô hình lúa - tôm ở những nơi có điềukiện Thực hiện chuyền đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu
thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi những diện tích sảnxuất kém hiệu quả sang nuôi, trồng cây, con khác phủ hợp Hỗ trợ phát triển
chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường; quy
hoạch và phát triển các loài vật nuôi, nhất là các loai có tiềm năng và lợi thécủa địa phương (cá sấu, dan dụ chim yén, ) Day mạnh xây dựng mô hìnhmỗi xã có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực, gắn mô hình hợp tác xã tiêu thụ sảnphẩm Quản lý và phát triển rừng theo hướng vừa bảo tồn, vừa kết hợp du lịch
sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tiếp tục trồng và phát triểnrừng phòng hộ ven biển Ôn định diện tích muối tập trung; ưu tiên sản xuất
muối thực phâm chất lượng cao, giữ vững chỉ dẫn địa lý thương hiệu muối
ăn Bạc Liêu; mở rộng sản xuất muối với nuôi trồng thủy sản dé tăng thu nhập
và cải thiện đời sống diém dân”
1.3 Về đối tượng tiếp nhận thông tin của Đài Phát thanh — Truyền
hình Bạc Liêu
1.3.1 Vài nét về tình hình nông nghiệp ở Bạc Liêu
Trong những năm gần đây, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ tinh Bạc Liêu lần thứ XV, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trên nhiều lĩnh vực Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu cũng đã thực hiện hiệu quả việc chuyền dịch cơ cấu lao động
nông nghiệp Hệ thống kết cấu ha tầng kinh tế - xã hội đã có sự chuyên biến tíchcực, làm thay đổi diện mạo nông thôn; đời sống vật chất, tinh thần của cư dân
nông thôn được nâng lên rõ rệt (thu nhập bình quân đầu người đạt trên 58 triệu đồng/năm), góp phần thúc đây sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
35
Trang 40Tuy nhiên, nếu nhìn trên tong thé nền nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, việc tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy
hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc; sản xuất phân tán, manh mún, không
gắn kết giữa vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; việc chuyền dịch
cơ cầu trong nội bộ từng ngành nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản còn chậm.Phương pháp, quy mô, hình thức t6 chức sản xuất nông nghiệp chậm đôi mới,năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản, thựcphẩm chưa cao; vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, giá trị gia tăng nhiều
mặt hàng nông sản còn thấp; công tác nghiên cứu xác định tiễn bộ kỹ thuật và
chuyên giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản vàcông tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế Công tác quản lý nhànước về vật tư nông nghiệp còn nhiều hạn chế, tình trạng hang giả, hàng kémchất lượng vẫn thường xuyên xảy ra do chưa kiểm soát chặt chẽ từ “gốc”, lựclượng làm công tác thanh tra mỏng, các chế tài xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn
đe và phòng ngừa vi phạm Phần lớn các doanh nghiệp chế biến, xuất khâu gạo,
thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm đến xây dựng vùng nguyên liệu; tình
trạng tranh mua, tranh bán vẫn còn xảy ra.
1.3.2 Đối tượng tiếp nhận thông tin của Dai Phát thanh - Truyền hình
Bạc Liêu
Công chúng của các Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu chủ yếu là
nông dân ở các vùng nông thôn.
Nông thôn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người: là nơi cung
cấp lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khâu; cung cấp
hàng hóa cho xuất khẩu; cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị; là
thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ.
Phát triển nông thôn tạo điều kiện dé 6n định kinh tế về mặt kinh tế - chính tri
- xã hội của đất nước là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quôc của Đảng ta hiện nay.
36