Đề cương luận văn thạc sĩ báo chí học quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên đài phát thanh truyền hình lai châu hiện nay

13 0 0
Đề cương luận văn thạc sĩ báo chí học  quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên đài phát thanh truyền hình lai châu hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều này dẫn đến công tác quản lý hoạt động phóng viên chưa thực sự được chặt chẽ, từ đó chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp của phóng viên; công tác quản lý ho

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Báo chí là phương tiện đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của công chúng, báo chí không những là công cụ tuyên truyền mà còn là diễn đàn của nhân dân, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là nơi thông tin đa chiều của xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, hoạt động báo chí ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Cùng với sự phát triển đó, phóng viên, nhà báo chí chính là những nhân tố có ý nghĩa quyết định Hoạt động tác nghiệp của phóng viên, báo chí có vai trò quan trọng thoạt động sáng tạo sản phẩm báo chí

Phóng viên tại đài Phát thanh và tuyền hình với những đặc điểm khác với các loại hình báo chí khác, họ tham gia sản xuất các tác phẩm phát thanh truyền hình căn cứ vào đặc điểm của báo phát thanh và truyền hình, điều kiện và môi trường hoạt động của phóng viên mà họ có những kỹ năng tác nghiệp, đặc điểm chuyên môn riêng

Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ truyền hình mới làm xuất hiện các mô hình sản xuất chương trình phát thanh truyền hình hiện đại, chuyên nghiệp, từ đó hoạt động tác nghiệp của phóng viên phát thanh truyền hình đã có những thay đổi cơ bản để đáp ứng với môi trường công nghệ mới Song dù có thay đổi, áp dụng các phương thức sản xuất khác nhau thì vai trò, chức năng của phóng viên phát hanh truyền hình vẫn không thể thay thế.

Tại Lai Châu, đài phát thanh và truyền hình Lai Châu là cơ quan truyền thông của tỉnh Lai Châu, từ khi được thành lập, các sản phẩm truyền thông phát thanh, truyền hình được duy trì ổn định, chất lượng bản tin, các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên kênh phát thanh truyền hình có sự nâng lên về chất lượng Trong đó phải nói đến hoạt động tác nghiệp không ngừng nghỉ của phóng viên tại đài Tuy nhiên, trên

Trang 2

thực tế cho thấy, tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lai Châu, công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đây còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần bàn tới và đang đặt ra yêu cầu cho hoạt động quản lý Có thể kể đến như: Đài Phát thanh truyền hình tỉnh mới chỉ xây dựng được quy chế chung về quản lý lao động chung mà chưa có quy chế chung về quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên phát thanh truyền hình là lao động báo chí đặc thù Điều này dẫn đến công tác quản lý hoạt động phóng viên chưa thực sự được chặt chẽ, từ đó chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp của phóng viên; công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của đài đôi lúc còn buông lỏng quản lý dẫn đến trách nhiệm, bản lĩnh cũng như năng lực của một bộ phận phóng viên lúng túng trong việc nhìn nhận, chọn lọc và xử lý thông tin phức tạp, nhạy cảm.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, cần có những giải pháp, trong đó việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên – nhân tố quan trọng quyết định, giữ va trò là linh hồn đối với hoạt động của mỗi cơ quan báo chí.

Trong quá trình nghiên cứu về quản lý hoạt động báo chí, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động báo chí nhưng thực tế rất ít tài liệu đề cập đến nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động tác nghiệp

của phóng viên phát thanh truyền hình Đây chính là lý do tôi chọn đề tài:“Quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên đài Phát thanh truyềnhình Lai Châu hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ báo chí,

chuyên ngành quản lý báo chí – truyền thông.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận báo chí, lý thuyêttruyền thông, tổ chức bộ máy tòa soạn, công tác lãnh đạo và quản lý báochí nói chung

Trang 3

- TS Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chíViệt Nam hiện nay, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị - Hành chính Cuốn

sách đề cập đến công tác lãnh đạo quản lý báo chí nói chung.

- PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao

động Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về lý luận báo chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về chức năng và nguyên tắc cơ bản; về chủ thể hoạt động báo chí Tác giả có đề cập đến phóng viên nhưng chủ yếu nêu một số khái niệm về phóng viên, nhà báo - chủ thể hoạt động báo chí.

- Đinh Văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về tòa soạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy tòa soạn, đặc điểm lao động tòa soạn, công tác phóng viên.

- Đỗ Qúy Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông Cuốn sách tâp hợp một số bài viết, bài phát biểu trong quá trình công tác của tác giả, tập trung làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí, đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện để thông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo quản lý tốt.

- Nguyễn Đức Lợi (Chủ biên) (2016), Thông tin báo chí với công táclãnh đạo quản lý, Nxb Thông tấn, Hà Nội Cuốn sách là nội dung cốt lõi

của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia: “Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” Các tác giả đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiễn trình đổi mới và hội nhập quốc tế Phổ biến kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới Phân tích những yếu tố tác động và khảo sát thực trạng vai trò của thông tin báo chí trong tiến trình đổi mới và hội nhập

Trang 4

quốc tế Từ lý luận và thực tiễn, các tác giả khẳng định, thông tin báo chí góp phần quan trọng trong xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Báo chí cũng thamgia giám sát, phản biện xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý điều chỉnh chính sách đang thực hiện phù hợp với thực tiễn Các tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nhằm tiếp tục phát huy vai trò của thông tin báo chí phục vụ kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, quản lý, đồng thời đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý đối với thông tin báo chí, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian mới.

- Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông Tấn, Nội

dung cuốn sách gồm 2 phần, trong đó phần 1, báo chí đã phác thảo diện mạo báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới, quá trình lãnh đạo báo chí của Đảng, công tác quản lý nhà nước về báo chí, quy định về những sai phạm trên báo chí, nhận diện các sai phạm trên báo chí, định hướng phát triển của phát thanh và truyền hình Việt Nam, báo mạng điện tử ở Việt Nam.

(Cập nhật)

2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về nghề báo, lao động của nhàbáo, đạo đức và trách nhiệm xã hội nghề báo

- Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục Cuốn sách đề

cập nhiều khía cạnh quan trọng của nghề báo nói chung, không chỉ là bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp mà còn xâu chuỗi các kỹ năng nghề nghiệp.

- Nguyễn Ngọc Oanh, (2020), Lao động Nhà báo đối ngoại, Nxb Lao

động, Hà Nội Cuốn sách đi sâu vào phân tích các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, biên tập viên, bình luận viên truyền hình khi sáng tạo tác phẩm thuộc thể loại bình luận, đàm luận và khi giao tiếp với công chúng truyền hình Trên cơ sở các nghiên cứu, khảo sát thực trạng, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo chính luận truyền hình, đây là công trình nghiên

Trang 5

cứu cơ bản, hệ thống và chuyên sâu, mang tính khoa học và thực tiễn về thể loại tác phẩm chính luận truyền hình.

- Nguyễn Quang Hòa, Nghệ thuật ứng xử nhà báo, con đường ngắnnhất tới thành công, NXB Chính trị - Hành chính Cuốn sách không chỉ

làm rõ các khái niệm liên quan đến nghệ thuật ứng xử và các nguyên tắc ứng xử, mà còn cung cấp hàng trăm bài học kinh nghiệm quý báu trong ứng xử ở môi trường nội bộ tòa soạn và nghệ thuật ứng xử khi đi thực tế, tiếp xúc với các đối tượng xã hội.

- Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo, lý thuyết và những kỹ năngcơ bản, NXB Chính trị - Hành chính Tác giả đi sâu tìm hiểu tương đối

toàn diện những khía cạnh liên quan đến quy trình tác nghiệp của phóng viên Tuy nhiên, theo hướng tìm hiểu tổng quan về lao động nhà báo.

- Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trườngtruyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông Hà Nội Tác giả đề

cập đến những nét khái quát về các vấn đề mới như: truyền thông xã hội, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, những đặc điểm và kỹ năng cần thiết đối với nhà báo đa kỹ năng trong môi trường hội tụ truyền thông…

- Nguyễn Thị Trường Giang (2014), 100 bản quy tắc đạo đức nghềbáo trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia Tác giả đề cập các bản quy tắc

đạo đức nghề báo của các quốc gia, lãnh thổ, các tổ chức và hội nghề nghiệp của nhà báo được lưu hành rộng rãi trên thế giới Tác giả so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam với các bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới.

Ngoài ra, có một số sách liên quan đến đề tài nghiên cứu như PGS.TS

Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đếnđời thường), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Trí Nhiệm (2015),Báo chí truyền thông những vấn đề đương đại, NXB Chính trị Quốc gia;Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phươngtiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Trang 6

Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Hội Nhà báo Việt Nam (2016),

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia đào tạo, bồi dưỡng báo chí truyềnthông ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.

(Cập nhật)

2.3 Một số luận văn, luận án có liên quan, hoặc gần với đề tàinghiên cứu

Luận văn ThS của Vũ Thị Minh (2019), Quản lý hoạt động củaphóng viên tại các đài Phát thanh và Truyền hình vùng Đông Bắc hiệnnay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Tác giả đã đề cập đến

những nét khái quát về phương pháp, kỹ năng và những nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý hoạt động của phóng viên tại các đài Phát thanh và Truyền hình vùng Đông Bắc hiện nay Đồng thời, tác giả đề xuất những giải pháp mang tính cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động của phóng viên.

Luận văn ThS của Tạ Quang Dũng (2019), Vấn đề quản lý phóngviên thường trú trong nước của Báo Nhân Dân hiện nay, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền, Hà Nội Tác giả đã đề cập, nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động của phóng viên thường trú Báo Nhân Dân Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và phân tích, đánh giá thực trạng mô hình quản lý phóng viên thường trú trong nước của Báo Nhân Dân trong 5 năm (từ năm 2014 đến 2018) Từ đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với phóng viên thường trú trong nước của Báo Nhân Dân trong giai đoạn hiện nay.

(Cập nhật)

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh, tác giả tiến hành khảo sát và đánh giá thực tiễn quản lý hoạt

Trang 7

động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình;

- Khảo sát, thống kê, phân tích công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, thành công và hạn chế, nguyên nhân và những mặt còn tồn tại, những vấn đề đặt ra hiện nay.

- Đề xất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và năng lực quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu hiện nay và những năm tiếp theo.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản lý hoạt động tác

nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu 4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu vấn đề hoạt động tác nghiệp của phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Lai Châu Đây là nơi tôi công tác có bề dày truyền thống, đặc biệt, trong thời gian gần đây có sự đổi mới mạnh mẽ trong sản xuất các chương trình Phát thanh và truyền hình đồng thời cũng có nhiều đổi mới trong các thức quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phục vụ nhu cầu của khán thính giả.

Thời gian: Những tháng đầu năm 2021.

Trang 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

- Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cáchg mạng; Hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển báo chí, truyền thông và quản lý hoạt động báo chí nói chung và lĩnh vực phát thanh tuyền hình nói riêng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu nhập, khảo cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở phương pháp luận và các công trình đi trước để tìm kiếm, kế thừa các thông tin, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu bằng cách đọc các công trình lý luận về khoa học quản lý của một số tác giả, một số cuốn sách về báo chí – truyền thông Tham khảo, nghiên cứu một số công trình luận án và luận văn, những công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học đi trước Bên cạnh đó tham khảo các bài viết, các bài phát biểu, bài nói trong các tham luận, báo tạp chí truyền thông có nội dung liên quan đến vấn đề quản lý báo chí và quản lý quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình.

- Phương pháp khảo sát

Dùng để khảo sát, thống kê các số liệu liên quan đến công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu đội ngũ lãnh đạo quản lý trực tiếp tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu nhằm thu thập ý kiến đánh giá về những vấn đề liên

Trang 9

quan đến công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu, những giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động của đội ngũ phóng viên ảnh, từ đó thu thập được những dữ liệu thực tế cho quá trình nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích nội dung

Được dùng để phân tích các nội dung các văn bản quản lý nhà nước về báo chí và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu, tác giả phân tích một số tài liệu như quy chế hoạt động, các văn bản luận báo chí, các văn bản dưới luật về báo chí thông tin – truyền thông và một số văn bản lưu hành nội bộ đài phát thanh và truyền hình Lai Châu.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh.

Luận văn đã trình bày khái quát thực trạng và vai trò của quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu Những đúc kết từ thực tế của luận văn đã phác thảo rõ nét thực trạng về công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu nhằm đề xuất các giải pháp thay đổi và nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu.

Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường, các trung tâm, cơ sở đào tạo hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục, luận văn bao gồm 3 chương, tiết.

Trang 10

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA PHÓNGVIÊN TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH: MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm quản lý

1.1.2 Khái niệm phóng viên, nhà báo

1.1.2.1 Phóng viên

1.1.2.2 Phóng viên phát thanh và truyền hình1.1.2.3 Hoạt động tác nghiệp của phóng viên

1.1.3 Quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên1.1.4 Đài Phát thanh và Truyền hình

1.2 Đặc điểm, vai trò hoạt động tác nghiệp của phóng viên tại Đài

1.2.3 Một số yêu cầu trong hoạt động tác nghiệp của phóng viên tạiĐài phát thanh truyền hình

1.3 Nội dung, phương thức quản lý hoạt động tác nghiệp củaphóng viên tại Đài phát thanh truyền hình

1.3.1 Nội dung quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viên tạiĐài phát thanh truyền hình

1.3.2 Phương thức quản lý hoạt động tác nghiệp của phóng viêntại Đài phát thanh truyền hình

1.3.3 Một số yếu tố tham gia vào quản lý hoạt động tác nghiệp củaphóng viên tại Đài phát thanh truyền hình

Ngày đăng: 12/04/2024, 09:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan