trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh gái thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh yếu, luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường trung học cơ sở huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Trang 1DOÃN BÁ NGUYÊN
QUAN LY HOAT DONG BOI DU HỌC SINH HỌC YẾU 6 CAC TRU‘
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DOÃN BÁ NGUYÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÒI DƯỠNG HỌC SINH HỌC YẾU Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHƯỚC SƠN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Văn Hiếu
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trang 4
1 Lý do chọn để tài 2212221 re 2 Mục đích nghiên cứu
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học 6 Phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu 2 2 2 ` 6 3 3 3 § Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẦN LÝ HOẠT rĐỌNG BOL DUONG HQC SINH HQC YEU 6 TRUONG TRUNG HQC CO SO
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN BE 1.1.1 Trên thể giới 1.1.2 Ở Việt Nai 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÊ TÀI 1.2.1, Quan | ok S ,
1.2.3 Bồi dưỡng học sinh học yếu c 1.3 HOẠT ĐỘNG BỘI DƯỠNG HỌC SINH HỌC YÊU Ở TRƯỜNG THCS 1ó © đá
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu 1.3.2 Nội dung bồi dưỡng học sinh học yếu
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh học y( 1.3.4 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh học yếu ở trường THCS 21
1.4 QUAN LÝ HOAT DONG BOI DUONG HỌC SINH HỌC YEU Ở TRƯỜNG THOS ccescssnscnsentnnenne 22 1.4.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS 22
Trang 5TIEU KET CHUONG 1 7 30 CHUONG 2 THYC TRANG QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG HOC
SINH HỌC YÊU Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHƯỚC
SƠN TỈNHQUẢNGNM b QỊ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI; THỰC TRẠNG VÈ GIÁO DỤC THCS CỦA HUYỆN PHƯỚC SƠN, TĨNH QUẢNG NAM 31
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội « c seen
2.1.2 Thực trạng về giáo dục THCS của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
- - - 33
2.2 TÔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG sssssssssceccc.4U)
2.2.1 Mục đích khảo sát : - - - 40
2.2.2 Nội dung khảo sát 40
2.2.3 Đối tượng và số lượng khảo sát TH 40
2.2.4 Phương pháp khảo sát
2.2.5 Cách thu thập và xử lý số liệu có
2.3 THUC TRẠNG HOAT BONG BOI DUONG HOC SINH HOC YEU 6 CAC TRƯỜNG THCS HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 4
2.3.1 Nhận thức của giáo viên và học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh học
yếu AL
2.3.2 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - — 4B 2.4 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG HOC SINH HOC YEU 6 CAC TRUONG THCS HUYEN PHUGC SON TINH QUANG NAM 47
2.4.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu 47 2.4.2 Thực trạng tô chức hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu 49 2.4.3 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh học
Trang 6học sinh học yếu -ss2tt treo
2.4.5 Những khó khăn và tồn tại trong hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu
hiện nay 22+-212221t1 re s6
2.5 DANH GIA CHUNG VE THUC TRANG QUAN LY BOI | DUONG HỌC SINH HỌC YÊU Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN PHƯỚC SƠN S8 2.5.1 Những thành công, hạn chế trong hoạt động quản lý 58
2.5.2 Nguyên nhân hạn chế 61
TIEU KÉT CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT “DONG BOL DUONG HỌC SINH HỌC YÊU Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHƯỚC SƠN TÍNH QUẢNG NAM
3.1 CÁC NGUYÊN TÁC ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phủ hợp và hiệu quả 6S
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tinh kha thi °
3.2 CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT BONG BOI DUONG HQC SINH HOC YEU 6 CAC TRUONG THCS HUYEN PHUGC SON, TINH QUANG NAM 65 3.2.1 Biện pháp I: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, RRRRD học sinh và gia đình học sinh về vị tri, vai trò và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh học yếu -222222z2222zrrccrrr Serrrerreerreeereeeeeoeevc.ĐfS) 3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu thiết thực,
phủ hợp với thực tế nhà trường 2:-2t2 2t treo
3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh học yếu 71
3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
Trang 73.2.6 Biện pháp 6: Đầu tư thỏa đáng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài
liệu phục vụ hoạt động dạy và học bồi dưỡng học sinh học yếu 81 3.2.7 Biện pháp 7: Xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên tham gia dạy
bồi dưỡng học sinh học yếu „83
3.3 MÓI QUAN HỆ GIỮA CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG BOIL
DUONG HOC SINH HOC YEU 86
3.4 KHẢO NGHIÊM TÍNH CÁP THIẾT VA KHA THI CUA CAC BIEN PHAP ĐỀ XUÁT 86 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 222:22222222core.B6
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 86
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 22 22222222 Errrrrrrrsrrrrrerrreeerreee.R7
TIEU KET CHUONG 3 88
KET LUẬN VA KHUYEN NGHI nS)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO 92
PHỤ LỤC % ÔÔ
Trang 8BGH CB-GV-NV CBQL CMHS CNH-HĐH CSVC ĐH-CĐ GD&ĐT GDNGLL GV GVBM GVCN HĐDH HS HT PPDH QL QLGD TBDH THCS THPT TTCM UBND XH
Ban giám hiệu
Trang 9Số hiệu bảng Tên bảng Trang
+¡ | Š9 lượng trường lớp, họcsinh,CB,OV, NV của ngành 3 Giáo dục huyện Phước Sơn, năm học 2016- 2017
„a _ | Bảng theo dõi thực trạng đội ngũ CBỌL các trường 3s huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
23 | Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên 36
2.4 | Quy mô phát triên học sinh của huyện Phước Sơn 37 35, | Kế quả xếp loại học lực học sinh THCS huyện Phước 38
Son
+sp — | Kế quả xếp loại hạnh kiêm học sinh THCS huyện Phước |
Sơn
+ ——_ | Nhân thức về sự cân thiết của hoạt động bội dưỡng học 7
sinh hoc yéu
+, | Nhân thúc về mục tiêu của hoạt động bôi dưỡng học sinh |, „ học yếu
2.8 | Thực trạng hoạt động bôi dưỡng học sinh học yêu 4 Kết quả thông kê khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh về
29 cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh học 45
yếu
Thực trạng việc lập kế hoạch hoạt động bôi đưỡng học
Trang 10
ay fue trang công tác kiêm tra, đánh giá thực hiện kế s
hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu
214 Những mặt tổn tại trong quản lý hoạt động bôi dưỡng "
học sinh học yếu hiện nay
v¡, _ | KẾ qwảkháo nghiệm về tính cấp thiết và khả thì của các biện pháp đề xuất 7
Trang 11Số hiệu Tên hình Trang hình
T1 Mô hình chu trình quan lý 12
12 Các yếu tô quan lý giáo dục 13
13 — | Quảnlý nhà trường 15
Trang 12Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến
Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết 29/NQ-TW đã khẳng định “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ,
ình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
đã nêu: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát huy vai
trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước” Ngày nay, chúng ta đang đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và bảo vệ đất nước Như vậy,
việc đào tạo phát triển nhân tài nói chung và bồi dưỡng học sinh học sinh học yếu
nói riêng vừa là mục tiêu, yêu cầu, trách nhiệm, đồng thời đòi hỏi của xã hội đối với
ngành giáo dục và các nhà trường hiện nay Qua quá trình hội nhập quốc tế đã mang
lại cho chúng ta rất nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức mà đặc biệt là
nguồn nhân lực Cùng với các ngành và toàn xã hội, ngành giáo dục và đảo tạo nói chung và các nhà trường nói riêng phải có trách nhiệm từng bước đáp ứng những
yêu cầu và đòi hỏi để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Ngành
giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, công tác kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh, không để tình trạng học sinh không đạt yêu cầu được lên lớp, nhất là học sinh ở cuối cắp
Thực tế trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục ở các trường THCS
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có những chuyền biến đáng kể song học sinh
học yếu vẫn chiếm một tỉ lệ không nhỏ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh
học yếu, đó là: trình độ nhận thức hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, hoe sinh han
Trang 13
hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS huyện Phước Sơn,
tinh Quang Nam” vii mong muốn góp phần vào việc giảm tỉ lệ học sinh học yếu
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về công tác bồi dưỡng
học sinh học yếu nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học
sinh học yếu ở trường THCS góp phan nang cao chat lượng giáo dục THCS huyện
Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quan lý hoạt động bồi dưỡng học sinh
học yếu ở các trường THCS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
4 Giả thuyết khoa hoc
Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu là một nội dung cơ bản trong
công tác quản lý góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở Trên thực tế, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học
yếu ở các trường THCS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam chưa được quan tâm
đúng mức, còn nhiều hạn chế, bắt cập Nếu xác lập được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà
trường thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phước Sơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở
trường THCS
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu
Trang 14trường THCS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về khách thể khảo sát
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn các trường THCS trên địa bàn huyện Phước Sơn;
~ Giáo viên giảng dạy ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phước Sơn; ~ Học sinh, phụ huynh học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phước Sơn; ~ Thời gian đánh giá thực trạng: 03 năm học (2013-2014, 2014-2015, 2015-2016) 6.2 Giới hạn về bàn nghiên cứu
10 trường THCS trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam 7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và làm rõ vấn đẻ để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu hồ sơ nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS
1.3 Phương pháp bỗ trợ
Phương pháp sử dụng thống kê toán học; sử dụng các phần mềm như: Excel, các phần mềm khác của Microsoft office đề xử lý kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
- Phần 1: Mở đầu
~ Phần 2: Nội dung (gồm 3 chương)
Chương I: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở
Trang 15Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các
trường THCS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Trang 16CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG HỌC SINH HỌC YÊU Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TONG QUAN NGHIEN CU'U VAN DE
1.1.1 Trên thế giới
Việc dạy học đã được hình thành và phát triển trong một quá trình lịch sử lâu
dài Từ xa xưa nó đã được nhiều nhà triết học, nhà giáo dục học ở cả phương Đông
và phương Tây đề cập đến
Ở phương Tây, có Xôcrat (469 — 339 TCN) Ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần có phương pháp giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát
hiện tri thức mới mẻ, phủ hợp với chân lý
Ø phương Đông, có Khổng Tử (551 ~ 479 TCN) - một triết gia, nhà giáo dục
lừng danh của Trung Quốc từng cho rằng: “Đắt nước phén vinh, yên bình thì người lãnh đạo đất nước cần chú trọng tới 3 yếu tố là: Thứ (làm cho dân đông lên), Phú
(làm cho dân giàu), Giáo (làm cho dân được giáo dục) Ông đã khẳng định rằng
giáo dục là cần thiết cho mọi người “hữu giáo vô loại” (việc giáo dục không phân biệt đẳng cấp)
Các nhà nghiên cứu giáo dục Xô Viết trước đây thì khẳng định: Kết quả toàn
bộ hoạt động QL của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên
P.V Zimin, M.I Konđakôp, N.I Saxerđôtôp di sâu nghiên cứu lãnh đạo công, tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động QL của HT [25]
V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số
vấn đề QL của HT trường phô thông như phân công nhiệm vụ của HT và phó HT,
còn V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa HT và phó HT để tìm ra
Trang 17Tác giả V.A.Xukhomlinxki còn chỉ rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dự giờ
và phân tích sư phạm bài dạy Ông đã chỉ ra thực trạng yếu kém của việc phân tích
sư phạm bài dạy cho dù hoạt động dự giờ và góp ý với GV sau giờ dự của nhà QL diễn ra thường xuyên Từ đó ông đã đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy choGV
Rõ ràng trên thực tế và trong lý luận, nhiều tác giả của nhiều nước trên thế
giới từ cổ đến kim đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu HĐDH, QL HĐDH để tìm
ra những biện pháp QL hữu hiệt
Khi xã hội phát triển thì giáo dục ngày càng được quan tâm về mọi mặt Vấn để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học nói riêng trong các nhà trường từ lâu đã trở thành vấn đề được quan tâm của các nước
trên thế giới Các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên thế giới đều thấy rõ vai trò,
động lực của giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội Thậm chí nền kinh tế tri
thức đang trở thành một thành phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước Trước yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo, nhiều công trình của
các nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã được công bố và dịch ra tiếng Việt như: M.I
Kônđacốp, Cơ sở lý luận khoa học OL giáo dục, trường CBQL giáo dục và viện khoa
học giáo dục 1984; Harld ~ Kôntz, Những vấn để cốt yếu về OL, nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật 1992; Tác phẩm “Kinh nghiệm lằnh đạo của HT” của Xukhômlinxki
(dịch và xuất bản năm 1981) đã đưa ra nhiều tình huống QL giáo dục và QL dạy học
trong nhà trường, trong đó tác giả đã bàn nhiều về phương pháp thực hiện mục tiêu,
nội dung và PPDH, đặc biệt là vấn đề phân công trong QL dạy học 1.1.2 Ở Việt Nam
Nước Việt Nam với lịch sử nghìn năm văn hiến cũng không ngoại lệ Từ xa xưa việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài đã là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Cách đây 532 năm (1484 - 2016) trên tắm bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu
Trang 18nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn Vì vậy, các đắng thánh đế minh vương không triều đại nào không coi việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí làm công việc cần thiết “Hiển rài là nguyên khí của quốc gia -
Thân Nhân Trung”, cầu nói của vị Tiến sĩ triều Lê đã nêu rõ được tầm quan trong
của nhân tải trong sự phát triển phỏn vinh của dân tộc Và chúng ta có thể lật lại
từng trang lịch sử để thấy rằng đề tuyển chọn người hiền tài ông cha ta đã tô chức
nhiều cuộc thỉ nhu thi Huong, th Hội, thì Đình Việc tuyển chọn, bồi dưỡng nhân tài thể hiện rõ từ thời nhà Lý qua việc xây dựng trường Quốc Tử Giám, được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và là cái nôi bồi dưỡng nhân tài của nước ta trong thời kì đó
Sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20/11/1946 trong bài viết “Tim
¡ đức ” Chủ tịch Hô Chí Minh đã khăng định: “Nước nhà cân phải kiến
thiế, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gi
người có tài, có đức " Kế thừa truyền thông hiểu học của dân tộc, dù trong bắt cứ
hoàn cảnh khó khăn nào, kể cả khi đất nước khó khăn sau hai cuộc chiến tranh
chống ngoại xâm bảo vệ đất nước thì nhân dân ta, Đảng và Nhà nước vẫn luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đặc biệt là những năm gần đây, cùng với sự
phát triển của xã hội, sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật và theo xu thế toàn
cầu hóa thì vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài càng
được coi như một nhiệm vụ chiến lược Do nhận thức rõ được tầm quan trọng của
nhân tài đối với sự nghiệp cách mạng ngay từ những năm đầu xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, Đảng và Bác Hồ luôn dành sự quan tâm rất lớn đến công tác giáo dục Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước
ngoặc có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đi lên của đất nước trong đó có công
tác bồi dưỡng những người có năng lực, có tài để cống hiến cho đất nước Tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng và nhà nước ta tiếp tục xác định “Đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực; đầy
Trang 19phê duyệt ngày 13/6/2012, tại phần 3 mục III, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong đó nhấn mạnh phải thỏa mãn nhu cầu của mỗi người học, đến công tác đào tạo, bồi dưỡng Một bài báo viết có tựa đề “Can nghiên cứu phương pháp bôi
đường học sinh yếu kém” của phóng viên Báo Tiền Phong phát vào thứ bảy 25/8/2007 có trích lời phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân nói như sau: “4w nay chúng ta chỉ thưởng cho học sinh giỏi,
xuất sắc mà quên đi các em yếu kém có tiền bộ” Khi ông Nguyễn Thiện Nhân dang
là phó thủ tướng, tại buôi làm việc với lãnh đạo tinh Nghệ An có phát bieu “Nghé
An là địa phương có nhiều sáng kiến để dẫn đến Trung ương có những chủ trương, chính sách phù hợp trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, như giải quyết tình trạng giáo viên không đáp ứng được yêu cầu, phong trào nói không với tiêu cực trong thi
cử " ",Lần này, sáng kiến của Nghệ An là “bàn giao chất lượng ”, học sinh lớp dưới không đạt chuẩn kiên quyết không nhận lên lớp trên Khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên học sinh yếu kém có
tiến bộ mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường” Theo ông Nguyễn Thiện Nhân phải nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu
kém Nên chăng, các tỉnh tự nghiên cứu, biên soạn tải liệu rồi Bộ GD&ĐT tập hợp
thành tài liệu chung nhất, phổ biến cho cả nước
Ngoài những tài liệu dưới dạng sách, báo như đã nêu còn có thể kể đến rất
nhiều luận văn thạc sĩ của các học viên ở những khoá học trước ở các trường đại học trên phạm vi cả nước như: Nguyễn Quốc Phong: Quản lý hoạt động bồi dường
học sinh yếu kém ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, luận văn
Thạc sĩ QLGD 2014; Thân Trọng Thuận: Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh
yếu kém ở trường THPT Cao Binh tinh Cao Bằng, luận văn Thạc sĩ QLGD 2014;
Trang 20Đồng Tháp”, luận văn Thạc sĩ QLGD 2016;
Các tác giả này đều chủ yếu tập trung nghiên cứu các đề tài về biện pháp quản
lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu nhưng lại có sự khác nhau về cách tiếp cận
vấn đề nghiên cứu, về phạm vi nghiên cứu và về địa bàn nghiên cứu Qua quá trình i thay chưa thể bao quát hết được các đặc thù riêng của từng khu vực, từng vùng miền học tập và nghiên cứu các „ các công trình nghiên cứu của các tác giả
Tom lai, c6 rit nhiều tác giả trên thể giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu
và đưa ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu trong nhà
trường Có nhiều luận văn thạc sĩ quan tâm tới đề
đề QL khác nhau, ở những địa phương khác nhau với phạm vi nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tai nào đi sâu nghiên cứu về các
biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS huyện
Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TAL
1.2.1 Quản lý
a Khái niệm quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Con người trong quá trình
hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu cá nhân phải dự kiến kế hoạch, sắp xếp
trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình Trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu được kế hoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hợp tác và QL lao động Như vậy, QL tất yếu
nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân
nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại
Có nhiều quan điểm khác nhau vẻ QL:
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, QL là phương thức tác động có chủ
đích của chủ thể ỌL lên hệ thông, bao gầm hệ thống các quy tắc, các ràng buộc về
Trang 21Theo quan điểm của điều khiển học, QL là "chức năng của những hệ có tổ
chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật ) nó bảo toàn cầu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận hành và phát triển ”
Frederik Winslon Taylo (1856 — 1915), người Mỹ, được coi là cha đẻ của
thuyết quản lý khoa học, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng" trong QL đã thê hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong QL là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ
nhất đều phải chuyên mơn hố và đều phải ỌL chặt chẽ" Ông cho ring: "QL la nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tắt nhắt, rẻ nhất"
Đề cập đến vấn đẻ QL, tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thé Ngit cho ring: "OL Ia
một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL một hệ thông nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định " [20]
Theo tác giả Nguyễn Văn Lê thì: “QL là một hệ thống xã hội, là khoa học và
nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp thích
hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tô của hệ thống ”.[1S]
Theo tác giả Trần Kiểm: “QL là những tác động của chủ thé OL trong viée
huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguôn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất ”.[13]
Những quan niệm về QL trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưng tác giả nhận thấy chúng đều bao hàm một nghĩa chung, đó là: QL Id hệ thống tác động có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chú thẻ ỌL đến đối tượng QL nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng OL dé dat
được mục tiêu QL trong một môi trường luôn biến động
QL là một môn khoa học sử dụng trỉ thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn như toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã hội học Nó
còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tỉnh tế cao dé đạt tới mục đích
Trang 22QL là một dạng lao động đặc biệt Hoạt động QL có các chức năng cơ bản sau: Chức năng kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá trình
QL Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một
trình tự nhất định, lôgíc với một chương trình hành động cụ thể để đạt được những
mục tiêu đã được hoạch định, trước khi tiến hành thực hiện các nội dung mà chủ thê
QL dé ra Kế hoạch đặt ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tô chức và
những mục tiêu định sẵn mà tô chức có thê hướng tới và đạt được theo mong muốn,
dưới sự tác động có định hướng của chủ thể QL
Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp với
những nguồn lực (ahẩn lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn
nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống
một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất
Đây là một chức năng quan trọng, tạo thành sức mạnh của tổ chức để thực
hiện thành công kế hoạch, như V.I Lê-nin nói: Tổ chức là nhân tố sinh ra hệ toàn
vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành một thề thống nhất, người ta gọi là
hiệu ứng tô chức
Chức năng chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định để mục tiêu
trong dự kiến thành hiện thực Trong quá trình chỉ đạo phải bám sát các hoạt động,
các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình, đúng kế hoạch đã định Đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa, uốn nắn không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ thống nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược mà kế
hoạch đã đề ra
Chức năng kiểm tra đánh giá: Thu thập những thông tin ngược từ đối tượng QL trong quá trình vận hành của hệ thống để đánh giá xem trạng thái của hệ thống
đã đến đâu, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được đến
mức độ nào? Trong quá trình kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá
trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa mục tiêu, đồng thời tìm ra nguyên
Trang 23thực hiện cho quá trình QL tiếp theo
Mối quan hệ giữa các chức năng QL và hệ thống thông tin được biểu diễn
bang sơ đồ chu trình QL như sau:
Thông tin
So dé 1.1 Mô hình chư trình quản lý
Các chức năng QL tạo thành một chu trình QL, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại, làm tiền đề cho nhau, khi thực hiện hoạt động QL
trong quá trình QL thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tắt cả các giai đoạn với vai
trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể QL thực hiện các chức năng QL và đưa ra được các quyết dinh QL
1.2.2 Quản lý giáo dục a Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là một hoạt
đông chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch
sử xã hội qua các thể hệ, đồng thời là một động lực thúc đây sự phát triển của xã
hội Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các
cơ sở, tạo nên một hệ thống các cơ sở giáo dục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải
có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác
quản lý giáo dục để quản lý các cơ sở giáo dục có trong thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những khái niệm khác nhau về quản lý giáo dục
Theo quan niệm của Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục địch, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo
Trang 24hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội
tự là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến it” [21] Theo tac gia Tran Kiêm, QLGD được xét trên hai cấp lên trạng thái mới về
Đối với cấp vĩ mô: “QLGD là hoạt động tự giác của chủ thẻ quản lý nhằm
huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả nguồn
lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển GD, đáp ứng yêu
Đối với cấp vi mô: “QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thẻ HS, cha mẹ HS và các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nha truong” [13]
Như vậy, những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng tựa chung thì Quản lý giáo duc được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù
hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa
Trang 25đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.[8]
Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Thông qua quá trình quản lý làm sao đưa các hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để din dat được các mục tiêu giáo dục Các hoạt động trong nhà trường bản thân nó đã có tính giáo dục song cần có sự quản lý, tổ chức chặt chẽ mới phát huy được hiệu quả của bộ máy
Mục tiêu của quản lý nhà trường:
- Dam bảo kế hoạch giáo dục kế tiếp, tuyển sinh HS vào đúng số lượng theo
kế hoạch giáo dục hằng năm, đúng chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT Duy
trì sĩ số HS và hạn chế tối đa số HS lưu ban, bỏ học
~ Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, quá trình dạy học và giáo dục, tiến hành các
hoạt động giáo dục theo đúng chương trình, đảm bảo đạt yêu cầu của các môn học
và hoạt động giáo dục
- Xây dựng đội ngũ GV của nhà trường đồng bộ, có đủ loại hình và chất lượng
ngày càng cao Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có nghiệp vụ tương ứng thích
hợp, am hiểu về đặc thù giáo dục trong công việc của mình
~ Từng bước hoàn thiện, nâng cao CSVC-TBDH, phương tiện - kỹ thuật, phục vụ tốt các HĐDH và giáo dục Xây dựng và hoàn thiện môi trường giáo dục lành
mạnh thống nhất
~ Thường xuyên cải tiến công tác QL trường học theo tỉnh thần dân chủ hoá nhà
trường, đảm bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, hiệu quả các HĐDH và giáo dục
“Trong lý luận và thực tiễn khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại:
Trang 26~ Quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hoá các chủ trương
đường lối, chính sách giáo dục, thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để
đưa nhà trường đạt các mục tiêu đề ra
Tóm lại, quá trình giáo dục trong nhà trường được xem như một thể thống
nhất gồm 6 thành tố có mối quan hệ gắn bó với nhau Quản lý nhà trường chính là
Quản lý các thành tố của quá trình dạy học và có thể mô tả như sau: M
M: Mục tiêu day học
Th ZL r N:_ Nội dung dạy học
P: Phuong phap day hoc Th: Thay giáo Tr: Tro (HS) QL N\ , Đ: Điều kiện (CSVC) § QL: Quan ly
Sơ đơ 1.3 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường nói chung, quản lý nhà trường THCS học nói riêng về bản
chất là quản lý con người Điều đó tạo cho các chủ thê (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽ không những chỉ bởi cơ chế hoạt động của
những tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội — nha trường, mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lý của chính bản thân giáo viên và học sinh Trong nhà trường, giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý
Với tư cách là đối tượng quản lý, họ là đối tượng tác động của chủ thể quản lý (hiệu
trưởng); với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ tự quản lý Cho nên, quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của người hiệu trưởng, mà là trách nhiệm
chung của tắt cả các thành viên trong nhà trường 1.2.3 Bồi dưỡng học sinh học yếu
a Khái niệm học sinh học yếu
Trang 27kiểm yếu, không có trình độ hiểu biết và nhận thức như những người bạn cùng trang
lứa và học lực của các em xếp loại Yếu, loại Kém theo Thông tư số 58/2011/TT-
BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông [3] b Khái niệm bồi dưỡng
Theo từ điển Tiếng Việt: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm
chất
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng có thể coi là một quá trình
cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học
và thường xuyên được xác định bằng một chứng chi”
Qua các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm bồi dưỡng như sau: Bỏi đưỡng
thực chất là bồ sung kiến thức, kỹ năng đẻ nâng cao trình độ trong lĩnh vực nào đó,
giúp con người mở mang hoặc nâng cấp hệ thống tri thức, kỳ năng, kỹ xảo nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả của công việc đang làm e Bồi dưỡng học sinh học yếu
Là hoạt động dạy học của giáo viên đợc tô chức với mục đích nhằm giúp các
em học yếu nắm lại kiến thức căn bản và giúp các em có bước tiến bộ trong học tập để theo kịp cùng các bạn khác trong khối lớp học
1.3 HOẠT DONG BOI DƯỠNG HỌC SINH HỌC YÊU Ở TRƯỜNG THCS
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhà nước phát triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” (Điều 35) Luật giáo dục
năm 2005 cũng đã nêu rõ: “Tô chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục
khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục ” (Điều 53) nhằm giúp học sinh hoàn
thành chương trình và tốt nghiệp bậc học, người thây giáo còn có một nhiệm vu rat quan trọng là quan tâm bi dưỡng học sinh yếu đề các em có được những kiến thức
cơ bản
Trang 28sự, là giúp học sinh lấy lại được căn bản, củng cố lại kiến thức Và người quản lý về
chuyên môn phải tìm ra được giải pháp, cách nghĩ, cách làm, đồng thời tạo mọi điều
kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh than dé giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với công
việc giảng dạy của mình
Hơn nữa, sản phẩm giáo dục được tạo ra không chỉ do từng giáo viên riêng rẽ, mà của tập thể giáo viên qua từng lớp học phải có sự tác động quản lý của người
gần gũi với mình sao cho các hoạt động giáo dục được diễn ra một cách đồng bộ,
nhịp nhàng và cuối cùng đạt hiệu quả cao
Mặt khác, qua việc bồi dưỡng học sinh học yếu sẽ:
~ Giúp học sinh học yếu củng cố kiến thức cơ bản, bỗ trợ những kiến thức học
sinh bị hỏng từ các lớp dưới, nhằm giúp cho các em có thể đạt được những yêu cầu
chuân về kiến thức và kỹ năng cơ bản của các môn học và bậc học đề tiếp tục học
lên lớp trên và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
~ Giúp học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tỉnh
thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đồng thời cũng giúp cho các em có hứng
thú ham học khi các em cảm thấy mình được quan tâm, được thầy cô giúp đỡ, dạy
bảo để các em học tốt trở thành người có ích cho xã hội sau này
~ Giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thé, chỉ tiết bồi dưỡng học sinh học yếu
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban, thực
hiện tốt “Mới không với HS ngôi nhằm lớp ”
1.3.2 Nội dung bồi dưỡng học sinh học yếu
Sự yếu kém trong học tập của học sinh biểu hiện khá đa dạng, song nhìn chung thường có 5 đặc điểm: nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng; tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng chậm; năng lực tư duy yếu; phương pháp học tập chưa tốt; thờ ơ
với các giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà Do đó, để có thể giúp đỡ học sinh học yếu một cách có hiệu quả, GV cũng như các nhà quản lý trong
nhà trường cần nắm vững 5 đặc điểm này, theo đó nội dung bồi dưỡng học sinh hoc
Trang 29Một cách phô biến trong một giờ học, kết quả của sự học đòi hỏi người học phải đạt chuẩn tối thiểu về thái độ, kiến thức và kỹ năng tương ứng cho từng lớp học, cấp học, bậc học mà các nhà giáo dục gọi là tiền đề xuất phát cho quá trình học
tập, bồi dưỡng và rèn luyện Tuy nhiên, với những học sinh học yếu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì có nhiều, trong số đó có nguyên nhân đa số học sinh học
yếu bộc lộ nhiều “lỗ hông” về kiến thức, kỹ năng; nếu chậm khắc phục thì trong quá
trình học tập, “lỗ hông” cũ chưa kịp lấp đầy, “lỗ hồng” mới tiếp tục xuất hiện và
theo đối tượng học yếu ngày càng học yếu; cho nên trách nhiệm của giáo viên cần
tạo tiền đề xuất phát cho quá trình học tập, giúp đỡ học sinh học yếu có cơ hội theo
kịp nhóm học sinh học khá giỏi trong lớp
Với đối tượng học sinh học yếu, trong hai hình thức tái hiện: tái hiện tường
minh và tái hiện ảnh tà, nên dùng hình thức thứ nhát, tức là nói rõ kiến thức kỹ năng
cần ôn luyện là nhằm chuẩn bị cho việc học nội dung nảo trong buôi học chính khóa
sắp tới Làm như vậy là đề tăng cường hiệu lực hướng đích và khơi dậy động cơ,
nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sự học đạt hiệu quả
- Lấp “lỗ hông” kiến thức, kỹ năng:
Kiến thức có nhiều “lỗ hồng” là một bệnh phô biến của học sinh học yếu
Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lắp lỗ “hông” kiến thức và kỹ năng,
nhưng chỉ để phục vụ cho một nội dung sắp học Còn trong mục này, việc “lỗ héng”
kiến thức, kỹ năng được đề cập một cách tổng quát, không phụ thuộc vào ý đồ
chuẩn bị cho một bài học cụ thể nào
Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên quan tâm phát hiện và phân loại những “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng của học sinh Những “lỗ hỗng” nào điển hình
mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết
trong nhóm học sinh học yếu
Thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, giáo viên cũng
Trang 30
mình và ‘ach ty lip những “lỗ hông” đó
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng và tăng cường luyện tập mang tính vừa sức:
Đối với học sinh học yếu, giáo viên nên coi trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng cơ bản, nền tảng hơn là chạy theo mục tiêu mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ
năng Trong những,
ết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ
chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng của học sinh học yếu Vì vậy, khi làm
việc riêng với nhóm học sinh học yếu, cần dành thời gian để các em tăng cường
luyện tập mang tính vừa sức
Được bước theo những bậc thang vừa sức với mình, học sinh học yếu sẽ đỡ bị
hụt hẵng, để từ đó có nhiều khả năng leo lên hết các nắc thang dành cho các em, dé
chiếm đến được kiến thức, kỹ năng mà chương trình yêu cầu Những nắc thang đầu dù có thấp, những bước chuyển bậc dù có ngắn nhưng khi học sinh thành công sẽ
tạo nên một yếu tố tâm lý rất quan trọng, đó là các em sẽ tin vào bản thân, tin vào
sức mình và từ đó các em có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua tình trạng học yếu
~ Rèn luyện kỹ năng học tập:
'Yếu về kỹ năng học tập là một tình hình phô biến của học sinh học yếu Hơn nữa, có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng học yếu đối với một bộ phận những học sinh thuộc đối tượng này Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu là giúp đỡ các em về phương pháp học tập
Ngoài việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng học tập, giáo viên cần lưu ý
là đối với học sinh học yếu cần bồi dưỡng cho các em ngay cả những hiểu biết sơ
đăng về cách thức học tập như:
+ Hiểu, nắm vững lý thuyết trước khi rèn luyện kỹ năng;
+ Đọc thật kỹ tiêu đề bài học;
+ Ghi chép, trình bày hình vẽ rõ rằng; + Luôn rèn thói quen viết nháp
Giáo viên quan tâm và luôn đặt yêu cầu học sinh khắc phục những thói quen
Trang 31bài học trước khi học bài
Tóm lại, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh học yếu phải phân loại được trình
đô học sinh để chọn nội dung dạy cho phù hợp, cho học sinh làm bài tập từ mức độ
thật là dễ đến khi các em giải được những kiến cơ bản rồi thì giáo viên mới kiểm tra
lại vào ngày hôm sau xem các em còn nhớ bài hay không để có cách dạy một cách phù hợp với học sinh, Ngoài ra, giáo viên còn phải phân chia nhóm, quan tâm
giúp đỡ, khuyến khích để các em ham học vì những em học yếu đa số là các em lười
học, chán học
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh học yếu
a Phương pháp tổ chức bôi dưỡng học sinh học yếu
'Để đạt mục tiêu, nội dung bồi dưỡng học sinh học yếu trong các cơ sở giáo dục,
đào tạo nói chung và các trường THCS nói riêng, cần thực hiện quy trình sau đây:
~ Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm đề lập danh sách cụ thẻ, tìm hiểu nguyên
nhân, phân loại học sinh theo các tiêu chí như hỏng kiến thức, chậm tiếp thụ, thiểu năng trí tuệ, bệnh tật, lười biếng, chán học, gia cảnh, bị lôi kéo,
~ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung ở nhà trường
~ Tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu cho từng khối lớp, từng môn học, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng giáo viên có chuyên môn vững, có kinh nghiệm, có năng lực và có tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh học yếu
~ Thực hiện công tác kiểm tra, đánh gid, duy trì nề nếp dạy và học
~ Liên hệ và phối hợp với gia đình trong việc bồi dưỡng học sinh học yếu ~ Tổ chức sơ kết, tổng kết và động viên khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực trong dạy và học, chú ý đến những học sinh học yếu có tiến bộ
b Hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh học yếu
Một số hình thức dạy bồi dưỡng học sinh học yếu như sau:
~ Hoạt động ngoại khóa: Giáo viên các tỗ chuyên môn tổ chức hoạt động ngoài giờ
học chính khóa, mỗi tháng một lần đẻ giúp học sinh củng có lại kiến thức
Trang 32dén 5 tiết, tuy nhiên vì một số lớp còn trống tiết trong thời khóa biểu mà thực tế chỉ
học 3 tiết cho nên nhà trường chủ động bố trí thêm 1 — 2 tiết học bồi dưỡng, những
tiết học này có mục đích bồi dưỡng học sinh học yếu, được gọi là “dạy bồi dưỡng tăng tiết”
- Dạy bồi đưỡng trái buổi: Nhà trường chọn ra những học sinh nào thuộc đối
tượng học sinh học yếu, sắp xếp theo nhóm đối tượng học yếu theo các môn học lớp uôi học chính khóa mỗi tuần 2- 3 buôi, mỗi
học, xếp thời gian học bồi dưỡng
buổi học không quá 3 tiết
lôi bạn cùng tiến”: GVCN lớp phân
~ Phong trào học sinh “học nhóm”
công những học sinh khá giỏi kèm cặp các bạn học yếu, cụ thể các em khá giỏi nhắc
nhở các bạn học yếu những nội dung cần thiết học tại nhà, hướng dẫn giải bài tập
khó, kiểm tra bài cũ trước khi đến lớp Những học sinh này được GVCN giao nhiệm vụ giúp đỡ các bạn học yếu thực hiện chế độ báo cáo tình hình học tập của các bạn mà mình kèm cặp cho GVCN Sau đó, những thầy cô này báo cáo lên BGH nhà
trường để nắm tình hình học tập, bồi dưỡng của học sinh học yếu
~ Dạy bồi dưỡng trong hè: Căn cứ vào kết quả tông kết năm học, hiệu trưởng
nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu trong thời gian nghỉ hè, mục đích của việc tổ chức bồi dưỡng trong hè là nhằm giúp cho các em thuộc diện thi lại
một số môn học có thể đạt yêu cầu được lên lớp Mặt khác, củng có kiến thức và tạo
môi trường sinh hoạt lành mạnh cho học sinh không có điều kiện, cơ hội tiếp cận
loại hình giải trí, sinh hoạt đòi hỏi tài chính
1.3.4 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh học yếu ở trường THCS
Là hoạt động chung của tất cả các trường trung học cơ sở, bất kỳ một ngôi trường phô thông nào cũng chú ý đến công tác bồi dưỡng học sinh học yếu Sau khi
khảo sát đầu năm xong có kết quả khảo sát chúng ta sẽ lập danh sách những em có
điểm dưới trung bình, rồi tiền hành họp phụ huynh đầu năm đề thông báo kế hoạch
bồi dưỡng học sinh học yếu BGH phân công giáo viên dạy bồi dưỡng, rồi sau đó
trường tiến hành lấy ý kiến phụ huynh và có kế hoạch bồi dưỡng các em để các em
Trang 33Trong tất cả các sản phẩm của người lao động thì riêng sản phẩm của nghề
giáo chúng ta không cho phép có sản phẩm kém chất lượng Nói như vậy có nghĩa là nhiệm vụ của chúng ta phải đào tạo những con người phát triển toàn diện Tuy
nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều học sinh học yếu Các em yếu có rất nhiều
nguyên nhân như: không được sự quan tâm của gia đình, lười học, mải chơi, hổng
n thức con số này rải rác ở tất cả các trường
Tổ chức bồi đưỡng học sinh, động viên khen thưởng biểu dương kịp thời với
những tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh Và cuối cùng đòi hỏi người GV phải rất
kiên trì vì việc bồi dưỡng học sinh hoc yếu không thể một sớm một chiều
14 QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG HỌC SINH HỌC YẾU Ở
TRUONG THCS
1.4.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS
Hing nam, vào đầu năm học mới các trường THCS tổ chức khảo sát học sinh đầu năm Sau đó, các trường báo cáo kết quả khảo sát học sinh nộp về Phòng
GD&ĐT Phòng chỉ đạo các trường THCS lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu
từng năm, từng học kỳ, cho từng khối và quy định những môn học mà học sinh học
yếu giáo viên phải dạy bồi dưỡng Thực hiện sự chỉ đạo đó, các trường THCS phải tiến hành các nội dung:
a Déi với Ban giám hiệu
~ Liên hệ với cơ quan chủ quản, hội đồng bộ môn tiếp sức cho đội ngũ GV các
biện pháp kĩ thuật
- Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp rút kinh nghiệm giúp đỡ nhau có hiệu qua
- Lập kế hoạch về công tác bồi dưỡng học sinh học yếu, học sinh ngồi nhằm
lớp trong từng học kì và trong từng năm học cụ thể
- Tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng và chuyền giao chất
lượng hàng năm
~ Thiết lập hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học sinh qua giáo viên
Trang 34- Hiệu trưởng phân công từng bộ phận lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh học
yếu Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhập và lưu giữ hồ sơ đầy đủ,
báo cáo học sinh có tiền bộ hay không tiền bộ từng giai đoạn
~ Xây dựng bộ hồ sơ quản lý, chỉ đạo học sinh học yếu như chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài
- Thiết lập số đầu bài theo dõi, theo dõi đánh giá giờ dạy
lợp chặt chẽ với Công đoàn động viên đoàn viên lao động triển khai im tòi các biện pháp giúp đỡ học sinh học yế:
ï với Tổ chuyên môn
Kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh học yếu thực hiện như sau:
~ Phân loại trình độ học sinh sắp xếp lớp theo từng đối tượng riêng biệt lớp học sinh trung bình khá, lớp học sinh học yếu
- Tang cường giúp đỡ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực sư phạm còn hạn chế, tổ chức chuyên đề và thường xuyên rút kinh nghiệm theo tổ hoặc theo
nhóm từng bộ môn nhằm định hướng cách dạy từng loại bài, từng đối tượng học
sinh trong đó định rõ biện pháp kĩ thuật tạo cơ hội cần thiết dé tiếp cận học sinh hoc
yếu, kèm cặp giúp đỡ, tiếp sức từng đối tượng học sinh một cách phủ hợp
~ Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu, giúp
đỡ đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung, phương pháp dạy học có hiệu quả
~ Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm qua các tiết dạy chính khoá đã chú trọng đến đối tượng học sinh học yếu
~ Cùng với BGH quản lý giáo viên trong tổ về chuyên môn cũng như các hồ sơ có liên quan Điều chỉnh kế hoạch dạy bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng
học sinh ở từng giai đoạn
¢ Đối với giáo viên bộ môn
~ Lập hồ sơ theo dõi học sinh học học yếu vào đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ và bàn
giao cho giáo viên dạy sau này
- Giáo viên giảng dạy thực hiện chương trình bồi dưỡng học sinh học yếu và
Trang 35
~ Thực hiện kế hoạch giảng dạy và soạn bài khi nhà trường bố trí bồi dưỡng
học sinh học học yếu, soạn đảm bảo 2 yêu cầu cần tối thiểu là kiến thức và kĩ năng
để học sinh tiếp nhận
~ Phối hợp với GVCN trong công tác nâng cao chất lượng giờ dạy
- Giáo viên giảng dạy trên lớp ở từng phần của mỗi tiết học cần lựa chọn hình
thức hoạt động cho học sinh cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm được thời gian để
tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho giáo viên tiếp cận học sinh học yếu nhằm kèm
cặp, hướng dẫn, tiếp sức cần thiết trong mỗi tiết dạy Mỗi học sinh học yếu phải
hoạt động tối thiểu như nhắc lại định nghĩa, định lý, quy tắc, đọc đoạn văn, từ vựng, chia thì tác nâng cao chất lượng học sinh học yếu và ngồi nhằm lớp do đó cần quan tâm Nội dung này được coi là biện pháp trọng tâm chủ yếu nhất trong công
thường xuyên và triển khai liên tục
- Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của giáo viên đối với học sinh
trong các tiết luyện tập, bài kiểm tra của học sinh cần sửa lỗi thật kĩ, tạo mẫu về bài
làm đồng thời nắm chắc những chỗ học sinh học yếu đề bô sung kịp thời
~ Thực hiện ký số đầu bài và nhận xét sau mỗi tiết bồi dưỡng
- Giáo viên bộ môn lưu trữ theo dõi hồ sơ học sinh học yếu trong suốt năm học Cuối năm học nộp lại cho chuyên môn để làm cơ sở chủ yếu để chuyền giao chất lượng giữa các bộ môn giữa các lớp cho năm học sau
Sẽ đối chiếu kết quả học tập cuối năm trước và điểm khảo sát đầu năm học
mới xem có chênh lệch học sinh học học yếu bao nhiêu thì có đẻ xuất với tô trưởng,
tô trưởng báo cáo cho BGH nhà trường biết để đề ra, điều chỉnh thay đổi kế hoạch
bồi dưỡng hạn chế tình trạng học sinh học yếu 4 Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách
~ Lập hỗ sơ theo dõi học sinh học yếu ngồi nhằm lớp đầu năm học, giữa kỳ,
cuối kỳ và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ
Trang 36
- Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp sơ đồ lớp hợp lý thuận tiện để có cơ hội giáo
viên bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời
~ Kết hợp với hội cha mẹ học sinh động viên tinh thần vật chất cho con em và
hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy theo quy định Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh
~ Kết hợp với giáo viên bộ môn, liên Đội thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp
e Đối với Liên Đội và các bộ phận khác
- Kết hợp với GVBM, GVCN và nhà trường thống kê rà soát lại số học sinh
học yếu để cùng với BGH và phụ huynh học sinh trao đổi tìm ra hướng dạy bồi
dưỡng thích hợp để nâng dân chất lượng giáo dục của trường
~ Phát động phong trào “Đôi bạn học tập”, “Nhóm học tập” Các em học khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ những em học yếu và thường xuyên kiểm tra bài của các em
học yếu trước khi vào lớp học, nếu bạn nào không chịu học các em sẽ báo lại với
GVCN để có biện pháp xử lý, còn bạn nào học có tiến bộ thì cũng đẻ xuất với
GVCN, cả lớp và toàn trường cùng động viên khen ngợi GVCN sẽ báo cáo cho Tổng phụ trách Đội tình hình học tập của các “đôi bạn” hoặc các “nhóm” này xem
các em học có tiến bộ hay khơng
Ngồi những giờ giáo viên dạy bồi dưỡng, GV còn dặn dò và cho bài tập các
em về nhà tự học và tự làm sau đó các em mang đến trường GV sẽ gọi các em lên
bảng sửa bài xem mức độ các em nắm kiến thức đã học được như thế nào, có nhớ
bài hay không để sau đó GV điều chinh cách dạy của mình một cách kịp thời cho
phủ hợp với trình độ học sinh để giúp các em nắm bài một cách dễ dàng
1.4.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCSẼ a Déi với Ban giám hiệu
Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn
cụ thể của ngành giáo dục đối với công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học yếu,
ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học, cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha
Trang 37nhà trường triển khai các biện pháp thực hiện và thông qua các chỉ tiêu thi dua đến
cuối năm học Sau đó tiếp tục đưa ra bàn bạc trong Ban đại diện CMHS đầu năm
Căn cứ kế hoạch của Phòng GD&ĐT, căn cứ tình hình nhà trường và kết quả
khảo sát chất lượng đầu năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ tiết cụ thể, phát
động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch năm học và đề ra các giải pháp chủ yếu
trong triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, tổ chức ký kết giao
ước thi đua thực hiện nhiệm vụ Hình thức bồi dưỡng thông qua dạy tăng tiết tự
chọn bám sát, bồi dưỡng trái buồi hoặc dạy bồi dưỡng trong hè
Nhà trường tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của từng
học sinh, kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV
bồi đưỡng Chỉ đạo GVCN, phối hợp đồng bộ kịp thời với GVBM, với các tổ chức
đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ HS, tô chức thông báo kết quả và tình
hình học tập cụ thể của từng HS theo định kỳ cho gia đình
Triển khai cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và “Mỗi thây cô giáo là một tắm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Thực
hiện nghiêm túc cuộc vận động “7⁄4 khéng” do Bộ GD&ĐT phát động, cương
quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm
tra, thi cử trong nhà trường
b Đắi với Tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn
Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm
huyết và có kinh nghiệm để bồi dưỡng giúp đỡ HS học yếu Dạy bồi dưỡng HS học yếu bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động
viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó
để tiến bộ
Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, những lỗ hỏng kiến thức của từng học sinh học yếu để tập trung bù đắp, bỏ sung kiến thức Không tạo không khí căng
thẳng, không được có lời lẽ và thái độ nặng nÈ với các em trong giờ dạy và trong
các lần kiêm tra
Trang 38tạo điều kiện cho HS học yếu được tham gia phát biểu, sửa bài trước lớp Tổ chức
phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt động nhóm để HS học yếu được tham gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm và tự tin hơn trong học tập
¢ Đối với giáo viên chủ nhiệm
Đây mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu
giờ: tô chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bai tap đầu buổi học, phân công cán bộ lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dưới sự hướng dẫn của GVCN
Tổ chức sinh hoạt tập thể để phát huy tính chủ động, tự quản và thi đua học tập
của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểu dương, khen ngợi kịp thời các HS học yếu có
nhiều cố gắng Đồng thời qua tiết sinh hoạt tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực
Giáo viên chủ nhiệm đề xuất với nhà trường, với chính quyền, đoàn thê xã hội
trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, HS gia đình nghèo được đến trường, đi học chuyên cần Thường xuyên thông
tin liên lạc, tổ chức họp CMHS vào mỗi học kỳ và động viên gia đình tạo điều kiện
để con em đi học, đối với số HS học yếu phải hướng dẫn gia đình cách tô chức và
kiểm tra con em tự học, làm bài ở nhà
Bao đảm duy trì tốt sĩ số học sinh, hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học, học
sinh học yếu cho đến kết thúc năm học, GVCN phải sớm phát hiện ngăn chặn kịp
thời HS có dấu hiệu bỏ học, chán học, học lực sa sút, xác định nguyên nhân học
sinh bỏ học, thành lập tổ công tác đến gia đình đẻ vận động học sinh trở lại trường
4L Đối với Cơng đồn, Đội TNTP Hồ Chí Minh
Cơng đồn nhà trường triển khai thực hiện phong trào “7y cô giáo nhận đỡ:
đầu, giúp đỡ học sinh khó khăn học yếu” hỗ trợ bằng tỉnh thần và vật chất đề các
em yên tâm học tập và tiến bộ
Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà trường là nòng cốt của các phong trào thi đua
“Dạy tốt - học tốt”, tô chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”,
Trang 39ở nhà”,
Cơng đồn và Liên Đội nhà trường phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục tỉnh thần “/ương zkân tương ái ” tặng vở, sách giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công HS khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS học yếu, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn
e Đối với phụ huynh học sinh
Phụ huynh HS cần trang bị đầy đủ SGK, vở, dụng cụ học tập cho HS Quan
tâm tạo điều
iên cho các em tham gia các lớp bồi dưỡng học sinh học yếu, không nên tự ái khi thấy con em mình tham gia các lớp đó
Phụ huynh HS cần tăng cường quản lý giờ giấc, nề nếp sinh hoạt và học tập của HS ở trường và ở nhà, đặc biệt là giáo dục tốt cho HS thái đô, động cơ học tập
đúng đắn Thẻ hiện trách nhiệm to lớn trong công tác phối hợp với nhà trường
£ Đắi với Chính quyền địa phương
Phát huy tối đa vai trò, chức năng nhiệm vụ của chính quyền, các đoàn thể địa
phương Tích cực huy động sự tham gia phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của chính
quyền, lực lượng đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm, góp công góp của cùng tham
gia thực hiện phong trào giúp đỡ học sinh khó khăn
Chủ động đề xuất với Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học và các nhà hảo tâm
của địa phương để quyên góp, giúp đỡ HS nghèo, HS khó khăn vẻ vật chất, tỉnh thần,
miễn giảm học phí, tặng quần áo, sách vở cho các em có hoàn cảnh khó khăn
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS Chỉ đạo là một chức năng quan trọng và cần thiết cho việc hiện thực hóa các
mục tiêu Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo
cho mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự Thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý cần đảm bảo những vấn đề sau:
a Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ
Trang 40thể cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch, đúng vị trí công tác của họ
thông qua những quyết định quản lý
b Thường xuyên đôn đốc, động viên
Cùng với việc giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, quản lý còn phải thường
xuyên đôn đốc thuộc cấp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ và chất lượng Động
viên kịp thời nhằm phát huy mọi khả năng của con người vào quá trình thực hiện
mục tiêu của tổ chức
e Giám sát và điều chỉnh
Thực hiện hoạt động giám sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng thực hiện
kế hoạch đã được xác định, kịp thời phát hiện những điển hình tốt để phô biến,
những khó khăn để giúp đỡ, khắc phục, những thiếu sót để kịp thời uốn nắn hoặc
điều chinh kế hoạch nếu không sát thực tiễn hoặc do tình hình khách quan có những
biến đổi
4 Thúc đẩy các hoạt động phát triển
Tạo động lực thúc day mọi người ham thích, mong muốn hoàn thành tốt
nhiệm vụ và duy trì năng suất lao động cao
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu
a Mục đích kiểm tra, đánh giá
Hoạt động bồi dưỡng giúp đỡ học sinh học yếu trong giai đoạn hiện nay ở trường THCS có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Do đó, cần tăng cường việc kiểm tra, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu để giúp cho Hiệu trưởng có những thông tin cần thiết, từ đó để có kế hoạch khắc phục, điều chỉnh kịp thời, giải quyết những bắt cập để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh
b Nội dung kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức xây dựng kế hoạch
của BGH và GV
~ Kiểm tra, đánh giá hình thức tô chức hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu