1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng lực cho học sinh ở các trường THCS huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lăk

143 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 32,15 MB

Nội dung

Đề tài Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng lực cho học sinh ở các trường THCS huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lăk nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng hình thành NLHS ở trường THCS; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng hình thành NLHS ở các trường THCS huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng hình thành NLHS ở các trường THCS huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk.

Trang 1

DAI HQC DA NANG

TRUONG DAI HOC SU PHAM

LAI CAO DANG

QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN 'THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN EA KAR TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRUONG DAI HQC SU PHAM

LAI CAO DAN

QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN EA KAR TỈNH ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI VIỆT PHÚ

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MO DAU 1 Lý do chọn để tài Mục đích nghiên cứu

Khách thẻ và đối tượng nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3 4 Giả thuyết khoa học 5 6 Phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ve QUAN LY HOAT DONG DAY HOC MON TOAN THEO HUONG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐẺ

1.1.1 Nghiên cứu ở ngoài nước

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

12 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI

1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường 3222.222 9 1.2.2 Hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường trung học cơ sở 3

1.2.3 Năng lực -2 cssssrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrcce

1.2.4 Hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học 1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực

học sinh THCS -Ö18 1.3 LY LUAN VE HOAT ĐỘNG D DẠY HỌC MƠN TỐN THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS L8

1.3.1 Mục tiêu dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh

Trang 5

1.3.3 Phương pháp dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS 2 222212211 rrrrrerrree.20)

1.3.4 Hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực

học sinh ở trường THCS 2

1.3.5 Phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học mơn

Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS 23

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng

hình thành năng lực học sinh

1.4 QUAN LY HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỐN THEO HƯỚNG HÌNH

THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS 26

1.4.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng lực 26 1.4.2 Quản lý nội dung dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng lực -.27 1.4.3 Quản lý phương pháp dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS oo 28 1.4.4 Quản lý hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành 30 1.4.5 Quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy 23 24 học sinh ở trường THCS học sinh ở trường THCS năng lực học sinh ở trường THCS học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS 1.4.6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo

hướng hình thành năng lực học sinh

1.5 CAC YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA QUAN LY HOAT DONG DẠY HỌC MƠN TỐN THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NLHS Ở TRƯỜNG "5`

1.5.1 Các yếu tố khách quan - m

Trang 6

HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG 'THCS HUYỆN EA KAR TỈNH ĐĂK LẶK 37 2.1 KHAI QUAT VE QUA TRINH DIEU TRA, KHAO SAT THỰCTÍ TRANG 37

2.1.1 Mục đích khảo sát

2.1.2 Nội dung khảo sát a

2.1.3 Đối tượng kháo sát, dia bàn khảo sát

2.1.4 Tô chức khảo sát

2.1.5 Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sái

2.2 KHAI QUAT TINH HINH GD&DT HUYEN EA KAR, TINH DAK LAK 38

2.2.1 Khái quát về GD&DT huyén Ea Kar, tinh Dak Lak =

2.2.2 Tình hình giáo dục THCS huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Läk 40 2.3 THUC TRANG HOAT DONG DAY HOC MON TOAN THEO HUGNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐĂK LĂK wl

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV Toán về dạy học theo hướng Al

2.3.2 Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng

lực học sinh ở các trường THCS huyện Ea Kar, tinh Dak Lak

Trang 7

2.4.5 Thực trạng quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ hoạt đơng dạy học mơn Tốn - 2222 2tr8

2.4.6 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn

Tốn theo hướng hình thành năng lực học sỉnh "`

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG -.22 2ss ccec Õ2

2.5.1 Ưu điểm 62

2.5.2 Hạn chê 63 TIEU KET CHUONG 2

CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LÝ HĐDH MƠN TỐN THEO HƯỚNG

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN EA KAR, TĨNH ĐĂK LĂK 22122222222 21 -65 3.1 CÁC NGUYÊN TÁC CHUNG ĐÈ XUẤT BIEN PHÁP „65 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 22222 ttreerece.đổ

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 68

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 22-t-ereeeeeee.đổ

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 68

3.1.5 Bảo đảm tính hiệu quả ¬ 3.2 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐDH MƠN TỐN THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NLHS 6 CAC TRUONG THCS HUYEN EA KAR, TINH DAK LAK 66

3.2.1 Biện pháp I: Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS cho đội ngũ CBQL và giáo viên Toán ở các trường THCS

3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên chủ động vận dụng linh hoạt, sáng tạo

Trang 8

năng lực co = = SH 1

3.2.4 Biện pháp 4: Quản lý công tác giáo dục động cơ học tập, tổ chức hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực mơn Tốn cho học sinh 76

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở trường THCS 3.2.6 Biện pháp 6: Tạo dựng môi trường thuận lợi để GV và HS phát huy 81 tốt nhất vai trò của mình trong day học theo định hướng hình thành năng lực học sinh concern 83

3.3 MOI QUAN HE GIỮA CÁC BIEN PHAP 86

3.4 KHAO NGHIEM TINH CAP THIET VA TINH KHA THI CUA CAC

BIEN PHAP DE XUAT 87

3.4.1.Mục đích khảo nghiệm -222: 222222 rrrrrereee.B

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 87

3.4.3 Nội dung và kết quả khảo nghiệm 2-2222t<erreeeeeee.B7

TIEU KET CHUONG 3 - 92

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 222222222222222222Errrrrrrrreereeece.03)

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.96

QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (ban sao)

Trang 9

Cae chit viet tắt Các chữ viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu CBGV Cán bộ giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất DTTS Dân tộc thiêu số

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GDPT Giáo dục phô thông Gs Giáo sư GV Giáo viên HĐDH Hoạt động dạy học HS Hoe sinh HT Hiệu trưởng HTTCDH Hình thức tô chức đạy học KQHT Kết quả học tập KT-DG Kiểm tra - đánh giá MTDH Mục tiêu dạy học NDDH Nội dung day học NXB Nhà xuất bản NL Năng lực NLHS Năng lực học sinh

PGS Pho giáo sư

PPCT Phân phối chương trình

PPDH Phương pháp dạy học

PTDH Phương tiện đạy học

Trang 11

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

¡¡ |Š9 sánh chương trình giáo dục định hướng nội dung vi [| chương trình định hướng năng lục

2, _ |Š0 sánh giữa đánh giá theo heo năng lực với đánh giá theo | „, kiến thức, kỹ năng

2.1 | Quy mô mạng lưới trường lớp huyện Ea Kar năm 2015-2016 | 38 jo, | Thống kế số lượng đội ng cán bộ, giáo viên, nhân viên |

huyện Ea Kar năm học 2015 - 2016

a3, | Quy mô phát triển trưởng lớp THCS huyện Ea Kar trong 3] năm gần đây

24, | Cáo nhóm nội dụng khảo sắt về thực trọng quan niệm của | „¡ CBQL và GV Toán về dạy học hướng hình thành NLHS

25 Kết quả khảo sit đánh giá thực trạng quan niệm của CBQL B

và GV Toán về dạy học hướng hình thành NLHS

Các nhóm nội dung khảo sát về thực trạng nhận thức về tâm

2.6 | quan trọng và sự cần thiết của dạy học theo hướng hình thành |_ 43

NLHS

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức về tâm quan

2⁄7 [trọng và sự cần thiết của dạy học theo hướng hình thành | 43

NLHS

Các nhóm nội dung khảo sát về thực trạng tình hình thực hiện

2.8 | HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở các trường |_ 44 THCS

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng tình hình thực hiện

2.9 | HĐDH môn Toán theo hướng hình thành NLHS ở các trường |_ 44 THCS

Trang 12

319, | Các nhóm nội dung khảo sát về thực trạng hoạt động hoe tip |

mơn Tốn theo hướng hình thành NL của HS

ain Kết qua khảo sát đánh giá thực trạng về thực trạng hoạt động 7

học tập môn Toán theo hướng hình thành NL của HS

Các nhóm nội dung khảo sát về thực trạng quản lý mục tiêu

2.12 | dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành và phát triển| 48

NLHS

313, | Kết quả khảo sắt đình giá thực trang quản lý mục tê đy |

học môn Toán theo hướng hình thành và phát triên NLHS

ciia | Các nhóm nội đụng khảo sít về thực trang quản lý nội dụng |

đạy học mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

2s,_ | Kết quả khảo sắt đánh giá thực trạng quản lý nội dung dạy |

học mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

316, | Các nhóm nội dụng khảo sắt về thực trạng quản lý phương | pháp dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

217 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý PPDH môn 33

Toan theo hướng hình thành NLHS

Các nhóm nội dung khảo sát về thực trạng quản lý phương

2.18 | pháp học tập và phát triển NL tự học môn Toán theo hướng |_ 55 theo hướng hình thành năng lực cho HS ở các trường THCS

Kết quả khảo sát đánh giá về thực trạng quản lý phương pháp

2.19 | học tập và phát triển NL tự học mơn Tốn theo hướng theo |_ 55 hướng hình thành năng lực cho HS ở các trường THCS

a9 [oe nhóm nội dung khảo sát về thực trạng quản lý hình thức 56

tô chức dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

;ại, | Kếttà khảo sát đánh giá thực trạng quản lý HTTCDH mơn “Tốn theo hướng hình thành NLHS 37

Trang 13

Các nhóm nội dung khảo sát về thực trang quản lý PTDH và

2.22 | các điều kiện hỗ trợ HĐDH mơn Tốn THCS theo hướng |_ 58 hình thành NLHS

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý PTDH và các

2.23 | điều kiện hỗ trợ HĐDH mơn Tốn THCS theo hướng hình |_ 58 thành NLHS

Các nhóm nội dung khảo sát về thực trạng quản lý công tác

2.24 - | kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng hình |_ 60 thành NLHS

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác kiêm

2.25 |tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo hướng hình | 61 thành NLHS

3.1 [Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 88 3.2 [ Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 90

Trang 15

những bước phát triển nhảy vọt, đưa loài người sang kỷ nguyên công nghệ, thông

tin và phát triển kinh tế tri thức Chính sự phát triển nhanh chóng về thông tin cũng

như khoa học kĩ thuật đã làm thay đồi hình thái giáo dục Giáo dục đang chuyển dần từ giáo dục theo định hướng tiếp cận nội dung kiến thức sang giáo dục theo định hướng tiếp cận NL người học, theo đó người học khi tốt nghiệp ra trường có đủ các

pham chat, NL nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường lao động Hệ thông

giáo dục của Việt Nam để theo kịp với các hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới

cũng đã bắt đầu chuyên đồi sang hình thái giáo dục NL

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW, hội

nghị lần VIII BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là:

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo

theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” Trong đó

nhắn mạnh: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người

học, hài hòa đức, trí, thẻ, mỹ; dạy người, dạy chữ và day nghé” [7]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII của Dang CSVN đã khẳng

định: “Giáo đục là quốc sách hàng đâu Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo

dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chat

người học; học di đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn " [8]

Ở nhà trường phổ thơng, mơn Tốn là một trong những môn học thể hiện rõ nét nhất khả năng rèn luyện các phẩm chat của tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức

vào thực tiễn của người học; là một trong những môn học đóng vai trò là công cụ để

Trang 16

việc rèn luyện các thao tác tư duy, các phẩm chất, năng lực cho HS trong quá trình

học tập; chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện các kỹ năng thực hành, vận dụng

kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Bên cạnh đó trong quá trình học tập môn toán, HS còn bộc lộ những hạn chế như: chưa thực sự tự giác trong học tập; chưa tìm được phương pháp học tập tích

¡ vận động trong suy nghĩ, còn thụ động hoặc thiếu kiến thức cơ bản

Công tác quản lý HĐDH mơn Tốn THCS ở huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lãk đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bắt cập Đội ngũ

GV thực nhiện chưa tốt các yêu cầu đặt ra đối với HĐDH theo hướng hình thành

cực, lư‹

NLHS; công tác quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS chưa được quan tâm đúng mức; CSVC, TBDH hỗ trợ cho HĐDH còn thiếu, chưa đồng bộ

Đã có nhiều các đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về quản lý HĐDH trong

nhà trường phô thông, các đề tài đã đề xuất những biện pháp theo theo các quan

điểm, các cách tiếp cận khác nhau, trên những địa bàn khác nhau Tuy nhiên, vấn đề quản lý HĐDH theo hướng hình thành và phát triển NLHS ở các trường THCS còn ít được chú ý Vì vậy, nghiên cứu quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành

và phát triển NLHS ở trường THCS sẽ góp phần hướng đến đôi mới cung cách quản

lý và nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS nói chung và ở các trường THCS vùng cao, vùng khó khăn như huyén Ea Kar tinh Dak Lak néi riêng

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý:

hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lãk”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 17

3.2 Đất tượng nghiên cứu: Quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở các trường THCS huyện Ea Kar, tinh Dak Lak

4 Giá thuyết khoa học

HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở các trường THCS huyện

Ea Kar tỉnh Đăk Läk những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, song còn nhiều

hạn chế, bắt cập Nếu đề xuất và áp dụng được các biện pháp quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS có hiệu quả và phù hợp với đặc thù, thực tiễn của địa phương thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học mơn Tốn của các trường này, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở trường THCS

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng HĐDH, quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở các trường THCS huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lak

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành

NLHS ở các trường THCS huyện Ea Kar, tinh Dak Lak 6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH của CBQL và GV day mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở 15/18 trường THCS trên địa bàn huyện Ea Kar, tinh Dak Lak

Thời gian lấy số liệu nghiên cứu: trong 3 năm học 2013 - 2014; 2014 —

2015; 2015 — 2016

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 18

và quản lý dạy học ở trường phỏ thông

~ Tham khảo một số công trình nghiên cứu, các sách báo có liên quan đến đề

tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: gồm phiêu dành cho CBQL;

dành cho GV; dành cho HS nhằm thu thập thông tin về thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành và phát triển NLHS tại các trường THCS, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lak,

7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: tham khảo các bản báo

cáo tông kết năm học, kế hoạch năm học của các trường, ngành và một số báo cáo

hội thảo về công tác chuyên môn nhằm tông kết các kinh nghiệm quản lý HĐDH

môn Toán

7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: gặp gỡ, trực tiếp trao đôi, tọa đàm

hoặc thảo luận qua email với những chuyên gia, các nhà QLGD các cấp trong huyện

và ngoài huyện Ea Kar, tinh Dak Lak

7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm: về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp

được đưa ra trong luận văn

7.3.5 Phương pháp phỏng van

7.3 Phương pháp nghiên cứu bổ trợ

7.3.1 Phương pháp xử lý số liệu thống kê

7.3.2 Phương pháp so sánh để xử lý các kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH môn Toán theo hướng hình thành NLHS cho học sinh THCS

Trang 19

NLHS ở các trường THCS huyén Ea Kar, tinh Dak Lak Phần kết luận và khuyến nghị

Trang 20

MÔN TỐN THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN DE

1.1.1 Nghiên cứu ở ngoài nước

Dạy học theo định hướng tiếp cận NL đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường về dạy học theo định hướng tiếp cận NL người học đã được các nhà giáo dục bàn đến từ khá sớm, nhưng đến những năm cuối của thế kỷ XX, thuật ngữ

“năng lực” và các nghiên cứu về giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực mới

được đề cập và nghiên cứu một cách có hệ thống

Tiếp cận NL trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng được hình thành,

phát triển rộng khắp ở Mỹ vào những năm 1970 và trở thành một phong trào với

những nắc thang mới trong những năm 1990 ở Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales

Sở đĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực

hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận NL là cách thức có ảnh hưởng nhiều

nhất, được ủng hộ mạnh mẽ nhất để cân bằng giáo dục và quá trình dạy học, là

“cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn

cầu” [29] và là “một câu trả lời mạnh mẽ đối với những vấn đề mà các nhà

trường, cá nhân, tô chức đang phải đối mặt trong thế kỷ XXT [31, tr.46]

Khi tông kết các lý thuyết về các tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục,

đào tạo và phát triển, K.E Paprock [33] đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này

(i) Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm;

(ii) Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách;

Trang 21

Chính những đặc tính nói trên đã làm cho tiếp cận theo NL có những ưu thế

nỗi bật so với các cách tiếp cận khác trong dạy học

Theo § Kerka [30], những ưu thế đó là @® năng lực, người học sẽ bỗ sung những thiếu hụt của cá nhân đề thực hiện những p cân năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hình nhiệm vụ cụ thể của mình

() Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra (outcomes)

(iii) Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra, theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân

(iv) Hơn nữa, tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách

rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành

quả Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan

của những năng lực cần thiết dé tao ra các kết quả này là điểm được các nhà hoạch

định chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quan tâm

nhấn mạnh

Do những đặc tính và ưu điểm của tiếp cận dựa trên năng lực, các mô hình

năng lực và những năng lực được xác định đã và đang được xây dựng, phát triển, và sử dụng như là những công cụ cho việc phát triển rất nhiều chương trình giáo dục, đào tạo và phát triển khác nhau trên toàn thế giới

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề dạy học theo tiếp cận NL sớm được đưa vào nguyên lý

giáo dục trong nhà trường với phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp

với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với

giáo dục gia đình và xã hội”

đề quản lý, QLGD, quản lý HĐDH trong đó có đề cập đến vấn đề hình thành và

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn

Trang 22

Tuy không có công trình nào trực tiếp đề cập đến vấn đề này, nhưng thông

qua nghiên cứu các tác giả Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Mục [2], Nguyễn Thu Hà [10], Phạm Đỗ Nhật Tiến [26], Hoàng Hòa Bình [5], Nguyễn Vũ Bích Hiền [14] có thể thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như hiện nay,

dạy học truyền thống tập trung vào nội dung kiến thức không còn phù hợp nữa Vì

thé, để giáo dục Việt Nam sớm tìm thấy tiếng nói chung với các nền giáo dục tiên

tiến trong khu vực và thế giới thì điều quan trọng là phải nhanh chóng chuyển hệ

thống giáo dục của nước ta sang tiếp cận phát triên NLHS

~ Thiết kế chương trình dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Đây là phương diện thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất

là từ sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ § BCH Trung ương khóa XI về đơi mới

căn bản, tồn diện GD&DT

Có thê kể ra đây một số nghiên cứu của các tác giả Đỗ Ngọc Thống [25];

Lương Việt Thái [24], Nguyễn Công Khanh [I6]

Theo các tác giả, chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình định hướng nội dung; chú trọng việc truyền thụ cho người học hệ thống tri

thức khoa học vé các lĩnh vực khác nhau Còn chương trình dạy học định hướng NL

là chương trình định hướng kết quả đầu ra, nhằm mục tiêu phát triển NL người học

Chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc

quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đâu vào” sang điều khiển “đâu ra ”, tức là kết quả học tập của HS

~ Tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Theo các tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thu [3], tổ chức dạy học

theo định hướng phát triển NLHS là giúp HS thấu hiểu “học để làm gì - Học cái gì”

để có NL đích thực; đồng thời bồi dưỡng cho HS cách “Học hiệu quả” để có NL

Trang 23

đề

ốt yếu của quản lý” cho rằng: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự nỗ lực của cá

nhân đề đạt được mục tiêu quan trọng với điều kiện chỉ phí thời gian, công sức, tài

liệu, vật liệu, ít nhất và đạt kết quả cao nhất” Fridrick Winslow Taylo dua ra dinh

nghĩa “Quản lý là biết được chính xác điều mà bạn muốn người khác làm, và sau đó

hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhát” [19]

'Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý

¡, văn hóa, kinh tế,

(đối tượng quản lý) về các mặt chính bằng một hệ thống các

luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể

kiện cho sự phát triển của đối tượng” [9]

Theo Trần Kiểm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho

mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [17]

Với cách phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ “Quản lý” = “Quản” + “Lý”,

tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản” trong quản lý là hành động “quán xuyến”

bản thân, tô chức nhằm tạo ra nội lực bền vững cho bản thân tổ chức và cộng đồng

Hành động “Lý” trong quản lý là hành động thúc đây “nội lực” gắn với ngoại lực

thành nguồn lực tông hợp đề phát triển bản thân mình và cộng đồng thích ứng với

cac hoàn cảnh khác nhau theo động thái của thời gian và không gian Phân tích

phạm trù “Quản lý” thành “Quản + Lý” cốt đẻ nhận thức bề rộng của van dé dang đề cập Trong hành động thực tiễn điều hành, “quản” và “lý” luôn gắn bó với nhau

Sự tồn tại của một hệ thống đòi hỏi phải có sự ôn định và phát triển hài hòa hai mặt

này [1]

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có

chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức

vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Tác giả đã phân tích sâu nội hàm của

quản lý, xem đó là quá trình vận động đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận

đông phù hợp các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)

và kiểm tra [21]

Trang 24

hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, thông qua

các cơ chế và chức năng thích hợp nhằm đạt được mục tiêu quản lý b Quản lý giáo dục

Có nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục:

Theo D.V Khudominxki: QLGD là những tác động có hệ thống, có kế

hoạch, có ý nghĩa và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cắp khác nhau đến tắt

cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến các nhà trường) nhằm mục đích đảm

bảo việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của ho [18]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều

hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công tác đảo tạo thế hệ trẻ theo

yêu cầu phát triển của xã hội” [23]

QLGD nhìn chung được hiểu là “hệ thống những tác động có mục đích, có

kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng

trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất,

nguyên lý và đường lối phát triển giáo dục, mà tiêu điểm hội tụ là thực hiện quá trình DH - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến” Nhiều

nhà nghiên cứu thống nhất rằng, QLGD có nhiều cấp độ và có thể phân ra hai cấp ấp vĩ mô và cấp vi mô Việc phân chia quản lý vĩ mô và vi mô chỉ là

Theo Bùi Minh Hiền, ở cấp vĩ mô: “QLGD được hiểu là những tác động tự

giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cắp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trương) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo

dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục” [13]

Ở cấp độ vi mô, đó là QLGD trong phạm vi nhà trường, có thẻ xem đồng

nghĩa với quản lý nhà trường Bùi Minh Hiền cho rằng: “QLGD được hiểu là hệ

thống những tác động có hướng đích của HT đến các hoạt động giáo dục, đến con

Trang 25

tin v.v ), đến các ảnh hưởng bên ngoài đến nhà trường một cách hợp quy luật (quy

luật quản lý, quy luật kinh tế, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật xã hội ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [13]

e Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD Theo M.I Kôndacốp: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chinh, chúng ta hiểu nhà trường là một hệ

thống xã hội - sư phạm chuyên biệt Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức,

có kế hoạch và hướng dich của chủ thể quản lý đến tắt cả các mặt của đ

trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội — kinh tế, tổ chức — sư

phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ” [20]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với

ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [11]

Quản lý nhà trường là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng Quản lý nhà trường khác với các loại hình quản lý xã hội khác, được quy định bởi tính chất hoạt động sư phạm của nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý toàn diện KQHT trong nhà trường nhằm hoàn

thiện và phát triển nhân cách thế hệ trẻ một cách hợp lý, hợp quy luật, khoa học và

hiệu quả

Công tác quản lý nhà trường bao gồm: (1) Quản lý GV, HS; (2) Quản lý QTDH; (3) Quản lý CSVC, trang thiết bị trường học; (4) Quản lý tài chính trường học; (5) Quản lý quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng [11]

Có thể nói, Quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái hiện tại, tiến

lên một trạng thái mới phát triển bằng cách xây dựng, phát triển mạnh mẽ các

nguồn lực của hoạt động giáo dục, hướng các nguồn lực đó vào nâng cao chất lượng

Trang 26

1.2.2 Hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường trung học cơ sở a Hoạt động dạy học

Dạy học là một quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò Chủ thể hoạt

đông dạy là GV, chủ thể hoạt động học là HS Trong HĐDH, thầy và trò phối hợp

nhịp nhàng, ăn khớp; thầy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trò, giúp trò từng

bước trưởng thành hơn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra

'Bản chất của HĐDH được nhìn nhận ở tính thống nhất của hoạt động dạy và

hoạt động học Sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của quá trình thể hiện bản chất của quá trình nhận thức

HĐDH gắn li

một mục tiêu chung là phát triển toàn di với hoạt động giáo dục Cả hai hoạt động này đều hướng tới nhân cách người học

Nói tóm lại, HĐDH là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển,

tích cực, chủ động tự tô chức, tự điều khiển

lãnh đạo của GV, người học tự giác,

hoạt động nhận thức — học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học b Hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường trung học cơ sé

HĐDH mơn Tốn là hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS tự

mình chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản của Toán học và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ học tập ở HS Các HĐDH mơn Tốn được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức toán học hoặc vận dụng nội dung kiến

thức đó HĐDH mơn Tốn ở trường THCS thường liên quan đến các dạng hoạt động sau:

~ Nhận dạng và thể hiện: một phương pháp, một quy tắc, một định lí, một tinh chat

~ Những hoạt động toán học phức hợp: định nghĩa, định lí, chứng minh, giải toán quỹ tích, giải toán dựng hình

~ Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học: lật ngược vấn đẻ, xét tính

giải được, phân chia trường hợp

~ Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích, tông hợp, so sánh, trừu tượng

Trang 27

~ Những hoạt động ngôn ngữ: khi yêu cầu HS phát biểu một tính chất, giải

thích một định nghĩa, trình bày lời giải một bài toán 1.2.3 Năng lực

NL được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng các NL đó Từ giữa những năm 1930, trong nền Tâm lý học Liên xô có rất nhiều công trình nghiên cứu về NL của các tác giả nổi tiếng như

V.A.Crutetxki, VN Miaxisốp, A.G Côvaliốp, V.P laguncôva Những công

trình nghiên cứu này đã đưa ra được các định hướng cơ bản cả về mặt lý luận và

thực tiễn cho các nghiên cứu sau này của Tâm lý học Liên xô về NL Còn về thuật

ngit NL, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho ring, NL không phải là một thuộc

tính tâm lý duy nhất nào đó mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân, đáp

ứng được những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết

quả mong muốn [6]

Từ những năm 1980 trở lại đây, vấn đề NL lại tiếp tục nhận được sự quan

tâm của nhiều tác giả Thuật ngữ NL cũng được xem xét đa chiều hơn

'Tuy nhiên, qua các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có thể xem NL ở các phạm trù sau đây:

~ NL được quy vào phạm trù khả năng (ability, capaeity, possibility)

Đây là hướng tiếp cận NL thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm NL là

“&hả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh

cu thé” [32]

Chương trình giáo dục trung học bang Quebec, Canada, năm 2004, xem NL

là một “&há năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”

[34]

F.E Weinert cho ring NL là “tng hgp cac khd ndng va ky ndng sin c6 hoae

học được cũng như sự sẵn sàng của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và

Trang 28

Theo J Coolahan: NL duge xem nhu la "nhing khd nang co ban dua trén cơ sở trí thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục" [25]

Còn theo D Tremblay, NL là “khá năng hành động thành công và tiến bộ

dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực đẻ đối mặt với

các tình huống trong cuộc sống” [5, tr.4]

- NL được quy vào những thuộc tính cá nhân

Đây là hướng tiếp cận NL thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu trong nước

Phạm Minh Hạc xem NL là “một tổ hợp phức tạp những thuộc tính tâm lý

của mỗi người, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bao

cho hoạt động đó diễn ra có kết quả” [12, tr.334]

Nguyễn Quang Uẫn xem NL là “tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó

có kết quả " [27, tr.178],

Con theo Dang Thanh Hung, NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực

hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện

cu thé” [15]

Như vậy, NL là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân, được hình thành và

phát triển trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể; là sức mạnh tiềm tàng của con người trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn Khái niệm NL sir dung trong

luận văn này được hiểu là NL thực hiện, đó là việc sở hữu kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm nhân cách mà một người cần có để đáp ứng các yêu cầu của một

nhiệm vụ cụ thể; nói cách khác, phải ðiết làm (know-how), chứ không chỉ biết vả

hiểu (know-what)

1.2.4 Hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh

'HĐDH mơn Tốn theo định hướng hình thành và phát triển NLHS được xem

Trang 29

~ Thứ nhất, quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt động học mơn Tốn của HS

NL được thể hiện qua hoạt động và bằng hoạt động Đối với HS cũng như

vậy, NL của các em được thê hiện chủ yếu qua hoạt động học và bằng hoạt động học

Để hoạt động học trở thành phương tiện và môi trường phát triển NLHS thì bản thân

nó phải được tô chức sao cho có thể phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú nhận

thức của HS Ở một mức độ nào đó có thể nói, nét đặc trưng này phản ánh bản chất của HĐDH theo định hướng hình thành và phát triển NLHS đối với các môn học nói chung và mơn Tốn nói riêng

- Thứ hai, coi trọng khâu thực hành, vận dụng kiến thức, kỳ năng và thái độ của HS

NL chuyên biệt của mơn Tốn ở trường phổ thông là tổ hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS được hình thành trong quá trình học tập mơn Tốn; nhưng bản

thân chúng chưa phải là NL Muốn cho kiến thức, kỹ năng và thái độ này trở thành NL

của HS thì phải coi trọng khâu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái đội của HS

Thứ ba, lấy sự hình thành và phát triển các NL chun biệt của mơn Tốn cho HS làm mục tiêu của day hoc

HĐDH theo định hướng hình thành và phát triển NLHS cũng có thể được

xem là HĐDH định hướng vào đầu ra, nhấn mạnh người học cần đạt được mức NL

như thế nào sau khi kết thúc một quá trình dạy và học Nói cách khác, chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đối với HĐDH theo định hướng phát triển NLHS Vì thế, trước khi bắt đầu HĐDH mơn Tốn theo định hướng hình thành và

phát triển NLHS, cần xây dựng được các tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng, thể hiện rõ mục

tiêu dạy học; đồng thời thiết lập được các điều kiện và cơ hội để khuyến khích

người học có thể đạt được các mục tiêu đó

'Để có cách hiểu đầy đủ hơn về HĐDH theo hướng hình thành và phát triển NLHS,

Trang 30

Bảng 1.1 So sánh chương trình giáo dục định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lục “Thành tố HĐDH theo định hướng nội dung HĐDH theo định hướng phát triển NLHS Mục tiêu dạy học

Mục tiêu đạy học được mô tả không chỉ tiết và không nhất

thiết phải quan sát, đánh giá

được

Kết quả học tập cân đạt được mô tả chỉ tiết và có thể quan sát, đánh giá

được; thể hiện được mức độ tiến bộ

của HS một cách liên tục

Nội dung

dạy học

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên

môn, không gắn với các tình

huống thực tiễn Nội dung được quy định chỉ tiết trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhăm đạt được kết quả đầu ra đã quy định,

gắn với các tình huống thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chỉ tiết Phương pháp dạy học GV là người truyền thụ trí

thức, là trung tâm của quá

trình dạy học HS tiếp thu thụ động những trì thức được quy định sẵn GV chủ yếu là người tô chức, hướng dẫn HS tự lực và tích cực lĩnh hội tr thức Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề,

khả năng giao tiếp,

Hình thức

tô chức day

học

Chủ yêu dạy học lý thuyết

trên lớp học Tô chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại kha, NCKH, trai nghiệm sáng tạo; tăng cường ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học Đánh giá kết quả dạy

học Tiêu chí đánh giá được xây

dựng chủ yếu dựa trên sự ghỉ

nhớ và tái hiện nội dung đã

học Tiêu chí đánh giá dựa vào NL đầu

ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá

trình học tập, chú trọng khả năng

vận dụng trong các tình huống thực tiễn

Trang 31

1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh THCS Quản lý HĐDH là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích đề ra

Quản lý HĐDH chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sự chỉ đạo,

giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học

Quản lý HĐDH là một trong những nội dung quản lý quan trọng nhất ở trường phổ thông Việc quản lý HĐDH có thể tiếp cận theo những định hướng khác

nhau, tùy thuộc mục đích, yêu cầu của các chủ thể quản lý Nếu theo định hướng nội

dung, quản lý HĐDH tập trung nhiều vào việc truyền thụ kiến thức cho HS và kiểm

tra khả năng tái hiện kiến thức của các em Còn nếu theo định hướng hình thành và

phát triển NLHS, quản lý HĐDH tập trung nhiều vào chuẩn đầu ra của HS, vào sự

tiến bộ của HS trong quá trình dạy học Nói cách khác, quản lý HĐDH ở trường phổ thông theo định hướng hình thành và phát triển NLHS đòi hỏi, từ xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học đến

kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở trường phổ thông phải được tổ chức, điều

khiển theo định hướng phát triển NLHS

Từ đó, theo chúng tôi, quản lý HĐDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở trường THCS là quá trình quản lý MTDH, NDDH, PPDH, HTTCDH, PTDH, KT-ĐG kết quả học tập môn Toán đảm bảo sao cho nó đạt được mục tiêu hình thành và phát triển NLHS

143 LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN THEO HƯỚNG

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS

1.3.1 Mục tiêu dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

Trang 32

môn học và mục tiêu hình thành và phát triển các NL chuyên biệt môn Toán và các

NL chung của HS phổ thông Do vậy, mục tiêu dạy học môn Toán theo hướng hình

thành và phát triển NLHS có thể tồn tại dưới nhiều cấp độ: sau một tiết học, bài học

hoặc sau một chủ đề Toán Nhưng dù ở cắp độ nào, mục tiêu dạy học môn Toán

fau ra” của HS, đó

theo hướng hình thành NLHS cũng phải quan tâm đến kết quả

là các NL chuyên biệt của môn Toán và các NL chung cần hình thành và phát triển cho HS

1.3.2 Nội dung dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

a Nội dung dạy học môn Toán ở trường THCS

* Cung cắp cho HS những kiến thức, phương pháp toán học phổ thông

~ Những kiến thức mở đầu về số (từ số tự nhiên đến số thực); về biểu thức

đại số; về phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình và

bắt phương trình bậc nhất; về một số hàm số và đồ thị đơn giản

~ Một số hiểu biết ban đầu về thống kê

~ Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng; quan hệ vuông góc và song

song; quan hệ bằng nhau và đồng dạng giữa hai hình phẳng; quan hệ giữa các yếu tố của lượng giác; một số vật thể trong không gian

- Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học: dự đoán và chứng minh; quy nạp và suy diễn; phân tích và tổng hợp;

các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính

* Hình thành và rèn hại

bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bắt phương trình bậc nhất một ân, giải phương trình bậc hai một ẩn, giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ hình, đo đạc, ước lượng, Bước đầu hình thành khả năng vận dụng kiến thức

toán học vào đời sống và các môn học khác

* Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và hop logic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ

chính xác, bồi dưỡng các phẩm chát tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo Bước

Trang 33

ý tưởng của người khác

b Nội dung dạy học mơn Tốn ở trường THCS theo hướng hình thành NLHS

Nội dung dạy học môn Toán ở trường THCS theo hướng hình thành và phát triển NLHS phải hướng đến thực hiện MTDH theo định hướng hình thành và phát

lên NLHS Vì t quán triệt yêu cầu này

, khi lựa chọn, thiết kế nội dung dạy học, GV Tốn cần được

NDDH mơn Tốn được lựa chọn đưa vào trong mỗi tiết học, bài học phải

bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ góp phần hình thành và phát triển NL

của HS Ngoài những nội dung quy định trong chương trình mơn Tốn THCS, GV

có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức về mơn Tốn có nội dung gắn với

thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn sinh động, từ cuộc sống thực của HS mà hàng ngày

các em đang trải nghiệm

'Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung dạy học mơn Tốn trong mỗi tiết học, bài

học nhằm mục đích hình thành và phát triển NLHS trước hết phải đảm bao ding

theo chuẩn kiến thức kỹ năng mơn Tốn đã được Bộ GD&ĐT quy định đối với bậc học THCS, đó là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của mơn Tốn mà HS cần đạt được sau mỗi mỗi bài học, chủ đề, chủ điểm kiến thức

1.3.3 Phương pháp dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

PPDH theo quan điểm phát triển NL không chỉ chú ý tích cực hoá HS về

hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt

động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ

GV ~ HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển NL xã hội

Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng của môn học, cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Trang 34

- Phat huy tinh tich cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành va phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông

tin, , trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chát linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy

~ Trong QTDH mơn Tốn, GV có thể chọn lựa linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của mơn Tốn để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng

bat kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “//Š tự mình hoàn

thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”

~ Việc sử dụng PPDH theo hướng hình thành NLHS phải gắn chặt với các

HTTCDH Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những

hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài

lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ luyện tập, thực hành đề đảm

bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức mơn Tốn vào thực

tiễn đời sống, nâng cao hứng thú cho HS

~ Cần sử dụng có hiệu quả các TBDH, tích cực vận dụng sự hỗ trợ của CNTT

vào QTDH mơn Tốn Có thê sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần

thiết với nội dung học tập và phù hợp với đối tượng HS

PPDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS ở trường THCS được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

~ Dạy học thông qua tô chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự

khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được

sắp đặt sẵn Theo tinh thần này, GV là người tô chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt

động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến

thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

~ Chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác SGK và các tài liệu học tập, biết

cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái

quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng

tạo

Trang 35

“tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiễu hơn” Lớp

học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết

và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập

chung

~ Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến

trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát

triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo

lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

1.3.4 Hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

HTTCDH là hoạt động được tổ chức đặc biệt của GV và HS, được tiền hành

theo một trật tự nhất định, trong một chế độ nhất định

Tac giả Phạm Viết Vượng (2008) đã định nghĩa: “Hình thức tổ chức dạy học

là cách tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng

bài, phù hợp với điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho QTDH đạt kết quả

tốt nhất” [2§]

Mỗi HTTCDH được xác định tùy thuộc vào những mối quan hệ của các yếu tố cơ bản sau:

~ Dạy học có tính chat tập thẻ hay cá nhân

~ Mức độ hoạt động độc lập của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo;

~ Phương thức hướng dẫn, tổ chức và điều khiển của GV đối với hoạt động của HS;

~ Địa điểm và thời gian học tập

Đối với mơn Tốn, các HTTCDH có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tổ chức

HĐDH theo định hướng hình thành NLHS Định hướng đổi mới HTTCDH đáp ứng

yêu cầu hình thành NLHS là chuyền từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức

Trang 36

hỗ trợ HĐDH môn Toán như: GeoGegbra, Geometry Expression, Violet, Mathtype, MatLAB, Mathematica, các phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá

Với sự hỗ trợ của CNTT, GV có nhiều thuận lợi trong việc giúp HS hình thành các NL chuyên biệt của môn Toán như A/ đướng tượng không gian, NL mô hình hóa Toán học, NL sử dụng các công cụ, phương tiện học tập mơn Tốn GV dễ dàng minh họa các khái niệm toán học trừu tượng (đặc biệt là các khái niệm hình

học) Với sự hỗ trợ của các phần mềm toán học, GV rút ngắn thời gian trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng và các NL cần thiết cho HS sau tiết dạy

Tuy nhiên, khi sử dụng các PTDH và ứng dụng của CNTT vào HĐDH môn

Toán theo hướng hình thành NLHS, GV phải chú ý các yêu cầu: PTDH và sự hỗ trợ

của CNTT phải có tác dụng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển NL ty hoc, trên cơ sở đó trau dồi phim chat linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy

1.3.6 Kiếm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Toán theo lình thành năng lực học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐDH môn Toán ở trường THCS theo hướng

hình thành NLHS không chỉ nhằm kiêm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng mà phải

đánh giá đúng NL của HS; đánh giá phải giúp hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy của GV, cách học của HS ngay trong QTDH; Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghỉ hướng

nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá NL vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết

những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các NL tư duy bậc cao như

tư duy sáng tạo Đánh giá sự tiến bộ của học sinh; đánh giá bằng nhiều hình thức,

kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá định kỳ; sử dụng kết quả đánh giá một cách hop ly

Trang 37

Bang 1.2 So sánh giữa đánh giá theo theo năng lực với đánh giá theo kiến thức, kỹ năng Tiêu chí Đánh giá Đánh giá kiến thức, so sánh năng lực kỹ năng Mục đích chủ yếu nhất - Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã

học vào giải quyết vấn đề thực

tiễn của cuộc sống

~ Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ ~ Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục - Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau Ngữ cảnh

đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiền cuộc sóng của HS

Gan với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường Nội dung đánh giá - Những kiến thúc, kỹ năng, thái độ ở nhí

hoạt động giáo dục và những môn học, nhi

trải nghiệm của bản than HS

trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện) ~ Quy chuẩn theo các mức độ phát

triên năng lực của người học

- Những kiến thức, kỹ năng,

thái độ ở một môn học

- Quy chuẩn theo việc người

học có đạt được hay không

Công cụ

đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ

trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến

đánh giá trong khi học Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá tính day hoc, đặc biệt là trước và

sau khi dạy

Trang 38

“Tiêu chí Đánh giá Đánh giá kiến thức,

so sánh năng lực kỹ năng

- Năng lực người học phụ

~ Năng lực người học phụ thuộc thuộc vào số lượng câu hỏi, vào độ khó của nhiệm vụ hoặc - nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn bài tập đã hoàn thành

Kết quả đánh - Thực hiện được nhiệm vụ thành

giá càng khó, càng phức tạp hơn sẽ | - Càng đạt được nhiều đơn vị ` kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao được coi là có năng lực cao hơn hơn HÌNH

1.4 QUAN LY HOAT DONG DAY HQC MON TOAN THEO HU

THANH NANG LUC HQC SINH 6 TRUONG THCS

1.4.1 Quản lý mục tiêu dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

Mục tiêu dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành và phát triển NLHS ở

trường THCS bao gồm các mục tiêu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của mơn

Tốn và các mục tiêu về “đầu ra” về NL; bao gồm các NL chuyên biệt mơn Tốn và

các NL chung cần hình thành cho HS sau bài học Trong đó cần lưu ý, các mục tiêu

về phát triển NLHS phải được xác định một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thê

kiểm tra đánh giá được

Các nội dung quản lý mục tiêu dạy học môn Toán THCS theo hướng hình thành NLHS:

~ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV về việc đổi mới việc xác

định MTDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

~ Xây dựng kế hoạch hướng dẫn GV kỹ năng, phương pháp xây dựng MTDH mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

Trang 39

~ Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc GV trong việc thực hiện MTDH mơn Tốn

theo kế hoạch

~ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh kịp thời việc thực hiện

MTDH mơn Tốn theo kế hoạch đã đề ra

1.4.2 Quản lý nội dung dạy học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

NDDH mơn Tốn theo định hướng hình thành NLHS bao gồm những kiến

thức, kỹ năng, thái độ góp phần hình thành và phát triển NLHS Ngoài những nội dung quy định trong chương trình, SGK mơn Tốn THCS, GV có thể lựa chọn thêm

những nội dung kiến thức toán học xuất phát từ thực tế, gắn với những tình huống

đời sống thực của HS mà hàng ngày các em đang trải nghiệm

Các nội dung quản lý NDDH mơn Tốn THCS theo hướng hình thành NLHS

~ Xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng dẫn cho GV lựa chọn các nội dung,

các chủ đề kiến thức và các kỹ năng, thái độ, cần rèn luyện cho HS, dự kiến các NL cần hình thành cho HS sau mỗi nội dung học tập hoặc sau mỗi chủ đề kiến thức

- Hướng dẫn GV lựa chọn NDDH phù hợp với mục tiêu đã xác định NDDH

môn Toán ở đây bao gồm các nội dung quy định trong chương trình SGK môn Toán

THCS, các kiến thức mơn Tốn ngồi chương trình nhưng phủ hợp với bậc học có

nội dung gắn với thực tế, gắn với những tình huống đời sống thực của HS mà hàng

ngày các em đang trải nghiệm

= Chi dao GV thực hiện kế hoạch xây dựng nội dung dạy học theo hướng

hình thành và phát triển NLHS thông qua việc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo mơn Tốn, thơng qua việc xây dựng kế hoạch dạy học mơn Tốn, thơng qua việc

thiết kế bài dạy mơn tốn

~ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện NDDH mơn Tốn thơng qua cơng tác kiểm tra kế hoạch giảng dạy, hồ sơ giáo án; qua hoạt động dự giờ, thao giảng; qua các hoạt

động tổ chức hội thảo, chuyên đề Có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, giúp GV

Trang 40

1.4.3 Quản lý phương pháp day học mơn Tốn theo hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THCS

& Quản lý phương pháp giảng dạy mơn Tốn theo hướng hình thành NLHS

PPDH mơn Tốn theo quan điểm hình thành và phát triển NL không chỉ chú

ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện NL giải quyết vấn đè

học sinhtrí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV ~ HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển NL xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng của mơn Tốn, cần bỗ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển NL giải quyết các

vấn đề phức hợp

Các nội dung quản lý PPDH môn Toán theo hướng hình thành NLHS ở trường THCS:

~ Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về đổi mới PPDH mơn Tốn theo

hướng hình thành NLHS cho GV và HS Quán triệt, tuyên truyền rộng rãi về chủ

trương đổi mới “Căn bản, toàn diện giáo dục và đào rạo ” trong giai đoạn hiện nay Đông viên, khuyến khích GV và HS tham gia tích cực hoạt động đổi mới PPDH

~ Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH mơn Tốn theo hướng hình thành và

phát tiên NLHS HT phải coi việc lập kế hoạch đổi mới PPDH là yếu tố đầu tiên trong quá trình quản lí nhằm hoạch định hướng đi dé thực hiện tốt mục tiêu đổi mới

PPDH

~ Tổ chức bộ máy quản lí đổi mới PPDH, phân phối và sắp xếp nguồn lực tổ

Toán trong nhà trường theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đôi mới PPDH mơn Tốn đã đề ra

~ Chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH của GV và HS HT thực

hiện tác động cụ thê đến các thành viên của tổ Toán, nhằm biến những nhiệm vụ

chung về đổi mới PPDH môn Toán theo hướng hình thành NLHS thành hoạt động

thực tiễn của từng người

Ngày đăng: 04/08/2022, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w