Lý do chọn đề tàiMôi trường tự nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, môi trường tạo không gian sinh sống không thể thay thế, cung cấp nguồn tài nguyên cần thiế
Trang 1MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Môi trường tự nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, môi trường tạo không gian sinh sống không thể thay thế, cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất con người.
Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Quản lý thông điệp về bảo vệrừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộcsống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu” làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ báo chí, chuyên ngành quản lý báo chí – truyền thông để khảo sát, phân tích, đánh giá, tìm ra những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu hiện nay.
Công trình nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa đối với báo chí Lai Châu mà sẽ là kinh nghiệm đối với hoạt động báo chí của một số địa phương khác có điều kiện tương tự, góp phần phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế vào bảo vệ môi trường nói chung và môi trường rừng nói riêng hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận báo chí, lýthuyết truyền thông, khoa học quản lý và quản lý báo chí truyền thông
- Cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (1992) của tác giả Koontz Harold, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2 tập Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý, từ khái niệm, đến các nguyên tắc cơ
Trang 2bản và cả những kiểu mẫu quản lý, môi trường bên ngoài và những vấn đề quản lý quốc tế ở các phần tiếp theo, tác giả cung cấp cho người đọc kiến thức về lập kế hoạch, công tác tổ chức, xác định biên chế và kiểm tra trong quản lý.
- Khoa học quản lý của tác giả Lê Văn phùng, Nxb Thông tin, truyền thông (2015), cuốn sách cung cấp những nội dung và các khái niệm khoa học quản lý, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp quản lý, các hoạt động quản lý….
- TS Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báochí Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị - Hành chính.
Cuốn sách đề cập đến công tác lãnh đạo quản lý báo chí nói chung.
- PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB
Lao động Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về lý luận báo chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về chức năng và nguyên tắc cơ bản; về chủ thể hoạt động báo chí Tác giả có đề cập đến phóng viên nhưng chủ yếu nêu một số khái niệm về phóng viên, nhà báo - chủ thể hoạt động báo chí.
- Đinh Văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về tòa soạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy tòa soạn, đặc điểm lao động tòa soạn, công tác phóng viên.
- Đỗ Qúy Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông Cuốn sách tâp hợp một số bài viết, bài phát biểu trong quá trình công tác của tác giả, tập trung làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí, đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện để thông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo quản lý tốt.
Trang 3- Nguyễn Đức Lợi (Chủ biên) (2016), Thông tin báo chí với côngtác lãnh đạo quản lý, Nxb Thông tấn, Hà Nội Cuốn sách là nội dung cốt
lõi của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia: “Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” Các tác giả đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiễn trình đổi mới và hội nhập quốc tế Phổ biến kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới Phân tích những yếu tố tác động và khảo sát thực trạng vai trò của thông tin báo chí trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế Từ lý luận và thực tiễn, các tác giả khẳng định, thông tin báo chí góp phần quan trọng trong xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Báo chí cũng thamgia giám sát, phản biện xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý điều chỉnh chính sách đang thực hiện phù hợp với thực tiễn Các tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nhằm tiếp tục phát huy vai trò của thông tin báo chí phục vụ kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, quản lý, đồng thời đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý đối với thông tin báo chí, đáp ứng yêu cầu của sjw nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian mới.
- Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông Tấn,
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần, trong đó phần 1, báo chí đã phác thảo diện mạo báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới, quá trình lãnh đạo báo chí của Đảng, công tác quản lý nhà nước về báo chí, quy định về những sai phạm trên báo chí, nhận diện các sai phạm trên báo chí, định hướng phát triển của phát thanh và truyền hình Việt Nam, báo mạng điện tử ở Việt Nam.
Trang 42.2 Nhóm công trình nghiên cứu về thông điệp và quản lý thông
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan, bước đầu hình thành khung lý thuyết và qua khảo sát nhằm làm rõ những thành công, hạn chế trong quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khái quát, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý thông điệp bảo vệ rừng.
- Khảo sát, thống kê, phân tích công tác quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, thành công và hạn chế, nguyên nhân và những mặt còn tồn tại, những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Đề xất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và năng lực quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và
Trang 5chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu hiện nay và những năm tiếp theo.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu vấn đề quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu
Thời gian: Những tháng đầu năm 2021.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cáchg mạng; Hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển báo chí, truyền thông và quản lý hoạt động báo chí nói chung và lĩnh vực phát thanh tuyền hình nói riêng.
- Các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu đối với vấn đề bảo vệ rừng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu nhập, khảo cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở phương pháp luận và các công trình đi trước để tìm kiếm, kế thừa các thông tin, kiến thức và kinh nghiệm
Trang 6nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu bằng cách đọc các công trình lý luận về khoa học quản lý của một số tác giả, một số cuốn sách về báo chí – truyền thông Tham khảo, nghiên cứu một số công trình luận án và luận văn, những công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học đi trước Bên cạnh đó tham khảo các bài viết, các bài phát biểu, bài nói trong các tham luận, báo tạp chí truyền thông có nội dung liên quan đến vấn đề quản lý báo chí và quản lý thông điệp tại đài phát thanh và truyền hình.
- Phương pháp khảo sát
Dùng để khảo sát, thống kê các số liệu liên quan đến công tác quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu đội ngũ lãnh đạo quản lý trực tiếp tại đài phát thanh và truyền hình Lai Châu nhằm thu thập ý kiến đánh giá về những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
- Phương pháp phân tích nội dung
Được dùng để phân tích các nội dung các văn bản quản lý nhà nước về báo chí và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu, tác giả phân tích một số tài liệu như quy chế hoạt động, các văn bản luận báo chí, các văn bản dưới luật về báo chí thông tin – truyền thông và một số văn bản lưu hành nội bộ đài phát thanh và truyền hình Lai Châu.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trang 7Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
Luận văn trình bày khái quát thực trạng và vai trò của quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
Những đúc kết từ thực tế của luận văn đã phác thảo rõ nét thực trạng về công tác quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu nhằm đề xuất các giải pháp thay đổi và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường, các trung tâm, cơ sở đào tạo hiện nay.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục, luận văn bao gồm 3 chương, tiết.
Trang 8NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊNCÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN
HÌNH: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN1.1 Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm quản lý
1.1.2 Khái niệm môi trường, môi trường rừng
1.1.2.1 Môi trường1.1.2.2 Môi trường rừng
1.1.2.3 Bảo vệ môi trường rừng
1.1.3 Khái niệm quản lý, thông điệp, quản lý thông điệp và báo
1.1.4 Đài Phát thanh và Truyền hình
1.2 Vai trò của quản lý thông điệp bảo vệ rừng trên Đài Phátthanh và Truyền hình
1.2.1 Đối với chủ thể quản lý thông điệp
Quản lý thông điệp bảo vệ rừng trên báo chí góp phần hạn chếnhững thông tin sai lệch
Quản lý thông điệp bảo vệ rừng trên báo chí góp phần đạt đượcmục tiêu đặt ra trong tuyên truyền bảo vệ rừng
1.2.2 Đối với khách thể tiếp nhận thông điệp
Tiếp nhận thông tin nhanh chóng, khách quan, chính xác, có mụcđích, giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng
Trang 9Quản lý thông điệp phản ánh đúng điều công chúng cần, giúp côngchúng nhìn nhận sự việc với thái độ tôn trọng, hợp tác
1.2.3 Tính cấp bách của vấn đề bảo vệ rừng và đường lối củaĐảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ rừng
1.3 Những yêu cầu với việc quản lý thông điệp bảo vệ rừng trênĐài Phát thanh và Truyền hình
1.3.1 Thông điệp bảo vệ rừng phải đúng chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước và định hướng chiến lược của địaphương
1.3.2 Thông điệp bảo vệ rừng trên Đài phát thanh truyền hìnhphải đảm báo tính chính xác, khách quan, trung thực
1.3.3 Thông điệp bảo vệ rừng trên Đài phát thanh truyền hìnhphải đảm bảo tính thời sự cập nhật
1.3.4 Thông điệp bảo vệ rừng trên Đài phát thanh truyền hìnhphải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo
1.3.5 Thông điệp bảo vệ rừng trên Đài phát thanh truyền hìnhphải thường xuyên, liên tục
1.3.6 Thông điệp bảo vệ rừng trên Đài phát thanh truyền hìnhphải phù hợp với các đối tượng công chúng
Trong chương 1, tác giả tập chung hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên các chương trình của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu Nêu lên vai trò, đặc điểm, cơ sở pháp lý và nội dung quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên các chương trình của Đài phát thanh và Truyền hình.
Chương 1 đã đề cập đến những phương thức quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình của Đài phát thanh và Truyền hình Chỉ ra
Trang 10những vấn đề có tính nguyên tắc trong quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên các chương trình của Đài phát thanh và Truyền hình.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ BẢOVỆ RỪNG TRÊN CHƯƠNG TRÌNH “THỜI SỰ” VÀ CHUYÊNMỤC “RỪNG VÀ CUỘC SỐNG” CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ
TRUYỀN HÌNH LAI CHÂU
2.1 Khái lược về Đài phát thanh truyền hình tỉnh Lai Châu2.2 Thực trạng bảo vệ rừng và những thay đổi trong thông điệpbảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng vàcuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu
2.2.1 Thực tiễn bảo vệ rừng tại tỉnh Lai Châu
2.2.2 Những thay đổi trong thông điệp bảo vệ rừng trên chươngtrình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phátthanh và Truyền hình Lai Châu
2.3 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về bảovệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộcsống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu
2.3.1 Quản lý về tần suất xuất hiện thông điệp bảo vệ rừng trênchương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đàiphát thanh và Truyền hình Lai Châu
2.3.2 Quản lý nội dung thông điệp bảo vệ rừng trên chương trình“Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanhvà Truyền hình Lai Châu
2.3.3 Quản lý hình thức thông điệp bảo vệ rừng trên chươngtrình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phátthanh và Truyền hình Lai Châu
Trang 112.4 Đánh giá chung
2.4.1 Thành tựu và nguyên nhân2.4.2 Hạn chế
Chương 2 tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý thức thông điệp bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu hiện nay dựa trên các nội dung: về tần suất xuất hiện, nội dung thông điệp, hình thức thông điệp bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu.
Từ đó khái quát những thuận lợi, khó khăn trong quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu hiện nay.
CHƯƠNG III NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNGCAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ
BẢO VỆ RỪNG TRÊN CHƯƠNG TRÌNH “THỜI SỰ” VÀCHUYÊN MỤC “RỪNG VÀ CUỘC SỐNG” CỦA ĐÀI PHÁT
THANH VÀ TRUYỀN HÌNH LAI CHÂU
3.1 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý thông điệp vềbảo vệ rừng trên chương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng vàcuộc sống” của Đài phát thanh và Truyền hình Lai Châu hiện nay
3.1.1 Vấn đề nhận thức trong quản lý thông điệp3.1.2 Vấn đề đội ngũ nhân lực
3.1.3 Vấn đề cơ sở vật chất, phương tiện, khoa học công nghệ3.1.4 Vấn đề chất lượng nội dung, hình thức thông điệp
3.2 Một số giải pháp quản lý thông điệp về bảo vệ rừng trênchương trình “Thời sự” và chuyên mục “Rừng và cuộc sống” củaĐài phát thanh và Truyền hình Lai Châu hiện nay