Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV trường Cao đẳng Thương mại, luận văn Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Thương mại - Bộ Công thương trong giai đoạn hiện nay đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV trường Cao đẳng Thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1
PHAN THỊ HOÀNG LÊ
QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HQC
CUA GIANG VIEN TRUONG CAO DANG THUONG MAI - BO CONG THUONG
TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
LUAN VAN THAC Si GIAO DUC HOC
DA NANG, NAM 2017
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
PHAN THỊ HOÀNG LÊ
QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HQC
CUA GIANG VIEN TRUONG CAO DANG THUONG MAI - BO CONG THUONG
TRONG GIAI DOAN HIEN NAY Chuyén nganh: Quan ly giao duc
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Sĩ Thư
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4MO DAU —-
1 Tính cấp thiết của đẻ tài
2 Mục tiêu nghiên citu
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 2+22eetrreeerrrerrree 4 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 Phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu ki bá b b6
8 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ve QUAN LY HOAT TDONG NGHIEN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẢNG, ĐẠI HỌC
1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU
1.2 CAC KHAI NIEM CHINH CUA DE TAL
1.2.1 Khoa hoe
1.2.2 Nghiên cứu khoa học sec
1.2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học ¬ 1.244 Quản lý 2-2 212222 re TÚ
1.2.5 Quản lý hoạt động NCKH 7
13 HOẠT DONG NGHIEN CUU KHOA HOC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
CAO DANG, DAI HỌC TRONG BÓI CẢNH ĐÔI MỚI GD&ĐT
1.3.1 Tầm quan trọng của NCKH đối với GV 1.3.2 Các quy định về NCKH của GV aeons
Trang 51.5 NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG NCKH CỦA GV TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC 28
1.5.1 Yếu tố khách quan 7
1.5.2 Yếu tố chủ quan
TIEU KET CHƯƠNG 1 - -
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG NGHIÊN cứu KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẢNG THƯƠNG MẠI ~
BỘ CÔNG THƯƠNG „31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA TRUONG CAO DANG THUONG MAI ~ BO CÔNG THƯƠNG wl
2.1.1 Lịch sử hình thanh va phat trim cesses re 31
2 33
2.2 GIỚI THIỆU TÔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRANG QUAN LY HOAT
ĐỘNG NCKH CỦA GV TRƯỜNG CAO ĐÁNG THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THUONG ~ Ô 2.2.1 Mục tiêu khảo sát Š34 2.2.2 Nội dung khảo sát 222tr 34 34 Cơ cấu tổ chứ 2.2.3 Phương pháp khảo sát 2.2.4 Công cụ khảo sát 2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát 2.3 THUC TRANG HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HOC CUA GV
TRUONG CAO DANG THƯƠNG MẠI - BO CONG THƯƠNG 35
2.3.1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH -35 2.3.2 Thực trạng hoạt động NCKH của GV "— ST 2.3.3 Kết quả hoạt động NCKH của giảng viên see
Trang 62.4.2 Thực trạng quản lý công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai hoạt động
NCKH của GV trai.)
2.4.3 Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động NCKH của GV .52 2.4.4 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của GV 53 2.4.5 Thực trạng quản lý công tác sử dụng kết quả NCKH của GV 55 2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CUA GV TRUONG CAO DANG THUONG MAI - BO CONG THUONG 56 2.5.1 Mặt mạnh 2.5.2 Hạn chế 2.5.3 Cơ hội 2.5.4 Thách thức -2+222222212-2/227.-.11 re 59 2.5.5 Nhận định chung 59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61 CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LÝ HOẠT DONG NGHIÊN C CUU KHOA HQC CUA GIANG VIEN TRUONG CAO DANG THUONG MAI - BO CÔNG THƯƠNG “ 62 3.1 NGUYÊN TAC XAY DUNG CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG NCKH CUA GV 62 3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống -222222222 22.rtrrrrrrrrcee.B2 3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 62
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 222222.2217222222.7.21 re 6 3.1.4 Đảm bảo tính pháp quy se eS) 3.2 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG NCKH CUA GV TRUONG CAO
ĐĂNG THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG 6
Trang 7
3.2.3 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tiến độ và chất lượng
thực hiện đề tài 2 22222222t2tte.rererrrrrrrrrrrrrrerrrerererrreo.7E 3.2.4 Tăng cường bồi dưỡng năng lực NCKH cho GV 73
3.2.5 Tăng cường các nguồn lực và tạo lập môi trường thuận lợi phục vụ cho
hoạt động NCKH của GV - "” ˆ
3.2.6 Tăng cường hợp tác NCKH với các đơn vị, địa phương khác -79
3.2.7 Tăng cường công tác phổ biến, ứng dụng kết quả NCKH vào thực tign 80
3.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHAP „83
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CÁP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CUA CAC BIEN PHÁP s84 b20450900 co _Ì 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO eee IL
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI (Bản sao)
0000 00
PHỤ LỤC 2 „PL4
Trang 9Số hiệu Tên bảng Trang bảng Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động NCKH của Bang 1.1 GV 28 Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động NCKH hoạt động Bảng 2.1 NCKH 36
Thực trạng hoạt động NCKH của GV trường CĐTM trong
Bảng 2.2 giai đoạn hiện nay 37
Thái độ tham gia NCKH của GV trường CĐTM trong giai
Bảng 2.3 đoạn hiện nay - 38
Bang 2.4 | Lý do GV tham gia/ chưa tham gia NCKH 39 Bảng 2.5 | Các nguồn lực phục vụ hoạt động NCKH 41 Bảng 2.6 | Kết quả nghiệm thu các đề tài NCKH giai đoạn 2010-2015 | 43
Những khó khăn khi Thây/cô tham gia/ chưa tham gia
Bảng 2.7 NCKH 44
Số lượng bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành (2010-
Bảng 2.8 2015) k 7 ven ngành ( 45
Bảng 2.9 | Số lượng CBGV có bài đăng trên tạp chí (2010-2015) 4 Bang 2.10 | Thông kê các bài viết đăng trên kỹ yếu hội thảo (2010-2015) |_ 45
- Số lượng CBGV có bài đăng trên kỹ yếu hội thảo (2010-
Bang 2.11 2015) 46
Bang 2.12 | Cong tác xây dựng ké hoach NCKH 4T Bảng 2.13 | Công tác tô chức thực hiện kế hoạch NCKH 49 Bảng 2.14 | Công tác chi đạo giám sat hoạt động NCKH s2 Bảng 2.15 | Công tác tô chức kiêm tra, đánh giá hoạt động NCKH 54 Bang 2.16 | Cong tác ph biến, ứng dụng và lưu trữ kết quả NCKH 35
Kết quả đánh giá về mức độ cấp thiết va kha thi của các biện
Bảng 3.1 pháp 84
Trang 101 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, với sự “chuyển mình” trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự thay đổi chính sách từ “đóng cửa” sang “mở cửa” Việt Nam đã hợp tác toàn diện với các nước trên thế giới Trong bối cảnh toàn
cầu hóa và nền kinh tế tri thức, vấn đề đặt ra cho giáo dục đào tạo Việt Nam là phải
đây mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và để Khoa học - Công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác
khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đăng phải là lực lượng
nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Nghiên cứu khoa học (NCKH) và giảng dạy là hai nhiệm vụ cơ bản không thể tách rời của giảng viên (GV), đó còn là một giải pháp tích cực và hữu hiệu trong việc tạo nên chất lượng và thương hiệu của một trường đại hoc, cao ding NCKH
ngoài mục đích để nâng cao kiến thức, năng lực hỗ trợ GV trong công tác giảng
dạy, hoạt động này còn mang lại những giá trị phục vụ cho nhu cầu xã hội, phục vụ
cộng đồng Vì thế, NCKH được xem như là một yếu tố quan trọng trong quá trình
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nền giáo dục đại học ở nước ta đang thể hiện sự
bất cập giữa nghiên cứu và giảng dạy trong đội ngũ giảng viên: Tại hầu hết các
trường đại học và cao đẳng dường như giảng viên đặt nặng hơn đối với việc giảng
dạy và xem nhẹ hoạt động nghiên cứu Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ và
tương hỗ lẫn nhau; nếu chỉ thực hiện được một trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa,
giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình Đây chính là điểm hạn chế của
chúng ta và nếu không có giải pháp đúng đắn thì những mục tiêu đặt ra đều khó có
thể trở thành hiện thực, nhất là việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 201 1-
Trang 11đáp ứng nhu cầu xã hội”
Trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên Trường Cao đẳng Thương mại nói riêng đã đạt được
những kết quả nhất định Có nhiều kết quả nghiên cứu được áp dụng có hiệu quả
vào công tác quản lý, giảng dạy tại trường và các lĩnh vực khác của cuộc sống Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của đất nước như hiện nay, đánh giá một cách khách quan thì đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, lực lượng giảng viên tại trường
chưa đáp ứng được yêu cầu (cả về số lượng và chất lượng) đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Để hoạt động NCKH chuyển biến sâu sắc cả về mặt chất và lượng thì
công tác quản lý hoạt động NCKH đóng vai trò đặc biệt quan trọng Thế nhưng hiện nay, công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại
học, cao đẳng còn chậm đổi mới, biện pháp quản lý còn nặng về hành chính, thiếu
các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu thực sự, thiếu đầu ra cho các kết quả
nghiên cứu, các văn bản hướng dẫn, một số quy định chưa rõ ràng, chưa sát thực và
đồng bộ
Tất cả những điều đó làm hạn chế hoạt động NCKH nói chung và hoạt động
NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại nói riêng Đề có cái nhìn đúng đắn,
khách quan, khoa học và tìm ra những nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến công tác
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường trong thời gian qua, chúng tôi chọn đề tài: “Quán lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường
Cao đẳng Thương mại - Bộ Công Thương trong giai đoạn hiện nay” làm vẫn đề
nghiên cứu
'Với hy vọng qua đánh giá đúng thực trạng sẽ đề xuất được các biện pháp quản
lý các hoạt động NCKH của GV trong nhà trường, nhằm nâng cao năng lực NCKH
của GV, nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
Trang 12NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại đề xuất
đông NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại trong giai đoạn hiện nay
các biện pháp quản lý hoạt
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
~ Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại cứu: Quản lý hoạt động NCKH của GV Trường Cao đẳng - Đối tượng ngÌ Thuong mai 4.Gi thuyết khoa học
Trước thực trạng bắt cập của công tác quản lý hoạt động NCKH của GV nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại và đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp, khả thi khắc phục
những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV thì sẽ nâng cao số
lượng va chat lượng các đề tài NCKH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động NCKH của GV Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại
Đề xuất các biện pháp để đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động NCKH của
GV Trường Cao đẳng Thương mại trong giai đoạn hiện nay 6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quán lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của GV Trường Cao ding Thương mại từ năm 2010 đến nay và đề xuất biện pháp quản lý với tầm nhìn đến năm 2020
Dé tài tập trung vào các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường 7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu
Trang 13đề nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của vấn để nghiên cứu để nhận ra
những mối quan hệ biện chứng giữa chúng Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các tài liệu, sách, báo, tạp chí có liên quan đến hoạt động
NCKH của GV trong trường cao đẳng, đại học Trên cơ sở đó hình thành một hệ
thống lý luận định hướng cho quá trình nghiên cứu đề 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
phương pháp phỏng vấn; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp xin ý
kiến chuyên gia nhằm điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
NCKH của GV tại Trường Cao đẳng Thương mại Đồng thời góp phần khẳng định
tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows để xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát
8, Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên trường cao đẳng
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Trường Cao ding Thuong mại
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Trang 14NGHIEN CUU KHOA HQC CUA GIANG VIEN TRUONG CAO DANG, DAI HOC
1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa,
bước chuyển sang nền kinh té tri thức, cuộc cách mạng về khoa học công nghệ tạo ra cho giáo dục có thêm vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế trí thức, vừa là ha tằng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó là
nên giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển
của xã hội mới, tạo ra một bức tranh đa dạng của các hệ thống giáo dục thế giới,
nhưng vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó là: Nâng cao chất
lượng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, thương mại hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo
dục ; đồng thời tạo ra sức ép cho các hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong
đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng Để cung cấp cho xã hội những con
người có khả năng làm việc tốt, thích ứng với sự vận động không ngừng của trỉ thức mới, phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại, đòi hỏi các trường đại học cao đẳng phải nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học
Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đối
với một trường đại học, cao đăng Đây là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ,
thúc đây lẫn nhau Nghiên cứu khoa học còn là một giải pháp tích cực và hữu hiệu
trong việc tạo nên chất lượng và uy tín các trường đại học và cao đẳng Quản lý hoạt động NCKH cũng là bộ phận của quá trình đào tạo ở trường đại học và cao
đăng Vì thế trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như:
“Nghiên cứu khoa học của GV - yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng
Trang 15
“Những vấn đề giảng viên cần quan tâm đến nghiên cứu khoa học trong những năm
tới"(TS Lê Tấn Đạt - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng) bên cạnh đó, cũng có nhiều học viên cao học đã lựa chọn quản lý hoạt động NCKH ở trường đại học, cao
dang làm đề tài nghiên cứu của mình như: Nguyễn Thị Tâm (2014), “Biện pháp
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học kỹ thuật Y ~ Dược Da Nẵng”, Phan Thanh Hiển (2013), “Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Trà Vinh”, Nguyễn Thị Cảm Liên (2008) “Những biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính
trị - Hành chính khu vực III trong bối cảnh phát triển hiện nay”
Những vấn đề nghiên cứu ở trên, các tác giả đã tập trung nghiên cứu đánh giá
năng lực nghiên cứu của đội ngũ GV; các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động NCKH; Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV ở các loại hình trường đại
học, cao đăng và ở các vùng miền khác nhau
Đối với Trường Cao ding Thuong mại - Bộ Công Thương khi nghiên cứu về
Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV Trường Cao đẳng Thương mại - Bộ
Công Thương trong giai đoạn hiện nay, đây là vấn đề mới mẻ và có tính cấp thiết 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Khoa học
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,
xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được
thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết” [08, tr.508]
Theo tác giả Nguyễn Văn Lê, “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư
duy, hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên
cơ sở thực tiễn xã hội” [09, tr.12]
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, “Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về mọi
Trang 16mới về tự nhiên và xã hội Những tri thức mới này, tốt hơn, có thê thay thế dần
những cái cũ, không còn phủ hợp Khoa học là động lực phát triển xã hội 1.2.2 Nghiên cứu khoa học
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “Nghiên cứu khoa học là quá trình hoạt đông nhằm thu nhận tri thức khoa học Nghiên cứu khoa học có hai mức độ: Kinh
nghiệm và lí luận, luôn tác động qua lại với nhau”{08, tr 16]
Theo tác giả Nguyễn Văn Lê, “Nghiên cứu khoa học là quá trình sử dụng những phương pháp khoa học, phương pháp tư duy, để tìm hiểu về đề tài nghiên
cứu, để nâng cao trình độ hiểu biết của mình, đề giải quyết những nhiệm vụ lý luận
hay thực tiễn do yêu cầu cuộc nghiên cứu đề ra” [09, tr.19]
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản
chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học vẻ thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp
mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới” [05, tr.20]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng, “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc
biệt của con người Đây là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch được tổ chức
chặt chẽ của một đội ngũ các nhà khoa học với những phẩm chất đặc biệt, được đảo tạo ở trình độ cao”; “Nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, đó là quá trình sáng tạo, phát hiện chân lý, phát hiện những quy luật của thế
giới, của đội ngũ các nhà khoa học nhằm vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc
sống” [L7, tr21]
Nhu vậy nghiên cứu khoa học là việc tìm kiếm, xem xét, điều tra để từ những
dữ kiện có được (số liệu, tài liệu, kiến thức đã có .) đạt đến một kết quả mới hơn,
cao hơn, giá trị hơn
Nếu đối tượng của công việc là một vấn để khoa học thì công việc ấy gọi là
Trang 17mới hơn, cao hơn, giá trị hơn Nghiên cứu khoa học có các đặc trưng sau
~ Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận
thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức để sử dụng vào cải tạo thế giới
~ Chủ thể của NCKH là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo bài bản ~ Khách thể của NCKH là thế gi nhiên, xã hội và tư duy mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra trỉ bao trùm các sự vật, hiện tượng của tự thức khoa học
- Đối tượng của NCKH là tri thức khoa học Trí thức khoa học có những điểm khác với tri thức thông thường Tri thức thông thường là những tri thức mà “Bằng
các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và xã hội xung
quanh, từ đó có những kinh nghiệm sống, những hiểu biết về mọi mặt” Tri thức thông thường được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt lại cho nhau, chúng dần được hoàn thiện
Trí thức khoa học là “ kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế
hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện” [17, tr26 ] Trí thức khoa học và tri thức thông thường có sự khác nhau nhưng
lại có mối quan hệ mật thiết với nhau
~ Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận động
của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm áp dụng chúng vào sản xuất vật chất hay tạo
ra những giá trị tỉnh thần, để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người
~ Quá trình nghiên cứu thường thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu được
tô chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi quan niệm rằng: Nghiên cứu khoa học là hoạt động xã hội hướng vào nhận thức thế giới khách quan, là quá trình sáng tạo,
phát hiện chân lý, phát hiện những quy luật của thế giới nhằm vận dụng những hiểu
Trang 18Đó chính là hoạt động sản xuất tỉnh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tr thức khoa học tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hội Hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm các đặc
trưng sau đây: - Tinh mi
NCKH là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc những sáng tạo mới Đây là đặc điểm quan trọng nhất của NCKH
- Tính tin cậy: Tinh tin cậy là một thuộc tính của sản phẩm khoa học Một kết quả NCKH phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện giống nhau
~ Tính khách quan: Đây vừa là một đặc điểm, vừa là một tiêu chí của NCKH Những nhận định khoa học không dựa trên suy đoán cảm tính hay linh cảm, mà dựa trên bằng chứng khoa học
~ Tính rải ro: Tính rủi ro của NCKH xuất phát từ tính mới Trong mỗi đề tài
NCKH bao giờ cũng có đặt giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu Giả thuyết đặt ra ban
đầu có thê đúng hoặc sai dẫn đến thành công hay thất bại trong NCKH Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân: Chủ quan hoặc khách quan, do nhận thức, cách đặt vấn đề hoặc giải quyết vấn đề của người nghiên cứu hoặc do các điều
kiện không tốt của các công cụ hỗ trợ Tuy nhiên, trong NCKH thất bại đó cũng là
một kết quả, kết quả này cũng cần được tổng kết để những nhà nghiên cứu về sau khỏi lãng phí nguồn lực
- Tính kế thừa: Thê hiện ở việc một NCKH thường kế thừa các kết quả
nghiên cứu của những người đi trước ở cả các lĩnh vực gần xa Trong thực tế, khi bắt đầu tìm kiếm và xác định đề tài nghiên cứu, bao giờ nhà nghiên cứu cũng tìm kiếm các thông tin, những công bố khoa học liên quan đến vấn đề đang dự định
nghiên cứu Việc kế thừa thành quả nghiên cứu vừa giúp cho các nhà nghiên cứu
vừa tiết kiệm thời gian tiền bạc, vừa giúp có được nguồn thông tin tham khảo đảm
Trang 19Chính vì vậy NCKH luôn có tính kế thừa
- Tính cá nhân: Thể hiện ở chỗ trong NCKH vai trò của cá nhân mang tính
quyết định cho dù công trình có do một tập thể thực hiện Tính cá nhân thể hiện
trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân
- Tính phỉ kinh tế: Thê hiện ở chỗ lao động NCKH rất khó định mức một
cách chính xác như trong sản xuất vật chắ
Có những nghiên cứu đòi hỏi máy móc
đặc biệt, thiết bị đắt tiền, nhưng nó chỉ sử dụng cho NCKH và trong một giai đoạn
nhất định, cho nên sự khấu hao đối với các công cụ này là điều khó thực hiện Mặt khác, lao động trong NCKH là một lao động đặc biệt, tiền hành trong một thời gian dài, tốn nhiều công sức nhưng lại không thể đo lường, định mức được như những
lao động khác (có thể tính tốn khối lượng cơng việc hoặc tính lượng sản phẩm) Vì
vậy, khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong các NCKH Ngay cả khi kết quả
nghiên cứu có thể mang lại giá trị kinh tế nhưng đôi khi không thu được lợi nhuận do không áp dụng được trong xã hội hiện tại Vì thế, tính phi kinh tế được xem là
một đặc trưng của NCKH
‘Tom lai, hoạt động NCKH chính là các hoạt động được thông qua việc chủ trì
thực hiện các chương trình, dự án, đề tài NCKH các cấp; các hoạt động phát triển
công nghệ; thực hiện các hợp đồng KH-CN; hoạt động viết giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, Đặc trưng đầu tiên của hoạt động NCKH là kết quả nghiên cứu phải mang lại điều gì mới mẻ và phải có tính kế thừa Để phát huy hiệu quả của hoạt động NCKH và tăng cường tính thông tin, phải công bố các kết quả
nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, báo cáo tại các hội thảo khoa học trong và
ngoài nước đề có thê áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, phát huy tính kế thừa và các cấp đễ dàng thực hiện quản lý hoạt động NCKH
1.2.4 Quần lý
Theo tir điển Bách khoa Việt Nam, “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ
thống có tô chức thuộc các giới khác nhau, bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ồn định
Trang 20mục tiêu của hệ thống đó.”
Theo Đặng Quốc Bảo thì: “Hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào
nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ôn
định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới và đưa tổ chức phát triển”:
Nhu vậy quản lý chính là hoạt động tạo ra sự ôn định và thúc đây sự phát triển của
tô chức đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn
Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có đề đạt được các mục tiêu của tô chức Như vậy
chức năng cơ bản của quản lý là: Lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp
và kiểm tra
~ Kế hoạch hóa là hoạch định các công việc cin thực hiện một cách chủ động
và khoa học Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, giúp trù liệu cho việc thực hiện
đạt kết quả tốt Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn
thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất Kế hoạch hóa bao
gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi,
những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống
quản lý và bị quản lý trong nhà trường,
- Chức năng tổ chức: Là chức năng nhà quản lý thực hiện sau khi hoàn thành
việc lập kế hoạch Đây quá trình hình thành các cấu trúc quan hệ giữa các thành
viên, các bộ phận trong một tổ chức để phối hợp thực hiện thành công kế hoạch, đạt
được mục tiêu tông thê của tổ chức Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ,
sự vận hành và sức mạnh của tô chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý - Chức năng chỉ đạo: Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều
khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu
đã đề ra Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết
định và tổ chức thực hiện quyết định
Trang 21xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tô chức cho đến việc kiểm tra, đánh giá
~ Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản
lý và là chức năng của mọi cắp quản lý Kiểm tra là hoạt động nhằm thấm định, xác
định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định
Kiểm tra là một quá trình thường xuyên đề phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và
ngăn chặn, xử lí Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân Qua kiểm tra người quản lý cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời
gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra
1.2.5 Quản lý hoạt động NCKH
Từ các khái niệm trên, quản lý NCKH được hiểu:
Quản lý NCKH là bộ phận của quản lý quá trình đào tạo ở trường đại học,
cao đẳng bao gồm tập hợp các biện pháp của chủ thể quản lý tác động đến khách
thể quản lý nhằm tăng cường các tác động tích cực của việc nghiên cứu đến việc dạy của giảng viên và việc học của sinh viên nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH
của nhà trường
Quản lý NCKH là một bộ phận của Quản lý giáo dục nói chung, một nội dung của công tác quản lý nhà trường ở bậc Đại học và Cao đẳng
Qua tìm hiểu phân tích các khái niệm khái niệm như trên có thể hiểu rằng,
quản lý NCKH chính là xác định mục tiêu, cấu trúc của hệ thống NCKH và tác
động vào các thành tố cấu trúc sao cho hệ thống đạt được mục tiêu NCKH đã đề ra Quản lý hoạt động NCKH cũng có những đặc tính, chức năng của hoạt động quản lý nói chung Trong quản lý hoạt động NCKH, chủ thể quản lý chính là các đơn vị quản lý khoa học, các cơ quan, trường học, tác động lên các đối tượng
quản lý chính là các nhà khoa học, các GV bằng các chương trình, kế hoạch, điều
Trang 22mục đích của tổ chức
1.3 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẢNG, ĐẠI HỌC TRONG BOI CANH DOI MOI GD&DT
1.3.1 Tầm quan trọng của NCKH đối với GV
Theo Thông tư số: 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 về việc Quy định
chế độ làm việc của giảng viên nêu rõ “Giảng viên phải dành ít nhất 1⁄3 tổng quỹ
thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học” Điều đó
khẳng định rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của giảng viên nói riêng và của nhà trường nói chung
Đối với giảng viên tại trường đại học, cao đẳng, công tác giảng dạy luôn được
coi trọng là yếu tố then chốt, là công việc chính của người giảng viên Tuy nhi
đây mới chỉ là một phần yêu cầu của hoạt động chuyên môn của người giảng viên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy người giảng viên còn phải thường xuyên học tập, bồi dường kiến thức và đặc biệt là phải tham gia nghiên cứu khoa học Vì vậy, việc
NCKH luôn được các trường đẻ cao, chú trọng, đặt ra như một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực toàn
diện của giảng viên
Nói một cách chung nhất, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có hai
chức năng quan trọng, có tính chất cơ bản, đó là: Giảng dạy và NCKH Thực tiễn và
lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, NCKH và giảng dạy có mối quan hệ
biện chứng với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau NCKH tạo cơ
sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp Ngược lại,
công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH Do vậy, có thể khẳng
định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là một công cụ để đánh giá năng
lực chuyên môn của giảng viên
NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc
độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của GV, đồng thời
hình thành ở GV những phẩm chat của nhà nghiên cứu
Trang 23thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chinh, bổ sung
những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình
Một mặt khi tham gia NCKH GV vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn của mình, mặt khác vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn những kiến thức từ các chuyên ngành khác Quá trình thực hiện các hoạt động NCKH là cơ ¡ tốt đê GV có môi trường, cơ
bồi dưỡng năng lực NCKH Đây cũng là cơ sở cần thiết đề tiến hành đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy Điều này sẽ góp phần nâng cao chat lượng đảo tạo
Thông qua việc NCKH, sẽ tăng thêm sự hiểu biết về ngành nghề, góp phần
hình thành và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho GV, đồng thời NCKH tạo điều
kiện cho GV tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất Điều này sẽ giúp GV
có thể hòa nhập tốt hơn, chủ động hơn trong công việc của mình
Quá trình tham gia các hoạt động NCKH cũng đồng thời là quá trình giúp GV tự cập nhật thông tin, kiến thức một cách thực sự hiệu quả Hơn nữa, NCKH giúp
cho GV tiếp nhận thêm lượng kiến thức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá
và hoàn thiện lại những hiểu biết của bản thân
NCKH sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân GV, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội Vì, một
trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đó chính là mảng NCKH của GV, CBQL, viên chức của trường
Tom lại, nghiên cứu khoa học có vai trò đặc biệt quan trong đối với GV, đó
không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc mà còn là điều kiện cần và đủ để GV có thẻ hoàn
thiện năng lực bản thân về công tác chuyên môn cũng như công tác xã hội 1.3.2 Các quy định về NCKH của GV
Hệ thống giáo dục của Việt Nam ta ngày nay đang là một vấn đề được nhiều sự quan tâm của những nhà hoạch định chính sách cũng như của toàn xã hội Nhiều quyết định, thông tư, nghị định và các văn bản luật đã được ban hành, quy định một
số điều lệ, điều luật về các hoạt động KH-CN trong các cơ sở GDĐH cũng như các
Trang 24Nam, trong đó có: Luật GDĐH; Điều lệ trường đại học; Điều lệ trường cao đẳng
đặc biệt Thông tư số: 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 về việc Quy định chế
độ làm việc của giảng viên đã quy định cụ thể, chỉ tiết về trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của giảng viên đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học Điều 4 và 7 của Thông tư nêu rỡ:
Điều 4 Quy định về thời gian làm vi:
1 Thời gian làm việc của GV thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm
40 giờ và được xác định theo năm học
2 Tông quỹ thời gian làm việc của GV trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định
Điều 7 Quy định về nghiên cứu khoa học
1 GV phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
2 Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho GV phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên
môn của GV Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học cho giảng viên của đơn vị
3 Mỗi năm, GV phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm Kết quả nghiên cứu khoa học của GV được đánh giá thông qua các sản phẩm nghiên cứu khoa học cụ
thể, tối thiêu là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc tương đương được
nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bồ trên tạp chí khoa
học có phản biện hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành 4 Đối với những GV khơng hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo
quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thé dé
Trang 25Những quyết định, nghị định, thông tư hướng dẫn trên đây đã khẳng định tầm
quan trọng của hoạt động NCKH NCKH không chỉ quan trọng đối với các ngành KH mà còn là yêu cầu, nhiệm vụ của những cơ sở GDĐH CBGV có chức danh cảng cao phải tham gia NCKH càng nhiễu, tạo ra nhiều giá trị mới phục vụ xã hội,
đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà trường
1.3.3 Hoạt động NCKH của GV trường Cao đẳng, Đại học trong bối cảnh
đổi mới GD&ĐT
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa thì
vai trò của các trường đại học, cao đẳng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Hiện nay, giáo dục đại học bao gồm 2 bậc học là cao đẳng và đại học Mục tiêu chung trong Luật Giáo dục Đại học 2012 nêu rõ: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghỉ với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” Đồng thời, Việt Nam đã và đang phải thực hiện giai đoạn 2 của lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam theo
cam kết gia nhập Tô chức thương mại thế giới (WTO), trong đó có dịch vụ giáo dục bậc cao này và năm 2015 là năm đầu tiên mở cửa thị trường lao động ASEAN Để nguồn nhân lực bậc cao của Việt Nam đáp ứng được điều kiện hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, cần thiết phải thực hiện việc đổi mới toàn diện giáo dục đại học,
trong đó có công tác NCKH và CN tại các trường cao đẳng hiện nay
Ngoài chức năng giảng dạy, đào tạo ra những con người có trình độ, kĩ năng, cao và có văn hóa; các trường đại học, cao đẳng với chức năng nghiên cứu khoa
học, là trung tâm sáng tạo ra tri thức mới, tiếp cận với xu hướng của thế giới một cách nhanh nhất và chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế Do đó có thể xem các
trường đại học, cao đăng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội Vì vậy để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, việc cần làm
Trang 26hoạt động nghiên cứu khoa học
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, cần phải đổi mới cách thức nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục theo hướng giải quyết các vấn đề và
đòi hỏi của thị trường, doanh nghiệp Thực tế cho thấy các trường đại học, cao ding
danh tiếng quốc tế luôn xem nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng song
hành với đảo tạo, giảng dạy Những trường thành công phần lớn là các trường tạo ra
các giải pháp mới giải quyết các thách thức của kinh tế - văn hóa - xã hội và môi
trường Nền tảng của sáng tạo thường bắt nguồn từ sự đặt hàng của doanh nghỉ
xã hội; từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống; từ các dự báo phát triển kinh tế, xã hội
cũng như các khám phá mới
Hiện nay, nội dung hoạt động NCKH của GV trường đại học, cao đẳng thường tập trung vào 2 lĩnh vực, đó là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu, hoạt động NCKH của GV cần tập trung vào những hoạt động chủ yếu sau:
~ Phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề nghiên cứu: GV căn cứ vào kế hoạch triển khai nhiệm vụ KH&CN hằng năm của Nhà trường, các cấp và khả năng của cá nhân, dựa trên thực tế giảng dạy, cũng như tình hình thực tế của nhà trường, GV lựa
chọn các vấn đề cần nghiên cứu
- Dang ky dé tai nghiên cứu (Có đề cương tổng quát): Chủ đề tài căn cứ vào kế hoạch triển khai nhiệm vụ KH&CN hằng năm của Nhà trường, các cắp và khả năng của cá nhân để lựa chọn đề tài đăng ký thực hiện Chủ đề tài nộp Phiếu đăng ký và thuyết minh đề tài NCKH đã được thông qua đơn vị cơ sở (cấp phòng, khoa) về
phòng KH&CN
~ Chủ đề tài lập đề cương chỉ tiết, kế hoạch nghiên cứu đề tài Hội đồng xét
duyệt, nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường ủy nhiệm cho Tiểu ban liên quan (thuộc
Hội đồng này) tổ chức thâm định, duyệt đề cương chi tiết Sau khi được chọn và phê duyệt, Hiệu trưởng và chủ đề tài ký kết hợp đồng
- Tổ chức triển khai nghiên cứu: Căn cứ vào đề cương chỉ tiết, kế hoạch
Trang 27
- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Chủ đề tài hoàn thiện đề tài, nộp báo cáo và sản phẩm về đơn vị cơ sở (cắp phòng, khoa),
~ Nghiệm thu đề tài nghiên cứu: Đề tài được nghiệm thu qua 2 cấp: Cấp cơ sở
và cấp trường
+ Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (HĐKH&ĐT) cấp khoa thành lập
đồng nghiệm thu cấp cơ sở với đa số là thành viên HĐKH&ĐT của khoa và phải có ít nhất 2 thành viên có chuyên môn phù hợp với để tài làm phản biện Khi nghỉ thu phải có Phiếu nhận xét và Phiếu đánh giá của tất cả các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu
Nếu nội dung đề tài thuộc lĩnh vực quản lý của trường thì Trưởng đơn vị liên
quan đến nội dung đề tài (được xác định trong phiếu đăng ký) tổ chức cho đơn vị đó nghiệm thu Trưởng đơn vị mời các thành viên có khả năng tham gia góp ý, đánh
giá từ danh sách viên chức của đơn vị mình và có thê mời thêm từ bên ngoài Việc
nghiệm thu tại đơn vị tương tự như ở cấp khoa
Sau khi đề tài được nghiệm thu cấp cơ sở, tác giả và Chủ tịch Hội đồng hoàn chỉnh hồ sơ, gồm báo cáo kết quả thực hiện đề tài, biên bản nghiệm thu, các phiếu
nhận xét, đánh giá; gửi về phòng KH&CN để chuẩn bị nghiệm thu cắp trường + Tô chức nghiệm thu cấp trường
Tổ chức lần 1: Chủ tịch Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường ủy quyền cho Trưởng các tiểu ban tô chức nghiệm thu Mỗi đề tài có một Hội đồng nghiệm thu do Hiệu trưởng quyết định thành lập với ít nhất 5 thành viên, trong đó có 2 phản biện Khi nghiệm thu phải có phiếu nhận xét của tắt cả các thành viên hội đồng Điểm của phản biện tính hệ số 2 và đề tài bị xem là không đạt khi có
ít nhất 1 trong 2 phản biện đánh giá không đạt Phiếu đánh giá nghiệm thu sẽ bị loại
nếu có số điểm chênh lệch quá 20% so với điểm trung bình chung; khi đó kết quả
nghiệm thu được tính theo số điểm còn lại của các thành viên trong Hội đồng
Tổ chức lần 2: Trường hợp đề tài chưa được thống nhất nghiệm thu lần I; theo
Trang 28chức họp nghiệm thu lần 2 hoặc các thành viên hội đồng xem xét lại báo cáo kết
quả mới và gửi Phiếu đánh giá cuối cùng cho Thường trực Hội đồng; thời gian họp
hay gửi Phiếu đánh giá tùy thuộc vào chất lượng của đề tài sau khi tác giả đã điều
chinh, bô sung và điều kiện thực tế của Hội đồng
~ Đề tài sau khi được nghiệm thu, tác giả phối hợp với phòng KH&CN để làm
các thủ tục thanh lý hợp đồng và các quy định liên quan khác của Nhà trường
- Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu: Hiệu trưởng ủy nhiệm Trưởng
phòng KH&CN tổ chức quản lý, lưu trữ và phổ biến, báo cáo kết quả thực hiện va theo dõi việc ứng dụng các đề tài NCKH Tác giả dé tài NCKH đã được nghiệm thu
có trách nhiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu hoặc sáng kiến của mình để áp dụng
vào thực tế Trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với tác giả tổ chức chuyển giao, ứng dụng các đẻ tài NCKH đã nghiệm thu; kiến nghị Nhà trường có biện pháp để đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng
Hing nam, các trưởng đơn vị báo cáo tình hình ứng dụng các đề tài liên quan
đến đơn vị mình và phòng KH&CN tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng tình hình triển
khai ứng dụng các đề tài NCKH đã nghiệm thu
'Bên cạnh đề tài NCKH, bản thân GV còn nghiên cứu viết bài báo khoa học
Tom lai, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh sâu rộng với quốc tế, vấn đề gắn hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc vùng kinh tế trên cơ sở đầu tư phục vụ nghiên cứu giảng dạy, nâng cao năng lực đội ngũ CBGV là hết sức cần thiết và cấp bách
14 NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GV TRƯỜNG CAO
ĐẢNG, ĐẠI HỌC
1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của GV
Mục tiêu của quản lý là trạng thái tương lai mà chủ thể (các nhà quản lý, lãnh
đạo) mong muốn đạt được trong quá trình hoạt động của tô chức tại một thời điểm
xác định, một không gian xác định với một nguồn lực xác định Nó là tiêu đích mà
mọi hoạt động của tổ chức hướng tới, nó định hướng và chi phối sự vận động của
Trang 29chủ thể và đối tượng quản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động Mục tiêu trong quản
lý cũng là sản phẩm quản lý của chủ thể quản lý, nó được xây dựng dựa trên sự
nhận thức của chủ thê quản lý về quy luật vận động của hệ thống quản lý và các vấn
đề có liên quan
Trong quản lý, việc xác định đúng mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của một tô chức hay một bộ phận nào đó Chính vì
vây, việc xác định mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của GV cũng mang tính
quyết định đến việc vận động và phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học
trong nhà trường
“Tại các trường cao đẳng, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học là những yếu
tố quan trọng, có sự tác động lớn đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức Để đánh giá khả năng lao động chuyên môn, tư duy lý luận và nhận thức thực
tiễn của GV tại trường cao đăng, nhất thiết phải kết hợp tốt hoạt động NCKH của
GV với hoạt động giảng dạy Chúng ta đều biết và nhận thức được rằng, NCKH đặc
biệt quan trọng trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng Trong công tác
đào tạo tại các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay, NCKH được xem là một “mắt
xích” quan trọng không thể thiếu được trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội NCKH tạo điều kiện cho GV tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất
Để quản lý hoạt động NCKH của GV đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà lãnh đạo và bộ máy quản lý cần thực hiện tốt những mục tiêu sau đây:
- Cần xây dựng chiến lược NCKH của GV trong từng giai đoạn, có lộ trình phù hợp với tình hình thực tế nhà trường cũng như bối cảnh chung của địa phương và thế giới;
- Cần xác định rõ mục đích của hoạt động NCKH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao, có tr thức, biết vận dụng khoa học, có tỉnh thần sáng tạo và giải quyết được
những vấn đề trong thực tiễn bằng trí tuệ của những nhà khoa học, đảm bảo sinh
Trang 30
ằn xây dựng các nội dung quản lý rõ ràng, minh bạch, có căn cứ, phù hợp với kế hoạch, định hướng của nhà trường và phải đảm bảo tính kế thừa trong công tác NCKH của GV;
~ Huy động tốt các nguồn lực để phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho công tác 'NCKH không gặp trở ngại trong quá trình thực hiện;
~ Tô chức thực hiện chiến lược NCKH với các nội dung đã xây dựng theo một
lộ trình hợp lý, theo mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn để phát huy được
tinh thần tích cực, tự giác của GV, đạt hiệu quả bền vững với các mục tiêu đã đề ra; ~ Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động NCKH của nhà trường vừa phù hợp
vừa tỉnh gọn; có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ góp phẩn giải quyết được những
vấn đẻ thực tiễn mà giáo dục đặt ra;
~ Xây dựng quy trình quản lý hoạt động NCKH của GV theo tiêu chuẩn ISO; ~ Chú trọng quản lý công tác NCKH song song với quản lý công tác giảng dạy của GV sẽ nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo, vì công tác NCKH chính là một quá trình tự học hỏi, nâng cao kiến thức chun mơn và hồn thiện năng lực
bản thân;
~ Quản lý hoạt động NCKH phải gắn liền với công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vấn đề mới, tri thức mới;
~ Quản lý công tác NCKH là phải biết khai thác, huy động và kích thích các
chủ thể nghiên cứu biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phục vụ tốt cho công
tác nghiên cứu;
= Quan ly công tác truyền thông, phô biến và ứng dụng kết quả NCKH, xây
dựng nhà trường vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở NCKH, phát triển công nghệ,
ứng dụng và chuyền giao công nghệ vào đời sống sản xuất;
~ Tích cực hợp tác quốc tế về các mảng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
= Quan lý công tác NCKH của GV phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, công
bằng, minh bạch làm căn cứ để nhà trường tăng cường quản lý chất lượng và hiệu
Trang 31công khai, công bằng, dân chủ trong thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa
vụ của GV
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động NCKH của GV
Quản lý hoạt động NCKH của GV là một phần quan trọng trong quản lý hoạt
động KH & CN của trường cao đẳng Đề quản lý tốt và có hiệu quả hoạt động này,
nhà quản lý cần phải vận dụng những chức năng của quản lý dé quan ly hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên Những chức năng trên thể hiện rõ ở những nội dung quản lý sau đây
& Xây dựng chiến lược và kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứu khoa học
của giảng viên
Đối với công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động NCKH của GV nói riêng, việc xây dựng chiến lược và kế hoạch NCKH là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý Dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ đảo tạo, nhà trường xác định phương hướng, mục tiêu NCKH của đơn vị, trong đó có NCKH của GV Để thực
hiện tốt kế hoạch hóa công tác NCKH của GV, nhà quản lý của trường cao đẳng cần
triển khai thực hiện các tiêu chí sau:
~ Xác định rõ mục tiêu chiến lược, định hướng các đề tài nghiên cứu, lập kế hoạch cho những nghiên cứu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn;
- Ban hành các văn bản quy định về quản lý công tác NCKH của GV phù hợp với quy định của các Bộ, Ngành liên quan về hoạt động KH-CN và phù hợp với tình
hình thực tế của đơn vị
~ Xây dựng kế hoạch NCKH phù hợp với nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) và lợi thế của nhà trường Trong đó, chú trọng đến năng lực nghiên cứu của những cán bộ tham gia các đề tài NCKH
- Căn cứ kế hoạch NCKH đã được đề ra, lập dự toán hằng năm cho công tác NCKH đồng thời tiến hành phân bỏ kinh phí NCKH cho nhiều hoạt động
~ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý công tác NCKH cho CBQL và năng lực NCKH cho GV
Trang 32hoạt động NCKH được hiệu quả
~ Chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể cho các trưởng đơn vị, bộ môn, khoa, xây dựng định hướng NCKH của bộ phận theo sát mục tiêu NCKH của nhà trường Bộ phận chuyên trách công tác NCKH phải có kế hoạch cụ thể theo dõi, giám sát tiến
trình thực hiện, động viên, hỗ trợ và đề xuất giải quyết những vướng mắc kịp thời
cho các hoạt động NCKH của GV
- Xác định các nguồn lực hiện có của nhà trường như: Nguồn nhân lực và
năng lực của GV tham gia NCKHI; nguồn kinh phí cho công tác NCKH; phòng thí nghiệm, phòng thực hành với những trang thiết bị phục vụ cho công tác NCKH; hệ
thống cung cấp thông tin như hệ thống internet, thư viện với các đầu sách đa dạng, phong phú Trên cơ sở đó, lập kế hoạch đầu tư, bổ sung, tăng cường các nguồn
lực phục vụ cho công tác NCKH của GV
~ Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học, đánh giá kết quả ứng dung
các đề tài đã nghiệm thu, những thuận lợi, khó khăn đã gặp phải khi thực hiện các
đề tài, trên cơ sở đó, khắc phục những vấn đề tồn tại, nhận định những vấn đề cần
đầu tư nghiên cứu mới hoặc phát triển thêm những đề tài đã được nghiên cứu trước
đây đề hoàn thiện, phù hợp hơn với mục tiêu phát triển nhà trường trong xu thế đổi
mới mạnh mẽ căn bản, toàn diện GD&DT
~ Xây dựng định mức NCKH của GV bám sát trình độ và năng lực nghiên cứu của từng đối tượng Có chế độ khuyến khích, động viên hợp lý tạo điều kiện thuận
lợi để GV tiến hành công tác NCKH Đưa công tác NCKH là một tiêu chí trong việc
xét thi đua, nâng bậc lương, phân công lao động, đề bạt cán bộ Bên cạnh đó nhà
trường cần khuyến khích, động viên,
~ Ngoài ra, có biện pháp tăng cường nhận thức cho GV Tham gia NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của người GV GV thực hiện tốt công tác giảng dạy nhưng không tham gia NCKH là chưa hoàn thành nhiệm vụ Mỗi GV phải có kế
hoạch xây dựng những vấn đề cần nghiên cứu, cần làm sáng tỏ dé tạo ra giá trị mới
Trang 33b Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Việc tổ chức triển khai kế hoạch NCKH có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự
thành công của đề tài Để công tác NCKH đạt được hiệu quả không chỉ dựa vào đội
ngũ các nhà nghiên cứu có chất lượng, các nguồn lực đầy đủ mà cần phải có một quy trình tổ chức hợp lý, chặt chẽ và khoa học Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình
NCKH của GV diễn ra thuận lợi, đúng
lượng cao, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:
n độ và nội dung nghiên cứu đạt chất
~ Hoàn thiện về bộ máy nhân sự quản lý hoạt động NCKH trong nhà trường Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân tham gia quản lý Bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc.Cán bộ chuyên trách phải là những người có năng lực và có kinh nghiệm trong NCKH để có thể giám sát, tư vấn cho GV nhất là những GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm về phương
pháp, kỹ năng NCKH, đồng thời hỗ trợ GV hoàn thành các thủ tục hành chính cần
thiết trong NCKH
~ Phân công 01 Phó Hiệu trưởng (cấp trường), 01 đơn vị chuyên trách về hoạt
đông KHCN của nhà trường trong đó có hoạt động NCKH của GV, 01 phó chủ
nhiệm khoa (cấp khoa) phụ trách công tác NCKH của Khoa, 01 phó bộ môn (cấp bộ
môn) phụ trách công tác NCKH của Bộ môn
- Triển khai các chủ trương, định hướng của nhà trường về các NCKH đến từng bộ phận, phòng, ban, bộ môn, GV Phổ biến rộng rãi để mọi đơn vị, cá nhân trong nhà trường có kế hoạch tham gia, hỗ trợ
- Tăng cường nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của công tác
NCKH thông qua việc: Xác định rõ trách nhiệm của GV đối với công tác NCKH và vai trò của công tác NCKH của GV trong nhà trường
~ Thành lập Hội đồng khoa học xác định danh mục, thâm định và tuyển chọn đề
tài, dự án Chú ý đề xuất những thành viên có kiến thức về NCKH, nhất là khi phân
Trang 34- Triển khai thực hiện công tác NCKH của GV theo kế hoạch đã được phê duyệt ~ Tạo điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chat, kinh phí và thời gian để GV
thực hiện đề tài NCKH
~ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý (phòng chức
năng, khoa, ) Có cơ chế thông tin phù hợp, tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong
công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu NCKH đã định
~ Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV những kiến thức cơ bản về phương pháp luận NCKH và những kỹ năng thực hiện NCKH Đồng thời, cần tổ chức các lớp tập
huấn, hội thảo nâng cao kỹ năng quản lý công tác NCKH cho cán bộ quản lý
~ Tổ chức ứng dụng kết quả NCKH của GV vào thực tiễn đồng thời công bố
kết quả nghiên cứu của đề tài trên các phương tiện truyền thông và thực hiện quyền
sở hữu trí tuệ đối với những sản phâm khoa học
e Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can
thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm thực hiện đúng mục tiêu chung của nhà trường cũng như mục tiêu của từng hoạt động Việc chỉ đạo phải đảm bảo cho mọi
hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự và theo chiều hướng phát
triển tích cực
Sự chỉ đạo của các cấp quản lý về hoạt động NCKH của GV được thực hiện bằng văn bản hành chính hoặc thông qua các cuộc họp, hội nghị chuyên đẻ về công
tác NCKH
Chỉ đạo công tác NCKH của GV bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn,
điều hành, tác động đến các cá nhân, đơn vị tham gia quản lý (các phòng, khoa, bộ
môn ) và người thực hiện (GV)
Để công việc chỉ đạo kịp thời, chính xác và có tính nhất quán, lãnh đạo cần
phải cập nhật thông tin liên tục va cần có sự sàng lọc thông tin hợp lý, để có hướng
giải quyết phù hợp những vấn đề vướng mắc trong các giai đoạn của tiền trình thực
Trang 35
Sự chỉ đạo cần phải quyết liệt, nghiêm túc, bám sát các văn bản, quy định để
thực hiện, tuy nhiên phải có sự mềm dẻo, linh hoạt trong các quyết định đảm bảo tính khách quan, công bằng “vừa có tình vừa có lý”
Thường xuyên theo dõi, giám sát, ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa nhằm
giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý công tác
NCKH của GV Cần có sự động viên, khích lệ tỉnh thần GV vượt qua những khó
khăn quyết tâm thực hiện và hoàn thành đề tài NCKH với hiệu quả cao nhất
Áp dụng chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm trong NCKH được quy định bằng
văn bản phủ hợp với quy định hiện hành
d Kiém tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viêm
Trong giáo dục, kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thê tách rời đối với nhà quản lý giáo dục, đó là động lực thúc đây quá trình đào tạo cũng như các hoạt động khác của nhà trường ngày càng phát triển Trong đó kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý của các nhà lãnh đạo
Kiểm tra là hoạt động đo lường thông qua việc thu thập số liệu thông tin về
một lĩnh vực nào đó làm cơ sở để đánh giá kết quả so với mục tiêu đề ra
Đánh giá là kết quả của quá trình thu thập, xử lý thông tin của đối tượng cần
đánh giá thông qua việc mô tả, phân tích tình hình va so sánh với mục tiêu đề ra làm
cơ sở cho những hành động giáo dục tiếp theo
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, có 4 nguồn kiểm tra trong 1 tô chức/nhà trường:
~ Sự kiểm tra từ bên ngoài: Là kiểm tra từ cấp trên có trách nhiệm phụ trách tổ
chức Đối với nhà trường đây chính là sự kiểm tra từ cơ quan chủ quản
~ Kiểm tra của tổ chức: Là những chiến lược và cơ chế chính thức trong nhà
trường như những quy tắc, chuẩn mực, ngân sách, kiểm toán
~ Kiểm tra theo bộ phận (theo nhóm): Đây chính là sự kiểm tra của các đơn
bộ môn, phòng ban có liên quan đến những đề tài mà những thành viên trong bộ
Trang 36~ Tự kiểm tra cá nhân: Là cơ chế kiểm tra tự giác và không tự giác bên trong
mỗi thành viên
NCKH là hoạt động mang tính độc lập cao nên sự kiểm tra thường xuyên của
CBQL (bộ phận chuyên trách) là điều rất cần thiết, vì nhiều lý do, có thể do bận
, hoặc làm theo kiểu
công tác giảng dạy GV rất dễ kéo dài thời gian thực hiện đề
đối phó
Để quá trình kiểm tra, đánh giá công tác NCKH của GV diễn ra thuận lợi, nhà
trường cần thực hiện những nội dung sau:
- Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác NCKH hoặc kiểm tra tiến
độ thực hiện các công trình NCKH của GV theo từng bộ môn, khoa, phòng chuyên
trách nhằm đốc thúc, hoặc kịp thời có những hỗ trợ cần thiết cho chủ nhiệm đề tại
trong quá trình giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đề tài
~ Hằng năm, tô chức kiểm tra, thâm định, đánh giá định kỳ, tông kết kết quả
NCKH của GV (về số lượng và chất lượng) đạt được so với mục tiêu đề ra Trên cơ
sở đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, định hướng công tác NCKH của GV nhà trường
~ Kiểm tra, đánh giá việc phô biến và ứng dụng kết quả NCKH của GV vào
thực tiễn
~ Kiểm tra thành phần Hội đồng nghiệm thu đúng chuyên môn và phù hợp với
mỗi loại đề tài
~ Tổng kết, đánh giá công tác NCKH của GV định kỳ và thường xuyên
~ Tiến hành khen thưởng, xử phạt kịp thời để động viên GV tham gia NCKH
~ Kiểm tra, đánh giá việc lưu trữ kết quả đề tài NCKH của GV
~ Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải dựa trên những đặc điểm: Tính chính xác
của thông tin; tính kịp thời; tính khách quan và dễ hiểu; đặt trọng tâm vào vấn đè
chiến lược (NCKH); tính hiện thực vẻ kinh tế; tính hiện thực vẻ tổ chức; phối hợp
với luồng thông tin hoạt động của tô chức; tính linh hoạt; chỉ định và hành động phù
hợp được các thành viên chấp nhận
1.4.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động NCKH của GV
Trang 37có thê đánh giá theo các tiêu chí như bang 1.1
Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động NCKH của GU 1 [ Công tác xây dựng kế hoạch NCKH 1 | Có kế hoạch NCKH rõ ràng, chỉ tiết, cụ thê
Định hướng NCKH phù hợp với tình hình thực tế nhà trường và bỗi cảnh chung của hoạt động NCKH 3 | Kê hoạch NCKH được phô biên đến từng CBGV II | Công tác tô chức thực hiện kế hoạch NCKH 1 | Bộ máy quản lý hoạt động NCKH thực hiện tốt chức trách của mình 2 [Nhã trường triên khai hoạt động NCKH kip thoi, đúng kế hoạch 3 | Có quy trình, biểu mẫu đễ xuất, xét duyệt, nghiệm thu và đánh giá để tài hợp lý Nhà trường thường xuyên tô chức bồi đường kiến thức về phương pháp và kỹ năng NCKH cho CBGV Quản lý và huy động tốt các nguôn lực phục vụ hoạt động NCKH 6 | Cac don vị tham gia quản lý công tác NCKH có sự phổi hợp nhịp nhàng 7_| Phô biến và triển khai ứng dụng hiệu quả kết quả NCKH III | Cong tac chỉ đạo giám sát hoạt động NCKH 1 | Có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo Nhà trường 2 | Có phân công Giám hiệu, phòng phụ trách hoạt động NCKH của Nhà trường 3| Ban hành và tô chức thực hiện tốt, kịp thời các văn bản quy định về KH&CN IV | Cong tac tỗ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH 1_ | Thường xuyên kiếm tra tiên độ và chất lượng thực hiện để tài Việc kiểm tra nghiệm thu đề tài NCKH được thực hiện theo đúng quy định 2
3 | Định kỳ, tông kết đánh giá công tác NCKH của CBGV
4 Thường xuyên kiểm tra việc phô biến, ứng dụng và lưu trữ kết quả NCKH
1.5 NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY HOAT
DONG NCKH CUA GV TRUONG CAO DANG, DAI HOC
1.5.1 Yếu tố khách quan
Nhà trường xây dựng môi trường lành mạnh, tạo mọi điều kiện để GV hoàn
Trang 38thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình
Có hệ thống văn bản, quy định, chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường cũng như phù hợp với quy định của các Bộ, Ngành về công tác nghiên cứu khoa học Có cơ chế phối hợp rõ ràng, thống nhất giữa các bộ phận từ Phòng chuyên trách - Khoa - Bộ môn - GV Nhà trường huy động mọi nguồn lực đề phục vụ tốt nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Hệ thống công nghê thông tin được đầu tư mạnh mẽ, phục vụ tích cực cho
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng như công tác quản lý cho các cán bộ quản lý
1.5.2 Yếu tố chủ quan
'Nhận thức của một số giảng viên về hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn
chế Tâm lý tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học còn mang tính đối phó
Năng lực nghiên cứu của một số giảng viên còn thấp, đặc biệt là các đề tài
mang tính thực tế, tính ứng dụng vẫn chưa được giảng viên đầu tư nghiên cứu
Tính chây lười, tính ÿ lại và ngại suy nghĩ của một số giảng viên trong hoạt
động nghiên cứu khoa học vẫn còn tồn tại
Một số cán bộ chuyên trách chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về công
Trang 39TIEU KET CHUONG 1
NCKH là một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và là một tiêu chuẩn quan
trọng hàng dau dé đánh giá khả năng toàn diện của giảng viên trường cao đẳng, đại
học Tham gia NCKH, là con đường hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và phát triển năng lực nghiên cứu của mỗi người giảng viên
Công tác quản lý hoạt động NCKH của GV trong các trường cao đẳng, đại học
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và
thương hiệu của nhà trường
Trong chương I, tác giả đã xác lập các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài,
khái quát những nội dung hoạt động NCKH của GV trường cao đẳng, đại học, tập
trung phân tích sâu về quản lý hoạt động NCKH của GV trường cao đăng, đại học; đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động NCKH của GV Đây là những cơ sở lý luận làm nên tảng để chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV trong chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động
Trang 40CHUONG 2
THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG NGHIEN CUU KHOA HQC CUA GIANG VIEN
TRUONG CAO DANG THUONG MAI - BQ CONG THUONG
2.1 KHÁI QUAT VE QUA TRINH HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA
TRUONG CAO DANG THUONG MAI - BO CONG THUONG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Thương mại là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, có thu
tự đảm bảo một phần chỉ phí hoạt động; hoạt động trên phạm vi cả nước về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực thương mại và du lịch theo đúng quy định hiện hành Tiền thân của trường là Trường Nghiệp vụ Thương nghiệp Trung - Trung Bộ, được thành lập ngày 27/3/1973 thuộc Ban Kinh tế Khu V, đóng tại xã Nước Oa, huyện Trà My, nay là huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Ngày 29/3/1975 thành phố Đà Nẵng được
hoàn toàn giải phóng, Trường về tiếp quản khu gia binh ngụy tại Bán đảo Sơn Trà
thuộc thành phố Đà Nẵng Ngày 15/01/1977, Bộ Nội thương có quyết định số
07NT/QĐI tiếp nhận và nâng cấp trường thành Trường Trung học Thương nghiệp
Đà Nẵng trực thuộc Bộ Ngày 24/11/1990 Bộ Thương mại và Du lịch có qu định số 1101/QĐI đổi tên thành Trường Trung học Thương mại TWII và quy định
chức năng, nhiệm vụ của trường Nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ nhân viên thương mại cho khu vực miền Trung và Tây nguyên và nhu cầu lao
động cho xã hội trong cả nước Ngày 26/06/2006 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào
tạo đã có quyết định số 3167/QĐ-BGĐ&ĐT về việc thành lập trường Cao ding
Thương mại, trên cơ sở Trường Trung học Thương mại TWII với những nhiệm vụ trong thời kỳ mới