MỤC LỤC o0o LỜI MỞ ĐẦU I. KHÁI QUÁT KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC DẠNG BÀI PHẢN ÁNH 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Các dạng bài phản ánh II. YÊU CẦU HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA PHÓNG VIÊN KHI VIẾT BÀI PHẢN ÁNH a) Những kỹ năng nghề nghiệp 1. Quá trình chuẩn bị 2. Quá trình tác nghiệp viết bài 3. Quá trình biên tập, sửa chữa bài viết b) Những yêu cầu về đạo đức phóng viên III. TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG BÁO LỜI MỞ ĐẦU o0o Trong các thể loại báo chí, phản ánh có thể được xem là dạng bài phổ biến nhất, khái quát tất cả các mặt của cuộc sống hiện đại, từ những thông tin sự kiện nóng hổi, cho đến người thật việc thật hay những vấn đề, hiện tượng xã hội mà đông đảo bạn đọc đều đang quan tâm. Lượng thông tin trong bài phản ánh giúp cho công chúng nhìn nhận sự kiện, vấn đề, hiện tượng một cách tổng thể như một bức tranh toàn cảnh. Không ngắn gọn như tin, không quá dài và đi sâu vào những tiểu tiết như phóng sự, hay cũng không khô khan như tường thuật, phản ánh dung hòa được những nét đặc sắc nhất của các thể loại báo chí để tạo nên những tác phẩm vừa súc tích, lại vừa có những điểm nhấn ấn tượng, tạo nên nhiều cảm xúc cũng như suy nghĩ khác nhau cho bạn đọc. Qua các bài phản ánh, công chúng không chỉ đơn thuần là nhận diện, mà còn có thể thấy được những bình diện khác nhau, những mối quan hệ ẩn và các góc khuất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề. Vì lẽ đó, phóng viên viết bài phản ánh cần có những kỹ năng nghiệp vụ quan trọng để thực hiện được những chắc năng báo chí mà thể loại phản ánh đòi hỏi. Bài tiểu luận này của em sẽ tập trung tìm hiểu những yêu cầu các nhà báo cần có trong quá trình tác nghiệp viết bài phỏng vấn của mình. Kết cấu đề tài: Phần I: Khái quát về thể loại phản ánh Phần II: Những yêu cầu cần có của phóng viên khi viết bài phản ánh Phần III: Bài viết đã đăng