1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại đài vĩnh phúc công tác tăng cường giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ phóng viên đài phát thanh truyền hình vĩnh phúc hiện nay

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác tăng cường giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc hiện nay
Tác giả Sinh Viên Lớp Quản Lý Văn Hóa Tư Tưởng K34B
Trường học Học viện Báo chí Tuyên truyền
Chuyên ngành Quản lý Văn hóa Tư tưởng
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

PHẦN IGIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚCĐài Phát thanh – Truyền hình tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc, thực hiện chức năng cơ quan báo

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC(Thời gian thực tập từ 22/02/2016 đến 15/04/2016)

Trang 2

MỞ ĐẦU

Kính gửi: - Lãnh đạo Đài Phát thanh -Truyền hình Vĩnh Phúc

- Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí Tuyên truyền

Thực hiện kế hoạch chương trình đào tạo của nhà trường cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp Sau khi kết thúc học kỳ III, toàn bộ sinh viên lớp Quản lý văn hóa tư tưởng K34B Khoa Tuyên truyền bắt đầu một kỳ thực tập tốt nghiệp Đây là khoảng thời gian mà các sinh viên được tác nghiệp với nghề, làm quen với môi trường thực tiễn Trải qua những năm tháng gắn bó với mái trường, mỗi thế hệ sinh viên đều được thầy cô giáo truyền dạy những kiến thức cơ bản và luôn mong muốn mình có một hành trang vững chắc khi bước vào nghề Quá trình thực tập là một thử thách quan trọng quyết định để mỗi sinh viên tự khẳng định mình trên con đường sự nghiệp.

Trong 2 tháng thực tập tôi đã bắt đầu hiểu rõ hơn về đạo đức nghề báo Hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác đào tạo, giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ nhà báo nói chung và với đội ngũ phóng viên nói riêng Mục đích tôi về Đài Phát thanh -Truyền hình Vĩnh Phúc thực tập, vừa để tìm kiếm cơ hội khẳng định mình, đồng thời cũng để học hỏi những kinh nghiêm thực tế trong một môi trường chuyên nghiệp

Được sự quan tâm, dạy dỗ ân cần của các thầy cô giáo trong nhà trường đã cho em những kiến thức cơ bản, những kỹ năng làm cán bộ tuyên giáo để có thể bước vào một kỳ thực tập tốt nghiệp được tiếp xúc và trải nghiệm với nghề Đồng thời, được sự tiếp nhận của Đài PT-TH Vĩnh Phúc cùng với đó là sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tạo mọi điều kiện của Ban lãnh đạo Đài, em đã hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp Em xin báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường, khoa tuyên truyền, hội đồng chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp lớp QLVHTT K34B về kết quả thực tập như sau:

Trang 3

Nội dung báo cáo gồm 2 phần:

- Phần I: Giới thiệu tổng quan Đài PT - TH Vĩnh Phúc

- Phần II: Công tác tăng cường giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũphóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc hiện nay.

Trang 4

PHẦN I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC

Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh; Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân công của UBND tỉnh.

Cũng như những cơ quan báo chí khác, Đài PT-TH Vĩnh Phúc được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật Đài PT-TH Vĩnh Phúc có nhiệm vụ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương; tuyên truyền tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự trị an trên địa bàn tỉnh Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn bằng các chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Đài xây dựng kế hoạch, sản xuất các chương trình thời sự, phóng sự, chuyên đề, văn nghệ, khai thác trao đổi các chương trình phim truyện, giải trí để phát sóng phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh Giới thiệu những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phê phán cái xấu, cái tiêu cực, qua đó góp phần vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhân dân Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo phân cấp Hướng dẫn các Đài cơ sở về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh truyền hình Xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển của Đài, của ngành và tổ chức thực hiện theo quy định Bên cạnh đó Đài còn nghiên cứu, tham mưu để xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và các Bộ, ngành Trung ương về những vấn đề có liên quan Phối hợp sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình và cung cấp tin, bài cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

Trang 5

Công tác tổ chức của Đài bao gồm:I- BAN GIÁM ĐỐC

- Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Dũng - Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung - Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phạm Thị Thu Hằng - Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thảo Nguyên

II- CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

6 Phòng sản xuất phim phóng sự tài liệu và khai thác chương trình 7 Phòng Bạn nghe đài và xem truyền hình

8 Phòng Truyền thanh cơ sở 9 Phòng Thông tin điện tử

Trang 6

PHẦN II

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO CHO ĐỘI NGŨPHÓNG VIÊN ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC

HIỆN NAY.2.1 Cơ sở lý luận

a) Đạo đức

"Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác” Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc

Đạo đức báo chí là đạo đức của một ngành, một lĩnh vực Đạo đức nhà báo bao gồm đạo đức con người và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Tuy đây là hai khía cạnh nhưng lại tồn tại chung trong một con người – nhà báo Vì vậy, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, khó tách rời Quy ước đạo đức báo chí Việt Nam trở thành văn bản pháp quy Tuy nhiên, những văn bản đó hầu như chưa phát huy được vai trò của chúng trong hoạt động thực tiễn Khoa học truyền thông và khoa học báo chí cũng không quan tâm mấy đến chủ đề này ở các cơ sở đào tạo người làm báo có nơi đưa vào giáo trình giảng dạy, có nơi chỉ coi như một phần của chương trình ngoại khoá Họ hầu như không chú ý đến vấn đề “quan điểm” và “trách nhiệm” như là một phạm trù nhằm đạt được mục đích của hành vi báo chí.

Đạo đức nghề báo là những chuẩn mực cách thức ứng xử của nhà báo đối với các mối quan hệ trong quá trình tác nghiệp.

Trang 7

Để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân Để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và căn cứ vào Điều 4, Điều 67 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật báo chí cũng đã ra đời

Luật báo chí là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực báo chí do Luật pháp ban hành

Kể từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng đội ngũ các nhà báo Việt Nam nói chung và đội ngũ phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc nói riêng đã phát huy truyền thống và phẩm chất chính trị của nền báo chí cách mạng Việt Nam Bản lĩnh chính trị và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ các phóng viên ngày càng được khẳng định Với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp sắc bén, họ đã góp phần phản ánh thực tế vận động của cuộc sống, từng bước điều chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với thời kỳ đổi mới; tích cực và dũng cảm đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội.

Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp đã giúp cho người phóng viên phát hiện và kịp thời lên tiếng chỉ mặt, vạch tên những cái xấu, bênh vực lẽ phải Lòng trung thực, tinh thần dũng cảm, vững vàng trước mọi cám dỗ, thử thách trở thành điểm tựa chắc chắn cho người làm báo khi đối mặt với những thế lực xấu Nhiều tên tuổi phóng viên - nhất là những phóng viên tham gia đấu tranh chống tiêu cực trong những năm vừa qua đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng đông đảo công chúng Nhiều phóng viên đã thể hiện một bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp, trở thành tấm gương đối với đồng nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người phóng viên đang trở thành một trong những vấn

Trang 8

đề bức xúc của nền báo chí nước ta Trong chế độ ta, báo Phát thanh – Truyền hình là công cụ chủ lực để tuyền truyền chủ trương chính sách của Đảng, của các tổ chức, đoàn thể xã hội mà còn là diễn đàn để nhân dân thể hiện ý chí, nguyện vọng chính đáng của mình Chính vì vậy lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc luôn luôn coi trọng công tác tăng cường giáo dục đạo đức nghề báo cho đội ngũ phóng viên và coi đó là công việc then chốt có tính sống còn đối với chức năng và nhiệm vụ của mình.

b) Công tác giáo dục đạo đức nghề báo cho phóng viên.

Báo chí Việt Nam với tư cách là công cụ của dư luận xã hội, đã trở thành phương tiện hữu hiệu để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước Giám sát xã hội bằng dư luận báo chí, thực chất là quá trình giám sát của nhân dân đối với công tác của Đảng và Nhà nước Muốn thực hiện được chức năng quản lý giám sát đó, đội ngũ những người làm báo phải nâng cao phẩm chất nghề nghiệp nói chung và nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng Có như vậy, báo chí mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, và nhân dân giao phó.

Nhận thức rõ công tác chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới, đội ngũ những người làm báo Việt Nam đã đã phát huy phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình khi tác nghiệp để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả Trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả tích cực, đa số nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đều phát huy được lương tâm, trách nhiệm của mình trong mỗi bài viết Song bên cạnh đó cũng có một số nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm trọng khi viết về tham nhũng, tiêu cực.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực có vai trò rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính chất và hiệu quả của cuộc đấu tranh này Khi viết về tham nhũng tiêu cực, nếu không vững vàng và kiên định thì nhà báo rất dễ bị mua chuộc, bị lôi kéo vào vòng xoáy của đồng

Trang 9

tiền Đã có một số tin, bài trên báo chí thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức nghề nghiệp Một số ít nhà báo trong quá trình điều tra, viết bài đấu tranh chống tiêu cực đã có những biểu hiện tiêu cực, thông tin sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa nhà báo để vụ lợi, thậm chí gây sức ép, hoặc dọa nạt, hoặc tống tiền cơ quan, đơn vị kinh tế đã có sai phạm trong quản lý kinh doanh

Trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, việc thông tin chân thật chính xác càng có tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện phẩm chất, đạo đức của người làm báo Thông tin thiếu chính xác hoặc thông tin bị bóp méo có thể biến một người từ chỗ có tội thành không có tội và ngược lại; có thể khiến cho bản chất sự việc bị đánh tráo, trắng đen lẫn lộn; thiện, ác bị xóa nhòa; phải trái không phân minh dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

Mục đích của đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực không phải chỉ để phê phán, để xử lý kỷ luật người vi phạm mà điều quan trọng hơn là thông qua phát hiện, phê phán, xử lý tham nhũng, tiêu cực để xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, để tăng cường sức mạnh của Đảng, của chế độ ta Do đó, trong quá trình tham gia đấu tranh chống tiêu cực, một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn quan tâm đến sự nghiệp chung, lợi ích chung của đất nước; góp phần tăng cường khối đoàn kết trong Đảng, sự đoàn kết của toàn dân, tránh để cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc

Sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí còn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật và chính trị Đã có những bài báo nêu ra những vấn đề có tính chất nội bộ của tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan Nhà nước; để lộ bí mật quốc gia, bí mật nghiệp vụ công tác

Tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2020, đã thông qua Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Quy định này gồm 10 điều cụ thể như sau:

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất

Trang 10

nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo vệ công lý và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí một nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

c) Đạo đức nhà báo gắn liền với phẩm chất nghề nghiệp

Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưỏng, tính chân thật, tính chiến đấu của các sản phẩm báo

Trang 11

chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, xét cho cùng cũng chính là nhằm nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của người phóng viên.

Đạo đức của người làm báo khi viết bài trước hết là sự trung thực với nguồn tin Bản chất của thông tin phải là trung thực, khách quan, nhất là đốỉ với những biểu hiện tham nhũng tiêu cực Tác phẩm báo chí phải thể hiện được quan điểm, chính kiến của nhà báo, của cơ quan báo chí Một bài báo chỉ cung cấp thông tin một cách thuần tuý thì chưa đủ, nhất là đốì với những bài viết về tham nhũng, tiêu cực Chính kiến ở đây trước hết là phải được đặt trên cơ sở của tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất của sự thật.

Việc phát hiện những tiêu cực và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại nó là thể hiện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của nhà báo đối với Đảng, Nhà nước, đối với xã hội, với cơ quan báo chí Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo là kịp thời phát hiện vấn đề mới nảy sình, cảnh báo cho xã hộỉ trước những nguy cơ để phòng tránh, chống lại nó Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là lương tâm là trách nhiệm của nhà báo với tư cách là một công dân Khi viết về tiêu cực, yếu tố đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là trách nhiệm của họ với cơ quan báo chí, với đồng nghiệp.

Nhà báo phải có trách nhiệm với công chúng Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thể hiện trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đáp ứng nhu cầu của công chúng Trước một vấn đề bức xúc, công luận quan tâm thì báo chí phải có trách nhiệm làm rõ và trả lời Nhà báo phải là chỗ dựa tin cậy, vững chắc để nhân dân tham gia vào đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực Không chỉ cung cấp thông tin, trách nhiệm của người viết báo còn là định hướng dư luận Một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp phải nghiêm túc với công việc của mình, tôn trọng công chúng.

Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để thông qua đó, nhà báo thể hiện lương tâm, trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước Những

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w