1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập Báo cáo kiến tập tại làng trẻ em birla hà nội

64 1,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 438 KB

Nội dung

Trong quá trình học tập tại trường thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng đánh giá sự trưởng thành của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện tại trường và đối với công việc sau này của mỗi sinh viên. Thông qua thực tập sinh viên sẽ được tiếp cận thực tế, với những vấn đề của đối tượng, được rèn luyện kỹ năng chuyên môn…tại nơi mình thực tập. Trên cơ sở đó sinh viên có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, trau dồi, rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy mà tôi đã chọn Làng trẻ em Birla Hà Nội là nơi tiến hành kỳ thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thúc, kỹ năng mà mình đã có trong thời gian học tập tại trường để áp dụng vào thực tế. Và cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé sức lực của bản thân để giúp đỡ các em nhỏ nơi đây.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

“Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà Vì vậy chắm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ.” ( “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và

giáo dục thiếu niên, nhi đồng” bài đăng trên Báo Nhân dân số 5526 ngày

1-6-1969 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh)

Lời nói đó của Bác vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay khi màchiến lược phát triển con người đang là mối quan tâm lớn của Đảng và NhàNước, là tương lai của gia đình và của toàn xã hội Tuy nhiên, không phải aisinh ra cũng được hưởng sự chăm sóc đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần vẫncòn đó rất nhiều những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa đượchưởng sự chăm sóc và quan tâm của gia đình và cộng đồng Đó là một trongnhững thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của Nhà nước và Xã hội, sựđầu tư nguồn lực, trí tuệ, tình yêu thương và trách nhiệm đối với những chủnhân tương lai của đất nước

Trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng là một trong những đối tượng khókhăn đặc biệt cần được chăm sóc và bảo vệ Chính vì vậy mà hệ thống chínhsách không ngừng được cải thiện, một phần không nhỏ ngân sách Nhà nướcđược chi cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục bộ phận trẻ em cónhiều mất mát, thiệt thòi Thể hiện mối quan tâm này, Việt Nam là nước đầutiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế vềQuyền trẻ em

Hiện nay trên cả nước đã hình thành một hệ thống các trung tâm bảo trợ xãhội với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em lang thang, trẻ em nhiễm HIV…Làng trẻ emBirla Hà Nội là một trong những đơn vị có chức năng nhiệm vụ như vậy Qua

24 năm xây dựng và trưởng thành Làng trẻ em Birla Hà Nội đã có nhữngđóng góp to lớn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi mất

Trang 2

nguồn nuôi dưỡng của Thành phố Hà Nội nhằm bù đắp phần nào những thiệtthòi của các em.

Trong quá trình học tập tại trường thực tập tốt nghiệp là khâu rất quantrọng đánh giá sự trưởng thành của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyệntại trường và đối với công việc sau này của mỗi sinh viên Thông qua thực tậpsinh viên sẽ được tiếp cận thực tế, với những vấn đề của đối tượng, được rènluyện kỹ năng chuyên môn…tại nơi mình thực tập Trên cơ sở đó sinh viên có

cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, trau dồi, rèn luyện đạo đức, tác phongnghề nghiệp và năng lực chuyên môn nghiệp vụ Vì vậy mà tôi đã chọn Làngtrẻ em Birla Hà Nội là nơi tiến hành kỳ thực tập tốt nghiệp của mình vớimong muốn sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thúc, kỹ năng mà mình đã cótrong thời gian học tập tại trường để áp dụng vào thực tế Và cũng mongmuốn đóng góp một phần nhỏ bé sức lực của bản thân để giúp đỡ các em nhỏnơi đây

Trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo do trình độ chuyên môn còn hạn chế

nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để báo cáo thực tập tốtnghiệp của em được hoàn thành hơn nữa

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân, Thạc sỹNguyễn Huyền Linh là người đã trực tiếp hướng dẫn em thực tập tại trường,

cô Trịnh Thị Kim Thanh – kiểm huấn viên tại cơ sở đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành bài báo cáo và kỳ thực tập cuốicùng này của mình

Hà Nội, ngày 4 tháng 2 năm 2015

Sinh viên

Trang 3

PHẦN I AN SINH XÃ HỘI

I Khái quát đặc điểm, tình hình chung của Làng trẻ em Birla Hà Nội.

1 Đặc điểm tình hình tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.

1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Làng trẻ em Birla Hà Nội là đơn vị nuôi trẻ mồ côi của Thành phố HàNội, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, được thành lậpngày 20/11/1987, theo quyết định số 5026/QĐ-TC của UBND Thành Phố HàNội

Hiện nay địa điểm của Làng trẻ tại: Số 4 Phố Doãn Kế Thiện – Mai Dịch –Cầu Giấy – Hà Nội

Làng trẻ em Birla Hà Nội là công trình quà tặng của ngài Birla người ẤnĐộ - Giáo sư tiến sĩ - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp nhẹ Cimcô -Birla và gia đình tặng UBND Thành Phố Hà Nội khi ngài đi thăm và làm việctại Việt Nam năm 1983

Công trình được khởi công cây dựng năm 1985 và hoàn thành năm 1987với cơ sở hạ tầng ban đầu bao gồm:

Khu A là nơi làm việc của bộ máy quản lý của Làng trẻ và khu học nghề,sinh hoạt ngoại khoá của Làng trẻ sau giờ đi học tại trường; nhà mẫu giáo N;

02 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi 25 trẻ / nhà

Sau khi xây dựng xong công trình, gia đình Ngài Birla giao lại choUBND Thành phố Hà Nội quản lý ( Ngài Birla bị bệnh hiểm nghèo đã quađời khi công trình chưa xây dựng xong) và gia dình cùng tập đoàn CimcôBirla không giúp đỡ gì thêm cho các cháu mồ côi của Làng

Những ngày đầu hình thành với muôn vàn khó khăn do ngân sách nhànước cấp có hạn và nền kinh tế chung của xã hội còn thấp nhưng vượt lênnhững khó khăn đó ngày 15/8/1988 Làng trẻ đón 50 trẻ hoàn toàn mồ côi cảcha lẫn mẹ, phát triển bình thường ở độ tuổi đón vào 2 - 12 tuổi của Thành

Trang 4

phố Hà Nội vào nuôi, nguồn kinh phí nuôi dưỡng do UNND Thành phố HàNội chịu trách nhiệm.

Đến năm 1992 bằng tình cảm và sự cố gắng của cán bộ, của các bà mẹ dù

số cán bộ không tăng, trang bị cơ sở vật chất của 02 nhà nuôi trẻ như cũ, Làngđã nuôi lên 80 trẻ

Năm 1996, Ban lãnh đạo của Làng trẻ em Birla Hà Nội đã xây dựng Dự

án xin xây dựng thê 01 nhà nuôi trẻ Dự án đã được UBND Thành phố phêduyệt và cấp ngân sách xây dựng trong năm 1998

Năm 2007, để chuẩn bị chi việc mở rộng địa giới hành chính sát nhậptỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội và một phần tạo điều kiện thuận lợi choviệc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn Với sự giúp đỡvề nguồn vốn của Chính phú Nhật Bản và của Ủy ban nhân dân Thành phố

Hà Nội, Làng trẻ em Birla Hà Nội đã xây dựng thêm 01 nhà nuôi trẻ C4 Sốlượng trẻ mồ côi hiện nay được nuôi tại Làng trẻ ở 04 gia đình là 120 trẻ

1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chính sách ASXH.

Với diện tích là 9.457 mét vuông có thể nói Làng trẻ em Birla Hà Nội códiện tích khá rộng và thoáng mát thích hợp cho môi trường sống của trẻ.Ngoài khu nhà làm việc của cán bộ, khu nhà nuôi trẻ Làng còn có sân bóng,khu vui chơi cho trẻ, vườn cây ăn quả…tạo điều kiện tốt cho trẻ về mặt thểchất và tinh thần Sau mỗi giờ học, hay vào dịp cuối tuần các em nam trongLàng lại hào hứng đá bóng vừ rèn luyện sức khỏe, vừa thể hiện năng khiếucủa bản thân Khu vui chơi cũng khá rộng, có cầu trượt, xích đu…giúp các emthấy thoải mái sau những buổi học căng thẳng

Hơn nữa với vị trí địa lý thuận lợi: nằm gần trục đường giao thông quantrọng, đường cao tốc Nam Thăng Long, Làng trẻ em Birla Hà Nội có vị trí vôcùng thuận lợi cho giao thông, cũng như việc cập nhật thông tin, tiếp nhận cácnguồn viện trợ từ bên ngoài

Do nằm tại khu vực trung tâm thông tin văn hóa nên việc áp dụng thựchiện các chính sách an sinh xã hội của nhà nước rất được quan tâm và thực

Trang 5

hiện đầy đủ, từ việc thực hiện các chính sách chăm sóc nuôi dưỡng cho đếncác chính sách tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng…

Là một trong những đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xãhội Hà Nội và có vị trí tại trung tâm Hà Nội nên Làng nhận được sự quan tâmthường xuyên của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Thành phố, các ban ngành trên địabàn… Được lãnh đạo Sở và Thành phố quan tâm Làng thường xuyên đượcđón những đoàn khách quốc tế khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy.

* Chức năng:

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Lao Động ThươngBinh và Xã Hộ Hà Nội Làng trẻ em Birla Hà Nội có chức năng tiếp nhận,quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn có hộkhẩu tại Hà Nội

Làng trẻ có chức năng đảm bảo hệ thống an sinh xã hội của đất nước Nuôidạy các em mồ côi có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong độ tuổi từ 2 – 18tuổi, giúp các em trở thành người công dân có ích cho xã hội, cho sự pháttriển của đất nước

Bên cạnh đó Làng trẻ cũng luôn kêu gọi các tổ chức, cá nhân từ thiện trong vàngoài nước chung tay giúp đỡ các cháu cố hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất

và tinh thần

* Nhiệm vụ:

- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục 120 trẻ em mồ côi cảcha, mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại không có khả năng lao động, trẻ bịmất nguồn nuôi dưỡng

- Đảm bảo cho trẻ được theo học ở mọi cấp học khi các em đến tuổi đi học,chịu trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí cho trẻ ở trường

- Đảm bảo sức khỏe của trẻ trong khả năng tốt nhất, những trường hợp ngoàikhả năng của Làng sẽ được chuyển đến các trung tâm y tế, các bệnh viện đểchữa trị kịp thời

Trang 6

- Phối hợp chặt chẽ giữa Làng và Nhà trường, chính quyền địa phương nơi trẻsinh ra, người thân cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội trong công tác quảnlý giáo dục trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách.

- Tổ chức tốt công tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đíchnguồn kinh phí của nhà nước, các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, giađình và cá nhân làm từ thiện trong và ngoài nước

* Quyền hạn:

- Làng có thẩm quyền xác minh thân nhân, hoàn cảnh gia đình của đối tượngtại địa phương nơi đối tượng sinh sống

- Được quyền tiếp nhận đối tượng vào Làng nuôi dưỡng khi đối tượng có đủ

và đúng các yêu cầu, quy định của Nhà nước và được sự đồng ý của Sở Laođộng thương binh và xã hội Hà Nội

- Quyền cho đối tượng hồi gia khi trưởng thành ( đủ 18 tuổi )

- Quyền chuyển trung tâm nuôi dưỡng với những đối tượng cá biệt vi phạmkỷ luật, cần có mô hình quản lý giáo dục chuyên biệt hơn

* Hệ thống tổ chức bộ máy:

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P GIÁO DỤC DẠY NGHỀ

P Y TẾ NUÔI DƯỠNG

P TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

ĐỐI TƯỢNG

Trang 7

1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ máy quản lý của Làng trẻ em Birla Hà Nội hiện nay là 28 người, gồm có:

- Ban giám đốc : 02 người

- Phòng tổ chức hành chính : 10 người

- Phòng giáo dục – dạy nghề : 06 người

- Phòng y tế – nuôi dưỡng : 10 người ( trong đó có 08 bà mẹ )

Lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý Làng trẻ do Nhà nước cấp.Lương bình quân của cán bộ Làng trẻ và của các bà mẹ là: 1.716.000đ/tháng

* Số lượng chỉ tiêu biên chế.

Lực lượng cán bộ công chức và viên chức là vô cùng quan trọng và cần thiếtđối với mọi dơn vị tổ chức hành chính sự nghiệp, nó còn quan trọng hơn vớiLàng trẻ em Birla Hà Nội bởi chức năng của Làng là quản lý và chăm sóc trẻ

* Về chất lượng:

Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, Ban giám đốc Làng đã rất chú trọng côngtác cán bộ, đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội cótrình độ, sức khỏe, kỹ năng, yêu ngành, yêu nghề, có lập trường tư tưởngvững vàng Đặc biệt có tấm lòng thực sự yêu thương trẻ thì mới đạt được mụctiêu: đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe,thẩm mỹ và nghề nghiệp khi bước vào cuộc sống, trở thành người công dân

Trang 8

có ích cho xã hội Qua 25 năm xây dựng phấn đấu và trưởng thành đến nayLàng trẻ em Birla Hà Nội có một đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụđược Đảng và Nhà nước giao, nhất là đào tạo được đội ngũ cán bộ công chứcđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong nền kinh tế thị trường.

* Loại hình, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

Loại hình đào tạo Số lượng Trình độ đào tạo Số lượng

Hợp đồng trong chỉ tiêu

biên chế

1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật.

1.5.1 Điều kiện làm việc.

Khu nhà A là khu làm việc của cán bộ công nhân viên Bao gồm: 01 phònggiám đốc, 02 phòng phó giám đốc, 01 phòng y tế nuôi dưỡng, 01 phòng giáodục – dạy nghề, 01 phòng hành chính Ngoài ra có phòng khách dùng để tiếpkhách đến thăm Làng, phòng họp, hội trường rộng khoảng 200m2 phục vụcho liên hoan, đón khách… Phòng máy tính, xưởng điện, phòng múa Để chocác em họ nghề, thực hành máy tính và tập múa trong hoạt động hè Cácphòng ban được bố trí hợp lý, không gian làm việc tương đối yên tĩnh rất phùhợp cho môi trường giáo dục trẻ thơ

Cạnh khu A là khu gia đình gồm 04 ngôi nhà 2 tầng kiên cố, khu vực sân chơicho trẻ có cầu trượt, xích đu, ghế đá, và một sân bóng cho các em đá bóng,tập luyện thể dục thể thao, phát triển năng khiếu

Trang 9

1.5.2 Trang thiết bị phục vụ an sinh xã hội.

Trang thiết bị phục vụ cho đội ngũ cán bộ Làng trẻ gồm: 01 ô tto 16 chỗ, 11máy vi tính, 06 máy in, 04 điện thoại bàn, mỗi phòng đều có bàn làm việc, tủđựng tài liệu, quạt trần, điều hòa Riêng phòng y tế có thêm 01 giường đểphục vụ cho việc khám bệnh cho các cháu

Trang thiết bị phục vụ cho trẻ ở khu gia đình gồm: 01 bộ vàn ghế để tiếpkhách, 01 tủ đứng, 01 ti vi, 01 đài, 01 đầu đĩa, 01 điện thoại bàn, 01 máy giặt,

01 tủ lạnh, 01 bếp ga…Trong phòng của trẻ còn có tủ đựng quần áo, bàn học,những dụng cụ thiết yếu phục vụ học tập như: đèn học, ghế ngồi học theođúng lứa tuổi…

1.6 Các chính sách, chế độ đối với cán bộ nhân viên.

Như mọi đơn vị hành chính sự nghiệp khác các chế độ chính sách đối với cánbộ công nhân viên tại Làng được thực hiện theo quy định của Nhà nước cụthể như sau:

- Tiền lương được tính theo mức chuẩn dựa trên thang bảng lương của nhànước bằng lương tối thiểu nhân với hệ số lương ( theo biên chế và hợp đồng)

- Trợ cấp ngành: 400.000đ/người/tháng theo Quyết định số UBND

10/2010/QĐ Ngoài ra, các cán bộ nhân viên còn được hưởng một số khoản trợ cấp khácnhư trợ cấp trực đêm, trực thứ 7, chủ nhật và ngày lễ…

- Ngày lễ tết được thưởng theo quy định của nhà nước

Nhìn chung với mức thu nhập như trên còn tương đối thấp so với tình hìnhkinh tế xã hội hiện nay, nhưng với tấm lòng yêu trẻ các cán bộ của Làng đãvượt qua khó khăn hoàn thành công việc được giao

1.7 Các cơ quan đơn vị, đối tác tài trợ trong quá trình thực hiện an sinh xã hội của Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội, Làng luôn

có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành thuộc Sở Lao độngthương binh và xã hội Hà Nội để tiếp nhận thông tin, chủ trương, chính sách

Trang 10

của Đảng và Nhà nước đồng thời tiếp nhận hướng dẫn về nghiệp vụ chuyênmôn, giải quyết các vướng mắc nhằm đảm bảo sự thống nhât trên cơ sở cácquy định của Pháp luật.

Làng thường xuyên mở rộng các mối quan hệ đối với các tổ chức từ thiệntrong và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật cho phép Cụ thể hiện nayLàng đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức, cá nhân sau:

+ Tập đoàn Tân Tạo tài trợ 10 máy tính cho phòng học tin học của Làng.+ Ngài đại sứ thiện chí Việt – Nhật đang nhận đỡ đầu cho 20 trẻ của Làng,ngài thường đến thăm Làng mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam cùngnhững món quà ý nghĩa

+ Tổ chức PS của Mỹ đã và đang tổ chức thực hiện các dự án phục vụ nhucầu của trẻ như mở các lớp kỹ năng sống, các lớp nghề điện dân dụng, nghềmộc, đan móc len, nấu ăn…giúp trẻ có những sự chuẩn bị khi hòa nhập cộngđồng Ngoài ra rất nhiều trẻ được các ông bà trong tổ chức PS nhận là ngườiđỡ đầu, hàng tháng sẽ gửi thư, tiền và quà cho các cháu…

+ Tổ chức phi chính phủ GVI hằng năm tổ chức cho trẻ đi du lịch, nghỉ máttại các khu du lịch của đất nước, giúp các em có được những ngày nghỉ hèthoải mái và bổ ích

+ Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà là nhà tài trợ cung cấp sách vở, bút, đồdùng học tập cho trẻ vào đầu mỗi năm học, đồng thời vào các dịp như TếtTrung Thu, Tết Nguyên Đán Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà sẽ tổ chứcvui liên hoan, ăn tất niên cho trẻ tại Làng rất vui vẻ và đầm ấm

2 Thuận lợi và khó khăn.

* Thuận lợi:

- Thành lập ngày 20/11/1987 đến nay đã được 25 năm, Làng đã tiếp nhận 296trẻ mồ côi thuộc thành phố Hà Nội Kết quả học tập hàng năm đạt từ 98% đến100% được lên lớp; Tỷ lệ học sinh khá giỏi từ 50% đến 65%; tỷ lệ con ngoantrò giỏi đạt từ 70% đến 75%; tỷ lệ thi đỗ Đại học Cao đẳng từ 40% đến 45%

Trang 11

- Là cơ sở bảo trợ xã hội đoen vị đã xây dựng cho các cháu một mái ấm giađình có mẹ, có các anh chị em, các em được chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng,được học tập và được hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dụcthể thao như những bạn cùng trang lứa Các em đã thực sự coi Làng trẻ là máiấm gia đình của mình.

Sau khi tham gia các lớp học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp các cháu đềuđược Làng và trung tâm dạy nghề tạo điều kiện xin việc làm phù hợp

- Các con của Làng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Các sở bannghành, các trường học trên địa bàn phường Mai Dịch, các tổ chức cá nhân cótấm lòng hảo tâm …

- Trong điều kiện nhu cầu nuôi trẻ đòi hỏi ngày càng cao để trẻ được pháttriển toàn diện về thể lực, trí lực điều kiện về kinh phí để chi cho các hoạtđộng phong trào văn nghệ, thể dục thể thao còn gặp nhiều khó khăn

II Thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội.

1.Quy mô, cơ cấu đối tượng.

Hiện nay Làng trẻ em Birla Hà Nội có 04 gia đình nuôi trẻ ( nhà C1, C2, C3,C4), mỗi gia đình có từ 25 đến 30 con trong độ tuổi từ 2 đến 18 tuổi Tổng sốtrẻ trong Làng là 120 em

Hiện nay các em khi vào Làng sẽ được đi học tại các trường công lập trên địabàn Phường Mai Dịch Năm học 2011 – 2012 số học sinh của các khối lớp là: Lớp Gia đình C1 Gia đình C2 Gia đình C3 Gia đình C4 Tổng sốMẫu

giáo

Trang 12

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông các em được Làng khuyến khích, tạođiều kiện để các em đi học nghề, học cao đẳng, đại học phù hợp với sở thích,nguyện vọng của các em Có rất nhiều em sau khi trở về với thân nhân đã cómột cuộc sống tốt và thành đạt trong công việc.

2 Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng.

Điều kiện để các em được xét duyệt: Các em mồ côi cả cha lẫn mẹ Mồcoi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại ốm đau, tàn tật, nghèo khó không cókhả năng nuôi dưỡng, có hô khẩu thường trú tại Hà Nội, trẻ được đón vàoLàng ở độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi và là trẻ phát triển bình thường

Các em là trẻ có nguồn gốc và có gia đình Khi mồ côi cha mẹ các em sẽđược thân nhân làm đơn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt xin cho các

em vào Làng Khi thành phố có quyết định tiếp nhận trẻ được đón vào Làng

Trang 13

nuôi theo chỉ tiêu Nhà nước giao hằng năm Các em được vào Làng đếm khiđủ 18 tuổi Làng sẽ làm lễ trưởng thành để các em về với thân nhân.

Quy trình xét duyệt để trẻ được nhận vào Làng : gia đình trẻ có đơn đề nghịđược sự xét duyệt và xác nhận của trưởng thôn ( xóm, khu phố ) sau đó đượcchuyển lên UBND xã ( phường, thị trấn ), sau đó tiếp tục chuyển lên các cấpcao hơn là phòng Lao động thương binh và xã hội cấp Huyện khi được đồng ýchấp nhận sẽ chuyển lên Sở Lao động thương binh và xã hội trực thuộc thànhphố nếu được tiếp nhận hồ sơ của trẻ sẽ được chuyển về Làng Làng sẽ tiếptục xem xét nếu trẻ đủ điều kiện sẽ tiếp nhận hồ sơ của trẻ sau đó xác nhận lạimột lần nữa về điều kiện của trẻ và tiếp tục chuyển hồ sơ về sở Lao độngthương binh xã hội ra quyết định Trẻ sẽ chính thức được tiếp nhận vào Làng Từ đó trẻ sẽ được Làng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc mọi mặt về vật chất vàtinh thần

Khi đã đủ điều kiện vào Làng hồ sơ của trẻ sẽ được lưu giữ và quản lýtrong suốt quá trình các em sống tại Làng Khi đủ 18 tuổi Làng sẽ trả lại hồ sơcho các em vì lúc này các em đã trưởng thành và ra Làng các em sẽ tiếp tụctheo học tại các trường nghề, trường cao đẳng đại học hoặc có em sẽ đi làm…

3 Mô hình chăm sóc trợ giúp đối tượng.

Một điểm khác biệt giữa Làng với các trung tâm bảo trợ xã hội khác là

Làng thực hiện chăm sóc đối tượng theo mô hình gia đình lớn Các em sốngtrong một gia đình có mẹ, có các anh chị em, được quan tâm, chăm sóc mọimặt, được cung cấp truyền đạt kinh nghiệm sống để trở thành những ngườicông dân có ích cho xã hội

Các em vào Làng được học văn hóa tại các trường công lập trên địa bànphường Mai Dịch – Cầu Giấy Ngoài giờ học các em được vui chơi, tham giacác phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giúp các em phát triển toàndiện Dịp hè các em sẽ về quê nghỉ một thời gian, sau đó lại trở lại Làng để ôntập văn hóa, học các lớp năng khiếu, học kỹ năng sống, học nấu ăn…

Trang 14

Trong gia đình các em giúp đỡ các mẹ làm công việc nhà, mỗi gia đình đều

có một lịch vệ sinh, lịch trực nhật, lịch rửa bát để các em thực hiện Các emlớn có nhiệm vụ kèm các em nhỏ hơn trong sinh hoạt cũng như trong học tập.Việc chăm sóc, giúp đỡ các em trong gia đình của mình giúp tình cảm của cácthành viên trong gia đình được củng cố

3.1 Về giáo dục – Dạy nghề.

Khi vào Làng thùy theo độ tuổi các em được học từ mẫu giáo đến trung

học phổ thông tại các trường công lập trên địa bàn Hà Nội Tốt nghiệp trunghọc phổ thông các em được khuyến khích tạo điều kiện thi đại học, cao đẳng,trung cấp hoặc học nghề phù hợp…

Trong quá trình học tập các em được cung cấp đầy đủ sách, vở và cácdụng cụ học tập để phục vụ cho quá trình học tập và rèn luyện Đầu năm họccác em được phát sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập, sau đó đến học kỳ

2 các em lại được cấp phát bổ sung một lần nữa

Làng chịu trách nhiệm đóng góp các khoản không thể miễn giảm tạitrường cho các em

Bên cạnh đó, Làng cũng phối hợp chặn chẽ với nhà trường nơi các em họcđể theo dõi quá trình học tập của các em Phòng Giáo dục – Dạy nghề cónhiệm vụ chính trong công tác giáo dục các em Cán bộ của Phòng giáo dụcđược phân công phụ trách từng cấp học để quản lý chặt chẽ và có hiệu quảcác anh chị phòng giáo dục thường xuyên sang các trường, gặp gỡ tao đổi vớicác giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình của các cháu của Làng Cháunào có những biểu hiện vi phạm sẽ được xử lý kỷ luật

Ngoài giờ học trên lớp các em còn phải tự học ở nhà, các em lớp sẽ giúpcác em nhỏ học khi các em gặp vấn đề khó khăn trong bài vở

Bên cạnh việc học tập văn hóa khi đủ 13 tuổi trở lên các em được Làng tổchức học nghề trong dịp hè, với mục đích giúp các em nắm được những kiếnthức cơ bản về nghề nghiệp để có thể tìm được một công việc phù hợp khi các

em rời khỏi Làng

Trang 15

Các em được học các lớp học nghề như: lớp nấu ăn, lớp đan móc len, lớphọc tranh ghép gỗ, lớp học tin học cơ bản…

Các lớp dạy nghề do tổ chức AC – Thụy Điển, tổ chức PS của Mỹ… tài trợ.Trong vài năm gần đây số lượng các em học tại các lớp dạy nghề ít có sự thayđổi: lớp học nấu ăn có 25 em, lớp học đan móc len có 20 em, lớp học tranhghép gỗ có 30 em, lớp học tin học cơ bản 20 em… Các lớp học nghề bêncạnh việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản con giúp các em pháthuy khả năng, năng khiếu của mình

Kết quả đạt được về mặt giáo dục – dạy nghề: Kết quả học tập hàng năm tỷ lệlên lớp đạt từ 98% đến 100% ; tỷ lệ khá giỏi từ 50% đến 65%; tỷ lệ con ngoantrò giỏi đạt từ 70% đến 75%; tỷ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng từ 40% đến 45%

3.2 Về y tế - nuôi dưỡng.

Tại Làng các cháu được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, các cháu đượckhám bệnh, cấp thuốc khi bị ốm Làng đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong khảnăng tốt nhất, những trường hợp ngoài khả năng của các Làng sẽ được chuyểntới các trung tâm y tế, các bệnh viện để chữa trị kịp thời Hằng năm theo địnhkỳ trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe

Làng cũng luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất và tốt nhất trong khảnăng cho phép Thực đơn của trẻ được thay đổi theo từng tuần để trẻ ăn khôngcảm thấy chán Hằng ngày các mẹ đi chợ theo thực đơn đó và có ghi chépcong khai tài chính vào sổ để kiểm tra Thức ăn các mẹ mua về đều là thức ăntươi, khi nấu xong mỗi bữa các gia đình đều phải lưu mẫu thức ăn lại để đềphòng trường hợp xấu xảy ra sẽ tìm ra được nguyên nhân

Hiện nay tình hình tài chính để nuôi dưỡng – giáo dục trẻ được ngân sáchnhà nước cấp như sau:

Tổng số tiền cho trẻ: 800.000 đồng/trẻ/tháng

Trong đó:

Trang 16

+ Tiền ăn 3 bữa: 700.000 đồng/trẻ/tháng.

+ Tiền chi khác: 100.000 đồng/trẻ/tháng (Gồm: Tiền điện nước phục vụ sinhhoạt cho trẻ, tiền học, tiền mua thuốc chữa bệnh, tiền mua quần áo, giấy,dép,các hoạt động ngoại khóa)

3.3 Về hoạt động ngoại khóa chăm sóc đời sống tinh thần cho trẻ

Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hóa không thể thiếu của con người

nhất là đối với trẻ em Các hoạt động vui chơi giải trí rèn luyện cho trẻ emnhững phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất, phát triển vui chơi giảitrí cho các em là tạo ra những điều kiện để trẻ vui chơi, hoạt động sang tạovăn hóa – nghệ thuật, rèn luyện, rèn luyện thể thao để khôn lớn, trường thành.Dần dần theo cách “chơi mà học, học mà chơi” một cách có văn hóa trongviệc hình thành nhân cách thông qua trò chơi các em rèn luyện về thể lực, trítuệ, đạo đức… rèn luyện cho các em các giác quan, nhất là thính giác, sựkhéo léo và tính nhẫn nại … sao cho các em được phát triển toàn diện

Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian mà các em được tham dự rất nhiều các hoạtđộng ngoại khóa Các em được dạy kỹ năng sống, nấu ăn, học hát, học múa,

… tùy theo khả năng và lứa tuổi các em

Mỗi kỳ nghỉ hè, trẻ của Làng đều được đi tham quan và nghỉ mát bằngnguồn kinh phí viện trợ của tổ chức PSBI, GVI Những ngày Tết, lễ thườngđược kỷ niệm giao lưu văn nghệ hết sức sôi nổi của chi hội Thanh niên và tậpthể cán bộ cán bộ công chức của Làng với các đơn vị trên địa bàn quận nhưtrường ĐH Quốc Gia, Sư Phạm, Thương Mại, Hội phụ nữ phường MaiDịch… Qua đó, các em được học tập giao lưu, hòa nhập với cộng đồng Ngoài ra Làng còn luôn có sự hiện diện của đội ngũ thanh niên, sinh viêntình nguyện của các tổ chức xã hội, các trường ĐH, CĐ, nhằm giúp các emtrong sinh hoạt, kèm các em học, tổ chức các trò chơi, các buổi liên hoan giaolưu văn nghệ.,

Trang 17

Thông qua các hoạt động văn hóa – thể thao, đời sống tinh thần của trẻ đãngày càng phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức Đó là điều kiện vôcùng thuận lợi để giúp các em phần nào bớt đi được mặc cảm, đời sống hòanhập cộng đồng và môi trường có mẹ, anh chị và các em Từ đây, các em tựtin hơn vào cuộc sống để phấn đấu học tập rèn luyện ngày càng tốt hơn.

4 Nguồn lực thực hiện.

Làng trẻ là cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước do đó kinh phí hoạt động do nhànước cấp Ngoài ra, còn nhận được sự tài trợ của các tổ chức của các tổ chứctừ thiện, của các nhà hảo tâm có tấm long nhân ái

- Làng trẻ Birla Hà Nội nằm trên phố Doãn Kế Thiện thuộc phường Mai Dịchvới vai trò cơ quan quản lý UBND phường Mai Dịch luôn quan tâm hộ trợLàng và Làng trẻ Birla Hà Nội thường xuyên liên hệ chặt chẽ với UBNDphường Mai Dịch và các đơn vị đóng trên địa bàn để nắm bắt tình hình hoạtđộng trên các lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội thành phố Làng có mối quan

hệ chặt chẽ với các phòng, ban, ngành, thuộc Sở Lao động Thương binh vàXã Hội để tiếp nhận thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướcđồng thời tiếp nhận hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn, giải quyết cácvướng mặc nhằm đảm bảo sự thống nhất trên cơ sở các quy định pháp luật

- Làng thường xuyên mở rộng các mối quan hệ đối với các tổ chức từ thiệntrong và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật cho phép

5 Những kết quả đạt được và khó khăn

5.1 Kết quả đạt được.

Thành lập ngày 20/11/1987 đến nay đã được 25 năm, Làng đã tiếp nhận hàngtrăm trẻ mồ côi thuộc thành phố Hà Nội

Kết quả học tập hàng năm đạt từ 98% đến 100% trẻ được lên lớp; tỷ lệ khảgiỏi từ 50% đến 65%; tỷ lệ con ngoan trò giỏi đạt từ 70% đến 75%; tỷ lệ thiđỗ đại học, cao đẳng từ 40% đến 50%

Trang 18

Từ năm 1994 đến nay Làng có 201 con rời khỏi làng: 126 trẻ trưởng thành vềvới thân nhân, 16 trẻ được nhận làm con nuôi, có 20 trẻ học đại học, caođẳng Số còn lại làng tạo điều kiện học nghề.

Đa số các cháu học nghề, học trung cấp được làng và các trung tâm dạy nghềtạo điều kiện xin việc làm

Trẻ được học giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản và các ngày nghỉ trongtuần

Các em làm con nuôi trong và ngoài nước vẫn gắn bó tình cảm với Làng

Là trung tâm bảo trợ xã hội, đơn vị đã xây dựng cho các cháu một mái ấm giađình có mẹ, có các anh chị em, các em được chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng,được học tập và được các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhưnhững trẻ cũng trang lứa Các trẻ mồ côi đã thực sự coi làng trẻ là mái ấm giađình

Trong 25 năm nuôi dưỡng các cháu trong Làng được tham gia các chươngtrình ngoại khóa của thành phố, ngành và địa phương đều đạt kết quả tốt.Ngoài ra, Làng còn đứng ra tổ chức lễ cưới cho 28 cháu và còn giúp đỡ banđầu cho gia đình mới của các cháu

Như vậy, kết quả lớn nhất mà Làng đạt được là nuôi dạy các cháu trở thànhcông dân tốt góp mình vào sự phát triển và tiến bộ của đất nước

Khi các cháu hoạt động ngoại khóa ở xa không có phương tiện đi lại

Công tác dạy nghề ở đơn vị chưa có điều kiện đầu tư rộng

Trang 19

Trong điều kiện nhu cầu nuôi trẻ đòi hỏi ngày càng cao để trẻ được phát triểntoàn diện về trí lực, thể lực điều kiện về kinh phí cho các hoạt động các phongtrào văn nghệ, thể dục, thể thao gặp rất nhiều khó khăn.

6 Những đề nghị được giúp đỡ.

Để đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình phát triển rất mongđược các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có tấm lòng từ thiện giúp đỡ thêmvề vấn đề dinh dưỡng cho trẻ

Giúp đỡ thêm cho về phương tiện đi lại khi đi học xa và các hoạt động

Giúp thêm về sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ vào đầu năm học mới và tiềncho các cháu có thể học thêm ngoại khóa

Giúp đỡ thêm về các phương tiện phục vụ cho các hoạt động, phong trào vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ

Các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục về giới tính, sức khỏesinh sản, tình dục cho trẻ của Làng

Trang 20

PHẦN II CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

I.Thái độ và kỹ năng giao tiếp với cán bộ cơ sở.

1.Giới thiệu tóm tắt về Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Làng trẻ em Birla Hà Nội là đơn vị nuôi trẻ mồ côi của Thành phố HàNội, trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Hà Nội Làng đượcthành lập theo quyết định số 5026/QĐ- TC ngày 20/11/2011 của Ủy BanNhân Dân Thành Phố Hà Nội Địa điểm của Làng được đặt tại: Số 4 PhốDoãn Kế Thiện – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

Làng trẻ em Birla Hà Nội là công trình của ngài Birla người Ấn Độ –Giáo sư tiến sỹ – Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp nhẹ Cimco – Birla vàgia đình tặng cho UBND Thành phố Hà Nội khi ngài sang thăm và làm việctại Việt Nam vào năm 1983

Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1985 và hoàn thành vàonăm 1987 với cơ sở hạ tầng ban đầu gồm:

- Khu A: là khu hành chính, nơi làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý Làng trẻ

và khu học nghề, sinh hoạt ngoại khóa của trẻ sau giờ học tại trường; Nhàmẫu giáo N; 2 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi trẻ 25 trẻ/nhà

- Sau khi xây dựng xong công trình, ngài Birla và gia đình đã giao choUBND Thành phố Hà Nội quản lý ( Ngài bị bệnh nặng và qua đời khi côngtrình chưa hoàn thành), sau đó gia đình Ngài và Tập đoàn Cimco không có sựgiúp đỡ gì thêm cho các cháu mồ côi của Làng

- Những ngày đầu hình thành với muôn vàn khó khăn do ngân sách Nhà nướccấp có hạn và nền kinh tế chung của xã hội còn thấp, sự giúp đỡ của các cánhân và tổ chức chưa nhiều Tuy nhiên vượt lên những khó khăn ấy ngày15/8/1988 Làng trẻ đã đón 50 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, phát triển bình thườngở độ tuổi từ 2- 12 tuổi của Thành phố Hà Nội vào nuôi Nguồn kinh phí nuôidưỡng do UBND Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm

Trang 21

- Đến năm 1996, Ban giám đốc của Làng đã xây dựng dự án xin xây dựngthêm 01 nhà nuôi trẻ, dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt và cấp kinhphí xây dựng, nhà nuôi trẻ mới được hoàn thành vào năm 1998.

- Năm 2007 để chuẩn bị cho việc mở rộng địa giới hành chính sát nhập tỉnh

Hà Tây vào Thành phố Hà Nội và một phần tạo điều kiện thuận lợi cho việcchăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn Với sự giúp đỡ vềnguồn vốn của Chính Phủ Nhật Bản và của UBND Thành phố Hà Nội, Làngtrẻ em Birla Hà Nội đã xây dựng thêm 01 nhà nuôi trẻ C4 Số lượng trẻ mồcôi hiện nay được nuôi tại Làng trẻ của 04 gia đình là 120 trẻ

Trên đây là một vài nét về cơ sở nơi em thực tập tốt nghiệp Em sẽ cốgắng để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ của mìnhtại đơn vị thực tập

2 Phúc trình buổi làm việc với cán bộ cơ sở.

Thời gian: ngày 24/11/2011.

Địa điểm : Tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Thành phần tham gia: - Cô Trần Thị Dung – PGĐ.

- Cô Trịnh Thị Kim Thanh – Kiểm huấn viên.

- Sinh viên thực tập.

Mục đích : Được nhận vào thực tập tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Sau ngày đến trường nhận đề cương hướng dẫn thực tập tôi đã bắt tay ngayvào việc liên hệ cơ sở thực tập Tôi đã chọn Làng trẻ em Birla Hà Nội để tiếnhành kỳ thực tập tốt nghiệp của mình Qua thông tin trên mạng và qua sự tìmhiểu tôi được biết Làng trẻ có những quy định khá khắt khe trong quá trìnhnhận sinh viên vào thực tập, mặc dù vậy nhưng tôi tin rằng khi mình cố gắng

và quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng sẽ thành công

Ngày 22/11/2011 tôi đã đến Làng trẻ xin thực tập nhưng hôm đó Ban giámđốc của Làng trẻ đều đi họp trên Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội HàNội nên không có mặt tại Làng Không gặp được Ban Giám đốc, tôi muốn xinchú bảo vệ cho vào thăm Làng một lát nhưng chú bảo vệ bảo: “ Chưa được sự

Trang 22

đồng ý của Ban giám đốc chú không cho cháu vào được, cháu cứ về rồi hômkhác quay lại” Tôi cảm ơn chú và ra về trong lòng đầy lo lắng vì không biếtbuổi sau mình có được nhận vào thực tập hay không?

Sáng ngày 24/11/2011 tôi tiếp tục đến Làng trẻ xin thực tập, qua phòng bảo

vệ tôi được chỉ dẫn đến phòng Phó giám đốc gặp cô Dung Trong suy nghĩ tôitưởng tượng rằng Làng trẻ sẽ rất náo nhiệt, ồn ào nhưng thật bất ngờ khi embước vào Làng là một không gian yên tĩnh, thoáng mát với bầu không khítrong lành, tiếng chim hót líu lo trên các vòm lá xanh biếc Lúc đầu tôi nghĩLàng sẽ chỉ có những dãy nhà nối tiếp nhau nhưng không phải như vậy màtrong Làng có sân chơi dành cho trẻ và có rất nhiều loại cây ăn quả tạo chomọi người có cảm giác thân quen, gần gũi như trở về nhà của mình

Hôm nay đến Làng trẻ tôi mong muốn sẽ được nhận vào thực tập và tạo lậpđược mối quan hệ, sự tin tưởng với cán bộ Làng trẻ Sau một khoảng thờigian không dài của buổi sáng, với sự nhiệt tình và thẳng thắn của cô Dung –Phó giám đốc Làng trẻ em tôi đã được nhận vào thực tập tại Làng trẻ em Birla

Hà Nội Trong lòng tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã giải quyết được việc khókhăn đầu tiên, nhưng biết rằng trước mắt mình cần phải cố gắng rất nhiều để

có thêm nhiều kinh nghiệm về ngành mình đang theo học, đồng thời hoànthành tốt nhiệm vụ của mình tại cơ sở thực tập Trong buổi làm việc với cánbộ Làng trẻ tôi đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năngthuyết phục, kỹ năng thấu cảm… để hoàn thành mục đích mình đặt ra

Đi qua một con đường trải bê tông sạch sẽ với những luống hoa cúc đua nhaukhoe sắc và hàng cau vua cao vút là khu nhà A - khu làm việc của các cán bộLàng trẻ Ngay đầu khu nhà là phòng làm việc của Giám đốc và Phó giámđốc, tôi dừng lại trước cửa phòng của cô Phó giám đốc, sau tiếng gõ cửa cô

mời tôi vào “ Dạ cháu chào cô, cháu có thể gặp cô một lát được không ạ?”

; Cô dời mắt khỏi màn hình máy tính nhìn tôi và bảo : “ Cô vừa được bảo

vệ báo, cháu là sinh viên đến xin thực tập hả? cháu vào đi” Một giọng nói nghiêm nghị khiến tôi hơi run và mất bình tĩnh Tuy nhiên tôi đã cố gắng

Trang 23

nói to và rõ ràng : “ Dạ vâng, cháu chào cô, cháu tên là Thanh cháu là sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội, hôm nay cháu đến xin được thực tập tại Làng mình ạ” Cô nói: “ Vậy chắc cháu là sinh viên Khoa Công tác Xã hội” Thấy cô cũng đã biết về khoa Công tác xã hội còn rất mới với nhiều người tôi đã bớt phần nào đó lo lắng Và sau đó tôi đã bắt nhịp với câu chuyện để cuộc trao đổi không quá căng thẳng Cô cũng nói chuyện một cách vui vẻ và thoải mái về đặc thù trong môi trường làm việc với trẻ mồ côi, về những vất vả và khó khăn trong công tác nuôi dưỡng, giáo dục các em Tôi đã bày tỏ sự thấu cảm và chia sẻ với cô: “Cháu cũng phần nào đó hiểu được những khó khăn trong việc nuôi dưỡng các em nhỏ

mồ côi, với hoàn cảnh rất khó khăn các em mới phải vào sống tại Làng, cán bộ làm việc tại Làng đều là những người làm việc với tấm lòng yêu thương trẻ và cái tâm với sự nghiệp trồng người cô nhỉ?’’… Sau khoảng 30

phút trao đổi cô phải đi họp nên cô đã dẫn tôi sang gặp cán bộ sẽ là Kiểmhuấn viên của tôi trong quá trình thực tập tại Làng

Qua một dãy hành lang cô dẫn tôi sang phòng Giáo dục – Dạy nghề giới thiệutôi với cô Thanh sau đó cô đi họp Cô Thanh là người đã đã làm việc tại Lànghơn 10 năm, cô cũng từng là Kiểm huấn viên cho khá nhiều sinh viên đếnthực tập tại Làng trong đó có cả những anh chị sinh viên của trường Lao độngxã hội Biết được điều đó nên em đã cảm thấy khá tự tin khi nói chuyện với

cô Bắt đầu vào câu chuyện cô đã hỏi em: “Trước khi đến xin thực tập cháu đã tự tìm hiểu thông tin gì về Làng chưa?” ; “ Dạ cháu cũng đã tìm hiểu thông tin trên mạng internet nên cũng biết một chút về Làng mình cô ạ, cháu rất mong cô có thể cho cháu biết để cháu nắm rõ hơn được không ạ?” “Cô sẵn lòng thôi nhưng trong hôm nay thì cô cũng không thể chia sẻ hết được”; “ Dạ vâng Cô ạ! kỳ thực tập này của chúng cháu gồm hai phần một là phần An sinh xã hội và phần thứ hai cháu chọn chuyên ngành Công tác xã hội cá nhân để viết bài báo cáo, cháu rất mong trong qua trình

Trang 24

tiếp xúc với các em cháu sẽ tìm cho mình được một thân chủ đang gặp phải vấn đề về tâm lý – xã hội để giúp đỡ”; Cô tiếp tục cho tôi biết những thông

tin ban đầu về Làng như số lượng trẻ, độ tuổi của trẻ, điều kiện trẻ được nhậnvào Làng… Tôi chăm chú nghe và không quên mang sổ ra để ghi chép lại thậtnhanh những trao đổi của cô Cô còn chia sẻ thêm một vài khó khăn về lĩnhvực giáo dục – dạy nghề của phòng cô Cô cho biết một số năm gần đây kếtquả học tập của các em trong Làng giảm đi đáng kể, và một vấn đề nữa là đạođức và kỷ luật của các em cũng có chiều hướng đi xuống Số học sinh đượccoi là cá biệt ngày càng tăng lên Hiện giờ khi đi xin học cho các em trên địabàn phường gặp khá nhiều khó khăn, vì giáo viên các trường đều nhận thấycon Làng trẻ chưa ngoan, các cô giáo muốn san sẻ học sinh Làng trẻ ra các

trường khác để bớt gánh nặng “ Dạ vâng, cháu cũng nhận thấy vấn đề đạo đức trong giới trẻ bây giờ đáng báo động cô ạ, có lẽ không chỉ các em trong Làng mình mà một phần không nhỏ giới trẻ bây giờ như vậy, các cô chú, anh chị trong Làng lại thêm phần vất vả cô nhỉ, cháu cũng rất mong trong thời gian thực tập của mình ngoài nhiệm vụ chính là hoàn thành bài báo cáo cháu sẽ được tham gia vào những hoạt động chung của Làng để có cơ hội hiểu hơn về công việc của các cô chú ạ” ; “ Trong khoảng thời gian thực tập cô nghĩ cháu sẽ phần nào đó hiểu được công việc của đội ngũ cán bộ thôi Làng đã nhận cháu vào thực tập cháu phải thực hiện đầy đủ các quy định của Làng cũng như của gia đình mà cháu thực tập” ; “Dạ vâng, cháu cảm ơn, cháu sẽ cố gắng ạ” Kết thúc buổi nói chuyện cũng đã là

10h30’, dời phòng làm việc của cô, cô đã dẫn tôi xuống khu gia đình và giớithiệu tôi với 2 mẹ nhà C2, ngôi nhà mà tôi sẽ thực tập trong thời gian sắp tới

* Lượng giá:

Buổi gặp gỡ và nói chuyện đầu tiên của tôi với cán bộ Làng trẻ đã thành côngtốt đẹp Các cô rất thân thiện, nhiệt tình song bên cạnh đó cũng không kémphần kỷ luật và nghiêm khắc

Trang 25

Bầu không khí của buổi nói chuyện rất thoải mái, tôi và cán bộ Làng trẻ đãtrao đổi và thống nhất được lịch tôi đến Làng thực tập, trao đổi với nhau mụcđích, cũng như đưa ra được những quy định trong quá trình tôi thực tập tạiLàng Kết quả tôi đã được nhận vào thực tập tại Làng trẻ.

* Các kỹ năng sử dụng:

Trong buổi nói chuyện để đạt được mục tiêu của mình tôi đã sử dụng kỹ năngđặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe khi cô phó giám đốc nói về những nét cơ bảncủa Làng trẻ…, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thấu cảm khi cô Kiểm huấnviên chia sẻ về những khó khăn khi nuôi dạy và giáo dục trẻ mồ côi…

Tuy các kỹ năng đó em sử dụng chưa thật tốt và thành thạo song buổi nóichuyện đã thành công trong bầu không khí vui vẻ và thoải mái Đặc biệt làmục đích của tôi đã đạt được

II.Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng ( Chọn phần CTXH cá nhân)

Công tác xã hội cá nhân là cách thức mà cán bộ công tác xã hội sử dụng đểtác động vào một cá nhân trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề Trongquá trình thực tập sinh viên được tiếp cận với thực tế, với vấn đề của đốitượng như quan hệ xã hội, mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, tình yêu, bạnbè…và rèn luyện kỹ năng: kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi, thấucảm, tham vấn…nhằm thiết lập mối quan hệ với đối tượng, giúp họ hiểu rõ vềmình, hoàn cảnh của mình, xác định lại mối tương quan với những ngườixung quanh, giúp họ tăng khả năng huy động những nguồn lực của bản thân

và của xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình

Quan tâm, chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhànước ta Qua 24 năm xây dựng và trưởng thành, Làng trẻ em Birla Hà Nội đã

có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp bồi dưỡng, chăm sóc thế hệ trẻ nóichung và đồng thời giúp trẻ mồ côi có cơ hội được học tập, được hòa nhậpcộng đồng xóa bớt đi phần nào những khó khăn và bất hạnh của các em

Trang 26

Trong quá trình tìm hiểu đặc điểm chung của Làng trẻ, em đã kết hợp xâmnhập tìm hiểu đời sống của đối tượng tại các gia đình, đồng thời lựa chọn đốitượng cho chuyên đề Công tác xã hội cá nhân của mình

1 Mô tả ca

1.1 Hoàn cảnh thân chủ

Sau một tuần thực tập tại Làng trẻ với sự nhiệt tình và thân thiện của hai mẹnhà C2 tôi đã nhanh chóng làm quen với các em trong gia đình Qua các mẹtôi được biết gia đình C2 có 25 em trong độ tuổi từ 3 – 18 tuổi, các em đềuđang đi học tại các trường trên địa bàn phường Mai Dịch – Cầu Giấy – HàNội Mỗi em khi vào Làng đều có hoàn cảnh riêng rất đáng thương, nhưngđiểm chung nhất của các em là đều thiếu tình cảm gia đình vì các em đều làtrẻ mồ côi, đặc biệt trong gia đình C2 có những em là con ngoài giá thú, có

em cả bố và mẹ đều đang đi tù, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ…Tiếp xúc vớicác em tại đây tôi được biết ngoài giờ học trên lớp các em còn giúp đỡ mẹnhững công việc trong gia đình, chăm sóc và dạy các em nhỏ tuổi hơn mìnhhọc bài buổi tối… Buổi sáng các em dậy từ 5h30’ để tập thể dục, vệ sinh cácnhân và làm công việc mình đã được phân công sau đó các em ăn sáng và đihọc Những em Mẫu giáo và Tiểu học được các mẹ đưa đến trường, các anhchị lớn thì tự đi học Buổi chiều 17h các thành viên sẽ có mặt ở nhà, từ 17hđến 19h các em vệ sinh cá nhân, ăn tối và hoàn thành mọi công việc, để 19hcác em sẽ ngồi vào bàn học Sau một tuần thực tập tại Làng và làm quen vớicác em nhà C2, tôi đã nhờ cô Kiểm huấn viên giới thiệu cho tôi một em nhỏđang có vấn đề về tâm lý – xã hội trong nhà C2 Đó là em Nguyễn Thị HoàiThu, học sinh lớp 9E trường THCS Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội Thu sinh

ra tại xã Vân Hà - huyện Đông Anh – Hà Nội, Thu vào Làng lúc em 10 tuổikhi đang học lớp 4 Qua cô Kiểm huấn viên và qua hai mẹ nhà C2 tôi đượcbiết về hoàn cảnh khó khăn của gia đình Thu Gia đình em rất nghèo, vì bố

em bị bệnh nặng phải mất rất nhiều tiền chữa trị nhưng không khỏi vì thế kinh

tế gia đình em rất khó khăn, trong nhà chỉ có mẹ em là lao động chính, vừa lo

Trang 27

tiền thuốc thang chạy chữa cho chồng lại phải lo tiền học và tiền sinh hoạt phícho Thu và em gái Thu nên mẹ em hết sức vất vả Gia đình ông bà nội và ông

bà ngoại cũng khó khăn nên không có điều kiện giúp đỡ cho gia đình em Mộtmình mẹ em không có khả năng nuôi 2 chị em vì kinh tế gia đình chỉ trôngvào mấy sào ruộng nên Thu đã được vào Làng trẻ và em sống tại Làng đếnnay đã được 5 năm Mỗi năm em được về nhà hai lần vào dịp hè và tết, thỉnhthoảng mẹ em cũng ở quê lên thăm em Xa gia đình đến với Làng trẻ và máinhà C2 các em nhỏ đều là những cô bé, cậu bé rất có nghị lực để vươn lên,vượt qua những mất mát, thiệt thòi để sống và học tập tốt Nhưng đôi khichính hoàn cảnh gia đình, chính những mất mát, thiệt thòi đó đã làm cho các

em cảm thấy bi quan, chán nản, không tin vào bản thân…Và đó cũng làtrường hợp của Thu, với những nét phác họa về tâm lý, hoàn cảnh của Thu.Qua sự giới thiệu của cô Kiểm huấn viên

tôi đã mạnh dạn chọn Thu làm thân chủ của mình với mong muốn góp phầnnhỏ bé sự hiểu biết cũng như tình cảm của mình giúp Thu vượt qua những ràocản về tâm lý để tiếp tục học tập và phấn đấu cho tương lai phía trước của em

1.2 Mô tả vấn đề của thân chủ.

Qua thời gian tiếp xúc với thân chủ, đồng thời qua việc thu thập thông tinnhiều chiều tôi đã bước đầu xác định được vấn đề của thân chủ Trong thờigian gần đây tâm trạng em không được tốt, em cảm thấy bi quan, chán nản vìkết quả học tập không như mong đợi Vừa rồi rất vinh dự cho Thu là em đãđược chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn Sinh học của trường nhưng emkhông đạt kết quả cao trong kỳ thi này Các bạn cùng lớp với Thu đều có giảitrong kỳ thi này nên Thu cảm thấy thất vọng vì trước khi đi thi em đã đặt rấtnhiều hy vọng là sẽ giành được giải Kỳ thi kết thúc học kỳ I sắp đến emkhông có quyết tâm để ôn thi mà luôn buồn rầu suy nghĩ Em là một cô bésống nội tâm ít khi em tâm sự với bạn bè, hơn nữa từ trước đến nay em chỉchú tâm vào việc học nên trong mối quan hệ bạn bè em chưa có những ngườibạn thân Ở nhà em không chơi thân với ai vì theo như lời em nói em thấy

Trang 28

không hợp với mọi người, trong Làng có hai bạn ở nhà C1 học cùng lớp với

em nhưng vì không cùng nhà nên em cũng không chơi thân Ở lớp em thấymặc cảm tự ti vì hoàn cảnh mình sống trong Làng trẻ mồ côi, so với các bạnđều có bố có mẹ gia đình lại có điều kiện nên em cũng có suy nghĩ không gầngũi và thân thiết với ai Đang là một học sinh lớp 9, chỉ còn học kỳ II nữa làThu sẽ bước vào kỳ thi vào cấp 3 nên em cảm thấy rất lo lắng, vì ở Làng chỉcho đăng ký một nguyện vọng vào trường THPT Cầu Giấy, nếu thi không đỗ

em sẽ phải học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Em sắp đối diện vớimột trong những bước ngoặt quan trọng đầu tiên của cuộc đời nhưng tâm lý

em lại có nhiều bất ổn chán nản, bi quan và lo lắng nên đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến cuộc sống và học tập của em Từ nhỏ Thu đã là một cô bé có sựquyết tâm cao và cố gắng trong học tập, nhìn chung em học đều các môn, đặcbiệt là môn Toán tôi được cô Kiểm huấn viên cho biết môn Toán em học rấttốt và nhìn vào những bài kiểm tra của Thu, tôi thấy bài kiểm tra nào điểmcủa em cũng rất cao Ngoài việc chăm học, ngoan ngoãn Thu còn là một câyvăn nghệ của Làng trẻ, em còn có năng khiếu về hội họa…Đó là một số điểmmạnh của Thu mà tôi đã tìm hiểu được, bên cạnh những điểm mạnh cũnggiống như mọi người Thu cũng có những điểm yếu của mình: Em chưa tinvào năng lực của bản thân, tâm lý chưa ổn định dễ bị dao động, hay bi quanchán nản, suy nghĩ thiếu tích cực, chưa khéo léo cư xử trong các mối quan hệxã hội… Tôi mong rằng với những kiến thức đã học được tại trường, với tìnhcảm giành cho Thu trong thời gian thực tập ngắn tại Làng song tôi sẽ cố gắnghết sức để giúp em thay đổi những cảm xúc tiêu cực hiện tại, yên tâm vớinhiệm vụ chính của mình là học tập để có những kết quả học tập cao nhất

Trang 29

2 Các công cụ sử dụng trong làm việc với thân chủ.

2.1 Cây vấn đề:

Kết quả học tập

của Thu giảm sút. Thu không có bạn thân để tâm sự,

chia sẻ.

Thu thiếu vắng tình cảm của người thân.

kỳ thi học sinh giỏi môn sinh học.

Tính Thu ít nói.

Thu sống khép mình với mọi người xung quanh.

Bố

Thu đã

mất khi em

10 tuổi.

Mẹ ở

quê ít khi lên thăm

Em gái còn bé chưa biết quan tâm và chia

sẻ.

Trang 30

* Giải thích cây vấn đề:

Qua tìm hiểu tôi được biết Thu là một cô bé chăm chỉ và luôn có ý thứctrong vấn đề học tập Nhưng trong thời gian gần đây tình hình học tập của

em không được tốt Thu được chọn vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi mônSinh học cấp Quận của trường THCS Mai Dịch, nhưng kết quả thi của emkhông như mong đợi nên em đã rất buồn Trong thời gian ôn tập chuẩn bịcho kỳ thi em đã rất cố gắng và mong đợi một kết quả cao Và đến kỳkiểm tra học kỳ I cũng vậy, một số môn của em chỉ đạt điểm 6, trong đó cómôn Toán là môn em học tốt nhất nhưng điểm thi của em chỉ được 6 điểm.Năm ngoái em đã “ trượt ” mất danh hiệu học sinh giỏi, vì môn Tiếng Anhcủa em không đạt 6,5 Sang năm học này em đã cố gắng để đạt học sinhgiỏi, nhưng kết quả lại không như mong đợi, nên em rơi vào tâm trạng biquan, chán nản với kết quả học tập của mình

Ở độ tuổi của Thu, bạn bè là một phần rất quan trọng, đặc biệt là nhữngngười bạn thân Nhưng Thu thì không như vậy Qua tiếp xúc và tìm hiểu,tôi nhận ra rằng việc em chưa có bạn thân do em sống khép mình với mọingười xung quanh, em tự tạo cho mình một vỏ bọc xa cách với bạn bè Đốivới những người bạn ở lớp em luôn cảm thấy tự ti vì mình sống trongLàng trẻ mồ côi Điều kiện và hoàn cảnh của mình khác xa so với các bạn.Đối với anh chị em cùng gia đình C2 Thu cũng luôn có khoảng cách, vìkhông chỉ ở lớp mà ở nhà Thu cũng rất ít nói chuyện, quan tâm và chia sẻvới ai Em chỉ lo chuyện học hành, sách vở mà ít khi trò chuyện cùng mọingười Buổi tối sau khi ăn cơm cả nhà thường cùng ngồi xem tivi ở phòngkhách nhưng riêng Thu ít khi em ngồi cùng mọi người, khoảng thời gian

đó em đã lên phòng học bài… Chính em đã không muốn gần mọi người vàvậy em không hiểu được mọi người và cũng chính vì vậy mà mọi ngườikhông hiểu được em Đôi khi chỉ là những câu đùa vui của các bạn Thu lạiquá cảnh giác, do đó phản ứng của em là hơi quá làm cho mọi người ngàycàng xa cách em Trong nhà duy nhất có một người em hay nói chuyện và

Trang 31

rất yêu quý là mẹ Luyến, vì từ khi em vào Làng mẹ là người đầu tiên gầngũi, chăm sóc và dạy dỗ em.

Tất cả các em trong Làng trẻ đều có hoàn cảnh đáng thương Nhưng các

em có một điểm chung là đều sống xa gia đình, nên thiếu vắng tình cảmcủa người ruột thịt Thường thường thì cuối tuần người thân của các em sẽlên thăm nhưng Thu thì không được như vậy, ở quê bố em đang bị ốmnặng, nhà chỉ có mẹ và em gái nên mẹ em cũng khó thu xếp thời gian lênthăm em Mỗi năm Thu cũng chỉ được về nhà hai lần vào dịp nghỉ hè vàdịp Tết Nguyên Đán nên trong em luôn cảm thấy thiếu vắng tình cảm củangười thân trong gia đình Nghĩ đến bố em lại rất thương vì sống xa nhàkhông có điều kiện chăm sóc cho bố, nhưng em cũng không thể về nhà, vìnhà em quá nghèo nếu về thì em không có đủ điều kiện học tập và tươnglai của em không biết sẽ như thế nào?

Trang 32

2.2 Sơ đồ phả hệ.

Chú thích:

Nam Nữ

Nam đã chết

Kết hôn Mối quan hệ hai chiều

Mối quan hệ xa cách

Th

gái Bố

Mẹ

Ngày đăng: 28/03/2016, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w