MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nhằm để sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức đã lĩnh hội trong môn Nghiên Cứu Khoa Học đươc giảng dạy trong Học Kỳ 3, và mặc dù sinh viên đã trải qua một kinh nghiệm c
Trang 1HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO BÁO CÁO THỰC TẬP (DÀNH CHO KHÓA 16 VÀ CÁC KHÓA SAU)
Trang 2HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÓ THỰC TẬP (DÀNH CHO KHÓA 16 VÀ CÁC KHÓA SAU)
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nhằm để sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức đã lĩnh hội trong môn Nghiên Cứu Khoa Học đươc giảng dạy trong Học Kỳ 3, và mặc dù sinh viên đã trải qua một kinh nghiệm cấp thấp thông qua việc soạn thảo một Bản Đề Nghị (Project Ptoposal) vào cuối học kỳ đó, nhưng để sinh viên đạt được trải nghiệm cao nhất trong quá trình học tập, sinh viên phải tham gia một công trình nghiên cứu với quy mô rộng lớn hơn trong chuyên ngành của mình dưới dạng nhóm theo quy định của cách tiếp cận CDIO đã được trình bày ở các phần trước của Chương Trình Đào Tạo này
Mặt khác, để sinh viên tiếp cận được những gì xảy ra trong môi trường kinh doanh thực
tế, và đề tài nghiên cứu của sinh viên được lồng trong bối cảnh của một đơn vị kinh doanh, nhóm sinh viên thực hiện đề tài phải thực tập tại nơi nhóm sinh viên chọn, bởi ngoài việc thực hiện đề tài của mình, nhóm sinh viên phải nắm bắt được diễn biến tại nơi
mà đề tài được thực hiện, nghĩa là nhóm sinh viên phải gắn kết cho được đề tài với các hoạt động đang diễn ra hàng ngày tại đơn vị thực tập Điều này vừa tăng cường kiến thức
đã đạt được tại trường vừa tạo dịp cho nhóm sinh viên học hỏi được kinh nghiệm tại chỗ Kết quả là nhóm sinh viên sẽ qua một cuộc trải nghiệm rất bổ ích cho công việc làm khi tốt nghiệp
II HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG BẢN BÁO CÁO
A Hình Thức
Sử dụng giấy khổ A 4, font chữ Arial, size của các tựa đề cấp 1 là 14, sixe của các tựa đề cấp 2 là 12, bold, và size của các tựa đề cấp 3 là 11, nghiêng, single spacing Size của các paragraph là 11 Chừa lề trên, dưới, phải trái là 1” (2,54 cm)
Trang 3Header có size là 9, nghiêng, là tên đề tài Footer cũng có size 9, nghiêng, là tên nhóm sinh viên
1.1 Trang bìa: Trình bày như sau:
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA THƯƠNG MẠI
TÊN ĐỀ TÀI: (Hoa toàn bộ, size 20)
Tên nhóm sinh viên:
Trang 4Ngày bắt đầu thực tập:……… Ngày kết thúc thực
tập………
Tên công ty/cơ quan, và logo…
(size 12, không bold)
Lưu ý: không đưa header và footer vào trang này, và cũng không đánh số trang
1.2 Trang thứ nhì:
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA THƯƠNG MẠI
TÊN ĐỀ TÀI: (Hoa toàn bộ, size 20)
Trang 5Tên nhóm sinh viên:
Tên, học hàm, học vị của giảng viên hướng dẫn
Lưu ý: Bắt đầu đưa header và footer vào trang này Trang này đánh số I dưới đáy và giữa Xem dưới đây
Trang 6ii
1.4 Trang thứ tư
Tóm Lược Thực Tập (size 14, bold, centered)
Trong trang này, nhóm sinh viên cho biết ngày bắt đầu thực tập và ngày kết thúc thực tập, mô tả công việc, và sự gắn kết công việc của nhóm sinh viên này với các hoạt động của phòng/ban mà nhóm sinh viên này thực tập trong đó Kế tiếp, nhóm sinh viên này cho biết có sự giúp đỡ nào của các phòng/ban này đối với đề tài mà nhóm sinh viên này đảm trách hay không
Trang 7Cuối cùng, nhóm sinh viên này mô tả các kinh nghiệm mà họ đạt được trong thời gian thực tập và soi rọi lại với lý thuyết đã học tại trường để xem họ có đạt thêm được điều gì mới lạ hơn không
Lưu ý: Tóm lược này dài khoảng 1 đến 2 trang
iii-iv
1.5 Trang thứ 5 hay thứ 6
Tóm Lược Đề Tài Nghiên Cứu (Executive Summary hay Abstract)
(size 14, bold, centered)
Trang 8v-vi
1.6 Trang thứ 7 hay thứ 8
Mục Lục (size 14, bold, centered)
Trang 9vii
Danh Mục các Bảng, Biểu (size 14, bold, centered)
Trang 10Đánh số trang kế tiếp
Danh Mục các Hình Ảnh (size 14, bold, centered)
Trang 11Đánh số trang kế tiếp
Danh Mục các Từ Viết Tắt (size 14, bold, centered)
Trang 12Lưu ý: kể từ trang này trở đi, đánh số Á Rập (i.e., 1,2,3,4,5…) ở trên góc phải đầu trang
Trang 13Chương 5
Trang 14KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI (size 14, bold, centered)
Tài Liệu Tham Khảo (size 14, bold, centered)
Trang 15Phần Phụ Lục (size 14, bold, centered)
Trang 16B Phần Nội Dung
Trang 17Sau khi đã trình bày hình thức, sau đây là nội dung chủ yếu của một báo cáo nghiên cứu khoa học Xem cách trình bày các chương mục ở phần hình thức, không phải ở phần này
2.1 Trang Tóm lược
Trang này là một tóm lược, trong khoảng 250-500 từ, chủ yếu cung cấp đủ thông tin
để người đọc biết được mục đích và kết quả của cuộc nghiên cứu theo một cách thức chính xác và cô đọng Trang tóm lược này phải nêu rõ vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì, và mục đích của cuộc nghiên cứu là gì, phương pháp lấy dữ liệu, kết luận của cuộc nghiên cứu và các đề xuất đưa ra
2.2 Trang Mục lục (sẽ nêu ở phần hình thức)
2.3 Trang Danh mục các bảng, biểu
Trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu có thể phải sử dụng các bảng, biểu đồ để trình bày thông tin Vậy, nếu thông tin nào có quan hệ trực tiếp đến các lý luận của nhóm nhà nghiên cứu, thông tin đó sẽ được trình bày ở phần nội dung của báo cáo nghiên cứu, chứ không nên đưa vào phần phụ lục Do vậy, trang này sẽ cho người đọc biết rõ tên của các bảng, biểu và vị trí của chúng nằm ở trang nào trong báo cáo nghiên cứu
Bảng 1
Diện tích trồng lúa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nguồn:
Lưu ý: Đánh số liên tục các bảng, không đánh số theo từng chương hay mục Bảng
số nằm ở trên tiêu đề của bảng Tiêu đề in nghiêng Ở dưới bảng, luôn luôn phải ghi nguồn gốc của bảng, lấy hay trích từ đâu
Quy định về biểu đồ Xem thí dụ sau đây:
Trang 18Marketing 22%
Thuong Mai Quoc Te 78%
Biểu đồ 11 Kết quả khảo sát
Lưu ý: Biểu đồ số và tiêu đề của biêu đồ nằm dưới biểu đồ Số biểu đồ được đánh
liên tục, và không theo chương mục nào hết Biểu đồ và số của nó in nghiêng Tiêu đề
của biểu đồ chỉ viết hoa chữ đầu tiên mà thôi
2.4 Trang hình ảnh
Trong các đề tài nghiên cứu của sinh viên, sinh viên cần phải sử dụng hình ảnh để minh họa một số lý luận, chẳng hạn như quy trình sản xuất, các máy móc thiết bị, hay trưng bày của các cửa hàng bán lẻ, hay hình ảnh của một địa điểm du lịch, cảng bốc xếp, nhà kho, v.v Do vậy, cũng giống như các biểu , bảng, các hình ảnh này được đánh số và
có tên để đọc giả biết nội dung của chúng là gì và trong phần mục lục, phải nêu số trang
để đọc giả tìm ra vị trí của chúng
2.5 Trang các từ ngữ viết tắt
Sẽ mất nhiều thời gian để một từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là những từ ngữ thông dụng Vì vậy, nhóm sinh viên sau khi đã giới thiệu một từ ngữ nào đó rồi có thể sử dụng từ ngữ đó được viết tắt để tránh mất thì giờ Thí dụ, sau khi đã giới thiệu qua
từ ngữ Hội đồng quản trị, nhóm sinh viên có thể sử dụng từ viết tắt của nó là HĐQT Vì vậy, cần có một trang ghi lại các từ ngữ viết tắt này Tuy nhiên, nên lưu ý rằng phải giới thiệu từ ngữ đó trước rồi mới chua thêm từ viết tắt, chứ không được sử dụng từ viết tắt
Trang 19vấn đề sẽ được giải quyết là vấn đề gì, và nếu nhóm sinh viên sử dụng một tổ chức để
nghiên cứu giải quyết vấn đề, thì nên dành khoảng một đoạn văn giới thiệu qua tổ chức
này và nêu vấn đề mà nó gặp phải
Cần phải nêu rõ mục tiêu của cuộc nghiên cứu này, nghĩa là điều mà nhóm sinh viên
sẽ đạt được ở cuối báo cáo bằng một cách hành văn ngắn gọn, cô đọng và chính xác
Ở phần cuối của chương 1, nhóm sinh viên giới thiệu qua các chương kế tiếp và cố gắng làm cho người đọc thấy được sự gắn kết của các chương này với nhau Nên nhớ: Bắt đầu đánh số Á Rập vào bên phải trên của trang, tức 1, 2, 3, v.v
2.7 Chương 2: Duyệt xét các lý luận và các công trình nghiên cứu trước đây
Ở phần này, nhóm sinh viên phải thảo luận thật kỹ các lý thuyết và các mô hình có tính quan niệm để chứng tỏ mình đã nắm vững tất cả các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu này, trong đó nhóm sinh viên phải nêu vấn đề đặt ra là gì, tình trạng hiện nay của vấn đề đó như thế nào (có nghĩa là ngoài lý thuyết đã nêu, có các công trình nào
đã nghiên cứu vấn đề này trước đây hay chưa, và nếu có rồi, sự khác biệt giữa các công trình nghiên cứu trước đây và đề tài này là gì), và từ đó thông qua các lý thuyết đã nêu
và sự khác biệt giữa những công trình trước đây và đề tài này, lý thuyết mà nhóm sinh viên dựa vào sẽ giúp nhóm sinh viên như thế nào để đạt được mục tiêu của đề tài này
2.8 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, nhóm sinh viên phải mô tả một cách chi tiết phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài này; nó bao gồm chủ yếu là mô tả phương pháp chọn mẫu, các tiêu chuẩn chọn mẫu, việc xác lập các biến số, và các phương pháp cùng thủ tục tiến hành để lấy được các dữ liệu sơ cấp (primary data) và thứ cấp (secondary data) Dựa trên các lý thuyết đã được học, nhóm sinh viên phải thảo luận một cách chi tiết và chính xác công việc thu thập các dữ liệu, trong đó, phần quan trọng nhất là thảo luận và đánh giá phương pháp mà sinh viên chọn để lấy số liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu này Việc mô tả chi tiết này giúp cho người giảng viên hướng dẫn, người phản biện, cũng như hội đồng xét duyệt đề tài đánh giá mức độ tin cậy và tính hiệu lực của phương pháp thu thập số liệu của nhóm nghiên cứu
Cũng giống như ở Bản Đề Nghị, chương 2 và chương này đều có liên quan đến việc trích dẫn nguồn tham khảo Do vậy, nhóm sinh viên phải áp dụng các cách trích dẫn đã nêu trong Bản Đề Nghị Sự lơ là trong việc trích dẫn nguồn tài liệu là dấu hiệu không thể chối cãi của sự đạo văn, một tội không thể tha thứ ở các trường đại học trên thế giới
2.9 Chương 4: Tổng quan, kết quả và thảo luận
Trang 20Trong phần này, nhóm sinh viên trình bày một cách chi tiết tổ chức mà họ nghiên cứu, bao gồm sự hình thành, tổ chức và hoạt động, nguồn nhân lực, kết quả hoạt động, v.v., tùy theo số liệu có được từ tổ chức này Sau đó, dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp do kết quả điều tra, nhóm sinh viên phân tích các số liệu, và dựa trên khuôn khổ lý thuyết đã thảo luận trong chương 3, đánh giá vấn đề mà tổ chức gặp phải
Nhóm sinh viên phải bảo đảm rằng họ đã xem xét mọi vấn đề có liên quan đến đề tài
và chứng tỏ rằng các lý luận của họ được rút ra từ kết quả nghiên cứu của mình và được gắn kết với các quan niệm có tính lý thuyết đã nêu ở chương 2 Ngoài ra, nếu có thể, nhóm sinh viên cần thảo luận thêm một số phương án hành động khác để tăng cường thêm tính khả thi, và độ tin cậy của cuộc nghiên cứu
2.10 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận của nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài này phải dựa trên phần thảo luận và phân tích các kết quả nghiên cứu Phần kết luận phải bao gồm một tóm lược các kết quả chính có liên quan chủ yếu đến các mục tiêu của cuộc nghiên cứu này, tức là nhóm sinh viên phải trở lại phần duyệt xét các lý luận cũng như phần kết quả và thảo luận của chương 4
Phần kiến nghị phải xuất phát từ các kết luận, và phải mang tính khả thi và hiện thực, nghĩa là nhóm sinh viên phải cân nhắc đến các chi phí bỏ ra và các lợi ích thu được Ngoài ra, nhóm sinh viên cũng phải cân nhắc đến các tác động về mặt văn hóa, xã hội,
môi trường, v.v Các đề xuất này phải mang tính độc đáo, dựa trên tinh thần là các kiến
nghị này là hoàn toàn của nhóm sinh viên đề ra nhằm giúp tổ chức giải quyết các vấn đề của nó (giả định rằng tổ chức chưa hề nghĩ ra các giải pháp này) Do vậy, tuyệt đối không được đề ra các giải pháp chung chung mà ai cũng nghĩ ra được, như: đề nghị Nhà nước làm chuyện này, bộ kia làm chuyện kia, v.v
2.11 Tài liệu tham khảo
Như đã nêu, đây là phần quan trọng của một báo cáo nghiên cứu khoa học Lưu ý, phần tài liệu tham khảo không đánh số thứ tự mà được sắp xếp theo A, B, C.i
Berliner, D.C., & Biddle, B.J (1996) The manufacturing crisis: Myths, fraud, and
and the attack on America’s public schools Boston: Addison- Wesley
Gallup poll of public attitutes toward public schools (1987) Phi Delta Kapan, 69,
28-29
Lê Nguyên Sa (2000, 10 tháng 11) Nhịp sống của Đồng Bằng Sông Cửu Long
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 290, 35-37
Trang 21Nguyễn Hoài Nam, Trần Tuấn Khả, Lê Thới Sang, Trần Ngọc Bội, et.al (2000)
Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam Tạp chí Lịch Sử, 300, 60-70
O’Neil, B (1994, March 6) The history of a hoax New York Times Magazine, 31,
15-21
Phạm Đình Phương (1997) Quản trị học nhập môn Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
Xuất Bản Thành Phố
Phạm Đình Phương (2009) Quản trị hậu cần Tài liệu lưu hành nội bộ
Báo hàng ngày, không tác giả
Phát triển hệ thống tồn trữ lúa gạo cho miền tây (1999, 15 tháng 7) Sài Gòn Giải
Phóng, tr 2
Giải thích: Tài liệu đầu tiên là sách, nên ngoài tên tác giả, phải ghi năm xuất bản,
rồi đến tên sách (Nhớ là tên sách chỉ viết hoa chữ đầu tiên và in nghiêng), kế đến là nơi xuất bản, và sau cùng là tên nhà xuất bản Hai tài liệu kế tiếp là bài đăng trên các tạp chí,
nên tên bài viết không in nghiêng, mà chỉ in nghiêng tên tạp chí Lưu ý, con số in
nghiêng sau tên tạp chí là số ấn bản, và kế tến là số trang Cũng lưu ý một việc nữa là khi
tài liệu tham khảo phải xuống hàng, thì dòng thứ nhì phải thụt vào 5 space bars!
Tài liệu truy cập trên Internet
(a) Có tên tác giả, nhưng không đề ngày:
Colero, L.A A framework for universal principles of ethics (n.d.) Truy cập ngày
6 tháng 8 năm 2001, from the University of British Columbia, Center of Applied Ethics Web site: http:// www.ethics.ubc./papers/invited/colero.html
(n.d.) = no date
(b) Không có tên tác giả, chỉ có tên công ty hay cơ quan:
Marathon Oil Company (1998) Code of ethical business Truy cập ngày 10 tháng
5 năm 2010, từ Web site http:// www.marathon.com/ethics.html
2.12 Phần Phụ lục
Trang 22Phần phụ lục là phần đưa dữ liệu nào đã không được đưa vào phần nội dung báo cáo chính thức Nếu là bảng hay biểu, tất cả đều được đánh số Nên nhớ phần đánh số Á Rập
đi xuyên suốt từ trang 1 cho đến hết phần Phụ Lục