Với xu thế toàn cầu hoá, hiện đại hoá công nghệ cũng như nhu cầu củacông chúng về đăng tải - chia sẻ - tìm kiếm thông tin trên đa nền tang dé giải trí,thé dạng chương trình truyền hình t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYÊN CÔNG KHANH
SAN XUẤT CHUONG TRÌNH TRUYEN HÌNH THUC TE
PHAT TREN DA NEN TANG
LUAN VAN THAC SI BAO CHI
TP HCM - 20224
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYÊN CÔNG KHANH
Luận van Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí hoc
Mã só: 8320101-01-UD
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
TP HCM - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS Đỗ Anh Đức.
Tất cả thông tin trong luận văn liên quan đến nội dung, các số liệu, những đánh
giá, phân tích, nhận xét và nghiên cứu là hoàn toàn trung thực khách quan, chưa
từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào
Luận văn kế thừa có chọn lọc, các trích dẫn những công trình nghiên cứu liên
Trang 4LOI CAM ON
Dé hoàn thành được luận văn nay với tôi là cả một quá trình, trong qua
trình ấy tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc khảo sát, phỏng vấn, tìm kiếm
tài liệu nghiên cứu và tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy
cô, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Viện Đảo tạoBáo chí và Truyền thông, Trường Dai học KHXH&NV (Đại học Quốc gia HàNội) Các thầy cô đã truyền đạt những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Anh Đức — Thầy đã
trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện dé tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cam ơn các anh chi, bạn bẻ, đồng nghiệp đã
hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu dé hoàn thành luận văn
của mình.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn vẫn còn nhữngthiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp dé dé
tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Công Khanh
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MO DAU 0V ẢNn 1
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE SAN XUAT CHUONG
TRINH TRUYEN HÌNH THUC TE PHAT TREN DA NEN TANG 13
1.1 Hệ thống khái ni@m ieee cccccceesccccesesscsscsscsscsscsesscssessesuessssessessesessessseaeees 131.1.1 Chương trình truyền hình - 2-2 s©s£+E£E£+EE2EEtEEEeEErrEkrrkerrkerrree 131.1.2 Chương trình truyền hình thực tẾ - + 2© 2+£+x+£++zxzEzzx+rssrxee 141.1.3 Sản xuất chương trình - + 5£ + £+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerkee 161.1.4 Đa nỀn tảng -©s- St SsSE2EE E217 EEEE1211211 2111111111151 111111111 xe 181.1.5 San xuất chương trình truyền hình phát trên kênh đa nền tang 191.2 Khái quát lịch sử ra đời của truyền hình thực tế và truyền hình thực tế phát
1.2.1 Trên thé giGi ceccecccccccscssccssessessescssessessessssessuessessessecsessussussssssessecssssseueenes 21
1.2.2 Tai Vidt Nam e.cceccccccssscsssssssssesssesssesssessessssssecssecsesssecsusesecasecsessecssessessseesees 22
1.3 Đặc trưng cơ bản của môi trường truyền thông đa nền tảng 24
1.3.1 VỀ công nghỆ :- 2-52 2+EESEEEEEEEEE2E12112111111111121121111 1111.111 te 241.3.2 Về không gian tương tÁC -:- 22 +2z+E+EEEEEEE2E2111217121.211 1 xe 251.3.3 VỀ nội dungg - ¿+ +x2ESEEEEEE21211211271711121121121111 1121 1 cEerxee 261.3.4 VỀ công chúng - ¿2£ £+SE+EE#EE£EEEEEEEEEEE19717112112112117171212 11 Ee xe 27
1.4 Quy trình sản xuất chương trình truyền hình thực tế -2- 2- 28
Tiểu kết chương 1 - 2-22 s©+E£EEE£EEtEEEEEEE2E12112711211711211211 21 E1 rxe 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN
HÌNH THỰC TE PHÁT TREN ĐA NEN TANG Ở VIỆT NAM (KHẢO SATCHƯƠNG TRÌNH “GÕ CỬA THĂM NHÀ” VÀ “QUÝ ÔNG HOÀN MỸ”) 37
2.1 Tổng quan về các chương trình truyền hình thực tế được khảo sát 37
2.1.1 Chương trình “Gõ cửa thăm nhà)” - s5 + 5+ + *sEsvEseeersreserrrsves 37 2.1.2 Chương trình “Quý ông hoàn rmŸÿ”” - - 5 +5 + + *++kEssreeererreeerrrrerre 39
2.2 Thực trạng về nội dung phát sóng chương trình truyền hình thực tế “Gõ cửathăm nhà” và “Quý ông hoàn mỹ” trên đa nền tảng 2- 2 scscse¿ 422.3 Thực trạng về quy trình sản xuất chương trình truyền hình thực tế phát trên
đa nên tảng 5+ tk EE1511571871111121121111 1111111111111 111111111 48
Trang 62.3.1 Chương trình “Gõ cửa thăm nhà)” - s6 + 5+ + *sEsEEseEeerseeserersves 48 2.3.2 Chương trình “Quý ông hoàn mỹ” - - - 5+5 +ss*++x+srsesrerreeerrrseree 50
2.4 Khảo sát mức độ tiếp cận chương trình truyền hình thực tế trên đa nền tảng 532.5 Đánh giá chung về thực trạng sản xuất chương trình truyền hình thực tế pháttrén da n6n In ẽ“ 4 742.5.1 Ưu điỂm c+c2 th TH HH HH He He 742.5.2 Han 0n 752.6 Tiểu kết chương 2 - ¿2 se 2 2 EE1E7171121121111111 71.1111 E1 77
CHƯƠNG 3: VẤN ĐÈ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CHÁTLƯỢNG SAN XUẤT CHUONG TRÌNH TRUYEN HÌNH THUC TEPHAT TREN DA NEN TẢNG 6S E1 E11211011 1111.1111 79
3.1 Van dé đặt ra liên quan đến sản xuất chương trình truyền hình thực tế pháttrên đa nền tảng -¿- -s-©k+Sx+EE2EE2EEEEE1EE151121121511111111111.1E 111111111 cxe 79
3.1.1 Về nội dung chương trình 2 2+ x£E£EEE+EE£EESEEeEEerEerrerrkerkerkd 79
3.1.2 Về quy trình sản xuất chương trình -2- ¿©+2+++x++x++zxz+rxezreee 823.1.3 VỀ công tác quản quản trị và truyền thông với chương trình “Gõ cửa thămnhà” và “Quý ông hoàn mỹ” trên đa nên tang - 2 s¿©z+s++z+seze: 833.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình thực tếphát trên đa nền tang - - 2-2 2 £+ESE+EE#EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErerreeg 863.2.1 Giải pháp khai thác nội dung chương trình truyền hình thực tế phát trên đa
án 863.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất truyền hình thực tế trên đaTEN CAN 88
3.2.3 Giải pháp về quản trị nội dung độc quyền và truyền thông trên đa nền tang
đối chương trình “Gõ cửa thăm nhà” và “Quý ông hoàn mỹ” . 903.2.4 Dé xuất đổi mới sản xuất chương trình truyền hình thực tế với don
Vi SAN XUẤT 2c c2 2S kỀEEEEEE1211211211 11111211211 1101111111211 11 1.1111 re 943.3 Tiểu kết chương 4 - 2 sex 2 2 EEE1E717112112112111171211 1 1x re 96
KET LUẬN 5° Sc S2 E2 1 E19 1571211211211 211 1111111111111 11 111k gerye 97TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 S£+SE£EESEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrree 100
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất Theo giáo trình “Báo chí truyén hình” của
PGS TS Dương XUÂN SSƠTH SH HH HH ng 29 Hình 2: Kênh Youtube MCVMedia — phát hành chính “G6 cửa thăm nhà 38
Hình 3: Trang fanpage “Gõ cửa thăm nhà ” trên FacebooĂ - ‹ 39 Hình 4: Kênh Hương Giang Entertaiment phát hành “Quy ông hoàn mỹ ” 41 Hình 5: Trang fanpage “The Next Gentleman — Quy ông hoàn mỹ” trên FACODOOK 2000000008088 e 41
Hình 6: Kênh “The Next Gentleman” trên nên tảng TikTok - 42Hình 7: Quy trình sản xuất sản phẩm truyén thông “Gõ cửa thăm nha” của
Trang 8DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 1: Chi số chênh lệch về giới tính tham gia nghiên cứu giữa Nam và Nữ
Biểu đồ 2: Độ tuổi phân bồ không dong déu, tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ (18
-25) và (255 - 30) cercecsecssesseesseessesssesssessesssessssssecssessusssecssessesssessuessesssessvessesssecssessecsees 54
Biểu đồ 3: Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là 2 nhóm Sinh viên và Nhân
D12/8⁄7,8./),19.-0000n1nẺ8e 55
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 1: Thời gian giải trí trên internet của khán giả -‹ 56
Bảng la: Dùng thời gian dùng để giải trí trên iHIf€FH€F -©5+©ce©cs+csscsee: 56Bảng Ib: Thời lượng trung bình mỗi ngày dung bao nhiêu? 56Bảng Ic: Tân suất xem hai chương trình “G6 cửa thăm nhà” và “Quỷ ông
/1721.8/20EEEREEREREE— 5 57
Bang 2: Lựa chọn nền tang dé xem truyền hình thực tế 59
Bang 3: Mức độ yêu thích va nội dung công chúng thường xem 60
Bảng 3a: Mức độ yêu thích của công chúng đối với việc xem truyền hình thực tế02818128 nu 60Bang 3b: Nội dung thường xem về chương trình truyén hình thực tế trên internet 60
Bang 3c: Mục đích của công chúng khi xem chương trình “Gõ cửa thăm nha” và
“QUY ONG NOG 1 0n - 61
Bang 4: Nguồn tiếp cận thông tin chương trình và kênh để xem chương trình 63
Bảng 4a: Nguồn tin tức mà công chúng tiếp cận chương trình “Gõ cửa thăm
nhà ” và “Quỷ ONG NOAN THỊ ” sgk 63
Bảng 4b: Xem chương trình từ nguôn kênh nào cung cấp -. -:-: 63Bảng 5: Yếu t6 thu hút người xem và mức độ an tượng của chương trinh 65
Bang Sa: Thu 78.4.2082 00nNnẺẼn86nh 65
Bảng 5b: An tượng với chương trinh voeccecccsescsscescesceseeseesessessessessesseseesesssseseseesees 66Bang 6: Đánh giá về nội dung và độ tin cậy 2- 5555 csccxccreee 67
Bảng 6a: Đánh giả HỘI (ÏUH - s5 HH ng 67
[.1/1-8.,"E20/8/1.84/)8.018 , 000nnẺ88n 68 Bảng 7: Cảm xúc và hành động công chúng với độ chân thực chương trình 70
Bảng 7a: Cảm giác khi phát hiện yếu tố dàn xếp 2 2©scs+cs+cs+c+cee: 70Bảng 7b: Hành động công chúng khi tiếp nhận chương trình có thông tin thiếu
Chân tHẬT cv KĐT HT E1 crr 70
Bang 8: Đề xuất của công chúng với nhà sản xuắt 2-5-5 55e¿ 72Bảng 9: Muốn tiếp cận thông tin dạng nào khi truyền thông cho sản phẩm 73
Trang 10PHAN MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
Internet ra đời là cuộc cách mang khoa học kỹ thuật tao ra bùng nô thôngtin toàn cầu, kéo theo đó nhiều đổi mới cho công nghệ sản xuất chương trình
phát thanh truyền hình Truyền hình Việt Nam trong bối cảnh Internet toàn cầu
hoá từ hai thập niên trở lại đây cũng chiu tac động lớn, đặc biệt Internet đã làm
thay đổi thói quen, hành vi, nhu cau thị hiếu giải trí của công chúng xem chươngtrình truyền hình, đặc biệt là nhóm công chúng trẻ đã dịch chuyền từ giải trítruyền hình sang giải trí trên đa nền tảng
Từ những biến đổi ấy, công tác sản xuất chương trình truyền hình bắt đầu
có nhiều thách thức, nhất là với những thê dạng chương trình mới “du nhập” vàothị trường Việt Nam trong thời gian gần điển hình như chương trình truyền hìnhthực tế
Dé chương trình truyền hình thực tế tồn tại và phát triển tốt, có đời sốngriêng của một thê dạng mới trên môi trường đa nền tảng, nó đòi hỏi nhà sản xuất
phải thay đổi phương thức sản xuất, không chỉ riêng về phương tiện kỹ thuật, cải thiện chất lượng nội dung chương trình mà cả về thể dạng chương trình cũng
phải cải thiện làm mới liên tục để ngày càng phong phú đa dang hơn
Với xu thế toàn cầu hoá, hiện đại hoá công nghệ cũng như nhu cầu củacông chúng về đăng tải - chia sẻ - tìm kiếm thông tin trên đa nền tang dé giải trí,thé dạng chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng thích ứng đượcvới môi trường mới, đồng thời phát huy được bản chất, nét đặc sắc, đặc thù của
thé loại trên các nền tang của internet thì nhà sản xuất đã phải thay đổi phương
thức sản xuất, cụ thể phải dung hoà từ nội dung thông điệp đến quy trình sảnxuất, đồng bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật
Theo nhà phê bình lý luận, PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái, khi phân
tích về động lực và hạn chế của các chương trình thực tế, có cho rằng: “Các
đài truyền hình can nâng cao hơn vai trò quản lý nội dung chương trình thông
Trang 11qua công tác kiểm duyệt trước khi phát sóng Đề có được những chương trình
thật sự hấp dẫn can lập quy hoạch khung sóng dựa trên sự khảo sát kỹ lưỡngđối tượng người xem ở từng thời điểm, từ đó cho ra đời những chương trình
phù hop” [28]
Bên cạnh việc cần nâng cấp về nội dung, từ sự bùng nỗ và phát triển củainetrnet cũng dẫn đến việc các thiết bị thông minh cũng ngày một phong phú hơn
như tivi, may tính bảng, ipad và đặc biệt là điện thoại thông minh đã giúp công
chúng có thêm phương tiện tiếp nhận sản phẩm truyền thông thông tin, kênh giảitrí trên đa nền tảng, đơn vị sản xuất chương trình truyền hình nói chung chươngtrình truyền hình thực tế nói riêng rất dé dàng trong việc thiết lập kênh (gần nhưkhông mat phí) dé phát hành sản phẩm, thay vì phải phát trên sóng nhà đài (cóphí) như trước đây Trước những thách thức như vậy, việc sản xuất chương trìnhtruyền hình thực tế phát trên đa nền tảng trong những năm gần đây có nhiềuthuận lợi và khó khăn, nhiều ưu điểm và bất cập cần có thời gian và nhiều côngtrình nghiên cứu dé hoàn thiện
Đơn cử như Đài truyền hình Việt Nam, từ năm 2015, Trung tâm Sản xuất
và Phát triển nội dung số được thành lập với mục đích mong muốn phát triểnVTVGo, từ đó nâng tầm sản phẩm lên thành sản pham chiến lược của VTV vađến nay VTVGo đã có những phát triển vượt bậc đáng ghi nhận Thành công củaVTVGo không thé không nói đến chiến lược thiết kế tập trung hướng đến sự trảinghiệm của người dùng, từ đó thu hút nhóm công chúng có thói quen tiếp cậnnội dung trên đa nền tảng sẽ khó bỏ qua những sản phẩm truyền thông đặc sắc
của VTV trên nền tang số này Đồng thời, VTVGo cũng thiết lập không giantương tác giữa đội ngũ biên tập với người dùng, từ đây, câu chuyện kết nối trực
tiếp giữa nhóm cung cấp nội dung và nhóm sử dụng nội dung không còn khoảngcách, điều mà truyền hình truyền thống trước đây rất khó đạt được Tuy nhiên,sản xuất sản phẩm truyền thông trên đa nền tảng của VTV nói riêng, ở các đơn vịsản xuất chương trình truyền hình tại Việt Nam nói chung, cũng tồn tại nhiều
khó khăn mang tính đặc thù cua từng đơn vi.
Trang 12Tương tự như VTVGo, việc phát hành chương trình truyền hình trên đanền tảng với doanh nghiệp hiện nay thuận lợi hơn, tiện ích, dễ tiếp cận côngchúng và phong phú hơn Từ những thuận lợi sẵn có đang ton tại và phát triểntrên đa nén tảng, nhà sản xuất đã góp phan lớn tạo nên thói quen mới về hành vicông chúng trong việc tiếp nhận sản phẩm truyền thông, trong đó có thể dạng
chương trình truyền hình thực tế.
Với công chúng, rõ ràng sản pham truyền thông mới của các don vị tổchức sản xuất phát hành trên đa nền tảng gần như đáp ứng tương đối nhu cầu giảitrí của họ Không tốn nhiều chi phí, chủ động trong việc tiếp cận sản phẩm, chủ
động thời gian giải tri,
Thực tế nhìn thấy, với truyền thông cũ trước đây, khán giả (nhất là khán
giả trẻ) rất khó khăn trong việc thể hiện hành vi, bộc lộ cảm xúc, bày tỏ nhu
cầu cá nhân nhưng khi tiếp cận sản phẩm truyền thông trên đa nên tảng thì mọithứ trở nền dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, yêu ghét, thích hay không họ côngkhai thể hiện quan điểm cá nhân nên việc lựa chọn tiếp cận sản phẩm truyềnthông trên đa nền tảng trong công chúng (nhất là công chúng trẻ) hiện nay cũng
đáng lưu tâm.
Qua số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật đã théhiện: Lượng thuê bao trả tiền xem truyền hình truyền thống mấy năm gần đây tại
Việt Nam dang tăng trưởng khá chậm, chỉ đạt 5-6%, doanh thu chỉ tăng
6-7%/năm Trong khi đó số lượng thuê bao truyền hình OTT - truyền hình trênnền tảng Internet tăng trưởng tới 100%/năm Tính đến tháng 8/2020, có khoảng
30 doanh nghiệp trong nước tham gia vào việc cung cấp dịch vụ truyền hình
OTT tại Việt Nam, đã có tổng cộng 30 triệu lượt tải và đăng ký ứng dụng xemtruyền hình của các doanh nghiệp trong nước Doanh thu của dịch vụ truyền hìnhOTT đã tăng gấp 5 lần trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019 [24]
Nhìn chung bối cảnh hiện nay, truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng ở
Việt Nam cũng đang đứng trước các thách thức quan trọng, nhất là khi tham gia
vào sân chơi chung của các thê loại chương trình truyén hình, cân nhiêu hơn nữa
Trang 13sự đổi mới dé đáp ứng quy chuẩn sản phẩm truyền hình phát trên đa nền tảng.Tuy nhiên, để sản phẩm thu hút công chúng là một thách thức không nhỏ.
Sản xuất chương trình truyền hình thực tế phát hành trên đa nền tảng đang
là một hướng đi mới và trở thành một xu hướng của truyền hình Việt Nam hiệnđại, nó cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu, lý luận liên quan đến thể dạngchương trình nhưng van đề nay đến nay chưa được nghiên cứu sâu, đặc biệt vềcác chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng ở Việt Nam có thé nói
vẫn còn khá mới.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề ỘSản xuấtchương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tang ở Việt Nam hiệnnayỢ Cụ thé là khảo sát hai chương trình được sản xuất trong năm 2022: ỘGõ
NS
cửa thăm nhàỢ do MCV Group sản xuất phát hành trên HTV9 và các nền tang
khác như Fanpage ỘGỂđõ cửa thăm nhàỢ, Youtube ỘMVC GroupỢ, Tiktok ỘGõ
cửa thăm nhàỢ và chương trình ỘQuý ông hoàn mỹỢ tên tiếng Anh (The Next
Gentleman) do cá nhân Dược sĩ Tiến phối hợp với công ty Hương Giang
Entertiment sản xuất phát trên VTVcab và các nền tảng khác như Fanpage ỘThe
Next Gentleman-Quy ông hoàn mỹỢ, Youtube ỘHương Giang EntertaimentỢỖ, Tiktok ỘThe Next GentlemanỢ.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, giáo trình riêng về truyền hình trên đa nền tang ở Việt Nam thời
gian qua không nhiều Một số công trình, giáo trình tập trung nghiên cứu về các
xu hướng của truyền hình, truyền thông thời hiện đại Đây là vấn đề quan trọnggóp phần định hướng cho sự phát triển của ngành công nghiệp truyền hình nóiriêng và báo chắ Việt Nam nói chung nó giúp cho người làm công tác truyền
hình nhận thức được vi trắ - vai trò cua minh trong dòng chảy thời đại thị trường
báo chắ ở cả góc độ lý luận và thực tiễn Từ đó, định vị lại cá nhân dé bồ sung kỹnăng, công tác nghiệp vụ nhằm đưa đến cho khán giả những chương trình truyềnhình chất lượng
Trang 14Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu dé thực hiện luận văn, tác giả đã
tiếp cận được một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến
luận văn xin được đề cập như sau:
Liên quan đến sản xuất chương trình truyền hình và truyền hình thực tế:
Những năm gần đây, khi truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện bùng
no, phương tiện truyền thông mới xuất hiện đã có khá nhiều công trình nghiêncứu về nền tảng cũng như phương tiện truyền thông, sản phẩm truyền thông, bảnchất truyền thông, thê loại chương trình và quy trình sản xuất liên quan đến đề
tài nghiên cứu của học viên như sau:
Một giáo trình rất hữu ích cho người làm công tác truyền hình mà tác giả
tiếp cận đó là tác phẩm: Nghĩ đột phá cho format báo chí của PGS.TS Vũ Quang
Hào [8] Có thé nói, cuốn sách này là công trình được thu thập và trình bày một
cách hệ thống, cụ thé và chi tiết về các thé loại format chương trình truyền hình
từ Bản tin cho đến các chương trình Chuyên đề, Tạp chí, Talk show, Đặc biệt,
tác phẩm có tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ về các nhóm đối tượng côngchúng, từ độ tuổi, tâm lý đến sở thích, của khán giả Qua đó, đọc giả có thérút ra: Sản phẩm truyền hình sẽ không thé tồn tại nếu không có khán giả của
riêng nó Truyền hình trên Internet cũng vậy, các số liệu ở trên cho thấy số lượng
khổng 16 khán giả đang xem truyền hình trên Internet, điều này không có nghĩarằng đông người sử dụng thì sản phẩm làm ra dễ được chấp nhận hơn Đồngthời, tác phẩm cung cấp thông tin có giá trị cũng như kỹ năng xây dựng formatchương trình phục vụ khán giả xem truyền hình với hai công thức cơ bản: Hiểu
rõ thị hiéu công chúng, tâm ly và đáp ứng đúng nhu cầu người dùng Tài liệu nàygiúp tác giả có thêm góc nhìn, thêm các tiêu chí trong phần nghiên cứu về việc
sản xuất các sản phẩm truyền hình trên đa nền tảng
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hằng [10] bảo vệ thành côngnăm 2012 với đề tài “Nghiên cứu truyén hình thực tế ở Việt Nam (Khảo sát một
số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam - Hương vị cuộc sống,
Con đã lớn khôn và Người mau Việt Nam - Vietnam's Next Top Model)” cũng đã
Trang 15nêu ra được khái niệm về truyền hình thực tế và những điểm mới, điểm cần khắc
phục của công tác sản xuất thé loại chương trình truyền hình thực tế tại Việt
Nam trong bối cảnh thị trường truyền hình có nhiều biến đổi và nhu cầu người
dùng chưa kip định hình thói quen như hiện nay.
Công trình nghiên cứu của tác giả Dinh Thị Xuân Hoa [11] được thể hiệntại Luận văn Tiến sĩ “Vấn dé xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ởViệt Nam hiện nay” là công trình khoa học đầu tiên có tổng kết một cách hệ
thống về phương thức xã hội hoá sản xuất chương trình và quy trình sản xuất
chương trình truyền hình Đồng thời, tác giả cũng rút ra được các luận điểm, cáckết luận có tính lý luận về một vấn đề mới đang có nhiều tranh cãi ở Việt Nam -
xã hội hoá hoạt động truyền hình Luận án “Van dé xã hội hóa sản xuất chươngtrình truyén hình ở Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu thành công va đã gópphần làm phong phú hơn những tri thức về truyền hình, vấn đề sản xuất, hợp tác
sản xuất chương trình truyền hình xã hội hoá tại Việt Nam.
PGS TS Dương Xuân Sơn [16] đã biên soạn “Gido trình báo chí truyềnhình”, đây là ấn pham của Nhà xuất bản Dai học Quốc gia Hà Nội (2011) Với
ấn phẩm này, tác giả đã nói về “Phương thức sản xuất chương trình truyềnhình ” trong chương 7 khá rõ ràng, chỉ tiết về quy trình sản xuất chương trình vớitừng bước được cụ thê hoá dưới dạng sơ đồ, điều này giúp người đọc hình dung
rõ hơn quá trình triển khai, thực hiện sản sản xuất phẩm chương trình truyềnhình một cách đầy đủ
Với tác phẩm “Sản xuất chương trình truyén hình” TS Trần Bao Khánh[12] đã nêu ra các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến công tác sảnxuất chương trình truyền hình từ nội dung đến quy trình sản xuất Đặc biệt, trongtác phẩm này tác giả đã tạm chia thành hai nhóm chương trình cơ bản: phát sóngtrực tiếp và ghi hình phát sóng Tác phẩm có góp phần lớn cho công tác đảo tạongành truyền thông, báo chí tại Việt Nam
Liên quan đến xu hướng của truyền hình trên nên tảng Internet:
Cuốn sách “Mot SỐ xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại ” củanhóm tác giả Phan Văn Kién, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Dinh
Trang 16Hậu, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2016 [13] có nhiều nội
dung đề cập liên quan đến xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, với
mong muốn đem đến một góc nhìn đa chiều về các xu hướng chủ đạo của báochí truyền thông hiện đại trên toàn cầu và ở Việt Nam Tác phâm nêu ra 4 vấn đềlớn như: Đặc tính và xu hướng của báo chí truyền thông hiện nay; Truyền hình
hiện đại — đặc tính va xu hướng; Xu hướng mới của phát thanh trên Internet;
Những van đề liên quan đến quảng báo hiện dai Tác phẩm là một công trìnhnghiên cứu với những phân tích chuyên sâu về những biến đổi của xu hướng củacông chúng khi tiếp nhận sản phẩm truyền thông Đồng thời, tác pham đã chi ra
được cả báo chí lẫn truyền thông hiện đại đều phải cải thiện và vận động không
ngừng Từ đó, đòi hỏi người làm công tác truyền thông hiện đại cũng phải thayđổi theo, phải không ngừng làm mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu của côngchúng và đồng thời tránh bị tụt hậu so với công nghệ tiến tiến của nền côngnghiệp truyền thông đang thay đổi từng ngày
Trong tác phẩm “Truyền hình hiện đại — những lát cắt 2015 — 2016” doPGS.TS Bùi Chí Trung và TS Dinh Thị Xuân Hoà [22] đồng chủ biên đã đặt ranhiều van đề bức thiết liên quan đến sự hiện hữu và phát triển của truyền hìnhhiện đại trong thời kỷ nguyên số này Từ nhận định: Công chúng ngày càngthông minh và công chúng muốn tiếp cận sản phẩm truyền hình thông minh hơn.Vậy nên họ tiếp cận sản phẩm đó bằng phương thức nào; dé đáp ứng nhu cầuchính đáng của công chúng thời hiện đại, người làm công tác sản xuất sản phẩmcần phải làm ra những sản phẩm kiểu gì, định dạng ra sao; so sánh công nghệ vasản phẩm truyền hình hiện đại với hình thức truyền thống có gì giống và khácnhau Bằng những nghiên cứu, tác phẩm đã chỉ ra nhiều giải đáp, nhiều phântích sâu với những góc nhìn thực tế về truyền hình hiện đại và truyền hình truyềnthống Đặc biệt, từ những luận giải về truyền hình hiện đại đã chỉ ra xu hướng
của truyền hình tương lai theo những góc độ khác nhau đã góp phần cho người
tiếp nhận dễ hình dung tổng thể về xu hướng của truyền hình tương lai hơn Đây
là một công trình nghiên cứu nhiều giá trị góp phần củng cố vững chắc về nền
tảng lý luận và thực tiễn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Trang 17Luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Quốc Hải [9] với nội dung nghiên cứu
“Bao chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay” đã bảo vệ thành công
vào năm 2020, công trình tập trung nghiên cứu sản phâm báo chí trên điện thoại
di động khác biệt với sản phẩm báo chí trên các nền tảng khác Từ đó, đưa ranhững dấu hiệu đáng tin cậy với việc phát hành sản pham truyền thông trên đanên tảng đã giúp cho tác giả có thêm góc nhìn về đa nền tảng phục vụ cho việc
nghiên cứu luận văn.
Với Luận án Tiến sĩ Báo chí học chủ đề Truyền hình xã hội (social TV) và
kha năng ung dụng tại Việt Nam của tac giả Lê Vũ Điệp đã bảo vệ thành công trong năm 2021 là một công trình nghiên cứu mà tôi quan tâm, công trình đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về mô hình truyền hình xã hội (social TV) dé từ đóhướng tới việc thiết lập khung lý thuyết cho mô hình truyền hình phi truyềnthống này Trong Luận án này, tác giả Lê Vũ Điệp có phân tích khả năng ứngdụng và đề xuất các giải pháp phát triển truyền hình xã hội (social TV) ở Việt
Nam hiện nay đảm bảo sứ mệnh lịch sử được xem như chức năng mà Đảng và
Nhà nước giao phó cho ngành truyền hình nước nhà Từ đây, Luận án giúp tôi
nhận định và cập nhật được tình hình thực té của loại hình truyền hình trên mạng
xã hội hiện nay.
Một bài viết rất đáng chú ý của TS Tô Bích Ngọc đăng trên Tạp chíNgười làm báo 07/01/2021 có tiêu đề “Hoạt động chuyển đổi số ngành báo chi -truyền thông ” Tac giả bài bao đã đưa ra nhận định “Khoảng 78% lãnh đạo cáccông ty kỹ thuật số cho biết họ sẽ dau tu mạnh hon vào video trực tuyến trong
năm nay do lượng người xem video trên các thiết bị di động được dự đoản sẽtăng trưởng Những định dang video mà các công ty truyền thông sẽ tập trung
phát triển từ trong năm 2016 bao gôm video 360 độ và video phát trực tiếp (livestreaming) nhằm nâng cao hơn tính chân thực của câu chuyện được truyén tải;video dạng thẳng đứng phù hợp dé xem trên điện thoại di động; và thực tédo” [27] Bên cạnh những thông tin chuyển đổi số, bài viết đã cung cấp nhữngthông số thiết thực hữu ích như định dạng video, thông số kỹ thuật trong công
Trang 18tác sản xuất sản phẩm truyền hình đa nền tảng hiện nay Tác phẩm này giúp chotác giả bô sung thêm kiến thức mới, cần thiết trong việc đưa ra những đặc trưngcủa truyền hình trên đa nền tảng trong nghiên cứu của mình.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra những mục đích
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhát, hệ thông hoá lý luận liên quan đến sản xuất truyền hình thực tếphát trên đa nền tảng với những đặc trưng thé dạng, nội dung, công chúng,
những ưu và nhượt điểm của thể dạng.
Thứ hai, quan sát, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng sản xuất sảnphẩm truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng, nêu ra những đổi mới cũng nhưbất cập về nội dung và quy trình sản xuất cũng như hiệu quả và bất cập của việcphát hành sản phẩm trên đa nền tảng
Thứ ba, phân tích và đưa ra quy trình sản xuất sản phẩm dành riêng chotruyền hình thực tế trên đa nền tảng, nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác
sản xuất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của công chúng
Thứ tr, đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp dé từ đó nâng cao hiệu quảsản xuất các sản phâm truyền hình thực tế trên đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tácsản xuất sản phâm chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng:
Trang 19Thứ nhất, chương trình “G6 cửa thăm nha” do MCV Group sản xuất pháthành trên HTV9 và các nền tang khác như Fanpage “Gõ cửa tim nhà”, Youtube
“MVC Group”, Tiktok “G6 cửa thăm nhà ”.
Thức hai, chương trình “Quy ông hoàn mỹ” tên tiếng Anh (The Next
Gentleman) do cá nhân Dược sĩ Tiến phối hop với công ty Hương GiangEntertiment sản xuất phát trên VTVcab và các nền tảng khác như Fanpage “The
Next Gentleman-Quy ông hoàn mỹ”, Youtube “Hương Giang Entertaiment”, Tiktok “The Next Gentleman”.
4.2 Pham vi thời gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứutrong phạm vi từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022 Sở dĩ chọn mốc
thời gian nay vi đây là khoảng thời gian cả hai chương trình “Gõ cửa thăm nha”
và “Quý ông hoàn mỹ” đã và đang được tiến hành sản xuất cũng như phát hànhtrên đa nền tảng
4.3 Phạm vi không gian nghiên cứu: Ngoài việc tìm hiểu tư liệu, dữliệu từ các kênh trên đa nền tảng của hai chương trình “G6 cửa thăm nha” và
“Quỷ ông hoàn mỹ” ra, công trình cũng tiến hành nghiên cứu thông tin có liênquan đến các nguồn khác như là các đề tài luận án, luận văn, tài liệu, báo cáo, bàiviết, phỏng vấn, tài liệu chuyên khảo, các cuộc hội thảo, các báo điện tử,website, app có nội dung liên quan đến công tác sản xuất sản pham truyềnhình và truyền hình thực tế cũng như đa nền tảng
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tiến hành thực hiện luận văn, tác giả đã sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu, như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu các bài báo cáo,
sách, các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn luận án có liênquan đến đề tài trong và ngoài nước Phương pháp này tác giả sử dụng nhằm hệthống các van dé lý luận liên quan đến nội dung
Phương pháp thống kê khảo sát: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằmmục đích tập hợp sử dụng dữ liệu nghiên cứu về quy trình sản xuất sản chương
10
Trang 20trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng, đồng thời tiến hành xây dựngbảng hỏi đề tiến hành khảo sát công chúng tại khu vực TP HCM để có cơ sởphân tích đánh giá về nhu cầu công chúng.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả
có tham khảo ý kiến của chuyên gia, các đơn vị sản xuất trong phần đánh giáthực trạng và đề xuất các giải pháp, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 2 nhóm đối
tượng sau đây:
Nhóm I: Phong van 2 đại diện sản xuất hai chương trình “G6 cửa thăm
nha” và “Quý ông hoàn mỹ”.
Nhóm 2: Phong van 1 GD sản xuất của của một Doanh nghiệp sản xuấtsản phẩm truyền thông trên địa bàn TP HCM
Bốn là, phương pháp nghiên cứu trường hop (case study): nhằm quan sát,thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, số liệu liên quan đến chương trình truyền hình
thực tế phát trên đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, từ đó luận văn có những lýgiải chuyên sâu về những thách thức mà việc sản xuất chương trình truyền hìnhthực tế phát trên đa nền tảng đang gặp phải ở Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Y nghĩa lý luận:
Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu về sản xuất chương trìnhtruyền hình thực tế phát trên đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay Qua đó, luận vănđóng góp, bổ sung vào lý luận truyền hình một mang lý luận mới trong sự pháttriển của loại hình báo chí truyền hình, nhất là giữa bối cảnh truyền hình pháttriển với nhiều xu hướng mới trong việc tiếp cận với các sản phẩm báo chítruyền hình của thế hệ trẻ hiện nay
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra góc nhìn mới đa chiều, đa diện vềvan dé sản xuất chương trình phát trên đa nền tảng nói chung, truyền hình thực tếnói riêng cho các đơn vị tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông cũng như
nghiên cứu về sản phẩm truyền thông.
11
Trang 21Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác khảo sát, thang đo cho sinh viênngành truyền thông đa phương tiện.
6.2 Y nghĩa thực tiễn:
Luận văn hoàn thiện sẽ trở thành kênh tham khảo cho các đơn vị sản xuất
sản phẩm truyền thông hiện nay, đặc biệt có ý nghĩa với những chương trình xác
định phát hành trên đa nền tảng.
Luận văn hoàn thiện sẽ đưa ra được nhận diện về tính khả thi, tích cựccũng như hạn chế và tiêu cực của việc ứng dụng sản xuất sản phẩm phát trên đanền tang của hai chương trình “Gõ cửa thăm nha” và “Quý ông hoàn mỹ”
Luận văn hoàn thiện sẽ là đóng góp về nguồn tư liệu trong công tác dao
tạo của các cơ sở giáo dục có dao tạo ngành truyền thông đa phương tiện, là
công trình đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về mặt học thuật, luận văn cũng là nềntảng cho các nghiên cứu sau này có liên quan đến đề tài
7 Bố cục luận văn
Đề hoàn chỉnh dé tài luận văn “Sản xuất chương trình truyền hình thực tếphát trên da nên tang”, nêu ly do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến
dé tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Luận văn có 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất chương trình truyền hìnhthực tế phát trên đa nền tảng
Chương 2: Sản xuất chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng
ở Việt Nam (khảo sát chương trình “Gõ cửa thăm nha” và “Quy ông hoàn my”)
Chương 3: Vấn đề và giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng sản xuất
chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nén tang.
12
Trang 22CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE SAN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN HÌNH THỰC TE PHÁT TREN
DA NEN TANG1.1 Hệ thống khái niệm
1.1.1 Chương trình truyền hìnhThuật ngữ truyền hình (Television) xuất phát từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp Trong giáo trình The Routledge Companion to British Media History, Gray
(2015, 484 - 486) có định nghĩa rang: “Truyén hình là một loại hình truyénthông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thểhoặc một cảnh di xa bằng sóng vô tuyến ”
Như vậy, sự ra đời của truyền hình vào những năm cuối thé ky 20 và bùngphát mạnh vào những năm sau đó đến nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹthuật truyền hình đã góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đây và hình thànhnên một phương tiện truyền thông đại chúng cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia
Theo TS Trần Bảo Khánh trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình”[12]: “Chương trình là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công
khán gia” [19, tr.113].
Với sản phẩm báo chí truyền hình, có thể được thực hiện đưới nhiều dạng
chương trình và thê loại khác nhau: Nếu phân chia theo tiêu chí tính chất thời sựcủa thông tin thì gồm có chương trình Thời sự, chương trình Chuyên đề khácnhau Nếu phân chia theo lĩnh vực phản ánh thì gồm chương trình về Kinh té,Văn hóa, Quân đội, Giáo dục, Y tế, Thể thao Và nếu phân chia theo tiêu chí
13
Trang 23mục đích của thông tin thì chủ yếu có các chương trình tin tức thời sự, chương
thanh và hình ảnh.
Qua đó, có thé thấy rõ ràng mỗi một thé dạng chương trình truyền hìnhđều có chức năng cũng như nhiệm khác nhau, mục đích hướng đến đối tượng
tiếp cận sản phẩm khác nhau
Căn cứ vào những yếu tố trên, để sản xuất ra chương trình truyền hình
trước tiên sẽ phải xây dựng ra format chương trình với nội dung chính là khung
cau trúc chương trình, có nội dung thể hiện, hình thức thể hiện và xác định thờilượng rõ ràng Mỗi format chương trình phải có thời gian khung giờ dự kiến phát
sóng, kênh dự kiến phát sóng vì mỗi chương trình sẽ được phát trên từng kênh
phat sóng khác nhau dé hướng đến đúng đối tượng khán giả khác nhau mà họđang muốn tiếp cận
1.1.2 Chương trình truyền hình thực tếThuật ngữ “Thực tế” trong tiếng Anh là Reality, nó mang ý nghĩa là “chân
thực”, là “có thực”.
Thuật ngữ “Thực tế” trong tiếng Việt mà Từ điển Tiếng Việt (NXB Từđiển Bách Khoa) đã định nghĩa “/à những cái tôn tại trước mắt có thé thấy vàkiểm soát được ”
Với chương trình truyền hình thực tế, có nhiều cách tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau nên từ đó nhiều học giả đưa ra nhiều định nghĩa truyền hìnhthực tế khác nhau:
14
Trang 24Theo tác giả Nguyễn Thị Hằng [10]có đề xuất khái niệm truyền hình
thực tế trong luận văn “Nghiên cứu truyễn hình thực tế ở Việt Nam” (2012)như sau: “Chương trình truyén hình thực tế là các chương trình dé cao tính
trải nghiệm Miêu tả thực những tình huống, hoàng cảnh và sự kiện không hésắp đặt trước trong kịch bản Nội dung các chương trình không thể dự đoántrước và rất hấp dan khán giả” như James Friedman, Mitell Tuy nhiên, theoHolmes (2015, trang 494) đã khái quát rằng: Chương trình truyền hình thực tếđại diện cho một nên tảng đề khám phá và tranh luận về nhiều khía cạnh củatruyền hình đương đại, là thể loại có nội dung trải dài qua các vấn dé liên
quan về lịch sw, chính trị, cá nhân đại diện (giới tính, giai cấp, sắc tộc và tình
dục), sự hòa giải của các mô hình về bản ngã, cấu trúc văn hóa và kinh tế của
những người nổi tiếng đương thời
Đây cũng là sự trỗi dậy của truyền hình tương tác và truyền hình đa nềntảng, cho phép kết nối, người hâm mộ đặt câu hỏi về bộ phận tiếp nhận
Vào đầu những năm 2000, truyền hình thực tế trên thế giới bắt đầu có sựxuất hiện của tính tương tác với khán giả dưới hình thức bình chọn, đánh giá.Đây cũng được xem là cách thức dé khán giả khám phá phương thức đa nền tảngđược kết hợp cả công nghệ truyền thông 'mới' và 'cũ' Điều này rất quan trọng,
nó xoay quanh việc thông qua đánh giá của khán giả kế cả đánh giá về đạo đứccủa những người tham gia truyền hình thực tế, nhất là khi họ bị “đóng khung”bởi chương trình và góp phần quyết định người thắng hay thua trong một chươngtrình truyền hình (Wood và Skeggs, 2011)
Trong giai đoạn 2001 — 2005, truyền hình thực tế bắt đầu xoay quanh các
chủ đề phô biến và đời thường như: hẹn hò, kết hôn, nuôi day con cái và thể hiện
bản thân
Vào thời điểm đó, truyền hình thực tế bắt đầu được mở rộng từ yếu tô
cạnh tranh sang thử thách và yếu tố khám phá , truyền hình thực tế cũng đã áp
dụng chức năng sư phạm vào trong chương trình, dạy người xem là khán giả
cách ứng xử, cách tồn tại trong môi trường khắc nghiệt Tuy nhiên, chương
15
Trang 25trình truyền hình thực tế vẫn đảm bảo yếu tố giải trí cho họ thông qua các tròchơi, tình huống, thử thách
Chương trình truyền hình thực tế có nhiều định dạng khác nhau, bên cạnhđịnh dang là một cuộc thi, có thí sinh tham gia bang kha nang ban than va gianhchiến thang Người chiến thắng trong một chương trình truyền hình thực tếthường là người được xem có năng lực chính của bản thân được họ thể hiện trêntruyền hình chứ không phải là thí sinh được xem là người chơi tốt
Phần lớn những gì mà một số học giả, chuyên gia gọi là chương trình lốisông được truyền hình tìm cách biến đổi như hình ảnh bản thân cá nhân, thay đôihình ảnh ngôi nhà, công việc kinh doanh, cho đến đứa trẻ, gia đình và cộng
đồng thường được thảo luận dưới nhãn hiệu truyền hình thực tế.
1.1.3 Sản xuất chương trình
Về phương thức sản xuất chương trình truyền hình, có thé hiểu đây là toàn
bộ quá trình sản xuất ra một sản phẩm tiêu thụ, cụ thể là chương trình truyền
hình, còn gọi là sản phẩm truyền thông
Đề sản xuất được sản phẩm đáp ứng các tiêu chi đặt ra ban đầu theo nhucầu, mong muốn của đơn vị sản xuất, nhà đài, nhà tài trợ đặc biệt là đáp ứngđược nhu cầu thị hiéu người dùng thì sản phẩm truyền thông phải được sản xuất
đúng với quy trình.
Sản phẩm chương trình truyền hình hoàn thiện là kết quả của quá trìnhsáng tạo, tạo ra sản phẩm của một tập thể trải qua nhiều công đoạn, nhiều bước,nhiều việc khác nhau từ phát triển ý tưởng đến khâu phát hành
PGS.TS Duong Xuân Son đã viết trong “Giáo trình báo chí truyền hình ”:
“Dựa vào khả năng kỹ thuật và công nghệ, có thể phân chia ra nhiễu loại
phương thức sản xuất chương trình truyén hình như: chương trình băng từ,chương trình phim nhựa, chương trình phát trực tiếp ” [19:tr120] Trong đó, sảnxuất chương trình truyền hình thường có hai loại: băng từ và trực tiếp, ngày naythường gọi là sản xuất truyền hình trực tiếp và ghi hình phát sóng
16
Trang 26Theo nội dung tài liệu training lưu hành nội bộ về “Nghiệp vu sản xuất sản
phẩm truyền thông” của Tập đoàn truyền thông Kantana — Thái Lan triển khaitại Tổng công ty Lasta Multimedia (2008)[32] cho rang: Sản xuất sả phẩm
truyền thông bắt buộc theo hệ thống quy trình thống nhất các bước của mỗi đơn
vị tổ chức, mỗi thé loại chương trình, đồng thời cũng chỉ ra “Dé sản xuất đượcmột chương trình truyén hình theo đúng quy trình, don vị sản xuất phải dam bảo
có đủ ba yếu tô cơ bản: Nhân sự, kinh phí và hệ thong máy móc thiết bị kỹ
thuật ”.
Nhân sự: Con người luôn giữ vai trò và cũng là yếu tố quyết định sự thànhcông hay thất bại của chương trình, nhân sự kêu gọi tài trợ, nhân sự tạo ra hoặctìm kiếm (mua format), nhân sự tổ chức sản xuất tiền kỳ là xây dựng kịch ban,nhân sự sản xuất, nhân sự trong giai đoạn hậu kỳ và nhân sự trong quá trìnhkiểm duyệt sản phẩm trước phát hành
Kinh phí: Yếu tố kinh phí gần như yếu tố quyết định cho việc tiến hànhsản xuất sản phẩm truyền thông nói chung, chương trình truyền hình nói riêng.Kinh phí trong sản xuất có ba dòng cơ bản:
e Kinh phí Doanh nghiệp tự chủ: Dòng tiền mà đơn vi sản xuất tự bỏ ra
để sản xuất chương trình với mục đích kinh doanh sản phẩm quahình thức cung cấp quảng cáo truyền thông khi sản phâm được phát
hành.
e _ Kinh phí đến từ nguồn tài trợ: Dòng tiền đến từ các nhà tài trợ, đầu tư
vào chương trình để nhận lại quyền lợi tài trợ là được quảng bátruyền thông cho sản pham, sản phẩm xuất hiện trong chương trìnhgián tiếp tiếp cận công chúng khán giả
e Kinh phí có nguồn từ hợp tác - vận hành: Dòng tiền đến từ kinh phí
nhà nước, cung cấp cho nhà đài, chương trình được sản xuất nhăm
mục đích phục vụ công tác quảng bá, tuyên truyền theo định
hướng, chỉ đạo của cơ quan nhà nước (thường xuất hiện ở các đơn
vị trực thuộc địa phương như hệ thống các Đài địa phương)
17
Trang 27Hệ thống máy móc thiết bị: Đây là cơ sở đề triển khai thực thi, góp phầnchuyền biến ý tưởng sản phẩm trên giấy từ format thành sản phẩm thực tế đủ tiêuchuẩn phát hành Máy móc thiết bị xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của quátrình sản xuất ra sản phẩm, có thé ké đến các thiết bị hỗ trợ công tác ghi hìnhnhư camera, thiết bị âm thanh, ánh sang, monitor, dolly, boom, bản dựng hậu
ky
1.1.4 Da nén tangTheo Doyle (2010) va Parker (2007)[33],thi thuật ngữ “đa nền tang” xuấthién trong bối cảnh được xác định là khi cùng một nội dung hoặc cùng một sảnphẩm truyền thông được công chúng xem trong bối cảnh có nhiều nén tang phân
phối khác nhau ví dụ: trực tuyến, di động, trò chơi tương tác chứ không chỉ là
một nền tảng phân phối đơn lẻ như báo in hoặc truyền hình tuyến tính
Hiện nay, tại Việt Nam thuật ngữ “đa nền tảng” được sử dụng chủ yếu
trong môi trường báo chí truyền thông Tuy nhiên, vẫn còn được hiểu theo nhiềucách khác nhau và có khả năng gây ngộ nhận một số vấn đề và khó khăn choviệc định nghĩa hoặc thiết lập khái niệm
Trong bối cảnh hiện tại, thuật ngữ “đa nền tảng” được đề cập đến như một
cách tiếp cận chiến lược, trong đó các công ty truyền thông tập trung vào việctạo nhân lực hoặc kết hợp các sản phẩm và dịch vụ nhằm hướng tới phát hành vàphân phối đề xuất nội dung đó không chỉ trên một mà trên nhiều nền tảng khácnhau Không chỉ vậy, việc chuyên sang cách tiếp cận đa nền tảng trong nhiềutrường hop đã làm thay déi ý thức về bản sắc tô chức của các công ty sản xuấtsản truyền thông
Việc chuyển sang phân phối phát hành sản phẩm trên nhiều nền tảng, baogồm cả nền tảng kỹ thuật số đều có liên quan đến kết nói hai chiều, điều này kéotheo và đòi hỏi một kiểu tư duy mới đối với các nhà quản lý và chiến lược trongquá trình sản xuất sản pham truyền thông Theo đó, thay vì tập trung chủ yếu vào
sản xuât và phân phôi nội dung thì với đa nên tảng lại xuât hiện thêm một sự cân
18
Trang 28nhắc nữa với tầm quan trọng đáng ké: Từ nội dung hiện hữu, làm thế nào dé xây
dựng và duy trì mỗi quan hệ với công chúng khán giả
1.1.5 Sản xuất chương trình truyền hình phát trên kênh đa nền tảngOTT là cum từ viết tắt tiếng Anh của Over The Top, có thé kế đến một sốnên tảng phố biến trên thé giới hiện nay như: YouTube, Netflix, TikTok,Facebook, Instagram Day là giải pháp tiên tiễn ra đời nham mục đích cung cấpcho công chúng người dùng từ nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện chongười dùng dựa trên việc tận dụng không gian đa nên tảng rộng lớn internet Đếnnay, có thé thay OTT được sử dụng phô biến trên nhiều thiết bị khác nhau từđiện thoại, tablet, laptop đến cả tivi thông minh, chỉ cần tài khoản có kết nối với
Internet thì đều có thể đăng nhập và trải nghiệp OTT ở bắt cứ nơi đâu Ngày nay,
OTT tổn tại và phát triển giữa bối cảnh internet ngày càng phát triển đã giúp các
hình thức sản xuất sản phâm từ tiếp nhận đầu vào đến phát hành đầu cuối đầu
mượt mà, với sự hỗ trợ của công nghệ truyền phát chất lượng cao về đường hìnhlẫn đường tiếng, người dùng công chúng hiện nay tiếp nhận được sản phẩm tốt
hơn và nhanh hơn.
Một nghiên cứu đáng chú ý của hai tác giả Lawrence Harte và Roger
McGarrahan là cuốn sách “Internet TV Systems: OTT Technologies, Services,Operation and Content (Hệ thống truyén hình Internet: Công nghệ, dịch vụ, vậnhành và nội dung OTT)”, (2017), [33] đề cập đến những vần đề như thiết bị vàvận hành hệ thống truyền hình phát trên đa nền tảng Đồng thời, tài liệu cũng nóiđến cách thức khán giả xem các chương trình truyền hình trên đa nền tảng qua
máy tính, điện thoại thông minh, ti vi thông minh Từ đó, tac giả đưa ra cách
thức sản xuất nội dung của truyền hình internet.[35]
Qua quá trình khảo sát hai chương trình trong luận văn nay là “G6 cửa
thăm nhà” và “Quý ông hoàn mỹ” của hai trong nhiều nhà sản xuất hiện naychọn phương thức phân phối phát hành sản phẩm chương trình truyền hình trên
đa nên tảng cũng có nhiêu biên chuyên.
19
Trang 29Thực trạng khi các nền tang phát triển, phương tiện bùng nổ, chương trìnhtruyền hình sản xuất dé phát trên các kênh truyền hình analog hay cap, kỹ thuật
số đã giảm sức hút người xem (những năm khi truyền hình bắt đầu tham gia xã
hội hoá) vì khán giả hiện nay hình thành nhiều hành vi mới và thói quen, có quá
nhiều sự lựa chọn mới, có nhu cầu tương tác trực tiếp, nhu cầu thé hiện quan
điểm cá nhân thì việc chọn tiếp cận chương trình truyền hình phát trên đa nền
tang dé đáp ứng nhu cầu giải trí cũng như thoả nhu cau tìm kiếm của bản thân làtất yếu
Trước thực trạng chung như hiện nay, sản xuất chương trình truyền hìnhphát trên đa nền tảng từ các kênh phát sóng chính là các đài truyền hình, sảnphẩm cũng đã chọn phương thức phát hành song song cùng thời điểm, chọnkhung giờ khác, phat lại sau đó trên các nền tảng khác là chuyện phổ biến hiệnnay của các nhà sản xuất như Sen Vàng Entertainment (thi Hoa hậu Việt Nam
2020, Hoa hậu Hoà bình Quốc tế, ); Dong Tay Promotion (Nhanh như chớp,
Chơi là chạy (2021), 2 ngày 1 đêm) phát trên kênh VideO; Khang Media (Tình
bolero, Khát vọng mùa vàng) và nhiều chương trình khác
Tuy nhiên, với sản xuất sản phẩm truyền hình phát trên đa nền tảng đòi
hỏi đơn vị sản xuất cần đạt được những tiêu chí như uy tín chương trình mangtính giải trí như hap dẫn, đảm bảo chuẩn mực văn hoá, sản phẩm có nội dung đạtchất lượng mong muốn phù hợp với đối tượng khán giả, tính xu hướng Thay vìsản xuất chương trình truyền hình phát trên sóng truyền hình thì các đơn vị sảnxuất ké cả các đài truyền hình đều chọn phương thức phát hành lại sản phẩm sauphát sóng trên nhiều nền tảng khác nhau Chính điều này đã giúp khán giả có thểxem lại chương trình trên các nền tảng mạng xã hội (YouTube, Facebook,
Tiktok ) hay ứng dụng xem truyền hình bằng thiết bi di động dựa trên
internet như App hoặc các website khác.
Nhờ vậy, khán giả dé dàng tiếp cận chương trình truyền hình và chươngtrình cũng tiệm cận được đối tượng khán giả là khách hàng của chương trình mọilúc trên các thiết bị di động cá nhân
20
Trang 301.2 Khai quát lich sử ra đời của truyền hình thực tế và truyền hình thực tế phát
trên đa nền tảng
Truyền hình thực tế xuất hiện từ khá lâu đời tại các quốc gia có nền truyền
thông giải trí phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc Đầu thế
kỷ 21, truyền hình thực tế bắt đầu lan rộng sang các quốc gia khác trên toàn cầu
cũng như trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
1.2.1 Trên thế giớiManh nha ra đời từ những năm 1940, khởi nguồn từ show phát thanh(Micro thu lén), đây được xem là tiền đề cho show “Candid Camera” (Máy
quay lén) của đạo diễn Mỹ Allen Funt Chính vì vậy nên chương trình “Candid
Camera ” được xem như sản phẩm khởi đầu cho truyền hình thực tế sau này
Chương trình Candid Camera xoay quanh nội dung gây cười với những
tình huống bất ngờ gây cười, ví dụ như camera ghi lại cảnh một người đàn ông
vờ bị mù di dao công viên, khi ngồi xuống chiếc ghế thì lại ngồi lên người của
một phụ nữ, camera ghi lại thái độ của cô gái xong sẽ tiến tới giải thích cho cô
gái, tất cả nhìn thăng vào camera hô vang “Cười lên nào, bạn đang tham gia
chương trình Candid Camera!”.
Vào những năm 1950, tại Mỹ có chương trình thu hút khá nhiều người xem vàtiến hành bỏ phiếu bình chọn cho nó với tên gọi “Nightwatch” (Gác đêm)
Chương trình đặt camera dé ghi lai hau hét những hoạt động thường nhậtcủa các sĩ quan cảnh sát trong thành phố Culver bang California, nó thật sự gây
xúc động mạnh cho người xem Đây cũng là dạng chương trình có nội dung phụ
thuộc hoàn toàn vào nhân vật tham gia (người chơi) tạo ra, không yếu t6 dandựng, sắp xếp Điều này đã hình thành nên thêm hướng đi mới cho thể dạngtruyền hình thực tế khám phá sau này
Vào những năm 1980, chương trình mang tên “Cops” xuất hiện tại Mỹ,
“Cops” là dạng chương trình người tham gia là cảnh sát với máy quay trong quá
trình tuần tra, ghi lại và cung cấp thông tin an ninh cho công chúng trong khu
vực nào đó.
21
Trang 31Tiếp sau những chương trình với tính chất ghi hình ngẫu nhiên chân thật
không kịch bản như vậy thì vào những năm 1990, trên kênh MTV xuất hiện chương trình “The Real World” đã làm thay đổi phương thức sản xuất chương
trình truyền hình thực tế, có thé từ đây chương trình truyền hình thực tế bat đầu
có kịch bản và hoạt động theo kịch bản, dựa trên những câu chuyện đang diễn ra.
Chương trình cố gắng tạo cho người xem có cảm giác và yếu tố khách quan chânthật, nhưng thực tế đang làm theo kịch bản đã được đặt ra và thống nhất trước
đó Đến nay, có khá nhiều format chương trình theo mô hình của “The RealWorld”, điển hình như “America’s Next Top Model”
Thời điểm những năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt
show lớn ra đời ở Mỹ như: “American Idol”, “Top Model”, và cũng xuất hiện
phổ biến ở Châu Âu nổi bật như “Big Brother” , thậm chí thành lập các kênhtruyền hình chuyên biệt dé chiếu truyền hình thực tế như Zone Reality (Anh),
hôn ” (2008) kênh MBC, “2 ngày 7 đêm” (2007) kênh KBS2 mới được Dong
Tay Promotion mua tác quyền sản xuất tại Việt Nam phát hành trên kênh HTV7
vào ngày 19 thang 6 năm 2022 vừa qua.
Qua đây, có thé nhìn thấy truyền hình thực tế đã trở thành xu hướng sản
xuất của các nhà sản xuất kinh doanh sản pham truyền thông, cũng như xu
hướng tiếp nhận sản phẩm giải trí của công chúng trên toàn cầu
1.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có thể xem chương trình “Khởi nghiệp ” lên sóng VTV3 lầnđầu tiên vào năm 2005 như một dấu mốc mang tính chất đi đầu Đây là chươngtrình lần đầu hướng đến công chúng trẻ đưới dang thức thể hiện trải nghiệm
những những khó khăn cũng như thử thách trong công việc.
22
Trang 32Trong năm 2005, chương trình “Vượt: lên chính minh” cũng bắt đầu lênsóng HTV7 do Lasta Multimedia phối hợp với tập đoàn truyền thông KantanaThái Lan tổ chức sản xuất phỏng theo format chương trình nhân đạo của KantanaThái Lan Chương trình “Vượt lên chính mình” có nội dung chiến thắng thử
thách của ban thân, người thân trong gia đình cùng tham gia, giúp người nghèo
tham gia chương trình được xóa nợ ngân hàng và xóa nghèo, thoát nghèo đã tồn
tại trên sóng các đài truyền hình từ năm 2005 đến 2018 Có thể xem đây là mộttrong số ít chương trình truyền hình có “tuổi thọ 14 năm” tại thị trường truyềnthông Việt Nam mà khi rời đi vẫn còn để lại khá nhiều tiếc nuối của khán giả
công chúng.
Vào những năm tiếp theo, nhiều format truyền hình thực tế nội địa ra đời
có thé kế đến như “Phụ nữ thé kỷ 21”, “Hành trình kết noi trai tim” đặc biệt làchương trình “Chinh phục đỉnh Everest” do Lasta Multimedia sản xuất năm
2008 trên sóng HTV ghi lại hành trình đoàn thể thao Việt Nam tập luyện chuẩn
bị cho đến ngày mang lá cờ Tổ quốc Việt Nam căm trên đỉnh Everest
Và hiện nay, trong khi các game show truyền hình “bảo hoà” thì côngchúng Việt Nam đã tìm đến và đón nhận thé dạng chương trình truyền hình thực
tế với nhiều format chuyển từ các quốc gia khác trên thế giới ngày một nhiềuhơn, nhất là các chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tang, có thê kêđến: “Con đã lớn khôn”, “Vietnam's Next Top Model”, “The Face”, “TheVoice” Bên cạnh đó, cũng có không ít chương trình truyền hình thực tế formatnội địa thu hút công chúng tốt như “Học viện ngôi sao”, “Lữ khách 24h”, “Gõ
cửa thăm nhà”, “Quý ông hoàn mỹ”
Việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam hiện nay
cũng gặp nhiều thách thức về xây dựng format nội địa, chủ yếu khai thác formatnước ngoài phù hợp với xu hướng chung là chính Điều này có ảnh hưởng đến
việc đảm bảo yếu tố văn hoá, cũng như chất lượng về nội dung và kỹ thuật.
Nói về quá trình hình thành và tồn tại, phát triển của thé dạng chươngtrình truyền hình thực tế, nhà báo Sheila Marikar từng công tác tại kênh truyền
23
Trang 33hình ABC (Mỹ) có đánh giá đại ý rằng trong tương lai, những chương trìnhtruyền hình thực tế vẫn còn đang gặm nhắm vinh quang với thời hoàng kim củamình, và khi cuộc sống ngày càng mang tính hưởng thụ hơn thì realify show sẽ
không bao giờ chết.
1.3 Đặc trưng cơ bản của môi trường truyền thông đa nền tảng
1.3.1 Về công nghệQua khảo sát trên các phương tiện truyền thông hiện nay, nhiều nhà sảnxuất sản phẩm truyền thông đã phân phối nội dung bằng cách dân đưa sản phẩmchuyên sang cách tiếp cận công chúng trên các nên tảng
Có thể thấy, việc thay đổi thiết bị và công nghệ liên tục là một đặc điểmthường xuyên trong các ngành truyền thông, thé giới cũng có khá nhiều nghiêncứu thé hiện sự quan tâm đến việc các đơn vị tổ chức đã điều chỉnh chiến lượccủa họ như thế nào để đối phó với sự hội tụ và phát triển của internet
Thời điểm 1998 đã xuất hiện một số công trình tiến hành xem xét công
nghệ và các tác động của sự hội tụ giữa truyền hình và trực tuyến Quá trình hội
tụ được sử dụng và hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên trong bối cảnhhiện tại thì công nghệ kỹ thuật số phổ biến được đề cập áp dụng trong ngànhtruyền thông cụ thể là trong tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối nội dung
Những công nghệ như vậy đã thúc đây sự phát triển của các dạng nộidung mới, kết hợp video với văn bản chăng hạn, liên quan đến tính tương tác và
cả sự phát triển của các thiết bị như điện thoại di động, thiết bị nghe nhạc
Quá trình chuyền đổi sang các nền tảng kỹ thuật số chính là Internet - có
nghĩa là nội dung thuộc mọi thé loại có thé lưu hành và được gửi tới khán giả
qua nhiều phương thức khác nhau, trên nhiều nền tảng khác nhau như truyền
hình qua di động hoặc dai phát thanh qua internet
Trong những năm gan đây, các tổ chức, nha sản xuất, đài truyền hình tạiViệt Nam phần lớn cũng áp dụng triệt để công nghệ vào công tác sản xuấtchương trình truyền hình, trong đó có chương trình phát trên đa nền tảng như
trường quay ảo 3D (Reality virtual studio), phòng thu ảo (Virtual studio) Điều
24
Trang 34này cho thấy, các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình áp dụng các côngnghệ kỹ thuật số đã tác động không chỉ đến quá trình phân phối phát hành sảnphẩm cũng như mặt kỹ thuật mà đã góp phần rất lớn trong công cuộc dùng kỹthuật thay đổi nội dung, phát triển nội dung tích cực hơn.
Đồng thời, như nhiều sản phẩm thực tế đã chỉ ra, áp dụng công nghệ còn
tác động lên các chiến lược hoạt động và chiến lược kinh doanh của các tổ chứctruyền thông phát thanh và truyền hình
1.3.2 Về không gian tương tác
Không gian tương tác là một trong những đặc trưng của truyền thông đanền tang Nói “đặc trưng” là bởi sự nhắn mạnh vào việc tương tác với khán giả ởnhiều phương diện qua nhiều nền tảng khác nhau trên cùng một nội dung nhưnhau Trong đó, phải ké đến là phương thức tương tác giữa khán giả với khán giatạo ra nội dung và cung cấp nội dung mới cho nhà sản xuất
Với những thay đổi về không gian tương tác, cụ thé là tương tác hai chiềucủa công chúng trên không gian đa nền tang qua phương thức khai thác nội dung
từ tương tác cũng được người dùng tiêu thụ và thưởng thức Điều này, có đangảnh hưởng rất lớn đến các hình thức truyền thông và marketing quảng bá cho sảnphẩm trong thời điểm hiện nay, trong đó có sản phẩm chương trình truyền hìnhphát trên đa nên tảng
Trước đây, các đài truyền hình mong muốn tận dụng việc phân phối pháthành sản phẩm của mình trên đa nền tảng nhưng còn nhiều hạn chế, khó khăn.Tuy nhiên đến nay điều này đã hình thành và chắc chắn sẽ phát triển thông quacác App hoặc nền tảng mạng xã hội, điển hình như VTV, HTV, THVL Đa nềntảng không chỉ giúp nhà đài bán được sản phẩm, có thêm đối tượng khán giả mà
còn tác động đến các quyết định mua lại nội dung, kinh doanh nội dung và khai
thác nội dung mới.
Không gian tương tác cũng có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất sảnphẩm chương trình truyền hình ở các giai đoạn trước đó, điển hình như bán vàmua sản phẩm là behind the scene trong giai đoạn Sản xuất tiền kỳ quặc giai
25
Trang 35đoạn Sản xuất để phát hành trên các nên tảng mạng xã hội như TikTok,Fanpage nhằm marketing quảng bá cho sản phẩm, tăng tương tác giữa ngườidùng sản phẩm với sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng cho chương trình.
Thực tế hiện nay, hầu hết các sản phẩm chương trình truyền hình có pháttrên đa nền tảng đều nhận được sự tương tác từ khách hàng là công chúng khángiả Tuy nhiên, cũng có sản phẩm không tạo ra được môi trường không giantương tác hai chiều trên đa nền tang vì nhiều lý do khác nhau, phải kế đến haiyếu tô cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm: nội dung và kỹ thuật
1.3.3 Về nội dung
Về nội dung trên đa nền tảng, có thé khang định việc nhìn thấy rõ nhấthiện nay là phân tán nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau
Việc nội dung sản phẩm truyền thông nói chung, với chương trình truyền
hình nói riêng được phân tán trên nhiều nền tảng khác nhau như hiện nay liên quan
đến mục đích tạo ra nhiều văn bản, có thé là sản phẩm phái sinh dé nâng cao tínhchất phù hợp của nội dung với các hình thức phát hành và nên tảng phát hành
Theo nghiên cứu của Leaver (2008), nội dung phân phối trên đa nền tảng
xoay quanh việc sử dụng lại nội dung hiện có trên các nền tang kỹ thuật số bổ sung, điển hình như việc cung cấp nội dung từ kênh truyền hình tuyến tính trực
tuyến hoặc được sử dụng lại qua thiết bị di động, qua web, qua các nền tảng
mạng xã hội.
Môi trường truyền thông đa nên tảng thông thường có liên quan đến việchình thành và phát triển nội dung mới trên nền nội dùng cũ — người dùng tươngtác cung cấp thông tin mới Đây là một trong những đặc trưng vốn có thông qua
quá trình tương tác của công chúng Các nền tảng được đón nhận tương tác nhiều
nhất hiện nay trên toàn cầu như các trang web có tính chất tiếp nhận và cung cấp
thông tin cao Google, Wikipedia hay mạng xã hội Facebook, Twitter và các
kênh tương tác bằng video phục vụ giải trí như TikTok, Youtube
Đặc trưng nữa là thông tin có cùng nội dung nhưng tùy vào từng nền tảngnội dung được cung cấp dưới hình thức trình bày bằng phương tiện khác nhau
26
Trang 36Điều này dễ nhận thấy trong việc trình bày nội dung ở nền tảng cung cấp video
giải trí là Youtube, Fanpage và TikTok.
Đặc trưng nội dung mang tính gắn kết — liên kết, hình thức chia sẻ cung
cấp thông tin từ nội dung này sang nội dung khác thông qua việc chia sẻ đường link trong phạm vi nội dung cho phép đã kết nói hội tụ các nền tang lại với nhau.
Nội dung trên đa nền tảng cũng cho thấy việc tái sử dụng nội dung trênnhiều nền tang là thông lệ phổ biến từ giữa các tập đoàn truyền thông lớn đếncác trang báo, các chương trình truyền hình với nhau, điều này có đóng góp đáng
kể vào mức thu lợi nhuận cao của các tổ chức
1.3.4 Về công chúngCùng với sự phát triển của công nghệ và hình thành thành thói quen hành vitương tác mới tạo ra nội dung mới, công chúng trên các nền tảng cũng có nhữngđiểm mới khác biệt so với công chúng trong truyền thông đại chúng truyền thống.Phân phối phát hành sản phẩm truyền thông trên đa nền tảng mở ra nhiều khả năngcho sản phẩm truyền thông bởi công chúng được xem là trung tâm
Theo tác giả Nguyễn Bùi Khiêm trong “Công chúng truyền thông hiện
dai” (2012) [24] cho thấy công chúng trên đa nền tảng có “muitc độ ý thức twong
đối cao nhưng không kéo dài và thường bị chỉ phối bởi tính cá nhân ” Điều này,rat dé nhận thay ở hầu hết quá trình tương tác của công chúng với nhau trên đanên tảng
Thông qua thiết bị kỹ thuật số, thông tin được cung cấp đến công chúngtrên đa nền tảng đã tạo điều kiện cho công chúng được tương tác với công
chúng, công chúng tương tác với sản phẩm truyền thông, công chúng tương tácvới nhà sản xuất Hành vi này chủ yếu tập trung ở nhóm công chúng là khán
giả trẻ tuôi
Việc tiếp cận thông tin trên không gian đa nền tảng đòi hỏi công chúngphải dam bảo có những đặc thù, cụ thé như có sử dụng thiết bị di động, có biếtdùng Internet, có sở thích tương tác trên đa nền tảng
27
Trang 37Trên không gian đa nền tảng hiện nay đã dần xuất hiện việc phân mảnh
nhỏ theo nhóm đối tượng công chúng với nhiều tiêu chí nhỏ, cụ thé hơn, chi tiết
mang tính đặc trưng khác nhau như thích và chỉ truy cập thông tin liên quan đến
một nhóm nhạc, một nhân vật nào đó, một món ăn nào đó thông qua hội nhóm.
Tuy nhiên, dù có mang tính đặc trưng chuyên biệt nào đi nữa thì vẫn dựa trên sở
thích, độ tuổi, nhu cầu của công chúng Ví dụ như nhóm công chúng thích xemtin tức liên quan đến lịch sử, nhóm công chúng quan tâm đến một idol, KOLs,
KOCs hay thậm chi một sản phẩm, một nhân vật trong phim sẽ thành lập một
cộng đồng riêng biệt
Do sự phân mảnh và thay đổi liên tục của khán giả đã tác động đến các
chiến lược tiếp cận công chúng của không riêng sản phẩm truyền thông mà còn
cả các đơn vị sản xuất, điều nảy có yếu t6 tích cực lẫn tiêu cực
1.4 Quy trình sản xuất chương trình truyền hình thực tế
Đề sản xuất ra sản phẩm truyền thông chuyên nghiệp hiệu quả cao nóichung, chương trình truyền hình thực tế nói riêng tất cả đều cần có quy trình chỉtiết, cụ thé Bởi quy trình sản xuất là một thé thống nhất logic có tính liên kếtnhất quán các giai đoạn lại với nhau
Theo quan sát, hiện nay công tác sản xuất dé cho ra đời một sản phamtruyền hình từ Doanh nghiệp đến các Đài truyền hình, không phải chỉ do cá nhânthực hiện mà đây là công việc chung mang dấu ấn của một tập thể Ở đó, họ cóthể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp từng giai đoạn dé làm nên sản phẩm truyềnhình Công trình nghiên cứu của tác giả Dinh Thị Xuân Hoà được thể hiện tại
Luận văn Tiến sĩ “Van dé xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt
Nam hiện nay” [11] có nêu ra: “Sản xuất chương trình truyền hình là quá trình
tham gia của cá nhân, tô chức hay doanh nghiệp vào một hay nhiễu bước thuộctrong quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình ”
Sản xuất sản phẩm truyền hình có quy trình sẽ giảm thiêu được nhiều rủi
ro, đảm bảo an toàn cho nội dung và hạn chế tối đa những tác động từ yếu tốkhách quan lẫn chủ quan có thể ảnh hưởng lên quá trình sản xuất sản phẩm,
28
Trang 38trong đó phải ké đến nhiều mặt như thời gian sản xuất, nhân sự ekip, kinh phísản xuất
Sản xuất chương trình truyền hình thực tế phát trên đa nền tảng cũng cầnphải có quy trình để tuân thủ và đảm bảo cho hiệu quả và chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên, cho đến nay theo khảo sát của tác giả vẫn chưa tìm thấy quy trình nàoriêng biệt, đặc thù nhằm phục vụ công tác sản xuất chương trình truyền hình thực
tế phát trên đa nền tảng mà đa số chỉ thuần túy là quy trình sản xuất sản phẩmtruyền thông, truyền hình chung nhất từ trước đến nay
Theo giáo trình “Báo chí truyén hình” của PGS TS Dương Xuân Sơn ởtrang 115 tác giả có trình bày “Chương trình truyền hình là kết quả truyền hình
Trong đó bao gém các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tôn tại ở
nhiều mirc độ khác nhau ” Đồng thời, tác giả cũng trình bày một quy trình như
sau:
Tác phẩm
văn học,
kịch bản văn học
Kịch bản truyền hình
Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất Theo giáo trình “Báo chi truyén hình ” của
PGS TS Dương Xuán Son
Theo tác gia Dinh Mạnh Cường trình bày trong tác pham “Tổ chức sản
xuất chương trình ban tin thời sự truc tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội Việt
29
Trang 39Nam” đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông (2021) [24] thì quytrình sản xuất sản phâm truyền thông có 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1 - Tổ chức giai đoạn tiền kỳ: Công tác tìm kiếm nhân sự,chuẩn bị máy móc thiết bị và địa diém ghi hình
Giai đoạn 2 - Chọn sự kiện vấn đề: Chọn sự kiện, vấn đề, nhân vật có
câu chuyện dé làm nội dung, tiễn hành xây dựng kịch ban
Giai đoạn 3 - Tiếp xúc sự kiện và nhân vật: Tiếp cận nhân vật đề thuthập thông tin, khai thác câu chuyện dé từ đây biên tập thành kịch ban
hoàn chỉnh.
Giai đoạn 4 - Tổ chức giai đoạn hậu kỳ: giai đoạn ghi hình chương
trình và chỉnh sửa sản phẩm hoàn thiện.
Giai đoạn 5 - Duyệt và phát sóng: Sau khi edit chương trình hoàn
thiện, bộ phận duyệt phát sóng bắt đầu duyệt chương trình và chỉnh
sửa hoàn thiện, phát sóng.
Giai đoạn 6 - Theo dõi thông tin phản hồi: Theo dõi thông tin phảnhồi từ công chúng dé có phản hồi kịp thời đến công chúng thắc mắc ý
kiến.
Theo nội dung tài liệu training “Nghiệp vụ sản xuất sản phẩm truyền
thông ” của Tập đoàn truyền thông Kantana — Thái Lan triển khai lưu hành nội
bộ tại Tổng công ty Lasta Multimedia (2008) [32] dé sản xuất chương trình choKênh TVC9 — Let’s Viet, thi: Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông được
chia thành 2 dạng:
Thứ nhất, quy trình sản xuất áp dụng cho chương trình ghi hình biên tập
và phát hành sau đó, bao gồm có 5 giai đoạn, khái quát như sau:
Giai đoạn 1: Phát triển ý tưởng
- Khải quát ý tưởng và khảo sát nhu cầu thị hiểu công chúng:
Đây là giai đoạn đâu tiên, sau khi định hình ý tưởng chương
trình sẽ tiến hành khảo sát dé tìm hiểu nhu cầu công chúng vớithể dạng chương trình
30
Trang 40- — Phát triển ý tưởng: Sau khi khảo sát nhu cầu công chúng thì
ekip tiền hành phát triển ý tưởng tổng thé về chương trình từ nộidung đến hình thức thể hiện của một chương trình mà ekip
mong muốn thực hiện.
- _ Xây dựng format: Sau khi hoàn thiện việc khái quát ý tưởng cho
chương trình, ekip bắt đầu thực hiện format chương trình vớinhững phần cơ bản gồm có:
e Thông tin chung của format: Tên chương trình, thời lượng,
kênh dự kiến phát sóng, số tập phát sóng, mục tiêu mong
muốn của chương trình
e Cấu trúc khung chương trình: Gồm những mục nhỏ trong
chương trình, thời lượng cho từng mục nhỏ cụ thé
e Hình thức thể hiện: Mô tả chỉ tiết hình thức thể hiện cho
từng mục nhỏ trong chương trình.
e Thông tin vé nha tai tro du kién: O day, format sé dua ra
danh sách những nhà tai trợ dự kiến thích hợp với nội dungchương trình dự kiến phát sóng
- Đăng ký tác quyên: In format chương trình kèm theo một kịch
bản hoàn chỉnh đảm bảo đầy đủ các mục nhỏ của format và tiếnhành gởi đi đăng ký tác quyên
Giai đoạn 2: Sản xuất tiền kỳ
Giai đoạn có yếu tố quyết định mức độ thành công cho quá trình sảnxuất sản phâm ở bước tiếp theo, và những phần công việc sẽ không
nhất thiết phải thực hiện theo trình tự thừ tự, thay vào đó có thể làm
cùng lúc nhiều việc và việc quan trọng thì tiến hành triển khai trước,tuy vào tình hình cụ thé của chương trình, của tô chức
- _ Công tác nhân sự tổ chức sản xuất: Lênh kế hoạch tìm kiếm,
tuyển dụng nhân sự cho ekip thực hiện chương trình, số
lượng/bộ phan/vi trí tuỳ thuộc vào tình hình nhân sự của đơn vi
3l