1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Tổ chức sản xuất nội dung truyền hình phát trên mạng xã hội (Nghiên cứu trường hợp đài PTTH Bình Dương)

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ VĂN DŨNG

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

TS TRAN BẢO KHÁNH PGS.TS NGUYEN THE KỶ

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi,được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Bảo Khánh -Trường Đại học Đại Nam Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn naylà trung thực và chưa từng được công bé trong bat kỳ công trình nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Học viên

Lý Văn Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành luận văn nay, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành đến TS Trần Bảo Khánh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, giúp tôivượt qua những khó khăn ban đầu trong việc tìm kiếm tải liệu, cũng như định

hướng nghiên cứu, cách thức nghiên cứu và trình bày luận văn Tôi đã nhận

được nhiều góp ý quý báu của thầy trong quá trình triển khai ý tưởng và thựchiện dé bổ sung, sửa chữa và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Viện Báo chí vàTuyên truyền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã giúpđỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luậnvăn tốt nghiệp Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt đã được tôi đúc kếtvào luận văn và sẽ theo tôi suốt con đường làm báo mà tôi đang gắn bó.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Đài PTTH Bình Dương, các đồng

nghiệp đã cung cấp cho tôi tài liệu, hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình thực

hiện luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT - : 2cc++ccxvrerrtrrrerrrrrrrrrtrrrrre 4

DANH MỤC CAC BANG BIÊU - 2-52 St SESEE2ESEEEEEEEEEEEESEeEksrrkrrerxee 595.1001 6

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- ¿5c SkSE+EE+EEEEEEEEE112111111111 11.1111 xe, 6

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2-2 s s+E+£E+£E£2EE+EE+Ekerxerxerxeres 8

3 Mục dich và nhiệm vụ nghién CỨU - 5 + + +3 E*#EEsseEseeeeeeeeseere 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 ¿2 s+++££2s£+E+£x+EzEzxerxered 13

5 Phương pháp nghién CỨU c6 + 3311321189 E3 EEEEEEEEErerrrereererrreree 136 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5-52 52 2c22E2EeExerxerserxee 14

7 Kết cấu của luận văn ¿- + t+k+SSk#ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEETErrkrrrrkei 15Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE TO CHỨC

SAN XUAT CAC CHUONG TRINH TRUYEN HINH PHAT TREN MANGbe: on 161.1 Một số khái niệm CONG CU 01177 :-1 161.1.1 Chương trình truyền hình - 2-2 2 s+E+£E£E££EE2EE+EEzExerxerxerxeee 161.1.2 Mang c8 on 19

1.1.3 Chương trình truyền hình trên mạng xã hội - s55: 221.1.4 TỔ chức sản xuất -c: ccstcctvttttrtrttrrrtttrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrirrrrriro 231.1.5 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình -:-5+ 5+: 251.1.6 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trên mạng xã hội 27

1.2 Những yêu câu cơ ban đôi với tô chức sản xuât chương trình truyén

hình phát trên mạng xã hỘI - + E1 131139911 911 E911 11 911 vn rưy 30

1.2.1 Yêu cầu về nội đung + 2 2 s+E++EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrerkeee 30

1.2.2 Yêu cầu về kỹ thuật tổ chức sản xuất .- + 2 2s+cs£s+zxecseei 32

1.2.3 Tiêu chí đánh giá loại chương trình 55555 *++s++sss+eessesss 341.3 Các mạng xã hội được sử dụng tại Việt Nam và Bình Dương 36

Trang 6

Isna.v.ojo 36

1.3.2 Mạng xã hội YouTube - c c + 1+ E*vseesrererersrrerre 37

1.3.3 TWÏ{€T 5 2s 2 2x2 2212211 1121111211 1.11 T11 111 1g re 38

Chương 2: THUC TRANG CONG TÁC TO CHỨC SAN XUẤT CHƯƠNG

TRÌNH TRUYEN HÌNH PHÁT TREN MẠNG XÃ HỘI CUA DAI PHATTHANH TRUYEN HÌNH BÌNH DƯƠNG 2-5 ©52cx2zscrez 422.1 Giới thiệu Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và các chươngtrình truyền hình phát trên mạng xã hội - 2-2 s2©sz2zxzs+zzxzsed 42

2.1.1 Đài PTTH Bình Dương - - - c3 + E13 ESEEseeereerrrersrererre 42

2.1.2 Các chương trình truyền hình phát trên mạng xã hội 452.2 Các nguồn lực tô chức sản xuất chương trình trên sóng truyền hình Bình

ho 47

2.2.1 Quy trình tô chức sản xuất 2-2 2 E+SE+£E+£E2EE2EE2EEEEEerkrrkerree 472.2.2 Nguồn nhân YC ¿- 2-2 +E£+E£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE2EEE1 2E EErke 50

2.2.3 Phương tiện kỹ thuật và cơ chế tài chính 2-2 5 s+zxzse¿ 52

2.3 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình Bình Dương phát trênmạng Xã hỘI - . - + + 1119991191110 TH tt 56

2.3.1 Thể loại chương trình đã sản xuất được lựa chọn để phát trên mạng xã

0 A 56

2.3.2.Quy trình tô chức sản xuất chương trình truyền hình phát trên mạng xã

0 582.4 Đánh giá chung - G101 TH TH nh ng 672.4.1 Những kết quả đã đạt được ooo ees ecseesessessessessessessecsssssessessesseeseeaes 672.4.1 Han ChẾ - - 222tr re 7I

2.4.2 Nguyên nhân - - Ă 1131111 HH HH ngờ 75

2.4.3 Bài học kinh nghiém - (5 c5 323332 E**EE++eEEEeeEeeeereerreererererere 77

Trang 7

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TÔ CHỨC SẢNXUẤT CAC CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN HÌNH PHÁT TREN MẠNG XÃHỘI CUA DAI PHÁT THANH TRUYEN HÌNH BÌNH DUONG 803.1 Yêu cầu thực tiễn khách quan đối với chương trình truyền hình phát trên

0001980000117 80

3.1.1 Xu hướng phát triển báo chí hiện đại 2 2 22 s+cs+zxerxecsez 80

3.1.2 Yêu cầu của công tác quản ly nhà nước về truyền hình cũng như công

tác định hướng chính trị của Dang thông qua các công cụ truyền thông 843.1.3 Những thách thức và van dé đặt ra cho đài truyền hình 863.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu qua tổ chức sản xuất các chương trìnhtruyền hình phát trên mạng xã hội cua Đài phát thanh truyền hình Bình

Mi 1107 = 89

3.2.1 Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương 89

3.2.2 Đối với các cơ quan liên quan - 22+ 2+++£++zx+zx+zEzzzzzezrxee 103

IV.900)0009279 0.4.7.6 0011 109

50009 22 114

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TATChữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ

TCSX Tổ chức sản xuất

BTV Đài Phát thanh- Truyên hình tỉnh Bình Dương

CNTT Công nghệ thông tin

DTH Dai truyén hinh

MXH Mạng xã hộiND Nghị định

CP Chính phủ

BD Bình Dương

TV Ti- vi

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG BIEUChữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ

Sơ d6.1.1 | Quy trình TCSX nội dung TH phát trên MXH

; Tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nội dung

Bang LÍ số của Trung ương

Bảng 1.2 Tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nội dung

sô của tỉnh Bình Dương

Bảng 1.3 Tóm tắt các tính năng và quy chuân các MXH phô biếnHình 2.1 Thê hiện câu trúc bộ máy tổ chức của BTV

Sơ đồ 2.1 | Hệ sinh thái kênh truyền của BTV

Hình 2.2 | Thé hiện các giải thé do BTV sáng lậpHình 2.3 | Thể hiện 2 màu mới của BTV

Sơ đô 2.3 | Quy trình TCSX nội dung TH phát trên MXH của BTV

Hình ảnh 2.4 | Thé hiện ekip làm livestream trên MXH BTV

Sơ đồ 24 Quy trình TCSX chương trình trực tiếp (livestreaming) trên

MXH của BTV.

Hình anh 2.5 | Thể hiện các chương trình có lượng khán giả tương tác cao

Trang 10

MO DAU1 Tinh cấp thiết của đề tài

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là hoạt động trọng tâm của

các đài truyền hình Việc t6 chức sản xuất được những chương trình truyền

hình hấp dẫn vừa thu hút sự quan tâm của khán giả, vừa khang định chất

lượng, thương hiệu của đải truyền hình Chính vì vậy, tô chức sản xuất

chương trình truyền hình là điều quan tâm lớn nhất quyết định vị thế của mộtđài truyền hình.

Trong thời đại kỹ thuật số và công nghệ phát triển hiện nay, các dai

truyền hình chịu sự cạnh tranh rất lớn của các nền tảng mạng xã hội, các côngcụ chia sẻ thông tin, nội dung mới Việc các dai truyền hình bắt kip xu thế

phát triển của công nghệ, năm bắt nhu cầu tiếp cận chương trình truyền hình

trên nhiều nền tảng trong đó có mạng xã hội là điều tất yếu Việc lựa chọn tổ

chức sản xuất chương trình truyền hình trên mạng xã hội xuất phát từ nhữngnguyên nhân chủ yếu là:

Thứ nhất, có sự chuyền hướng sử dụng mạng xã hội dé tiếp cận thông tin

chính từ phần lớn khán giả Theo khảo sát của Hãng tin Reuter năm 2020 vớihơn 50.000 thanh niên ở 26 quốc gia cho thấy: có đến 28% số người được hỏi

coi mạng xã hội là nguồn thông tin chính, trong khi chỉ có 24% thanh niên

cập nhật tin tức qua TV Cũng theo nghiên cứu này, mạng xã hội là công cụ

tiếp cận thông tin của 51% số người sử dụng internet.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam —VNNIC, tinh

tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu,

tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân số) Trong đó, xu

hướng xem video trên các mạng xã hội qua TV kết nối mạng của người Việttiếp tục phát triển mạnh mẽ Riêng với mạng xã hội YouTube trong tháng

5/2021 cho thấy có hơn 25 triệu người Việt đã phát trực tuyến mạng xã hộivideo này trên TV, cao nhất trong khu vực châu Á- Thái Binh Dương.

6

Trang 11

Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội trên thế giới cũngnhư tại Việt Nam cung cấp các chương trình, thông tin đa dạng, phong phú,phù hợp nhiều thị hiếu khán giả Thế giới mạng xã hội tại Việt Nam khá sôi

động, vì ngoài những tên tuổi lớn trên thé giới như: Facebook, YouTube,

Twitter, Google+, Instagram, người Việt Nam còn có cơ hội sử dụng nhữngmạng xã hội do chính người Việt thiết kế và phát triển như: Zing Me, Go.vn,Tamtay.vn, Yume, Theo website của Bộ Thông tin va Truyền thông, đếnhết tháng 6/2021, có 829 mạng xã hội được cấp phép cung cấp dịch vụ tại

Việt Nam Con số này vẫn tiếp tục gia tăng cho tới thời điểm hiện tại.

Thứ ba, các đài truyền hình có sự thay đổi cơ bản quan điểm sử dụng

mạng xã hội không chỉ nhằm mục đích truyền thông, mà còn bắt đầu tô chứcxây dựng chương trình truyền hình trên nền tảng này.

Từ mô hình thực tế trên thế giới, cộng với thực trạng sử dụng Internet va

mạng xã hội tại Việt Nam, các Đài truyền hình Việt Nam và nhiều đài truyền

hình địa phương đã bước đầu quan tâm đến việc sử dụng mạng xã hội dé phát

triển thương hiệu, chương trình truyền hình Việc sản xuất, phân phối và kiểm

soát bản quyên nội dung được tiến hành trên nhiều nền tảng, trong đó, phố

biến là các nền tảng mạng xã hội lớn hiện nay như: Facebook, YouTube,

Zalo, Instagram, Twitter Thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi cho thấy, hiệncó đến 90% các cơ quan báo chí ở Việt Nam xây dựng fanpage trên mạng xãhội Facebook Đó là sự thay đôi nếp tư duy làm nghề từ mô hình cũ sang mô

hình mới: Mang đến những nội dung công chúng cần, chứ không phải sản

xuất nội dung mình có Như vậy, ứng dụng mạng xã hội dé phat triển nội

dung chương trình truyền hình đã trở thành yêu cầu quan trọng cho các đài

truyền hình hiện nay.

Nhận thức được xu hướng đó, những năm qua dai PTTH Bình Dương đãbắt đầu sử dụng mạng xã hội dé triển khai các chương trình truyền hình của

mình Năm bắt thị hiệu của người xem hiện nay là không chỉ xem trên Tivi

7

Trang 12

truyền thống mà còn muốn xem và xem lại chương trình trên các loại thiết bị

di động, Đài PTTH Bình Dương đã tập trung phát triển các nội dung của mìnhtrên các mạng xã hội Trên các kênh này, Truyền hình Bình Dương đã đăng

tải những clip quay lại, được qua biên tập kỹ càng của các chương trình đãchiếu trên Tivi Nhờ sức hút sẵn có của nội dung các chương trình, các clipnày thu hút tới hàng triệu lượt xem Những thành công bước đầu nêu trênchứng tỏ hướng đi và chiến lược dài hơi đúng đắn của Đài PTTH Bình Dươngtrong việc giữ chân và phát triển thế hệ khán giả mới và tạo nguồn thu cho

đơn vị trong bối cảnh hiện nay Tuy nhiên, van đề tổ chức sản xuất nội dungsố của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương hiện nay hầu hết dừng lạiở việc đưa nội dung truyền hình đã phát sóng lên các mạng xã hội chứ chưa

thật sự sản xuất nội dung cho các hạ tầng này Cách làm này có thê tiết kiệmđược chỉ phí sản xuất, nhưng không thu hút được người xem, nhất là giới trẻ,do đặc điểm của việc tiếp nhận từ các phương tiện khác nhau.

Vì lý do đó mà tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức sản xuất nội dungtruyền hình phát trên mạng xã hội (nghiên cứu trường hợp Đài PTTHBình Dương)” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên nganh Báo chi hoc Từ việc

nghiên cứu thực tiễn hoạt động tô chức sản xuất chương trình truyền hình trênmạng xã hội của Đài PTTH Bình Dương, tác giả sẽ đánh giá những kết quả

đạt được, những hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất những định hướng, giảipháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

trên nền tảng mạng xã hội của Đài PTTH Bình Dương.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Những năm qua, đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước quan

tâm đến vấn đề tô chức sản xuất chương trình truyền hình phát trên mạng xãhội Có thê kê tới một số công trình sau:

Alan Wolk (2015) [22], được biết đến với cuốn sách Over The Top:

How The Internet Is (Slowly But Surely) Changing The Television Industry.

Trang 13

Nội dung cuốn sách tập trung phân tích và lập luận răng internet đang dầnthay đổi nền công nghiệp truyền hình Alan Wolk cố gang đã giải thích mối

quan hệ phức tạp giữa truyền hình và internet, cùng với đó là đưa ra cách thứchoạt động của truyền hình OTT trong thời gian tới.

Pablo Cesar và Konstantinos Chorianopoulos (2009) [25], với nghiêncuu The Evolution of TV systems Content and Users Toward Interactivity,Foundations and Trends in Human — Computer — computer Interaction Cuốnsách đã nhân mạnh rằng truyền hình là một hình thức giao tiếp thông tin rất

tiềm năng Chúng ta cần phải phát huy sức mạnh của truyền hình băng cáchtạo ra một số kênh truyền hình cho phép khán giả có thể cung cấp nội dung,kiêm soát hoặc giao lưu trực tiếp trong khi đang ngồi trước màn hình TV.

Cuốn sách Truyền hình Hiện đại - Những lát cắt 2015 - 2016 của nhómtác gia Bùi Chí Trung - Dinh Thị Xuân Hoa Trong cuốn sách này các tác giảcho thấy, thế kỷ XX có nhiều thứ mới mẻ, ý nghĩa và hấp dẫn, trong đó cótruyền hình Sang thế kỷ XXI, với sự ra đời của những phương thức truyền

thông mới mẻ đã làm thay đổi dan cách tiếp nhận thông tin của công chúng,

của khán giả truyền hình Công chúng ngày càng thông minh và họ cũngmuốn được tiếp cận với những sản phẩm truyền hình thông minh, hiện đạihơn Cuốn sách nêu lên những góc nhìn đa chiều về truyền hình hiện tại,

truyền hình truyền thống và đặc biệt chú tâm vào nội dung truyền hình hiện

đại, truyền hình trong tương lai.

Cuốn sách "Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại" của

nhóm tác giả Phan Van Kién, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn

Đình Hậu xuất bản năm 2016 Nội dung cuốn sách đề cập đến một số xu

hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay, với mong muốn đem đến mộtcái nhìn xuyên suốt và đa điện về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền

thông hiện đại cả trên thê giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và

Trang 14

truyền thông Đặc biệt là ở chương 2 và chương 3, cuốn sách làm rõ đặc tính

và xu hướng của truyền hình và phát thanh hiện đại trên nền tảng internet.

Tran Bảo Khánh, “Phỏng vấn trong chính luận truyén hình”, NXBThông tin và Truyền thông, Hà Nội 2020 Cuốn sách dé cập tới thé loại phỏng

vấn, một thê loại quan trọng trong truyền hình nói chung và trong chính luậnnói riêng Cách thức tiến hành cuộc phỏng vấn truyền hình và sử dụng hiệuquả phỏng van trong các tac phâm truyền hình.

Cuốn sách “Sản xuất chương trình truyền hình chuyên dé” của Trần Bảo

Khánh, Bùi Chí Trung, NXB Dai học quốc gia Hà Nội, 2021 Cuốn sách trình

bay cach thức tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề, mối

liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất, sáng tạo tác phẩm, chươngtrình truyền hình chuyên đề Giới thiệu các kĩ năng, phương pháp tìm kiếm ý

tưởng, phân tích va xây dựng khung định dạng chương trình

Vũ Quang Hào, “Nghi đột phá cho format báo chí”, Nhà xuất banThông tin và truyền thông, Hà Nội, 2020 Trong cuốn sách này, PGS.TS Vũ

Quang Hào đã nghiên cứu, thiết kế rất nhiều format chương trình mới cho cả

bốn loại hình báo chí là truyền hình, phát thanh, báo in và báo điện tử chonhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương Trong đó những format cho

bản tin, chương trình truyền hình Mỗi chương trình, chuyên mục được thiết

kế, giới thiệu trong cuốn sách đều ứng dụng những lý thuyết mới, những kỹ

thuật làm báo hiện đại mà tác giả có cơ hội được học tập, thụ hưởng và chắt

lọc từ những nên báo chí tiên tiến trên thế giới, cũng như từ thực tiễn nghềbáo ở nước ta.

Cuốn sách Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại

(2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi đưa ra những nét khái quát nhất về

những vấn đề đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm như:

truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn

hội tụ Thông qua cách viết ngăn gon, dé hiểu, với những ví dụ minh họa sinh

10

Trang 15

động của các hãng truyền thông nỗi tiếng trên thế giới, cuốn sách giới thiệunhững kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện.

- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của Đông Hải Hà (thực hiện năm 2015

tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) với đề tài: “Thực trạng và những vấn

dé đặt ra đối với kênh truyền hình VICTUBE của đài truyền hình kỹ thuật sốVTC (Khảo sát từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014)” Luận văn này tập trungkhảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trong công tác lựa chọn, biên tậpchương trình và chất lượng của kênh VTCTube.

Cùng nghiên cứu về một phần trong lĩnh vực nội dung số có Luận văn

Thạc sĩ Báo chí học của Ngô Quang Tùng (bảo vệ năm 2015, tại Học viện

Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: “Chất lượng chương trình truyền hình

trên hệ thống MobileTV của truyền hình Viettel" Luận văn khảo sát, phân

tích, đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế, nguyên nhân dẫn tới thànhcông, hạn chế của chương trình Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằmnâng cao chất lượng chương trình truyền hình trên Mobile TV.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học của Trần Lê Trúc Hà (bảo vệ năm 2014,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: “Vấn đề ứng dụng đa phương

tiện trong sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở các đài phát thanh vàtruyền hình miền Đông Nam Bộ” Luận văn nêu lên những đề xuất các giải

pháp và khuyến nghị khoa học nhằm cải thiện chất lượng chương trình thời sự

truyền hình đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của công chúng

hiện đại.

Ngoài ra, còn một số tại liệu khác có giá trị tham khảo liên quan đến vẫn

đề của đề tài như: Giáo trình Cơ sở Lý luận Báo chí — Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Văn Hà; Sản xuất Chương trìnhTruyền hình — NXB Văn hóa - Thông tin của Trần Bảo Khánh; Sáng tạo tácphẩm Báo chí - NXB Văn hóa — Thông Tin của Đức Dũng; Tài liệu truyền

thông đại chúng — NXB Chính trị Quốc gia Ha Nội 2001 — Ta Ngoc Tan;

11

Trang 16

Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa — NXB Dân Trí — TS.Lưu Hồng Minh (chủ biên); Báo chí truyền thông hiện đại - NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội 2011 — PGS — TS Nguyễn Văn Dững; Toàn cầu hóa truyềnthông dai chúng và những hệ quả của nó - GS.TS Tạ Ngoc Tan; Con mắt

Biên tập - NXB Tổng hợp TPHCM - Jane T Harrigan Karen Brown Dunlap.Qua đó có thé thấy có nhiều công trình nghiên cứu đã dé cập ít nhiềuđến nội dung nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên, chưa có công trình nào trựcdiện nghiên cứu công tác tô chức sản xuất ở một đài PTTH, cụ thé là Đài

PTTH Bình Dương, vì vậy nội dung nghiên cứu của đề tài không trùng lặp,

bảo đảm tính khoa học của một luận văn thạc sĩ.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn đánh giá thực trạng tô chức sản xuất nội dung truyền hình trênnền tang mạng xã hội tại Đài Phát thanh truyền hình Bình Dương, chỉ ranhững kết quả đạt được, hạn chế, từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao

chất lượng công tác tổ chức sản xuất nội dung truyền hình phát trên mạng xã

hội của Đài Phát thanh truyền hình Bình Dương trong thời gian tới.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụnghiên cứu cơ bản như sau:

Hệ thống hóa những van dé lý luận về báo chí nói chung, van đề tổ chức

sản xuất chương trình truyền hình nói chung, chương trình truyền hình phát

trên mạng xã hội nói riêng tại Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương.

Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng tô chức sản xuất tại

Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, chỉ ra những ưu và khuyết điểm vềnội dung và hình thức các chương trình, tác động của công tác tô chức sản

12

Trang 17

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm làm tốt công tác tổ chức sản xuấtchương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Tổ chức sản xuất nội dungtruyền hình phát trên mạng xã hội tại Đài Phát thanh truyền hình Bình Dương.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu việc tổ chức sản xuất nội

dung truyền hình phát trên mạng xã hội tại Đài Phát thanh truyền hình Bình

Dương từ tháng 1/2021-tháng 6/2021.5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn kế thừa và vận dụng phương pháp biện chứng duy vật và chủnghĩa duy vật lịch sử, các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam,

chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí và hoạt động kinh tế

báo chí tại Việt Nam; Quan điểm, định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà

nước Việt Nam về báo chí truyền thông Luận văn được xây dựng trên nền

tảng lý luận báo chí học và có sự kế thừa phương pháp luận của kinh tế học.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một sé phuong phap nghién

cứu sau day:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài tham khảo và trích dẫn một số

tài liệu từ các nhà nghiên cứu đi trước về đề tài kinh tế, báo chí, xã hội học,

văn hóa học dé làm rõ những van dé lý luận liên quan đến truyền hình, tổ

chức sản xuất chương trình truyền hình, quy trình sáng tạo chương trình

truyền hình trên mạng xã hội.

Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê số liệu qua các báo cáo kinh

tế công khai để cho thấy thực trạng

13

Trang 18

Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả

cũng như hạn chế của việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình,

đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp dé nâng cao chất lượng tô chức sảnxuất các chương trình truyền hình trên mạng xã hội ở Đài PTTH Bình

Phương pháp phỏng van sâu: Dé làm rõ hơn các nội dung đề tài nghiêncứu nhằm mang đến những thông tin xác thực của những nhà báo, nhà sảnxuất trực tiếp tác nghiệp đề thu thập ý kiến, quan điểm của các nhà báo, đặc

biệt là các phóng viên, biên tập viên, những người trực tiếp thực hiện tô chức

sản xuất chương trình.

Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận văn sẽ đánh giá ưu điểm, hạn chếtrong quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trên mạng xã hội;đồng thời đưa ra một vài gợi ý trong chiến lược quảng bá, phát triển đối vớicác loại hình này ở Đài PTTH Bình Duong.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề tô chức sản xuấtchương trình truyền hình trên mạng xã hội.

Luận văn hệ thông hóa những van dé lý luận liên quan đến chương trìnhtruyền hình truyền hình trên mạng xã hội, quy trình tổ chức sản xuất các

chương trình truyền hình trên mạng xã hội.6.2.Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thé dé các

cấp lãnh đạo quản lý, có chủ trương, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao chất

lượng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trên mạng xã hội;

Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp trong tôchức sản xuât các chương trình truyên hình nói chung và truyên hình trên

14

Trang 19

mạng xã hội nói riêng Đồng thời, tác giả cũng hy vọng luận văn này có giátrị tham khảo đối với các sinh viên ngành báo chí truyền hình.

7 Kết cau của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương nội dung:

Chương 1: Một số van dé lý luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất cácchương trình truyền hình phát trên mạng xã hội.

Chương 2: Thực trang công tác tổ chức sản xuất chương trình truyềnhình phát trên mạng xã hội của Đài PTTH Bình Dương.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất các chươngtrình truyền hình truyền hình Bình Dương phát trên mạng xã hội.

15

Trang 20

Chương 1: MOT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE TOCHỨC SAN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRINH TRUYEN HÌNH PHAT

phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hìnhtrở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh

vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Sinh sau đẻ muộn, truyền hình thừa hưởng những thành quả phát triểncủa phát thanh, báo in và cả điện ảnh Truyền hình lấy hình ảnh của điện ảnhlàm chủ đạo, lấy âm thanh của phát thanh để tăng hiệu quả thông tin vớinhiều dạng thức: lời bình, lời nói, tiếng động, âm nhạc, trong đó, hình ảnh

là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố đem lại sức hấp dẫn cho truyền hình.

Nhưng khác điện ảnh, hình ảnh của truyền hình là khách quan, chứa đựngcuộc sông sinh động trong thực tế, không bị dàn dựng Sự sinh động và hấpdẫn của báo hình chính bởi những đặc trưng có tính “ưu thế” này.

Khái niệm “truyền hình” được định nghĩa trong “Từ điển Tiếng Việt:“Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc

băng đường dây” [Hoàng Phê, (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Da

Trong “Giáo trình báo chi truyén hình”, PGS.TS Dương Xuân Son

cũng trình bày một khái niệm tương tự: “Thuật ngữ Truyền hình (Television)

có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lap Theo tiếng Hy Lạp, từ "Tele”có nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thấy được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là

xem được ở xa Tiêng Anh là “Television”, tiêng Pháp là “Télévision” Nhu16

Trang 21

vậy, dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cùng

chung một nghĩa là nhìn được từ xa” [Dương Xuân Sơn, (2009), Giáo trìnhbáo truyền hình, Nxb Quốc gia Hà Nội].

Hơn 70 năm đã trôi qua, kể từ chương trình truyền hình đầu tiên được

Đài BBC phát sóng ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra Palace Lictoria,truyền hình đã và dang khang định được sự hấp dẫn đặc biệt của nó với công

Không chỉ “nhìn được ở xa”, truyền hình với sự kết hợp hài hòa giữa

hình ảnh và âm thanh còn giúp con người có thê giao tiếp được bằng cả thịgiác và thính giác Màn ảnh tivi trở thành nơi chứa đựng cả thế giới sốngđộng với hàng ngàn chương trình truyền hình hấp dẫn “Chương trình tivi”hay “Chương trình truyền hình” cũng trở thành khái niệm quen thuộc đối với

công chúng.

Thuật ngữ “Chương trình truyền hình” được tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Thuật ngữ chương trình truyền

hình thường được sử dụng trong hai trường hợp Trường hợp thứ nhất, người

ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi

trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cảđài truyền hình Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉmột hay nhiều tác phâm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu

khác được tô chức theo một chủ dé cụ thé với hình thức tương đối nhất quán,thời lượng 6n định và được phat di theo định kì [Tạ Ngọc Tan (chủ biên)

(1999), Tác phẩm báo chí, tr.142].

Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Chương trình truyền hình là sự liên

kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm

thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạmbiệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm

17

Trang 22

mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả” [Dương Xuân Sơn, (2009), Giáo

trình Báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.I 13].

Trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình” của TS Trần BảoKhánh, khái niệm “chương trình truyền hình” được hiểu là “kết quả cuối

cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [Trần Bảo Khánh (2003), Sảnxuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, tr.30] “La kếtquả hoạt động, là sản phẩm của tập thể bao gồm các bộ phận kỹ thuật — tàichính — nội dung” [16, tr 31].

Điều này có thê được lý giải là chương trình truyền hình được tiếp nhận

bởi các đối tượng công chúng cụ thé Những thông tin mà nó cung cấp sẽ góp

phần làm sâu sắc thêm những tư tưởng, chủ đề và lâu dài sẽ hình thành thói

quen trong tư duy và hành động của người tiếp nhận Các tác phẩm tin, bàiphát trên các kênh sóng truyền hình vì thế đòi hỏi phải được lựa chọn, sắp

xếp hợp lý để khán giả có thể tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệthống và có chiều sâu Mở rộng ra, sự lựa chọn đó bao gồm cả lựa chọn về

chủ đề, nội dung và phương pháp thê hiện, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của

con người Và chính sự lựa chọn đó sẽ quy định danh mục chương trình được

lên sóng trên các đài truyền hình Từ góc độ vai trò của “chương trình” trong

sứ mệnh thông tin của Kênh truyền hình, chương trình được hiểu là “hìnhthức thé hiện thực tế, là sự vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã

hội” Chương trình là linh hồn của các đài truyền hình, không có chương

trình thì cũng không có truyền hình.

Nhu vậy, từ các phân tích trên có thé, chương trình TH là kết quả hoạt

động của TH có sự kết hợp của nội dung, hình ảnh, lời bình, âm thanh được

sắp xếp một cách hợp lý về nội dung để truyền tải thông tin tới khán giả.

Trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo chương trình từ nhiều công đoạn và

tồn tại ở nhiều mức và quá trình tạo dựng kế hoạch, sắp đặt tác phẩm, chuyên

mục khác nhau.

18

Trang 23

Bên cạnh khái niệm về truyền hình, đề tài nghiên cứu cũng cần phải kế

đến một số khái niệm có liên quan đến lĩnh vực truyền hình thường được sửdụng phổ biến như:

Khái niệm đa phương tiện (Multimedia): Đa phương tiện là thuật ngữxuất phát từ “Multimedia” trong tiếng Anh Có thé hiểu, “Multimedia” hay“truyền thông đa phương tiện” là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video,âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác nhằm truyền tảimột câu chuyện, một vấn đề một cách đa diện, mỗi hình thức thể hiện góp

phần tạo nên câu chuyện thuyết phục nhất và đầy đủ thông tin nhất.

Khái niệm nhà báo đa phương tiện: Người làm báo chuyên nghiệp, có

khả năng độc lập kết hợp ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa

và các phương thức tương tác khác nhằm sáng tạo ra một sản pham báo chíhoàn chỉnh Điều này có nghĩa, nhà báo ấy hội tụ đủ những kỹ năng, tinh hoacủa một nhà báo in, nhà báo truyền hình, nhà báo phát thanh và cả báo mạngđiện tử.

Truyền hình tương tác: là một dạng truyền hình cho phép người xem

tham gia, điều khiển các chương trình truyền hình Với dạng truyền hình

truyền thống, đường truyền truyền hình là một chiều Các nhà đài cho phépkhán giả xem gì, vào giờ nào, trên kênh nào là quyền của họ Với truyền hình

tương tác, khán giả được trực tiếp tham gia vào chương trình đang phát sóng.Khán giả ở đây là những người đang xem TV chứ không phải là những người

trong trường quay.

1.1.2 Mạng xã hội

1.1.1.1 Khái niệm mạng xã hội

Mạng xã hội hay còn được gọi là mạng xã hội ảo, mạng xã hội trực tuyến

(Social network, Virtual network) Xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20

và bùng nỗ mạnh mẽ trong chưa tới 10 năm trở lại đây, mạng xã hội đã không

19

Trang 24

còn xa lạ đối với người dùng Internet Tuy vậy, xung quanh thuật ngữ cũng cónhiều cách định nghĩa khác nhau:

Theo Giáo sư Nicole B Ellison - Khoa Nghiên cứu Thông tin - Truyềnthông đại học Bang Michigan (Mỹ), thì mạng xã hội là những dịch vụ trênnền tảng web cho phép các cá nhân: (1) xây dựng hồ sơ thông tin công khai(hoặc bán công khai) bên trong một hệ thống giới hạn, (2) kết nối với nhữngngười sử dụng khác dé chia sẻ điều gì đó, (3) thay được các kết nối của mìnhvà các hoạt động mà những người sử dụng mạng xã hội kết nối với mình thực

hiện Hình thức kết nối cụ thể có sự khác biệt nhất định giữa các website

mạng xã hội khác nhau.

Trong khoản 22 điều 3 chương 1 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc

quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có ghi rõ:"Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng

người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ

và trao đồi thông tin với nhau, bao gồm dich vụ tạo trang thông tin điện tử cá

nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình

ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác".

Như vậy, có thê đưa ra định nghĩa về mạng xã hội như sau: Là đại diệntiêu biểu của web 2.0 mô phỏng các mối quan hệ trong xã hội thực Giúp tạodựng bản sắc riêng cho mỗi thành viên và kết nối họ mà không phân biệt thời

gian và không gian thành một cộng đồng trực tuyến Sự kết nối này được thực

hiện thông qua các tính năng như kết bạn, chat, email, chia sẻ đường link,

clip nhằm phục vụ những yêu cầu chung và những giá trị của xã hội.

1.1.1.2 Đặc điểm mạng xã hội

Tính liên kết cộng dong

Nhắc đến đặc điểm của mạng xã hội, yếu tố đầu tiên và dé nhận thay

nhất chính là tính liên kết hay kha năng liên kết cộng đồng Có thé xem liên

kêt chính là mục đích đâu tiên và rõ ràng nhât khi mạng xã hội được con

20

Trang 25

người phát minh Sự liên kết giữa các thành viên mạng xã hội tạo thành mộtcộng đồng mạng với số thành viên đông đảo, vượt qua cả giới hạn về khônggian và thời gian của đời sống thực.

Tinh da phương tiện

Cũng giống như báo điện tử, mạng xã hội có sự kết hợp chặt chẽ, trởthành tập hợp của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau bao gồm chữviết, hình ảnh tinh, hình ảnh động, audio, video, màu sắc, đồ họa, hìnhkhối Được xây dựng trên nền tảng web 2.0 nên mạng xã hội còn sở hữu rất

nhiều tiện ích như chia sẻ/gửi hình ảnh, chat, chat voice, chia sẻ bài hát, bộphim, đường link, gửi tập tin Có thể nói, tính đa phương tiện của mạng xãhội hoàn toàn không hề thua kém bat cứ tờ báo điện tử nào, thậm chí là vượt

Khả năng tương tác cao

Mạng xã hội kết nối mọi người với nhau Hơn thế nữa, mạng xã hộiđược thiết kế để những thành viên đã kết nối có thể tương tác với nhau một

cách tức thì và liên tục Thông tin đi và đến giữa các tài khoản mạng xã hộidiễn ra nhanh chóng Các thao tác dé thành viên mạng xã hội có thể tương tác

lẫn nhau như share, comment, like, tweet, retweet cũng được thực hiện dễ

dàng Sự tương tác diễn ra theo nhiều hướng: giữa người đăng thông tin và

người nhận thông tin; giữa những người cùng nhận thông tin; giữa người đăng

và người bổ sung thêm thông tin Rao cản về mặt không gian và thời giancũng trở nên không còn nghĩa lý trên nên tảng này.

Khả năng lưu giữ và truyền tải lượng thông tin không lô

Mang xã hội ra đời và phát triển dé đáp ứng nhu cầu được chia sẻ và bộclộ bản thân của chính người sử dụng Với lượng thành viên đông đảo và

phương thức truy cập cũng như đăng tải dễ dàng, mạng xã hội nhanh chóng

trở thành một kho thông tin khổng lồ do chính người sử dụng xây dựng nên.

Thông tin được một cá nhân đăng tải, sau đó các cá nhân khác tiép tục luận

21

Trang 26

bàn và chia sẻ tới bạn bè, người quen bởi vậy đã tạo thành dòng chảy thông

tin liên tục và day ap.

Khả năng lan tỏa rộng lớn

Khả năng lan tỏa rộng lớn của mạng xã hội được thể hiện ở hai khía

cạnh Thứ nhất, đó là sự lan tỏa về thông tin và thứ hai, đó là sự lan tỏa vềmặt cảm xúc (thậm chí dẫn tới sự lan tỏa - ảnh hưởng về nhận thức, thái độ và

hành vi).

1.1.3 Chương trình truyền hình trên mạng xã hội

Dé xây dựng tác phẩm phẩm chí có nội dung hap dẫn công chúng và có

chỉ số rating cao, cần hội đủ và thỏa mảng các yếu tố: con người, phương tiện

kỹ thuật và tài chính Truyền hình hiện đại ngày nay được định dạng theo

phương châm “Nội dung là vua, công nghệ là nữ hoàng, công chúng làthượng đế, nhà báo là chiến sỹ” Thực tế cho thấy, báo chí và truyền hìnhhiện đại trọng dụng công nghệ và chạy theo công nghệ để tồn tại và pháttriển Nếu có sản pham báo chí tốt, nhưng được truyền dan, phát sóng trên hạ

tang có độ lan tỏa hạn chế, ít người xem, thi tác phâm ấy cũng không mang

lại hiệu quả như mong muốn Ngược lại, khi có hạ tầng phát sóng tốt, nhưng

chất lượng sản phẩm báo chí kém sẽ bị công chúng quay lưng từ chối.

Chương trình truyền hình trên MXH trước hết mang đầy đủ những đặcđiểm, tinh chat của một tác phâm báo chí thông thường Là kết quả hoạt động

của TH có sự kết hợp của nội dung, hình ảnh, lời bình, âm thanh được sắpxếp một cách hợp lý về nội dung để truyền tải thông tin tới khán giả Tuy

nhiên, trong yếu tô cau thành của truyền hình hiện đại “Nội dung là vua ” thì

chưa đủ Đối với chương trình truyền hình phát trên MXH, thì yếu tố “bản

quyền” phát sóng cần được xem là “vua thứ hai” và là yếu tố bắt buộc, tiênquyết khi sản xuất chương trình truyền hình dành cho cộng đồng khán giả số.

Các chương trình được đăng tải trên MXH, thay vì chỉ có hai yếu tố

ngôn ngữ chính là hình ảnh và âm thanh, đòi hỏi có nhiêu yêu tô ngôn ngữ

22

Trang 27

khác, như: graphic, text, body language, underline, newsbar, Thumbnail

Thông tin nhiều cửa làm thay đổi chu trình nghe, xem của công chúng thành

đọc, nghe, xem Thay đôi cách xem truyền hình truyền thống là một ti-vi, một

màn hình, một nội dung thành một ti-vi, nhiều màn hình, nhiều nội dung Bên

cạnh đó, chương trình truyền hình phát trên MXH phải theo tiêu chuẩn kỹthuật, quy cách sản phẩm truyền hình theo “quy định” của nhà mạng Dayđược xem là khác biệt giữa chương trình truyền hình truyền thống vớichương trình truyền hình phát trên MXH Vì ở mỗi nền tảng MXH có đặc thù

riêng, tiêu chuẩn kỹ thuật hình ảnh, nội dung và độ dài, hoặc chỉ thể hiện nội

dung chữ và hình ảnh, không thể đưa nội dung Video và âm thanh chỉ đăngtải hình ảnh.

Xuất phát từ nhu cầu cá nhân và những chia sẻ mang tính cá nhân, MXHđã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng dé các đài truyền hình xây dựngkế hoạch phát triển dài hạn và TCSX nội dung chương trình tương tác dànhriêng cho khán giả trên các MXH Với những lợi thế và đặc thù riêng biệt là

khán giả sẽ lướt tin rất nhanh, nên cần phải có đội ngũ biên tập viên riêng cho

thông tin trên MXH Do vậy, không phải tất cả những gì chúng ta phát trênTV đều có thé đưa được lên MXH, cần phải hiểu khán giả, hiểu đặc tính của

nên tảng phát sóng mới mang lại hành công Đặc biệt, cần thiết phải có quy

trình TCSX nội dung TH dành riêng cho phiên bản MXH.1.1.4 Tổ chức sản xuất

Theo Từ điển Tiếng Việt: tổ chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ

phận dé cùng thực hiện một nhiệm vu hoặc cùng một chức năng chung [

tr.157] Tổ chức còn là “làm những gi cần thiết dé tiến hành một hoạt động

nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” Hiểu theo nghĩa thông thường, tổchức là liên kết nhiều người lại để thực hiện một công việc nhất định Mỗi tổ

chức đêu có mục đích, nhiệm vụ riêng.

23

Trang 28

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra vật phẩm cho xã hội

băng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động [tr.342], là

hoạt động bằng sức lao động của con người hoặc bằng máy móc, chế biến các

nguyên liệu thành của cải vật chất cần thiết.

Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của conngười Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm dé sử dung, hay để trao đổi,mua bán Quyết định sản xuất dựa vào những yếu tô chính sau: Sản xuất cáigì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nàođể tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản

phẩm Hệ thống sản xuất có các đặc tính:

Một là, hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hay dịch

vụ cho nhu cầu xã hội.

Hai là, các hình thức sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau,đầu ra khác nhau, song đặc tính chung của nó là chuyển hóa các yếu tố đầuvào thành các kết quả đầu ra phục vụ cho đời sống của con người.

Nếu coi sản xuất là một quá trình thì tổ chức sản xuất là các biện pháp,

các phương án, giải pháp nhằm duy trì mối liên kết hoạt động của các cá

nhân, các bộ phận cùng tham gia vào quá trình sản xuất đó.

Nếu coi sản xuất là một trạng thái thì tổ chức sản xuất là các phương án,giải pháp nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối kết hệ chặt chẽ với

nhau và phân bổ chúng một cách hợp lý.

Như vậy có thé hiểu, tổ chức sản xuất là việc hình thành sự liên kết giữa

những người lao động, các quy trình lao động dé tạo ra vật phẩm, bang cách

dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động, trên cơ sở các quy tắc

nghề nghiệp và theo quy trình nhất định.

Thực chất của việc tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuấtphức tạp thành những công đoạn đơn giản (tức là các bước công việc), trêncơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tô chức phân

24

Trang 29

công lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp Trong quá

trình đó tìm giải pháp phối hợp hài hòa giữa các bộ phận nhằm mục đích đạthiệu quả cao nhất Như vậy, rõ ràng tô chức sản xuất có vai trò quyết định đối

với hiệu quả của quá trình sản xuất.

Như vậy, theo tác giả có thể hiểu tổ chức sản xuất là tập hợp các nhómngười, các phương thức, cách thức tốt nhất, phù hợp nhất và sử dụng sức laođộng (chân tay, trí óc) với các tư liệu sản xuất hiện có (phương tiện, máymóc, trang thiết bi) dé sản xuất ra một sản pham đạt hiệu qua cao nhất theođúng các yêu cầu đã định ra.

1.1.5 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông việc tô chức sản xuất chính là việc

tạo ra, làm nên các sản phẩm Ví dụ như: Tổ chức sản xuất ra tờ báo in,chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, chương trình Thời sự,chương trình Chuyên mục Từ những thực tế vừa nêu tác giả xin đưa ra kháiniệm về tổ chức sản xuất chuyên mục truyền hình như sau: Tổ chức sản xuất

các chuyên mục truyền hình là hoạt động sử dụng các nguồn nhân lực, hệ

thống thiết bị chuyên dùng một cách có kế hoạch, phát huy mọi khả năngsáng tạo của con người để tạo ra các chuyên mục truyền hình có chất lượng.

Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng trong quá trình hình thành cácchuyên mục Trong việc sản xuất các chuyên mục truyền hình tính tập thể

được thể hiện khá rõ ở khâu tô chức sản xuất Các chuyên mục truyền hình là

kết quả của quá trình lao động của nhiều thành phần tham gia như: biên tập,phóng viên, quay phim, phát thanh viên, âm thanh, ánh sáng Những chuyên

mục thực hiện với hình thức phát thanh, truyền hình trực tiếp, đội ngũ những

người tham gia sản xuất chương trình còn đông đảo hơn và ở nhiều vị trí khác

nhau như: Tổng đạo diễn, đạo diễn, trợ lý đạo diễn, tổ chức thực hiện, quayphim, phụ quay, thư ký, phụ trách trường quay, phụ trách phòng thu, kỹ thuật

viên âm thanh, ánh sáng, bâm hình

25

Trang 30

Dé có được một chuyên mục, truyền hình đến với khán giả trước tiên

người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình phải đề ra mô hình sản xuất,

cách thức sản xuất, dựa trên nên tảng tri thức chuyên ngành truyền hình và

những công cụ sản xuất.

Như vậy, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình có thé được hiểu làviệc điều hành sản xuất bằng cách kết hợp hài hòa nhân lực và phương tiệncủa hai khối nội dung và kỹ thuật sản xuất chương trình, khâu nối hợp lýthành quả lao động của từng người nhằm đưa lên sóng một sản phẩm truyềnhình có giá trị thông tin và hiệu quả xã hội cao.

Nội dung chỉ tiết của TCSX chương trình truyền hình như sau:

Bước 1: Biên tập, đạo diễn.

Biên tập, đạo diễn là những người đóng vai trò quan trọng trong việc

xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựatheo một kịch bản đã có sẵn để chuyên thê thành một kịch bản truyền hình, lànhân tô đầu tiên quyết của việc sản xuất chương trình truyền hình

có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất đề tránh lãng phí.

Bước 3: Điều độ sản xuất

Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bé trí nhân lực, phương tiện sản

xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát

sóng Được thực hiện ngay sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất.

Bước 4: Sản xuất tiền kỳ

26

Trang 31

Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình sẽ

được tiễn hành quay và ghi hình bằng thiết bi gọn nhẹ trên xe truyền hình lưuđộng, hay tai studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên

hoặc đạo diễn chỉ đạo Sản phẩm của khâu tiền kỳ là file hình gốc dé sản xuấthậu kỳ.

Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu đượctruyền tới phòng tổng khống chế dé phát sóng.

Bước 5: Sản xuất hậu kỳ

Sau khâu sản xuất tiền kì, các biên tập viên sẽ tiến hành dựng hình theokịch bản chương trình Sau khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn thànhphần tiếng ở phòng tiếng gồm các phần ở kênh CHI như: Bình luận, lời thoại,thuyết minh, kênh CH2 như tiếng cử động, nhạc, kỹ xảo

Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung.

Đề đảm bao chất lượng, chương trình sẽ được đưa vào dé kiểm tra thôngqua nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cấp phiếu nghiệm thu phát sóng của

chương trình Duyệt, kiểm tra nội dung là công đoạn gần cuối của quy trình

sản xuất chương trình truyền hìnhBước 7: Phát sóng

Chương trình sẽ được lên lịch phát sóng thông qua các kênh truyền vệtinh, cap quang, nén tang sé.

Bước 8: tiếp nhận và xử lý sự phan hồi của khán giả, nghiên cứu phảnhồi, theo dõi phản ứng của dư luận xã hội.

1.1.6 T6 chức sản xuất chương trình truyền hình trên mang xã hộiQuy trình sản xuất là yếu tố góp phan quan trong đảm bảo các yêu cầu

về chất lượng, hiệu quả tổ chức sản xuất nội dung các chương trình truyềnhình phát trên MXH Quy trình này phần nào phụ thuộc vào năng lực đội ngũ

phóng viên, đồng thời phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và việc đầu tư trang thiếtbị của cơ quan báo chí Do vậy, việc kêt hợp của cả ba yêu tô: con người,

27

Trang 32

công nghệ kỹ thuật và quy trình, là điều kiện cho ra tác phẩm báo chí hấpdẫn, ứng dụng đa phương tiện đạt hiệu quả cao nhất phát trên mạng xã hội.

Hầu hết các bước tổ chức sản xuất nội dung truyền hình dành cho MXHđều cơ bản giống với việc sản xuất chương trình truyền hình truyền thống.Tuy nhiên ở từng công đoạn sản xuất sẽ có các yêu cầu về nội dung và đặctrưng kỹ thuật khác nhau.

Thứ nhất, xác định chủ đề va lựa chọn đề tài cho tác phẩm.

Thứ hai, xây dựng kịch bản Sau đó tiễn hành làm tiền kỳ- tức là ghi

hình, ghi âm, phỏng vấn Chú ý cở cảnh, khung hình, chuẩn hình ảnh, âmthanh, độ dài chương trình, phù hợp theo từng nên tảng phát sóng.

Thứ ba, kiểm tra phân loại tư liệu và viết hoặc làm hậu kỳ- dựng phim,

dựng và định dạng file nội dung theo phân nhánh khán giả, quy chuẩn hìnhảnh, kỹ thuật của từng nền tảng MXH và luôn luôn đảm bảo bản quyền phát

Đặc biệt, trong quy trình tổ chức sản chương trình truyền hình phát trên

MXH cần tập trung chú ý khâu sản xuất hậu kỳ Bởi đây là khâu quan trọng

trong việc ứng dụng đa phương tiện làm gia tăng năng lực tác động đa giác

quan của tác phâm báo chí Đồng thời định dạng các file nội dung chươngtrình theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng nền tảng MXH, nhằm có sản phẩm dat

chuẩn về thời lượng, chất lượng hình ảnh và âm thanh.

Thứ tr, duyệt phát sóng và phân phối chương trình

Sau khi quản trị viên duyệt nội dung, biên tập (người sản xuất) tiền hành

phân phối và đăng tải chương trình lên các mạng xã hội, hoặc tạo lịch phát

sóng tự động theo thời gian, mục đích, nội dung truyền thông mà nhà Đài

mong muốn (Tùy theo nền tảng, khán giả có thê tự sắp xếp trình tự xem của

Thứ năm, quản lý comment

28

Trang 33

Bao gồm các công việc: tiếp nhận và xử lý sự phản hồi, định hướngthông tin cho khán giả Xử lý các bình luận tiêu cực đánh giá và phản hồi lập

tức với các bình luận tiêu cực Qua đó, khán giả có thể tham gia vào quá trìnhsản xuất hoặc góp ý tưởng cho nhà Đài.

Tương tác và trả lời tương tác với khán giả Tiếp tục cập nhật thông tin,giới thiệu các thông tin liên quan Việc tương tac và trả lời tương tac với khángiả trở thành một phần của quy trình sản xuất chương trình truyền hình trênMXH Đặc điểm này vượt trội hơn so với cách tiếp nhận thông tin thụ động

hiện tai, giữa công

Trong tiếp nhận và xử ly sự phản hồi của khán giả truyền hình được xemlà ưu điểm vượt trội của các nền tảng MXH Các nền tảng MXH vượt qua đàitruyền hình truyền thống khi đánh thăng vào các “điểm khuyết” gồm: khả

năng tương tác với nội dung đang phát sóng trực tiếp từ phía người xem, khảnăng “trực tiếp” rộng rãi nên thu về một lượng dữ liệu và thông tin không 16,ở khắp moi nơi, ở bất kỳ lúc nào, và với công cụ đơn giản nhất cũng có thé

thực hiện: một chiếc smartphone và kết nối Internet Các mạng xã hội này đãchuẩn bị sẵn những công cụ hỗ trợ tích cực và tài nguyên giá trị cho các nhàquảng cáo thống kê và đo lường từ lượt xem, phản ứng và hành vi người xemvới nội dung, bình luận của họ, đồng thời thông tin tài khoản cá nhân hay

nhóm người xem.

29

Trang 34

So đồ 1

TO CHỨC SAN XUAT NỘI DUNG TRUYEN HÌNH PHÁT

TREN MANG XA HOI

1.2 Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức sản xuất chương trình

truyền hình phát trên mạng xã hội1.2.1 Yêu cầu về nội dung

- Nội dung chương trình truyền hình: Về cơ bản, mô hình sản xuất phát

sóng một chương trình truyền hình tại các đơn vị hay các kênh sẽ bao gồm

các khâu trong một quy trình khép kín mô tả ở mục trên Với cả hoạt động tôchức sản xuất chương trình truyền hình truyền thống hay chương trình truyềnhình đa nền tang, chất lượng chương trình là yếu tô đầu tiên cần đánh giá.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng việc tổ chức sản xuất nội dung đa

nên tảng làm chat lượng tin tức bị suy giảm (Lin, 2012) Tuy nhiên, nhiềunghiên cứu khác chỉ ra rằng không đúng như vậy (Aviles và cộng sự, 2004).

Dù với quan điểm nao, chất lượng chương trình được sản xuất trên đa nềntảng cũng là yếu tổ được coi trọng hang đầu Chất lượng nội dung của

chương trình truyền hình đa nền tảng được đánh giá theo các tiêu chí như:

(i) Có đúng chức năng, nhiệm vụ chính tri, thông tin ma kênh chươngtrình được thành lập không Tiêu chí xác định kênh chương trình truyền hìnhphục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu được quy định

tại Điều 3 Thông tư 18/2016/TT-BTTTT Quy định về danh mục kênh chương

30

Trang 35

trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu

của quốc gia và của địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thôngban hành.

(ii) Có làm nổi bật chủ đề, nội dung chương trình truyền hình muốn

truyền tải không.

(iii) Van đề có được trình bày logic, chặt chẽ dé công chúng hiểu rõ các

sự việc hiện tượng, nắm bat được tinh thần của chương trình truyền hình

- Âm thanh, chất lượng hình ảnh của chương trình: Chất lượng tín hiệuđầu cuối, tới tận khách hàng là thước đo thành quả cụ thê mà nhà cung cấp

dịch vụ đạt được Kết quả đó là thành quả tong hop của toàn bộ tô sản xuất

chương trình truyền hình Với sự ra đời của dòng làm việc dựa trên file, kỹ

thuật kiểm soát chất lượng (QC) tín hiệu phát sóng số trở nên phức tap hơn sovới QC trong hệ thống analoge trước đây (băng video) Qui trình làm việcdựa trên file cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi truyền tai file từ nơi sản xuất hoặc

chủ sở hữu nội dung đến phát sóng, các file video thường được chuyển qua

một vài giai đoạn bao gồm thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ và máy chủ Ngoài

ra, một hoặc nhiều quá trình chuyền đôi định dạng có thé được sử dụng trong

quá trình xử lý file video Hơn nữa, ngoài các dữ liệu video và âm thanh,

container cần được xác định không bị lỗi trước khi đưa vào lưu trữ, do khôngcó sửa lỗi trong nội bộ các file video và các thiết bị được sử dụng dé xem lại,người ta phải kiểm soát và chú trọng hơn về tính toàn vẹn của các file video.

Vì vậy, việc giải pháp đo và kiểm soát chất lượng tín hiệu phát sóng số

chương trình truyền hình phải được tiến hành trong các công đoạn từ công

đoạn sản xuất đến công đoạn truyền dẫn phát sóng.

- Tuổi thọ các chương trình truyền hình được phát trên các nền tang:Không phải mọi chương trình truyền hình đều được phát trên mọi nền tảngmà đài truyền hình đó phát triển Khi phân phối truyền hình đã chuyển sang

3l

Trang 36

các nền tảng kết nối web, ngày càng phát triển sự cạnh tranh từ các trang webtheo yêu cầu (chang hạn như Netflix và YouTube) và tiến tới việc trao quyền

cho người xem dé khang định lựa chọn của chính họ đã đặt ra câu hỏi về việc

vai trò và mức độ liên quan của “kênh” như một định dạng dé phan phối nội

dung Nếu được nhiều người lựa chọn theo dõi và mang lại lợi nhuận cao thìcác chương trình truyền hình sẽ được tái sản xuất và đăng tải trên các nền

- Sự lôi cuốn, hấp dẫn, khác biệt hoặc sáng tạo độc đáo riêng của

chương trình truyền hình phát trên mạng xã hội với khán giả.

1.2.2 Yêu cầu về kỹ thuật tô chức sản xuất

Chương trình truyền hình trên MXH trước hết mang đầy đủ những đặcđiểm, tính chất của một tác phẩm báo chí thông thường Tuy nhiên có những

đặc điểm rất riêng chỉ có trong chương trình phát trên MXH Yêu cầu tiênquyết, bắt buộc đó là chương trình phải có bản quyền và người sản xuất phảiam tường chính sách, tối ưu hóa nội dung và công nghệ của nhà mạng, đồng

thời nắm bắt xu hướng (trend) khán giả, mới sản xuất chương trình chất

lượng, nhiệu quả.

Ngôn ngữ thể hiện

Ngôn ngữ thé hiện của tác phẩm báo chí truyền hình truyền thống vốn

đã là đa ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ âm thanh Tuy nhiên,

trong tác phẩm báo chí truyền hình phát trên MXH thì ngôn ngữ thê hiện đadạng hơn, hiệu quả cao hơn Đó là sự kết hợp của nhiều mã ngôn ngữ đaphương tiện khác nhau như: hình ảnh (động, tĩnh, ảnh ), âm thanh (lời nói,

lời bình, tiếng động, âm nhạc ) chứ không phải đơn thuần chỉ có hình ảnh và

âm thanh Các loại mã ngôn ngữ được sử dụng một cách uyên chuyền, kếthợp các loại hình ngôn ngữ khác nhau và lựa chọn loại hình thích hợp nhất déchuyền tải thông tin đến đối tượng tiếp nhận trên nền tảng phù hợp một cách

hiệu quả nhất Tuy theo nền tảng phát sóng, mà ngôn ngữ thể hiện khác nhau.

32

Trang 37

Nhờ vậy, quá trình tiếp nhận thông tin trên các tác phẩm báo chí truyền hìnhtrên MXH diễn ra một cách nhanh chóng va dé dàng hon so với tiếp nhận quanhững tác phâm báo chí truyền thống.

Hình thức thể hiện

Do có sự kết hợp của nhiều mã ngôn ngữ khác nhau trong một tác phẩmnên hình thức của các tác phẩm báo chí truyền hình trên MXH thường lôicuốn va thu hút hơn so với tác phẩm báo chí truyền thống Điều này đòi hỏinhà báo phải biết sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật Chú trọng các giải pháp

sử dụng kỹ thuật thông tin báo chí trong kỷ nguyên số Hơn nữa, hình thứcthé hiện tác phầm còn phụ thuộc vào quy định nhà mang Vi dụ: Youtube cho

cả 2 định dạng là đứng và ngang Với định dạng ngang 16:9 thì phù hợp cho

các thiết bị nghe nhìn hiện nay như Smart TV và điện thoại Mới đây, TikTok

và video Short trên Youtube đã nham đến người sử dụng này họ cho ra địnhdạng 9:16 thực hiện nội dung ngắn gọn trong 1 phút nhằm phục vụ và thu hútngười xem.

Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách sản phẩm truyén hình theo “quy định”

của nhà mạng

Ở mỗi nền tảng MXH có đặc thù riêng, tiêu chuẩn kỹ thuật hình ảnh,

nội dung và độ dài của chương trình khác nhau Ví dụ ở nền tảng YouTube,

Facebook độ dài của clip chương trình trình không giới hạn, ở TIkTok độ dài

của clip chương trình tối đa là 15 giây đến 5 phút, nên chỉ phù hợp cho nộidung ngắn và ở Twitter chỉ thé hiện nội dung chữ và hình ảnh, không thé đưa

nội dung Video và âm thanh chỉ đăng tải hình ảnh Do vậy, khi thiết lập nội

dung phát trên nền tảng MXH, cần thực hiện theo đúng chính sách về tỉ lệ

khung hình, định dạng file Nếu không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trên thì

video của bạn sẽ không được hiển thị một cách tốt nhất trên các nền tảng nàyvì đã bị nhà cung cấp convert lại cho đúng định dạng trước khi xuất bản lên

nên tảng của họ.

33

Trang 38

Về tư duy và sáng tạo tác phẩm

Cũng như bat kỳ tác phẩm truyền hình nào, tác phẩm truyền hình pháttrên MXH là đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên tập, phóngviên và kỹ thuật viên Trong đó, kịch bản là xương sống cho một tác phẩm

truyền hình, đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đạo diễn và quay phim trongquá trình làm phim, sự ăn ý giữa hình ảnh và lời bình Tuy nhiên, ở cácchương trình truyền hình thực tế, truyền hình trực tiếp (livestream), nhằm đạthiệu ứng truyền thông nhanh nhất, cá nhân có thé giữ vai trò quyết định nội

dung sản xuất và đăng tải lên các nền tảng phát sóng Ở nền tảng YouTube vàTiktok, nhà mạng còn hỗ trợ phần mềm dựng, đọc, âm thanh, hiệu ứng kỹthuật, nên tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên phát huy vai trò cá nhân

trong sáng tao tác pham độc lập Điều này đòi hỏi nhà báo phải biết sử dụngnhiều công nghệ kỹ thuật Chú trọng các giải pháp sử dụng kỹ thuật thông tinbáo chí trong kỷ nguyên số.

1.2.3 Tiêu chí đánh giá loại chương trình

Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí, Đài PT-TH trong cả nước đã khai tháckhá hiệu quả Internet và mạng xã hội đề lan tỏa cánh sóng, đưa những thôngtin mà mình có đến được với nhiều người nghe xem hơn bằng cách mở thêm

Báo điện tử, website, hay các fanpage, YouTube để nối dài cánh sóng,

chuyên tải thông tin nhanh nhất đến khán, thính và độc giả Hình thức, khônggian tiếp nhận thông tin đã có nhiều thay đôi Thay vì đóng khung với những

hình thức truyền thống như ngồi trước tivi đúng khung giờ phát sóng, chờ

báo in mỗi sáng, hay bật radio lên để nghe, xem các tin tức, bài viết, chươngtrình thì khán, thính và độc giả đã chuyển sang đọc, nghe xem nhanh trênđiện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc

Tiêu chi đánh giá nội dung chương trình qua tan suất tương tác củakhan giả với chương trình.

34

Trang 39

Trong cuốn sách Truyền thông — Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS.TSNguyễn Văn Dững đã chỉ ra một trong những nguyên lý của truyền thông là

“trong quả trình truyền thông, tan suất tương tác giữa chủ thé và khách thé

càng nhiều, càng bình đăng, càng nhiễu người tham gia bao nhiêu, thì nănglực và hiệu quả truyền thông càng cao bay nhiêu ”/9, trang 116].

Tiêu chí đánh loại chương trình truyền hình trên nền tảng MXH thôngqua việc bình luận về video và các nội dung liên quan Đặc biệt và mạnh mẽhơn, công chúng còn có thé chia sẻ video trực tuyến với bạn bẻ thông qua các

mạng xã hội, và bình luận, tranh luận lẫn nhau về video và các nội dung liênquan Tùy theo từng MXH, mà tần suất thé hiện sự quan tâm của khán giả

đến với nội dung chương trình băng số lượt like, view, thả tim Việc có nhiềungười sử dụng đăng ký, theo dõi các kênh và trang MXH sẽ đánh giá chất

lượng nội dung, hiệu quả chương trình Các nhà đài có thể so sánh lượngngười hâm mộ trung bình trên các trang MXH để nhận biết mức độ thành

công của một chương trình truyền hình.

Tiêu chí về hình thức thể hiện

Do cách thức tiếp nhận thông tin qua MXH của khán thính và độc giả ở

mọi lúc, mọi nơi, cả những nơi điều kiện, hoàn cảnh ngặt nghèo nhất không

cho phép khán thính và độc giả dừng lại hay chuyển động chậm lại dé nghe

xem va đọc những chương trình, bài viết dai Vì vay, tin bài đăng tai, phátsóng trên các nền tảng số chỉ thích hợp với những lát cắt phản ánh, thông tinnhanh, gọn Các sản phâm truyền hình hiện đại nói chung và chương trình

trình truyền hình phát trên MXH nói riêng phải hết sức cô động, ngắn gọn,

kết nối, tương tác, nổi bật, hap dẫn, đặc sắc Ngoài dễ tiếp cận, thích hợp với

tiêu chí truyền tải thông tin nhanh gọn, thì dung lượng, tốc độ truy cập cũng

là yêu tố quan trong đòi hỏi các video đăng tải phải ngắn, gọn.Tiêu chí về thể loại tác phẩm

35

Trang 40

Trước hết là những tác phẩm báo chí đa phương tiện (hình ảnh, âm

thanh, ngôn ngữ, đồ họa kết hợp) chứ không phải đơn thuần hình ảnh hay âmthanh, kết hop với các hình thumbnail nội dung bắt mat, CG, dao diện thânthiện, kết nối, dé chia sé, dé nhận dạng.

Tiêu chỉ về sự lan tỏa nội dung

Một chương trình truyền hình phát trên MXH được đánh giá hiệu quảkhi nội dung được tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm, mục đích là giúp nhiềungười dễ dàng tiếp cận Mặt khác, thường xuyên chăm sóc và bổ sung các

tính năng trên các nền tảng MXH, giúp người xem được tiếp cận chươngtrình nhanh hơn Do đó, yếu tố về cách sử dụng phần mềm thông thạo vàcách SEO trên mạng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ các ý kiến, bình

luận trên mạng xã hội cũng được xem là tiêu chí đánh giá chương trình Đó

chính là sự khác biệt căn bản giữa khán giả truyền thống với khán thính giảtrong thời đại công nghệ số.

1.3 Các mạng xã hội được sử dụng tại Việt Nam và Bình Dương1.3.1 Facebook

Facebook ra đời ngày 28/10/2003 dưới cái tên Facemash, tác giả là

Mark Zukerberg Ngày 4/2/2014, The Facebook (phiên bản cải tiễn củaFacemash) chính thức xuất hiện tại địa chỉ thefacebook.com Vào tháng

6/2004, Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miềnfacebook.com vào năm 2005.

Facebook là mạng xã hội giữ vị trí số 1 toàn cầu Trong báo cáo tháng

6/2021, Facebook có đến 1,84 tỷ người dùng hàng hàng ngày Việt Nam có

69.2 triệu người dùng sử dụng MXH Facebook, chiếm 70,1% toàn bộ dân số.

Facebook hướng tới 3 đối tượng: người dùng cá nhân, nhóm và trang.

Người dùng cá nhân được phép đăng ký miễn phí một tài khoản trên

trang chủ facebook, xây dựng hồ sơ cá nhân và kết nối với các bạn bè, qua đóthực hiện các tương tác như chia sẻ tâm trạng, đăng ảnh, video, bài hát, chia

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN