1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 46,06 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN BÍCH PHƯỢNG

TỎ CHỨC QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS VŨ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

của các thay cô giáo, gia đình và bạn bè trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên cứu dé tài luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Vũ Thị Lan Anh — Người đã tận tinh hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu Luận văn của mình.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, toàn thé quỷ thay cô, cán bộ trong Phòng Đào tao, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật Kinh tế và cán bộ Thư viện T rường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp do tôi trong quá trình hoc tập và

thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm on các thay cô trong hội dong chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thiện luận văn

Trang 3

cứu và kết quả trong dé tài này là trung thực Những số liệu, thông tin phục vu cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguôn tài liệu khác nhau đã ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhu số liệu của các tác giả, cơ quan tô chức khác và cũng thể hiện trong phan tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bat cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước

hội dong cũng như kêt quả luận văn cua mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015Túc giả

Nguyễn Bích Phượng

Trang 4

Chương 1: KHÁI QUAT VE TO CHỨC QUAN LY NOI BỘ DOANH NGHIEP NHA NUOC VA PHAP LUAT VE TO CHUC QUAN LY NOI BO DOANH NGHIEP NHA NUOC

1.1.Khái quát về doanh nghiệp nha nước

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước trong Luật doanh nghiệp năm 2014 — bước tiến mới trong việc thống nhất cách hiểu về doanh nghiệp nhà nước

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp năm 2014

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân 1.2 Khái quát về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

1.2.1 Khái niệm tô chức quan lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 1.2.2 Đặc điểm của tô chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 1.2.3 Vai trò của quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

1.2.4 Yêu cầu đối với tổ chức quan lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 1.2.5 Những yếu tố chi phối việc tô chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nha

1.3 Khái quát pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

1.3.1 Lược sử hình thành và phát triển pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

1.3.2 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

1.3.3 Cau trúc pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nha nước 1.3.4 Những nội dung cơ bản của pháp luật về tô chức quản lý nội bộ

doanh nghiệp nhà nước

Trang 5

VE TO CHỨC QUAN LÝ NỘI BO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.1 Các quy định về mô hình quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 2.2 Quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của bộ máy tô chức quản lý doanh nghiệp nhà nước

2.2.1 Hội đồng thành viên

2.2.2 Chủ tịch Hội đồng thành viên

2.2.3 Chủ tịch công ty

2.2.4 Giám đốc, Tổng giám đốc

2.2.5 Ban kiểm soát và Kiểm soát viên

2.3 Quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý nội

bộ của doanh nghiệp nhà nước

2.3.1 Mối quan hệ trong quá trình hình thành các cơ quan quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

2.3.2 Mối quan hệ phối hợp của các cơ quan quản lý nội bộ của doanh nghiệp nhà nước

2.4 Quy định pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

2.4.1 Các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi cần phải kiểm soát 2.4.2 Điều kiện dé ký kết các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

2.4.3 Thâm quyền của những người quản lý, điều hành doanh nghiệp trong việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi 2.4.4 Hậu quả pháp lý của giao dịch tư lợi

Trang 6

NHÀ NƯỚC

3.1 Định hướng triển khai thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về tô chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

3.2 Một số kiến nghị nhằm triển khai hiệu quả các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về tô chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước

3.2.2 Phố biến, tuyên truyền có hiệu quả về Luật Doanh nghiệp năm

Trang 7

BKS : Ban kiểm soát CTCP : Công ty cô phan KSV : Kiểm soát viên

LDN : Luật Doanh nghiệp

Trang 8

nghĩa với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là van đề được Dang và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Các doanh nghiệp này, trên thực tế là một bộ phận vô cùng quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là lực lượng vật chất to lớn giúp Nhà nước giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp của đất nước trong thời gian qua Đồng thời với việc tô chức lại các DNNN, Nhà nước ta cũng đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DNNN nói chung và việc quản lý nội bộ DNNNi8 nói riêng Kết quả cho thấy, việc làm này đã bước đầu thiết lập được một khung pháp lý tương đối đồng bộ theo hướng tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; hoàn thiện cơ chế quản lý, quản trị DNNN, xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng Nhà nước chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ như các chủ đầu tư, chủ sở hữu vốn góp vào doanh nghiệp giống như các chủ dau tư, chủ sở hữu vốn thuộc các thành phần kinh tế khác.

Sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước (Luật DNNN) năm 2003 chấm dứt hiệu lực, các DNNN ở Việt Nam hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp(LDN) năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan Tuy các văn bản pháp luật về DNNN hiện nay được quy định dàn trải ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự thiếu hụt các quy định của pháp luật về việc thành lập, hoạt động, giải thể của các DNNN, dẫn đến các DNNN Việt Nam hiện nay hoạt động thiếu sự thống nhất, đồng bộ.

Nhu cầu thực tiễn và pháp lý nêu trên đặt ra van dé cần phải nghiêm túc xem xét, rà soát lại hệ thống pháp luật và xây dựng hệ thống các quy định thống

nhất về DNNN trong một văn bản luật riêng Khắc phục điều này, LDN năm 2014

ban hành ngày 26/11/2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015) đã dành riêng Chương IV để

Trang 9

Với mục đích đưa ra các đánh giá, bình luận liên quan đến nhóm các quy định mới về việc tổ chức quản lý nội bộ các DNNN trong LDN năm 2014 so với LDN năm 2005 cùng các văn bản pháp lý liên quan trước đó và đề xuất giải pháp triển khai hiệu quả thực hiện hiệu quả các quy định này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức quản lý nội bộ Doanh nghiệp Nhà nước theo Luật doanh nghiệp năm 2014” dé làm Luận văn Thạc sĩ của minh.

2 Tình hình nghiên cứu

DNNN là một mô hình tổ chức doanh nghiệp đặc biệt so với các mô hình tô chức doanh nghiệp khác bởi lịch sử hình thành lâu đời cũng như tính chất sở hữu trong các doanh nghiệp này Do đó DNNN luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như luật học về việc hình thành, vận động, phát triển và chấm dứt hoạt động của mình, bao gồm các công trình sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo, bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như: các cuốn sách của tác giả Vũ Huy Từ “Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994; “Vai trò của quan lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998; “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp năm 2005”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007 Nội dung các cuốn sách trên đã trình bày một cách khái quát về DNNN, vi trí vai trò của DNNN trong giai đoạn chuyển đổi cơ cau kinh tế ở Việt Nam, cũng như vai trò của cơ chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp này và việc chuyên đổi mô hình tổ chức quản lý của các DNNN theo lộ trình được quy định trong LDN năm 2005 ; Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Huyền, “Xây đựng và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” năm 2008 nghiên cứu làm rõ về lịch sử hình thành, phát triển của mô hình Tập đoàn kinh tế (TDKT) nhà nước ở Việt Nam và đánh giá tác động của cơ chế quản lý của nhà nước tới quá trình hình thành, hoạt động cũng như giải thé của các TDKT nhà nước, Tổng công

Trang 10

Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005; Nguyễn Như Chính, “Mộ số van dé lp luận về quan tri nội bộ công ty trách nhiệm hữu han theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 Các công trình luận án, luận văn này chứa đựng rất nhiều thông tin cũng như nhận định rõ nét các van đề liên quan đến DNNN ở Việt Nam, giúp chúng ta có những hình dung tổng thé về DNNN cũng như về việc chuyển đổi các DNNN trong giai đoạn sau khi LDN năm 2005 được ban hành cho đến nay Bên cạnh đó, trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đăng một số bài viết của các nhà nghiên cứu về khung pháp luật đối với DNNN từ việc thành lập, hoạt động đến chuyển đổi mô hình tổ chức và giải thể hiện nay Trong số đó có thé ké đến bài viết của các tác giả: Vũ Văn Phúc, “Đổi mới nhận thức về doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, số 838, năm 2012; Nguyễn Mạnh Quân, “Tai cầu trúc Doanh nghiệp nhà nước — Một số van đề về nguyên tắc và phương pháp tiếp

cận”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 193, năm 2013; Phan Huy Hong, “Quy dinh

đặc thù về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu trong luật doanh nghiệp (sửa đổi)”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10, năm 2014 và rất nhiều các bài báo, bài tạp chí liên quan đến đề tài DNNN đăng trên các báo mạng khác.

Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi lớn lao của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, DNNN cần phải được thay đôi một diện mạo mới, cần có một cách nhìn cụ thé, rõ nét và thống nhất hơn về mô hình tô chức quản lý doanh nghiệp đặc thù này, bởi vậy LDN năm 2014 mới ban hành đã xây dựng các quy định cụ thé về cơ cầu tô chức quản lý nội bộ DNNN một cách thống nhất Bên cạnh đó cũng đặt ra nhu cau về việc triển khai hiệu quả các quy định của LDN năm 2014 nói chung và nhóm quy định vê DNNN nói riêng, đòi hỏi phải có nhiêu hơn nữa các công trình

Trang 11

thấy, các công trình đều đã đưa ra được những cách nhìn nhận ở phạm vi rộng va

hẹp khác nhau về DNNN như đã trình bày Tuy nhiên, đối với các quy định mới về DNNN tại Chương IV của LDN năm 2014 mới ban hành thì chưa có công trình nao dé cập đến, đặc biệt là van đề tổ chức quan lý nội bộ DNNN Bởi vậy, người viết lựa chọn góc độ nghiên cứu liên quan đến việc tô chức quản lý trong nội bộ các DNNN theo LDN năm 2014 để nghiên cứu với mong muốn bù đắp các thiếu hụt về mặt lý luận nêu trên.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về việc tô chức quản lý nội bộ tại các DNNN theo quy định của LDN năm 2014; phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quy định của LDN và các văn bản pháp luật liên quan, từ đó chi ra những điểm bat cập có thé xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện LDN năm 2014 về việc tổ chức quản lý tại các DNNN và đề xuất kiến nghị dé triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của LDN năm 2014 trong thời gian tới.

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Phân tích những vẫn đề mang tính khái quát về tô chức quản lý nội bộ DNNN: làm rõ các khái niệm DNNN theo quy định của LDN năm 2014, tổ chức quản lý nội bộ DNNN, pháp luật về t6 chức quản lý nội bộ DNNN; đặc điểm pháp lý, vai trò của tổ chức quản lý nội trong DNNN; các yếu tố chi phối đến việc tổ chức quản ly nội bộ DNNN; khái quát được cau trúc và nội dung cơ bản của pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ DNNN.

- Phân tích các quy định cụ thể của LDN năm 2014 về tổ chức quản lý nội bộ trong DNNN, chi ra những điểm bat cập, không hợp lý trong việc tổ chức quản lý DNNN.

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về tô chức quản lý nội bộ DNNN, cụ thể là LDN năm 2014, trong mối quan hệ với LDN năm 2005, LDN năm 1999; Luật DNNN năm 1995 và Luật DNNN năm 2003; các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành LDN về tô chức quản lý DNNN.

Tổ chức quản lý nội bộ DNNN là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: kinh tế, khoa học quản lý, hành chính Tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn Thạc sĩ Luật học, luận văn của học viên chỉ đề cập chủ yếu đến những khía cạnh pháp lý của việc tổ chức quản lý nội bộ trong DNNN nhất là những nội dung liên quan đến mô hình tô chức và cơ chế phối hợp giữa các bộ phan trong nội bộ các DNNN.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chính được sử dụng xuyên suốt nội dung toàn bài là phương pháp tông hợp, phân tích và so sánh; bên cạnh đó để giải quyết vấn đề nghiên cứu, người viết còn sử dụng phương pháp logic tại Chương 1; phương pháp liên hệ thực tế, thống kê và so sánh để nêu rõ các nội dung ở Chương 2; và phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá thực tế để làm rõ phương hướng triển khai hiệu quả việc thực hiện LDN năm 2014 nói chung và nhóm các quy định về tổ chức quản lý nội bộ DNNN tại Chương 3 nói riêng.

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

- Luận văn tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề khái quát về tổ chức quản lý nội bộ DNNN trong đó nổi bật là việc phân tích khái niệm thống nhất về DNNN theo quy định mới của LDN năm 2014; xây dựng các khái niệm mới về tổ chức quan lý nội bộ DNNN và pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ DNNN; chỉ ra vai trò của việc tổ chức quản lý nội bộ DNNN đối với hoạt động của DNNN; hệ thống hóa và phân tích nội dung cơ bản của các quy định pháp luật hiện hành về tổ

Trang 13

mới của LDN năm 2014 về mô hình tô chức quan lý, nhiệm vụ quyên hạn và cơ chế phối hợp hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong bộ máy quản lý nội bộ tại các DNNN so với các quy định tương ứng của pháp luật trước khi LDN năm 2014 được ban hành; từ đó chỉ ra khó khăn, vướng mắc có thể gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện Đó là những bat cập về tổ chức bộ máy của các DNNN, về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy tổ chức quản lý DNNN và về việc kiểm

soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.

Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị có giá trị tham khảo nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của LDN năm 2014.

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước và pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước.

Chương 2 Các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước.

Chương 3 Một số kiến nghị nhăm triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước.

Trang 14

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhà nước

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước trong Luật doanh nghiệp năm 2014 — bước tiễn mới trong việc thông nhất cách hiểu về doanh nghiệp nhà nước

Ở Việt Nam, cho đến trước thời điểm LDN năm 2014 được ban hành, có rất nhiều quan điểm khác nhau về DNNN được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Sự khác nhau là do góc độ nhìn nhận khác nhau và vi trí khác nhau của người quan sát khi tiếp cận DNNN Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân là tư tưởng chi phối, DNNN là tô chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, đóng vai trò là “cỗ máy cái” trong mọi khu vực, lĩnh vực của nên kinh tế quốc dân Như tên gọi của nó, DNNN là thuộc sở hữu nhà nước (công hữu), và được điều hành, kiểm soát về mọi phương diện bởi Nhà nước Quan điểm này cũng tương đồng với định nghĩa về DNNN của Ngân hang thế giới đó là “DNNN là một chủ thể kinh tế mà quyền sở hữu hay quyền kiểm soát thuộc về chính phủ, và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bán hàng hóa và dịch vụ” [35, tr 28].

Mặc dù có lịch sử hình thành lâu đời từ những năm sau khi đất nước giành độc lập tuy nhiên phải cho đến khi Luật DNNN năm 1995 ra đời, DNNN mới được luật hóa Cụ thể, Luật DNNN 1995 định nghĩa DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tô chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao DNNN trong thời kỳ này có thể tồn tại dưới các hình thức: Doanh nghiệp độc lập, Tổng công ty (TCT), Doanh nghiệp thành viên của TCT Tiếp theo đó, Luật DNNN năm 2003 ra đời thay thế Luật DNNN năm 1995 cũng đưa ra định nghĩa về DNNN Cụ thê Luật DNNN năm 2003 quy định DNNN là tô chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cô phan, phần vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước (CTNN), công ty cổ phần (CTCP), công ty trách nhiệm hữu

Trang 15

các thành phần kinh tế khác [23, tr 13].

Tuy nhiên, với mục đích hạn chế tình trạng chồng chéo của các văn bản pháp luật, nhằm xây dựng một luật chung thống nhất về doanh nghiệp, Quốc hội đã ban hành LDN năm 2005, thay thế cho LDN năm 1999, Luật DNNN năm 2003 Theo đó, các DNNN đang hoạt động theo Luật DNNN 2003 sẽ có bốn (04) năm dé chuyên đổi thành công ty trách nhiệm hữu han hoặc công ty cô phan theo quy định của LDN 2005 (Khoản 1, Điều 166) Như vậy, trước khi việc chuyên đổi DNNN hoàn thành thì DNNN tôn tại dưới các mô hình theo cả hai luật (Luật DNNN 2003 và LDN năm 2005) gồm: DNNN (DNNN độc lập và TCT nhà nước), CTCP nhà

nước; công ty TNHH nhà nước một thành viên; công ty TNHH nhà nước hai thành

viên trở lên; Doanh nghiệp có cô phan, vốn góp chi phối của Nhà nước — là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyên chi phối đối với doanh nghiệp Các doanh nghiệp có một phan vốn của nhà nước, nhưng phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chỉ chiếm từ 50% trở xuống, thì không được gọi là DNNN Sau khi tất cả các DNNN được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật DNNN đã được chuyên đôi thành CTCP hoặc công ty TNHH, thì Luật DNNN năm 2003 cũng cham dứt sự t6n tại và giá tri pháp lý của nó, mô hình DNNN không còn tồn tại nữa Cũng có người lầm tưởng

rằng, sau khi các DNNN đã được chuyên đôi xong, Luật DNNN đã hoàn toàn chấm

dứt sự t6n tại thì không còn khái niệm, tên gọi DNNN nữa Đó là một nhận thức không đúng DNNN sẽ vẫn tôn tại, tên gọi DNNN sẽ vẫn còn như nó đã từng có, chỉ có các mô hình tô chức pháp lý doanh nghiệp dưới hình thức DNNN là không còn nữa Tuy nhiên, các DNNN cũng không còn hoạt động theo một luật riêng, một sân chơi riêng mà phải hòa cùng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong một sân chơi chung, một môi trường pháp lý bình đẳng, với mô hình tổ

Trang 16

đổi của tình hình mới đặt ra nhu cầu cần phải có một cách nhìn rõ ràng thống nhất về DNNN Bởi vậy LDN năm 2014 đã đưa ra quy định thống nhất về DNNN đó là “doanh nghiệp do Nhà nước nam giữ 100% vốn điêu 1é” (Khoản 8, Điều 3) Quy định này đã thu hẹp phạm vi các DNNN hơn tất nhiều so với Luật DNNN năm 2003.

Liên quan đến cách nhìn mới về DNNN trong LDN năm 2014, có hai quan điểm trái chiều Quan điểm thứ nhất dé nghị thống nhất khái niệm DNNN là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; còn doanh nghiệp có vốn khác của Nhà nước, dù là vốn Nhà nước chi phối, thì gọi là CTCP hoặc công ty TNHH có vốn Nhà nước Ngược lại, quan điểm thứ hai đề nghị giữ nguyên cách gọi DNNN đã thành thông lệ [58, tr 5].

Về van dé này, Uy ban thường vụ Quốc hội đã xây dựng khái niệm DNNN theo hướng thứ nhất, đó là LDN năm 2014 sẽ dành một chương riêng để quy định về tổ chức quản lý, tô chức lại và giải thé đối với doanh nghiệp do Nhà nước nam giữ 100% vốn điều lệ Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ, kế cả trong trường hợp vốn Nhà nước chi phối thi nhà nước chỉ tham gia với tư cách là một đồng chủ sở hữu, cổ đông của doanh nghiệp như các đồng chủ sở hữu, cô đông khác của doanh nghiệp; quản tri trong các doanh nghiệp thuộc loại này không có khác biệt Do vậy, việc tổ chức quản lý của các doanh nghiệp này thực hiện theo quy định tương ứng tại các chương, điều khác của LDN.

Theo quan điểm cá nhân của người viết thì cách hiểu mới trong LDN năm 2014 là hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế khi Chính phủ đang trong giai đoạn gấp rút thực hiện tái cơ cầu các DNNN để tô chức, cơ cấu lại nền kinh tế Thu hẹp phạm vi các DNNN cũng chính là thu hẹp phạm vi tham gia cua Nhà nước vào việc điều hành, hoạt động của các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể tự phát huy được các thế mạnh của mình trong kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành

Trang 17

mạnh giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời giảm bớt gánh nặng về ngân sách cũng như nhân lực cho nhà nước khi tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp này.

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp năm 2014 Thứ nhất, về sở hữu vốn: Khác với DNNN theo Luật DNNN năm 2003, đó là bên cạnh những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thì những doanh nghiệp do nhà nước đầu tư nam cô phan, vốn góp chi phối cũng được coi là DNNN, LDN năm 2014 xác định rõ chỉ những doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ mới được coi là DNNN Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp mà nhà nước nam cô phan, vốn góp chi phối trước đây vô hình chung sẽ không còn tu cách là DNNN nữa, mà được hoạt động độc lập với tư cách là các công ty TNHH hoặc CTCP (Khoản 2, Điều 88).

Thứ hai, về hình thức tổ chức: Theo quy định của pháp luật trước năm 2014 DNNN tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau như CTNN, CTCP nhà nước, công TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH nhà nước từ hai thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phan, vốn góp chi phối của Nhà nước Nhưng theo quy định của LDN năm 2014 thì hiện nay DNNN chỉ có một hình thức tổ chức duy nhất là công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu bao gồm: các công ty mẹ của TDKT nhà nước, công ty me cua TCT nhà nước, công ty me trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty TNHH một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014).

Thứ ba, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với doanh nghiệp: Khác với quy định của pháp luật trước đây, LDN năm 2014 thừa nhận sự tôn tại bình đăng của các hình thức sở hữu trong một doanh nghiệp Điều này có nghĩa các hình thức sở hữu khác nhau trong doanh nghiệp sẽ hoàn toàn bình đăng với nhau trên nguyên tắc của nền dân chủ cỗ phan; dù là Nhà nước hay các nhà đầu tư tư nhân nếu góp nhiều vốn thì có nhiều khả năng chi phối doanh nghiệp Theo cách hiểu thống nhất trong LDN năm 2014 về DNNN nêu trên thì Nhà nước là nhà đầu

Trang 18

tư duy nhất trong DNNN do đó, Nhà nước cũng là chủ thể duy nhất nắm quyền quyết định và chi phối các van đề về tổ chức và quản lý DNNN của riêng minh và không chia sẻ quyền lực đó cho cá nhân, tổ chức khác.

Thứ tư, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: DNNN theo LDN năm 2014 cũng được coi là một tô chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển DNNN có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm băng tài sản đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (trách nhiệm hữu hạn).

Như vậy, DNNN độc lập cả về hai mặt kinh tế và pháp lý Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước không chịu trách nhiệm thay cho doanh nghiệp ma doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về số vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước khách hàng bằng tài sản của doanh nghiệp.

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nên kinh té quốc dân

Thứ nhất, DNNN là công cụ chính sách của Chính phủ dé điều tiết nền kinh tế Xét về bản chất DNNN là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của Nhà nước, trong đó các hoạt động kinh doanh chỉ là công cụ, phương tiện để nhà nước, người đại diện cho quyền sở hữu Nhà nước có thê thực hiện được những mục đích lớn hơn Việc lựa chọn mục tiêu hoạt động ở các DNNN không chỉ căn cứ vào các mục tiêu kinh tế và phát triển của doanh nghiệp, mà trong hầu hết các trường hợp đều nhằm thực thi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, với chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng và kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước Về nguyên tac, Nhà nước chỉ thành lập DNNN trong các trường hop: (i) Đầu tư vào lĩnh vực an ninh, quốc phòng: (1) Điều tiết nền kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực, khu vực mà tư nhân không đầu tư hoặc lĩnh vực cần nhiều vốn mà tư nhân không có khả năng đầu tư nhằm tạo sự cân đối của nền kinh tế ví dụ như điện lực, dầu khí, hóa chất

Về van dé này có thê thấy vai trò của DNNN ở Việt Nam cũng khá tương đồng với các Doanh nghiệp công hữu (Public Enterprises, PE) và các doanh nghiệp

Trang 19

vì cộng đồng khác - Doanh nghiệp xã hội (Social Enterprises, SE) tại các nước có nên kinh tế thị trường truyền thống Âu-Mỹ, đó là đều tạo sự cân đối trong nền kinh tế, giải quyết các “khoảng trống” phát triển do khu vực kinh tế tư nhân để lại về mặt xã hội và phát triển kinh tế.

Thứ hai, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Sau gần 20 năm đổi mới, kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế Việt Nam Với khoảng 5700 doanh nghiệp, kinh tế quốc doanh chiếm từ 39 — 42% GDP, 75% các hoạt động ngân hàng do các ngân hàng nhà nước chỉ phối, 98% các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có đối tác là DNNN [38, tr 222] Các DNNN có thé tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm các ngân hàng quốc doanh, các CTCP do nhà nước chiếm hữu cô phan chi phối, các công ty liên doanh có sự góp vốn của DNNN, công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (trước

1/7/2015) và TĐKT nhà nước, TCT nhà nước và các công ty TNHH một thành viên

độc lập do Nha nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau 1/7/2015) Dù tồn tại dưới hình thức nào thì về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn là quốc hữu, do đó vai trò của các DNNN đối với sự phát triển kinh tế đất nước vẫn vô cùng to lớn.

1.2 Khái quát về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 1.2.1 Khái niệm tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Liên quan đến cách hiểu về khái niệm t6 chức quản lý nội bộ DNNN, hiện nay LDN và các văn bản pháp luật liên quan đều không đưa ra định nghĩa cụ thé thé nao là tổ chức quan lý nội bộ trong doanh nghiệp Do đó, chúng ta có thé xem xét khái niệm này dưới các khía cạnh khác nhau dưới đây:

Thứ nhất, xét về mặt ngôn ngữ học “Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước” là một khái niệm được cấu thành bởi các từ đó là “tổ chức”, “quản lý”, “nội bộ” và “doanh nghiệp nhà nước” Do đó, khi làm rõ khái niệm “tổ chức quản lý

nội bộ” DNNN chúng ta cần làm rõ mối quan hệ ý nghĩa của các từ đơn nêu trên để hợp thành khái niệm hoàn chỉnh.

Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Da Nang năm 2007, “quản lý” được hiểu là việc “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [57, tr.

Trang 20

1242]; còn “tổ chức” là việc “sắp xép, bố trí cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định” nhằm có được một hiệu quả tốt nhất” [57, tr 1558] Tổ chức là yếu t6 quyết định mang lại hiệu quả cho quan lý Không có tổ chức thì không thé quan lý có hiệu quả; và “nội bộ” là “tình hình bên trong của tổ chức [57, tr 1149].

Gop chung định nghĩa của các từ “tổ chức” và “quản lý” và “nội bộ” như

trong Từ điển Tiếng Việt đã nêu thi có thé hiểu “tổ chức quản lý nội bộ” là hoạt động của các chủ thé có thẩm quyên trong việc tổ chức, sắp xếp, vận hành hoạt động bên trong tô chức đó Kết hợp với định nghĩa về DNNN đã phân tích có thể hiểu “tô chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước” là sự sắp xếp, bố trí các bộ phận, vi trí bên trong DNNN với những nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn nhất định nhằm điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo một mục đích nhất định.

Thứ hai, xét dưới góc độ kinh tế học Trong kinh tế học hiện nay mới chỉ nhắc nhiều đến khái niệm “quản trị công ty” hoặc “quản trị nội bộ” trong công ty mà không có khái niệm “tô chức quan lý nội bộ công ty” Do đó, chúng ta có thé làm rõ khái niệm tổ chức quản lý nội bộ DNNN trên cơ sở so sánh với các khái niệm “quản trị công ty” của các t6 chức và các nhà kinh tế học sau đây:

Theo quan điểm Sir Cadury' tại Diễn đàn Toàn cầu về Quản trị công ty do Ngân hàng thế giới tổ chức năm 2000 thì quản trị công ty được xem xét dưới các góc độ sau: “Quản trị công ty liên quan đến việc giữ cân bằng giữa các mục tiêu

kinh tế và xã hội, giữa các mục tiêu cá nhân và cộng đồng Khuôn khổ Quản trị

công ty được thiết lập nhằm khuyến khích việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực và đồng thời yêu cầu trách nhiệm dẫn đường cho các nguồn lực này Mục tiêu của quản trị công ty là làm cho quyền lợi của các cá nhân, công ty và xã hội phù hợp trở nên gần gũi với nhau nhất” [55, tr 20]; Định nghĩa của OECD? đưa ra thì cho răng quản tri công ty được hiéu “là cơ câu các môi quan hệ và trách nhiệm

° Nhà kinh tế học Sir Adrian Cadbury người được coi là cá nhân có đóng góp to lớn nhất cho sự pháttriển của QTCT trên thé giới.

* Một tô chức quốc tế di đầu trong việc thúc đây phát trién QTCT trên thế giới

Trang 21

tương ứng giữa một nhóm chủ chốt bao gồm các cô đông, thành viên HĐQT và các cán bộ điều hành được hình thành nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh cần thiết và đạt được mục tiêu chính của công ty”; James Wolfenson, cựu chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB)” đưa ra khái niệm: “Quản trị công ty đề cập đến việc tăng cường tính công bằng, minh bạch và chịu trách nhiệm trong công ty” [54, tr 20].

Thứ ba, dưới góc độ luật học Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp chủ biên, Nxb Từ Điển Bách Khoa và Nxb Tư pháp xuất bản năm 2006 thì “quản lý” được định nghĩa là “tác động của chủ thê lên đối tượng theo mục tiêu nhất định” [7 tr 633] Từ điển cũng phân tích, nội ham của khai niệm “quản lý”, theo đó hoạt động quan lý sẽ điều khiến, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước Đề thực hiện hoạt động quản lý cần phải có tổ chức và quyên uy Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản ly, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với t6 chức Quyền uy là phương tiện quan trọng dé chủ thé quản lý điều khiến, chi đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình Trên cơ sở đó có thé hiểu khái niệm “tổ chức quản lý nội bộ DNNN” là một hoạt động mang tính quyền uy của chủ sở hữu nhằm thiết lập một hệ thống các bộ phận, vi trí sao cho các cá nhân nắm giữ các vị trí và bộ phận đó có thê phối hợp với nhau một cách tốt nhất dé tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động chung trong nội bộ DNNN.

Trên cơ sở phân tích làm rõ khái niệm “tô chức quản lý nội bộ DNNN” theo ba góc độ nêu trên, có thể đưa ra cách định nghĩa khái quát về khái niệm này như sau: “Tổ chức quản lý nội bộ DNNN là sự sắp xếp mang tính y chí của chủ sở hữu đối với các vị trí và bộ phận quan lý bên trong bộ máy điều hành hoạt động của DNNN; được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng quyên, nghĩa vụ của từng bộ

E Một định chế tài chính tài trợ tích cực cho các nghiên cứu về quản trị công ty.

Trang 22

phận, vị trí trong bộ máy quản lý nhằm đảm bảo tô chức hoạt động của DNNN được diễn ra một cách hiệu quả nhất”.

1.2.2 Đặc điểm của tổ chức quan lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

- Chủ sở hữu có quyên chỉ phối lớn tới DNNN: Việc tô chức quản lý nội bộ

DNNN chu sự chi phối và can thiệp rất lớn của chủ sở hữu đặc biệt là Nhà nước, từ

việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý (theo mô hình Chủ tịch công ty hay mô hình Hội đồng thành viên trong công ty TNHH một thành viên) cho đến việc lựa chọn người giữ các chức danh quan lý trong cơ cau tổ chức của DNNN thông qua các quyết định và mệnh lệnh hành chính Tuy nhiên, chủ sở hữu — Nhà nước trong DNNN lại không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp do mình đầu tư mà trao quyền này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi DNNN có trụ sở thay mình thực hiên quyền hạn chủ sở hữu của mình Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn của DNNN so với các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.

- Người quản lý trong DNNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý vốn Nhà nước: Khác với người quản lý trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, LDN quy định rất cụ thê về việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, vị trí quản lý trong cơ cau tô chức nội bộ DNNN Đặc biệt là van đề miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý trong doanh nghiệp Nguyên nhân là do tính chất đặc thù về sở hữu của DNNN, các cán bộ quản lý cao nhất trong doanh nghiệp đều là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Thực tế các quy định tại Chương IV LDN năm 2014 đã quy định rất cụ thê về vấn đề này.

1.2.3 Vai trò của quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, đối với bản thân DNNN: Quản lý nội bộ DNNN là một trong những nhân tố cơ bản để xây dựng, củng cô và duy trì lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường, vào giá trỊ tài sản của họ Do đó, quản lý nội bộ tốt sẽ giúp tiếp cận được với các nguồn von đầu tư của nhà nước một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn Điều đó giúp cho DNNN có thé mở rộng quy mô sản xuất, quy mô dau tu tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trang 23

Thứ hai, đối với nền kinh tế: Bên cạnh việc thực hiện chức năng xã hội thì chức năng chủ yếu của DNNN vẫn là chức năng kinh doanh, mang lại lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước Sự tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp này sẽ góp phan duy trì ôn định và phát triển cho nền kinh tế quốc dân Và dé góp phần vào sự phát triển đó, thì quản lý tô chức doanh nghiệp cũng là một yêu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp “khỏe mạnh” dé chéng choi lai su canh tranh của các doanh nghiệp khác, có thé sử dụng hiệu qua nguồn vốn đầu tư của Nha nước va mang lại hiệu quả kinh doanh theo như mục tiêu Nhà nước dé ra khi đầu tu vào doanh nghiệp này [23, tr 30].

1.2.4 Yêu cầu đối với tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, vận hành tốt Đây là yêu cầu quan trọng đối với việc quản lý tổ chức của các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng Nếu DNNN đáp ứng tốt yêu cầu này sẽ tiết kiệm được chi phí đáng ké cho doanh nghiệp, đồng thời hoạt động của doanh nghiệp sẽ linh hoạt và vận hành nhịp nhàng, nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, việc gọn nhẹ ở đây không có nghĩa là giảm nhẹ Doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có đầy đủ những bộ phận cần thiết, phù hợp với đặc điểm quy mô, ngành nghề và tính chất hoạt động của doanh nghiệp mình Nếu thiếu sự đồng bộ đó thì công ty sẽ không thé vận hành trơn tru và không thê mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ hai, công khai và minh bạch hóa thông tin DNNN phải công khai hóa các thông tin quan trọng như thông tin chung về doanh nghiệp, thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, về sở hữu, về cách thức quản trị doanh nghiệp Cải thiện độ minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng nhăm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, tô chức quan ly trong DNNN phải đảm bảo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong doanh nghiệp vừa tách biệt lại vừa phối hợp chặt chẽ với nhau Bộ máy quản lý của DNNN gồm nhiều bộ phận hợp thành Dé đảm bảo sự vận hành trôi chảy, đông bộ của toàn bộ cơ câu đó đòi hỏi phải có sự phân công

Trang 24

rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận Để DNNN kinh doanh hiệu quả thì những người quản lý phải được trao quyền và mức độ tự chủ để quản lý doanh nghiệp, mặt khác những người quản lý cần ngăn ngừa, giám sát đủ mức dé họ không lam dụng quyền và vị thé được giao dé tư lợi, làm hại đến lợi ích của công ty LDN năm 2014 đã quy định khá cụ thể và đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận quản trị trong DNNN Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện riêng của từng DNNN, điều lệ doanh nghiệp nên bổ sung các quy định dé phát huy hiệu quả của cơ chế này trong việc tô chức, quản lý các DNNN được hiệu quả.

Thứ tư, tổ chức quản lý DNNN phải có sự tách biệt giữa vai trò của người quản lý điều hành doanh nghiệp với nhiệm vụ quyền hạn của chủ sở hữu DNNN Đây là yêu cầu mà LDN năm 1999 chưa giải quyết được, đó là LDN năm 1999 dành cho chủ sở hữu công ty quyền định đoạt những vấn đề quan trọng nhất của công ty Thoạt nhìn thì điều đó dường như hợp lý Tuy nhiên, chủ sở hữu công ty không phải ai khác, mà là Nhà nước được đại diện bởi cơ quan chủ quản (đối với trường hợp Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ) hay tô chức chính trị, chính trị -xã hội, -xã hội — nghề nghiệp (trường hợp các tô chức này sở hữu toàn bộ vốn điều

lệ) Như vậy, các công chức nhà nước hay các nhà hoạt động chính trị, xã hội lại

quyết định những vấn đề về quản trị doanh nghiệp chứ không phải chính các nhà quản trị doanh nghiệp [28, tr 35].

Khắc phục những hạn chế nêu trên của LDN năm 1999, LDN năm 2005 và LDN năm 2014 đã chú trọng khắc phục các hạn chế pháp lý về quản trị công ty TNHH một thành viên bằng cách lựa chọn giải pháp khá đơn giản mà tỏ ra hợp lý dé thay thé cơ chế quản lý phi tập trung (đối với công ty do Nhà nước hay tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội — nghề nghiệp sở hữu toàn bộ vốn điều lệ còn được gọi là cơ chế cơ quan chủ quản) bằng cơ chế quản lý tập trung, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức quản lý nội bộ trong DNNN được thuận lợi.

1.2.5 Những yếu tô chỉ phối việc tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 1.2.5.1 Các quy định pháp luật

Trang 25

Pháp luật theo quan điểm của học thuyết Mác Lénin được hiéu là “hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhăm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể” [52, tr 98] Pháp luật tác động đến mọi quan hệ xã hội, trong đó có cả quan hệ tô chức quản lý DNNN Pháp luật ghi nhận những nguyên tắc cơ bản nhất về quản lý nội bộ DNNN Cũng như mọi quan hệ xã hội khác, nếu hệ thống pháp luật quy định rõ ràng, minh bạch, hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển của xã hội sẽ thuận lợi cho quản lý nội bộ công ty, thúc day sự phát triển về tô chức, quản lý của công ty Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không phù hợp, lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế làm trì trệ hoạt động quan lý nội bộ công ty.

Ngày nay, xu hướng pháp luật hiện đại thường chỉ xây dựng những quy định mang tính chất khung về việc quản trị nội bộ trong các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng, ở đó chỉ tập trung quy định những giới hạn tối thiểu cần thiết, các quy định pháp luật có tính chất bắt buộc có chiều hướng giảm thiểu và tăng

cường các quy định pháp luật có tính mở, mang tính định hướng mà LDN năm 2005

và LDN năm 2014 là những ví dụ điển hình.

Hệ thông pháp luật từng bước được hoàn thiện theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh, lĩnh vực hoạt động Những nỗ lực của Chính phủ điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế đã cải thiện đáng kể các quan hệ pháp lý trên hầu hết các mặt, trước hết là lĩnh vực kinh tế Các đạo luật cơ bản cho sự ra đời và phát triển của DNNN đã được ban hành như LDN, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh với các nghị định, thông tư nhằm cụ thê hóa những nội dung chủ yếu Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các DNNN trong thời gian qua đã chỉ ra những điểm không phù hop, cần tiếp tục sửa đổi, bố sung nhằm tạo lập môi trường pháp lý minh bạch, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển mô hình kinh doanh này.

1.2.5.2 Điều lệ doanh nghiệp

Theo quy định của LDN, trừ Doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có điều lệ doanh nghiệp Tuy nhiên, pháp luật không định nghĩa

Trang 26

Điều lệ là gì mà chỉ liệt kê các nội dung chính mà một bản Điều lệ phải có (Điều 15 LDN năm 2005).

Điều lệ doanh nghiệp là bản thỏa thuận giữa những thành viên với nhau cùng được soạn căn cứ trên những quy định chung của luật pháp dé ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp Với ý nghĩa đó, Bản điều lệ giống như một bản hợp đồng có “tính chất quy định”, là “pháp luật con” của doanh nghiệp Tuy nhiên, vì doanh nghiệp là “con người do pháp luật đặt ra” nên khác với các bản hợp đồng thông thường, Bản điều lệ có có giá trị đối với những người thứ ba và buộc họ phải chấp nhận khi giao dịch với công ty.

Với nội dung phong phú, Điều lệ là một yếu tổ tác động lớn đến tô chức quản lý nội bộ DNNN Điều đó thể hiện qua một số điểm cơ bản sau:

- Điều lệ doanh nghiệp chứa đựng một phan các quy định về quan lý nội bộ doanh nghiệp.

- Điều lệ doanh nghiệp là văn bản thé hiện phương hướng phát triển doanh nghiệp nói chung, và phương hướng phát triển quản lý nội bộ DNNN nói riêng.

Quản lý doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, và điều lệ doanh nghiệp cho ta thay một cách chính xác, tổng quan về quá trình đó Day là co sở quan trọng, để các nhà đầu tư đưa ra quyết định có bỏ vốn hay không, bỏ bao nhiêu vốn Do đó, một bản điều lệ tốt cũng là nhân tố khang định trình độ quản lý công ty, khả năng phát triển của công ty.

1.2.5.3 Các quy định nội bộ của doanh nghiệp

Hệ thống quy định nội bộ của doanh nghiệp bao gồm các quy chế, quy định và quy trình và các văn bản mang tính bắt buộc chung trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động hoặc từng hành vi cụ thé do doanh nghiệp ban hành trên cơ

sở của LDN, Luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan như nội quy lao

động, quy định về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận/đơn vị trực thuộc, quy chế tổ chức thanh tra kiểm tra nội bộ Đối với các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng thì hệ thống các quy định nội bộ được xem là hành lang pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý điều hành, giúp các nhà lãnh đạo quản lý ở tầm vĩ mô

Trang 27

mà không phải can thiệp quá sâu vào công việc của từng cá nhân cụ thể Bởi chính hệ thống quy phạm nội bộ sẽ điều phối hoặc giúp những con người trong doanh nghiệp tự động điều phối, điều chỉnh bản thân, từ suy nghĩ, hành vi đến quá trình thực hiện công việc

1.3 Khái quát pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước 1.3.1 Lược sử hình thành và phát triển pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm DNNN đã bắt đầu được đề cập từ rất sớm trong Sắc lệnh số 104-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01/01/1948, với tên gọi là “Doanh nghiệp quốc gia” và được sử dụng chính thức trong Nghị định số 388-HĐBT ngày 20/11/1991, ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước (Nghị định 388-HDBT) Tuy nhiên, các văn bản này đều chưa xây dựng được một cơ cấu tổ chức quản ly cụ thé cho các DNNN Do đó, ngày 20/4/1995 Quốc hội đã thông qua Luật DNNN năm 1995 chính thức luật hóa khái niệm DNNN đồng thời xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý cho các DNNN theo quy định của Luật này.

Theo quy định tại Chương V, Luật DNNN năm 1995 tô chức quản lý DNNN được chia thành hai mô hình (i) DNNN có Hội đồng quản trị (HĐQT) bao gồm: HĐQT và Ban kiểm soát (BKS), Tổng giám đốc (TGD) hoặc Giám đốc (GD) và bộ máy giúp việc và (ii) DNNN không có HĐQT bao gồm GD và các Phó GD thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Luật Sau 8 năm triển khai thực hiện, trước nhu cầu tái cơ cau nền kinh tế và tái cau trúc DNNN, Luật DNNN năm 1995 bộc lộ những han chế cần sửa đôi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định của LDN năm 1999 Do đó, ngày 26/11/2003 Quốc Hội đã ban hành Luật DNNN năm 2003 thay thế cho Luật DNNN năm 1995 Luật DNNN năm 2003 đã có những đổi mới đáng kể so với các quy định trước đó về DNNN, trong đó cơ bản nhất phải kế đến là cách tiếp cận khái niệm DNNN dựa trên tiêu chí quyền chi phối hay kiểm soát doanh nghiệp của nhà nước Điều 21, Luật DNNN năm 2003 ghi nhận mô hình t6 chức quan lý của các CTNN cũng tương tự như Luật

Trang 28

DNNN năm 1995 bao gồm CTNN được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có HĐQT Việc tổ chức quản lý CTNN sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô của công ty đó và do người quyết định thành lập CTNN quyết định, lựa chọn.

Về cơ bản, các quy định của Luật DNNN năm 2003 đã khá đầy đủ, khắc phục được một số thiếu sót trong Luật DNNN năm 1995, đáp ứng được phần nhiều yêu cầu về mặt pháp lý cho việc tổ chức quản lý hệ thống các DNNN trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế sau những năm đổi mới Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi của tình hình mới đòi hỏi các DNNN cũng phải thay đổi để thích ứng, từ đó kéo theo pháp luật cũng cần phải thay đổi Do đó, những quy định về việc tổ chức quản lý nội bộ DNNN trong Luật này nhanh chóng bị thay thế bởi LDN năm 2005 Với những quy định sửa đồi, bổ sung mang tính chất tiến bộ, LDN năm 2005 đã xóa bỏ các mô hình tổ chức pháp lý của các DNNN theo quy định của Luật DNNN năm 2003, dé chuyển sang các mô hình công ty theo quy định của LDN năm 2005, đó là CTCP hoặc Công ty TNHH [49].

1.3.2 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Xét về mặt thuật ngữ pháp lý, có thể hiểu pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ DNNN là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc tô chức điều hành mọi hoạt động và quy trình quản lý của DNNN.

Hệ thống các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ DNNN có các đặc điểm và cũng chính là điểm khác biệt của nhóm các quy định này so với các quy định khác về DNNN sau đây:

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh: Giống như tên gọi của nhóm quy định pháp luật này, pháp luật về tô chức quản lý nội bộ DNNN có đối tượng điều chỉnh chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý, điều hành hoạt động trong nội bộ các DNNN bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn, hoặc có cô phần vốn góp chi phối theo quy định của LDN năm 2005 hay các doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ theo LDN năm 2014; về các

Trang 29

bộ phận hợp thành bộ máy của các doanh nghiệp như HDQT, HDTV, Chủ tịch côngty, GD hoặc TGD và KSV

Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh: Các quy định của pháp luật về tổ chức quản ly nội bộ DNNN hướng tới nhóm các DNNN có phan vốn đầu tư của nhà nước bao gồm các DNNN tôn tại dưới các loại hình doanh nghiệp CTCP nhà nước, công ty TNHH nhà nước, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với các hình thức pháp lý là các TDKT nhà nước TCT nhà nước hoặc DNNN độclập.

1.3.3 Cấu trúc pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Hệ thống các quy định về quản lý tổ chức DNNN được đề cập tại nhiều văn bản pháp luật bao gồm các Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Trong đó, LDN năm 2005 có vai trò trung tâm, chi phối hầu hết van dé quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam LDN năm 2005 ra đời tạo bước ngoặt đối với hoạt động quản tri của các doanh nghiệp khu vực DNNN Về cơ bản, các CTNN sau khi chuyền đổi, cũng như các doanh nghiệp có sở hữu vốn Nhà nước đều phải hoạt động trong khung khổ chung về quản trị doanh nghiệp tương ứng với loại hình CTCP hoặc Công ty TNHH.

Bên cạnh đó, hoạt động tổ chức quản lý DNNN còn được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật như: Quyết định số 263/2006/QD-TTg ngày 15/11/2006 Thủ tướng chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về đây mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của DNNN giai đoạn 2006 — 2010 nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi cũng như xây dựng mô hình tổ chức quản lý của các DNNN mới chuyên đổi Ban hành kèm theo Quyết định này là lộ trình thực hiện việc sửa đối, bổ sung các văn bản pháp lý, các cơ quan thực hiện va thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý đó dé trình Thủ tướng Chính phủ Nhăm đây mạnh cé phần hóa — biện pháp quan trọng nhằm cơ cấu lại DNNN, ngày 29/12/2006 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 1729/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các tập đoàn, TCT nhà nước thực hiện cô phần hóa giai đoạn 2007 — 2010, theo đó có 71 tập đoàn, TCT nhà nước trong diện tiến hành cỗ phan hóa

Trang 30

trước năm 2010 Quyết định này thé hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc chuyên đổi sở hữu ở các TCT và TDKT nha nước [28, tr 85] Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về tô chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyền đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước (Nghị định 101/2009/NĐ-CP); Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về chuyên đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tô chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thay thế Nghị định số 95/2006/NĐ-CP (Nghị định 25/2010/NĐ-CP); Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyên doanh nghiệp 100% vốn nha nước thành công ty cô phan (Nghị định 59/2011/NĐ-CP) và được sửa đổi, bố sung một số điều tại Nghị định 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2013 (Nghị định 189/2013/NĐ-CP); Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/06/2013 về việc ban hành quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nam giữ 100% vốn điều lệ Và dé phục vụ cho việc tô chức quản ly các DNNN có quy mô lớn là các tập đoàn, TCT nhà nước, ngày 15/7/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước (Nghị định 69/2014/NĐ-CP) thay thế cho Nghị định 111/2007/NĐ-CP và Nghị định 109/2009/NĐ-CP trong đó có nhóm các quy định về việc tổ chức, quản lý điều hành các TĐKT, TCT nhà nước; vị trí, chức năng vai trò nhiệm vụ của công ty mẹ tập đoàn, các công ty con, các bộ phận quản lý của các doanh nghiệp thànhviên trong tập đoàn, TCT nhà nước.

Tuy nhiên, trước tình trạng hoạt động trì trệ của nhiều tập đoàn, TCT và các DNNN làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước, đặt ra yêu cầu cần phải có nhận thức mới về DNNN và cơ cấu t6 chức quản ly của hình thức tổ chức doanh nghiệp này Do đó, LDN năm 2014 ra đời có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thay thế cho LDN năm 2005 đã thu hẹp phạm vi các DNNN chỉ còn một loại hình duy nhất đó là

Trang 31

doanh nghiệp do nhà nước nam giữ 100% vốn điều lệ (Khoản 8, Điều 3) Quy định thống nhất trong LDN năm 2014 đã giải quyết được vấn đề “chồng chéo” về văn bản pháp luật, hạn chế được tình trang lung túng trong việc t6 chức, quan lý của các DNNN trước, trong và sau quá trình chuyên đổi mô hình tô chức quản lý.

1.3.4 Những nội dung cơ bản của pháp luật về tổ chức quan lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Về mô hình tổ chức quản lý nội bộ DNNN Nhằm tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các DNNN trong việc lựa chọn mô hình tô chức quản lý nội bộ doanh nghiệp, LDN năm 2005 và LDN năm 2014 đã đưa ra các quy định cụ thể về mô hình tổ chức của loại hình công ty TNHH một thành viên là nhà nước tai các điều 67 LDN năm 2005 Điều 78, Điều 88 LDN năm 2014; theo đó chủ sở hữu DNNN có quyền lựa chọn một trong hai mô hình tô chức là mô hình HĐTV hoặc mô hình Chủ tịch công ty.

Về cơ chế hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các vi trí, bộ phận quan lý trong DNNN Tùy theo từng mô hình tổ chức mà Mục II, Chương II LDN năm 2005 (từ Điều 64 đến Điều 74) va LDN năm 2014 (từ Điều 75 đến Điều 85) đã xây dựng các quy định giới hạn về phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận quản lý trong công ty TNHH một thành viên là nhà nước Ngoài ra, LDN năm 2014 còn bổ sung thêm nhóm các quy định tại Chương IV từ (Điều 90 đến Điều 107) dé làm rõ hơn chức nang, nhiệm vụ quyền hạn của người quản lý trong DNNN so với LDN năm 2005.

Về mỗi quan hệ phối hợp và kiểm soát trong cơ cấu tô chức quản lý nội bộ DNNN Bên cạnh các quy định của LDN, vấn đề này còn được quy định cụ thé tại các nghị định hướng dẫn như Nghị định 69/2014/NĐ-CP và Quy chế 35/2013 về chức năng kiểm tra, giám sát của KSV và BKS với chủ sở hữu công ty, HDTV, GD hoặc TGD và ngược lại.

Trang 32

1.3.5 Kinh nghiệm pháp luật Trung Quốc về tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Với nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế và xã hội, Việt Nam và Trung Quốc đều là các quốc gia A Đông có nền kinh tế đang chuyên đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Những năm gần đây nên kinh tế Trung Quốc đã đạt được những bước tiễn vượt bậc, vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới; Bên cạnh những nỗ lực chung của toàn thê quốc gia, dân tộc thì trong đó có sự đóng góp to lớn từ sự phát triển và thành công của các DNNN Do đó, người viết lựa chọn Trung Quốc để so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tô chức quản lý nội bộ DNNN cho Việt Nam.

Cũng giống như LND năm 2014 của Việt Nam, DNNN được quy định thành một mục riêng trong Luật công ty năm 2005 của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa (Luật Công ty Trung Quốc) Cụ thể Mục 4, Chương 2 Luật công ty Trung Quốc không gọi các công ty hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước là DNNN như LDN năm 2014 của Việt Nam mà chỉ gọi chung là các công ty thuộc 100% vốn nhà nước (Wholly State-owned companies) Việc t6 chức quản lý các công ty này sẽ do Cơ quan quản lý tài sản công quyết định theo cơ cấu gồm có HDQT, GD công ty va Ban giám sát So sánh quy định của Luật công ty Trung Quốc và LDN năm 2014 của Việt Nam có thê rút ra các điểm khác biệt cụ thê trong cơ cau tô chức của loại hình công ty này ở Trung Quốc so với Việt Nam sau đây:

Thứ nhất, về Hội đồng quản trị: Luật công ty Trung Quốc quy định các công ty 100% vốn nhà nước không được thành lập Hội đồng cô đông; chức năng và quyền hạn của Hội đồng cô đông sẽ được Cơ quan quản lý tài sản công thực hiện Cơ quan này có thể ủy quyền cho HĐQT của công ty thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng cổ đông và ra quyết định các van dé quan trọng của công ty; Tuy nhiên, các vấn đề về sáp nhập, tách, giải thể công ty, tăng hoặc giảm vốn đăng ký và van đề cô phiếu công ty sẽ được Cơ quan quản ly tài sản công quyết định Trong các van đề đó, việc sáp nhập, tách, giải thé công ty hay tuyên bố phá

Trang 33

sản của các DNNN quan trọng sẽ được trình lên chính quyền tại cấp phù hợp đề phê duyệt, sau khi đã được cơ quan quản lý tài sản công kiểm tra, thâm định” (Điều 67, Luật công ty Trung Quốc năm 2005).

Khác với quy định của LDN năm 2014 của Việt Nam, Điều 68 Luật Công ty Trung Quốc quy định các DNNN của Trung Quốc đều có HĐQT thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật công ty Trung Quốc (Điều 46 và Điều 67) Nhiệm kỳ làm việc của một thành viên HĐQT không qua 03 năm HDQT có sự tham gia đại diện của nhân viên công ty Về cơ chế bầu, thành viên HĐQT sẽ do Cơ quan quản lý tài sản công bầu ra; nhưng đại diện nhân viên công ty lại do chính họ tự bầu ra HĐQT phải có một chủ tịch và có thể có một phó chủ tịch Các chức danh này sẽ do Cơ quan quản lý tài sản công chỉ định trong số các thành viên của HĐQT.

Thứ hai, về Giám đốc công ty: Luật Công ty Trung Quốc cũng quy định, một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải có một GD Người này do HĐQT bau và miễn nhiệm Trong trường hợp được cơ quan quản lý tài sản công chấp nhận thì một thành viên HĐQT có thé kiêm nhiệm cả vị trí GD công ty (Điều 50) Ngoài ra, Luật công ty Trung Quốc cũng giới hạn quyền của các thành viên HĐQT va GD trong công ty 100% vốn nhà nước trong việc tham gia giữ một vị trí quản lý trong công ty TNHH, CTCP hoặc tổ chức kinh tế khác thì phải được sự đồng ý của Cơ quan quản lý tài sản công (Điều 70).

Thứ ba, về Ban giám sát (Điều 71 Luật Công ty Trung Quốc): Số lượng thành viên của một Ban giám sát không quá 5 thành viên; trong số đó, đại diện nhân viên công ty phải chiếm trên 1/3 tổng số thành viên Các thành viên này do Cơ quan quản lý tài sản công bầu ra; nhưng đại diện nhân viên công ty trong Ban giám sát sẽ do chính nhân viên công ty bầu ra Chủ tịch Ban giám sát sẽ do cơ quan quản lý tài sản công lựa chọn và bầu ra trong các thành viên của Ban giám sát.

Như vậy có thể thấy, Luật công ty Trung Quốc lựa chon mô hình tô chức quan ly của các công ty 100% vốn nhà nước (Wholly State-owned company) theo mô hình tổ chức quản lý của một CTCP, còn ở Việt Nam chúng ta lựa chọn theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu Trong đó cơ quan

Trang 34

Quản lý tài sản công trực thuộc Quốc vụ viện của Trung Quốc đóng vai trò quản lý giống như chức năng của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) của Việt Nam.

Trang 35

CÁC QUY ĐỊNH CUA LUAT DOANH NGHIỆP NAM 2014 VE TO CHỨC Chương 2

QUAN LÝ NOI BỘ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.1 Các quy định về mô hình quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước

Nhăm xây dựng cách thức tổ chức quản lý thống nhất trong tất cả các DNNN, Điều 88 LDN năm 2014 xác định các DNNN có thé lựa chọn một trong hai mô hình t6 chức tương ứng của loại hình công ty TNHH một thành viên là tổ chức theo Điều 78 LDN năm 2014 đó là: (1) Mô hình Chủ tịch công ty gồm Chủ tịch công ty, GD hoặc TGD và KSV; (2) Mô hình HDTV gồm HDTV, GD hoặc TGD và KSV Việc lựa chọn mô hình tô chức quản lý của DNNN sẽ do “cơ quan đại diện chủ sở hữu” quyết định (Điều 89).

Mô hình 01 - Hội đồng thành viên

Kiêm soát viên/Ban kiêm soát

Trang 36

cong ty Kiém soat vién/

Ban kiém soat

Giám đốc/ Tông giam doc

Theo Điều 88 LDN năm 2014, có thé thấy việc tô chức quan lý nội bộ trong DNNN (công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu) mang bản chất của loại hình công ty đối vốn theo thông lệ chung, việc quản lý tổ chức công ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền đại diện quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động của công ty Về cơ bản LDN năm 2014 vẫn tiếp thu và sử dụng các quy định đã được ban hành trong LDN năm 2005 và LDN năm 1999 Tuy nhiên, LDN năm 2014 cũng có những điều khác biệt nhất định thé hiện sự tiến bộ và đổi mới trong nhận thức về công ty TNHH một thành viên là nhà nước.

Theo cách nhìn nhận mới mang tính thống nhất về DNNN trong LDN năm 2014, các DNNN kẻ từ sau khi LDN năm 2014 có hiệu lực sẽ chỉ có một loại hình duy nhất là công ty TNHH một thành viên là nhà nước, bao gồm: các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của TDKT nhà nước, công ty me của TCT nhà nước, công ty me trong nhóm công ty mẹ - công ty con hoặc công ty TNHH một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Khoản 2, Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp) Do đó, Chương IV LDN năm 2014 xác định các DNNN sẽ được tô chức theo quy định về cơ cau tổ chức của loại hình công

Trang 37

ty TNHH một thành viên do tô chức làm chủ sở hữu So sánh các quy định trong Mục 2, Chương III về công ty TNHH một thành viên của LDN năm 2014 với các quy định tương ứng của LDN năm 2005 có thé thay về cơ bản, LDN năm 2014 quy định gần giống với LDN năm 2005 về việc tô chức quản lý loại hình doanh nghiệp này Tuy nhiên, Điều 78 LDN năm 2014 vẫn có nhiều điểm khác biệt so với Điều 67 LDN năm 2005, đó là nhà làm luật quy định rõ các công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu nói chung sẽ được t6 chức theo một trong hai mô hình như đã nêu mà không nêu rõ các trường hợp bổ nhiệm một hay nhiều người dai diện theo pháp luật tại doanh nghiệp Việc lựa chọn mô hình tô chức của doanh nghiệp vẫn do Chủ sở hữu quyết định Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của DNNN, Điều 89 LDN năm 2014 cũng quy định, việc lựa chọn tô chức theo mô hình nào cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định Quy định trong LDN năm 2014 của Việt Nam cũng gần giống với quy định của Luật công ty của Trung Quốc, theo đó Nhà nước cũng giao quyền quan lý tô chức tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của Trung Quốc cho Cơ quan quản lý tài sản công quyết định [61].

2.2 Quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước

2.2.1 Hội đồng thành viên

2.2.1.1 Quyên và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên (HĐTV) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong DNNN được tô chức theo mô hình có HDTV (mô hình 01), có quyền “nhdn danh công ty thực hiện các quyển và nghĩa vụ của công ty” trừ các quyền và nghĩa vụ cua GD hoặc TGĐ; đồng thời HDTV cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 78 và Khoản 1 Điều 90 LDN năm 2014) Quy định này của LDN năm 2014 về cơ ban vẫn giữ nguyên tinh thần của Khoản 1, Điều 68 LDN năm 2005 Tuy nhiên, các khoản tại Điều 79 LDN năm 2014 cũng đã được sửa đổi cơ bản so với Điều 68 LDN năm 2005, cụ thé cum từ “Quyên, nghĩa vu,

Trang 38

nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc” trong Khoản 2, Điều 68 LDN năm 2005 duoc sửa thành “Quyên, nghĩa vụ và quan hệ làm việc” trong Khoản 2, Điều 79 LDN năm 2014 Theo đó, LDN năm 2014 quy định cụ thé mối quan hệ giữa thành viên HDTV với Chủ sở hữu công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty trong các DNNN nhăm khắc phục những thiếu sót về mối quan hệ giữa HĐTV của các DNNN trong các TDKT nhà nước, TCT nhà nước với công ty mẹ của các TDKTnhà nước, TCT nhà nước trong LDN năm 2005.

Bên cạnh đó, Điều 91 LDN năm 2014 cũng đưa ra quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của HDTV trong DNNN bao gồm: “J Hội đông thành viên nhân danh công ty thực hiện các quyên, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cô đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cỗ phan, phan vốn góp; 2 Hội đồng thành viên có các quyên và nghĩa vụ sau đây: a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đâu t vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; b) Quyết định thành lập, tô chức lại, giải thé chỉ nhánh, văn phòng đại diện và các don vị hạch toán phụ thuộc; c) Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty; đ) T 6 chitc hoat dong kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập don vi kiểm toán nội bộ của công ty đ) Quyên và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điêu lệ công ty.”

2.2.1.2 Thành viên hội đồng thành viên

Thứ nhất, về cách thức hình thành tư cách thành viên Theo quy định của Điều 68 LDN năm 2005, thành viên HDTV bao gồm tất cả những người đại diện theo ủy quyền do Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá năm (05) năm dé thực hiện các quyền và nghĩa vu của mình theo quy định của pháp luật Số lượng thành viên HDTV công ty TNHH một thành viên do một tô chức làm chủ sở hữu sẽ được quyết định bởi chủ sở hữu công ty Như vậy, cơ chế để thành lập HDTV là cơ chế đại diện theo ủy quyên Trong trường hợp, chủ sở hữu ủy quyền cho từ hai người trở lên thay mình tham gia tổ chức quản lý công ty TNHH do mình

Trang 39

đầu tư thành lập thì thành phan HDTV bao gồm tat ca những người đồng đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu.

Khác với quy định tại Điều 68 LDN năm 2005, Điều 79 và Điều 90 LDN năm 2014 quy định các thành viên HDTV sẽ được cơ quan đại diện chủ sở hữu bô nhiệm chứ không phải chủ sở hữu công ty ủy quyền tham gia như LDN năm 2005 Quy định này thé hiện điểm tiễn bộ rất lớn của LDN năm 2014 so với LDN năm 2005; phù hợp với bản chất pháp lý của loại hình doanh nghiệp có tính chất sở hữu đặc biệt (sở hữu nhà nước); đồng thời quy định này cũng mang tinh thực tế cao khi mà thông qua cơ chế bổ nhiệm, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên HDTV sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, từ đó giúp các thành viên HDTV có thể tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về số lượng thành viên Điều 79 LDN năm 2014 bồ sung quy định về số lượng thành viên HDTV gồm từ 03 đến 07 thành viên trong công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu Với bản chất là công ty do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ, HDTV trong các DNNN theo Điều 90 LDN năm 2014 có số lượng thành viên tối đa là bảy (07) thành viên Điều 90 không đưa ra con số thành viên HDTV tối thiểu Bởi xét về bản chất DNNN theo LDN năm 2014 hoạt động theo mô hình của công ty TNHH một thành viên là tổ chức nên đương nhiên phải tuân thủ quy định của LDN về loại hình công ty này Điểm khác biệt giữa DNNN và công ty TNHH một thành viên là tổ chức khác là ở sự đặc biệt trong yêu tố nguồn vốn.

Thứ ba, về chế độ làm việc Khoản 3, Điều 90 LDN năm 2014 quy định, nhiệm kỳ của thành viên HDTV là năm năm, có thé được bô nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ trong một DNNN Đây là điểm khác biệt giữa thành viên HĐTV của công ty 100% vốn nhà nước với thành viên HDTV của công ty TNHH một thành viên là tổ chức khác, đó là một người có thé được bau, bổ nhiệm lại làm thành viên HDTV không bị hạn chế trong Điều lệ công ty hoặc theo quy định tại Điều 57 của LDN 2014.

Trang 40

Thứ tu, về chủ thé có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên HDTV Điều 90 LDN năm 2014 cũng đưa ra quy định khác so với Điều 68 LDN năm 2005 và Điều 79 LDN năm 2014, cụ thé Khoản 3, Điều 79 đưa ra hai cách thức để lựa chọn người vào HDTV đó là do Chủ sở hữu bé nhiệm theo nguyên tắc quá bán theo trình tự thủ tục quy định tại Điều lệ công ty còn Khoản 2, Điều 90 quy định người có thẩm quyền bổ nhiệm người giữ chức danh Chủ tịch HDTV đó là do Cơ quan đại diện chủ sở hữu bồ nhiệm chứ không phải Chủ sở hữu công ty.

Các điểm khác biệt nêu trên về cơ bản đều hợp lý, bởi Chương IV, LDN năm 2014 là nhóm các quy định hoàn toàn mới, mang tính thống nhất về cơ cấu tô chức riêng của mô hình DNNN của Việt Nam trong thời kỳ mới Do đó, các quy định này phải có những nét riêng để phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại các DNNN và nhằm mục đích quản lý có hiệu quả loại doanh nghiệp này.

2.2.1.3 Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên

LDN năm 2005 quy định người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu trong công ty TNHH một thành viên là tô chức phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện gồm: (i) Đủ năng lực hành vi dân sự; (ii) Không thuộc đối tượng bị cam thành lập và quản lý doanh nghiệp; (11) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty; (iv) Đối với công ty con của công ty có phan vốn góp hay cô phan sở hữu nhà nước chiếm trên

50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,

chị, em ruột của người quan lý và của người có thắm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty con (Khoản 2, Điều 48) Về vấn đề này, khi xây dựng LDN năm 2014, trong Mục 2, Chương III về công ty TNHH một thành viên, các nhà làm luật không quy định cụ thé tiêu chuẩn của thành viên HDTV Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các DNNN, Điều 92, Chương IV LDN năm 2014 lại quy định rất cụ thể các tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên HDTV Theo đó, dé trở thành thành viên HDTV trong DNNN, các thành viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện sau: “7 Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực té trong quan trị kinh doanh hoặc lĩnh

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w