1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Sản xuất nội dung đa nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số

152 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản xuất nội dung đa nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tác giả Đặng Mai Ngọc
Người hướng dẫn TS. Trần Bảo Khánh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 37,77 MB

Nội dung

Với những lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu dé tài “Sản xuất nộidung da nên tang của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số”nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan nhất

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG MAI NGỌC

SAN XUẤT NOI DUNG DA NEN TANG CUA DAI

TRUYEN HINH VIET NAM CHO DONG BAO

DAN TOC THIEU SO

LUẬN VAN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC ĐỊNH HƯỚNG UNG DUNG

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - oo

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

DANG MAI NGOC

SAN XUAT NOI DUNG DA NEN TANG CUA DAI

TRUYEN HINH VIET NAM CHO DONG BAO

DAN TOC THIEU SO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101_01_UD

Người hướng dẫn khoa học: Chủ tịch hội đồng

TS Trân Bảo Khánh PGS.TS Bùi Chí Trung

Hà Nội - 2023

Trang 3

Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm Luận văn

Thạc sĩ.

Hà Nội, ngày — tháng O1 năm 2024

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Bùi Chí Trung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Báo chí học định hướng ứng dụng “Sản

xuất nội dung đa nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bao dân tộcthiểu số” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần

Trang 5

LOI CAM ON

Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến quý thay, cô giảng viên Viện Đào tao Báochí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã tận tìnhgiảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình theo học chương trình Cao học

Báo chí - Định hướng ứng dụng.

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Bảo Khánh - người đã

tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận vănnày Đồng cảm ơn các nhà báo, các phóng viên am hiểu về lĩnh vực mà đề tàinghiên cứu, đã cung cấp cho tác giả nhiều thông tin hữu ích; chính quyền UBND xã

Tả Phìn, Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả thực hiện cáccuộc khảo sát, phỏng vấn với người dân trên địa bàn xã để thu thập thông tin và

hoàn thành luận văn.

Tác gia cũng xin cam ơn gia đình va bạn bẻ đã luôn khích lệ, giúp đỡ trong

quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng dé hoàn thành luậnvăn thật tốt Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ

dẫn chân thành của quý thay, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp nhằm bồ sung,

hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

MỤC LỤC

MO DAU cesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssecssssssssesssssssssessssssssssssssssssssesssssssssesssssssssesssssssssssssssesses 1

1 Lý do chọn để tài ¿5c s12 1EE1211271111211 1112111111111 11.11 111 1x 11 trrey 1

2 Lich str nghién COU 3

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CUU 0 eee eeeccesceseeeceeceeseesecceeseeseeaeeceesecseseeeeaeeaeeeeeeeeeaeeas 10

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - c1 3231811111113 1911 911191 ng nếp lãi

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - 2: 2¿©2+¿2x2Ek+EEEEEEEEEEEE2EEE2EEE2EEEEEESEESrkrerkrre 12

7 Kết cấu luận văn 2-5 Se+E 1E 1E 1111111111111 1111111111111 1111 xe 12

CHUONG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE SAN XUẤT NỘI

DUNG DA NEN TANG CUA DAI TRUYEN HÌNH VIET NAM CHO DONG BAO

1.2 Quan điềm của Dang, Nhà nước về lĩnh vực báo chí đôi với vùng dân tộc thiêu

1.2.1 Tổng quan về nhóm dân tộc thiểu 86 2-2-2 + 2+£2+£++E£+££+£z£zz£zzse2 17 1.2.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực báo chí dành cho vùng dân tộc thiểu SỐ ¿2 ©2£SE+SE2EE9EEEEEEEEEEE1121127121121171121111211 11111 te 20 1.3 Đặc điểm công chúng truyền hình vùng dân tộc thiểu số - 22

1.5 Các tiêu chí về sản xuất nội dung đa nền tảng . -s- 5 s-s5ssessessese 25 1.6 Các nền tảng số đang được sử dụng trong hoạt động báo chí của Đài Truyền

Trang 7

1.6.2 Bao dién tr 00/5 1 30

1.6.3 Các nền tảng mạng xã hội của VIV o ccccececssessesssessecssessesssessecsessessessucssessecsseeses 33 TiéU Kt CRUON PP nnnnaa Ả -Ồ 39 CHUONG 2: THUC TRANG SAN XUAT NOI DUNG DA NEN TANG CUA DAI

TRUYEN HÌNH VIỆT NAM CHO DONG BAO DAN TỘC THIEU SO 40

2.1 Các chương trình truyền hình dành cho vùng dân tộc thiếu số hiện dang được

c6 5 40

2.1.2 VTV5 Tây NguyÊn - c1 HH HH HH HH 49

2.2 Các nền tảng số đang được VTV5 thực hiện sản XuẤt «-s«-s 49

2.3 Sản xuất nội dung trên nền tảng Website của VIVS s sscssccsccsee 54

2.3.1 Phương thức sản xuất nội dung trên nền tang Website (Web) của VTVã5 54 2.3.2 Nội dung thông tin trên nền tang Website của VIVS -cccccccsccee 56

2.3.3 Hình thức thông tin trên nền tảng Website của VTTV5 -5c-cccctccxcverkerrrerxee 59

2.4 Sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội . s° << s«e 65

2.4.1 Phương thức sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội của VTV5 65 2.4.2 Nội dung thông tin trên các nền tang mạng xã hội của VTV5 - 70 2.4.3 Hình thức thông tin trên các nền tang mạng xã hội của VTV5 - 77 2.5 Đánh giá chung về việc sản xuất nội dung da nền tảng cho đồng bào dân tộc thiểu số của VT VS sssssssssssesssssssessssssessssssssssssssessssssecsssssessssssssssssssessssssessssssssssssssesssssseesses 80

2.5.1 Ưu điỂm c2 vn 80 2.5.2 Nhược điểm c+++tE2 tt rrrrerie 89

Ti€U Ket CRUONG ĐEN agn-nnt Ả.Ả 94

CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHAP DE PHAT TRIEN SAN XUẤT NOI DUNG DA NEN TANG CUA DAI TRUYEN HÌNH VIET NAM CHO DONG BAO DAN TOC THIEU SO 80 ››444 95

km acc cố 95 3.2 Dự báo xu hướng phát triển sản xuất nội dung đa nền tảng của Đài Truyền

hình VIỆC Nam o- 5 5< 9 9 9 9 0 0 000 0000000000000 97

3.2.1 Các chương trình truyền hình được sản xuất, xây dựng thành những phiên bản

riêng biệt, độc lập, phù hợp với từng nền tảng sỐ -¿ ¿-¿z+cx2zx+zxeszez 97

Trang 8

3.2.2 Visual Storytelling (kế chuyện bằng phương tiện trực quan) va Distributed

content (nội dung đăng tải trên nền tảng thứ ba) 2 2- 52 ©52+2+£s+2£++£xzxeszxez 99 3.2.3 Chương trình truyền hình trên nền tang số có thể được sản xuất từ nhiều phía 99 3.2.4 Nội dung chương trình truyền hình được sản xuất và dịch chuyên theo nhu cầu người dùng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu sỐ - 2 ¿+¿+cx++zxzzxesrxez 100

3.2.5 Công nghệ dẫn dat cách thức sản xuất nội dung và phát hành tin tức 101

3.2.6 Thay đổi giao diện và ứng dung xem truyén hình 2 22 s2 102

3.2.7 Mô hình kết hop sản xuất nội dung giữa con người và robot - 103

3.3 Các nhóm giải pháp phát triển sản xuất nội dung đa nền tảng cho vùng đồng

3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách cho các chương truyền hinh trén cdc nén 0n g NA a ,ÔÔỎ 104 3.3.2 Nhóm giải pháp về các nền tảng công nghệ sỐ . -2- 2 5z+c5z+c5+2 106

3.3.3 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực sản xuất nội dung đa nền tảng cho

vùng đồng bao dân tộc thiểu SỐ 2 2 252 £+E£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrree 108 3.3.4 Nhóm giải pháp phát triển nội dung đa nền tảng 2-5522 5+5: 113 Tiểu kẾt CRUONG 3 cesscsssesssesssesssesssesssecssesssssssessusssssssssssusssusssssssssssssssesssecssecssecssesssecssecsseeseeess 119 4000.900 2 120

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 22-©22+22++22+++EE++eEExrerxrerrxrees 122 PHU 00 217 124

Trang 9

DANH MỤC BANG, BIEU

Bảng 2.1: Danh mục các chương trình theo từng lĩnh vực của chuyên trang VTVS

Bảng 2.2: Sự cat gon thời lượng va biên tap lại của một số tác phẩm trên chuyên

trang 40 2 ẦẦ5 61

Bang 2.3: Danh sách các lĩnh vực bài viết trên Fanpage của VTV5 - 73Bảng 2.4: Danh sách các chương trình về nội dung Chuyên đề - Chính luận đượcđăng tải trên kênh Youtube VTV5 — Nhịp sống đồng bảo -: -+: 74Bang 2.5: Danh sách các chương trình của kênh Youtube VTV5 — Sắc màu dân tộc 74

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 1.1: Giao diện VTVGo trên MobiÏÌe - 2 6 22 E221 1123111231 E21 EEErseerrzeee 28 Hình 1.2: Giao diện VTV News trên MobiÏe -. - - 6 22 E121 1 E231 E£2EEEkEErskeeerzeee 31 Hình 1.3: Giao diện Fanpage của VTV trên Facebook eeeesesseeeseeteeteeseeeeeeeaeeneeees 34

Hình 1.6: Video được dang tải lên TikTok của VTV Digital (VTV24) 38

Hình 2.1: Hình cắt từ chương trình “Chuyện làng Chuyện bản” -: ¿©5552 43 Hình 2.2: Hình cắt từ chương trình “Chuyện từ chính sách” - ¿5z 43 Hình 2.3: Hình cắt từ chương trình “Vi môi trường bền vững” -¿- ccc+cs+cse¿ 44 Hình 2.4: Hình cắt từ chương trình “Dan tộc và Phát trién” c.ccccccsscessesssessesseessessesseeeees 45 Hình 2.5: Hình cắt từ chương trình “Trang văn hoá”” ¿- 2c sz+cz+zx+£xzresrxerresrxee 46 Hình 2.6: Hình cắt từ chương trình “Văn hoá - Sức mạnh nội sinh” ‹ s+ss+++ 47 Hình 2.7: Hình cắt từ chương trình “Nhật ký trên khoá Sol'” - 2-2225: 48 Hình 2.8: Hình cắt từ chương trình “Nhìn ra thế giới” - 2-2 5++cs+zx+£x+zxerxcrrssrxee 48 Hình 2.9: Hình cắt từ chương trình tiếng Thái - 2-5 £+SE+SE2E£EEtEEEcExerxezrrerxee 48 Hình 2.10: Hình cắt từ chương trình tiếng Mông - 2 2 2+ ++EE+E+Exerxezrssrxee 48

Hình 2.12: Giao diện kênh Youtube của VTVS - Nhịp sống đồng bảo - - 51 Hình 2.13: Giao diện kênh Youtube của VTV5 - Sắc màu dân tộc - s s+s+se¿ 51

Hình 2.14: Giao diện Video của VTVS trên Fanpage (Facebook) -. cs-<s<s+: 52

Hình 2.15: Hình cắt từ chương trình “Liên kết nâng tầm chất lượng cà phê Việt” trong

Hình 2.16: Hình cắt từ bài đăng “Liên kết nâng tầm chất lượng cà phê Việt” trên nền tảng

Trang 11

Hình 2.21: Giao diện Chuyên trang VTVS trên phiên ban Website s5 +: 60

Hình 2.22: Hình cắt từ bài viết “Người có uy tín cầu nối ý Đảng với lòng dân” trên chuyên

trang CUA 0S 62

Hình 2.23: Giao diện bài viết trên chuyên trang của WTV5 -¿-c¿©cxcccxccrxrrred 63 Hình 2.24: Kích thước hình ảnh bài viết “Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu” và bài viết “Nhiều hoạt động sẽ diễn ra tại Lễ hội

Trung thu 2023” trên chuyên trang VÏTTVŠ - -.- sgk 64

Hình 2.25: Bài viết “Yén bình nơi bến sông sat lở” trên Fanpage (Facebook) của VTV5.66 Hình 2.26: Phần cài đặt “Kiểm duyệt nội dung” trên Fanpage của nền tảng mạng xã hội

Facebok TT e 67

Hình 2.27: Các chế độ cai đặt bình luận cho video va kênh trên nền tảng mạng xã hội

Hình 2.28: Bài đăng “Giãn cách xã hội toàn thành phố Cần Thơ” trên kênh Youtube

VTV5 - Nhịp sống đồng bào của V'T'VS -¿-5c k+Ex2E12E1211211211711211111 2111111 cre 69

Hình 2.29: Binh luận của bai đăng “Đường tới Paris | Hiệp định Paris 1973 | VTV5” trên

kênh Youtube VTV5 — Sắc màu các dân tộc của VÏITVS HH nn HH HH ng ra 70 Hình 2.30: Bài viết có nội dung về tinh Ha Giang có 03 món ăn được vinh danh 4m thực tiêu biểu Việt Nam trên Fanpage của VTV5 và trên 2 trang báo điện tử: Báo Hà Giang, Đài

PT & TH tinh Ha Giang 4 71

Hinh 2.31: Chung kết Giải dua mô tô dia hình Việt Nam 2022 — VTV Cup Off Road được sản xuất trên các nền tang mang xã hội của VIVS cescescessesssessesssessesseessesseessessesssessessecssesees 76

Hình 2.32: Chương trình Toa dam “Thanh niên khởi nghiệp và nông nghiệp sinh thai’

được sản xuất trên Fanpage của VIVS sccsccssesssessesssessessesssessessssssesssssessessusssessessesseessessseess 76

Hình 2.34: Giao diện phan giới thiệu bên cạnh các video trên Fanpage của VTV5 78 Hình 2.35: Giao diện bài viết ảnh trên Fanpage của WTVS 2 2 2+se+£c+xczxerxees 78 Hình 2.36: Giao diện bài đăng video trên kênh Youtube VTVS - Sắc màu dân tộc 79 Hình 2.37: Phan Credit kết thúc các bài đăng video trên các nền tang số của VTV5 80

Trang 13

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Vào thế kỷ XX, với thế mạnh hình ảnh chân thực và âm thanh sống động,truyền hình từng được coi là “ông hoàng” trong hệ thống các loại hình truyền thôngbáo chí Tuy nhiên, trong vai năm trở lại đây, chỗ đứng của truyền hình đang dan bịthất thế khi mà nhiều phương tiện truyền thông mới ra đời từ những tác động mạnh

mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) Điều này đang dần khiến công

chúng ngày một xa dần với chiếc Tivi (TV) truyền thống Công chúng bây giờkhông cần phải ngồi hàng giờ trước màn hình TV để chờ đợi tới chương trình củamình được phát sóng như trước Thay vào đó, với một chiếc điện thoại di độngthông minh (smartphone), nhỏ gọn, có thé mang bên mình mọi lúc, mọi nơi hay mộtchiếc máy tính xách tay (laptop) có kết nối mạng Internet là công chúng đã có thê

xem được bất cứ chương trình truyền hình nào mà họ thích Đặc biệt, khi mạng xã

hội trong những năm gần đây đang dần chiếm ưu thế trong việc truyền tải thông tin,

công chúng lại càng dễ dàng tiếp cận với thông tin, những chương trình truyền hìnhphù hợp với sở thích và nhu cầu của minh hơn Rõ ràng có thé thấy, dé truyền hình

có thê giữ được chỗ đứng và phát triển phù hợp với thời đại, thu hút, lôi cuốn và giữ

chân được công chúng thì cần phải có sự thay đổi mang tính đột phá Trong đó làviệc xây dựng và phát triển sản xuất nội dung cho các chương trình truyền hình đanên tảng

Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển của báo chí nói chung và truyền hìnhnói riêng hiện nay, việc xác định những nhóm đối tượng công chúng mục tiêu cũng

rất quan trọng Khi có thể xác định được nhóm công chúng mục tiêu, việc sản xuất

và thực hiện các chương trình truyền hình sẽ có sự chuyên sâu và giữ chân công

chúng hơn.

Trong đó, nhóm dân tộc thiểu số được xác định là một trong những nhómcông chúng truyền hình mục tiêu hiện nay Nhóm dân tộc thiểu số vốn là nhóm đối

tượng yếu thế Vì vậy các chương trình truyền hình dành cho vùng dân tộc thiểu số

cũng được sản xuât với những nội dung chuyên biệt hơn Trước đây, các chương

Trang 14

trình truyền hình được sản xuất dành cho vùng dân tộc thiểu số thường tập trung

vào việc tuyên truyền về chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước

dành cho vùng dân tộc thiểu số Tuy nhiên những nội dung này thường được cho là

có sự khô khan, có tính rập khuôn về vùng dân tộc thiểu số

Hiện nay, với sự đi lên chung của đất nước, nhiều vùng dân tộc thiểu số đangngày càng thay đôi diện mạo của mình Trước đây khi nhắc tới nhóm dân tộc thiểu

SỐ, người ta thường khuôn mẫu với những cụm từ “đói, nghéo, lạc hậu, dân tríthấp, ” Nhưng hiện nay cuộc sống của người dân ở những vùng dân tộc thiêu sốđang ngày càng đổi khác, thậm chí đã có nhiều tấm gương sáng vươn lên thoátnghèo và làm giàu trở thành những triệu phú, tỷ phú trên những vùng đất khó Mứcsông, dân trí, của người dân đang ngày càng được nâng lên do đó nhu cầu hưởng

thụ các sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm truyền hình nói riêng cũng đã có

những thay đổi nhất định

Mạng viễn thông, Internet đã được phủ sóng hầu khắp các vùng dân tộc thiểu

số tại Việt Nam Vì vậy việc tiếp cận thông tin của người dân ở những khu vực nàykhông chỉ còn bó hẹp trong chiếc TV - một thiết bị điện tử từng được xem là khó

mà có thé tìm thay ở vùng đồng bào dân tộc thiêu số Đi tới nhiều bản, làng người

dân tộc thiêu số ngày nay, hầu hết ai cũng đều đã sở hữu cho mình những chiếc điệnthoại thông minh, chỉ khoảng 1 — 2 triệu đồng nhưng có thé kết nối Internet là họ cóthé xem những chương trình truyền hình mà mình yêu thích, đọc và xem nhữngthông tin mà mình muốn biết

Cùng với đó, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là Dai truyền hình Quốc gia,

với nhiệm vụ chính trị cao cả là tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thầncủa nhân dân nói chung, vùng dân tộc thiểu số nói riêng, mọi thông tin, nội dungkhi được sản xuất, phát sóng sẽ mang tính chính thống Nhất là trong bối cảnhtruyền thông kỹ thuật số hiện nay, khi mà trên nhiều nền tảng số, mạng xã hội, tingiả (fake news) ngày một phổ biến và tràn lan thì những thông tin được sản xuất từ

những don vị chính thống của Dang, Nhà nước như Dai Truyền hình Việt Nam là

Trang 15

rất quan trọng Đó như một sự khẳng định và củng cố niềm tin cho công chúng khi tiếp nhận thông tin Đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số là những nhóm đối tượng

yếu thé dé bị những đối tượng phản động tiếp cận và tuyên truyền thông tin sai lệch

Do đó việc nghiên cứu những chương trình truyền hình dành cho vùng dân tộc thiểu

số trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay là rất quan trọng

Với những lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu dé tài “Sản xuất nộidung da nên tang của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số”nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về việc sản xuất nội dung đa nền tảng chođồng bào dân tộc thiểu số của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay Thông qua đó,tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển việc sản xuất nộidung đa nền tảng của các chương trình truyền hình cho vùng dân tộc thiểu số củaĐài Truyền hình Việt Nam, đáp ứng xu thế trong ki nguyên kỹ thuật số thời gian

tỚI.

2 Lịch sử nghiên cứu

Các nghiên cứu có liên quan tới nội dung của luận văn tập trung ở một số

công trình như sau:

* Sản xuất các chương trình truyền hình

- Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hoá

— Thông tin Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra một số những van đề lý luận về báochí truyền hình và cách thức sản xuất chương trình truyền hình trong những giai

đoạn đầu tiên phát triển của lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam;

- Duong Xuân Sơn (2011), Giáo trinh báo chí truyền hình, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội ấn hành, đã dành cả chương 7 dé giới thuyết về “Phương thức sản

xuất chương trình truyền hình”, cụ thé hóa ở từng loại hình chương trình: trực tiếp,chương trình qua băng từ và chương trình cầu truyền hình, giúp người đọc hìnhdung được tương đối đầy đủ về quá trình triển khai thực hiện một chương trìnhtruyền hình

- Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Chính luận truyền hình — Lý thuyết và kỹ năng

sáng tao tác phẩm, NXB Thông tan Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến những

Trang 16

van đề chung về tác phâm chính luận báo chí nói chung và chính luận truyền hình

nói riêng Tác giả còn di sâu phân tích các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, phóng

viên, biên tập viên, bình luận viên truyền hình khi sáng tạo tác phẩm thuộc thê loại

bình luận, đàm luận và khi giao tiếp với công chúng truyền hình Trên cơ sở nghiên

cứu, khảo sát thực trạng những kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, đây là công trình

nghiên cứu cơ bản, hệ thống và chuyên sâu, mang tính khoa học và thực tiễn về loạitác phẩm chính luận nói chung và truyền hình nói riêng;

- Bùi Chí Trung, Trần Bảo Khánh (2021), Sản xuất chương trình truyền hìnhchuyên đề, Sách chuyên khảo Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã đưa ra những kháiniệm cơ bản về: Đặc trưng, đặc điểm của truyền hình chuyên đề; Quy trình, phươngthức sản xuất chương trình; Vị trí vai trò của chương trình chuyên đề trong tổng thể

cấu trúc kênh sóng: Các loại kết cấu, định dạng và phương thức xây dựng kết cấuđịnh dạng chương trình; Các chức danh, nghiệp vụ, nghề nghiệp của êkíp thực hiệnsản xuất chương trình truyền hình chuyên đề Nhóm tác giả cũng đã đề cập về quy

trình sản xuất tác phẩm, mdi liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất, sángtạo tác phâm, chương trình truyền hình chuyên đề Cùng với đó, nhóm tác giả còngiới thiệu tới người đọc các kỹ năng, phương pháp tìm kiếm ý tưởng, phân tích vàxây dựng khung định dạng nội dung (format) chương trình, kỹ năng tổ chức sảnxuất chương trình truyền hình chuyên đề:

* Các chương trình truyén hình cho vùng dân tộc thiểu số

- Phạm Ngọc Bách (2005), Chương trình dân tộc và miễn núi trên sóngVTV1 Đài Truyén hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông dai chúng, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

Trong luận văn này, tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của công tác thông tin tuyên

truyền về khu vực dân tộc miền núi của Dai Truyền hình Việt Nam Từ đó đưa ra

thực trạng phát triển của các chương trình truyền hình dành cho vùng dân tộc vàmiền núi trên sóng VTVI của Đài Truyền hình Việt Nam Tác giả cũng đã đề cậpđến một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho

khu vực dân tộc và miễn núi;

Trang 17

- Tran Ngân Hà (2015), Phóng sự chuyên dé về dong bào dân tộc trên kênh

VTV5 (Khảo sát các chương trình tiếng Việt từ tháng 6/2014 — 6/2015), Luận văn

Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội.Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hoá những van dé

lý luận và thực tiễn của phóng sự truyền hình chuyên đề, đồng thời cho thấy thực

trang của các phóng sự chuyên đề về đồng bao dân tộc trên kênh sóng VTV5 — Đài

Truyền hình Việt Nam cũng như đưa ra một số giải pháp, đề xuất dé nâng cao chatlượng phóng sự chuyên đề về vùng đồng bào dân tộc thiêu số trên kênh VTV5;

- Lê Thị Hồng Thu (2015), Đổi mới tổ chức sản xuất chương trình truyénhình cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênh VTV5 - Đài truyền hình Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống về cơ sở

lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình dành cho

đồng bảo dân tộc thiêu số Từ đó có sự nghiên cứu, đánh giá về việc t6 chức sảnxuất các chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trên kênhsóng VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam, góp phần xây dựng nền tảng và căn cứcho những dé xuất về những giải pháp đôi mới trong việc tổ chức sản xuất chươngtrình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiêu số:

Ngoài ra, cũng có thể kế đến một số công trình nghiên cứu về các chươngtrình truyền hình khác cho vùng dân tộc thiểu số như:

- An Thị Thanh Thu (2009), Nang cao chất lượng chương trình truyền hìnhtiếng dân tộc của các đài tỉnh miễn núi Đồng Bắc, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HàNội;

- Mai Chí Vũ (2016), Truyền hình các tỉnh Tây Nguyên tuyên truyền chínhsách đại đoàn kết dân tộc hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báochí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

- Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Tổ chức và quản lý nội dung thông tin về

chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc trên kênh

Trang 18

VTV5, Dai Ti ruyen hình Việt Nam (Khảo sát trên dữ liệu nam 2015), Luan van Thạc

sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội:

* Nghiên cứu về nhóm công chúng chuyên biệt là vùng dân tộc thiểu số

- Đỗ Thị Thu Hằng (2016), Báo chí dành cho các đối tượng chuyên biệt, Đề

tài Cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Trong nội dung của đề tài này, tác giả đã đưa ra nhữngvan dé chung và đi vào phân tích những đặc điểm của báo chí dành cho các nhóm

đối tượng chuyên biệt, bao gồm: nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm trẻ em,

nhóm cộng đồng LGBT, nhóm người có HIV/AIDS;

- Dương Khánh Chi (2019), Hoạt động tương tác trong các chương trìnhtruyền hình chuyên biệt biệt ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra những nghiên cứu lý luận về tương tác

trên truyền hình, nhằm hệ thống hóa các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến vấn

đề nghiên cứu Xác lập cơ sở lý thuyết về hoạt động tương tác trong chương trình

truyền hình chuyên biệt nói chung; Khảo sat, thong ké, phan tich, danh gia thanh

công, han chế, nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động tương tac trongchương trình truyền hình chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất các giải pháphợp lý nâng cao chất lượng hoạt động tương tác trong các chương trình truyền hìnhchuyên biệt nhằm gắn kết hơn nữa khán giả với chương trình truyền hình;

Nhìn chung, các nghiên cứu cụ thé về nhóm công chúng chuyên biệt trong đó

là vùng dân tộc thiêu số hiện nay còn khá ít

* Nghiên cứu về các nên tảng số trong hoạt động báo chí

- D6 Chí Nghia, Dinh Thi Thu Hang (2014), Báo chi va mang xã hội, Nhaxuất ban Ly luận chính trị, Ha Nội Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã đi sâu phântích tác động qua lại giữa báo chí và mạng xã hội trong điều kiện cụ thé ở Việt Namhiện nay, trong đó chỉ ra năm tác động của mạng xã hội đối với báo chí: (1) Cung

cấp thông tin cho báo chí; (2) Quảng bá thông tin; (3) Kênh tương tác giữa báo chí

Trang 19

và độc giả; (4) Kênh phản biện với thông tin báo chi; (5) Tác động đến cách thức

tác nghiệp của nhà báo;

- Bùi Chí Trung — Đinh Thi Xuân Hoà (2015), Truyền hình hiện đại - Nhữnglát cắt 2015-2016, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Trong cuốn sách, nhóm tác giả

đã đề cập tới những van đề về sự ra đời của những phương thức truyền thông mới

đã làm thay đôi dần cách tiếp nhận thông tin của công chúng, của khán giả truyềnhình như truyền hình trên giao điện Multi-Screen, truyền hình trực tuyến và truyềnhình trên hệ thống Mobile;

- Trần Thị Kim Anh (2017), Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động củanhà bảo trong xu thế hội tụ truyền thông, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Trường Đạihọc Khoa học — Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận văn

này, tác giả đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về việc làm báo bằng điện thoại di

động trong xu thế hội tụ truyền thông, đặc biệt về những yếu tố tác động đến kỹ

năng tác nghiệp bằng điện thoại di động Từ đó tác giả có những nghiên cứu và

phân tích chuyên sâu qua việc khảo sát về kỹ năng làm báo bằng điện thoại di động

tại 3 cơ quan báo chí: Vietnamplus, Zing.vn và Vietnamnet Với những nội dungtrên, trong chương cuối của luận văn, tác giả đã dự báo một xu hướng làm báo mới

là Mobile Journalism (MOJO) va đưa ra những dé xuất, giải pháp dé phát triển việc

sử dụng điện thoại di động trong tác nghiệp bao chi;

- Lê Tuấn Dung (2017), Việc sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan

báo chí Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Trường Đại học Khoa học —

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận văn, tác giả đã hệ thong

hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng mang xã hội trong hoạt động

của các cơ quan báo chí, đồng thời đưa ra thực trạng việc sử dụng mạng xã hộifacebook của 3 cơ quan báo chí hiện nay là Báo Tuổi trẻ, Vietnamnet và Đài Truyềnhình Việt Nam Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng

mạng xã hội Facebook của các cơ quan báo chí;

- Phan Quốc Hải (2020), Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện

nay, Luận án Tiên sĩ Báo chí học, Trường Đại học Khoa học — Xã hội và Nhân văn

Trang 20

- Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận án, tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quan

cũng như những vấn đề về lý luận và thực tiễn của báo chí trên điện thoại di động

Từ đó tac giả đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực trạng cua bao chí trên điện

thoại di động tại Việt Nam hiện nay và đưa ra dự báo về xu hướng phát triển củabáo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam cùng một số giải pháp để nâng cao chấtlượng các sản phẩm báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam;

Ngoài ra, cũng có thể ké đến một số công trình nghiên cứu về các nền tang

số trong hoạt động báo chí khác như:

- Trần Thị Nguyệt Ánh (2011), Bước dau nhận điện loại hình truyền thôngmới trên điện thoại di động ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Bao chi học, Dai học

Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội;

- Lê Quốc Minh (2013), Mobile News —Tương lai của truyền thông, Bao chi

— Những van dé lý luận thực tiễn, tập 8, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông,

Hà Nội;

- Dương Hồng Hạnh (2016), Vấn dé làm tin cho phiên bản điện thoại di động

ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học Khoa học —

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Đỗ Dinh Tan (2017), Báo chí và mạng xã hội, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ

Chí Minh;

Ngoài những nghiên cứu kể trên, còn có nhiều công trình khác liên quan đếnvan đề nghiên cứu của luận văn như:

- Phan Văn Kién, Phan Quéc Hai, Pham Chién Thang, Nguyễn Đình Hậu

(2016), Một số xu hướng mới cua báo chi truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và

Truyền thông Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã đề cập đến một số xu hướng mớicủa báo chí truyền thông hiện nay Nội dung cuốn sách được cấu trúc với 4 chương:Chương 1 - Một số van dé và xu hướng chung của báo chí hiện nay, Chương 2 -Truyền hình hiện đại: Đặc tính và xu hướng, Chương 3 - Xu hướng phát thanh hiệnđại trên Internet và Chương 4 - Những vấn đề của quảng cáo hiện dai;

Trang 21

- Nguyễn Thành Lợi (2019), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền

thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông Tác giả đã đưa ra năm vai trò của

truyền thông xã hội đối với báo chí là: (1) Kênh để nhà báo thu thập, khai thác vàkiểm chứng thông tin; (2) Giúp các tòa soạn mở rộng công chúng mục tiêu; (3) Cầunối giữa công chúng và tòa soạn (4) Tăng uy tín và danh tiếng cho tòa soạn; (5) Hội

tụ về phương thức truyền thông;

Bên cạnh đó còn có thé kế đến một số công trình nghiên cứu khác được tác

giả sử dụng trong việc hệ thống hoá các lý thuyết, khái niệm liên quan tới việc sảnxuất nội dung đa nền tảng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như:

* Cơ sở lý thuyết về báo chí truyén hình:

- Nguyễn Thị Thoa (2011), Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, NXB

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;

- Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở Lý luận báo chí — Truyền thông, NXB

Lao Động, Hà Nội;

- Dương Xuân Sơn (2013), Giáo trình Báo chí truyền hình, Nhà xuất bản Đạihọc Quốc gia;

- Dương Xuân Son (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, NXB Thông

tin và Truyền thông:

* Cơ sở lý thuyết về dân tộc thiểu số:

- Lê Sĩ Giáo (201 1), Dân tộc hoc đại cương, NXB Giáo dục, Tái bản lần thứ bay;

- Bùi Xuân Dinh (2012), Các téc người ở Việt Nam, NXB Thời đại, Hà Nội;

Nhìn chung, đã có một số công trình nghiên cứu về việc sản xuất các chươngtrình truyền hình cho vùng đồng bảo dân tộc thiểu số tại nước ta hiện nay nhưngcòn nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ Đặc biệt đối với việc sản xuất nội dung đanền tảng của các chương trình truyền hình dành cho vùng đồng bao dân tộc thiểu số.Nội dung của luận văn sẽ là hướng nghiên cứu tổng quan hơn và đi sâu vào phântích, nghiên cứu việc sản xuất nội dung đa nền tảng của các chương trình truyền

hình cho vùng đông bào dân tộc thiêu sô trên các nên tảng sô Do vậy, luận văn

Trang 22

“Sản xuất nội dung da nên tang của Đài Truyện hình Việt Nam cho dong bào dântộc thiểu số” của tác giả không trùng lặp với những đề tài có trước

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng các chương trình truyền hìnhdành cho vùng dân tộc thiêu số (DTTS) trên các nền tảng số của Đài Truyền hình

Việt Nam, tác giả đưa ra một góc nhìn tổng thể và toàn diện về việc sản xuất nội

dung đa nền tảng cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay Từ đó đánh giá nhữngthành công, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nham phát triển việcsản xuất các nội dung đa nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho vùng đồngbào dân tộc thiểu sé

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý thuyết về sản xuất nội dung đa nên tảng, dân tộc thiểu SỐ,

các cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu sảnxuất nội dung đa nền tảng cho đối tượng chuyên biệt là đồng bào dân tộc thiểu số

trong giai đoạn hiện nay.

- Nhận diện, phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm của nội dung đa nén tảng dành

cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số: nội dung, quy trình tổ chức sản xuất, hình thứcthông tin được đăng phát trên các nén tang số

- Khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định những thành công, chỉ ra những hạn

chế, tồn tại trong việc sản xuất nội dung đa nền tảng tại Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về việc sản xuất nội dung đa nền tảng cho

đồng bào dân tộc thiểu số của Đài Truyền hình Việt Nam

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: Việc thực hiện sản xuất nội dung đa nền tảng của

VTV5 - Ban Truyền hình tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam

- Thời gian nghiên cứu: Trong năm 2023.

Trang 23

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc tìm kiếm và tập hợp tài

liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ thêm lý luận về sản xuất nội dung đanên tảng cho đồng bào dân tộc thiểu số Phương pháp này được sử dụng chủ yếutrong chương 1 - chương tạo lập cơ sở thực tiễn và lý luận, làm điểm tựa dé khảo sát

trong các chương còn lại.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Được dùng dé nhận diện, phântích các yếu tố, quy trình sản xuất nội dung đa nền tang cũng như đặc điểm côngchúng của các nội dung đa nền tảng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay

- Phương pháp thống kê: trong quá trình khảo sát, tác giả sử dụng phươngpháp này kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá đề rút ra các thông

số về việc sản xuất nội dung đa nền tảng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Đài

Truyền hình Việt Nam Đồng thời rút ra được nhu cầu tiếp cập, hưởng thụ cácchương trình truyền hình của đồng bảo dân tộc thiểu số trong bối cảnh kĩ thuật số

hiện nay.

- Phương pháp so sánh: tac giả sử dụng phương pháp này dé làm nỗi bậtnhững đổi mới cũng như cho thấy những ưu, nhược điểm trong việc sản xuất cácchương trình truyền hình dành cho vùng đồng bào dân tộc truyền thống so với cáchlàm mới hiện nay khi được phát sóng trên đa nền tảng

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: tác giả lựa chọn cách thức sản xuất

và hoạt động của VTV5, Đài Truyền hình Việt Nam dé phân tích, đánh giá Từ đórút ra những bài học trong việc xây dựng và phát triển các nội dung chương trình

truyền hình đa nền tảng dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Đài Truyềnhình Việt Nam.

- Phương pháp quan sát: tac giả tiễn hành khảo sát thực tế với các đối tượngđược lựa chọn nghiên cứu trong luận văn Dựa trên yếu tố quan sat, giao lưu, traođổi kinh nghiệm xây dựng va phát trién

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng van sâu đối với một số phóng viên,

biên tập viên đang thực hiện sản xuất các chương trình truyền hình dành cho vùng

Trang 24

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn làm rõ việc tổ chức thực hiện sản xuất nội dung đa nền tảng chovùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đài Truyền hình Việt Nam Trên cơ sở khảo sátthực tế, với các số liệu cụ thé, tác giả sẽ phân tích, đánh giá và đưa ra một sỐ giảipháp cho các cơ quan báo chí tham khảo trong chiến lược xây dựng, phát triển cácchương trình truyền hình đa nền tảng dành cho vùng dân tộc thiêu số Từ đó giúpcác đơn vị, co quan báo chí có cái nhìn tổng quát, xác thực hơn về vai trò của cácnên tảng số trong hoạt động báo chí hiện nay

7 Kết cau luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cầu thành ba chương cụ thê:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất nội dung đa

nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chương 2: Thực trạng sản xuất nội dung đa nền tảng của Đài Truyềnhình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chương 3: Một số giải pháp để phát triển sản xuất nội dung đa nền

tảng của Đài Truyền hình Việt Nam cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 25

CHUONG 1:

MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE SAN XUAT NOI DUNG

DA NEN TANG CUA DAI TRUYEN HINH VIET NAM CHO DONG BAO

DAN TOC THIEU SO

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tai

1.1.1 Sản xuấtTheo Từ điển tiếng Việt, “Sản xuất là tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cáchdùng tư liệu lao động tác động vào đổi tượng lao động, là hoạt động bằng sức laođộng của con người hoặc bằng máy móc, chế biến các nguyên liệu thành của cảivật chất can thiết” [13]

Trước đây, thuật ngữ “Sdn xudt” chỉ có nghĩa là việc tạo ra các sản phẩm hữu

hình Còn hiện nay, thuật ngữ này còn bao hàm cả việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ.Theo đó, hệ thống sản xuất bao gồm 02 đặc tính chính: [8, tr.10]

- Hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cho việc cung cấp các sản phẩm hay dịch

vụ dé đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội

- Các hình thức sản xuất khác nhau có thể sẽ có đầu vào và đầu ra khác nhau

hay các dạng chuyển hóa khác nhau Song đặc tính chung của chúng vẫn là chuyênhóa các yếu tố đầu vào biến thành các kết quả đầu ra có tính hữu dụng cao và có íchcho đời sống con người

1.1.2 Nội dung

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lénin, “nội dung” được hiểu là phạm trù

thé hiện sự tổng hợp tat cả những mặt, yếu tố và quá trình tạo nên sự vật

Còn theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “nội dung” được hiểu là mặt bên trongcủa sự vật, là cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện [14]

Nội dung có thé được truyền tải thông qua nhiều phương tiện khác nhau bao

gồm: Internet, đài phát thanh, truyền hình, điện ảnh, điện thoại thông minh, sách

điện tử, sách, tạp chí, CD âm thanh hay các sự kiện trực tiếp, bài phát biểu, hội nghị

và biêu diễn trên sân khau,

Trang 26

Hiểu một cách đơn giản hơn, “nội dung” là việc trình bày thông tin có mục

dich và hướng tới khan giả thông qua một kênh hình thức nào do [8, tr.12]

1.1.3 Truyền hìnhThuật ngữ truyền hình (Television) được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau

do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau

Ở góc độ là loại hình truyền thông, “truyền hình” có thê được hiéu là một loại hìnhnằm trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng và có thê chuyên tải thôngtin bang hình ảnh và âm thanh Hình ảnh và âm thanh là ngôn ngữ chính dé tạo nên sựkhác biệt giữa truyền hình với các loại hình truyền thông khác [4, tr.7]

Ở góc độ chiết tự từ, có một từ trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp được dùng démiêu tả thuật ngữ “truyền hình”, đó là “television” Đây là từ gồm có hai âm ghép,

trong đó “tele” với nghĩa là “xa” va “vision” nghĩa là “nhìn/xem” Khi chúng ta

ghép hai âm này lại với nhau để tạo thành một từ, có thể hiểu “truyền hình

(television) là một hình thức xem từ xa” [4, tr.7]

Còn dưới góc độ kỹ thuật, “truyền hình” được hiểu là một hoạt động được vận

hành theo một nguyên lý cơ bản như sau:

Đầu tiên, hình ảnh và âm thanh về sự vật, sự việc, con người trong cuộc sốngđược camera ghi lại rồi biến đồi thành các tín hiệu điện Trong đó:

- Tín hiệu hình mang thông tin về hình ảnh với độ sáng tối, màu sắc

- Tín hiệu điện có tần số - mang thông tin về các âm thanhSau đó những tín hiệu này sẽ được xử lý, khuếch đại và được truyền đi trên sóngtruyền hình nhờ hệ thống máy phát sóng và dây dẫn Cuối cùng, tại nơi nhận, máythu hình tiếp nhận tín hiệu điện mang thông tin về hình ảnh và tín hiệu điện âmthanh, biến đổi ngược lại từ tín hiệu hình ảnh và âm thanh thành hình ảnh và âm

Trang 27

1.1.4 Báo chí da nền tang

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Người Làm Báo - Cơ quan lý

luận nghiệp vụ của Hội Nha báo Việt Nam, thuật ngữ “da nên tảng (Multiplatfom)”được nhắc nhiều tại các Hội thảo Báo chí quốc tế từ năm 2010 Theo đó, báo chí đanền tảng là xu hướng báo chí mà ở đó, người đọc có khả năng tiếp cận với tin tứctrên tất cả các nền tảng kỹ thuật số khác nhau Trong bài nghiên cứu này cũng chỉ rarằng, hiện nay có 3 nền tảng chiến lược, bao gồm: Website, ứng dụng đi động và

mạng xã hội [11, tr.244-245]

Cũng cần phải khang định rằng, hiện nay khái niệm về “báo chí da nên tang”vẫn còn chưa được hiểu một cách thống nhất Tựu trung lại có hai cách hiểu như

sau:

- Một là, bao chi đa nền tang là báo chí có thé sản xuất nhiều sản phẩm khác

nhau với cùng một nguyên liệu và được đưa lên nhiều thiết bị, phương tiện tiếp

nhận

- Hai là, một sản pham báo chí được đăng phát trên nhiều thiết bị, phương tiệncùng lúc, thê hiện tính đa nền tảng cho từng loại hình báo chí

Và hiểu một cách đơn giả hơn, “báo chí đa nên tảng” là báo chí mà ở đó công

chúng có thé tiếp cận thông tin mọi lúc, mọi nơi trên tat cả các nền tảng khác nhau

và với những thiết bị khác nhau Đề tiếp cận với thông tin, công chúng có thể lựachọn việc đọc, nghe, xem thông tin từ báo giấy, báo điện tử hay đọc, nghe, xem trênnhiều thiết bị từ máy tính cho đến các thiết bị cầm tay như smartphone, iPad, „

hoặc trên các trang mang xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, [6, tr.40-41]

1.1.5 Sản xuất nội dung đa nền tảngDựa theo các khái niệm về thuật ngữ “nội dung” và “báo chi da nên tảng”,

“nội dung đa nên tảng” được hiéu là những thông tin được đăng tải trên nhiều nềntảng khác nhau và công chúng có thê đọc, nghe, xem những thông tin này trên nhiềuthiết bị điện tử khác nhau Trong đó, nội dung đa nên tảng được xuất hiện tập trung

ở 3 nền tảng chính là: Website, ứng dụng di động và mạng xã hội

Trang 28

Từ khái niệm “sản xuất” và “nội dung da nên tảng”, có thể hiểu “sản xuất nội

dung da nên tảng” là việc cung cấp, trình bay các thông tin có mục đích và hướng

tới khán giả thông qua nhiều nên tảng số và các thiết bị đầu cuối khác nhau

1.1.6 Dân tộc thiểu sốTheo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản vào năm 1995, dan tộc thiểu sốđược định nghĩa là dân tộc có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất có đadân tộc, trong đó, có một dân tộc có số dân đông Những dân tộc thiểu số có thể cưtrú tập trung hoặc rải rác xen kẽ ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng có điều kiệnphát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn

Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản vào năm 1998, đân tộc thiểu sốđược hiểu là dân tộc có ít người “Dân tộc it người là dân tộc có số dân ít cư trú

trong cộng đồng quốc gia nhiều dân tộc (có một dân tộc đa s6) sống ở vùng hẻolánh, ngoại vi, vùng it phát triển về kinh tế xã hội” [5, tr.51]

Trên thực tế, có thể nói, khái niệm đân tộc thiểu số chỉ có ý nghĩa biểu thịtương quan về dan số trong một Quốc gia có đa dân tộc Khái niệm dan tộc thiểu sốkhông mang ý nghĩa phân biệt địa vị hay trình độ phát triển của các dân tộc Địa vị,

trình độ phát triển của mỗi dân tộc chịu sự chi phối bởi những điều kiện về kinh tế

-chính trị - xã hội - lịch sử của từng dân tộc chứ không phải do số dân nhiều hay ít

quy định.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh và xuất phát từ nguyên tac bình dang dân tộc, theo quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam, khái niệm dân tộc thiểu số căn cứ theo khoản 2, Điều 4, Nghị định05/2011/NĐ-CP [15], định nghĩa: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số đân íthơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam”.

1.1.7 Sản xuất nội dung đa nền tang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Từ những khái niệm liên quan, có thé đưa ra một định nghĩa tổng quát về sảnxuất nội dung đa nền tang cho đồng bào dân tộc thiểu số như sau: Sdn xuất nội dung

đa nên tang cho đồng bào dân lộc thiêu sé là việc việc cung cấp, trình bay các

Trang 29

Tính đến ngày 01/04/2019, quy mô dân số của 53 DTTS tại Việt Nam đạt 14,1

triệu người, chiếm 14,7% tong dân số cả nước Trong đó, khu vực Trung du và miền

núi phía Bắc là địa bàn sinh sống chủ yếu của người DTTS với 49,8% tổng số người

DTTS (tương đương khoảng 7 triệu ngườ!) [9, tr.53-54]

1.2.1.1 Cơ sở hạ tang

Về điện lưới Quốc gia, đến nay, hầu hết các thôn, xóm thuộc xã vùng DTTS

đã được tiếp cận điện, đặc biệt là điện lưới quốc gia Năm 2019; 98,6% số thônthuộc các xã vùng DTTS đã được tiếp cận điện Trong đó, tỷ lệ thôn, bản được sửdụng điện lưới quốc gia chiếm tới 97,2% Có thé nói, những nỗ lực đưa điện đến

vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nước trong những năm

qua đã được thé hiện rõ qua sự cải thiện về tỷ lệ thôn thuộc các vùng DTTS đượctiếp cận điện lưới quốc gia Tuy nhiên, tình trạng không có điện vẫn còn diễn ra ở1,4% số thôn và chủ yếu tập trung tai vùng Trung du và miền núi phía Bắc [9,

Trang 30

vùng DTTS cũng đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa Hiện

Trung du và miễn núi phía Bac, vùng có địa hình đồi núi hiểm trở là vùng có tỷ lệcứng hóa thấp nhất cả nước [9, tr.40]

Về nhà văn hoá/ sinh hoạt cộng đồng, tính đến năm 2019, tỷ lệ số xã vùng

DTTS có nhà văn hóa đã đạt 65,8%, chiếm gần hai phan ba tông số xã [9, tr.41]

Về trạm y tế, tính đến năm 2019, hầu hết các xã vùng DTTS đã có trạm y té,chiếm 99,5%, tương đương với kết qua điều tra năm 2015 Trong đó 99,6% cáctrạm y tế xã được xây dựng kiên cô hoặc bán kiên cố; đạt 83,5% xã có trạm y té datchuẩn Quốc gia về y tế cap xã theo chuan Quốc gia giai đoạn đến 2020 Đến thờiđiểm năm 2019, chỉ còn 30 xã trong tổng số 5.468 xã vùng DTTS là chưa có trạm y

tế [9, tr.42]

Về trường học, theo Kết quả Điều tra 53 DTTS năm 2019, cả nước có gần

21,6 nghìn trường học và 26,5 nghìn điểm trường vùng DTTS Ngoài ra, với đặc thùtrong giáo dục phố thông ở khu vực đồng bào DTTS là các trường phổ thông dântộc nội trú và bán trú nên việc xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú và bản trúcũng được quan tâm đầu tư, xây dựng Tính đến năm 2019, có tổng số 280 trường

nội trú và 357 trường bán trú với ty lệ trường kiên cố đạt hơn 93%, trong đó đáng

chú ý là có 15 trường phổ thông dân tộc nội trú tại khu vực các xã vùng biên giớivới ty lệ trường học và phòng học kiên cố đạt 100%

1.2.1.2 Trình độ dân trí

Về tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi, tính đến năm 2019, hầu hết các dântộc đã đạt hoặc vượt mục tiêu “Đến năm 2020 tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương tình

tiểu học trên 94%”, Tuy nhiên, vẫn còn có sự chênh lệch về thực trạng đi học giữa

các bậc học và giữa các vùng kinh tế - xã hội [9, tr.72-76]

Về tình hình biết đọc, viết chữ phổ thông; theo Kết quả Điều tra 53 DTTS năm

2019, tỷ lệ biết đọc biết viết chữ phô thông của người DTTS từ 15 tuổi trở lên là80,9% Trong đó có sự khác biệt về giới và khu vực thành thị, nông thôn về khanăng đọc thông viết thạo chữ phổ thông của người DTTS Nhìn chung, tỷ lệ biết đọc

biết viết chữ phố thông của người DTTS còn khá thấp so với mặt bằng chung của cả

Trang 31

1.2.1.3 Lao động và việc lam

Theo Kết quả Điều tra 53 DTTS năm 2019, có 8,03 triệu người DTTS từ 15tudi trở lên tham gia lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng sốngười DTTS từ 15 tuổi trở lên là 82,1% (tương đương 7,9 triệu người) Đáng nói,chỉ có 10,3% lao động DTTS có việc làm đã qua đảo tạo, còn lại đến 89,7% là

không có trình độ chuyên môn kỹ thuật [9, tr.84]

Về cơ cấu lao động DTTS, việc chuyển dịch cơ cấu lao động DTTS theo

hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ và

giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản trong thời gian

qua đang diễn ra khá mạnh mẽ Tuy nhiên, tỷ trọng lao động DTTS làm việc trong

khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn cao khi so sánh với tỷ trọng chung

của cả nước Tính đến năm 2019, tỷ trọng lao động DTTS làm việc trong khu vực

Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn 73,3% so với 35,3% của cả nước [9, tr.85]

1.2.1.4 Nhà ở, sinh hoạt và đời sống văn hoá tinh than của người dân tộcthiểu số

a Nhà ở và điều kiện sinh hoạt

Theo Kết quả Tổng điều tra năm 2019, gần như toàn bộ các hộ DTTS đã có

nhà ở (đạt 99,8%) Phần lớn các hộ người DTTS đều sống trong các ngôi nhà kiên

cô hoặc bán kiên cố, đạt 79,2% Tuy nhiên diện tích nhà ở bình quân đầu người của

các hộ DTTS thì còn thấp, mới đạt 16,9m2/ người, thấp hơn 6,3m2/ người so với

mức bình quân chung của cả nước [9, tr.91-92]

Trang 32

Về điều kiện sống của các hộ dân người DTTS, theo Kết quả Điều tra 53

DTTS năm 2019, đa số các hộ DTTS được tiếp cận điện và nguồn nước hợp vệ

sinh [9, tr.94]

Về tiện nghi sinh hoạt, trong những năm qua, với sự quan tâm và chú trọngvào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông cùng những chính sách, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, điều

kiện sinh hoạt của các hộ DTTS đã được cải thiện đáng kê [9, tr.95-96]

b Đời sống văn hoá tỉnh thần và tiếp cận dịch vụ công cộngTheo Kết quả Điều tra 53 DTTS năm 2019, tỷ lệ hộ dân người DTTS đượctiếp cận Internet là 61,3%, tăng 54,8% so với năm 2015 Có thể thấy, sự cải thiện về

tỷ lệ hộ sử dụng Internet đã cho thấy hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang

có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin Qua đó góp phầnnâng cao dân trí, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu

hội năm là 19,7% [9, tr.98]

Về tiếp cận dịch vụ công cộng, nhìn chung, đây vẫn còn là một “điểm nghẽn”lớn ở vùng DTTS Do những điều kiện đặc thù, phần lớn khu vực mà đồng bàoDTTS sinh sống thường ở những nơi đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn, xa trung tâm

xã, huyện nên việc tiếp cận với các dịch vụ công cộng còn gặp nhiều hạn chế

1.2.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực báo chídành cho vùng dân tộc thiểu số

Bên cạnh danh mục báo và tạp chí được cấp miễn phí cho vùng dân tộc thiểu

số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QD-TTg, ngày9/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho

Trang 33

vùng dân tộc thiểu số và mién núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019-2021;

đối với lĩnh vực phát thanh truyền hình, hiện Việt Nam có 67 Đài Phát thanh

-Truyền hình (Đài -Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài -Truyền hình

kỹ thuật số VTC và 64 Đài phát thanh, truyền hình địa phương) thực hiện sản xuất

va phát sóng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc, với 28 thứ tiếng dân tộcthiểu số [1] Các kênh truyền hình này đã góp phan tuyên truyền hiệu quả về chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước, đồng thời kịp thời

phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiêu

số bằng chính thứ tiếng của tộc người họ

Ngoài ra, trên cả nước hiện đã có hơn 95% xã được phủ sóng phát thanh,

truyền hình; mạng điện thoại di động được phủ sóng khắp địa bàn miền núi [7] Vì

vậy bên cạnh những ấn phẩm, báo chí được xuất bản và cấp pháp miễn phí thông

thưởng hay xem TV, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay đã cónhiều điều kiện thuận lợi dé tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọinơi thông qua mạng Internet, mạng viễn thông Nhiều đơn vị báo chí đã mở nhữngchuyên trang, chuyên mục điện tử phong phú dành riêng cho đối tượng chuyên biệt

là đồng bào dân tộc thiểu số như: chuyên trang điện tử Dân tộc miền núi (Thông tấn

xã Việt Nam), chuyên mục diện tử “54 dân tộc Việt Nam” (Báo Nhân dân); chuyên

trang điện tử Dân tộc tôn giáo (Báo lao động), chuyên trang điện tử Dân tộc — Tôn giáo (Báo điện tử Công thương);

Nhìn chung, báo chí nước ta đã giới thiệu được phần nào tính đa dạng vàphong phú của văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Các chủ đề phản ánh về

vùng đồng bao dân tộc thiểu số trên báo chí tương đối đồng đều trên các lĩnh vực

Trong đó lĩnh vực chính tri - kinh tế - xã hội chiếm khoảng 45%; văn hoá - lễ hội —

du lịch chiếm khoảng 40%; còn lại là lĩnh vực giáo dục, y tế, hôn nhân, pháp luật,

an ninh - quốc phòng, môi trường [5, tr.61]

Đối với cách thức trình bày, phần lớn các báo đều lựa chọn cách trình bày bắt

mắt, nhiêu màu sắc với nhiêu hình ảnh ân tượng, độc đáo Nhìn chung, các ân

Trang 34

phẩm viết về đề tài dân tộc thiêu số đều có những “đặc trưng” như: tin ngắn, chữ to,ảnh đẹp, ngôn ngữ dễ hiểu, ngắn gon và cụ thé

1.3 Đặc điểm công chúng truyền hình vùng dân tộc thiểu số

Cũng như những nhóm công chúng khác trong xã hội, nhóm công chúng là

đồng bao dân tộc thiểu số có quyền được tiếp cận thông tin - một trong nhữngquyền cơ bản của con người được pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam bảo hộ

Tuy nhiên với sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín

ngưỡng thì việc tiếp cận thông tin từ nhóm công chúng này sẽ có sự riêng biệt

hơn so với những nhóm công chúng khác.

Có thể khái quát một số đặc điểm về nhóm công chúng truyền hình là đồngbào dân tộc thiểu số như sau:

Một là, frình độ dân trí của dong bào dân tộc thiểu số còn chưa cao Có thênói rào cản lớn nhất đạt được tới thành công chính là giáo dục Tuy nhiên ở vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, việc tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng còn chưa

cao khiến kết quả học tập của họ cũng thấp hơn so với những vùng khác Tỷ lệ học

sinh bỏ học còn cao trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, tỷ lệ người DTTS từ 15

tuôi trở lên biết đọc, biết viết chữ phô thông mới đạt 80,9% [9, tr.13] Điều này đãkhiến nhóm công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều hạn chế về khảnăng ngôn ngữ cũng như tiếp cận và chia sẻ thông tin

Hai là, sự khác biệt về ngôn ngữ Ngoài tiếng Việt là tiếng phố thông, 53 dan

tộc thiêu số ở nước ta hầu hết đều có chữ viết và ngôn ngữ riêng Đây chính là một

trong những giá trị văn hoá tiêu biểu đại điện cho mỗi một dân tộc có ngôn ngữ và

chữ viết riêng Đối với họ, việc có ngôn ngữ và chữ viết riêng là một điều rất ýnghĩa bởi nó không chỉ thé hiện lòng tự hào, tự tôn của tộc người mình ma còn là

minh chứng của một dau mốc lịch sử của tộc người còn được bảo ton và lưu giữ đếnngày nay Đây cũng là điều khiến nhiều người vùng đồng bào DTTS có tư tưởng e ngại

học tiếng nói, chữ viết của tộc người khác, trong đó là tiếng phổ thông (tiếng Kinh)

Ba là, sự khác biệt về văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng Có thé nóivùng đồng bào dân tộc thiểu số là một vùng có điều kiện rất đặc thù Bên cạnhnhững yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên thì chính quá trình

Trang 35

có sự quan tâm và nhu cầu thông tin ở các mức độ khác nhau Sẽ có những nhómcông chúng đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm tới những thông tin chung, phổ biến

và cũng có những nhóm công chúng quan tâm tới những thông tin mà họ thực sự

muốn biết và có ích đối với cuộc sống của họ 53 dân tộc thiểu số là 53 “sắc màu”

khác nhau tô vẽ lên 1 bức tranh toàn cảnh của nền văn hoá Việt Nam đa dạng,

phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Do đó ngoài việc xác định được nhóm đối

tượng công chúng mục tiêu là người DTTS, người sản xuất chương trình truyềnhình còn cần phải xác định cụ thể hơn trong các nội dung chương trình dành cho

từng tộc người Mỗi tộc người sẽ có những ngôn ngữ, giá trị văn hoá, phong tục,

tập quán khác nhau vi vậy không thé sản xuất một chương trình có nội dung chungchung dé họ xem Cần phải xác định cụ thể những nét riêng biệt của mỗi một tộc

người dé người sản xuất có thé dé dàng tiếp cận, truyền tải thông tin “đúng và

trúng” tới từng tộc người Hay nói cách khác, cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu

về điều kiện sống, văn hoá, của từng tộc người đề biết họ đang quan tâm tới điều

gì ? muốn xem cái gì từ các chương trình truyền hình ? Từ đó giúp đồng bào DTTS

có thé dé dàng năm bat, tiếp cận thông tin một cách đúng nhất, chính xác nhất vàthu hút họ quan tâm tới các chương trình truyền hình

1.4 Quy trình sản xuất nội dung đa nền tảng

Đối với truyền hình truyền thống, quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩmtruyền hình bao gồm các bước sau: (1) Xây dựng đề cương, kế hoạch nội dung phátsóng cho từng chương trình truyền hình; (2) Duyệt kịch bản; (3) Triển khai thựchiện; (4) Sản xuất tiền kỳ; (5) Sản xuất hậu kỳ; (6) Duyệt, kiểm tra nội dung: (7)Phat song; (8) Tiếp nhận, xử lý, trả lời thông tin phản hồi của khán giả [19, tr.17]

Về quy trình sản xuất các nội dung chương trình truyền hình đa nền tảng, cơbản vẫn dựa theo quy trình sản xuất chương trình truyền hình truyền thống Tuynhiên sẽ có một vài thay đổi nhất định do yếu tố thích ứng và tương thích với đa nền

Trang 36

tang, đa thiết bi đầu cuối Theo đó, quy trình sản xuất nội dung đa nên tảng đối với

các chương trình truyền hình bao gồm:

- Nghiên cứu, tìm hiểu và xác định dé tảiKhác với việc nghiên cứu, tìm hiểu và xác định đề tài đối với các chương trìnhtruyền hình thông thường, đối với nội dung chương trinh truyền hình đa nền tang,các nhà báo sẽ phải đối mặt với việc tông hợp tư duy và tài liệu ở nhiều góc độ khácnhau cũng như cần sự trợ giúp từ nhiều công cụ hỗ trợ (phẩn mém) khác nhau

Trong đó, các nhà báo phải chủ động tư duy và nhận thức, xem xét những nội dung

được khai thác có khả năng truyền tải trên đa nền tảng và có tác dụng, hiệu quảtruyền thông cao hay không

- Xây dựng và phê duyệt kế hoạchĐặc thù của sản xuất nội dung đa nền tảng là trải qua nhiều khâu, tích hợp

nhiều hình thức, nền tảng và phương tiện chuyên tải thông tin Do đó, các phóng

viên, biên tập viên cần phải xây dựng một kế hoạch thực hiện cụ thể, bài bản để

trình ban biên tập xem xét, duyệt nội dung trước khi được tô chức thực hiện Theo

đó, việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch cho sản xuất nội dung đa nên tảng hiện

nay được thực hiện theo 2 cách thức: (1) Xây dựng kịch bản sản xuất nội dung riêng

biệt, độc lập cho các nền tảng SỐ; (2) xây dựng kịch bản sản xuất nội dung đa nềntảng dựa trên việc chỉnh sửa, biên tập lại từ các chương trình truyền hình truyềnthống đã được phát sóng trước đó Tuy nhiên, với cách thức thứ (2), các phóng viên,biên tập viên cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết hon trong việc cắt ghép nhữnghình ảnh, nội dung nào và sử dụng hình ảnh, nội dung nào dé chương trình sau khi

được đăng tải lên các nền tảng số vẫn đảm bảo bồ cục, tính logic, sự mạch lạc và

đáp ứng được đúng mục tiêu truyền tải của chương trình truyền hình truyền thống

đã được phát sóng trước đó.

- Tổ chức thực hiện

Tương tự như công đoạn xây dựng và phê duyệt kế hoạch, việc tổ chức thực

hiện sản xuất cũng được chia làm 2 cách thức là tô chức thực hiện các nội dung đa

nền tang riêng biệt, độc lập có tính tương thích, phù hợp cho từng nền tang số khác

Trang 37

tải, phát tán ra các nền tảng số của các cơ quan, đơn vị báo chí để tới với công

chúng Thế mạnh vượt trội của các chương trình truyền hình được sản xuất đa nền

tảng là khả năng tương tác với công chúng tức thời và nhiều người có thể tương tácvới các phóng viên, biên tập viên, nhà sản xuất trong cùng một lúc Công chúngtương tac với cơ quan báo chí thông qua comment (binh luận) trực tuyến hoặc gửithư điện tử (email) trực tiếp, cho báo

1.5 Các tiêu chí về sản xuất nội dung đa nền tang

Dựa trên cuốn Cam nang bdo chí trực tuyến - Kỹ năng sinh ton và lớn mạnhtrong kỷ nguyên số của tác giả Paul Bradshaw, Nhà Xuất Bản Trẻ, 2021 [17] Tác

giả đã tổng hợp, tóm tắt và rút ra được một số những tiêu chí cơ bản cho các nộidung đa nền tảng như sau:

Thứ nhất, sự ngắn gọn, súc tích, tiết giản bót nội dung và chỉ tiết Có một

thực tế cho thấy, trên các nền tảng số, không phải khán giả nào cũng dành thời gian

của mình dé theo dõi hết thời lượng các chương trình truyền hình Tin bài đăng tải,phat sóng trên các nền tảng số có thé nói chỉ thích hợp với những lát cắt phan ánh,thông tin nhanh và ngắn gọn Chính tính chất đọc, xem lướt giúp người dùng chủ

động trong các hoạt động cuộn, nhấn, phóng to hình ảnh, video, đã khiến những

tin bài có thời lượng ngắn dé thu hút khán giả hơn vì họ không phải mat quá nhiều

thời gian dé xem, đọc tin bai mà vẫn có đủ thông tin mà mình cần Ngoài ra, mỗi

một nền tảng SỐ SẼ CÓ giới hạn về dung lượng, tốc độ truy cập, đòi hỏi các video,hình ảnh đăng tải cũng cần phải ngắn gọn, xúc tích, đi vào trọng tâm

Thứ hai, ngôn ngữ và hình thức thể hiện trực quan, sinh động Các sảnphẩm truyền hình khi được đăng phát trên các nền tảng số hoặc tùy biến trên các

giao diện thường có nội dung ngắn gọn, trực quan, nhiều hình ảnh, ít chữ, nhiềuvideo clip hoặc các hình ảnh đồ họa để tăng tính trực quan cho sản phẩm, giúp

Trang 38

người dùng dé xem, dé hiểu Nói một cách khác, do giới hạn về thị lực, không gian,

thời gian cũng như những hạn chế về phương tiện nghe, xem thông tin, khán giảkhông thể tập trung vào xem một loại hình trong một thời gian dài Họ dễ bị thu hútvới những tin bài có sự đa dạng về hình ảnh, video, âm thanh, hơn là những tin

bài chỉ có bài viết hay hình ảnh đơn thuần Thực tế cho thấy, nhu cầu tiếp nhận

thông tin của công chúng ngày nay là biết nhanh, không cần đi sâu vào phân tíchnhiều Do đó những sản phẩm truyền hình trên các nền tảng số thường là các dạngngôn ngữ trực quan, phù hợp với đa màn hình, từ màn hình điện thoại di động đến

máy tính bàn, máy tính bảng,

Thứ ba, cập nhật thường xuyên, liên tục Tận dụng lợi thế từ Internet, các tinbài được đăng tải trên các nền tảng số bao giờ cũng nhanh hơn so với truyền hình

truyền thống Vì vậy đề thu hút khán giả, các tin bài được đăng tải trên các nền tảng

số luôn cần phải có tính thời sự, nóng hồi, nhanh chóng và được cập nhật thường

xuyên, liên tục.

Thứ tư, khả năng thích ứng đa nền tảng Các chương trình truyền hình trêncác nền tảng số khi được sản xuất cần được thiết kế linh hoạt về định dạng, độ phângiải tương thích trên các nền tảng số khác nhau Ví dụ tin tức được phát sóng trênsóng truyền hình của VTV có thé phát trực tiếp và đồng thời trên các nền tang sốkhác như ứng dụng truyền hình số Quốc gia - VTVGo, VTV News hay các nền

tảng mạng xã hội khác.

Thứ năm, tạo sự khác biệt từ nội dung đăng tải Đối với các Đài Truyềnhình, chính yếu tố bản quyền, mang tính chính thống về thông tin đã tạo nên sự

khác biệt về nội dung tin bài khi đăng tải trên các nền tảng số Khán giả bao giờ

cũng muốn xem và tìm hiểu những thông tin chuẩn xác nhất thay vì những thông tinkhông chính thống, tràn lan trên không gian mạng

Thứ sáu, tính tương tác Với các chương trình truyền hình trên nền tảng số;môi trường trao đổi, liên kết giữa công chúng với nhau và giữa công chúng vớichương trình truyền hình đã được mở ra Khán giả có thê có thể tương tác, tham gia

vào bất cứ một chương trình truyền hình nào thông qua các thiết bị công nghệ sẵn

Trang 39

có và đón nhận, theo dõi, phản hồi dé dang các chương trình truyền hình trên nền

tảng số mà không giới hạn về thời gian, không gian, khoảng cách địa lý Điều này

đã tạo sự gần gũi, thân thiện, giúp công chúng được giao tiếp khi xem truyền hình,trở thành một phần nội dung tạo nên sự hấp dẫn cho các chương trình truyền hìnhtrên các nền tảng số

Thứ bảy, định vị người dùng Một trong những đặc điểm nỗi bật của sảnphẩm truyền hình nói riêng, sản phẩm báo chí nói chung trên các nền tảng số là khảnăng đo lường được người dùng Điều này giúp các cơ quan báo chí có thé biếtđược nhu cầu của người dùng thích/muốn gì ?, tần suất sử dụng và công chúng

tương tác với các chương trình truyền hình như thé nào 2, Qua đó định vị được

người dùng một cách rõ nét hơn, giúp các cơ quan báo chí có thé xây dựng, pháttriển các chương trình truyền hình đa nền tảng một cách chính xác và đầy đủ hơnđến với công chúng

Thứ tám, có tính siêu liên kết Hầu hết trên các nền tảng số hiện nay đều cho

phép người dùng trích dẫn, liên kết đường link từ tin bài của nền tảng này sang nềntảng khác Điều này đã giúp người dùng có thêm đa dạng sự lựa chọn khi tiếp cậnthông tin trên đa nền tảng cũng như được chọn lọc nội dung các tin bài theo sởthích, nhu cầu của người dùng

1.6 Các nền tảng số đang được sử dụng trong hoạt động báo chí của ĐàiTruyền hình Việt Nam

Chuyên đồi số là hướng đi tất yếu của các Đài Truyền hình trước sự cạnh tranh

mạnh mẽ của Internet và các nền tảng mạng xã hội Là bộ mặt của truyền hình Quốc

gia, là cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện [16], Đài Truyền hình Việt

Nam đang là một trong những đơn vị đã có sự đầu tư về hạ tầng kỹ thuật mạng côngnghệ thông tin khá hiệu quả cũng như phát triển, xây dựng các chương trình truyềnhình đa nền tảng đạt được những kết quả khả quan

1.6.1 Ung dụng VTVgo - nền tảng truyền hình số Quốc gia

Vào năm 2015, Đài Truyền hình Việt Nam đã xây dựng, phát triển và cho rađời ứng dụng xem truyền hình trực tuyến trên nền tang số là VTVGo VTVGo do

Trang 40

Trung tâm Sản xuất va Phat triển Nội dung số (VTV Digital) của Đài truyền hình

Việt Nam phát triển và quản trị

Qua hơn 9 năm phát triển, VTVGo đã có hon 8 triệu người dùng thườngxuyên, trong đó có 6 triệu người dùng trên các thiết bị di động và 2 triệu người dùngtrên Tivi thông minh Với những kết quả đã đạt được, VTVGo đã trở thành mộttrong những trụ cột chính trong chiến lược chuyển đổi số của VTV Theo đó, từtháng 12/2022, ứng dụng VTVGo đã được Bộ Thông tin & Truyền thông công nhậnđạt tiêu chí là “Nền tảng sỐ phục vụ người dân” và được lựa chọn xây dựng trởthành nền tảng truyền hình số Quốc gia Ngày 05/06/2023, tại buổi họp báo thường

kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông, VTVGo — nền tảng truyền hình số Quốc gia

đã chính thức được ra mắt [2]

Về hạ tầng kỹ thuật, VTVGo đã được thiết kế theo hướng sử dụng các dịch vụ

trên nền tang Cloud như: AWS, Vinadata, vì vậy mức độ chịu tải của hệ thống cóthé đáp ứng trên 1 triệu lượt người xem đồng thời trên ứng dụng VTVGo cũngđược thiết kế để tương thích được trên nhiều nền tảng từ Web, Mobile, SmartTV,

TV Box, Roku,

Hình 1.1 Giao diện VTVGo trên Mobile

Về giao diện, để tăng tính tương tác giữa đội ngũ phóng viên, biên tập viêncủa VTVGo với người dùng, Tab Kênh số VTV được thiết kế với các đề mục theoyêu cầu từ các đơn vị sản xuất nội dung Qua đó từng bước xây dựng một sân chơichung cho các đơn vị trong VTV có thể chủ động đưa nội dung, thông tin của mình

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w