1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương

133 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương
Tác giả Phan Trung Hiếu
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị My
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 32,23 MB

Nội dung

Đối với nhiều nhà báo thì đây là vẫn đềmới lạ, có điều kiện sáng tạo nội dung, đôi mới cách thức thé hiện.Những thé loại chương trình truyền hình dang được các đài PTTHtrong khu vực ĐBSC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN TRUNG HIẾU

LUẬN VAN THAC SĨ BAO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN TRUNG HIẾU

TRUYEN HÌNH CHUYEN DEVE BIEN DOI KHI HAU VUNG DONG BANG SONG CUU LONG

TREN SONG TRUYEN HiNH DIA PHUONG

Luan van Thac si chuyén nganh Bao chi hoc

Mã số : 8320101.01 (UD)

TS Phạm Thị My

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả trong luận văn chưa được công bé ở bat kỳ công trình nào khác Cácsố liệu, ví dụ minh họa, và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phan Trung Hiếu

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin chân thành cam ơn các thay, cô là giảng viên Viện Dao tạo Báochí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.Xin tran trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Thị My - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏevà Môi trường vì cộng đồng, Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trườngđã nhiệt tình và rất trách nhiệm hướng dẫn tôi, cung cấp thêm nhiều thông tin,

kiến thức trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyềnhình tỉnh Vĩnh Long và các đồng nghiệp là phóng viên, nhà báo, các kỹ thuậtviên liên quan báo chí truyền hình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này

Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tôi Mặc dù đãcó nhiều cỗ gang, song do kỹ năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nênluận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót

Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu để luận văn hoàn

chỉnh hơn!

Trang 5

MỤC LỤC

97.0015 — 51 Lý do chọn đề tài - + 25s+SE+Ek£EEEEE2E121112112171711211211211 111111 re 52 Lịch sử vẫn đề nghiên cứu -¿ + ©++x+2x++Ex+Exerxrzrxerxezrxerkeerxee 9

3 Mục đích, nhiệm vu, nghiÊn CUU ccc eeceeseseseceeeceseeeseeeseeceaeeeeeeseeeeneeaes 11

4 Đối tượng, phạm vi nghiên COU - 5-2 5£ ++£+££+££+£++£++£xerxerxerseee 12

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - -G <1 1 E1 ng ng ng ng re, 12

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2-2-2 SSE+EE£EE2E2EE2EE2EE2EEerkerkerree 137 Bố cục luận văn -.-¿- - Set +ESEEvSESEEEEEESEEEEE151151111151111112E11 111111 E xe 14Chương 1 LÝ THUYET CHUNG VE TRUYEN HÌNH CHUYEN DEVA TRUYEN HÌNH CHUYEN DE VE BIEN DOI KHÍ HẬU VUNGDONG BANG SONG CUU LONG TREN SÓNG TRUYEN HÌNH

DIA PHUONG oioicccccccccscssssssssssesssesssessecssessecsusssecsuscsscssessusssecsusssecsusssesseeesees 15

1.1 Một số khái niệm cơ BAN eceecessessesssessessessessssssssessessessessecsessusssessesseeseeses l51.2 Biến đổi khí hậu và biến đổi khí hậu vùng đồng băng sông Cửu Long .251.3 Các nội dung cần truyền thông về biến đổi khí hậu - 301.4 Đặc điểm của các chương trình truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậuvùng đồng băng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương 32

1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề về biến đổikhí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương 37

1.5.1 Yêu cẩu về nội 77/50 371.5.2 Yêu câu về hình thức thé hiện .- ccccc-ccccccsccceererrreerrrree 40Tiểu kết chương 1 - ¿2 2 %+SE£SE£SE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrrkee 45Chương 2 TRUYEN HÌNH CHUYEN DE VE BIEN DOI KHÍ HẬU

VUNG DONG BANG SONG CUU LONG TREN SONG TRUYEN

HINH DIA PHUONG W0.0 occccccccccccscesccscssesscsscssesessessesscssesesssssessessestestesesnens 462.1 Giới thiệu về Đài Phát thanh và Truyền hình tinh Vĩnh Long và quy trìnhsản xuất chương trình truyền hình chuyên đề ở Đài -52-52- 46

Trang 6

2.2 Đặc điểm chương trình truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùngĐồng bằng sông Cửu Long trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

2.3 Những ưu điểm, hạn chế của truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu ởĐài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long 2-5 52 5z s55: 652.3.1 Những ưu điểm và nguyên nhÂH - 2+2 ©52©5£+£+£++£++£te£teztezrezrsee 652.3.2 Hạn chế và nguy€n Nha cccccccccsscsccsssessessessessssssessessessessessessessessesseeseesess 82Tiểu kết chương 2 cceccecceccccecesessesecssessessessessessssecsecsssssessessessessesssseessesees 91

Chương 3 NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHAT LƯỢNG CHUYEN DE TRUYEN HÌNH VE BIEN DOI KHÍ

HAU VUNG DONG BANG SONG CUU LONG TREN SONG TRUYEN

HÌNH DIA PHƯƠNG - 2 52+ E2 EEEE2E1211211211211 21111 cre 923.1 Yêu cầu tuyên truyền về biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL trong bối cảnh

PHU LLỤC - 2 S5c2S<EE2EEEE12E121127121127121171211 11.1111 119

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATBDKH :Biến đổi khí hậu

PTTH : Phát thanh và Truyền hìnhĐBSCL : Dong bang sông Cửu Long

Trang 8

DANH MỤC BANG, BIEU ĐỎ SƠ DO, HÌNH VEHình 2.1: Tỷ lệ nội dung các chương trình chuyên dé ở Đài PT — TH Vinh Long52

Hình 2.2: Cảnh toàn trong chương trình Chuyện hôm nay - 60

Hình 2.3: Cảnh toàn trong chương trình “Dự báo sâu bệnh hai cây trông ”.62Hình 2.4: Hình một nên nhà bị sạt lở trong chương trình Chuyện hôm nay

“Điểm nóng sat lở An Binh’? ceccccccsscssssssessessessessessssssessessessessessessssssesseeseeseeseess 76Hình 2.5: Tựa chương trình Nông nghiệp bên vững “Tôm rừng hữu cơ” T1Hình 2.6: Tỷ lệ các lĩnh vực được dé cập dé trong chương trình “nông nghiệp

bên 7 ÔỎ 83Hình 3.1: Tỷ lệ người dân biết được thông tin về biến đổi khí hậu 93Hình 3.2: Kết quả khảo sát thời lượng một nội dung mà khán giả muốn xem

/11ể6/17712/1587/1//0000n0n0n8Ẻ88 106

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Mùa khô năm 2015 — 2016, ĐBSCL hứng chịu đợt hạn — mặn lịch sử

chưa từng có Trên 160 ngàn ha đất lúa bị thiệt hại, gần 160 hộ gia đình,tương đương khoảng 600 ngàn người bị thiếu nước sinh hoạt

Đến mùa khô 2019-2020, thời gian hạn mặn kéo dài gấp đôi so với mùa

khô năm 2016, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 khu vực ĐBSCL ở

mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử

Theo “Kế hoạch ĐBSCL”, một chương trình hợp tác giữa Việt Nam vàHà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) va Quản lý nước, đồngbăng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm trong nhóm 5 đồng bằng có khả năng bị

ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên thế giới do BĐKH

Một báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho thấy ĐBSCLđang có 286km trên tông số 744km chiều dài bờ biển đang trong tinh trang satlở nghiêm trọng Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ sụt lún trung bình của

vùng là 0.96cm/nam.

Cũng theo tài liệu “Kế hoạch ĐBSCL”, BĐKH đã và đang diễn ranhanh, mức độ gay gắt hơn so với dự báo Thách thức giờ không chỉ làvấn đề nội tại, mà còn đan xen với những mâu thuẫn về nguồn nướcxuyên biên giới Và sự chồng chéo, bất cập trong công tác quy hoạch củacác bộ, ngành và từng địa phương đã góp phần làm cho những tác động

tiêu cực của chúng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là việc

khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

BĐKH là mối đe dọa đối với lưu vực hạ lưu sông Mê Công, vì nó đanggây tác động và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân sống phụ thuộcvào tài nguyên thiên nhiên của sông Thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, dòng chảycủa sông và lũ lụt làm ảnh hưởng đến nông nghiệp và đánh bắt cá, và hậu quả là

Trang 10

giảm an ninh lương thực, đặc biệt là đối với người nghèo Ngoài ra, mực nướcbiển dâng theo như dự báo sẽ làm tăng độ mặn và lũ lụt ở ĐBSCL, gây thiệt hại

cho cây trồng tại hầu hết các khu vực sản xuất trong lưu vực

ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp, thủy sản lớn nhấtViệt Nam Hàng năm nơi đây sản xuất ra đến 95% lượng gạo xuất khẩu,

đóng góp 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng và 70% trái cây các loại

của cả nước (NQ 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 cua Chính phủ).

Thực tế cho thấy, BĐKH đã và đang diễn ra nhanh, mức độ gaygắt hơn so với dự báo Thách thức giờ không chỉ là vẫn đề nội tại, mà cònđan xen với những mâu thuẫn về nguồn nước xuyên biên giới Và sựchồng chéo, bat cập trong công tác quy hoạch của các bộ, ngành và từngđịa phương đã góp phần làm cho những tác động tiêu cực của chúng

ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là việc khai thác quá mứctài nguyên thiên nhiên.

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu

quốc gia ứng phó với BĐKH Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánhgiá được mức độ tác động của BDKH đối với các lĩnh vực, ngành và địaphương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tínhkhả thi để ứng phó hiệu quả cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằmđảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội pháttriển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốctế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất

Nghị quyết số 24-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường, phan giải pháp chủ yếu xác định: “Tăng cường,

đổi mới công tác tuyên truyén, giáo duc, nâng cao nhận thức, hình thành ý

thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và

Trang 11

bảo vệ môi trường Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các

đối tượng ưu tiên tuyên truyễn, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi

khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình dao tao

các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Phổ biến

kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với

biển đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội Tăngcường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo du luận xã hội lên án và thongnhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tàinguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vậthoang đã Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ cánbộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân”.

Ngày 17/11/2017, Chính phủ ra Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triểnbền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH Khâu tô chức thực hiện xác định lĩnhvực thông tin, giáo dục và truyền thông là một giải pháp quan trọng nhằmnâng cao nhận thức, khả năng thích ứng của cộng đồng

Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1055/QĐ-TTgVề việc Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đồi khí hậu giai đoạn2021 — 2030, tầm nhìn đến 2050.

Với chức năng cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội, báo chínói chung, các đài phát thanh — truyền hình (PTTH) nói riêng đang là kênh

cung cấp thông tin, truyền thông về BĐKH hiệu quả đến đông đảo côngchúng Bên cạnh Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, ĐàiTruyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thì các đài PTTH của các tỉnh thành

trong khu vực ĐBSCL cũng là những đơn vi đóng vai trò quan trọng trong

truyền thông về BĐKH đến khán giả Hiện toàn vùng có 13 đài phát thanh —truyền hình ở mỗi địa phương và một Trung tâm Truyền hình Việt Nam đặttại thành phố Cần Thơ.

Trang 12

Từ năm 2016 đến nay, các chương trình truyền hình về BĐKH, hoặc cólồng ghép nội dung về BDKH được các đài PTTH trong khu vực ĐBSCLquan tâm đầu tư, tăng về số lượng, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhucầu của khán giả, phục vụ công tác tuyên truyền của địa phương Đây là vẫnđề mang tính thời sự, nóng bỏng nên các chương trình về nội dung này dànhđược sự quan tâm của công chúng Đối với nhiều nhà báo thì đây là vẫn đềmới lạ, có điều kiện sáng tạo nội dung, đôi mới cách thức thé hiện.

Những thé loại chương trình truyền hình dang được các đài PTTHtrong khu vực ĐBSCL thực hiện bao gồm tin, phóng sự, chuyên đề (chuyên

mục), phỏng van, ký sự, phim tài liệu, bình luận, toa dam Trong đó,

chuyên đề là hình thức thông tin sâu về một lĩnh vực, được kết cấu tương đốiồn định về hình thức và thời điểm phát sóng Nó được duy trì trong một thờigian nhất định Thời lượng phát sóng của mỗi chuyên đề phụ thuộc vào khungchương trình tổng thé Vì vậy, chuyên đề thường được chọn dé xây dựng cácchương trình truyền thông về BĐKH trên sóng truyền hình của các dai PTTH

trong khu vực.

Thực tế tại Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long cho thấy, Ban Giám đốc Đài rấtquan tâm, xây dựng khung chương trình chuyên đề về BĐKH Hiện Đài đã cócác chương trình phát sóng định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng liênquan đến vấn đề BĐKH Nội dung chương trình khá phong phú như dự báothời tiết; cảnh báo thiên tai, dịch hại; giới thiệu những mô hình hay, giải phápthích ứng với BDKH hiệu quả; chuyên đề - khoa giáo về BĐKH Nhiềuchuyên đề có chỉ số khán giả tốt, thu hút tài trợ tạo nguồn thu cho đơn vi làmtốt hoạt động kinh tế báo chí.

Thế nhưng, đánh giá chung của Ban biên tập chuyên đề thì việc tổ chứcsản xuất chuyên đề về BĐKH vẫn còn có những khó khăn, hạn chế, cần tìmgiải pháp khắc phục trong thời gian tới Một trong những tồn tại lớn nhất là

Trang 13

hiện vẫn chưa có những nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dungBĐKH phù hợp với năng lực sản xuất của các đài truyền hình địa phương.Việc phát triển các chuyên đề chủ yếu theo dòng thời sự, mang nhiều tính chủ

quan tu cơ quan tô chức sản xuất, chưa có điều kiện khảo sát, đánh giá hiệuquả công tác truyền thông về BĐKH Nguồn nhân lực, dữ liệu thông tin,phương tiện kỹ thuật phục vu cho sản xuất các chuyên đề BDKH vẫn cònnhiều hạn chế, ít có phóng viên đủ năng lực, đam mê theo đuổi sâu về mangđề tài này Sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ mạng xã hội, các trang thông tin điệntử cũng đang giảm lượng khán giả quan tâm theo dõi các chuyên đề, trong đócó chuyên đề về BĐKH trên sóng các đài truyền hình khu vực, trong đó có

Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long.

Vì vậy, làm thé nào dé nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên dévề BĐKH trên sóng các đài truyền hình vùng ĐBSCL là van đề hết sức quantrọng Nếu có giải pháp tốt cũng sẽ giúp các đài PTTH nâng cao hiệu quảtuyên truyền về BDKH, thu hút khán giả, tạo uy tín, tăng nguồn thu cho cácđài truyền hình trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay Muốn vậy, chấtlượng các chuyên đề về BĐKH phải được nâng lên theo nhu cau tiếp cận

thông tin của khán giả truyền hình hiện nay.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Truyền hình chuyên đềvề biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địa phương” Phạm vikhảo sát đề tài được thực hiện ở Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long

2 Lịch sử van đề nghiên cứuNghiên cứu “Truyền hình chuyên dé về biến đổi khí hậu vùng dongbằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương ” là một vấn đề có tínhmới, cấp bách Ở nước ta hiện nay có những công trình nghiên cứu về lĩnhvực này, tuy nhiên, chuyên đề truyền hình về biến đổi khí hậu vùng ĐBSCLtrên sóng truyền hình địa phương chưa được đề cập nhiều trong các nghiên

Trang 14

cứu cũng như đối với thực tiễn đặt ra Qua tìm hiểu, đã có những công trìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài này như:

+ Sách “Báo chí với van đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam” của tác gia

Dinh Văn Hường và Nguyễn Minh Trường, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội

+ Luận văn Thạc sĩ báo chí học của tác giả Lê Huy Phúc với đề tài“Thông tin về hậu quả biến đổi khí hậu trên báo điện tử Việt Nam” (Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2017)

+ Luận Văn Thạc sĩ báo chí học của tác giả Lê Văn Trúc Ly với đề tài“Báo chí Trung Bộ với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay” (Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2017).

+ Luận văn Thạc sĩ báo chí học của tác giả Ngô Thị Phú Hòa với đề tài“Bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương khu vựcTrung Bộ” (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

bảo vệ năm 2011).

+ Luận văn Thạc sĩ khoa học của tác giả Hồ Minh Trử với đề tài “Nângcao chất lượng và hiệu quả chương trình truyền hình địa phương ĐBSCL”(Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ

năm 2006).

+ Luận văn Thạc sĩ khoa học của tác giả Phạm Bích Phương chuyên

ngành Biến đôi khí hậu với đề tài “Nghiên cứu lồng ghép truyền thông biến đổikhí hậu vào các hoạt động phòng chống thiên tai tại thị trần Diêm Điền, huyệnThái Thuy, tỉnh Thái Bình” (Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2017)

+ Bài viết của Thạc sĩ Đinh Hữu Dư với chủ đề “Truyền thông đạichúng với biến đổi khí hậu” trích dẫn từ Kỷ yếu Hội nghị Môi trường toànquốc lần thứ IV, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/9/2015.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều liên quan đến vấn đề sản

xuât chương trình, chuyên đê trên sóng truyên hình, trong đó có vân đê liên

10

Trang 15

quan đến BDKH Tuy nhiên, chưa có dé tài nào đi sâu phân tích đánh giá thựctrạng, giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình chuyên đề truyền hình vềBĐKH vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địa phương Vì vậy, tác giả sẽ kếthừa, tiếp thu kết qua từ các công trình nghiên cứu, bài viết ké trên và qua trựctiếp thực hiện công tác chuyên môn tại Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long đề phân tích,đúc kết thành hệ thống lý luận và thực tiễn, góp thêm kênh thông tin cho nhữngngười quan tâm đến van dé nâng cao chất lượng chuyên đề truyền hình về biếnđổi khí hậu vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địa phương.

3 Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu.

Trên cơ sở khung lý thuyết chung về truyền hình, quy trình sản xuấtchương trình chuyên đề truyền hình, những tiêu chí đánh giá chất lượng

chương trình truyền hình, luận văn sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng

chất lượng, hiệu quả truyền thông của các chuyên đề về biến đổi khí hậuthông qua việc khảo sát ở Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long Qua đó, tổng hợp, đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình chuyên đề vềBĐKH trên sóng truyền hình phù hợp với năng lực của các dai truyền hình

- Khảo sát, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng sản xuất các chươngtrình chuyên đề truyền hình về BĐKH như: Chất lượng và những đặc điểm

của truyền hình chuyên đề về BĐKH vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địaphương; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này Nhận

xét của công chúng vê các chuyên đê liên quan đên BDKH.

11

Trang 16

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trìnhchuyên đề về BĐKH phù hợp với năng lực mà các đài PT TH địa phương.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chương trình truyền hình vềBDKH vùng ĐBSCL ở các dai truyền hình địa phương

Phạm vi nghiên cứuTrong phạm vi luận văn này, tác giả khảo sát những chương trình

chuyên đề về BĐKH ở Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long Cụ thể khảo sát nội dungvề BĐKH ở các chuyên đề: Nông nghiệp bền vững, Dự báo sâu bệnh hai câytrồng và Chuyện hôm nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

12

Trang 17

pháp phân tích, phương pháp so sánh thông qua những nguồn dữ liệu cơ bản

sau:

+ Phỏng van sâu đại diện Ban Giám déc, lãnh dao các phòng chuyênmôn, phóng viên phụ trách lĩnh vực đề tài về BĐKH ở Đài PT TH tỉnh VĩnhLong Phỏng vấn sâu một số lãnh đạo, nhà khoa học, chuyên gia, nhữngngười quan tâm, am hiểu về BĐKH ở ĐBSCL về vai trò của các chương trìnhchuyên đề trên sóng truyền hình trong tác động đến nhận thức của xã hội về

luận về báo chí, truyền hình dé giải quyết một van đề cụ thé trong thực tiễn, đó

là truyền hình chương trình chuyên đề về BĐKH vùng ĐBSCL

Kết quả nghiên cứu dé tài kỳ vọng ít nhiều sẽ có những đóng góp, bổsung nhất định cho lý luận báo chí truyền hình về công tác sản xuất chương trìnhchuyên đề về BĐKH, một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự pháttriển bền vững vùng ĐBSCL Đặc biệt là trong bối cảnh NQ 120/NQ-CP của

13

Trang 18

Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL cần nhận được sự đồng thuận của xãhội cũng như cần có kênh thông tin phản biện chính xác, kịp thời, đề xuất những

giải pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết đặt ra

Ý nghĩa thực tiễn- Mục tiêu của chương trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chươngtrình chuyên đề về BĐKH, giúp các đài truyền hình trong vùng ĐBSCL nhậnra được những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, giữ vững vai trò là kênh thôngtin quan trọng, truyền thông quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật Nhà nước đến với cộng đồng trong vấn đề thích ứng với BĐKH.

- Đề tài cũng góp phần tìm ra những phương thức sản xuất các chươngtrình chuyên đề hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện nhân lực, tài chính, trangthiết bị của các dai truyền hình địa phương

- Giúp cho bản thân tác giả cũng như cơ quan đang công tác có cái nhìn

khoa học, toàn diện hơn trong việc hoạch định, đổi mới chương trình chuyên đềtrên sóng truyền hình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khán giả xem đải

7 Bồ cục luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Lý thuyết chung về truyền hình chuyên đề và truyền hìnhchuyên đề về biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địa

14

Trang 19

Chương 1

LÝ THUYET CHUNG VE TRUYEN HÌNH CHUYEN DE VÀ TRUYEN

HÌNH CHUYEN DE VE BIEN DOI KHÍ HẬU VUNG DONG BANG

SÔNG CUU LONG TREN SONG TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG

1.1 Một số khái niệm co bản.Truyền hình.

Theo sách “Cơ sở lý luận báo chí” của Nguyễn Văn Dững, Truyền hìnhlà kênh truyền thông chuyền tải thông điệp băng hình ảnh động với nhiều sắcmàu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm thanh, tiếng động Truyền hìnhđem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếptiếp xúc và cảm thụ Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau,kế thừa các thế mạnh của các kênh trước đó, như điện ảnh, báo in, phátthanh, và ngày nay dang “tận hưởng” tối đa môi trường truyền thông số trên

mạng internet [10, tr.167]

Truyén hinh 1a su tong hop cua tat cả các loại hình thông tin, giải trí,khoa học, giáo dục Xu hướng phát triển của truyền hình ngày càng gần gũihơn với đời sống, ngày càng tiến tới xã hội hóa việc sản xuất chương trình,mọi người, mọi nhà có thể sản xuất chương trình truyền hình nếu có nhu cầuvà điều kiện.

Truyền hình là một loại hình báo chí, do đó thông tin truyền hình mangnhững đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí Theo sách “Co sở lý luận báochí” của Nguyễn Văn Dững, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, năm2018, có nêu ra một số đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí bao gồm:

Thông tin thời sự; Tính công khai của thông tin báo chí; Tính mục đích của

thông tin báo chí; Thông tin báo chí có tính định kỳ, đều đặn;Tính phong phú,da dang và nhiều chiều thông tin; Tính dễ hiểu, dễ nhớ và dé làm theo: Tinh

tương tác; Tính đa phương tiện.

15

Trang 20

Chức năng của truyền hình.Về chức năng của truyền hình, trong “Giáo trình báo chí truyền hình”,tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội năm 2013,đã đề cập đến những chức năng của báo chí truyền hình gồm chức năng thôngtin, chức năng tư tưởng, chức năng tổ chức - quan lý xã hội, chức năng chi

đạo - giám sát xã hội:

Chức năng thông tin: Nhiệm vụ hàng đầu và cũng là lý do ra đời củabáo chí là thông tin Có thể nói, thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng

cơ bản nhất của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng Thông tin lànhu cầu sống của con người và xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầuthông tin càng cao và do đó, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng càngphải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội Truyềnhình có những lợi thế nhất định so với các loại hình báo chí khác trong việc

phản ánh thông tin.

Không những thông tin nhanh nhạy, phong phú đa dạng mà thông tin

trên truyền hình phải đảm bảo tính trung thực, độ chính xác cao Một trongnhững nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng là bảođảm tính khách quan và chân thật Một yêu cầu khác mà thông tin trên báochí phải hết sức lưu ý đó là thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị vănhóa và đạo lý của dân tộc, thông tin phù hợp với sự phát triển và phục vụ sựphát triển Thông tin trên truyền hình cũng phải nhằm vào việc định hướng dư

luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng Day là

yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của truyền thông đạichúng nói chung và của truyền hình nói riêng.

Chức năng tư tưởng: Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng

đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyềnlãnh đạo xã hội Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức

16

Trang 21

xã hội, hình thành một hệ thống tư tưởng thống trị với những định hướng nhấtđịnh Đây chính là một phương thức dé phát huy những quyền lực trong cáclĩnh vực kinh tế xã hội, tập hợp lực lượng quan chúng, phát huy được nhữngtiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định.Truyền hình luôn bám sát đời sống thực tiễn, tập trung phản ánh những điểnhình trong xã hội, đồng thời phê phán những cái tiêu cực trong xã hội Báo chínói chung cũng như truyền hình nói riêng có vai trò rất lớn trong việc tạo radư luận xã hội Dư luận xã hội là phản ứng, thái độ của xã hội đối với một sựkiện, hiện tượng vấn đề hoặc một nhân vật nao đó Tinh chất của dư luận xãhội phụ thuộc vào nội dung thông tin được phản ánh Điều đó chứng tỏ nếuthông tin bị bóp méo hay xuyên tạc thì hậu quả sẽ rất lớn vì nó tạo ra dư luậnxã hội không tốt mà không dễ gì dập tắt được.

Chức năng tổ chức — quản lý xã hội: Báo chí nói chung và truyền hìnhnói riêng đang hàng ngày hàng giờ tham gia vào công tác tô chức, quản lý xãhội Truyền hình góp phần tuyên truyền những chủ trương chính sách củaĐảng va Nhà nước đến cho nhân dân, đồng thời cũng là diễn đàn dé phản ánh

những tâm tư nguyện vọng của người dân Truyền hình là kênh thông tin hai

chiều để mọi chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra đều phù hợp với nguyệnvọng của nhân dân Báo chí được coi là “quyền lực thứ tư trong xã hội” vì nótạo sức mạnh dư luận thông qua thông tin Trên truyền hình Việt Nam hiện

nay có những chương trình đặc biệt thu hút được sự quan tâm của đông đảo

khán giả xem truyền hình như: Sự kiện và dư luận, Diễn đàn Đó là những

chương trình mà tính công khai dân chủ được thể hiện rất rõ ràng

Chức năng phát triển văn hóa và giải trí của truyền hình: Thông quatruyền hình, sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giớiđã trở nên dễ dàng hơn Người xem có điều kiện mở rộng tầm mắt, cho dù

ngôi ở nhà, họ van được xem những hình anh mới nhat, sông động động nhat

17

Trang 22

về nhiều nơi trên thế giới Đây là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển

văn hóa qua truyền hình Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới truyền

thông hiện nay, truyền hình đang đáp ứng những dịch vụ tốt nhất nhằm kéokhán giả đến với truyền hình nhiều hơn nữa Ở Việt Nam hiện nay, không chỉcó duy nhất Dai Truyền hỉnh Việt Nam mà còn nhiều dai địa phương cũng

đang nỗ lực nâng cao chất lượng dé có được thế mạnh cạnh tranh.

Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội: Chọn sự kiện và vấn đề thời sựdé thông tin va phân tích, nhưng nhìn nhận nó từ bình diện nào, với hệ thongchi tiết, ngôn từ giọng điệu như thé nào là thé hiện chức năng chi đạo Baođảm tính chỉ đạo của báo chí, đòi hỏi nhà báo có tầm nhìn xa và trên nền tảngtri thức, văn hóa rộng, vững chắc, phong phú, có tính nhân văn và trách nhiệmxã hội cao cả trước công chúng và lịch sử Biểu hiện chức năng chỉ đạo củabáo chí không giống sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng hay các cơ quan quyềnlực khác Báo chí không có quyền lực như chính quyền, không được ra lệnh

mà chỉ tác động vào dư luận xã hội, tác động vào nhận thức của nhân dân.Cho nên, báo chí chỉ đạo thông qua việc đăng tải chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước, qua việc thông tin, thông qua thuyết phục là chủ yếu Vaitrò tư vấn thuyết phục, định hướng nhận thức thay đổi thái độ và hành vi, do

đó hướng dẫn hoạt động thực tiễn được coi là vai trò chỉ đạo của báo chí

Giám sát là một trong các chức năng cơ bản của báo chí.

Đặc thù giám sát của báo chí là giám sát bằng dư luận xã hội, bằng taimắt của nhân dân Đó là sự giám sát mọi nơi, mọi lúc Mỗi chức năng có vaitrò của nó Thông tin là chức năng tiền đề, vì các chức năng khác chỉ có thêđược bảo đảm trên cơ sở làm tốt chức năng mang tính mục đích của hoạt độngbáo chí là xác lập hệ tư tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa thống nhất trong toàn thể

nhân dân Chức năng chỉ đạo và giám sát bảo đảm cho báo chí hoạt động có

hiệu quả trong từng thời gian, nhằm vào những mục tiêu cụ thể và kịp thời phát

18

Trang 23

hiện, uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết, tạo ra sự vận hành nhịp nhàng, can

đối và hiệu quả của các tiêu hệ thống và cả hệ thống xã hội nói chung.

Các thể loại báo chí truyền hình.Nói về sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, tác giả Trần Bao Khánhchia làm năm thé loại chính là tin truyền hình, phóng sự truyền hình, ký sựtruyền hình, phỏng vẫn truyền hình và tạp chí truyền hình

Tin truyền hình: Đặc điểm phân biệt với tin của các loại hình báo chíkhác là tin truyền hình truyền đi bằng hình ảnh và âm thanh Có nhiều dạngtin khác nhau do cách chọn tiêu chí dé phân chia như đối tượng phản ánh, tínhchất thông tin Nếu lấy hình ảnh làm tiêu chí phân loại thì tin truyền hình cóthê gồm các dạng như tin lời, tin ảnh, tin hình

Phóng sự truyền hình: Phóng sự là sự phản ánh chi tiết một sự kiệnhấp dẫn, một biến cố nóng hổi mà người xem cần quan tâm, cần biết.Phóng sự truyền hình sẽ cho biết sự kiện đó diễn ra như thế nào, cùng vớinhững thông tin bối cảnh của sự kiện đó, nguyên nhân của sự kiện, tác

động của sự kiện.

Ký sự truyền hình: Là thể loại báo chí truyền hình mà trong đó cácnhân vật, sự kiện, sự việc có thật được khắc họa và khái quát thành hìnhtượng thông qua các phương pháp chính luận nghệ thuật nhằm mục đíchkhông những thông tin mà còn tạo ra cảm xúc thâm mỹ sâu sắc đối với

19

Trang 24

ra cuộc hỏi chuyện, làm cho người đọc, người xem, người nghe thấy được cả

tính cách của người hỏi và người trả lời.

Tạp chí truyền hình: Tác giả Trần Bảo Khánh nhận định “Chươngtrình phát sóng có tính định kỳ của truyền hình, chuyển tải những chủ déthuộc cùng một lĩnh vực tri thức nao đó Dac điểm của tạp chí truyền hìnhgồm có tính định kỳ; tính chuyên ngành; có nhóm khán giả đặc thù; tập hợpthông tin đa chiều về cùng một chủ đề hoặc nhóm chủ đề

Chương trình truyền hình chuyên đề.Trần Bao Khánh — Bùi Chí Trung, đưa ra cách tiếp cận về chương trìnhtruyền hình ở ba khía cạnh: Thứ nhất là từ phương diện kỹ thuật truyền tải

thông tin Nhiệm vụ của chương trình là đưa ra được lời đáp, hướng dẫn cho

thực tế khi xây dựng chương trình truyền hình, quy định được nguyên tắcphối hợp tin, bài Đây hoàn toàn là khuynh hướng nghề nghiệp, nghiên cứumột mặt của việc phản ánh từ sự tiếp xúc xã hội rộng lớn, đến mối quan hệnhân quả Thứ hai, tiếp cận từ khuynh hướng quan tâm đến ưu thế và biểuhiện ở hiệu quả tác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực củanó Tuy chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, nhưng cách tiếpcận này cũng đưa ra khái niệm về phần giao tiếp cũng như đặt ra những vấnđề, sự kiện mà nó ảnh hưởng tới cơ cấu, khuynh hướng của chương trình Thứba, chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại

của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyềnhình Có thể nói không có chương trình thì không có truyền hình Chươngtrình cũng là sản phẩm lao động của một tập thể, bao gồm các nhà báo, cán bộkỹ thuật, bộ phận hỗ trợ sản xuất, v.v tạo nên thuật ngữ “chương trình

truyền hình” và về mặt sáng tạo và sản xuất chương trinh.[22, tr 19-20]

Theo sách “Tổ chức chuyên đề báo chí” của Nguyễn Tri Thức, trongtiếng Anh thông tin chuyên đề có thé được coi là thông tin về những chủ dé,

20

Trang 25

đề tài đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều người chuyên về một lĩnh vựcnào đó mà các thông tin được cung cấp tới bạn đọc [33, tr.20]

Từ “column” trong tiếng Anh cũng được hiểu với ý nghĩa “chuyên đề”

Theo đó, đây là một chuyên mục định kỳ trên báo hoặc tạp chí, trong đó tác

giả viết về một lĩnh vực hoặc nhóm chủ dé và có thé bày tỏ quan điểm hoặc ýkiến của mình về chủ đề đó Người phụ trách chuyên đề gọi là “columnist”hay “nhà báo chuyên đề” Theo Từ điển Báo chí và Truyền thông Webster,“column” là “một loạt bài báo hoặc bài viết chuyên đề xuất hiện định kỳ trênbáo hay tạp chí, do một nhà báo cụ thể (nhà báo chuyên dé) chịu trách nhiệmhoặc về một chủ đề nhất định” Theo đó, các nhà báo chuyên đề là người

chuyên viết chuyên mục hoặc chuyên viết về một chủ đề nhất định [33, tr.21]

Chuyên có thể hiéu là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về một lĩnh vựcnào đó Còn từ đề có thê hiểu là van dé, dé tài, chủ đề Như vậy, chuyên đềlà việc tổ chức một đề tài chuyên sâu, chuyên biệt nào đó, trong phạm vi thờigian, không gian nhất định, đặc biệt là các vấn đề mới, thu hút sự quan tâmcủa công chúng mà còn nhiều điểm khúc mắc, cần được bàn luận kỹ lưỡng,tập trung Từ phân tích trên có thé cho rằng, chuyên dé là những vấn déchuyên môn, chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ dé, van dé, dé tài nào đó,được biểu hiện thông qua nhiễu góc độ, lăng kính khác nhau, nhằm làm rõ

bản chất của sự việc, hiện tượng được nêu ra, tùy theo mục dich nghiên cứu.

[33, tr.21-22]

Thông tin chuyên dé là những thông tin chuyên sâu, da dang, nhiềuchiều tập trung phản ánh, tuyên truyền một van dé, chủ dé, dé tài cụ thé, xácđịnh, dưới các hình thức, nội dung chuyền tải thông tin khác nhau nhằm làmrõ bản chất của sự việc, hiện tượng, tùy theo mục đích của nghiên cứu Thôngtin chuyên đề cung cấp cho người tiếp nhận thông tin khối lượng kiến thứctổng quan, đa chiều, sâu sắc, khách quan, chân thật xung quanh một hay nhiều

chủ đề, đề tài cụ thể [33, tr.23]

21

Trang 26

Dựa vào loại hình báo chí, cụ thé là báo in, phát thanh, truyền hình, báođiện tử có thể chia thành các loại thông tin chuyên đề gồm: Chương trìnhtruyền hình chuyên đề hay chuyên đề truyền hình, chương trình phát thanhchuyên đề, chuyên đề trên báo điện tử và chuyên đề trên báo in Trong đó,chương trình chuyên đề trên truyền hình và phát thanh khá giống nhau về kếtcấu, cách thức t6 chức thực hiện và nội dung đề cập Đây thường là mộtchương trình chuyên đề tron vẹn, có thé gồm nhiều nội dung khác nhau liênquan đến một vấn đề, sự kiện, lĩnh vực nào đó.

Trong bài viết “Thông tin chuyên đề - thế mạnh, hạn chế và mặt trái”,đăng trên Tạp chí Người Làm báo số 382, tháng 12/2015, tác giả Nguyễn TriThức đã đề cập đến một số thế mạnh của thông tin chuyên đề: Trong thời đạimà báo mạng điện tử, truyền thông xã hội bùng nổ, sự chạy đua về xuất bản,

cập nhật tin tức càng trở nên khốc liệt hơn Trong cuộc chạy đua ay, bao in

hoàn toàn lép về nên phải tim những cách thức mới dé chuyền tải thông tinthiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc Một trongsố đó là những thông tin chuyên sâu, hữu ích, bảo đảm sự tin cậy, có tính địnhhướng, thậm chí dẫn dat độc gia, đó là hình thức thông tin chuyên dé.

Đứng ở góc độ nhà khoa học, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Học viện Báochí và Tuyên truyền đánh giá: “Chuyên đề là một hình thức thông tin hiệuquả, phục vụ tới mức độ đọc chi tiết và đọc sâu cho công chúng báo in Đó làmột hình thức tô chức nội dung đem lại năng lực cạnh tranh cho báo In trongbối cảnh toàn cầu hóa, có sự biến đổi lớn về nhu cầu và thị hiếu báo chí như

giai đoạn hiện nay”.

Theo sách “Sản xuất chương trình truyén hình” của Trần Bảo Khánh,Nhà xuất ban Văn hóa — Thông tin, 2003, tạp chí truyền hình có nhưng đặcđiểm là tính định kỳ; tính chuyên ngành; có nhóm khán giả đặc thù; tập hợpthông tin đa chiều về cùng một chủ đề/nhóm chủ đề.

22

Trang 27

Các hình thức cấu trúc của tạp chí truyền hình gồm thu gom chủ dé; hệthống các chủ đề đồng dạng: câu chuyện hóa chuỗi chủ dé; tập hợp chủ détheo quan điểm phân tích “hậu sự kiện”.

Đối chiếu những khung lý thuyết cơ bản về sáng tạo tác phẩm báo chítruyền hình, thông tin chuyên đề, cho thấy các chương trình truyền hìnhchuyên dé khá tương đồng với dang thức biểu hiện của chương trình “Tạp chítruyền hình” mà Trần Bảo Khánh đề cập đến trong sách “Sản xuất chươngtrình truyền hình” Nghĩa là chuyên dé thé hiện đưới dạng chuyên mục hoặckết cấu gồm nhiều tiểu mục nhỏ về các chủ đề, lĩnh vực cụ thé, chuyên sâu.Hình thức thể hiện có thể là phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên dẫnchương trình, kết nối các tiêu mục hoặc dẫn chào đầu, chào kết chương trình.

Trần Bảo Khánh — Bui Chí Trung, khái quát chương trình truyền hìnhchuyên đề là một chương trình truyền hình ở đó có một hay một chuỗi tácphẩm chuyên về một chủ dé, van dé hay dé tài nào đó được phản ánh nhằm

làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng đã được nêu ra và hướng tới mộtnhóm đối tượng công chúng xác định.[22, tr.24]

Tác giả cũng đưa ra một số so sánh chương trình truyền hình chuyên đềvới chương trình tin tức truyền hình Trước tiên, có thể thấy chương trìnhtruyền hình chuyên đề thường tập trung phân tích, khai quát, đánh giá lại van

đề nội dung một cách sâu sắc, toàn diện và hệ thống Ở đây những sự kiện, hiện

tượng riêng lẻ được xem xét một cách có hệ thống và đặt trong sự liên kết hữucơ với nhau trong xu hướng phát triển chung của đời sống xã hội [22, tr.24].Mục đích của chuyên dé là dùng lý lẽ soi vào sự kiện, hiện tượng dé giúp khángiả đánh giá đúng bản chất sự việc, hướng người xem đến hành động tích cựctheo mong muốn của tác giả và đơn vị sản xuất Trong khi đó, các chương trìnhtin tức truyền hình thể hiện đặc điểm của báo chí thông tan, thé hiện đặc trưng

bởi cái mới của sự kiện, hiện tượng được thông báo Đặc tính của nhóm thông

23

Trang 28

tan báo chí thé hiện rất rõ trong các chương trình tin tức truyền hình và trựctiếp với những tính chất của thông tin báo chí như tính độc đáo, thời sự, tính dễhiểu và tính linh hoạt Tuy nhiên, những yếu tố phân tích, đánh giá, khái quát

thường ở phạm vi hẹp và chỉ dựa vào những sự kiện riêng lẻ.

Sự khác biệt nổi trội giữa chương trình tin tức truyền hình và chươngtrình truyền hình chuyên dé còn nằm ở chiều rộng của phản ánh hiện thực vàphạm vi của tông kết và kết luận Thông thường, trong khi các nội dung tintức chỉ thé hiện “một lát cắt của cuộc sông” (phạm vi hẹp) thì trong chươngtrình chuyên đề sẽ bao quát các sự kiện rộng lớn hơn nhiều [22, tr.25-26]

Truyền hình địa phương.Theo Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Thủtướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toànquốc đến năm 2025, hiện Việt Nam có các loại hình báo chí là báo in, tạp chí

1n, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và tạp chí điện tử.

Cũng theo Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 4 năm 2019 củaThủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chítoàn quốc đến năm 2025, Đài Truyền hình Việt Nam là Dai truyền hình Quốc

gia Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài Phát thanh Quốc gia Thông tấn xã ViệtNam là cơ quan thông tan Quốc gia Thông tan xã Việt Nam, Dai Tiếng nóiViệt Nam, Báo nhân dân, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Quốc hội

có kênh truyền hình

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 01 đài phát thanh vàtruyền hình Mỗi đài chỉ có một kênh phát thanh, 01 kênh truyền hình phục vụnhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.

Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 01 đài phát thanh, 01 đài truyềnhình Thành phố Hà Nội, Thành phó Hồ Chí Minh, mỗi đài có tối đa 02 kênhphát thanh, 02 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên

truyền thiết yếu

24

Trang 29

Như vậy, Đài truyền hình địa phương chính là các đài phát thanh và

truyền hình ở các tỉnh, thành phó Cụ thé, ở vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành

phố là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, AnGiang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, thành phố CầnThơ vậy đài truyền hình địa phương hay sóng truyền hình địa phương là cácđài phát thanh và truyền hình của 13 tỉnh thành phố này

1.2 Biến đối khí hậu và biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông

Cửu Long.

Biến đổi khí hậu.Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, BDKH trái đất làsự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyền, thủy quyền, sinh quyền,thạch quyền hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhântạo Sự thay đôi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của conngười làm thay đổi cấu thành của khí quyền trái đất, mà cùng với BDKH tựnhiên, đã được quan sát trong một thời kỳ nhất định.

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Tài nguyênvà Môi trường năm 2008 giải thích: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu

so VỚI trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời

gian dai, thường là vài thập kỷ hoặc dai hon BDKH có thé là do các quá trình tự

nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người

làm thay đổi thành phần của khí quyền hay trong khai thác sử dung đất

Theo Kịch bản BDKH và Nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tàinguyên và Môi trường xuất bản năm 2016, thuật ngữ “Biến đổi khí hậu -Climate Change”: Là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dàido tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động cua con người BĐKHhiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng

các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

25

Trang 30

Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đấtcó thé là từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa cácthành phan của hệ thống khí hậu trái đất, bao gồm: Thay đổi của các tham sốqui đạo trái đất; các thay đôi về chuyên động của trái đất; biến đôi trong phânbồ lục địa - biển của bề mặt trái dat; sự biến đổi về phát xạ của mặt trời vàhấp thụ bức xạ của trái đất; hoạt động của núi lửa.

Biến doi khí hậu ở Việt Nam.Theo Kịch bản BDKH và Nước biến dâng cho Việt Nam, Bộ Tàinguyên và Môi trường xuất bản năm 2016, những xu thế tác động của BĐKH

đến Việt Nam bao gồm: Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc,

tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây; lượng mưa năm tính trung bình cảnước có xu thế tăng nhẹ; nhiệt độ ngày cao nhất và thấp nhất có xu thế tăng rõ

rét; SỐ lượng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm

vi toàn quốc; mưa cực đoan có xu thé biến đôi khác nhau giữa các vùng khíhậu; Bão và áp thấp nhiệt đới: hoạt động và ảnh hưởng của bão và áp thấp

nhiệt đới đến nước ta trong những năm gần đây có những diễn biến bất

thường; mực nước tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt.

Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.Theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP vẻ lập, phê duyệt và quản lý quyhoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thé phát triểnkinh tế - xã hội, vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố: LongAn, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, TràVinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Nghị quyết số 120, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bềnvững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu xác định, ĐBSCL là một vùng đất

26

Trang 31

rộng lớn chiếm 12% diện tích 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh,rach dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực pham, dulịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của ViệtNam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sảnlượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nướcASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công.

Theo tài liệu Biến đổi khí hậu va tác động ở Việt Nam của Viện Khoahọc Khí tượng thủy văn và Môi trường công bố năm 2010, những tác độngcủa BĐKH đến ĐBSCL bao gồm dòng chảy trên sông Tiền và sông Hậu cóthé giảm dan trong mùa lũ lẫn mùa khô Dòng chảy lũ cũng như dòng chảykiệt đều thiên về biến đổi âm; Chế độ mưa thất thường hơn, nguồn nước mùakhô trở nên khan hiếm hơn; Hạn hán tăng cường trong mùa khô và cả trongmột số thời điểm nhất định của mùa mưa; Tăng nhu cầu về nước cũng như chỉphí sản xuất của từng vụ, do đó giá thành của một đơn vi sản phẩm lên cao,

nguy cơ cháy các rừng tràm trong mùa khô ngày càng trở nên thường xuyên

hơn; Ngập mặn xảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long , nhiều vùng bảotồn đất ngập nước trở nên kém bền vững hơn, một số sinh vật có thể bị tiêudiệt, trong khi một số lượng côn trùng như muỗi lại gia tăng hơn, hơn 1/3đồng bằng là vựa thóc cả nước bị ngập; Tăng lượng nước nhiễm mặn và cácchất ô nhiễm công nghiệp gây suy thoái đất trên các đồng bằng; Nước mặnlan sâu vào nội địa vừa làm mắt di địa bàn sinh sống của một số loài thủy sảnnước ngọt vừa làm giảm nguồn nước sinh hoạt của cư dân cũng như nguồnnước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả; Ảnh hưởng tiêu cực đến môitrường đô thị, thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn hán, ngập lụt gia tăng góp phần

gia tăng đáng ké dịch bệnh

27

Trang 32

Chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về BĐKH.Tác giả Dinh Văn Hường — Nguyễn Minh Trường tìm hiểu, khảo sát,nghiên cứu từ thời kỳ đổi mới (từ 1986) nhận thấy: Giai đoạn 1986 đến 1996Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đề cập đến BĐKH hoặc chỉ nói chung là sử

dụng hợp lý, tài nguyên môi trường Đến Đại hội VIII (tháng 6/1996) thì vấndé bảo vệ môi trường, trong đó có phòng, chống, giảm thiểu BDKH đã đượcđề cập nhưng còn chung chung Đến Đại hội IX (2001) đã nhìn nhận, đánhgiá van đề bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của BDKH rõ nét, dayđủ hơn Đại hội X vừa tiếp nối tinh thần Đại hội IX, vừa chỉ ra những tháchthức, khó khăn như “tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng cạn kiệt tàinguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu,kèm theo những thiên tai khủng khiếp ” Đến Đại hội XI (20 — 28/1/2016)tiếp tục khang định “chủ động ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai,

tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Tăng cường quản lý nhà

nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và thực hiện đồng bộcác giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi truong”’.[16,tr.31]

Quyết định số 158/2008/QD-TTg, ngày 02/12/2008 của Thủ tướngChính phủ phê duyện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKHnêu các quan điểm: Ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành trên nguyên

tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành,

vùng, liên vùng, bình đăng về giới, xóa đói, giảm nghèo; các hoạt động ứngphó với BĐKH được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với nhữngtác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; đầu tư choứng phó với BDKH là yếu tổ quan trọng đảm bảo phát triển bền vững; ứng

phó hôm nay sẽ giảm được thiệt hại trong tương lai; ứng phó với BDKH lànhiệm vụ của toàn hệ thông chính tri, của toàn xã hội, của các cap, các ngành,

28

Trang 33

các tô chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyếttâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu; các nhiệm vụứng phó với BĐKH phải được thể hiện trongcác chiến lược, chươngtrình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được théchế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ

chức thực hiện.

Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số2139/QD - TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về BDKH Theo đó, quanđiểm chiến lược là: Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối vớitoàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hộitoàn cầu Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Namcoi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn; ứng phó với BĐKHcủa Việt Nam phải gắn liền với phát trién bền vững, hướng tới nền kinh tếcác-bon thấp, tận dụng các cơ hội dé đổi mới tư duy phát triển, nâng cao nănglực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý,điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm

của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của cácđoàn thê chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lựclà chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế; chiến lược về biến đồikhí hậu có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác

Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trungương về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường nêu quan điểm “Chủ động ứng phó với biến doi khí hậu, tăngcường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn dé có ÿ nghĩađặc biệt quan trọng, có tâm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng

quyét định sự phát triển bén vững của đất nước; là cơ sở, tiền dé cho hoạch

định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo dam quốc phòng,

29

Trang 34

an ninh và an sinh xã hội Day là một trong những nhiệm vụ quan trọng hang

dau của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ

đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát cua toàn xã hội.”

Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1055/QĐ-TTgVề việc Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đối khí hậu giai đoạn

2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

Nghị quyết số 120, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bềnvững ĐBSCL thích ứng BĐKH nêu chủ trương, định hướng chiến lược pháttriển vùng ĐBSCL: “Xác định BĐKH và nước biển dâng là xu thé tất yếu, phải

sông chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội Lấy tài nguyênnước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quyhoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toan lưu vực”

Truyền hình chuyên đề về BĐKH.Hiện nay, theo tác giả tìm hiểu vẫn chưa có tài liệu nào định nghĩa hoặcnêu khái niệm “truyền hình chuyên đề về BĐKH”, tuy nhiên từ nghiên cứucác lý thuyết cơ bản, có thé hiểu: Truyền hình chuyên dé về BĐKH là cácchương trình có nội dung về những vấn dé chuyên môn, chuyên sâu, chuyênbiệt liên quan đến thay đổi của hệ thống khí hậu chuyển tải qua Sóng truyềnhình bằng hình ảnh và âm thanh

1.3 Các nội dung cần truyền thông về biến đổi khí hậu.Nói về vai trò của báo chí Việt Nam với BĐKH, Dinh Văn Hường —

Nguyễn Minh Trường khái quát các nội dung chính mà báo chí giữ vai trò

nòng cốt trong các hoạt động tuyên truyén:

Góp phan nâng cao hiểu biết và nhận thức cho quan chúng về BDKH.Đó là những hiểu biết căn bản về thé nào là BĐKH? Nguyên nhân của BĐKH

là gì? Tác động tích cực và hậu quả nặng nề của BĐKH ra sao?Người dân

30

Trang 35

phải chống chọi như thé nào? Cách thức dé phòng ngừa, giảm thiểu và thíchnghi với BĐKH ra sao? Đó là nhu cầu muốn biết, muốn nghe, muốn thấy vàmuốn hành động của người dân ma cơ quan báo chí phải đáp ứng, trả lời.

Tuyên truyền, phô biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về BĐKH Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách,pháp luật về BBDKH và ứng phó, thích nghi với BĐKH như văn kiện Đạihội Đảng các thời kỳ, các chỉ thị, nghị quyết; Luật Bảo vệ môi trường; LuậtTài nguyên nước; Luật phòng, chống thiên tai; các chương trình quốc gia vềứng phó BĐKH Các văn ban nay khá day đủ, hệ thong và nhất quán từ chỉđạo, điều hành đến thực thi trong thực tiễn Các cơ quan báo chí đăng tải,tuyên truyền, phố biến, giải thích để giúp người dân và toàn xã hội hiểu rõ cácquan điểm, chủ trương, xự quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước ta vềBDKH và ứng phó, từ đó có hành động chính tri thực tế

Thông qua báo chí, nhân dân hiểu được quan điểm của Đảng, chínhsách, pháp luật rõ ràng của Nhà nước ta về BĐKH Những chủ trương, đườnglối đúng đắn đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ và thực hiện của nhân dân vàcả hệ thong chính trị của đất nước.

Kip thời đăng tải, phố biến, giải thích các văn bản quốc tế về BDKH.Những thông tin này giúp nhân dân có hiểu biết rộng rãi hơn về BĐKH không

chỉ ở Việt Nam mà còn trên thé giới để từ đó cùng chung tay hành động trong

phòng ngừa, ứng phó và thích nghi với BĐKH.

Phản ánh chân thực, khách quan tác động tích cực và tiêu cực của

BĐKH Những thông tin chân thực, kịp thời giúp toàn xã hội biết rõ sựthật, có sức lay động và thuyết phục, cảnh báo cao Với thông tin cả thời cơvà thách thức đan xen của BDKH cũng giúp cộng đồng có cái nhìn toàndiện, bình tĩnh, không quá lo lắng những cũng không bàng quan, coi

thường BĐKH.

31

Trang 36

Tuyên truyền, phé biến, quảng bá kinh nghiệm hay, giải pháp tốt, hiệuquả về ứng phó và thích nghi với BĐKH Con người có nhiều sáng kiến, sángtạo, giải pháp trước thiên nhiên Báo chí phản ánh kịp thời, phổ biến rộng rãinhững kinh nghiệm hay, giải pháp tốt, hiệu quả cao trong việc ứng phó, thích

nghi với BĐKH.

Đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả

trong việc phòng ngừa, ứng phó và thích nghi với BĐKH như nâng cao nhận

thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và nhân dân; tăng nguồn lực đầu tư choứng phó với BĐKH; kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế; tăng cường công táctham mưu, tư van chính sách, biện pháp, cách thức cụ thể, thiết thực, hữu íchcho người dân và cộng đồng về ứng phó và thích nghi BBDKH; biểu dương,khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp; đồng thời kiênquyết đấu tranh chống lại hành động hủy hoại môi trường; khai thác tàinguyên thiên nhiên bất hợp pháp.

Báo chí giữ vai trò cầu nối với thế giới dé chính tay hành động ứng phó

và thích nghi BĐKH.

Có thể nói, vai trò của báo chí đối với vấn đề BĐKH là rất quantrọng, phong phú và đa dạng Đó cũng là những nội dung quan trọng, cầnthiết và hữu ích mà báo chí cần đây mạnh tập trung chuyển tải với nhiềuhình thức hap dẫn, sinh động, góp phan giải thiểu thiệt hai, nâng cao khảnăng thích ứng của cộng đồng trong bối cảnh BĐKH đã và đang tác động

Trang 37

Vì vậy, đặc điểm của truyền hình chuyên đề về BĐKH cũng mang những đặcđiểm của tạp chí truyền hình.

Sách “Sản xuất chương trình truyền hình” của Trần Bảo Khánh, Nhà

xuất bản Văn hóa — Thông tin, năm 2003, đề cập đến những đặc điểm của tạpchí truyền hình như sau:

Tính định kỳ: Đây là đặc điểm cơ bản và đầu tiên của một chương

trình tạp chí truyền hình Việc phát sóng được ấn định cụ thể vào một mốc

thời gian nhất định trong ngày, trong tuần, trong tháng hay trong năm Với

đặc thù là truyền tải thông tin thuộc một lĩnh vực tri thức nhất định, sự định

kỳ của tạp chí truyền hình còn thé hiện ở từng mục thông tin trong một số tạpchí Khi tính định kỳ phát triển thành mức cao nó sẽ thành tính quy luật

Tính chuyên ngành: Tạp chí truyền hình là chương trình có sự vậndụng kiến thức chuyên ngành, có sự tham dự của các chuyên gia, có đặt vẫndé và giải quyết van dé theo một trình tự bài bản, rất thích hợp những đề tài

về khoa học — giáo dục

Có nhóm khán giả đặc thù: Nhóm công chúng này là nhóm công

chúng thường xuyên của tạp chí Nhóm khán giả này trước hết là nhữngngười có nền kiến thức chuyên ngành, những người có liên quan đến lĩnh vực

Họ cũng là những người hứng thú nhất với các chủ đề mà tạp chí đưa ra phântích Tuy vậy, tác phẩm truyền hình không bao giờ đánh mat bản chất là sảnphẩm thông tin đại chúng

Tập hợp những thông tin đa chiều về cùng một chủ đề hoặc một nhómchủ đề: Cùng một đề tài, có thể những chương trình khác chỉ khai thác nódưới góc độ của một van dé xã hội hay van dé báo chí nhưng với tạp chítruyền hình, ngoài hai góc độ đó còn phải tiếp tục vấn đề dưới góc độ khoahọc và tìm cách lý giải, giải quyết vấn đề bằng tư duy khoa học, luận cứ khoa

học Trong trường hợp này, cân có thông tin nhiêu chiêu vé van đê Cau trúc

33

Trang 38

thật tốt chủ đề sao cho thông tin nhiều chiều nhưng không bị nhiễu, thông tin

sâu nhưng không trở nên đơn điệu, nhàm chán.

Theo Trần Bảo Khánh - Bùi Chí Trung, chương trình truyền hìnhchuyên đề có một số đặc điểm sau: Đối tượng phản ánh có tính khái quát, toàncảnh, đa chiều, bám sát sự kiện thời sự; Nội dung thông tin có chiều sâu, chi

tiết; Thông tin sự kiện, vấn đề có tính hệ thống, tác động xã hội mạnh mẽ; Kết

cau chương trình thống nhất; Thường sử dụng các thể loại báo chí chính luận;Tổ chức sản xuất theo kế hoạch, khoa học.

Đặc điểm về nội dung thông tin.Thứ nhất, đôi tượng phản ánh của chương trình truyền hình chuyên đềcó tính khái quát, toàn cảnh, đa chiều, bám sát sự kiện thời sự: Từ nhiều gócđộ, phương diện tiếp cận khác nhau, chương trình truyền hình chuyên đề cungcấp cho công chúng những thông tin phong phú, rõ ràng, cụ thê về một vấn đềnào đó Việc thê hiện bao quát, khái lược trên diện rộng về chủ đề đề cập, đàosâu những van dé đáng lưu ý, nổi cộm nhiều người quan tâm, là bản chất củavan dé, sự việc, là sự khác biệt của chương trình truyền hình chuyên đề vớicác thể loại chương trình khác Tầm bao quát phạm vi của chương trìnhtruyền hình chuyên đề đủ rộng, mức độ tham khảo đủ sâu để giúp khán giả ởnhiều độ tuổi khác nhau có thé tiếp cận chu đề mà chuyên đề đề cập một cách

nhanh chóng.

Thứ hai, nội dung thông tin của chương trình truyền hình chuyên đề cóchiều sâu, chi tiết: Việc tổ chức thông tin thường phải khoa học, có tính phânbổ liều lượng thông tin hợp lý, dé tat cả các thông tin đều bé trợ cho nhau, tácđộng lẫn nhau, liên kết với nhau để tạo cái nhìn toàn cảnh Thông tin chiềusâu là thế mạnh lớn nhất của chương trình truyền hình chuyên đề Thế mạnhcòn được thé hiện trong vai trò phân tích, tong kết thực tiễn, định hướng tư

tưởng cho công chúng khán giả Với nội dung thông tin mang tính chuyên

34

Trang 39

sâu, chuyên luận, khai quát, định hướng thông tin và có tính nghiên cứu khoa

học cao về từng ngành, từng lĩnh vực, chương trình còn làm cầu nối giữa nhàkhoa học với thực tiễn đưa vấn đề xã hội đến sần với người dân

Thứ ba, thông tin sự kiện, van đề có hệ thống, tác động mạnh mẽ tới xãhội: Đặc điểm này thể hiện rõ, nồi trội ở nhiều chương trình có tính chất điềutra, phản biện, đấu tranh với những mặt trái xảy ra trong xã hội Điểm đặc biệtcủa thê loại chương trình này là trước sự việc đã làm sáng tỏ, phơi bày nhữngkhuất tất, những vi phạm, các cơ quan chức năng có thâm quyền buộc phảikết luận, xử lý Chính vì vậy, chương trình truyền hình chuyên đề thường tạođược tác động xã hội, an tượng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn, đặc biệt là các

vụ việc điều tra lớn, có quy mô, phạm vi ảnh hưởng rộng

Đặc điểm về hình thức thể hiện.Thứ nhất, chương trình truyền hình chuyên dé sử dung các thé loại đadạng: Chương trình truyền hình chuyên đề có thé được tạp dựng bởi một théloại duy nhất, nhưng cũng có thê liên kết, phối hợp nhiều tác phẩm độc lập từnhiều thể loại khác nhau Các thé loại tác phẩm dé chuyền tải thông tin trongchương trình truyền hình chuyên đề đa dạng như: tin, phóng sự, phỏng vấn và

đối thoại, giao lưu, tọa đàm Tuy nhiên, kế cả trong các chương trình truyền

hình chuyên đề có sử dụng các thể loại tin tức, phóng sự thì mục đích sử dụngcũng không thiên nhiều về việc phản ánh tính cấp thiết, nóng hồi của sự kiện,

SỰ VIỆC, COn người, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, v.v như các chươngtrình thời sự truyền hình Ở đây, việc sử dụng các thể loại được tập trung cho

nhiệm vụ bàn luận, giải thích, phân tích, đánh giá dé trả lời cho những câu hỏicuộc sống đặt ra

Một tác phẩm chuyên đề có thể là kết quả từ sự giao thoa, phối hợp của

nhiêu thê loại khác nhau Trong đó, có thê có một thê loại nào đó nôi lên giữ

35

Trang 40

vai trò chủ yếu, tạo nên cao trào chính, thậm chí chiếm phan thời lượng lớn

nhất trong chương trình [22, tr.29-30]

Thứ hai, kết cấu chương trình chuyên đề thống nhất: Khác với cácchương trình tin tức thời sự thường nhấn mạnh tính linh hoạt, dựa trên ưu thếcủa sự phong phú trong chất liệu nội dung, mỗi chương trình là một sự khácbiệt trong hình thức thé hiện mạch liên kết, truyền hình chuyên đề thườnghướng đến một hình thức thé hiện tương đối chuẩn mực, cơ bản, thống nhấtvề định dạng hình thức trong từng số phát sóng Tính logic, chặt chẽ trongđường tuyến nội dung, trong bố cục tông thé chương trình luôn được dé cao.Truyền hình chuyên đề có thể xây dựng dựa trên nhiều kết cấu, trong đó môhình phân chia các mục, tiểu mục giúp khán gia dé dàng lựa chọn, phân loạinhững thông tin chính, quan trọng, từ đó có thé nắm bắt nhanh thông tin cơbản, đồng thời bỏ qua những thông tin không cần thiết, đánh dấu, ghi nhớ đểtìm hiểu kỹ hơn khi có thời gian Việc trình bày thông tin hiện đại, nhiều “cửasố” còn giúp các chương trình có tiết tau sinh động, linh hoạt, mang tính thâm

mỹ cao [22, tr.31]

Thứ ba, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề theo kế

hoạch, khoa học Mỗi chương trình truyền hình chuyên đề luôn được đặt ranhững mục tiêu, mục đích cụ thể, rõ ràng, thể hiện trong từ đề tài tác phẩm,

trong từng chương trình phát sóng Nội dung đó thường được sắp đặt, lên kếhoạch trước, dé triển khai trong khoảng thời gian nhất định, không giống nhưchương trình thời sự bám theo những gì mới xảy ra Chương trình truyền hìnhchuyên đề có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ khâu lên kế hoạch, phân công nhân sự,tổ chức thực hiện và tiến hành sản xuất, phát sóng Vì vậy, nếu chương trìnhtruyền hình chuyên đề không được tô chức một cách khoa học, bày bản rất dễkhông đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí bị “đồ”, “gãy” giữa chừng, vikhông tiên lượng được hết các tình huống có thé xảy ra [22,tr.31]

36

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Tỷ lệ nội dung các chương trình chuyên dé ở Đài PT — TH Vinh Long - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long  trên sóng truyền hình địa phương
Hình 2.1 Tỷ lệ nội dung các chương trình chuyên dé ở Đài PT — TH Vinh Long (Trang 56)
Hình 2.3: Cảnh toàn trong chương trình “Dự báo sâu bệnh hai cây trồng  ”. - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long  trên sóng truyền hình địa phương
Hình 2.3 Cảnh toàn trong chương trình “Dự báo sâu bệnh hai cây trồng ” (Trang 66)
Hình 2.6: Tỷ lệ các lĩnh vực được đề cập để trong chương trình “nông nghiệp - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long  trên sóng truyền hình địa phương
Hình 2.6 Tỷ lệ các lĩnh vực được đề cập để trong chương trình “nông nghiệp (Trang 87)
Hình 3.1: Tỷ lệ người dân biết được thông tin về biến đổi khí hậu - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long  trên sóng truyền hình địa phương
Hình 3.1 Tỷ lệ người dân biết được thông tin về biến đổi khí hậu (Trang 97)
Hình 3.2: Kết quả khảo sát thời lượng một nội dung mà khán giả muốn xem - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long  trên sóng truyền hình địa phương
Hình 3.2 Kết quả khảo sát thời lượng một nội dung mà khán giả muốn xem (Trang 110)
Bảng 1: Các chủ đề trong chương trình Chuyện hôm nay luận văn khảo sát - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long  trên sóng truyền hình địa phương
Bảng 1 Các chủ đề trong chương trình Chuyện hôm nay luận văn khảo sát (Trang 123)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN