1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Sơn La với vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao

138 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 34,33 MB

Nội dung

nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, đây mạnh ứng dụng CNC vào sản xuấtxây dựng các vùng sản xuất nhãn đạt chuẩn VietGAP tại huyện Sông Mã, MaiSơn, Yên Châu; sản xuất Thanh Long ruột đỏ;

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

QUÀNG VĂN HƯỚNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

QUANG VAN HUONG

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dung

Mã số: 8320101_01_UD

Người hướng dẫn khoa học: Chủ tịch hội đồng

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Lê Thu Hà Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu,phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một

số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu, liên quan

đến nội dung đề tài

Tác giả luận văn

Quang Văn Hưởng

Trang 4

LOI CAM ON

Trong thời gian hoc tập và thực hiện luận văn Cao hoc chuyên ngành Báo

chí học định hướng ứng dụng, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tìnhcủa các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn (DHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri

ân đến toàn thé các thay, cô giáo Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhấtđến TS Lê Thu Hà - người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoànthành luận văn Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở cô mộttinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cần thận, ti mi và một thái độ làmviệc hết mình Xin được gửi đến cô sự biết ơn và lòng kính trọng nhất

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp Báo Sơn La lànơi tôi công tác đã luôn sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện dé tôi tham gia hoàn

thành chương trình đào tạo sau đại học.

Cám ơn anh/chị em đồng nghiệp, phóng viên báo Sơn La, Đài PT-TH Sơn

La đã tham gia trả lời phỏng van, tạo điều kiện và cung cấp những tư liệu quýcho tôi trong quá trình viết luận văn Cảm ơn gia đình và những người thân yêu

đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ.

Sơn La, tháng 05 năm 2022

Quang Van Hưởng

Trang 5

MỤC LỤC

0520000 |

1 Lý do chọn đề tầi ¿5c 5s- 5s x9 12112152151111121121111111 1111.1111 c0 |

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2-22 22 s£s+zxerxzzsz 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - s5 + SE E*sEE+eeEseeeeereeereke 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 2z 2++£+££+££+£++£x+rxerxerxezree 8

5 Co sở lý luận và phương pháp nghiên cứu s5 «+ + s++sex+sexsexs 9

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-5-5252 + 2EeExerxerxerxee 10

7 BO cục luận văn -¿- Set t3 SE SE EEEEEEEEEEEEEEE1E11111111111111 1112 11CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE VAN DE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TREN BAO CHÍ DIA

PHUONG 6 12

1.1 Hệ thống các khái niệm liên quan đến dé tài nghiên cứu 12

LL.D, NON NGWIED 86ee 12

1.1.2 Công nghệ và công NGNE CAO vircccceccccereccssssceeseesesecesesseseseseseseeseseeeeseeeeas 13

1.1.3 Nông nghiệp công NGNE CŒO «ch kg rưn 15

1.1.4 Báo chí và báo chí Aid Phuong 5 s«cxk+xEseksseEsekeseeseeeekrske 16

1.2 Vai trò của báo chí địa phương với van đề phát triển nông nghiệp công

I5 20

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về phát triển

nông nghiệp công nghỆ CaO - G1 19211191111 11 91119 11 ng ngư, 23 1.3.1 Chủ trương, chính sách cua Đảng, pháp luật của Nhà nước 23

1.3.2 Quan điểm của tinh SON LA - + 2 2+Se+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEerEerkerkeres 25 1.4 Các tiêu chí đánh giá và nhân té tác động đến hiệu quả thông tin về pháttriển nông nghiệp công nghệ cao trên báo chí -2- 2 s2 s2 xxx: 27

1.4.1 Các tiêu Chí (HH Bid 5 101811 E 93 E9 E9 vn ng 27

Trang 6

1.4.2 Các nhân t6 tác ẨỘIg -c- St St‡EEEKEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerrrkea 32 1.5 Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Son La hiện nay 37Tiểu kết ChUOg - - 2: 2+5£+E‡Ek‡EEEEEEEEEEEEEEEE1112112111211111111 111111111 x6 4ICHUONG 2: THỰC TRẠNG VAN DE PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CAO TREN BAO CHÍ SON LA - 2-2 ++cecerxerzes 42

2.1 Giới thiệu khái quát về báo chí Sơn La 2- ¿2 +2££xz+zzzcxz 42

2.1.1 BAO SON Ủ/( cọ EEEEEEU 42

2.1.2 Đài PT-TH SON Ld ecssesssessesssessssssesssessssssessusssessusssessssssesssscssssecsesssesseeess 43

2.2 Két quả khảo sát thực trang van dé phat trién nông nghiệp công nghệ cao

trén bAO Chi Son La 1 44

2.2.1 Số lượng tác PAGM.vceececcecscesceseescessessessessessesessessessessessessesesessesseeseesees 442.2.2 Về nội dung phản GNN ceccccecccsscsscsssessessessessssssssessessessessessesssssessesseeseesess 452.2.3 Về cách thức thể hiện .: ccs:55ct>cctsEExttsExtetrrrtrsrrrrrsrrrrrrrrrree 592.3 Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân 2- ¿25+ 68

2.3.1 Thành CÔNg - «s01 ng 68

2.3.2 HAM CE 088 ẺSSae 72 2.3.3 Nguyên nhân cua thành công và han CẾ, c5 kEEEEEEEEEEkerkerree 76 Tiểu kết ChUONG 2: - 52 Se+EE‡E EEEEEEEEE2121121121121121111111111211211 1e 78 CHƯƠNG 3: NHỮNG VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP NANG CAOCHAT LƯỢNG THONG TIN VE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP CONGNGHỆ CAO TREN BAO CHÍ SON LA -cc-cc2cccccrrrrkerrerree 80

3.2.1 Nâng cao nhận thức va tăng cường sự chi đạo của các cơ quan bảo chi

đổi với hoạt động thông tin vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao 833.2.2 Tăng cường sự gắn kết giữa các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý ngành trong việc dua thông tin phổ biến về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 87 3.2.3 Đổi mới nội dung và cách thức thông tin về phát triển nông nghiệp

l12/1-0/14/12Ấ5⁄21 20553 90

Trang 7

3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên lĩnh vực nông nghiệp 94 3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thỂ -ccccccccsrsresed 993.2.6 Dau tư hiện đại hóa cơ sở vật chất-kỹ thuật thông tin, mở rộng quy môthông tin, hướng AGU tee cecccccceccessessessessssssessessessesssssssssssessessecsessessessesseeseesees 101

3.2.7 Mở rộng mang lưới cộng tác viên việt về lĩnh vực phát triên nông

nghiệp công NYNE C(0O - «+ + s9 191 1E vn nh 103 3.2.8 Nghiên cứu công ChÚPg, - << xxx rry 104

Tiểu kết chương Ở ¿- + + St EE‡EESEEE112112112212112111111211111.11 11c 106 e0 107 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 22 5 5z2s2sz+cse2 109

PHU LUC wceccccsssssccssscsesssvecesssvecsssseccessuecssssseesssssecsssuvesessuvecessuvessasisesssaneesssees 114

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

CNC Công nghiệp cao

CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

UBND Ủy ban nhân dân

VH-XH Văn hóa - Xã hội

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Số lượng tác phẩm về vấn dé phát triển nông nghiệp CNC trên báo

27/1012,80.0001177eeeaa 45

Bảng 2.2 Những nội dung phản ánh về van dé phát triển nông nghiệp CNC

trên DAO ChÍ SON LU( - «<< E111 1 E11 vn 46

Bảng 2.3 Các thể loại được sử dụng trong việc thể hiện vấn đề phát triển

nông nghiệp CNC trên báo Chi SON Ù(đ cv EtteiEEeseesrseeeereers 61

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiễn trình phát triển của lịch sử loài người, nông nghiệp luôn làngành có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống KT - XH Sau gần 40 nămđổi mới dù tình hình kinh tế gặp khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn thựchiện tốt vai trò của mình đó là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấpnông sản xuất khâu đồng thời góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo pháttriển kinh tế, ồn định chính trị - xã hội Tuy nhiên, sự phát triển của Việt Namvẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, các nguồn lực vẫn đang bị sửdụng một cách lãng phí, kém hiệu quả Để nâng cao sản xuất nông nghiệp, Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm

vụ phát triển nông nghiệp: “Nông nghiệp có bước chuyển mạnh sang sản xuấthàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tiếp tục là

trụ đỡ của nên kinh té” [13]

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một xu hướng tat yếu vinông nghiệp truyền thông không còn đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của con

người vé sé luong, chat lượng, sự an toàn của nông san Điều đặc biệt là hiện nay,

ứng dụng CNC vào nông nghiệp được coi là bước di chiến lược nhằm tạo ra sựđột phá trong phát triển ngành nông - lâm - thủy sản Năm 2008, Quốc hội thôngqua Luật Công nghệ; năm 2010 Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thé pháttriển vùng, khu nông nghiệp CNC cả nước Nhiều địa phương cũng đã xây dựngtriển khai dé thành công đề án phát triển nông nghiệp CNC

Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, Sơn La có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu

dé phát triển nông nghiệp với các sản phẩm nông sản chất lượng cao Trongnhững năm qua, việc ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao năng suất, chấtlượng và hiệu quả nông - lâm - thủy sản luôn được tỉnh Sơn La hết sức quan tâm

và đã xây dựng được nhiều mô hình ứng dụng CNC, cụ thể như: trong nông

Trang 11

nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, đây mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất(xây dựng các vùng sản xuất nhãn đạt chuẩn VietGAP tại huyện Sông Mã, MaiSơn, Yên Châu; sản xuất Thanh Long ruột đỏ; mô hình thâm canh cà chua ghéptrái vụ tại Công ty cổ phần Greenfarm Mộc Châu: ); ứng dụng CNC trong baoquản, chế biến các sản phẩm (chế biến rượu vang Son tra, rượu chuối, chuối sâyYên Châu, rượu mận, mứt mận Mộc Châu, sản xuất nước mắm từ cá nước ngọtlòng hồ thủy điện, ); ứng dụng phần mềm điều khiến các thiết bị kỹ thuật sốtrong nông nghiệp nhằm điều khiển hệ thống tưới tiêu, hệ thống thiết bị thôngminh nhà lưới, nhà kính, điều khiển nhiệt độ trong nhà kính, nhà lưới,

Để khuyến khích người nông dân áp dụng CNC trong sản xuất nôngnghiệp một cách hiệu quả nhất, các cơ quan báo chí Sơn La đã và đang khôngngừng nâng cao chất lượng các ấn phẩm thông tin, đây mạnh truyền thông vềnông nghiệp CNC trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thứckhác nhau như: phóng sự truyền hình, phóng sự ảnh, các bài viết phản ánh, bàiviết mang tính chuyên sâu về công tác nghiên cứu khoa hoc hay các tin ngănmang tính thời sự về hoạt động ứng dụng nông nghiệp CNC diễn ra trên địa bàntỉnh, hay các quy trình công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đểngười dân dé dàng tiếp cận, ứng dụng và nhân rộng, góp phan phát triển KT -

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Báochí Sơn La với vấn dé phát triển nông nghiệp công nghệ cao” dé làm đề tài luậnvăn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí định hướng ứng dụng của mình nhằm đánh

Trang 12

giá hoạt động truyền thông về vấn đề nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La hiệnnay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thông tin

về vấn đề nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiViệc đưa tiến bộ khoa học, CNC vào phát triển KT - XH nói chung, nôngnghiệp nói riêng là đề tài đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoàinước tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Cụ thé có một số dé tai

liên quan như:

2.1 Về vấn đề phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao

- Bài báo khoa học:

Bài “Vấn dé phát triển nông nghiệp CNC vùng đồng bằng sông Hong” củaTrần Xuân Hoà đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số 673 tháng 7/2016 Bài viếtkhang định rằng phát triển nông nghiệp CNC là chìa khoá giúp Đồng bằng sôngHồng tiếp tục thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,khang định vai trò là “động lực, cho sự phát triển chung của cả nước Hiện nay,

mặc dù vùng Đồng bằng sông Hồng đã và đang hình thành một số khu nông

nghiệp ứng dụng CNC nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp CNC đối với phát triểnkinh tế vùng

Bài viết “Về phát triển nông nghiệp CNC ở nước ta” của Trần ThanhQuang đăng trên Tap chí Cộng sản, số 884 năm 2016 Bài viết đã phân tíchnhững thuận lợi và khó khăn của phát triển nông nghiệp CNC, từ đó cho thấythực trạng phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam.

Bài viết “Chính sách hỗ trợ dau tư phát triển nông nghiệp ứng dung CNC

ở Sơn La” của Tráng Thị Xuân đăng trên Tap chí Tài chính, thang 9/2017 Bai

viết đã tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng các mô hình nông nghiệp ứng

dụng CNC hiện nay ở tỉnh Sơn La.

- Sách:

Trang 13

Cuốn sách Nông nghiệp ứng dụng CNC là yêu câu tat yếu để hội nhậpquốc tế, Nxb Khoa học Xã hội của tác giả Phạm S (năm 2015) Cuốn sách gồm 8

chương, đi sâu phân tích làm sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp ứng dụng

CNC; nêu khái quát nhiều thông tin bổ ích về CNC; phân tích các chính sáchứng dụng CNC; tổ chức sản xuất quy mô hàng hóa, đặc biệt là nông sản xuấtkhâu, ứng dụng CNC mang tính đột phá và đồng bộ; xây dựng và quảng báthương hiệu nông sản; xây dựng và phát triển nông sản chủ lực quốc gia của một

số nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trên thé giới được xem như mộtcam nang khi thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam

Cuốn sách Các giải pháp phát triển nông nghiệp CNC ở vùng Đồng bằngSông Cửu Long hiện nay” do Nxb Lý luận Chính trị ấn hành (năm 2017) có độdày 194 trang với bố cục 03 phan Trong đó, phan 1 giới thiệu cơ sở lý luận vềphát triển nông nghiệp CNC, bao gồm các khái niệm, và các nhân tố ảnh hưởngđến sự phát triển nông nghiệp CNC Bên cạnh đó là những vấn đề thực tiễn vềnông nghiệp công nghệ cao, dẫn chứng ở một số quốc gia: Israel, Nhật Bản,

Trung Quốc, Thái Lan và một số địa phương ở Việt Nam: Tp HCM, Lâm Đồng,

Sơn La Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp CNC ởĐBSCL; phần 2 trình bày thực tiễn phát triển nông nghiệp CNC ở vùng ĐBSCLtrên cơ sở kết quả xây dựng các khu, vùng, doanh nghiệp nông nghiệp CNC ởĐBSCL và kết quả ứng dụng CNC trên một số ngành, sản phẩm chủ yếu ởĐBSCL; phần 3 là dự báo xu hướng phát triển nông nghiệp CNC, quan điểm vàphương hướng phát triển nông nghiệp CNC ở vùng ĐBSCL đến năm 2030 vàđưa ra những giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp CNC trong vùng Cuốn

sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp

trong việc triển khai phát triển nông nghiệp CNC ở ĐBSCL nói riêng và cả nước

nói chung.

Cuốn sách Hoạch định phát triển nông nghiệp CNC, Nxb Kinh té Tp.HCM (năm 2019) của chuyên gia marketing Lê Đăng Lăng và Lê Tân Bửu cùng

Trang 14

nhóm nhà khoa học Cuốn sách bao gồm 3 phần, 9 chương, đi sâu phân tích làm

sáng tỏ cơ sở khoa hoc của nông nghiệp CNC, sự ảnh hưởng và những chính

sách; nêu khái quát nhiều thông tin bổ ích về thực trạng của nông nghiệp CNC

của một số địa phương; thái độ của người nông dân và thị trường tiêu thụ nông

sản Đây được xem là tài liệu thiết thực cho các nhà hoạch định chính sách, cácnhà sản xuất và quản lý, nghiên cứu cũng như những ai có ý định đầu tư vào sảnxuất nông nghiệp CNC

- Hội thảo khoa học:

Ky yếu Hội thảo phát triển nông nghiệp cao ở Việt Nam, tháng 10/2007 TS

Lê Văn Hưng có bài Nông nghiệp CNC: Thực trạng và giải pháp phát triển Tácgiả bài viết đã điểm qua quá trình lịch sử hình thành của nông nghiệp cao, nêu bậtnhững thành tựu cũng như hạn chế trong việc ứng dụng CNC trong sản xuất ởnước ta hiện nay Từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ nhữngkhó khăn của việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta.Bùi Huy Hiển có bài Một số ý kiến về tiêu chí, nội dung, quy mô, bước di và các

chính sách vĩ mô nhằm phát triển nông nghiệp CNC Tác giả bài viết đã làm rõ

khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao, phân tích, đánh giá những tiêu chí vềnông nghiệp CNC Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những mô hình, kinh nghiệm vềứng dụng CNC của một số nước trên thế giới Và từ đó rút ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam cũng như những bước đi cần thiết tiếp theo cho việc ứng dụng côngnghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nước nhà

Kỷ yếu hội thảo Quốc gia Đầu tư phát triển CNC hiệu quả theo hướngcông nghiệp hóa, năm 2017, Đinh Tuấn Anh có bài “Xây dựng các tiêu chí đánhgiá phát triển nông nghiệp sáng tạo ứng dụng CNC - nhìn từ góc độ cơ sở lýthuyết mô hình” Dưới góc độ tiếp cận cơ sở lý thuyết mô hình, tác giả chỉ ra

những tiêu chí đánh giá sự sáng tạo trong nông nghiệp qua hai mô hình NARS

(nền nông nghiệp dựa trên nghiên cứu) và AKIS (nền nông nghiệp dựa trên trithức thông tin) Qua đó, tác giả đề xuất các nhóm tiêu chí đánh giá sự sáng tạo

Trang 15

trong nông nghiệp gắn với bốn thành phần sau: thành phần tri thức và giáo dục,thành phan hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp, các cơ quan tô chức trunggian kết nối hai thành phần này, có chính sách, tổ chức và điều kiện nền tảng.

Từ mục đích và mức độ tiếp cận khác nhau các công trình khoa học nêu

trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệpứng dung CNC Đây là những tư liệu bổ ich dé tác giả luận văn tham khảo và kếthừa trong quá trình triển khai đề tài

2.2 Về báo chí với van đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Về vai trò của báo chí nói chung trên thế giới những năm qua có nhiềunghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau Tiêu biểu với các công trình:Bùng no truyền thông của Ph Breton và S Proulx (1996); Sức mạnh của truyềnthông trong chính trị của Doris A Graber (2006) Ở Việt Nam van đề vai tròcủa báo chí được đề cập đến trong một số cuốn sách, giáo trình, công trìnhnghiên cứu khoa học: Báo chí — những van dé lý luận và thực tiễn của Hà Minh

Đức (1994); Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Duong Xuân Sơn, Tran

Quang, Dinh Văn Hường (2004); Truyền thông đại chúng của Ta Ngọc Tan; Báochí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008); Truyềnthông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc (2007); Cơ sở lý luận

báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012), Các tác giả đã luận giải một cách sâu

sắc về chức năng xã hội cơ bản của báo chí, trong đó có chức năng thông tin,chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội, đồng thời chỉ ra các điều kiện

dé báo chí thực hiện tốt hơn các chức năng này Có thể nói, các tác phẩm này là

“kim chỉ nam” cho những ai quan tâm hay nghiên cứu đến các chức năng xã hội của báo chí.

Liên quan trực tiếp tới đề tài, có một số luận án, luận văn thạc sĩ trongnhững năm gần đây đã lựa chọn vấn đề phát triển nông nghiệp CNC làm đề tài

nghiên cứu, như:

Luận văn thạc si Báo chí học “Báo in khu vực Tây Nam Bộ tuyên truyén

Trang 16

ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến và quảng básản phẩm nông nghiệp địa phương hiện nay (Khảo sát báo Vĩnh Long, bdo AnGiang, báo Đồng Khởi năm 2014) ” của Nguyễn Hữu Khánh (2015) tại Học việnBáo chí và Tuyên truyền Trên cơ sở hệ thống hoá lý thuyết và thực tiễn của vấn

đề nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng, phân tích ưu thế và hạn chế của báo

in về truyền thông việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản,chế biến và quảng bá sản phẩm nông nghiệp của các địa phương, từ đó rút ranhững bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nham nâng cao hiệu quatruyền thông của báo in các địa phương trong khu vực tiềm năng lớn nhất cả

nước về nông nghiệp

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Vấn dé phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao trên sóng truyền hình” của Nguyễn Thị Linh Chi (2018), Dai họcKhoa học xã hội và Nhân văn (DHQGHN) Trên cơ sở những van đề lý luận đãxây dựng, luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng về hoạt độngthông tin tuyên truyền về nông nghiệp ứng dụng CNC trên kênh truyền hình

VTCI6 và VTV2 dé khảo sát và thấy được mục đích của tác giả, tần suất, dung

lượng, vị trí xuất hiện, nội dung về nông nghiệp ứng dụng CNC trong tácphẩm/chương trình Đồng thời, nghiên cứu và chỉ rõ thành công, hạn chế,nguyên nhân hạn chế trong việc tuyên truyền về nông nghiệp ứng dụng CNC

trên hai kênh VTV2 và VTC16 Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên

cứu, luận văn đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cơ bản đối với các cơ quanbáo chí và công chúng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền vềnông nghiệp ứng dụng CNC Qua đó, khang định vị trí, vai trò và những thếmạnh riêng của truyền hình trong hệ thống các loại hình báo chí hiện nay

Đây là những đề tài có cách đặt van đề tương đồng với luận văn này nênchúng tôi có thé tham khảo về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận van đềcũng như một số quan điểm về phát triển nông nghiệp CNC hiện nay trên báo chí.Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu đã bước đầu đề cập một số vấn đề vềphát triển nông nghiệp CNC trên các phương diện thông tin đại chúng Tuy nhiên,

Trang 17

cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề phát triển

nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La Thông qua luận văn này, tac giả mong

muốn sẽ góp phần tích cực vào công tác truyền thông vấn đề phát triển nông

nghiệp CNC trên báo chí Sơn La.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thong hóa một số lý luận và thực tiễn của đề tài, luận vănkhảo sát thực trạng và phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế của báo chíSơn La trong công tác thông tin về van dé phát triển nông nghiệp CNC, từ đó, đềxuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đềphát triển nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Dé đạt được những mục dich trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông vềvan dé phát trién nông nghiệp CNC

- Khao sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung va hình thứcthông tin về van dé phát triển nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La; từ đó chỉ ranhững thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế trongthông tin về van đề phát triển nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đềphát triển nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo chí Sơn La với vấn đề pháttriển nông nghiệp CNC.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các thông tin về van dé phát triển nôngnghiệp CNC trên báo chí Sơn La, cụ thể Báo Sơn La (gồm báo in và báo điện tử)

Trang 18

và Đài PT-TH Son La Sở di chọn Báo Sơn La và Đài PT-TH Sơn La, bởi chính đây là những cơ quan báo Đảng địa phương đặc thù, là tờ báo có lượng phát

hành lớn.

Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới han trong những tác phẩm, chương

trình đã được đăng tải, phát sóng trên Báo Sơn La và Đài PT-TH Sơn La từ tháng 01/2019 - 06/2021.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa vào quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

nước; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền Sơn La có liên

quan đến lĩnh vực báo chí truyền thông và phát triển nông nghiệp CNC Đồngthời, luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực báo chítruyền thông liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụ như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng thể thu thập, nghiên cứu,khảo sát những tài liệu về báo chí với vấn đề phát triển nông nghiệp CNC đãđược công bồ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các tài liệu nội bộ

của các cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát.

- Phương pháp thống kê, phân tích nội dung văn bản: Nhằm tìm hiểu nộidung, cách thức thé hiện thông tin về van dé phát triển nông nghiệp CNC dướigóc độ người nghiên cứu báo chí Mục đích của phương pháp này là tìm kiếm ditliệu cho việc mô tả và phân tích thực trạng, ưu điểm, hạn chế của hoạt độngthông tin về phát triển nông nghiệp CNC trên báo chí Sơn La

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện phỏng vẫn 06 người với

các nhóm đối tượng lãnh dao, quản lý, phóng viên: lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La,

Trang 19

lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Sơn La, lãnh đạo Báo Sơn La, lãnh đạo Đài

PT-TH Sơn La, phóng viên Báo Sơn La, phóng viên Đài PT-TH Sơn La nhằmthu được những đánh giá tổng quá, khách quan, có trọng lượng về chất lượng và

hiệu quả xã hội của công tác thông tin về vấn phát triển nông nghiệp CNC trên

báo chí Sơn La.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là công trình cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu sâu, trực tiếp về vaitrò của báo chí đối với công tác thông tin về van dé phát trién nông nghiệp CNC

trên báo chí Sơn La.

Luận văn sẽ làm rõ hơn thực trạng, khẳng định vị trí, vai trò, thế mạnh,

đồng thời cung cấp những giá trị giải pháp có tính khả thi để nâng cao chấtlượng, hiệu quả của báo chí địa phương trong truyền thông về vấn đề phát triển

nông nghiệp CNC.

Luận văn có thé trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những nha

nghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai quan tâm.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, luận văn đề xuất một số giải phápnhằm thay đổi những mặt hạn chế trong việc phát trién nông nghiệp CNC dé cóthê đáp ứng tối đa nhu cầu và tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng; Thamgia ứng dụng phát trién nông nghiệp CNC mới làm tăng hiệu quả chat lượng sảnphẩm nông nghiệp, góp phan tích cực đưa nền nông nghiệp khu vực tiễn tới hiệnđại trong xu thế hội nhập thế giới.

Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển kinh tế nôngnghiệp của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền của cơ quanbáo chí trong việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Luận văn là công trình nghiên cứu đề cập một cách cơ bản về hệ thốnghoạt động của báo chí trong việc tuyên truyền về phát triển nông nghiệp CNC

10

Trang 20

Do đó, nó có ý nghĩa tích cực nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan báo chí,

nhà khoa học, các doanh nghiệp, người nông dân, nhà quản lý đã và đang quan

tâm đến việc truyền thông về phát triển nông nghiệp CNC

7 Bố cục luận vănNgoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về van dé phát triển nông nghiệp

công nghệ cao trên báo chí địa phương

Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên báo

chí Sơn La

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhăm nâng cao chất lượng vềphát triển nông nghiệp công nghệ cao trên báo chí Sơn La

II

Trang 21

lâm, diêm nghiệp và thủy sản” [9].

Theo cuốn Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách

thức có định nghĩa: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đảm bảo nhữngnhu cầu thiết yếu nhất, cơ bản nhất của con người Nông nghiệp theo nghĩa hẹpbao gom hai lĩnh vực trong trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng bao gém 3 lĩnh

vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp” [42, tr 9 - 10].

Các tác giả trong Nông nghiệp, nông dan, nông thôn trong quá trình công

nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam cho rằng “Nông nghiệp theo nghĩa hẹp làsản xuất vật chất, sử dụng đất đai và sinh vật làm ra sản phẩm nông nghiệp Còntheo nghĩa rộng, đó là sản xuất-kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm

cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân phối thực phẩm nông sản”

[8, tr 8].

12

Trang 22

Từ những nghiên cứu và khái niệm được đưa ra về nông nghiệp, chúng tôiđưa ra khái niệm về nông nghiệp như sau: Nông nghiệp là ngành sản xuất lớn,

bao gém nhiều chuyên ngành: trông trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; là ngànhsản xuất ra những sản phẩm nông sản phục vụ đời sống con người, bao gdm

chăn nuôi, trong trot và sơ chế sau thu hoạch

1.1.2 Công nghệ và công nghệ cao

1.1.2.1 Công nghệ

Khởi nguồn của”công nghệ” bắt đầu được hình thành khi loài người biếtđến việc chuyên đồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các công cụ thô sơ.Thời kỳ tiền sử khi con người bắt đầu biết cách làm ra ngọn lửa để giữ ấm vànấu thức ăn, hay phát minh ra bánh xe giúp con người trong việc đi lại, đâyđều được gọi là công nghệ do con người tạo ra Sự phát triển gần đây của côngnghệ bao gồm việc tạo ra máy in, điện thoại, internet đã giảm bot rào cản vậtchất cũng như địa lý giúp con người tương tác thông tin với nhau một cáchnhanh chóng trong môi trường toàn cầu Hiện nay, chúng ta đã và đang chứng

kiến sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra bước đột phá

về công nghệ trên phạm vi toàn cầu, có tác động không nhỏ đến tất cả các lĩnhvuc, ké ca chinh tri của các quốc gia

Công nghệ là thuật ngữ có nguồn gốc từ hai thuật ngữ trong tiếng Hy Lap

là “Techne” và “Logos” “Techne” là khả năng hoặc cách thức cần thiết để làm

cái gì đó, “Logos” là kiến thức về một điều gì đó [30, tr 41] Thuật ngữ công

nghệ “Technology” trong tiếng Anh có nghĩa là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử

dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệthống, phương pháp tô chức, nhằm giải quyết một van dé, cải tến một giải pháp

đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể

Theo khoản 2, Điều 3 Luật KH & CN năm 2013: “Công nghệ là giảipháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ,

13

Trang 23

phương tiện dùng dé biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [35] Theo khoản 2,Điều 2 Luật Chuyên giao công nghệ 2017: “Công nghệ là giải pháp, quy trình,

bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng dé biến đổi nguồnlực thành sản phẩm” [36]

Như vậy, có thê hiểu Công nghệ là phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vậtchất hoá các tri thức để ứng dụng vào sản xuất hay công nghệ là tập hợp các cáchthức có phương pháp và được sử dụng và quá trình sản xuất trong các ngành sản

xuất.

1.1.2.2 Công nghệ cao

Thuật ngữ “công nghệ cao” (High Tech) hiện đang được sử dụng rộng rãi

trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công

nghệ khác.

Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), “CNC là các công nghệ

có tỷ lệ chỉ cho nghiên cứu và phát triển lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với quốcgia, các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tácđộng mạnh mẽ đối với sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong nghiên cứu và

phát triển, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trên quy mô thé giới" [5, tr 3]

Khoản 1, Điều 3 Luật CNC 2008 quy định: “Công nghệ cao là công nghệ

có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tíchhợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất

lượng, tinh năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai

tro quan trong đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dich vụ hiện có” [51, tr 1].

Theo Khoản 6, Điều 2 Luật Chuyén giao công nghệ 2017: “CNC là công

nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đượctích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất

lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai

14

Trang 24

frò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dich vụ hiện có” [36, tr 1].

Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này nhưng nhìn chung, cácquan điểm trên cơ bản xác định thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một côngnghệ (technology) hay một kỹ thuật (technique) hiện đại, tiên tiễn được áp dụng vàoquy trình sản xuất nham tạo ra sản phâm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ

1.1.3 Nông nghiệp công nghệ cao Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, tùy theo cách tiếp cận của từngnhà khoa học và nhà quản lý mà có những quan niệm khác nhau về nông nghiệp

CNC.

Theo J H Von Thunen (1986), “Nông nghiệp CNC là nên nông nghiệphội tụ các thành tựu tiên tiễn nhất về công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu,thông tin và tự động hóa trong một hệ thống nông nghiệp tập trung nhăm tạo ramột quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ, có tác dụng quyết định đối với việcchuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp” [43, tr 27]

Quan niệm phô biến tại Trung Quốc và Đài Loan: “Nông nghiệp CNC lànên nông nghiệp tập hop các tiễn bộ khoa học và công nghệ VỀ sinh học, hóa học,

cơ khí, tự động hóa, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống để tạo ra

bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho

hiệu quả cao” [43, tr 28].

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

“Nông nghiệp CNC là nên nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vàosản xuất, bao gom: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quátrình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công

nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượngcao, đạt hiệu quả kinh té cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bén vững

trên cơ sở canh tác hữu cơ” [52].

15

Trang 25

Theo Nguyễn Văn Bộ, “Nông nghiệp CNC là nên nông nghiệp mà ở đó

các loại hình công nghệ cao (cơ giới hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật

liệu mới và công công nghệ sinh học) được ứng dụng tổng hợp, theo một quy

trình khép kín, hoàn chỉnh nhằm khai thác hiệu quả nhất tài nguyên tự nhiên (đất,khí hậu) và tiém năng của giống dé đạt năng suất và chất lượng sản phẩm caonhất một cách bên vững” [4, tr 111]

Trong cuốn Nông nghiệp ứng dung CNC là yêu câu tất yếu dé hội nhậpquốc tế, Phạm S định nghĩa “Nông nghiệp CNC là ứng dụng tổng hợp các loạicông nghiệp mới phù hợp trong điều kiện không gian thời gian cụ thé với tiềmlực cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiễn đề đạt được năng suất toi ưu, chất lượng tot

nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh, có hiệu

quả kinh tế cao, trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bên vững” [31, tr 45]

Như vậy có thé khang định nông nghiệp CNC là một nên nông nghiệpđược ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiễn để sản xuất, còn gọi là

CNC nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nôngsản, thỏa mãn nhu cau ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông

nghiệp bên vững Mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp CNC là giảiquyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp,đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thànhtựu khoa học công nghệ dé đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng 6n định với năngsuất và sản lượng cao, hiệu quả và chất lượng cao

1.1.4 Báo chí và bao chi địa phương

1.1.4.1 Báo chí

Theo một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, báo chí là hiện tượng danghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tô của kiến trúc thượng tang; là một loạihình hoạt động chính trị - xã hội, với tính chất nghiệp vụ sáng tạo, có những tácđộng to lớn đối với xã hội loài người được thể hiện trên nhiều phương diện: kinh

16

Trang 26

tế, chính trị, văn hóa, lỗi song, "

Theo GS TS Ta Ngoc Tan, “bdo chi la hién twong da nghia, gan bó chặt

chẽ với các thành tố của kiến trúc thượng tang, báo chí là một loại hình hoạt

động chính trị - xã hội, với tính chat nghé nghiệp sáng tạo Hoạt động báo chibao ham trong đó sự vận hành phức tạp của một loại nghề nghiệp, quan hệ vớinhau bằng quy luật vận động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có

tính mục dich” [41, tr 7].

PGS.TS Nguyễn Văn Dững tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống, đưa rakhái niệm: “Báo chí là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộnglớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ vàphương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng

và dự luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực

và quốc té” [16, tr 61]

Theo PGS TS Duong Xuân Sơn, triết học cổ đại Hy Lạp quan niệm:

“Chữ báo chí xuất phát từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, báotin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biẾt của con người về

thé giới xung quanh dang ton tại bang việc lấy hiện thực khách quan dé phanánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tácphẩm - công chúng” [38, tr 6] Dé phân biệt báo chí với các sản phẩm thông tinkhác, tác giả Dương Xuân Sơn cho răng, “báo chí là bao gồm tất cả các tổ chứcthông tin thuộc những loại hình khác nhau (xuất bản, radio, vô tuyến truyềnhình ) và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địa phương, với ý nghĩa

là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng” [38, tr 47]

Theo tác giả Trần Hữu Quang “Báo chí truyền thông là một quá trìnhtruyén dat, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các moi liên hệ giữa

con người với con người” [32, tr 3].

Nhìn chung, các tác giả trên, dù đứng trên quan điểm nào, đã cố gắng đưa

ra những định nghĩa chung nhất về báo chí và tựu trung lại đều xem báo chí như

17

Trang 27

một phương tiện diễn đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khác nhau trong xãhội Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm

vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynhhướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng Do

đó, trong nhiều trường hợp, có thé dùng báo chí dé chỉ truyền thông đại chúng:

và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng, trước hết phải nói đến báo chí

Nói tóm lại, báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ như nhật báo hay tạpchí, nhưng cũng dé chi các loại hình truyền thông khác nhau như truyền hình, đàiphát thanh Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu dé làm sáng tỏ đời sống xãhội, văn hóa Đây chính là bộ máy chính quyền dé tìm hiểu thông tin, phổ biến

và phân tích tin tức Đây là cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến vềmọi vấn đề Chính vì thế, báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư Quyềnlực này, nếu được nhân dân sử dụng đúng sẽ góp phan nói lên sự thật, góp phannói lên nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về định danh và khái niệm, nhưng détạo sự thống nhất trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng như khả năng của tácgiả, luận văn sử dụng khái niệm báo chí được dẫn theo khái niệm Luật Báo chí năm 2016 do Quốc hội ban hành: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đượcsáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng

thông qua các loại hình báo in, báo nói, bao hình, báo điện tử” [50].

1.1.4.2 Báo chí địa phương

Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh các cơ quan báo,đài của Trung ương còn có hệ thống báo chí của các địa phương Báo chí địaphương là một bộ phận quan trọng cấu thành nền báo chí cách mạng Việt Nam

Ở các địa phương, báo Đảng do Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, quản lý, còn

các Đài phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình do UBND các tỉnh, thành phố

18

Trang 28

trực thuộc Trung ương quản lý Ngoài ra, ở các địa phương còn có các văn phòng

đại diện của các cơ quan báo chí Trung ương và một số nơi còn có báo cấp sở,

ngành của tỉnh Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí

địa phương không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ quantuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách màcòn định hướng chính trị, tư tưởng cho nhân dân trước các sự kiện, van đề trongtỉnh, thành, khu vực, trong nước cũng như quốc tế Trong công cuộc xây dựngđất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhữngnăm qua, hệ thống báo chí địa phương nước ta đã không ngừng đổi mới, cải tiếncác chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phù hợp với nhu cầu của côngchúng; góp phan to lớn trong việc động viên tinh than thi đua lao động, làm việc,học tập trong các tầng lớp nhân dân; cô vũ những nhân tố mới, những điển hìnhtiên tiễn, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính tri ở

địa phương; đem đến cho công chúng địa phương những thông tin bổ ích, thiết

thực, gắn với cuộc sông hàng ngày của họ Báo, đài cũng đã phát hiện, vạch trầnnhiều vụ việc, góp phần ngăn chặn thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân, giónglên những tiếng chuông cảnh tỉnh, giáo dục cần thiết trước những tiêu cực cảntrở sự tiến bộ xã hội So với các đài, báo Trung ương và của ngành, báo đài địaphương có lợi thé là năm chắc hoàn cảnh cụ thé, phong tục tập quán địa phương,

đi sâu vào từng đối tượng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động

vào tư tưởng, tình cảm của người dân địa phương một cách trực tiếp

Mỗi địa phương đều có những truyền thống và đặc điểm riêng về đời sốngkinh tế - xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý của công chúng báo chí Côngchúng địa phương thích đọc báo, nghe đài địa phương trước hết vì họ luôn luônmuốn biết được những thông tin của địa phương mình, những thông tin đã vàđang diễn ra xung quanh mình Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí này Là

cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân, báochí địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ôn định chính trị,

19

Trang 29

thúc đây công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế, gópphần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương.

Trong luận văn này thuật ngữ “báo chí địa phương” được sử dụng với cách

hiểu là các cơ quan báo chí cấp tinh/thanh, bao gồm bốn loại hình báo in, báo phátthanh, báo truyền hình và báo điện tử

1.2 Vai trò của báo chí địa phương với van đề phát triển nông nghiệp

công nghệ cao

Báo chí truyền thông thực hiện chủ trương, đường lỗi của Đảng và địa

phương về phát triển nông nghiệp CNC

Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hàng ngày, hàng giờ cung cấp

thông tin cho công chúng: là công cụ sắc bén tuyên truyền chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời là cầu nối, phản ánhnhững tâm tư nguyện vọng, những nhu cau cấp thiết của nhân dân đối với Dang

và Nhà nước Báo chí tồn tại và phát trién là để đáp ứng nhu cầu thông tin ngàycàng cao của con người và xã hội Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thôngtin của quần chúng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú Từ đó, báo chí góp phầntích cực vào việc xây dựng thế giới quan, củng cố nền tảng hệ tư tưởng vững

chắc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân

Phát triển nông nghiệp CNC là một lĩnh vực đang được thực hiện trong thực tiễn với những thuận lợi, khó khăn, nhiều cơ hội và thách thức Việc báo chítham gia tuyên truyền, phân tích, giải thích, phản ánh các kết quả thực hiện cácchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng sẽ là cách thức giúp các cơ quanquản lý năm bắt được tình hình thực tế, kịp thời điều chỉnh, hiệu quả và phù hợp

thực tiễn Mặt khác, các kết quả thực hiện tốt sẽ là nguồn cô vũ, động viên, khích

lệ đối với nông dân và các doanh nghiệp; đồng thời những khó khăn, vướng mắc

sẽ được giải quyết, góp phần tăng tính hiệu quả trong phát triển nông nghiệp

CNC.

20

Trang 30

Ngoài ra, với vai trò thông tin chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, định hướng chính sách về phát triển nông nghiệp công

nghệ cao, báo chí địa phương đã và đang phát huy tích cực vai trò của mình Từ

văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng đã đề ra về các vấn đềphát triển nông nghiệp CNC, cho đến Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứngdung công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát trién công nghệ cao đếnnăm 2020 của thủ tướng chính phủ, báo chí địa phương đã tích cực thông tin vềnội dung cũng như đường lối của Đảng tới đông đảo quần chúng nhân dân, tạo

sự hiểu biết cũng như đồng thuận dé toàn dân cùng Chính phủ thực hiện chiếnlược phát triển nông nghiệp CNC quốc gia cũng như các địa phương

Báo chí địa phương phản ánh thực tiễn, nhân tổ mới nhằm thay đổinhận thức của người dân, doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp CNC

Từ việc hiểu biết và đi đến hành động đúng cần phải có một nhận thứcđúng, ý thức đúng Nếu báo chí chỉ dừng lại ở việc truyền thông giúp người dân,doanh nghiệp hiểu được nội dung, ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp côngnghệ cao thôi vẫn thiếu sót, hạn chế Một trong những chức năng quan trọng củabáo chí đó chính là chức năng tư tưởng Chức năng có tính mục đích đầu tiên củahoạt động báo chí chính là nâng cao tính tự giác của quần chúng nhân dân Dénâng cao tính tự giác của quần chúng, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là phát triểnnhận thức của họ Trình độ nhận thức là tiền đề quy định trình độ tự giác của

nhân dân lao động Một khi đã được hình thành trong nhân dân lao động tính tự giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho những hoạt động sáng tạo của nhân dân

trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của họ

Báo chí địa phương truyền thông những gương sáng của các cá nhân,tập thể tham gia áp dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp

Đối với phát triển nông nghiệp CNC, việc tuyên truyền nhân rộng nhữnggương sáng của các cá nhân, tập thé tham gia áp dụng CNC trong sản xuất nông

21

Trang 31

nghiệp trở thành nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu của báo chí Thông quabáo chí, các mô hình và điển hình tiên tiến được phản ánh day đủ, sinh động, làđiều kiện dé người dân, doanh nghiệp chứng thực được hiệu quả phát triển nông

nghiệp CNC, dé từ đó tác động một cách dễ hiểu, dễ thấy đối với người dân,

doanh nghiệp trở thành tắm gương tốt mà người dân, doanh nghiệp muốn làmtheo Việc phát triển nông nghiệp CNC không chỉ được thực hiện cục bộ ở từng

địa phương hay từng lĩnh vực của ngành, ngược lại, đó là quá trình đòi hỏi toàn

diện và rộng khắp, đòi hỏi tính lan tỏa cao Do đó, hơn ai hết, báo chí là công cụ

đặc lực nhất dé thực hiện tính lan tỏa, tạo sức ảnh hưởng và bay xa cho những

mô hình, điển hình tiên tiến trong áp dụng sản xuất phát triển nông nghiệp CNC.

Báo chí địa phương đấu tranh chống tiêu cực, cắn trở việc áp dụngCNC trong sản xuất nông nghiệp

Đấu tranh phòng chống tiêu cực là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân của

cả hệ thống chính trị Báo chí với chức năng, nhiệm vụ của mình có vai trò quantrọng trong cuộc đấu tranh này Báo chí đã chủ động tích cực, truyền thông

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị,

nghị quyết về phòng chống tiêu cực, cũng như ý kiến chỉ đạo của các đồng chílãnh đạo Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tiêu cực Tiêu cực ở đâychính là những tiêu cực đi ngược lại, cản trở việc áp dụng phát triển nông nghiệpCNC của quốc gia, địa phương Sự chuyền tải kịp thời, chính xác, đầy đủ và toàndiện của báo chí đến xã hội những nội dung quan trọng cũng như những hướngdẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, thông tư, văn bản luật,

về phòng, chống các tiêu cực trong đời sống xã hội thời gian qua là một thànhcông của báo chí Đấu tranh, phòng chống tiêu cực về phát triển nông nghiệpCNC ở nước ta thời gian qua luôn thu hút sự quan tâm, day dứt của các đồng chílãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tô chức chính trị - xã hội và nhân dân, báo chí

đã kip thời đưa tin, truyền đạt ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo

các cấp trực tiếp góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc đấu tranh phòng,

22

Trang 32

chông các tiêu cực của đời sông.

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương vềphát triển nông nghiệp công nghệ cao

1.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản

phẩm nông nghiệp CNC được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệpphát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà Xácđịnh tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bứctranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và pháttriển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thời gian qua, Đảng, Nhà nướcquan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp

CNC như:

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộcChương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh

mục sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển.

Quyết định số 738/QD-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chí nông nghiệp CNC và phụ lục

danh mục CNC áp dụng.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều

cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụngCNC; hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp CNC

Trong đó, việc thu hút đầu tư cho nông nghiệp CNC từ lâu được hưởng nhiều ưuđãi Cụ thể, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010, của Chính phủ vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với chính sách cho

23

Trang 33

vay tín chấp ở hạn mức phù hợp; Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 7/3/2017, dành ítnhất 100.000 tỷ đồng dé thực hiện chương trình cho vay với lãi suất thấp hon lãisuất thị trường từ 0,5% -1,5% đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC, nôngnghiệp sạch; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 7/9/2018, của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 củaChính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cónhiều điểm đột phá mới về cho vay đối với các dự án nông nghiệp CNC như: chodoanh nghiệp được vay không có tài sản đảm bảo tối đa bang 70% -80% giá trị dự

án nông nghiệp CNC với hình thức cho vay linh hoạt; ưu đãi về tiền thuê đất, cắt

giảm thủ tục hành chinh,

Bên cạnh đó, nhiều chính sách để nâng cao quy mô và chất lượng đào tạonguồn nhân lực trong nông nghiệp cũng được thực thi Quy hoạch phát triểnnhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu phát triển tỷ lệ nhân lựcqua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lênkhoảng 50% năm 2020 Đề án “Dao tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, ngành nông nghiệp

triển khai đào tạo được trên 2,3 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp.Nông dân sau khi học nghề đã áp dụng được kỹ năng mới vào sản xuất; nhiềulao động sau học nghề mạnh dạn chuyền đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tếcao, đem lại thu nhập gấp 3-4 lần trước đây

Chính phủ cũng dành nhiều nguồn lực tạo điều kiện cho nghiên cứu,chuyền giao công nghệ năng suất chất lượng nông sản; thực hiện chủ trương giaođất, giao rừng lâu dai cho người sử dụng, tạo điều kiện cho tích tụ và tập trungđất nông nghiệp theo nguyên tắc thị trường dé hình thành nền nông nghiệp hiệnđại Đặc biệt là những nỗ lực lớn trong công tác tô chức và phát triển thị trường

ở cả trong và ngoài nước Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thươngmại tự do, cho thấy sự tích cực của Nhà nước trong việc tìm kiếm, mở rộng thị

trường cho nông sản Việt Nam Nông sản Việt Nam từng bước xâm nhập vào

24

Trang 34

những thị trường có sức mua lớn, đòi hỏi cao về chất lượng như Nhật Bản, châu

Âu, Mỹ, Australia

Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành

Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình

hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ôn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước

ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhẫn mạnh những địnhhướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng CNC như: “Hiện đại hóa,thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo

chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào KH & CN, có năng suất, chất lượng, sức cạnh

tranh và giá trị gia tăng cao Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực làchủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thé của từng

vùng”,

1.3.2 Quan điểm của tinh Sơn La

Thực hiện theo các Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủtướng Chính phủ; Quyết định số 66/QD-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướngChính phủ; ngày 26/4/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyếtđịnh 3249/QĐ-UBND về việc lập Dự án quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dungcông nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Theo

đó, tỉnh Sơn La sẽ thực hiện xây dựng các vùng và khu công nghiệp ứng dụng CNC như sau:

- Vùng nông nghiệp ứng dung CNC Mộc Châu: Trên thực tế, việc xâydựng và định hướng phát triển khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tại

huyện Mộc Châu đã được tỉnh Sơn La thực hiện từ những năm 2004 Theo quy

hoạch, tông diện tích đất phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa

bàn huyện Mộc Châu là 200 ha Tuy nhiên, hiện nay chỉ khai thác, sử dụng được

56,57 ha đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, gồm: Khu

trung tâm, các dự án đầu tư của doanh nghiệp trồng rau, hoa và khu bệnh viện

25

Trang 35

Diện tích chưa được sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao là 143,43 ha, do đây là diện tích đất khu dân cư, khu nghĩa trangnhân dân và đất trồng cỏ của Công ty cô phần Giống bò sữa Mộc Châu.

- Sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại vùng tái định cư thủy điện SonLa: Ngày 20/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định phêduyệt danh mục và giao chủ đầu tư thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệpứng dụng CNC vùng tái định cư thủy điện Sơn La Trong tổng số 34 dự án lớnvới 127 tiêu dự án nhỏ được phê duyệt, thì lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi có

110 tiểu dự án; Lĩnh vực thủy lợi: 9 tiểu dự án; Lĩnh vực trồng, cải tạo vườn cây

ăn quả bằng giống chất lượng cao: 8 tiểu dự án Trong quy hoạch của tỉnh cònmột số khu vực như tại huyện Vân Hồ sẽ được định hướng phát triển nông

nghiệp ứng dụng CNC.

Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030; triển khai các Thông báo, Nghị quyết củaTỉnh ủy Sơn La về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC giai đoạn 2015-2019,

UBND tỉnh Sơn La đã có sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, các huyện,

thị xã, thành phố; cùng với sự nỗ lực của toàn thể người dân trên địa bàn tỉnhtriển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch nhằm từng bước hình thành vàphát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC

Trong giai đoạn 2015-2019, nhiều cơ chế chính sách mới đã được tỉnhSơn La ban hành nhằm khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sảnxuất, bảo quản, chế biến nông sản áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt;

ứng dụng CNC vào một số khâu của sản xuất như: Ứng dụng công nghệ tưới tiết

kiệm, nhà lưới, nhà kính; sử dụng một số cây trồng nuôi cấy mô; ứng dụng côngnghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi,

Ngày 10/5/2021, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Đề án phát triển lĩnhvực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai

26

Trang 36

đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thé hóa chủ trương củaĐảng, Chính phủ, của tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng pháttriển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cảithiện đời sống của nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững Đề án đặt ra mụctiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng sản xuất trồng trọt bình quân đạt5-6%/năm; giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng trọt bình quân 80 triệu đồng/ha,đối với mô hình có đầu tư thâm canh bình quân đạt trên 180 triệu đồng/năm Tỷtrọng giá trị sản xuất trồng trọt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nôngnghiệp sạch chiếm 15-25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đến năm

2030, diện tích cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,

mã số vùng trồng và các tiêu chuẩn tương đương đạt 75.700 ha; phát triển vùngnguyên liệu khoảng 123.000 ha dé đáp ứng đủ nguyên liệu khi Sơn La trở thànhtrung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV (2020-2025) cónhiều nội dung mới, nhưng trong nông nghiệp Sơn La đặt ra 3 nội dung rất trọngtâm: Mục tiêu phát triển của Sơn La là thúc đây phát triển xanh, xây dựng pháttriển xanh và bền vững; Sơn La lần đầu tiên đưa vào nghị quyết: Nông nghiệpcủa Sơn La tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; nhắn mạnh nông nghiệp hữu cơ Sơn

La tiếp tục khăng định sản phẩm của Sơn La phải có uy tín, chất lượng và dứt

khoát phải sạch.

1.4 Các tiêu chí đánh giá và nhân tố tác động đến hiệu quả thông tin

về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên báo chí

1.4.1 Các tiêu chí đánh giá

1.4.1.1 Về nội dungNội dung thông tin phải rõ ràng, day đủ và chính xác, bảo dam độ tin cậy

cao, găn với sự kiện có thật Trong hoạt động báo chí không có sự kiện sẽ không

27

Trang 37

có tin tức Và sự kiện có thật trở thành tin tức khi sự kiện ay có ý nghĩa xã hội va

được con người nhận thức, tái hiện, loan báo trên báo chí và các phương tiện

truyền thông khác Thông tin về phát triển nông nghiệp CNC phải là thông tin

chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

Nội dung thông tin phải mới mẻ Là một trong những yêu tô cơ bản tạonên giá tri của tin tức Báo chí thông báo sự kiện mới xảy ra, mới biết được hoặcxảy ra đã lâu nhưng nay có ý nghĩa mới, có liên quan đến hoạt động phòng,chống dịch Covid-19 Như vậy, thông tin về phát triển nông nghiệp CNC gắn vớiyếu tố “mới” Cái “mới” này được đặt trong mục đích, nhu cầu và lợi ích dothông tin có thể đem lại Thông tin mới trong lĩnh vực này phải được cập nhập thường xuyên, liên tục.

Nội dung thông tin phải kịp thời Đòi hỏi tác phẩm báo chí phải xuất hiệnđúng lúc, đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong

thời điểm đó Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững “các tin tức dù rất chân thực vàmới mẻ nhưng nếu không kịp thời chuyển tải dé người đọc, người nghe thì cũngtrở thành tin tức cũ, sẽ mắt di giá tri của mình Cho nên, việc đăng tải các tin tức

phải dùng tốc độ nhanh nhất có thé, trong thời gian ngắn nhất có thể, để đưa tinnhững sự vật, hiện tượng mới phát sinh hoặc đang trong quá trình xảy ra đếncho công chúng, đây là một tính chất căn bản của tin tức” Các nội dung thôngtin về phát trién nông nghiệp CNC phải phan ánh day đủ, trung thực các về van

dé phát triển nông nghiệp CNC dé độc giả nắm bắt thông tin, có thái độ và hànhđộng cho đúng Thông tin kịp thời, đúng thời điểm các chủ trương, chính sáchcủa Dang, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC dé mọi người

có những hành động trong việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp

Nội dung thông tin phải lạ độc đáo Tinh độc đáo của thông tin chính là

cái mới mà công chúng chưa biết Điều này được thể hiện ở những tin, bài vềchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nôngnghiệp CNC hay việc ứng dụng kỹ thuật CNC trong sản xuất nông nghiệp

28

Trang 38

Nhưng cái mới không phải là cái duy nhất thé hiện tính độc đáo của thông tin.Cùng với sự đòi hỏi tất yếu của cái mới, báo chí cũng có thê tái hiện thông tin cũ

đã bị lang quên, giúp cho công chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự

kiện mới Tuy nhiên, dù sự kiện có thật mới mẻ và có khả năng thông tin kip thời nhưng nếu không phù hợp với vẫn đề phát triển nông nghiệp CNC thì thông tin

đó khó xảy ra.

Thông tin phải phong phú, đa dạng: Trong một tác phẩm báo chí thông tinvan dé phát trién nông nghiệp CNC nếu chỉ đề cập đến một van đề, hoặc mộtnhóm van dé sẽ dẫn đến sự nhàm chán Chính vì vậy, thông tin vấn dé phát triểnnông nghiệp CNC phải đảm bảo cân đối giữa nội dung các thông tin.

Thông tin phải thiết thực, bồ ích với công chúng: Đây là một yếu tố hếtsức quan trọng Nếu như trước đây thông tin trong một tác phẩm báo chí cơ bản

là đơn chiều, thì ngày nay thông tin vấn đề phát triển nông nghiệp CNC của báochí là đa chiều Nếu thông tin đưa lại không có nội dung hoặc nội dung khônghap dẫn, gần gũi, thiết thực thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán Tat cả các cơ quan báo

chí đều phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu chung như đã nói ở trên Thông

tin về van đề phát triển nông nghiệp CNC trên báo chí cũng không nam ngoại lệnày.

1.4.1.2 Về hình thức chuyển tải thông tinThành lập các chuyên trang, chuyên mục: trong xu hướng thông tin vềvan dé phát triển nông nghiệp CNC hiện nay, xu hướng thành lập chuyên mục,chuyên trang đang sử dụng khá phổ biến Bởi lẽ, việc hình thành chuyên trang,chuyên mục là cách tạo nên bản sắc riêng của tờ báo Hình thành chuyên trang,chuyên mục là cách dé ổn định về dung lượng, thời gian và phạm vi đề cập đến

van đề, hướng đến một lượng độc giả nhất định, tạo điều kiện dé cho độc giả tiệntheo dõi các van đề mà họ quan tâm, dễ tiếp nhận và đỡ mat nhiều thời gian Tòa

soạn thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan đề cập thông tin

29

Trang 39

nhanh nhất và nâng cao chất lượng tuyên truyền trên các chuyên trang, chuyênmục trong thông tin về van đề phát trién nông nghiệp CNC Mời gọi các cộng tácviên, các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia viết bài, kịp thời phát hiện, nhânrộng những dién hình tiên tiến, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dégóp phần nâng cao tính hấp dẫn của các chuyên trang, chuyên mục.

Su dụng da dạng các thể loại báo chí: thê loại báo chí là một trong những

hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí Với tư cách là một hình thái ý thức

xã hội đặc thù, báo chí phản ánh thực tại khách quan thông qua các hình thức thêloại tương đối ôn định và những hình thức chưa én định Theo PGS TS ĐinhVăn Hường quan niệm “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thongnhất và tương đối ổn định của các bài báo được phân chia theo phương thứcphản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nộidung mang tính chính trị tư tưởng nhất định” Mỗi thê loại báo chí (tin, bài phảnánh, phóng sự, phỏng van, tường thuật, bình luận, ) có những ưu - nhược điểmriêng, do đó, việc vận dụng đa dạng các thé loại trong việc thông tin về vấn đềphát triển nông nghiệp CNC sẽ mang lại hiệu quả tuyên truyền cao, tác động

mạnh mẽ vào tình cảm, lý trí của người đọc, thôi thúc họ hành động và hành động có hiệu quả.

Ngôn ngữ: ngôn ngữ thông tin bao gồm ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phivăn tự Đối với ngôn ngữ văn tự, trước tiên phải đáp ứng tính đại chúng vì tínhđại chúng giúp cho độc giả nhận thức nội dung tác phẩm tương ứng với ý đồ củatác giả Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi ngôn ngữ báo chí (cách viết, cách thêhiện, ) phải được độc giả nhận thức đầy đủ Nếu không thực hiện được nguyêntắc này dẫn đến tình trạng người đọc không hiểu được tác phẩm Tùy theo đặcđiểm từng địa phương, vùng miền, dân tộc đang sinh sống tại địa phương, vùngmiền đó mà trong cách viết, cách nói, trong ghi nhận hình ảnh, báo chí làm saocho các đối tượng chủ yếu là người dân không có kiến thức chuyên môn về phápluật, tâm lý, cũng có thé dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và dé làm theo Nếu không

30

Trang 40

đạt được tính đại chúng thì dù có đạt được tính độc đáo, mới lạ bài viết cũng sẽ

không đạt được tính hiệu quả, thậm chí còn bị phản tác dụng Đảm bảo được tính

đại chúng, sẽ tạo được niềm tin ở độc giả và như thế sẽ dé phát huy và nâng caohiệu quả, chất lượng tuyên truyền

Diện mạo báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng đangtrong xu thế biến đổi về ngôn ngữ truyền thông nhằm mục đích đưa thông tinđến độc giả một cách tốt nhất và lấy đi ít nhất thời gian của họ Chính vì thé,ngôn ngữ phi văn tự cũng cần được quan tâm như ngôn ngữ văn tự Theo PGS

TS Vũ Quang Hào, ngôn ngữ phi văn tự thé hiện qua khổ báo dé độc giả có théđọc trong bat kỳ hoàn cảnh nào, ngoài ra, mẫu mã, hình thức trình bay đòi hỏiphải bắt mat Một trong những yếu tô dé bắt mắt độc giả là hình ảnh Như vậy,việc phát huy ngôn ngữ hình anh, đồ họa, biểu đồ, biểu bảng, cũng là mộttrong những ngôn ngữ chuyền tải thông tin một cách hữu hiệu Ngôn ngữ hình

ảnh, biểu đồ, đồ họa sẽ thu hút độc giả hơn, giúp độc giả tiếp nhận thông tin

nhanh, dé hiểu, dé nhớ, an tượng.

1.4.1.3 Hiệu quả thông tin

Đề xác định hiệu quả thông tin, đầu tiên chúng ta cần phải đánh giá đượcmục tiêu của truyền đạt thông tin, đó là quá trình nhằm cho khách thể: nghe, thay,hiểu, đồng ý, hành động và phản hồi thông tin

Việc phản hồi thông tin giúp cho chủ thé biết người tiếp nhận đã: Đã ngheđúng hay chưa? Đã hiểu đúng hay hiểu lầm và hiểu bao nhiêu? Có đồng ý không

và trong phạm vi nào? Và dự định hành động, hành động hay không hành động?

Như vậy, hiệu quả thông tin có thê được xác định là kết quả thông tin đạtđược theo yêu cầu trong một khoảng không gian, thời gian, công sức và nguồnlực cụ thể; là phép so sánh dành để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các

mục tiêu, hoạt động của chủ thé cung cấp thông tin và khách thể tiếp nhận thong

tin va chi phí mà họ bỏ ra dé có kết quả đó trong những điều kiện nhất định

31

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN