1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

103 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 498 KB

Nội dung

Đa số HTX NNCNC mới chỉ tập trung hoạtđộng dịch vụ đầu vào, chưa có nhiều HTX tổ chức hoạt động khép kín từ khâudịch vụ đầu vào - tổ chức sản xuất - giải quyết đầu ra cho sản phẩm; khó k

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 83 10 102

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả Luận văn

Hoàng Thị Như Quỳnh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CAO

8

1.1 Khái niệm và sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp công nghệ

1.2 Các hình thức tổ chức phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong

kinh tế tập thể, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng 271.3 Kinh nghiệm về kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công

Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 49

2.1 Những lợi thế và bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của

Lâm Đồng đối với kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công

nghệ cao

49

2.2 Tình hình kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ

2.3 Đánh giá thực trạng kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025

79

3.1 Dự báo và phương hướng hoàn thiện trong phát triển nông nghiệp

3.2 Giải pháp hoàn thiện kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế tập thể (KTTT) là một hình thức kinh tế được hình thành đầu tiên

ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII gắn với cuộc cách mạng công nghiệp và sựphát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đến nay, hình thức kinh

tế này đã có lịch sử hơn 200 năm và trở thành phổ biến ở hầu hết các nước trên

Trang 7

thế giới Ở Việt Nam, phát triển KTTT là một nội dung trong đường lối, chínhsách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Trong công cuộc đổimới, KTTT được coi là một bộ phận cấu thành nền kinh tế nhiều thành phần, cóvai trò quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốcdân Nhiều chủ trương, chính sách đổi mới để phát triển KTTT đã được nhànước ban hành và đi vào cuộc sống Chính sách KTTT trong phát triển nôngnghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một phương diện trong hệ thống chủ trương,chính sách này và đã được áp dụng trong cả nước

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồnnhân lực phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hoá với cácloại nông đặc sản ưu thế so với các vùng khác, như cây công nghiệp dài ngày(chè, cà phê, dâu tằm…), bò sữa, cá nước lạnh, rau, hoa, quả cao cấp có nguồngốc ôn đới và á nhiệt đới Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng đểtỉnh Lâm Đồng có sự quan tâm đặc biệt đến quá trình hình thành và phát triểncủa KTTT nói chung và đặc biệt là KTTT trong NNCNC nói riêng gắn vớiChương trình xây dựng nông thôn mới Do vậy, thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã

có sự đầu tư nhất định cho các loại hình KTTT thông qua các đề án như: Đề ánđổi mới và phát triển KTTT trong nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012 –

2015, Đề án phát triển kinh tế hợp tác tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, Quỹ hỗ trợphát triển Hợp tác xã tỉnh Lâm Đồng Đến nay tỉnh Lâm Đồng có 02 Liên hiệpHợp tác xã, 273 HTX, trong đó có 183 HTX nông nghiệp Qua hoạt động, đãxuất hiện nhiều HTX, tổ hợp tác (THT) trong NNCNC liên kết có hiệu quả vớicác hệ thống siêu thị trong và ngoài nước như: Hợp tác xã Anh Đào, Tân Tiến,Hợp tác xã Xuân Hương đã góp phần ngày càng nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả các mặt hàng nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống cho xãviên

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hình thức KTTT trong pháttriển NNCNC ở tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa ra khỏi những khó khăn, thách thức vềvốn, công nghệ, lựa chọn việc sản xuất, hình thức liên kết để đạt hiệu quả kinh

Trang 8

tế cao Nhiều HTXNNCNC vẫn chưa thích ứng được với cơ chế thị trường, hoạtđộng chưa hiệu quả, đem lại lợi ích cho thành viên chưa nhiều, đặc biệt là trongkhâu liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn ứng dụng khoa học, kỹthuật; chưa kịp thay đổi phương thức hoạt động theo luật năm 2012, tư duy hoạtđộng còn theo phương thức cũ Đa số HTX NNCNC mới chỉ tập trung hoạtđộng dịch vụ đầu vào, chưa có nhiều HTX tổ chức hoạt động khép kín từ khâudịch vụ đầu vào - tổ chức sản xuất - giải quyết đầu ra cho sản phẩm; khó khăn

về đất làm trụ sở; số lượng thành viên trong HTX còn thấp, quy mô còn nhỏ lẻ;

số lượng thành viên thực sự sử dụng các dịch vụ của HTX lại hạn chế, năng lựcquản lý cũng như nghiệp vụ tổ chức sản xuất kinh doanh chưa cao, khó khăntrong khả năng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác có cùng loại hìnhdịch vụ…

Với những hạn chế nêu trên, việc đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò vàtầm quan trọng của KTTT trong phát triển NNCNC và có nhận thức đúng đắn

về HTX nông nghiệp kiểu mới là cần thiết, nhằm nâng cao năng lực quản trị,tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể trong phát triển NNCNC đến rộng rãingười dân, các cấp, các ngành, địa phương, các hội và đoàn thể để đẩy mạnhhơn nữa phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh

Nhằm góp phần vào giải quyết vấn đề trên, học viên lựa chọn đề tài

“Kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lâm

Đồng”để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2 Tình hình nghiên cứu

Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT là một trong những vấn

đề được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, được nhiều nhà khoa học và nhà tổchức thực tiễn nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau.Trong đó nhiều công trình đã được công bố như:

Trang 9

- Đề tài khoa học: “Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Hoàng Kim Giao (chủ nhiệm) (1997), đã phân tích một số vấn đề lý luận về kinh

tế hợp tác, các loại hình kinh tế hợp tác, vai trò của nhà nước đối với khu vựckinh tế hợp tác và nêu kiến nghị phát triển phong trào hợp tác hóa ở nước ta theo

mô hình HTX kiểu mới

- Đề tài khoa học: “Rào cản trong phát triển các HTX ở Việt Nam”, tác giả

Đặng Ngọc Lợi (2010), dựa vào nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn về quátrình vận động và phát triển của các hình thức hợp tác, các mô hình HTX ở ViệtNam, kinh nghiệm một số quốc gia để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt độngcủa mô hình này giai đoạn trước Đổi mới đến năm 2009, rút ra những kết quả đạtđược, những hạn chế nguyên nhân, tìm kiếm những rào cản làm cản trở quá trìnhphát triển của HTX, đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các rào cản, thúc đẩyphát triển các HTX ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo

- Cuốn: “Chế độ kinh tế hợp tác xã, những vấn đề lý luận và giải pháp

thực tiễn” của GS Lê Xuân Tùng và GS Lưu Văn Sùng, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội 1999

- Cuốn “Nông nghiệpViệt Nam trong thời kỳ hội nhập” của TS Nguyễn Từ,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, nghiên cứu về những thách thức, vấn đềđặt ra và giải pháp phát triển nông nghiệp nước ta khi gia nhập các tổ chức kinh tếquốc tế, trong đó chú ý đến giải pháp thúc đẩy phát triển NNCNC

- Cuốn "Kỷ yếu Hội thảo phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt

Nam" tập hợp các bài viết cho Hội thảo phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại

Việt Nam do tạp chí Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợpvới Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 24/10/2007 tại Hà Nộinhằm cung cấp những tư liệu cần thiết cho các cấp quản lý, các cơ quan khoa học

và công nghệ những tri thức và kinh nghiệm về phát triển NNCNC

- Bài viết: “Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập

kinh tế quốc tế”: của GS, TSKH Võ Tòng Xuân đăng trên Tạp chí Cộng sản số

785 (3/2008), nêu các giải pháp ứng dụng, phát triển NNCNC khi Việt Nam là

Trang 10

thành viên chính thức của WTO Bài “Nghiên cứu mô hình nông nghiệp công

nghệ cao và giải pháp phát triển ở Việt Nam”, của Nguyễn Văn Tuất, Phạm

Quang Duy và Nguyễn Quốc Thịnh, đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệnông nghiệp Việt Nam, số 1/2010

- Bài viết: “Triển vọng phát triển khu vực KTTT với luật hợp tác xã

2012” của PGS, TS Nguyễn Minh Tú đặng trên tạp chí Kinh tế và dự báo, năm

2013 số 6, trang 3-5, nhận định: Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 thay thế LuậtHTX 2003, đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, được

kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn và mang lại nhiều triển vọng cho khu vựcKTTT

- Bài viết: “Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT,

thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX” của tác giả

Vương Đình Huệ đăng trên tạp chí Cộng sản số 849 (tháng 7 năm 2013), bàn vềviệc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT sau 10 năm tổ chứcthực hiện Nghị quyết, khu vực KTTT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cónhững chuyển biến tích cực Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu, việcphát triển KTTT vẫn chưa thoát khỏi được những yếu kém kéo dài, những hạnchế tồn tại của khu vực kinh tế này còn chậm được khắc phục

- Bài viết: “Cơ sở khoa học của sự phát triển kinh tế nhà nước và KTTT ở

nước ta hiện nay”, tác giả Trần Thành, đăng trên tạp chí Triết học, số 6 (277),

tháng 6- 2014, bài viết tập trung làm rõ phát triển kinh tế nhà nước cùng vớiKTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân là mộtchủ trương lớn của Đảng ta trong đổi mới Việc luận giải để khẳng định căn cứkhoa học của chủ trương đúng đắn trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, một mặttạo sự đồng thuận xã hội rộng rãi trong thực hiện; mặt khác kích thích sự nghiêncứu, tìm kiếm, thử nghiệm các hình thức KTTT, kinh tế nhà nước cho phù hợpvới từng điều kiện lịch sử cụ thể thể hiện ngày càng rõ tính hiệu quả, tính ưu việtcủa những hình thức kinh tế đó

Trang 11

- KTTT trên địa bàn tỉnh Hải Dương: thực trạng và giải pháp, luận vănthạc sỹ khoa học kinh tế của tác giả Lê Thúy Hường, Hà Nội năm 2003.

Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học và bài viết trên đã khẳng định đượcvai trò và vị trí của KTTT trong nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ quá độlên CNXH ở nước ta Đây là những nguồn tài liệu bổ ích cho nghiên cứu của tácgiả.Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống

về KTTT trong phát triển NNCNC ở tỉnh Lâm Đồng dưới góc độ kinh tế chínhtrị Bởi vậy, đề tài mà học viên lựa chọn là mới, không trùng với các công trìnhkhoa học đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một sốtỉnh để phân tích và đánh giá thực tiễn KTTT trong phát triển NNCNC tại tỉnhLâm Đồng từ năm 2011 đến nay, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triểncủa hình thức tổ chức kinh tế này theo hướng ứng dụng và phát triển NNCNCtại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích trên, đề tài luận văn có các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTT trong phát triển NNCNC và tìmhiểu kinh nghiệm thựctiễn của một số tỉnh về tổ chức hình thức kinh tế này, rút

ra bài học để tỉnh Lâm Đồng có thể tham khảo

- Phân tích và đánh giá thực trạng KTTT trong phát triển NNCNC tại tỉnhLâm Đồng giai đoạn 2011 – 2018, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyênnhân

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sáchbảo đảm phát triển NN theo hướng CNC tại khu vực KTTT ở tỉnh Lâm Đồngđến năm 2025

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về KTTT mà chủ yếu là các HTX trong phát triểnNNCNC trên lĩnh trồng trọt và chăn nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm chotiêu dùng trong nước và xuất khẩu đặt trong chiến lược đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trước những thách thức của hội nhậpkinh tế quốc tế được Đảng và Nhà nước xác định

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về KTTT

trong phát triển NNCNC

- Về không gian: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động của thành phần KTTT

mà nòng cốt là HTX góp phần đẩy mạnh phát triển NNCNC ở tỉnh Lâm Đồng,một tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam

- Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng giai đoạn 2011-2018; đề

xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2025

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

để nghiên cứu về cơ sở lý luận; căn cứ vào tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện, Nghị quyết,các chủ trương, chính sách của Nhà nước để nghiên cứu thực tiễn Đồng thời, kếthừa có chọn lọc kết quả của các công trình khoa học đã công bố có liên quanđến đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm: phương pháp trừu tượnghoá, logic kết hợp với lịch sử… Để nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả sử dụngphương pháp thu thập tài liệu và điều tra, khảo sát thực tế Ngoài ra, luận văn còn

sử dụng một số phương pháp như thống kê, so sánh, mô hình hóa, xác lập bảngbiểu để làm rõ đối tượng nghiên cứu

Trang 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận, đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về

KTTT trong phát triển NNCNC đáp ứng yêu cầu của những tiến bộ mới về khoahọc, công nghệ và phát triển nông nghiệp bền vững

- Ý nghĩa thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng KTTT trong phát triển

NNCNC ở tỉnh Lâm Đồng, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; đềxuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển NNCNCtrong khu vực KTTT trên địa bàn tỉnh thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn được kết cấu làm 3 chương, 08 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về KTTT trong phát

triển NNCNC

Chương 2: Thực trạng hoạt động của KTTT trong phát triển NNCNC ở

tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2018

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện KTTT trong phát triển

NNCNC ở tỉnh Lâm Đồng

Trang 14

1.1.1.1.Khái niệm về kinh tế tập thể và các hình thức của kinh tế tập thể

* Khái niệm kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể mà nòng là cốt HTX một hình thức tổ chức kinh tế được rađời từ rất sớm ở các nước, trong đó tiền thân là các HTX ở nước Anh đượcthành lập vào năm 1761 do những người thợ dệt vải lập ra với tên gọi là “Hộilàm vải cho tốt và bán giá trung bình trong làng xóm” Năm 1769, tại BắcScotland, 12 thợ dệt đã hùn vốn tổ chức một HTX tiêu dùng đầu tiên buôn bánbột lúa mạch Sau đó hàng trăm HTX tiêu dùng được ra đời, những HTX nàythành lập trên cơ sở cổ phần của các thành viên thợ thủ công, công nhân và cáccông chức cấp thấp Họ thành lập HTX một cách tự nguyện nhằm để bảo vệngười tiêu dùng trong tổ chức mình trước nạn tăng giá, làm hàng giả của bọn tưsản thương mại Hình thức hoạt động thời gian này của các HTX chủ yếu trên cơ

sở tự nguyện của người dân chưa có pháp luật, chưa có điều lệ HTX để ràngbuộc các thành viên Đến giữa thế kỷ thứ XIX vào những năm 1844 ở nướcAnh, 28 thợ dệt trong Rochdale làng tiến hành lập HTX tiêu dùng gọi là “Hộicủa những người khởi đầu về sự công bằng ở Rochdale” họ đưa ra các nguyêntắc và điều lệ cơ bản cho hoạt động của HTX và gọi là nguyên tắc Rochdale

Năm 1895, tại Luân Đôn nước Anh, Liên minh các HTX quốc tế(International Coopative Alliance - ICA) được thành lập với sự tham gia của 82

Trang 15

nước với gần 700 triệu xã viên Liên minh các HTX quốc tế đã phê chuẩn và sửdụng các nguyên tắc Rochdale cho hoạt động của mình cho đến tận ngày nay.

Tại Châu Á các nước như: Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan… các HTX cũnglần lượt được hình thành và phát triển kể từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.Cùng với sự ra đời của các HTX ở những nước này, đồng thời Luật HTX cũngđược ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX phát triển Đến naycác hình thức HTX đã trở nên phổ biến trong các nền kinh tế ở cả các nước pháttriển và đang phát triển Hình thức tổ chức và tên gọi của các HTX ở các quốcgia tuy không giống nhau, nhưng đều có chung một mục đích là hướng vào giúp

đỡ lẫn nhau, làm sao cho ai trồng được cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thìphải trồng cây

Ở nước ta, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến phongtrào hợp tác hóa và Người đã có những bài phát biểu, tham luận về HTX Bácnhắc đến một câu tục ngữ Việt Nam rất hay nói về sự đoàn kết, hợp tác: “ Nhómlại thành giàu, chia nhau thành khó”, “Một cây làm chẳng nên non, nhiều câynhóm lại thành hòn núi cao” và Người khẳng định lý luận HTX đều ở nhữngđiều ấy Sau đó, KTTT được hình thành ở miền Bắc nước ta sau hòa bình lập lạinăm 1954 và trên phạm vi cả nước sau khi thống nhất đất nước năm 1975 vớicác hình thức đa dạng từ thấp đến cao như: tổ đổi công, tổ vần công, THT, HTXcấp thấp, HTX cấp cao

Khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới năm 1986, những nhận thức mới

về KTTT dần được hình thành đã làm cơ sở cho đổi mới phương thức thành lập

và hoạt động của các loại hình KTTT Trải qua nhiều thăng trầm trong pháttriển, đến nay KTTT đang là một trong những thành phần kinh tế có vai trò quantrọng cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tếquốc dân

Thực tế nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong xây dựng CNXH ởnước ta, tại Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX

Trang 16

(năm 2001) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT Đảng ta

đã nêu lên quan niệm về KTTT như sau:

“Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợptác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãinhững người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừathuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừmột số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp vàmức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.Thành viên KTTT bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người

có nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ” [16 Tr 30]

Từ khái niệm trên cho thấy KTTT là thành phần kinh tế dựa trên hìnhthức sở hữu tập thể, phân phối theo lao động, vốn góp và mức độ tham gia dịch

vụ của xã viên Nguyên tắc hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,cùng có lợi và quản lý dân chủ Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX dựa trên sởhữu của các thành viên, vừa dựa trên sở hữu tập thể, là hình thức liên kết rộngrãi không những đối với người lao động mà cả các hộ sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa HTX phân phối không những theo lao động mà cảtheo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động với tư cách pháp nhân trên

cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Ngoài ra, cũng có nhiều văn bản đề cập đến kinh tế tập thể như: Hiếnpháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại Điều 20 đã khẳng định: “Kinh

tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổchức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi”.Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: “Tập thể là tập hợp nhữngngười có quan hệ gắn bó, cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau”[58]

Trang 17

Theo Luật Hợp tác xã năm 2012, tại Khoản 1, Điều 3 quy định: “Hợp tác

xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân”

Như vậy, KTTT là do ít nhất ba công dân tự nguyện góp vốn, góp sức hợptác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tựnguyện, dân chủ và cùng có lợi Hiện nay, trong xu hướng vận động và pháttriển chung của nền kinh tế quốc dân, KTTT ngày càng được củng cố và pháttriển; thành phần kinh tế này sẽ là hình thức tổ chức kinh tế phổ biến Vì vậy, tạiVăn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục dành sự quan tâm cho KTTT khi nêurõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của KTTT, kinh tếHTX; Đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phươngthức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường Nhà nước có cơ chế, chínhsách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹthuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tếHTX trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ”

* Các hình thức của kinh tế tập thể

Theo quan điểm cá nhân của nhiều nhà lý luận và học giả về HTX thìKTTT gồm rất nhiều thành phần và tổ chức khác nhau Tuy nhiên, văn bản cótính chất pháp lý của Tổng cục Thống kê tại Quyết định số 147/TCTK –PPCĐ,ngày 27/12/1993 quy định: “Thành phần KTTT bao gồm các tổ chức kinh tế(thường gọi là các HTX) được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn sản xuất,kinh doanh của những người sản xuất và tiêu dùng, quyền sở hữu thuộc về tậpthể các thành viên (thường gọi là xã viên) tham gia góp vốn Như vậy, thuộcthành phần KTTT gồm có: các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất giống nhưHTX, liên doanh, liên kết giữa các đơn vị KTTT với nhau, các doanh nghiệphoạt động trên cơ sở góp vốn của các hộ công nhân viên thuộc các cơ quan,đoàn thể và tổ chức hiệp hội

Cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ gắn kết của quan hệ hợp tác, lĩnh vựchoạt động, mục đích của các chủ thể tham gia hợp tác và trình độ pháp lý trong

Trang 18

cơ chế điều hành các quan hệ hợp tác giữa các thành viên tham gia với nhau cóthể phân chia KTTT thành các hình thức sau đây:

- Một là, tổ hợp tác:

Đây là hình thức đầu tiên, thấp nhất của KTTT Về bản chất, nó là sự kếthợp của các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh để tạo ra sức mạnh lớn hơnsức mạnh của tập thể, nhằm thực hiện những công việc mà từng cá nhân, đơn vịriêng lẻ khó hoặc không thể thực hiện được mà nếu có thực hiện được thì cũngkém hiệu quả so với tiến hành hợp tác

C Mác viết:

Cái hình thức lao động, trong đó có nhiều người làm việc theo kế hoạchbên cạnh nhau và cùng với nhau trong quá trình sản xuất, hay trong những quátrình khác nhau gắn liền với nhau thì gọi là hợp tác; trong tất cả các trường hợp

ấy, lao động của từng người riêng rẽ không thể nào đạt tới kết quả lao độngchung hoặc chỉ đạt tới sau một thời gian rất lâu, hoặc qui mô rất nhỏ Ở đây, vấn

đề không chỉ là nâng cao sức sản xuất cá nhân bằng sự hiệp tác, mà còn tạo rasức sản xuất tự nó đã là một sức tập thể rồi [11, tr 473]

Như vậy, sự ra đời của THT xuất phát từ nhu cầu khách quan và là hìnhthức tất yếu nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của conngười

Theo C Mác: Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp vớinhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động vớinhau Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ nhất định vớinhau và quan hệ của họ với giới hạn tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ratrong khuôn khổ và những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó [12, tr 552]

Mặt khác, khi loài người sống thành cộng đồng, có tổ chức thì nhu cầuhợp tác đã diễn ra Sự hợp tác phối hợp hoạt động với nhau trong chinh phục tựnhiên, trong lao động sản xuất và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó,khái niệm hợp tác được dùng phổ biến cho nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 19

Còn kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp hơn, chỉ phạm vi hợp tác trong lĩnh vựckinh tế, là sự tự nguyện hỗ trợ, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thểkinh tế Theo C Mác: “ sức sản xuất đặc biệt của ngày lao động kết hợp là sứcsản xuất xã hội của lao động Sức sản xuất đó nảy sinh từ chính ngay sự hợptác” [11, tr 478].

Như vậy, thực tế cho thấy so với sản xuất cá thể, hình thức hợp tác cónhững ưu thế là tiết kiệm được tư liệu sản xuất, kích thích thi đua nên nâng caonăng suất lao động, mở rộng hoặc thu hẹp không gian khi cần thiết và khắc phụcmột số mặt yếu kém của kinh tế hộ đơn lẻ, như: thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật vàkinh nghiệm sản xuất; giúp kinh tế tổ viên tăng sức cạnh tranh thị trường vànâng cao năng lực hoạt động kinh tế; giúp các hộ tổ viên sử dụng có hiệu quảhơn về đất đai, lao động, vật tư và tiền vốn; tiếp nhận những thông tin, tiến bộkhoa học, kỹ thuật góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của kinh tế

hộ

Sự phát triển của các hình thức, tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụngthúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, phâncông lao động xã hội và chuyên môn hóa ngày càng sâu, rộng thì nhu cầu về hợptác lao động ngày càng tăng và mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mởrộng Đây là sự vận động tất yếu của sự phát triển sản xuất xã hội và là xu hướngphát triển các hình thức xã hội hóa sản xuất mà không ai hay bất kỳ một lực lượngnào có thể cưỡng lại được

Như vậy, tổ hợp tác chính là nhân tố quan trọng, bước đầu, làm cơ sở đểthành lập tổ chức HTX Thực tiễn cho thấy, phần lớn các HTX được hình thành

từ các tổ hợp tác hoạt động có tổ chức, hiệu quả rồi tiến hành thành lập HTX thìđều hoạt động tốt, phát triển bền vững hơn Hiện nay, tổ hợp tác được quy địnhbởi Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự năm 2005 được thay thế bằng Bộluật dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) và Nghị định số151/2007/NĐ – CP của Chính phủ, ban hành ngày 10/10/2007

Trang 20

- Hai là, Hợp tác xã:

Hợp tác xã là hình thức KTTT phát triển ở trình độ cao hơn kinh tế hợptác giản đơn Trên bình diện thế giới, theo Liên minh HTX quốc tế, Vương quốcAnh đã định nghĩa HTX như sau: “Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của nhữngngười tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của

họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lýdân chủ” [5]

Định nghĩa về HTX cũng được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng:HTX như một hiệp hội của những người tự nguyện liên kết với nhau để đạt mụcđích chung thông qua việc hình thành một tổ chức được kiểm soát một cách dânchủ, thực hiện những đóng góp công bằng đối với yêu cầu về vốn và chấp nhậnchia sẻ hợp lý những rủi ro, lợi ích của doanh nghiệp mà trong đó các thành viêntham gia một cách tích cực [4]

Ở nước ta, khái niệm HTX ra đời và được sử dụng trong các văn bản củaĐảng và Nhà nước từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) Song kháiniệm này đôi khi bị lạm dụng và được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, không đượcgiới hạn ở những quan hệ hợp tác kinh tế có xu hướng phát triển thành HTX,thậm chí có người còn cho rằng quan hệ giữa chủ tư nhân và người làm thuêcũng là hợp tác

Sau đó, khái niệm HTX được khẳng định trở lại khi Quốc Hội khóa IXban hành Luật HTX tháng 3/1996, lần đầu tiên nêu ra nội dung hoàn chỉnh vềHTX trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Điều 1 của Luật HTXđịnh nghĩa như sau:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu,lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của phápluật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, nhằm giúp nhauthực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cảithiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước [32] Hợp tác xã

Trang 21

hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra HTX, quản lý dân chủ vàbình đẳng; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; chia lãi đảm bảo kết hợp giữa lợiích của xã viên và sự phát triển của HTX; hợp tác và phát triển cộng đồng.

Đến ngày 26 tháng 11 năm 2003, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đãthông qua Luật HTX sửa đổi bổ sung năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 7 năm 2004 thay thế Luật HTX năm 1996, đã định nghĩa như sau:

Hợp tác xã là tổ chức KTTT do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sauđây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sứclập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viêntham gia HTX, cùng giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuấtkinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế

xã hội của đất nước Vì vậy, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có

tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trongphạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy địnhcủa pháp luật

Hiện nay, tại kỳ họp thứ 4 ngày 20 tháng 11 năm 2012, Quốc hội đã thôngqua Luật hợp tác xã năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2013.Luật HTX năm 2012 quy định: “Hợp tác xã là tổ chức KTTT, đồng sở hữu, có

tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tươngtrợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứngnhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng

và dân chủ trong quản lý hợp tác xã…”

Với khái niệm trên, Luật hợp tác xã năm 2012 đã chú trọng nhấn mạnhhơn về tính cộng đồng, hợp tác của HTX; nhất là các HTX nông nghiệp, cầnphải lấy mục tiêu phục vụ thành viên làm mục tiêu hoạt động chính của HTXmình; đồng thời làm rõ hơn về tài sản chung không chia của HTX Luật HTXnăm 2012 và các văn bản dưới luật cơ bản phù hợp nhằm khuyến khích, tạo điềukiện thúc đẩy phát triển HTX mới; định hướng phát triển HTX hiện đang hoạt

Trang 22

động theo đúng bản chất HTX; đáp ứng yêu cầu và lợi ích của thành viên thamgia HTX.

- Ba là, Liên hiệp Hợp tác xã:

Theo Luật hợp tác xã sửa đổi bổ sung năm 2003, Luật quy định:

Liên hiệp hợp tác là tổ chức kinh tế do các HTX (bao gồm các HTX thuộccác ngành nghề và lĩnh vực khác nhau thay vì chỉ có các HTX trong một ngànhnghề và lĩnh vực như: Luật hợp tác xã năm 1996 quy định) tự nguyện liên kếtthành lập, hoạt động theo nguyên tắc HTX, đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng

ký kinh doanh cấp tỉnh và xác định liên minh HTX là tổ chức kinh tế xã hội(thay vì là tổ chức phi chính phủ như Luật Hợp tác xã năm 1996 quy định) cóchức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và liên hiệpHTX thành viên

Tại khoản 2, Điều 3 của Luật Hợp tác xã năm 2012, quy định: Liên hiệpHTX là tổ chức KTTT, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 HTX tựnguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của HTX thành viên, trên cơ sở tự chủ, tựchịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp HTX

Trang 23

HTX trong quan hệ hoạt động phối hợp của các thành viên với các tổ chức trong

và ngoài nước theo quy định của pháp luật; quyền, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, têngọi và tài chính của liên minh HTX do điều lệ liên minh HTX quy định

Hiện nay, Liên minh HTX Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên minhHTX quốc tế (ICA); Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thế giới (WASME);thành viên của Liên minh HTX khu vực Châu á Thái Bình Dương, Liên minhHTX nghề cá quốc tế và cùng với Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam(VCCI) là đối tác ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) với trách nhiệmđại diện cho giới sử dụng lao động trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX ở ViệtNam; có quan hệ hợp tác với 125 tổ chức quốc tế và tổ chức đại diện HTX ở cácnước

Tóm lại, tính liên kết hợp tác không chỉ dừng lại trong nội bộ từng HTX

mà phát triển ra giữa các HTX trong cùng ngành nghề, cùng khu vực, lãnh thổ…

để hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên phong trào sâu rộng quy mô quốc gia, quốc tế Trênbình diện quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào HTX thế giới từ nửa cuốithế kỷ XIX đã dẫn đến thành lập liên minh HTX quốc tế (ICA) vào năm 1895nhằm thực hiện sứ mệnh liên kết, đại diện và hỗ trợ phong trào HTX trên toàn thếgiới Ở qui mô quốc gia, các HTX liên kết với nhau tạo thành liên đoàn, liên minhHTX cấp vùng, cấp quốc gia, trong các ngành, lĩnh vực và trên phạm vi toànquốc Các liên đoàn, liên minh, liên hiệp HTX này đóng vai trò quan trọng, đạidiện các HTX thành viên trước các cơ quan chính quyền; bảo vệ quyền lợi củacác HTX; tham gia xây dựng cơ chế chính sách, môi trường pháp lý cho sự hìnhthành và phát triển của các HTX

1.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Kinh tế tập thể được hình thành và phát triển ở nhiều ngành kinh tế khácnhau như trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Trong nông nghiệp sự hìnhthành và phát triển của kinh tế tập thể có những đặc điểm như sau:

Trang 24

* Về đối tượng sản xuất

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống, cây trồng, vật nuôi,chúng có những đòi hỏi riêng về điều kiện sinh trưởng và phát triển Sản xuấtnông nghiệp nói theo nghĩa kinh tế là quá trình tạo ra sản phẩm mới, luôn gắnliền và đi theo quá trình sinh học của các đối tượng trên Vì vậy, con ngườikhông thể làm thay hoặc bỏ qua các yếu tố về nước, ánh sáng, nhiệt độ và thờigian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi trong quá trình sản xuất, mà ngược lạiphải tìm mọi cách để đáp ứng tốt và đúng nhất những đòi hỏi bằng kinh nghiệmcũng như sự hiểu biết của mình Hiện nay cũng vậy, tiến bộ khoa học trong nôngnghiệp cũng không thể quên đi những hiểu biết về qui luật sinh trưởng, pháttriển của từng loại cây trồng, vật nuôi trong lúc tìm tòi và ứng dụng những thànhtựu mới vào sản xuất

Nét đặc thù trong quá trình sản xuất nông nghiệp luôn diễn ra trong tựnhiên và có tính thời vụ cao Vì vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trìnhsản xuất kinh tế gắn bó chặt chẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên Thời giansản xuất và thời gian hoạt động xen kẽ nhau, song không hoàn toàn trùng hợpnhau đã sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp và tạo ra thời gian nông nhàncủa người nông dân Vì thế, kết quả sản xuất chịu tác động trực tiếp của môitrường, các nguồn lực có sẵn trong tự nhiên đất, nước, ánh sáng và thời gian laođộng của con người Do đó, nếu những tác động này thuận lợi thì kết quả laođộng sản xuất thu được sẽ cao, nhưng ngược lại nếu tác động của những yếu tốnày không thuận lợi thì kết quả sản xuất là rất thấp Đặc biệt, những thay đổi vềđiều kiện tự nhiên diễn ra rất mạnh và khó lường trước, vì vậy mà kết quả củasản xuất nông nghiệp thường biến đổi rất mạnh; hiện tượng mất mùa và đượcmùa thường xuyên xảy ra đối với mỗi vùng, miền và mỗi đối tượng sản xuất quacác vụ, các năm cũng khác nhau Bên cạnh những yếu tố tự nhiên làm thay đổisản lượng, sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động của các yếu tố dịch bệnh nảysinh ngay trong quá trình sản xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau Qui luật

Trang 25

này cho thấy trong sản xuất người nông dân càng gia tăng năng suất, sản lượng

và qui mô sản xuất thì nguy cơ dịch bệnh tăng lên, đó là tác nhân gây ra nhữngthất bại khó lường của sản xuất nông nghiệp

Đối với thị trường nông phẩm luôn diễn biến phức tạp hơn nhiều so vớicác thị trường khác Vì bên cung có rất nhiều chủ thể như hộ nông dân, HTX,trang trại, doanh nghiệp… cùng tham gia sản xuất Sự quyết định sản xuất củamỗi chủ thể là không giống nhau trong đó, đặc biệt người nông dân với hiểu biết

về cơ chế thị trường còn thấp nên sự gia tăng hay giảm sản lượng của mỗi loạisản phẩm trong nông nghiệp luôn biến động và phụ thuộc vào quyết định củanhiều nhà sản xuất Do vậy, sự tham gia thị trường với quá nhiều chủ thể sảnxuất là một trong những nguyên nhân gây ra biến động phức tạp của khối lượngnông sản trên thị trường

* Về tổ chức sản xuất

Chúng ta thấy, sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra trên qui mô nhỏ vềkhông gian, bởi lẽ mỗi diện tích canh tác chỉ cho tối đa một lượng sản phẩmtheo năng suất của cây trồng, vật nuôi Vì vậy muốn có khối lượng sản phẩmnhiều để thảo mãn nhu cầu ngày càng tăng, con người buộc phải mở rộng diệntích trồng trọt, nâng cao qui mô chăn nuôi cùng với việc nâng cao năng suất, sảnlượng trên một đơn vị diện tích Trong khi đó, chủ thể tác động vào cây trồng,vật nuôi là những người nông dân và cộng đồng xã hội đã sinh sống ở các vùng

mà sản xuất nông nghiệp diễn ra Chính vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cùngmột đối tượng, nhưng lại khác nhau về qui mô canh tác, cách thức tác động vàođối tượng sản xuất ở các vùng, miền sinh thái khác nhau Do đó, tính đa dạngcủa phương thức canh tác nông nghiệp ở từng cộng đồng dân cư và vùng sinhthái khác nhau đã tạo ra sự phức tạp rất lớn của tổ chức và quản lý các hoạt độngsản xuất Như vậy, nhìn trên góc độ kinh tế, hoạt động của hộ nông dân mangnhững đặc điểm sau:

Trang 26

Một là, lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm qua cho thấy, các hộ gia đình

mà sức lao động chủ yếu được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập cơ bảndựa vào sản xuất nông nghiệp Trải qua nhiều chế độ kinh tế xã hội, kinh tế hộnông dân vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định rõ hơn vị trí là những chủ thểkinh tế độc lập, có qui luật phát triển riêng với kiểu tổ chức sản xuất nôngnghiệp hợp lí, bền vững trước những thay đổi của thị trường và thay đổi của cácthể chế chính trị khác nhau Đây là điểm khác biệt giữa sản xuất nông nghiệpvới những lĩnh vực sản xuất khác và là lĩnh vực luôn gắn với kinh tế hộ qua cácgiai đoạn khác nhau với những trình độ sản xuất khác nhau, cho đến tận ngàynay và sẽ tiếp tục phát triển trong những điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngàycàng sâu rộng như hiện nay

Hai là, các hộ nông dân mang những tố chất riêng, những hộ sử dụng lao

động của các thành viên trong gia đình để sản xuất tạo ra sản phẩm mà nhữnghoạt động lao động này không được trả lương Vì thế, sản xuất ra nông sản màtrong đó một phần để sử dụng trong gia đình và phần còn lại dư thừa mới đembán, tiêu thụ trên thị trường Do vậy, sự tham gia của các hộ nông dân vào thịtrường mang tính cục bộ và có xu hướng hoạt động không hoàn hảo

Từ chỗ các nông hộ sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu về lương thực,thực phẩm cho gia đình, họ đã chuyển dần sang sản xuất chủ yếu để bán ra thịtrường Đây là quá trình này mang tính qui luật đối với sản xuất nông nghiệp ởtất cả các nước, song mức độ rất khác nhau ở mỗi nước và tùy thuộc vào qui môđất sản xuất mà các nông hộ trực tiếp sử dụng Bên cạnh đó, mỗi hộ nông dânvới trình độ kỹ thuật nhất định chỉ có thể sản xuất trên một qui mô diện tích nhấtđịnh, với chủng loại sản phẩm nông nghiệp nhất định Do đó, thường có một sốđông hộ cùng tham gia sản xuất ở một quốc gia và càng đông hơn trên qui môtoàn thế giới

Trang 27

Như vậy, những đặc điểm trên đây của hộ nông dân khi tham gia thịtrường sẽ phát sinh nhu cầu hợp tác giữa họ với nhau và giữa người nông dânvới các tổ chức kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vì:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thường mang nhiều đặc thù,tại đó những trục trặc của hoạt động thị trường thường xuất hiện do cung – cầucác sản phẩm nông nghiệp thường chịu tác động bởi những biến động bấtthường của tự nhiên Trong điều kiện, mối quan hệ cung – cầu về nông sản trênthị trường không ổn định, làm giá cả dao động với biên độ lớn, có thể tạo ranhững lợi ích bất thường, đồng thời cũng gây ra những thua thiệt cho cả ngườitiêu dùng và người sản xuất trong đó có người nông dân

Quá trình sản xuất nông nghiệp thường diễn ra hai giai đoạn đó là sảnxuất trên đồng ruộng để tạo ra các nông sản, hàng hóa tươi sống, sau đó chuyểnsang giai đoạn chế biến để tạo ra sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng Trong giaiđoạn đầu sản phẩm chưa qua chế biến thường rất khó bảo quản, thời gian từ khithu hoạch cho đến khi đưa vào chế biến thường rất ngắn.Vì vậy, để có thể chếbiến kịp thời nông sản nguyên liệu thì mối quan hệ giữa khâu thu hoạch chế biếnphải rất thông suốt, gắn bó với nhau Đây là thách thức rất lớn đối với tất cả cácnước sản xuất nông nghiệp hiện đại, vì ở đó sản xuất và chế biến nông sản cùngsong song tồn tại và phát triển

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên không gian rộng lớn

và ở những nơi xa các cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ, có kết cấu hạ tầng thấpkém và các quan hệ thị trường chậm phát triển hơn các khu vực khác Vì vậy,thường xảy ra trụ trặc trong mối quan hệ sản xuất với chế biến và sản xuất vớithị trường làm ảnh hưởng tiêu cực tới chính sản xuất nông nghiệp Để giúpngười sản xuất, nhà nước thường có các biện pháp bảo hộ sản xuất nông nghiệp,nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người nông dân Tuy nhiên, các biện pháp nàylại dẫn tới lấn át vai trò thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp gồm có vật

tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bị bóp méo và có tính bao cấp nặng nề Do đó,

Trang 28

trong nhiều trường hợp những can thiệp như vậy sẽ làm cho hoạt động sản xuất,kinh doanh nông nghiệp không gắn với thị trường và không hiệu quả.

Ngày nay, trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng,những hộ nông dân nhỏ buộc phải chấp nhận cạnh tranh với doanh nghiệp sảnxuất lớn trong nông nghiệp Trong cuộc cạnh tranh này, những người nông dânnhỏ, lẻ đương nhiên rơi vào thế bất lợi và dễ bị thua thiệt so với những doanhnghiệp kinh doanh lớn Do đó, những yếu tố trên đã thúc đẩy các hộ nông dânphải hợp tác, liên kết và hình thành những tổ chức kinh tế để vừa tự bảo vệ lợiích của mình và tạo cơ hội để gia nhập thị trường Vì vậy, các hình thức hợp tác

đa dạng là công cụ tất yếu để các hộ gia đình, các trang trại nhỏ trong nôngnghiệp giải quyết những khó khăn trong sản xuất, giảm chi phí giao dịch khitham gia thị trường Chúng ta thấy, nhu cầu hợp tác càng tăng lên khi nhữngngười nông dân sản xuất nhỏ tham gia sâu hơn vào thị trường dẫn đến cạnhtranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt Việc hợp tác trên có thể diễn ravới những hình thức đa dạng khác nhau, từ thấp đến cao, từ các tổ nhóm đến câulạc bộ… và dưới các loại hình như HTX, THT, hiệp hội, liên đoàn…

Như vậy, từ những đặc điểm của KTTT trong sản xuất nông nghiệp như

đã nêu ở trên thực tế hiện nay cho thấy, sản xuất nông nghiệp công nghệ caođược những người nông dân có trình độ hiểu biết, có xu hướng hợp tác, liên kết,hình thành các tổ chức kinh tế để bảo vệ lợi ích của mình và tạo cơ hội cho kinh

tế hộ gia nhập thị trường Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX nông nghiệpkiểu mới không còn phụ thuộc quá nhiều vào mùa vụ, thời tiết, nên có thể cho rađời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn, lợi nhuận cao hơn cácsản phẩm chính vụ Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trườngnhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên lànăng suất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiềulên và thị trường cũng được mở rộng hơn Vì vậy, KTTT trong sản xuấtNNCNC thường tập trung vào các lĩnh vực như: tạo những giống mới thông qua

Trang 29

tổng hợp các kỹ thuật di truyền và tạo giống, công nghệ gen và sử dụng kỹ thuậtmới trong việc nhân giống cây trồng, vật nuôi…đã góp phần khắc phục một sốhạn chế từ các đặc điểm khách quan trên của KTTT trong nông nghiệp truyềnthống từ đó nâng cao giá trị mặt hàng nông sản và nâng cao thu nhập, ổn địnhđời sống cho các hộ nông dân.

1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp công nghệ cao

1.1.2.1 Những bất cập của nông nghiệp truyền thống trước yêu cầu của tiến bộ khoa học và công nghệ

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực trởthành một cường quốc xuất khẩu các loại nông sản Đó là do sự thay đổi cơ cấusản xuất trong nông nghiệp đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ từ một nềnsản xuất nhỏ tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sởhình thành nhiều vùng sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vàxuất khẩu Cùng với điều kiện tự nhiên, dân số và truyền thống sản xuất, nước tađược đánh giá là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp Nôngnghiệp Việt Nam cũng đã không ngừng phát triển, thể hiện vai trò là trụ đỡ chonền kinh tế Mặc dù một thời gian dài vừa qua, giá trị sản xuất nông nghiệp đónggóp từ 25% đến 30% GDP Tuy nhiên, thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởngcủa ngành nông nghiệp thất thường và suy giảm mạnh cụ thể giai đoạn 1996-

2000 tăng 4,3%; giai đoạn 2001 - 2005 tăng 3,83%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng3,34%; năm 2011 tăng trưởng 4,02%, giảm còn 1,36% năm 2016, thấp kỷ lục;nhưng năm 2017 lại tăng trưởng lên 2,90%) [18] Trong khi đó, đại bộ phậnngười dân Việt Nam sinh sống ở khu vực nông thôn, làm nông nghiệp Vì vậy,

sự suy giảm này sẽ tác động đến đời sống nông dân, bộ mặt nông thôn và tácđộng mạnh đến sức khỏe chung của nền kinh tế Những hạn chế của nôngnghiệp truyền thống cho thấy chủ yếu là do phương thức sản xuất nông nghiệp

Trang 30

của Việt Nam mang nặng tính mùa vụ, trình độ công nghệ, hệ thống kết cấu hạtầng cho nông nghiệp lạc hậu; chưa chủ động về cơ cấu giống và công nghệgiống, công nghệ di truyền nên hầu hết sản xuất nông nghiệp của nước ta phụthuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc tính mùa vụ của sản phẩm; thị trường tiêu thụnông sản rất không ổn định, phụ thuộc quá lớn vào một số ít thị trường nhưTrung Quốc… đang đe doạ sự phát triển bền vững của ngành; công cụ sản xuấtcòn lạc hậu, trình độ sản xuất và quản lý còn thấp, quy mô sản xuất manh mún,quy trình sản xuất hàng hóa thiếu đồng bộ… dẫn tới năng suất chất lượng nôngsản không cao, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được coi trọng, hànghóa nông sản khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng vàxuất khẩu, đặc biệt trước yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ Vì vậy, Đảng

và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy pháttriển nông nghiệp bền vững thông qua việc tăng cường đầu tư đẩy mạnh côngtác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để tăng giátrị gia tăng của sản phẩm, tăng lợi ích cho các bên tham gia làm nông nghiệp làhướng đi tất yếu và phù hợp với xu thế thế giới tạo ra các mặt hàng nông sản cóchất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.2 Nhu cầu và chất lượng nông sản của xã hội ngày càng tăng lên trong điều kiện nguồn đất canh tác ngày càng khan hiếm

Xã hội phát triển, nhu cầu về lượng nông sản ngày càng lớn, trong khiviệc mở rộng diện tích cho sản xuất nông nghiệp là rất hạn chế Vì vậy, việcnâng cao chất lượng canh tác, thông qua đầu tư thêm tư liệu sản xuất, sức laođộng để nâng cao năng suất nông sản trên đơn vị diện tích đang là vấn đề đượcđặt ra hiện nay đối với nền nông nghiệp nước ta Do đó, khuyến khích, tạo điềukiện cho tích tụ đất đai để sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao hiệu quả cao là rất cần thiết, vì sản xuất nông nghiệp CNC cần diệntích rộng và thời hạn sử dụng đất lâu dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóanhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo đồng bộ của

Trang 31

sản phẩm trên diện rộng Vì vậy, các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC rađời là cơ sở để hình thành nên các vùng, khu hay doanh nghiệp NNCNC,HTXNNCNC Theo đó nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải ngắn liềnvới các ngành công nghiệp chế biến nông sản, cũng như toàn bộ hệ thống phânphối các loại vật tư đầu vào và nông sản đầu ra Qua đó nền nông nghiệp sẽđược tổ chức lại một cách hợp lý, chuỗi giá trị nông sản sẽ được rút ngắn, lợinhuận phát sinh trong quá trình sản xuất và phân phối hàng nông sản được phân

bố hợp lý Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn,trong đó vấn đề đất đai manh mún được coi là một trong những nguyên nhântrực tiếp hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp, HTX và những nhà đầu tư vàoNNCNC

Hiện nay do có quá nhiều chủ sở hữu trên những mảnh ruộng nhỏ và quy

mô phân tán khiến cho đến nay việc thực hiện dồn điền đổi thửa vẫn còn diễn rachậm chạp và hiệu quả thấp, trong khi đó NNCNC cần có một số lượng diệntích đất tương đối rộng để có thể ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào trong sảnxuất Mục tiêu cuối cùng của việc phát triển các mô hình NNCNC là phát triểnsản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa nhằm tạo giá trị gia tăng caocho sản xuất nông nghiệp Việt Nam Trong đó doanh nghiệp, HTX đóng vai tròchủ đạo liên kết với nông dân hoặc biến người nông dân sản xuất nhỏ thànhcông nhân hoặc cổ đông của nhà máy Một nguyên tắc rất quan trọng cần đượctôn trọng đó là “người cày có ruộng”, vì vậy việc thực hiện dồn điền đổi thửa đểsản xuất hàng hóa quy mô lớn là cần thiết nhưng cần phải tiến hành một cáchthận trọng Do đó, cần đánh giá một cách toàn diện về tác động của chính sáchtích tụ đất đai đến xã hội, môi trường, nông dân, nông thôn và phải đảm bảo tích

tụ đất đai theo quy luật thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch và bìnhđẳng giữa các chủ thể Chính quyền chỉ làm vai trò xúc tác, trung gian hỗ trợdoanh nghiệp và hộ nông dân trong quá trình thỏa thuận thuê, mua đất Tích tụ

Trang 32

ruộng đất nhưng không làm người nông dân mất kế sinh nhai, mà phải giúpngười nông dân có cuộc sống tốt hơn khi làm nông nghiệp cùng doanh nghiệp,HTX Chú trọng khuyến khích doanh nghiệp, HTX nông nghiệp đầu tư vào pháttriển công nghiệp chế biến, phát triển chuỗi giá trị nông sản và tổ chức thịtrường nội địa, xuất khẩu hơn là khuyến khích các doanh nghiệp, HTX tích tụruộng đất để sản xuất quy mô lớn như hiện nay.

1.1.2.3 Đòi hỏi phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, để phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững thì tăng trưởng nông nghiệp phải gắn với bảo

vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Điều này có nghĩa là tăng trưởngnông nghiệp phải gắn với sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,đây cũng là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, trong đó đất đai, nguồnnước là hai yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thay thế song lại là tàinguyên hữu hạn Các yếu tố này vừa là tài nguyên, vừa là môi trường để pháttriển sản xuất nông nghiệp Mặt khác, theo báo cáo của Liên hợp quốc thì hơn90% nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu là do hoạt động của conngười làm gia tăng phát thải khí nhà kính gây ra, trong đó có hoạt động sản xuấtnông nghiệp Ngược lại, biến đổi khí hậu với những biểu hiện như nước biểndâng, thời tiết cực đoan, hạn hán khốc liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất nôngnghiệp Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia hay địaphương, một mặt phải gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiênnhiên, hướng đến các phương án canh tác thân thiện với môi trường, ít gây tổnhại đến môi trường nhằm giảm phát thải nhà kính, qua đó làm chậm tốc độ biếnđổi khí hậu; mặt khác sử dụng giống cây con chịu mặn, chịu hạn, chịu úng;chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi biện pháp canh tác nhằm giảm nhẹ thiệthại do biến đổi khí hậu gây ra bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trongnông nghiệp

Trang 33

Trên thực tế, việc ứng dụng NNCNC đã đem lại hiệu quả góp phần vàoviệc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và giúp nông dân chủ độngtrong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu do đó quy mô sản xuấtđược mở rộng Sản phẩm do người dân làm ra không phụ thuộc mùa vụ và thờitiết nên có thể cho ra đời các mặt hàng nông nghiệp trái vụ có giá trị và lợinhuận cao hơn những sản phẩm chính vụ Do vậy, ứng dụng KHCN vào sảnxuất nông nghiệp để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn mà không làm ảnh hưởngđến môi trường sống, từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bềnvững là xu thế tất yếu hiện nay

1.2 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG KINH TẾ TẬP THỂ, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

ta nhằm khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuấthàng hóa lớn, vận hành theo cơ chế thị trường, hội nhập, phát huy được lợi thếquốc gia Do đó, một hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp được xem làtiến bộ khi nó đạt được các yêu cầu như:

Một là, liên kết đó đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các đơn vị sản xuất

nông nghiệp đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra

Hai là, liên kết đó phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra

như về chi phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm

Trang 34

Ba là, liên kết đó phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp với

các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ

Bốn là, liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường

trong nước và quốc tế

Như vậy, hiện nay một số hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp công

nghệ cao trong KTTT đạt hiệu quả như:

1.2.1.1 Hình thức liên kết các đơn vị kinh tế tập thể trong chuỗi giá trị nông sản

Liên kết giữa các đơn vị kinh tế tập thể trong chuỗi giá trị nông sản làhình thức liên kết ngang: Đây là hình thức liên kết giữa các thành viên ở cùngmột cấp trong chuỗi sản xuất, cụ thể nông dân liên kết trong những THT, HTX

và doanh nghiệp…Doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vốn, các loại giống, kỹ thuậtcanh tác và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra; HTX, THT có đất sảnxuất, công lao động trực tiếp, vốn và tự chịu trách nhiệm sản xuất nông sản theohợp đồng đã ký Các HTX, THT thông qua liên kết, quy mô sản xuất lớn hơn,chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào giảm do được hợp đồng trựctiếp với công ty cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn, có triết khẩu cao, đượccông ty chế biến tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra,được cung cấp thông tin kịp thời Đây là những lợi ích mà hình thức liên kết cácđơn vị KTTT trong chuỗi giá trị nông sản mang lại Mục đích liên kết này chủyếu nhằm hỗ trợ về chính sách, tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê, dựbáo, hướng dẫn đào tạo và huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ chức thànhviên

1.2.1.2 Hình thức liên kết giữa các đơn vị kinh tế tập thể với các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Đây là hình thức liên kết nhiều nhà giữa các doanh nghiệp, HTX, nhàkhoa học và các cơ sở nghiên cứu ứng dụng NNCNC, cụ thể:

Trang 35

Nhà nước, doanh nghiệp và HTX xác định thị trường cho từng sản phẩmmũi nhọn để chuẩn bị hoạt động xúc tiến thương mại Tiếp theo, tổ chức tập hợpnông dân trong từng vùng sản xuất đã xác định để xây dựng từng cụm liên kếtsản xuất theo NNCNC Nhà nước tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chonông dân những kiến thức, kỹ năng mới theo quy trình kỹ thuật cần thiết để sảnxuất nông sản chất lượng cao.

Liên kết nhiều nhà về bản chất là một hình thức liên kết thị trường, thôngqua các chính sách giúp đỡ điều hòa mâu thuẫn về lợi ích các bên tham gia, đặcbiệt khi nhu cầu và giá cả thị trường biến động mạnh mẽ Nhờ liên kết nhiều nhà

mà có sự giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp ví như: nhà nông dựa vàovốn, chính sách pháp luật của nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và

có hiệu quả Nhà nước cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin và thịtrường cho nông dân Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo,hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân Hợp tác xã nông nghiệp làmốc khởi đầu và cũng là khâu cuối cùng đối với việc tiêu thụ sản phẩm chonông dân, vì thế HTX chủ động nguồn hàng, định hướng đầu ra, chủ động chấtlượng số lượng ngay từ đầu để hạch toán và lên kế hoạch kinh doanh, hạn chếrủi ro cho nông dân

Như vậy, để các hình thức liên kết nhiều nhà phát triển bền vững cần tiếpcận theo chuỗi giá trị sản phẩm riêng lẻ cho từng tác nhân trong chuỗi như: về kỹthuật từ các viện, trường, cán bộ khuyến nông, công ty cung ứng vật tư đầu vào,công ty chế biến và xúc tiến thương mại, kiểm soát thị trường và chất lượng; hoặcngân hàng hỗ trợ về vốn cho toàn chuỗi…nhằm đảm bảo cao hơn cho sự pháttriển bền vững trong sản xuất NNCNC

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sự liên kết hoạt động khoa học - công nghệgiữa các địa phương ở nước ta chưa gắn kết Nhiều địa phương chưa xây dựngđược kế hoạch hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức và cá nhân nghiên cứu khoa họcvới cơ quan quản lý nghiên cứu, cơ quan chuyển giao kết quả và tổ chức, cá

Trang 36

nhân sử dụng kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án Mức độ liên kết giữanghiên cứu KHCN, giáo dục và đào tạo với sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vựcnông nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chứcnghiên cứu, phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp, các hợp tác xã, nôngdân… Do đó, nhiều đề tài, dự án chưa theo kịp những đòi hỏi từ thực tế sản xuất

kỹ thuật (bảo vệ thực vật, bơm nước, quản lý thủy nông, chế biến…) Hợp tác xãliên kết với doanh nghiệp để doanh nghiệp thu mua, phân phối tiêu thụ sản phẩmđầu ra cho nông dân thông qua hợp đồng Như vậy, HTX hoạt động có hiệu quả

sẽ thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật, kể cả công nghệ cao, tổ chức liên kết vớidoanh nghiệp để cung ứng đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm do nông dânlàm ra

Tóm lại, qua thực tế phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta trong nhữngnăm qua chúng ta thấy, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ, lẻ, với phương thức nông

hộ, mạnh ai người ấy làm, sản phẩm dưới dạng sơ chế, không có nhãn hiệu, ít có

sự liên kết tổ chức sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu của thịtrường tiêu thụ Để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đảm bảo pháttriển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

và phù hợp với cơ chế thị trường, không có con đường nào khác là cần phải tổchức lại sản xuất theo chuỗi giá trị với một quy trình khép kín “đầu vào - sảnxuất - đầu ra” an toàn vệ sinh thực phẩm

Trang 37

Việc sản xuất hoặc phân phối theo chuỗi giá trị là cần thiết, vì thông qua

đó sẽ làm giảm bớt các khâu trung gian, hạ giá thành và gia tăng giá trị sảnphẩm, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó những nhàsản xuất - phân phối sẽ thu được lợi ích nhiều nhất từ sản phẩm của mình

1.2.2 Tiêu chí đánh giá kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông – lâm- ngư nghiệpvẫn chưa đưa ra các tiêu chí để xác định công nghệ cao được ứng dụng trongnông nghiệp Vì vậy, theo thực tế của từng địa phương và tùy theo sự phát triểncủa lực lượng lao động mỗi vùng miền mà công nghệ áp dụng tại cùng thời điểm

sẽ được đánh giá khác nhau Do đó, một số tiêu chí về nông nghiệp ứng dụngCNC được đưa ra như:

- Tiêu chí về kỹ thuật: có trình độ công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm

có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sửdụng;

- Tiêu chí về kinh tế: sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao có hiệu quảkinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng Ngoài ra, còn cócác tiêu chí kinh tế xã hội, môi trường khác đi kèm

- Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC thì phải tạo ra sảnphẩm tốt, năng suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần

Theo đó, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC là doanh nghiệp đápứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật CNC Đơn cửnhư tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quảcao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC của doanh nghiệp đạt ítnhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm…

Tại Lâm Đồng đã ban hành Quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nôngnghiệp ứng dụng CNC đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàntỉnh như: Quyết định 2598, ngày 01 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Trên

Trang 38

cơ sở quy định tạm thời này đã quy định chung nguyên tắc áp dụng cho cácHTX, THT và các cá nhân được xem xét xác nhận sản xuất nông nghiệp ứngdụng CNC khi thực hiện đầy đủ các tiêu chí được quy định tại Điều 3,4,5,6,7,8của Quy định trên.

Theo Thông tư 09 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 17tháng 4 năm 2017 về Hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp cho thấy, gồm 6 tiêu chí đánh giá và các chỉ tiêu để thựchiện như sau:

- Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trongnăm của HTX; trong đó bao gồm 5 chỉ tiêu đánh giá như: Tỷ lệ doanh thu thựchiện trên doanh thu kế hoạch, tổng doanh thu năm của HTX, thu nhập sau khihoàn thành nghĩa vụ tài chính bình quân đầu thành viên HTX (thu nhập năm saukhi hoàn thành nghĩa vụ tài chính/thành viên), trích qũy phát triển không thấphơn 20% trên thu nhập, trích quỹ dự phòng tài chính (hoặc quỹ rủi ro) khôngthấp hơn 5% trên thu nhập; tổng điểm tối đa là 38 điểm

- Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên HTX; trong đó bao gồm 2 chỉ tiêunhư: Ưu tiên giá dịch vụ cho thành viên so với khách hàng không là thành viên,

ưu tiên phân phối thu nhập cho thành viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch

vụ của HTX; tổng điểm tối đa là 16 điểm

- Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của HTX; có 2 chỉ tiêu đánh giá như: Tỷ lệvốn góp và huy động từ thành viên HTX (%) bằng (vốn góp và huy động từthành viên năm nay – vốn góp và huy động từ thành viên năm trước)/ vốn góp

và huy động từ năm trước Trường hợp năm trước không có, năm nay có góp vàhuy động thì tính tỷ lệ là 100%; Vốn hoạt động của HTX bao gồm toàn bộ vốngóp của thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ, các khoản trợ cấp, hỗtrợ của nhà nước, của tổ chức cá nhân trong nước, các nguồn thu hợp lý khác;tổng điểm tối đa là 17 điểm

Trang 39

- Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; tổngđiểm tối đa là 8 điểm.

- Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm; tổng điểm tối đa là

6 điểm

- Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX Trong đó được

cụ thể hóa gồm 3 chỉ tiêu như: Cung cấp thông tin của HTX cho thành viên(thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của thành viên, thông tin về hoạt độngcủa HTX); chất lượng sản phẩm và dịch vụ của HTX cung ứng cho thành viên;tính kịp thời trong cung ứng sản phẩm và dịch vụ của HTX cho thành viên.Tổng điểm tối đa là 15 điểm [9]

Căn cứ theo 6 tiêu chí trên, tại Điều 6 của Thông tư này đã đánh giá theotừng thang điểm và cách tính điểm để xếp loại HTX nông nghiệp theo 4 mức cụthể:

HTX hoạt động tốt: tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm

HTX hoạt động khá: tổng số điểm từ 65 điểm đến dưới 80 điểm

HTX hoạt động trung bình: tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 65 điểmHTX hoạt động yếu: tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơquan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của HTX.Ngoài ra, HTX mới thành lập và sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng trongnăm thì không tự chấm điểm và xếp loại

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

1.2.3.1 Các nhân tố thuộc bản thân các đơn vị kinh tế tập thể

- Một là, Tâm lý, nhận thức của cộng đồng về phát triển kinh tế tập thể

Việt Nam trước đây là một quốc gia nông nghiệp, hiện nay vẫn còn trên70% dân số hiện đang sống và làm việc tại các vùng nông thôn Bởi thế, tâm lýtiểu nông vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng đến đời sống, tình cảm, kỷ luật lao động,phong tục, tập quán và tâm sinh lý của đa số người dân, kể cả cán bộ công chức,

Trang 40

viên chức và người lao động ở các đô thị và khu vực công nghiệp Trong sảnxuất, người nông dân phụ thuộc nhiều vào hiện tượng của tự nhiên như trời, đất,nắng mưa… Vì vậy, họ rất tôn trọng, hòa thuận với thiên nhiên; sống phụ thuộcvào tự nhiên làm cho người nông dân trở nên rụt rè, thụ động và ảnh hưởng nàycòn kéo dài khi họ sống ở đô thị

Những đặc điểm tâm lý của người Việt Nam cũng như thành viên của cácHTX nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các HTX như:tâm lý tiểu nông, tư hữu, ích kỷ, ngại đổi mới, ngại áp dụng các tiến bộ khoa học– kỹ thuật vào sản xuất, ít hiểu biết về thị trường và trao đổi hàng hóa, bằnglòng với những gì mình có, không có tham vọng làm ăn lớn, vươn lên làmgiàu…Do vậy, tính hợp tác tự giác, tự nguyện chưa cao, nhiều thành viên vàoHTX trước đây chủ yếu do phong trào, đôi khi bị ép buộc, nên không hiểu rõnghĩa vụ, quyền lợi của mình và vào HTX chỉ để đòi hỏi quyền lợi và hỗ trợ củaNhà nước là chính, chứ không thật sự gắn bó trách nhiệm với HTX Tâm lý coiduy trì phát triển HTX là trách nhiệm của các cấp chính quyền, chưa thấy HTX

là tổ chức của người dân, do dân, cùng nhau liên kết lại để tự giúp mình, giúp đỡlẫn nhau cùng tự lực vươn lên, trong đó đại bộ phận là người sản xuất nhỏ,những người yếu thế, nghèo, trình độ, năng lực thấp, vừa mang tính kinh tế vừamang tính xã hội Một bộ phận không nhỏ người dân, thành viên HTX chưanhận thức thấy đây là con đường đi lên của họ và là công cụ xóa đói, giảmnghèo, phát triển cộng đồng

Từ tâm lý và nhận thức như trên của người dân và thành viên HTX đã kìmhãm sự phát triển của thành phần KTTT mà nòng cốt là các HTX

- Hai là, vai trò xã hội của các hợp tác xã gắn với phát triển kinh tế tập

thể

Hiệu quả kinh tế là thước đo đánh giá sự phát triển của một tổ chức kinh tế.Những HTX hoạt động không hiệu quả sẽ không có điều kiện để phát triển, đồngthời cũng không thể hỗ trợ tốt cho kinh tế xã viên và không thể có các tác động

Ngày đăng: 04/12/2018, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w