Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương (Trang 41 - 133)

hình địa phương.

1.5.1. Yêu cầu về nội dung:

Theo sách “Sản xuất chương trình truyén hình chuyên dé”, Trần Bảo Khánh — Bùi Chí Trung, một chương trình chuyên đề hay phải dam bảo được các yêu cầu về nội dung thông tin gồm: [22, tr.52-56]

-Thứ nhất, van dé mà chương trình truyền hình chuyên dé dua ra có tinh thời sự, đáp ứng được yêu câu, thị hiếu của da số công chúng hay không?

Một chương trình truyền hình chuyên đề hấp dẫn, độc đáo, mới mẻ, hoàn

chỉnh và được xã hội thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin

có giá trị nhất, đó là lượng thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn nhất, kịp thời nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất. Đó

chính là các tiêu chí cái hay trong một tác phẩm báo chí.

- Thứ hai, thông điệp mà chương trình truyén hình chuyên dé muốn chuyền đến công chúng có được thé hiện một cách rõ rang hay không?

Thông điệp chính là ý tưởng chính của chương trình. Nếu chương trình không được thực hiện xung quanh thông điệp này, việc truyền đạt thông tin sẽ that bại. Dé có một chương trình hay, nhất thiết phải xác định được thông điệp cốt lõi. Nội dung, tư tưởng, thông điệp của chương trình truyền hình chuyên đề phải nằm trong khối lượng thông tin được biêu đạt với chủ đích rõ ràng.

-Thứ ba, có thé cảm nhận được tinh định hướng và yếu tô nhân văn được thể hiện sâu sắc trong chương trình?

Báo chí là phương tiện hoạt động chính trị. Chính trị là hồn cốt, là động

lực, là mục tiêu của hoạt động báo chí. Sức mạnh của báo chí, cái hay của

chương trình khởi nguồn từ việc năm bắt, thông tin các sự kiện, vấn đề nảy

sinh trong đời sông, tuân theo quy luật khách quan của mọi sự vận động từ

37

thực tiễn đời sống xã hội. Tác phâm truyền hình chuyên đề có trách nhiệm

bảo vệ những giá tri cao cả của cuộc sống, sự thật, công lý, bảo vệ những lợi

ích tối cao, sống còn của cả dân tộc, đất nước, cũng như lợi ích, sinh mệnh

của từng người dân, đó là nhân văn.

Tính nhân văn của truyền hình chuyên đề cần đề cao, góp phần xây dựng một nền báo chí vì con người và tôn trọng con người.

-Thứ tư, tiêu dé, cách dẫn dat gợi sự tò mò và có kha năng hướng dan khán giả tiếp cận được nội dung các thông điệp không? Đặt tiêu dé cho tác phẩm là việc làm có tính quyết định “số phận” của nội dung chương trình.

Theo nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy, khán giả luôn có hứng thú xem những chương trình có tiêu đề hấp dẫn. Ngày nay, cách dẫn dắt chương trình không đơn thuần là nhành và đúng, mà còn là sự độc đáo, tạo được cảm xúc

và sức hấp dẫn cho người nghe, người xem. Người làm truyền hình phải phải luôn mang tới cho công chúng những thông tin mới lạ, độc đáo cả về nội dung và cách thê hiện. Có rất nhiều yếu tố làm nên chương trình hay, sâu sắc và hấp dẫn, tuy nhiên trong số các yếu tố đó thì quan trọng hơn hết là sự bất ngờ.

Yếu tố bat ngờ trong chương trình truyền hình là cách dẫn dắt tốt dé thu hút

sự quan tâm, chú ý của người xem ngay tức thì.

-Thứ năm, có những chỉ tiết “đắt”, có những phân đoạn nội dung gây ấn tượng, có những phân tích sâu sắc không? Nếu thiếu đi các chi tiết cần thiết và đắt giá, không có những nội dung gây ấn tượng, chương trình truyền hình sẽ trở nên hời hợt, nhạt nhẽo. Ngược lại ôm đồm quá nhiều chỉ tiết sẽ dẫn đến sự rườm rà, làm giảm giá trị thông tin cũng như thâm mỹ của tác phẩm. Vì thé người xem không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin học còn “nhìn thấy” và

“cảm nhận” cả tài năng tư chất sáng tạo và hình bóng cá nhân của nhà báo qua tác phẩm.

38

-Thứ sáu, sự phối hợp giữa tính khách quan và tính chủ quan trong tác phẩm báo chí có hiệu quả không?

Tôn trọng sự thật khách quan là tiêu chuẩn và nội dung cơ bản của sự trung thực, của tác phẩm dé đạt đến độ tin cậy của công chúng. Sự thật, chân lý có những tiêu chuẩn khách quan, nhưng nhận thức đúng sự thật lại còn phụ thuộc yếu tố chủ quan của mỗi người tiếp nhận. Do vậy, những người thực hiện chương trình truyền hình chuyên đề phải đi sát thực tiễn dé thông

tin cho chân thật, sâu sắc. Báo chí, trong đó có truyền hình có chức năng

phát hiện, nhưng không chỉ có một mặt phát hiện sai trai, trì tré ma trước hết

phải chú trọng phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến dé biểu dương. Trinh bày bức tranh toàn cảnh “màu hồng” đương nhiên không

chân thực, nhưng, vẽ nên toàn một màu “xám xit” cũng không đúng với thực

tế khách quan.

-Thứ bảy, chương trình chuyên dé có thỏa mãn những doi hỏi đặc thà của truyén hình, tác động hiệu quả đến cơ chế thông tin và công chúng

không?

Khi xét tới đặc điểm của truyền hình, những thông tin mà công chúng

nhận được qua thị giác và thính giác, sau đó lưu trữ thông tin trong trí não là

hạn chế so với báo in. Thông tin do truyền hình làm cho công chúng phân

tâm. Quá trình tập hợp, dồn nén thông tin tập trung vào một chỉnh thê nội dung mang tính định hướng sẽ tạo điều kiện cho khán giả dé dàng tiếp cận và lưu nhớ thông tin hơn. Tuy nhiên, việc có tạo nên chiều sâu thông tin, sức sống của mỗi chương trình chuyên đề phụ thuộc vào khả năng phân tích vẫn đề, khả năng hoài nghi, biết hoài nghi và biết cách thoát khỏi hoài nghi. Để phản ánh thông tin chuyên sâu, nhà báo phải có tư duy sâu sắc về các vấn đề xã hội. Không chỉ cần kiến thức báo chí chuyên ngành mà còn cần kiến thức

về các lĩnh vực khác, xét ở một góc độ nào đó là chuyên gia.

39

-Thứ tam, chương trình được thực hiện có làm tăng uy tín cua tác giả va

Cơ quan truyền hình không?

Dé vượt qua khó khăn, thử thách trong thời đại truyền thông trong kỷ nguyên số, mỗi người làm báo, mỗi chương trình truyền hình, mỗi cơ quan báo chí truyền hình đều tìm cách làm riêng, lối đi riêng dé phụng sự, tồn tại

và phát triển. Tuy nhiên, một tiêu chí cơ bản để đánh giá nội dung của mỗi chương trình đó là việc nó góp phan tạo dựng uy tín cho tác giả (êkíp sản xuất chương trình), cho cơ quan truyền hình hay không? Nhờ kiến thức và thông tin ở trong đầu, đạo đức ở trong tim, mỗi nhà báo, phóng viên mới có thể làm

cho báo chí trở nên hữu ích, lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội.

Bên cạnh các yếu tố quan trọng kể trên, một chương trình truyền hình

hay phải là tác phẩm phát hiện những giá trị thông tin mới, phù hợp nhu cầu của số đông khán giả. Các giá trị thông tin mới giúp cho công chúng năm bắt kịp thời ban chất sự kiện dé có những phản ứng tích cực. Một chương trình hay là một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao, đồng thời một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao cũng là một tác phâm báo chí hay.

1.5.2. Yêu cầu về hình thức thể hiện.

Theo Trần Bảo Khánh - Bùi Chí Trung, về hình thức thể hiện các chương trình truyền hình chuyên đề phải thỏa mãn nhu cầy mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của đối tượng. Nội dung chương trình cần được chuyên tải bằng các hình thức, phương pháp thể hiện thuyết phục, dễ hiểu. Nó không chỉ làm cho công chúng hứng thú mà còn khơi gợi được suy nghĩ theo hướng đúng và thúc đầy hành động tích cực của họ. Có thê dựa trên một số yếu tố cơ bản dé đánh giá hình thức thé hiện của chương trình như

sau:[22, tr.74-80]

Thứ nhất, bố cục, cấu trúc nội dung chương trình, thể loại tác phẩm sử

dụng, ngôn ngữ hình ảnh phù hợp với công chúng mà chương trình hướng

40

tới: Đứng ở góc độ công chúng truyền hình với vai trò chủ thé tiếp nhận tác phẩm báo chí, một chương trình truyền hình chuyên dé dat chất lượng cao cả về nội dung và hình thức không phải chỉ thỏa mãn nhu cầu thông tin của một người mà của nhiều người tùy theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó. Thông tin được lan tỏa theo chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu bao giờ cũng là điều cần thiết trước hết, có thé được coi là nguyên nhân và động lực tạo ra chiều rộng. Chiều sâu của chuyên đề truyền hình là mục đích thông tin

được thẩm thấu thông qua từng đối tượng tiếp nhận, trong đó cái hay giữ vai

trò hạt nhân tạo nên sự bùng né và lan truyền thông tin, hay nói cách khác là

sự lan tỏa thông tin. Một chương trình truyền hình càng hay thì sức lan tỏa

càng lớn.

Dé có được một cấu trúc phù hợp cho chương trình, những người sản

xuất phải vận dụng, kết hợp các yếu tố kỹ năng nghề nghiệp một cách có hiệu

quả nhất. Thông qua việc sử dụng hợp lý các chất liệu linh kiện nội dung, các tư liệu, tác phẩm, quan hệ giữa các chỉ tiết, sự kiện bên trong và bên ngoài của chương trình nhằm đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa dung lượng và thời lượng thực tế của tác pham, giữa mục tiêu của chương trình và từng phân đoạn, tiêu mục nội dung. Các nhân tố tạo nên bố cục chương trình bao gồm phần mở đầu (còn gọi là phần giới thiệu, giao đãi), phần nút thắt, phần phát triển và mở rộng, phan cao trào đỉnh điểm và cuối cùng là phần mở nút (kết thúc van dé), cần sắp đặt hợp lý, tránh tao cảm giác chậm chap, rẻ rà, dàn trải hoặc khó hiểu. Ngược lại, không nên gom nhặt quá nhiều nội dung vụn vặt,

dư thừa hoặc xa với định hướng, ý tưởng chung, thống nhất.

Thứ hai, hình anh: Ngôn ngữ truyền hình được truyền tải qua hình ảnh

và âm thanh, trong đó hình ảnh có vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh phải

đảm bảo ghi được theo yêu cầu của kịch bản, sự sáng tạo thé hiện thông qua những chất liệu nội dung giá trị, cần thiết cho nội dung tác phẩm. Trong mỗi

41

tác phẩm luôn cần có những chi tiết, hình ảnh “đắt”, có giá trị biểu tượng và giá trị thông tin cao. Những hình đắt này chỉ có thể có được từ sự quan sát tinh tế, nhanh nhạy của phóng viên, chớp lay những khoảnh khắc tại hiện trường. Truyền hình có thể tham khảo cách dùng chỉ tiết hiệu quả của điện anh. Một chỉ tiết đắt có thé làm nên điểm nhắn cho tác phẩm. Trong nhiều trường hop, tác giả chỉ thông qua một chi tiết đắt mà nhớ đến tác phẩm, từ đó hiệu quả truyền thông dễ đạt được.

Sự biểu đạt của từng góc máy, từng hình anh cần sinh động, phù hợp,

khai thác được cả những cỡ cảnh toàn, trung cận, đặc tả, tạo cái nhìn đa dạng,

nhiều chiều về sự việc. Động tác máy (zoom, lia, fix, v.v...) cũng cần linh hoạt tùy theo yêu cầu từng thể loại. Hình ảnh còn phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, rõ nét, không bị rung, bị nhòe, ngược sáng (trừ ý đồ nghệ thuật). Yếu tố nghệ thuật, thâm mỹ cần được tính toán kỹ lưỡng đối với một số thé loại sử dụng trong chương trình truyền hình chuyên đề như ký sự, phim tài liệu,

V.V...

Thứ ba, âm thanh: Chương trình truyền hình chuyên đề cần chú ý đến việc khai thác âm thanh (lời nói, tiếng động hiện trường). Ở đây, lời nói bao gồm cả lời nhân vật và phóng viên ngoài hiện trường. Lời nói cần dam bảo rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về tần số, tránh tạp âm. Tiếng động ngoài hiện trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ngôn ngữ âm thanh của

tác phâm truyền hình chuyên đề. Tiếng động có vai trò bổ trợ cho hình ảnh

trong việc truyền tải nội dung thông tin. Thông qua tiếng động, người xem

còn cảm nhận được những giá tri thông tin mà hình ảnh chưa bộc lộ hết.

Âm thanh, nhất là các giai điệu âm nhạc là những sáng tác được sử dụng dé và làm nổi bật hành động, lời dẫn hay ý tưởng chủ đạo của hình ảnh. Riêng đối với chương trình truyền hình chuyên đề, âm thanh (bao gồm cả âm nhạc và tiếng động nên) xuất hiện trong phần hình hiệu, nhạc cắt, bảng chữ phụ

42

hoặc trong các điểm nhấn cao trào v.v... không chỉ mang lại cảm xúc cho người xem mà còn góp phan truyền tải thông điệp nội dung của tác phẩm.

Thứ tu, xử lý hậu kỳ: Tác phẩm truyền hình được thể hiện hấp dẫn hay không còn phụ thuộc nhiều vào khâu xử lý hậu kỳ. Trong đó “ngữ pháp câu

hình” — cách sắp xếp hình ảnh đảm bảo được tính logic, vừa phù hợp với thực

té cuộc sống, vừa đúng với ý tưởng, mục đích của tác giả sẽ làm nổi bậc nội

dung tác phẩm, tạo được cảm xúc cho người xem.

Việc sử dụng hiệu ứng đồ họa, kỹ xảo cũng là một yếu tố quan trọng, nhưng phải phù hợp mới làm tôn thêm giá trị cho chương trình. Sự cân đối, gắn kết giữa hình và tiếng trong chương trình chuyên đề cũng rất cần được

chú ý. Hình ảnh và âm thanh phải hòa quyện và tôn nhau lên. Hình ảnh và âm

thanh không ăn nhập với nhau, không phù hợp về tiết tấu, nội dung, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm.

Thứ năm, lời bình: Lời bình phải phát huy hết vai trò của ngôn ngữ hình

ảnh trong việc chuyên tải nội dung thông tin. Lời bình không nên nhắc lại, kể

lại những gì khán giả thấy được trên màn hình mà cung cấp, bồ sung thêm

những thông tin ngoài hình. Ngôn ngữ cần ngăn gọn, súc tích, gợi sự liên

tưởng, truyền tai được những chi tiết mà hình anh không thé diễn dat được.

Lời bình tốt là lời hỗ trợ cho hình ảnh trong việc truyền tải nội dung thông tin,

giúp công chúng hiểu sâu sắc, thấu đáo hơn về sự việc, tác động mạnh vào cảm xúc của người xem. Tuy nhiên, nên tránh việc nhồi nhét lời bình, tước đi

của công chúng cơ hội cảm nhận thông tin qua các kênh ngôn ngữ khác như

hình ảnh, tiếng động hiện trường, âm nhạc. Trong mỗi tác phẩm cần có khoảng thời gian tự cảm nhận về sự kiện bằng những âm thanh có thực tại hiện trường. Có thé tạo khoảng trống lời bình cần thiết dé giúp khán giả sống

chung với bôi cảnh diễn ra sự kiện, hiện tượng.

43

Thứ sáu, sự xuất hiện của phóng viên — biên tập viên: Trong chương trình truyền hình chuyên dé, sự xuất hiện của phóng viên — biên tập viên có thê cả ở không gian trường quay và hiện trường. Đặc biệt, nhiều chương trình chú trọng sự xuất hiện của phóng viên ngoài hiện trường dé tăng tính chân thực, cung cấp thêm những thông tin xung quanh câu chuyện được phản ánh.

Trong nhiều trường hợp, phóng viên xuất hiện trước ông kính nhằm mục dich

dẫn dắt, chuyển ý nội dung phan ánh, dé tạo điểm nhấn cho tác pham. Tuy

nhiên, cần tính đến thời điểm, liều lượng xuất hiện, kế cả yếu tố ngoại hình,

trạng phục và trang điểm phù hợp với từng hoàn cảnh mà phóng viên xuất

hiện cho phù hợp.

Thứ bảy, ấn tượng của hình hiệu, hình cắt, hình đệm: Hình hiệu, nhạc hiệu xuất hiện ở đầu chương trình phải tạo được ấn tượng cho người xem. Các nội dung hình xen, hình cắt thực hiện chức năng phân tác chương trình thành các phần độc lập, đồng thời còn mang ý nghĩa tạo sự nghỉ ngơi tích cực cho người xem. Việc sử dụng các nội dung này đòi hỏi những yêu cầu khắt khe nhất định, để tạo điểm nhắn, sức cuốn hút mới cho khán giả tiếp tục quan tâm

theo dõi chương trình.

Trên đây là những tiêu chí về nội dung thông tin và hình thức thể hiện để đánh giá chất lượng một chương trình truyền hình chuyên đề. Đây cũng là khung lý thuyết cơ bản để tác giả khảo sát chất lượng chương trình truyền hình chuyên đề về BĐKH vùng ĐBSCL trên sóng truyền hình địa phương.

44

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương (Trang 41 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)