Đặc điểm của các chương trình truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng băng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương (Trang 36 - 41)

Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu các chương trình truyền hình chuyên đề là dạng thức của tạp chí truyền hình.

32

Vì vậy, đặc điểm của truyền hình chuyên đề về BĐKH cũng mang những đặc

điểm của tạp chí truyền hình.

Sách “Sản xuất chương trình truyền hình” của Trần Bảo Khánh, Nhà

xuất bản Văn hóa — Thông tin, năm 2003, đề cập đến những đặc điểm của tạp chí truyền hình như sau:

Tính định kỳ: Đây là đặc điểm cơ bản và đầu tiên của một chương

trình tạp chí truyền hình. Việc phát sóng được ấn định cụ thể vào một mốc

thời gian nhất định trong ngày, trong tuần, trong tháng hay trong năm. Với

đặc thù là truyền tải thông tin thuộc một lĩnh vực tri thức nhất định, sự định

kỳ của tạp chí truyền hình còn thé hiện ở từng mục thông tin trong một số tạp chí. Khi tính định kỳ phát triển thành mức cao nó sẽ thành tính quy luật.

Tính chuyên ngành: Tạp chí truyền hình là chương trình có sự vận dụng kiến thức chuyên ngành, có sự tham dự của các chuyên gia, có đặt vẫn dé và giải quyết van dé theo một trình tự bài bản, rất thích hợp những đề tài

về khoa học — giáo dục.

Có nhóm khán giả đặc thù: Nhóm công chúng này là nhóm công

chúng thường xuyên của tạp chí. Nhóm khán giả này trước hết là những người có nền kiến thức chuyên ngành, những người có liên quan đến lĩnh vực.

Họ cũng là những người hứng thú nhất với các chủ đề mà tạp chí đưa ra phân tích. Tuy vậy, tác phẩm truyền hình không bao giờ đánh mat bản chất là sản phẩm thông tin đại chúng.

Tập hợp những thông tin đa chiều về cùng một chủ đề hoặc một nhóm chủ đề: Cùng một đề tài, có thể những chương trình khác chỉ khai thác nó dưới góc độ của một van dé xã hội hay van dé báo chí nhưng với tạp chí truyền hình, ngoài hai góc độ đó còn phải tiếp tục vấn đề dưới góc độ khoa học và tìm cách lý giải, giải quyết vấn đề bằng tư duy khoa học, luận cứ khoa

học. Trong trường hợp này, cân có thông tin nhiêu chiêu vé van đê. Cau trúc

33

thật tốt chủ đề sao cho thông tin nhiều chiều nhưng không bị nhiễu, thông tin

sâu nhưng không trở nên đơn điệu, nhàm chán.

Theo Trần Bảo Khánh - Bùi Chí Trung, chương trình truyền hình chuyên đề có một số đặc điểm sau: Đối tượng phản ánh có tính khái quát, toàn cảnh, đa chiều, bám sát sự kiện thời sự; Nội dung thông tin có chiều sâu, chi

tiết; Thông tin sự kiện, vấn đề có tính hệ thống, tác động xã hội mạnh mẽ; Kết

cau chương trình thống nhất; Thường sử dụng các thể loại báo chí chính luận;

Tổ chức sản xuất theo kế hoạch, khoa học.

Đặc điểm về nội dung thông tin.

Thứ nhất, đôi tượng phản ánh của chương trình truyền hình chuyên đề có tính khái quát, toàn cảnh, đa chiều, bám sát sự kiện thời sự: Từ nhiều góc độ, phương diện tiếp cận khác nhau, chương trình truyền hình chuyên đề cung cấp cho công chúng những thông tin phong phú, rõ ràng, cụ thê về một vấn đề nào đó. Việc thê hiện bao quát, khái lược trên diện rộng về chủ đề đề cập, đào sâu những van dé đáng lưu ý, nổi cộm nhiều người quan tâm, là bản chất của van dé, sự việc, ... là sự khác biệt của chương trình truyền hình chuyên đề với các thể loại chương trình khác. Tầm bao quát phạm vi của chương trình truyền hình chuyên đề đủ rộng, mức độ tham khảo đủ sâu để giúp khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau có thé tiếp cận chu đề mà chuyên đề đề cập một cách

nhanh chóng.

Thứ hai, nội dung thông tin của chương trình truyền hình chuyên đề có chiều sâu, chi tiết: Việc tổ chức thông tin thường phải khoa học, có tính phân bổ liều lượng thông tin hợp lý, dé tat cả các thông tin đều bé trợ cho nhau, tác động lẫn nhau, liên kết với nhau để tạo cái nhìn toàn cảnh. Thông tin chiều sâu là thế mạnh lớn nhất của chương trình truyền hình chuyên đề. Thế mạnh còn được thé hiện trong vai trò phân tích, tong kết thực tiễn, định hướng tư

tưởng cho công chúng khán giả. Với nội dung thông tin mang tính chuyên

34

sâu, chuyên luận, khai quát, định hướng thông tin và có tính nghiên cứu khoa

học cao về từng ngành, từng lĩnh vực, chương trình còn làm cầu nối giữa nhà khoa học với thực tiễn đưa vấn đề xã hội đến sần với người dân.

Thứ ba, thông tin sự kiện, van đề có hệ thống, tác động mạnh mẽ tới xã hội: Đặc điểm này thể hiện rõ, nồi trội ở nhiều chương trình có tính chất điều tra, phản biện, đấu tranh với những mặt trái xảy ra trong xã hội. Điểm đặc biệt của thê loại chương trình này là trước sự việc đã làm sáng tỏ, phơi bày những khuất tất, những vi phạm, các cơ quan chức năng có thâm quyền buộc phải kết luận, xử lý. Chính vì vậy, chương trình truyền hình chuyên đề thường tạo được tác động xã hội, an tượng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn, đặc biệt là các

vụ việc điều tra lớn, có quy mô, phạm vi ảnh hưởng rộng.

Đặc điểm về hình thức thể hiện.

Thứ nhất, chương trình truyền hình chuyên dé sử dung các thé loại đa dạng: Chương trình truyền hình chuyên đề có thé được tạp dựng bởi một thé loại duy nhất, nhưng cũng có thê liên kết, phối hợp nhiều tác phẩm độc lập từ nhiều thể loại khác nhau. Các thé loại tác phẩm dé chuyền tải thông tin trong

chương trình truyền hình chuyên đề đa dạng như: tin, phóng sự, phỏng vấn và

đối thoại, giao lưu, tọa đàm. Tuy nhiên, kế cả trong các chương trình truyền

hình chuyên đề có sử dụng các thể loại tin tức, phóng sự thì mục đích sử dụng

cũng không thiên nhiều về việc phản ánh tính cấp thiết, nóng hồi của sự kiện,

SỰ VIỆC, COn người, vấn đề, tình huống, hoàn cảnh, v.v... như các chương trình thời sự truyền hình. Ở đây, việc sử dụng các thể loại được tập trung cho

nhiệm vụ bàn luận, giải thích, phân tích, đánh giá dé trả lời cho những câu hỏi cuộc sống đặt ra.

Một tác phẩm chuyên đề có thể là kết quả từ sự giao thoa, phối hợp của

nhiêu thê loại khác nhau. Trong đó, có thê có một thê loại nào đó nôi lên giữ

35

vai trò chủ yếu, tạo nên cao trào chính, thậm chí chiếm phan thời lượng lớn

nhất trong chương trình. [22, tr.29-30]

Thứ hai, kết cấu chương trình chuyên đề thống nhất: Khác với các chương trình tin tức thời sự thường nhấn mạnh tính linh hoạt, dựa trên ưu thế của sự phong phú trong chất liệu nội dung, mỗi chương trình là một sự khác biệt trong hình thức thé hiện mạch liên kết, truyền hình chuyên đề thường hướng đến một hình thức thé hiện tương đối chuẩn mực, cơ bản, thống nhất về định dạng hình thức trong từng số phát sóng. Tính logic, chặt chẽ trong đường tuyến nội dung, trong bố cục tông thé chương trình luôn được dé cao.

Truyền hình chuyên đề có thể xây dựng dựa trên nhiều kết cấu, trong đó mô hình phân chia các mục, tiểu mục giúp khán gia dé dàng lựa chọn, phân loại những thông tin chính, quan trọng, từ đó có thé nắm bắt nhanh thông tin cơ bản, đồng thời bỏ qua những thông tin không cần thiết, đánh dấu, ghi nhớ để tìm hiểu kỹ hơn khi có thời gian. Việc trình bày thông tin hiện đại, nhiều “cửa số” còn giúp các chương trình có tiết tau sinh động, linh hoạt, mang tính thâm

mỹ cao. [22, tr.31]

Thứ ba, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề theo kế

hoạch, khoa học. Mỗi chương trình truyền hình chuyên đề luôn được đặt ra những mục tiêu, mục đích cụ thể, rõ ràng, thể hiện trong từ đề tài tác phẩm,

trong từng chương trình phát sóng. Nội dung đó thường được sắp đặt, lên kế hoạch trước, dé triển khai trong khoảng thời gian nhất định, không giống như chương trình thời sự bám theo những gì mới xảy ra. Chương trình truyền hình chuyên đề có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ khâu lên kế hoạch, phân công nhân sự, tổ chức thực hiện và tiến hành sản xuất, phát sóng. Vì vậy, nếu chương trình truyền hình chuyên đề không được tô chức một cách khoa học, bày bản rất dễ không đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí bị “đồ”, “gãy” giữa chừng, vi không tiên lượng được hết các tình huống có thé xảy ra. [22,tr.31]

36

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)