Trong đó, vai trò của các cơ quan báo chí địa phương khu vực đồng băng Sông Cửu Long là vô cùng quan trọng, đây là kênh để thông tin, tuyên truyền những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAM MINH LUẬN
LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ HOC
CÀ MAU - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAM MINH LUAN
Luan van Thac si bao chi hoc
Mã số: 8320101.01
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
PGS.TS-ĐÖ CHÍ NGHĨA PGS.TS-NGUYEN THỊ THANH HUYEN
CÀ MAU-2021
Trang 3LOI CAM DOAN
Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học cua riêng tôi,
các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bat ky công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên
Phạm Minh Luân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành chương trình cao học Báo chí và viết luận văn này, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy giáo, cô giáo Viện Đào tạo
Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo chuyên ngành Báo
chí học, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn đã tận tâm day bảo tôi trong thời gian học tập.
Tôi xin tỏ lòng tri ân PGS.TS - Đỗ Chí Nghĩa đã nhiệt tâm hướng dẫn
tôi nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Đài Phát thanh — Truyền hình Bạc Liêu, Ban Giám đốc Đài Phát thanh — Truyền
hình Sóc Trăng, quý đồng nghiệp, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện
luận văn này.
Học viên
Phạm Minh Luân
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐÂU -55-222+22 2222122211222 e 5
1 Lý đo chọn đề tài -:- 5-52 + E2E12E215111111121121111111 1.1111 11xe 5
2 Lich sử nghiên cứu liên quan đến đề tài - + 22 2 s+zs+zxerxzzez 7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 + 3E *#vEEsseEseeeereeesrxre 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2 ++++++zx+rxzxzxzreerxee 12
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CUU - 55s ++s<++eex+sex++ 12
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-52©522c22c2Ecrxerxerxerree 13
7 Kết cấu luận văn 5s St 1E 1111111111111 1111111111111 1111k 13
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE BAO CHI VỚI VIỆC TRUYEN THONG BẢN SAC VAN HOA CUA DONG BAO KHMER
NAM BOL aa aIã1ÄãÄãÄ1.Aố 151.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ¿5-2 2 z+E£xe£xzzzzz 151.1.1 Văn NOG Ăn Hà Hà Hà HH nàn nưệt 15
1.1.2 Bản sắc văn NO veeseescescssvessessesseessessessessessesssssuessessessessessecsssuesessesseeseess 18
II NI Ninh veececcescescesesssesessessessessesvesesssssessessescsvssesusssssesesatsassueaneavsaveaes 19
1.1.4 Quy trình sản xuất, tiêu chí đánh giá chương trình truyén hình 21
1.2 Ban sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ - 5z 52+ 24
1.3 Quan diém của Dang, Nhà nước về van dé bảo tôn va phát huy giá tri văn HOA AN OC 07 27
1.4 Dac trung cua truyén hình và vai trò, thế mạnh, hạn chế của truyền hình trong việc truyền thông ban sắc văn hóa của đồng bào Khmer 29 1.4.1 Đặc trưng của truyen hình -©2s 5s ckececteEkeEEEEEEEErererkerrrres 29
1.4.2 Vai trò, thé mạnh, hạn chế của truyền hình trong việc truyền thông bản
sắc văn hóa của đồng bào Kim€F -s+-525e+Ss+E‡EeEESEESEEEEEEEEerkerkerkees 32
1.5 Sơ lược các dai trong diện khảo sát - ¿+55 s+svsseseerseers 36
T5.1 Dai PT-TH tinh Bac )ạaaaa 36
1.5.2 Đài PT-TH tinh SOC Trang icceccccscccsccsescsenecessceseessceseseeesecsseeeseesssesnseenaees 38
Trang 6Tiểu kết Chương 1 2 25% +E+SE£EE£EE£EEE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrkee 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIN GIỮ VA PHAT HUY BẢN
SAC VAN HOA CUA DONG BAO KHMER NAM BO TREN SONGTRUYEN HINH DIA PHUONG 0.00 ccccccccsscsscssessssssessessessessesssssseeseeseeseeses 41
2.1 Nội dung việc giữ gin, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer
Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương - + 2©22+ +2 £x+zxezxeez 412.2 Hình thức thé hiện việc giữ gin, phát huy ban sắc văn hóa của đồng bao
Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương - 5z szs¿ 58 2.2.1 Xây dựng chuyên mục về văn hóa KimeF- -+-2- 2 ©s+cs+cescsee: 58
2.2.2 Thể loại báo chí được sử CUI 0EEPPRR ::::- 59
"I9 i02: CHUN .Ơ- 62
Tiểu kết Chương 2 2 2 £+S2+EE£EE£EE£EEEEEE2E1211211271171 7171.21.21.21 xe 68 CHƯƠNG 3: VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ BAO TON VÀ PHAT HUY BAN SAC VĂN HOA CUA DONG BAO DAN
TOC KHMER NAM BO TREN SONG TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG 69
3.1 Một sô van đê đặt ra về bao tôn va phat huy bản sac văn hoa của đôngbao dân tộc Khmer Nam Bộ trên sóng truyền hình địa phương 693.1.1 Vấn dé từ nhu cầu của công CHUN cecescecsessessessessesssessessessessessesssssseeseeses 693.1.2 Nhân lực và tài CÍÍHÌH <1 1138119993111 1 kg 1v key, 69 3.1.3 Công nghệ, phương tiện kỹ thuGt s5 SE +sEseEseeeeeseeeeree 70
3.1.4 THƯƠNG UAC HT kh 72
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trên sóng truyền hình địa phương 72 3.2.2 Nâng cao nguôn nhân ÏỰC -©-+©ce+ce+Ek+EEeEEEEESEEEEEEEErkerkerkerkee 74
3.2.3 Đổi mới về nội dung và hình thiứC - 5s e+c+teEerzrzrereersees 77
Tiểu kết Chương 3 2 2 E+SE£EE£EE£EEEEEEEEE21121127171 7171.21.11 xeE 85 KẾT LUAN 0ooeccecccccccccscescssessesssessessessessessessessusssssssssessetsessessessssussuessesseeseesess 86 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©2255c552£x2zzccxd 89
I3 10805 044 94
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN VAN
ĐBSCL Đồng bang sông Cửu Long NXB Nhà xuất bản
PT-TH Phát thanh - Truyền hìnhUBND Ủy ban nhân dân
VHNT Van học nghệ thuật
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU Bảng 2.1: Thống kê số lượng tác phẩm có nội dung về bản sắc văn hóa của
dong bào Khmer Nam bộ trên sóng Đài PT-TH Bạc Liêu và Đài PT-TH Sóc
'#,.1.;-g,1,.020/0172/200n 41
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
“Van hóa là nên tảng tỉnh thân của xã hội, là mục tiêu, động lực phát
triển bên vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” day là khăng định của Đảng ta về vai trò của văn hóa tại
Nghị quyết Hội nghị lần 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị
quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Với số dân khoảng 1,3 triệu người (đứng thứ 02 ở ĐBSCL sau dân tộc
Kinh), dân tộc Khmer cùng với các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa ở đã tạo nên nét
văn hóa đa dạng và độc đáo rất riêng của vùng đất Nam bộ Nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ vẫn được lưu truyền đến ngày nay, tạo
sự giao thoa thú vị về văn hóa giữa các dân tộc anh em Theo Nguyễn MạnhCường tại cuốn “Vài nét về người Khmer Nam bộ” thì: Cộng đồng tộc người
Khmer Nam bộ có một quá trình hình thành và phát triển hết sức độc đáo,
riêng biệt Hoàn cảnh xã hội, điều kiện tự nhiên (địa lý, khí hậu, sông ngòi )
và những bước thăng tram của lich sử xã hội đã hun đúc, tinh luyện nên
những giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer |9, tr.9] Hàng trăm năm qua, các thế hệ người Khmer Nam bộ đã cố găng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của mình Và trên hành trình này, có sự chung tay của các cấp,
các ngành, các dân tộc anh em ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung cùng nhau thực hiện.
Thế nhưng, hiện nay do sự tác động của cơ chế thị trường, các vấn đề
về đa phương hóa các mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế
giới đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ Những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam
được nhiều bạn bè năm châu biết đến, nhưng cùng song song với đó là vấn đề
“xâm thực” của văn hóa ngoại cũng đã và đang diễn ra từng ngày Những giá
trị văn hóa truyền thống đang bị lung lay nghiêm trọng, một số nét văn hóa
Trang 10của dân tộc đang dần mai một, được ít người biết đến, trong cái chung đó, văn
hóa của đồng bào Khmer Nam bộ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Có thể nói, tiến trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển,
nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân
tộc như Việt Nam Do vậy khang định hệ gia trị văn hóa các dân tộc đang
là vấn đề cấp thiết, vừa có tính thời sự, vừa lâu dài bảo đảm cho tiến trìnhhòa nhập mà không bị hòa tan Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
của đồng bào Khmer cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục từ các ngành, các cấp, các tầng lớp Nhân dân Trong đó, vai trò của các cơ quan báo chí địa phương khu vực đồng băng Sông Cửu Long là vô cùng quan trọng, đây là kênh để thông tin, tuyên truyền những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer.
Hơn bao giờ hết, với những lợi thế nội tại của mình, báo chí nói chung
và truyền hình nói riêng cần phải xem công tác giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình là nhiệm vụ
chính trị thường xuyên và liên tục Truyền hình địa phương phải là cánh tayđắc lực của Dang và Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính tri, cũng nhưnhiệm vụ về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Truyền hình địa phương khu
vực Nam bộ phải mang đến cho khán giả những thông tin, kiến thức về những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây Phải góp phần vào công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa củađồng bào Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương còn không ít hạnchế, tồn tại, chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò trên mặt trận tư tưởng Một
số Đài đã không chú trọng nhiều đến việc đầu tư vào các chương trình tiếng
Khmer nói chung, các chương trình về văn hóa Khmer nói riêng Dẫn đến chất lượng các chương trình không có nhiều chuyên biến dé thu hút khán giả.
Do đó, tác gia chọn đê tài Ban sắc van hóa cua đồng bào Khmer Nam bộ
Trang 11trên sóng truyền hình địa phương (Khảo sát trên Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài PT-TH Sóc Trăng) nhằm đề xuất những giải pháp cho việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình địaphương ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tàiVẫn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc
- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) ” Xây dung và phát triển nên văn hóa Việt
Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
- Ngô Đức Thịnh "Van hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam"; Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
Liên quan đến vấn đề về văn hóa dân tộc thiểu số đã có nhiều tạp chí,nhiều cuốn sách, luận văn, luận án nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Đó
là đề tài:
- Thạch Voi "Tim hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ", Nxb Tổng
hợp Hậu Giang, 1998.
Nguyén Thanh Thủy, luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2001 “Quá trình thực hiện chính sách dan
Trang 12tộc của Đảng cộng sản Việt Nam doi với dong bào Khmer dong bằng sông
Cứu Long”.
- Trần Thanh Nam, luận án tiến sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001 "Phat triển đời sống tinh than của dong bào dân tộc Khmer Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay" Luận an
đưa ra những Lý luận và thực tiễn về vai trò của đời sống tinh thần trong sựphát triển của xã hội Những nét đặc thù và xu hướng biến đổi đời sống tinh
thần của đồng bảo Khmer Nam bộ Những phương hướng và giải pháp nhằm
phát triển đời sông tinh thần trong công cuộc
- Nguyễn Mạnh Cường “Vai nét về người Khmer Nam bộ”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2002.
- "Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam bộ", Vụ Văn
hóa dân tộc, Bộ Van hóa — Thông tin, Hà Nội, 2004.
- Tran Văn Binh (chủ biên) "Van hóa các dân tộc Tây Nam bộ - Thực
trạng và những vấn đề đặt ra", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Trong
công trình nghiên cứu nay, tập thể tác giả cho rằng công cuộc đổi mới củaDang đã làm bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước thay đổi đáng kể, đời sống
bà con các dân tộc thiểu số thực sự được cải thiện Công cuộc đôi mới cũng khẳng định các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em trong đại
gia đình văn hóa Việt Nam Băng thái độ khoa học nghiêm túc, nhìn thăngthực trạng đời sống văn hóa các dân tộc thiêu số Tây Nam bộ trong đó chủ
yếu là văn hóa truyền thống của bà con các dân tộc Chăm, Khmer, Hoa, các
tac giả công trình cố gắng vẽ lên bức tranh về thực trạng văn hóa dé đề xuấtnhững kiến nghị và những giải pháp nhằm nâng cao, phát triển đời sống vănhóa các dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ Đồng bằng Sông Cửu Long
là vùng kinh tế phát triển cao hơn nhiều vùng trong nước, như Tây Bắc, Tây
Nguyên, nhưng tỷ lệ học sinh nhập học của vùng này thấp hơn mức trung
bình toàn quốc (59,6% so với 69,8%) Sự phát triển dân trí còn thấp đó đã tác
Trang 13động rất lớn đến việc thực hiện các chính sách xã hội Tất nhiên tình hình đóchắc chắn còn diễn ra ở mức nặng né hơn đối với bà con dân tộc thiêu số ở
ĐBSCL Vấn đề này ngoài tâm lý dân tộc, còn có lý do lịch sử và địa lý khá lâu đời dé lại Tập thé tác giả nhận định "Nguy cơ giải thể các gia đình, cùng
các tệ nạn xã hội trong đạo đức, trong lối sống đang đe dọa sự ton tại của các
quốc gia".
- Trần Văn Ánh, luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa, Nxb Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, 2010, "Van hóa phum sóc của người Khmer Nam bộ và
van dé xây dựng đời sống van hóa cơ sở" Luan án đã đưa ra cái nhìn toàn
diện về điện mạo văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Nam bộ, theo tácgiả điện mạo văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Nam bộ gồm : Văn hóa
vật thể, văn hóa phi vật thể, nghệ nhân dân gian, văn hóa tộc người Khmer với các tộc người khác ở miền Tây Nam bộ Luận án đã đưa ra 05 nhóm giải
pháp và kiến nghị xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên nền tảng văn hóa
phum sóc người Khmer Tây Nam bộ.
- Huỳnh Thanh Quang (luận án tiến sĩ triết học) "Giá tri văn hóaKhmer vùng dong bằng sông Cửu Long", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011 Luận án tiến sĩ này tập trung nghiên cứu một số giá trị cơ bản của vănhóa Khmer ĐBSCL, thực trạng việc phát huy giá trị văn hóa Khmer thời gian
qua, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy
giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay Tác giả nhận định: “Phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL là một qua trình tự giácnhằm kế thừa giữ gìn, phát triển, làm thăng hoa những giá trị tích cực, khắc
phục những hạn chế của di sản văn hóa, đáp ứng yêu cau củng cô khối dai đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới" [36,
tr.223] Trong chương III (phương hướng và giải pháp nhằm phát huy giá tri
văn hóa Khmer vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay) của luận án, tac gia
dua ra bốn phương hướng và sáu giải pháp cơ bản dé phát huy giá trị văn hóaKhmer vùng sông nước Cửu Long.
Trang 14- Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), "Van hóa Khmer Nam bộ - Nét
đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam" (tái bản có sửa chữa, bỗ sung), Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, 2012 Cuốn sách giới thiệu những nét văn hóa
đặc trưng của người Khmer Nam bộ, gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Qua tiến trình cộng cư lâu đời cùng với các dân tộc Kinh, Hoa, Cham,
trên mảnh đất Nam bộ, người Khmer đã có sự giao thoa văn hóa với các dân
tộc anh em Nhưng cơ bản, người Khmer vẫn giữ được những nét văn hóa đặc
sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình Thẻ hiện rõ nét nhất qua các
ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi phum, sóc, gắn liền với Phật giáo Nam
tông Tiểu thừa, qua tiếng nói, chữ viết, các lễ hội truyền thống, các hình thức nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, ca múa Những bản sắc vô cùng độc đáo đó của đồng bào Khmer Nam bộ đã đóng góp
lớn vào sự đa dạng, phong phú của văn hóa Nam bộ nói riêng và của văn hóa
Việt Nam nói chung.
- Nguyễn Anh Động “Vài nét về văn hóa dân gian của người Khmer ”,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2014 Cuốn sách tập hợp những sưu tầmnhững nét về sinh hoạt văn hóa trong dân gian xưa và nay của người Khmer
như tập tục vào năm mới, tập tục xuống mùa, tục xá tội vong nhân, tục đua ghe ngo ; vấn đề quỷ thần, pháp sư, bùa phép; ngôn ngữ văn thơ; nghệ thuật
diễn xướng
Liên quan đến vấn đề vai trò báo chí trong việc giữ gìn, phát huy văn
hóa đã có một số luận văn nghiên cứu các đề tài, như:
- Hoàng Hương Trà (2007), Luận văn thạc sĩ báo chí “Báo chí với vấn
đề bảo tôn và phát huy di sản văn hoá Hà Nội”, Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn Hà Nội.
- Hoang Anh Đức (2014), Luận văn thạc sĩ báo chí “Báo chi Nam Dinh
với việc giữ gin và quảng bá các giá trị văn hóa trên địa ban tinh (khảo sát từ
tháng 1/2011 đến tháng 6/2013)”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
10
Trang 15Nhìn chung, các công trình, tác phẩm đều đi vào khai thác những đặc
điểm chung về bản sắc văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, văn
hóa của đồng bào Khmer Nam bộ; một số luận văn có nghiên cứu vai trò củabáo chí trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa của địa phương Tuy nhiên,chưa có tác giả nào nghiên cứu về vai trò của báo chí địa phương (Đài PT-THBạc Liêu, Đài PT-TH Sóc Trăng) đối với việc giữ gìn và phát huy văn hóa
của đồng bào Khmer Nam bộ Do vậy, đề tài của luận văn là một hướng
nghiên cứu mới.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích
Trên cơ sở hệ thống các van dé lý luận liên quan đến dé tải, luận vănkhảo sát đánh giá vai trò của truyền hình địa phương trong vấn đề giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ, chỉ ra thành công,
hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm góp phan nâng cao hơn nữa hiệu quả thé hiện nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ trên sóng
truyền hình địa phương
bảo dân tộc Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương.
- Đánh giá chất lượng truyền tải vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa của đồng bào Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương qua khảosát nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam
bộ và hình thức thê hiện trên Đài PT-TH Bạc Liêu và Sóc Trăng
lãi
Trang 16- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hơn nữahiệu quả thé hiện nội dung giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa của đồng baoKhmer Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nội dung và hình thức cácchương trình truyền hình thé hiện bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam
bộ trên sóng truyền hình Đài PT-TH Bạc Liêu và Đài PT-TH Sóc Trăng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát nội dung và hình thức thể hiện bản sắc văn hóa củađồng bảo Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Bạc Liêu, ĐàiPT-TH Sóc Trăng từ năm 2018 đến năm 2020 Trong khoảng thời gian 03năm là khoảng thời gian đủ rộng để tập hợp các tác phẩm viết về văn hóa
Khmer Nam bộ, hơn nữa với việc chọn 03 gần nhất đảm bảo được tính thời sự của luận văn cũng như tính khả thi của những đề xuất trong luận văn dé áp
- Đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về văn hóa và van đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trước có liên quan đến chủ đề luận văn.
- Cơ sở lý luận về báo chí; cơ sở lý luận về truyền hình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề hoan thành dé tai, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
12
Trang 17- Phương pháp phân tích tư liệu: Thực hiện phân tích các tư liệu đề cậpđến các lĩnh vực văn hóa, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào
Khmer ở khu vực Tây Nam bộ và các vấn đề về văn hóa nói chung.
- Phương pháp nghiên cứu nội dung: Tập hợp và nghiên cứu các văn
bản chỉ đạo điều hành, báo cáo về lĩnh vực văn hóa tại 02 địa phương (Bạc
Liêu, Sóc Trăng) Tập hợp các tác phẩm báo chí đề cập đến văn hóa, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer trên sóng truyền hình của
02 địa phương (Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài PT-TH Sóc Trăng) nhằm nêu ra ưu
điểm và hạn chế.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 04 nhà báo, công chúng, nhà
quản lý báo chí tại hai tỉnh bao gồm nhà báo ở 02 cơ quan báo chí tiến hành khảo
sát; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Sóc Trăng và 01 công chúng.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bồ sung và làm sáng tỏ lý luận báo chí
về chức năng của báo chí đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính
sách về văn hóa hoặc báo chí, cán bộ quản lý văn hóa, báo chí và người làm báo ở các tỉnh Đồng băng sông Cửu Long; đồng thời có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho những tác giả nghiên cứu hoặc quan tâm về vẫn đề này
7 Kết cầu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcâu bởi các phân chính sau đây:
13
Trang 18- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí với việc truyền thông
bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ.
- Chương 2: Thực trạng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của
đồng bào Khmer Nam bộ trên sóng truyền hình địa phương
- Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trên sóngtruyền hình địa phương
14
Trang 19Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE BAO CHI VỚI
VIỆC TRUYEN THONG BAN SAC VAN HOA CUA DONG BAO
KHMER NAM BO
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Văn hóa
Văn hóa: Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả
những gi do con người sáng tạo ra Giáo sư Nguyễn Lân định nghĩa “văn hóa”
là “toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thân loài người sáng tạo ra trong quả trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được trong từng giai đoạn về các mặt học vấn, khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất ” [28, tr.2010-2011].
Giáo sư Trần Ngọc Thêm (chủ biên) trong cuốn Văn hóa học và văn
hóa Việt Nam xuất bản năm 2004, cũng đồng quan điểm khi cho rằng “Vanhóa là một hệ thống hữu cơ các gid trị vật chất và tỉnh thần do con người
sáng tạo và tích lity qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ” [40 tr.6].
Cả hai cách định nghĩa này đều khăng định văn hóa là sản phẩm của
con người sáng tạo ra Ké từ khi xuất hiện đến nay, loài người với sự có mặt
và tác động của mình, đã làm cho diện mạo của trái đất và cuộc song con người có nhiều biến đổi sâu sắc, từng bước chuyên từ thời ki hồng hoang lên
van minh, hiện đại Là một bộ phận của giới tự nhiên, nhưng nhờ có tri thức,năng lực và kinh nghiệm tích lũy được trong tiến trình lao động và đấu tranh
mà con người đã biết chế ngự giới tự nhiên va cải biến xã hội, đã tạo ra mọi
của cải, vật chất và tinh thần, làm giàu cuộc sống của mình và thúc đây xã hộiphát triển Băng hoạt động thực tiễn, con người đã biết “nhào nặn” giới tựnhiên và cải biến xã hội theo nhu cầu cuộc sống và “quy luật của cái đẹp”, đãtạo ra một “thiên nhiên thứ hai theo hình ảnh của mình” Có thé nói, toàn bộnhững sáng tạo đó chính là văn hóa Sức mạnh văn hóa đã làm cho con người
15
Trang 20có thêm kha năng chinh phục thiên nhiên, phục vụ tiến bộ xã hội, hạnh phúccon người, tương lai nhân loại.
Hồ Chí Minh đã viết trong bản thảo “Nhật ký trong tù”:
Vì lẽ sinh tôn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn,mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sang tạo và phát minh do
tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu câu đời sống và đòi hỏi của sự sinh ton [33, tr.17].
Có Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đưa ra quan điểm về văn hóa là: Văn hóa là sợ chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cua dân tộc, nó làm nên sức
sống mãnh liệt, giúp cộng đông dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gid
và thác gênh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng pháttriển và lớn mạnh [26]
Rõ rang với hơn 4000 năm dựng nước va g1ữ nước, dân tộc ta đã gặp
biết bao kẻ thù xâm lược Sức mạnh văn hóa đã nhiều lần đánh bại những âm mưu đồng hóa dân tộc ta, dé rồi dân tộc Việt Nam vẫn là một phần của thế giới, hơn nữa dân tộc Việt Nam được biết bao dân tộc trên thế giới nghiêng
mình khâm phục Sức mạnh văn hóa tuy vô hình nhưng giá trị văn hóa mang
lại lại là cái hữu hình, chúng ta có thể cảm nhận, nhìn thấy chúng từng ngày,
từng giờ trong đời sống
Federico Mayo - Tổng giám đốc UNESCO đã viết trong tạp chí Ngườiđưa tin UNESCO (số 11 năm 1989), như sau:
Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gém tat cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quan, loi sống
16
Trang 21và lao động Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise
Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về văn hoá và căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triểnvăn hoá của nước ta hiện nay, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Xây đựng và phát triển nên vănhoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khi đề cập đến phạm vi
của văn hoá đã cụ thể thành 8 lĩnh vực lớn, đó là: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; di sản văn hoa; giáo dục và dao tạo; khoa học và công nghệ; văn học,
nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hoá với thế giới; thể chế vàthiết chế văn hoá Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã ý thức rõ về vai trò và sứcmạnh to lớn của văn hóa, đã coi văn hóa là một trong những mục tiêu và
động lực cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Với cách hiểu rộng này, văn hóa đã trở thành đối tượng của văn hóahọc - khoa học nghiên cứu về văn hóa Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ địnhnghĩa của E.B Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive culture) xuất
bản ở London (Anh), năm 1871, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau Có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về
văn hóa Song, dù sỐ lượng định nghĩa văn hóa có nhiều bao nhiêu đi nữa,hàng trăm, hay hàng ngàn, chung quy lại, chúng vẫn chỉ xoay quanh một sốkhuynh hướng cơ bản.
17
Trang 221.1.2 Bản sắc văn hóa
Theo nghĩa ban đầu, “bản của một sự vật” là cái gốc, cái căn bản, cái
cốt lõi, cái hạt nhân, của sự vật; còn “sắc của một sự vat” là cái biểu hiện ra
bên ngoài của sự vật đó Một số tác giả cho rằng, bản sắc là màu sắc, tính chất
riêng tạo thành đặc điểm chính của đối tượng, sự vật hoặc là tính chất đặc biệt
vốn có tạo thành phẩm cách riêng của đối tượng, sự vật ay Nhu vay, theo cac
y kién nay, ban sắc của một su vật là những đặc điểm riêng biệt chỉ có ở đối
tượng, sự vật ay.
Mỗi su vật có nhiều đặc điểm, trong đó có những đặc điểm chung và
những đặc điểm riêng, những đặc điểm cơ bản và những đặc điểm không cơ
bản Những đặc điểm cơ bản của một sự vật chính là bản sắc của sự vật ay Nói đến bản sắc của mỗi sự vat trước hết là nói đến đặc điểm riêng của sự vật
ay, song đặc điểm riêng gan bó chặt chẽ với đặc điểm chung Do đó, “Bản sắccủa một đối tượng, sự vật nào đó can được hiểu là tập hợp những đặc điềm
cơ bản của sự vật ấy mà qua đó ta biết được sự giống nhau và khác nhau giữa sự vật ấy với các sự vật khác trong thế giớ?” [23, tr.12].
Còn tác giả Hoàng Xuân Lương lại đưa ra định nghĩa “Bản sắc văn
hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh than cô đọng nhất, bên vững nhất, tinh túy nhất, la sắc thái gốc, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thé lẫn với dân tộc khác” [29, tr.13] Ban sắc văn hóa dân tộc không phải là cái gì quá trừu tượng, khó thấy Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện
ra trong đời sống hằng ngày của cộng đồng dân tộc Qua những “bản sắc vănhóa dân tộc”, chúng ta có thể nhận diện được cộng đồng dân tộc nay với cộngđồng dân tộc khác Tuy nhiên, không dé dang để kể ra đầy đủ mọi đặc điểmcủa ban sắc văn hóa của một dân tộc; do vậy khó có thé quy bản sắc văn hóacủa một dân tộc nao đó vào “một cái gì đó”.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam “Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bên vững, những tinh hoa của cộng đồng
18
Trang 23các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nong nàn, ý chi tự cường
dân tộc, tinh than đoàn kết, ý thức cộng đông gắn kết cá nhân gia đình
-làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tinh can cù, sáng tạo trong lao động; sự tỉnh tế trong ứng xử, tinh giản dị
trong lôi song Ban sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức
biểu hiện mang tính dân tộc độc dao Di sản văn hóa dán tộc là tài sản vô giá, gắn kết công đông dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở dé sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa” [16, tr.56] Bản sắc dân tộc cũng
có thé được hiểu là ban sắc văn hóa dân tộc nếu văn hóa được hiểu theo nghĩa
là: “Ở đâu có con người là ở đó có văn hóa, ở đâu có hoạt động của con
người là có nhân to văn hóa hiện đại, biểu hiện hoặc ẩn tàng bản sắc dân
toc” [Š1, tr 291].
Từ cách tiếp cận trên cho thấy, bản sắc văn hóa của một dân tộc bao
gồm những đặc điểm cơ bản của dân tộc ấy, qua đó chúng ta có thé biết được
dân tộc đó giống và khác thế nào với các dân tộc khác trong một thế giới đadân tộc.
Theo quan niệm trên, bản sắc văn hóa của một dân tộc nào đó không chỉ bao gồm những đặc điểm riêng có ở dân tộc ấy mà còn gồm những đặc điểm chung của nhiều dân tộc khác Trong bản sắc văn hóa dân tộc có nhiều đặc điểm tiếp tục được khăng định, bổ sung phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
phát triển, song cũng có những đặc điểm không còn phù hợp sẽ bị loại bỏ.Theo quy luật phát triển, những đặc điểm tích cực, phủ hợp của bản sắc vănhóa dân tộc sẽ ngày càng nhiều hơn về số lượng và có ý nghĩa sâu sắc hơn vềchất lượng
1.1.3 Truyền hình Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Ở Việt Nam, truyền hình ra
19
Trang 24đời tương đối muộn so với các loại hình phương tiện truyền thông khác, song
chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí khác từ
ngày đầu tiên phát sóng (ngày 7 tháng 9 năm 1975) Đến nay, ngành truyền
hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Đài Truyền hình quốc
gia, Đài PT-TH 63 tỉnh, thành và các Đài PT-TH cấp huyện trong cả nước
Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với conngười bằng cả thính giác và thị giác — hai giác quan quan trọng nhất Bản thânphim ảnh cũng giao tiếp với công chúng bằng phương thức này song nó vẫn
bị hạn chế rất nhiều bởi không gian, môi trường và độ phô biến hạn hẹp
Thông tin truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái sông Nghĩa là truyền hình có thể có một phạm vi, một bộ phận nguyên dang
của những gi đang diễn ra ngoài đời nhưng nó được làm cho rõ hơn, đẹp hon
Nói một cách khác, truyền hình hấp dẫn công chúng ở chỗ nó cho người tathấy cuộc sống hiện thực ở những chỉ tiết, những trạng thái của bản thân cuộc
sống đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta Bản thân người xem truyền hình
có cảm giác như có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào những sựkiện thực tế đó
Ngày nay, khi mà chất lượng kỹ thuật hình ảnh ngày càng hoàn thiện, khuôn khổ màn hình ngày càng mở rộng thì truyền hình ngày càng có khả năng hap dẫn công chúng hon Vì thế truyền hình là kẻ cạnh tranh không 16, đầy uy lực đối với các loại phương tiện truyền thông đại chúng khác như:
sách, báo, phát thanh, điện ảnh
Truyền hình địa phương vẫn là một loại hình truyền hình, tuy nhiêntruyền hình địa phương có những nét riêng cơ bản Tại Việt Nam, 63 tỉnh,thành phố đều có dai truyền hình và hàng trăm đài truyền thanh - truyền hình
cấp huyện Các đài truyền hình đều có tên gọi, như: Đài PT-TH Bạc Liêu, Đài PT-TH Cần Thơ, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Những đài
truyền hình này được phân biệt bởi tên riêng theo địa phương và thường được
20
Trang 25gọi là truyền hình địa phương Truyền hình địa phương là tiếng nói của đảng
bộ và Nhân dân của địa phương đó Truyền tải những chủ trương, chính sách,
pháp luật của nhà nước, cũng như những chính sách, chủ trương của chính
quyền địa phương, đồng thời truyền hình địa phương còn là diễn dan để Nhân
dân tham gia phản biện xây dựng chính quyên
Với hệ thống truyền hình kỹ thuật số như hiện nay, thì việc xem được các đài truyền hình địa phương không còn là khó khăn, 63 kênh truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước đều là những kênh thiết yếu, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đều phải cung cấp 63 kênh truyền hình thiết yếu này bên cạnh 7 kênh truyền hình thiết yếu của quốc gia.
1.1.4 Quy trình sản xuất, tiêu chi đánh giá chương trình truyén hình 1.1.4.1 Quy trình sản xuất chương trình truyén hình
Bước 1; Biên tập, đạo diễn
Biên tập, đạo diễn là những người đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựatheo một kịch ban đã có san dé chuyền thé thành một kịch bản truyền hình
Kịch bản được biên kịch soạn thảo, sẽ được kiểm duyệt chỉnh sửa lại,
để đảm bảo chất lượng của chương trình truyền hình định sản xuất Đây là
một công đoạn cực kì quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình truyền
21
Trang 26hình Bên cạnh đó, khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình
có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất dé tránh lãng phi
Bước 3: Điều độ sản xuất Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bố trí nhân lực, phương tiện sản
xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát
sóng Được thực hiện ngay sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất.
Bước 4: Sản xuất tiền kỳ
Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình
sẽ được tiễn hành quay và ghi hình bang thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên
hoặc đạo diễn chỉ đạo Cũng có thê ghi các chương trình truyền hình khai thác
qua đường truyền vệ tinh, hay cáp quang
Sản phẩm của khâu tiền kỳ là file hình gốc dé sản xuất hậu kỳ, kèm
theo file là phiếu sản xuất tiền kỳ Trong trường hợp các chương trình truyềnhình trực tiếp, tín hiệu được truyền tới phòng tổng khống chế dé phát sóng
Bước 5: Sản xuất hậu kỳSau khâu sản xuất tiền kỳ, các biên tập viên sẽ tiến hành dựng hình
theo kịch bản chương trình Sau khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn
thành phan tiếng, như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh, tiếng cử động,nhạc
Sau khi hoàn thành khâu sản xuất hậu kỳ, sản phẩm kèm theo là phiếu
sản xuất hậu kỳ - là phiếu khảo sát chất lượng kỹ thuật của file
Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung
Là công đoạn gan cuối của quy trình sản xuất chương trình truyền hình, dé dam bao chất lượng, chương trình sẽ được đưa vào dé kiểm tra thông qua nghiệm
thu của Đài sẽ duyệt và cấp phiếu nghiệm thu phát sóng của chương trình
Bước 7: Phat sóng
Sau khi hoàn tat tat cả các quy trình sản xuất, thủ tục bắt buộc Chươngtrình sẽ được lên lịch phát sóng thông qua các kênh của Dai.
22
Trang 271.1.4.2 Tiêu chỉ đánh giá chương trình truyền hình
Tiêu chí đánh giá các chương trình/tác phẩm truyền hình nói chung
gồm các tiêu chi: Đề tài, chủ dé; nội dung: kỹ thuật ghi, dựng hình; lời bình
- Dé tài, chủ dé
Đề tài, chủ đề là tiêu chí quan trọng để đánh giá một chương trìnhtruyền hình Đề tài có tính thời sự được công chúng quan tâm, đề tài mới cótính phát hiện, dé tài mang hơi thở cuộc sống là những yếu tố đánh giá sựthành công của đề tài, chủ đề
- Nội dung
Nội dung là xương sống của một chương trình truyền hình Nội dung mới lạ, lôi cuốn, hấp dẫn, có tính chân thực là tiêu chí để đánh giá chất lượng của chương trình truyền hình.
- Kỹ thuật ghi hìnhGhi hình có thé xem là mất nhiều thời gian dé tạo ra một tác phâm/chương trình truyền hình Đây được xem là công đoạn quyết định đến sựthành công của một sản phẩm truyền hình Chất lượng hình ảnh phải đạt các
yếu tố: Cỡ cảnh, động tác máy, góc máy, bố cục
+ Các cỡ cảnh cơ bản, gồm: toàn cảnh (cảnh cực rộng, toàn cảnh rộng,
toàn cảnh), trung cảnh (trung cảnh rộng, trung cảnh, trung cảnh hẹp), cận cảnh (cận cảnh, cận cảnh hẹp, cận cảnh đặc tả).
+ Động tác máy tạo ra các hình ảnh sinh động, tận dụng không gian 3chiều, diễn tả hiệu quả thông tin, hiệu quả nghệ thuật
+ Các góc máy cơ bản như: Góc cao (máy quay từ trên xuống), góc
thấp (máy quay từ dưới lên), góc ngang (ngang tầm mắt nhìn), mắt chim (từrất cao quay xuống), mắt sâu (từ rất thấp quay lên)
+ Bố cục sắp xếp thông tin trong một khuôn hình phải thu hút sự tập trung của người xem, giảm thiểu và loại bỏ nhưng chỉ tiết làm mất tập trung.
23
Trang 28- Dựng hình
Dựng hình là sự chọn lọc, sắp xếp, định thời gian, trình bày cho tác
phẩm truyền hình
+ Chọn lọc: Hình ảnh, âm thanh giàu thông tin, chất lượng kỹ thuật của
hình ảnh đảm bảo, trường đoạn hấp dẫn, phỏng vấn hiệu quả
+ Sắp xếp: Trình tự logic, mở hấp dẫn, thân mạch lạc, kết ấn tượng.
+ Định thời gian: Nhịp và tiết tấu của câu chuyện, sự phối hợp giữahình ảnh và âm thanh; độ dài cảnh, các thành phần câu chuyện: dẫn vào, dẫnhiện trường, phỏng van
+ Trình bày: hiệu quả về mặt nghệ thuật của hình ảnh (không nhảy hình); tiếng và hình không đối chọi nhau; có các khoảng ngưng dé người xem
hiểu và xử lý thông tin
- Lời bìnhLời bình là thông tin bổ sung cho những gì hình ảnh không nói được.Lời bình cũng thực hiện chức năng giao tiếp như hình ảnh của truyền hình,hình và lời khớp hiệu quả thông tin sẽ rất cao
1.2 Bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ
Khu vực Nam bộ hiện nay có diện tích trên 40.000 km’, chiếm 13% diện tích cả nước, dân số hơn 17 triệu người, chiếm gần 20% so với dân số cả nước (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019) Đồng bào dân tộc thiêu
số ở vùng Nam bộ khoảng hơn 2 triệu người, trong đó dân tộc Khmer đông
nhất, với hơn 1,3 triệu người Có mặt hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông CửuLong, nhưng đông đảo nhất phải kế đến các tinh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên
Giang, Cần Tho, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang Đồng bào Khmer ở Nam
bộ sống tập trung ở đơn vị cư trú gọi làm phum, sóc Mỗi phum, gồm nhiều
gia đình, thường từ 3 - 5 gia đình, họ sống quây quần bên nhau theo quan hệ
huyết thống mẫu hệ Nhiều phum như vậy, tạo thành một sóc, Cộng đồng
dân tộc Khmer Nam bộ có một tiến trình hình thành và phát triển hết sức độc
24
Trang 29đáo, riêng biệt Hoàn cảnh xã hội, điều kiện tự nhiên và những bước thăng tramlịch sử xã hội đã hun đúc, tinh luyện nên những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng
bào Khmer.
Đó là những kiến trúc, trang phục, nhà ở, van hóa — nghệ thuật, tín
ngưỡng - tôn giáo, lễ hội tạo nên một sắc thái riêng, phong cách riêng của
đồng bào Khmer Nam bộ Những giá trị văn hóa đặc sắc này có thê chia làm hai
loại cơ bản sau:
Văn hóa vật thể
- Về nhà ở: Do đặc thi cư trú ở các địa hình khác nhau ở khắp các tinh
thành Nam bộ nên khi nói về nhà ở của đồng bào Khmer Nam bộ, có lẽ nênnhắc đến ngôi nhà sàn truyền thống, tiêu biểu của họ Bởi vì, ở các địa hình
cư trú trên các giéng đất cao hay ở những nơi gần sông rạch, người Khmer Nam bộ cũng có ngôi nhà giống với người Kinh Nói chung, họ cũng cất nhà
ở sao cho phù hợp với sự ăn ở, đi lại và thực hiện nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo Gần chùa của người Khmer sẽ có rất đông nhà ở của họ vì họ cư trú
thành phum, sóc tập trung và mỗi phum, sóc như vậy thường có một ngôi
chùa hiện diện.
- Về trang phục: Đối với đồng bào Khmer Nam bộ, trang phục của họ cũng mang đậm bản sắc văn hóa tộc người Theo truyền thống, đồng bảo
Khmer Nam bộ có kỹ thuật nhuộm trang phục rất độc đáo là “tkat” và “ba tik”
giúp cho vải lụa không chỉ bóng mà còn thê hiện được màu sắc rõ nét Phụ nữ
chủ yếu mặc chiếc xămpốt, áo ngăn và mủ sài an cùng với chiếc sa rông trong
dịp lễ hội và đám cưới.
- Về nhạc cụ: Đóng góp cho văn hóa Nam bộ còn có bộ nhạc cụ của đồng bào Khmer Trước hết là một dàn nhạc có âm lượng lớn dùng trong các
nghi lễ trang trong ở các dip lễ là đàn ngũ âm Ngoài dan nhạc ngũ âm, đồng
bào Khmer còn góp cho nhạc dân tộc nhiều nhạc cụ khác, như: đôi “chập cha”
(chũm choe) được làm bằng kim loại, tiếng Khmer gọi là “Chhưng”, dan nhạcday, sáo trúc, cặp phách, trống cô bit da trăn (Skôr phlênh),
25
Trang 30- Về món ăn: Đồng bào Khmer góp vào nhóm món ăn Nam bộ được
nhiều người ưa thích có “bún nước lèo”, được nấu từ mắm bồ hóc (pro hóc),
canh “xiêm lo” - canh chua được nấu từ các loại khô, “cm dẹp” được chế
biến như một món xôi ăn sáng độc dao,
Văn hóa phi vật thể
- Về sân khấu: Rô - băm là loại hình sân khấu cô truyền của đồng bàoKhmer còn lưu truyền đến ngày nay Rô - băm diễn những vở chuyện cungđình hoặc truyền thuyết mang màu sắc thần thoại từ anh hùng ca Ramayana
và Mahabharata của Ấn Độ Rô - băm lấy ngôn ngữ múa làm phương cách diễn đạt nội dung Yukê (dù kê) của đồng bào Khmer còn gọi là kịch hát vùng Bassac (sông Hậu), là loại hình kịch hát có sự “tiếp thu” tổng hợp từ sân khấu Rôbăm đã được dân gian hóa kết hợp với hát tiều, hát Quảng của người Hoa
với hát Bội, hát Cải lương của người Kinh Nhận định Yukê, ông Nguyễn
Mạnh Cường viết: “Hau hết các vở tuông Yukê thấm nhuân tính luân ly, dé
cao quan điểm “ở hiển gặp lành”, thể hiện rõ giá trị nhân bản và tính nhân
văn của một cộng dong người với tâm thé luôn luôn hướng thiện ” [9,
tr.217].
- Về phong tục - tập quán, có lễ cưới, lễ tang ma Ngày nay, lễ cưới của đồng bào Khmer cũng đã giản lược đi nhiều Nhưng nếu là một lễ cưới truyền thống thì có các bước rất chỉ tiết cho từng giai đoạn hôn lễ Giai đoạn tiền hôn nhân có các phần việc: viếng thăm, đặt vấn đề hôn nhân, tìm hiểu gia đình, tuổi tac, , chọn ngày tổ chức lễ hỏi, lễ cưới Giai đoạn hôn lễ có các nghỉ
thức: nhà trai đưa lễ vật sang nhà gái, lễ mở cổng rào, các lễ phụ mang yếu tốtín ngưỡng dân gian, lễ cầu phúc, lễ cắt bông cau, lễ buộc chỉ tay, lễ chia nước
Trang 31thức: tan liệm, cúng bái, cầu siêu, cầu phúc, di quan, Đồng bào Khmer
chọn hình thức “hỏa táng”, là hình thức chôn người chết mà hiện nay do nhiều
yêu cầu xã hội đặt ra, hình thức này lại đang được khuyến khích
- Về văn hóa tâm linh, đồng bào Khmer theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn
giáo, trước đây và hiện nay là Phật giáo Nam tông Có 87,06% đồng bao Khmertheo Phật giáo, còn lai theo Công giáo, Tin lành và các tôn giáo khác.
- Về lễ hội: Ngươi Khmer ở ĐBSCL có nhiều lễ hội gắn với sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo và đời người Trong đó, có các lễ hội mang tính cộng đồng, thu hút đông đảo người địa phương cùng tham gia như: Lễ hội Chol
Chnăm Thmây; lễ hội Ok Om Bok và Sen Dolta
1.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa dân tộc
Như đã nói, bản sắc văn hóa là những giá trị về vật chất, tỉnh thần củamột cộng đồng dân tộc, khi nói đến giá trị thì vấn đề cần quan tâm đến đó là
làm sao để giữ gìn nó Mọi sự vật ton tại đều có thé bi mất đi theo thời gian
hay do một tác nhân đến từ tự nhiên hoặc con người Do đó, để những giá trịvật chat và tinh thần của một dân tộc không bị mất đi, thì cộng đồng có ảnh
hưởng bởi giá trị đó cần có biện pháp giữ gìn.
Van đề bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là
01 trong 10 nhiệm vụ đề xây dựng và phát triển văn hóa được Đảng ta đưa ra
tại Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn
và cần nhiều nguồn lực và thời gian Cùng với bảo tồn, phát huy là việc giữgìn, nhằm phát triển văn hóa các dân tộc thiêu số, nhiệm vụ này không kémphần quan trọng như nhiệm vụ phát triển kinh tế và nhiều nhiệm vụ khác
Đồng bào dân tộc Khmer là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, là một
bộ phận không thể thiếu và không thé tách rời Do đó, nhiệm vụ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer là việc làm mà toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta đã, đang và sẽ quan tâm thực hiện trong thời qua và những năm
27
Trang 32tiếp theo Qua đó, Đảng và Nhà nước đưa ra một số chủ trương, chính sách
nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa Khmer Nam bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay, gồm:
Thứ nhát, thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng người
Khmer về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình Giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer không chỉ làm phong phú thêm
nên văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà còn là vũ khí sắc bén
đánh tan âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thé lực thù địch
Thứ hai, đào tạo nhân lực nòng cốt đối với công tác bảo tồn, phát huy văn hoá dan tộc Khmer Theo đó, cần dé cao vai trò của các sư sai, nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng dé họ nhận thức và tham gia với vai trò then chốt trong việc tự bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình, thông qua các
hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ công tác truyền dạy và phát huy các giá
trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc của cộng đồng `
Thứ ba, đôi với ngành Giáo dục, cần tiếp tục đây mạnh việc đưachương trình dạy song ngữ (tiếng Việt - tiếng Khmer) vào tất cả các trường
nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Thứ tr, gan bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc Khmer với phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa phát triển văn hoá và kinh tế; hài hoà giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
Thứ năm, Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách,
chú trọng xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho việc giữ gìn và nâng caođời sông văn hóa cho đồng bao Khmer
Giữ gìn bản sắc văn hóa luôn gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa.Git gìn bản sắc văn hóa chỉ là làm cho nét văn hóa của một quốc gia, một dântộc không mất đi Thế nhưng việc giữ gìn không làm cho bản sắc văn hóa
phát triển hơn, đặc sắc hơn, được nhiều người biết hơn Muốn làm được như
vậy, thì phát huy bản sắc văn hóa mới có thê làm cho bản sắc văn hóa được
28
Trang 33nhiều người biết đến hơn, phong phú và đặc sắc hơn Do vậy, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa luôn song hành cùng nhau, hai mặt của một vấn đề
không thê tách rời nhau, có giữ gìn mà không phát huy thì cũng không làm
bản sắc văn hóa phát triển, phát huy mà không đi kèm với giữ gìn thì bản sắc
văn hóa có thể sẽ bị mất đi
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chínhsách nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Khmer Nam bộ,
tạo chuyền biến sâu sắc trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và trở thành phong trào yêu nước sâu rộng trong Nhân dân, tạo động lực thúc đây phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, giữ vững quốc phòng an ninh, góp phần chăm lo tốt đời sống đồng bào Khmer.
1.4 Đặc trưng của truyền hình và vai trò, thế mạnh, hạn chế của
truyền hình trong việc truyền thông bản sắc văn hóa của đồng bào
Khmer
1.4.1 Đặc trưng của truyền hình Truyền hình có thé kế ra một số đặc trưng mà các loại hình báo chí
khác không có như:
Tính thời sự: Nói đến tính thời sự không phải là báo in, báo nói, báo
mạng không có, mả ngược lại có khi các loại hình này còn thông tin nhanh
hơn là đằng khác Hiện nay, báo mạng có thể cập nhật thông tin từng phút Nhưng tính thời sự của truyền hình vẫn được coi là thế mạnh của loại hình
truyền thông này chính là ở sự kết hợp giữa hai yếu t6 âm thanh và hình anhlàm cho người ta thay tính chan thực của sự kiện, lam cho người xem nhưđang được tham gia vào sự kiện ấy Đặc biệt là những chương trình truyềnhình trực tiếp và những chương trình cầu truyền hình
Truyền phát tín hiệu bang hình ảnh và âm thanh: Trước hết nói đến truyền hình người ta có thé hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bang
hình ảnh và âm thanh đên với người xem, thị giác, thính giác của con người
29
Trang 34được tác động bởi những hình anh chuyển động và những âm thanh sống
động trên màn hình Đây được coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình.
Truyền hình chuyên tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nếu so
sánh với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dung tổng
hợp tất cả các loại hình truyền thông có trong báo, phát thanh, phim ảnh vàthể hiện sự vượt trội hơn hăn của nó
Hình ảnh là đặc điểm thé hiện của truyền hình, thủ pháp dé phát huy ưuthế của truyền hình Trong truyền hình thì hình ảnh chủ yếu và đặc trưng làhình ảnh động về hiện thực trực tiếp Ngoài ra truyền hình còn sử dụng các
loại hình anh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in Bằng kĩ
thuật dựng hình người ta có thể dựng các hình ảnh động ở một khuôn hình
đặc biệt cần thiết nào đó dé biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh,
khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thé
Âm thanh là một trong những yếu tô quan trọng nhất của tin tức truyềnhình Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc,tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình như gió, mưa, sắm, tiếngkêu của muông thú, tiếng hót của chim, tiếng xe chạy, tiếng vụ nỗ của bom
đạn, tiếng ồn ào của đám đông Trong các chương trình dàn dựng hậu kỳ, người ta có thể tạo ra các âm thanh, tiếng động nhân tạo dé mang lai hau qua thé hiện cao hơn Trên thực tế, không phải lúc nào những tiếng động thực tế phù hợp với yêu cầu thể hiện trong các chương trình truyền hình.
Nếu coi hình anh và âm thanh là 2 yếu tố cau thành ngôn ngữ truyềnhình thì mỗi yếu tố đó đều có vai trò quan trọng không thể thiếu Thôngthường, yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ đạo, có tính
chất quyết định đối với truyền hình Trong thực tế, hình ảnh động cũng là cái tạo nên đặc thù của truyền hình Tuy nhiên, tiếng nói là bộ phận chính trong
âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyên chở nội dung thông tin của
truyền hình.
30
Trang 35Tỉnh chân thực, khách quan: Khách quan, chân thực là đặc điểm, là yêu
cầu tồn tại của bản thân báo chí, là nguyên tắc và đạo đức nghé nghiệp của
nhà báo Nó đạt tới trình độ nào, bị bóp méo, bị lợi dụng và cắt xén đến mức
nào là phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan Vươn tới
tính khách quan, chân thật ngày một cao hơn, đấu tranh chống lại các biểuhiện vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vì bất kỳ động cơ nào là đòi hỏinghiêm khắc của xã hội đối với báo chí, cũng là sự phấn đấu không mệt mỏi
của mỗi người làm báo Dé khách quan, chân thật nhà báo phải dũng cảm và
nhiều khi phải chấp nhận thử thách, hy sinh rất lớn Nhưng đó lại là lương
tâm nghề nghiệp và nhiều khi là ý nghĩa cuộc sống của những người làm báo.
Tính khách quan, chân thực đã tạo cho người xem độ tin cậy khi đón
nhận những thông tin mà truyền hình chuyền tải đến Nếu như báo mạng, báo
in, báo phát thanh còn tạo cho người xem, người nghe sự nghi ngờ nhất địnhthi báo hình có thé làm cho người ta tin ngay đó là sự kiện có thật đã, dangdiễn ra thông qua những hình ảnh chuyên động va âm thanh sông động duocghi lại từ hiện trường Mặt khác đó là những hình ảnh được ghi lại từ nhiều
góc độ khác nhau của ống kính máy quay và màu sắc sinh động của hình ảnh
cho người xem cảm hứng và tạo cho họ như đang được tham gia vao sự kiện.
Truyền hình có những ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo chí khác Tại Thông báo số 32-TB của Văn phòng Chính phủ và ý kiến kết luận của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã khăng định: " phát thanh và truyền
hình ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanhchóng và chính xác đến với mọi người dân ở bất cứ vùng nào của đất nước.Đây là biện pháp là phương tiện giúp Nhân dân kịp thời nắm bắt được đườnglối chính sách và pháp luật, góp phan nâng cao dân trí, trình độ thẩm mỹ của
Nhân dân, là công cụ quan trọng tuyên truyền đối ngoại, dau tranh chống các
âm mưu vả hoạt động của các thế lực thù địch đối với chế độ nước ta, đất
nước ta ".
31
Trang 361.4.2 Vai trò, thế mạnh, hạn chế của truyền hình trong việc truyềnthông bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer
1.4.2.1 Vai trò của truyền hình trong việc truyền thông bản sắc văn
hóa của đồng bào Khmer
Trong các loại hình báo chí thì truyền hình có ưu thế hơn cả trong việctruyền thông bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Với những thế mạnh củamình truyền hình đã và đang đóng vai trò quan trọng để truyền thông bản sắc
văn hóa của đồng bào Khmer, có thê ké đến những vai trò, như:
Vai trò phản ánh và tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc Khmer
Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng là một phần khó có thé thiếu của xã hội, bản thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa xã hội Với chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội,
truyền hình giúp nâng cao nhận thức văn hóa cho người dân, khăng định vàphát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiệnlối sống tích cực trong xã hội Trong đó, phản ánh và tôn vinh giá trị về văn
hóa dân tộc thiêu số cũng là mục đích và nhiệm vụ của truyền hình.
Khang định việc xây dung va phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đây mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định “Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển
văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng
và sự kiên trì thận trọng” Trong sự nghiệp cách mạng này, báo chí giữ vai
trò quan trọng “Các cơ quan truyền thông phải ( ) nâng cao tỉnh tư tưởng,nhân văn và khoa học, góp phan xdy dung nên văn hóa và con người Việt
Nam” [5 ; tr.3] Bao chí phải nam vững va tuyên truyền sâu rộng, kip thời, có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy
ban sac văn hóa dân tộc là một phân của nhiệm vụ nay của báo chí Báo chí
32
Trang 37còn giới thiệu quảng bá các sản phẩm văn học - nghệ thuật và các di sản văn
hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số, đặc biệt chú trọng nêu gương nghệ
nhân, nghệ sỹ, nhà hoạt động văn hóa tiêu biéu là người dân tộc thiêu số
Đầu tranh chống lại xâm hại văn hóa
Xâm hại văn hóa là mối đe dọa mà nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giớiđang gặp phải Một nền văn hóa bị xâm hại có thể làm cho nền văn hóa đó bịmat đi, hay bị “lai căng” không còn là chính mình nữa Do đó, nhiều quốc gia,dân tộc trên thế giới quyết liệt dau tranh chống lại sự xâm hại văn hóa đến
quốc gia, dân tộc mình Việt Nam chúng ta cũng vậy, Đảng ta, Nhà nước ta đã đưa ra những đường lối, chính sách để đấu tranh chống lại những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến nền văn hóa hơn 4000 năm văn hiến Đồng thời, thực hiện tốt việc giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dé làm
được điều này Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp, công cụ đểchống lại sự xâm hại văn hóa từ bên ngoài Trong đó, công cụ báo chí là mặttrận tiên phong để làm việc này Chính công tác thông tin, tuyên truyền trênbáo chí đã góp phần đây lùi văn hóa “ngoại lai”, độc hại đang có biểu hiệnxâm thực vào nước ta, đặc biệt là thế hệ trẻ
Trong các loại hình báo chí, thì truyền hình rõ ràng là loại hình có
nhiều ưu thế trong việc đấu tranh chống lại xâm hại văn hóa, và làm rất tốt việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Với việc cung cấp đến công chúng
về hình ảnh đến âm thanh, thì truyền hình có thể lột tả khá đầy đủ những nét
văn hóa tinh túy của một dân tộc 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
đều có những nét riêng, bản sắc riêng, như: Khi nhắc đến dân tộc Kinh mọi
người déu biết Áo dai là trang phục truyền thống, dân tộc Thái có chiếc khănPiêu là biểu tượng, dân tộc Gia Rai, Ba Na nổi tiếng với những ngôi nha rông
độc đáo, chiếc Sa rong là trang phục truyền thống có người Khmer
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều nét văn hóa của các dân tộc rất
khó đê nhiêu người tiêp cận Muôn tiêp cận được những nét văn hóa xưa thì
33
Trang 38đến bảo tàng, nhà trưng bày là nơi lưu giữ các nét văn hóa vật thể, cũng như
phi vật thể để mọi người tìm hiểu Nhưng với truyền hình thì việc tìm hiểu văn hóa của một dân tộc chỉ cần thực hiện tại nhà Truyền hình truyền tải khá đầy đủ những giá trị văn hóa của một dân tộc hay một quốc gia, có thể làm
tôn lên giá trị văn hóa một dân tộc Qua đó, góp phần đây lùi những văn hóa
bị xâm hại Do đó, vai trò của truyền hình được khăng định trong việc dau
tranh chéng lại sự xâm thực văn hóa
Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc khác trong nước và quốc tế Báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng giữ vai trò như là một chiếc cầu nối giữa nét đẹp của dân tộc này với dân tộc khác, xóa bỏ đi khoảng cách, làm cho văn hóa các dân tộc ngày càng có điều kiện giao lưu với nhau.
Từ việc giao lưu đó, mỗi dân tộc ý thức về bản sắc văn hóa dân tộc mình và
tiếp thu được những nét đẹp, thuần phong mỹ tục, những nhân tổ tích cực vàphê phán loại bỏ những gì đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Mặt khác, truyền hình không chỉ phản ánh được những nguyên nhâncũng như thực trạng của văn hóa, mà còn giới thiệu được những giá trị văn
hóa truyền thống tiêu biểu với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam, thông qua đó báo chí cũng đã giới thiệu được đến độc giả của mình hiểu và nắm bắt được những nét tinh túy của văn hóa dân tộc.
Khi mở cửa đón những luồng gió mới từ bên ngoài vào, chắc chắn chúng ta sẽ đón được những làn gió lành và không ít những luồng gió độc.
Lam thé nào dé những luồng gió lành được tiếp biến và hap thụ nó dé nền vănhóa Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc hơn thì nhiệm vụcủa truyền hình là vô cùng quan trọng Chính nhờ vào truyền hình mà văn hóa
các quốc gia, dân tộc trên thế giới trở nên gần gũi hơn với mọi người, mọi
người hiểu hơn về những nét văn hóa đặc trưng của các quốc gia, dân tộc trên
thế giới Từ đó, có sự tiếp nhận, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cùng
một quôc gia và các dân tộc trên thê giới.
34
Trang 39Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện xu hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa
đã làm mai một văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và dân tộc
thiểu số nói riêng, từ nghi thức, ăn, mặc, ở, tập quán tiếng nói đã bị pha
trộn, âm nhạc dân tộc bị xem thường, những bộ trang phục không còn hấp dẫn với thế hệ trẻ Do đó, làm thế nào để vừa giao lưu văn hóa, vừa giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc là việc làm nặng nề mà truyềnhình đã được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó.
1.4.2.2 Thế mạnh của truyén hình trong việc truyền thông bản sắc văn
hóa của đồng bào Khmer
Với những lợi thế từ loại hình của mình, truyền hình đang có cơ hội rấtlớn để quay trở lại thời kỳ hoàng kim của nó Truyền hình di động (xem trên
các thiết bị di động thông minh) cũng đã đáp ứng rất tốt nhu cầu xem truyền
hình mọi lúc, mọi nơi của công chúng Đây là những cơ hội cực kỳ tốt đểtruyền hình chiếm thị phan đáng ké từ công chúng “xem báo” Nếu thế mạnh
này được phát huy một các hiệu quả thì truyền hình sẽ thực hiện tốt việc truyền thông bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam bộ Bản sắc của đồng bào
Khmer Nam bộ sẽ được nhiều đối tượng công chúng hơn, đặc biệt là lớp côngchúng trẻ tuôi
Một thế mạnh nữa của truyền hình là dễ dàng ứng dụng “thuyết nhiều cửa” Một màn hình tivi có thé chia ra làm nhiều “cửa thông tin”, với “cửa
chính” là chuyên đề, chương trình đang phát, các “cửa phụ” có thể là chạyphụ đề, thông tin thị trường, thông tin văn hóa — nghệ thuật, Chang han,
màn hình chính chạy chuyên dé Khmer, banner là dòng thông tin về các sự
kiện văn hóa — nghệ thuật trong và ngoài nước, ưu tiên thông tin liên quan đếnvăn hóa Khmer, màn hình phụ sẽ chiếu hình ảnh giới thiệu những ngôi chùa,
vùng đất có đông đồng bào Khmer, các món ăn của đồng bào Khmer, đi kèm
hình anh là những dòng chữ giới thiệu ngăn gon, dé hiểu
35
Trang 401.4.2.3 Hạn chế của truyền hình trong việc truyền thông bản sắc văn
hóa của đồng bào Khmer
Truyền hình mặc dù có nhiều điểm mạnh so với nhiều loại hình báo chí
khác, song trong thời đại bùng nổ thông tin và mạng xã hội, kỹ thuật số phát
triển mạnh mẽ như hiện nay, truyền hình đã bộc lộ những hạn chế, vì vậy đãlàm giảm đi một phan vị thé của mình
Trước hết về truyền tải âm thanh và hình ảnh, mạng xã hội hiện nay
làm việc này rất tốt, những clip người dùng đăng tải trên mạng xã hội có đầy
đủ âm thanh, hình ảnh sống động Hơn nữa người dùng mạng xã hội có thể
phát trực tiếp sự kiện đang diễn ra trên mạng xã hội chỉ cần một thiết bị di động thông minh Điều này truyền hình phải cần đến một ê kíp và số lượng phương tiện kỹ thuật khá lớn và phức tạp Đây là một hạn chế rất lớn mà
truyền hình phải đối mặt, hạn chế này sẽ ảnh hưởng đến kết quả truyền thôngbản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ
1.5 Sơ lược các đài trong diện khảo sát
1.5.1 Đài PT-TH tinh Bạc Liêu
Đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu ra đời trên cơ sở quyết định số Quyết định số17/QD-UBND, ngày 01/01/1997, do Chủ tịch UBND tỉnh lâm thời tỉnh Bạc Liêu ban hành Theo đó, Đài trực thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu, là cơ quan
chuyên môn giúp UBND tỉnh chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý thống nhất về mặt nhà nước kỹ
thuật phát thanh và truyền hình trong toàn tỉnh
Đài PT-TH tỉnh Bạc Liêu được giao xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình và tổ chức thực
hiện theo sự phê duyệt, phân công của UBND tỉnh và cấp có thâm quyền Đài
có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, các chương
trình truyền hình, nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử bằng tiếng
Việt, tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật; phối hợp
36