Việc nghiên cứu đề tài này là cơ sở để các cơ quan báo chí nói chung, cácĐài PT-TH trong khu vực nói riêng nhìn nhận những thành công và hạn chế khi thực hiện các tác phâm, chương trình
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
LE VĂN HAI
LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ
Hà Nội - Năm 2021
Trang 2LÊ VAN HAI
VAN DE XAM NHAP MAN DONG BANG SONG CUU LONG
TREN SONG TRUYEN HÌNH DIA PHƯƠNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:Báo chí học định hướng ứng dung
Mã số : 8320101-01-UD
LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BANG THỊ THU HƯƠNG
Hà Nội, Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan: Luận van nay là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bốdưới bất cứ hình thức nảo
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Lê Văn Hải
Trang 4LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Sự chỉ dẫn, góp ý rất tận tình,cùng những lời nhắc nhở, động viên của cô đã giúp tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn đúng tiễn độ đã đề ra
Đề có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân
còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô tại Viện Đào tạo Báo chí và
Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV — DH QGHN, cũng như sự động viên ủng
hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp; các nhà báo; các
phóng viên; biên tập viên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu vàhoàn thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Văn Hải
Trang 5MỤC LỤC
97.10 7
1 Lý do chọn đề tài 2-55 S2 £EE£EEE2E2112717112112117171.21121111 1111.1111 7
2 Tình hình nghiên cứỨu .- eee cece cence nent nent nee ees 8
3, Nhiém Vu nghién COU TT Ả 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU ccccsscsssessessesssessessecssessessessesssessessessessseeseeseees 12
5 Phirong phap nghién 0u: 011 13
6 Ý nghĩa lý luận va thực ti@n c ceccecscessesssesssesssesssessecssecssecsecssecsuscsuessecssecseeseessecs 14
7 Cấu trúc của luận Văn -:- tt k9Ek+EEEESEEESEEEESEESEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEkSErrkrrerkee 16
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC NANG CAO CHAT LƯỢNG TIN,
PHONG SỰ NGẮN, CHUYEN DE TRUYEN HÌNH VE XÂM NHẬP MAN O
?0):5)0 PB 171.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ¿- ¿+ ++cx+2zxvzxeerxesrxrre 171.2 ĐBSCL và thực trạng van đề xâm nhập mặn trong những năm qua 211.3 Quan điểm chi đạo của Chính phủ và lãnh đạo địa phương về bảo vệ môi
trường, ứng phó với van đề xâm nhập mặn - 2 2 + s2+E£+E£+Ex+ExerEzzresred 24
1.4 Vai trò cua báo chí trong truyén thông vê bảo vệ môi trường, ứng phó với van
1.5 Giới thiệu về 3 co quan báo chí trong điện khảo sát 2 2-52 s2 s2 30
1.5.1 Đài PT-TH Vĩnh LOng vessesssesssesssesssessssssesssesssssssssssssessssssusssesssessusssesssesssecsessses 30
1.5.2 Đài PT-TH Kiên Giang coccssesssesssesssessesssesssesssessssssesssessusssscssesssessssssesssecsseesessses 32
1.5.3 Dai PT- TH BEN Tre 0n ngu 32
Tiểu kết chương Lo ecececccccccccceccessesscsscscssessessessesscsussucsessessesuessssussncsessessesseesease 34
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRANG VAN DE XÂM NHẬP MAN TRENSÓNG TRUYEN HÌNH 3 TINH VĨNH LONG, KIÊN GIANG, BEN TRE 35
2.1 Tần suất, mật độ thông tin về XNM trên sóng truyền hình 3 tinh Vinh Long,
Kiên Giang, Bến TTre ¿- 22 <+Ss+SE‡EE22E12E15E171121121111211211111111 1111 11.0.35
2.2 Những nội dung thông tin chính về XNM được truyền tải trên sóng truyền hình
3 tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh Long 2-2 ¿+ 2++£+EE+E++EE£+EEzExerxerreee 37
Trang 62.2.1 Thông tin về diễn biến của xâm NHẬT THẶN Ăn 372.2.2 Thông tin chỉ đạo của Chính phủ và các cấp chính quyên -5- 382.2.3 Nguyên nhân cua tình trạng xâm nhập HmẶN - ĂcSĂc sec sessesessee 40
2.2.4 Hậu quả cua van dé xâm nhập mặn và giải pháp phòng chống 42
2.3 Hình thức chuyên tải 2-2-5 ©S2+SE‡EE‡EEEEE2E12E12712112112711171211 11110 46P7 na or n na 46
2.3.2 Các chuyên mục/Chương trinh - - s<cskkHnHnHnHhnHhnHhngh grưệt 542.3.3 Ngôn ngữ lời bình và hình ANN so cv kg tre 58Tidu ket Chuong XNN,'ễê.ễ'".ễ 70
Chuong 3: VAN DE DAT RA VA GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNGTIN, PHONG SU NGAN, CHUONG TRÌNH CHUYEN DE TRUYEN HÌNHVE VAN DE XÂM NHAP MAN Ở ĐBSCL 2-22 SS E2 eEErrxerrerree 713.1 Đánh giá thành công va hạn chế 2-2 2 2+ £+E+EE£EE£EE+EE2EZErEerkerkrrkeree 713.3.1 VE MANN CONG na ẽaaaẶÃỶỀ Ả 71
SP /1 [ - 75
3.2 Những thuận lợi và khó khăn, thách thức khi thông tin về van đề xâm nhập mặn.773.2.1 Những thuận lợi khi thông tin về vấn dé xâm nhập GN -.«- 77
3.2.2 Những khó khăn, thách thức khi thông tin về van dé xâm nhập mặn 79
3.3 Đề xuất kiến nghị đối với lãnh đạo các cap Ủy Đảng, Chính quyén 81
3.4 Đề xuất giải pháp với các Dai PT-TH trong khu vực - ‹ - 82Tiểu kết chương 3 ccccccceseccccesccccecscccceeecccceeecceeescccseueecceseesees 91KẾT LUẬN - 2-52-2221 221E21E211211211211212112111111211 11.111.111 Exerre.92
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 ©2+2EE£+EEE£EEESEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrrkrees 96
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
STT Chữ tắt Giải nghĩa1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long2 PT-TH Phát thanh truyền hình
3 NCKH Nghiên cứu khoa học
4 BĐKH Biến đỗi khí hậu
5 BĐCM Bán đảo Cà Mau
6 DTM Đồng Tháp Mười
7 TGLX Tứ giác Long Xuyên
8 TBNN Trung bình nhiều năm
9 XNM Xâm nhập mặn
10 THVL Truyén hinh Vinh Long11 THKG Truyén hinh Kién Giang12 THBT Truyén hinh Bén Tre
Trang 8DANH MỤC BANGBảng 2.1: Các nguyên nhân gây XNM được phản ánh trên sóng TH 3 tỉnh Bến Tre,Kiên Giang, Vinh Long trong diện khảo sát cà cài cà cà cà ceco£]
Bảng 2.2: Lượng tin và phóng sự liên quan đến XNM trên sóng 3 Đài PT-TH VĩnhLong, Kiên Giang, Bến Tre trong thời gian khảo sát ee ces ces coe cee cee vee eee 47
Trang 9Biểu do 2.3: Biéu do tỷ lệ thông tin chỉ đạo về XNM trên sóng truyền hình 3 đài Bến
Tre, Kiên Giang, Vinh Long trong điện khảO SóÍ se secseeeseesessesse 39
Biểu đô 2.4: Biểu do so sánh tỷ lệ tác phẩm thông tin về nguyên nhân gây XNM trênsóng TH 3 tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Vinh Long trong diện khảo sát - 40
Biểu đô 2.5: Biểu đô các nội dung thông tin trên sóng đài THVL, THBT, THKGtrong thời gian KhảO SỐÍ cv TH ng kg rưy 46
Biểu đô 2.6: Biểu đô tỷ lệ tin nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 trên sóng 3 Đài PT-TH Bến
Tre, Kiên Giang, Vinh Long trong thời gian khảO Sóf - «<< c<<c<sc+se+se 49Biểu do 2.7: Biểu đồ tỷ lệ phóng sự nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 trên sóng 3 Đài PT-
TH Vinh Long, Bên Tre, Kiên Giang trong thời gian khảo sát «~ 50
Biểu đô 2.8: Biéu đô thong kê số lượng phóng sự trong diện khảo sát theo đánh giá//187.0.880000nn0n0n8n88 8 54
Biểu đô 2.9: Biểu đồ đánh giá lời bình của các tác phẩm liên quan XNM trên sóng
TH 3 tinh Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh LOI ccScSxkES+skEssikssksreeske 69
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Độ mặn khu vực ĐBSCL trong tháng 3/2020 23
Hình 2.1: Hình phỏng vấn cắt từ chương trình Nông nghiệp bên vững: Giải pháp
giúp cây ăn trai thích ứng hạn mặn phát sóng ngày 16/3/2020 9
Hình 2.2: Chuỗi hình ảnh về nhân vật trả lời phỏng vantrong chương trình Nông
nghiệp bên vững: Giải pháp giúp cây ăn trái thích ứng hạn mặn phát sóng ngày
J727/20/20500n0Ẽ0585858 59
Hình 2.3: Hình anh cắt từ chương trình Tài nguyên và môi trường (28/4/2020) trên
2/00/87 {enẺnẦẦ 60Hình 2.4: Những hình ảnh chọn lọc dat giá được sử dụng làm trailer cho chương
trình Nông nghiệp bên vững phát sóng ngày 15/6/2020 chủ dé Giải pháp cho vườncây trong hạn mặn trên THVL - «+ s + +x E383 E91 E91 E111 1v vn rry 61
Hình 2.5: Hình cắt trong chương trình Tạp chí Nông nghiệp nông thôn (05/6/2020)
trên sóng THÍK( - cv KT TH TH HT HH ng 62Hình 2.6: Hình cắt từ chương trình Nông nghiệp bên vững kỳ 188 chủ đê Đối diện
hạn mặn phát trên sóng THVL ngày 10/2/2020 52-5555 ‡++s£++sc+sexssexsss+ 64
Hình 2.7: Hình ảnh cắt từ chương trình Ban nhà nông phát trên sóng THVL ngày10/2/2020 với chủ dé Bảo vệ vườn cây ăn trái qua mùa hạn mHẶH -‹‹ 65
Trang 11Khu vực này đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng và
70% các loại trái cây của cả nước Sản lượng gạo xuất khâu chiếm 95% và sảnlượng thủy sản xuất khẩu chiếm 60%
Nhưng sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL đã và đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi tình trạng xâm nhập mặn Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn ở mức báo
động trong những năm gan đây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân sinh; sản xuấtnông nghiệp (thời vụ, diện tích, năng suất và sản lượng); nuôi trồng thủy sản và cáchoạt động kinh tế - xã hội khác Trong nhiều năm qua, diễn bién xâm nhập mặn ởĐBSCL phức tạp, bất thường, năm sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm
Những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL đã từng đượcđánh giá nặng nề nhất trong 100 năm [3, tr 39.] Nhưng độ mặn trên hệ thống sôngrạch tại Nam Bộ hồi tháng 3 năm 2020 vừa qua đã lại phá vỡ mức kỷ lục năm 2016 -cảnh báo rủi ro thiên tai ở mức 2 (Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc
gia) Và các dự báo đều cho thấy tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong tương lai
sẽ ngay càng nghiêm trong.
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống xâm nhập mặn Truyền thông đạichúng, đặc biệt là báo chí có vai trò quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền vềchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là kênh thông tin nhanh chóng, cậpnhật những diễn biến và biéu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu, về tình hình xâm nhập
mặn; giúp người dân nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu với đời sống của con người, nhất là
đôi với các nước đang phát triên, và đặc biệt là truyên thông vê cách thức ngăn
Trang 12chặn, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, của xâm nhập mặn đối với xãhội Với chức năng thông tin và giáo dục, báo chí lên tiếng cảnh báo dé các ngành,
các cấp và người dân có can thiệp sớm và kịp thời dé biến đối khí hậu, xâm nhậpmặn không làm đảo ngược tiến trình phát triển và hủy hoại điều kiện sống của các
thế hệ hôm nay và mai sau Với vai trò phản biện xã hội, báo chí giúp các nhà hoạch
định chính sách sớm có những quyết sách phù hợp đối với vấn đề này
Tuy nhiên, truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó có vấn đề về xâmnhập mặn là một chủ dé đòi hỏi nhà báo phải có những kiến thức và kỹ năng phihợp Việc nghiên cứu đề tài này là cơ sở để các cơ quan báo chí nói chung, cácĐài PT-TH trong khu vực nói riêng nhìn nhận những thành công và hạn chế khi
thực hiện các tác phâm, chương trình truyền hình về chủ đề xâm nhập mặn Từ
đó định hướng tốt công tác truyền thông, nhằm nâng cao chất lượng tuyên
truyền; phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, góp phan thúc đây tiến trình phát
triển kinh tế xã hội ở địa phương nói riêng, các tỉnh trong khu vực và cả nướcnói chung.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tác giả chọn đề tài “Vấn đề xâm nhập mặn
Đồng bằng Sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương” làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp cao học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Vấn đề xâm nhập mặn Đồngbằng Sông Cửu Long trên sóng truyến hình địa phương”, tác giả đã có cơ hộitiếp cận nhiều công trình nghiên cứu về van dé BDKH tại Việt Nam nói chung vatại ĐBSCL nói riêng Nhưng thực tế, những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đềBĐKH được phản ánh trên các loại hình báo chí có số lượng không nhiều Và đếnnay, cũng chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào về vấn đề xâm nhập mặn trêncác loại hình báo chí Trong số những tài liệu đã nghiên cứu, tác giả chú ý đến cáccông trình sau:
Luận văn Thạc sĩ “Truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ truyền thông về vấn đề
biến đổi khí hậu hiện nay”, Nguyễn Thị Thanh Thảo (2015), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền Luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về vấn đề
Trang 13BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB; làm rõ thực trạng truyền thông về vấn đềBĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB với những thành công và hạn chế nhất định.Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung, hình thức truyền thôngứng phó với BĐKH cho các nhà Đài;
Luận văn Thạc sĩ “Tuyên truyền về biến đổi khí hậu của các đài truyền thanh
cấp huyện ở Cà Mau hiện nay”, Lê Kim Hậu (2015), Học viện Báo chí và Tuyêntruyền Tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu về lý luận báo chí phát thanh,
truyền thanh; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản báo cáo khoahọc về BĐKH ở Cà Mau Thông qua quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá các
thành công và hạn chế của hoạt động tuyên truyền về BĐKH của các Đài TTCH ởtỉnh Cà Mau trong năm 2014 và lấy ý kiến công chúng nghe đài về hiệu quả truyêntruyền BĐKH, tác giả đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền
về BDKH của các Đài TTCH tỉnh Cà Mau;
Luận văn Thạc sĩ “Đổi mới nội dung và hình thức truyền thông về Biến đổi khí
hậu trên kênh VTC16 hiện nay” Trần Thị Thùy Dương (2016), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền Tác giả Trần Thị Thùy Dương đã tiến hành khảo sát và đánh giá nội
dung cũng như hình thức truyền thông về BĐKH trong chương trình thời sự 18h,
chương trình Nông thôn chuyển động và chương trình chuyên đề Nông thôn vớiBiến đổi khí hậu trên kênh VTC16 Dựa trên kết quả đánh giá, tác giả nêu giải phápnâng cao chất lượng thông tin truyền thông về BDKH trên kênh Truyền hình Nông
nghiệp - Nông thôn;
Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề chất lượng thông tin về biến đổi khí hậu của VTVI Dai Tì ruyen hình Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Lê Vân (2016), Học viện Báo chí và
-Tuyên truyền Tác giả luận văn tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng thông tinvề BĐKH trong chương trình thời sự 19h và chương trình chuyên dé trên kênhVTVI về cả nội dung và hình thức Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, tácgiả so sánh với kết quả của các cuộc nghiên cứu về BĐKH khác và đưa ra cáckhuyên nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin về BĐKH trên sóng VTVI;
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Dai học Quốc gia Hà Nội “Báo chí với van dé
biến đổi khí hậu ở Việt Nam” do PGS.TS Dinh Văn Hường làm Chủ nhiệm
Trang 14PGS.TS đã cùng các cộng sự thực hiện nghiên cứu dé tài từ năm 2015 đến năm2017 Đề tài bước đầu đã hệ thống hóa các khái niệm khí hậu,biến đổi khíhậu (BĐKH), biểu hiện và tác động của BĐKH; nêu rõ quan điểm chỉ đạo của
Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về BĐKH; nghiên cứu, phân tích bối cảnh
BĐKH và nhận định rang BĐKH đã, dang và sẽ diễn ra trên thế giới và Việt Namvới tốc độ nhanh, phức tạp, khó lường Đề tài đã xuất bản cuốn sách Báo chí vớivấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam (2017);
Dé tài “Báo in của Bộ Tài nguyên và Môi trường với vấn dé biến đổi khí hậu
hiện nay” được nhóm tác giả Quánh Thị Hà và Nguyễn Thị Thoa (2016) thực hiện
trên cơ sở đánh giá công tác thông tin tuyên truyền của báo in Bộ TN&MT về vanđề BDKH tại Việt Nam Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuấtgiải pháp nham góp phan nâng cao chất lượng thông tin về van đề BDKH của báo
1n Bộ TN&MT;
Tổng luận “Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác
động và các giải pháp ứng phó ”, nhóm tác giả (2016), Cục Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ Tổng luận trình bày khá cụ thé
các nội dung như tổng quan về xâm nhập mặn, thực trạng xâm nhập mặn và các giải
pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại ĐBSCL;
Đề tài “Thông tin về hậu quả của biến doi khí hậu trên báo điện tử Việt Nam”,nhóm tác giả: Lê Huy Phúc(2017), Đại học Quốc gia Hà Nội Mục đích nghiên cứu
của đề tài là khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thông tin trên các báo điện tửViệt Nam về hậu quả của biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay Từ đó, nhóm tác giả
đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo điện tửtrong công tác truyềnthông về BĐKH;
Luận văn Thạc sĩ “Báo chí Trung bộ với van dé biến đồi khí hậu hiện nay”, LêVân Trúc Ly (2017), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc giaHà Nội Thông qua công trình nghiên cứu của mình, tác giả Trúc Ly đã đánh giá
hiệu quả truyền thông về biến đổi khí hậu trên báo chí khu vực Trung bộ Trên cơ
sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin
và truyén thông vê vân dé nay.
10
Trang 15Luận văn “Báo in với vấn dé biến đổi khí hậu ở ĐBSCL”, Nguyễn Văn Thịnh(2020), Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DH Quốc gia Hà Nội.Thông qua việc khảo sát báo in Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Khởi, tác giả đã có
những đánh giá sát thực và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc báo in phảnảnh về biến đổi khí hậu ở khu vực BĐSCL Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải
pháp phù hợp dé nâng tao hiệu quả truyền thông trên báo in về biến đổi khí hậu
Luận án Tiến sĩ “Các Tỉnh, Thành ủy ở Đông bằng Sông Cửu Long lãnh đạo
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay”, Bùi Văn De (2019), Học Viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Trong nội dung nghiên cứu của mình, tác giả đã
khái quát về thực tế lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL của các tỉnh,thành ủy TPHCM Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân Quantrọng nhất là luận văn đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao dé tăng cường sự
lãnh đạo ứng phó đối với biến đổi khí hậu đến năm 2030
Việc nghiên cứu về biến đồi khí hậu trên báo chi trong một vài năm gần đây đã
được chú trọng hon Nhưng thực tế chưa có nghiên cứu chuyên sâu về van đề xâm
nhập mặn trêm báo chí nói chung và van đề xâm nhập mặn trên sóng truyền hìnhnói riêng Trong khi đó, xâm nhập mặn đang là vấn đề biến đổi khí hậu nhức nhốinhất tại ĐBSCL trong nhiều năm trở lại đây Các Đài PT-TH địa phương lại là kênhthông tin, truyền thông hiệu quả nhất về vấn đề này Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Van đề xâm nhập mặn Đồng bằng Sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa
phương”là cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa các van đề lý luận liên quan đến dé tài, luận văn khảo
sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về xâm nhập mặn tại khu vựcĐBSCL trên sóng truyền hình 3 tỉnh gồm Vĩnh Long; Kiên Giang; Bến Tre, luậnvăn chỉ ra những thành công và hạn chế của các chương trình truyền hình, từ đó, tácgiả đề tài sẽ đề xuất giải pháp nhằm giúp các Đài truyền hình nói trên nâng cao chất
lượng chương trình truyền hình về đề tài xâm nhập mặn
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn phải thực hiện một sé
nhiém vu sau:
11
Trang 16- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài để xây dựng khung lý thuyếttriển khai nghiên cứu vấn đề xâm nhập mặn tại ĐBSCL;
- Hệ thống các quan điểm lớn của Đảng, Nhà nước về vấn đề BĐKH nói chungvà xâm nhập mặn nói riêng tại ĐBSCL;
- Phân tích vai trò của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng với việc
phòng, chống va ứng phó với BĐKH và xâm nhập mặn;
- Khảo sát thông tin về van dé xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL trên sóng truyềnhình địa phương trên các bình diện về nội dung và hình thức thê hiện;
- Đánh giá thành công và hạn chế của các Đài PT-TH khu vực ĐBSCL trong
việc truyền thông về van đề xâm nhập mặn;
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò củatruyền hình; nâng cao hiệu quả truyền thông trên truyền hình về nội dung phòng,
chống và ứng phó với xâm nhập mặn tại ĐBSCL.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là van đề xâm nhập mặn trên sóng truyền
hình tại khu vực DBCSL.4.2 Pham vi nghién cứu
Luận văn xác định rõ phạm vi nghiên cứu cua đề tài là các tác phẩm tin, phóng
sự, chương trình chuyên đề phát sóng trên các Đài PT-TH Vĩnh Long, Đài PT-TH
Kiên Giang, Đài PT-TH Bến Tre Đây là 3 trong 12 tỉnh thành thuộc khu vựcĐBSCL bị ảnh hưởng lớn nhất bởi xâm nhập mặn từ năm 2015 -2016 đến nay Đây
cũng là 3 địa phương đặc trưng cho các vùng sinh thái dang bị tác động bởi biến đổi
khí hậu nói chung, bởi xâm nhập mặn nói riêng tại ĐBSCL Vì vậy, 3 Đài PT-TH
này mang tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu
Về giới hạn thời gian, đề tài này tập trung nghiên cứu những nỗ lực trong việctuyên truyền ứng phó xâm nhập mặn trên sóng truyền hình của Đài PT-TH VĩnhLong, Đài PT-TH Kiên Giang, Đài PT-TH Bến Tre từ tháng 1 năm 2020 đến tháng6 năm 2020.
12
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nguồntư liệu, văn bản, công trình nghiên cứu khoa học đã công bồ có liên quan đến vấn đề
xâm nhập mặn tại ĐBSCL;
- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí nói chung vàtruyền hình nói riêng trong việc truyền thông về biến đồi khí hậu và xâm nhập mặn;
- Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về ứng
phó với xâm nhập mặn và trách nhiệm của báo chí;
- Nghiên cứu các tin, phóng sự, chương trình chuyên đề trên sóng truyền hình
khu vực ĐBSCL trong thời gian nghiên cứu;
- Tham khảo một số sách báo, tạp chí, bài viết chuyên sâu trên internet, đề tàinghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
5.2 Phương pháp khảo sát thực tế
Đề tài khảo sát thực tế quy trình sản xuất các Tin, Phóng sự, Chương trìnhchuyên đề phát sóng trên các Đài PT-TH tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giangtháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020 về vấn đề xâm nhập mặn tại ĐBSCL, tạo
cơ sở cho việc đánh giá thành công và hạn chế của việc truyền thông về vấn đề xâm
nhập mặn trên sóng truyền hình địa phương.5.3 Phương pháp phỏng vẫn sâu
Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu các lãnh đạo Đài PT-TH; các nhà báo; cácchuyên gia trong lĩnh vực môi trường, nông nghiệp và khán giả xem truyền hình dé
đánh giá chất lượng nội dung và hình thức các tác phẩm, chương trình truyền hìnhvề đề tài xâm nhập mặn tại ĐBSCL trên sóng truyền hình địa phương Đồng thời,
các ý kiến đề xuất của nhóm đối tượng phỏng vấn cũng là cơ sở để tác giả đưa racác ý kiến đóng góp, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm, chương trìnhchuyên đề trên sóng truyền hình các tỉnh ĐBSCL
13
Trang 185.4 Phương pháp phán tích nội dung
Phương pháp phân tích nội dung các tin, phóng sự, chương trình chuyên đề (sauđây xin gọi chung là các tác phâm truyền hình) phát sóng trên các Đài PT-TH tinhBến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang tháng 1/2020 đến tháng 6/2020 về van đề xâmnhập mặn tại ĐBSCL, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả tác động đối vớiviệc phòng chống và ứng phó với xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL Tác giả phânloại nội dung về xâm nhập mặn của các tác phẩm truyền hình trong diện khảo sátthành 3 nhóm.
Nhóm I: Các tác phẩm truyền hình có nhac đến cum từ “xâm nhập mặn” (cụmtừ xâm nhập mặn chỉ được nhắc đến thoáng qua, nội dung xâm nhập mặn được nhắc
đến không quá 10 giây)
Nhóm 2: Các tác phẩm truyền hình có nội dung tập trung phản ánh vấn đề xâm
nhập mặn (nội dung xuyên suốt của tác phẩm đề cập trực tiếp đến xâm nhập mặn
như: dự báo độ mặn, tình hình hạn mặn).
Nhóm 3: Các tác phâm truyền hình có nội dung phản ánh các vấn đề liên quan
đến xâm nhập mặn (Ví dụ như: giải pháp ứng phó hạn mặn; tình người trong hạnmặn; khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất nuôi trồng: )
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu thực trạng của công tác truyền thông vềxâm nhập mặn trên các Đài PT-TH khu vực ĐBSCL Thông qua việc vận dụngnhững lý luận về báo chí, truyền hình, luận văn giải quyết một van dé cụ thé trongthực tiễn, đó là nâng cao chất lượng các tác phẩm tin, phóng sự, chương trình
chuyên đề truyền hình về BĐKH nói chung và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL nói
riêng.
Đề tài góp phần làm rõ vai trò của truyền hình trong công cuộc phòng, chống vàứng phó với BĐKH và xâm nhập mặn và cũng chỉ ra rằng: “Truyền hình không chỉcó nhiệm vụ cung cấp thông tin về xâm nhập mặn; tuyên truyền về chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, quan điêm chỉ đạo của các câp chính quyên vê xâm
14
Trang 19nhập mặn ma con phổ cập kiến thức và định hướng cho người dân biết cách ứngphó hiệu quả với BĐKH và xâm nhập mặn Từ đó, truyền hình góp phan hạn chếnhững hậu quả nặng nề do xâm nhập mặn gây ra như: di dân tự do; mất an ninhlương thực; gia tăng tệ nan xã hội , cũng là góp phần vào công cuộc làm cho Dan
giàu, nước mạnh”.
Bản thân tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu của đề tài ít nhiều sẽ có những
đóng góp, bổ sung nhất định cho lý luận báo chí truyền hình về công tác sản xuấtcác tác phẩm tin, phóng sự, chương trình chuyên đề truyền hình về BĐKH nóichung và xâm nhập mặn nói riêng — một van đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL Điều này đặc biệt quan trọng trong bối
cảnh các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thíchung với biến đổi khí hậu cần nhận được sự đồng thuận của xã hội, cần có kênhthông tin phản biện chính xác, kịp thời và đề xuất những giải pháp nhằm hiện thực
hóa các mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra
6.3 Ý nghĩa thực tiễn
Mục tiêu của đề tài là góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm tin, phóng sự,chương trình chuyên đề về BDKH và xâm nhập mặn; giúp các Đài PT-TH trongkhu vực ĐBSCL nhận ra những ưu điểm, khắc phục hạn chế, giữ vững vai trò làkênh thông tin quan trọngcủa Đảng, Chính phủ, Nhà nước trong vấn đề phòng,
chống, ứng phó và thích ứng với BĐKH và xâm nhập mặn
Đề tài nghiên cứu cũng góp phan tìm ra những phương thức sản xuất các tin, phóngsự, chương trình chuyên đề truyền hình hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện nhân lực,tài chính, trang thiết bị của các Đài PT-TH địa phương
Luận văn giúp cho bản thân tác giả cũng như cơ quan đang công tác có cái nhìnkhoa học, toàn diện hơn trong việc hoạch định, đôi mới cách thức thực hiện tin, phóng
sự, chương trình chuyên đề trên sóng truyền hình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
thông tin của khán giả.
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá nghiêm túc việc truyềnthông về xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL, để các cơ quan chức năng chú trọng
15
Trang 20hơn việc tuyên truyền, định hướng người dân thực hiện các hoạt động và giải pháp
ứng phó với xâm nhập mặn hiệu quả.
Sau khi hoàn thành, đề tài cũng là một tài liệu tham khảo cho các bạn đồng
nghiệp, áp dụng vào thực tiễn khi sản xuất các tác phẩm tin, phóng sự, chương trình
chuyên đề truyền hình về vấn đề xâm nhập mặn trên cả nước nói chung và tại
ĐBSCL nói riêng.7 Cau trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm các phan:
- Phần mở đầu- Nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng tin, phóng sự ngăn,chuyên đề truyền hình về xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Chương 2: Thực trạng chất lượng tin, phóng sự ngắn, chương trình chuyên đề
truyền hình về xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Chương 3: Van dé đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng tin, phóng sự ngắn,chương trình chuyên đề truyền hình về xâm nhập mặn ở ĐBSCL
- Phần kết luận- Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
16
Trang 21Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC NÂNG CAO CHAT LƯỢNG TIN,PHONG SỰ NGAN, CHUYÊN DE TRUYEN HÌNH VE XÂM NHẬP MAN Ở
ĐBSCL1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- Báo chíTheo Từ điển Tiếng Việt: “Báo chí là cách gọi tắt của các loại hình báo chí như:
báo viết, báo hình, báo nói, báo ảnh, các bản tin, ”
Theo Điều 3 Luật Báo chí 2016: “Báo chí là sản pham thông tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bang chữ viết, hình anh, âm thanh, được sang
tao, xuất ban định ky và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua
các loại hình bao in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự
kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh
chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đờisông thực tiễn [6, tr.64]
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả xin đưa ra quan điểm của mình về báo
chí như sau: Báo chi là phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải thông tin về
các sự kiện, vấn đê trong đời sống xã hội một cách khách quan, chân thực; thể hiệnbằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh; được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành,truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo
hình, báo điện tử nhằm tích cực hóa đời sống.
Ké từ khi ra đời vào cuối thé ky XIX dau thế kỷ XX cho đến nay, truyền hình đãtrở thành một phương tiện nghe - nhìn phổ biến hàng đầu trên khắp thế giới, trongđó có Việt Nam Thậm chí, xem truyền hình đã trở thành nhu cầu giải trí, thông tinthiết yếu của người dân
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng HyLạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thay được”,tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là
xem được ở xa” [33,tr 8].
17
Trang 22Trong cuốn “Phóng sự truyền hình”, các tác giả Brigitte Besse va Didier
Desormeaux đưa ra định nghĩa: “Truyền hình đó là hình ảnh, trước hết là hình ảnh
Đó là thế mạnh của nó và cũng là cái thu hút những lời phê phán tệ hại nhất (phêphán nó hời hợt) Thế nhưng nếu không có hình ảnh, truyền hình liệu sẽ trở thành
một cái gì khác, không còn là truyền hình nữa Làm thông tin ở truyền hình là cho
xem.Truyền hình là lời nói: Truyền hình, đó cũng là lời nói, những từ ngữ, một nộidung Làm thông tin trên truyền hình cũng là nói Và nói tức là mô tả bằng cách trảlời những câu hỏi: Ai? Khi nao? Ở đâu? Cái gì? Tại sao?” [44, tr 67-68]
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, tác giả Tạ Ngọc Tan đưa ra cái nhìn bao
quát, mạch lạc và rõ rang hon về khái niệm truyền hình: “Truyền hình là một loại
hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyên tải nội dung thông tin bằng hình
ảnh động và âm thanh Thực chất cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh.
Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về mộtphương thức truyền thông cũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện
phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích
ứng nhanh chóng với đặc trưng kỹ thuật riêng của mình” [28, tr 27].
Có thê thấy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về truyền hình được các tác giả
trong nước và quốc tế đưa ra Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu đó, tác giả luận
văn có quan điểm riêng của mình về khái niệm truyền hình như sau: Truyền hình làmột loại hình báo chí chuyển tải nội dung thông tin bằng hình ảnh (hình ảnh động,
hình ảnh tĩnh, đồ họa, bảng biểu ) và âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động, âm
nhạc, lời bình) Các yếu tô này tác động đồng thời vào hai giác quan của côngchúng là thính giác và thị giác Nhờ thé, công chúng có thé nhận thức rõ ràng,
chính xác, sinh động, khách quan hơn về các vấn dé và sự kiện trong cuộc sống.
Truyền hình là một loại hình thông tin đại chúng truyền tải thông tin bằng sự kếthợp hài hòa giữa hình ảnh động và âm thanh, tạo ra khả năng chuyển tải các nội
dung thông tin vô cùng phong phú, hấp dẫn và có hiệu quả bằng phương tiện truyềnthông truyền hình [26, tr 39]
Báo truyền hình có những đặc trưng như:Tỉnh thời sự: Là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hiện đạinhất, truyền hình có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn các loại
18
Trang 23hình báo chí khác Sự kiện có thê được truyền hình phản ánh ngay khi đang diễn rathông qua cau truyền hình hoặc truyền hình trực tiếp.
Độ tin cậy và chính xác cao: Truyền hình sử dụng cả ngôn ngữ hình ảnh và âm
thanh dé “lột tả” hiện thực Một tác phẩm truyền hình khi đã phát sóng cũng khó
“thu hồi”, đính chính hay sửa chữa Vì thế, tác phẩm truyền hình luôn phải trải qua
quá trình kiểm duyệt khắt khe Và báo truyền hình được đánh giá là loại hình báochí có độ tin cậy cao nhất
Tính phổ cập: Với sự phát triển của công nghệ truyền dẫn phát sóng, truyền hình
ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng, phục vụ được đối tượng khán giả đa dạng ở
khắp trong và ngoài nước Truyền hình có thé thâm nhập đến bat kỳ vùng miền hayngõ ngách nào Phạm vi tác động rộng rãi của truyền hình không chỉ thể hiện trênphương diện kỹ thuật mà còn thé hiện ở đặc tính nội dung ngôn ngữ Bat kỳ một
người nào ở những hệ thống ngôn ngữ khác nhau khi xem hình ảnh truyền hình đều
có thé hiểu dù ít hay nhiều nội dung tác phẩm [10, tr 17]
Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh: Các tác phâm truyền
hình tác động đến người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh, lời bình, đôi khi có cảchữ viết Hình ảnh với khả năng phản ánh hiện thực sông động, chi tiết, chính xác,chân thực là lợi thế lớn nhất của truyền hình Đây là lý do báo truyền hình luônđược đánh giá cao về tính chính xác và độ tin cậy cũng như khả năng tác động đếnnhận thức và hành động của khan giả.
Kha năng tác động dư luận xã hội mạnh mé và trở thành diễn đàn của nhân
dan: Trong những năm gan đây, các Đài truyền hình và Dai PT - TH đã chú trọngviệc tạo ra kênh phân phối mới để tiếp cận khá giả chủ động và nhanh chóng hơn
Và phát triển nội dung số, phân phối nội dung trên môi trường internet đang trởthành xu hướng của truyền hình hiện đại Việc này giúp công chúng tiếp cận với cáctác pham, chương trình truyền hình mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn thời gian vakhông gian Tính tương tác trên các nội dung được đăng tải trên Facebook, Zalo,
YouTube, ứng dụng giúp truyền hình ngày càng đến gần hơn với khán giả Số hóa
nội dung giúp truyền hình tăng khả năng tương tác với khán giả
19
Trang 24Khả năng thuyết phục công chúng: Với tất cả những đặc trưng như tính thời sựcao; truyền tải thông tin bang nhiều ngôn ngữ; khả năng tác động mạnh mé truyénhình rõ ràng có khả năng thuyết phục công chúng cao hơn các loại hình báo chí
khác.
Từ những đặc trưng trên có thé thấy truyền hình có lợi thé hơn han so với các
loại hình báo chí khác trong việc cung cấp thông tin nói chung và các thông tin liênquan đến van dé BĐKH hay xâm nhập mặn nói riêng
- Xâm nhập mặn:
Theo định nghĩa được đưa ra bởi Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn
với nồng độ mặn băng 4%o xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nướcbiển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt
Xâm nhập mặn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, và cũng cókhông ít yếu tổ ảnh hưởng đến xâm nhập mặn như: Sự dịch chuyên bề mặt phân
cách giữa vùng nước ngọt và vùng nước mặn; biến đôi khí hậu (dẫn đến những biến
đôi về lượng mưa, nhiệt độ, lượng nước bốc hơi, độ âm của đất ); các hoạt động
thay đổi mục đích sử dụng quỹ đất, quan lý đất; xâm nhập mặn từ biển vào các sông
tiếp giáp cửa biển vào mùa khô; địa hình khu vực
- Công cụ:Theo Từ điển Tiếng Việt, “công cụ là cái được dùng dé tiến hành một việc nao đó,
hoặc để đạt đến một mục đích nào đó” Trong lĩnh vực báo chí, công cụ truyền thông
(communication tool) là những cách thức cụ thé được sử dụng truyền tai thông điệp từchủ thé đến đối tượng nhận thông điệp nhằm thực hiện mục tiêu truyền thông Trong
phạm vi đề tài nghiên cứu, các tác phẩm, chương trình truyền hình được coi là công cụdé người lam báo phan ánh các vấn đề liên quan đến xâm nhập mặn; thực hiện chứcnăng tuyên truyền chủ trương, đường lối liên quan đến xâm nhập mặn cũng như chứcnăng phản biện xã hội hay giáo dục về xâm nhập mặn Và đối với một tác phẩm haychương trình truyền hình, công cụ ở đây chính là hệ thống các thé loại; các yếu tố cấuthành lên một tác phẩm truyền hình (hình ảnh; âm thanh; lời bình; âm nhạc; đồ họa 2)
- Tiêu chí đánh giá:
20
Trang 25Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ dé nhận biết, xếp loại một sự vật, mộtkhái niệm Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị Vậy tiêu chí đánh giá là những dấuhiệu, tính chất được sử dụng làm căn cứ để xếp loại hoặc nhận định giá trị của một sự
vật, sự việc, khái niệm.
Trong phạm vi đề tài, tác giả đã phải sử dụng những tiêu chí đánh giá một tácphẩm, chương trình truyền hình chất lượng dé đánh giá và xếp loại theo mức độ hiệuquả trong truyền thông về xâm nhập mặn Dé từ đó, tác giả rút ra kết luận về thànhcông, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về xâm nhập mặn trên sóngtruyền hình địa phương
Đối với nội dung, tiêu chí gồm:
e Nội dung tập trung phản ánh một đề tài cụ thé, không lan man, gần gũi với
công chúng xem truyền hình
e Nội dung phản ánh về xâm nhập mặn cần toàn diện trên nhiều khía cạnh:
thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ và các cấp chínhquyền
e _ Nội dung các tác phâm làm về xâm nhập mặn phải có ý nghĩa xã hội sâu sắc,
góp phần vào việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của xâm nhập mặn đến đờisống nhân dân
Đối với hình thức thé hiện, tiêu chí gồm:
e Tac giả lựa chọn đúng thé loại dé thể hiện nội dung một cách trọn vẹn và
hiệu quả nhất
e Hình ảnh trong các phẩm phải lột tả được bản chất sự việc; cấu hình đầy đủ
và logic; góc máy dep và phong phú; các loại hình ảnh, cỡ cảnh và các loạihình ảnh được sử dụng đa dạng, phù hợp trong từng trường hợp.
e Âm thanh trong các tác phẩm làm về xâm nhập mặn cần được sử dụng hài
hòa từ lời bình, tiếng hiện trường, âm nhạc, dẫn hiện trường
1.2 ĐBSCL và thực trạng vấn đề ngập mặn trong những năm qua
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất thế giới Sông có diện tích
lưu vực 795.000 km2 và tổng lượng dòng chảy khoảng 507 km3/năm Trong đó, chiều
21
Trang 26dai sông chính năm trong lãnh thổ Việt Nam là 230 km Vào địa phận nước ta, sôngMê Kông còn được gọi là sông Cửu Long.
Từ hạ lưu Phnôm Pênh (thủ đô Campuchia) đến biển là vùng châu thổ sông Mê
Kông ĐBSCL là phần cuối giáp biển của đồng bằng châu thé sông Mê Kông, phía
Tây Nam là vịnh Thái Lan; phía Nam và Đông Nam là biển Đông; phía Đông Bắclà sông Vàm Cỏ Tây và phía Bắc là Campuchia Tổng diện tích ĐBCSL là 4 triệuha và bao gồm địa phận của 13 tỉnh, thành gồm: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, CaMau và TP Cần Thơ
ĐBSCL sở hữu một hệ thong các kênh rạch tự nhiên và nhân tao dày đặc, với
gần 40 sông kênh rạch liên tỉnh và gần 100 sông, kênh rạch nội tỉnh như: sông Tiền;sông Hậu, sông Vàm Cỏ; sông Sở Thượng: sông Sở Hạ; sông Thốt Nốt, sông Ô
Môn; sông Tà Keo, sông Châu Đốc; sông Gành Hào; sông Cái Lớn, Cái Bé; kênhVĩnh An; kênh Mường Kha; rạch Ông Chuong; rach Cai Tau Thượng Hệ thongkênh, rạch nay có vai trò vô cùng quan trong trong việc tiêu thoát lũ, thau chua rửa
mặn, bổ sung nguồn nước cho vùng DTM, sông Vàm Cỏ, TGLX va Bán dao Ca
Mau (BDCM) [32, tr 23].
Dòng chảy sông Mê Kông được cung cấp bởi hai nguồn chính là tuyết tan ởthượng lưu (chiếm 18%) và mua ở hạ lưu (chiếm 82%) Diện tích dòng chảythượng lưu là 25%, khá én định Diện tích dòng chảy hạ lưu là 75%, có sự biếnđộng nhiều hơn do lượng mưa biến đổi lớn theo từng mùa và từng năm Chế độ
thủy văn ở ĐBSCL chịu tác động trực tiếp của các yếu tố như: dòng chảy thượngnguồn, chế độ triều biển Đông, một phần của triều biển Tây và chế độ mưa trên
toàn đồng bằng
Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL đã lên đến mứccảnh báo thiên tai Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), từ cuối năm 2015, ElNino đã làm nền nhiệt độ nước ta tăng cao, mùa mưa đến muộn và ngắn, lượng mưathiếu hụt dẫn đến hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL Đây là đợt El Nino cườngđộ mạnh và kéo dài nhất trong lịch sử làm xuất hiện nhiều mức kỷ lục về nang
nóng Dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất
22
Trang 27trong vòng 90 năm Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đã làm vụ Mùa và Thu Đôngnăm 2015 có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó khoảng50.000 ha thiệt hại nặng Vụ Đông Xuân 2015-2016, có 104.000 ha lúa bị ảnhhưởng nặng đến năng suất.
EI Nino lịch sử bắt đầu từ cuối năm 2014 tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2016
làm mặn tiếp tục xâm nhập ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng của thủy triều từ biểnĐông và biển Tây Vào mùa cạn, lưu lượng nước ở thượng lưu đồ về giảm, thủytriều ảnh hưởng lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch nội đồng, dẫn theo nước mặnxâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng Tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp
sau hạn mặn 2016 ước tính khoảng 4.678 tỷ đồng, trong đó lúa thiệt hại 232,95 ha;
hoa mau va rau màu thiệt hại 6.561 ha; cây ăn quả va cây công nghiệp bị thiệt hai
10.831 ha Có khoảng 226.605 hộ dân trong vùng bị thiếu nước sinh hoạt Hạn mặn
năm 2016 được đánh giá là gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm
Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, dòng chảy trên sông Mê Kông về ĐBSCL
trong tháng 3/2020 ở mức thiếu hụt so với TBNN và năm 2016 từ 5-20% Mực
nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, kha năng bổ sung nước cho ĐBSCLkhông nhiều Tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và gay gắt
Đồng bằng sông Cửu Long
XÂM NHẬP MẶN DIỄN RA GAY GẮT TRONG THÁNG 3
MỨC ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI - = 40 50 60 70 80 90 100 110120 130 km
Cấp độ 3|
Su GIÁ CD SSEBRRRRBNRR
Chiễu sâu Chiêu säu
ranh mặn Ig/l ranh mặn 4q/l
Trang 28Hình 1.1: Độ mặn khu vực ĐBSCL trong tháng 3/2020
Nguồn Thông tấn xã Việt Nam
Mùa khô 2019-2020 xuất hiện sớm hơn so trung bình nhiều năm; thời gian hạn
mặn kéo dài gấp đôi so với mùa khô năm 2016 Tổng hợp sau kỳ hạn mặn năm2020, có hơn 66 ngàn ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó hơn
một nửa thiệt hại trên 70% Ảnh hưởng nước sinh hoạt khoảng 96.000 hộ Xâmnhập mặn đã ảnh hưởng trực tiếp đến 10/13 tỉnh vùng ĐBSCL Hạn mặn năm 2020khốc liệt chưa từng có với độ mặn vượt mức cao nhất cùng kỳ năm 2016 — phá vỡ
mức kỷ lục trong 100 năm ĐBSCL bước vào mức độ 2 về rủi ro thiên tai do xâmnhập mặn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn tại ĐBSCL Yếu tố đầu tiên làdòng chảy từ thượng lưu vào ĐBSCL Hai dòng thượng lưu quan trọng đến nguồn
nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòngchảy đến Kratie (đầu châu thé Mê Kông) Những năm mặn xâm nhập sâu vào tronghệ thống sông, kênh rạch nội đồng ở ĐBSCL là những năm lượng nước sông MêKông chảy vào ĐBSCL giảm đáng kể Dòng chảy sông Mê Kông chảy vào ĐBSCL
thường nhỏ nhất vào tháng 3 hay tháng 4, nên độ mặn lớn nhất cũng thường xuất
hiện vào giai đoạn này [17, tr.46].
Chế độ thủy triều cũng là yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ĐBSCL chịuảnh hưởng của thủy triều từ biển Đông và biển Tây xâm nhập vào với chế độ triềukhác nhau Trong quá trình xâm nhập vào trong hệ thống sông ngòi, kênh rạch,
dòng triều đồng thời cũng mang nước mặn từ biển vào Quá trình truyền mặn vàosông cũng theo nhịp điệu của quá trình truyền triều Do ảnh hưởng bởi các yếu tố
khí tượng, đặc biệt là gió Đông (gió chướng) trong tháng 2 - 3 nên mực nước đỉnh
triều và bình quân gia tăng đến 20 - 30 cm, dẫn tới độ mặn cũng gia tăng theo
Mưa và bốc hơi nội đồng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước mặt (dòng chảytrong sông ngòi, kênh, rạch, đồng ruộng và ao hồ ) Trong những năm lượng mưa
mùa khô đồi dào, nguồn sinh thủy lớn, lượng nước ngọt trong hệ thong kénh, rach
va đông ruộng lớn sẽ hạn chê mặn xâm nhập vao trong hệ thông kênh, rach nội
24
Trang 29động Còn lượng bốc hơi lớn sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tạo điều kiện thuậnlợi dé mặn xâm nhập vao trong nội đồng
Ngoài ra việc khai thác, sử dụng nước ngọt cho các nhu cầu sản xuất nôngnghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp, giao thông đường thủy cũng
ảnh hưởng đáng kề đến xâm nhập mặn, nhất là đối với các khu vực nội đồng.
Nước biển dâng cũng là yếu tố tác động đến quá trình xâm nhập mặn ở ĐBSCL.Địa hình toàn vùng ĐBSCL thấp và bằng phẳng khiến nước mặn càng dễ xâm nhậpvào đất liền Lại thêm BDKH làm thay đổi các yếu tố khí tượng theo chiều hướngtạo thuận lợi cho quá trình xâm nhập mặn tại ĐBSCL gia tăng cả về mức độ và tốc
độ Nước biển từ các cửa sông sẽ chảy theo sông và kênh vào phía trong nội đồng.Nước biển sẽ thấm vào dat hoặc tràn lên dat làm cho đất bị ngập úng và nhiễm mặn
1.3 Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và lãnh đạo địa phương về bảo vệ môi trường,
ứng phó với vấn đề xâm nhập mặn
Bảo vệ môi trường là một trong những van dé then chốt, cốt lõi trong việc nâng
cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe của nhân dân, góp phần quan trọngvào việc phát triển kinh tế, xã hội, ôn định chính trị an ninh quốc gia Đại hội Dangtoàn quốc lần thứ VI, cụm từ môi trường được nhắc tới 9 lần Hiến pháp năm 1992,
van đề môi trường được nhắc đến 3 lần Và tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội(1996 - 2000), thuật ngữ “môi trường” được nhắc tới 26 lần, trong đó, đề cập thangthắn “mức độ ô nhiễm và hủy hoại về môi trường, môi sinh rất đáng lo ngại” Cũngtại văn bản này, lần đầu tiên Đảng xác định “Chương trình phát triển khoa học và
công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái” là một trong 11 chương trình và lĩnh vực
phát triển quan trọng của giai đoạn phát triển đất nước
Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm bảo vệ môi trường gan vớiphát triển bền vững Ngoài nội dung tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường, còn có thêm nội dung mới, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là cải
thiện môi trường, gắn chặt chính sách môi trường với chính sách phát triển kinh tế
xã hội, quốc phòng — an ninh, coi việc cải thiện môi trường là một tiêu chí dé đánhgiá sự phát triển
25
Trang 30Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều văn bản quy định pháp luật về bảo vệmôi trường được ban hành Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ban hành NQ 41-NQ/TW “Vẻ bảo vệ môi trường trong thời kỳ day mạnh CNH, HĐH đất nước”, Chi
thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăngcường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày
3/6/2013 “Vẻ chủ động ứng pho với biến đồi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyênvà bảo vệ môi trường” Liên tiếp Luật Bảo vệ môi trường được ban hành vào năm
2005 và 2014, cùng với một số Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường như Nghị định 179/2013/NĐ-CP, Nghị định 18/2015/NĐ-CP Kèm
theo đó, cũng trong giai đoạn 2005-2010, nhiều bộ luật về bảo vệ môi trường đượcthông qua như: Luật Da dạng sinh học (2008), Luật thuế bảo vệ môi trường (2010),
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010),
Xâm nhập mặn và ứng phó với xâm nhập mặn là vấn đề được Chính phủ và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm Tùy diễn biến của tình hình xâm nhập mặn hằng năm,
Chính phủ luôn có những chỉ đạo sát sao, kịp thời trong công tác phòng, chống vàkhắc phục hậu quả của xâm nhập mặn
Quan điểm nhất quán của Chính phủ về ứng phó với xâm nhập mặn là cần có sự
vào cuộc của toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương; từ các Bộ, Ban,Ngành, tổ chức đến từng người dân, nhất là người dân sống trong các vùng chịu ảnhhưởng của xâm nhập mặn.
Nội dung chỉ đạo của Chính phủ đều nêu rõ nhiệm vụ của các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tô chức, cá nhân liên quan
Việc này đảm bảo các hoạt động ứng phó với biến đôi khí hậu được thực hiện đúng— đủ va kip thời.
Chính phủ cũng khuyến khích tinh than chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trongphóng, chống, khắc phục hậu quả và ứng phó với biến đôi khí hậu trong toàn xã hội
dé công tác này đạt kết qua cao nhất
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành, các Tỉnh ủy, Thành ủyở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH cũng xác định được vai trò quan trọng của
26
Trang 31mình Trước hết, các Tỉnh ủy, Thành ủy cần đảm bảo sự thông suốt về chủ trương,đường lối ứng phó với BĐKH giữa Trung ương với cấp ủy các cấp Nhiệm vụ quantrọng không kém là nâng cao năng lực ứng phó và tự thích ứng với XNM để phát
triển kinh tế bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên các địa ban tỉnh, thànhphố Cùng với đó, các Tinh ủy, Thành ủy lãnh đạo ứng phó với XNM cần không
ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; chịu trách nhiệm caonhất về những thiệt hại do XNM gây ra Ngoài ra, các Tỉnh ủy, Thành ủy ở ĐBSCLcần thé hiện vai trò trong công tác xây dựng Đảng, củng có các tổ chức Đảng, giáo
dục đảng viên đáp ứng yêu cầu ứng phó với XNM và BĐKH
Các Tỉnh ủy, Thành ủy đảm bảo thực hiện đầy đủ các phương thức lãnh đạo của
Đảng: lãnh đạo bằng nghị quyết, chủ trương: bằng các chương trình hành động:lãnh đạo bằng tuyên truyền, thuyết phục; bằng kiểm tra, giám sát; bằng công tác cán
bộ; bằng chi đạo trực tiếp; bằng cách nêu gương
Trên tinh thần thực hiện nghiêm túc các công điện, chỉ thị của Chỉnh phủ và cácBộ, Ban, Ngành, lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của các Tỉnh ủy, Thành ủy
ở ĐBSCL cần xác định được quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giảipháp đề ứng phó với XNM Bên cạnh đó, các Tỉnh ủy, Thành ủy cần lãnh đạo chính
quyền cùng cấp thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với XNM;lãnh đạo các tô chức, cơ quan ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tếđảm bảo ứng phó với XNM bền vững, hiệu quả; lãnh đạo công tác đảo tạo, bồidưỡng và thu hút nhân lực khoa học, công nghệ tham gia nghiên cứu và tổ chứcthực hiện ứng phó với XNM và BDKH; lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa chính
quyền địa phương với MTTQ, các đoàn thê chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong tỉnh, thành phố tham gia ứng phó vớiXNM; lãnh đạo tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế góp phần ứng phó có hiệu
quả đối với các vẫn đề về XNM và BĐKH
1.4 Vai trò của báo chí trong truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó với vấn đề
xâm nhập mặn
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt
tâm của cả cộng đông xã hội, cả nhân loại trên toàn câu Trong rât nhiêu nhiệm vụ
27
Trang 32và thách thức đặt ra thì truyền thông về bảo vệ môi trường vẫn giữ một vai trò quantrong, là mắt xích không thé thiếu dé việc bảo vệ, gìn giữ môi trường trở nên hiệuquả nhờ sự thống nhất ý chí và hành động trên phạm vi rộng rãi nhất.
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn,
Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí tăng thời lượng, số lượng tin, bài phản ánhvề tình hình và biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn dé các
cấp chính quyền và người dân chủ động phòng, chống, bảo đảm nguồn nước phục
vụ sản xuất và dân sinh Sở TT&TT các tỉnh, thành phó chủ trì phối hợp với các SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo, định
hướng công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí về tình hình và biện phápphòng, chống han hán, thiếu nước, xâm nhập mặn dé các cấp chính quyền và người
dân biết, chủ động thực hiện, tăng cường sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả
Trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các
biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, chống thất thoát, lãng phí
nước Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, cần ưu tiên cấp nước
sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế
cao Hướng dẫn cụ thể, thực hiện đúng lịch thời vụ, cơ cấu sản xuất, giống phù hợpcho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; cáckhuyến cáo hướng dẫn quy trình kỹthuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng
hạn hán, nguy cơ nhiễm mặn cao.
Ngoài ra, chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa - Thông tin tham mưu UBND cấphuyện xây dựng Kế hoạch triển khai công tác thông tin — tuyên truyền về tình hình
và các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn
Bộ TT&TT cũng yêu cầu Sở TT&TT các tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ươngphối hợpv ới Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hộicùng cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở lồng ghép
nội dung tuyên truyền về tình hình và các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn trong các buôi tuyên truyên ở cơ quan, đơn vi, tô dân phô
28
Trang 33Đồng thời, tổng hợp tình hình thông tin tuyên truyền trên địa bàn và báo cáo theoyêu cầu của cơ quan chức năng.
Đề thực hiện các nhiệm vụ trên, báo chí, trong đó có truyền hình, cần phải pháthuy vai trò thế mạnh của mình, để thông tin, phản ánh đúng tinh thần chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, cần thông tin, phản ánh đúng thực trạng diễn biến
của tình hình xâm nhập mặn, đảm bảo thông tin luôn chân thực, khách quan.
Báo chí phải thông tin nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính thời sự của các thôngtin Bên cạnh đó, cần phát huy lợi thế của các loại hình báo chí, đặc biệt là truyềnhình dé truyền tải thông tin đến cho công chúng một cách thiết thực, dé hiểu, ngắn
gọn, súc tích, nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng một cách tối đa.Thông tin về các van đề về biến đồi khí hậu, về xâm nhập mặn cần phát huy tínhtương tác cao với công chúng, không chỉ để công chúng quan tâm, mà còn đồng
hành dé triển khai các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn xâm nhập mặn
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng vừa có Công văn gửi các đơn vi trực thuộc
Bộ tô chức thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đôimới hoạt động tuyên truyén, truyền thông về công tác bảo vệ môi trường: thích ứng
biến đồi khí hậu; phòng, chống, khắc phục thiên tai, hiểm họa, dịch bệnh cho cộngđồng và các nội dung đã được giao tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 củaThủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụchính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025 Bộ đề
nghị các cơ quan báo chí chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới,đa dạng hóa phương thức, nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm hiệu quảnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị trí, vai trò, vị thé ngành tài nguyên va môi
trường và đất nước; thông tin đối nội, đối ngoại phù hợp với lợi ích đất nước vànhân dân, bảo đảm thông tin tốt, tích cực về đời sống xã hội Phát huy tốt nhất thếmạnh của báo chí, truyền thông để đảm bảo phục vụ công tác thông tin, tuyêntruyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tô quốc.
Biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng đang là chủ đề mang tínhtoàn cầu của giới báo chí, truyền thông Về van đề xâm nhập mặn, báo chí đang tập
trung thông tin các chủ đê: Những biêu hiện của xâm nhập mặn; các yêu tô ảnh
29
Trang 34hưởng đến xâm nhập mặn; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xâm nhập mặn;tác động của xâm nhập mặn đối với đời sống; làm gì và làm như thế nào dé ngăn
chặn và giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn; giải pháp ứng phó và hạn chế thiệt
hại với xâm nhập mặn; thích ứng với xâm nhập mặn
Trong cuộc chiến lâu dài ứng phó xâm nhập mặn, báo chí có vai trò to lớntrong viéc:
- Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn đểthông tin kịp thời cho các cấp lãnh đạo, cơ quan chức năng, chính quyền địa phươngbiết và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn
- Day mạnh tuyên truyền dé người dân nâng cao nhận thức của cộng đồng về
van đề xâm nhập mặn; từ đó có những thay đôi trong hành vi dé thích ứng với xâmnhập mặn hàng năm (chủ động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thay đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi ); nâng cao ý thức ứng phó BDKH nói chung và ứng phó vớixâm nhập mặn của cộng đồng
- Đưa tin kịp thời về tình hình xâm nhập mặn, bám sát diễn biến của xâm nhậpmặn theo từng giai đoạn; thông tin về các yếu tố tác động đến xâm nhập mặn ở địaphương và khu vực.
- Báo chí là cầu nối, đưa các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề ứngphó với xâm nhập mặn vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời phản ánh kịp thời nhữngtác động của cơ chế, chính sách khi đi vào cuộc sống dé đưa ra các giải pháp cụ thé
cho từng vùng.
- Cung cấp những thông tin hữu ích, khuyến cáo, chỉ đạo sản xuất phù hợp với
khả năng nguồn nước để hạn chế thiệt hại; hướng dẫn kỹ thuật dé day manh sanxuat trong điều kiện xâm nhập mặn.
- Báo chí phản ánh mong muốn, nguyện vọng của người dân về các chương trìnhhỗ trợ ứng phó và khắc phục hậu quả của xâm nhập mặn
- Báo chí phản biện lại các chủ trương, chính sách về xâm nhập mặn, góp phần
hoàn thiện và giúp các chủ trương, chính sách có hiệu quả cao khi đi vào thực tiễn
đời sống nhân dân khu vực ĐBSCL
30
Trang 35Là một trong những loại hình báo chí có sức ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đờisống xã hội, Truyền hình cũng đảm nhận những vai trò quan trọng nói trên trong
cuộc chiến phòng, chống, ứng phó với xâm nhập mặn Các Đài PT-TH trong khuvực ĐBSCL chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc chiến này
Truyền hình địa phương không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin về xâm nhậpmặn; tuyên truyền và phản biện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,quan điểm chỉ đạo của các cấp chính quyền về xâm nhập mặn mà còn phô cập kiến
thức; giáo dục, định hướng cho người dân biết cách ứng phó hiệu quả với BĐKH và
xâm nhập mặn Từ đó, truyền hình góp phần hạn chế những hậu quả nặng nề doxâm nhập mặn gây ra như: di dân tự do; mất an ninh lương thực; gia tăng tệ nan xã
hội , cũng là góp phần vào công cuộc làm cho Dán giàu, nước mạnh.1.5 Giới thiệu về 3 cơ quan báo chí trong diện khảo sát
1.5.1 Đài PT-TH Vinh Long
Đài PT-TH Vĩnh Long tiền thân là Đài Phát thanh Cửu Long, được xây dựng
tháng 4/1977 và phát sóng thử nghiệm từ 2/9/1977 trên sóng 950 Khz Năm 1984,
Đài được đổi tên thành Đài PT-TH Cửu Long Năm 1992, tách tỉnh Cửu Long thành2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh Đài đổi tên thành Đài PT-TH Vĩnh Long
Đài PT-TH Vĩnh Long là một trong những kênh truyền hình địa phương ra đờisớm nhất ở khu vực ĐBSCL và cả nước Day là don vi sự nghiệp thuộc Ủy bannhân dân tỉnh Vĩnh Long, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nhiệm vụ chính của Đài là sản xuất và phát
sóng các chương trình phát thanh, các chương trình truyền hình, nội dung thông tin
trên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt, bằng các tiếng dân tộc và tiếng nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
Về lĩnh vực truyền hình, Đài PT-TH Vĩnh Long hiện có 4 kênh:- Kênh THVLI (Kênh Thời sự - chính trị - Giải trí tổng hợp) là kênh truyền hìnhđược khán giả ĐBSCL yêu thích nhất Thời lượng phát sóng của kênh là 24h/ngày
- Kênh THVL2 (Kênh Chuyên đề - Văn hóa - Thể thao & Giải trí) là kênh tuyêntruyền, pho biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước và các chương trình đặc sắc về văn hóa, thé thao, giải trí [40, tr.40]
31
Trang 36- Kênh THVL3 ( Kênh phim truyện Châu Á) Thời lượng phát sóng của kênh là24h/ngày.
- Kênh THVL4 (Kênh văn hoá & giải trí tổng hợp).Thời lượng phát sóng của
kênh là 24h/ngày.
Đài PT-TH Vĩnh Long là kênh truyền hình đầu tiên trong khu vực ĐBSCL phátsóng trực tiếp chương trình thông tin tổng hợp vào năm 2009 (lúc đó chương trìnhcó tên Vĩnh Long ngày mới) Đến nay, tat cả chương trình thời sự của THVL, đềuphát sóng trực tiếp, thông tin kịp thời các sự kiện quan trọng của địa phương, trong
nước và quốc tế đến công chúng Các chương trình thời sự có thông tin nhanh, đa
dạng, phản ánh nhiều vấn đề gần gũi trong cuộc sống, thu hút sự quan tâm, theo dõi
của đông đảo khán giả, nhất là khán giả khu vực ĐBSCL
Theo kết quả khảo sát của Kantar Media - Don vị tư vấn, cung cấp dữ liệu và
insight hàng đầu thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2019, chương trình thời sự củaTHVL có chi số rating cao hơn rất nhiều so với các dai địa phương khác Kết quả
khảo sát cho thấy, 81% khán giả xem chương trình thời sự trong tỉnh Vĩnh Long
nhận xét chương trình mới, nóng, trở thành kênh cung cấp thông tin hàng ngày
không thé thiếu đối với công chúng khu vực ĐBSCL
Đài PT-TH Vĩnh Long cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc
thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 củaThủ tướng Chính phủ Hiện nay, vùng phủ sóng số mặt đất của Đài có chất lượng
độ nét cao (HD) bao phủ rộng khắp cả nước
Trước các thành công đó, Đài PT-TH Vinh Long vinh dự được đón nhận nhiều
danh hiệu và Huân chương cao quý như:
- Nam 2002, Đài PT-TH Vinh Long nhận Huân chương lao động hạng 2
- Nam 2007, Đài PT-TH Vinh Long nhận Huân chương lao động hang 1- Nam 2012, Dai PT-TH Vĩnh Long nhận Huân chương độc lập hang 3- Nam 2020, Đài PT-TH Vĩnh Long được trao tặng Danh hiệu Anh Hung LaoĐộng trong thời kỳ đổi mới
32
Trang 371.5.2 Đài PT-TH Kiên Giang
Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ vàChính quyền và là diễn đàn của nhân dân tỉnh Kiên Giang Đài được thành lập ngày2 tháng 9 năm 1977 với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của
Dang va Nhà nước; phản ánh kip thời các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học kỹ
thuật và văn hóa xã hội, góp phần giáo dục nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầuthông tin, giải trí của nhân dân.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đài PT-TH Kiên Giang không ngừng dau tư cơsở vật chat kỹ thuật; đối mới sáng tạo; tăng thời lượng phát sóng và nâng cao chat
lượng nội dung phát sóng Với sự lớn mạnh va phát triển không ngừng, Đài đã thựchiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh nhà
Hiện nay sóng phát thanh và truyền hình của Đài PT-TH Kiên Giang đã phủkhắp trong tỉnh và trong khu vực ĐBSCL Thời lượng phát sóng phát thanh của Đàilà 16 giờ /ngày Thời lượng phát sóng truyền hình của Đài là 19 giờ /ngày Qua 44năm xây dựng và trưởng thành, Đài PT-TH Kiên Giang xứng đáng "là tiếng nói củaĐảng bộ, chính quyền, là diễn đàn của nhân dân tỉnh Kiên Giang"
1.5.3 Đài PT- TH Bến Tre
Ngày 7/3/1977, Đài Phát thanh Bến Tre được thành lập, là một trong những tờ
báo nói cấp tỉnh ra đời sớm nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Nam bộ.Đến ngày 22/07/1985, Đài được đổi tên thành Đài Phát thanh và Truyền hình Bến
Tre, đảm nhận thêm nhiệm vụ cộng tác với Đài Truyền hình Cần Thơ và ĐảiTruyền hình Tp Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, Đài PT-TH Bến Tre đã không ngừng nỗ lực cải tiễn vànâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của khán,thính giả Riêng trong lĩnh vực truyền hình, ngoài 3 chương trình, bản tin thời sựmới hàng ngày, Đài đã phối hợp các cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng hơn 30
chuyên mục phát sóng định kỳ hàng tháng: tô chức nhiều chương trình tư vấn trực
33
Trang 38tiếp và nâng cao chất lượng các khung giờ chiếu phim, các chương trình văn nghệ,giải trí khác Thời gian phát sóng của Dai từ 5h35 - 22h30 hàng ngày.
Trong quá trình xây dựng va phát triển, Đài PT-TH Bến Tre được Đảng va Nhà
nước tặng thưởng Huân chương lao động hang III (năm 1979), Huân chương lao
động hạng II (năm 2000), cùng nhiều Bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc của ĐàiTruyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam
Tiểu kết chương 1Vùng ĐBSCL là nơi sinh sống của gần 20 triệu dân, đóng vai trò rất quantrọng trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đặc biệt đối với vấn đề an ninh
lương thực Nhưng sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL đã và đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi tình trạng xâm nhập mặn Tình trạng xâm nhập mặn ở
ĐBSCL đã lên đến mức báo động trong những năm gần đây, làm ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống dân sinh; sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản và các hoạtđộng kinh tế - xã hội khác
Xâm nhập mặn và ứng phó với xâm nhập mặn là van đề được Chính phủ và Nhànước ta đặc biệt quan tâm Quan điểm chung của Chính phủ về ứng phó với xâmnhập mặn trong các thời kỳ đều là sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống từ Trung ươngđến địa phương, từ tổ chức đến từng cá nhân Các Đài PT-TH ở khu vực ĐBSCLkhông thê đứng ngoài “cuộc chiến” này
Trong chương 1 của luận văn này, tác giả đã nêu được thực trạng van đề xâmnhập mặn tại ĐBSCL trong những năm qua; quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về
ứng phó với vấn đề xâm nhập mặn; trách nhiệm và vai trò của báo chí, đặc biệt làcủa truyền hình trong việc truyền thông về vấn đề xâm nhập mặn Đồng thời, tác giả
cũng giới thiệu về 3 cơ quan báo chí trong diện khảo sát
34
Trang 39Chương 2: KHAO SÁT THUC TRANG VAN DE XÂM NHẬP MAN TREN
SÓNG TRUYEN HÌNH 3 TINH VINH LONG, KIÊN GIANG, BEN TRE2.1 Tần suất, mật độ thông tin về XNM trên sóng truyền hình 3 tinh VĩnhLong, Kiên Giang, Bến Tre
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát các chương trình thờisự, chương trình chuyên đề được phát trên sóng Đài PT-TH Vĩnh Long; Đài PT-THKiên Giang; Đài PT-TH Bến Tre Cu thé là:
Các chương trình trong phạm vi khảo sátphát trên sóng Dai PT— TH Vinh Long:
Chương trình Thời gian phát sóng Thời lượng phát
sóng
Chương trình chuyên dé
Nông nghiệp bên vững 16h30 thứ 2 hàng tuân 15 phút
Bạn nhà nông 15h thứ 7 tuân thứ 1 của tháng | 80 phútNông nghiệp xanh 15h thứ 7 tuần thứ 3 của tháng | 80 phút
Chương trình Thời sựThời sự Vĩnh Long 18h30 hàng ngày 20 phút
Các chương trình trong phạm vi khảo sát phát trên sóng Dai PT— TH Kiên Giang:
Chương trình Thời gian phát sóng Thời lượng phát
sóng
Chương trình chuyên déTạp chí tài nguyên và môi | 20h thứ 2 tuân thứ 4 của tháng 15 phút
Trang 40Các chương trình trong phạm vi khảo sát phát trên sóng Đài PT — TH Bến Tre:
Chương trình Thời gian phát sóng Thời lượng phát
song
Chương trình chuyên déTài nguyên môi trường 18h15 thứ 5 tuân thứ 4 của tháng 15 phút
Chương trình Thời sựThời sự trưa 11h15 hàng ngày 15 phútThời sự Bến Tre 18h30 hàng ngày 25 phút
Qua quá trình khảo sát 6323 tác phẩm truyền hình trong diện khảo sát tác giảnhận thấy có tất cả 571 tác phẩm nói về XNM, chiếm tỷ lệ 9,0% Số lượng, mật độ
và tần suất thông tin liên quan đến XNM trên sóng THBT (400 tác phẩm, chiếm tỷlệ 70%) dày đặc hon han 2 so với thông tin trên sóng THVL (91 tác phẩm, chiếm tỷlệ 15,9%) và THKG (80 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 14,1%)
14.011%
= Số tác phâm liên quan đến XNM trên sóng THBT® Số tác phâm liên quan đến XNM trên sóng THVL= Số tác phâm liên quan đến XNM trên sóng THKG
70.053%
Biểu đồ 2.1: Biểu đỗ tỷ lệ tác phẩm liên quan đến XNM phát trên sóng Đài
PT-TH: Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh Long trong thời gian khảo sátThông tin về xâm nhập mặn được phản ánh trên sóng 3 Đài PT-TH trong diện
khảo sát với mật độ dày đặc nhất vào khoảng thời gian tháng 2, tháng 3 và tháng 4(thời gian cao điểm của XNM) Có đến 400 tác phẩm (trong tong số 571 tác phẩm
36