Truyền thông về BĐG đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BĐG, đặc biệt là các tờ báo phụ nữ ở Việt Nam đã và đang tham gia t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HONG GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGANH BAO CHÍ HỌC
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI _
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HONG GIANG
THONG DIEP TRUYEN THONG VE BÌNH ĐĂNG GIỚI
TREN BAO CHÍ Ở VIET NAM HIỆN NAY
Luan van Thac si chuyén nganh Bao chi hoc
Mã sô: 8320101.01
Người hướng dẫn khoa học: Chủ tịch hội đồng:
PGS TS Vũ Quang Hào PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội-2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi.
Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong luận văn là hoàn toàn chính xác và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố trong và ngoài nước Nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày , tháng , năm 2024
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠNSau quá trình 2 năm học tập và nghiên cứu tại trường, được sự phân
công của Viện Dao tạo Báo chí và Truyền thông — Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn và được sự đồng ý của PGS.TS Vũ Quang Hào,
tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thông điệp truyền thông về bình đẳng
giới trên báo chí ở Việt Nam hiện nay” Luận văn tốt nghiệp là điểm mốc
đánh dấu một chặng đường học tập và tu dưỡng của bản thân tôi Dé cóđược sản phẩm nghiên cứu như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành tới các thầy, cô giáo ở Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông —Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, tập thể lớp Thạc sĩ Địnhhướng nghiên cứu 2020 đã đồng hành, gắn bó, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và tim tai liệu phục vụ cho nghiên cứu nay.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn khoa học, PGS.TS Vũ Quang Hào, người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận
tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp tại các cơ quan báo chí mà tôithực hiện khảo sát, các độc giả đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gang dé thực hiện dé tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan, bản thân cũng còn ít
kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót trong luận văn cũngnhư còn những hạn chế nhất định mà tôi chưa nhìn thấy được Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô giáo cũng như
các bạn quan tâm tới ngành báo chí để quá trình nghiên cứu được hoànthiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Giang
Trang 5MỤC LỤC
967000575 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THONG DIEO TRUYEN THONG BÌNH ĐĂNG GIỚI TREN BAO CHÍ - 13
1.1 Một số khái niệm ¿5£ £+S£+EE+EE+EEtEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrvee 13
1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về vẫn đề BDG tt S111 1151151111111 11512 251.3 Vai trò của báo chí trong việc truyền thông về BĐG 311.4 Nội dung và hình thức thong điệp truyền thong về BĐG 33
Tiểu kết chương Ì - 2-2 sc+E+SE2E22EEEEEEEEEEEEEEEEE211211211 211cc 39 Chương 2: THUC TRANG THONG ĐIỆP TRUYEN THONG VE BÌNH DANG GIỚI TREN BAO CHÍ Ở VIET NAM Error!
Bookmark not defined.
2.1 Giới thiệu về đối tượng khảo sát 2¿©5¿©522c2+cczxcrxrrxered |
2.2 Khảo sát thực trạng thông điệp truyền thông về BĐG trên báo chí ở
\Mof\ 8n i07 Ö aš 42.3 Thành công, hạn chế và nguyên nhân 2-2 ¿52522 34Tiểu kết chương 2 -¿- 2 + s+Sk‡SE2E2E12E1E71E7171211211211211 111cc 41
Chương 3: MỘT SÓ VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG THONG DIEP VE BÌNH DANG GIỚI TREN BAO CHÍ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 42
3.1 Một số vấn đề đặt ra -¿- - tt E1 Ekrrkrrkrkrei 42
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyền tải thông điệp truyền thông về
BĐG trên báo chí ở Việt Nam hiện nay 5+5 + ++sessx 46
ii 8< 0n 2c ‹ -1 63
580009000575 64TÀI LIEU THAM KHẢO -5- 5s s52 s2 se sessesseseesessesse 67PHU LUC 200177 72
Trang 6DANH MỤC VIET TAT
Nội dung Viết tắt
Bình đăng giới BĐG
Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam HLHPNVN
Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng
Trang 7Biểu đồ 2.7 So sánh phần trăm bài viết có nội dung thực trạng bình đăng giới trên 4 tờ báo khảo sát giai đoạn 2020 - 2021
Biểu đồ 2.8 Ty lệ các thể loại trên 4 tờ báo thuộc diện khảo sát trong
giai đoạn 2020 - 2021
Hình ảnh 1.1 Mô hình truyền thông của tác giả Nguyễn Văn Dững,
Đỗ Thị Thu Hằng
Hình ảnh 2.2 Một loạt các tin bài về lông ghép giới trên báo Phụ
nữ Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021
Hình ảnh 2.3 Anh minh họa cho bài viết "Phụ nữ tự chủ trongthu nhập chính là đang thực hiện BĐG"' trên báo Phụ nữ Việt Nam
ngày 7/3/2021
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiBĐG là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt
Nam mà còn của các quốc gia trên thế giới Đây cũng chính là một trong
những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội Liên Hợp Quốc cho
rằng, BĐG có nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau dé thực hiện day đủ quyền con người, có cơ hội đóng góp cũng
như thụ hưởng những thành quả phát triển của quốc gia trên mọi mặtchính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Tuy nhiên, ở Việt Nam và nhiều quốcgia trên thế gidi, bat BBG vẫn còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực Vì vay, VIỆC
thúc đây BĐG là van dé được các tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm
thực hiện.
Truyền thông về BĐG đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên tải
những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BĐG, đặc biệt là
các tờ báo phụ nữ ở Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vao cuộc đấu
tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, lên án các hành vi xâm phạm đến
phụ nữ, trẻ em, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ
em, phản ánh kip thời tâm tư, nguyện vọng chính dang của phụ nữ.Truyền thông về BDG cũng là kênh thu thập ý kiến, đề xuất, nguyện vọng
của người dân, các cấp, các ngành làm cơ sở đề xuất, xây dựng các cơ
chế, chính sách phát triển BĐG Thông qua các thông điệp truyền thông,
người dân hiểu và thực thi quyền BDG bang những việc làm thiết thực,
gop phan lan tỏa lối sống văn minh, nhân ái
Tuy nhiên, việc chuyên tải thông điệp truyền thông về BĐG trên báo
chí vẫn còn nhiều hạn chế Số lượng các chuyên mục, chuyên trang về
BĐG còn ít Nội dung và hình thức thông điệp chưa phong phú, hấp dẫn
Nhiêu tác phâm báo chí van thé hiện quan niệm lạc hậu, dung ngôn ngữ
Trang 9chưa chính xác, khiến độc giả khó hiểu, hiểu không đúng về thông điệp,dẫn đến làm giảm hiệu quả của bai báo, không tạo được sự tác động tíchcực đến xã hội.
Trong bối cảnh đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng của thông điệp
về BĐG trên báo chí, đặc biệt trên báo điện tử khi đây là loại hình báo chí
có sức lan tỏa rộng khắp, đăng tải nhanh chóng, ngày càng được nhiều
độc giả đón đọc.
Thực tế, hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu về BĐG nhưng ít côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về thông điệp truyền thông BĐG trên báochí, đặc biệt là trong bối cảnh 2 năm dịch bệnh Covid-19 Với những lý dotrên, tác giả lựa chọn đề tài “Thông điệp truyền thông về BĐG trên báochí ở Việt Nam hiện nay” trong khuôn khô ngành báo chí học làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn này.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về lý luận bao chi Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Giáo trình đã đề cập đếnnhiều nội dung, trong đó chương 5 và chương 6 tác giả đề cập đến Chứcnăng của báo chí và Nguyên tắc hoạt động của báo chí Nội dung 2 chươngnày giúp tác giả luận văn tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài
Nguyễn Trí Nhiệm (2016), “Báo chí truyền thông — những van dé về
đương đại”, Nxb Chính trị Quốc gia Cuốn sách gồm 29 bài viết, bàn về các van dé sau: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ pháp luật báo chí và đạo đức nhà báo hiện nay; vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin
phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý; báo chí trong kỷ nguyên di động; những lợi ích báo chí nhận được từ mạng xã hội trong quá trình tương tác;sức mạnh của báo mạng điện tử trong phản biện xã hội; báo chí đối ngoạiViệt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; sự thay
Trang 10đổi phương thức sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay;
kỹ năng phản biện chính sách cua nhà báo
Nguyễn Văn Dững (2018), “Cơ sở lý luận báo chí”, Nxb Thông Tin
Và Truyền Thông Cuốn sách tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống, trên
cơ sở đề cập các quan điểm khác nhau về báo chí, bám sát các quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về báo chí truyền thông.
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang (2018), "Giáotrình lý luận báo chí truyền thông", Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Công trình này đã nghiên cứu toàn diện về những van dé lý luận cơ bản củacác thể loại báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng Nộidung của cuốn giáo trình đề cập đến những vấn đề có tính phương phápluận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả,
tính sáng tạo của lao động báo chí, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu
các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí - truyền thông.
Những tài liệu trên đã giúp tác giả luận văn tham khảo trong quá trìnhxây dựng khung lý thuyết nghiên cứu và đánh giá chất lượng tác pham báo
chí.
2.2 Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến dé tài
2.2.1 Trong nước
Bài nghiên cứu “Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in” của
PGS.TS Mai Quỳnh Nam trên Tạp chí Xã hội học, số 2 năm 2002 là một
phần kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về “Hình ảnh trẻ em trên báo
chí” do Trung tâm truyền thông ASEAN (AMIC) phối hợp với Viện Xã
hội học thực hiện năm 1999 Nghiên cứu này quan sát các thông điệp vềtrẻ em được thông báo trong tháng 10/1999 trên 10 tờ báo in, 2 dai truyềnhình Tac giả đi sâu vào nghiên cứu: Nội dung thông điệp, vi trí, thể loại,chuyên mục, cách đưa tin trên truyên hình va báo in.
Trang 11Tác giả Nguyễn Linh Khiếu năm 2003 cũng có tài liệu Nghiên cứuphụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội Trong công trìnhnày, tác giả đã làm sáng tỏ vai trò của phụ nữ cũng như mối quan hệ giớitrong gia đình, thé hiện trong tat cả lĩnh vực kinh tế, tiếp cận nguồn lực,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe, Những kết luận của tác giả đã khái quát cũng là những vấn đề đặt ra cho những nhà khoa học cũng như những nhà
hoạch định chính sách đối với phụ nữ, giới và gia đình
Lương Phan Cừ (chủ biên) (2009), Giới và lồng ghép giới vào hoạtđộng của Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách nhămcung cấp cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, các nhàquản lý, nhà nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành vềBDG, những kiến thức khái quát chung về giới; tình hình thực hiện BDGtrong một số lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; lồng ghép giới
trong các hoạt động của Quốc hội; kỹ năng lồng ghép giới trong quy trình
lập pháp và xây dựng ngân sách.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới Gia đình
-Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Oxfam (2011) có tài liệu “Truyềnthông có nhạy cảm giới”, gồm 9 chuyên đề, như: Nhạy cảm giới trongtruyền thông phòng chống bạo lực gia đình; Góc nhìn giới trong tin bài vềthé thao; Công bằng giới khi truyền thông về lao động việc làm; Cáchnhìn nhận trên báo chí về sự thành công hay thất bại của nam và
nữ; Qua đó, nhóm biên soạn hy vọng những người làm truyền thông có thé tham khảo, vận dụng kiến thức về truyền thông nhạy cảm giới một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu tác nghiệp của mình.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có Bộ Chỉ số về giới trongtruyền thông, Nxb Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2014 Tài liệuthê hiện mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của Tổ chức Văn hóa, Khoa
học, Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) trong lĩnh vực BĐG và trao
Trang 12quyền cho phụ nữ nói chung và phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực truyềnthông nói riêng Bộ chỉ số về BĐG trong quản lý truyền thông và nội dungtruyền thông được xây dựng một cách công phu, chỉ tiết và khoa học, ápdụng được trong các cơ quan truyền thông của các quốc gia trên thế giới,
tạo cơ hội đề thực hiện vấn đề BĐG Đây là những tài liệu hiếm hoi liên quan đến truyền thông về BĐG.
Năm 2016, Co quan Liên Hợp Quốc và BDG và trao quyền cho phụ
nữ (UN WOMEN) - Vụ BĐG, Bộ Lao động Thương bình và Xã hội có tàiliệu Thực tiễn và số liệu về phụ nữ và nam giới tại Việt Nam 2010-2015.Báo cáo trình bày các số liệu thống kê giới trong giai đoạn 2010-2015theo 6 chủ đề: dân số, gia đình, giáo dục, y tế, lao động việc làm và lãnhđạo - quản lý Báo cáo cung cấp thông tin, số liệu nhằm giúp người đọcđánh giá thực trạng về mối quan hệ giới, hiểu biết thêm về những bất bìnhđăng giới đang ton tại trong xã hội; hỗ trợ việc phân tích và dự báo tác
động của luật pháp, chính sách, chương trình đối với các nhóm phụ nữ và nam giới, đảm bảo họ được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng bình đăng từ thành quả của quá trình phát triển đất nước.
Năm 2017, tác giả Trần Thị Minh Thi có cuốn sách "BĐG trongchính trị từ chiều cạnh thể chế, văn hóa và hội nhập quốc tế", Nxb Khoahọc xã hội Cuốn sách này phân tích các nguồn số liệu, thông tin, nghiêncứu đã thực hiện những năm gan đây, nhằm cung cấp một bức tranh khái
quát về thực trạng mối quan hệ giới trong sự tham gia chính trị hiện nay ở Việt Nam và các nguyên nhân, rào cản văn hóa, thể chế của thực trạng nay Từ các mảnh ghép về BĐG trên các lĩnh vực, báo cáo thường niên
này sẽ nhìn lại va chat lọc những vấn dé nổi bật, những kết quả nghiêncứu chính về chủ đề, đồng thời nhận định những vấn đề giới trong lĩnhvực chính trị nảy sinh trong xã hội dé có những kiến nghị giải pháp phủhợp.
Trang 13Tác giả Trần Thị Huyền có Luận án Tién sĩ ngành Hồ Chí Minh học,
đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về BDG va vận dụng vào thực hiện BĐG ởViệt Nam hiện nay”, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhnăm 2017 Luận án chỉ ra ngay trong Chánh cương vắt tắt đã đặt ra van dénam nữ bình quyền, nhiệm vụ giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình
đăng nam nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được thực hiện đồng
thời với sự nghiệp giải phóng dân tộc Luận văn đã đánh giá thực trạng
thực hiện bình đắng giới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
và đưa ra những quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềbình đăng nam, nữ và thực hiện bình đăng giới ở Việt Nam đáp ứng yêucầu phát triển đất nước
Năm 2018, tác giả Nguyễn Thị Hà có luận văn thạc sĩ “Vấn đề bấtBDG trong gia đình trên báo Phụ nữ Thủ đô, báo Phụ nữ TP.HCM tai Daihọc Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn gồm 4 chương, đã làm rõ các
vấn đề như: Thông điệp về bất BĐG trong gia đình thể hiện rõ trên báo
Phụ nữ Thủ đô và báo Phụ nữ TP.HCM Qua những phân tích thông điệp
có nội dung về chức năng gia đình cho thấy tình trạng bất BDG vẫn biéu
hiện rõ rệt, trong đó chức năng an sinh gia đình được đề cập với tỷ lệ caonhất Về thông điệp bất BĐG trong các mối quan hệ gia đình: Mối quan
hệ vợ chồng, bố mẹ - con cái được đề cập với tỷ lệ cao nhất Qua phân
tích nội dung thông điệp được phản ánh trên cả hai tờ báo nảy cho thấy,
chức năng xã hội hóa rất được coi trọng Trong quá trình chuyền tải thông điệp, hai báo thuộc diện khảo sát đã cố gắng thé hiện quan điểm, cung cấp kiến thức, các kỹ năng liên quan đến các vấn đề trong gia đình với mục
đích xây dựng gia đình bình dang, 4m no, hạnh phúc Tuy nhiên, vẫn cònnhững thông điệp mang tính định kiến, thông tin còn nông, chung chung,chưa thể hiện rõ quan điểm, chưa thúc day được mục tiêu BĐG trong gia
Trang 14đình Tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệuquả của thông điệp chống bất BĐG trong gia đình trên hai tờ báo khảo sát.
Năm 2019, tác giả Băng Châu có tác phẩm "Phát huy vai trò củatruyền thông trong tuyên truyền về BDG trong quân đội" đăng trên báo
Quân đội Nhân dân Tác pham nêu rõ báo chí và các phương tiện truyền
thông có vai trò quan trọng trong tuyên truyền về BĐG; nhiều chính sách,
thông tin về BĐG qua ngòi bút sắc bén, sáng tạo của báo chí mang lại hiệu quả truyền thông rất lớn Đồng thời, chỉ ra nhiều khó khăn, thách
thức, đòi hỏi phát huy tốt vai trò của truyền thông về BĐG, có như vậymới tác động đến nhận thức, hành động và trách nhiệm thực hiện BĐGtrong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong toàn thé cán bộ, chiến sĩ, người laođộng và các lực lượng khác trong quân đội và toàn xã hội.
Cơ quan Liên Hợp Quốc về BĐG và Trao quyền cho phụ nữ năm
2021 có tài liệu “Tổng quan về BĐG ở Việt Nam” (tên tiếng Anh Country Gender Equality Profile, viết tắt là CGEP) hội tụ kiến thức, ý kiến tham mưu và cống hiến của tập thể nhiều cơ quan va cá nhân Nhờ những nỗ
lực hợp tác thực sự, kết hợp giữa chuyên môn trong nước và quốc tế, báocáo này được xây dựng có thê trở thành nguồn thông tin và thông điệp vậnđộng chính sách mang tính thời sự và đáng tin cậy về BDG ở Việt Nam
Năm 2022, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm
Nghiên cứu va Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tô chức Hội thảo khoa học quốc gia “Bình đăng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số” Từ đây, Ban Tổ chức đã xuất bản cuốn kỷ yếu với 37 bài viết của các nhà khoa học, cán
bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường Đại học, Học viện,Viện nghiên cứu trên cả nước, các tô chức phi chính phủ va các cơ quanquản lý Nhà nước về các nội dung liên quan đến truyền thông trong bối
cảnh công nghệ; thực trạng BĐG trên báo chi, truyền thông; các vấn đề
Trang 15liên quan đến BĐG trên báo chí, truyền thông nhìn từ các khía cạnh phápluật, văn hóa, thực hành, Từ đó, đề xuất các giải pháp về chính sách, vềthực tiễn nhằm thúc day BĐG, góp phan loại bỏ bất BĐG trên báo chí,truyền thông.
ECUE (2023), "BĐG tai nơi làm việc — những câu chuyện và giải
pháp trong khu vực Việt Nam và trên thế giới", Nxb Phụ nữ Cuốn sách
gồm 5 phan: Phan 1: Giới thiệu các làn sóng nữ quyền phương Tây; Phan 2: Kiến tạo giới ở Việt Nam; Phan 3: Các van đề về giới ở nơi làm việc;
Phan 4: Khám phá tình hình thúc đây BDG ở noi làm việc của một số
doanh nghiệp tại Việt Nam; Phần 5: Kết luận và khuyến nghi.
2.2.2 Quoc té
Heidari, S., Babor, T.F., De Castro, P et alv (2016) "Sex and Gender
Equity in Research" Bộ hướng dan SAGER cung cấp cho các nhà nghiên cứu công cu dé chuẩn hóa cách báo cáo giới và giới tính trong công bố
khoa học, làm hướng dẫn cho các tác giả và người bình duyệt, phù hợp với
nhiều lĩnh vực nghiên cứu và cải thiện việc truyền đạt kết quả nghiên cứu
Một số dự án về giám sát giới và truyền thông được thực hiện ở quy
mô 71 quốc gia do Media Watch Canada tô chức năm 1995; Dự án giámsát truyền thông toàn cầu “Who make the news” (2000; 2010) tập trungxem xét số lượng, tần suất, khuôn mẫu giới, định kiến giới trong nội dung
sản phẩm truyền thông, van đề quan điểm, nhận thức, tiếng nói, sự hiển
diện của nam và nữ, hình ảnh bạo lực giới trên truyền thong, Các kết qua
nghiên cứu này đều cho thấy khuôn mau giới, định kiến giới là phổ biến trong các sản phẩm truyền thông trên thế giới.
Nghiên cứu về sự xuất hiện các hình ảnh nam - nữ trên truyền thông
của David Gaunlett (2003) cho rằng trong quá khứ, truyền thông đại chúngthường rập khuôn trong sự trình bày các vai trò giới So với phụ nữ, namgiới thường theo mẫu hình năng động, quyết đoán, thông minh Ngày nay,
Trang 16sự thể hiện vai trò giới trên truyền thông đã đa dạng hơn và bớt đi tính
khuôn mẫu so với quá khứ
Ngoài ra còn có các nghiên cứu của tổ chức ILO như: “Work,income and gender equality in East Asia” (2014) (Công việc, thu nhập vaBDG ở Đông A); “Gender Equality and Decent work selected ILOconventions and recommendations that promote Gender Equality as of
2012 (BDG và công việc quyết định đã chọn các công ước và khuyến nghị của ILO thúc day BDG ké từ năm 2012); hay cuốn “Rethinking Domestic
Violence A Training Process for Community activists” của tác gia Dipak Naker, Lori Michau (2014) (Suy nghĩ lại bạo lực gia đình Một qua trìnhđào tạo cho các nhà hoạt động cộng đồng) Cuốn sách gồm 4 phần: Nhậnthức giới và quyền, Hiểu sâu về bạo lực gia đình, phát triển các kỹ năng déphòng chống bạo lực gia đình; Hành động nhằm ngăn chặn bạo lực gia
đình.
Tuy trên thế giới và Việt Nam có không ít nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận văn của tác giả nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu về việc nghiên cứu về thực trạng thông điệp truyền thông về
BĐG trên báo chí ở Việt Nam hiện nay cũng như đề xuất những giải phápnhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong việc phản ánh, thông tin
về BĐG Nhu vậy, có thé thấy răng dé tài tác giả lựa chọn "Thông điệp
truyền thông về BĐG trên báo chí ở Việt Nam hiện nay" là rất cần thiết.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung khảo sát thực trạng truyền thông về BDG trên báo chí ở Việt Nam
hiện nay, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất một sốgiải pháp nâng cao chất lượng thông điệp truyền thông về BĐG trên báo
Trang 17chí ở Việt Nam trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào việc thúc dayBĐG ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận văn phải thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:
Một là: Hệ thông hóa, làm rõ những van đề lý luận về thông điệp
truyền thông BĐG trên báo chí
Hai là: Khảo sát, phân tích thực trạng thông điệp truyền thông về
BDG trên báo chí Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những thành công, hạn chế va
nguyên nhân.
Ba là: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thông điệptruyền thông về BĐG trên báo chí Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thông điệp truyền thông về BĐG
- Phạm vi nghiên cứu: báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, báo điện tử Phụ
nữ TP.HCM, báo điện tử Phụ nữ Thủ đô và tạp chí điện tử Phụ nữ mới
trong năm 2020 - 2021.
Sở di tac giả lựa chọn 4 tờ báo, tạp chí điện tử trên để khảo sát bởiđây đều là những tờ báo của giới nữ, có nhiệm vụ tuyên truyền về cácchính sách BĐG của Dang và Nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu
BĐG.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiễn hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ
yếu sau:
Phương pháp nghiên cứu tai liệu: Dé tài sưu tầm, hệ thống các tai liệunhư sách, báo, tạp chí khoa học, các văn bản pháp luật ban hành, các côngtrình nghiên cứu khoa học để đọc, tham khảo, hệ thống hóa những vấn đề
về lý luận về báo chí truyền thông; chủ trương, đường lối, chính sách và
10
Trang 18pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông: từ đó kế thừa,trích dẫn, đưa ra luận điểm về những vấn đề lý luận liên quan đến thôngđiệp truyền thông về BĐG trên báo chí ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng
nhằm sưu tầm các tác phâm báo chí có nội dung thông điệp truyền thông
về BĐG trên các tờ báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ TP.HCM, Phụ
nữ Thủ đô và tạp chí điện tử Phụ nữ mới trong năm 2020 - 2021; thống
kê, phân loại, phân tích, chứng minh băng chính các tác phẩm báo chí nàynhằm đánh giá thực trạng thông điệp truyền thông về BDG của các tờ báotrong diện khảo sát, rút ra những kết luận về thành công và hạn chế củacác tờ báo; đưa ra giải pháp thực thi để nâng cao chất lượng thông điệptruyền thông về BĐG trên báo chí ở Việt Nam Phương pháp này là
phương pháp mang yếu tố quyết định của luận văn Từ những tài liệu, con
số thống kê , tác giả sẽ có những đánh giá, phân tích làm rõ những đóng
góp của luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn gồm các nhà báo
có chuyên môn sâu liên quan tới đề tài, lãnh đạo các cơ quan báo chí có uy
tín, các chuyên gia, độc giả Mục đích của phương pháp này nhằm tìm ranhững phản hồi, chia sẻ, ý kiến khách quan về kỹ năng, thuận lợi và khókhăn, khi sáng tạo tác phâm báo chí có thông điệp truyền thông về bìnhđăng giới Từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế dé đưa ra giải pháp hợp lý, tối
ưu cho vấn đề này
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận khoa học Luận văn góp phần bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống lý
thuyết về truyền thông BĐG nói chung và thông điệp truyền thông vềBDG trên báo chí ở Việt Nam nói riêng Đồng thời, làm cơ sở cho nhữngnghiên cứu chuyên sâu hơn về truyền thông BĐG, trong đó công chúng là
11
Trang 19độc giả báo điện tử Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé sử dụng làmtài liệu phục vụ nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề, bài giảng, giáo trìnhcho công tác đảo tạo đội ngũ những người làm báo nói chung, báo điện tửnói riêng và các đơn vị làm truyền thông về BĐG.
Ý nghĩa thực tiễn của dé tài Nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò của hoạt động chuyên tải thông điệp về BĐG trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BBG cho người dân, từ đó giúp họ có những thay đổi tích
cực thé hiện quyền BDG trong xã hội Bên cạnh đó, đưa ra các đánh giá,khuyến nghị giúp các tổ chức, cá nhân làm truyền thông có thé tham khảo,điều chỉnh các chiến lược phát triển phù hợp, hiệu quả nhất Đặc biệt, hiểuhơn và có cách nhìn nhận chuẩn xác về hoạt động truyền tải thông điệp vềBDG trên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng.
7 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thông điệp truyền thông BĐG trên bao chí.
Chương 2: Thực trạng thông điệp truyền thông về BĐG trên báo chí
ở Việt Nam
Chương 3: Một số vẫn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượngthông điệp về BĐG trên báo chí ở Việt Nam trong thời gian tới
12
Trang 20Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THONG DIEP TRUYEN THONG
BINH DANG GIỚI TREN BAO CHÍ 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Thông điệp truyền thông
* Khái niệm truyền thôngTheo tác giả Tạ Ngọc Tấn: "Truyền thông là sự trao đổi thông điệpgiữa các thành viên hay nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau"[20].
Theo tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang:
“Truyền thông là một quá trình liên tục trao đôi hoặc chia sẻ thông tin, tinhcảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau dé dẫn đến sự thay đổi trongnhận thức và hành vi” [18].
Còn theo tác giả Nguyễn Văn Dững:"Truyền thông ở bình diện tổng quát được hiểu là quá trình liên tục trao đôi thông tin, tư tưởng, tình cảm,
chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp phầnnâng cao thay đôi nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và
hành vi của công chúng - nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu phát triển
bền vững"[7]
Từ các định nghĩa nêu trên, có thé thay, các tác giả déu thông nhấtkhái niệm về truyền thông ở các ý: Truyền thông là một quá trình liên tụctrao đổi thông tin Hoạt động truyền thông diễn ra ở nhiều cấp độ: cá
nhân, nhóm, đại chúng Mục dich truyền thông là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, nhờ đó đem lại sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi cua
cá nhân, nhóm xã hội.
Các phương tiện truyền thông này có sức lan tỏa rộng, phạm vi ảnh
hưởng và tác động lớn, thường xuyên đem đến cho công chúng nhữngthông tin mới, có tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý, quan tâm của công chúng,
từ đó có khả năng tạo ra những tác động, ảnh hưởng nhất định đến thái độ
13
Trang 21của công chúng Mặt khác, sự đa chiều ở đây thể hiện qua tính hiện đại củaphương tiện truyền thông hoạt động trên nhiều nên tảng ứng dụng côngnghệ hiện đại giúp công chúng có thể tương tác với tổ chức hoặc cá nhân
mà họ muốn đề cập
* Khái niệm Truyền thông đại chúngTruyền thông đại chúng được hiểu chung là phương pháp truyềnthông, chuyên tải thông điệp đến những nhóm đông người
Tác giả Đặng Thị Thu Hương cho rằng: Truyền thông đại chúng rađời và phát triển gắn liền gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, bịchi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật,công nghệ thông tin Để thực hiện được các hoạt động truyền thông trênphạm vi và quy mô rộng lớn cần có các phương tiện kỹ thuật tương ứng
[12].
Tác giả Ta Ngọc Tan co quan điểm: Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [20] Thực chất truyền thông đại chúng là phương pháp biểu hiện mới của hoạt động truyền thông trong xã hội với đối tượng tham gia là các
nhóm, cộng đồng xã hội, đáp ứng nhu cầu giao tiếp phổ biến, tạo ra hiệuquả ở quy mô, phạm vi xã hội rộng lớn.
Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Truyền thông đại chúng đượchiểu là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông
đảo công chúng xã hội nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo, tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo Nhân dân tham gia, giải quyết các vấn đề
kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra [6]
Như vậy, có thê hiểu “Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt
-thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội -thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng” Hay nói cách khác, truyền thông đại
14
Trang 22chúng là quá trình xã hội đặc thù, gồm 3 thành tố: Hoạt động truyền thông,các nhà truyền thông và công chúng, độc giả và khán, thính giả.
* Khải niệm thông điệp
Thông điệp: là một trong các yếu tố cơ bản trong quá trình truyềnthông Thông điệp là nội dung thông tin được trao đôi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận.
Theo The Missouri Group, tác gia của cuốn sách “Nhà báo hiện đại”:
“Với mỗi thông điệp bạn viết, trước hết bạn hy vọng đạt được điều gi, ngay
cả khi mục đích của bạn chỉ là thông tin"[25].
Tác giả Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang cho rằng:
“Thông điệp có thể bằng tín hiệu, ký hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóngtrên không trung hoặc bằng bat cứ tín hiệu nào mà người ta có thé hiểu vađược trình bay ra một cách có ý nghĩa” [18].
Nhà nghiên cứu Stuart Hall đề xuất cách hiểu thông điệp truyền thông theo cơ chế mã hóa và giải mã (Hall,1997) Stuart Hall chỉ ra: Thông điệp
truyền thông mang tính đa nghĩa và có rất nhiều cách hiểu Công chúng
thường giải mã thông điệp theo quan điểm riêng của họ Giai đoạn này các
nhà nghiên cứu chú ý tới tính tự do trong truyền thông đại chúng
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hăng: "Thông điệp làmột hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cu thé Hệ thống ký hiệunay là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận Hệ thống ký hiệu ấy có thé nói
là lời nói (tiếng động và âm nhạc), chữ viết, đường nét, màu sắc, cử chỉ,
thái độ" [7].
Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ýkiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kĩ thuật được mãhóa theo một hệ thống kí hiệu nào đó Hệ thống này phải được cả bên phát
và bên nhận cùng chấp nhận và có cùng cách hiểu - tức là có khả năng giải
mã Tiêng nói, chữ việt, hệ thông biên báo, hình ảnh, cử chỉ biêu đạt của
15
Trang 23con người được sử dụng dé truyền tải thông điệp Có thể khái quát: Thôngđiệp là thông tin cốt lõi, có mục đích, được biéu đạt bằng thứ ngôn ngữ quyước đê người cung câp và người tiêp nhận có thê hiêu được nhau Thông điệp cân thê hiện một cách cô đọng, đơn giản, bât ngờ, gây được cảm xúc cho người nhận.
* Khái niệm thông điệp truyền thôngTrong cuốn "Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản" của tác giả
Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb Thông tin và Truyền thông,
năm 2018, đã đưa ra khái niệm "thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu
có câu trúc chặt chẽ, có nghĩa, được dùng đê trao đôi giữa chủ thê và côngchúng/ nhóm đối tượng truyền thông"[7]
+ Nguồn: La yếu tố đưa thông tin đến và khởi họa quá trình truyền
thông Nguồn phát là một người hay một nhóm người có nội dung thông tinchia sẻ với người hoặc nhóm người kia.
16
Trang 24+ Thông điệp: Như khái niệm đã nêu ở trên thì hệ thống này phải
được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung một cách hiểu tức có khả năng mã hóa Tiếng nói, chữ viết, hệ thống âm thanh, điệu bộ,
-cử chỉ thé hiện của người được nhận và truyền tải thông điệp
+ Kênh truyền thông: Là những phương tiện, con đường và hình thức
chuyên tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng nhân Căn cứ theo tính
chất và đặc thức cụ thẻ, người ta phân chia truyền thông thành nhiều loại
khác nhau như: truyền thống cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đa
phương tiện, truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội
+ Người nhận: Là những đối tượng hoặc nhóm người tiếp nhận thông
điệp trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được đánh giátrên cơ sở sự thay đôi trong nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượngtiếp nhận cùng hiệu ứng xã hội mà truyền thông mang lại Trong quá trình
truyền thông, nguồn phát cùng đối tượng tiếp nhận có thê đổi chỗ cho nhau
dé phối hợp và tương tác với nhau Về mặt xã hội, nguồn phát thực hiện
hành vi trong quá trình truyền thông trước
+ Phan hồi/Hiệu quả: Là thông tin một chiều, là đầu ra của thông điệp
và đưa người nhận trở về nguồn phat Mach phản hồi là do lường hiệu quacủa hoạt động truyền thông
+ Nhiễu: Là yếu tố tạo ra sự thay đôi không được dự đoán trước trong
quá trình truyền thông (tiếng ồn, âm thanh, các yếu tố tâm lý, kĩ thuật )
dẫn đến việc thông điệp, thông tin bị bóp méo.
+ Hiệu lực: Có thé hiểu là yếu tố tạo ra được sự quan tâm cho công
chúng - nhóm đối tượng truyền thông
+ Hiệu quả: Là các tác động tích cực trong nhận thức, thái độ và hành
vi của công chúng — nhóm do truyền thông gây ra, phù hợp với mong muốn
của nhà truyền thông Hiệu lực và hiệu quả có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ
với nhau.
17
Trang 25Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, thông điệp truyềnthông không chỉ cần đơn giản, dé hiểu, chính xác mà còn phải hấp dẫn.Tình trạng tràn ngập thông tin khiến công chúng bị quá tải trong khi khảnăng sự chú ý của con người lại có hạn Tình trạng quá tải thông tin chính
là một loại nhiễu môi trường khiến thông điệp có thé không đến được vớicông chúng mục tiêu.
* Đơn giản, dễ hiểu Thông điệp truyền thông trước hết cần đơn giản, dé hiểu, phù hop với
năng lực tiếp nhận của công chúng Muốn vậy, nhà truyền thông cần đặtmình vào vị trí của công chúng và trả lời được một số câu hỏi như: Côngchúng cua minh là ai? Họ có trình độ học vấn như thế nào? Năng lực tiếpnhận của họ ra sao? Họ có đặc điểm gì về nhu cầu và điều kiện tiếp nhậnthông tin? Họ có mối quan tâm gi đối với chính sách?
Việc trả lời đầy đủ các câu hỏi trên đây sẽ giúp cho nhà truyền thông
đưa ra thông điệp phù hợp với công chúng mục tiêu Thông điệp đưa ra
phải căn cứ vào năng lực tiếp nhận của công chúng, chứ không phải từ vị trí của nhà truyền thông Nếu công chúng có trình độ học vấn thấp, nhà
truyền thông phải sử dụng ngôn ngữ dé họ có thé hiểu được Điều này đặcbiệt quan trọng, nhất là đối với công chúng tại các vùng dân tộc thiểu sốhoặc các nhóm công chúng có điều kiện học tập khó khăn
* Chính xác
Thông điệp truyền thông phải trung thực với nội dung cốt lõi của vấn
đề Việc xây dựng thông điệp truyền thông đơn giản, dễ hiểu không có
nghĩa là cung cấp thông tin một chiều, hoi hot, phiến diện Nhà truyền
thông chịu trách nhiệm trước công chúng về những thông tin mà mình cung
cấp Những thông tin đó phải là những thông tin được kiểm chứng, có cơ
sở và dang tin cậy.
18
Trang 26Dé thông điệp truyền thông chính xác, nhà truyền thông cần tìm hiểu,nghiên cứu đầy đủ về chính sách; đề cập đến các mặt khác nhau của chínhsách một cách toàn diện, đa chiều và tránh bóp méo thông điệp vì lợi ích cánhân hay do bị người khác chi phối Nhà truyền thông cần đề cập đến các
mặt, các chiều hướng và quan điểm khác nhau liên quan đến chính sách
thay vì thông tin một chiều Ý kiến, đánh giá, phản hồi của các bên liên
quan cần được đưa ra một cách day đủ, trung thực dé công chúng có cơ sở
đánh giá.
* Hap danThông điệp truyền thông dù chính xác nhưng khô khan sẽ không théthu hút được sự chú ý của công chúng Hiện nay, với sự bùng nồ thông tin,
đặc biệt là thông tin trên internet, công chúng dé bị quá tải thông tin Bên
cạnh đó, sự chú ý của công chúng dễ bị phân tán hơn bao giờ hết Công
chúng, nhất là công chúng trẻ dé bị cuốn hút bởi thông tin giải trí, giật gân.
Chính vì vậy, thông điệp chính sách không chỉ cần đơn giản, dễ hiểu, chính
xác mà còn phải hấp dẫn, lôi cuốn.
1.1.2 Bình đẳng giớiTheo Liên hợp quốc, BĐG có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởngnhững điều kiện như nhau đề thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơhội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung
Tại Điều 5, Luật BĐG: “BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của
sự phát triển đó”.
Dựa vào điều luật trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản BĐG là sự đảm
bảo mọi người đều được đối xử công bang, có các cơ hội và quyền lợitương đương, không phân biệt giới tính.
19
Trang 27Việc này đòi hỏi sự thừa nhận và tôn trọng những đặc điểm giống vàkhác nhau giữa nam và nữ Đồng thời, đảm bảo rang cả hai giới đều đượcđánh giá bằng những tiêu chuẩn và yêu cầu công băng như nhau.
Nội dung của BĐG:
Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm hướng đến BDG thé hiện rõ trong “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW) Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 18/12/1979, nước thứ 20 thông qua ngày 3/9/1982 Từ năm 1981 đến
nay, công ước có hiệu lực như một hiệp ước quốc tế Cho đến nay đã cótrên 150 quốc gia cam kết thực hiện điều khoản của công ước Chính phủViệt Nam ký công ước ngày 29/7/1982.
BĐG được đề cập một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội Tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia
mà trong lĩnh vực cụ thé của bình đắng nam nữ có thé được nhắn mạnh
hơn.
Tuy nhiên bình đăng thật sự và đầy đủ giữa 2 giới không loại trừ hayxem nhẹ bất cứ một lĩnh vực nào Ý nghĩa của nó không chỉ là tạo điềukiện cho phụ nữ hội nhập đầy đủ vào xã hội vì lợi ích của nó không chỉ tạođiều kiện cho phụ nữ mà thông qua đó còn tạo điều kiện cho sự phát triểnhài hòa của gia đình và xã hội, vì lợi ích và tiễn bộ của xã hội trong đó có
Trang 28tính đến xuất phát điểm khác nhau và điều kiện khác nhau giữa nam và nữthì khó có thé đạt tới BĐG.
BĐG thực tế là kết quả của việc áp dụng các nguyên tắc bình đăng đãđược nêu trên văn bản cũng như duy trì một số tập quán tôn trọng phụ nữ
đã có trong xã hội BBG trong thực tế là những lợi ích thiết thực mà phụ nữ gặt hái được trên cơ sở bình đắng quyền với nam giới.
Các mục tiêu về BĐG giai đoạn 2021-2030
Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Chiến lược
quốc gia về BBG giai đoạn 2021 — 2030 đã dé ra 06 mục tiêu cụ thé về cáclĩnh vực như sau:
Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính triChỉ tiêu: Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan
quan ly Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là
nữ.
Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinh tế, lao động
Chỉ tiêu 1: Tang ty lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50%
vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.
Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nôngnghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm
2025 và dưới 25% vào năm 2030.
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất
27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Mục tiêu 3: Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo
lực trên cơ sở giới
Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc
trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025
và 1,4 lan vào năm 2030 so với nam giới.
21
Trang 29Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạolực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhấtmột trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm
2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được pháthiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn
Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về
được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa
nhập cộng đồng
Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp
xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phóvới bao lực trên cơ Sở gidi.
Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tếChỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé trai/100 bé gái sinh ra
sống vào năm 2025 và 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2030.
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 42/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2025 và xuống dưới 42/100.000 vào năm
2030.
Chỉ tiêu 3: Tỷ suất sinh ở vị thành niên giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụ nữxuống 18/1.000 vào năm 2025 và đưới 18/1.000 vào năm 2030
Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một
cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyên giới đạt 40% vào năm 2025 va 70% vào
năm 2030.
Mục tiêu 5: Trong lĩnh vực giáo dục, đào tao
Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đăng giới được đưa vào chương trình
giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức
ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.
22
Trang 30Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thànhgiáo dục tiêu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025
và 90% vào năm 2030.
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc
hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30% vào năm 2025 và 40% vào
năm 2030.
Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạtkhông dưới 50% từ năm 2025 trở đi Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người cótrình độ tiến sĩ đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030
Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thôngChỉ tiêu 1: Phan dau đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân
số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình dang giới.
Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ
quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật
thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đăng giới.
Chỉ tiêu 3 Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị tran mỗi quý có ít
nhất 04 tin, bài về bình đăng giới trên hệ thống thông tin cơ sở
Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trungương và địa phương có chuyên mục, chuyên dé nâng cao nhận thức về bìnhđăng giới hàng tháng
1.1.3 Hệ thống khái niệm liên quan đến BĐG
* GiớiGiới theo nghĩa khái quát, là khái niệm đề cập đến mối quan hệ giữa
nam giới và phụ nữ và các đặc tính được xã hội gắn cho từng nhóm Nói
cách khác, có thé coi giới là những đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữtrong tat cả các mối quan hệ xã hội
* Khuôn mâu giới
23
Trang 31Khuôn mẫu giới là khái niệm để chỉ các nguyên tắc định hướng choviệc nam hay nữ làm gì và xã hội mong muốn họ nên làm gì Nói cách
khác, khuôn mẫu giới là những kỳ vọng xã hội quy định hành vi nào được
coi là phù hợp đối với nam giới và nữ giới Ví dụ như: “đàn ông xây nhà,
đàn bà xây tô ấm”, “thiên chức của phụ nữ là làm mẹ, làm vợ”, “đàn ông là
trụ cột gia đình”, “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”
là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thé nào đó
gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
* Kỳ thị
Kỳ thị là sự phân biệt đối xử đối với một nhóm người, một địa điểm
hoặc một quốc gia có thể xác định được Sự kỳ thị làm tôn thương mọi người băng cach tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận, thay vì tập trung vào giải
quyết vấn đề đang xảy ra
* Phân biệt đối xửPhân biệt đối xử là việc đối xử không công băng đối với một cá nhânhoặc một nhóm người dựa trên các đặc điểm như giới tính, tuổi tác, dân
tộc, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, tình dục, nguồn gốc xã hội hoặc bất kỳ đặc điểm cá nhân hoặc nhóm nào khác.
* Long ghép giới Lồng ghép van đề BDG (Lồng ghép giới) là biện pháp nhằm thực hiện
mục tiêu BĐG Đó là việc tính đến nhu cầu và mối quan tâm của nữ giới vànam giới trong quá trình xây dựng, thực hiện và kiểm tra, giám sát từngchính sách, chương trình, dự án, hoạt động nhằm xóa bỏ bất BĐG
24
Trang 321.1.4 Thông điệp truyền thông bình đẳng giớiThông điêp truyền thông BĐG là quá trình trao đổi, chia sẻ liên tụcnhững thông tin về BDG giữa chủ thé truyền thông với công chúng nhằmlàm thay đôi nhận thức, thái độ, hành vi và tạo ra sự đồng thuận trong xãhội về hoạt động BĐG.
Nhu vậy, thông điệp truyền thông BĐG gồm các yếu tố: Chủ thé
truyền thông (ai truyền thông về BĐG), khách thé truyền thông (truyền thông BDG đến/với ai), nội dung thông điệp truyền thông và phương pháp
truyền thông
Chủ thể truyền thông: Nơi phát ra nguồn thông tin về BĐG, có thể là
cá nhân, tô chức quản lý, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về BĐG Ngoài các cơ quan truyền thông đại chúng, hội nhà báo các cấp, chủ thể
truyền thông BĐG còn là các cơ quan như Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam,
Liên hiệp Hội Phụ nữ các tỉnh, thành phố, `
Khách thé truyền thông chính là công chúng tiếp nhận thông tin BĐG
ở mọi tầng lớp Nhân dân
Nội dung thông điệp truyền thông: Nội dung thông điệp truyền thông
BĐG phải bao phủ được mọi hoạt động của BĐG.
Phương pháp truyền thông: Thông qua các phương tiện truyền thôngdai chúng va qua các hình thức khác như sự kiện, hội nghị, hội thảo, taphuấn về BĐG
1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vẫn đề BĐG
1.2.1 Quan điểm, đường lỗi của Đảng vì sự tiễn bộ của phụ nữ và
bình đẳng giới
Quan điểm “Nam, nữ bình quyền” của Dang và Bác Hồ được xác địnhngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 Sau khi thành lậpĐảng, ngày 20/10/1930, Đảng đã thành lập tô chức Hội phụ nữ với chức
25
Trang 33năng tập hợp phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc và bảo vệ lợi ích cho phụ
nữ.
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra trong nhữngnăm tháng ác liệt, ngày 10/01/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
Nghị quyết số 152 - NQ/TW về một số van đề tô chức lãnh đạo công tác
phụ vận, chỉ rõ: “Tư tưởng phong kiến đối với phụ nữ còn tồn tại khá sâu
sắc trong một số cán bộ, đảng viên, kề cả cán bộ lãnh đạo Thé hiện rõ nhất
tư tưởng hep hoi, “trọng nam khinh nữ”, chưa tin vào khả năng lãnh đạo va
khả năng quản lý kinh tế của phụ nữ, chưa thấy khó khăn trở ngại của phụ
nữ một cách thoả đáng; các trường lớp tập trung cần tổ chức nhà trẻ, lớp
mẫu giáo dé chị em có con nhỏ gửi cháu;
Bước vào thời kỳ đổi mới, ngày 12/7/1993 Bộ Chính trị ban hành Nghịquyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữtrong tình hình mới Nghị quyết nhắn mạnh: Xây dựng và sửa đổi, hoànchỉnh các pháp luật, chính sách xã hội có liên quan đến phụ nữ và lao động
nữ ; có chủ trương, chính sách phù hợp đối với phụ nữ dân tộc ít người,
phụ nữ tôn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương về
một số van dé công tác cán bộ nữ trong tình hình mới khang định: Cần xâydựng Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung vả cán
bộ nữ nói riêng ; chú trọng dao tạo đội ngũ cán bộ nữ làm công tác khoa
26
Trang 34học - kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, hành chính, quản lý nhà nước, cán bộ nữdân tộc ít người, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa Các trường lớp đào tạo, bôidưỡng của Đảng, Nhà nước và các đoàn thê khi chiêu sinh cần có quy định
tỷ lệ nữ một cách thỏa đáng, đưa vào chương trình đào tạo những kiến thức
về giới ”.
Quan điểm, đường lối của Đảng vì sự tiến bộ của phụ nữ và BĐG còn
được thé hiện rõ nét qua các Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Đốivới phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đăng giới, bồidưỡng, dao tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách déphụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở
các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều
kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục
khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chat, tinh thần
thực hiện bình đăng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò củangười công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của conngười Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các
hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp Chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em Bồ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, xâm
hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”
Đặc biệt, ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Nghịquyết số 11-NQ/TU về công tác phụ nữ thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa,
27
Trang 35hiện đại hóa Nghị quyết xác định 4 van dé tập trung lãnh đạo một cáchđồng bộ, toàn diện, lâu dài; mang tính chiến lược sâu sắc:
Thứ nhất, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao địa
vị phụ nữ, thực hiện bình đăng giới trên mọi lĩnh vực chính tri, kinh tế, vănhóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
Thứ hai, công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng miền,
phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo va khả năng đónggóp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc, dé phát triển đất nước; đồng thời chăm lo cho phụ nữ tiến
bộ về mọi mặt, quan tâm day đủ quyên và lợi ích hợp pháp chính đáng déphụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động,người mẹ, người thầy đầu tiên của con người
Thứ ba, xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
Thứ tư, công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính tri, củatoàn xã hội và từng gia đình Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủyđảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước cáccấp, vai trò chủ thé là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp HLHPNVN
Trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư
và biến động nhiều mặt của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, ngày
20/01/2018, Ban Bi thư Trung ương Đảng tiếp tục ban hành Chỉ thị số CT/TW về “Tiếp tục day mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” Day
21-là sự cập nhật kịp thời đường lối của Đảng đối với công tác phụ nữ khi điều
kiện thực tiễn của cách mạng có sự biến động.
28
Trang 36Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định:
“Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống, tỉnh thần của phụ nữ, thực hiệnBDG, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tai năng Nghiên cứu, bổ sung vàhoàn thiện luật pháp và chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơhội dé phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm cua mình trong gia đình
và xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định:
“Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát
vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ Xây dựng người phụ nữ Việt Namthời đại mới Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầuphát trién bền vững và hội nhập quốc tế Tăng cường các chương trình phattriển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc thiêu số, miền núi Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đăng giới Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội; các hành vi bạo lực,
mua bán, xâm hại phụ nữ Việt Nam”.
Đảng sớm nhận thấy vai trò, tiềm năng của phụ nữ, xuyên suốt từ khithành lập Đảng đến nay, Đảng ta đã luôn đánh giá cao sự đóng góp của phụ
nữ và đề ra nhiệm vụ lãnh đạo, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng
to lớn, thực hiện nam nữ bình đăng
1.2.2 Pháp luật, chính sách của Nhà nước về BBG
Cho đến nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam cũng như của các cơ quan truyền thông về các vấn đề liên quan đến giới,
BDG Nói cách khác, pháp luật Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp
ly tương đối đầy đủ nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự,
uy tín, nhân phẩm của công dân Qua đây cho thấy, Đảng và Nhà nước ta
đã đã nhận thức được thực trạng của van đề BĐG đang tồn tại ở Việt Namhiện nay, đặc biệt quan tâm trong việc đấu tranh cho BĐG trong đó phải kế
29
Trang 37đến đến Luật BĐG ra đời từ năm 2006 nhăm củng cố thêm những văn banpháp lý quan trọng trước đó, thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Namtrong việc đạt được BĐG.
Luật BĐG được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 đã quy định sựBĐG trong 8 lĩnh vực cơ ban trong đời sống xã hội: Chính tri, kinh tế, laođộng, hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản, văn hóa khoa học công nghệ,
giáo dục dao tạo và y tế.
Từ đó đến nay Việt Nam luôn nỗ lực tiếp tục trên con đường nhằm xóa
dan sự bat BDG, tình trang bao luc gia dinh Diéu nay tiếp tục được khăngđịnh trong các chiến lược và chương trình quốc gia khác nhau như: Chiếnlược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2010, chương trình hành độngquốc gia VÌ su tiễn bộ của phụ nữ, Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn
2010 — 2020 Trong các văn bản pháp luật gồm: Luật BDG đã được Quốc
hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày
1/7/2007; Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật BĐG; Luật Phòng chống BLGD số
2/2007/QH12, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày
21/11/2007 đã đề cập đến vai trò của báo chí đối với việc tăng cường nhậnthức của cộng đồng về Bao lực gia đình; Chiến lược quốc gia về BĐG vaphòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2020-2025.
Ngày 23/10/2021, Thủ tướng chính phủ phê quyệt Quyết định số
1790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình Truyền
30
Trang 38Thời gian qua, Việt Nam liên tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lýlàm cơ sở giải quyết các vấn đề về bình đăng giới như Quốc hội đã banhành Hiến pháp năm 2013, 7 bộ luật, 161 luật; Ủy ban Thường vụ Quốchội ban hành 15 pháp lệnh, trong đó có khoảng 45 bộ luật, luật có liên quan
đến vấn đề bình đăng giới; Chính phủ ban hành 1.413 nghị định; xem xét lồng ghép van dé bình đăng giới theo quy định của Luật BDG và Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việt Nam cũng đã thông qua Nghị quyết 1325 của Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc về Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh vàcác Nghị quyết liên quan khác Việt Nam đã phê chuẩn 7 trong số 9 côngước nhân quyền cốt lõi, với các điều khoản toàn điện về chống phân biệt
đối xử.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành Chương trình phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục thực
hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ Sở giới,
nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên
CƠ SỞ ĐIỚI.
1.3 Vai trò của báo chí trong việc truyền thông về BĐG
Báo chí, truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong truyền thôngnhững vấn đề liên quan đến BĐG Thực tiễn cho thấy, báo chí là phương
tiện rat quan trọng chuyên tải nội dung về BĐG đến Nhân dân Giúp Nhân dân có thêm những kiến thức, cũng như những kỹ năng dé đấu tranh cho
BĐG.
Vai trò thông tinBáo chí đã làm tốt việc tuyên truyền, giải thích đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đê toàn Đảng, toàn dân quán
31
Trang 39triệt sâu sắc và nhất trí cao với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước.
Bằng những tác phâm báo chí đa dang, giàu sức thuyết phục, báo chí đãtruyền bá hệ tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Cách mạng
Việt Nam đó là chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; giúp cho
toàn xã hội nhận thức đúng dé thống nhất tư tưởng, hành động, không có
khoảng trống dé các luận điệu thù địch lung lạc.
Tất cả những thông tin quan trọng về các sự kiện trên thế giới và trong
nước được báo chí cung cấp đầy đủ, kịp thời, mang tính định hướng dưluận để giúp cho công chúng hiểu đúng, nhận thức đúng, tránh những hiểubiết sai lệch
Vai trò định hướngBáo chí thông tin, tuyên truyền, giải thích rõ những nội dung cơ bản vềLuật BĐG, những kiến thức về giới, BĐG, làm rõ sự cần thiết, mục đích
của việc phải tiễn tới BĐG trong xã hội.
Báo chí vạch trần các biểu hiện, các vụ việc tiêu cực về bạo lực giới, bat
BĐG đang tồn tại trong gia đình, nơi làm việc, trong các chính sách, chế độlương thưởng Qua đó nâng cao tinh thần cảnh giác, tham mưu với các
cơ quan có thầm quyên dé ra luật nhằm ngăn chặn bất BDG trong xã hội
Báo chí luôn bám sát thời sự, thông tin thời sự, đưa đến cho độc giảnhững thông tin nhanh nhất, nóng nhất vào bất ké thời gian nào Đồng thời
điểm mạnh nhất của báo chí là sự tương tác giữa nhà báo, các chuyên gia
và độc giả, cung cấp cho độc giả những kiến thức cũng như giải đáp nhanh
nhất những thắc mắc, nhận lại được phản hồi đánh giá của độc giả và
những vấn đề nóng đang được nhiều người quan tâm Với khả năng lưu trữ
tốt, tính tiện dụng có thể đọc mọi lúc mọi nơi, đồng thời làm cầu nối bạnđọc, công chúng cũng như cơ quan công quyền Mặt khác, báo chí cũng đãhuy động được trí tuệ của đông đảo đội ngũ chuyên gia, trí thức, các tầng
32
Trang 40lớp Nhân dân tham gia vào giám sát phản biện xã hội, góp phần giải quyếtcác vấn đề chung của mọi lĩnh vực đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị,văn hóa — xã hội.
Vai trò giảm sát và phản biện xã hội
Báo chí đã tham gia khá hiệu quả trong việc giám sát và phản biện xã
hội các lĩnh vực đời sống xã hội, từ hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách công, đến các vấn dé về kinh tế, văn hóa — xã hội.
Quá trình tương tác trên báo chí nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so
với các loại hình truyền thông khác Ngay sau mỗi tác phẩm đăng tải trêntrang báo chí đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tươngtác khác như feedback (nhận xét phản hồi), vote (bỏ phiếu), email, forum(diễn dan), rất tiện cho độc gia dé dàng đóng góp ý kiến của mình Điềunày khó thấy trên truyền hình, phát thanh
Với những thế mạnh đó, báo chí khang định vai tro thực hiện chức nang
giám sát và phản biện xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là
trong công tác đấu tranh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như dau tranh phòng chống tác động tiêu cực của van đề BĐG
hiện nay.
1.4 Nội dung và hình thức thông điệp truyền thông về BĐG
1.4.1 Nội dung
Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung thông
điệp truyền thông về BDG bao gồm:
Một là, Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
BĐG.
Các bài viết về nội dung này sẽ truyền tải đến cho độc giả những tư
tưởng chủ đạo của Dang và Nhà nước về BĐG được thé hiện qua các vănkiện của Đảng, Nghị quyết các cấp, các văn bản quy phạm pháp luật,
33