1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí báo CHÍ cần THƠ với VIỆC THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH tế THUỶ sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HIỆN NAY

164 488 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tàiNhư chúng ta đã biết tổng diện tích nuôi trông thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Qua khảo sát có tới 500.000 ha diện tích xác định là có điều kiện thuận tiện nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nước ngọt được phân bổ rộng khắp các tỉnh, thành như: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Đây là diện tích nước ngọt vô cùng rộng lớn và phong phú so với cả nước.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÁO CHÍ CẦN THƠ VỚI VIỆC THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH

TẾ THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HIỆN NAY

(Khảo sát Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình

thành phố Cần Thơ năm 2014)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số : 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố hiện nay.(Khảo sát Báo Cần Thơ, Đài Phát

thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ năm 2014) là công trình nghiên cứukhoa học nghiêm túc riêng của tôi với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Trí Nhiệm.Các số liệu kết quả khảo sát nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực vàchưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan về các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc Tôi chịu trách nhiệm với Luận văn của mình

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2015

Tác giả

Trang 3

- WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

- NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản

- Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

- KTTS : Kinh tế thuỷ sản

- HACCP: (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được

dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), lànhững nguyên tắc

- ISO 9000: Tổ chức đánh giá chứng nhận ISO 9000 cấp quốc tế uy tín

Chất lượng

- SA 8000: là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội do

Hội đồng công nhận

- ISO 14000 : Là hệ thống quản lý để kiểm soát các yếu tố liên quan.

- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

- VietGAP:(là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices)

có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sảnphẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi

Trang 6

1.1 Báo chí với việc thông tin kinh tế thuỷ sản 12

1,2 Vai trò của báo chí đối với việc phát triển kinh tế thuỷ sản 20

1.3 Tiêu chí đánh giá báo chí phát triển kinh tế thuỷ sản và những yêu cầu đặt ra .33

Tiểu kết Chương 1: 45

Chương 2: Thực trạng báo chí Cần Thơ thông tin phát triển kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố 47

2.1 Khái quát về chính trị - xã hội và kinh tế, kinh tế thuỷ sản của thành phố Cần Thơ 47

2.2 Giới thiệu cơ quan báo chí Cần Thơ 56

2.3 Thực trạng báo chí Cần Thơ thông tin phát triển kinh tế thuỷ sản 59

2.4 Thành công và nguyên nhân hạn chế của báo chí Cần Thơ thông tin kinh tế thuỷ sản 75

Tiểu kết Chương 2: 83

Chương 3: Những vấn đề đặt ra, giải pháp và kiến nghị 85

3.1.Một số vấn đề đặt ra đối với việc thông tin kinh tế và thông tin kinh tế thuỷ sản trên báo chí Cần Thơ 85

3.2 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thông tin kinh tế thuỷ sản trên báo chí Cần Thơ 91

3.3 Một số kiến nghị 99

Tiểu kết Chương 3: 102

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết tổng diện tích nuôi trông thuỷ sản ở đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước.Qua khảo sát có tới 500.000 ha diện tích xác định là có điều kiện thuận tiệnnuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nước ngọt được phân bổ rộng khắp các tỉnh,thành như: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,Đồng Tháp, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ Đây là diện tích nước ngọt vôcùng rộng lớn và phong phú so với cả nước

Hiện nay, tổng diện tích nuôi cá tra khu vực ĐBSCL (số liệu thống kêđến ngày 15/11/2014) là 5.438 ha với sản lượng đạt 1,068 triệu tấn, kimngạch xuất khẩu đạt 1,53 tỷ USD Trong số đó thành phố Cần Thơ là mộttrong tỉnh, thành khu vực ĐBSCL có diện tích nuôi cá tra được quy hoạchmột cách tổng thể về phát triển thuỷ sản với thời gian qua, đặc biệt là con cátra được Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương rấtquan tâm Để phục vụ kịp thời chế biến mặt hàng xuất khẩu cá tra, ĐBSCL đãxây dựng hơn 100 nhà máy, xưởng chế biến thuỷ sản Cần Thơ cũng nằmtrong chuỗi hoạt động cung cấp mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu cá tra

Những năm qua,Việt Nam đã chủ động hòa nhập với nền kinh tế thịtrường thế giới, mặt hàng xuất khầu thuỷ sản được xác định là mặt hàng chiếnlược Do đó phát triển nuôi trồng thuỷ sản được Chính phủ Việt Nam và các

Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến các tỉnh, thành khu vực đồng ĐBSCL đãtriển khai thực hiện, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế thuỷ sản, nâng caokim ngạch xuất khầu Như chúng ta đã biết thành phố Cần Thơ trực thuộcTrung ương là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL, so với cả nước

Trang 8

Cần Thơ có tốc độ phát triển nhanh về diện tích nuôi thuỷ sản, đặc biệt là pháttriển diện tích cá tra

Vấn đề đang đặt ra làm sao các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, những

hộ nuôi thuỷ sản tiếp cận thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm và ổn địnhgiá cả là cơ sở thông tin dự báo có khả năng mang tính bền vững nuôi thuỷsản hiện nay Các cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ cũng tỏ rõ quanđiểm xác định rằng, phát triển kinh tế thuỷ sản là một trong những mũi nhọnkinh tế định hướng lâu dài gắn với thực hiện chương trình phát triển kinh tế -

xã hội ở địa phương Tuy nhiên, những năm gần lại đây xuất khẩu mặt hàngthuỷ sản của Việt Nam nói chung, xuất khẩu thuỷ sản của Cần Thơ nói riêng

đã diễn biến bất cập về việc mở rộng thị trường xuất khẩu trên trường quốc tế

Để thực hiện tốt công tác xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Namnói chung và Cần Thơ nói riêng, vì mục tiêu chiếm lĩnh thị trường quốc tế vàtạo ra cơ hội mới cho các hộ nuôi thuỷ sản ngày càng phát triển bền vững theo

mô hình kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ

Do đó, báo chí có vai trò rất quan trọng với việc thông tin kinh tế nói chung

và kinh tế thuỷ sản nói riêng

Tuy nhiên, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện Nghị định 36đến nay vẫn nảy sinh tình trạng băn khoăn của các doanh nghiệp và các cơquan quản lý của Nhà nước làm sao thực hiện tốt Nghị định này vẫn là câuchuyện thời sự mà người nuôi trồng thuỷ sản lẫn doanh nghiệp chế biến thuỷsản đang trông chờ từ các cơ quan chức năng quản lý tầm vĩ mô Đề tài nàytác giả nghiên cứu nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong

đó có vai trò của báo chí thông tin đến với công chúng liên quan tới sảnphẩm và tiêu thụ sản phẩm vận hành trong cơ chế thị trường hiện nay

Được biết, đến nay sản phẩm cá tra của Việt Nam đã xuất khẩu tới 150quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm có thị trường EU, Hoa Kỳ, Braxin, Trung

Trang 9

Quốc, Hồng Kông và ASEAN Trên cơ sở này, sản phẩm xuất khẩu mặt hàngthuỷ sản những năm qua đã chứng tỏ chất lượng tốt cung cấp cho người tiêudùng trong nước và quốc tế, đã và đang khằng định thương hiệu của mìnhngày càng chiếm lĩnh thị trường Tuy nhiên, ngày nay thị trường quốc tế đòihỏi chất lượng sản phẩm cần tuân thủ theo quy trình nuôi mô hình VietGAP,truy suất nguồn gốc nuôi cá có địa chỉ đáng tin cậy Chính vì vậy, đòi hỏi các

hộ nuôi thuỷ sản (cá tra) thực hiện đúng quy trình nuôi cá, từ khâu chọn giốngđến diện tích nuôi thuỷ sản đảm bảo kỹ thuật nuôi cá tra đạt chất lượng theotiêu chuẩn xuất khẩu như ISO9000, HACCP, ISO14000, SA8000; mặt hàngthuỷ sản xuất khẩu cũng áp dụng tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis CritiControl Point) được xem là hệ thống phân tích mối nguy cơ và xác định điểmkiểm soát trọng yếu trong chất lượng của sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Dovậy, vai trò của báo chi Cần Thơ thông tin các vấn đề được nêu ở trên là cầnthiết, góp phần quảng bả thương hiệu sản phầm và phát huy vai trò báo chítrong việc giám sát các hoạch định chính sách, chủ trương phát triển kinh tế ởđịa phương

Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu về báo chí thông tin trên lĩnh vực kinh tế,đặc biệt kinh tế thuỷ sản chưa có nhiều công trình Do đó, tác giả lựa chọnnghiên cứu đề tài có tựa đề: Báo chí Cần Thơ với việc thông tin phát triểnkinh tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố hiện nay (khảo sát Báo Cần Thơ, ĐàiPhát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ năm 2014)

Đây là đề tài khảo sát có tính chuyên sâu nghiên cứu thực trạng mốiquan hệ giữa cơ quan truyền thông trong đó có báo chí Cần Thơ, nhằm đánhgiá đúng thực chất công tác thông tin kinh tế thuỷ sản trong năm 2014 trênBáo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ

Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần vào công tác báochí ngày càng phát triển gắn với kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ; có thêm cơ sở

Trang 10

dữ liệu tham khảo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như đánh giá nhữngnguyên nhân, kết quả đạt được và những mặt tồn tại trong công tác hoạt độngbáo chí ở Cần Thơ năm 2014.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ nói riêng vàkinh tế thuỷ sản trong cả nước nói chung được xem là vấn đề phát triển kinh

tế thuỷ sản mang tầm vĩ mô có liên quan đến sự phát triển cả vùng ĐBSCLchứ không riêng lẻ vì phát triển ở thành phố Cần Thơ Do vậy, các công trìnhnghiên cứu khoa học và các đề án phát triển kinh tế thuỷ sản liên quan tớiLuận văn nghiêu cứu như sau

Nhóm đề tài khoa học liên quan tới phát triển kinh tế thuỷ sản

Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới Luận văn như: đề tài

“Liên kết kinh tế giữa nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ởĐBSCL trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp” củaThs Lê Đào Thanh Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Họcviện Chính trị khu vực IV thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đề tài này đã khái quát tình hình liên kết kinh tế giữa nuôi trồng, chế biến vàtiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở ĐBSCL gồm các tỉnh An Giang, thành phố CầnThơ và Đồng Tháp trong xu thế hội nhập quốc tế Ngoài ra, đề tài cũng khảosát tình hình nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL; phântích những vấn đề liên kết kinh tế trong việc nuôi trồng, chế biến và tiêu thụsản phẩm thuỷ sản Qua nghiên cứu tham khảo đề tài đã góp phần cho bảnthân nhìn nhận vai trò của Nhà nước liên kết kinh tế với các doanh nghiệptrong việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá tra

Luận án tiến sĩ: “Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực NamTrung bộ” của Trần Khắc Xin, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm

2014 Luận án đã nghiên cứu vấn đề nuôi trồng thuỷ sản đẩy mạnh công tác

Trang 11

xuất khẩu ở khu vực phía Nam gồm các tỉnh, thành duyên hải miền TrungNam trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa) Luận án đã khảo sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại các tỉnhduyên hải miền Trung Nam trung Bộ và đề cập đến nuôi trồng thuỷ sản gắnvới nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu thuỷ sản;vấn đế quy hoạch phát triển thuỷ sản, môi trường nuôi trồng thuỷ sản, vấn đềthị trường và tiêu thụ sản phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm Qua tham khảoLuận án đã góp phần nâng cao kiến thức nhằm thực hiện tốt Luận văn này

Nhóm nghiên cứu nền tảng kiến thức khoa học liên quan đến phát triển kinh tế thuỷ sản

Đáp ứng rào cản phi thuế quan đẩy mạnh xuất khẩu bền vững mặthàng thuỷ sản Việt Nam của GS,TS.Đỗ Đức Bình – TS.Bùi Huy Nhượng,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2009 Cuốn sách góp phần vàoviệc nghiên cứu sâu các ràng buộc thương mại của quốc tế liên quan đến quyđịnh xuất khẩu thuỷ sản, các vấn đề chất lượng sản phẩm gắn các luật lệ vềquan hệ kinh tế quốc tế Các quy định quốc tế về rào cản phi thuế quan, quyđịnh của các nước mà mỗi khi xuất khẩu thuỷ sản doanh nghiệp cần biếtđến Qua nghiên cứu hiểu biết thêm về các luật lệ quan hệ thương mại trêntrường quốc tế mỗi khi xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam

Luật thuỷ sản năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Nhàxuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2010 Các luật định của Nhà nước ViệtNam về thủy sản đã và đang góp phần vào việc nghiên cứu tình hình pháttriển kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ hiện nay

TS.Lê Xuân Sinh, Giáo trình kinh tế thuỷ sản, Nhà xuất bản Đại họcCần Thơ Qua nghiên cứu hiểu được những khái niệm chính thống trong hệthống phát triển kinh tế thuỷ sản của Việt Nan; kiến thức kinh tế thuỷ sản vànhận biết rõ các khái niệm liên quan tới kinh tế thuỷ sản

Trang 12

PGS,TS Vũ Đình Thắng, GVC,KS Nguyễn Viết Trung (2005), Giáotrình kinh tế thuỷ sản, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội Sách này đã hệthống cơ bản các kiến thức phát triển hệ thống kinh tế thuỷ sản của Việt Namtrong những năm qua; thống kê các số liệu về nuôi trồng thuỷ sản của ViệtNam góp phần kiến thức trong việc nghiên cứu chuyên ngành thuỷ sản vànghiên cứu khoa học hiện nay Giáo trình đã góp phần hiểu biết quá trình pháttriển của ngành thuỷ sản Việt Nam và tiếp thu những kiến thức cơ bản kinh tếthuỷ sản của Việt Nam

Bài giảng kinh tế thuỷ sản của Nguyễn Minh Đức, Đại học Nông lâmthành phố Hồ Chí Minh, đã phổ biến kiến thức cho bạn đọc mỗi khi nghiêncứu kinh tế thuỷ sản, các khái niệm góp phần vào việc nghiên cứu Luận văn

Nhóm cơ quan báo chí

Tạp chí thuỷ sản Việt Nam điện tử ngày 24/6/2014 có đăng bài: “cơ hộimới cho cá tra phát triển bền vững”- Bài báo của Hữu Đức và Bảo Yến Bàibáo đã khái quát tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩmthuỷ sản cá tra khu vực ĐBSCL, thông tin dự báo phát triển kinh tế thuỷ sảncủa khu vực ĐBSCL với tìm năng mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra và thựchiện Nghị định 36 của Chính phủ Bài báo cũng khái quát tìm năng kinh tếthuỷ sản của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản cá tra với thịtrường quốc tế Ngoài ra, bài báo đã đề cập đến các giải pháp phát triển cá trađược xem là tư liệu nghiên cứu để thực hiện tốt Luận văn

Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 12/11/2014 đăng bài: “tái cấu trúcngành thuỷ sản” của Nguyễn Ngọc Minh Khôi, Tổng cục Thuỷ sản Bài báokhẳng định tái cấu trúc ngành thuỷ sản là việc làm cần thiết đối với đời sốngkinh tế thuỷ sản ở ĐBSCL Bên cạnh đó bài báo đề cập đến các vấn đề nhưnuôi trồng và chế biến thuỷ sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, công tác xúc tiếnthương mại, hỗ trợ xuất khẩu; quy hoạch sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế

Trang 13

biến thuỷ sản, sản xuất con giống, chất lượng con giống, an toàn thực phẩm,các giải pháp tái cấu trúc ngành thuỷ sản Qua nghiên cứu bài báo nhận định

về việc tái cấu trúc ngành thuỷ sản là vấn đề cần thiết hiện nay

Báo Cần Thơ điện tử đăng bài ngày 26/02/2015: “Ngành thuỷ sản CầnThơ chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập” của Hà Triều Bài báo kháiquát tình hình nuôi cá tra ở Cần Thơ và thị trường tiêu thụ cá tra; nâng caochất lượng sản phẩm cá tra và các giải pháp liên kết sản xuất trong chế biến

và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản cá tra ở Cần Thơ

Luận văn Thạc sĩ Báo chi học: “Báo chí Thái Bình tuyên truyền pháttriển kinh tế biển” của Lâm Văn Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyềnnăm 2015 Có thể nói, đây là công trình có tác dụng đến công tác nghiên cứucủa tác giả Tác giả Luận văn đã tham khảo được những kiến thức thiết thựctrong quá trình thực hiện đề tài

Nhóm các cơ quan chức năng

Các đề án phát triển kinh tế thủy sản liên quan với luận văn gồm có:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Đề án sản xuất và tiêu thụ

cá tra vùng ĐBSL đến năm 2010” Đây là đề án quốc gia vì đã khảo sát côngphu và các số liệu liên quan tới phát triển kinh tế thuỷ sản có tính quy hoạchđồng bộ, cân đối trong sự phát triển thuỷ sản với thị trường cũng như môitrường sinh thái ở Việt Nam Đề án là tiền đề cơ sở khoa học, có căn cứ đểtiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020; cung cấp số liệutrên cơ sở khoa học để nghiên cứu và thực hiện Luận văn

Sở Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ, “Đề án táicấu trúc nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững đến năm 2020” Đây là đề án quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế thuỷ sản của thành phố Cần Thơ, nhằm rà soát diện tích nuôitrồng thuỷ sản trên địa bàn Cần Thơ hiện nay và những năm tiếp theo Đề án

Trang 14

đã cho biết về vấn đề tái cấu trúc ngành nông nghiệp tại Cần Thơ trong đó cókinh tế thuỷ sản Nhờ vậy, các số liệu khảo sát của đề án có căn cứ khoa học

và có tính pháp lý, đã góp phần tích cực vào quá trình thực hiện Luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1.Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của báo chíCần Thơ thông tin về kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đềxuất giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thông tin trong lĩnh vựckinh tế thuỷ sản

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến kinh tế thuỷ sản, vaitrò của báo chí vói việc thông tin kinh tế thuỷ sản để làm cơ sở khảo sát, đánhgiá đúng thực trạng

- Khảo sát thống kê chuyên trang, chuyên mục, chương trình, tác phẩmbáo chí thông tin về phát triển kinh tế thuỷ sản đã đăng tải trên báo chí CầnThơ năm 2014

- Phân tích đánh giá thành công, hạn chế của báo chí Cần Thơ thông tinphát triển kinh tế thuỷ sản

- Điều tra công chúng, phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến nhận xét, đánhgiá, góp ý của công chúng, chuyên gia thông tin phát triển kinh tế thuỷ sảntrên báo chí Cần Thơ

- Đề xuất giải pháp kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả thôngtin về phát triển kinh tế thuỷ sản trên báo chí Cần Thơ

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 15

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề thông tin kinh tế thuỷ sảntrên địa bàn Cần Thơ của Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thànhphố Cần Thơ.

4.2.Phạm vi khảo sát

Luận văn khảo sát Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thànhphố Cần Thơ năm 2014

Thời gian khảo sát từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014

Cụ thể với Báo Cần Thơ Luận văn chỉ khảo sát chuyên trang kinh tế thịtrường thông tin về cá tra và Chương trình thời sự truyền hình phát sóng18giờ 30 phút – 19 giờ hàng ngày thông tin về cá tra và chế biến mặt hàngxuất khẩu sản phẩm cá tra

Lý do phạm vi khảo sát chỉ tập trung vào những bài viết liên quan đến

cá tra là vì thông tin trên báo chí Cần Thơ liên quan đến kinh tế thuỷ sản phầnlớn tập trung vào cá tra, đây là loại cá được nuôi, chế biến, xuất khẩu chủ yếucủa thành phố Cần Thơ

Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ tác giả Luậnvăn chỉ chọn Chương trình thời sự 18 giờ 30 phút – 19 giờ vì trên các Chươngtrình truyền hình, thông tin kinh tế thuỷ sản đối với ca tra cũng chỉ được phátsóng chủ yếu trong Chương trình thời sự

Bản thân tác giả nhận thấy rằng: về phạm vi khảo sát như vậy là chưathật toàn diện, thỏa đáng nhưng vì điều kiện chủ quan và khách quan nên chỉtập trung vào những bài viết được đăng tải trên chuyên trang Báo Cần Thơ vàphát sóng trên Chương trình thời sự truyền hình sẽ có điều kiện nghiên cứusâu hơn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

5.1 Cơ sở lý luận.

Trang 16

Luận văn thực hiện dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương củaĐảng và Nhà nước như phát triển kinh tế, kinh tế thuỷ sản; cơ sở lý luận báochí; tâm lý học báo chí; công chúng báo chí.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả Luận văn sử dụng các phươngpháp nghiên cứu công cụ cơ bản sau:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở xây dựng khung lýthuyết của đề tài

-Phương pháp khảo sát, thống kê: sử dụng thống kê số lượng tác phẩm,các chuyên trang, chuyên mục thông tin về kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thànhphố Cần Thơ của Báo Cần Thơ và Chương trình thời sự truyền hình của ĐàiPhát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ

- Phương pháp phân tích tác phẩm: nhằm đánh giá thực trạng chấtlượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức của các chuyên trang,chuyên mục, tác phẩm thông tin kinh tế thuỷ sản

- Phương pháp điều tra xã hội học: mục đích thu thập nhận xét, đánhgiá chất lượng, hiệu quả của Báo chí Cần Thơ thông tin kinh tế thuỷ sản trênđịa bàn thành phố của công chúng Đối tượng khảo sát hầu hết là công chúngnuôi trồng thuỷ sản, cán bộ công nhân viên chức ngành thuỷ sản, công nhân

và doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Đã phát ra 350 phiếu điều tra xã hội học,thu vào 301phiếu hợp lệ, trong đó địa bàn khảo sát thành thị 76 phiếu, chiếm

tỷ lệ 25,2%; địa bàn nông thôn 225 phiếu, chiếm tỷ lệ 74,8%

- Phương pháp phỏng vấn sâu: mục đích thu thập ý kiến của các chuyêngia như: phóng viên, biên tập viên chuyên viết kinh tế thuỷ sản, lãnh đạo cơquan Báo chí Cần Thơ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 17

thành phố Cần Thơ, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo Chi cục Thuỷ sản thànhphố Cần Thơ.

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần khẳng định: báo chí có vai trò rất quan trọng trongviệc thông tin phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thuỷ sản nói riêng Tuynhiên, để thực hiện tốt vai trò trên, các tác phẩm báo chí phải đảm bảo cácyêu cầu về nội dung thông tin, hình thức thông tin, thời điểm thông tin

6.2 Giá trị thực tiễn

Luận văn là tài liệu tham khảo thực tiễn thông tin kinh tế nói chung,thông tin kinh tế thuỷ sản nói riêng cho các cơ quan báo chí Cần Thơ, nhà báoviết về lĩnh vực kinh tế và kinh tế thuỷ sản

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhà báo,sinh viên báo chí và những ai quan tâm đến đề tài nghiên cứu

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phục lục, Luận vănđược kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết, 27 biểu - bảng

Chương 1: Cơ sở lý luận của báo chí với việc thông tin phát triển kinh

tế thuỷ sản

Chương 2: Thực trạng báo chí Cần Thơ thông tin phát triển kinh tế

thuỷ sản trên địa bàn thành phố

Chương 3: Những vấn đề đặt ra, giải pháp và kiến nghị.

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VỚI VIỆC THÔNG TIN PHÁT

TRIỂN KINH TẾ THUỶ SẢN 1.1 Báo chí với việc thông tin kinh tế thuỷ sản

1.1.1 Khái niệm cơ bản về báo chí

- Khái niệm báo chí

Theo GS,TS Tạ Ngọc Tấn, “báo chí là một trong những hệ thống xãhội Nó ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp, bị chiphối bởi trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ cũng như trình độ nền sản xuấtvật chất trong từng thời kỳ lịch sử, từng đất nước khác nhau Ngày nay, hệthống báo chí của chúng ta bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng nhưcác xuất bản định kỳ, thông tấn xã, đài phát thanh, đài truyền hình và nhiều

hoạt động dịch vụ khác về in ấn, phát hành, kỹ thuật đài phát sóng

v.v….’’[72, tr.31]

-Khái niệm báo in: Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nộidung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội [71,tr.81]

-Khái niệm phát thanh: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đạichúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanhtrong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặcminh họa cho lời nói như tiếng mưa, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗtay, tiềng ồn đường phố v…v’’ [71, tr.104]

-Khái niệm truyền hình: “Truyền hình là một loại hình phương tiệntruyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh.Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ 2

từ tele có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”, tức là thấy được ởxa’’[71,Tr.127]

Trang 19

-Khái niệm báo mạng điện tử: “Báo mạng điện tử là một loại hình báochí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạngInternet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời,

đa phương tiện và tương tác cao’’ [26,tr.66]

Khái niệm báo chí: theo nhà báo Dương Xuân Sơn thì cho rằng, báo chíbao gồm các loại hình: báo in, phát thanh (báo nói), truyền hình, báo điện tửphát trên mạng máy tính Internet, Intrenet là loại hình hoạt động thômg tinchính trị - xã hội, trong quá trình hình thành và phát triển của báo chí, các thểloại cũng được hình thành và xác lập, phù hợp với nội dung mục đích và tônchỉ hoạt động[55,tr.6]

Trên cơ sở các khái niệm nêu ở trên, quan điểm của cá nhân:

-Khái niệm báo chí là bao gồm như: báo báo in, báo hình, báo phátthanh, báo mạng điện tử, hãng thông tấn, tạp chí, bản tin được hình hành vàphát triển vận động theo quá trình phát triển của con người và xã hội Bởi lẽ,báo chí xuất hiện là do nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người nằm trongmột chỉnh thể vận động phát triển các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, khoahọc công nghệ, sức khỏe đời sống và môi trường Sự vận động này luôn pháttriển và tồn tại trong đời sống hiện thực Do vậy, có thể hiểu báo chí được xáclập là nguồn mạch cung cấp thông tin đến với đông đảo công chúng một cáchnhanh nhất, gần nhất và thiết thực đến đời sống

1.1.2 Các kênh khái niệm về kinh tế

- Khái niệm kinh tế: theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2 - Nhà xuấtbản từ điển Bách khoa thì “kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộngđồng người, một nước liên quan đến toàn bộ quá trình bao gồm các quá trìnhsản xuất trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội’’[tr.584,vần k]

Theo TS Nguyễn Minh Đức, Đại học Nông lâm thành phố Hồ ChíMinh thì cho rằng:“kinh tế là sự lưu thông tiền tệ thông qua các họat động sản

Trang 20

xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, tạo nên giá trị gia tăng có lợi nhuận caonhất, tạo nên sản phẩm có giá rẻ nhất’’[23,tr.1]

-Khái niệm phát triển kinh tế: PGS,TS Trần Văn Chử thì cho rằng:

“phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nềnkinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy

mô sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội Đó là sự tiến bộ thịnh

vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn’’ [8,tr.15].

Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản của TS Lê Xuân Sinh cho rằng “kinh

tế là sự nghiên cứu sử dụng các tài nguyên như thế nào để thỏa mãn nhu cầu

và ước muốn của con người Những nghiên cứu đó quan tâm đến người sảnxuất và người tiêu dùng ở cả hai mức độ cá nhân cũng như tổng thể’’ [56,tr.20]

- Khái niệm thuỷ sản: theo từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng

thì thuỷ sản là sản vật ở dưới nước, với giá trị kinh tế như cá, tôm, hải sản, rau

cau v v [ tr1497, vần T]

- Khái niệm kinh tế thuỷ sản: theo từ điển bách khoa Việt Nam tập 2 –Nhà xuất bản bách khoa thì kinh tế thuỷ sản là hoạt động kinh tế liên quanđến khai thác, nuôi trồng, chế biến, quản lý, phân phối và buôn bán thuỷ sản,

về phương diện hàng hoá thực phẩm và tính chất khai thác tài nguyên sinhhọc trong các mặt nước [tr597, vần K]

Giáo trình kinh tế thuỷ sản của PGS,TS Vũ Đình Thắng và GCV.KSNguyễn Viết Trung đồng chủ biên - Nhà xuất bản lao động Hà Nội – 2005 thì

cho rằng “hệ thống kinh tế thuỷ sản là tổng thể quan hệ sản xuất của ngành

thuỷ sản: biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, phân phối,trao đổi trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến sản phẩm thuỷ sản

và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản’’[77, tr.32]

Trang 21

Trên cơ sở các khái niệm được nêu ở trên, quan niệm của cá nhân vềkhái niệm thông tin kinh tế thuỷ có thể đưa ra khái niệm như sau.

Khái niệm thông tin kinh tế thuỷ sản: là thông tin bao gồm nuôi trồngthuỷ sản, khai thác thuỷ sản, chế biến sản phẩm thuỷ sản, phân phối, mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, quảng bá thương hiệu thuỷ sản; các cơchế chính sách quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản của Nhànước

1.1.3 Khái niệm về thông tin

-Khái niệm thông tin: theo PGS,TS,NGUT Đoàn Phan Tân, TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: “theo nghĩa thông thường thông tin là tất

cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phản đoán làm tăng thêm sự hiểu biết củacon người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thểnhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đạichúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặt từ tất cả các hiện tượng quan sát đượctrong môi trường chung quanh’’ [78, tr.1]

“Theo quan điểm triết học: thông tin là sự phản ánh của sự tự nhiên và

xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh hay nói rộng hơn

bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người’’[78, tr.1].

Theo giáo trình: Cơ sở lý luận báo chí của Tạ Ngọc Tấn chủ biên(1992), Nhà xuất bản thông tin thì cho rằng:

- Khái niệm thông tin: “thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển

đi các nội dung thông báo Hoạt động thông tin không chỉ có trong hoạt độngloài người Ngay trong thiên nhiên cũng có những hoạt động thông tin phức

tạp, đa dạng của các loài dộng vật khác nhau’’ [72, tr.19].

- Trong khí đó, khái niệm thông tin kinh tế phát triển thuỷ sản, quakhảo sát các tài liệu, giáo trình thì chưa có khái niệm nào công bố và xácđáng, cụm từ này trong quá trình đề xuất và tiếp nhận đề tài, bản thân thấy rõ

Trang 22

xuất hiện cụm từ có ý nghĩa phát triển kinh tế nói chung, kinh tế thủy sản nóiriêng cần gắn kết với báo chí, khi đề đến báo chí thì liên quan tới vấn đềthông tin Trên cơ sở này, theo quan điểm của cá nhân cho rằng

- Khái niệm thông tin kinh tế phát triển thuỷ sản là: thông tin bao gồmnuôi trồng và chế biến thuỷ sản như: các loài cá và các loài vật sinh sống dướimôi trường nước sinh sôi nảy nở và phát triển theo quy luật tự nhiên Qua quátrình phát triển do yếu tố tác động của con người tạo nên sản phẩm thuỷ sản

có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng vận động theo quy luật phát triển cung

và cầu của một chỉnh thể kinh tế tồn tại trong đời sống xã hội

1.1.4 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về kinh tế thuỷ sản

Trên cơ sở phát triển kinh tế thuỷ sản ở khu vực ĐBSCL, Văn kiện Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia nêu rõ:

“Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào những sảnphẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùngnuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chếbiến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệsinh an toàn thực phẩm Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độtiên tiến trong khu vực.”[16, tr.116]

Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Khóa XI cũng khẳngđịnh: Mục tiêu tổng quát của 5 năm (2001 – 2015) là “Phát triển kinh tếnhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh Đảm bảophúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân” [16, tr 38]

Trên cơ sở Đề án “sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm2020” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai từ năm 2009

Trang 23

cho đến nay đã xác định vùng ĐBSCL phát triển kinh tế thuỷ sản trong đó cócon cá tra được chú trọng là mặt hàng chủ lực và là mặt hàng thuỷ sản xuấtkhẩu Do vậy, thành phố Cần Thơ là một trong tỉnh, thành của khu vựcĐBSCL cũng được thực hiện đề án này

Theo TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và QuyHoạch thuỷ sản thì định hướng phát triển thuỷ sản vùng ĐBSCL đến năm

2015 với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 830 nghìn ha, trong đó diện tíchnuôi nước ngọt 230 nghàn ha, diện tích nuôi mặn lợ 600 ngàn ha

Do vậy, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phấn đấu đến năm 2015 sảnlượng nuôi trồng thuỷ sản sẽ đạt 2,97 triệu tấn, trong số đó có tôm mặn lợ571,8 ngàn tấn, cá rô phi 165 ngàn tấn, cá tra 1.650 tấn Qua đó cho thấy sảnlượng cá tra toàn vùng chiếm ưu thế và nhiều hơn so với các loại thủy sảnkhác

Theo TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế và Quyhoạch Thủy sản cho rằng, mỗi khi phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản nếuđạt sản lượng đạt 2,97 triệu tấn, thì hiển nhiên ĐBSCL sẽ phấn đấu đạt kimngạch xuất khẩu 4,47 tỷ USD, giá trị sản xuất 94 ngàn tỷ đồng và thu hút 2,1triệu lao động trực tiếp Chế biến mặt hàng thuỷ sản và tiêu thụ mặt hàng thuỷsản trong đó có mặt hàng cá tra cũng được chú trọng, sản lượng chế biến thuỷsản toàn khu vực ĐBSCL năm 2015 sẽ 1,5 triệu tấn, trong đó chế biến cá tra

740 ngàn tấn, tôm 180 ngàn tấn Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu khu vựcĐBSCL đạt 4,0 tỷ USD năm 2015, tăng lên đạt từ 5- 5,5 tỷ USD vào năm

2020

Các cơ quan chức năng đã xác định mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đượcxem là chủ lực của vùng ĐBSCL, trong đó có mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cátra Do vậy công việc chế biến cá tra dự báo sẽ đạt 660 tấn vào năm 2015 vàđạt 740 ngàn tấn vào năm 2020, với giá trị xuất khẩu 1,85 tỷ USD vào năm

Trang 24

2015 và 2,3 tỷ USD vào năm 2020 Đăc biệt phát triển kinh tế thuỷ sản nguồnthủy sản các tra, Cần Thơ là một trong 9 tỉnh, thành của khu vực đòngĐBSCL có ưu thế về phát triển nuôi cá tra

Trên cơ sở này thành phố Cần Thơ chủ động phát triển kinh tế thuỷ sản

ở Cần Thơ cũng nằm trong tổng thể phát triển kinh tế thuỷ sản cả vùngĐBSCL, đồng thời cũng xác định là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chiến lược,trong đó có con cá tra là mặt hàng xuất khẩu chiếm ưu thế trên thị trườngquốc tế Do đó mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơphối hợp với Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, Phân viện Quy hoạch thuỷsản phía Nam đang tiến hành triển khai đề án: “Rà soát, điều chỉnh và bổ sungquy hoạch tổng thể kinh tế thuỷ sản thành phố Cần Thơ đến năm 2015 và địnhhướng đến năm 2020” Việc làm này chứng tỏ vai trò của kinh tế thuỷ sản có

sự ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và có sức cuốn hútnguồn nhân lực cũng như nhân công lao động vào lĩnh vực này

Ngoài ra, Chi cục thuỷ sản Cần Thơ cho biết, hiện nay Cần Thơ đangtiếp tục đề xuất triển khai Đề án sản xuất giống cá tra tập trung, đã đánh giátình hình sản xuất cá tra trong những năm qua, ngành hàng cá tra phát triển đãđóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Chỉ trong thờigian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần và ổn định ở mức 6.000 ha, sảnlượng đạt trên 1,2 triệu tấn/năm Đây là ngành kinh tế có sức thu hút trên200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh với công suấtchế biến đạt 1 triệu tấn sản lượng/năm, xuất khẩu sản phẩm đến hơn 150 nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạnh xuất khẩu đạt 1,7 - 1,8 tỷUSD/năm Tuy nhiên, qua 15 năm phát triển của ngành thuỷ sản, đến nay cácngành chức năng thấy rõ những mặt mạnh cần phát huy cũng như bộc lộnhững hạn chế cần khắc phục nhằm củng cố ngành cá tra ngày càng phát triểntheo hướng bền vững Theo nhận định của cơ quan chức năng thì những năm

Trang 25

qua con cá tra tại khu vực vùng ĐBSCL luôn có những bước phát triển hơn sovới những thuỷ sản nước ngọt khác Diện tích nuôi cá hàng năm trên 5.000 havới sản lượng trên 1 triệu tấn Vần đề đặt ra cho nghề nuôi cá tra của vùngĐBSCL hiện nay là phát triển hiệu quả và bền vững Vì vậy, công tác quyhoạch và định hướng để phát triển cá tra là vấn đề rất cấp thiết hiện nay

Theo ThS.Lê Đức Liêm, Phó phân Viện trưởng, Viện Kinh tế Quyhoạch Thuỷ sản, Phân viện Quy hoạch thuỷ sản phía Nam cũng nhận địnhrằng: dự báo sản phẩm cá tra không những mặt hàng xuất khẩu mà còn cungứng cho nhu cầu nội địa, dự báo nhu cầu trong nước sẽ tăng mạnh, nhất là mặthàng tươi sống và chế biến thuỷ sản Đến năm 2020 nếu tiêu thụ mặt hàngthuỷ sản tăng lên 24kg/người/năm thì lượng tiêu thụ thuỷ sản trong nước sẽlên tới 2,61 triệu tấn

Nguyên nhân đến năm 2020 khi mà dân số Việt Nam tăng lên cũng nhưkhách lu lịch các nước đến Việt Nam đều có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷsản Do vậy, thị trường tiêu thụ trong nước còn rất lớn, việc nâng cao chấtlượng sản phẩm cần nâng cao hơn nữa để phục vụ người dân đảm bảo an toàn

về thực phẩm

Thực trạng phát triển cá tra đã và đang thu hút nguồn nhân công laođộng tại các quận, huyện như quận Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh.Chính vì vậy, khi thông tin về phát triển kinh tế thuỷ sản báo chí quan tâmđến các vấn đề như môi trường sinh thái, quy hoạch thuỷ lợi, phản ánh tìnhhình dịch bệnh của cá, sản phẩm thuốc nuôi cá và thức ăn cung cấp cho cáđảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu sử dụng …Các vấn đề này được báo chíhình thành xây dựng đề tài sẽ đăng tải trên phương tiện thông tin đến với côngchúng nhất là công chúng nuôi cá và chế biến thuỷ sản

Nhìn nhận đánh giá đúng, trúng thực trạng phát triển kinh tế thuỷ sản ởCần Thơ, cơ quan báo chí mới có kế hoạch thông tin tuyên truyền kinh tế thuỷ

Trang 26

sản Các đề tài báo chí cũng nhìn nhận trên bình diện từ thực tế mà xây dựng

kế hoạch, xây dựng đề tài báo chí phù hợp với tình hình của địa phương Pháttriển kinh tế thuỷ sản sẽ là chuỗi liên quan đến nhiều vấn đề mà công chúngquan tâm như: chính sách vay vốn ngân hàng đối với người nuôi cá tra; côngtác thuỷ lợi; môi trường sinh thái; quy hoạch và phát triển cá tra; quảng báthương hiệu sản phẩm thuỷ sản cá tra; phát triển thuỷ sản gắn với nâng caochất lượng sản phẩm; vấn đề cung cấp thức ăn cho cá tra; vấn đề thuốc nuôitrồng thuỷ sản; vấn đề liên kết trong chế biến mặt hàng thuỷ sản; vấn đề Hợptác xã nuôi thuỷ sản…

Do đó, phát triển kinh tế thuỷ sản ở Cần Thơ trong năm 2015, cácngành chức năng của Cần Thơ tiếp tục thực hiện với diện tích nuôi trồng thuỷsản lên đến 12.000 ha, sản lượng thuỷ sản dự kiến đạt 190.000 tấn, trong đósản lượng nuôi trồng 185.300 tấn, khai thác 4.700 tấn

1.2 Vai trò của báo chí đối với việc phát triển kinh tế thuỷ sản

1.2.1 Báo chí góp phần thông tin phổ biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thuỷ sản

Theo V.l Lênin, báo chí thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp, là cơquan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạtđộng ngôn luận của mình Sử dụng có hiệu qủa báo chí để phát triển lựclượng cách mạng V.l Lênin cũng chỉ rõ: “tác dụng của báo chí không nhữngchỉ hạn chế ở chỗ truyền bá tư tưởng giáo dục chính trị, và thu hút nhữngngười đồng tình về chính trị; báo chí không những chỉ là người tuyên truyềntập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể’’[19, tr.21- 22].Quan điểm của GS.Hà Minh Đức nhấn mạnh nữa là: “báo chí phải là tiếng nóicủa chính nghĩa, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cáchmạng Báo chí xuất hiện là do yêu cầu thông tin chính trị, kinh tế và giao lưuvăn hóa, tư tưởng của xã hội’’[19,tr.23]

Trang 27

Trên cơ sở nhận thức các vấn đề nêu ở trên, trong khuôn khổ của Luậnvăn chỉ đề cập đến báo chí thông tin với các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễnhiện nay là: “ Vai trò của báo chí trong việc thông tin góp phần phát triểnkinh tế thuỷ sản’’.

Khi đề cập đến vai trò báo chí góp phần thông tin phổ biến đường lốichủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với việcthông tin phát triển kinh tế thuỷ sản thì chúng ta cần nghiên cứu làm sáng tỏmối quan hệ báo chí – công chúng – doanh nghiệp – thị trường – người tiêudùng – chất lượng sản phẩm – cơ quan quản lý

Rõ ràng mối quan hệ này cho thấy báo chí có tác động đến quá trìnhphát triển kinh tế, góp phần tích cực phát triển đời sống kinh tế - xã hội củanhân dân trên mọi miền đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng

Cụ thể là phát triển mô hình nuôi thuỷ sản ở thành phố Cần Thơ đã và đanggóp phần tích cực vào đời sống của một số bộ phận dân cư trực tiếp tham gianuôi cá tra

Qua khảo sát cho thấy hiện tại đời sống của người dân nuôi cá tra cócuộc sống ổn định Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nổi lo của người dân nuôi

cá tra vì giá cả thị trường bấp bênh, khi xảy ra rủi ro về giá cả không ổn địnhtrên thị trường thì ngươi nuôi cá hứng chịu thiệt thòi nhiều nhất, thậm chíngười nuôi cá rơi vào hoàn cảnh khốn đốn…

Vì vậy, thời gian qua báo chí thông tin về Nghị định 36 của Thủ tướngChính phủ ban hành vào ngày 29 tháng 04 năm 2014 nhằm thúc đẩy nâng caohiệu quả chất lượng nuôi cá tra Bện cạnh đó có chính sách phù hợp với thực

tế để giúp đỡ người nuôi cá tra phát triển tốt diện tích nuôi và nâng cao sảnphẩm con cá tra Nhờ vậy, sản phẩm cá ra mới đáp ứng với yêu cầu khắc khecủa thị trường thế giới Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá traxuất khẩu sang thị trường Nga trong thời gian gần đây có vấn đề mà người

Trang 28

tiêu dùng quan tâm là làm sao nâng cao giá trị sản phẩm đạt chất lượng và có

uy tín trên thương trường quốc tế Bởi lẽ, những ngày gần đây khi mà các cơquan truyền thông đã thông tin cảnh báo chất lượng của sản phầm cá tra

Nguyên nhân là vì có ý kiến cho rằng hàm lượng nước trong sản phẩm

cá tra có thể vượt quá mức cho phép đã gây ảnh hưởng đến chất lượng sảnphẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Do vậy, luồng thông tin trên báo chí

đã tạo ra dư luận bàn tán, khiến người tiêu dùng ngờ vực về sản phẩm cá traxuất khẩu, buộc các cơ quan chức năng của Việt Nam tỏ rõ quan điểm củamình trong công tác quản lý xuất khẩu sản phẩm và truy suất nguồn gốc sảnphẩm cá tra xuất khẩu

Qua đó cho thấy việc làm này đã “cảnh báo” một lần nữa các doanhnghiệp cần nâng cao trách nhiệm và năng lực kinh doanh của mình trong quátrình chế biến xuất khẩu thuỷ sản và truy xuất nguồn gốc nuôi cá từ khâu đầu

tư nguồn vốn mua thức ăn đến công tác chăm sóc nuôi cá tra trở thành thươngphẩm Do vậy, sự chú trọng đến quy trình nuôi cá tra là việc làm cần thiết vìliên quan tới chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam

Thể hiện rỏ nét trong việc chú trọng đến sản phẩm cá tra của Việt Namngày càng có uy tín chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng, từ nhận thức này,các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản cần có bước kiến tạo hành lang

uy tín về thương hiệu trên bình diện xuất khẩu gắn với nâng cao chất lượngsản phẩm Đây được xem là việc làm thường xuyên và có tính chiến lược mởrộng thị trường quan hệ xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế

Thời gian gần đây báo chí Cần Thơ đã thông tin, phản ánh kịp thời vềtình hình nuôi trồng thuỷ sản và chế biến thuỷ sản trên địa bàn thành phố CầnThơ Đã được thể hiện cụ thể, không những chuyển tải trang tin thời sự củabáo chí Cần Thơ mà Báo Cần Thơ đã chuyển tải thông tin kinh tế thuỷ sảntrên trang chuyên mục kinh tế thị trường Qua khảo sát trên Báo Cần Thơ và

Trang 29

Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ đều chứng tỏ rằng từ khikhởi động đề tài này báo chí cũng cùng chung có tâm hướng với tác giả quantâm về lĩnh vực phát triển kinh tế thuỷ sản Do đó, các tin - bài viết đượcchuyên sâu và được phổ biến đến với người nuôi thuỷ sản và các doanhnghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ Nhờ vậy,

đã kết nối trao đổi thông tin giữa báo chí với công chúng đã trở thành quy luậttất yếu và phát huy nhiều hơn nữa Bên cạnh đó chương trình thời sự của ĐàiPhát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ cũng thông tin kịp thời tìnhhình nuôi thuỷ sản và chế biến xuất khẩu thuỷ sản, đặc biệt mặt hàng xuấtkhẩu cá tra hiện nay Qua đó cho thấy các cơ quan Báo Cần Thơ và Đài Phátthanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ đã chú trọng đến thông tin về mặthàng xuất khẩu thuỷ sản mang tính chiến lược này Bởi lẽ, các hộ nuôi thuỷsản trong đó có sản phẩm cá tra là mặt hàng xuất khẩu của thành phố Cần Thơtrong những năm qua đồng hành cùng với các doanh nghiệp chế biến xuấtkhẩu thuỷ sản trong cả nước, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu thuỷ sảncủa Việt Nam

Quả thật, thời gian qua báo chí thông tin tuyên truyền với việc thựchiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP ban hành về nuôi, chế biến xuất khẩu sảnphẩm cá tra ở Cần Thơ là nhằm chấn chỉnh sự bất cập để nâng cao chất lượngsản phẩm Do vậy, Nhà nước có chính sách thích ứng nguồn vốn đầu tư pháttriển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Cần Thơ nói riêng và trong cả nước nóichung Đến nay, thành phố Cần Thơ triển khai thực hiện Nghị định 36 củaChính phủ đã cấp 65 giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với diện tích 133

ha, ước tính sản lượng đạt 58.983 tấn Các cơ quan chức năng cũng đồng loạtthực hiện Nghị định 36 nhằm xây dựng thương hiệu, hình ảnh cá tra và hoànthiện hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nuôi cá tra Đây là việc làm đáp

Trang 30

ứng kịp thời yêu cầu hiện nay khi mà người tiêu dùng trong nước và trên thếgiới đòi hỏi thỏa mãn thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thuỷ sản

Hiện nay, nhu cầu thông tin phát triển kinh tế thuỷ sản là nhu cầu chínhđáng của các hộ nuôi trồng thuỷ sản và các doanh nghiệp khi cần tìm kiếmthông tin từ các cơ quan truyền thông, trong đó có báo chí tại Cần Thơ Cụ thểnguồn thông tin này được trang kinh tế thị trường của Báo Cần Thơ phát hành

và chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố CầnThơ phát sóng đến với công chúng Đây là thông tin dự báo về kinh tế thuỷsản đến với các doanh nghiệp và người nuôi thuỷ sản Nhờ vậy, các nhà quản

lý thị trường tiêu thụ mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản ở Cần Thơ với các nướctrên thế giới sẽ đạt được hiệu quả và mong muốn nhiều hơn Hơn nữa, các cơquan chức năng và các hộ nuôi thuỷ sản muốn đạt được hai mục tiêu là nângcao sản lượng thu hoạch cá tra của các hộ nuôi thuỷ sản và tiếp tục chú trọng

mở rộng thị trường tiêu thụ Đây là vấn đề đặt ra không những các cơ quanbáo chí có trách nhiệm với việc thông tin kinh tế thuỷ sản mà còn các cơ quanban, ngành tại thành phố Cần Thơ cùng phối hợp với các hộ nuôi cá tra cũngnhư các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục thực hiện tốt côngtác truyền thông Có vậy, cơ quan báo chí mới thông tin kịp thời về giá cả thịtrường, chất lượng sản phẩm thuỷ sản cá tra xuất khẩu Qua đó, các doanhnghiệp nâng cao nhận thức được yêu cầu khắc khe của thị trường EU, Hoa

Kỳ, Braxin, Trung Quốc, Hồng Kông và ASEAN chú trọng đến chất lượngsản phẩm cá tra hiện nay Những năm qua, nền kinh tế thị trường của ViệtNam thực sự được khẳng định vị thế của mình sẵn sàng bước vào “ sân chơivới cộng đồng quốc tế”, kinh tế Việt Nam chủ động hòa nhập vào nền kinh tếthế giới, đã tạo ra những mặt hàng xuất khẩu khiến người tiêu dùng trên thếgiới ưa chuộng và các doanh nghiệp sở tại của các nước trên thế giới cũng tỏ

ra sự cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Trong số đó

Trang 31

có mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã thâm nhập vào thị trường EU, Hoa Kỳ,Braxin, Trung Quốc, Hồng Kông và ASEAN

Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cá tra thời gian gần đây cónhiều bàn luận trên thương trường quốc tế, thậm chí các cơ quan truyền thôngphản ánh trong tuần tháng 02 năm 2015 vừa qua cho rằng hàm lượng nướctrong sản phẩm xuất khẩu cá tra gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.Thành phố Cần Thơ phổ biến Nghị định 36 của Chính phủ ban hành nhằmthực hiện tốt công tác nuôi cá tra, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩuthuỷ sản và mở rộng thị trường

1.2.2 Báo chí góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về phát triển kinh tế thuỷ sản

Như chúng ta đã biết, đối với ĐBSCL là vùng sông nước có diện tich gần

4 triệu ha, trong đó có 2,9 triệu ha đất nông nghiệp được thiên nhiên ưu đãikhí hậu và thổ nhưỡng với tìm năng lớn về sản xuất cây ăn trái và phát triểnkinh tế nông nghiệp, trong đó có kinh tế thuỷ sản Mỗi năm vùng này thuhọach bình quân hàng triệu tấn trái cây, mặt hàng gạo xuất khẩu và thuỷ sảnchiếm tới 50% tổng sản lượng của cả nước Hiện nay với gần 18 triệu dânsinh sống, đã và đang hướng tới phát triển kinh tế trong đó có kinh tế thuỷ sảnđang là vấn đề các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các cấp chính quyền tạiđịa phương hết sức quan tâm

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: vùng ĐBSCL chủyếu dựa vào nền nông nghiệp trong đó có phát triển kinh tế thuỷ sản, tỷ trọngchiếm 52,7% trong toàn vùng Thực tế, do ĐBSCL có điều kiện tự nhiênthuận lợi nên phát triển nổi bật về kinh tế thuỷ sản trong nhiều năm qua Mặthàng thuỷ sản chủ lực là sản phẩm xuất khẩu cá tra và tôm sú Hai mặt hàngnày xuất khẩu của ngành thuỷ sản, so với cả nước giai đoạn 2000 – 2007 cáctỉnh, thành ĐBSCL đã cung cấp hàng năm từ 51- 57% sản lượng và hơn 60%

Trang 32

giá trị thuỷ sản Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng trung bình về diện tích đạt5,2%/ năm và giá trị xuất khẩu đạt 12,9%/ năm, so với cả nước cao hơn trungbình đạt với mức 11,3%/ năm.

Năm qua, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 6 ha sản xuất cá tra giống

đã cung cấp 240 triệu con giống đảm bảo nguồn giống phục vụ kịp thời chocác hộ nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã quyhoạch vùng nuôi thuỷ sản tập trung tại 4 địa phương gồm có huyện Thốt Nốt,huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn Năm 2015, thành phố CầnThơ sẽ có kế hoạch nuôi cá tra với 900 ha, phấn đầu đạt sản lượng 150 tấn

Bên cạnh đó báo chí không những thông tin những việc làm hay, nhữngnhân tố điển hình trong nuôi trồng thuỷ sản mà còn có các đơn vị doanhnghiệp chế biến mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đạt hiệu quả tốt trong sản xuấtkinh doanh Nhờ vậy, các doanh nghiệp chế biến mặt hàng xuất khẩu thuỷ sảnphát huy năng lực cạnh tranh trên thị trường và ngày càng trở nên có uy tíntrên trường quốc tế

Trong năm qua thành phố Cần Thơ phát triền kinh tế thuỷ sản cầnkhẳng định rằng, vai trò của Báo Cần Thơ và Đài Phát thanh và Truyền hìnhthành phố Cần Thơ thể hiện trách nhiệm của mình trong việc cập nhật thôngtin kịp thời về các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nướcliên quan tới phát triển kinh tế thuỷ sản hiện nay trên địa bàn thành phố CầnThơ

Thời gian qua, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ vàBáo Cần Thơ đã làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, như việc phổ biếnrộng khắp Nghị định 36 của Chính phủ ban hành đã thu hút nhiều người quantâm, nhất là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và các hộ nuôi cátra được xem như câu chuyện thời sự về thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở ViệtNam Hơn nữa, báo chí Cần Thơ đã thông tin thực hiện “Đề án sản xuất và

Trang 33

tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” đến với công chúng đã tạo ra sựđồng thuận phát triển thuỷ sản ở Cần Thơ nói riêng và trong cả nước nóichung Sản phẩm thuỷ sản cá tra đã trở thành nhận thức của các doanh nghiệpđược khẳng định rằng là mặt hàng chiến lược, ngày càng nâng cao chất lượngxuất khẩu theo chiều hướng gia tăng, mục tiêu chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Những năm qua, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thànhphố Cần Thơ đã tích cực phổ biến tuyên truyền về việc thực hiện tốt Nghịđịnh 80 của Chính phủ: liên kết bốn nhà giải quyết tiêu thụ nông – thuỷ sảncủa các nông dân, đã được các cơ quan chức năng ở địa phương triển khaiđồng bộ xuống từng hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu trong đó

có mặt hàng thuỷ sản Đây là việc làm có tính chất lâu dài và thúc đẩy kêu gọicác doanh nghiệp, các đơn vị ngân hàng giải quyết vay vốn đến từng hộ kinhdoanh, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thuỷ sảnnói riêng

Mới đây, tại Cần Thơ vấn đề cá tra cũng được các đại biểu thảo luận tạihội thảo với chủ đề: “giải pháp nâng cao vai trò của các Công ty thương mạitrong chuỗi giá trị thuỷ sản tại ĐBSCL” Các đại biểu đã nhận định đối với cátra vai trò của Công ty thương mại là nâng cao nhận thức là không thể tách rờihoặc loại bỏ Công ty thương mại ra khỏi chuỗi giá trị xuất nhập khẩu nôngnghiệp Việt Nam; không thể điều tiết bằng mệnh lệnh hành chính trong nềnkinh tế thị trường với thương mại và dịch vụ tự do Bên cạnh đó vấn đề đạođức trong kinh doanh hoạt động với nền kinh tế thị trường được xem là thenchốt bao gồm tất cả các đối tượng tham gia hoạt động của chuỗi giá trị sảnxuất thương mại Ngoài ra, các vấn đề mà các doanh nghiệp chú trọng là đạođức trong sản xuất kinh doanh, vấn đề fair-Trade với nông dân, vai trò cácdoanh nghiệp và Hiệp hội; tiếp thị và sản xuất cần đồng bộ và liên kết trong

Trang 34

chuỗi giá trị sản xuất và tiếp thị; vai trò môi giới thương mại trong mậu dịch

tự do; tái cấu trúc ngành cá tra…

Qua thống kê cho thấy thị trường ngày càng mở rộng năm 2009 chỉ có

130 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến nay có tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổtiêu thụ sản phẩm cá tra Đến nay, sản phẩm cá tra đã xuất khẩu sang thịtrường như EU chiếm 18%, Hoa Kỳ chiếm 10%, Hồng Kông và Trung Quốcchiếm khoảng 12%, Mexico hơn 9%, còn lại các thị trường khác như Braxin,Nga, Colombia…

Các vấn đề nêu trên trong bối cảnh kinh tế nói chung, kinh tế thuỷ sảnnói riêng tại thành phố Cần Thơ đã và đang đứng trước cơ hội và thách thứcmới trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương Dovậy, báo chí có vai trò gì để tác động đến các cơ quan chức năng quản lý củaNhà nước, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương sở tại, các doanhnghiệp chế biến thuỷ sản ở Cần Thơ, các ngân hàng đầu tư vốn vào phát triểnkinh tế thuỷ sản…

Với trách nhiệm của mình báo chí làm thế nào thể hiện về việc nângcao trách nhiệm công tác thông tin có hiệu quả đến với các nhà doanh nghiệp,nhà quản lý, nhà nông, nhà khoa học; thông tin chuẩn mực sẽ thúc đẩy quátrình tổ chức tốt sản xuất kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế thuỷ sản ởCần Thơ Báo chí cung cấp thông tin giúp cho các nhà doanh nghiệp và ngườinuôi trồng thuỷ sản thích ứng kịp thời với cơ chế vận hành của nền kinh tế thịtrường, sẵn sàng tư thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, ngày nay hoạtđộng kinh tế mang tính toàn cầu vì không còn đơn lẻ của một quốc gia nàonữa Chính vì vậy, báo chí thông tin làm sao có hiệu quả và góp phần tích cựcvào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Báo chí gắn lợi ích thông tincủa mình vì sự tồn tại và phát triển kinh tế thuỷ sản tại địa phương Mặc dùchiều hướng thông tin trên bình diện cấp độ nào chăng nữa, báo chí phải tuân

Trang 35

thủ sự phát triển kinh tế của địa phương với mối quan hệ mật thiết về hàmlượng thông tin kinh tế có sức loan tỏa và hoàn thiện sứ mệnh của nhà truyềnthông trong một chỉnh thể vận động, tồn tại và phát triển nền kinh tế quốcdân

1.2.3 Báo chí tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh

tế thuỷ sản

PGS,TS Nguyễn Văn Dững cho rằng, công chúng là đông đảo ngườitrong mối quan hệ với “người diễn thuyết”, người biểu diễn với tác giả, tácphẩm báo chí.Trong địa hạt báo chí truyền thông, công chúng là những người,cộng đồng người trực tiếp hay gián tiếp, tiếp nhận thông điệp – phát ngôn hay

tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí nói chung [12,Tr 175]

Thực tế, đời sống thông tin kinh tế thuỷ sản hiện nay không thể tách rờicông chúng, có thể nhìn nhận rằng những công chúng quan tâm đến phát triểnkinh tế thuỷ sản trực tiếp đón nhận thông điệp từ cơ quan báo chí, trong phạm

vi của Luận văn này tác giả xác định công chúng là các nhà quản lý kinh tế,các doanh nghiệp, các nhà nông, các nhà khoa học và các nhà đầu tư nguồnvốn (ngân hàng) phát triển kinh tế…Tất cả đều không thể thiếu kênh thôngtin, đó là thông tin từ các cơ quan truyền thông, trong đó có thông tin của các

cơ quan báo chí tại Cần Thơ Vì vậy, cơ quan báo chí tại Cần Thơ (Báo CầnThơ và Đài Phát thanh – Truyền hình thành phố Cần Thơ) chuyển tải nhữngtin – bài như thế nào để phù hợp thỏa mãn nhu cầu đọc báo và xem đài củacông chúng

Hiện nay, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí tại CầnThơ đứng trước yêu cầu về thông tin đến với các đối tượng xem báo, xemtruyền hình được nhận định là thị trường tiêu thụ báo chí có nhiều khả năng

và ngày càng đáp ứng một cách thiết thực báo chí đến với công chúng Côngchúng với dư luận xã hội không thể tách rời báo chí, mà báo chí là kênh thiết

Trang 36

lập dư luận xã hội hướng tới mục tiêu tích cực và hiệu quả trong bối cảnh pháttriển kinh tế - xã hội Thực tế cho thấy đời sống xã hội gắn với hoạt động củacông chúng, bởi công chúng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản như là câuchuyện thích thú với khẩu vị diễn ra trong bửa ăn của mỗi gia đình hoặc cungcấp sản phẩm thuỷ sản cho nhà hàng và khách sạn Đương nhiên hàng ngàysinh hoạt đời sống ẩm thực không những diễn ra với người dân ở thành phốCần Thơ mà còn rộng khắp trong cả nước Ngày nay, hội nhập kinh tế pháttriển rộng khắp không còn dừng lại ở phạm vị của một quốc gia mà đã phổbiến lan rộng trên trường quốc tế

Như vậy, công chúng và dư luận xã hội trong sự phát triển kinh tế thuỷsản với báo chí được xem là nhu cầu gắn kết hình thành mối quan hệ thông tin– dư luận xã hội - sản phẩm thuỷ sản Mối quan hệ này được kết nối nhờ cóthông tin của cơ quan báo chí thiết lập và tạo ra dư luận xã hội tác động đến

sự phát triển kinh tế thuỷ sản

Nhờ có dư luận xã hội mà tác động đến cơ quan báo chí cũng như các

cơ quan chức năng quản lý kinh tế - xã hội ở Việt Nam Cơ chế giữa báo chívới dư luận xã hội tác động qua lại đã và đang góp phần tích cực vào sự pháttriển của báo chí tác động đến đời sống phát triển kinh tế thuỷ sản hiện nay.Đặc biệt, vùng ĐBSCL nói chung, ở thành phố Cần Thơ nói riêng là địa hìnhsông ngòi chằng chịt, được thiên nhiên ưu đãi có diện tích nuôi thuỷ rất lớn sovới cả nước Qua thống kê năm 2014 các tỉnh, thành ĐBSCL với 5.500 hanuôi cá tra, sản lượng ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2013

Qua thống kê 11 tháng năm 2014, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xuấtkhẩu thuỷ sản tăng với mức chỉ đạt 0,6% so với năm 2013, đạt 1,6 tỷ USD.Nhờ vậy, ước tính xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản cá tra cả năm 2014 đạt 1,77 tỷUSD Đến nay, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cá tra của Việt Nam vươn tới

150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng 1,4% so với năm 2013

Trang 37

Do vậy, từ thực tế phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển thuỷlợi là lẽ đương nhiên nằm trong tổng thể phát triển kinh tế nông nghiệp ở ViệtNam Nuôi trồng thuỷ sản khu vực ĐBSCL được xác định là có tìm năng vàlợi thế về phát triển kinh tế thuỷ sản so với các vùng khác Chính vì vậy, báochí thông tin không những tuyên truyền phát triển kinh tế thủy sản mà cònphát triển xây dựng hệ thống thuỷ lợi Từ nhận thức này, việc thông tin kinh

tế trên Báo Cần Thơ, Đài phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ chothấy thông tin có tính chất lợi ích của quốc gia và của công chúng Hiện nay,thông tin báo chí Cần Thơ đã hiện hữu với các cơ quan chức năng quản lýkinh tế và mối quan hệ mật thiết với công chúng không thể tách rời mà ngàycàng gắn chặt vì lợi ích chung của sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Như vậy hiểu như thế nào báo chí thiết lập trật tự dư luận xã hội khi màliên quan tới đời sống kinh tế - xã hội đối với quần chúng nhân dân Cụ thể lànhân dân trực tiếp nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến sản phẩm thuỷ sảnxuất khẩu và người lao động sản xuất của cơ quan xí nghiệp

Theo quan niệm của PGS,TS Mai Quỳnh Nam thì định nghĩa dư luận

xã hội là “sự thể hiện tâm trạng xã hội phản ánh sự đánh giá của các nhóm xãhội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội,những lợi ích này tính cấp bách trên cơ sở quan hệ xã hội.”

Như vậy, khi dư luận xã hội mà được nhiều người quan tâm mới là dưluận xã hội, đồng thời có lợi ích mới là dư luận xã hội, lợi ích nhóm lớn, lợiích nhóm nhỏ

Quả thật dư luận xã hội tác động đến các cơ quan chức năng của nhànước thực hiện chính sách cụ thể nào đó trong phát triển kinh tế thuỷ sản Mộtthực tế thời gian qua đã diễn ra, đó là Nghị định 36 ra đời, báo chí thông tinnội dung Nghị định 36 thì ngay lập tức đã hình thành ra dư luận xã hội, tạo ranhững quan điểm khác nhau đã trở nên tình trạng bất cập trong mối quan hệ

Trang 38

sản xuất thuỷ sản giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng quản lýkinh tế.

Hơn nữa, thời gian qua khi các cơ quan báo chí đồng loạt đưa tin hàmlượng nước trong sản phẩm cá tra xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cácdoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là chuyện đương nhiên, đã tạo ra sự tranhluận vấn đề hàm lượng nước trong sản phầm thuỷ sản Bởi lẽ thông tin nàythật sự thông tin vì lợi ích kinh tế, do đó báo chí cần có một cách nhìn cụ thể

là cân nhắc về thông tin khi phát trên sóng truyền hình và các cơ quan báo chíthông tin đồng loạt gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp và tổn thương về tinh thần đến người nông dân trực tiếp nuôi cá tra

Các thông tin trên báo chí đã tạo ra dư luận xã hội hình thành nên luồng

dư luận trong quần chúng nhân dân và cộng đồng có thể lan tỏa rộng khắp khi

mà nguồn tin được chuyển tải trên truyền thông Ngày nay, thông tin khôngcòn “đứng tại chỗ” trong chừng mực phạm vi của một quốc gia nào nữa mà

đã lan rộng khắp trên các châu lục Bởi lẽ, truyền thông ngày nay mang tínhtoàn cầu hóa, khi mà công nghệ thông tin phát triển, mạng internet kết nối vớitốc độ cực nhanh đến với mọi công dân bất cứ ở một quốc gia nào cũng đềutiếp nhận thông tin một cách dễ dàng trong giây phút, bởi vì thông tin hiệnđang trên mạng internet truy cập dễ dàng

Nguyên nhân thông tin mang tính toàn cầu hóa này khiến cho ngườitham gia công tác báo chí thận trọng hơn bao giờ hết, khi mà thông tin vềkinh tế nói chung, kinh tế thuỷ sản nói riêng Do vậy, yêu cầu thực tế hiện naycủa cơ quan báo chí đều tỏ ra chuẩn mực, đếm đo, lường đoán dự báo đượcdiễn biến kéo theo trình tự trong quá trình diễn biến chuyển tải thông tin saocho phù hợp với quan điểm vận động nền kinh tế phát triển tích cực Nếu báochí thông tin lệch lạc, sai sự thật thì sẽ tạo ra làn sóng dư luận có thể gây nên

Trang 39

tổn hại đến mức nặng nề về kinh tế thuỷ sản, người chịu thiệt hại về kinh tếtrước hết là người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

Những vấn đề được để cập đến thông tin kinh tế thuỷ sản được nêu ởtrên, khi mà công chúng tiếp nhận thì sẽ tạo ra dư luận xã hội tác động đếncông chúng và cơ quan chức năng quản lý xã hội Rõ ràng, truyền thông tácđộng đến công chúng tạo ra dư luận xã hội sẽ tác động đến các cơ quan côngquyền tham gia vào giải quyết một chính sách, một vụ việc nào đó liên quanđến lợi ích kinh tế và lợi ích tinh thần của các thành phần trong xã hội

Thực tế báo chí đã thông tin kịp thời góp phần giải quyết các mối quan

hệ xã hội được hài hòa và tạo động lực phát triển, đã và đang làm lành mạnhhóa các mối quan hệ ngày càng diễn ra tích cực và phát triển theo định hướngtiến bộ của xã hội đúng với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí và thuầnphong mỹ tục của người Việt Nam Do vậy, những người tham gia công tácbáo chí cần tuân thủ các nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp, giải quyết tốt cácmối quan hệ khi mà chuyển tải thông tin trên báo chí, thông tin cần gắn kếtvới lợi ích của công chúng và của nền kinh tế quốc gia, nhất là ở địa phương

mà mình hoạt động báo chí

1.3.Tiêu chí đánh giá báo chí phát triển kinh tế thủy sản và những yêu cầu đặt ra.

1.3.1.Tiêu chí về nội dung thông tin kinh tế thuỷ sản của báo chí

Nội dung thông tin kinh tế trên báo chí đòi hỏi phóng viên kinh tếkhông những thông thạo nghề nghiệp mà còn có khả năng thông tin dự báochính xác giá cả thị trường gắn với hoạt động kinh doanh chế biến mặt hàngthuỷ sản của các doanh nghiệp và người nuôi cá tra

Tuy vậy, người tiêu dùng ngày nay trên thế giới cũng cần có thông tin

từ cơ quan truyền thông, trong đó báo chí có vai trò thực sự quan trọng tácđộng đến các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng

Trang 40

đồng người tiêu dùng trong nước và quốc tế Ngày nay, trong bối cảnh thôngtin kinh tế không thể tách rời mang tính toàn cầu hóa Do vậy, các quốc giatrên thế giới nhu cầu thông tin được xem là tính tất yếu thỏa mãn kịp thời vớicuộc sống Bởi vì thông tin đem lại lợi ích cho cộng đồng người tiêu dùngkhông còn là riêng lẻ cho mỗi cá nhân tại một vùng dân cư nhỏ hẹp, mà thôngtin lợi ích kinh tế có tính lan tỏa rộng khắp các châu lục

Hiện nay, thực tế đã và đang diễn ra khi mà công nghệ thông tin pháttriển đã tạo ra hành lang có thể gọi là “ thông tin tự do” được kết nối nhờ quamạng internet một cách nhanh chóng và kịp thời chưa từng có so với nhữngthập niên trước đây Từ nhận thức này, các nội dung thông tin trên báo chí vàhình thức thể hiện của báo chí là điều tiên quyết sự thành công trong việcchuyển tải thông điệp đến với công chúng

Quả thật đối với truyền hình nội dung chuyển tải những thông tin nhưthế nào để công chúng cảm nhận tiếp thu ngay tức khắc và quan tâm đến kinh

tế thuỷ sản ở địa phương Đến thời điểm này, có thể nhận thấy rằng kết cấuchương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ đã dànhthời lượng phát sóng về kinh tế thuỷ sản trong năm qua vẫn còn ít, chưa tươngxứng với yêu cầu, nhiệm vụ Thông tin về kinh tế thuỷ sản chỉ tập trungthông tin về vấn đề giá cả thị trường và vấn đề mà liên quan tới kinh tế thuỷsản trong thời điểm nóng bỏng; hầu như không có thông tin về công táckhuyến nông liên quan đến phát triển và nuôi trồng thủy sản

Qua đó cho chúng ta thấy rằng sắp xếp từ nội dung đến hình thức củamột kết cấu chương trình phát sóng trên chương trình truyền hình đều liênquan đến phương thức hoạt động của Đài Như vậy, phát sóng thông tin vềkinh tế thuỷ sản đối với Đài truyền hình thì chọn phương thức hoạt động nàocho thích hợp và đạt hiệu quả Đây là câu chuyện nhìn nhận từ thực tế hiện

Ngày đăng: 07/04/2016, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Lưu Văn An (2008),Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, Nhà xuất bản chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển
Tác giả: TS Lưu Văn An
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị
Năm: 2008
3. GS,TS.Đỗ Đức Bình – TS. Bùi Huy Nhượng (2009), Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam
Tác giả: GS,TS.Đỗ Đức Bình – TS. Bùi Huy Nhượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2009
4. PGS,TS. Lê Thanh Bình ( 2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
5. PGS,TS. Lê Thanh Bình chủ biến (2012), Báo chí và thông tin đối ngoại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và thông tin đối ngoại
Tác giả: PGS,TS. Lê Thanh Bình chủ biến
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2012
8. PGS,TS.Trần Văn Chử (2004), Giáo trình kinh tế phát triển dùng cho chương trình cao cấp lý luận Chính trị, Nhà xuất bản Chính trị Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển dùng cho chương trình cao cấp lý luận Chính trị
Tác giả: PGS,TS.Trần Văn Chử
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Hà Nội
Năm: 2004
9. GS,TS.Trần Văn Chữ, chủ biên (2012), Giáo trình kinh tế học phát triển – Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học phát triển
Tác giả: GS,TS.Trần Văn Chữ, chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính Hà Nội
Năm: 2012
10. PGS,TS.Nguyễn Văn Dững, Cơ sờ lý luận báo chí, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sờ lý luận báo chí
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
11. Đức Dũng (1992), Ký báo chí, Nhà xuất bản thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tin
Năm: 1992
12. PGS,TS.Nguyễn Văn Dững (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: PGS,TS.Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2012
13. PGS,TS.Nguyễn Văn Dững, Báo chí và dư luận xã hội, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và dư luận xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
15. Đức Dũng(2000), Viết báo như thế nào,Nhà xuất bản văn hóa – thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa – thông tin Hà Nội
Năm: 2000
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
2. PGS,TS.Nguyễn Thị Kim Anh, TS. Nguyễn Thị Trâm Anh , Nguyễn Thừa Bửu (Đại học Nha Trang) Bài tham luận:Hoàn thiện sự liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm các tra, cá basa của Việt Nam Khác
6. Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ (2014), Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và kế hoạch năm 2015 Khác
7. Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ, Dự án vùng công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung thành phố Cần Thơ Khác
14. PGS,TS. Nguyễn Văn Dững và PTS. Hoàng Anh, Nhà báo bí quyết – kỹ Khác
18. Đảng bộ thành phố Cần Thơ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w