1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí báo chí kiên giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay

143 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 817 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tàiLà một bộ phận của báo chí cách mạng nước ta, thời gian qua báo chí Kiên Giang đã có nhiều khởi sắc, phát triển khá cả về loại hình (báo in, báo nói, báo hình…), số lượng ấn phẩm và chất lượng thông tin. Báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, vừa là diễn đàn của nhân dân trong tỉnh. Những người làm báo Kiên Giang luôn vững vàng về tư tưởng, chính trị và chấp hành nghiêm những quy định đạo đức của người làm báo, không bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường, đã viết nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, thể hiện nội dung sinh động đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh; thông tin, tuyên truyền kịp thời, có định hướng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địa phương. Qua đó, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh nhà…

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÁO CHÍ KIÊN GIANG TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Khảo sát Báo Kiên Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình

Kiên Giang năm 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ - 2015

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÁO CHÍ KIÊN GIANG TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

CẦN THƠ - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu, các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác.

Cần Thơ, ngày 6 tháng 8 năm 2015

Tác giả

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã dành tâm huyết, sự tận tâm, tận tụy truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành báo chí cho lớp Cao học báo chí K19, Cần Thơ trong suốt hai năm học, cũng như trong quá trình làm nghề và nghiên cứu khoa học

Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Kiên Giang và anh chị đồng nghiệp ở Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.

Trân trọng cảm ơn!

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ KIÊN GIANG TUYÊN

TRUYỀN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA

2.1 Khái quát về Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang và Báo

2.4 Một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế của báo chí Kiên Giang

trong tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh 54

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ KIÊN

GIANG TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 70

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đối với báo chí Kiên Giang tuyên

truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong giai

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là một bộ phận của báo chí cách mạng nước ta, thời gian qua báo chíKiên Giang đã có nhiều khởi sắc, phát triển khá cả về loại hình (báo in, báonói, báo hình…), số lượng ấn phẩm và chất lượng thông tin Báo chí hoạtđộng đúng tôn chỉ, mục đích, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngônluận của Đảng bộ, chính quyền, vừa là diễn đàn của nhân dân trong tỉnh.Những người làm báo Kiên Giang luôn vững vàng về tư tưởng, chính trị vàchấp hành nghiêm những quy định đạo đức của người làm báo, không bị chiphối bởi mặt trái của cơ chế thị trường, đã viết nhiều tác phẩm có giá trị về tưtưởng, thể hiện nội dung sinh động đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, quốcphòng - an ninh; thông tin, tuyên truyền kịp thời, có định hướng về chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụchính trị của Đảng bộ địa phương Qua đó, góp phần tạo sự đồng thuận xãhội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh nhà…

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ, ưu điểm, báo chí Kiên Giang đếnnay chưa khắc phục được những hạn chế mà Tỉnh ủy đã chỉ ra cách đây nhiềunăm: Một bộ phận người làm báo còn chậm đổi mới Chưa có nhiều bài báophê phán thói hư tật xấu, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; chưa kịp thời phảnbác những khuynh hướng lệch lạc, không lành mạnh trong đời sống xã hội và

âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Đội ngũ cán

bộ, phóng viên kế cận và tâm huyết với nghề nghiệp còn hụt hẫng; trình độchuyên môn, tính nhạy bén chính trị của người làm báo tuy có nâng lên, nhưngchưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công chúng Việc thông tin, tuyêntruyền đôi lúc còn tản mạn, chưa tập trung làm nổi bật những vấn đề có tínhchiến lược của tỉnh, từ đó ảnh hưởng phần nào đến sự đồng thuận, ủng hộ thựchiện của các tầng lớp nhân dân, hay nói cách khác, sản phẩm báo chí chưathật sự phong phú, thiếu tính hấp dẫn, thu hút người đọc, người xem

Trang 8

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới đầy biếnđộng, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường Những yếu tố tiêu cực của hội nhậpquốc tế, đặc biệt là những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thếgiới cùng với những khó khăn trước mắt về kinh tế - xã hội trong nước, đã vàđang tác động mạnh mẽ đến các mặt đời sống xã hội Âm mưu, hoạt động

“diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏvai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Namkhông thay đổi; trong khi đó, những biểu hiện xa rời lý tưởng, mục tiêu chủnghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu,tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, đang tác động làm xói mòn lòng tincủa cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng,

đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa Vì thế, hơn lúc nào hết, báochí cần tiếp tục giữ vững, phát huy cao độ bản chất cách mạng, là công cụcông tác tư tưởng của Đảng, một bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảnglãnh đạo; hoạt động theo định hướng của Đảng, tham gia bảo vệ nền tảng tưtưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta Đồngthời, phát huy tính tiền phong trong tập hợp, đoàn kết, cổ vũ các giai tầng xãhội tích cực tiến hành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế của đất nước Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báochí toàn quốc đến năm 2025” vừa được Hội nghị Trung ương 10 (khóa XI)

cho ý kiến chỉ đạo nhấn mạnh trong thời gian tới báo chí phải chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu thông tin, tuyên truyền của Đảng và nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân

Tỉnh ủy Kiên Giang cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan báo chí củatỉnh: “Hơn bao giờ hết, báo chí trong tỉnh phải bám sát nhiệm vụ chính trị củaĐảng bộ tỉnh, tích cực tuyên truyền, cổ vũ, khẳng định thành tựu của công

Trang 9

cuộc đổi mới; phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến,gương “người tốt, việc tốt” Đồng thời, mạnh dạn phê phán, đấu tranh chốngtham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội khác; phản bácnhững thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; kịp thời địnhhướng dư luận, góp phần vào sự ổn định chính trị, bảo đảm an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Tiếp tục đổi mới về hình thức, nâng caochất lượng tin, bài; thông tin phải nhanh nhạy, chính xác, hiệu quả; phản ánhkịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; phải tìm tòi, phát hiện, ủng

hộ, cổ vũ cái mới, cái đúng, cái tiến bộ…” (Trích phát biểu của đồng chíĐặng Tuyết Em - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang tại Đại hội HộiNhà báo tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020, ngày 12-6-2015)

Vì vậy, nhiệm vụ đổi mới công tác báo chí, nâng cao vai trò, chất lượnghoạt động của báo chí Kiên Giang đang là vấn đề bức thiết, đòi hỏi tỉnh KiênGiang và các cơ quan báo chí của tỉnh thực thi nhiều biện pháp hiệu quả hơn

Từ thực tế hoạt động báo chí ở cơ sở và là người đang làm nhiệm vụ

quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh, tác giả xin chọn đề tài “Báo chí Kiên Giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay”, nhằm góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn

đối với vai trò, hoạt động báo chí ở tỉnh Kiên Giang; đồng thời cũng mongmuốn được góp một phần nhỏ vào việc xây dựng nền báo chí đất nước trongthời kỳ mới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng côngtác tuyên truyền, báo chí, coi báo chí là công cụ sắc bén trong công tác tưtưởng của Đảng, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa Bởi,báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng,văn hóa của Ðảng; là ngọn cờ, công cụ sắc bén, hiệu quả để xây dựng, bồi đắpnền tảng tư tưởng chính trị của Ðảng; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

Trang 10

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; động viên, cổ vũ nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược

là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trước tình hìnhmới, hoạt động báo chí đòi hỏi cần có nhiều đổi mới, phát triển mạnh mẽ hơnnữa; vì vậy thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là các cơ quan chứcnăng đã quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu vấn đề này, chủ yếu thể hiện ở một sốcác văn bản và công trình nghiên cứu:

- Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Báo chí

- Chỉ thị số 63/CT-TW, ngày 25-7-1990; Chỉ thị số 08/CT-TW, ngày 3-1992 của của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 22/CT-TW, ngày 17-

31-10-1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản…

- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới.

- Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị (số 37) triển khai thực hiện kết luận của

Bộ Chính trị (số 41-TB/TW) về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản

lý báo chí; Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg, ngày 9-9-2005 về phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010; Chiến lược thông tin quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, 2005.

- Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới - TS Nguyễn Thế Kỷ, Nxb Chính trị quốc gia, 2012.

- Tác giả Phạm Việt Phong nghiên cứu "Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay", trong luận văn

thạc sĩ truyền thông đại chúng năm 2009 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền,người hướng dẫn: PGS,TS Lương Khắc Hiếu Luận văn đã nêu vấn đề, phân

Trang 11

tích hiện trạng và đề ra giải pháp Đảng lãnh đạo báo chí phát triển trong giaiđoạn hiện nay.

- Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay - TS Hoàng Quốc Bảo - NXb Chính trị - Hành chính, 2010 Cuốn sách đã đề cập

vấn đề lãnh đạo, quản lý như thế nào để báo chí thực hiện tốt vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyềnthông và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí

- Luận văn “Báo Đảng các tỉnh miền đông Nam Bộ” của tác giả Hồ ThịHiến bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2009 Nội dung luậnvăn phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng của một số tờ báo Đảng ởmiền đông Nam Bộ Đây là một tài liệu có nhiều thông tin bổ ích đối với vấn

đề nghiên cứu của tác giả Nhiều kiến thức, bài học tác giả có thể vận dụngvào công trình nghiên cứu của mình, bởi báo chí Kiên Giang cũng nằm trong

hệ thống báo Đảng, phải tuân thủ các nguyên tắc của báo Đảng

- Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Bá Sinh với đề tài “Tínhhấp dẫn của báo Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” bảo vệ tại Học việnBáo chí và Tuyên truyền năm 2013 Đây là công trình nghiên cứu quan trọnggóp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với hệ thống báo Đảng làthông tin còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn nên khó thu phục công chúng, có nguy

cơ công chúng xa dần báo Đảng Vì vậy, một vấn đề quan trọng để báo Đảngthực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo hiệu quả cao làphải nâng cao tính hấp dẫn của thông tin cả về nội dung và hình thức Một sốgiải pháp tác giả luận án đề xuất là tài liệu tham khảo có giá trị đối với tác giảluận văn

- Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đổi mới, nâng cao chất lượngcác ấn phẩm báo Nhân Dân” do Nhà báo, Ủy viên Ban Chấp hành Trungương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Thuận Hữu chủ nhiệm đề tài vàbảo vệ thành công năm 2014 Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị đối

Trang 12

với Báo Nhân Dân nói riêng và hệ thống báo Đảng nói chung Công trình nghiêncứu khá toàn diện đối với đổi mới cả về nội dung, hình thức, tố chức sản xuất đểnâng cao chất lượng, hiệu quả của sản phẩm báo chí Tác giả luận văn đã tiếp thuđược một số kiến thức để vận dụng vào công trình nghiên cứu của mình.

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạoĐảng, Nhà nước về công tác báo chí; một số luận văn thạc sỹ đề cập đến cácchương trình cụ thể (chương trình thời sự, chương trình văn hóa, giáo dục ),các kỹ năng như kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng viết lời bình ít nhiều có liênquan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả như luận văn của Hồ Nam Trung,Nguyễn Văn Bình, Lê Phạm Hà Nôi, Hồ Quang Phương

Những văn bản, công trình nghiên cứu, bài phát biểu, trao đổi kinhnghiệm trên góp phần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của hoạt động báo chí,công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, chất lượng báo chí nước ta thời gian qua,đồng thời định hướng cho công tác này trong thời gian tới thực hiện được tốthơn Song, phần lớn các văn bản, công trình nghiên cứu chỉ đề cập những vấn

đề thuộc tầm “vĩ mô”, chưa đi sâu phân tích cách làm, kinh nghiệm, thựctrạng, vai trò của báo chí địa phương trong việc tuyên truyền thực hiện nhiệm

vụ chính trị của các Đảng bộ địa phương

Luận văn này kế thừa kết quả các nghiên cứu và văn bản chỉ đạo trên,góp phần làm rõ thêm vai trò của báo chí địa phương trong tuyên truyền thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh thời gian tới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Nghiên cứu thực trạng của báo chí Kiên Giang tuyên truyền thựchiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong thời gian qua; đề xuất giảipháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trongthời gian tới

3.2 Nhiệm vụ

Trang 13

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về báo chí, vai trò của báo chí đối với đờisống xã hội (thể hiện ở các chức năng xã hội cơ bản của báo chí); nhiệm vụtuyên truyền của báo chí cách mạng; nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh vànội dung của báo chí địa phương tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trịcủa Đảng bộ tỉnh; những yêu cầu đối với báo chí tuyên truyền thực hiệnnhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh (tính chiến đấu của báo chí cách mạng,đáp ứng nhu cầu công chúng, chất lượng thông tin, hiệu quả tuyên truyền củabáo chí)…

- Đánh giá thực trạng công tác báo chí tuyên truyền thực hiện nhiệm vụchính trị của Đảng bộ tỉnh trong thời gian khảo sát

- Phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế liên quan đến chất lượng,hiệu quả tuyên truyền

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của báochí Kiên Giang tuyên truyền thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộtỉnh trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng, hiệu quả tuyên truyềnthực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh của báo chí Kiên Giang

Trang 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận văn, tác giả đã sử dụng cácphương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp quan trọng giúptác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Những cơ sở

lý luận này giúp tác giả xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, làmtiền đề, cơ sở để nghiên cứu các vấn đề tiếp theo

- Phương pháp khảo sát, thống kê: Nhằm mục đích thống kê các chuyêntrang, chuyên mục, tác phẩm trong thời gian khảo sát để phân tích, đánh giá

- Phương pháp phân tích tác phẩm: Trong truyền thông, chất lượng củatác phẩm liên quan đến chất lượng, hiệu quả của báo chí trong việc thực hiệnnhiệm vụ của mình Sử dụng phương pháp này, tác giả luận văn sẽ phân tích,đánh giá việc báo chí đã lựa chọn những vấn đề gì để thông tin, hình thứcthông tin có phù hợp, hấp dẫn không?

- Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm thu nhận những đánh giá, nhậnxét của công chúng - đối tượng phục vụ, tác động của báo chí - về chất lượngcủa báo chí Kiên Giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng

bộ tỉnh Để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu, tác giả đã phát

300 phiếu; đối tượng điều tra bao gồm nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứatuổi, trình độ; địa bàn điều tra bao gồm cả thành phố và nông thôn

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập ý kiến của một số chuyêngia về lĩnh vực báo chí, có hiểu biết về báo chí (lãnh đạo Tỉnh ủy, Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhàbáo tỉnh, Trường Đại học Kiên Giang, lãnh đạo cơ quan báo chí và một số sở,ngành của tỉnh) để củng cố nhận xét, đánh giá của mình

6 Đóng góp mới của đề tài

Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận về báo chí, vai trò của báo chí cách mạng

trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, nộidung báo chí địa phương tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng

Trang 15

bộ tỉnh; đồng thời qua đó khẳng định để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ tuyêntruyền của mình, các tác phẩm báo chí, các sản phẩm báo chí (tờ báo, chươngtrình phát thanh, truyền hình ) phải đảm bảo các nguyên tắc của báo chí cáchmạng, thông tin phải thời sự, thiết thực và hấp dẫn.

Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu khảo sát tình hình hoạt động báo chí

ở địa phương nhằm góp phần cung cấp cho các cơ quan báo chí và Đảng bộtỉnh Kiên Giang một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác tuyên truyền củabáo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh hiện nay Từ đó, luậnvăn đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp giúp các cơ quan báo chí địaphương và Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp,các ngành, địa phương về vai trò, nhiệm vụ của báo chí, đẩy mạnh phát triểncông tác báo chí của tỉnh, đặc biệt trong tuyên truyền thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí, các nhàbáo trong hệ thống báo Đảng cả nước để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ củamình Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhà báo, sinhviên báo chí và những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu của đề tài

7 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu 3 chương:

Chương 1: Lý luận về báo chí tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị

của Đảng bộ tỉnh

Chương 2: Thực trạng báo chí Kiên Giang tuyên truyền thực hiện nhiệm

vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng báo chí Kiên Giang tuyên

truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay

Trang 16

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

1.1 Báo chí và vai trò, nhiệm vụ của báo chí cách mạng

1.1.1 Quan niệm về báo chí

Hiện nay, có khá nhiều quan niệm về báo chí Tuy nhiên, để có một kháiniệm báo chí rõ ràng, thống nhất, kể cả trong các sách cơ sở lý luận báo chínước ta cũng chưa thấy đề cập Có thể liệt kê một số quan niệm về báo chí:Nhà báo Hữu Thọ nêu trong tập tài liệu môn học báo chí học (dành chocác khóa đào tạo cao học báo chí), tập II: “Báo chí được định nghĩa là một ấnphẩm xuất bản, phát hành định kỳ…”

GS,TS Tạ Ngọc Tấn viết trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí:

Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố củakiến trúc thượng tầng, là loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạovới tính chất chính trị, xã hội rõ ràng Hoạt động báo chí bao hàmtrong đó sự vận hành phức tạp của một loạt nghề nghiệp, quan hệvới nhau bằng quy luật vận động nội tại của cả hệ thống và bằnghiệu quả xã hội có tính mục đích… [54, tr.3]

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn Đinh Văn Hường - Trần Quang) thì đưa ra định nghĩa:

-Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội -Báo chíluôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động vàluôn vận động phát triển Thông tin trong báo chí là một quá trìnhliên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Cuộc sống -Nhà báo - Tác phẩm - Công chúng [51, tr.23-24]

Còn theo Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999: “Báo chí ở nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết

Trang 17

yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơquan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” Nghị quyết Trung

ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới, nhấn

mạnh hơn:

Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xãhội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp củaĐảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ phápluật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tínhchiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí [22]

Trong quyển sách tham khảo “Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ởViệt Nam hiện nay”, tác giả quan niệm:

Tiếp cận từ các sản phẩm báo chí, có ý kiến cho rằng báo chí lànhững tư liệu sinh hoạt tinh thần, dùng để thông tin và nói rõ chođối tượng nhất định về những tình hình thời sự đang diễn ra… Tiếpcận từ góc độ chức năng, người ta cho rằng báo chí là phương tiệnthông tin thời sự, cung cấp thông tin hàng ngày cho công chúng xãhội Theo nghĩa hẹp, báo chí bao gồm: Báo, tạp chí, các bản tin vàcác sản phẩm in ấn xuất bản định kỳ Theo nghĩa rộng, báo chí baogồm các sản phẩm của các loại hình báo chí như: Báo in, báo phátthanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử… [12, tr.8]

PGS,TS Nguyễn Văn Dững lý giải:

Bản chất của báo chí truyền thông - là hoạt động thông tin - giaotiếp xã hội trên quy mô rộng lớn, là công cụ và phương thức liên kết

xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hộihữu hiệu nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội,với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực

và quốc tế… [18, tr.61]

Trang 18

Từ những quan niệm trên, theo tác giả luận văn, có thể hiểu: Báo chí làphương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự kiện, sựviệc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanhchóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóađời sống thực tiễn.

1.1.2 Vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội

Dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng hầu hết các sách cơ sở lýluận báo chí cũng như ý kiến các nhà lý luận về báo chí, các nhà báo có kinhnghiệm trong lĩnh vực báo chí đều thống nhất nhận xét: Hoạt động báo chí,xét cho cùng là hoạt động thu thập, xử lý và truyền tải thông tin thời sự đếncho đông đảo công chúng xã hội Hoạt động báo chí có tính chất phức tạp vì

nó chịu sự chi phối của chính trị và áp lực cao từ thực tiễn cuộc sống, trong

đó sự chi phối lợi ích là quan trọng nhất, trước hết là lợi ích chính trị Bởi, xétcho cùng báo chí là công cụ chính trị dùng để tuyên truyền chính trị và thểhiện quyền năng chính trị đối với công chúng và dư luận xã hội Vì thế, hoạtđộng báo chí là chính trị - xã hội, là hoạt động thông tin đại chúng và hoạtđộng kinh doanh - dịch vụ… Hoạt động báo chí có vai trò rất quan trọng đốivới đời sống xã hội, xét từ các bình diện khác nhau, từ kinh tế đến chính trị -

tư tưởng, từ văn hóa đến xã hội và dân sinh Vai trò ấy được thể hiện ở cácchức năng xã hội cơ bản:

Thông tin là chức năng cơ bản, quan trọng hàng đầu của báo chí Báo

chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng

và xã hội Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thôngtin giao tiếp càng cao, càng đa dạng, phong phú Quá trình đáp ứng nhu cầunày làm cho báo chí phát triển nhanh chóng Báo chí thực hiện chức năngthông tin - giao tiếp nhằm thực hiện các chức năng khác Nói cách khác, báochí thực hiện mọi chức năng đều thông qua con đường thông tin Báo chíthông tin để thực hiện chức năng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, thông

Trang 19

tin để thực hiện vai trò giám sát, quản lý xã hội, thông tin để thực hiện chứcnăng văn hóa, giải trí… Thông tin là chức năng bao trùm, trực tiếp của báochí Thực hiện chức năng thông tin, báo chí phải đảm bảo tính chân thực, độnhanh nhạy, kịp thời… Thông tin báo chí phải đảm bảo tính thời sự, diễn tảnhững điểm nóng, những vấn đề nổi cộm nhất trong đời sống.

Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích của

báo chí Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phươngtiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thànhchủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đông đảo nhândân Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng củaĐảng Nhiệm vụ đầu tiên trong hoạt động tư tưởng của báo chí là nâng caotính tự giác của quần chúng Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo chí dựatrên sự tác động của tính thuyết phục bằng việc thông tin sự kiện, hiện tượng,quá trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan

Chức năng khai sáng - giải trí được hiểu, báo chí không chỉ là kênh

thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn làdiễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng caotrình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Văn hóa là hiện tượng

xã hội đặc biệt Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tại, phát triển trong quátrình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng đồng nàysang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác Báo chí là kênh quantrọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải, tiếp biếnvăn hóa có hiệu quả nhất Giải trí là nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao trong điềukiện kinh tế thị trường Đó là quá trình báo chí tham gia và tạo điều kiện giúpcông chúng sử dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu cầu cân bằng trạng tháitâm lý để tái sản xuất sức lao động Trên các loại hình báo chí và các dạngthức truyền thông hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải trí thú vị, hữu

Trang 20

ích, nhất là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội Giải trícũng là cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa.

Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở

chỗ, báo chí duy trì, phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thểquản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảmcho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi Giám sát có thểđược hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy địnhkhông” Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình: Theo dõi vàkiểm tra Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạtđộng được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện

có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra

Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thứchuy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thầntrách nhiệm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảođảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể Giám sát xã hội củabáo chí bao gồm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiệnnhững nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểmtra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảođảm cho đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nướcđược thực thi đúng trong thực tế…

Chức năng kinh tế - dịch vụ xuất phát từ đòi hỏi khách quan của hoạt

động báo chí trong nền kinh tế thị trường; đồng thời theo quan điểm chỉ đạocủa các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, như Nghị quyết Trungương 5 (khóa VIII), các văn bản dưới luật…

GS,TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng:

Báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày,từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức, từngthành viên của xã hội Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa

Trang 21

học kỹ thuật và công nghệ, đời sống vật chất, tinh thần của xã hội cónhững bước phát triển to lớn và nhanh chóng Trong điều kiện ấy,quy mô, phạm vi, hình thức hoạt động của báo chí ngày càng mởrộng, thu hút sự quan tâm, chú ý của đại bộ phận xã hội, trở thànhmột phương tiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích rấtkhác nhau như: Nhân đạo, kinh doanh, kinh tế, chính trị, quân sự…Không có một đảng chính trị, một tổ chức, lực lượng kinh tế - xã hộinào không sử dụng báo chí như một phương tiện thực hiện các mụctiêu, nhiệm vụ của mình [54, tr.11].

1.1.3 Nhiệm vụ tuyên truyền của báo chí cách mạng

Báo chí cách mạng Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn song hành cùngvới sự phát triển của Đảng, của dân tộc, đã làm tốt chức năng của báo chí vôsản đó là “tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể”: Hoạt động thông tin -tuyên truyền là hoạt động cốt lõi và xuyên suốt của báo chí cách mạng ViệtNam

Theo GS,TS Tạ Ngọc Tấn:

Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá trong quần chúng nhândân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tưtưởng của chế độ nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thếgiới và lịch sử vận động của xã hội Tuyên truyền được hiểu là toàn

bộ các hình thức hoạt động của công tác tư tưởng, vận động quầnchúng nhân dân Ở nghĩa hẹp hơn, tất cả các hoạt động nhằm truyền

bá một tri thức, một ý niệm cụ thể nào đó đều được coi là tuyêntruyền [54, tr.103]

Về công tác tuyên truyền của báo chí, Ăng-ghen nhấn mạnh: “Báo chícần phải bảo vệ và giải thích rõ yêu cầu của Đảng, thể hiện rõ những ý kiến,quan điểm của Đảng, đồng thời báo chí phải đấu tranh với kẻ thù của Đảng,bác bỏ ý kiến tham vọng của chúng”; “Báo Đảng là người phát ngôn của

Trang 22

Đảng, là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là người tuyên bố và bảo vệ luậncương và phương hướng của Đảng” [59, tr.7] Lênin cũng nói: “Báo chí làtrận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mìnhbằng vũ khí tương xứng Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ độngquần chúng không có gì thay thế được” [36, tr.18] Trong Thư gửi lớp họcviết báo Huỳnh Thúc Kháng (tháng 6-1949), Bác Hồ viết: “Nhiệm vụ của tờbáo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng đểđưa dân chúng đến mục đích chung” [39, tr.625]

Từ những vấn đề trên, có thể hiểu nhiệm vụ báo chí cách mạng ở một sốđiểm cơ bản:

Tuyên truyền, cổ động: Theo cách hiểu thông thường, tuyên truyền là

đem nhiều ý đến cho một người, còn cổ động là đem một ý đến cho nhiềungười Trên báo chí, tuyên truyền thường được thể hiện dưới các bài luận văn,các bài giảng có tính thuyết phục về đường lối, chủ trương, chính sách củacách mạng, về tình hình thời sự, về việc vạch trần các âm mưu và thủ đoạncủa kẻ thù Cổ động thể hiện dưới những khẩu hiệu hành động, những lời cổ

vũ ngắn gọn và có sức hấp dẫn Bác Hồ nói: “Tuyên truyền là đem một việc

gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân làm Nếu không đạt được mục đích đó, làtuyên truyền thất bại” [39, tr.162]

Từ những ngày đầu thành lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, các tờ

báo như: Thanh niên, Kông nông, Lính Kách mệnh, Búa liềm đều với mục tiêu

là tuyên truyền Nhiệm vụ của báo chí từ khi ra đời được cắt nghĩa đơn giản

mà lớn lao: “Từ tuyên truyền để giai cấp biết mục đích, gắn với tuyên truyềnchủ nghĩa Mác - Lênin, rồi đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ lý tưởngcộng sản” [44, tr.5]

Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, trong Thư gửi Đại hội Hội Nhàbáo nước ta, cùng năm đó, Bác nói:

Theo ý tôi, các bạn có các nhiệm vụ như sau: 1 Vạch rõ âm mưu,chính sách và những hoạt động tàn bạo của địch 2 Giải thích cho

Trang 23

dân chúng hiểu rõ, vì sao phải trường kỳ kháng chiến, vì sao khángchiến nhất định thắng lợi 3 Giải thích chính sách của Chính phủcho dân chúng rõ Bày tỏ nguyên vọng của dân chúng cho Chínhphủ biết 4 Cổ động dân chúng, huấn luyện dân chúng, bày cho dânchúng tổ chức lực lượng của mình 5 Kêu gọi toàn dân đoàn kết,hăng hái kháng chiến, tin tưởng về sự thắng lợi [40, tr.180].

Huấn luyện, giáo dục: Cùng với nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, Bác

Hồ còn coi báo chí như là một diễn đàn để huấn luyện và giáo dục về chínhtrị, nghiệp vụ và đạo đức Bác nói:

Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thôngsuốt, thống nhất và yêu cầu: Trong báo Đảng có những mục giảithích về: Lý luận Mác - Lênin Tình hình thế giới và trong nước.Đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Chính phủ.Đời sống và ý nguyện của nhân dân Những kinh nghiệm tốt và xấucủa các ngành, các địa phương [40, tr.298]

Người còn chỉ ra phương hướng của việc giáo dục lý luận trên báo, nêu

rõ phương châm giáo dục lý luận chính trị, học đi đôi với hành, lý luận liên

hệ với thực tiễn, học để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoànthể, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Về giáo dục đạo đức, Bác chủ trươngphải kết hợp xây và chống Xây tích cực, chống quyết liệt, nhưng xây vẫn

là chính, với chủ nghĩa nhân văn, Bác tin vào con người, tin vào nhữngđiều tốt đẹp và cao cả của con người Bác mong muốn công tác giáo dụclàm cho cái tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân, làm át đi cái ác,cái xấu trong mỗi con người

Tổ chức và lãnh đạo: Nói về vai trò tổ chức của báo chí, Lênin từng

nhấn mạnh vai trò của tờ báo không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tưtưởng, giáo dục chính trị tư tưởng và thu hút bạn đồng minh chính trị, tờ báokhông chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ

Trang 24

chức tập thể, nhờ có tờ báo và gắn liền với với tờ báo sẽ hình thành, nó khôngnhững chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm cả công tác chung thườngxuyên nữa, nó giống như những nhân viên của nó quen việc theo dõi chămchú những biến cố chính trị, đánh giá ý nghĩa của những biến cố ấy đến cáctầng lớp khác nhau trong nhân dân, vạch ra cho Đảng cách mạng nhữngphương pháp hợp lý để tác động đến những biến cố ấy…

Phát triển quan điểm nói trên của Lênin, Bác Hồ gắn kết một cách chặtchẽ các chức năng tuyên truyền, cổ động, huấn luyện và giáo dục với chứcnăng tổ chức và lãnh đạo Người viết: “Để làm trọn nhiệm vụ tuyên truyền, tổchức hướng dẫn thì các báo chí ta cần phải gần gụi quần chúng hơn nữa, đisâu vào công việc thực tế hơn nữa, cách làm việc của các báo chí phải cải tiếnhơn nữa” [40, tr.271]

Bác đòi hỏi báo chí phải lãnh đạo dư luận Bác nói, không biết lãnh đạo

dư luận, không biết thúc đẩy và nâng cao tinh thần đấu tranh của nhân dân làmột trong những khuyết điểm của báo chí Dư luận có vai trò to lớn trong đấutranh chống kẻ thù xâm lược, tố cáo bộ mặt xâm lược và các tội ác chiến tranhcủa chúng, phát động lòng căm thù trong nhân dân, thúc đẩy họ đứng lên giếtgiặc lập công Dư luận cũng có vai trò to lớn trong đấu tranh chống các hiệntượng tiêu cực trong nội bộ nhân dân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.Theo Bác: “Phải gây chung quanh chúng một không khí công chúng côngphẫn và tẩy chay về mặt đạo đức… Có như vậy mới ngăn chặn được nhữnghành động ăn cắp của công…” [41, tr.58]

Báo chí không chỉ lãnh đạo dư luận mà cần lãnh đạo, tổ chức các phongtrào cách mạng của quần chúng Phương pháp lấy gương tốt trong quần chúngnhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng giáo dụcquần chúng là rất sinh động và có sức thuyết phục lớn Đó cũng là cách thựchành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục Bác Hồ nhiều lần nhấn

Trang 25

mạnh rằng, các báo chí phải khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳngthắn phê bình những điều xấu như: Lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, báo chí cách mạngViệt Nam đã thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình trong công tác tuyêntruyền, cổ vũ, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xâydựng đất nước Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà trong tất cả các phongtrào thi đua ái quốc đâu đâu cũng có những gương điển hình tiên tiến, những

mô hình, cách làm hay trong lao động, sản xuất Khó có thể liệt kê hết các bàibáo, các chương trình phát thanh, truyền hình mà hiệu quả của nó có sức lantỏa mạnh mẽ, có tác dụng cổ vũ, lôi kéo mọi tầng lớp nhân dân tham gia cácphong trào Trong kháng chiến, báo chí tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thiđua ái quốc, đã động viên, thu hút hàng triệu triệu người hăng hái tham giagiết giặc lập công, tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tiêu biểu như phongtrào: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”,

“Hũ gạo kháng chiến”… Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước còn có cácphong trào lớn như: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”,

“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Phất caongọn cờ “Sóng Duyên Hải” trong công nhân, “Gió Đại Phong” trong nôngdân, “Thanh niên 3 sẵn sàng” trong thanh niên, “Phụ nữ 3 đảm đang” trongphụ nữ…

Sau khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào giai đoạn xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, hơn lúc nào hết, hoạt động thông tin, tuyên truyền của báochí cách mạng càng có điều kiện để phát triển Báo chí tích cực tuyên truyền,

cổ vũ các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Ngày

vì người nghèo”, “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Uống nước nhớnguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “hiến máu cứu người”, “Chung sức xây dựngnông thôn mới”… Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, thực hiện

Trang 26

tiến trình hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam vào thế giới, báo chí ViệtNam càng đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền giữgìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước và conngười Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới.

Như vậy, thông tin, tuyên truyền là nhiệm vụ thường xuyên và là chứcnăng cơ bản của báo chí cách mạng Hoạt động báo chí không ngoài mục tiêu

cơ bản là đạt được mục đích tuyên truyền Để việc tuyên truyền có tác dụnglớn đối với xã hội, cộng đồng thì tuyên truyền phải trở thành nghệ thuật,nghĩa là, tuyên truyền đúng định hướng tư tưởng của Đảng, Nhà nước, tránhgây tâm lý bức xúc trong nhân dân; tuyên truyền phải có sức thuyết phục, layđộng lòng người Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao phải chú trọngtừng đối tượng, lựa chọn đúng nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn, thiếtthực với nhu cầu thông tin của nhân dân, cộng đồng, xã hội Công tác tuyêntruyền phải thực sự là cầu nối chuyển tải những thông tin của Đảng, Nhà nướctới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

1.2 Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh và nội dung báo chí Kiên Giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh biên giới phía cực Nam của Tổ quốc, thuộc đồngbằng sông Cửu Long, giáp vịnh Thái Lan và tiếp giáp Vương quốcCampuchia với đường biên giới dài trên 56,8 km Tổng diện tích đất tựnhiên của tỉnh 6.269 km2, trong đó đất liền 5.638 km2, hải đảo 631 km2 (đảolớn nhất là Phú Quốc 567 km2) Kiên Giang có bờ biển dài 200 km với63.290 km2 ngư trường, khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 đảo códân cư sinh sống Hiện nay, dân số Kiên Giang trên 1,75 triệu người, gồm 3dân tộc chính: Kinh (chiếm 84%), Khmer (chiếm 13%), Hoa (chiếm 3%) vàmột số dân tộc khác Dân số ở Kiên Giang phân bố không đều (dân số nông

Trang 27

thôn chiếm đến 76,98%, thành thị 23,02%), mật độ dân số trung bình 259người/km2

Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang gắn với sựhình thành, phát triển và trưởng thành của Đảng ta Sau khi Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời, cuối năm 1932, tại huyện Vĩnh Thuận, Chi bộ Ranh Hạtđược thành lập - là Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang ngày nay Qua quá trình đấu tranh cách mạng, cấp ủy các cấp trong tỉnh dần đượchình thành, như: Quận ủy Phước Long (1936), Quận ủy Châu Thành, tỉnhRạch Giá (1939) Đặc biệt, tháng 1-1941, Tỉnh ủy lâm thời Rạch Giá đượcthành lập, đánh dấu mốc trưởng thành vượt bật về mặt tổ chức của Đảng bộ.Mới hình thành, số lượng đảng viên còn ít và gặp rất nhiều khó khăn, giankhổ, nhưng Đảng bộ tỉnh kiên cường, thống nhất lãnh đạo nhân dân trong tỉnhkịp thời cùng cả nước tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 thành công; tiếp đó, bướcvào cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,giành thắng lợi vẻ vang Sau ngày toàn thắng 30-4-1975, toàn Đảng bộ tỉnh cóhơn 4.000 đảng viên, trên 300 chi bộ cơ sở, 10 đảng bộ huyện, thị; việc lãnhđạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc còn nhiều khó khăn.Trong khi đó, Đảng bộ, quân, dân trong tỉnh lại phải đương đầu với cuộcchiến tranh biên giới, kiên cường bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền củađất nước; làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, cùng với cả nước từng bước tiếnlên công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn

Đến nay, toàn tỉnh có 20 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (có 15 đảng bộhuyện, thị, thành phố), 835 tổ chức cơ sở đảng, 47.825 đảng viên, tăng 11 lần

so năm 1976, chiếm 2,67% so dân số

1.2.2 Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang

1.2.2.1 Nhiệm vụ chính trị

Đại từ điển tiếng Việt (Hoàng Như Ý chủ biên) giải thích: “Nhiệm vụ làcông việc phải làm, phải gánh vác - hoàn thành nhiệm vụ, quán triệt nhiệm

Trang 28

vụ…” [76, tr.1250] “Chính trị”, theo tiếng Hy Lạp, thuật ngữ này là

“Politika”, có nguồn gốc từ chữ “Pólis”, nghĩa là “nhà nước” Với tư cách làmột phạm trù, “Chính trị” được người ta khám phá trong quá trình lịch sử lâudài và nghĩa cơ bản của nó cũng dần được xác định rõ hơn Cũng theo Đại từđiển tiếng Việt: “Chính trị là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nướchoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trìquyền điều hành nhà nước (chế độ chính trị, tình hình chính trị, hoạt độngchính trị); những hiểu biết về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấu tranh củacác chính đảng cũng như đông đảo quần chúng (công tác chính trị, giáo dục ýthức chính trị; có tính chính trị, mang tính chính trị…)” Với nghĩa chungnhất, chính trị là quan hệ lợi ích mà cơ bản nhất là lợi ích kinh tế giữa các giaicấp, các nhóm xã hội và của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải quyết vấn đềquyền lực nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội ở một trình độ phát triển văn hoá vàvăn minh nhất định

Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu nhiệm vụ chính trị là những côngviệc cần làm, phải gánh vác của một giai cấp, một chính đảng, một lực lượng

xã hội, một tổ chức…

1.2.2.2 Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh (Tỉnh ủy Kiên Giang)

“Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lậpnên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độthực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệvững chắc nền độc lập của Tổ quốc Mục đích của Đảng là xây dựng nướcViệt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, khôngcòn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng

Trang 29

là chủ nghĩa cộng sản…” - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đại hội lầnthứ XI của Đảng thông qua, nhấn mạnh

Tại điều 19, Điều lệ Đảng quy định rõ nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương: “Cấp ủy cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (gọi tắt là Tỉnh ủy, Thành ủy) lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộtỉnh được hiểu: Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và lãnh đạothực hiện có hiệu quả Xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị,

tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng caochất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật

và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rènluyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng,tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triểnđảng viên Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính,

sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch,vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhândân Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần vàbảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng

và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát

Trang 30

các tổ chức đảng cấp dưới thực hiện Lãnh đạo, quán triệt, tổ chứcthực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, các nghị quyết củaBan Chấp hành Trung ương, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chínhtrị… trên địa bàn tỉnh, bảo đảm các chỉ thị, nghị quyết của cấp trênđược triển khai trên thực tế, đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quảthiết thực Quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh và các Nghị quyết của Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ Xây dựng Đảng

bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Thảoluận, quyết định chương trình công tác của Tỉnh ủy hàng quý, sáutháng, một năm và cả nhiệm kỳ đại hội Thảo luận và ra nghị quyếtlãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, cáclĩnh vực đời sống xã hội và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghịquyết đó Tỉnh ủy lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dântỉnh triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy vềkinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; lãnh đạo các ban của Tỉnh ủy,các cơ quan chức năng thực hiện nghị quyết của tỉnh về công tácxây dựng Đảng, xây dựng các sở, ban, ngành của tỉnh Lãnh đạo cáchuyện ủy, thành ủy, thị ủy, các đảng ủy trực thuộc thực hiện Nghịquyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết củaTỉnh ủy; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cáccấp ủy, của đảng bộ trực thuộc Phê duyệt quy hoạch cán bộ của cấpdưới theo phân cấp quản lý cán bộ Tổ chức, lãnh đạo việc tuyêntruyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… [66].Tỉnh ủy Kiên Giang có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạngtrên địa bàn tỉnh Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự lãnh đạo toàn diện củaĐảng bộ tỉnh là nhân tố quyết định thắng lợi trên mọi mặt: Chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh Đảng bộ tỉnh đã quán triệt,

Trang 31

cụ thể hóa và lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, thuđược nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổimới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhândân tỉnh Kiên Giang phát huy truyền thống anh hùng, không ngừng nâng caobản lĩnh chính trị, vững vàng trước mọi thử thách, từng bước đưa Kiên Giangkhông ngừng phát triển về mọi mặt Những năm qua, kinh tế của tỉnh liên tụctăng trưởng, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước Tốc độ tăngtrưởng GDP cả nhiệm kỳ 2010-2015 ước đạt 10,53% Sản lượng lương thựcđạt 4,52 triệu tấn, đứng đầu cả nước về sản lượng; sản lượng đánh bắt, nuôitrồng thủy sản đạt 635.540 tấn; kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xãhội được tập trung đầu tư xây dựng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội giaiđoạn 2011-2015 là 138.809 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 49 triệuđồng/năm Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện

và nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,58%…

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Kiên Giang giữ vững ổn định chínhtrị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; thế trận quốcphòng toàn dân và an ninh nhân dân ngày càng được củng cố, phát triển rộngkhắp; các khu vực phòng thủ, tiềm lực quốc phòng của tỉnh được tăng cường;bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo và biên giới Tây Nam của Tổ quốc Hệthống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, vai trò lãnh đạo củaĐảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền từng bước được nânglên; lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng bộ được giữ vững…

1.2.2.3 Nội dung báo chí Kiên Giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh

Điều 6, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999quy định nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí:

Trang 32

1 Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợpvới lợi ích của đất nước và của nhân dân; 2 Tuyên truyền, phổ biến,góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giớitheo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chínhtrị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhândân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng

và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kếttoàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

3 Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiệnquyền tự do ngôn luận của nhân dân; 4 Phát hiện, nêu gương ngườitốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi viphạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác; 5 Góp phầngiữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số ViệtNam; 6 Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dântộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [48]

Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 1-8-2007 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, nhấn mạnh:

Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệuquả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ

vũ thành tựu của công cuộc đổi mới Coi trọng đúng mức việc pháthiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấutranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãngphí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quảnhững thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệvững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và

Trang 33

ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng

tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả [22]

Quy định số 338, ngày 26-11-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vềchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương nói cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ của báo đảng

bộ địa phương: Cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh ủy,thành ủy có chức năng là cơ quan ngôn luận của đảng bộ, chính quyền vànhân dân, đồng thời là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dânđịa phương ; có nhiệm vụ: 1 Thông tin, tuyên truyền về đường 1ối, chủtrương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghịquyết, chỉ thị, quyết định của đảng bộ, chính quyền địa phương; giáo dục lòngyêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lối sống lành mạnh,truyền thống tốt đẹp, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh 2 Tham gia phát động và tổ chức cácphong trào thi đua yêu nước, phát hiện, nêu gương các tập thể, cá nhân điểnhình tiên tiến Tham gia tổng kết thực tiễn, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm,góp phần bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, đưa đường lối, nghịquyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống 3 Tổchức tiếp nhận, xử 1ý, đăng tải thông tin kịp thời, chính xác; thực hiện là diễnđàn của nhân dân theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng đảng bộ vàcác tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh 4 Chủ độngđấu tranh kiên quyết, sắc bén với những âm mưu và hoạt động phá hoại củacác thế lực thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Tíchcực giám sát, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu vàcác biểu hiện tiêu cực, góp phần định hướng tư tưởng và dư luận xã hội

Trang 34

Trong các văn bản chỉ đạo công tác báo chí của Tỉnh ủy Kiên Giang đềukhẳng định: Báo chí Kiên Giang có chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân, đồng thời là cầu nối thông tin giữa Đảng, chínhquyền với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạtđộng báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước Để góp phầnphục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầubáo chí trong tỉnh: Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủtrương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và các nghịquyết, quyết định, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân tỉnh; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội trong tỉnh; giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, lối sống lành mạnh, truyền thống tốt đẹp, góp phần thựchiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.Tham gia phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện,nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến Tham gia tổng kết thựctiễn, phổ biến kinh nghiệm, góp phần bổ sung, hoàn thiện quan điểm củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, chươngtrình hành động, đề án của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dântỉnh; đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước vào cuộc sống Tổ chức tiếp nhận, xử lý, đăng tải thông tin kịp thời,chính xác; là diễn đàn của nhân dân theo quy định của pháp luật; góp phầnxây dựng đảng bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh vững mạnh.Chủ động đấu tranh kiên quyết, sắc bén với những âm mưu và hoạt động pháhoại của các thế lực thù địch; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Tích cực giám sát, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu

và các biểu hiện tiêu cực, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội…

Trang 35

1.3 Những yêu cầu đối với báo chí trong tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh

Để báo chí địa phương tuyên truyền góp phần thực hiện tốt nhiệm vụchính trị của Đảng bộ tỉnh, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, song cầnđặc biệt chú trọng một số yếu tố cơ bản:

1.3.1 Đảm bảo tính chiến đấu của báo chí cách mạng

Tính chiến đấu của báo chí cách mạng, theo quan điểm Hồ Chí Minh, thể

hiện một cách đầy đủ nhất, cô động nhất trong bốn nội dung: Một, báo chí là một mặt trận; hai, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; ba, cây bút, trang giấy

là vũ khí sắc bén của người làm báo; bốn, bài báo là tờ hịch cách mạng.

Báo chí cách mạng nước ta ra đời, phát triển gắn liền với các giai đoạncách mạng khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn cách mạng lại có những mụctiêu, nhiệm vụ không giống nhau và để phục vụ tốt nhất cho các mục tiêu,nhiệm vụ ấy, báo chí cách mạng xác định cho mình những mục tiêu, nhiệm

vụ, nội dung, hình thức thể hiện phù hợp

Trong thời kỳ đất nước còn dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân vàtrong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu của báo chícách mạng lên án mạnh mẽ các kẻ thù của cách mạng và thức tỉnh toàn dântộc đứng lên làm cách mạng Trong hai cuộc kháng chiến, báo chí nước ta đã

mở nhiều chuyên mục, viết nhiều chuyên đề vạch trần tính chất xâm lược củacác cuộc chiến tranh do địch gây ra, tố cáo tội ác chiến tranh của chúng, phátđộng trong toàn dân lòng căm thù địch, coi đó như là một vũ khí sắc bén đểđánh vào chỗ yếu nhất của địch, là nhân tố chính trị và tinh thần

Tính chất của báo chí cách mạng thể hiện không chỉ trong việc tố cáo vàlên án kẻ thù và thức tỉnh quần chúng mà còn đề cao cho được chính nghĩacuộc chiến đấu, làm sáng tỏ mục tiêu của cách mạng, đường lối, chủ trương

và chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm động viên quần chúng tự giác,

tự nguyện tham gia cách mạng Có thể thấy rõ, thời gian qua báo chí chúng ta

Trang 36

đã coi việc tuyên truyền sâu rộng và có tính thuyết phục đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước như là một nhiệm vụ chính trị chủyếu, là một biểu hiện tính chiến đấu của báo chí.

Báo chí phải thể hiện cả hai nhiệm vụ: Biểu dương và phê phán Xây

dựng xã hội mới, xây dựng cuộc sống mới là một cuộc chiến đấu vẻ vang, tuykhông nhất thiết phải đổ máu nhưng lại vô cùng gian khổ và phức tạp, nócũng đòi hỏi sự hy sinh, phấn đấu không kém gì trong chiến tranh mặc dù sự

hy sinh phấn đấu ấy diễn ra trên một bình diện khác Xã hội mới là tốt đẹp,nhưng con đường để xây dựng cho được xã hội ấy, xã hội xã hội chủ nghĩahiện thực tuyệt nhiên không chỉ là con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ Trongcuộc chiến đấu để xây dựng xã hội mới ấy, cái mới và cái cũ, cái tốt và cáixấu, cái đúng và cái sai luôn luôn đan xen, đấu tranh và chế ngự lẫn nhau; vàcuối cùng, thắng lợi phải thuộc về cái mới, cái tốt, cái đúng Trong cuộc đấutranh ấy, những nhân tố tích cực, điển hình tích cực không ngừng nảy nở vàphát triển, nhưng những nhân tố tiêu cực, những lực cản cũng không ngừngxuất hiện Vì thế, tính chiến đấu của báo chí cách mạng phải thể hiện mạnh

mẽ trong việc biểu dương các nhân tố tích cực, biểu dương cái đúng, cái tốt,cái mới nhằm nhân rộng các nhân tố tích cực ấy thành phong trào, đồng thờicũng phải phê phán mạnh mẽ các nhân tố tiêu cực, phê phán cái sai, cái xấu

và cái cũ nhằm đẩy lùi, thu hẹp và khắc phục chúng Bác Hồ từng dặn dò cácnhà báo: “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán

bộ ta Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ,của nhân dân, của bộ đội Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu Khôngnên nói một chiều, thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, hoặc chỉ nóimột chiều khuyết điểm, bỏ qua những thành tích, ưu điểm…” [40, tr.118]

Báo chí phải đấu tranh chống các quan điểm sai trái và các hoạt động

chống phá của các thế lực thù địch Sự nghiệp cách mạng càng tiến lên, cácthế lực thù địch cả ở bên ngoài và bên trong càng tìm cách chống lại, tập

Trang 37

trung chĩa mũi nhọn vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, vàođường lối, chủ trương và chính sách của ta Khi Bác Hồ nói cán bộ báo chícũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí của họ, Người khôngchỉ nói đến việc báo chí phải tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng, phảituyên truyền và giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng chonhân dân, mà còn nói đến việc báo chí phải tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chế

độ, chống lại các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch Chính trênlĩnh vực này, báo chí thể hiện rõ rệt nhất tính chiến đấu của mình

1.3.2 Đáp ứng nhu cầu công chúng

“Công chúng” theo tiếng Latinh là: Auditorrium; Audire có nghĩa lànghe, Auditor là người nghe, đó là cộng đồng người, những người mà phươngtiện truyền thông đại chúng hướng tới, chịu ảnh hưởng của truyền thông đạichúng Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học (2001), Nxb Đà Nẵng,

tr.207), công chúng là “đông đảo những người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên…” Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, PGS,TS Nguyễn

Văn Dững lý giải: “Công chúng là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng trựctiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông tin hoặc chịu ảnh hưởng từ tác động củathông tin báo chí…” Như vậy, theo tác giả luận văn, công chúng có thể đượchiểu là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặchướng vào gây ảnh hưởng Còn công chúng báo chí là đông đảo công chúngtrong xã hội tiếp nhận thông tin báo chí, chịu ảnh hưởng từ những thông tin

ấy và tác động trở lại với báo chí

Để không bị tụt hậu, đối phó với sự cạnh tranh, lấn lướt của các phươngtiện truyền thông mới với công nghệ hiện đại đang phát triển rất mạnh mẽtrong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đổi mới về nội dung lẫn hình thức

đã được các cơ quan báo chí địa phương đặt ra một cách cấp thiết Yếu tốsống còn của mỗi tờ báo, mỗi đài phát thanh, truyền hình chính là lượng độcgiả, khán, thính giả - công chúng Vì thế, mỗi cơ quan báo chí đều cố gắng

Trang 38

thay đổi cách tiếp cận với công chúng, xem công chúng thích gì, xác địnhthông tin gì đáp ứng nhu cầu công chúng, không thể bắt công chúng đọc,nghe, xem những gì tờ báo, đài phát thanh, truyền hình có mà cần hướng đếnviệc đáp ứng nhu cầu của công chúng những cái gì họ cần

Muốn thu hút công chúng, hiện các cơ quan báo chí địa phương đang nỗlực tăng cường giành thế chủ động thông tin ngay tại địa phương mình, đảmbảo cập nhật kịp thời thông tin, sớm định hướng dư luận Để làm được việcnày, các cơ quan báo chí luôn cố gắng đổi mới thông tin, tiếp cận thông tintheo nhiều góc nhìn khác nhau, không được bỏ sót những thông tin quantrọng Đổi mới thông tin, trước hết đổi mới cách viết, viết ngắn gọn, đầy đủthông tin, tránh lối viết dài dòng, sao chép báo cáo, kể lể thành tích Có nhữngbài viết phân tích, lý giải có sức thuyết phục các sự kiện, những vấn đề nhạycảm phát sinh trong đời sống xã hội địa phương mà dư luận đang quan tâm Hình thức các tờ báo in, chương trình phát thanh, truyền hình địa phươnghiện cũng đang được cải tiến dần để phù hợp với nội dung nhằm thu hút côngchúng Bác Hồ đã từng dạy: “Một tờ báo không được đại đa số dân chúngham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo…” Báo chí địa phương làcông cụ của cấp ủy và chính quyền địa phương; mỗi tờ báo, mỗi chương trìnhphát thanh, truyền hình không có người đọc, người nghe, người xem thìkhông truyền đạt được định hướng chỉ đạo của cấp trên tới người dân, cónghĩa là cơ quan báo chí không hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình

So với các đài, báo Trung ương và của ngành, báo, đài địa phương có lợithế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, truyền thống, phong tục, tập quán địaphương và đặc điểm riêng về đời sống kinh tế - xã hội, đi sâu vào từng đốitượng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tư tưởng, tìnhcảm của người dân địa phương một cách trực tiếp Công chúng địa phươngthích đọc báo, nghe, xem đài địa phương trước hết vì họ luôn luôn muốn biếtđược những thông tin của địa phương mình, những thông tin đã và đang diễn

Trang 39

ra xung quanh mình Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí địa phương,

mà các cơ quan báo chí của tỉnh Kiên Giang cần nghiên cứu để thực hiện tốthơn trong mỗi chương trình phát thanh, truyền hình và nội dung từng số báo

cụ thể

1.3.3 Chú trọng chất lượng thông tin

Theo Từ điển tiếng Việt, thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền

đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao) Như vậy, thông tin được hiểu theo

hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; thứ hai, đó là phương

tiện thông báo, báo tin Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông

tin, báo chí có cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tácđộng tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầukhác nhau Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thôngtin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xãhội nào có được Như vậy, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:

Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực

cuộc sống Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hộiđược báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con

người Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới công

chúng

Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu Thông tin trởthành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng Căn cứ việc phân loại theophương thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình:Thông tin chủ yếu bằng chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói(phát thanh); thông tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trênmạng internet (đa phương tiện)

Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự

vật Trong hoạt động báo chí, nhận thức về chất lượng thông tin song song

Trang 40

với nhận thức về chức năng và đối tượng phản ánh của báo chí Muốn có nhậnthức đúng đắn về thông tin, cần xác định được mục đích hoạt động của báochí, đồng thời phải nêu lên định hướng có tính nguyên tắc cho những hoạtđộng thực tiễn của một nền báo chí Một hướng quan trọng trong cách tiếpcận thông tin báo chí là mỗi chương trình, mỗi tác phẩm phải được xem xét

kỹ lưỡng trong hệ thống những mối quan hệ giữa báo chí và công chúng Tácphẩm báo chí là điểm trung gian trong mối quan hệ: Nhà báo - Tác phẩm - Côngchúng Lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng

thông tin, đó là tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời (đúng lúc)

Tính độc đáo của thông tin, là cái mới mà công chúng chưa biết Nhưng

cái mới không phải là cái duy nhất thể hiện tính độc đáo Cùng với sự đòi hỏitất yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ đã bị lãng quên, giúp cho côngchúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mới

Tính đại chúng (dễ hiểu) giúp cho công chúng nhận thức nội dung tác

phẩm tương ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (chữ viết, lờinói, hình ảnh…) và cách viết, cách thể hiện phải được công chúng nhậnthức đầy đủ Nếu không thực hiện được nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạngcông chúng không hiểu được tác phẩm

Tính hợp thời (đúng lúc) đòi hỏi tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc,

đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm

đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng Lượngthông tin còn phụ thuộc vào tính thời điểm của nó Trong thời đại ngày nay,lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, đúng lúc,nhanh nhạy Báo chí làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của thôngtin, nếu thông tin chậm, hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ bằng không.Tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao được thống nhất: Lànhững tác phẩm mang lại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội hoặc một vùngmiền, địa phương; có nhiều tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh

Ngày đăng: 07/04/2016, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w