Kinh tế biển, đảoKinh tế biển đảo có thể hiểu là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển. Ở Việt Nam, đóng góp của lĩnh vực kinh tế diễn ra trên biển, trong đó có khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) và du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủyhải sản, thông tin liên lạc, v.v..
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÁO CHÍ KIÊN GIANG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN ĐẢO HIỆN NAY
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát
1.3 Báo chí với việc phát triển kinh tế biển đảo 301.4 Các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng, hiệu quả của báo chí đối
1.5 Những yêu cầu cơ bản của báo chí viết về kinh tế biển đảo 39
Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ KIÊN GIANG VỚI VIỆC PHÁT
2.1 Thực trạng tình hình chính trị- xã hội - kinh tế và kinh tế biển
2.3 Khái quát việc phát triển kinh tế biển đảo của Báo chí Kiên
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ KIÊN GIANG
Trang 5TTĐT : Thông tin điện tử
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóaTTCN : Tiểu thủ công nghiệp
Trang 6Hình 2.6: Đoàn tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh Kiên Giang 58Hình 2.7: Khu du lịch Hòn Phụ Tử - Ba Hòn -Kiên Lương 59Hình 2.8: Minh họa kêu gọi đầu tư, giới thiệu thị trường 59Hình 2.9: Hình ảnh minh họa tuyên truyền phát triển bền vững 60
Biểu đồ 2.1: Thể hiện thông tin được phản ánh kịp thời, nhanh chóng 64Biểu đồ 2.2: Chất lượng nội dung và hình thức của các tin bài 65Biểu đồ 2.3: Báo chí Kiên Giang đáp ứng nhu cầu công chúng 66Biểu đồ 2.4: Tồn đọng một số chuyên mục chưa phong phú, hấp dẫn 67
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng ta đã quan tâm nhiều vào sự phát triểnvùng biển, hải đảo và đã xác định tầm quan trọng có tính chiến lược của việcphát triển kinh tế biển, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, đồng thời đã đề ra những mục tiêu chủ yếu, phấn đấu đưa kinh
tế biển ngày càng phát triển Trong đó báo chí đóng vai trò rất quan trọngtrong việc định hướng phát triển kinh tế biển đảo của đất nước nói chung,
biển đảo Kiên Giang nói riêng không ngừng vươn lên về mọi mặt Với bờ
biển dài, nhiều đảo nhỏ, giàu tài nguyên thiên nhiên; có lợi thế về phòng thủ
chiến lược, bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển kinh tế biển; vùng biển và
ven biển Kiên Giang là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự pháttriển của tỉnh, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà
Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường công tác thông tin đối ngoại vềbiển đảo đã trở thành một yêu cầu tất yếu khách quan ở bất kỳ quốc gia nào.Thông qua công tác thông tin để giới thiệu rộng rãi đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức tổng quát, pháp luật, chủquyền…biển đảo đất nước; kịp thời phê phán, bác bỏ những thông tin sailệch, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh bảo vệchủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển đảo Tổ quốc; thông tin kịp thời, đúng địnhhướng những tranh chấp, xung đột biển đảo ở Biển Đông để nhân dân có lậptrường, quan điểm, thái độ đúng đắn với các vấn đề, sự kiện diễn ra liên quanđến biển đảo Vì vậy báo chí đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ biển đảo Việt Nam nói chung, biển đảo Kiên Giang nói riêng,
nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh Trong tình hình hiện nay, vùng biển, đảo trở
Trang 8thành một vấn đề đặc biệt quan trọng, xung yếu trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc
Tuy nhiên, trong thực tế, báo chí tỉnh Kiên Giang chưa đáp ứng tốt nhấtnhu cầu, nhiệm vụ trong việc thông tin vấn đề phát triển kinh tế biển đảo hiệnnay Vẫn còn nhiều nội dung tin bài chưa phong phú, đa dạng, hình thức chưahấp dẫn công chúng, dung lượng, thời lượng chưa phù hợp…
Với tính cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Báo chí Kiên Giang với việc
phát triển kinh tế biển đảo hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và mong muốn
thông qua luận văn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thông tin
về phát triển kinh tế biển đảo của báo chí Kiên Giang
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả và
đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, với những hình thức thể hiện khác nhauđược đăng tải trên sách, báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương có nộidung liên quan đến đề tài Đó là nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả thamkhảo, kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn của mình như: “Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven
biển Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam (năm 2003); ); tác phẩm “Biển và hải đảo Việt Nam” của Trung tâm công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị
Quân chủng Hải quân (xuất bản năm 2007); Những điều cần biết về Luật
biển của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao) Nghị quyết số 09/2007 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 và Chương trình Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển KiênGiang đến năm 2020
- Luận văn về đề tài “Tuyên truyền phát triển kinh tế biển của các kênhtruyền hình khu vực Bắc Trung Bộ” của Bùi Ngọc Toàn, bảo vệ năm 2013 tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền Đây là công trình nghiên cứu có nhữngvấn đề liên quan đến đề tài của tác giả Đó là vấn đề kinh tế biển và vai trò
Trang 9của báo chí trong việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển Tác giả luận văn
đã tham khảo được nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình triển khai thực hiện
đề tài Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả Bùi Ngọc Toàn chỉ khảo sát một
số kênh truyền hình của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chứ khôngnghiên cứu các loại hình báo chí khác
- Một công trình khác ít nhiều có liên quan đến vấn đề tác giả nghiên
cứu là luận văn của Lê Duy Thắng “Tuyên truyền về phát triển du lịch trên
báo chí Kiên Giang” bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013.
Luận văn đã khẳng định du lịch là một thế mạnh trong chiến lược phát triểnkinh tế cảu tỉnh Kiên Giang và báo chí Kiên Giang có vai trò và khả năng tolớn trong việc tuyên truyền phát triển du lịch tại địa phượng Luận văn đã phântích, đánh giá những thành công và hạn chế của báo chí Kiên Giang và đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu của trong việc tuyên truyền pháttriển du lịch, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh nhà.Luận văn có giátrị tham khảo đối với tác giả
- Luận văn”Báo chí Thái Bình tuyên truyền phát triển kinh tế biển” của
Lâm Văn Minh, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015.Đây
là công trình nghiên cứu mới nhất liên quan đến báo chí tuyên truyền pháttriển kinh tế biển Thông qua việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu vềbáo chí với công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển, tác giả đã khảo sát,phân tích (chủ yếu phân tích tác phẩm) những thành công và hạn chế của báochí Thái Bình, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng thôngtin Tác giả luận văn đã tiếp thu được nhiều kiến thức, tài liệu quí để thực hiện
đề tài của mình
- Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu khác như: “Báo chí Quảng
Trị với vấn đề tuyên truyền phát triển du lịch văn hóa địa phương” (luận văn
thạc sỹ của Nguyễn Thị Việt Thanh, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên
Trang 10truyền năm 2013); “Tuyên truyền phát triển kinh tế trên báo Vĩnh Phúc” (luận
văn thạc sỹ của Trần Thị Yến, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
năm 2013); “Tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề ở Đài Phát
thanh-Truyền hình địa phương” (luận văn thạc sỹ của Tạ Văn Dương, bảo vệ tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2012);”Tổ chức nội dung các trang
thông tin chuyên đề trên báo Lao Động” (luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị
Thu Huyền, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015) Nhữngcông trình nghiên cứu ít nhiều có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả,
có một số nội dung tác giả có thể tham khảo
Ngoài những công trình nghiên cứu có tính học thuật trên, trên các trangbáo cũng xuất hiện một số bài viết có liên quan đến đề tài và có giá trị tham khảo
tốt như chuyên luận “Báo chí với công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo Việt
Nam” của PGS, TS Dương Xuân Sơn; Báo Quân đội nhân dân điện tử với công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam (Báo Quân đội nhân dân); Tuyên truyền biển, đảo Việt Nam - Một số vấn đề cần quan tâm của TS Trần Công Trực)
- Thực tế trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học đãnghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về biển đảo, đề ra nhữngphương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển đảo Tuy nhiên, dogiới hạn về mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nên cho tớinay chưa có công trình báo chí nào nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, có
hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu ra những giải pháp đểphát triển kinh tế biển đảo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay Vì vậy, việc nghiêncứu đề tài này góp phần vào việc phát triển kinh tế biển đảo trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kiên Giang, từng bước nêu
cao tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia bảo vệ biển đảo đất nước, góp
phần đưa vùng biển đảo của Tổ quốc phát triển vững mạnh, ổn định về chính
trị - kinh tế - văn hóa - xã hội
Trang 113 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của báo chíKiên Giang thông tin phát triển kinh tế biển đảo ; đánh giá thành công, hạnchế ; phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chấtlương, hiệu quả tuyên truyền phát triển kinh tế biển đảo trong giai đoạn hiệnnay và tương lai
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích đã xác định, tác giả phải thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:
Thứ nhất, triển khai hệ thống hóa lý thuyết về báo chí với việc phát
triển kinh tế biển đảo
Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng báo chí Kiên Giang trong việc
thông tin về phát triển kinh tế biển đảo
Thứ ba, phân tích các vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo của báo chí KiênGiang trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc phát triển kinh tế biển đảocủa báo chí Kiên Giang hiện nay
Trang 125 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Vấn đề nghiên cứu được dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng;chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Tỉnh Đảng bộ Kiên Giang về pháttriển biển đảo; dựa trên lý thuyết truyền thông, cơ sở lý luận báo chí, phươngpháp sáng tạo báo chí; tâm lý học báo chí, xã hội học báo chí; các luận thuyết
về kinh tế, kinh tế phát triển, phát triển bền vững, kinh tế biển đảo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích tìm cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống lý thuyêt về báo chí với vấn đề phát triển kinh tế biển đảo,đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu sẵn có làm cơ sở cho việc khảosát, đánh giá kết quả khảo sát, tìm ra các giải pháp khoa học cho vấn đềnghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê: thống kê các chuyên trang, chuyên
mục, chương trình, số lượng tác phẩm, thể loại thể hiện để làm cơ sở phântích, đánh giá
- Phương pháp phân tích tác phẩm: Phân tích các tác phẩm dựa trên
tiêu chí của loại hình và thể loại để đưa ra những kết luận, đánh giá thànhcông, hạn chế; phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế
- Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng với mục tiêu nghiên cứu những
đánh giá của các chuyên gia, những người có trách nhiệm, am hiểu về vấn đềnghiên cứu để bổ sung cho những nhận xét, đánh giá của bản thân tác giả Đốitượng được phỏng vấn chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Nhà quản lý các cơ quan báo chí, những biên tập viên,phóng viên chuyên trách mảng đề tài về kinh tế, kinh tế biển đảo
+ Nhóm 2: Nhà lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chức năng có liênquan như Tỉnh ủy, UBND, lãnh đạo một số sở, ban, ngành
Trang 13+ Nhóm 3: Một số lãnh đạo doanh nghiệp, một số người tham gia hoạtđộng kinh tế biển đảo.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm thu thập những đánh giá
về chất lượng, hiệu quả, những đề xuất, kiến nghị để tham khảo trong quátrình triển khai đề tài Đối tượng khảo sát ngẫu nhiên, không phân biệt giớitính, trình độ, nghề nghiệp Số phiếu phát ra 500 Địa bàn phát phiếu lànhững người sinh sống trong đất liền và ngoài hải đảo
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần khẳng định vai trò của báo chí nói chung và báo chíKiên Giang trong việc góp phần phát triển kinh tế biển đảo Tuy nhiên, đểthực hiện tốt vai trò, đóng góp một cách có hiệu quả, báo chí phải tuân thủ cácnguyên tắc thông tin, thông tin phải chính xác, thời sự, phải giải quyết nhữngvấn đề liên quan đến nhiều người, được nhiều người quan tâm, hình thứcthông tin phải hấp dẫn
Luận văn đã đề với Đảng bộ tỉnh, các cơ quan liên quan, các cơ quan
báo chí, các nhà báo những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả của báo chí Kiên Giang trong phát triển kinh tế biển đảo, tiến tới côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển kinh tế biển đảo ởKiên Giang nói riêng
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Những chủ chương giải pháp trình bày trong luận văn được sử dụnglàm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tếbiển đảo, trong điều hành hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan báo chí nóichung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các tác giả muốn nghiêncứu về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo, cũng như việc xây dựng, hoạch địnhchiến lược phát triển kinh tế biển đảo của Kiên Giang nói riêng và biển đảo cảnước nói chung
Trang 14- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhà báo,sinh viên báo chí và những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn gồm 3 chương, 14 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí và vấn đề phát triển
kinh tế biển đảo
Chương 2: Thực trạng Báo chí Kiên Giang với việc phát triển kinh tế
biển đảo
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả của Báo chí Kiên Giang góp phần phát triển kinh tế biển đảo hiện nay
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Báo chí
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, “Báo chí ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [24].
Trong quyển sách “Báo chí và dư luận xã hội” (2011) của tác giả NguyễnVăn Dững có đề cập đến khái niệm báo chí: “Là hoạt động thông tin - giao tiếp
xã hội trên quy mô rộng lớn, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệuquả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân vàcác nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế” [11, tr.234]
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2015), Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết “Phát huyhơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đấtnước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ông đã đề cập đến khái niệm vềBáo chí:
(21/6/1925-Là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giaicấp Báo chí cách mạng không chỉ là phương tiện thông tin thuầntúy, càng không phải là công cụ giải trí đơn thuần, mà nó có chứcnăng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng đấutranh cách mạng, giáo dục và hướng dẫn hành động của các tầnglớp xã hội [38]
Từ những kiến thức có được qua quá trình học tập và kinh nghiệm thực
tiễn tác giả thấy rằng: “Báo chí là hoạt động chính trị đặc biệt bằng thông
Trang 16tin” Như vậy, báo chí tham gia chính trị, trở thành hoạt động chính trị, nhưng
yếu tố cốt lõi và làm nên sức mạnh của hoạt động này chính là thông tin Nóicách khác, báo chí là hoạt động chính trị đặc biệt bằng thông tin
1.1.2 Kinh tế
Theo ngôn ngữ Hán - Việt, kinh tế được hiểu theo nghĩa “Kinh bang tếthế”, kinh bang có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời Hay còn cóthể hiểu theo nghĩa đó là công việc mà một vị vua phảm đảm nhiệm, đó là:chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của nhữngngười dân đen con đỏ
Theo ông Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ “kinh tế”trong cuốn sách nổi tiếng “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations)của ông là: Khoa học gắn liền với những quy luật về sản xuất, phân phối vàtrao đổi Ông cho rằng “sự giàu có” chỉ xuất hiện khi con người có thể sảnxuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có Về địnhnghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là con người cố gắng thực hiệnnhững công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình như: tiền,sức khỏe, tài năng thiên bẩm và nhiều tài nguyên khác, để tạo ra những sảnphẩm phù hợp với nhu cầu nhân loại Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chínhmình Hoạt động kinh tế là bất kì hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả cácnguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ,đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra Như vậy,định nghĩa “kinh tế” vào thời mới khai sinh của môn khoa học này đơn giảnlà: “nghiên cứu về sự giàu có”
Tuy nhiên, như trong bài viết về “Kinh tế tri thức ở Việt Nam”, của GS
Hồ Tú Bảo, tạp chí Tia sáng đăng ngày 20-07-2010 có đưa ra quan điểm:
“Theo một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạtđộng sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộngđồng hay một quốc gia” [6]
Trang 17Trong xã hội hiện nay, khái niệm kinh tế vẫn chưa có một cách nhìnthống nhất, hay là một chuẩn mực nhất định Có thể hiểu một cách cơ bảnrằng, kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và
xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng cácloại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao củacon người trong một xã hội với một nguồn lực có hạn
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quanđến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Nói cáchkhác, kinh tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp,conngười và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sảnxuất như thế nào? Sản xuất cho ai?”
1.1.3 Phát triển
Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì “Phát triển là một
phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật” Nguồn gốc của sự phát
triển nằm ngay trong bản thân sự vật [28] Và đặc trưng của sự phát triển đượcthể hiện như sau
- Thứ nhất, cái mới đó phải có cấu trúc đa dạng, phức tạp hơn
- Thứ hai, cái mới đó phải có chức năng chuyên biệt hơn
- Thứ ba, cái mới đó phải tăng cường được khả năng tự điều chỉnh đểtồn tại trong trạng thái cân bằng hệ thống
Theo GS Bùi Đình Thanh:
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồngdân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiếnlược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình,tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con ngườinhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công
Trang 18bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừngnâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
1.1.4 Kinh tế biển, đảo
Kinh tế biển đảo có thể hiểu là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển
và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liềnven biển Ở Việt Nam, đóng góp của lĩnh vực kinh tế diễn ra trên biển, trong
đó có khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển)
và du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các ngành kinh tế cóliên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biếndầu khí, chế biến thủy/hải sản, thông tin liên lạc, v.v
1.1.5 Phát triển kinh tế và phát triển kinh tế biển đảo
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơcấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế Nhưngkhông phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế Pháttriển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người Nội dung này phản ánhmức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
- Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng củacác ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn
tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống Nội dung này phản ánh chấtlượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho
sự tăng trưởng kinh tế bền vững
- Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sựtăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế mà mỗi người dânđược hưởng Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăngtrưởng kinh tế
Trang 19Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là:+ Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ đểbảo đảm tăng trưởng bền vững
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiệncho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quảcủa tăng trưởng kinh tế
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầucủa con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, làmục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại Phát triển kinh tếbao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơbản để giải quyết công bằng xã hội Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấnđấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển Mức độ côngbằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng
có cơ sở bền vững
Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo ViệtNam có ý nghĩa rất to lớn, nhất là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giớiđều nỗ lực vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọimặt để khai thác và khống chế biển Việt Nam luôn coi trọng đẩy mạnh pháttriển kinh tế biển để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lịch sửdựng và giữ nước ở nước ta đã minh chứng cho việc này Trong quá trình tiếnhành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam tiếp tục khẳng định tầm quantrọng của biển, đảo Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị, tháng 5-1993 khẳngđịnh: “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từyêu cầu về điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam” Tại kỳ họp thứ 5 khóa IX, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
Trang 20nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) Ngày 20-9-1997, Bộ Chính trịkhóa VIII ban hành Chỉ thị số 20 CT/TW về “Đẩy mạnh phát phát triển kinh
tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)”, đã nhấnmạnh: “Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyếtđịnh đối với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọngcho sự nghiệp CNH - HĐH”
1.2 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo
1.2.1 Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước
Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 06-5-1993 của Bộ Chính trị về một sốnhiệm vụ phát triển kinh tế biển khẳng định đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; bảo vệtài nguyên và môi trường sinh thái biển; phấn đấu trở thành một nước mạnh
về biển vào năm 2020 Thực hiện Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã
có các chỉ thị triển khai như Chỉ thị 399 ngày 05-8-1993 về một số nhiệm
vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTgnăm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trịban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định: “Thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên nhữngtiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản
lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệmôi trường, đào tạo nhân lực”; “… tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoahọc biển, tìm kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản vànăng lượng biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đạihoá khí tượng - thuỷ văn” Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, một loạt kếhoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển
Trang 21thuỷ sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giaothông vận tải 2010…
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) khẳng định mục tiêu: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thếmạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa Tăng cường điềutra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tếbiển Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản;thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền
và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh rabiển và làm chủ vùng biển Phát triển tổng hợp kinh tế biển và venbiển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạothành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Xây dựng căn
cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi Kết hợp chặt chẽ pháttriển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển [13]
Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lầnthứ X (năm 2006)
Những quan điểm, biện pháp nêu trên tiếp tục nhấn mạnh chủ trươngxây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế - xãhội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, đặtkinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với cácvùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, vị trí của biển, sự quan tâm phát triểncác lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp,các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế Thực tế đó đặt rayêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng các quan điểm chỉ đạo nêutrên lên tầm của một văn bản chiến lược Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển ViệtNam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09-02-2007) Quan điểmchỉ đạo của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước ta phải trở
Trang 22thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềmnăng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú,hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìndài hạn" Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55%GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xãhội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.Nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được xác định: kết hợp chặt chẽgiữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc
tế và bảo vệ môi trường Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển,hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định chủ trương: Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị trí và tiềm năng biểnnước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, anninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển Phát triển nhanh một số khu kinh
tế, khu công nghiệp ven biển,… Phát triển kinh tế đảo phù hợp vớitiềm năng và lợi thế của từng đảo [15]
Những chủ trương, biện pháp nêu trên từng bước được cụ thể hóa trongcác lĩnh vực kinh tế biển Nhờ đó, các lĩnh vực kinh tế biển nước ta đã cóbước chuyển biến đáng kể và đạt được những kết quả quan trọng
1.2.2 Quan điểm, định hướng các chương trình phát triển kinh tế biển đảo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang
1.2.2.1 Bối cảnh và dự báo
Những năm tới đây tình hình thế giới và khu vực có thể diễn biếnphức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá ta trên các mặt kinh tế-xã hộicũng như an ninh - quốc phòng Nước ta là thành viên của Tổ chức Thươngmại thế giới, của các nước APEC và Hiệp hội các nước Đông Nam Á, là thời
cơ lẫn khó khăn, thách thức cho đất nước ta trong giai đoạn mới Đặc biệt,tỉnh ta thuộc khu vực biển Tây là khu vực năng động có tiềm năng phát triểnkinh tế rất lớn
Trang 23Tỉnh Kiên Giang có tiềm năng kinh tế biển, hải đảo và ven biển rấtphong phú, bao gồm 9 huyện, thị, thành phố là Phú Quốc, Kiên Hải và phần venbiển của các huyện An Minh, An Biên, Châu Thành, Rạch Giá, Hòn Đất, KiênLương và Hà Tiên; có khả năng phát triển mạnh các ngành thủy sản, khai tháckhoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu; là cửa ngõ giao thương kinh tếtrong và ngoài nước, với hai khu kinh tế cửa khẩu Dương Đông-Hà Tiên vànhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng là lợi thế lớn về thương mại - dịch vụ - dulịch Chính phủ đã xác định Kiên Giang là địa bàn trọng điểm về bảo vệ an ninhbiên giới vùng biển, là một trong năm vùng trọng điểm du lịch Đặc biệt đảo PhúQuốc được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái và trung tâmgiao thương quốc tế Kiên Giang thực sự đang thu hút nhiều sự quan tâm của cácnhà đầu tư trong và ngoài nước Dự báo từ nay đến năm 2020, sẽ có nhiều nhàđầu tư tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là đối với đảo Phú Quốc, KiênLương, Châu Thành, Hà Tiên, Rạch Giá… trong đó sẽ có một số nhà đầu tư lớnđầu tư vào đảo Phú Quốc và huyện Kiên Lương.
Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng chưahoàn chỉnh, trình độ khoa học-công nghệ thấp so với một số tỉnh, thành trongvùng, chất lượng cuộc sống một bộ phận dân cư còn hạn chế, mặt bằng dân tríchậm được nâng lên, nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển còn thiếu vàyếu đó là những khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi phải được tập trung khắcphục mới có thể đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế biển của tỉnh ta theohướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghịquyết của Hội nghị Trung ương 4
1.2.2.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên giang
về vấn đề phát triển kinh tế biển đảo
Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Nghị quyết Trung ương 4 vềChiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cần nắm vững quan điểm chỉ đạo
về phát triển kinh tế biển của tỉnh ta là:
Trang 24- Phấn đấu để Kiên Giang trở thành tỉnh mạnh về biển, khai thác cóhiệu quả các tiềm năng biển, làm giàu từ biển, phát triển các ngành, nghề biển
mà tỉnh có lợi thế theo hướng hiện đại với tốc độ phát triển nhanh, bền vững,hiệu quả cao và tầm nhìn dài hạn
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốcphòng, an ninh, hợp tác quốc tế và kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển,ven biển, hải đảo để thúc đẩy phát triển nhanh các vùng bên trong theo nguyêntắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của đất nước; gắn phát triển kinh tế biển với giải quyết việc làm cho ngườilao động, xóa đói giảm nghèo, bố trí sắp xếp hợp lý dân cư trên đảo
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môitrường biển, đảo Đẩy mạnh phát huy tối đa nguồn nội lực đi đôi với mở rộnghợp tác ngoài tỉnh, quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài tập trungvào đầu tư phát triển kinh tế biển
1.2.3 Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉnh ta trở thành tỉnh
mạnh về biển so với các tỉnh trong khu vực, hoàn chỉnh cơ bản hạ tầng kinh tếbiển, phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng
an ninh đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia vùng biển, đảo
- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2010, năm 2015 và năm 2020, GDP
kinh tế biển, ven biển, hải đảo chiếm 75%, 78% và 80% tổng GDP của cả tỉnh.Thu nhập bình quân đầu người trong vùng cao gấp 2 lần so với mức thu nhậpbình quân chung của tỉnh Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn củavùng hướng mạnh ra biển Đến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thànhtrung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâm giao thương quốc tế
1.2.4 Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Tranh thủ Trung ương và hợp tác quốc tế đẩy mạnh công tác điều tra
cơ bản, nghiên cứu về tài nguyên biển, kể cả dưới lòng biển để bổ sung, hoàn
Trang 25chỉnh quy hoạch, có kế hoạch tổ chức khai thác hợp lý, có cơ cấu ngành nghềphù hợp nhằm khai thác tài nguyên biển có hiệu quả và lâu dài gắn với bảo vệmôi trường biển Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo gắn vớiphát triển mạnh các ngành có lợi thế như thương mại, dịch vụ, du lịch; côngnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu, khai thác nuôi trồngchế biến thủy sản, gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị venbiển, hải đảo Tăng cường khả năng quốc phòng an ninh; nâng cao đời sốngnhân dân ven biển, hải đảo; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và quan hệquốc tế về biển, đảo.
Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế biển, ven biển là công nghiệp, xây
dựng-dịch vụ-nông, lâm, thủy sản
Năm 2015, tập trung đầu tư, tạo sự phát triển có bước đột phá về kinh
tế biển, cơ cấu kinh tế biển, ven biển giai đoạn này vẫn tiếp tục là công
nghiệp, xây dựng-dịch vụ-nông, lâm, thủy sản
Năm 2020, đưa kinh tế biển phát triển ở trình độ cao với cơ cấu kinh tế
chuyển dịch mạnh là dịch vụ-công nghiệp, xây dựng-nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở đó, định hướng phát triển một số ngành chủ yếu như sau:
* Về lĩnh vực dịch vụ:
- Xây dựng phát triển du lịch biển và ven biển trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tập trung phát triển Phú Quốc trởthành khu vực kinh tế năng động đối với khu vực và cả nước Phát triển cácvùng du lịch trọng điểm là tam giác Phú Quốc-Kiên Lương, Hà Tiên-RạchGiá và các vùng phụ cận liên hoàn như Hòn Đất, Hòn Tre, U MinhThượng Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch, sử dụng cóhiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có trọng tâm, trọngđiểm; có cơ chế chính sách thông thoáng và tạo điều kiện tốt nhất khuyếnkhích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, đa dạng hóa cácloại hình du lịch
Trang 26Đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch có tầm chiếnlược, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch Tăng cường công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ hoạt động du lịch Phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ vớibảo vệ tài nguyên môi trường Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên vàmôi trường du lịch, giáo dục trong nhân dân về giữ gìn môi trường, đảm bảophát triển du lịch lành mạnh và bền vững Phấn đấu lượng khách du lịch đếntham quan trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm từ 18-20% Thời gianlưu trú bình quân của khách du lịch từ 3 ngày trở lên (hiện là 1,65ngày/khách).
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, trước hết là dịch vụ vận tải cả
đường bộ, đường thủy, và đường hàng không đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyểnhàng hóa, hành khách Đẩy mạnh phát triển vận tải biển tuyến Rạch Giá-PhúQuốc, Hà tiên-Phú Quốc, Rạch Giá-thành phố Hồ Chí Minh và Rạch Giá-Campuchia, Thái Lan bằng phương tiện cao tốc hiện đại-an toàn Khuyếnkhích phát triển dịch vụ hàng hải từ Kiên Giang đến các nước trong khu vực.Phát triển nhanh vận tải hàng không, mở mới các tuyến bay từ Rạch Giá đicác tỉnh, thành phố trong nước, mở các tuyến bay từ Phú Quốc đi quốc tế.Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chínhviễn thông, khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế - xã hội,nâng cao dân trí và mức sống dân cư, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện các mụctiêu phát triển, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh
- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tương xứng tiềm năng và lợi thế của
tỉnh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Tích cực tìm kiếm, mởrộng thị trường xuất khẩu, đi đôi với coi trọng thị trường nội địa Có kế hoạchliên doanh, liên kết trong nước và với nước ngoài để mở rộng thị trường, xâydựng thương hiệu sản phẩm Khai thác, phát huy lợi thế thương mại, dịch vụcác khu kinh tế cửa khẩu Quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chợ,trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Phát triển thương mại-dịch vụ nông
Trang 27thôn, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt Mở rộng kinh tế đối ngoại, tăngcường quảng bá và thông tin về thị trường ngoài nước.
* Về công nghiệp:
Tập trung phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp như: khu côngnghiệp Tắc Cậu giai đoạn 2 chủ yếu là ngành nghề chế biến thủy sản xuấtkhẩu; hoàn thành xây dựng đưa vào hoạt động khu công nghiệp Thạnh Lộc-Châu Thành, khu công nghiệp Rạch Vượt-Hà Tiên sản xuất hàng tiêu dùng;cụm công nghiệp Dương Đông và Vịnh Đầm-Phú Quốc sản xuất nước mắm,
đồ uống, hàng hóa tiêu dùng, hàng lưu niệm phục vụ du lịch Xúc tiến nghiêncứu quy hoạch khu công nghiệp Xẻo Rô; cụm công nghiệp Xẻo Nhàu Đặcbiệt, tập trung xây dựng Bình An-Kiên Lương từng bước trở thành cụm côngnghiệp sản xuất điện, xi măng, đóng tàu…
Đến năm 2020, sản xuất clinker đạt 6,3 triệu tấn/năm; nhà máy điệnđạt công suất từ 3.600 MW trở lên, gắn với đầu tư cảng nước sâu, chuyêndùng cho tàu có trọng tải trên 60.000 tấn ra vào để đảm bảo tiếp nhận 12 triệutấn than mỗi năm Nâng cấp cảng tổng hợp xuất nhập khẩu cho tàu có trọngtải từ 5.000 tấn lên 20.000-30.000 tấn ra vào vào năm 2020 Đầu tư mở rộngquy mô, nâng cao trình độ công nghệ, nâng lên năng lực chế tạo tàu thủy, sửachữa tàu khai thác thủy sản, bảo trì tàu container vận tải quốc tế, các nhà máyđóng tàu có khả năng đóng mới được tàu vận tải có công suất 100.000 tấn.Quy hoạch hoàn chỉnh các cơ sở đóng, sửa chữa, bảo trì và các dịch vụ kháccho các loại tàu biển, phục vụ đón đầu sự phát triển trong tương lai của PhúQuốc và của tỉnh
* Về thủy sản:
Tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành thủy sản một cách toàndiện, đồng bộ, tận dụng tối đa điều kiện sinh thái đặc thù nhằm khai thác lợithế của vùng biển và ven biển của tỉnh trong cả khai thác, nuôi trồng, chế biếnthủy sản và thương mại - dịch vụ Phát triển thủy sản thành ngành sản xuất
Trang 28hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, tạonhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ansinh xã hội và an ninh quốc phòng.
Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản trên cơ sở sắp xếp cơ cấu nghề
cá, chuyển đổi nghề cá từ ven bờ ra xa bờ, gắn khai thác với bảo vệ và pháttriển nguồn lợi thủy sản Tăng cường năng lực khai thác, đưa công suất bìnhquân một phương tiện khai thác đạt 170 CV/chiếc vào năm 2010, 220CV/chiếc vào năm 2015 và 250 CV/chiếc vào năm 2020 Sản lượng khai thácđạt 356.000 tấn năm 2010; 400.000 tấn năm 2015 và 455.000 tấn năm 2020
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm
sú theo hướng mở rộng diện tích nuôi với quy mô hợp lý, kết hợp xử lý tốtmôi trường nuôi bằng vi sinh, tăng diện tích nuôi công nghiệp và bán côngnghiệp đạt 10.000 ha vào năm 2010, 13.000 ha vào năm 2015 và 16.000 havào năm 2020 Đẩy mạnh các loại hình nuôi cá lồng trên biển, đảo, ven sông,nuôi nghêu sò ở vùng bãi triều, nuôi cá nước ngọt, nước lợ vùng ven biển.Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 300 triệu USD vào năm 2010,
400 triệu USD vào năm 2015 và 500 triệu USD vào năm 2020
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở chếbiến và dịch vụ phục vụ thủy sản tại khu công nghiệp Tắc Cậu (giai đoạn 2),
Ba Hòn, Xẻo Nhàu, chợ thủy sản Lình Huỳnh Đưa công suất chế biến đônglạnh thủy sản đạt 100.000 tấn/năm vào năm 2015 với sản phẩm hàng hóa đadạng, chất lượng cao Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở chế biếnnước mắm, sản xuất khô, đặc biệt là sản phẩm khô cao cấp phục vụ cho khách
du lịch Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giống thủy sản ở Phú Quốc,Kiên Lương, An Minh cơ sở kiểm dịch bệnh, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôitôm, các trung tâm và trạm khuyến ngư Tăng cường hệ thống thông tin liênlạc, cảnh báo cứu hộ trên biển; xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng cóhiệu quả các cảng cá, các khu trú bão, các làng cá…
Trang 29* Về văn hóa xã hội:
Phát triển văn hóa xã hội vùng biển, ven biển và hải đảo Nâng cao tỷ
lệ lao động qua đào tạo, nhất là dạy nghề Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộnghiên cứu khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên gia, công nhân lànhnghề đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cao tập trung vào các ngành nghềkinh tế biển như hàng hải, đánh bắt nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịchbiển, nghiên cứu khoa học biển, giao thông vận tải Đào tạo phải gắn với sửdụng hợp lý và phát huy hiệu quả đào tạo Thu hút và khuyến khích, đãi ngộcán bộ khoa học-kỹ thuật, cán bộ quản lý, giáo viên ra đảo công tác
Tăng cường đầu tư cho giáo dục, xóa xã trắng về giáo dục mầm non,
mở rộng trường học, lớp học mầm non gắn liền với quy hoạch cụm dân cư.Thực hiện tốt chính sách đổi mới giáo dục phổ thông Đầu tư xây dựng trườngtrung học phổ thông có phòng nội trú tại Kiên Lương, đáp ứng nhu cầu họctập của học sinh các đảo trong vùng Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểuhọc và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào cuối năm 2007, tiếntới phổ cập trung học phổ thông sau 2010 Đẩy mạnh việc dạy ngoại ngữ vàtrường đạt chuẩn quốc gia Phấn đấu đến năm 2010 các huyện ven biển, hảiđảo có Trung tâm giáo dục thường xuyên và 100% xã, phường, thị trấn cóTrung tâm học tập cộng đồng Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóagiáo dục trong vùng
Tiến hành xây dựng Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại tỉnh, tiếntới thành lập Trường Đại học Kiên Giang Thành lập các trung tâm dạy nghềhuyện, thị như An Biên, Kiên Lương, đặc biệt là tại huyện đảo Phú Quốcthành lập trường trung cấp dạy nghề du lịch - dịch vụ đào tạo chuyên sâu vềnghề du lịch biển; xây dựng trường dạy nghề ngoài công lập chất lượng caotại khu vực lấn biển thành phố Rạch Giá Có chính sách hỗ trợ và khuyếnkhích các doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng và cá nhân thành lập các cơ
sở dạy nghề
Trang 30Đẩy mạnh việc sắp xếp, phân bố dân cư vùng hải đảo, ven biển gắn liềngiao đất, giao rừng, mặt nước ven sông, ven biển và lao động có tay nghề, kếthợp với công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng vùng biển, đảo Có biện phápngăn chặn di dân tự do ra đảo đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững Nghiêncứu phát triển kinh tế-xã hội các đảo đặc biệt là đảo nhỏ, sắp xếp bố trí dân cưvới mật độ dân số hợp lý vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo
vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo Phấn đấu giảm tối đa tỷ lệ hộ nghèo vàrút ngắn dần khoảng cách về thu nhập của các thành phần dân cư vùng kinh tếbiển so với bình quân toàn tỉnh
Tiếp tục củng cố mạng lưới y tế, nhất là y tế tuyến xã đạt 10 chuẩn quốcgia về y tế Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y
tế Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia và đầu tư trangthiết bị cũng như xã hội hóa y tế Đặc biệt đầu tư xây dựng bệnh viện PhúQuốc quy mô từ 500 đến 1.000 giường bệnh với trang thiết bị hiện đại, trạm y
tế các xã đảo đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân dânvùng đảo Xây dựng các trung tâm y tế dự phòng đối với các vùng đảo và venbiển, đầu tư mới các phương tiện để chuyển bệnh từ tuyến dưới lên, nhất làđối với các huyện đảo, xã đảo
1.2.5 Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng
* Về giao thông:
Đến năm 2020 hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn, kếthợp các hình thức vận tải đa phương thức Đến năm 2010, hình thành mạnglưới giao thông ở những khu vực trọng điểm (du lịch, đô thị, cảng ) đáp ứngnhu cầu phát triển trước mắt, đột phá giai đoạn sau năm 2010 phấn đấu đếnnăm 2020 cơ bản hoàn chỉnh hệ thống giao thông
- Về giao thông biển, đến năm 2010, đầu tư nâng cấp cảng tổng hợp HònChông; xây dựng cảng An Thới đưa vào sử dụng đảm bảo tiếp nhận tàu cótrọng tải 3.000 DWT Xây dựng cảng Vịnh Đầm, có chức năng cho tàu
Trang 31thuyền trú bão, đồng thời là cảng giao thông với quy mô vừa; xây dựng cảngBãi Nò, cảng Tiên Hải, khu neo đậu tránh bão ở Hòn Tre, đê chắn sóng vàluồng vào cảng Dương Đông, tạo nơi neo đậu an toàn cho các phương tiệnhoạt động trên vùng biển khu vực, đồng thời nghiên cứu phương án neo đậutàu tại khu vực thành phố Rạch Giá.
Đến năm 2020, xây dựng cảng nước sâu tại Kiên Lương, đảm bảo luồngvận chuyển tàu có tải trọng trên 60.000 DWT phục vụ phát triển nhà máynhiệt điện, nhà máy đóng sửa tàu thuyền Trên địa bàn đảo Phú Quốc tiếp tụcđầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống cảng nước sâu, đảm bảo tiếp nhận tàuquy mô đến 2.000 hành khách và tàu vận tải hàng hóa đến 30.000 DWT
- Về đường hàng không, đến năm 2011 cơ bản hoàn thành Cảng hàngkhông quốc tế mới tại Dương Tơ-Phú Quốc và đưa vào khai thác Đến năm
2015, mở rộng đường băng Cảng hàng không Rạch Giá phục vụ nhu cầu khaithác các loại máy bay A320 Đến năm 2020, tiếp tục phát huy hoạt động vànâng cao hiệu quả các sân bay quốc tế Phú Quốc và Rạch Giá trên các tuyếnquốc nội, quốc tế
- Về đường bộ, đến năm 2010 triển khai một số đoạn và một số cầu trêntuyến đường hành lang ven biển Tây từ cửa khẩu Xà Xía đến An Minh(đường xuyên Á) Cơ bản hoàn thành các tuyến đường đến các khu du lịch, đôthị ven biển, các cảng biển trong tỉnh Hoàn chỉnh một số đường trên đảo PhúQuốc như: tuyến Dương Đông - Cửa Cạn, Dương Đông - Cửa Lấp, Cửa Cạn-Gành Dầu Khởi công một số tuyến đường vòng quanh đảo Phú Quốc, đườngtrên đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Sơn Hải Triển khai xây dựng tuyến tránh quathành phố Rạch Giá
Giai đoạn sau 2011 đến 2015, hoàn thành đường hành lang ven biển phíaTây, cầu Xẻo Rô, xây dựng được hệ thống đê và đường ven biển từ Bình An-Kiên Lương đến Tiểu Dừa-An Minh; hệ thống đường trục, đường vòng quanhđảo và các tuyến nhánh trên đảo Phú Quốc Từ năm 2015 đến 2020, tiếp tục
Trang 32phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông trên đất liền và hải đảo phục vụ
“chiến lược biển”
* Về thủy lợi:
Đến năm 2010 tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi ở vùng ven biển,phục vụ tốt cho việc nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa một vụ, triểnkhai tốt các dự án nuôi trồng thủy sản từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ,hoàn thành hệ thống đê biển từ Bình An đến Tiểu Dừa
Đến năm 2020 hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và cống 2 chiều ven biển,tiếp tục triển khai tốt và có hiệu quả các dự án nuôi trồng thủy sản từ cácnguồn vốn, nhất là đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Nghiên cứuphương án thủy lợi phù hợp với vùng Xẻo Rô của huyện An Biên
* Về cấp điện:
Đến năm 2010, đảm bảo nguồn cung cấp điện phục vụ yêu cầu sản xuất
và đời sống dân cư vùng biển, đảo Xây dựng mới tại Kiên Lương nhà máynhiệt điện, chạy bằng than với công suất 1.200 MW vào năm 2010 Triển khaixây dựng đường cáp ngầm đưa lưới điện quốc gia từ đất liền ra đảo Phú Quốc
để hoàn thành sau năm 2010 Nghiên cứu thử nghiệm tiềm năng phát điện gió,điện mặt trời để bổ sung nguồn, hỗ trợ phát điện trên đảo, tính toán phương ánkéo đường cáp điện nổi trên không ra đảo Hòn Tre Xây dựng hoàn chỉnh cơ
sở hạ tầng dịch vụ dầu khí tại Kiên Lương, phục vụ cho việc khai thác dầu khíkhu vực gần đảo Phú Quốc
Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư mở rộng nhà máy điện than, công suấttăng thêm trên 3.600 MW, đảm bảo nhà máy điện đưa vào khai thác vận hànhvừa bổ sung nguồn năng lượng cho tỉnh và có thể xuất khẩu điện sangCampuchia, đồng thời tạo được một luồng cảng nước sâu phục vụ vận tảibiển, ngoại thương và các dịch vụ khác Đầu tư hoàn thành hệ thống lưới phânphối điện, đảm bảo yêu cầu cung cấp điện cho các hoạt động sản xuất, kinhdoanh trên đảo Phú Quốc
Trang 33* Về cấp nước:
Đến năm 2010, đầu tư cung cấp nguồn nước ngọt cơ bản đảm bảo choquá trình phát triển kinh tế biển và phục vụ sinh hoạt của dân cư Hoàn thànhđưa vào khai thác có hiệu quả Nhà máy cấp nước Rạch Giá, công suất 34.000
m3/ngày, Nhà máy nước Nam Rạch Giá, công suất 20.000 m3/ngày, cung cấpnước ngọt cho khu công nghiệp và dân cư một số xã nằm dọc quốc lộ 80,quốc lộ 61, quốc lộ 63 thuộc hai huyện Tân Hiệp, Châu Thành Nâng cấp
công suất Nhà máy nước Hà Tiên lên 10.000 m3/ngày Đầu tư nâng cấp Nhàmáy nước Dương Đông-Phú Quốc đạt công suất 10.000 m3/ngày Đầu tư xâydựng hồ Suối Lớn cho nhu cầu phát triển phía Nam đảo, nghiên cứu giải phápxây dựng hồ Cửa Cạn, hồ Rạch Cá phục vụ yêu cầu phát triển trên đảo Sửdụng nguồn nước mặt để xây dựng một số hồ trữ nước và trạm cấp nước tậptrung quy mô 150-200 m3/ngày ở các đảo nhỏ thuộc xã Tiên Hải, Sơn Hải,Hòn Ngang, Hòn Tre Đầu tư mở rộng Nhà máy nước huyện An Minh, xâydựng nhà máy nước phục vụ cho khu vực Xẻo Nhàu
Đến năm 2020, nâng cấp Nhà máy nước Nam Rạch Giá, công suất tăngthêm 20.000 m3/ngày đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị Rạch Giá Xâydựng mới Nhà máy nước Kiên Lương 10.000 m3/ngày, chủ yếu phục vụ côngnghiệp sản xuất điện, sửa chữa đóng tàu và bổ sung nguồn nước sinh hoạt cáckhu dân cư Triển khai xây dựng mới nhà máy nước Cửa Cạn, công suất30.000 m3/ngày để cấp nước cho sinh hoạt và du lịch đảo Phú Quốc
1.2.6 Định hướng phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường
Phát triển mạnh khoa học công nghệ biển theo hướng phục vụ khai tháctài nguyên biển một cách hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm Đẩy mạnh việc nghiêncứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng và áp dụng cácthành tựu công nghệ sinh học vào cuộc sống, tạo bước chuyển biến mới vềhiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa củatỉnh trên thị trường trong và ngoài nước Xây dựng tiềm lực khoa học công
Trang 34nghệ đến năm 2010 tăng gấp 3-4 lần so với hiện nay, ưu tiên đầu tư tăngcường cơ sở vật chất cho công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, giám sátmôi trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục điều tra cơ bản đánh giá, bổ sung nguồn tài nguyên của tỉnhnhư: đất, nước, khoáng sản, rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên biển… để cóhướng khai thác sử dụng hợp lý, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường,nhất là bảo tồn hệ sinh thái biển và rừng Phú Quốc
Hoàn chỉnh điều tra đánh giá môi trường, đến năm 2020 Xây dựng hệthống kiểm soát môi trường trên biển, đất liền, hải đảo, ứng dụng những côngnghệ mới trong dự báo khí tượng thủy văn, kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễmmôi trường
1.2.7 Định hướng chiến lược quốc phòng - an ninh, đối ngoại
Nhiệm vụ cơ bản là phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lợi ích quốc giatrên vùng biển, đảo, duy trì hòa bình ổn định và hợp tác, phát triển Tăngcường tuyên truyền giáo dục trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân nhậnthức đúng quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốcphòng-an ninh, nguyên tắc về xác định đối tượng phù hợp với tiến trình hộinhập và chiến lược xây dựng nền quốc phòng của Đảng trong tình hình mới.Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấutranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý, bảo vệbiển đảo và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vữngchắc trên biển
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức, cơ chế lãnh đạo điều hành, phốihợp hoạt động giữa các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các lực lượng vũ trang như hảiquân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển bảo vệvững chắc chủ quyền vùng biển, đảo Tập trung xây dựng hoàn thiện tốt hệthống kế hoạch sẵn sàng chiến đấu Quy hoạch khai thác tiềm năng lợi thế của
Trang 35tỉnh phục vụ phát triển kinh tế gắn với bảo tồn các địa hình địa vật có giá trị
về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách để thu hút, khuyến khíchtrong việc sắp xếp bố trí dân cư các vùng ven biển hải đảo Tăng cường quan
hệ hữu nghị với các nước láng giềng, xúc tiến bàn bạc xây dựng quy chếphương thức phối hợp hoạt động tuần tra và giải quyết tranh chấp trên vùngnước lịch sử
1.2.8 Định hướng chiến lược các vùng biển
Cùng với sự đầu tư của Trung ương, tập trung chỉ đạo xây dựng tỉnhKiên Giang nằm trong hành lang kinh tế ven biển Tây, với trục tam giác PhúQuốc-Rạch Giá-Kiên Lương, Hà Tiên Lấy Phú Quốc làm động lực để pháttriển kinh tế biển Kiên Giang và cả vùng
Vùng biển, ven biển Châu Thành Rạch Giá Hòn Đất Kiên Lương
-Hà Tiên: Hình thành khu kinh tế trọng điểm Kiên Lương-Bình An, xây dựng
các khu công nghiệp ở Hà Tiên, Châu Thành Đầu tư phát triển du lịch sinhthái biển đảo, cảnh quan và văn hóa lịch sử Hà Tiên-Kiên Lương-Hòn Đất-Rạch Giá Phát triển thương mại và các dịch vụ cao cấp, thương mại mậubiên, xuất nhập khẩu Đến năm 2015, xây dựng thành phố Rạch Giá thành đôthị loại 2 và Hà Tiên thành đô thị loại 3
- Vùng ven biển An Biên - An Minh: Đầu tư phát triển vùng ven biển
trở thành vùng kinh tế phát triển của Bán đảo Cà Mau với mô hình sản xuấtlúa- tôm, xây dựng các cụm công nghiệp, hệ thống đô thị Thứ Ba, Kinh làngThứ Bảy, Xẻo Nhàu, thị trấn Thứ Mười Một Phấn đấu đưa mức thu nhập củanhân dân trong vùng ngang bằng mức bình quân chung toàn tỉnh
- Vùng biển đảo Phú Quốc - Kiên Hải: Phát triển mạnh kinh tế biển
đảo theo hướng tổng hợp, trọng tâm là du lịch và dịch vụ Tập trung xây dựngPhú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâmgiao thương quốc tế Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, có kế hoạch phát triểncác đảo nhỏ của tỉnh Sau năm 2015, xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố
du lịch hiện đại
Trang 361.3 Báo chí với việc phát triển kinh tế biển đảo
1.3.1 Vài nét về sự phát triển các cơ quan báo chí Trung ương
Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành luật báo chí ngày 12/11/2014,Ông Nguyễn Bắc Son đã đề cập: cả nước có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấnphẩm báo chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí;địa phương có 113 báo in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hìnhTrung ương và địa phương; trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹthuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; 90 báo và tạp chí điện tử,
215 trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; có gần 18.000 nhà báođược cấp thẻ và khoảng 5.000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa
đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổquốc và ở nước ngoài Nhìn chung, các cơ quan báo chí hoạt động và thôngtin đúng tôn chỉ, mục đích và đúng định hướng Do nền kinh tế gặp nhiều khókhăn nên nguồn thu chủ yếu từ thu quảng cáo của các cơ quan báo chí, đặcbiệt là báo in, giảm đáng kể; mặt khác do nguồn ngân sách hạn hẹp nên cácđơn vị, cơ quan báo chí phải vừa đảm bảo hoạt động chuyên môn chính trị,vừa phải khắc phục khó khăn trang trải chi phí, đáp ứng yêu cầu chuyên môn
nghiệp vụ Hiện cả nước có 180 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá (tăng
02 kênh so với năm 2013, trong đó 105 kênh truyền hình quảng bá và 75kênh phát thanh quảng bá); tổng số kênh truyền hình nước ngoài được cấpphép là 40 kênh (tăng gần gấp đôi so với năm 2013); cả nước có 05 đơn vịphát sóng truyền hình số mặt đất và 03 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệtinh; 27 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp Số lượng thuê bao truyềnhình số mặt đất đạt 7.000.000 thuê bao, tăng gấp đôi so với năm 2013;973.000 thuê bao truyền hình số vệ tinh và 4.300.000 thuê bao truyền hìnhcáp Tổng doanh thu trong lĩnh vực truyền hình ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng,tăng 20% so với năm 2013; tổng số lao động trong lĩnh vực này là 10.685người Diện tích phủ sóng phát thanh đạt trên 95% lãnh thổ; diện tích phủ
Trang 37sóng truyền hình đạt trên 98% diện tích lãnh thổ (với hai phương thức làcông nghệ analog và DTH) [26]
Theo Bộ Thông tin Truyền Thông cho biết, ngành xuất bản vẫn duy trìđược chất lượng sản phẩm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị Mặc dù còn gặprất nhiều khó khăn nhưng phần lớn các nhà xuất bản đã khắc phục, vươn lên,chủ động khai thác nguồn bản thảo trong và ngoài nước, tổ chức có hiệu quảviệc huy động nguồn lực trong xã hội nên số đầu sách trong giai đoạn nàykhông giảm Các nhà xuất bản đã chú trọng xuất bản sách, tài liệu, văn kiệnphục vụ cho công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, an ninh,trật tự, môi trường, chính sách xã hội, ngoại giao, chủ quyền quốc gia,…Toàn quốc có 63 nhà xuất bản; khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp, trong đó
có 145 cơ sở in thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, còn lại
là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; hơn 13.700 cơ sở pháthành xuất bản phẩm, trong đó có 117 công ty, đơn vị phát hành sách tỉnh,thành phố, 80 công ty thuộc thành phần kinh tế khác và hơn 13.500 trung tâm,siêu thị sách, nhà sách, hộ kinh doanh, các điểm bán sách trên toàn quốc.Ngành đã xuất bản được hơn 25.000 cuốn sách với trên 361 triệu bản; xuấtbản 859 loại văn hóa phẩm với gần 28 triệu bản, trong đó xuất bản trên 210loại mẫu lịch với 18 triệu bản Ngành in dự kiến đạt khoảng hơn 1.000 tỉ trang
in 13x19cm Tổng doanh thu toàn ngành xuất bản, in, phát hành ước đạt2.465,4 tỷ đồng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của lĩnh vực xuất bản vàphát hành ước đạt 22,3 triệu USD, trong đó nhập khẩu là 18,8 triệu USD; xuấtkhẩu là 3,5 triệu USD [7]
1.3.2 Vai trò của báo chí với việc phát triển kinh tế biển đảo
1.3.2.1 Tuyên truyền các vấn đề về kinh tế
Biển, đảo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban
Trang 38hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan đếnbiển, đảo Những năm qua, công tác tuyên truyền biển, đảo đã góp phần làmcho nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiếnlược của biển, đảo từng bước được nâng cao.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước, đặc biệt là tại các văn bản Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về
“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 07 và Quy chếphối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 168 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 06của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyềnbảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”, thời gian qua, công tác thôngtin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo trên báo chí đã được thực hiện cóhiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú Thực hiện Chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chínhphủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014,cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm của các tổ chức, doanh nghiệp,hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vựcthông tin truyền thông tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, nâng cao chấtlượng sản phẩm, dịch vụ, góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước, đónggóp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các tầng lớp nhândân về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng,các văn bản quy phạm pháp luật, các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến vấn
đề biển, đảo của Nhà nước như: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biểnnăm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); cácnguyên tắc, thỏa thuận có liên quan đến biển, đảo đã ký giữa Việt Nam vớicác quốc gia trong khu vực Biển Đông; Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên
Trang 39Biển Đông (COC) khi được thông qua Vạch trần âm mưu, thủ đoạn của cácthế lực thù địch, cơ hội lợi dụng vấn đề tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc,kích động, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự
- Tuyên truyền, giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo,các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế của các địaphương, các ngành trong cả nước; nêu cao vai trò và trách nhiệm của cácthành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển;bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển, gắn kết vớiđảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo,thềm lục địa của Tổ quốc
- Tuyên truyền các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn trên biển;nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biểntrong ngư dân, những người lao động trên biển; đấu tranh chống các hành vi
và hoạt động sai trái, tiêu cực và vi phạm pháp luật trên biển, đảo: vi phạmquy định về trật tự, an toàn giao thông trên biển; buôn bán hàng cấm, trốn lậuthuế; đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoại môi trườngsinh thái biển; hoạt động bất hợp pháp làm ảnh hưởng quan hệ giữa Việt Namvới các nước trong vùng; tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyềntài phán trên vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta
- Tuyên truyền về các chính sách hậu phương quân đội; khích lệ, độngviên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, các lực lượng bảo vệ an ninh, chủ quyền biển,đảo; khuyến khích nhân dân định cư ổn định lâu dài trên đảo, làm ăn dài ngàytrên biển; tuyên truyền bồi đắp tình yêu, ý thức trách nhiệm của các tầng lớpnhân dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
- Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại làm cho bạn bè và dư luậnquốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp lý,chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của
Trang 40Đảng, Nhà nước về vấn đề Biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và
dư luận quốc tế đối với Việt Nam
1.3.2.2 Định hướng dư luận xã hội trong bảo vệ chủ quyền
Trong thời gian qua báo chí đã góp phần làm cho người dân trong trongnước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơntính chính nghĩa, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giảiquyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo; góp phần tạo sự đồng thuận xã hội
về chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong xử lý các vấn đề biển, đảo; thúcđẩy giải quyết tranh chấp biển, đảo và các vấn đề nảy sinh trên biển bằng biệnpháp hòa bình Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, gắn với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ môi trường hòa bình đểphát triển đất nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế vềvấn đề biển, đảo của Việt Nam Đồng thời, báo chí còn tích cực tuyên truyền,bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội, chuyển tải kịp thời thông điệp của Chínhphủ đến mọi người dân giúp người dân hiểu được tình hình, thể hiện tình yêunước chân chính, không để bị kích động, bị lợi dụng, phương hại đến hìnhảnh đất nước, cũng như an ninh xã hội
Các cơ quan báo chí đã tham gia rất tích cực và có hiệu quả trong việctuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândân về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam, cũng như trách nhiệm bảo vệchủ quyền biên giới quốc gia của toàn xã hội Thông tin trên báo chí đã gópphần cổ vũ tinh thần yêu nước, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong xây dựng
và bảo vệ đất nước, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng tình,ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế
1.3.2.3 Hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho ngư dân
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sáng tạo khoa học kỹ thuật trong lĩnhvực kinh tế biển đảo từ nông ngư dân và phổ biến rộng rãi trong toàn quốc