Lý do chọn đề tài Vào đầu thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Bồ Đào Nha đã theo con đường ngoại thương đến Việt Nam truyền giáo, nhưng họ lại vấp phải hàng rào ngôn ngữ, bởi tiếng Việt hoàn to
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Kim Phụng
TIẾNG VIỆT QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Kim Phụng
TIẾNG VIỆT QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan “Tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công Giáo từ thế kỷ XVII
đến cuối thế kỷ XVIII” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Dũng Nội dung luận văn có tham khảo và sử
dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học… theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc rõ ràng Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung
thực
Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Nguyễn Thị Kim Phụng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Hoàng Dũng – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Thầy đã kiên nhẫn chia sẻ và hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong ban giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Tuy tôi đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh, nhưng do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thị Kim Phụng
Trang 5Thánh giáo khải mông Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông
Lễ trọng, quyển 1 Nguyện ngắm các ngày lễ trọng,
quyển chi nhất
Trang 6Lễ trọng, quyển 2 Nguyện ngắm các ngày lễ trọng,
quyển thứ nhất Mùa ăn chay cả Qua-da-giê-si-ma - Mùa ăn chay cả Phép Dòng Mến Câu-rút Phép Dòng chị em mến Câu-rút
Đức Chúa Giêsu
Thánh I-na-xu Truyện ông Thánh I-na-xu
Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê Truyện ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê Giữ đạo 1.1 Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần I-tập 1 Giữ đạo 1.2 Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần II-tập 1 Giữ đạo 2.1 Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần I-tập 2 Giữ đạo 2.2 Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần II-tập 2
Trang 7MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái lược về văn bản Nôm Công giáo 9
1.1.1 Văn bản Nôm Công giáo 9
1.1.2 Giá trị của văn bản Nôm Công giáo 11
1.2 Quan niệm về một số lớp từ ngữ trong tiếng Việt 15
1.2.1 Từ ngữ cổ 16
1.2.2 Từ ngữ Công giáo 19
Chương 2 CÁC LỚP TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO 2.1 Từ ngữ Việt cổ 22
2.1.1 Lớp thực từ 22
2.1.1.1 Nhóm từ ngữ không còn sử dụng 22
2.1.1.2 Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế 25
2.1.2 Lớp hư từ 30
2.1.2.1 Nhóm từ ngữ không còn sử dụng 30
2.1.2.2 Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế 35
2.2 Từ ngữ Công giáo 44
2.2.1 Nhóm từ ngữ thông dụng 45
Trang 82.2.1.1 Từ ngữ chỉ danh xưng 45
2.2.1.2 Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái 55
2.2.2 Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế 56
2.2.3 Nhóm từ ngữ không còn sử dụng 61
Tiểu kết 66
Chương 3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO 3.1 Thay đổi về ngữ âm 69
3.1.1 Đơn hóa tổ hợp phụ âm đầu 69
3.1.2 Đơn tiết hóa từ song tiết 73
3.2 Thay đổi về ngữ nghĩa 75
3.2.1 Mở rộng nghĩa 77
3.2.2 Thu hẹp nghĩa 81
3.2.3 Dùng với nghĩa khác 87
3.3 Thay đổi về ngữ pháp 88
3.3.1 Trong từ 90
3.3.1.1 Đối lập ngữ pháp kèm theo từ 90
3.3.1.2 Tăng cường chức năng của hư từ 94
3.3.2 Trong ngữ đoạn 96
3.3.2.1 Cấu trúc hóa từ ghép – ngữ đoạn 96
3.3.2.2 Mở rộng cấu trúc đoản ngữ 100
3.3.3 Trong cú pháp 105
Tiểu kết 110
KẾT LUẬN 112
Tài liệu tham khảo 114
Trang 9Phụ lục 1 Từ ngữ cổ tiếng Việt 121
Phụ lục 2 Từ ngữ Công giáo 152
Phụ lục 3 Một số từ ngữ phiên âm 173
Phụ lục 4 Một số hình ảnh 186
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vào đầu thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Bồ Đào Nha đã theo con đường ngoại thương đến Việt Nam truyền giáo, nhưng họ lại vấp phải hàng rào ngôn ngữ, bởi tiếng Việt hoàn toàn khác với các tiếng châu Âu; nhất là sự tồn tại song song của hai hệ thống chữ là chữ Hán (văn tự được sử dụng chính thức trong các công việc hành chính) và chữ Nôm (thường sử dụng trong văn hóa, dân gian) Hai hệ thống chữ này không theo hệ thống mẫu tự Latinh như tiếng Bồ Đào Nha mà đều theo hình thức khối vuông Trên thực tế, hai hệ chữ này cũng chỉ phổ biến trong giới trí thức, còn phần lớn người dân Việt Nam
ở trong tình trạng mù chữ Để truyền giáo hữu hiệu hơn, họ phải tạo ra một hệ chữ mới
Đa số tài liệu truyền giáo đều được viết bằng thứ chữ mới (sau này trở thành Quốc ngữ)
Các tài liệu bằng chữ Quốc ngữ là một đóng góp rất lớn, thu hút được sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Tuy thế, các giáo
sĩ Công giáo vẫn không bỏ qua truyền thống viết chữ Nôm vốn có, vì chữ Nôm là hệ chữ được giới trí thức Việt Nam sử dụng Các ngài nhận thức nó là một công cụ đắc lực, sẵn có để truyền đạo Công giáo vào giới này, nên đã bất chấp những khó khăn để học
Năm 1988, Nguyễn Hưng (1927 – 2010) cùng Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Hoàng Xuân Việt và Vũ Văn Kính đã hoàn thành việc phiên âm 26 tác phẩm của
1 Con số văn bản được Nguyễn Hưng (2000) công bố là 308 văn bản, nhưng mới đây nhất, Trần Anh Dũng (2019) đã đưa con số còn nhiều hơn số đó Chỉ riêng nhóm sách Truyện các Thánh và Tu đức đã là 290 ấn phẩm, chưa kể đến các ấn phẩm thuộc nhóm Từ Điển, Kinh Thánh…
Trang 11Girolamo Majorica Sau đó, từ năm 1993 Nguyễn Hưng và nhóm Hán Nôm Công giáo tiếp tục sưu tầm tài liệu Hán Nôm Công giáo khắp trong và ngoài nước, đem về phục chế, nghiên cứu, phiên âm, chú thích và ấn hành trong phạm vi nội bộ Tổng cộng có hơn 100 tác phẩm đủ loại mục Vào năm 2012, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã cho trưng bày những đóng góp của Giáo hội Công Giáo Việt Nam cho nền văn hóa và văn học dân tộc, trong đó có công trình phiên âm các văn bản Nôm Công giáo của Nguyễn Hưng và nhóm Hán Nôm Công giáo Tổng số sách được phiên âm lên đến 130 quyển Công trình phiên âm từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ này là một điều kiện thuận lợi cho nhiều người có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu về tiếng Việt
Vì những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII” để nghiên cứu trong luận văn
này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công giáo là một vấn đề có nhiều nội dung khai thác Khối lượng nguồn dẫn liệu nghiên cứu cũng khá đồ sộ Trong khi
đó, thời gian nghiên cứu lại có hạn Chúng tôi không thể làm hết trong phạm vi luận văn thạc sĩ này Do đó, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào các văn bản Nôm Công giáo (đã được phiên âm sang chữ Quốc ngữ) trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII cho đến cuối thế kỷ XVIII Luận văn sẽ chú ý mô tả những lớp từ đặc biệt, nổi trội trong các văn bản; tìm ra những biến đổi trong các đơn vị từ đó; cũng như tìm ra nguyên nhân gây ra
sự biến đổi đó
Sở dĩ chúng tôi dừng lại ở khoảng thời gian cuối thế kỷ XVIII vì đầu thế kỷ XIX
có sự xuất hiện của Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị (chữ Hán: 南越洋合字彙, chữ
Latin: Dictionarium Anamitico-Latinum, là cuốn từ điển song ngữ Việt-Latinh, trong đó tiếng Việt được viết bằng cả chữ Nôm và chữ Quốc ngữ) hay còn được gọi là Từ điển Taberd (1838) Trong quyển Từ điển này, tiếng Việt thể hiện ở chữ Quốc ngữ đã gần với tiếng Việt hiện đại
3 Lịch sử vấn đề
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Nam trong Khái lược về Hán Nôm Công giáo
(2016), việc phiên âm, dịch thuật Hán Nôm Công giáo phát triển khá sớm, chẳng hạn,
Trang 12Giám mục Hồ Ngọc Cẩn (1876 - 1948) là một trong những người được biết đến có nhiều
nỗ lực làm công việc này Nhờ thế, có sự xuất hiện của một số thư tịch Hán Nôm Công giáo được xuất bản kèm với bản chữ Quốc ngữ
Đến năm 1953, sau khi tìm thấy trong thư khố ở Paris những thư tịch chữ Nôm viết về Công giáo Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn đã chọn ra 12 tác phẩm của Majorica để viết bài Girolamo Majorica, ses oeuvres en langue vietnamienne conservés à Bibliothèque Nationale de Paris (tạm dịch là Girolamo Majorica, các tác phẩm của ông bằng tiếng Việt được lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Paris)
Ngày 25.05.2003 cuộc tọa đàm do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức đã cho ra
đời Kỷ yếu trao đổi khoa học Tư liệu Hán Nôm viết về Công giáo Việt Nam Trong đó,
Đỗ Quang Hưng đã chỉ ra giá trị của những tư liệu Hán Nôm Công giáo đối với “nghiên cứu lịch sử tôn giáo và với lịch sử Công giáo ở Việt Nam, như: Tây Dương Gia tô bí lục của Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường (giữa thế kỷ XIX); Thuật tích việc nước Nam (Thuật tích nước Nam vãn) của Linh mục Đặng Đức Tuấn (cuối thế kỷ XIX); Có ý nghĩa với lịch sử truyền giáo (sách giáo lý/ sách bổn): Thiên Chúa chân đạo dẫn giải toàn thư, Thiên Chúa giáo tứ tự kinh văn; cho đến việc đi vào các hướng mục vụ sâu hơn: Các Thánh tử đạo, Lộ Đức Thánh mẫu, Thánh ông Thánh Giuse, Tháng cầu cho các linh hồn nơi lửa giải tội; Có giá trị nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ (chữ Quốc ngữ)
và giá trị văn học trước hết là văn học Công giáo” (Đỗ Quang Hưng, 2003) Ông cũng
tỏ ra đặc biệt chú ý tới loại sách được ông gọi là sách đối thoại tôn giáo, tiêu biểu như
hai cuốn: Tam giáo chư vọng và Hội đồng tứ giáo Như vậy, chúng ta đã có khá nhiều
nghiên cứu về văn bản Nôm Công giáo nhưng chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh văn hóa học và tôn giáo học
Ngoài những nghiên cứu nêu trên, cũng tìm thấy những công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ, như: Nghiên cứu về chữ Nôm (1981), Tự học chữ Nôm (1989) của Lê Văn
Quán và Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ (2006) của Hoàng Xuân Việt có sử dụng tài
liệu của Majorica như nguồn liệu trích dẫn hoặc khai thác với một số trích đoạn nhằm làm rõ khía cạnh văn tự
Bên cạnh đó, có những bài viết ngắn được đăng tải trên internet như: Nguyễn Tài
Cẩn với bài “Về hai chữ sinh thì”, Nguyễn Long Thao với “Đặc Ngữ Công Giáo”, Lã
Trang 13Minh Hằng với “Nguồn tư liệu từ vựng thế kỷ 17 – qua khảo sát truyện ông thánh Inaxu”…
Năm 2012, trong bản báo cáo Đôi nét về thư tịch Hán Nôm công giáo, Lã Minh
Hằng xác nhận: “Kho tư liệu Hán Nôm Công giáo còn lại khá lớn…, nhưng lâu nay, các
nhà nghiên cứu chưa có điều kiện tiếp xúc…, mới có 3 học giả Việt Nam chọn các văn bản này làm đối tượng cho đề tài nghiên cứu chuyên sâu của mình” Tuy không nêu rõ
tác giả và tác phẩm được nghiên cứu nhưng Lã Minh Hằng có ghi chú các văn bản được
lựa chọn nghiên cứu là Truyện các Thánh 2 , Kinh những lễ Mùa Phục Sinh và Thiên Chúa Thánh giáo khải mông (Lã Minh Hằng, 2012)
Ở đây, chúng tôi tìm thấy có ba công trình (trùng khít với nhận định trên của Lã Minh Hằng):
Công trình Khảo cứu văn bản Nôm Kinh những lễ Mùa phục sinh của Majorica (2012) của Nguyễn Văn Ngoạn tập trung nghiên cứu trong phạm vi của văn bản Kinh những lễ Mùa phục sinh
Công trình Chữ Nôm và tiếng Việt thế kỷ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Majorica (2012) của Nguyễn Thị Tú Mai Công trình này nghiên cứu tiếng Việt lịch sử từ góc độ ngữ âm Tác giả có khảo sát từ Việt cổ, nhưng chỉ tập trung trong một tác phẩm Thiên Chúa Thánh giáo khải mông
Với Ngôn ngữ trong “Truyện các Thánh” của Majorica – Khía cạnh từ vựng và ngữ pháp (2009), Nguyễn Quốc Dũng đã mở rộng nghiên cứu từ một tác phẩm ra một
bộ Các Thánh Truyện Nội dung luận văn tập trung mô tả nhóm các từ cổ, nhóm từ có
sự biến đổi về nghĩa, và nhóm từ vựng Công giáo; mô tả, phân tích đặc điểm ngữ pháp của từ loại, gồm: đại từ xưng hô, từ chỉ loại, từ mang ý nghĩa tiếp thụ, phụ từ, liên từ, tình thái từ Nhưng Nguyễn Quốc Dũng vẫn chỉ tập trung trong phạm vi một tác giả
Majorica và một thể loại truyện ký đoản thiên “Đối với phần ngữ pháp, chỉ tập trung ở
quyển “Truyện Các Thánh” tháng Tám, đối với phần từ vựng đặc biệt là nhóm từ cổ,
2 Trong bản báo cáo Đôi nét về thư tịch Hán Nôm Công giáo tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2012) Lã Minh
Hằng ghi nhận rằng: cho đến thời điểm 2012 chỉ có ba văn bản được ba tác giả Việt Nam lựa chọn nghiên cứu
chuyên sâu là Truyện các Thánh, Kinh những lễ Mùa Phục Sinh và Thiên Chúa Thánh giáo khải mông, với tỉ lệ
3/308 Ở đây bà đã lầm tưởng Truyện Các Thánh là một quyển, nhưng thực ra nó là một loại truyện bao gồm rất nhiều quyển Trong số đó, Nguyễn Quốc Dũng đã chọn bộ 12 quyển theo từng tháng trong năm của tác giả Majorica, (trong 12 quyển này, quyển tháng Sáu bị thất lạc)
Trang 14có khảo sát thêm một vài quyển khác trong bộ truyện này” (Nguyễn Quốc Dũng, 2009,
tr.6)
Như vậy có thể khẳng định: Cho đến nay, không kể những nghiên cứu nhỏ về từ ngữ tiếng Việt, thì những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt không có nhiều
Đối với luận văn này, chúng tôi không chỉ nghiên cứu tiếng Việt qua một văn bản Nôm Công giáo hay qua một kiểu loại văn bản Nôm Công giáo của một tác giả (Jeronimo Majorica), mà còn mở rộng ra các tác giả và các văn bản khác trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến cuối thế kỷ XVIII như đã đưa ra ở phạm vi nghiên cứu Ở chương 3, chúng tôi có cái nhìn khái quát về những thay đổi trong ngữ âm, ngữ nghĩa
và ngữ pháp Riêng phần ngữ pháp, chúng tôi không tập trung vào nghiên cứu từ pháp
ở Nguyễn Quốc Dũng, nhưng nhìn chung về những thay đổi trong địa hạt từ vựng, ngữ đoạn và cú pháp
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn này gồm có:
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Sau khi xem xét các văn bản Nôm Công giáo, đây là thủ pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các lớp từ theo các cách khác nhau dựa vào từ loại và hiện trạng sử dụng của chúng
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được dùng để tìm ra nguồn gốc phát sinh, quá trình biến đổi của từ tiếng Việt để từ đó phát hiện ra những quy luật chung của chúng
- Phương pháp miêu tả: Khi sử dụng phương pháp này, mục đích của chúng tôi
là để phản ánh những đặc điểm về ngữ nghĩa của các đơn vị từ ngữ
5 Nguồn dẫn liệu
Danh mục các văn bản được sử dụng làm dẫn liệu trong luận văn bao gồm các văn bản Nôm Công giáo được viết trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến cuối thế
kỷ XVIII Trong số các văn bản này, hầu hết là do nhóm Nguyễn Hưng phiên âm, chỉ
trừ Sách các phép là nguyên tác của Giám mục Hilario de Jesu có ba cột Quốc ngữ,
Nôm, Latinh viết song song nhau Sau đây là danh mục nguồn dẫn liệu:
Trang 15STT Văn bản Tác giả Thời gian
sáng tác
1 Thiên Chúa Thánh giáo khải mông Jeronimo Majorica SJ 1623
2 Ông Thánh Inaxu truyện Jeronimo Majorica SJ 1634
3 Các Thánh truyện, tháng giêng Jeronimo Majorica SJ 1646
4 Các Thánh truyện, tháng Hai Jeronimo Majorica SJ 1646
5 Các Thánh truyện, tháng Ba Jeronimo Majorica SJ 1646
6 Các Thánh truyện, tháng Tư Jeronimo Majorica SJ 1646
7 Các Thánh truyện, tháng Năm Jeronimo Majorica SJ 1646
8 Các Thánh truyện, tháng Bảy Jeronimo Majorica SJ 1646
9 Các Thánh truyện, tháng Tám Jeronimo Majorica SJ 1646
10 Các Thánh truyện, tháng Chín Jeronimo Majorica SJ 1646
11 Các Thánh truyện, tháng Mười Jeronimo Majorica SJ 1646
12 Các Thánh truyện, tháng Mười Một Jeronimo Majorica SJ 1646
13 Các Thánh truyện, tháng Mười Hai Jeronimo Majorica SJ 1646
14 Truyện Bà Thánh I-sa-ve Jeronimo Majorica SJ 1646
15 Những điều ngắm trong các ngày lễ
trọng, quyển chi nhất Jeronimo Majorica SJ 1646
16 Truyện Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e Jeronimo Majorica SJ 1646
17 Những điều ngắm trong các ngày lễ
trọng, quyển thứ nhất Jeronimo Majorica SJ 1646
18 Dọn mình trước chịu Co-mo-nhong
(Dọn mình rước lễ) Jeronimo Majorica SJ 1646
19 Qua-da-dê-si-ma
20 Kinh những lễ Mùa Phục sinh,
21 Thiên Chúa Thánh giáo hối tội kinh Jeronimo Majorica SJ 1646
Trang 1622 Thiên Chúa Thánh Mẫu, quyển
23 Thiên Chúa Thánh Mẫu, quyển
24 Đức Chúa Giêsu, quyển chi nhị Jeronimo Majorica SJ 1646
25 Đức Chúa Giêsu, quyển chi tam Jeronimo Majorica SJ 1646
26 Đức Chúa Giêsu, quyển chi tứ Jeronimo Majorica SJ 1646
27 Đức Chúa Giêsu, quyển chi thất Jeronimo Majorica SJ 1646
28 Đức Chúa Giêsu, quyển chi bát Jeronimo Majorica SJ 1646
29 Đức Chúa Giêsu, quyển chi cửu Jeronimo Majorica SJ 1646
30 Đức Chúa Giêsu, quyển chi thập Jeronimo Majorica SJ 1646
31 Phép Dòng Chị em mến Câu rút
Đức Chúa Giêsu
Đức Cha Jacques de Bourges (1679-1714)
không chính xác năm viết
khoảng giữa thế kỷ XVIII
Trang 176 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, chúng tôi hy vọng có những đóng góp phần nào trong việc làm rõ một số đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt trong khoảng thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII Đồng thời, xác định sự hình thành và phát triển của bộ phận từ ngữ Công giáo trong tiếng Việt
7 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có ba phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung được chia làm ba chương:
- Chương 1: Một số vấn đề chung
Mục đích của chương này là nêu khái quát về các văn bản Nôm Công giáo và đưa ra một số quan niệm liên quan đến nội dung đề tài
- Chương 2: Các lớp từ tiếng Việt qua văn bản Nôm Công giáo
Chương này chú ý đến những các lớp từ nổi bật trong văn bản Nôm Công giáo là lớp từ cổ tiếng Việt và lớp từ Công giáo Ở mỗi lớp từ sẽ có sự phân loại theo tính năng còn hoạt động hay không còn hoạt động Riêng với lớp từ Công giáo, do tính chất đặc biệt của nhóm từ này nên ngoài sự phân loại như trên còn có sự phân loại theo đặc trưng nổi bật của chúng
- Chương 3: Những chuyển biến của từ ngữ tiếng Việt qua các văn bản Nôm
Công giáo
Chương này nhằm đến những biến đổi của tiếng Việt về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa
và ngữ pháp mà chúng tôi có thể nhận thấy được qua các văn bản Nôm Công giáo từ thế
kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII Từ đó, phần nào làm rõ đặc điểm của tiếng Việt trong giai đoạn này
Trang 18Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái lược về văn bản Nôm Công giáo
1.1.1 Văn bản Nôm Công giáo
Văn bản Nôm Công giáo là cách nói dùng để gọi chung các văn bản Nôm có liên quan đến Công giáo (nội dung viết về Công giáo, hoặc tác giả là người Công giáo) Công giáo là tôn giáo ở phía Tây Châu Âu, với trung tâm quyền bính nằm ở Roma (La Mã), còn được gọi là Công giáo La Mã (Công giáo Tây phương) để phân biệt với nhánh Kitô giáo ở miền Đông Châu Âu được tách ra từ thế kỷ XII là Chính Thống giáo (Công giáo Đông phương)
Trước thế kỷ XVII, chữ Hán vốn vẫn là văn tự được sử dụng như một hệ thống chữ viết chính thức tại Việt Nam Song song với hệ thống Hán tự, chữ Nôm cũng đã có gốc rễ khá vững chắc trong văn hóa, dân gian và được khẳng định bởi một số thành tựu
về văn học từ thế kỷ XV (Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm…) mặc dù nó vẫn chịu sự
đả kích của giới nho sĩ Thế nhưng, chữ Hán và chữ Nôm cũng chỉ là những hệ thống chữ viết dùng để ghi lại ngôn ngữ của người dân Việt mà chỉ được sử dụng trong giới trí thức nho giáo, còn đa số người dân đều nằm trong tình trạng mù chữ Điều này chỉ phản ánh tình trạng phân hóa ngôn ngữ của người Việt Nam kéo dài suốt từ khi xuất hiện chữ viết cho đến đầu thế kỷ XX
Khi đến truyền đạo tại Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu đất nước, con người và nhất là ngôn ngữ, các nhà truyền giáo phương Tây đã nhận thấy những khó khăn, cản trở tồn tại trong việc sử dụng tiếng Việt như trên Chính tình hình đó đã phần nào thúc đẩy các ngài sáng chế ra hệ thống chữ Quốc ngữ, một loại chữ dễ học, dễ nhớ cho mọi tầng lớp người Việt Từ đó, một số tác giả truyền giáo cho ra đời những tư liệu truyền giáo và giảng đạo bằng cả chữ Quốc ngữ lẫn chữ Hán, chữ Nôm để đảm bảo công việc truyền giáo có thể chạm đến được mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam Theo đó, các văn bản Nôm Công giáo xuất hiện từ khi cộng đồng Công giáo có mặt ở Việt Nam hồi thế
kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XX “Tức là từ mấy trang thư viết bằng chữ Nôm, của Bentô Thiện và một số giáo dân, đệ sang Tòa Thánh, các năm 1645 và 1675, cho đến cuốn
Trang 19sách Nôm xuất bản cuối cùng năm 1929 là cuốn Thánh Giáo Kinh Nguyện (Hà Nội)”
(Nguyễn Hưng, 2000, tr.12)
Các văn bản Nôm Công giáo này phong phú cả về thể loại lẫn tác giả Trong đó, bao gồm cả các giáo sĩ Dòng Tên, những giáo sĩ thuộc Hội Thừa sai Paris, dòng Đa Minh… như: Linh mục Jeronimo Maiorica (1589 -1656), Giám mục Ca-rô-lô Khiêm (Charles Hubert Jeantet, 1792 - 1866), Giám mục Pierre Munagorri Trung (1907 - 1936), Giám mục Pierre Marie Gendreau Đông (1892 - 1935),… Nhưng theo thời gian, do chiến tranh, bách đạo, các văn bản Nôm đã bị tổn thất, đốt phá… không còn số lượng như lúc ban đầu, đồng thời chúng bị phân tán rải rác ở nhiều nơi, như: trong dân gian, trong các đoàn thể, cơ quan nhà nước, nước ngoài Theo trình bày của Viện nghiên cứu
Hán Nôm: “Có rất nhiều người nắm giữ tư liệu Hán Nôm… Có người cần nghiên cứu nên giữ sách làm của riêng mình Có người giữ sách chỉ để trang trí Cũng có một số người coi tư liệu Hán Nôm như giá trị hàng hóa có thể đem buôn bán kiếm lời” (Viện nghiên cứu Hán Nôm, 1984) Thông báo Hán Nôm học năm 2012 viết: “Thư tịch Hán Nôm Công Giáo được lưu giữ ở các thư viện, trung tâm lưu giữ ở trong và ngoài nước, hoặc nằm trong tay các cá nhân, tập thể ở các địa phương Các tư liệu đó được lưu trữ, bảo quản dưới các hình thức như: sao lưu thêm phụ bản; dịch ra tiếng Việt; scan thành file ảnh, được bảo quản dưới dạng in microfilm, hoặc đã ấn hành các đĩa CD ” (Lã
Minh Hằng, 2012)
Theo thống kê của Linh mục Nguyễn Hưng (2000), trong tổng số 313 văn bản Hán Nôm Công giáo thì còn 308 văn bản còn có thể tiếp xúc (số còn lại đã bị thất lạc) Những văn bản này được chia làm mười hai loại: Truyện Các Thánh, Tu đức – đạo đức, Giáo lý, Phụng vụ - lịch, thư chung, Kinh Thánh, sách kinh, Ngôn ngữ học tuồng- thơ- vãn –vè Trong số đó, chỉ riêng tác phẩm của Majorica được thống kê gồm 45 tác phẩm viết bằng chữ Nôm hoặc được dịch từ chữ Hán
Mới đây nhất, trong hội thảo Bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam (2019), linh mục Trần Anh Dũng
“đã trao quyền tái bản và phát hành lần thứ nhất cuốn Thư mục ấn phẩm sách báo Công
Trang 20Giáo Việt Nam (1651-1975) Quốc nội và quốc ngoại (1975-2015) 3 cho UBVH/HĐGMVN” (Lê Anh Dũng, 2019, tr.XIV) Trong danh sách 7043 ấn phẩm Công
giáo được công bố có 290 ấn phẩm (thuộc thể loại Truyện Các Thánh, Bản Kinh, tu đức) thuộc tủ sách Hán Nôm Công giáo của Giáo Hội Việt Nam bao gồm cả những văn bản được đọc, chép lại và phiên âm từ những tấm Microfilms Với công trình này, con số các tác phẩm của Jeronimo Majorica lên tới 48 tác phẩm (hiện toàn bộ những chép tay của Majorica vẫn được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris) (Trần Anh Dũng, 2019)
1.1.2 Giá trị của văn bản Nôm Công giáo
Theo nhận định chung của nhiều giới nghiên cứu, loại thư tịch Công giáo này hàm chứa một số giá trị nghiên cứu đối với nghiên cứu lịch sử tôn giáo nói chung, lịch
sử Công giáo nói riêng, và sách giáo lý Hán Nôm Công giáo có một vai trò quan trọng trong lịch sử truyền giáo của Công giáo ở Việt Nam; có giá trị đối với việc nghiên cứu nghi lễ và cách thức thực hành nghi lễ; có giá trị độc đáo đối với nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn học (Đỗ Quang Hưng, 2003) Như thế có thể quy giá trị của văn bản Nôm Công giáo vào các nhóm chính như sau:
- Giá trị lịch sử: “Thông qua các ghi chép trong văn bản Nôm Công giáo, phần nào bức tranh tôn giáo từ quá khứ được dựng lại, chẳng hạn, qua tác phẩm Thuật tích việc nước Nam vãn, hay một số thư tịch viết về Bá Đa Lộc, cũng như một số đạo dụ của triều đình đối với Công giáo, có thể hiểu thêm về lịch sử Công giáo; Qua Hội đồng tứ giáo hay Thiên Chúa chân đạo dẫn giải toàn thư, có thể thấy người Công giáo tại Việt Nam đã cố gắng nêu bật những điểm mạnh của Công giáo trong cuộc luận chiến được biểu hiện trên sách vở tuy có vẻ ngoài êm ả nhưng quyết liệt về bản chất với các tôn giáo truyền thống ” (Nguyễn Thế Nam, 2016)
- Giá trị Công giáo: Giá trị Công giáo ở đây gắn liền với việc giáo dục lối sống, cách thực hành tôn giáo của người Công giáo Việt Nam Đây là giá trị phổ biến và dễ nhận thấy nhất Đa phần các thư tịch Nôm Công giáo đều mang giá trị này Bởi chúng
3 Thư mục xuất bản lần đầu tiên tại Paris vào năm 2017 Trước đó, còn có bản dự thảo được xuất hành và lưu hành nội bộ năm 2015
Trang 21là những bài giảng giúp người dân hiểu về giáo lý và thực hành lối sống đạo; chúng còn
là những câu chuyện về những mẫu gương sống đạo…
- Giá trị văn hóa: Qua các di sản Nôm liên quan đến Công giáo có thể tìm được nhiều dấu ấn tư tưởng (cả tư tưởng du nhập từ Phương Tây và tư tưởng kế thừa từ truyền thống) khiến nhiều nhà nghiên cứu có được cái nhìn tương đối sinh động về đời sống tôn giáo, những luật tục, giáo dục, truyền thống… của người Công giáo Việt Nam trong quá khứ Ngoài ra, các văn bản Nôm Công giáo được viết dưới nhiều thể loại khác nhau (thư, thơ, tuồng, truyện ngắn…) là một nguồn tư liệu khá thú vị cho những nghiên cứu
về nghệ thuật văn chương, văn hóa Việt Nam thời kỳ trước hiện đại
- Giá trị ngôn ngữ: Các văn bản Nôm Công giáo còn là nguồn tư liệu phong phú giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn về ngôn ngữ tôn giáo, cũng như ngôn ngữ của người Việt trong quá khứ Hoàng Xuân Việt (2007) đã đưa ra một số nhận xét về những đặc điểm của chữ Nôm Đạo như sau:
1 Về số lượng: “Số lượng văn bản Nôm đạo còn lưu trữ được rất lớn và có tính chính xác cao, không bị rơi vào tình trạng tam sao thất bổn như đa số các bản văn Nôm khác” (tr.93-94)
2 Tính chính xác: “Xác định chính xác được các yếu tố như tên tác giả, năm trước tác, năm xuất bản…nguyên bản được lưu trữ tốt, không phải sao chép, nhân bản nhiều lần” (tr.96)
3 Cách phiên âm: Ở các văn bản Nôm Công giáo thời kỳ này đã “biết vận dụng đúng theo luật ngữ âm hiện đại để phiên âm các tên riêng mà không bắt chước theo những cách phiên âm đã có trước trong các ngôn ngữ khác” (tr.96) Điều này làm cho chúng ta có thể tin tưởng rằng “chữ Nôm đạo đã phản ánh một cách chính xác cách phát
âm của người Việt vào thế kỷ XVII” (tr.97)
4 Tính phổ biến: “Sự phản ánh tiếng nói của người Việt trong chữ Nôm đạo mang tính phổ thông, rộng khắp các miền đất nước vào thế kỷ XVII” (tr.97)
5 Tính quần chúng: “Chữ Nôm đạo phản ánh tiếng nói của đa số quần chúng nhân dân; phản ánh cung cách nói năng, nề nếp sinh hoạt của đa số những tầng lớp thấp kém trong quần chúng thế kỷ XVII” (tr.98)
Trang 226 Về tự dạng: “Nhờ chữ Nôm cổ kết hợp với cách phiên âm của Đờ Rốt để khôi phục lại nhiều cách phát âm địa phương của tiếng Việt xưa” (tr.100)
7 Về từ vựng: Các văn bản Nôm đạo lưu giữ được số lượng chữ rất lớn, trong đó
có “những tiếng địa phương mà ngày nay rất lạ về ý nghĩa” Số lượng những từ lạ này
góp phần làm cho các văn vản Nôm Công giáo thế kỷ XVII có tính chính lục cao trong khi hầu hết các văn bản Nôm đời thế kỷ XVII đều đã mất bản gốc (tr.101)
8 Về ngữ âm: “Các văn bản Nôm Công giáo phản ánh cách phát âm phổ thông của người Việt từ thành thị đến thôn quê của cả đàng Trong và đàng Ngoài” (tr.101)
9 Về ngữ nghĩa: Thông qua các từ điển, chúng ta có thể thấy được các văn bản Nôm Công giáo chứng minh tính thống nhất cao độ về ngữ nghĩa của tiếng Việt thế kỷ XVII Ngoài ra, chúng cũng cung cấp một số lớn các từ địa phương vào thế kỷ XVII rất cần thiết cho việc nghiên cứu tiếng Việt cổ, cũng như rất nhiều từ thuần Việt hoặc đã được Việt hóa từ thế kỷ XVII Mặt khác, chữ Nôm Công giáo gần gũi về ngữ nghĩa với tiếng Việt ngày nay hơn là các văn bản Nôm cổ khác Điều đó là nhờ vào trình độ sử dụng ngôn ngữ của các tác giả, vốn được đào tạo ở phương Tây nên sớm tiếp thu được những thành tựu về ngôn ngữ học thời đó để ứng dụng vào việc trước tác (tr.102)
10 Về ngữ pháp: Các văn bản Nôm cho ta những dữ liệu quý giá để “nghiên cứu tiến trình cấu tạo từ và cấu trúc câu trong tiếng Việt cổ” Đó là những cách đặt câu giản
dị và trực tiếp, “thiên về diễn ý hơn là tầm chương trích cú, nghĩa là đã phần nào thoát khỏi ảnh hưởng của văn phong chữ Hán” (tr.102)
11 Về thi pháp và tu từ: Do tính chất của các văn bản Nôm đạo là để “đọc lên ở những nơi hội họp, cầu nguyện, giáo lễ…” hoặc sử dụng trước công chúng nên chúng đều là “những tư liệu quý để nghiên cứu về khả năng tu từ của tiếng Việt thời đó” (tr.102-
103)
Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể tin chắc là những tài liệu Nôm này phản ánh đúng tình trạng ngôn ngữ như khi được viết ra vào thế kỷ XVII Nó có thể đáp ứng được phần nào những tư liệu cần thiết để nghiên cứu sự phát triển của ngôn ngữ Mặc dù chỉ giới hạn nội dung trong mục đích truyền đạo, nhưng sách đạo có những ưu điểm là ít chịu ảnh hưởng của nạn tam sao thất bản, cũng như phần nào tránh được sự thiên vị về chính trị Do đó, những dữ kiện thu thập được trong sách đạo có thể phản
Trang 23ánh trung thực lịch sử, nhất là đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động, nông thôn, cùng khổ Khác với đại đa số sách Hán, Nôm xưa do tầng lớp trí thức khoa bảng trước tác nên thường có khuynh hướng ca tụng vua chúa, cũng như nghiêng về việc mô tả, tiếp cận với tầng lớp quan quyền, giới quý tộc giầu sang… Các tác giả sách đạo là những giáo sĩ, do tình trạng bị bắt đạo mà phải lặn lội trong hang cùng ngõ hẻm khắp ba miền đất nước để lén lút giảng đạo, nên ngòi bút của họ có thể phản ánh được những sắc thái đặc biệt mà giới nho sĩ trí thức không có được
Như vậy, có thể nói những tài liệu Nôm Công giáo là những tư liệu quý để nghiên cứu về từ vựng, ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt ở giai đoạn trung đại
- Những giá trị khác: Thể hiện qua những dạng văn khắc như cách thức trang trí trên văn khắc, thư tịch được khắc in, trong cách trang trí Hán Nôm trên các công trình kiến trúc Chúng tạo nên bức tranh sinh động về nghệ thuật Công giáo Việt Nam, trong
đó có những yếu tố được du nhập, có những yếu tố được kế thừa trên tinh thần hội nhập văn hóa (Nguyễn Thế Nam, 2016)
Ngoài ra, Trần Văn Toàn (2018) trong bài viết Nhận xét về tầm quan trọng của chữ Nôm Công giáo in trong Tập san Hiệp Thông/ HĐGM VN, Số 107 (tháng 7 & 8 năm
2018) cũng cho ta thấy được giá trị về khả năng sáng tạo của con người cũng như giá trị hàm nghĩa của chữ Nôm khi chế ra một số từ ngữ Nôm chuyên môn riêng Ông nêu ra
ví dụ: “Về vận mệnh con người thì các giáo sĩ không thấy trong truyền thống của các tôn giáo địa phương có từ ngữ nào nói lên được quan niệm Công giáo: vì Phật giáo thì chủ trương vô ngã, Đạo giáo lại đi tìm trường sinh bất tử trong cái thân xác càng ngày càng nhẹ nhõm ít vật chất, Khổng giáo thì rất mực dè dặt, không muốn đả động gì đến quỷ thần hay là về cái chết, còn tôn giáo dân gian, như trong đạo thờ tứ phủ công đồng, thì hình như chỉ nghĩ đến nếp sống bây giờ mà thôi Trái lại vận mệnh con người theo quan niệm Công giáo là: được trông thấy Thiên Chúa, được hưởng mặt Chúa, được an nghỉ không còn phải khó nhọc vất vả, gọi là được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng” Vì thế
đã dùng chữ “rỗi”, không phải là nhàn thân rỗi xác theo kiểu “điềm tĩnh vô vi”, nhưng
là “rỗi linh hồn” Để viết chữ “rỗi”, thì, cho đến giữa thế kỷ XIX, người ta đã dùng chữ
“lỗi” (ba chữ “thạch” chồng lên nhau) và thêm bộ “khẩu” bên trái, để chỉ rằng phải đọc trại đi Nhưng sau đó thì không biết ai đã có cái sáng chế rất thần tình là dùng chữ
Trang 24“sinh” là “sống” để viết thay vì chữ “khẩu” Như thế ta thấy trong chữ Nôm được tạo
ra có cái vận mệnh của người được rỗi linh hồn là không những được hưởng mặt Chúa,
mà còn được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng”, đồng thời cũng là “được rỗi được sống cùng được sống lại” nữa Điều này chắc chắn không thể thấy được trong chữ Quốc ngữ mẫu
tự La-tinh ” (Trần Văn Toàn, 2018)
1.2 Quan niệm về một số lớp từ ngữ trong tiếng Việt
Khi nói về các lớp từ ngữ trong tiếng Việt, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra một số tiêu chí phân loại như sau:
- Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc
- Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng
- Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực
- Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng
(Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 1997) Thông thường khi sử dụng nguồn ngữ liệu mang tính lịch sử, chúng tôi sẽ phân loại lớp từ ngữ trong ngữ liệu theo tiêu chí từ ngữ tiêu cực và tích cực Nhưng, vì tính chất đặc biệt của loại văn bản Nôm Công giáo ở thế kỷ XVII đến XVIII, nên trong luận văn này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lớp từ ngữ cổ là lớp từ ngữ nổi bật trong nguồn ngữ liệu Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú ý đến lớp từ ngữ đặc trưng của nguồn ngữ liệu là lớp từ ngữ Công giáo
Xét theo tiêu chí phân loại từ tiếng Việt ở trên, việc phân chia lớp từ ngữ Công giáo Việt thành một lớp từ ngữ riêng bên cạnh lớp từ ngữ cổ tiếng Việt là một cách làm không hợp lý Song, khi quan sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy trong lớp từ ngữ Công giáo này tồn tại một số từ ngữ đã là từ ngữ cổ trong hệ thống tiếng Việt ngày nay, còn một
số từ ngữ vẫn thông dụng từ trước đến nay, một số khác nữa lại có sự biến đổi chỉ sử dụng hạn chế trong một số trường hợp Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu của luận văn mang tính đặc thù là những văn bản Nôm của Công giáo ở thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII Do đó, việc chia tách lại là một giải pháp đáp ứng được nhiệm vụ vừa làm nổi bật lớp từ ngữ cổ, vừa nói lên được tính đặc thù của những văn bản Công giáo này Đó
là lý do vì sao chúng tôi phân tách và nêu lên quan niệm về lớp từ ngữ cổ và lớp từ ngữ Công giáo ở đây
Trang 251.2.1 Từ ngữ cổ
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, có khá nhiều tác giả đề cập đến vấn đề từ
ngữ cổ: Đào Duy Anh dùng khái niệm từ xưa, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Lộc dùng khái niệm từ ngữ cổ; Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện, Nguyễn Thanh Tùng dùng khái niệm từ cổ, hay từ Việt cổ… Cụ thể, có thể nhìn nhận như sau:
Đào Duy Anh trong Chữ Nôm – Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975) dùng khái niệm “từ xưa” (tr.24-27) Ông cho đó là những từ “hiện nay không dùng nữa” (tr.25), bao gồm các từ Hán đơn âm trong các văn bản cổ: “Trong số những từ xưa còn nên kể những từ đơn mượn ở chữ Hán (âm Hán Việt) để biểu hiện những khái niệm mà đời sau người ta chỉ dùng những từ Việt để biểu hiện thôi” (tr.28) Có thể nói, quan niệm này
còn khá sơ sài Tác giả chỉ mới chú ý đến khía cạnh từ hiện nay không còn dùng nữa mà
bỏ qua những trường hợp từ ngữ cổ nay vẫn còn dùng mà nay vẫn gọi từ cổ vì không còn những cách dùng như thời xưa
Cũng như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn coi “từ ngữ cổ là những từ ngày nay không dùng nữa, hoặc còn dùng trong một địa phương, hoặc còn sót lại trong một thành ngữ nào đó, hoặc còn dùng với nghĩa khác nhưng có liên can…” (Hoàng Xuân Hãn, Sơn La Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, 1978, tr.1091) Theo ông: “… một số từ Hán, nay không còn dùng cô độc nữa, cũng sẽ kể vào từ cổ” (tr.1091) Như thế, Hoàng Xuân Hãn
đã tiến hơn một bước trong quan niệm về từ ngữ cổ khi chấp nhận gọi là từ ngữ cổ đối với những trường hợp còn sử dụng trong từ địa phương, hoặc trong một số kết hợp, hoặc dùng với nghĩa khác có liên quan Nhưng ông đã thiếu sót khi không nói đến từ tiếng Việt mà chỉ cho rằng là từ cổ đối với một số từ Hán ngày xưa dùng như từ đơn mà ngày nay chỉ dùng như một hình vị trong một từ ghép
Tương tự Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiện Giáp (1984), Trần Trí Dõi (2005)
cũng không đi xa hơn trong quan niệm từ ngữ cổ khi cho rằng: “Từ ngữ cổ là những từ ngữ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng Chính sự xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng này làm cho chúng trở nên lỗi thời” (Nguyễn Thiện Giáp, 1984); “Về mặt bản chất, khi cho một từ nào đó là “từ cổ” trong tiếng Việt có nghĩa là từ đó đã có từ xưa trong ngôn ngữ này Và từ cổ xưa ấy hiện
Trang 26nay hoặc không còn được sử dụng, hoặc chỉ được sử dụng rất “hạn chế” hay chỉ lưu giữ ở phương ngữ” (Trần Trí Dõi, 2011, tr.205)
Là người đầu tiên đề cập đến các phương diện nội tại của một từ ngữ cổ, bao gồm
ba diện: âm, nghĩa và “cách đặt câu” (tức khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ), Nguyễn Thị Thanh Xuân đưa ra quan niệm về từ ngữ cổ trong mối quan hệ với từ địa phương trong cuốn Truyện Song Tinh-khảo đính, phiên âm, chú thích (1984) như
sau: “Từ cổ ở đây được hiểu một cách tổng quát là những từ có âm, nghĩa và cách đặt câu hơi khác hoặc khác hẳn các từ hoặc cách dùng thông dụng hiện nay Trong trường hợp những từ cổ hoặc từ còn được lưu hành ở một vùng nhất định thì gọi đó là từ địa phương” Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ đề cập một chiều mối quan hệ giữa từ ngữ cổ
và từ ngữ địa phương Về thực chất, chỉ có một số từ ngữ cổ được lưu hành trong vốn
từ ngữ của một địa phương nào đó, nhưng không phải bất cứ từ ngữ địa phương nào cũng là từ ngữ cổ Nếu là một từ ngữ địa phương, thì có nghĩa là từ ngữ cổ đó vẫn đang hiện dụng trong một cộng đồng ngôn ngữ nào đó, nhưng đã biến mất khỏi ngôn ngữ của
cả vùng/khu vực rộng lớn hơn Và như thế, “tính không hiện hành” của từ ngữ cổ là một khái niệm khá co dãn và linh động Hơn nữa, quan niệm này không tính đến nhóm từ ngữ đã hoàn toàn biến mất
Ngược lại, Nguyễn Ngọc San chỉ chú ý đến từ ngữ biến mất mà không quan tâm
đến từ ngữ hiện còn khi cho rằng từ ngữ cổ “là những từ đã được lưu lại trong các văn bản viết cổ hay văn bản miệng cổ (ca dao, tục ngữ) mà hiện nay không còn được sử dụng nữa…”, bao gồm: các từ cổ đã hoàn toàn biến mất trong kho từ vựng hiện đại; hay
là từ vốn là những yếu tố mất nghĩa khi chúng nằm trong các tổ hợp song tiết đẳng lập
và được xác định giá trị trong mối tương quan với yếu tố kia (Nguyễn Ngọc San, 1993)
Chỉ với Vương Lộc (2001), việc xác định từ ngữ cổ mới trọn vẹn: “Từ ngữ cổ là những từ ngữ: 1 Chỉ còn gặp trong các tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, như bợ là “vay”, khứng là “chịu”, mắng là “nghe”, v.v ; 2 Gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã thay đổi ít nhiều về mặt ngữ âm, như khách thứa là khách khứa, bàn nàn thành phàn nàn, đam thành đem, v.v ; 3 Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ do chúng không còn dùng độc lập nữa, như han trong hỏi han, tác trong tuổi tác, le trong song le, v.v hoặc đã thay đổi hoàn toàn về ý nghĩa
Trang 27như đăm chiêu không phải là “bên phải, bên trái, các phía”, lịch sự không phải là “từng trải”, vốn là nghĩa cổ của các từ này; 4 Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng khả năng kết hợp có khác so với ngày trước như ban trong các tổ hợp ban già, ban muộn, ban nghèo, ban tà, v.v ; cái trong cái rắn, cái ve, cái vẹt, v.v ; con trong con gậy, con lều, con sách, v.v ” (Lời nói đầu)
Điểm qua một số quan niệm về từ ngữ cổ ở trên, luận văn căn bản theo quan niệm của Vương Lộc (2001) Tuy thế, cần phải làm rõ hơn quan niệm của ông bằng cách bổ sung và diễn đạt lại một vài chi tiết Theo đó, từ ngữ cổ là từ: (1) không còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại; hoặc nếu vẫn còn thì: (2) đã thay đổi ít nhiều về mặt ngữ
âm (như khách thứa là khách khứa); hay (3) chỉ xuất hiện trong phương/thổ ngữ hay trong ca dao, thành ngữ (chẳng hạn, tiếng Việt ngày nay không còn dùng trốc “đầu” tuy vẫn nói ăn trên ngồi trốc, hay không còn dùng đại từ nghỉ để chỉ ngôi thứ hai tuy vẫn
tìm thấy từ này trong tiếng Nghệ Tĩnh); hay (4) đã biến đổi từ hình vị tự do thành hình
vị hạn chế, chỉ xuất hiện trong một kết hợp (han chỉ còn trong hỏi han); hay (5) đã thu hẹp về mặt kết hợp (xưa nói ban già, ban muộn, ban nghèo, ban tà, mà nay không như thế tuy vẫn nói ban ngày, ban đêm, ban trưa, ban chiều); hay (6) có thay đổi về mặt nghĩa (như đăm chiêu vốn có nghĩa “bên phải, bên trái”, mà nay lại là “Có vẻ đang bận lòng suy nghĩ, băn khoăn nhiều bề” – từ điển Hoàng Phê)
Các từ cổ đáp ứng một trong ba tiêu chí (3), (4) và (5) được gọi là nhóm từ ngữ
sử dụng hạn chế
Trong các văn bản Nôm Công giáo được khảo sát, có rất nhiều từ ngữ có thể đưa vào lớp từ ngữ cổ Một số từ ngữ có thể hiểu được qua văn cảnh, một số khác có thể dựa vào từ điển để nắm bắt nghĩa Để xác định những từ ngữ thuộc nhóm này, chúng tôi chọn tiếng Việt phổ thông làm chuẩn để phân định Bên cạnh đó, chúng tôi dựa vào Từ điển từ cổ của Nguyễn Ngọc San – Đinh Văn Thiện, Từ điển Annam-Lusitan-Latinh của
A de Rhodes, Annam Latinh tự vị của Behaine, Đại Nam Quấc âm tự vị của Huỳnh
Tịnh Paulus Của, và các Từ điển tiếng Việt hiện đại, như: Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) Ngoài ra, chúng tôi
dựa vào chính thực tế sử dụng tiếng Việt hiện nay làm căn cứ
Trang 28Từ giải pháp cấp thời ban đầu là chuyển dịch từ vựng Công giáo từ ngôn ngữ Tây phương sang Việt ngữ bằng con đường vay mượn nguyên gốc nhưng phiên âm theo tiếng Việt, các giáo sĩ và giáo dân đã nỗ lực tìm ra các danh từ Công giáo đúng với tín
lý và thích ứng với tinh thần Việt ngữ
Để định vị lớp từ vựng Công giáo trong tiếng Việt, nhiều nhà ngôn ngữ đã xét theo góc độ phạm vi sử dụng Với góc nhìn này, từ vựng tiếng Việt được phân chia ra các lớp: Lớp từ toàn dân, từ địa phương, thuật ngữ, biệt ngữ…, trong đó, lớp từ ngữ Công giáo chính là lớp biệt ngữ, là các đơn vị từ vựng được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định Chẳng hạn, có biệt ngữ của cộng đồng Phật giáo, có biệt ngữ của cộng đồng đạo Cao đài, có biệt ngữ của cộng đồng Công giáo… Đỗ Hữu Châu
(1981) có các ví dụ cụ thể về biệt ngữ của người theo đạo Thiên Chúa như: “lỡi, ơn ích, Mình Thánh, lễ Đầu Giòng (Dòng), lễ kiêng việc xác, kẻ liệt, kẻ lành, ông quản, nữ tu, thầy già, vọng Mình Thánh, khấn lọn đời (khấn trọn đời), người nam, người nữ, quan thầy, chia trí, cứu rỗi, thả buộc” (tr 236-237)
Hiện nay, các nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học tại Việt Nam gọi các từ ngữ tôn giáo, cách riêng từ ngữ Công giáo, là thuật ngữ, “đặc ngữ” hoặc “biệt ngữ” Theo chúng tôi nghiên cứu, tôn giáo trên bình diện nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực khoa học, nên chắc chắn bao hàm một hệ thống thuật ngữ riêng biệt Tuy nhiên, vì luận văn trình bày các đơn vị ngôn ngữ trong các văn bản tôn giáo thông dụng không quan tâm đến khía cạnh thuật ngữ Chúng tôi cũng tránh sử dụng tên gọi “đặc ngữ” để tránh hiểu nhầm
là số từ ngữ đặc biệt trong một chuyên ngành chuyên biệt Chúng tôi trình bày những từ ngữ Công giáo trong luận văn là các biệt ngữ nằm cạnh các lớp từ ngữ tiếng Việt khác
Trang 29như: thuật ngữ khoa học kỹ thuật, từ ngữ chỉ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ ngữ địa phương
và từ vựng toàn dân ; đồng thời khác với các nhóm biệt ngữ của các tôn giáo khác, như: biệt ngữ Phật giáo, biệt ngữ đạo Cao Đài, biệt ngữ đạo Tin Lành… Để xác định lớp từ ngữ Công giáo trong các văn bản Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII,
chúng tôi dựa vào Từ điển Công giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN, 2016), Từ điển Công giáo phổ thông của Hardon (nhóm Chánh Hưng dịch), tài liệu Tìm hiểu từ vựng Công giáo của linh mục Huỳnh Trụ
Như đã nêu ở trên, trong lớp từ ngữ Công giáo có những từ ngữ vốn thông dụng
từ trước đến nay, bên cạnh đó cũng tồn tại một số từ ngữ đã là từ ngữ cổ so với tiếng Việt hiện đại Sở dĩ lớp từ ngữ Công giáo vẫn giữ lại một số nét cổ trong khi tiếng Việt
đã có sự thay thế và đào thải là vì chúng chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ mang màu sắc thánh thiêng, thần bí Hơn nữa, chúng chịu ảnh hưởng của tính chất bảo thủ, tự vệ của Công giáo Việt trong thời kỳ bị cấm cách
Tính chất thánh thiêng, thần bí có thể nhận thấy rõ ràng ở những công thức lễ nghi có tính truyền thống cao Chúng dường như có tính chất “bất di bất dịch” Chẳng
hạn, qua bài viết Công Thức Rửa Tội Giáo Hội Công Giáo Ego Te Baptiso In omine Patris Et Filii Et Spiritus Sancti bằng chữ Quốc Ngữ qua dòng thời gian nhân việc phát hiện tài liệu của Thư Viện Quốc Gia Lis Bao, Bồ Đào Nha (2016), chúng ta có thể thấy,
để đi đến những công thức như ngày nay, những công thức này đã phải trải qua biết bao cuộc tranh luận để thay đổi và thống nhất trên toàn thế giới
Về tính bảo thủ, có thể hiểu thông qua ghi nhận của Nguyễn Hồng Dương (2013)
về “tâm lí tự tôn cộng đồng trong thế tự vệ” của người Công giáo trong thời đạo mới
du nhập vào văn hóa Việt Nam như sau: “Ngay từ buổi đầu gia nhập đạo, một tôn giáo
bị nhà nước ngăn cấm đã khiến người dân Công giáo ở thế tự vệ “để bảo vệ chính sự sống còn của cộng đồng mình, để tránh sự tróc nã bắt bớ của Nhà nước phong kiến, tránh sự phân sáp thời Tự Đức” Hơn nữa, với “mục đích đem ánh sáng Phúc âm đến cho người dân ngoại”, với “tâm lý sợ mắc tội”, “sợ khô đạo, nhạt đạo”, người Công giáo sống “không chan hòa với cộng đồng dân tộc, thu lại, sống khép kín, trở thành vật
lạ trong lòng dân tộc” (tr.318-319)
Trang 30Yếu tố chính trị cũng là một yếu tố tác động đến tính chất bảo thủ trong Công giáo Vì sự cấm đạo, bắt bớ… khiến cho người Công giáo có xu hướng khép kín, giữ lấy nét truyền thống của mình ở nhiều khía cạnh, trong đó có ngôn từ, ví dụ: Một số hư
từ cổ trước đây là từ toàn dân nhưng giờ chỉ còn tồn tại trong Công giáo Điều này cho thấy người Công giáo có xu hướng giữ lấy những cái gốc được truyền thụ ban đầu Chính trị cũng là nguyên nhân giải thích vì sao ngôn từ Công giáo ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam (Đàng Trong và Đàng Ngoài) có sự chênh lệch nhau về sự biến đổi ngôn ngữ trong một thời gian dài Một bên có sự mở rộng, chuyển biến nhanh, còn một bên vẫn giữ lấy những nét cổ xưa và chuyển biến rất chậm
Trang 31Chương 2
CÁC LỚP TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO
2.1 Từ ngữ Việt cổ
Thông qua việc khảo sát các nguồn ngữ liệu Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối XVIII, chúng tôi thu được một số từ ngữ cổ Tần suất xuất hiện của các từ ngữ cổ trong từng văn bản này không như nhau Trong tổng số các từ ngữ cổ, chúng tôi chia chúng theo hai lớp chính là lớp thực từ và lớp hư từ Dựa vào tình trạng sử dụng chúng trong đời sống tiếng Việt hiện nay, những lớp từ ngữ này được phân loại như sau:
2.1.1 Lớp thực từ
2.1.1.1 Nhóm từ ngữ không còn sử dụng
“Trong ngôn ngữ vốn có một nguyên tắc chung là chỉ lưu giữ những yếu tố, những đối lập hữu ích; những yếu tố, những đối lập nào thừa (chứ không phải là yếu tố dư – hiểu theo cách của lí thuyết thông tin) không phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người, thì đều bị loại bỏ” (Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, 1997,
tr.204) Vì thế, trong dòng lịch sử tiếng Việt có khá nhiều từ ngữ vốn xưa vẫn dùng nhưng hiện nay không còn tồn tại trong đời sống dân Việt Chúng ta chỉ có thể tìm thấy dấu vết của chúng trong những lối nói cổ xưa hay trong các văn bản có từ thời chúng hiện hành Nghiên cứu các văn bản Nôm Công giáo thế kỷ XVII đến XVIII, chúng tôi cũng phát hiện những từ ngữ như thế, ví dụ:
(1) Cơn úi: Cơn úi dùng để chỉ “bệnh sốt rét” (P de Béhaine), ví dụ: “Mà kẻ làm lỗi bỗng chốc sợ như phải cơn úi vậy” (Các Thánh 11, tr.8) Từ này khá xa lạ với tiếng
Việt hiện thời, nhưng ở tất cả các từ điển, từ này đều được ghi nhận và được dùng với ý nghĩa trên
(2) Dểu dảo: Trường hợp này cũng là một trường hợp ít dùng, không được ghi nhận trong các từ điển tiếng Việt Theo khảo sát trong các văn bản Nôm Công giáo, dểu dảo được dùng trong khá nhiều văn bản với nghĩa “chế nhạo” (giải thích từ văn bản, ghi tắt: GTTVB) như: “Phải năng bảo người ấy chớ nghĩ sự gì trái cho ai, chớ nói dểu dảo
ai, chớ kể truyện thế gian…” (Phép Dòng Mến Câu-rút, tr.22)
Trang 32(3) Diếc dóc: “…kẻ ấy đưa Đức Chúa Giêsu ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, sẽ chửi rủa, diếc dóc cùng rằng: Chẳng biết bởi đâu mà ra, lại cho Đức Chúa Giêsu đội triều thiên gai cùng tay cầm một tấm nứa cùng nhạo như vua giả vậy” (Lễ trọng, quyển 1,
tr.171)
Trong các văn bản Nôm, diếc dóc được dùng tương đương như nhiếc mắng ngày nay Từ điển A de Rhodes chỉ ghi nhận nghĩa của từ đơn diếc trong diếc nhau là “vạch những khuyết điểm của nhau trong khi cãi nhau” Ở Annam Latinh tự vị, diếc dóc có được ghi nhận, nhưng đến từ điển Paulus Của và các từ điển sau đó, diếc dóc không còn
(5) Dộng: Được giải thích với nghĩa “tâu” (Paulus Của), dộng được ghi nhận
trong tất cả các từ điển tiếng Việt cổ, trừ từ điển A de Rhodes Trong những lần xuất
hiện ở các văn bản Nôm Công giáo, dộng cũng được dùng với ý nghĩa này, ví dụ: “Ví bằng dân muốn, chẳng biết viết khải dộng Chúa, mà Chúa làm cho lệnh chỉ gửi ra, giục người ta xin sự gì trong ấy, thì thiên hạ khen” (Thánh Mẫu, quyển trung, tr.31); “Như dưới thế gian khi dộng chúa sự gì, lai xin quan nào gần chúa giúp ta cho được sự đã dộng” (Thánh Giáo Khải Mông, tr109) Hiện nay, dộng với ý nghĩa này đã được thay
thế và không còn được sử dụng Từ điển Hoàng Phê cũng không còn ghi nhận ý nghĩa này
(6) Ghe: Xét các lần xuất hiện sau:
(i) “Ban đêm tao ngủ chẳng được vì lo ghe sự hoặc là nằm chăn này ngủ được
chăng?” (Đức Chúa Giêsu, quyển 4, tr.158)
Trang 33(ii) “Chẳng những Đức Bà chịu bấy nhiêu sự vì ta, cùng chịu ghe sự khó mình,
như ăn chay, đánh mình, mặc áo nhặm…” (Thánh Mẫu, quyển trung, tr.50)
Ghe có nghĩa là “nhiều” và luôn đi với danh từ trừu tượng ‘sự’ Ở các từ điển, ghe cũng được giải thích với nghĩa như trên Cạnh từ ghe, các văn bản Nôm còn dùng
từ nhiều; có trường hợp nhiều được dùng như ghe, tức kết hợp với sự: nhiều sự khiêm nhường, nhiều sự trọng, tuy nhiên không có kết hợp với động từ mang ý nghĩa tiếp nhận thụ động chịu như trường hợp của ghe Điều đó cho thấy, giữa ghe và nhiều dù giống nhau về mặt nghĩa nhưng khác nhau về đặc điểm sử dụng Ghe xuất hiện trước những danh từ mang nghĩa tiêu cực và sau chịu, một động từ biểu hiện ý nghĩa đón nhận “điều không may”; còn nhiều không thể xuất hiện trong điều kiện này Vì vậy, chúng tôi không gặp cách diễn đạt như: chịu nhiều sự khó, chịu nhiều sự cực, … Ngày nay ghe đã không còn được sử dụng, ý nghĩa và chức năng của ghe được thay thế hoàn toàn bằng nhiều
(7) Giềng mối: Dùng tương đương với các từ tiếng Việt hiện thời như: luật lệ, luật pháp, pháp luật, giềng mối có ý chỉ những qui định buộc mọi người trong một nước phải tuân theo Ví dụ: “ chẳng phạt thì giềng mối nước này liền rối hư đi” (Các Thánh
7, tr.43) Ở từ điển Alexandre de Rhodes, giềng mối được giải thích là “người trung gian
để hoàn thành công việc gì” Từ điển Paulus Của giải thích giềng là “mối cả, điều thể
cả, luật phép” và giềng mối là “điều thể cả” Đến từ điển Hoàng Phê, giềng mối được tác giả ghi nhận là từ “cũ”, hiện nay không sử dụng nữa Còn ở các thế kỷ trước, giềng mối đã được dùng với ý nghĩa để chỉ khuôn phép, kỉ cương (giềng mối của đạo đức
phong kiến) Như vậy, có sự khác biệt về nét nghĩa từ này ở từ điển thế kỷ XVII so với văn bản hay ở các từ điển sau đó
(8) Kẻ chợ: Trong các văn bản Nôm Công giáo được khảo sát, từ này xuất hiện
khá nhiều lần Nhưng hiện thời, tổ hợp này không được dùng nữa Cụ thể ở “Truyện Các Thánh”, kẻ chợ được dùng để chỉ “kinh đô” (GTTVB), ví dụ: “ vua ấy bắt thành Giêrusalem là kẻ chợ nước Giuda” (Các Thánh 8, tr.9) Từ điển A de Rhodes cũng giải thích với nghĩa tương tự là “những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông kinh” Ở các từ điển khác: từ điển Paulus Của giải nghĩa là “người khôn ngoan biết phép lịch sự”; từ điển Behaine giải thích là “người tỉnh”, tức người ở thành phố lớn
Trang 34kinh thành Hiện nay, từ vẫn được ghi nhận ở từ điển mới nhất do Hoàng Phê chủ biên (2018) với cùng ý nghĩa trên
(9) Lòi tói / đòi tói
Ở ngôn ngữ thế kỉ XVII, lòi tói hay đòi tói, được dùng phổ biến để chỉ “dây niệt lớn, thường dùng để mà trói tội phạm” (Paulus Của), ví dụ: “Khỏi ba năm người đi lên đỉnh núi, lấy lòi tói sắt dài hai mươi thước mà buộc chân mình” (Các Thánh 1, tr.45) Ngày nay lòi tói được dùng hạn chế ở một số vùng phương ngữ phía Nam thường để trỏ
dây xích sắt nhưng để buộc ghe, tàu chứ không để trói tội phạm như cách dùng ở các văn bản Nôm Công giáo
Về mặt ngữ âm, luột có cùng một kiểu phát âm với luật Có lẽ vì thế mà luột đã
không còn được sử dụng trong tiếng Việt để tránh sự nhầm lẫn
Qua một vài ví dụ trên, có thể nói nguyên nhân cơ bản làm cho những từ ngữ này
bị rơi rụng khỏi hệ thống từ ngữ tiếng Việt đó chính là “sự tranh chấp về giá trị và vị trí
sử dụng” Bởi chúng ta đều có thể tìm thấy từ tương đương với chúng trong tiếng Việt
hiện nay Nghĩa là, khi xuất hiện một từ mới có ý nghĩa tương đương với từ vốn có, từ nào được ưu tiên sử dụng nhiều hơn sẽ có xu hướng lấn át và dần thay thế từ còn lại
2.1.1.2 Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế
Như đã nói ở chương trên, nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế là nhóm từ ngữ đáp ứng một trong ba tiêu chí: (3) chỉ xuất hiện trong phương/thổ ngữ hay trong ca dao, thành ngữ; hay (4) đã biến đổi từ hình vị tự do thành hình vị hạn chế, chỉ xuất hiện trong một kết hợp; hay (5) đã thu hẹp về mặt kết hợp Điều này có thể nhận thấy ở các ví dụ sau:
(1) Cầm thực
Ở từ điển thế kỉ XVII, cầm thực có nghĩa là “ăn” dành cho bậc vua chúa với sắc thái trang trọng Từ điển A de Rhodes đưa ví dụ cụ thể: “Chúa cầm thực” nghĩa là “Vua
Trang 35ăn cơm” Trong ngữ liệu Nôm, cầm thực cũng được dùng như vậy, ví dụ: “Khi người cầm thực thì cho ba người già ngồi gần mà chia của mình cho ba người ấy” (Các Thánh
8, tr.138) Hiện nay, từ còn dùng hạn chế trong giới tu hành với nghĩa là “ăn chay”
(Paulus Của) Đối với tiếng Việt ngày nay, ta có thể bắt gặp những cách nói có yếu tố
cầm như: ăn cầm hơi, sống cầm chừng… Cầm ở đây trở thành một hình vị để cấu tạo từ với ý nghĩa giữ lại một chút cái gì đó Có thể khái quát theo công thức “cầm + X”, trong
đó X là yếu tổ chỉ về điều muốn giữ, ví dụ: rau cháo cầm hơi
thường gặp trong ca dao, ví dụ:
Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn
Hoặc:
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
hay cội được dùng trong phương ngữ Bắc Trung Bộ Ngoài ra, cội với nghĩa “cội nguồn, nguyên lí” cũng đã xuất hiện
(3) Được: “Con cháu mày khi đánh giặc thì được trận, mà bởi trong lòng mày, thì thiên hạ được mọi sự thịnh” (Thánh Mẫu, quyển trung, tr.45)
Trong văn bản Nôm trên, được dùng với nghĩa là thắng Ý nghĩa này được ghi
nhận đều đặn trong các từ điển như sau: Từ điển A de Rhodes giải thích được với ba ý
nghĩa (được “có thể”, được “thắng”, trong chiến tranh hay trong cuộc chơi, và được
“gặp thấy” được dùng trong câu Kinh Thánh của Công giáo “Ai tìm thì được”); từ điển
do Hoàng Phê chủ biên cũng ghi nhận “được” đồng nghĩa với “thắng” và được sử dụng hạn chế trong trường hợp “giành được phần hơn trong một hoạt động có phân thắng thua như được cuộc, được kiện”
Trang 36(4) Giã: “…những cha mẹ ôm lấy con, chồng giã vợ, vợ giã chồng, anh em khóc lóc cùng nhau đã, thì mới chịu giết mình” (Mùa Phục Sinh, quyển 3, tr.84)
Xuất hiện khá đều đặn trong các văn bản Nôm Công giáo, giã được giải thích với
ý nghĩa “từ biệt” (A de Rhodes) Cho đến từ điển Hoàng Phê, giã với ý nghĩa này đã được ghi nhận là nghĩa cổ Trong thực tế, giã với nghĩa từ biệt không còn được sử dụng độc lập nhưng có thể tìm thấy ý nghĩa cũ ấy trong các tổ hợp giã biệt, giã từ Tức là giã
không còn khả năng độc lập của một từ nhưng vẫn còn đứng trong từ như một yếu tố
cấu tạo từ Hiện nay, giã với ý nghĩa này còn sử dụng trong Quan họ Bắc Ninh như một thể loại giã bạn (giã bạn, khúc ca giã bạn, giã bạn đêm trăng, nhớ đêm giã bạn)
(5) Mọn: Ở tất cả những lần xuất hiện, từ này chỉ được dùng với nghĩa là “nhỏ bé” (A de Rhodes), ví dụ: (i) “ mẹ rằng: con chẳng có mọn đâu” (Các Thánh 8, tr.92); (ii) “Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng chẳng cho kẻ phạm tội mọn mất nước thiên đàng” (Hối tội kinh, tr.3a) Tuy nhiên ở tất cả các từ điển, mọn đều được ghi nhận với hai nghĩa
là “nhỏ, hèn mạt” (Paulus Của) Xét hai ví dụ trên, ở (i), chúng ta thấy mọn có khả năng dùng độc lập với chức năng của một vị từ; còn ở (ii) mọn có khả năng liên kết với danh
từ để bổ sung nghĩa cho danh từ đó Bên cạnh mọn còn có từ nhỏ, nhưng từ này được
dùng khá tự do: nhỏ có thể kết hợp với danh từ chỉ người (thằng, người), với danh từ chỉ
vật (phòng, nhà, thành, lỗ) Có lẽ chính vì sự hoạt động khá tự do này đã đẩy mọn dần rút khỏi hệ thống như hiện nay Mọn chỉ còn kết hợp với mỗi danh từ con tạo thành danh ngữ con mọn, không có trường hợp ngoại lệ
(6) Tật
Trong tất cả những lần xuất hiện trong các văn bản Nôm Công giáo và trong từ
điển của Paulus Của, tật đều mang ý nghĩa “bịnh hoạn, đau ốm, mắc lấy chứng bệnh gì
mà hại đến thân thể” Ví dụ: “…Lại chẳng khác gì kẻ có tật thủy thũng, vì nó càng uống nước càng khát, mà kẻ chẳng ăn năn tội càng làm sự lỗi thì càng thèm hơn nữa” (Hối tội kinh, tr.1a)
Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện nay, tật với ý nghĩa trên chỉ còn tồn tại trong kết hợp cố định “thuốc đắng dã tật”, “tiền mất tật mang” Tật thu hẹp ý nghĩa, chỉ “trạng thái bất thường, nói chung không chữa được, của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh
mà có hoặc do tai nạn hay bệnh gây ra” (Hoàng Phê, 1994)
Trang 37(7) Thói: Tất cả các từ điển đều ghi nhận sự có mặt của thói Từ này có thể được coi là từ gần nghĩa với giềng mối, tương đương với “lề luật, phép” (A de Rhodes), với nghĩa là “lệ nước” (P de Béhaine), ví dụ: “…vì thói nước ấy khi đi lễ nhiều người ta, thì đàn ông đi đường khác, đàn bà đi đường khác” (Thánh Mẫu, quyển trung, tr.72) Hiện nay, từ thói dùng với ý nghĩa này còn tồn tại trong những kết hợp mang tính thành ngữ như: Đất lề quê thói, chợ lề quê thói Trong cách dùng nói trên, thói đều thể hiện nét nghĩa trung tính Còn lại, từ thói được dùng phổ biến với nghĩa tiêu cực, “lối, cách sống hay hành động xấu, lặp đi lặp lại lâu ngày đã trở thành thói quen” như: “thói hư tật xấu, mãi mới bỏ được thói nghiện ngập, giở thói côn đồ” (Hoàng Phê, 2016)
(8) Toan: Có mặt hầu hết trong các văn bản Nôm Công giáo thế kỷ XVII, toan được dùng biểu thị ý nghĩa “lo liệu, nghĩ trong mình phải làm như vậy” (Paulus Của) nhưng không làm được Nghĩa này tương đương với từ định trong cách dùng hiện nay Với nét nghĩa này, toan luôn đi với song le, ví dụ: (i) “Người thấy chước quỷ nhiều thì toan bỏ mọi sự Song le, phần thì lo dái yếu sức chịu chẳng được” (Các Thánh, tr.103) Bên cạnh đó, toan còn biểu thị ý nghĩa “bàn định, lo toan” (A de Rhodes), (ii) “ người chịu lụy lắm chẳng có việc gì trọng hèn mà chẳng toan cùng mẹ” (Các Thánh, tr.137) Các từ điển hầu như chỉ ghi nhận nghĩa “bàn bạc, lo liệu”, đến từ điển Paulus Của, nghĩa tương đương với định mới được ghi nhận So với hiện nay, tuy nghĩa không thay đổi, nhưng phạm vi sử dụng của từ đã thu hẹp: Toan với nghĩa tương đương với định đã được thay thế bằng từ định, lúc này toan với nghĩa “bàn bạc, lo liệu” tồn tại như một hình vị cấu tạo các từ song tiết: lo liệu, toan tính, lo toan Đồng thời cấu trúc “toan song le”
ở (i) và (ii) được thay thế bởi cấu trúc “định nhưng” trong tiếng Việt hiện đại
(9) Trẩy
(9.i) “Kẻ trẩy đi đánh giặc thì cha mẹ, vợ con, bạn hữu thương, trẩy đi thì khóc
lóc, đến khi đã được giậc mà trẩy về nhà, thì cả và làng mừng bội phần cùng ra rước
lắm” (Đức Chúa Giêsu, quyển 10, tr.79)
(9.ii) “ Thầy cả vít vồ thành Phaliênsa trẩy sang nước Phalangsa, thì đem người
đi cùng” (Các Thánh 8, tr.23)
Ở những lần xuất hiện trong các văn bản Nôm Công giáo trên, ta thấy trẩy có thể xuất hiện trong tổ hợp: trẩy đi, trẩy sang, trẩy về, và cũng có thể được dùng độc lập
Trang 38Trong hầu hết các văn bản Nôm Công giáo thế kỷ XVII, từ này xuất hiện khá phổ biến
với nghĩa là “đi” (P de Béhaine) Trong khi đó, đi xuất hiện không nhiều và cũng không xuất hiện trong kết hợp với sang, về Vì vậy không có sự xuất hiện của các tổ hợp đi về,
đi sang như hiện nay Còn trong ngôn ngữ hiện thời, trẩy được thay thế bởi đi vì thế trẩy
ít khi xuất hiện, chỉ có thể gặp trong những câu ca dao xưa như:
Nhắn ai trẩy hội kinh thành
Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về Trong tập thơ 1945-1975, Trần Bạch Đằng có sử dụng:
Đò ai đợi khách trẩy sang
Đuốc ai đỏ rực đường làng nôn nao
(Đường về quê4) Hoặc, trong một số sách Kinh Thánh, kinh nguyện của Công giáo:
Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi:
Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa!
(Thánh vịnh 121, tr.780)
(10) Săng/ xăng: Xuất hiện khá phổ biến trong các văn bản Nôm Công giáo, săng/xăng đều được dùng với nét nghĩa “hòm, dùng để chôn người chết” (A de Rhodes),
ví dụ: “Khỏi hai mươi lăm năm, muốn đem xác người táng nơi trọng hơn nữa, mà mở
xăng ra, thấy ba ngón tay cầm ảnh ấy hãy còn lành, chẳng có hư nát sự gì ” (Thánh Mẫu, quyển thượng, tr.80) Tuy nhiên ở các từ điển, ngoài nét nghĩa này, săng/ xăng còn chứa nét nghĩa khác là “gỗ” Ngày nay săng/xăng với nghĩa “gỗ” vẫn được dùng trong kết hợp: cây săng, nhà săng; hay ở ca dao:
Ông cội đứng giữa mặt trăng,
Cầm rìu kiếm chạc đốn săng kiền kiền Ngược lại, săng/xăng với nghĩa “hòm, quan tài” trở thành nghĩa cổ, thường chỉ gặp trong những câu thành ngữ như: Hàng săng chết bó chiếu; Rắn già rắn lột, người già người chui tọt vào săng; hoặc tồn tại hạn chế trong ngôn ngữ của người Công giáo
4 Xem nội dung đầy đủ tại: 1945-1975-duong-ve-que-tran-bach-dang-docx.htm
Trang 39https://www.123doc.net/document/2040812-tuyen-tap-tho-2.1.2 Lớp hư từ
Nói đến hư từ cổ, Vũ Đức Nghiệu đã khẳng định: “Trong số các từ cổ, có một bộ phận rất cần được chú ý là các hư từ, bởi các hư từ chính là bộ công cụ ngữ pháp, có vai trò cực kỳ quan trọng” (Đinh Văn Đức et al., 2014, tr.134) Do đó, trong phần này
chúng tôi sẽ trình bày về những hư từ cổ xuất hiện trong các nguồn ngữ liệu Nôm Công giáo Những hư từ cổ tìm thấy được chia thành: nhóm những hư từ không còn được sử dụng trong đời sống tiếng Việt hiện nay tức là chúng đã hoàn toàn biến mất trong hệ thống từ tiếng Việt; nhóm những hư từ bị hạn chế trong sử dụng, cụ thể chúng chỉ còn tồn tại trong một vài kết cấu ngôn ngữ hoặc trong phạm vi cộng đồng Công giáo
2.1.2.1 Nhóm từ ngữ không còn sử dụng
Trong các văn bản Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII, chúng
tôi thấy xuất hiện những hư từ hoàn toàn vắng mặt trong tiếng Việt ngày nay như: Phô, chưng, sốt, dù mà, như bằng, ví bằng, nhược bằng, Bên cạnh đó, văn bản cũng sử
dụng những hư từ có ý nghĩa tương đồng với những hư từ cổ nói trên mà hiện nay vẫn còn sử dụng Dựa vào các từ điển và các nghiên cứu đi trước, có thể nói rằng sự mai một trong sử dụng dẫn đến trở thành từ cổ của nhóm từ này xuất phát từ khả năng loại trừ, thay thế lẫn nhau của những hư từ đồng nghĩa được sử dụng song song lúc bấy giờ Dưới đây là những trình bày cụ thể hơn về những hư từ cổ này
(1) Chưng/ Vì chưng
Trong nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt, Vũ Đức Nghiệu đã đề ra chưng có khá nhiều ý nghĩa, chức năng, tương ứng với các từ của Hán văn (phù, ư, vu); đến nỗi không
ứng với từ nào của Hán văn:
“Chưng để chỉ thời gian và địa điểm (ứng với giới từ vu trong Hán văn), ví dụ: song kẻ đời chưng muốn bình phẩm sự nhân vật ấy (Truyền kỳ mạn lục giải âm, q1, tr6a) Chưng nhà thửa ở chưng cỗ thửa đãi (Truyền kỳ mạn lục giải âm, q2, tr7b)
Chưng thể hiện ý nghĩa của chi trong Hán văn khi chi có quan hệ hạn định cho thành tố chính là một từ hoặc một kết cấu chủ - vị, ví dụ: “…thu được chưng quân tan đất Bành Thánh” (Truyền kỳ mạn lục giải âm, q1, tr6a-6b); “…thu được chưng lòng thiên hạ” (Truyền kỳ mạn lục giải âm, q1, tr7b).”
(Đinh Văn Đức et al., 2014, tr.185)
Trang 40Ngay ở thế kỷ XV, chưng được sử dụng khá nhiều Nó biểu thị chỉ nguyên nhân: bởi, tại, do, vì… Nó còn biểu thị nơi chốn, tồn tại của sự vật, sự việc được nói đến: ở, tại…, ví dụ: “củi quế, gạo châu, kham khổ nằm chưng trường ốc” (Quốc âm thi tập, bài
138)
Sang giai đoạn thế kỷ XVII đến cuối XVIII, tuy chỉ xuất hiện có một lần trong
phạm vi các văn bản Nôm Công Giáo được khảo sát: “Chịu nạn chưng thì quan si-ô Phi-la-tô, chết mà bèn lấp là đí gì?” (Thánh giáo khải mông, tr.43), nhưng chưng
Phong-vẫn còn tồn tại độc lập trong văn bản quốc ngữ đầu tiên, biểu thị thời gian diễn ra sự
việc: đang, khi…, ví dụ: “Chưng ấm người dạ tuyết lòng sương” (x Phép giảng tám ngày, tr.10) Xuất hiện phổ biến trong các văn bản Nôm Công giáo là chưng trong tổ hợp vì chưng với cùng một ý nghĩa, ví dụ: “Đức Chúa Giêsu là lễ đền vì tội vì làm cho Đức Chúa Cha tha tội cả và thiên hạ cùng là lễ thuận Vì chưng, khi thầy làm lễ đội ơn Đức Chúa Trời lắm, lại được làm sự lành về linh hồn và xác người ta ” (Đức Chúa Giêsu, quyển 7, tr.32) Bên cạnh đó, sự xuất hiện của vì với ý nghĩa và chức năng tương đương vì chưng khiến cho tổ hợp này dần bị thay thế Hiện nay vì chưng không còn được
sử dụng trong đời sống tiếng Việt, nhưng vẫn có thể thấy sự tồn tại của nó trong một số câu ca dao và một số kinh nguyện Công giáo, ví dụ:
“Vì chưng bác mẹ tôi nghèo,
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai”
(Ca dao)
(2) Dù mà
“Tội hèn, dù mà Đức Chúa Trời ghét thì chẳng có làm mất nghĩa trọng ấy” (Hối tội kinh, tr.2a)
Ở các văn bản Nôm Công giáo, dù và dù mà đều được sử dụng với cùng một ý
nghĩa Hiện tượng này được ghi nhận ngay từ từ điển tiếng Việt đầu tiên Có lẽ cũng
chính vì có cùng một ý nghĩa nên từ đơn tiết dù được ưu tiên sử dụng còn dù mà dần
mai một trong sử dụng và không còn được ghi nhận trong các từ điển sau đó
(3) Đoạn
Trong nguồn ngữ liệu được khảo sát, chúng tôi nhận thấy đoạn khá linh hoạt về
phương diện phân bố