Tổng hợp 10 bài khóa luận tốt nghiệp báo chí tốt nhất và có lượt tải cao

Ngành báo chí là một ngành khá đặc thù. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 bài khóa luận dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về cách chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí cho sinh viên năm cuối

I. List 10 bài khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí hay và có lượt tải cao

1. Khóa luận báo chí học lịch sử ra đời và phát triển của báo Viêng Chăn Mai

Đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí: Lịch sử ra đời và phát triển của báo Viêng Chăn Mai đề cập sâu rộng dưới góc độ nghiên cứu lịch sử ra đời, sự hình thành và phát triển của báo Viêng Chăn Mai. Từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của báo Viêng Chăn Mai trong thời gian tới. 

Khóa luận tốt nghiệp báo chí hay
Khóa luận tốt nghiệp báo chí hay

Download tài liệu

2. Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra

Với đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra đã cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra. Đồng thời chỉ ra các đặc điểm, nguyên tắc của thể loại điều tra này. Ngoài ra khoá luận còn đề cập đến thực trạng vận dụng kĩ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn sâu hơn về đề tài này.

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra
Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra

Download tài liệu

3. Tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần văn hoá Trí Tuệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Với đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí: tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Văn hoá Trí Tuệ Việt trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động của công ty, cùng với những hoạt động có hiệu quả của công ty này trên lĩnh vực văn hoá truyền thông. Qua đó rút ra những kết quả, những bài học cần thiết trong xã hội hóa truyền thông. 

Mẫu đề tài khoá luận về tổ chức và hoạt động của Công ty hoạt động lĩnh vực báo chí truyền thông
Mẫu đề tài khoá luận về tổ chức và hoạt động của Công ty hoạt động lĩnh vực báo chí truyền thông

Download tài liệu

4. Tìm hiểu về dự án kênh invest TV và xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam dưới góc nhìn phương pháp SWOT

Với đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí này, tác giả chỉ ra nguyên nhân tại sao truyền hình nhanh chóng được đón nhận và chiếm ưu lớn so với báo chí truyền thống. Hiện nay, nhu cầu về thông tin và giải trí của người dân rất cao. Họ không còn thụ động trong tiếp nhận thông tin nữa mà chủ động tìm kiếm những thông tin mà mình ưa thích. Chính vì vậy, hoạt động truyền hình ngày càng trở nên sôi động hơn, các kênh truyền hình mới liên tục ra đời, các chương trình mới liên tục được đưa lên sóng. 

Đề tài về dự án kênh invest TV
Đề tài về dự án kênh invest TV

Download tài liệu

5. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí pháp luật (báo Đời sống Pháp luật và Báo Pháp luật Bốn Phương)

Với đề tài khóa luận báo chí: Đặc điểm ngôn ngữ báo chí pháp luật tác giả đã làm rõ những đặc trưng riêng biệt của báo chí Pháp luật so với những ngôn ngữ báo chí khác. Thông qua các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ dụng (lập luận), tác giả lấy đối tượng nghiên cứu là những bài viết được đăng tải trên hai tờ báo: báo Đời sống Pháp luật và báo Pháp luật Bốn Phương.

Download tài liệu

6. Khóa luận thể loại bình luận trên báo chí

Với đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí: Thể loại bình luận trên báo chí tác giả mong muốn nâng cao chất lượng thông tin, đặc biệt là thông tin qua các bài bình luận để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu độc giả. Bởi đây là loại bài phân tích, lý giải, khái quát những vấn đề thời sự nhằm giúp độc giả trẻ tuổi có khả năng nhận thức đúng về tính chất, những mối quan hệ phức tạp bên trong cũng như bên ngoài và tiếp cận bản chất của sự kiện. 

Khóa luận tốt nghiệp báo chí về thể loại bình luận trên báo chí
Khóa luận tốt nghiệp báo chí về thể loại bình luận trên báo chí

Download tài liệu

7. Khóa luận cách thức tạo từ khóa (keyword) trên báo điện tử Việt Nam: Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học

Nhờ những tính năng và tiện ích đặc trưng của mình, báo điện tử đang dần chiếm lĩnh thị phần của công chúng. Nói về tính năng tìm kiếm của báo điện tử, không thể không nhắc tới vai trò to lớn của các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến. Đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí này nhằm đi sâu nghiên cứu việc tối ưu từ khóa tìm kiếm cho mỗi bài báo điện tử. 

Download tài liệu

8. khóa luận tốt nghiệp báo chí: Báo chí Kiên Giang với việc phát triển kinh tế Biển đảo hiện nay 

Đề tài khóa luận tốt nghiệp báo chí: Báo chí Kiên Giang với việc phát triển kinh tế Biển đảo hiện nay, tác giả đã khảo sát phân tích những thành công và hạn chế của báo chí Kiên Giang. Nhằm đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về biển đảo, đề ra những phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển đảo. 

Download tài liệu

9. Báo chí hội nhà báo Việt Nam với vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo

Khóa luận tốt nghiệp báo chí này chỉ rõ thực trạng tình hình xâm phạm, cản trở quyền hành nghề hợp pháp nhà báo. Đồng thời phân tích nguyên nhân và các hạn về việc bảo vệ quyền hành nghệ hợp pháp của nhà báo. 

Download tài liệu

10. Đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo cử nhân khối lý luận tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Mục đích của nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí này nhằm tìm hiểu những ý kiến đánh giá của sinh viên các chuyên ngành lý luận về chương trình đào tạo cử nhân khối lý luận tại HV Báo chí Tuyên truyền. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà trường thay đổi, xây dựng khung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy chủ động tích cực, hiệu quả các môn học cho sinh viên khối lý luận phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên và đáp ứng được yêu thực tế đặt ra. 

Download tài liệu

II. Tổng quan ngành báo chí – Học báo chí ra làm gì?

Ngành báo chí là một ngành khá rộng, chính vì vậy, để có thể nói chính xác được rằng tốt nghiệp ngành báo chí sinh viên sẽ làm gì thì rất khó. Thông tin dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành này.

1. Ngành báo chí là gì?

Khi nhắc đến ngành báo chí, chúng ta thường mường tượng đến những tờ báo in. Tuy nhiên, ngành báo chí hiện nay không dừng ở báo in mà còn rộng lớn hơn nhiều. Báo chí có thể được hiểu rằng là sản phẩm thông tin về các chương trình, vấn đề xã hội hoặc sự kiện trong cuộc sống. Nó không những được thể hiện bằng chữ viết mà còn được thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh được xuất bản, phát hành và truyền dẫn định kỳ đến công chúng. Chúng ta có thể gọi tên các loại hình đó như sau: báo in, báo điện tử, báo hình, báo nói. 

Báo chí có nhiều loại hình như báo in, báo nói… 
Báo chí có nhiều loại hình như báo in, báo nói…

Ngành báo chí  là ngành khoa học xã hội, đòi hỏi người hoạt động trong lĩnh vực này phải có một trình độ chuyên môn nhất định (kiến thức, kĩ năng, thái độ sống và thái độ nghề nghiệp). Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập cả văn hóa và kinh tế thế giới, ngành báo chí cũng đòi hỏi các nhân và tập thể hoạt động trong lĩnh vực này có đủ khả năng thực hiện các yêu cầu tác nghiệp trên các loại hình báo chí truyền thông

2. Các kỹ năng và kiến thức mà ngành báo chí cần có?

  • Kỹ năng viết báo

Ngành báo chí là một ngành khác biết so với những chuyên ngành đào tạo khác. Ngành báo chí đòi hỏi người học phải biến những kiến thức, kĩ năng của mình học được thành vũ khí chiến đấu. Đặc biệt là kỹ năng viết báo. 

Việc sử dụng ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những gì mắt thấy tai nghe, những gì bản thân người làm báo trải qua mà còn là những gì phóng viên, người làm báo cảm nhận được. Đồng thời đưa ra cái nhìn đúng đắn, định hướng dư luận, bảo vệ cái đúng, bảo vệ những thành phần yếu thế trong xã hội. 

Ngôn ngữ báo chí là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng mà bất kì sinh viên học ngành báo chí cũng cần phải nắm vững và vận dụng được trong thực tế

  • Sử dụng thiết bị truyền thông báo chí

Trong quá trình học ngành báo chí, sinh viên ngành báo sẽ được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ báo chí để tìm kiếm đề tài và viết bài. Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình thực hành, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về trang thiết bị nhằm phục vụ mục đích sản xuất tin bài: Quay phim, kỹ thuật báo chí, ảnh báo chí,…

3. Học báo chí ra trường làm gì?

Ngành báo chí là ngành khá rộng vì vậy nhiều bạn trẻ còn nhiều thắc mắc và phân vân. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số vị trí mà sau khi tốt nghiệp ngành báo chí bạn có thể làm. 

Biên tập viên

Biên tập viên là một vị trí phổ biến mà các bạn học ngành báo chí thường chọn sau khi tốt nghiệp. Vị trí này đòi hỏi bạn có khả năng sử dụng ngôn từ một cách khéo léo, biết cách xử chắt lọc và xử lý thông tin một cách tỉ mỉ, chất lượng đồng thời hiểu biết tâm lý cộng đồng và bạn đọc,..

Cơ hội việc làm sau khi học báo chí ra trường vô cùng rộng mở
Cơ hội việc làm sau khi học báo chí ra trường vô cùng rộng mở

Phóng viên 

Phóng viên là một vị trí khá đặc thù bởi vì bạn là người trực tiếp tìm kiếm điều tra thông tin để viết vài. 

Vị trí phóng viên không chỉ đòi hỏi một người giỏi chuyên môn mà còn có các tố chất gan dạ, làm việc có trách nhiệm, kiên cường và không bị khuất phục trước những khó khăn thử thách. 

Quay phim

Nếu bạn là một người có tư duy hình ảnh báo chí bạn có thể theo đuổi vị trí này. Quay phim trong lĩnh vực báo chí truyền hình sẽ có những đặc thù khác, bởi tính chất của khác biệt của ngành báo chí. Nó đòi hỏi người quay phim vừa có tư duy hình ảnh vừa có độ nhạy cảm về các tin tức

Dẫn chương trình

Khác với phóng viên, người dẫn chương trình thường là người xuất hiện nhiều trước ống kính và là bộ mặt của chương trình do đó diện mạo của họ luôn được để tâm.

Khi tuyển dụng người dẫn chương trình, yếu tố liên quan đến ngoại hình được nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc đánh giá để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. 

Người dẫn chương trình là người phải có khả năng ứng biến tình huống trên sân khấu tốt, linh hoạt xử lý các tình huống bất ngờ, v.v. 

Phát thanh viên

Phát thanh viên là một trong những vị trí công việc mà sinh viên chuyên ngành phát thanh có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Để trở thành một nhân sự trong nghề này, người theo đuổi cần có giọng tốt, khả năng biên tập tin tức, kỹ năng sử dụng các phần mềm trong báo phát thanh.

Hy vọng qua bài viết trên đây chúng ta có thể hiểu được phần nào về ngành báo chí đồng thời tìm được các thông tin về các đề tài tốt nghiệp ngành báo chí khác nhau. Chúc bạn có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp báo chí một cách tốt nhất.