1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên báo chí (khảo sát Báo Lao động, Báo BHXH và Tạp chí BHXH năm 2018, 2019)

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ DAU (11)
    • 1. Lý do chọn đề tài Với bản chất ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của (11)
    • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối twong nghiên cứu (18)
    • 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của van đề nghiên cứu 1. Ý nghĩa lý luận (20)
      • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn trực tiếp thực hiện các khảo sát thực tế để đánh giá hiệu quả (20)
    • 7. Đóng góp mới của đề tài - Luận văn hệ thống hóa, xác lập cơ sở lý luận về thông điệp bảo vệ (21)
    • 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung (22)
    • Chương 1: Cơ sở lý luận về thông điệp bảo vệ quyên lợi BHXH của (22)
    • Chương 2: Thuc trang thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người (22)
  • CƠ SO LÝ LUẬN VE THONG DIEP BẢO VE QUYEN LOI BHXH CUA NGUOI LAO DONG TREN BAO CHI (23)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan (23)
      • 1.1.3. Quyền lợi BHXH của người lao động (30)
      • 1.1.4. Khái niệm thông điệp bảo vệ quyên loi BHXH của người (33)
      • 1.1.5. Khái niệm thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao (35)
    • 1.2. Yêu cầu, tiêu chí xây dựng thông điệp báo chí bảo vệ quyền lợi (36)
      • 1.2.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng thông điệp bao vệ quyền lợi trên (38)
  • THỰC TRANG THONG DIEP BAO VỆ QUYEN LỢI BHXH CUA (43)
  • NGƯỜI LAO DONG TREN BAO CHÍ (43)
    • 2.1. Khái quát về Báo Lao động, Báo BHXH va Tạp chí BHXH (43)
    • 2.2. Nội dung, hình thức thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của (45)
      • 2.2.3. Thông điệp về giám sát việc thực thi CSPL về BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi BHXH cho người tham gia (62)
      • 2.2.4. Thực hiện chức năng phan biện xã hội góp phan xây dựng và (69)
      • 2.2.6. Phát huy tính chiến đấu, tiên phong trong phát hiện, phản ánh, đấu tranh chỗng tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật, làm dụng, trục (76)
    • 2.3. Khảo sát ý kiến bạn đọc về chất lượng thông điệp BHXH trên (77)
      • 2.3.1. Khái quát về đối tượng khảo sát Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến cuối năm 2019 có 1.727.335 người (77)
      • 2.3.2. Phân tích kết quả khao sát - Đối tượng (78)
    • Bang 2.1. Hình thức xây dựng tên (tit) bài báo về bảo vệ quyền lợi NLD (82)
      • 2.4.1. Về mặt wu diém (90)
      • 2.4.2. Về mặt hạn chế Mặc dù có nhiều thành công đã mang lại những hiệu quả tích cực, cụ thé (93)
  • MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG THONG ĐIỆP BAO VỆ QUYEN LỢI BHXH (99)
  • CUA NGƯỜI LAO DONG TREN BAO CHÍ 3.1. Một số giải pháp (99)
    • 3.1.3. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và có cơ chế, CS khuyến khích (104)
    • 3.2. Một số khuyến nghị 1. Đối với Ban Tuyên giáo các cấp (108)
      • 3.2.2. Đối với Ngành Thông tin — Truyền thông Ngành Thông tin — Truyền thông cần định ky làm việc với các cơ quan (108)
      • 3.2.3. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam Hội Nhà báo Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ (108)
      • 3.2.4. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam Trong những năm qua, công tác truyền thông chính sách BHXH, (109)
      • 3.2.5. Đối với các cơ quan báo, tạp chí được khảo sát Báo Lao động, Tạp chí BHXH (đã hợp nhất báo BHXH) cần thực hiện (110)
  • KET LUẬN Thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên báo chí là (112)
  • DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO (114)
    • 5. Dương Văn Thắng (2013), Nghiên cứu hiệu quả báo chi trong hoạt (114)
    • 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc (114)
    • I. THÔNG TIN CHUNG - NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP (128)
      • 3. Trích từ một câu của nhân vật trong 6. Ấn ý trong trả lời của cấp có (128)
      • 5. Nguồn đăng tải (Lựa chọn 1 phương án) (128)
      • 7. Lam nghề dịch vụ (129)
      • 8. Đối tượng được bài báo bảo vệ quyền lợi cư trú ở địa ban nào? (129)
      • 1. Trung tâm các thành phố lớn 7. Miền núi phía Bắc (129)
      • 1. Cung cấp thông tin 3. Định hướng dư luận (130)
      • 4. Có tiếng nói dau tranh đòi quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT 5. Hỗ trợ và giáo dục kiến thức và kỹ năng cho công chúng và đòi quyền (130)
      • 9. Sinh viên, người đang học nghé, hoc viéc (131)
      • 5. Nông thôn miền Trung 6. Nông thôn miền Nam (132)
      • 8. Không tìm thấy dữ liệu 20. Nếu có ảnh có chân dung nhân vật thì họ có thu nhập như thế nào? (132)
      • 24. Bồ cục bài báo có tính đến đặc thù tiếp nhận và tiếp cận của công chúng là người quan tâm đến CS BHXH, BHYT không? Tại sao? (134)
      • 25. Yếu tố nào làm nên sức thuyết phục của thông điệp bảo vệ quyền lợi (134)
      • 4. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, uyên chuyển 5. Yếu tố khác (nếu có) (134)
    • Cau 3. Nghé nghiép (135)
      • II. NOI DUNG KHAO SÁT Câu 5. Quy vị có thường tiếp nhận thông tin trên Báo Lao động, Báo (137)
      • I. Rất quan tâm (137)

Nội dung

Đồng thời, đâymạnh công tác tuyên truyền việc học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ ChíMinh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong lĩnh vực bảođảm ASXH; phát hiện

MỞ DAU

Lý do chọn đề tài Với bản chất ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

dân do dân, vì dân, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, bảo vệ, nâng cao đời sống cho người lao động Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người lao động đã được ban hành, đi vào cuộc sống, góp phần thúc đây sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cùng với chính sách BHYT, chính sách BHXH được xác định là trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội Chính sách BHXH giúp người dân khắc phục khó khăn, vượt qua những rủi ro trong cuộc sống như: Om dau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp Thực hiện chính sách BHXH ngoài việc góp phần 6n định và nâng cao chất lượng lao động, còn bảo đảm sự bình đăng, công bằng xã hội, tích cực góp phần phát trién bền vững kinh tế, xã hội của đất nước.

Do đó, xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật

BHXH luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một nhiệm vụ quan trọng mang tầm chiến lược và được đặt trong chương trình tổng thé phát triển kinh tế- xã hội của cả nước Cùng với quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, công tác tuyên truyền, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về BHXH ngày càng được quan tâm và tổ chức thực hiện thường xuyên nhằm bảo vệ quyên lợi của người lao động Việt Nam trong tình hình mới.

Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tang cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn2012 — 2020 đã xác định: Tăng cường lãnh dao, chỉ đạo công tác tuyên truyền,phố biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT là nhiệm vụ và giải pháp hàng đầu Ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Cải cách chính sách BHXH cũng xác định, dé thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra cần chú trọng công tác truyền thông, trong đó, cần phải đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH đối với bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách BHXH.

Trong những năm qua, hệ thống báo chí trong cả nước luôn là lực lượng chủ lực trong công tác truyền thông chính sách BHXH; là công cụ đắc lực góp phan lan tỏa chính sách Nói đến công tác truyền thông, thì Báo chí là phương tiện quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong việc thông tin, tuyên truyền, giúp người lao động hiểu được các chủ trương, chính sách dành cho họ Nội dung trên báo chí đã tập trung truyền tải thông điệp về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH cũng như vai trò của BHXH trong phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo ASXH Đồng thời, đây mạnh công tác tuyên truyền việc học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong lĩnh vực bảo đảm ASXH; phát hiện, nêu gương tốt, nhân rộng điền hình tiên tiến; phê phán các hiện tượng tiêu cực, đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về

BHXH, BHYT của người lao động theo quy định của pháp luật; định hướng thông tin, giải toả dư luận về các thông tin nhạy cảm trong hoạt động BHXH.

Tuy nhiên, trên thực tế công tác thông tin, tuyên truyền những năm vừa qua cũng đặt ra nhiều van dé cấp thiết; trong đó có công tác tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH - một trong hai trụ cột chính của hệ thống ASXH quốc gia Nồi bật hơn cả là việc thiếu chiều sâu trong thông điệp bảo vệ quyền lợiBHXH của người lao động Hay nói cách khác, thông điệp bảo vệ quyên lợiBHXH chưa thực sự hap dẫn, còn sự chênh lệch về nội dung và hình thức thé hiện Điều này vô hình chung tạo nên sự kém hấp dẫn của thông tin, đi kèm với đó là sự thờ ơ của độc giả Sự thờ ơ ở đây bao gồm cả về thông tin và với việc thực hiện chính sách Điều này có thể dẫn tới những hành vi sai phạm trong việc thực hiện chính sách BHXH Đáng chú ý trong thời gia qua, nhiều hành vi trục lợi quỹ BHXH, chậm đóng BHXH, làn sóng nhận BHXH một lần, đã anh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện chính sách BHXH, đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.

Ngày 21/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg về đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH, thé hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ tới công tác truyền thông BHXH; đồng thời, cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với các cơ quan báo chí truyền thông ở nước ta, nhất là đối với các cơ quan báo chí có liên quan mật thiết đến việc phản ánh, đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động trước tình hình trốn đóng, nợ đọng, vi phạm pháp luật BHXH ngảy càng gia tăng.

Xuất phát từ thực tiễn phát triển, cải cách chính sách BHXH và định hướng đổi mới công tác tuyên truyền BHXH, vấn đề nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH là yêu cầu cấp thiết; trong đó, nghiên cứu các thông điệp về bảo vệ quyền lợi BHXH trên báo chí hiện nay có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cao và mang tính thời sự Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Thong điệp bảo vệ quyển lợi

BHXH của người lao động trên báo chi’ (khảo sat Bao Lao động, Báo BHXH và Tạp chí BHXH năm 2018, 2019) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ báo chí của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Những vấn đề liên quan đến truyền thông, báo chí

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vai trò của báo chí nói chung với những cách tiêp cận khác nhau Tiêu biêu như các công trình “Thông tin xã hội và quản lý xã hội” của V.G Afanaxep (1979), Bing nỗ truyền thông cua Ph Breton và S Proulx (1996), Quyén lực thứ tư của J Archer (2000),

Sức mạnh của tin tức truyền thông của Michael Schedson (2003), Sức mạnh của truyền thông trong chính tri” cua Doris A.Graber (2006) (Ban dich cua Khoa Quan hé Quốc tế, Học viện Báo chí và tuyên truyền)

Một số giáo trình cung cấp các tri thức về ly luận báo chí như: Cơ sở lý luận báo chí- Đặc tính và phong cách (Hà Minh Đúc), Truyền thông- lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hang), Cơ sở lý luận báo chí (Nguyễn Văn Dững), Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tắn), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Hường - Dương Xuân Sơn-Trần Quang), Báo chí và dư luận xã hội (Nguyễn Văn Dững), Báo chí truyền thông hiện đại (Nguyễn Văn Dững) Nội dung giáo trình đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm cơ sở cho việc tìm hiéu, nghiên cứu các vấn dé cụ thé trong lĩnh vực báo chí truyền thông.

Bên cạnh đó, vai trò của báo chí được đề cập đến trong một số cuỗn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học như: “Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội” (2005), “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” (2008) đồng tác giả Lê Thanh Bình, “Những vấn đề của báo chí hiện đại”

(2007) của tác giả Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, “Những vấn đề văn hóa, báo chí, truyền thông” (2010) của tác giả Phạm Ngọc Trung, “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), “Báo chí và dư luận xã hội”

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 Đối twong nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thông điệp bảo vệ quyền lợi

BHXH của người lao động trên Báo Lao động, Báo BHXH và Tạp chí BHXH là các cơ quan báo chí liên quan mật thiết đến việc phản ánh, đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động.

- Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát nội dung, hình thức thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên Báo Lao động, Báo

BHXH và Tạp chí BHXH.

Thời gian khảo sát: Năm 2018, 2019.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những van đề lý luận chung về báo chí — truyền thông hiện dai; quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Dang và Nhà nước liên quan đến báo chí — truyền thông; lý luận thuộc ngành khoa học liên quan về bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động.

Dé nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu công cụ cơ bản sau:

- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta Luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước có liên quan đến chủ đề luận văn.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận văn tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tư liệu, sách giáo khoa, sách chuyên khảo; các luận văn, luận án, công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học có liên quan dé làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp phân tích nội dung văn bản: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như các Nghị quyết, Quy định, Nghị định, Thông tư, kế hoạch, báo cáo có liên quan dé lay thong tin va số liệu trong quá trình viết luận văn Bên cạnh đó, tác giả phân tích nội dung, hình thức các tác phâm báo chí đề cập đến về vấn đề nghiên cứu (thông điệp tuyên truyền pho biến, hướng dẫn, chi dẫn, tư vấn chính sách, pháp luật BHXH cho người lao động; nhận thức, hiéu biết, quyền, nghĩa vụ của người lao động về BHXH; trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, chủ sử dụng

15 lao động, tổ chức công doan trong bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động ; cách tô chức thông tin, các chủ đề, cách miêu tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng ) Dựa vào kết quả thu được, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá, tong kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm giúp hoàn thiện van đề nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua việc lập bảng hỏi, khảo sát, thong ké déi tượng ban đọc cua Báo Lao động, Báo BHXH và Tap chí BHXH về cách thức tiếp nhận, chất lượng, nội dung, hình thức thông điệp bảo vệ quyên lợi BHXH của người lao động Từ đó xác định được phương hướng giải quyết van đề nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Báo Lao động, Báo BHXH và Tạp chí BHXH, phóng viên phụ trách lĩnh vực chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động, lãnh đạo các cơ quan liên quan dé tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của van đề nghiên cứu Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động.

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của van đề nghiên cứu 1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận trong nghiên cứu truyền thông từ góc độ phân tích nội dung thông điệp bảo vệ quyên lợi BHXH.

Bên cạnh đó, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng nội dung; hình thức của các tác pham báo chí viết về BHXH trên báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH Qua đó kiến nghị những giải pháp để tăng hiệu quả thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên chí trong thời gian tỚI.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn trực tiếp thực hiện các khảo sát thực tế để đánh giá hiệu quả

16 thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thé dé nâng cao chất lượng, hiệu quả thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên báo chí Đồng thời, giúp thông điệp đến được với công chúng hiệu quả hơn, tạo sự lan toả trong cộng đồng xã hội Qua đó, giúp tác giả Luận văn có nhận thức đúng đắn về những quan điểm của Đảng, Nhà nước và Ngành BHXH Việt Nam trong vấn đề truyền thông trên báo chí hiện nay. Đối với cơ quan báo chí: Rút được kinh nghiệm về những ton tại, han chế dé từ đó dé ra các phương thức hoạt động, nâng cao chat lượng, hiệu qua thông điệp qua nội dung, hình thức thể hiện; từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người cầm bút với tờ báo và công chúng.

Với công chúng: Góp phần thay đổi nhận thức, hình thành thế giới quan mới cho độc giả về chính sách, pháp luật về BHXH.

Đóng góp mới của đề tài - Luận văn hệ thống hóa, xác lập cơ sở lý luận về thông điệp bảo vệ

- Luận văn chỉ ra được thực trạng thông điệp báo chí bảo vệ quyền lợi BHXH-của người lao động, nhất là những hạn chế và nguyên nhân; giúp cho người làm báo, cơ quan báo chí, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ truyền thông, báo chí BHXH nhìn nhận chân thực, khách quan, để tham mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục, làm tốt hơn.

- Luận văn đưa ra hệ thống giải pháp, khuyến nghị khách quan, khoa học nhằm nâng cao chất lượng thông điệp báo chí nói chung và Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH nói riêng trong công tác tác truyền thông về bảo vệ quyên lợi BHXH của người lao động, đáp ứng yêu câu nhiệm vụ càng cao

17 trong tình hình và bối cảnh mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tiến tới BHXH toàn dân theo định hướng mới của Đảng nhà Nhà nước ta.

Cơ sở lý luận về thông điệp bảo vệ quyên lợi BHXH của

người lao động trên báo chí

Thuc trang thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người

lao động trên báo chí (khảo sát Bao Lao động, Báo BHXH va Tạp chí BHXH)

Chương 3: Mội số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông điệp bảo vệ quyên lợi BHXH của người lao động trên báo chí

CƠ SO LÝ LUẬN VE THONG DIEP BẢO VE QUYEN LOI BHXH CUA NGUOI LAO DONG TREN BAO CHI

Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm thông điệp, thông điệp bao chi

Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, người ta dùng chữ “Message” dé chi

“thông điệp” Nó cũng có thé hiểu là lời phán truyền, truyền đạt, truyền thông.

Trong tiếng Trung, chữ “thông điệp” (Tongdie) cũng mang nội dung tương tự.

Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Thông điệp là điều quan trọng muốn gửi gắm thông qua hình thức hoạt động, một việc làm mang tính biểu trưng nào đó”.

Ngày nay, thuật ngữ “thông điệp” được sử dụng như một khái nệm then chốt trong khoa học báo chí - truyền thông.

Trong báo chí, “thông điệp” mang ý nghĩa rộng lớn, có thê băng chữ viết, hình ảnh, lời nói, kí tự Nhưng điều quan trọng là tùy đối tượng hướng tới, “thông điệp” phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

Các thông điệp của truyền thông đại chúng mang tính chất công cộng, nghĩa là bất kỳ ai được tiếp cận thì sẽ biết đến thông điệp đó.

Về cơ bản, cấu trúc thông điệp có 2 lớp: Lớp bên ngoài và lớp bên trong Ở hình thức thể hiện, thông điệp bao gồm: Lời nói, hình ảnh, cỡ chữ, kí tự tức là những tín hiệu học mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt, nghe thấy được bằng tai Còn phương thức truyền tải chính là các phương tiện như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử

Trong báo chí, thông điệp có nhiều loại: (1) thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch truyền thông hướng tới; (2) thông điệp cụ thể là thông điệp cau thành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông: (3) thông điệp tài liệu là loại thông điệp an chứa trong các tài liệu, dữ liệu, có thé dé dang nhin

19 thấy băng trực quan; (4) thông điệp ân là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tích cực, năng lực trừu tượng, tinh tế, có sự liên tưởng sâu xa.

Thông điệp khi được sáng tạo xong, qua phương tiện truyền thông sẽ xâm nhập vào công chúng lần lượt theo các bước: tiếp nhận thông điệp => nhận biết nội dung của thông điệp => chấp nhận thông điệp => tin tưởng thông điệp => quyết tâm hành động, thay đôi hành vi cá nhân => kêu gọi, vận động người khác cùng thực hiện, cùng thay đổi hành vi.

Như vậy, trong dòng chảy của thông điệp, khâu cuối cùng là cực kỳ quan trong vì vậy dé tạo nên những thông điệp phù hợp và có ích cho cộng đồng, cần tiến hành khâu thử nghiệm đến khâu hoàn thiện và kiểm tra các điều kiện sản xuất thông điệp Dù việc tạo ra thông điệp với mục đích gì thì nó cũng xuất phát từ lợi ích trước hết của “nguồn”, phóng viên, biên tập viên, của cơ quan bao chi

Thông điệp chính là một yếu tố quan trọng của quá trình truyền thông.

Trước đây, mỗi khi đề cập tới truyền thông, người ta thường nhắc tới công thức nổi tiếng của Harold D Lasswell: Ai nói cái gi? Bằng kênh nào? Cho ai?

Hiệu quả gì? (Who says what in which channel to whom with what effect?).

Tuy nhiên, giới hạn của công thức nay là chỉ hình dung quá trình truyền thông như một đường thăng giữa một đầu là người phát tin và đầu kia là người nhận tin Người nhận tin vô hình chung trở thành đối tượng tiếp nhận một cách thụ động Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác biệt, công chúng luôn có những cách phản ứng khác nhau đối với thông tin tiếp nhận Vì thế về sau các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền thông theo một dạng đường vòng khép kín, bao gồm 4 giai đoạn chính: phát tin (emission), truyền tin (transmission), nhận tin (reception) va phản hồi (feedback).

Mô hình truyền thông theo chu kỳ này quan niệm rằng: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía

20 người nhận tin và do đó người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi gửi lại người phát tin ban đầu Lúc này người nhận tin sẽ trở thành người phát tin - điều này làm cho quá trình truyền thông trở thành một chu kỳ khép kín.

Thông điệp là những thông tin thực sự được chuyền theo một mạch truyền hay kênh khác đến đối tượng Bản thân thông điệp mang trong mình những mã hóa (encode) - tức là tìm tới một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nao đó dé đạt nội dung thông điệp Quá trình mã hóa này bao gồm nhiều công đoạn kế tiếp nhau và liên quan rất nhiều đến khía cạnh kỹ thuật và công nghệ.

Vì những thông điệp đó được mã hóa nên muốn hiểu chúng, về cơ bản phải giải mã nó và bất cứ công cụ nào phát ra thông điệp đó và làm bạn biết đến.

Chính vì vậy, mặc dù “thông điệp” là một nhưng cách tiếp nhận và hiểu biết nó lại phụ thuộc vào từng cá nhân giải mã Mỗi cá nhân do trình độ, sở thích, mục đích khác nhau nên thông điệp đó cũng có cách tiếp cận và hiểu biết khác nhau Ngoài ra, sự khác này còn tùy thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp.

Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức dành cho một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thê nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông Mỗi thông điệp như một cơ thé sống, có quá trình sinh trưởng, phát triển và suy thoái.

Yêu cầu, tiêu chí xây dựng thông điệp báo chí bảo vệ quyền lợi

BHXH của người lao động

Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta (Điều 3, Luật báo chí năm 2016) “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thé hiện băng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, bao hình, bao điện tử” [35, tr.1].

Theo cách giải thích của Luật báo chí 2016, báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in dé phát hành đến ban đọc, gồm báo in, tạp chí in Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Với góc độ pháp luật, Luật báo chí năm 2016 khẳng định: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đôi với đời sông xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà

32 nước, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, t6 chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân” [35 tr.4].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng đã chỉ rõ, báo chí cách mạng là một bộ phận của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chiến dau đánh đồ kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, vì lý tưởng và mục tiêu cao cả của cách mạng; chiến dau dé xay dung chế độ mới, cuộc sống mới tươi đẹp, phôn vinh, an sinh, hạnh phúc Chính bản chất chiến dau của sự nghiệp cách mạng quyết định tính chiến đấu của báo chí cách mạng Chiến đấu của sự nghiệp cách mạng còn có ý nghĩa đánh bại những đòn tiến công và phản kích của các thế lực thù địch, đề cao cái đúng, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mỹ), day lùi và khắc phục các thói hu, tật xấu trong xã hội và trong mỗi con người.

Học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chiến đấu của báo chí cách mạng ở nước ta hiện nay cần tiếp tục thấu triệt vai trò, nhiệm vụ của báo chí phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp đôi mới đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công băng, văn minh” Theo đó, báo chí cần thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; phát huy vai trò, hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, bác bỏ các quan điểm sai trái, phê phán các luận điệu xuyên tạc và các hành vi chống phá của các thế lực thù địch với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Như vậy, yêu cầu xây dựng thông điệp báo chí bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trước hết là dé thỏa mãn nhu cau thông tin của xã hội về BHXH Thông qua báo chí, người dân có thê phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống, thể hiện sự giám sát và phản biện của mình Trong thời đại bùng nỗ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng

33 đồng truyền thông đã thúc đây quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội Do đó, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí ngày càng nâng cao và khang định vai trò của mình.

Do đó, thông điệp báo chí bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động theo chúng tôi cần thê hiện rõ nét tính chiến đấu của báo chí cách mạng, tập trung thực hiện vai trò, nhiệm vụ trong đấu tranh chống tiêu cực và phản biện xã hội về lĩnh vực BHXH; đó là:

- Quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước và của Ngành BHXH Việt Nam về vấn dé bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động.

- Tac động nâng cao nhận thức, hành vì và ý thức tuân thủ chính sách va pháp luật trong lĩnh vực BHXH.

- Thực hiện chức năng phản biện xã hội góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực BHXH.

- Phát huy vai trò, hiệu quả kênh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật trong lĩnh vực BHXH.

- Động viên, nhân rộng điển hình tiên tiễn trong thực hiện chính sách và pháp luật BHXH, thực hiện công bằng trong đóng góp, thụ hưởng quyển lợi

BHXH cua người lao động.

- Phát huy tính chiến đấu, tiên phong trong phát hiện, phản ánh, đấu tranh chống tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật, lạm dụng, trục lợi

BHXH, giữ nghiêm mình kỷ cương, phép nước.

1.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông điệp bao vệ quyền lợi trên báo chí

Mỗi quan hệ giữa báo chí và công chúng là mối quan hệ hai chiều giữa sản phẩm báo chí và người đọc, người xem, người nghe Sau khi tiếp nhận thông tin qua sản phẩm báo chí, công chúng sẽ thay đổi nhận thức, thái độ,

34 hành vi; đồng thời, gởi thông tin phản hồi tới cơ quan báo chí Thông tin phản hồi của công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí biết được nội dung thông tin, hình thức truyền tải thông tin đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ở chừng mực nào Do đó, nắm bắt được thông tin phản hồi của công chúng sẽ giúp cho việc đánh giá chất lượng của thông tin mà cơ quan báo chí đưa ra thông qua sản pham báo chí, dé có biện pháp kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin, nhằm tạo ra sản phẩm báo chí có chất lượng, nâng cao hiệu quả truyền thông.

Chat lượng thông tin của báo chí (hoặc truyền thông) chủ yếu phụ thuộc vào các yêu tô: Nguồn phát (nhà báo với trình độ năng lực, kỹ năng va tâm huyết); thông tin (hoặc thông điệp) với sức hấp dẫn, giá trị về nội dung, hình thức; kênh thông tin (phù hợp, hấp dẫn, có thể tiếp cận được người tiếp nhận); người nhận (với sự quan tâm, khả năng hiểu, nhớ thông điệp) Trong đó, chất lượng thông tin (thông điệp) là yếu tố hiện hữu trực tiếp, quyết định lớn tới sự thành công của hoạt động báo chí (truyền thông). Đối với van dé bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động, việc đánh giá chất lượng thông tin của báo chí thông qua mức độ thay đôi nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng có liên quan; giá trị chi phí đầu tư cho báo chí với các hoạt động truyền thông khác; phản hồi của người đọc, người xem, người nghe

Từ thực tế hoạt động của báo chí, có thể đánh giá chất lượng thông tin của báo chí về vấn đề bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động qua các tiêu chí:

- Một là, dựa vào lượng các tin, bài về van dé bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động đăng tải trên các báo Yếu tố này cho thấy mức độ quan tâm của cơ quan báo chí đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động; đồng thời, cũng chỉ ra rang công chúng có quan tâm đến các thông tin mà báo chí nêu hay không.

NGƯỜI LAO DONG TREN BAO CHÍ

Khái quát về Báo Lao động, Báo BHXH va Tạp chí BHXH

Báo Lao động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành lập ngày 14/8/1929, đến nay đã gần 92 năm hoạt động: là tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam Với vai trò là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, dòng chủ lưu về thông tin trên báo Lao động luôn hướng tới một dư luận xã hội lành mạnh, vì sự ôn định chính trị, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, báo Lao động bản in xuất bản 7 kỳ/tuần với trên 230 bản/kỳ và bản điện tử với hàng triệu lượt người truy cập/ngày Với quan điểm “xây là chính, chống là cần” góp phần làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy công quyên, nâng cao lòng tin của dân đối với Dang và chế độ XHCN, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động và mọi tầng lớp nhân dân, báo Lao động luôn giữ được uy tín và chiếm được được cảm tình của bạn đọc.

Về phát hành, đây là tờ báo duy nhất trong cả nước có trang địa phương miễn phí tặng độc giả Với năng suất phát hành 7 kỳ/tuần, 230.000 bản/kỳ,

Báo BHXH là cơ quan ngôn luận của BHXH Việt Nam, xuất bản số ra đầu tiên ngày 9/7/2003 Báo BHXH thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân.

Báo BHXH phát hành 2 kỳ/tuần vào sáng thứ Ba và sáng thứ Năm với số lượng phát hành trên 50.000 tờ/kỳ xuất bản Ngoài ra, Ngoài ra, báo

BHXH xuất bản ấn phẩm BHXH cuối tháng phát hành vào ngày 20 hang tháng với số lượng 15.000 tờ/kỳ xuất bản.

Thực hiện quy hoạch báo chí của Chính phủ, từ ngày 01/10/2020, Báo

BHXH hợp nhất Tạp chí BHXH thành Tạp chí BHXH theo Quyết định số 1228/QD-BHXH ngày 29/9/2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cau tổ chức của Tap chí BHXH.

Là cơ quan ngôn luận, thông tin lý luận, nghiệp vụ BHXH, BHYT của

BHXH Việt Nam, diễn đàn vì sự nghiệp An sinh xã hội toàn dân.

Năm 2004, Tạp chí BHXH được đưa vào danh mục các tạp chí khoa học có uy tín, tính điểm công trình khoa học các bài đăng trên Tạp chí BHXH khi xét phong tặng học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; và ngày 30/9/2008, Tạp chí BHXH đã được Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN. Đến nay, Tạp chí BHXH có nội dung phản ánh khá hoàn chỉnh, mang tính tổng hợp, bao hàm tính chất cơ bản của hai loại hình Tạp chí thông tin ngôn luận mang tính tuyên truyền phổ biến và Tạp chí nghiên cứu khoa học, mang tính học thuật chuyên ngành.

Tính chất tổng hợp của Tạp chí BHXH đáp ứng được nhu cầu thông tin của mọi đối tượng công chúng, từ người lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành; nhà nghiên cứu; cán bộ, công chức, viên chức BHXH; chủ sử dụng lao động; người lao động trong các cơ quan, đơn vị; đến các đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT Điều này cho thấy, công chúng tiềm năng của Tạp chí BHXH là mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân, phục vụ tích cực công tác truyền thông hướng tới mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân.

Nội dung, hình thức thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của

người lao động trên Báo Lao động, Báo BHXH và Tạp chí BHXH

2.2.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước và của Ngành BHXH Việt Nam về van dé bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động Đối với Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH, mảng thông tin về các quan điểm của Dang, Nhà nước về pháp luật, quyên lợi, chính sách bảo vệ người lao động, nhất là bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động là nội dung thường xuyên được quan tâm, chú trọng phản ánh Việc truyền tải thông tin qua những bài báo sẽ giúp nâng caonhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động Thông qua các bài viết, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệpcũng được thực thị hiệu quả hơn.

Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phổ biến, giáo dục pháp luật gop phan nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT Pháp luật chính là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và cũng là phương tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho đối tượng nhận thức được những giá trị cao đẹp ay của pháp luật và biết sử dụng phương tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống.

Một vai trò hết sức quan trọng của phô biến, giáo dục pháp luật là tạo được niềm tin vào pháp luật Khi đã có niềm tin, đối tượng sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quy định của pháp luật Không những thế, họ còn có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm, đi ngược lại với các quy định của pháp luật.

Khảo sát trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH năm 2018 cho thay, đã có 869 bài viết về quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Ngành BHXH Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền

41 lợi BHXH của người lao động, chiếm 8,6% tông số bài được khảo sát Con số này tiếp tục tăng lên là 1.039 bài trong năm 2019, chiếm 9,6% tổng số bài được khảo sát Cụ thê:

* Kết quả khảo sát trên Báo Lao động Năm 2018 cho thấy, có 30 bài viết về quan điểm, chủ trương, CSPL của Dang và Nhà nước về BHXH và van dé bảo vệ quyền lợi người lao động.

Số bài viết liên quan đến quan điểm, chủ trương của ngành BHXH Việt Nam về BHXH và vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động là 70 bài Trong đó, đa phần những bài viết về tuyên truyền, phô biến pháp luật được đăng tải dưới dạng câu hỏi - đáp (55%), thể loại tin tức (35,1%), bài phản ánh, phỏng vấn chiếm 5,8%, bài phóng sự, điều tra chiếm 2,1% và bài phân tích, bình luận chiếm 2%.

Trong năm 2019, có 40 bài viết về quan điểm, chủ trương, CSPL của Đảng và Nhà nước và 75 bài viết liên quan đến quan điểm, chủ trương của Ngành BHXH Việt Nam về BHXH và vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động Các bài viết cũng có sự thay đôi về thé loại, cụ thé: Bài viết đưới dạng câu hỏi - đáp giảm còn 47,8%, thể loại tin tức tăng là 38% bài phản ánh, phỏng van chiếm 6,8% (tăng 1% so với năm 2018), bai phóng sự, điều tra chiếm 2,3% và bài phân tích, bình luận chiếm 5% tăng 3% so với năm 2018.

Ngôn ngữ được sử dụng trong các bài viết thường mang thái độ ủng hộ, thái độ đồng tình đối với các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngành BHXH Việt Nam trong lĩnh vực

BHXH Những bài viết tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách chủ yếu dưới dạng câu hỏi - đáp với bạn đọc. Đặc biệt, Báo Lao động xây dựng “Chuyên mục Giải đáp chính sách” để chuyên giải đáp cho bạn đọc những chính sách, pháp luật trong lĩnh vực

Biểu đ 2.1 Thể loại báo chí của những bài viết tuyên truyền về quan diém, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành BHXH Việt

Nam trong lĩnh vực BHXH năm 2018, 2019 trên Báo Lao động

1 Câu hỏi - đáp 2 Tin tức 3 Bài phản ánh 4 Phóng sự 5 Bài phân tích, bình luận 20%

Nguồn: Số liệu khảo sát trên Báo Lao động

Các bài báo về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngành BHXH Việt Nam trong lĩnh vực BHXH và vấn dé bảo vệ quyên lợi người lao động như: “BHXH và Công An tỉnh Quảng Trị:

Thu hồi 12,6 ti đồng tiền trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN” (Báo in số 9, ngày 11/01/2018) đã đưa những thông tin trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN; “BHXH Việt Nam: Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính theo đúng chỉ dao của Chính phủ” (Báo in số 15 ngày18/01/2018) nên lên định hướng cải cách thủ tục hành chính của Ngành BHXH Việt Nam dé tạo thuận lợi tối đa cho người dân, đơn vi su dụng lao động

Bài viết “BHXH tỉnh Lào Cai: Tuyên truyền lợi ích BHXH tự nguyện tới từng gia đình” ( Báo in số 2, ngày 03/1/2019) tập trung tuyên truyền lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện dé thay được tinh nhân van, ưu việc của chính sách, đồng thời, thể hiện thông qua công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện thé hiện quyết tâm của Ngành BHXH Việt Nam đối với việc mở động và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Bài viết

“UBND TP.Đà Nẵng: Xử lý nghiêm doanh nghiệp nợ lương, BHXH” (số báo in 8, ngày 3/01/2019) phản ánh giải pháp đối với các đơn vị chây ỳ, nợ đọng, tron đóng BHXH; trường hợp đủ cơ sở pháp lý, lập hỗ sơ chuyển cho cơ quan Công an dé điều tra xử lý theo quy định pháp luật:

Nhìn chung, tất cả các bài viết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngành BHXH Việt Nam trong lĩnh vực BHXH được thé hiện thông tin ngắn gọn, câu chữ được chau chuốt về đơn giản, dễ hiểu nhất dé từ đó truyền tải tới người đọc Vị trí đặt bài báo là chuyên mục “Công đoàn” chính vì vậy, nội dung bài viết cũng thể hiện hết sức đơn giản, thu hút đối tượng của chính sách BHXH Bài viết sử dụng chính là những câu đơn và ngôn ngữ văn bản hành chính không có những từ ngữ biểu cảm Có thé thấy, dé truyền đạt thông tin, tuyên truyền, phổ biến các qui định pháp luật về BHXH, bài viết đã lựa chọn cách thức đơn giản, trực diện nhất là cung cấp thông tin đơn thuần cho người lao động và không kèm theo bình luận, nhận xét của tác giả.

* Khảo sát trên Báo BHXH

Bám sát quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực BHXH, BHYT, những chủ trương của Ngành BHXH Việt

Khảo sát ý kiến bạn đọc về chất lượng thông điệp BHXH trên

Báo Lao động, Báo BHXH và Tạp chí BHXH

2.3.1 Khái quát về đối tượng khảo sát Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến cuối năm 2019 có 1.727.335 người tham gia BHXH [Phụ lục 03]; 35.698 người tham gia BHXH tự nguyện [Phụ lục 03]; Số người tham gia BH thất nghiệp là 1.695.166 người [phụ lục 03].

“Thời gian qua, Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH đã bám sát, thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về BHXH Đồng thời, thường xuyên đổi mới phương thức truyền tải nội dung trong lĩnh vực BHXH nhằm đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất” [Phụ lục phỏng vấn 02]. Đề nhìn nhận, đánh giá thêm phần khách quan, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát ý kiến công chúng về những vấn đề có liên quan đến thông tin bảo đảm BHXH trên các báo khảo sát.

Trên thực tế, số lượng người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH tất lớn Tuy nhiên, do thời gian khảo sát lại có hạn nên dé có thông tin phục vụ luận văn, chúng tôi đã tiễn hành khảo sát một số nhóm đối tượng có liên quan nhiều đến các chế độ, chính sách về BHXH Đó là công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; công nhân lao động trong các khu công nghiệp; cán bộ hưu trí.

Biêu đồ 2.7 Nhóm doi tượng có liên quan nhiêu dén các chê độ, chính sách vé BHXH >

Không Nghe Sinh "Người Làm Kinh Lực ‘Can b6, Tri thức Công Nông đề cập khác vién, lao nghề doanh lượng viên nhân dan

(ghirs) người động dịch vụ vi chức đang không trang nha hoc cho nước nghề việc học làm việc hoặc dang

2.3.2 Phân tích kết quả khao sát - Đối tượng

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các đối tượng được khảo sát đều có sự quan tâm đến Báo Lao động, Tạp chí BHXH, Báo BHXH, cụ thẻ, trong tổng số người được hỏi, có 64,6% người rất quan tâm; 22% người quan tâm;

11,4% người it quan tam và 2,1% người chưa tiếp cận [Phụ lúc O5].

Biểu đồ 2.8 Tương quan giới tính người trả lời và mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH (%)

ORAt quan tâm HnQuan tâm nÍt quan tâm OChua tiếp cận

- Về nội dung về đảm bảo quyên lợi BHXH của người lao động Khi được hỏi về nội dung thông tin đảm bảo quyền lợi BHXH của người lao động, 52% số người được khảo sát cho rằng nội dung “đa dạng, phong phú”; 25% cho rằng “rất đa dạng, phong phú”; 20% cho răng nội dung thông tin chỉ ở mức “trung bình” và 3% cho rằng “chưa đa dạng, phong phú.

Mặc dù khảo sát được thực hiện gói gọn trong một số đối tượng nhất định nhưng với ty lệ 20% ý kiến đánh giá thông tin về bảo đảm quyên lợi người tham gia BHXH trên báo được khảo sát chỉ ở mức “trung bình” và 3% cho răng “chưa đa dạng, phong phú cũng là một con số đầy thách thức, đòi hỏi những người làm công tác quản lý ở các cơ quan báo chí phải quan tâm và có giải pháp khắc phục dé đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

Biểu do 2.9 Kết quả khảo sát ý kiến công chúng về nội dung thông tin bảo dam quyền lợi người tham gia BHXH trên Báo Lao động, Báo BHXH,

Trung bình m Rất đa dạng, phong phú

# Da dạng, phong phú m= Chưa da dạng, phong phú

- Về mức độ quan tâm đối với các nội dung thông tin về BHXH Qua khảo sát, hầu hết công chúng được hỏi đều quan tâm đến các nội dung bảo đảm quyền lợi BHXH được đăng tải trên Báo Lao động, Báo

Mức độ quan tâm đến vấn đề đảm bảo quyền lợi BHXH của người lao động, với 64,6% ý kiến rất quan tâm, 22% ý kiến quan tâm và 11,4% ít quan tâm và 2,1% chưa tiếp cận bao giờ.

Như vậy, có thể khăng định ngày càng có nhiều người quan tâm đến chính sách, pháp luật về BHXH Điều này hoàn toàn phù hợp khi ngày càng có nhiều người tham gia BHHX.

Biểu dé 2.10 Mức độ quan tâm đến van đề bảo đảo quyền lợi của NLD

Quan tâm mit quan tâm m Chưa tiếp cận bao giờ

- Về chất lượng tin, bài Chất lượng tin, bài tuyên truyền về BHXH trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH cũng là vấn đề rất quan trọng bởi đây là cơ sở để định hướng trong cải tiễn chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí Qua khảo sát, đã ghi nhận được kết quả như sau: có 68% số người được hỏi đánh giá chất lượng các tin, bài trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH tương đối tốt; 12% ý kiến đánh giá ở mức bình thường; 18% ý kiến đánh giá thông tin tốt, sâu sắc và 2% không có ý kiến.

Biểu đồ 2.11 Ý kiến của công chúng về chat lượng tin, bai bao dam quyén loi BHXH trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH

- Về tiêu dé Tiêu đề bài báo cũng là yếu tố hết sức quan trọng Với mỗi bài báo được đăng tải, tiêu đề bài báo là cái đầu tiên công chúng tìm đọc và cũng là thứ tạo nên sự kích thích nhu cầu tìm đọc của công chúng Việc công chúng tiếp cận các nội dung thông tin trong bài viết được đầy đủ hay không phục thuộc nhiều vào tiêu đề bài báo Vì vậy, việc đặt tiêu đề hấp dẫn để thu hút độc giả là một tiêu chí quan trọng và là yếu tốc quyết định khiến người đọc đưa ra lựa chọn tờ báo khi tìm hiểu thông tin Theo nghiên cứu của tác giả luận văn, trong những bài báo được đăng tải, 90% tít các bài báo được trích từ nội dung chính của bài viết Cho thấy, phần lớn những bài báo đều đã sự sàng lọc, tóm lược nội dung bài viết để từ đó xây dựng nên tiêu đề sát với nội dung nhất Cách thức sử dụng ngôn ngữ trong tiêu đề bài viết cũng hết sức đa dạng, tạo ra được sức hút với độc giả.

Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng sử dụng cách thức đặt tiêu đề bài viết thông qua lời nói của nhân vật, hay trích lời của các cấp có thâm quyên, nhân vật chủ chôt bàn vê vân dé dé tạo được sức hap dân đôi với người đọc.

Hình thức xây dựng tên (tit) bài báo về bảo vệ quyền lợi NLD

Nội dung Tần suất Tỷ lệ

1 Nội dung chính của bài 2254 96.8

3 Trích từ một cau của nhân vat trong bai 8 0.3

5 Trích lời tra lời của cấp có thâm quyền 28 1.2 6 An ý trong trả lời của cap có thâm quyên 13 0.5

Nguon: Số liệu khảo sát phiếu trên Bao Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH - Về hình thức thông tin:

Kết quả khảo sát cho thấy đa số ý kiến (42%) đánh giá hình thức thông tin về bảo đảm quyên lợi BHXH trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH chỉ dừng lại ở mức trung bình; 13,8% cho rằng chưa hấp dẫn Tuy nhiên, cũng có tới 45% người được khảo sát nhận xét thông tin về bảo đảm quyền lợi BHXH của Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH có hình thức hấp dẫn Những kết quả trên cho thấy, công chúng chưa thật sự hài lòng về hình thức thé hiện thông tin bao đảm quyền lợi BHXH của Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH Trong khi đó, so với phần đánh giá về chất lượng thông tin, tỷ lệ ý kiến cho rằng chất lượng thông tin tốt và tương đối tốt đạt rất cao.

Như vậy, có thé nhận thấy, trong việc đáp ứng nhu cau thông tin của công chúng, có sự chưa tương xứng giữa nội dung và hình thức của thông tin về bảo đảm quyền lợi BHXH trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH. Điều này đòi hỏi lãnh đạo các cơ quan báo chí cần quan tâm nghiên cứu những điểm chưa phù hop trong hình thức thé hiện thông tin dé thay đổi, đầu tư nâng cao chất lượng tác phâm.

Trung bình m Chưa hap dẫn

Khảo sát trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH sử dụng nhiều thé loại tin tức, phân tích bình luận, phản ánh, trả lời bạn đọc, phóng sự trên nhiều chuyên mục.

Các tác phẩm đăng tải dù là với vai trò gì thì phần lớn đều đáp ứng được tiêu chí một tác phẩm báo chí, có kết cau hoàn chỉnh Điều này có nghĩa là đa số các tác pham được đăng tải dù là các văn bản, báo cáo, trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc hay các bài phỏng van, tin tức thì cũng đã đều hướng đến hình thức là một tác phâm báo chí có đầy đủ các phần như: Tiêu dé, giới thiệu van dé, giải quyết vấn đề, anh đi kèm bai viết, kết thúc vấn dé, tên tác giả Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ra nhiều cửa tiếp nhận cho công chúng, đáp ứng phần nào tâm lý tiếp nhận của công chúng trong quá trình tiếp nhận các thông tin về CSPL BHXH.

Hình thức được sử dụng khá phổ biến đó là đăng tải các tác phâm dưới hình thức bài phân tích, trao đổi nghiệp vụ chuyên sâu của một chuyên gia cụ thể về một lĩnh vực thế mạnh của họ Việc sử dụng hình thức này góp phần làm tăng hàm lượng kiến thức của mỗi ấn pham báo in cho độc giả Hơn nữa, việc đăng tải các phân tích, bình luận, lý giải, cắt nghĩa của chuyên gia về các van đề, hiện tượng phức tạp còn làm tăng tính thuyết phục của bài báo, đưa đến cho độc giả và những người quan tâm tới vấn đề này sự tin cậy nhất Đây chính là tiền đề của việc thay đôi nhận thức và thái độ của công chúng đối với những van đề liên quan đến BHXH. Đối với đề tài khảo sát, sau khi phân định các bài viết kỹ lưỡng, kết quả khảo sát thu về cho thấy phần lớn các bài viết đăng tải là thuộc thê loại phân tích, bình luận (chiếm 45,6%) và phản ánh, phỏng vấn (chiếm 25,7%), thể loại bài phóng sự điều tra (chiếm 23,5%) và thể loại tin tức (chiếm 11,2%) và các thé loại khác (chiếm 4%).

Biểu dé 2.13 Thể loại bài viết về chính sách BHXH

I Tin tức ứ Thể loại khỏc

Phóng sự, bài điều tra, bài phản ánh là thê loại tác phẩm báo chí có nội dung và hình thức tương đối hoàn chỉnh, chất lượng thông tin chủ yếu là phản ánh toàn điện về quy mô, tính chất, khuynh hướng vận động, các mối quan hệ phong phú của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong xã hội vả tự nhiên. Đối tượng nhận thức và phản ánh của phóng sự, bài điều tra, bài phản ánh là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội Cái riêng của thé loại này là ở mức độ của tính thời sự Các thể loại trên thường phản ảnh những sự kiện đã tương đối định hình, cho phép nhà báo có thể thấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh, các mối quan hệ phong phú cũng như tính chất, logic vận động của chúng.

Do những ưu điểm nỗi trội của thể loại, vì thế trong mảng thông tin về Bảo vệ quyên lợi người lao động thì phóng sự, bài điều tra, bài phản ánh là hình thức được sử dụng tương đối nhiều Sử dụng thể loại phóng sự, bài điều tra, bài phản ánh giúp nhà báo có địa bàn rộng lớn dé phân tích, bình luận, đánh giá và qua đó đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh, đa chiều.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu về truyền thông và các mô hình truyền thông khác nhau, tiêu biểu như Max Weber, Lasswell, Gerbner, Herbert G.Mead, trong đó mỗi nhà nghiên cứu lại có quan điểm khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của luận van, tác gia vận dụng lý thuyêt cau trúc chức năng

81 của Robert Merton đề phân tích Theo Robert Merton, truyền thông có hai chức năng cơ bản là chức năng công khai và chức năng tiềm ân Chức năng công khai là hiệu quả thực sự mà truyền thông mong muốn đạt được, chức năng tiềm ân là những hiệu qua mà nhà truyền thông không có chủ ý tạo ra.

Trong các bài viết, ngôn ngữ và hình ảnh được sử dụng dé tạo ra các hiệu ứng truyền tải đối với người đọc Sử dụng các thé loại đa dạng, giàu chất chính luận, nên các bài viết về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đã thu hút và tạo hiệu ứng truyền tải đến với công chúng Trong các bai báo được khảo sát, các tác giả hiện chủ yêu sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận (chiếm 73,3%) dé mô tả, thuật lại những thông tin, sự kiện liên quan đến công tác thực thi chính sách, pháp luật BHXH, BHYT Phong cách ngôn ngữ hành chính (14%) chủ yếu được sử dụng khi thông báo, đề cập đến các vấn đề liên quan đến sự kiện của ngành BHXH, các thông tin về luật pháp, hay các thay đôi trong chế độ chính sách cần được truyền tải đến người đọc Việc sử dụng các phong cách ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào mục đích muốn truyền tải của người viết là hoàn toàn phù hợp.

Biểu đồ 2.14 Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong các bài viet có nội dung về chính sách BHXH

@ Phong cách chỉnh luận R Phong cách hành chính

Báo chí luôn có chức năng định hướng xã hội, định hướng nhận thức và hành vi của công chúng vì vậy tùy theo nội dung muốn truyền đạt mà lựa chọn ngôn ngữ sử dụng và phong cách trình bày phù hợp là rất quan trọng Nó là yếu tô tác động đến việc nhận thức đúng hay sai thông điệp mà người viết muốn truyền tải Bên cạnh đó, việc lựa chọn bồ cục bài viết, thời điểm đăng tải phù hợp với đối tượng bài viết hướng đến cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả truyền tải của các nội dung thông điệp Theo kết quả khảo sát, 93,7% các bài viết khi xây dựng lên đều đã tính đến đặc thù tiếp nhận và tiếp cận của công chúng Đồng thời có 77,9% các bài viết đều được xuất ban đúng thời điểm tạo được hiệu ứng truyền tải thông tin đến người đọc dé hơn. Đối với những bài viết sử dụng hình ảnh, hiệu quả truyền thông đem lại sẽ rất lớn và giúp định hướng chính xác hơn thông điệp mà bài báo muốn truyền đạt Trong nhiều trường hợp sử dụng hình ảnh sẽ hiệu quả hơn nhiều lần so với trình bày bằng lời nói, đồng thời giúp độc giả khắc sâu hơn những nội dung bài viết muốn truyền tải Kết quả khảo sát cho thay có 34,1% các bài báo khảo sát có sử dụng ảnh kèm theo trong khi đó tỷ lệ không sử dụng hình ảnh nào là 65,9% Trong những bài báo sử dụng hình ảnh chân dung của người lao động, số lượng ảnh thường là 1 ảnh (chiếm 49%), không có ảnh (Chiém 40%) , hai ảnh (chiếm 8,6%) và từ ba anh trở lên chiếm (2,4%)

Biểu dé 2.15 Số lượng hình ảnh sử dụng trong các bài viết về chính sách BHXH

@ilanh 8 2ảnh 83 ảnh trở lên

Trong những bài báo có sử dụng hình ảnh, nhóm công nhân là đối tượng được xuất hiện thường xuyên nhất (chiếm 55,6%) Danh sách những bài viết đề cập đến người lao động, công nhân cũng là đối tượng chính được nói đến Nguyên nhân chủ yếu do đây là nhóm đối tượng tương đối đông đảo va dé bị tổn thương và xâm hại quyền lợi so với các đối tượng người lao động khác.

Biểu đồ 2.16 Nghề nghiệp của người lao động được đề cập đến trong ảnh

Không nghề Sinh hlgười Làm Kinh Lực Cán bộ, Trithức Công Nông đê cập khác viên, lao nghề doanh lương viên nhân dan ghirs) người động dich vụ vũ chức đang không trang nhà học chó nư ớc nghề việc học làm việc hoặc dang

Nguồn đăng tải bài viết là điều rất cần thiết dé khăng định độ tin cậy của bài viết và giúp xác định thông tin được đề cập đến với công chúng theo cách thức nào Thông tin do tự nhà báo, phóng viên lấy tin, trích nguồn trong nước và nước ngoài hay do tìm hiểu thông tin từ độc giả Thông qua nguồn bài viết cũng có thé tìm hiểu được mức độ tương tác của công chúng với tờ báo và là tiêu chí để xây dựng thương hiệu của một tờ báo in.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đối với những bài viết về đề tài CS BHXH trên Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH được đầu tư tương đối kỹ lưỡng, phần lớn bài viết đều do cá nhân nhà báo, phóng viên thực hiện (ty lệ chiếm 98% bài viết được khảo sát) và tỷ lệ bài viết được trích dẫn nguồn từ các báo khác rất nhỏ Việc khai thác thông tin theo hướng riêng cũng chính là điêm cân thiệt đê tạo sức hút đôi với người đọc Trong bôi cảnh

CUA NGƯỜI LAO DONG TREN BAO CHÍ 3.1 Một số giải pháp

Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và có cơ chế, CS khuyến khích

đội ngũ phóng viên, cộng tác viên.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật càng hiện đại, tờ báo càng có khả năng phong phú và hấp dẫn hơn Ngược lại, nếu phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chuyên môn kém, lạc hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của tờ báo Nhất là trong thời đại phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử và viễn thông hiện nay, những nhu cầu về vật chất, trang thiết bị cho nghề nghiệp càng ảnh hưởng đến chất lượng tin, bài, điều đó đang là thách thức đối với những người làm báo, trong đó có Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH.

Theo đó, cần tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan báo chí Hiện đại hoá trang thiết bị trong giai đoạn hiện nay là điều kiện quan trọng dé nâng cao hiệu quả TT cần phải tập trung đầu tư những trang thiết bị chuyên dùng hiện đại, phù hợp cho việc tổ chức biên tập, xuất bản, đăng tải trên báo giấy và bản điện tử.

Phóng viên với chế độ lương hành chính rất khó có thé tự trang bị được máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, phương tiện đi lại trong quá trình tác nghiệp Một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí là thông tin, nhưng sự thiếu hụt về trang thiết bị hành nghề đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thông tin của tờ báo Đề thực hiện tốt hơn vai trò TT CSPL BHXH, các cơ quan báo chí cần đề xuất cơ quan chủ quản tiếp tục dành sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa đối với cơ sở vật chất và các trang thiết bị như phòng làm việc, máy ảnh, máy tính, máy In, máy ghi âm cho phóng viên, biên tập viên.

Như đã đề cập về đặc thù của đề tài liên quan đến CS, PL để có một tác phẩm báo chí về BHXH, phóng viên phải đầu tư rất nhiều thời gian, trí tuệ và cả sức lực cho công việc của mình Ví dụ như về đề tài Luật BHXH, không chỉ đơn thuần phải theo dõi và nghiên cứu trong cả một quá trình dài thực

100 hiện Luật, mà còn phải đi thực tế phỏng van, tìm hiểu thông tin, ý kiến ở rất nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan Chính vì vậy dé đầu tư cho một bài viết chất lượng sẽ cần bỏ rất nhiều công sức cả vật chất (xăng xe đi lại, điện thoại, chi phí khác khi gặp nhân vật ) và trí tuệ khi cần sự tập trung cao độ, sáng tạo, tổng hợp qua cả một quá trình Như vậy, để có một tác phâm về CSPL BHXH phóng viên mất rất nhiều công sức, thời gian cho quá trình khai thác thông tin, xây dựng và hoàn thiện tác phẩm Trong khi đó, ở các mảng đề tài khác có thé phóng viên tiếp cận một cách dễ hơn, ít mất nhiều thời gian và công sức.

Về chế độ, phóng viên phải tự túc phương tiện giao thông làm việc, ngoài lương được hưởng theo quy định của các viên chức đơn vi sự nghiệp, thì các phóng viên được hưởng chế độ nhuận bút cho bài viết theo chế độ hiện hành Tuy nhiên, mức chi trả về nhuận bút hiện nay còn ở mức thấp, và nhiều khi “cào bằng” chung cho các tác phẩm thuộc các mảng đề tài khác nhau.

Chính điều đó không khuyến khích được phóng viên đầu tư, sáng tạo các tác phẩm báo chí về CSPL, cũng như không thu hút được nhiều cộng tác viên gửi bài về mảng đề tài này Để khuyến khích phóng viên, cộng tác viên tích cực tìm tòi, phát hiện những đề tài hay và thiết thực, sáng tạo những tác phẩm báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ TT CSPL BHXH có chiều sâu, nội dung thông tin hấp dẫn, được độc giả đón nhận rất cần có sự thay đôi trong quy định chi tra nhuận bút.

Bên cạnh đó, cần có những CS hợp lý hoặc kiến nghị với cơ quan chủ quản tạo điều hỗ trợ dé nâng cao hơn nhuận bút cho sát với thực tế thu nhập của xã hội hiện nay cũng như nhu cầu cần thiết của đội ngũ phóng viên, cộng tác viên Đặc biệt, cần có sự khuyến khích rõ ràng đối với những tin bài về CSPL BHXH, BHYT, như vậy mới tương xứng với những vat vả, khó khăn mà phóng viên phải trải qua khi sáng tạo tác phẩm thuộc mảng đề tài này.

3.1.4 Xây dung cơ quan báo chi theo hướng hiện dai, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cau đa dạng thông tin và cạnh tranh thông tin

Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã có kết nối Internet, người dân sử dụng Internet đã trở nên phố biến khi họ có nhu cầu Vì vậy, cơ quan báo chí cần đầy mạnh phiên bản điện tử Bên cạnh các chuyên mục đã có, có thé phát triển thêm một số chuyên mục khác như: nghiên cứu trao đổi ưu tiên ứng dụng các hoạt động nghiệp vụ trực tuyến như: giải đáp thắc mắc, tư vấn chế độ, CS BHXH, BHYT thu BHXH, giải quyết chế độ

Chuyên mục “7 van chế độ, CS BHXH” sẽ tạo nên sự riêng có, độc đáo Đối tượng ở đây không chỉ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ BHXH các cấp mà còn là sự tham gia của đông đảo các tầng lớn nhân dân, cán bộ hưu trí và NLĐ đang có nhu cầu tìm hiểu để tham gia BHXH tự nguyện,

BHYT hộ gia đình Những thông tin về CSPL BHXH được đăng tải trên báo chí điện tử và cập nhật thường xuyên những giải đáp, hướng dẫn về chế độ CSPL BHXH, BHYT sẽ góp phần nhanh chóng chuyển tải những thông điệp chính thống, định hướng dư luận, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng trở nên tiện dụng, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Kinh phí thực hiện trang thông tin điện tử cần được chi cho đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; mở rộng và phát triển trang tin; trả nhuận bút cho tác giả, thù lao cho các đối tượng liên quan.

Các cán bộ, phóng viên cần được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý web, kỹ năng viết tin, biên tập và tông hợp tin bài Nâng cấp, duy trì khả năng của mạng truyền thông bảo đảm kết nối mạng máy tính trên diện rộng, nhất là tại các tỉnh khó khăn, miền núi. Đầu tư, phát triển mạnh báo chí điện tử, phát huy hiệu quả kênh truyền thông đa phương tiện, tăng cường chia sẻ thông tin, phát huy thông điệp nhiều

102 chiều, bảo vệ tốt nhất quyền lợi chính đáng, hợp pháp về BHXH của người lao động theo quy định của pháp luật; góp phần thực hiện tốt mục tiêu BHXH toàn dân và an sinh xã hội toàn dân.

3.1.5 Doi mới mẽ cơ chế hoạt động, tăng cường tính tự chủ của cơ quan báo chi, nhất là đối với T, gp chí BHXH

Thực hiện quy hoạch báo chí của Chính phủ, hiện nay hệ thống báo chí ở nước ta đã được củng có, kiện toàn, tinh giản đáng kê Hầu hết mỗi bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố chỉ còn 01 tờ báo và 01 tờ Tạp chí Ngành

Một số khuyến nghị 1 Đối với Ban Tuyên giáo các cấp

Cần đôi mới tư duy, nhận thức về chính sách BHXH, nhất là trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động Theo đó, nâng cao vai trò của Ban Tuyên giáo các cấp trong việc định hướng kịp thời, sâu sát công tác thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH Từ sự quan tâm, định hướng đó, giúp cho các cơ quan báo chí tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường nội dung, đổi mới hình thức chuyền tải, thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ và tính chiến dau của báo chí cách mạng trong đấu tranh chống tiêu cực và phản biện xã hội, bảo vệ tốt nhất quyền lợi BHXH của người lao động trong bối cảnh thông tin bùng nỗ và gia tăng nhiễu thông tin từ mạng xã hội Đội ngũ báo cáo viên dé đi TT sâu rộng trên địa bàn cơ sở.

3.2.2 Đối với Ngành Thông tin — Truyền thông Ngành Thông tin — Truyền thông cần định ky làm việc với các cơ quan báo chí dé kịp thời lãnh đạo, định hướng, chỉ đạo và quản lý báo chí thông tin về BHXH sâu sát, chặt chẽ và kip thời hơn; đặc biệt là phát hiện, động viên, khen thưởng cơ quan báo chí, nhà báo có thành tích trong thông tin, tuyên truyền về bảo đảm BHXH; đồng thời, cương quyết chan chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lệch lạc của báo chí tác động xấu tới BHXH, theo quy định của pháp luật Quan tâm hỗ trợ các cơ quan báo chí về chuyên đổi số; về nền tảng công nghệ, hạ tầng viễn thông, hệ thống kết nối, dé báo chí thực hiện tốt hơn việc thông tin tuyên truyền trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực

3.2.3 Đối với Hội Nhà báo Việt Nam Hội Nhà báo Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông tổ chức các hội thảo khoa học về BHXH va nâng cao năng lực, kỹ năng viết về BHXH Đồng thời,

104 phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng tác nghiệp đối với báo chí hiện đại, nhất là quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm báo hiện đại đối với lĩnh vực BHXH dé sáng tạo những tác phẩm báo chí BHXH có chất lượng Song song đó là chủ động phối hợp phát động tổ chức các giải thưởng báo chí về BHXH, đặc biệt là chủ dé “Bao vệ quyền lợi BHXH của người lao động”, qua đó động viên, khích lệ và nhân rộng các tác phâm có chất lượng thông điệp tốt, hình thức chuyên tải hấp dẫn, hiệu quả.

3.2.4 Đối với cơ quan BHXH Việt Nam Trong những năm qua, công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT đã được ngành BHXH Việt Nam triển khai hiệu quả, bài bản, thống nhất từ Trung ương đến địa phương Hiện nay, BHXH Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành, tô chức chính trị- xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí triển khai đồng bộ các hoạt động truyền thông BHXH, BHYT (phối hợp thường xuyên với 25 Bộ, ngành, tô chức chính trị- xã hội, 80 cơ quan báo chí).

Nội dung truyền thông được thực hiện bảo đảm đúng định hướng, bám sát tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW; chú trọng truyền thông những lợi ích, ưu điểm, ý nghĩa nhân văn của BHXH, BHYT trong hệ thông chính sách an sinh xã hội; làm rõ những van dé căn bản, cốt lõi của các chế độ BHXH, BHYT, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với các chủ trương, chính sách BHXH, BHYT, an sinh xã hội cua Dang, Nhà nước; tăng cường truyền thông gương người tốt, việc tốt, những sáng kiến, cách làm hay đem lại hiệu quả trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT; tích cực truyền thông những nỗ lực, giải pháp của ngành BHXH Việt Nam trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đem lại sự hài lòng cho người dân và

DN trong bối cảnh dịch COVID-19.

Công tác truyền thông đóng một vai trò quan trọng để thu hút nhân dân và NLĐ tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT Truyền thông không chỉ đảm bảo tính công khai, minh bạch mà còn là cầu nối giữa NLĐ

105 với chính sách BHXH, BHYT Tuy nhiên, cần phải nhận thức sâu sắc rằng, công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT là một quá trình dài, phải thực hiện từng bước, phù hợp với điều kiện cụ thé ở từng thời điểm nhất định, đòi hỏi sự linh hoạt nhiều yếu tố, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức truyền thông, đồng thời cần huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính tri.

Vai trò của cơ quan thực hiện chính sách, đặc biệt là phụ trách về chuyên môn có vai trò tất yếu trong việc định hướng, nâng cao chất lượng thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH trên báo chí Hơn nữa, còn có vai trò thúc day và khang định vị thế của BHXH Việt Nam trong xã hội và cộng đồng, góp phan thúc đây chính sách BHXH được lan tỏa, phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, nâng cao sự phối kết hợp với các bộ, ban, ngành và các cơ quan báo chí dé các hoạt động truyền thông thông điệp BHXH được thống nhất, không bị bỏ sót các thông tin cần quảng bá; Hỗ trợ các hoạt động của các đơn vị một cách hiệu quả Nâng cao sự phối hợp với các cơ quan báo chí, tổ chức nhiều hoạt động Hội thảo, Cuộc thi nhăm góp phần làm phong phú thêm các hoạt động của giới nghề; đặc biệt là các hội nghị, hội thảo, chương trình tập huấn công tác thông tin về chính sách BHXH cho phóng viên các cơ quan báo chí.

3.2.5 Đối với các cơ quan báo, tạp chí được khảo sát Báo Lao động, Tạp chí BHXH (đã hợp nhất báo BHXH) cần thực hiện tốt vai trò là ngọn cờ đầu trong định hướng dư luận, cổ vũ, động viên các cấp, các ngành thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về BHXH.

Các cơ quan báo chí cần khắc phục những nhược điểm, hạn chế về số lượng tác phẩm, chất lượng nội dung và hình thức thông tin, nắm bắt kịp thời nhu cầu của công chúng dé có chiến lược, kế hoạch thông tin, tuyên truyền về BHXH, bồ trí phóng viên, biên tập viên có đủ sức, đủ tầm tổ chức xây dựng

106 sản phẩm báo chí, theo dõi phản ánh kịp thời các chủ trương, chế độ, chính sách BHXH, định hướng dư luận.

Cần đặc biệt quan tâm hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý tòa soạn, quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên; hạn chế tối đa và ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí.

Tiểu kết chương 3 Trong chương 3 luận văn, tác giả phân tích quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển BHXH và yêu cau đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH; trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân qua khảo sát đánh giá thực trạng, Luận văn đưa ra các giải pháp cơ bản: Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức chuyển tải thông điệp bảo vệ quyên lợi BHXH của người lao động trên báo chí; Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên; Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và có cơ chế, CS khuyến khích đội ngũ phóng viên, cộng tác viên; Đổi mới mẽ cơ chế hoạt động, tăng cường tính tự chủ của cơ quan báo chí, nhất là đối với Tạp chí BHXH; đông thời Luận văn đưa ra một số khuyến nghị đối với Ban Tuyên giáo các cấp, Ngành Thông tin — Truyén thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí khảo sát.

Thông qua các giải pháp, khuyến nghị, tác giả hy vọng góp phần giúp cho cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên kip thời khắc phục những hạn chế; đồng thời là những gợi ý cho các cơ quan báo chí trong quá trình tìm kiếm những đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức của tờ báo dé việc thông tin, truyền thông về bao đảm quyền lợi BHXH của NLD ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn.

KET LUẬN Thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên báo chí là

thông tin này được các nhà báo, cơ quan báo chí sử dụng các hình thức chuyền tải phù hợp, hấp dẫn tạo nên hiệu quả báo chí bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động.

Khi đề cập tới thông điệp bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động trên báo chí chính là nói tới vai trò, nhiệm vụ và tính chiến đấu của báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực và phản biện xã hội về lĩnh vực BHXH; nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng về BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. Đề tài 7; hông điệp về đảm bảo quyên lợi BHXH của NLD trên báo chí

(qua khảo sát Báo Lao động, Báo BHXH, Tạp chí BHXH) tập trung xác lập, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thông điệp bảo đảm quyền lợi BHXH của người lao động trên báo chí, trong đó đề tài đưa ra các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu; quan điểm của Đảng và Nhà nước về CS BHXH cũng như vai trò của báo chí trong hoạt động chuyền tải thông điệp về đảm bảo quyền lợi BHXH Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được xác lập, Luận văn phân tích đánh giá thực trang thông điệp đảm bảo quyền lợi BHXH về nội dung phan ánh và hình thức thể hiện với các tác phẩm cụ thể, nêu ra những tồn tại, hạn chế, bất cập cần khắc phục Trong quá trình thực hiện, thông qua thống kê, phân tích, khảo sát đối với các nhóm công chúng ở các ngành, các cấp, đông đảo quần chúng những người thường xuyên tiếp nhận thông tin về BHXH trên báo, tạp chí Tác giả cũng đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo Tạp chí BHXH, BHXH tai địa phương, chuyên gia về lĩnh vực BHXH nham tim sự đánh giá chính xác nhất đối với chất lượng thông điệp BHXH trên báo chí;;

108 cách thức cụ thể để nâng cao hiệu quả thông điệp về đảm bảo quyền lợi BHXH trên chính tờ báo Kết quả của thống kê, phân tích, khảo sát và phỏng van sâu đã góp phan quan trọng cho việc đánh giá thực trạng và biện pháp dé nâng cao chất lượng hiệu quả thông điệp về đảm bảo quyền lợi BHXH trên báo chí.

Từ các căn cứ khoa học được cơ sở lý luận chỉ ra và thực trạng khảo sát đánh giá, tác giả đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục các van dé còn hạn chế tồn tại, nâng cao chất lượng thông điệp về đảm bảo quyền lợi BHXH trên báo chí nói chung và các báo chí khảo sát nói riêng trong thời gian tdi.

Tác giả dé tài xin chân thành cảm ơn sự cộng tác tích cực, có hiệu quả của các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo BHXH Việt Nam, lãnh đạo Báo

BHXH, Lãnh đạo BHXH tại Thành phố Hà Nội các phóng viên, độc giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.

Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Người thực hiện dé tài xin chân thành cảm ơn va tiếp thu các ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý các cấp, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, những người quan tâm đến công tác thông tin, TT về chính sách, pháp luật BHXH dé đề tai được hoàn thiện hơn./.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w