Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về vai trò, chức năng của báo chí; việc tổ chức thông điệp, hình ảnh, sự ảnh hưởng, tác động, của báo chí đối với công chúng. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một minh chứng về vai trò và tác động to lớn của hình ảnh ca sĩ đối với công chúng.
Trang 1DAI HOC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
VU THI NGOC
HINH ANH CA Si VIET NAM TREN BAO DIEN TU
(Khao sat trén bao VietNamnet va Thanh nién Online nam 2017)
LUAN VAN THAC Si BAO CHÍ HỌC
Hà Nội - 2019
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ NGỌC
HÌNH ẢNH CA SĨ VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
(Khao sat trén bao VietNamnet va Thanh nién Online nam 2017)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Người hướng dẫn khoa hoc: PGS TS Dinh Văn Hường
Hà Nội - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Đinh Văn Hường
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực Những số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng được chính tác giả thu thập, phân tích và tong hop Phan tai liệu tham khảo được dẫn nguồn đây đủ và chính xác Các
kết câu của luận văn chưa từng được công bồ trong bất cứ công trình nghiên
cuu nao trước đây
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn này
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Thị Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thây giáo hướng dan, PGS.TS Định Văn Hường, Giảng viên cao cấp hạng 1, Đại học Khoa
học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình, giúp đố, bồ
sung, sửa chữa cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn
lác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phóng viên, biên tập viên của Báo điện tử Vietnamnet và Thanh niên online; Các thầy cô giáo trong chuyên ngành Báo chỉ — Truyền thông Đại học Khoa học, Xã hội và
Nhán văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi suốt những năm
học vừa qua
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tao diéu
kiện giúp đỡ đề tôi hoàn thành Luận văn này
Tác giả
Vũ Thị Ngọc
Trang 51.Lý do chọn đề tài -¿- 2c ©5c 25+ EEEEE22112112217112112111111.111211111111 2111 yee 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU - c2 22 12311211151 1151 1111111 rri 9
S218 216 nan nốốố 9
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . -¿- ¿+ ©++2+++£x++z++tx+erx+zrxzrxees 10 4.1 Đối tượng nghiÊH CÚP .-5-©5+ 5< Ek‡EkeEEE SE E121 10 4.2 Phạm vỉ nghÏÊH CỨPH «cv kg ng ng rry 10 5 Phương pháp nghiÊn CỨU 5< 32221 3323133118 8918993 13 11 111v ng cư 10 SD Phuong php LUG 78a n 10
5.2 Phương phap nghién ctr CU thé cercecceccessssscessessessesssessecsessesssessecsesssssesseeses 10 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-2-5522 z+EEeEEerEzExerxerkerreee 11 6.1 Y¥ nghia I UGN coeseescescessesseessessessesssessessessssssessessessuessessessessuessessesssasesseeseses 11 6.2 Ý nghĩa thực tỈỄN 52-5 SE EEEEEE22112112712121121111 111111, 11 7 Kết cầu của luận văn - -SsSt+E+EEk+E+EEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEESEErkrkrrrrr 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VEHINH ANH CA Si VIET NAM TREN BAO DIEN 'TỬ - 2222 2S2EE2EE22EE22112711211 21171 211.1xEEecre, 13 1.1 Một số khái niệm liên quan - 2-2-5252 +E+E‡EE£EE£EEEEEEEEEEEEEErEerkerxrrkres 13 "AM nS Ả 13
PN ,.Tr nằa 14
h*ˆ Ằ 16
<®ỪỪC€llạA)I 17
1.2 Đặc điểm, vai trò của hình ảnh ca sĩ trên báo điện tử ¿- - 2c +: 27 1.2.1 Đặc điỂH CO ST ceeseccccccscscssesesssesvsvevevevesecssessssavavaveeveseusasassessavavaveveveneasacaees 27 1.2.2 Vai trò của hình ảnh ca sĩ trên báo điỆH fử' ccĂcS<<ss++<s+2 29 1.3 Những tiêu chí để đánh giá hình ảnh của ca sĩ nói chung, ca sĩ Việt Nam nói š[90150519)891955)19i0011 0057 Ò 50
Trang 6}'28.282,/1.2-8nnnrd Ả 54 CHUONG 2 THUC TRANG HINH ANH CA Si VIET NAM TREN BAO
PIN R/ nnốố 55
2.1.2 ThanhNieH (QHÏÏH€ G011 v1 11t 1v 11v vn kg 58
2.2 Tần suất hình ảnh ca sĩ Việt Nam xuất hiện trên báo điện tử Vietnamnet và W1 0:89) 2222 — addaaA 59 2.3 Nội dung hình ảnh ca sĩ Việt Nam thể hiện trên báo điện tử Vietnamnet và
ThanhNien Online - ( ( ( (<< << << << 1111111111811 1111111111111 188555555551 111k kkkkkkkkrer 63
2.3.1 Giới thiệu, ra mắt các bài hát mới, các album, các sự kiện, các đự án âm
278.2121.210 200Nnn 112 CHUONG 3 GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG THONG TIN VE
3.1 Lựa chọn và xây dựng lộ trình đề đưa hình ảnh của ca sĩ lên báo điện tử 114
3.2 Đa dạng hóa trong cách thức đưa hình ảnh ca sĩ trên các báo điện tử 116 3.3 Tăng cường cải tiến trang báo, liên kết với các mạng xã hội 118
Trang 73.6 Xử lý khủng hoảng và khôi phục hình ảnh .- - 55c x++cc+serssexes 129 Tiểu kết chương 3 vecccesesseeseessessessessessessesssessessessesssessessessesssessessessesssesseeseeseesseesess 132
KẾT LUẬN . -¿- 2 St 221121121121 21 1111111121121 1111111111111 re 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO -22 25s 2E2E2E1E21E2E211211221 211.1 crxe 137
PHỤ LỤC - 22¿¿222212+122111111221111 2211111221112 12.1112.0ceae 141
Trang 8DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
1 PTTTDC Phuong tién truyén thong đại chúng
2 Sở VHTTDL Sở văn hoá thê thao và du lịch
1_ | Bảng thông kê số tin, bài về người nổi tiêng nói chung, về ca sĩ Việt 65
Nam trên Báo ThanhnienOnline và Vietnamnet nam 2017
2 | Bang thống kê về thê loại tin bài về ca sĩ Việt Nam trên báo 103
Vietnamnet va Thanhnienonline nim 2017
Trang 9
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay ca sĩ là một nghề có sự hấp dẫn lớn đối với xã hội, nhất là
gIỚiI trẻ Nhiều ca sĩ Việt Nam đã nỗ lực, thành công và xác lập được hình
ảnh trong công chúng Hình ảnh các ca sĩ nói chung, ca sĩ Việt Nam nói riêng xuất hiện khắp các phương tiện thông tin đại chúng Họ trở thành thần
tượng trong mặt một bộ phận người hâm mộ và nhiều khi tạo nên trào lưu
bắt chước như ca sĩ thần tượng của mình Hình ảnh của nhiều ca sĩ đã có tác động lớn trong cuộc sông cũng như quá trình hình thành nhân cách của giới
trẻ
Sự ảnh hưởng của hình ảnh các ca sĩ đến xã hội các mạnh mẽ hơn
trong bối cảnh công nghệ truyền thông phát triển Hàng loạt tờ báo đã coi
những tin tức về các ca sĩ là nội dung chính trong trang báo của mình Thông
điệp về các ca sĩ xuất hiện dày đặc và liên tục trên các trang báo
PGS TS Nguyễn Văn Dũng trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện
đại” nhận định: “Sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại đã làm gia tăng nhanh chóng vai trò, vị thế đặc biệt của nó trong đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động Có thể thay rat rõ bản chất xã hội của báo chí
truyền thông hiện đại rằng, báo chí truyền thông là phương tiện liên kết xã hội thông qua giao tiếp và chia sẻ; là phương tiện can thiệp thông qua thông
tin- giao tiếp xã hội theo nhóm đối tượng và công chúng trên diện rộng,
không biên giới, là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu nhất”
Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng báo điện tử lại có sức tác động mạnh
mẽ đến công chúng Với dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí
điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày,
báo điện tử đã và đang trở thành một trở thành kênh truyền thông được nhiều
người lựa chọn, công cụ hữu ích có tác động lớn đến công chúng
Việc các báo điện tử phản ánh hình ảnh các ca sĩ nói chung, ca sĩ
Việt Nam nói riêng đem lại nguôn thu đáng kê cho các tòa soạn, cung câp
Trang 10cho công chúng nhiều thông tin đa chiều về đời sống âm nhạc, đời sống các
ca sĩ Việt Nam Tuy nhiên, sự phản ánh của nhiều báo điện tử đôi khi tạo
nên sự nhiễu loạn thông tin cho công chúng Nhiều thông tin, hình ảnh về ca
sĩ Việt Nam có tác dụng lớn trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho
ca sĩ đó Nhiều thông tin, hình ảnh đời tư làm hủy hoại sự nghiệp người
được phản ánh Những biểu hiện bắt thường về hệ giá trị của giới trẻ có liên quan đến sự tác động và ảnh hưởng đến truyền thông có thể kế đến như cuồng nhiệt một cách thái quá trước "thần tượng", ca sĩ ngày càng xuất hiện
nhiều trong sinh hoạt của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay
Vậy thực trạng việc phản ánh hình ảnh về giới ca sĩ Việt Nam hiện
nay trên báo các báo điện tử đang có thành công và hạn chế gì? Hình ảnh của các ca sĩ Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến công chúng? Việc phản ánh hình ảnh ca sĩ Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay chưa? Một tác phẩm báo chí viết về ca sĩ cần đạt những tiêu chuẩn gì để đảm bảo tính giải trí và giáo dục, định hướng? Việc tổ chức, quản lý, xây dựng hình ảnh ca sĩ trên báo điện tử cần phải được thay đổi như thế nào để hướng công chúng có văn hóa thần tượng đúng đắn? Để giải quyết những
vẫn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện
fứ” (khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online từ tháng 1/2017 đến tháng 12 năm 2017) làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới khoa học nghiên cứu truyền thông đại chúng, vấn đề ảnh hưởng và tác động của truyền thông đối với công chúng đã đạt được
những thành tựu quan trọng Có thể kế đến một số tác giả và các công trình nghiên cứu mới về tác động của truyền thông đại chúng, liên quan trực tiếp
đến nghiên cứu công chúng như Denis McQuail (Mass Communication Theory, 2005, London), Claudia Mast (Truyền thông đại chúng — Những
kiến thức cơ bản, Trân Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn, 2003) Trong đó,
Trang 11Denis McQuail nhân mạnh tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng và làm thế nào để nó ảnh hưởng đến công chúng hơn là tập trung vào các định nghĩa, mô hình chung Claudia Mast thì đề cập đến vấn đề hết sức
cơ bản đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng như: Lý thuyết và thực tiễn truyền thông, lĩnh vực nghè nghiệp báo chí; truyền thông,
kinh tế và một số cách thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực truyền thông
Ở góc độ báo chí học, các công trình nghiên cứu về báo chí nói riêng
và truyền thông đại chúng nói chung như: “Truyễn thông đại chúng” của
PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, Nxb Chính trị Quốc gia (2004); “Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông” của Đình Văn Hường, Dương Xuân Son, Tran Quang;
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2011); “Báo chí và dự luận xã hội” của
PGS, TS Nguyén Văn Dững, Nxb Trẻ (2011); “Truyên thông- lý thuyết và kỹ năng co ban” ctia PGS, TS Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb
Chính trị Quốc gia (2012) là những công trình nghiên cứu truyền thông
đại chúng, kỹ năng làm truyền thông, nhấn mạnh cách tiếp cận báo chí học
và nghiên cứu truyền thông đại chúng
Ở góc độ tâm lý học, trong cuốn “7âm lý học ứng dụng trong nghề
báo” của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng (Nxb Thông tấn- 2013) đã khăng định
rất rõ về cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí truyền
thông Tác giả đã khăng định sự hình thành và tác động tâm lý xã hội đến từng cá nhân trong xã hội và các nhóm công chúng theo 4 cơ chế sau: bắt chước, đồng nhất, dạy bảo và hướng dẫn Điều đó cho thấy báo chí đã tác động một cách có ý thức vào các đối tượng xã hội theo những cơ chế nhất
định Tác giả khẳng định: “Vào giai đoạn thanh thiếu niên, vị thành niên và
thanh niên, cơ chế đồng nhất mở rộng đối tượng “hình mẫu” không chỉ là người thân xung quanh, mà có thể là ca sĩ, diễn viên, những nhân vật nỗi tiếng, giỏi giang và cả hình mẫu trong văn học, điện ảnh” Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhân mạnh vai trò và trách nhiệm của báo chí- truyên thông
Trang 12trong việc phản ánh hình ảnh của ca sĩ, người nổi tiếng: “ Một tờ báo không thê thiếu các bài viết về ngôi sao, thần tượng Nhưng nếu khai thác quá sâu
và không cân nhắc hành vi của ngôi sao, thần tượng là hành vi chuân mực
hay lệch chuẩn xã hội, có thể gây ra hậu quả lây nhiễm và bắt chước hành vi
lệch chuẩn, gây tác động xấu về mặt giáo dục đến giới trẻ”
Trong cuốn “25 năm nghiên cứu và đào tạo báo chí truyền thông”
cua Khoa bdo chi va truyễn thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn xuất bản năm 2015 (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) có một số nghiên cứu đáng chú ý như: “Diễn ngôn về người nỗi tiếng và chức năng xã hội của
nó” — của tác giả Nguyễn Thị Thu Giang Bài viết đã khăng định 3 chức
năng xã hội của người nỗi tiếng gồm: Cân bằng nhu cầu giao tiếp của người
đô thị; cung cấp sự đa dạng về căn tính văn hóa và củng cô ý thức hệ
Bài viết “Bước đầu nhận diện nhóm “Người hâm mộ” của tác giả
Hoàng Thị Thu Hà cũng đã đề cập đến nhóm công chúng truyền thông chuyên biệt, đó là nhóm “Người hâm mộ” — nhóm này có sự tiếp nhận và tương tác với một loại sản phẩm truyền thông nào đó ở mức cao nhất Từ sự tương tác này, công chúng có sự đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ với hình ảnh các ngôi sao
Ở một góc nhìn khác, cuốn “Báo chí với trẻ em” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên — Nxb Lao động, năm 2004 đã quy định rõ đạo đức nghề nghiệp nhà báo với trẻ em, các góc độ tiếp cận đổi với các vấn để về trẻ em
và đề ra một số phương thức tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí
Ở góc độ mô tả, phân tích mối quan hệ, tương tác giữa báo chí với sự
phát triển, thương hiệu của doanh nghiệp, quan hệ báo chí với việc hình
thành nhân cách, giá trị sông có một số nghiên cứu:
“Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội” (2012) của Nguyễn Thị Kim Lương đã chỉ ra cơ
sở lý luận của việc phát triên danh tiêng, phân tích các điêm mạnh, điêm yêu
Trang 13trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh Đại học Quốc gia Hà
Nội
Bài viết “Giáo dục giá trị cho giới trẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Tuyên giáo số tháng 7 /2015 của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hang đã khăng định: “Báo chí tác động đến con người nói chung và giới trẻ nói riêng hàng ngày hàng giờ, mọi nơi, làm cho công chúng báo chí “thấm dần” và dần hình thành tất cả các giá trị trong hệ giá trị” Bài viết đã khăng định luận điểm: Báo chí có vai trò quan trọng và hiệu quả trong định hướng giá trị và góp phần xây dựng hệ giá trị cho giới trẻ Với quan điểm phương
pháp thiết kế thông điệp giáo dục giá trị gắn bó chặt chẽ với kỹ thuật quản lý
hình ảnh và phân tích nhân vật trong truyền thông giáo dục, bài viết nêu lên
những thách đối với cơ quan báo chí và những nhà báo trong việc ứng dụng
phương pháp tiếp cận giá trị Để giáo dục giá trị trên báo chí truyền thông,
bản thân mỗi nhà báo, nhà truyền thông trước hết phải là một nhà giáo dục,
và hơn thế là một nhà báo có đủ kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm xã hội và
tuân thủ và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp
Ngoài ra một số luận văn thạc sĩ báo chí đã thực hiện có liên quan
đến báo điện tử, ca sĩ:
Luận văn “Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn dé lý luận và thực tiễn của Phan Văn Tú (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006) Luận văn đã khái quát về Internet và
truyền thông trực tuyến, báo chí trực tuyến và những đặc trưng cơ bản của
báo chí trực tuyến Khảo sát, nghiên cứu cách tô chức và hoạt động của hệ
thống báo chí phát hành trên mạng ở Việt Nam (như cập nhật thông tin hằng ngày, tô chức các diễn đàn, tích hợp các loại hình, trình bày website ) nhằm góp phần nhận diện "tính trội" các đặc trưng của báo chí trực tuyến trong so
sánh với các loại báo chí truyền thống Từ đó tổng hợp phân tích, đánh giá
các kết quả khảo sát và tổng kết những thành tựu cũng như những hạn chế của báo chí trực tuyến Việt Nam những năm qua, phân tích các xu thế dự
Trang 14báo xu hướng phát triển báo trực tuyến ở Việt Nam trong những năm tới đặc
biệt là xu thế tích hợp các loại hình truyền thống trong hoạt động báo chí
Luận văn thạc sỹ ngành Truyền thông đại chúng của Đỗ Minh Hồng:
“Báo điện tử Việt Nam và vấn đề văn hóa dân tộc” (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006) Ở luận văn
này, tác giả đã nêu khái niệm và đặc điểm của báo điện tử, khái niệm văn
hóa và truyền thống văn hóa dân tộc, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
văn hóa dân tộc Nghiên cứu sự vận động và phát triển của báo điện tử cũng như hình thức thẻ hiện nội dung truyền thống văn hóa dân tộc trên báo điện
tử Đánh giá những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn của 4 tờ báo
điện tử: Viet Nam Net, Thanh niên online, Nhân dân điện tử trên lĩnh vực
văn hóa dân tộc Đưa ra những ý kiến đóng góp vào công tác lý luận báo chí
Cụ thê là vai trò của báo điện tử với truyền thóng văn hóa dân tộc
Luận văn thạc sỹ ngành Truyền thông đại chúng của Lê Thị Phước Thao: Hinh ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị
cho giới trẻ Việt Nam (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015) Luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng
hình ảnh người nỗi tiếng trên các tờ báo “Tuôi trẻ” và “Tiền Phong” Từ kết quả đó, phân tích các tác động, ảnh hưởng (tiêu cực và tích cực) của hình
ảnh người nỗi tiếng đối với giới trẻ; khăng định ý nghĩa và hiệu quả của việc
sử dụng hình ảnh người nỗi tiếng để xây dựng hệ giá trị cho giới trẻ Phân
tích vai trò, trách nhiệm, đạo đức của nhà báo trong việc lựa chọn nhân vật
nồi tiếng để phản ánh Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nội dung và phương thức đưa tin, bài, hình ảnh người nổi tiếng trên hai tờ báo ““Tuôi trẻ”
Trang 15trạng, đề ra một số giải pháp nhằm quảng bá hình ảnh công an nhân dân Việt Nam trên một số phương tiện thông tin đại chúng của Bộ Công an
Luận văn thạc sỹ ngành truyền thông đại chúng của Bùi Ngọc Mai:
“Hình ảnh người chiến sỉ công an thủ đô qua báo chí Hà Nội (Khảo sát báo
An ninh thủ đó, Hà Nội mới, chuyên mục “truyền hình AT” và chuyên mục
“Truyên hình Vì an ninh Thủ đô” của Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội từ
thang 1 dén thang 6/2012) ” (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội,
2013) Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát người chiến sỉ công an Qua khảo sát cho thấy báo chí dã phản ánh khá rõ nét về hình ảnh người chiến si công an Thủ đô trên các mặc công tác, góp phần xây dựng được
hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an, giúp độc giả, khán giả hình dung ra
được phần nào các mặt hoạt động của lực lượng công an Thủ dô Báo chí tập trung chủ yếu vào công việc mà chưa khắc họa được dời sông tinh than, dao
đức, lỗi sống của người chiến sĩ công an Về hình thức, báo chí Hà Nội đã sử dụng được nhiều thể loại bài viết đa dạng, phong phú trong việc xây dựng hình ảnh về người chiến sĩ công an Thủ đô, chỉ ra những ưu nhược điểm của báo chí Thủ đô trong việc tuyên truyền hình ảnh người chiến sĩ công an Thủ
đô
Khóa luận Cử nhân Báo chí: “Hinh ảnh con người mới Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” của Phí Thanh
Hường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013 Khóa luận đã chỉ ra
được việc phản ánh hình ảnh con người mới của Việt Nam trong xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các báo điện tử nghiên cứu về tác động, ảnh hưởng của báo chí và truyền thông đối với giới trẻ, như: “Mặt trái của Internet đối với giới trẻ hiện nay” (tác giả Lệ Thuỷ); “Tác động của
mạng xã hội đến tuôi vị thành niên” (tác giả Hồng Đăng); “Người trẻ và sức
đề kháng với truyền thông” (tác giả Thanh Hương); “Tác động tích cực của
truyền thông tác động đến lối sống của sinh viên” (tác giả Đinh Quang Hà);
Trang 16“Giới trẻ và quan niệm về văn hoá đọc kiểu mới” (tác giả Kim Thoa); “Giới trẻ Việt Nam với những trào lưu mới” tác giả Trần Van Mong; “Van dé
thanh niên song thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay (khảo sát trên bao
Thanh niên, Tiền phong, tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến
2011)” - tác giả Nguyễn Thị Hà Giang: “Báo chí Việt Nam với vấn đề truyễn thống văn hoá dân tộc (khảo sát Báo Lao động, Tuần báo Quốc tế, Báo đại đoàn kết)- tác giả Nguyễn Mỹ Hạnh; “Báo chí với vấn đề giáo dục văn hoá cho đối tượng thanh niên” (Điều tra qua tư liệu báo Tiền phong, tạp chí Thanh niên) - tác giả Lê Phương Thảo
Các bài viết chủ yêu nghiên cứu sự tác động của báo chí đối với công
chúng như tình yêu, hôn nhân, lao động, vấn đề sống thử trước hôn nhân, vấn đề văn hoá truyền thống: chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của báo
chí tác động vào công chúng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp giúp báo chí
phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong việc phản ánh của báo chí
Tóm lại, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử Tuy nhiên, các nghiên cứu trên là
tiền đề cho việc khảo sát, phân tích đề tài: “Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên
báo điện tử hiện nay” (khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online
năm 2017)
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo
sát, đánh giá thực trạng hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử thuộc diện
khảo sát; ảnh hưởng của thực trạng này với công chúng Việt Nam hiện nay
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử hiện tại và thời gian tiếp theo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vân đê lý luận liên quan đên dé tai
Trang 17- Khảo sát, phân tích thực trạng hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo
VietNamnet va Thanhnien Online trong nam 2017
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và cải thiện hình ảnh ca sĩ
Việt Nam trên báo điện tử
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo
điện tử
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tác giả tập trung khảo sát, nghiên cứu các bài viết mang thông diệp
về ca sĩ Việt Nam trên 2 báo điện tử là VietNamnet và Thanhnien Online
trong năm 2017
- Lựa chọn 2 báo trên để khảo sát vì:
+ VietNamnet 1a trang báo ra đời sớm, có lượng độc giả lớn, là trang
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về báo chí; Lý luận chung về báo chí - truyền thông
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng nguồn thông
tin, các kết quả nghiên cứu trước đó đã được công bố để làm sáng tỏ cho vấn đề mình nghiên cứu Đây chính là những lí thuyết cơ sở cho việc đánh
giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho
vẫn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích văn bản: Là phương pháp dùng đề thu thập,
10
Trang 18xử lý số lượng và phân tích các tác phâm về ca sĩ Việt Nam trên báo điện
tu VietNamnet va Thanhnien Online trong nam 2017
- Phương pháp thảo luận nhóm
Đề thu thập ý kiến của công chúng, luận văn sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm, trong đó tập trung tô chức thảo luận nhóm dé lay y kién vé anh
hảnh hưởng của ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử đối với công chúng
- Phương pháp điều tra, khảo sát
Để điều tra, khảo sát, chúng tôi sử dụng bảng hỏi đưa ra gồm 15- 20 câu hỏi xoay quanh việc ảnh hưởng của ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử đối
với công chúng
Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số độc giả hay
theo dõi tin, bài, các chuyên mục về các ca sĩ Việt Nam đề tìm hiểu tâm tư,
suy nghĩ, đánh giá khách quan của họ về hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo
điện tử
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về vai trò,
chức năng của báo chi; viéc tô chức thông điệp, hình ảnh, sự ảnh hưởng, tác
động, của báo chí đối với công chúng Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một minh chứng về vai trò và tác động to lớn của hình ảnh ca sĩ đối với công chúng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về báo chí, quan hệ công chúng, PR, hình ảnh, .; các cơ sở đảo tạo báo
chí; tổ chức sự kiện
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính
sách, giải pháp về công tác quản lý báo chí, quản lý nghệ sỹ, ca sĩ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử,
11
Trang 197 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiên về hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử
Chương 2: Thực trạng hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử được khảo sát
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hình ảnh ca sĩ
Việt Nam trên báo điện tử
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương trên
12
Trang 20CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE HINH ANH CA
SI VIET NAM TREN BAO DIEN TU
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Quang ba Quảng bá theo Từ điển Tiếng Việt là phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin'
Quảng bá được hiểu là sự pho bién rộng rãi về một đối tượng nảo đó
băng các phương tiện chuyền tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo
ra nhu cầu tiêu dùng
Quảng bá là cách thức của một cá nhân, một doah nghiệp, một địa
phương, nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phâm trước công chúng,
có lợi cho cá nhân hoặc sản phẩm của doanh nghiệp, đó trong công
chúng Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thực hiện quảng bá là hoạt động cần thiết quan trọng Vì thông qua quảng bá, có thê
làm thay đổi nhận thức, hiểu biết trong các tầng lớp xã hội
Jane Jonhston và Claza Zawawl, hai nhà nghiên cứu PR người Australia đã đưa ra khái niệm quảng bá như sau: “Quảng bá (promotion) là
những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đây lợi ích, lợi nhuận cho một cá
nhân, một sản phẩm hay một tổ chức”
Vậy ta có thể hiểu quảng bá hình ảnh một cá nhân hay một diễn viên
điện ảnh chính là việc tạo ra hình ảnh và thông tin tích cực của cá nhân, diễn viên đó với mục đích giới thiệu rộng rãi, tạo ảnh hưởng có lợi trong công
Trang 21nói chung nhưng ở quy mô các nhân Lúc này nó đóng vai trò phát triển hình
ảnh của một cá nhân, của ca sĩ thông qua các hoạt động truyền thông
Hình ảnh cá nhân phải luôn gắn liền với thực tế của cá nhân đó,
không thể tạo ra những hình ảnh giả tạo, che giấu sự thật trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới hội nhập với tính công khai, minh bạch ngày càng
cao Một hình ảnh cá nhân hay một hình ảnh ca sĩ chỉ có thể tồn tại lâu dài
khi nó phản ánh chân thực những giá trị của cá nhân đó như ngoại hình, tính
cách, học thức, tài năng, cách đối nhân xử thé, vị thé
Như vậy có thể hiểu quảng bá hình ảnh ca sĩ là phổ biến rộng rãi các
thông tin cần thiết, nôi bật và đặc trưng nhất của ca sĩ đó, là những hoạt động
nhằm tạo ra hoặc thúc đây niềm tin và những ấn tượng của công chúng lưu giữ mà ca sĩ đó mong muốn Trong lĩnh vực giải trí, quảng bá có vai trò rất
quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của một cá nhân, một
sản phẩm, góp phần quan trọng vảo sự thành công của một cá nhân hay một sản phẩm giải trí
112 Hình ảnh
Thuật ngữ hình ảnh có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Imago” và có quan
hệ mật thiết với một từ la tinh khác là “Imatari” - dùng chỉ sự mô phỏng,
phỏng theo
Theo từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê làm chủ biên của
Viện Ngôn ngữ học tái bản 2010 thì: “Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được băng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc đề lại ấn tượng
nhất định và tái hiện trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách
diễn đạt”
Theo triết học, “hình ảnh” được coi là kết quả của sự phản ánh khách
thể, đối tượng vào ý thức của con người Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là
những cảm giác, tri giác, biểu tượng Ở trình độ tư duy, đó là những khái
? : Hoàng Phê (chủ biên) (2010), 7ử điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội tr 605
14
Trang 22niệm, phán đoán và suy luận Về mặt nguồn góc, hình ảnh là khách quan, về
cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan Hình thức thê hiện vật chất của
hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình kí hiệu khác
nhau
Xét về góc độ của công việc tạo dựng hình ảnh thì hình ảnh là nghệ
thuật mô phỏng và mô tả hình dáng bên ngoài của một đối tượng hoặc một con người Đó là sự hình dung về con người, đồ vật hay một tô chức được hình thành trong nhận thức công chúng với sự giúp đỡ của các chuyên gia quan hệ công chúng, quảng cáo hoặc tuyên truyền
Hình ảnh là khoa học và nghệ thuật mô phỏng hoặc mô tả hình dáng bên ngoài của một đối tượng hoặc con người Đó là những hình dung về một
con người, đồ vật, tổ chức được hình thành trong nhận thức của công chúng
với sự giúp đỡ của quảng cáo, quan hệ công chúng hoặc tuyên truyền
Hình ảnh chính là dạng văn bản thông tin thu gọn Khi con người không thê xử lý những văn bản có dung lượng lớn thì sẽ sử dụng các phương
án rút gọn của nó Bắt kì hình ảnh nào với tư cách văn bản rút gọn có thể phát triển thành văn bản đầy đủ khi cần Khác với cách hiểu thông thường về
văn bản bằng lời, hình ảnh là văn bản được xây dựng bằng tất cả các kênh
(kênh hình ảnh, kênh hành vi, ) được coi như một thao tác rút gọn hoặc
mở rộng văn bản Theo đó việc điều chỉnh văn bản trong nhiều trường hợp là
việc thay thế những điểm nhìn thị giác (hoặc những đặc điểm khác) không
bản chất thành những đặc điểm mang tính quan trọng hơn theo cách nhìn
nhận cuã một hình ảnh nào đó
Từ các khái niệm, cách hiểu khác nhau như vậy, ở luận văn này, tác
giả cho rằng, hình ảnh được hiểu là chân dung, diện mạo, hình dáng, tính
cách, cách ứng xử, là toàn bộ mọi khía cạnh của cá nhân Hình ảnh đó là kết
quả của những gì cá nhân đã nói, đã làm, và là những gì mà người khác nói
về cá nhân đó và được lưu giữ trong tâm trí của công chúng
15
Trang 23Hình ảnh đóng vai trò quan trọng và hữu hiệu trong việc tạo dựng thiện cảm ban đầu bởi những tính chất sau đây:
* Thứ nhất, hình ảnh là kênh cung cấp nhiều thông tin cho người
nhận, không cần phải dịch ra các thứ tiếng khác nhau
* Thứ hai, hình ảnh là kênh thông tin cô đọng, được người xem ghi
nhớ tốt hơn
* Thứ ba, hình ảnh là kênh thông tin có tác động ngoài tầm kiểm soát của ý thức
* Thứ tư, hình ảnh là kênh thông tin dang tin cay
* Thứ năm, hình ảnh là bức tranh thu nhỏ về con người trong xã hội
11.3 Ca sĩ
Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản
thân mình với nhiều thể loại nhạc: pop, rock, jazz, Hat la mét kĩ năng dé
tao ra âm nhạc bằng giọng hát của các ca sĩ, và các âm thanh được phát ra lớn hơn so với nói chuyện bình thường bởi giọng và âm điệu
Ca sĩ có thể biểu diễn những bài hát với các dụng cụ nhặc hoặc không Hát thường được thực hiện với một nhóm các nhạc sĩ, còn gọi là hợp
xướng, khi được tổng hợp nhiều giọng khác nhau, hoặc có thể là một nhóm
nhạc sĩ biểu diễn dùng công cụ nhạc như nhóm nhạc rock hoặc kiểu ban
được chuyên nghiệp cần phải có nhiều thời gian luyện tập tận tụy và thường
xuyên Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt như ca sĩ Justin
Bieber, Lệ Rơi, đã nỗi tiếng vì được biết đến qua Youtube Các ca sĩ
chuyên nghiệp thường tập trung vào một lĩnh vực âm nhạc Họ thường phải
16
Trang 24học qua lớp sư phạm âm nhạc bởi các thầy giáo kinh nghiệm về âm giọng trong sự nghiệp ca hát của họ
Ca sĩ để lại ấn tượng trong lòng người nghe nhờ giọng hát Không chỉ thế, cac sĩ còn có vẻ ngoài ưa nhìn, vũ đạo giỏi Trong xu hướng hiện
nay, yếu tố sau càng được xem trọng Họ thường xuất hiện dưới ánh đèn sân khẩu các show diễn, các phòng trà hay các áp phích với hình ảnh lộng lẫy
Ca sĩ, nhất là ca sĩ nồi tiếng, luôn có người đưa rước, săn đón Họ có thu nhập khá cao Cuộc sống của họ trở thành niềm mơ ước của nhiều người
Giới ca sĩ trở thành người của công chúng Cuộc sống đời thường
của họ, những tình cảm của họ, hay bất cứ điều gì liên quan đến họ đều được
công chúng quan tam và muốn biết Vì vậy, họ phải chú ý hơn đến việc tạo dựng hình ảnh của mình trước công chúng Và hình ảnh của họ trở thành một nguồn đề tài khai thác của truyền thông
Như vậy có thê hiểu ca sĩ “là nghệ sĩ chuyên về hát””, người chuyên
hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, người thực hiện, biểu diễn các bài hát
băng giọng ca của bản thân mình
1.14 Báo điện tử
Khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được ứng dụng khoa học công
nghệ thì báo chí không thể tránh khỏi những tác động Kết quả là những tờ
báo điện tử đã ra đời theo xu thế phát triển của thời đại
Hai thập kỷ trước đây, báo điện tử còn là một thuật ngữ khá lạ lẫm ở Việt Nam Dù vậy, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ,
báo điện tử ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
Báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu
thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đôi
cách truyền tin và tiếp nhận thông tin
3 : Viện ngôn ngữ học (2002): Từ điển tiếng Việt phổ thông, nxb Phương Đông, trang 88
17
Trang 25Báo điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp
thông tin sống động bằng chữ viết và âm thanh chỉ trong vài phút đến vài
giây, với số trang không hạn chế Báo điện tử là hình thức báo chí được sinh
ra từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố
công nghệ cao như một nhân tố quyết định, qui trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu
Do đó, dù “sinh sau đẻ muộn” so với các loại hình báo chí lâu đời khác nhưng sự ra đời của báo điện tử đã mở ra một cuộc cách mạng về thông tin, thực sự mang lại diện mạo mới cho nên báo chí hiện đại Tại Việt Nam,
dù mới phát triển nhưng báo điện tử đã nhanh chóng phát triển về số lượng,
chất lượng và ngày càng khăng định được vị trí của mình trong đời sống báo
chí, đời sống xã hội của đất nước, tạo nên một mạng thông tin báo chí điện
tử sôi động, có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày Có thê nói, với gần 200 tờ báo điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay đang tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng
báo điện tử Việt Nam
Cho đến nay, người ta đã đưa ra những tên gọi khác nhau để chỉ loại hình báo chí trên mạng Internet như: Báo trực tuyến (Online Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo dién tu (Electronic Journal)
Đến nay có nhiều người sử dụng các khái niệm khác nhau:
Năm 2011, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xuất bản cuốn sách
“Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” do TS Nguyễn Thị Trường
Giang chủ biên đã sử dụng thuật ngữ “Báo mạng điện tử” dé nghiên cứu, với
những lí do”:
mới này là con đẻ của sự phát triên vượt triên vượt bậc của công nghệ thông
+; Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ
bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội tr 25
18
Trang 26tin, hoạt động được nhờ các phương tiện tiên tiễn, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, phần mềm ứng dụng
của loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức
thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với các lưu
trữ thông tin dưới dạng đữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết — các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế “nở” ra với số trang không
hạn chế
- — Tên gọi này chỉ rõ người làm báo và người đọc báo đều phải có
trình độ nhất định
mạng, điện tử Chính vì vậy tên gọi nảy thỏa mãn được các yếu tố Việt hóa,
đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khăc phục được sự “thiếu” về
nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai
PGS.TS Nguyễn Đức Dũng, trong cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí”
đưa ra cách hiểu: “Báo mạng điện tử là một loại hình bảo chí được sinh ra
từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ thông tin, hoạt động được
nhờ các phương tiện kĩ thuật tiên tiễn, số hóa, các máy tính nỗi mạng và các
server, các phần mêm ứng dụng "”” Cùng với đó, PGS.TS Nguyễn Đức
Dũng trích dẫn quan niệm của tiến sĩ báo chí Mark Duêz về loại hình báo
mạng điện tử như sau: Báo mạng điện tử là hình thức báo chí kế thứ tư sau
bao in, báo nói, báo hình, nhưng lại có những đặc điểm khác hắn so với các
loại hình báo chí truyền thống Báo mạng điện tử sử dụng công nghệ cao như một nhân tố quyết định Các phóng viên mạng điện tử phải lựa chọn phương tiện nào tốt nhất để đăng một câu chuyện (tính đa phương tiện), phải đặt ra một không gian, một đường dẫn đề tạo sự tương tác giữa tác phẩm và công chúng (tính tương tác cao), phải cân nhắc để kết nối, đồng thời mở
5: Nguyễn Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông Tắn, Hà Nội, tr
220
19
Trang 27rộng những câu chuyện, đưa người đọc từ không gian này đến không gian
khác (tính siêu văn bản)”
Trong luận van nay, tac gia sé su dụng thuật ngữ “Báo Điện tử” được quy định trong Khoản 6, Điều 3, Chương 1 của Luật Báo chí (năm 2016):
“Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”
Theo cách hiểu của tác giả luận văn, báo điện tử với tư cách là một loại hình báo chí tồn tại dưới dạng một trang web và phát hành dựa trên nên
tang Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và mang tính tương tác cao Báo điện tử được xuất
bản bởi toà soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di
động, máy tính bảng có kết nói Internet Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng vì nó không phụ thuộc vào
không gian, thời gian Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói
quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển của báo giấy truyền thống
Báo điện tử khác với báo giấy là nó được cập nhật thường xuyên hơn, nhanh hơn và mới hơn Nó khác với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường xuyên truy
cập
Hiện nay, báo điện tử ở Việt Nam rất phong phú và được chia thành
hai dạng Thứ nhất là các tờ báo điện tử hình thành và phát triển độc lập,
không phải phiên bản của bao in: Vnepress.net, Vietnamnet.vn, Dantri.com,
Vnmedia, Vietnamplus Loại thứ hai là bài báo điện tử ra đời được coi như
một phiên bản của báo In như: Thanh niên Online, tuoitreonline,
tienphongonline, Lao động điện tử
° : Nguyễn Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông Tắn, Hà Nội, tr
221
7; Quốc hội (2016), Luật Báo chí
20
Trang 28Báo điện tử có đặc điểm chính là: là một tổ chức chính trị, xã hội
nhất định, được cấp phép hoạt động Có thể sử dụng tích hợp các loại hình
báo chí khác đề truyền tải thông tin đến công chúng Hoạt động của một tờ
báo điện tử phải tuân theo luật Báo chí và được coi là hoạt động chính trị,
phục vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân
Đặc trưng của báo điện tử Khả năng đa phương tiện
Không phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của báo điện tử đã
mở ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong
hệ thống truyền thông đại chúng nói riêng Điều này xuất phát từ đặc điểm khu biệt quan trọng nhất của báo điện tử là khả năng đa phương tiện Có thê
coi khả năng đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của báo điện tử Khả
năng đa phương tiện của báo điện tử thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ, hải hoà
các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ hoạ, hình khối Khi
vào thăm một tờ báo trực tuyến, công chúng bắt gặp đồng thời sự có mặt của phát thanh, truyền hình và báo in Không chỉ được đọc nội dung thông tin,
họ còn có thê nghe một khúc nhạc, xem một đoạn phim hay ngắm mot seri ảnh động hoặc tĩnh Báo trực tuyến tích hợp sức mạnh riêng của các
PTTTĐC truyền thống, khắc phục được sự khô khan của những hình thức trình bày, trang trí “chết” trên báo in, không buộc người đọc phải tưởng
tượng ra diễn biến của sự kiện bằng những ân thanh “chay” của phát thanh,
cũng không biến khán giá thành thụ động trước hệ thống chương trình cố
định, tuần tự như truyền hình Báo điện tử đem lại những thông tin đặc biệt sống động, hấp dẫn Thông tin của báo điện tử có sự bồ trợ, nâng đỡ của các
track âm thanh trung thực, cáco video clip sinh động và các seri ảnh báo chí
rõ nét đến hoàn hảo Tuy nhiên trong điều kiện còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, khi đường truyền băng thông rộng chưa được ứng dụng rộng rãi như
hiện nay thì khả năng đa phương tiện của báo điện tử chưa được khai thác, tận dụng triệt dé
21
Trang 29Khả năng đa phương tiện làm nên hiệu quả của thông tin báo điện tử
nhưng nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của trình duyệt khi hiển
thị trang báo Phần lớn người đọc báo điện tử hiện kết nối qua đường điện
thoại với tộc độ tối đa chỉ đạt 56 kbps về mặt lý thuyết, còn thực tế tốc độ
thấp hơn nhiều do phụ thuộc vào chất lượng đường truyền, số lượng người truy cập, tốc độ của máy chủ Nghiên cứu khoa học cho hay, ngưỡng thất vọng của người đọc khi “download” (tải xuống) một trang web là 10 giây Nếu nội dung không xuất hiện trong vòng 10 giây tiếp theo thì 90% người đọc sẽ ấn nút Stop của trình duyệt để ngưng tải trang web đó Vì vậy một
trang báo điện tử rườm rà nặng đồ hoạ, với quá nhiều track âm thanh, video
clip hình ảnh mà đường truyền kém đồng nghĩa với việc đánh mất bạn đọc
Tinh tuc thời và tính phi định ki
Báo điện tử vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống khác ở
chỗ: tính thời sự của sự kiện, thông tin đến với độc giả gần như tức thời Nội
dung thông tin của báo điện tử không bị giới hạn không bị cô định trên mặt
giấy và cũng không bị hạn chế bởi thời lượng phát sóng nên có thể bồ sung cập nhật thông tin bất cứ lúc nào và không hạn chế số lượng
Với báo in, kỳ phát hành tối đa cũng chỉ dừng lại 3 lần/I ngày, phát
thanh - truyền hình, tiến xa hơn một bước, có thể truyền, phát thông tin trực tiếp Song song với diễn biến của sự kiện nhưng lại đòi hỏi sự chuẩn bị chu
đáo, công phu về nhân lực và nhiều trang thiết bị kỹ thuật cồng kènh, tốn
kém
Báo điện tử đã vượt qua những rào cản này và tỏ rõ tính năng động,
linh hoạt có một không hai Báo điện tử không mất thời gian chuẩn bị kích
rích, không bị chậm trễ trong khâu in ấn rồi tô chức phát hành Nội dung thông tin của báo điện tử không bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, hạn
hẹp trên mặt giấy, cũng không bị chế ước bởi những nguyên tắc bắt di bất
dịch về thời lượng phát sóng Thông tin của báo điện tử được lưu giữ dưới
22
Trang 30dạng tập dữ liệu trên đĩa từ nên có thê được bổ sung bất kỳ lúc nào, bất kế
dung lượng bao nhiêu
Kha năng này khẳng định thông tin của báo điện tử là thứ thông tin
nóng nhất, tươi mới nhất, đầy đủ nhất Lấy ví dụ sự kiện 11/9 chỉ sau cú
đâm vào toà tháp thứ nhất, truyền hình CNN đã có ngay những hình ảnh đầu tiên về thảm hoạ này vào 18 phút sau đó, CNN truyền hình trực tiếp cú đâm của chiếc Boeing thứ hai vào toà tháp còn lại Đó là những hình ảnh “nóng”
mà chỉ có truyền hình mới làm được Tuy nhiên, cũng chỉ 15 phút sau khi sự kiện xảy ra, các tờ báo trực tuyến, trong đó nổi bật là www.cnn.com, cũng
đã kịp cung cấp cho công chúng “khát” tin diễn biến của sự kiện Điều đáng chú ý, ngoài việc thông tin những gì đang xảy ra, báo trực tuyến cho phép công chúng tiếp cận với nhiều thông tin mang tính tư liệu, lịch sử, và tất cả
những gì liên quan đến toà tháp đôi, máy bay, danh tính của nạn nhân trên
máy bay, trong toà tháp, những kẻ bị tình nghi là thủ phạm v.v Những dữ
liệu này đã có từ trước và luôn trong trạng thái sẵn sảng “nhận niệm vụ”
Thông tin báo điện tử phá vỡ tính định kỳ thường có của các loại hình báo chí truyền thống khác Đó là thứ thông tin không chỉ được cập nhật, mà
cập giờ thậm chí cập thì Khi một sự kiện xảy ra, những thông tin đầu tiên
đơn giản mang tính thông báo sẽ đến với công chúng và tiếp sau đó sẽ là sự
bổ sung những tình tình tiết mới, vấn đề mới Liên tục như vậy, thông tin
trên báo điện tử được làm mới, được bổ sung bắt kỳ thời khắc nao
Trên thế giới, có những tờ báo cứ 15 phút lại có cái mới, có thay đổi,
cá biệt có nhtmg ty nhu www.bbc.com, www.cnn.com, www.reuters.com cu
vài phút thông tin lại được làm mới Ở Việt Nam, do nhiều điều kiện, tính
thời sự và phi định kỳ chưa được thực sự chú ý www.vnn.vn và
WwWwW.Vvnexpress.net, tienphong.vn xử lý xong tin nao là đưa lên mạng ngay Ngày nay, các báo cập nhật thông tin liên tục từng giờ, từng phút
Tinh tương tác
23
Trang 31Theo từ điển từ và ngữ Tiếng Việt thì tương tác “1à sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối tượng người hoặc vật
Tương tác có tác động rất quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và hoạt động báo chí nói riêng Tương tác là đặc điểm chính của công
nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong truyền thông Người đọc có thê
chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin chứ không đơn thuần nhận thông tin từ tờ báo
Hơn bất kỳ một loại hình báo chí nào khác Báo điện tử có tính tương tác cao, thể hiện rõ tính đại chúng và thoả mãn được nhu cầu thông tin đa
chiều của người đọc Theo lý thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa công chúng và toà soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thê hiện hiệu quả truyền thông đồng thời tạo cơ sở để toà soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo hướng tăng cường chất lượng Đặt trong mối tương quan so sánh khả năng tương tác của báo điện tử với các
PTTTĐC truyền thống thì báo điện tử có nhiều ưu thế hơn hắn Báo điện tử
do tận dụng tính năng của mạng Internet đã thiết lập được một kênh thông tin phản hồi tốc độ, tin cậy và đặc biệt hiệu quả Nếu như các PTTTĐC
truyền thống tạo lập kênh thông tin phản hồi bằng các chuyên trang, chuyên
mục như: “Bạn đọc viết” (của báo In), “Hộp thư truyền hình” (của truyền
hình), “Bạn nghe đài” (của phát thanh) thì hiện nay, hầu hết các tờ báo
điện tử đều xây dựng một địa chi “e-mail” (hòm thư điện tử) riêng trong nỗ lực tạo quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa độc giả với bản báo Trong khi các
PTTTĐC truyền thống có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin phản hồi
do nhiều nguyên nhân khách quan như thời gian, thất lạc thì báo điện tử
với hòm thư có ưu điểm nỗi bật là tốc độ, toà soạn tức thời nhận được những
thông tin phản hồi từ phía người đọc, nhờ thế nhanh chóng đưa ra những
biện pháp điều chỉnh nội dung hình thức tờ báo sao cho phù hợp với nhu cầu
người đọc Mặt khác, do hạn chế về thời lượng chương trình, khuôn khổ số
trang, các PTTTĐC truyền thống không thể hồi đáp đầy đủ các thông tin
24
Trang 32phản hỗồi của công chúng, dễ gây cảm giác những ý kiến không được tiếp
nhận Điều này phần nào làm giảm hiệu quả truyền thông Tất cả những trở
ngại trên đã được khắc phục ở báo trực tuyến Các thông tin phản hồi gửi
đến toà soạn qua email đến đúng địa chỉ như thư “bảo đảm” và chắc chắn
được toà soạn tiếp nhận Ngoài email, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua số
điện thoại đường dây nóng (hot line) để trao đổi trực tiếp với tòa soạn khi cần thiết Ngoài ra, báo điện tử trội hơn các PTTTĐC truyền thống ở khả năng gắn kết lưu giữ độc giả bằng hình thức phân phối báo theo yêu cầu Khi người đọc bằng vài thao tác đơn giản tiến hành đăng ký và cung cấp địa chỉ
thư điện tử của mình cho toả soạn, toà soạn sẽ gửi bản tóm tắt số báo mới
dưới dạng thư điện tử có chứa siêu liên kết tới toàn văn nội dung Việc gửi bản tóm tắt nội dung số báo mới không những giúp độc giả không mất thời
gian đọc toàn bộ số báo nhưng vẫn có thê nhanh chóng, chủ động xác định
nội dung thông tin cần tìm, mà còn thể hiện sử quan tâm của toà soạn với mỗi độc giả Đây là một phương thức lôi cuốn độc giả độc đáo chỉ có ở báo
điện tử
Thông qua e-mail, báo điện tử còn có khả năng thành lập các diễn đàn
có sức hút lớn với độc giả Các diễn đàn trên báo điện tử được tổ chức
thường xuyên và được coi như một chuyên mục nơi toà soạn dành đăng ý
kiến của người đọc về một vấn đề nhất định Thực tế cho thấy, các diễn đàn
trên báo điện tử thu hút được một khối lượng lớn công chúng tham gia Phần
vì diễn đàn trên báo điện tử luôn bản luận về một vấn dễ thời sự nổi cộm,
đang là mối quan tâm của dư luận xã hội, phần vì chúng tận dụng được ưu
thế không bị giới hạn, bó buộc trong một khuôn khô, đặc biệt là ưu thế tức
thời của báo điện tử Ở các diễn đàn này, độc giả có thê gửi thư điện tử tự do
bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng trước một sự kiện, van dé
do toà soạn hoặc do chính họ đặt ra Diễn dan không chỉ thu hút họ đến với báo mà còn tạo ra không khí tự nhiên, khách quan dân chủ đề độc giả nhận thấy rằng tờ báo tôn trọng độc giả, có tôn chỉ mục đích hoạt động vì lợi ích
25
Trang 33của độc giả và đất nước, giai cấp nó bảo vệ Tính tương tác của báo điện tử
còn được thê hiện rõ nét nhất khi nó thực hiện chức năng Vote (bỏ phiếu)
Trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, hoặc
nhu cầu thăm đò dư luận về chính tờ báo, chương trình phát thanh, truyền
hình các PTTTĐC thường phải dành nhiều thời gian, công sức và chi phí đáng kê đề tiến hành điều tra, thống kê xã hội học Tuy nhiên, những công việc tỷ mân, mất thời gian như ¡n ấn tài liệu, phát câu hỏi, ghi chép ý kiến,
xử lý dữ liệu với báo điện tử đã trở nên lỗi thời Với sự trợ giúp của máy tính, công tác điều tra, thống kê xã hội học của báo điện tử trở nên vô cùng đơn giản, nhanh chóng và chính xác Có thế nói, khả năng tương tác cao của
báo điện tử chính là biểu hiện sâu sắc của tính nhân dân mà báo chí Việt
Nam đang cố gắng đạt tới Đó là điều kiện khuyến khích, thu hút đông đảo
công chúng tham gia cung cấp thông tin, xây dựng tác phẩm báo chí Mặt khác, tính tương tác cũng là sợi dây liện kết chặt chẽ công chúng với tờ báo,
với bài báo, thậm chí với mỗi nhà báo Với đặc điểm này, báo điện tử được
coi là loại hình đáp ứng một cách lý tưởng nhất yêu cầu đặt ra đối với một PTTTDC ma mô hình truyền thông của Claude Shannon đề ra
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin
Sẽ không quá khi cho rằng internet nói chung, báo điện tử nói riêng
là cuốn bách khoa thư lớn nhất của loài người Báo điện tử không có số trang hạn định, không quan tâm đến thời gian, thời lượng phát sóng, nên nội dung
thông tin của báo điện tử có thê phát triển không giới hạn nhờ việc thiết lập
các “hyrperlink” — siêu liên kết Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới mất với các thông tin tham chiếu, bổ sung trong cùng một chủ dé Chang hạn, ở trang chủ, từ tít và tít
dẫn, siêu liên kết sẽ dẫn người đọc đến toàn văn nội dung chính của tác
phẩm báo chí Trong phần nội dung này, lại chứa một số các siêu liên kết
dẫn đến các nội dung thông tin khác có liên quan trên từng mặt cụ thể Trong phần nội dung chuyện biệt cụ thể này, lại có tiếp những siêu liên kết khác
26
Trang 34Siêu liên kết có mặt trong nhiều trang báo khiến các số báo điện tử
không tôn tại độc lập, riêng lẻ mà thực sự đã trở thành kho tư liệu không lô,
nơi công chúng có thê dễ dàng tìm kiếm, thu nhận lượng thông tin toàn diện,
phong phú về mọi vấn đề Nhờ siêu liên kết, người đọc còn có thê tra cứu
những dữ liệu lịch sử trong kho lưu trữ của báo điện tử một cách nhanh
chóng nhất mà không có thư viện nào, không một hình thức tích lũy, lưu trữ nào của các PTTTĐC truyền thống làm được Bằng việc thiết lập các siêu
liên kết, báo điện tử có nhiều lợi thế hơn hắn báo ¡n, phát thanh, truyền hình
trong khả năng cung cấp bức tranh thông tin toàn cảnh, đầy đủ, trọn vẹn Nội
dung thông tin đăng tải trên báo điện tử có tính khách quan rất cao Sự việc
được nhìn nhận dưới mọi góc độ, mọi khía cạnh giúp cho công chúng có thê
tự lý giải sự việc theo cách của mình và tự rút ra kết luận Tuy nhiên, siêu
liên kết cũng có mặt trái Việc xây dựng siêu liên kết dày đặc là cần thiết
nhưng các siêu liên kết cần phải có sự kiểm duyệt về cả nội dung thông tin
lẫn bản thân sự tôn tại của nó Quá lạm dụng siêu liên kết sẽ khiến người đọc
lạc trong biển thông tin của internet và không dễ gì trở lại với nội dung thông tin ban đầu
1.2 Đặc điểm, vai trò của hình ảnh ca sĩ trên báo điện tử
1.2.1 Đặc điểm ca sĩ
Các ca sĩ - chủ thê trong xã hội đã hình thành nên một nhóm có đặc
điểm giống nhau đó là đem giọng hát của mình để phục vụ công chúng và
được gọi là “giới nghệ sĩ”, đây cũng là một bộ phận, cầu trúc năm trong hệ
thống xã hội và có những chức năng riêng phù hợp với vai trò và địa vị đang
đảm nhận, qua đó duy trì sự ton tai của cấu trúc trong hệ thống xã hội
Ca sĩ có nhiều cơ hội thành đạt và khăng định mình Ca sĩ là con
người của công chúng nên vằng hào quang vây quanh họ chăng phải điều gì
xa lạ với bạn Tuy nhiên, ca sĩ là một nghề có tính chọn lọc khắt khe và tính
đào thải khốc liệt Bởi đây là lĩnh vực của sự thăng hoa, cái đẹp và sự sáng
27
Trang 35tạo không ngừng Hơn nữa, đây là lĩnh vực hội tụ những nhân vật tài năng và thu hút sự chú ý của công chúng
Ca sĩ là một nghề không dành cho tất cả mọi người Sự chọn lọc của
nó gắn với các tô chất mà không phải ai cũng có được Đề trở thành ca sĩ
phải là những con người thực sự có năng khiếu Và ngay cả khi đã trở thành
ca sĩ ni tiếng, con đường phía trước vẫn là sự nỗ lực không mệt mỏi để
khăng định mình
Giao thiệp rộng rãi và phong phú
Ca sĩ có nhiều cơ hội đề tiếp xúc với những nhóm người khác nhau
trong xã hội: công nhân, nông dân, doanh nhân, thương nhân, cầu thủ, v.v
Không những thế, ca sĩ có thê tiếp xúc với những người đến từ nhiều vùng,
nhiều dân tộc Không gian sống của bạn sẽ mở rộng Sau những chuyến đi,
bạn sẽ có vốn sông, vốn hiểu biết vô cùng phong phú Đây có thê coi là một lợi thế và cũng là một nhiệm vụ trong nghề nghiệp này Bởi vốn sống, vốn
giao tiếp càng rộng rãi nghĩa là khả năng hóa thân của bạn vào các nhân vật khác nhau cảng đa dạng và sinh động
Một nghệ đây sáng tạo Sáng tạo được coi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất đối với người ca sĩ Điều này đòi hỏi bạn phải có sức sáng tạo trong diễn xuất
Nếu không có khả năng sáng tạo, biến hóa, bạn sẽ nhanh chóng trở nên cũ
kĩ, nhàm chán
Sigmud Freud đã viết: “Nghệ sĩ và người thường giống nhau ở chỗ
cả hai cũng có ảo mộng Nhưng nghệ sĩ khác người thường ở chỗ họ có năng
lực thăng hoa để biến ảo mộng trở thành tác phẩm nghệ thuật” Do đó ca sĩ,
họ có chức năng đặc biệt mà theo Sigmud Freud nói đó là sử dụng “năng lực
thăng hoa” của mình đề biến những ảo mộng trở thành tác phẩm nghệ thuật
và bấy giờ cái ảo mộng đó không còn là một cái gì đó xa xôi mà nó đã là
một tác phẩm thực thụ có thể nhìn thấy được và đem phục vụ được cho công
chúng đó là điểm khác nhau giữa nghệ sĩ với người thường
28
Trang 36Thu nhập khả cao và sức ảnh hưởng lớn
Hàng năm, tạp chí danh tiếng Fobes của Mỹ đều bình chọn một danh
sách một trăm ngôi sao quyền lực nhất thế giới dựa theo các tiêu chí:
thu nhập tài chính, tầm ảnh hưởng và khả năng thu hút sự chú ý của công
chúng của các nhân vật nổi tiếng thế giới trong những lĩnh vực: nghệ thuật,
thê thao, truyền hình Ca sĩ luôn chiếm tỉ lệ lớn trong danh sách này Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, những ca sĩ còn trở thành các nhà hoạt động văn
hóa, đại sứ thiện chí của các tô chức quốc té
Tuy nhiên, bước vào nghề nghiệp này, bạn cũng phải đối điện với một thực tế rằng: thu nhập trong nghề diễn viên khá bấp bênh, đặc biệt trước khi
bạn có một sự nồi tiếng nhất định Điều này có nghĩa là, danh vọng và tiền
bạc có thể sẽ không tới ngay khi bạn bước chân vào nghề, và bạn có thể sẽ
phải đối điện với những ngày tháng thực sự khó khăn Điều này thậm chí có
thé kéo dài, liệu bạn có chấp nhận đối mặt?
1.2.2 Vai trò của hình ảnh ca sĩ trên bảo điện tử 1.2.2.1 Vài nét về ca sĩ Việt Nam hiện nay
Sở dĩ các ca sĩ có thể tồn tại và duy tri su ton tai cua minh trong hé
thống xã hội là nhờ sự đảm bảo về mặt chức năng, khi những cống hiến của
họ về mặt nghệ thuật có giá trị đối với tất cả mọi người và được mọi người
đón nhận
Các ca sĩ được đánh giá là những người “nghệ sĩ” thực thụ khi những
hành động và hành vi về mặt nghệ thuật của họ không đi ngược lại với
những chuẩn mực, giá trị và khuôn mẫu hành vi của một nền đạo đức dân tộc, một nền văn hóa hay một tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Người ta
sẽ luôn tôn trọng những người nghệ sĩ và những tác phâm của họ khi những
tác phẩm đó được tạo ra là để phục vụ cho công chúng băng một sự kính
trọng, lòng chân thành, nhiệt tình và biết tôn trọng giá trị của nó chứ không
phải là những sản phẩm dồn dập, không ra gì chỉ chú ý đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng của nó, vì thế muốn trở thành một người
29
Trang 37nghệ sĩ thực thụ thì phải có sự đam mê về lĩnh vực của mình và thực hiện cái
sự đam mê ấy bằng chính con tim chứ không phải băng cái đầu
Ngày nay số lượng các ca sĩ mọc lên như “nắm mọc sau cơn mưa”,
không thê biết hết và cũng không thể kiểm soát hết được, trong khi đó tiêu
chuẩn và những tiêu chí đặt ra cho một ca sĩ thì lại không có, vì vậy mà con
người cứ đua nhau đi làm ca sĩ, chính điều đó đã làm cho giá trị mà nó vốn
có bị mất đi một cách có ý nghĩa Cứ có tiền là có thê làm ca sĩ, không cần biết có tài năng thật hay không? Nói một cách khách quan thì trong thị
trường âm nhạc Việt Nam, những ca sĩ được đánh giá là có tài năng thật sự
chỉ chiếm một phần nào đó còn đa số các ca sĩ trở nên nồi tiếng không nhờ vào tài năng mà bằng các vụ Scandal, chính điều này đã tạo nên “sự lệch
chuẩn” trong làng giải trí âm nhạc Việt Nam
Merton, đưa ra định nghĩa về sự lệch chuẩn như sau: sự lệch chuẩn
là sự không phù hợp, sự “lệch pha” giữa mục tiêu văn hóa và phương tiện
được thiết chế hóa Do xác định sai mục tiêu văn hóa hoặc chọn sai phương tiện mà hành động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch thậm chí là tội phạm Như vậy sự lệch chuẩn xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong
việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động,
đó là mục tiêu và phương tiện Merton đưa ra bảng phân loại hành động để
nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội Merton phân biệt 5 kiểu hành
động thích nghỉ với xã hội đó là: kiểu thỏa hiệp, kiểu đổi mới, kiểu nghỉ
thức, kiểu thoái lui, kiêu nỗi loạn Các ca sĩ sử dụng Scandal đề nỗi tiếng là
thuộc vào kiểu hành động thứ hai đó là “kiểu đổi mới”, đây là kiểu hành
động nhằm mục tiêu đã được chấp nhận nhưng bằng những phương tiện và cách làm mới mà xã hội có thê chưa hoặc không chấp nhận, áp dụng đề giải
thích hiện tượng này như sau: các ca sĩ này có mục tiêu là tạo ra sự nồi tiếng
của mình và phục vụ nhu cầu giải trí cho các khán giả thế nhưng phương tiện
sử dụng để làm điều này lại không hợp lý ở chỗ đó là: không sử dụng tài
năng nghệ thuật dé khang dinh minh trén truong nghé thuat ma lai su dung
30
Trang 38các vụ Scandal để mọi người để ý đến mình Hiện nay các “chiêu” mà ca sĩ
sử dụng để làm nổi tiếng mình cũng rất nhiều như: sử dụng các vụ Scandal
để làm mình nổi tiếng nhanh hơn, ăn mặc thiếu vải không phù hợp với bối
cảnh, hát nhép, những ca khúc thảm họa hay các ca sĩ không qua đảo tạo
Hiện nay cư dân mạng và dư luận xã hội cũng đang rất bức xúc và
gây xôn xao đó là việc các ca sĩ thể hiện các ca khúc mà được mọi người gắn cho cái tên “thảm họa VPOP”, việc này không chỉ gây xôn xao trong nước
mà còn lan rộng ra các nước bên ngoài nhưng không hiểu sao các ca sĩ này
có thể ung dung mà tôn tại, thảm họa VPOP đã gắn liền với các tên quen
thuộc như Phi Thanh Vân, Phương My, HKT, Vĩnh Thuyên Kim, Lệ Rơi,
Giải thích cho vấn đề này giới chuyên môn nhận định, sở dĩ tồn tại nhiều ca
khúc kém chất lượng trên thị trường là do xu hướng người nghe tò mò, thích
cái lạ, cái mới Điều đó thúc đây một số nhạc sĩ chạy theo thị hiếu, tạo ra
những ca khúc nhạt nhẽo, kém chất lượng Thật sự các nghệ sĩ bây giờ dùng
đủ mọi chiêu để được chú ý, ngay cả việc tung ra những ca khúc thảm họa này dường như là một chiêu PR câu khách, lăng xê, nhưng những "ngôi sao" nảy nếu thật sự có tài năng, lòng trân trọng nghệ thuật hay không quá bức thiết về chuyện bán mua hình ảnh bản thân hay tác phẩm, ắt họ đã không làm như vậy Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số nghệ sĩ khác để nồi
tiếng thì họ dựa vào những “vũ khí PR” riêng của họ: hình ảnh thâm mỹ,
thực tài và sự sáng tạo linh hoạt trong hình thức thể hiện Nhưng cũng dưới
cái nhìn của tôi, tôi cho răng họ không phải là nghệ sĩ, tức là họ không có cái gọi là “năng lực thăng hoa” Tất nhiên, thứ họ tạo ra không thể gọi là tác phẩm nghệ thuật được Theo quy luật thông thường, chúng chỉ là những sản phẩm được tạm xếp vào ngăn "văn hóa" mà việc người tiêu dùng có chấp nhận hay không lại là chuyện khác
Một chiêu khá phô biến mà các ca sĩ sử dụng đó là “hát nhép” (hay
nói cách khác là dùng giọng hát thu trong băng đĩa thay cho giọng hát thật), như ca sĩ Hiền Thục, Quỳnh Nga, Thu Thủy chiêu này hình như rất thịnh
31
Trang 39hành khi được đa số các ca sĩ sử dụng một cách tràn lan, biện minh cho việc
hát nhép này là có rất nhiều lý do, nguyên nhân như do kỹ thuật tại sân khẩu
không được tốt, âm thanh đở, bị đau ốm, sợ cúp điện nhưng xét về khía
cạnh khách quan đều này hoàn toàn không hợp lý và thật bất công khi “các
ca sĩ dùng giọng thật của mình đề hát thì bị chê là “đở” còn các ca sĩ chuyên
sử dụng cách hát nhép thì được khen là hay” Trong thực tế thì việc cắm hát nhép đã được Bộ văn hóa thể thao du lịch ra Nghị định từ ngày 1/1/2010, tuy
nhiên sau hơn một năm nghị định được thi hành, việc hát nhép vẫn còn tồn
tại hàng giờ, hàng ngày và gây nhức nhối, khó chịu cho khán giả yêu
nhạc.Theo điều 33, khoản 2, điểm C nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin thì sẽ áp dụng mức phạt là từ 2 đến 5 triệu đồng đối với những trường hợp dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn đề thể hiện thay cho giọng của người biểu diễn thế nhưng hiện nay việc áp dụng luật này đối với các ca sĩ vẫn chưa thấy thực hiện, cứ như vậy thì tình trạng này sẽ ngày càng lây lan,
dẫn đến các ca sĩ ở thế hệ sau sẽ lười học, biếng tập Xét ở góc độ ca sĩ, việc
hát nhép hay nói cách khác là việc biểu diễn một cách giả đối khiến họ được
lợi đủ đường: không phải tốn sức, không phải nỗ lực hát hay hơn., chỉ có tiền catsê ngày càng cao là hấp dẫn đối với họ, ngoài ra họ không quan tâm đến suy nghĩ của người nghe, lòng tự trọng nghề nghiệp và sĩ diện của chính
minh Chi khán giả là người chịu thiệt thòi vì họ phải tiếp nhận những sản
phẩm văn hóa được trình diễn bằng một hình thức thiếu văn hóa Bởi vậy, đã
đến lúc phải có những quy định bồ sung về việc xử phạt một cách rõ ràng, thậm chí còn có thê có quy định về việc “cắm hát” giống như quy định “cắm tham gia trận đấu tiếp theo đối với cầu thủ bị phạt thẻ đỏ trong bóng đá” thì
may ra mới có hiệu quả
Một số ca sĩ ăn mặc hở hang, gần như là không mặc gì đã rất gây
phản cảm đối với khán giả, cách ăn mặc đó không hề phù hợp với “thuần
phong mỹ tục” và trong bối cảnh của người phương Đông nói chung trong
32
Trang 40đó người Việt Nam nói riêng, đặc biệt gần đây có cô ca sĩ Minh Hằng trong
“đêm mỹ nhân” ở Quảng Bình đã bị các khán giả phản ánh rất nhiều và vô
cùng bức xúc trước bộ trang phục bị cho là “phản cảm” của cô, đáng nói hơn
nữa đây là một đêm tổ chức từ thiện, các khán giả đã bị sốc trước sự táo bạo
của cô ca sĩ trẻ này Hành vi ăn mặc của cô đã vi phạm vào điểm C khoản 1
điều 16 của Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa Ngày 9/9 Thanh tra Sở Văn
hoa, Thé thao va Du lịch Quảng Bình đã có quyết định xử phạt hành chính
đối với đơn vị tổ chức Đêm mỹ nhân - công ty Thương mại và Dịch vụ quảng cáo quốc tế JITA vì đã vi phạm nội dung cấp phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang với mức phạt 3,5 triệu đồng, tuy nhiên về phía ca
sĩ Minh Hằng thì không có một biên bản xử phạt nào Qua đó cho thấy sự
thờ ơ đối với các quy định xử phạt đã khiến các ca sĩ lạm dụng và ung dung
biểu diễn với một thái độ không tôn trọng đối với những người hâm mộ âm
nhạc
Durkheim cho rằng sự trừng phạt không chỉ có chức năng đòi đền bù hay trả thù đối với những thiệt hại do tội phạm gây ra mà còn có chức năng
duy trì trạng thái đồng thuận, nhất trí cao của cộng đồng xã hội trước một sự
kiện xã hội xảy ra Thế nhưng trong sự kiện xảy ra của cô ca sĩ này đã không
có một hình phạt hay biện pháp xử lý nào cả, do vậy cô ca sĩ này liệu có tồn
tại với chức năng của mình và đem lại sự đồng thuận trong xã hội hay
không?
Việc các ca sĩ hát mà không được qua đào tạo giờ đây đã trở nên phổ biến, thay vì khăng định và đi lên bằng cách tham gia vào các chương trình
như Việt Nam Idol, Sao mai điểm hẹn thì các ca sĩ này dùng tiền là yếu tố
quyết định con đường âm nhạc của mình, các bạn thấy không? Giờ đây các
bạn chỉ cần bật tivi lên là các bạn có thể nhận thấy một điều rằng: các ca sĩ
nhiều như “rơm” có thể những người này chưa một lần nào được đào tạo từ
các câu lạc bộ ra Tôi khăng định điêu đó!
33