1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề chuyển đổi số trên kênh VTC1 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC

131 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề chuyển đổi số trên kênh VTC1 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC
Tác giả Bùi Tuấn Linh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Anh Đức
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 30,94 MB

Nội dung

vai trò một kênh chủ đạo về tin tức thời sự, chính trị, đang từng bước đáp ứngyêu cầu của khán giả trong thời đại công nghệ số hiện nay.Là một người công tác và gan bó với Đài Truyền hìn

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

BUI TUAN LINH

LUẬN VAN THAC SĨ BAO CHÍ HOC

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

BUI TUAN LINH

Luận van Thạc sỹ chuyên ngành: Bao chí học

Mã số : 8320101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng

TS Đỗ Anh Đức PGS.TS Bùi Chí Trung

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Anh Đức.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trungthực và chưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của minh.

Tác giả luận văn

BÙI TUẦN LINH

Trang 4

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, TS Đỗ Anh Đức, đã tận tâm

hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn này.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo các phòng, ban của Kênh VTCI,

Đài truyền hình KTS VTC cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ

tác gia trong thời gian thực hiện luận văn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cô gang dé hoàn thành luận văn thật tốt Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thé tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được

sự góp ý, chỉ dẫn chân thành của quý thay, cô giảng viên và các bạn đồng

nghiệp nhăm bô sung, hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

PHAN MỞ ĐÂU 2-5-5 SE2E2121121121122171111211211211211 1111 11c |

1 Lý do chọn đề tài s- << 5 se se se EseEsEEsEssEseEsersersesssssrsersersere 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . -° 2s <se< 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU œ- se «5< «5< s5 s59 s5 14

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu . 5-5 sssssse=sesses 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU << «5s «5< «se 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -.s s-s se csecses 17

7 Bố cục luận VAN s-s<s<ssssss£ssSssEssEssEssEssessetserserserssrssesee 17

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE VẤN ĐÈ

CHUYEN DOI SO và CHUYEN DOI SO BAO CHÍ - 18

1.1 Các khái niệm CO DAN d << 5 %9 9 99 959.96 995 958695996958 18

1.1.1 Chuyển đổi 86 ¿- 2 2+2E+2k£EESEEEEE211211211221 71212121 re 18 1.1.2 Chuyên đổi số và số 16a oc eceesessesssessessessessssssssessessessessessusssesseesessecses 19 1.1.3 Nội dung 86 oeceecccececcccs css essessessessesessessessessesessessessessessssesstssesseseseesees 21 1.1.4 Truyền hình kỹ thuật $6 cc.cecceccecccssecsessessesssessessessessessessessessesseeseeses 23 1.2 Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia - 252555 25<ccs2 25 1.3 Chuyên đồi số báo chí ¿- 2 2+s+SE+EEEEE+E2EEEEEEEEEEEEEEErkerkerrrei 28

1.3.1 Quan điểm của Dang, Nhà nước về van đề chuyền đổi số với báo chí,

truyen thong BE .aa.< ÔỎ 28 1.3.2 Vai trò của chuyển đổi số báo chí 2-2 s5 +x+xz+z+zszzxee 29 1.4 Khái quát thực tiễn chuyển đổi số báo chí hiện nay 34 1.5 Các phương diện tiếp cận đối với thông điệp về chuyền doi số và

quá trình chuyển đối số báo chí 2 2 2+SE+Exezxerxerkerrerrxrred 42

1.5.1 Chiến lược đầu tư công nghệ, kỹ thuật - 2-2 2 s=s+cszsz 43 1.5.2 Chiến lược sản xuất nội dung sỐ 2 222 x+cs+z++£z+xecxees 44 1.5.3 Xây dựng mô hình kinh tế báo chí trên nền tảng sỐ - 45 TIEU KET CHƯƠNG 1 - 2-2 5e Set SEESESESESESESEEEEEEEEEESEeEeEeErkserererersrs 47

Trang 6

CHUONG 2: THỰC TRANG VAN ĐÈ CHUYEN DOI SO TREN KENH VTCI - DAI TRUYEN HINH KỸ THUAT SO VTC -5¿ 48

2.1 Khái quát về kênh V'TC 2-2 5£+<+EE£+£Et£E+£Extrxerrxrrrsrred 48

2.2 Khảo sát thông điệp chương trình chuyên biệt về chuyển đổi số

0): 40 454 51

2.2.1 Các chủ đề chuyền đổi số được dé cập trong chương trình 51

2.2.2 Thông điệp chuyên đổi số được truyền tải trong chương trinh 54

2.2.3 Hình thức thể hiện, format và kịch bản chương trình 58

2.3 Khảo sát quá trình chuyển déi số của kênh VTCI - 60

2.3.1 Chuyên đổi số về phương diện công nghệ và quan trị - 60

2.3.2 Chuyên đổi số về chiến lược sản xuất nội dung - 64

2.3.3 Chuyên đổi số về phương thức thể hiện sản phẩm số 70

2.3.4 Chuyên đổi số về mô hình kinh tế báo chí - 55+ 76 2.4 Thành công và hạn chế của VTCI trong vấn đề chuyền đỗi số 78

2.4.1 Thanh CONG oe 78

2.4.2 Han ChE ố Ố.ốỐố.ốẻố.ố ố.ố.ố 80 TIỂU KET CHUONG 2 -55:552c22Sttt2ExttttEtrttrrrrrtrrrrrrrrrrrrree 83 CHUONG 3: VAN DE DAT RA VA DE XUAT GIAI PHAP DOI VOI VAN DE CHUYEN DOI SO TREN KÊNH VTCI - 84

3.1 Một số vẫn dé đặt ra s-s- scsecssvssvsstssrssetserserserserssrsee 84 3.2.1 Về chiến lược nội dung: ¿- ¿+ + s2 £+E££E+EE+EE+EE+ErEerkerxrreee 91 3.2.2 Về chiến lược con người và quản trị - 2-2 + s+2sz+szzszzed 92 3.2.3 Về đầu tư công nghệ và hợp tác cùng phát triển - 94

3.2.4 Về nâng cao chất lượng thông điệp về chuyên đổi số 95

TIỂU KET CHUONG 3 -5:-552c22Stt2ExttrEtrtrrrrrrrrrrrrrrirrrrrree 97

KET LUẬN - 2-5 s1 SE E3 E1 112112112111 1111 2111.1111111 11 11 xe 98 TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 £2E+EE2EE£EEEEEerkerrkerrerrkee 100

PHU 00122 106

Trang 7

DANH MUC CHU VIET TAT

Tri tué nhan tao

Bộ Thông tin Truyền thông

Chuyên đổi số Đài Truyền hình

Công nghệ thông tin

Trang 8

DANH MỤC HINH, BANG BIEU

Hinh 2.1 Anh chup logo chuyén muc Vietnam On - Talkshow chuyén biét vé

Chuyển đổi số của VICI trên trang Youtube chính thức VTCI-Tin tức 52Hình 2.2 Phân hỏi đáp dưới dạng tương tác nhanh trong cuộc phỏng vấn

trường quay với ông Lê Quốc Minh, UV TƯ Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt

Nam, TBT báo Nhân đân «<< << 3 3350350303515 1v ve 59

Hình 2.3 Phan mở dau của kịch bản số phát sóng ngày 18/4/2022 về chủ dé

chuyển đổi số báo chí, với khách mời là ông Lê Quốc Minh, UV TU Đảng,

Chu tịch Hội Nhà báo Việt Nam, TBT báo Nhân dân - 55+ 60

Hình 2.4 Ảnh chụp kênh Youtube của VTCI, tính đến tháng 10/2023 71

Hình 3.1 Ba trụ cột cua chuyển “2m Re 85

DANH MỤC BANG

Bang 2.1 Phân tích nội dung các chương trình phat sóng cua chuyên mục

Vietnam On theo chủ dé chuyên SAU ceccessessessessesssessessessessessesssssssssessecsesssseee 54

BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Hoạt động quản tri và vận hành Tòa soạn VTC] (Nguôn: VTC1) 63Biểu đồ 2.2: Các mang nội dung chính của VICI (Nguồn: VTC]) 65

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiChuyên đổi số trong báo chí là một trong những van đề nóng trong thờigian gần đây Khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã trở thành hiện thực của

cuộc song, thi chuyén đôi số được xem là nhiệm vu tất yếu đối với các cơ

quan báo chí Thực hiện các chủ trương, chỉ đạo về chuyên đổi số quốc gia,

đặc biệt là việc thực hiện Quyết định số 749 / QD-TTG ngày 03 tháng 6 năm

2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình chuyên đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QD- TTG ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ Số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực thực

hiện chuyên đổi số và đạt được nhiều kết quả quan trọng

Trong bối cảnh đại dich Covid 19, năm 2022 là năm thúc đây quá trìnhchuyền đổi kỹ thuật số, hướng tới lay con người làm trung tâm, là động lựccủa chuyên đổi, khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn các Bộ, ngành, thành phốtrực thuộc Trung ương thực hiện chuyên đổi Trước tình hình tiến độ thực

hiện trong năm 2022, ngày 6/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có

Văn bản số 797/BTTTT-THH hướng dẫn một số nhiệm vu quan trong dé thúc

đây việc triển khai chuyển đổi số vào năm 2023 Định hướng của quá trình chuyên đổi số hướng tới việc đưa các hoạt động của con người và tô chức vào môi trường kỹ thuật số thông qua việc sử dụng phổ biến các nên tảng số, nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tận hưởng sự thuận tiện và lợi ích trực tiếp từ chuyên đổi kỹ thuật số.

Trong công cuộc chuyên đổi số, truyền thông đóng vai trò quan trọng, với sứ mệnh tuyên truyền nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đông thuận, niêm tin của xã

1

Trang 10

hội, tạo động lực thực hiện thành công chuyền đổi số quốc gia Cùng với đó,

báo chí cũng là một lĩnh vực trong xã hội phải tiến hành chuyên đổi số theo

xu hướng phát triển chung, hơn thế, phát triển thành một ngành kinh tế truyềnthông số Chuyên đổi số trong lĩnh vực báo chí là xu hướng đang diễn ramạnh mẽ tại Việt Nam những năm gan đây Các cơ quan báo chí du lớn haynhỏ đều có nhu cầu tự thân phải chuyên đổi để thích ứng với những thay đôi

ngày cảng nhanh chóng của công nghệ truyền thông hiện dai.

Cần nhắn mạnh rằng, chuyên đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề con người và tư duy Các cơ quan báo chí

ý thức răng, chuyền đổi số báo chi không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi

phí, còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá

trị truyền thống vốn có Tuy nhiên, sự chuyền đổi từ phương thức tác nghiệp

cũ sang phương thức tác nghiệp mới đáp ứng yêu cầu chuyên đồi số một mặt

giúp cho nhiều tòa soạn nhanh chóng bắt kịp sự đôi mới, nhưng mặt khác,

cũng khiến không ít người làm báo có nguy cơ bị tụt lại phía sau Đại bộ phận

nhà báo vốn được đào tạo tác nghiệp với công cụ truyền thống là máy quay,máy ghi âm, máy ảnh, quyên số và cây bút, việc phải thích nghi dé trở thànhmột nhà báo công nghệ, tác nghiệp trên môi trường mạng với nhiều kỹ năngcùng một lúc là một thách thức lớn và không phải ai cũng có thé nhanh chóng

thích nghi, trong khi, van đề quyết định của chuyền đổi số báo chí vẫn phải là

Trang 11

vai trò một kênh chủ đạo về tin tức thời sự, chính trị, đang từng bước đáp ứngyêu cầu của khán giả trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Là một người công tác và gan bó với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

nhiều năm qua, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Van dé chuyển đổi số trên kênh

VTCI - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” làm đề tài Luận văn của mình

Trong luận văn này, tác giả sẽ tiếp cận đề tài nghiên cứu trên hai

phương diện chính:

Một là, nội dung thông điệp về chuyển đổi số nói chung và chuyên đổi

số báo chí nói riêng được Kênh VTCI truyền tải, phản ánh và phân tích như

thé nào trong chương trình chuyên sâu về chuyên đổi sé.

Hai là, các bước trong quá trình chuyển đổi số trong phạm vi khuônkhổ của Kênh VTCI đang được triển khai ra sao, về đầu tư công nghệ, chiếnlược sản xuất nội dung số và con người cũng như quản trị tổ chức cơ quan

báo chí.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chưa có dé tài nghiên cứu nào cụ thé về “Van dé chuyển đổi số trên kênhVTCI - Đài Truyén hình Kỹ thuật số VTC” Tuy nhiên, trên thực tế, các có nhiều

công trình nghiên cứu về truyền hình và chuyền đổi số báo chí nói chung.

Trên thế giới:

* Các tài liệu liệu, sách liên quan dén lý luận báo chí truyền hình

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lundy, Lisa Telg, Ricky W “Writing for

television and radio” (Viết cho Truyén hình và Phát thanh) Trong nghiên

cứu này nhóm tác giả đã nhấn mạnh việc tạo một câu chuyện truyền hình

hoặc dai phát thanh không chi là nhấn "ghi" trên máy quay video hoặc máy ghi âm mà cần phải tìm hiểu ý nghĩa truyền tải thong điệp đó Qua đó tác giả cũng cung cấp cho độc giả quy trình viết một câu chuyện truyền hình và đài

phát thanh sao cho hiệu quả Trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng

3

Trang 12

thuật ngữ viết quảng cáo được sử dụng thay thé cho việc viết tin tức trêntruyền hình và đài phát thanh trong suốt ấn pham báo chi.

Cuốn sách cuốn “Audiences and Popular Factual Television” (Côngchúng và truyền hình tin tức đại chúng) của tác giá gia Annette Hill Trongcuốn sách nay, tác giả xem xét cách khán giả có thé học hỏi từ việc xem cácchương trình thực tế, cũng như cách người xem suy nghĩ và nói về đạo đức

của truyền hình thực tế.

Cuốn sách “Understanding Reality TV” (Hiểu vé Truyén hình thực tế)

của tác giả Deboral Jermyn và Su Holmes Truyền hình thực tế xem xét một

loạt các chương trình mô tả “cuộc sống thực” từ các chương trình trò chơiđược định dạng thực tế đến chương trình “tội phạm thực tế” và chương trình

truyền hình thực tế Những người đóng góp thảo luận về xu hướng của truyền hình thực tế trong bối cảnh các cuộc tranh luận mà nó đã đưa vào chương trình xã hội, văn hóa và truyền hình của công chúng.

Cuốn “Cơ sở lý luận của báo chí của tác gid E.P.Prôkhôrốp” đã trìnhbày những vấn đề chung nhất, khái quát nhất về lý luận nghiệp vụ báo chí và

những đặc thù của hoạt động báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt động

sáng tạo Tác giả đi sâu giới thiệu báo chí trong hệ thống các thiết chế xã hội;

báo chí trong không gian thông tin; báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt

động sáng tạo; hiệu lực và tính hiệu quả của báo chí Đặc biệt ở chương cuối

tác giả phân tích làm nỗi bật vai trò của nhà báo với tư cách là chủ thể của hoạt động thông tin đại chúng, trong đó nêu rõ những phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm công dân, địa vị pháp lý của nhà báo cũng như quyền

tác giả trong hoạt động báo chí.

Bên cạnh các nghiên cứu trên thì cũng phải kể đến hàng loạt các cuỗn

sách, các công trình khác như: “Scripts - Writing for radio and television”

(Kịch bản - Viết cho Phát thanh và Truyén hình) của tác Athur Asa Berger.

4

Trang 13

Cuốn sách của Victoria Mc Cullougt Carroll, Writing for Television ( Viét choTruyền hình), lowa State University Pres/Ames, 2000.

Cuốn “Television Production handbook - 5" edittion” (Số tay sản xuấttruyền hình - tái bản lan 5) của tac giả Herbert Zettl Cuốn sách “Guider tovideo production” (Hướng dẫn sản xuất video) của nhóm tác giả Rowan

Ayres, Martha Mollison, lan Stocks, Jim Tumeth Các công trình nghiên cứu nay

đều đã đi sâu vào các vấn đề liên quan đến các khâu thực hiện nội dung, quy trìnhsản xuất của các chương trình truyền hình nói chung Đây là những công trình

quan trọng và cơ sở nền tảng kiến thức chuyên môn căn bản cho các hoạt động

nghiên cứu chuyên sâu và thực hiện các chương trình truyền hình

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, tài liệu này hầu hết mới đề

cập đến các nguyên lý, nguyên tắc chung của truyền hình và các chương trình

truyền hình Hầu như, khá ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về

Game show truyền hình khởi nghiệp, kinh doanh chuyên biệt.

Cuốn sách “Reality Television - Merging the Global and the Local”(Truyền hình thực tế - Phối hop toàn cẩu và địa phương) của tác giả người

Mỹ Amir Hetsroni, nhà xuất bản Nova Science Publishers phát hành năm

2010; “TV Formats Worldwide: Localizing Global Programs” (Format

truyền hình thé giới: Cac chương trình toàn cau địa phương hóa) của tac giả

Albert Moran, do Intellect Books phát hành tai Australia năm 2009; “Reality

TV: The Work of Being Watched” (Truyén hinh thuc té: San pham duoc ngam

nhìn) (Critical Media Studies: Institutions, Politics, and Culture) của Mark

Andrejevic, do nha xuat ban Rowman & Littlefield Publishers phat hanh nam 2003; “Reality TV: Audiences and popular factual television” (Truyén hinh thực tế: Công chúng va Truyền hình tin tức dia chúng) của nhà nghiên cứu người Anh Annette Hill, do nhà xuất bản Routledge ấn hành năm 2005 Đặc

biệt, 2 cuôn sách của tác gia Amir Hetsroni và Albert Moran đã đê cập rat sâu

5

Trang 14

sắc và cụ thê tới vấn đề bản địa hóa các format truyền hình quốc tế khi chúngđược "xuất khâu" và "nhập khâu" từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà

format THTT là một bộ phận quan trọng.

* Các sách tham khảo về van đề chuyển đổi số trên thé giớiTrước hết phải kế đến đó là cuốn sách "Journalism in the Twenty-First

Century Exploring Transmedia Journalism in the Digital Age (Báo chí trong

thé kỷ 21: Kham phá Báo chi da nên tang trong kỷ nguyên số) IGI Global của

Canavilhas, João Cuốn sách đã đề cập đến nội dung truyền thông đã là chủ đề

của một số nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu thuyết, duy trì tương đối nhất trí về

các đặc điểm mà loại nội dung này cần phải có Trong lĩnh vực báo chí, tình

hình khá khác nhau do tinh chất đặc thù của nó Da phương tiện, đa phương tiện hoặc đa phương tiện thường được sử dụng sai như đồng nghĩa của truyền thông tin đa phương tiện, mặc dù có sự khác biệt quan trọng giữa tất cả những khái niệm này Một phan, sự hiểu lầm này được thúc đây bởi thực tế là tat cả

chúng đều liên quan đến các quy trình hội tụ trong báo chí, nhưng phân tíchchi tiết hon cho phép chúng ta tìm ra sự khác biệt, làm nổi bật truyền thông là

khái niệm đầy đủ nhất Chương này đề xuất một khuôn khổ có thé hỗ trợ các

nhà báo trong việc sản xuất các nội dung truyền thông dé khám phá một cáchthuận tiện các đặc điểm của liên quan đến phương tiện, sử dụng các định dạng

và ngôn ngữ phù hợp hơn với câu chuyện và cho phép người dùng tương tác

trong việc giải thích, thay đôi và phân phối các nội dung này.

Cuốn sách “Digital Transformation in Journalism and Media Management, Media Convergence and Globalization” (Chuyển đổi số bảo chi

và Quan trị Truyền thông, Hội tụ truyền thông và Toàn cau hóa) của Mike Friedrichsen, Yahya Kamalipour Cuốn sách nảy phân tích các quá trình chuyền đổi kỹ thuật số khác nhau trong báo chí và truyền thông tin tức Bằng

cách nghiên cứu cách các quy trình này kích thích sự đôi mới, các tác giả xác

6

Trang 15

định các mô hình kinh doanh và truyền thông mới, cũng như các chiến lược

kỹ thuật số cho một môi trường mới của các luồng thông tin toàn cầu Cuốnsách sẽ giúp các nhà báo và những người làm việc trong lĩnh vực truyền thôngtin tức xác định các phương pháp hay nhất và khám phá các loại luồng thôngtin mới trong bối cảnh truyền thông tin tức dang thay đôi nhanh chóng: khámphá các loại quy trình chuyển đổi kỹ thuật số khác nhau trong báo chí và

truyền thông tin tức tiết lộ cách các quá trình chuyên đôi kích thích sự hội tụ

phương tiện xác định các phương pháp hay nhất và các mô hình kinh doanh mới trên phương tiện truyền thông tin tức.

Trong Chương 7 cuốn: “Human Resource Management in the Media.Handbook of Media Management and Economics” (Quản trị nguồn nhân lựctrong truyén thong: Số tya về quản trị truyền thông và kinh tế học) (Media

Management and Economics Series) (pp 95-110) Routledge của In J J.

Oliver, & J Costello, tac giả có dé cập đến van dé quản lý nhân lực tại cáckhâu trong sản xuất các ấn phẩm trên nền tảng số Trong nền kinh tế thịtrường hiện đại, với tri thức đã va dang trở thành nguồn lực quan trọng vàquyết định (vượt qua các nguồn lực truyền thống, như vốn, tài nguyên, lao

động) thì công nghệ va quản trị là nhân tổ nội lực đóng vai trò quan trọng dé

bảo đảm tổn tại và hiện thực hóa được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dàihạn đối với hầu hết các chủ thể tham gia Ở đây, công nghệ được coi là là giải

pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng dé biến đổi nguồn lực thành sản phẩm va quản trị là thiết kế

và duy trì một môi trường ma trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong

các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định hay phát biểu theo cách khác, là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của các thành viên và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức

nhăm đạt được mục tiêu đã đê ra.

Trang 16

Cuốn sách “The Transformation of Journalism: From Changing RoomCultures to a New Communicative Orientation” (Chuyển đổi của báo chi” TừThay đổi văn hóa đến định hướng truyền thông mới) của Wiebke Loosen.Cuốn sách đề cập đến dự án nghiên cứu về báo chí, thực tiễn khán gia va vanhóa tòa soạn và sử dụng chúng dé minh hoa bản chat thay đổi của mối quan

hệ giao tiếp giữa nhà báo và khán giả hoạt động trong môi trường truyềnthông được đặc trưng bởi công nghệ kỹ thuật số Sự phát triển nay trong các

hoạt động truyền thông đã tạo ra những thay đổi trong quy trình của các tòa

soạn truyền thống và có thể dẫn đến sự thay đổi trong định hướng truyền

thông của báo chí, tập trung vào đối thoại, kiếm duyệt và giám tuyến, thay vì

phổ biến tin tức một chiều, một loại phổ biến có thể không còn đủ như một

đặc tính riêng của báo chí trong môi trường sinh thái thông tin đa nguyên của

lĩnh vực kỹ thuật số.

Cuối cùng đó là cuốn sách “Transforming Communications - Studies inCross-Media Research” (Chuyển đổi truyén thông - Nghiên cứu trong lĩnhvực đa nên tảng) của Andera Hee Cuốn sách chỉ ra răng, chúng ta đang sốngtrong thời đại được đặc trưng bởi sự đa dạng của các phương tiện truyền

thông: Các phương tiện truyền thống như truyền hình, đài phát thanh và báo

chí van quan trọng, nhưng tat cả đều đã trải qua những thay đổi cơ bản dưới

sự troi dậy của số hóa Các phương tiện truyền thông mới đã và đang xuất

hiện với tốc độ ngày càng cao: nền tảng Internet, phương tiện di động và nhiều phương tiện truyền thông dựa trên phần mềm khác nhau mà chúng ta đang đối mặt với tên gọi 'ứng dụng' gần đây Quá trình này đang trải qua một

sự thúc day khác từ chuỗi đổi mới phương tiện công nghệ liên tục va ngày

càng nhanh chóng Trong thế giới xã hội hiện đại cuối cùng của chúng ta, các quá trình giao tiếp diễn ra trên nhiều phương tiện truyền thông Do đó, chúng

ta không còn có thê giải thích những ảnh hưởng của phương tiện truyền thông

8

Trang 17

băng cách tập trung vào bất kỳ một phương tiện nào, nội dung của nó và các

hiệu ứng có thê có.

Trong nước

* Các tài liệu, các sách nghiên cứu về truyền hình

Về các nghiên cứu có liên quan tới đề tải, trước tiên phải kế đến nhữngtài liệu và công trình khoa học nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất các

chương trình truyền hình nói chung và các chương trình chuyên đề trên sóng truyền hình.

Trong hệ thống lý luận hiện tại, bài giảng “Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề” của tác giả Bùi Chí Trung là một tai liệu tương đối hoàn thiện và đầy đủ các lý thuyết căn bản về các vấn đề chính của báo chí truyền hình như: khái niệm cơ bản về chương trình truyền hình chuyên đề đặc

trưng, đặc điểm, các thê loại thường sử dụng, quy trình sản xuất, các kỹ năngnghiệp vu cơ bản dé sáng tao nội dung Cùng với khung lý thuyết cơ bàn, nộidung bài giảng đồng thời hưởng đến cả yêu cầu thực hành, thảo luận, trang bị

kỹ năng và hướng dẫn tác nghiệp thực tế.

Trong cuốn sách “Bdo chí và đào tạo báo chi” của tác giả Đức Dũng đềcập đến quan điểm đổi mới phát triển hệ thống phát thanh truyền hình địaphương ở Việt Nam hiện nay theo xu hướng phát triển công nghệ hiện đại.Các cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại" của nhóm tác giả Hoàng Đình

Cúc - Đức Dũng: “Báo chi truyền thông hiện dai” của tác giả Nguyễn Văn Dững

có nội dung phản ánh về nền báo chí trong cơ chế thị trường, trong đó đề cập đến

sự phát triển của khoa học, của các phương tiện kỹ thuật hiện đại có vai trò tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng.

Cuốn sách “Tim hiểu kinh tế truyền hình” của tác giả Bùi Chí Trung đã chỉ ra xu hướng phát triển của lĩnh vực truyền hình trong những năm tới, trong đó nhấn mạnh đến xu hướng phát triển của công nghệ, nội dung truyền

9

Trang 18

hình và những thách thức Dựa trên những cơ sở lý luận cua bai giảng và các

cuốn giáo trình trên giúp ích cho tác giả nam vững những kiến thức cơ bản vềchương trình truyền hình chuyên đề và xu hướng phát triển nội dung chương

trình truyền hình hiện đại Từ đó, tác giả có cơ sở dé định hướng ra những hệ

thống tiêu chỉ đổi mới nội dung Mặc dù vậy, các cuốn sách và bài giảng được

đề cập ở trên cũng chưa cụ thé hóa được vấn đề đổi mới nội dung cụ thể theo

hệ thống nhóm tiêu chí nào và hình thức đòi mới ra sao?

“Báo chí truyền hình” Tập 1 (Tác giả: XL Xích Cudonhetxop G.G Dịch giả: Đào Tan Anh), Nxb Thông Tan, 2004 “Báo chí truyền hình” của

-nhóm tác giả G.V, Cudonhetxép, XL Xvich, Ala Iurốpxki là cuỗn sách mang

tính hệ thống hoá về lĩnh vực báo chí truyền hình Nội dung sách vừa đề cập tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại

chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình Tập 1 này gồm 6chương, trong đó các tác giả tập trung trình bày vị trí, chức năng của truyền hình

trong xã hội; vị trí của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại

chúng: bản chất của truyền hình hiện đại; các phương tiện xây dựng kịch bảntruyền hình và những định hướng, triển vọng của truyền hình trong thời đại bùng

nỗ thông tin và công nghệ truyền thông phát triển vô cùng mạnh mẽ.

“Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế họctruyén thông”, Bùi Chi Trung, 2007, Dai học Quốc gia Hà Nội Luận án đã hệ

thống hóa các học thuyết về kinh tế học truyền thông, kinh tế học truyền hình dang phô cập trên thế giới, phân tích so sánh và đưa ra nhận thức mới trong môi trường truyền thông Việt Nam Luận án khăng định khả năng vận dụng lý

luận kinh tế truyền thông trong hoạt động thực tiễn Phân tích thực trạng hoạt

động kinh tế truyền hình tại Việt Nam trong những năm qua, đưa xu hướng phát triển chính yếu, những kinh nghiệm và giải pháp phát triển hoạt động kinh tế truyền hình Việt Nam hiện nay và trong tương lai Luận án góp phần

10

Trang 19

xây dựng cơ sở nên tảng cho một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới tại ViệtNam: kinh tế học truyền thông.

“Báo chí thé giới và xu hướng phát triển” - Tác giả Dinh Thủy Hang.NXB thông tấn, 2008 Theo tác giả, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra trên thếgiới đã và đang tác động to lớn vào sự phát triển của ngành truyền thông nóichung và báo chí nói riêng Các nguồn thông tin đa dạng, phong phú thỏa mãn

các nhu cau thông tin trong xã hội, đòi hỏi phải có một cách tiếp cận hợp lý dé hình thành dư luận xã hội tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và phat triển

của mỗi quốc gia Cuốn sách giới thiệu những lý luận, khái niệm, phạm trù vàhoạt động báo chí thế giới đang được phổ biến tại các trường đại học trên thế

giới và trong giới nghiên cứu báo chí Đây là một vẫn đề hết sức cần thiết trong xu thé hội nhập quốc tế hiện nay đối với các cơ sở nghiên cứu lý luận

báo chỉ ở Việt Nam.

“Truyền thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cáo” Jacques

Loequin, NXB Thông tấn, 2004 Nhu cầu tìm hiểu nghiệp vụ báo chí ở Việt

Nam tất lớn, bởi báo chí ngày càng có vai trò rộng lớn trong xã hội Hiện ở

nước ta đã có trên 600 tờ báo, tạp chí, trên 60 đài truyền thanh truyền hình

của Trung ương và địa phương, hơn 12.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề,

nhiều trường đại hoc va trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bao chi,

nhiều khóa đào tạo các ngành, các địa phương Cuốn sách Tramen thông đại

chúng từ thông tin đến quảng cáo giới thiệu cho bạn đọc thế nào là thông tin báo chí lộ trình của nó từ lúc tìm kiếm những sự kiện cho đến khi xử lý.

“Su biến đổi của ngôn ngữ truyền thông ở Việt Nam” (http://ctv.vtv.vn): Trong bài viết này, tác giả Minh Huyền cho rằng diện mạo của báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng cũng đang nằm trong xu thế biến đổi về ngôn ngữ truyền thông, nhằm mục đích đưa đến thông tin cho công chúng một cách tốt nhất và lấy đi thời gian của họ là ít

11

Trang 20

nhất Có ba xu thế biến đổi của ngôn ngữ truyền thông gồm: Thứ nhất là xuthế biến đổi của truyền thông đại chúng dẫn đến sự biến đổi của ngôn ngữtruyền thông (gồm truyền thông in ấn, truyền thông phát sóng) Thứ hai là xuthé của truyền thông hiện đại ngày càng cân bang giữa thông tin giải trí và chidẫn Thứ ba là xu thế càng ngày truyền thống cảng đưa nhiều hình ảnh conngười lên các phương tiện truyền thông Riêng đối với Truyền hình, các kênh

đã có sự chuyên biệt hóa nhóm đối tượng công chúng một cách rõ rệt hơn vàđang được đây mạnh Đặc biệt, ở Việt Nam có kênh truyền hình chuyên biệt

về thời sự chính luận của Thông tấn xã Ngoài Đài THVN có 13 kênh truyền

hình chuyên biệt do VCTV biên tập còn có các đài truyền hình khác như VTC

cũng là tập đoàn truyền thông theo xu hướng chuyên biệt hóa các lĩnh vực theo từng kênh: VTC10 chuyên biệt về môi trường, VTC14 chuyên biệt về

Nông nghiệp — nông thôn Điều đỏ chứng tỏ răng truyền hình tại Việt Namcũng đã và đang theo kịp xu hướng phát triển của truyền hình thế giới

Có một loạt các công trình khoa học nghiên cứu về đề tài liên quan đến

tổ chức sản xuất chương trình chuyển dé truyền hình như: Đề tài luận văn

thạc sĩ của tác giả Tạ Văn Dương, tại Học viện Báo chí Tuyên truyền, VỚI

tiêu đề: “Tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề ở đài phát thanh truyền

hình địa phương" năm 2012: Dé tại Tổ chức sản xuất các chương trình truyền

dé truyền hình của Dai PT - TH Yên Bái của tác giả Đỗ Thi Phương Lan năm

2013 Qua các luận văn này, tác giả kế thừa được hệ thống những quan niệm

về truyền hình, các chương trình truyền hình chuyên đề và đi sâu vào khảo sát thực tế sản xuất, đồng thời gợi ý những cái pháp để nâng cao chất lượng các

chương trình này.

* Đề tài luận văn, nghiên cứu về vấn đề liên quan đến chuyển đổi số

“Cách mang công nghệ 4.0: Báo chí can làm gì dé không bị tụt hậu” của Đỗ Thị Thu Hằng, Trần Quang Diệu (2020) Nhóm tác giả cho rằng Cách

12

Trang 21

mạng công nghệ 4.0 đã đưa loài người sang kỷ nguyên của xã hội công

nghiệp thông tin, xã hội tri thức và xã hội học tập Các chiều ảnh hưởng của

cách mạng công nghệ 4.0 đến nền báo chí Việt Nam bao gồm: tạo ra cuộc

cách mạng và sự khuếch tán công nghệ trong nén báo chí truyền thông, sự biếnđổi nghề nghiệp, đặc biệt là nghề thuộc lĩnh vực thông tin - truyền thông, sự biếnđổi các dòng chảy trong “xã hội thông tin”, làm xuất hiện các chiều hướng phát

triển khác nhau của lĩnh vực này ở mỗi khu vực, quốc gia và địa phương.

“Ung dụng truyền thông đa phương tiện trên bảo trực tuyến của các cơ

quan phát thanh, truyền hình”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của tác giả Trần Thị Thúy Bình, năm 2005 Trong công trình này, tác giả đã

nghiên cứu việc ứng dụng các phương tiện truyền thông khác nhau như truyền

văn bản, truyền âm thanh, hình ảnh, video nhằm nâng cao chất lượng cũng

như tính hấp dẫn cho báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh, truyền hình

Ý tưởng tích hợp truyền thông đa phương tiện trong báo mạng điện tử hiệnnay tuy không còn là ý tưởng mới mẻ tuy nhiên nội dung lý thuyết của luậnvăn về van dé nay là cơ sở khá đầy đủ, vững chắc dé tham khảo

“Cách thức đưa tin da phương tiện trên bảo mạng điện tu ở Việt Nam

hiện nay" Luận văn thạc sỹ Truyền thông đại chúng của Phạm Thị Hồng,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2010 Chương 1 và Chương

2 của Luận văn cung cấp những kiến thức cơ bản và thực tế triển khai về

phương thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.

Những kiến thức này rất có ích cho người viết trong quá trình nghiên cứu về quy trình sáng tạo một tác phâm báo chí đa phương tiện.

“Truyền thông đa phương tiện trên Internet — xu thé của truyền thông

hiện đại” Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Xuân Hương, Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn, năm 2009 Luận văn đã nghiên cứu những cơ sở khoa học và

cơ sở pháp lý cho sự phát triển hiện đại của hệ thống truyền thông đa phương

13

Trang 22

tiện tại Việt Nam, đánh giá hiện trạng và đưa ra những giải pháp khả thì nhằmxây dựng một hệ thống truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet tại

Việt Nam.

Qua tìm hiểu đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể

thấy, các nghiên cứu phân tích, đánh giá công tác truyền thông và vấn truyềnthông trong bối cảnh hiện đại đặc biệt là vấn đề chuyên đôi số cũng đã được

quan tâm nghiên cứu nhưng chỉ ở mức dé cập sơ qua Vì vậy dé tài “Van dé

chuyển đổi số trên kênh VTCI - Đài Truyén hình Kỹ thuật số VTC” là đề tài

mới, không trùng lặp với bat kỳ dé tài nào đã được công bố nao.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về chuyền đôi số, luận văn khảo sát

thực trạng về vấn đề chuyên đổi số được phản ánh cũng như thực trạng quá

trình chuyên đổi số của Kênh VTCI - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Từ

đó, luận văn đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng chuyên đổi số

cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC nói chung và VTCI nói riêng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn hệ thống hóa và trình bày cơ sở lý luận về van đề chuyên

đổi số và chuyền đổi số báo chí

- Luận văn tiễn hành phân tích nội dung thông điệp về chuyên đổi số trên Kênh VTCI và khảo sát tiến độ cũng như thực trạng chuyền đổi số trong phạm vi tổ chức nội dung, quản trị nhân sự và công nghệ tại Kênh VTCI.

- Luận văn chỉ ra các vấn đề chính và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông điệp cũng như hiệu quả của quá trình chuyền đổi

số trên Kênh VTCI và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC nói chung.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

14

Trang 23

- Đối tượng nghiên cứu là thông điệp chuyên đổi số trên Kênh VTCI

và quá trình chuyền đổi số hiện nay tại Kênh VTCI, thuộc Đài TH Kỹ thuật

số VTC

- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình Vietnam ON về chuyển

đổi số trên Kênh VTCI từ khi bắt đầu phát sóng chương trình (3/2022) vàkhảo sát quá trình chuyên đổi số trong sản xuất nội dung của Kênh VTCI,

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về ”Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biéu toàn

quốc lần thứ XIII của Dang”, từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2021, Bộ Thông

tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược chuyền đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến

năm 2030.

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt "Chương trình Chuyên đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướngđến năm 2030" Thực hiện Công văn số 5066/BTTTT-THH ngày 23 tháng 12

năm 2020 củaBộ Thông tin và Truyền thông về việc báo cáo tình hình triển khai Quyết định s6749/QD-TTg và cung cấp số liệu phục vụ đánh giá Chi số Chuyên đổi số cấp tỉnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Tờ trình số 105/TTr-BTTTT ngày 17/12/2021 trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Tờ trình số 54/TTr- BTTTT ngày 06/5/2022 trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình

15

Trang 24

ý kiến của các bộ, nganh về dự thảo Chiến lược chuyền đổi số báo chí đếnnăm 2025 và định hướng đến năm 2030 Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyềnthông đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Chiến lược chuyển đổi số báochí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đề trình Thủ tướng Chính phủ

ban hành.

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chuyên đổi số báo chí - một số vấn đề lý

luận và thực tiễn” - một sự kiện khoa học thường niên trong khuôn khô “Diễn

dan báo chí tháng 6”, do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại

học KHXH & NV) phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức.

“Diễn đàn Báo chí tháng 6” năm 2022 lựa chọn một chủ đề đang tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thong bao chí hiện nay: “Chuyển đổi số báo chí

Việt Nam - một số van dé ly luận và thực tiễn” Việc thảo luận, phân tích về

những quan điểm, góc nhìn từ lý luận và thực tiễn đối với vấn đề chuyền đôi

số báo chí sẽ góp phần hướng tới một tầm nhìn, mục tiêu và các nhiệm vụ,

giải pháp trọng tâm phù hợp cho cả hệ thống cũng như từng cơ quan, tô chức.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài hệ thống hóa nhữngvan đề cơ sở lý luận cơ bản về truyền hình, chương trình truyền hình vàchuyên đổi số

Phương pháp phân tích phân tích nội dung: Tiên hành dùng dé phân

tích van đề chuyên đổi số trong chương trình Vietnam ON - chương trình đặc

biệt, chuyên sâu về chuyển đổi số, được sản xuất và phát trên Kênh VTCI

hiện nay.

- Phương pháp quan sát: Dùng dé khảo sát thực tế về thực trang quá

trình chuyền đổi số trên VTCI.

16

Trang 25

- Phương pháp phỏng vấn sâu: tiễn hành phỏng vẫn sâu với 4 người

đang làm việc tại Kênh VTCI, bao gồm 2 người ở cương vị quản lý kênh và 2

người là phóng viên, biên tập viên.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luậnVới đề tài nghiên cứu này tác giả hy vọng sẽ góp phần làm phong phúhơn, toàn diện hơn về van dé chuyển đôi số trên báo chí Bên cạnh đó, đề tài

cũng sẽ là một tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến

báo truyền hình và các chương trình truyền hình

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu này có thé giúp các nhà lãnh đạo, quản ly báo chi,truyền thông có thêm cơ sở dé xây dựng va phát triển về các chính sách liênquan đến chuyển đổi số báo chí trên các phương diện quản trị, nội dung và

công nghệ Ngoài ra, luận văn cũng có thể là tư liệu tham khảo cho các nghiên

cứu về chủ đề này

7 BO cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

3 chương sau đây:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về và thực tiễn về van đề chuyền đôi số vàchuyên đôi số báo chí

+ Chương 2: Thực trạng vấn đề chuyên đổi số trên kênh VTCI - Đài

Truyền hình Kỹ thuật số VTC

+ Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nâng cao chất

lượng chương trình trên nền tảng số

17

Trang 26

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE VAN DE

CHUYEN DOI SO và CHUYEN ĐỐI SO BAO CHÍ

1.1 Cac khai niém co ban

các lĩnh vực, tận dụng các công nghệ dé thay đôi căn ban cách thức van hành,

mô hình hoạt động, cung cấp các giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng

tốc các hoạt động kinh doanh

Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyên đổi số” thường được hiểu theo nghĩa

là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang hoạt động áp dụng công

nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán

đám mây (Cloud) nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy

trình làm việc

Sự tích hợp và giao thoa giữa các thành tựu công nghệ số như internet

vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing), trí tuệ nhân tạo (AI),

dữ liệu lớn (Big-data) dang tạo ra một thời dai thông tin tang tốc, một xã

hội thông tin, trong đó thông tin sẽ trở thành yếu tô trung tâm quyết định sự biến đổi cả về phương thức sản xuất dẫn đến yêu cầu mới về lực lượng sản xuất trên toàn xã hội Tận dụng cơ hội từ chuyên đôi số, nhiều cơ quan báo chi đã nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động dé sản xuất ra các sản phẩm báo chí công nghệ mới, có thể đáp ứng yêu cầu, thói quen, sở thích của từng độc giả Không dé dé đưa ra một định nghĩa rõ ràng và duy

18

Trang 27

nhất về chuyên đôi số, vì quá trình thiết kế bài toán và áp dụng chuyên đôi số

sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau, nhất là với những ngành nghề

có môi liên hệ với đông đảo đối tượng công chúng xã hội [37]

Trang Tech Republic, tạp chí trực tuyến dành cho các chuyên giaCNTT, khái niệm chuyên đổi số trong thời đại 4.0 được hiểu là: “cách sửdụng công nghệ đề thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả

hơn” [3] Còn Microsoft thì cho rằng: “Chuyên đổi số là việc tư duy lại cách

thức các tổ chức tập hợp mọi người, dir liệu và quy trình dé tạo những giá trị

moi” [1]

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Mạnh Hùng, chia sẻ trong bài tham luận tại Đại hội XIII của Đảng như sau: “Chuyên đổi số là

một trong những chủ trương hàng đầu, là công cuộc chuyền đổi toàn diện từ

không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số” [5]

Cuốn Cẩm nang chuyển đổi số, do Bộ Thông tin và Truyền thông xuấtban năm 2020, dé cập: “Chuyên đổi số là quá trình tổng thé và toàn diện của

cá nhân, tô chức về cách sông, cách làm việc và phương thức sản xuất dự trêncác công nghệ số” [6]

Từ những cách hiểu trên, có thé tong hợp và đưa ra khái niệm chuyền đổi

số như sau: Chuyển đổi số là công cuộc chuyển đổi từ truyền thong lên hiện đại,

chuyển hóa các dữ liệu nhỏ, đơn lẻ thành các đữ liện lớn (big data), dữ liệu liên kết Chuyển đổi nội dung và phương thức sản xuất trên các công nghệ số, các khối thông tin dữ liệu được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng Sử dụng máy móc khoa học tiên tiễn, trí tuệ nhân tạo để sản xuất các ấn phẩm.

1.1.2 Chuyển đổi số và số hóa Khái niệm “Chuyên đổi số” (Digital Transformation) thường bị nhằm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing) Số hóa là quá trình hiện đại hóa,

19

Trang 28

chuyền đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chăng hạn, chuyểntai từ tài liệu dạng giấy như bản báo in sang file PDF trên máy tính, số hóatruyền hình chuyền từ phát sóng Analog sang phát sóng kỹ thuật số ) CÓthé xem số hóa là một phan của quá trình chuyên đổi số, nghĩa là chuyên đổi

toàn diện trên nền tảng cổng nghệ Mac dù toàn bộ các khẩu trong mot tòa

soạn đều được số hóa và kết nói, nhưng quan trọng sống còn vẫn là mảng nộidung Và thực chất, việc số hóa toàn bộ tòa soạn cũng nhằm mục đích chính

là phục vụ cho nội dung, làm ra một tờ báo hiệu quả hơn Trên nền tảng cổng

nghệ, tờ báo sẽ là đa phương tiện (multi- media), đa hình thức, ứng dụng trí

tuệ nhân tạo (AI) và đặc biệt là có tính tương tác với bạn đọc cao hơn.

Cùng quan điểm trên, nhà báo Trần Anh Tú (TBT Tạp chí Thông tin vàTruyền thông) cho rằng, công cuộc chuyền đổi số của báo chí không đơn giản

là đưa lên mạng Internet một cách thuần vật lý, cơ học mà phải được thực hiện ở các hoạt động mang tính cốt lõi Đó là những biến đổi đã, đang và tiếp

tục diễn ra tại các tòa soạn và lĩnh vực báo chí - truyền thông là không có biêngiới Đây là tất yếu khách quan, là quá trình không thé đảo ngược, cần thực

hiện ngay nếu không muốn bị tụt hậu Nhà báo Trần Anh Tú dẫn chứng: Có một thực trạng khá đáng buôn là rất nhiều phần trong xã hội chúng ta đang hiểu “chuyên đổi số” là “tin học hóa”, tức là thay vì tự động hóa, biến toàn bộ quy trình thành số hóa, thì lại vẫn phải tốn sức người để dùng công cụ số.

Ví dụ, nếu một phóng viên đăng ký đi thực địa Lai Châu, chỉ trong vòng 5 giây, máy thông báo cho anh/chị ấy rằng tháng này các báo đã có 127 tin làm

20

Trang 29

về Lai Châu, báo mình đã có 12 tin làm về Lai Châu, trong đó có 8 tin về trâu

bò chết cóng, 3 tin về xây dựng hạ tầng thì người phóng viên đó sẽ tự cânnhắc các đề tài anh ta tác nghiệp Xin chúc mừng, đó là một tòa soạn chuyểnđổi số thành công Nhưng nếu một phóng viên đi đăng ký thực địa Lai Châu,

mà anh ta viết mail xin phép, sau đó cái mail này được chuyên tiếp (bằngclick chuột, tức là vẫn sức người) qua mấy cấp gồm cả kế toán lẫn thư ký tòa

soạn, rồi thư ký viết lại: “Tháng này các báo làm nhiều về Lai Châu lắm đấy

em nhé, cân nhac đề tai”, thì đó chỉ là “tin học hóa” thôi Mọi thứ vẫn diễn ra trên môi trường số, nhưng băng sức người Không phải cứ dùng cái máy tính

dé làm việc thì gọi là “chuyên đổi số” Việc anh gõ bằng laptop đời mới thay

vi go bang máy chữ, chỉ là sử dụng công cu số dé làm việc Y nghĩa của từ

“chuyền đổi” ở đây là thay thế hoàn toàn [6]

1.1.3 Nội dung số Theo Liên minh viễn thông thế giới (ITU), khái niệm nội dung số hiện

nay rất rộng lớn, bao gồm tất cả các hình thức text (chữ), đồ họa, hình ảnh,nhạc, video, streamlive và thực tế ảo, thực tế tăng cường và tất cả nội dungnày được phân phối bởi tất cả người dùng Internet cũng như các tổ chức,doanh nghiệp Nội dung số là tất cả những sản phẩm nội dung được phân phối

kỹ thuật số Đó là âm nhạc, thông tin, hình ảnh, video được tải hoặc phân

phối trên các phương tiện điện tử Còn nội dung số bản địa có thể được chia

thành 3 loại, gồm nội dung do chính phủ phân phối, nội dung thương mại và

nội dung do người dùng tạo ra.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông: công nghệ nội dung số giao thoa giữa 3 lĩnh vực: công nghệ thông tin, viễn thông và ngành sản xuất nội dung [6] Một cách nói khác: Công nghệ nội dung số đơn giản là nội dung

cộng với công nghệ sô” [9].

21

Trang 30

Các sản phẩm, dịch vụ nội dung số nồi bật gồm: báo điện tử, mạng xã hội, truyền hình số, đào tạo trực tuyến, y té truc tuyén, game truc tuyén, am

nhạc số, nội dung cho các mạng di động, quảng cáo SỐ, thương mại điện tử,

dịch vụ công trực tuyến Các sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng các nhu

cầu về nghe, nhìn, trao đổi thông tin dưới dang kỹ thuật số

Được định nghĩa tại Khoản 12 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐCP

Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin như

sau: “Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường

mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành,

nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động

tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số”.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các dịch vụ nội dung thông tin sé hiện nay bao gồm:

+ Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số;

+ Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiêm, lưu trữ và xử lý dữ liệu sô;

+ Dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông

tin SỐ;

+ Dịch vụ chỉnh sửa, b sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung thông tin số;

+ Dịch vụ dao tạo từ xa; dich vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền thông

được cung cấp trên môi trường mạng;

+ Các dịch vụ nội dung thông tin số khác Theo thống kê, tại Việt Nam có

khoảng 4.50

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp và hơn 70.000 lao động hoạt động trong ngành công nghiệp nội dung số Tốc độ tăng trưởng hang năm lên tới trên 20%/năm Cac đơn vi đặt viên gạch nên móng

22

Trang 31

cho ngành công nghiệp nội dung số là các công ty truyền thông, công nghệ

như VTC, VNG, VCCorp

Gần đây có sự tham gia tích cực của nhà mạng và nhà sản xuất nội dung

số Đối với nhà mạng, khi xây dựng nền tảng băng thông rộng 4G/5G thì trước

tiên phải có sản phâm nghiệp vu dé tối ưu hóa việc sử dụng, đầu tư của côngnghệ, từ đó có thé nhanh chóng thu hồi vốn và tao ra hiệu quả kinh doanh

Đối với nhà sản xuất nội dung SỐ, không đơn thuần chỉ là các đơn vị tham gia trong lĩnh vực truyền hình mà còn có sự tham gia của các đơn vị sản xuất nội dung khác như sản xuất game.

1.1.4 Truyền hình kỹ thuật số

Television là từ ghép, trong tiếng La Tỉnh: tele” có nghĩa là xa” cònvision” là nhìn”, như vậy sự kết hợp của nó cho thấy nghĩa: nhìn từ xa

Truyền hình ra đời đánh dấu mốc quan trọng khi mong muốn nhìn được từ

xa” của con người trở thành hiện thực [7|

Trên phương diện kỹ thuật thì truyền hình là quá trình biến đổi từ nănglượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện,nguồn tín hiệu điện tử được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đôi

thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận được hình

ảnh Về mặt nội dung:

Truyền hình là loại hình truyền thông và thông điệp được truyền trong

không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho người xem cảm giác

sống động của hiện thực cuộc sống.

Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình, là hệ thống điện tử

viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu vô tuyến hoặc hữu

tuyến dé chuyền thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động

23

Trang 32

và âm thanh kèm theo Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó và

phát ra hình ảnh thông qua màn hình [16]

Theo tác giả của cuỗn Truyén hình hiện đại - Những lát cắt 2015-2016,

Truyền hình số là việc truyền dẫn âm thanh và hình ảnh được phát bằng

những tín hiệu đã được mã hóa, đối lập hoàn toàn với truyền hình analogTrong khi truyền hình analog được truyền tín hiệu qua dây cáp hoặc anten thì

muốn xem truyền hình số phải có bộ giải mã riêng Truyền hình số là một công nghệ tiên tiến có thể cung cấp số lượng kênh truyền hình lớn hơn, với chất lượng cao hơn và nội dung chuyên biệt hơn rất nhiều Rất nhiều quốc gia trên thé giới đã thay thế truyền hình analog thông thường bang truyền hình số Đây được coi là xu hướng phát triển tat yếu của truyền hình toàn thế giới [38].

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông: Truyền hình số là công nghệ truyền hình mới cho phép truyền 20 kênh truyền hình với chất lượng hình ảnh, âm thanh cao hơn trên một kênh tần số (công nghệ truyền hình tương tự

chỉ truyền được 01 kênh chương trình có chất lượng hạn chế) Trong truyền

hình số, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được truyền dẫn, phát sóng dưới dạng

dòng dữ liệu số đã được xử lý (tín hiệu truyền hình số) Truyền hình số sửdụng phương thức phát sóng mặt đất được gọi là truyền hình số mặt đất [7]

Việc chuyển dịch nội dung số trong lĩnh vực truyền hình, cũng đượcgọi tắt là truyền hình số Tức là sản xuất truyền hình bây giờ không chỉ đơn

thuần là sản xuất một chương trình truyền hình ma còn sản xuất một hệ thông các sản phâm nội dung dịch vụ truyền hình, sử dụng các kênh truyền thông hỗn hợp Các kênh truyền thông không chỉ là kênh truyền hình thuần túy trên

hệ thống truyền hình quảng bá, mà còn trên hệ thống truyền hình qua giao thức Internet (Internet protocol television - IPTV), hệ thống di động, mạng xã hội Điều nay đã dẫn tới sự thay đổi về quan niệm và góc nhìn của các đơn

vi trong lĩnh vực sản xuât truyền hình.

24

Trang 33

Vì vậy, khái niệm Truyền hình số hiện nay còn được hiểu là việc sản

xuất của các đơn vị truyền hình những sản phẩm được phân phối không chỉtrên tivi mà còn qua các hạ tầng online khác Người dùng có thể tiếp cận nộidung truyền hình theo hướng đối tượng như nhóm, sở thích, phương tiện truy

cập, thời điểm truy cập, ngữ cảnh sử dụng dịch vụ

Các nhà sản xuất phải xây dựng mô hình từ công nghệ đến cách thức

quản trị, sản xuất nội dung và đảm bảo nội dung được phân phối trên đa nền tảng Nội dung sản xuất cần phải được tích hợp và thích hợp với nhu cầu

người sử dụng Người dùng không chỉ xem nội dung truyền hình mà còn có

thê kết nối, tương tác với những người đang cùng xem và phản hồi, làm thay đổi nội dung truyền hình Đây chính là những thay đổi, chuyên dich trong lĩnh vực truyền hình.

Ngoài ra, các đơn vị truyền hình mở rộng khả năng khai thác giá trị giatăng, siêu dir liệu truyền hình dé cung cấp dịch vụ gia tăng trên đó Mô hìnhchung mà các đơn vị truyền hình c ng như các đơn vị khác trong lĩnh vực nộidung số đang sử dụng là dịch vụ có trả tiền, cung cấp những nội dung có thu

phí ngoài nội dung phô biến mà tat cả người dùng đều được tiếp cận.

1.2 Chiến lược Chuyển đổi số quốc giaCan nhận thức đúng răng, chuyển đổi số không chỉ có vai trò quantrọng tại các doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội 4.0 mà tiến trình này đang

tác động tới tất cả các lĩnh vực khác của xã hội như: chính phủ điện tử, khoa học giáo dục, thương mại, y tế và chắc chắn tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực truyền thông đại chúng [16].

Ngày nay, các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công

nghiệp lần thứ Tư - nhất là công nghệ số - tạo ra cơ hội, điều kiện thuận lợi để đất nước ta thực hiện phương thức phát triển đi tắt, don đầu như vậy Kinh tế

số hoạt động trên nền tảng công nghệ số chính là một hình thức cụ thể của

25

Trang 34

kinh tế tri thức mà đất nước ta cần xây dựng Sau 35 năm đôi mới, dat được

những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, quy mô, trình độ khoa học công

nghệ của nên kinh tế đất nước tăng lên, trở thành nước có thu nhập trung bìnhthấp theo chuẩn mực quốc tế; tiềm lực, vị thế ngày nay của đất nước tạo điềukiện dé Việt Nam có thé tận dụng, nắm bắt được cơ hội do cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư dem tới dé phát triển nhanh, bền vững

Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ XIII của Dang đề cao ý chí, khát vọng phát triển đất nước, để đến năm 2025 đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình thấp; đến

năm 2030, nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung

bình cao và đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Chủ trương đây mạnh chuyên đổi số, phát triển kinh tế số là một trong những

biéu hiện cụ thé thé hiện ý chí, khát vọng phát triển đất nước đó Day chính là

mục tiêu, ý nghĩa của việc day mạnh chuyên đổi số, phát triển kinh tế số ởnước ta; là lý do dé Đại hội XIII của Đảng vừa qua đặc biệt nhắn mạnh chủtrương chuyên đôi số, phát triển kinh tế số trong các văn kiện Đại hội

Nội dung về chuyên đôi số, phát triển kinh tế số được đề cập đến nhiềulần trong các văn kiện Đại hội Đại hội XIII

Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 xác định

“phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đây mạnh cải

cách thê chế, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đôi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyền đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”.

Báo cáo chính trị đề ra 12 định hướng phát triển đất nước trong giai

đoạn 2021-2030 Trong đó, định hướng thứ hai và định hướng thứ ba xác định

phải đây mạnh chuyên đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng,

hiệu quả, sức cạnh tranh của nên kinh tê; chú trọng một sô ngành, lĩnh vực

26

Trang 35

trọng điểm, có tiềm năng, lợi thé dé làm động lực tăng trưởng theo tinh thầnbắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đưa ra 5 quan

điểm phát triển Trong đó, có 2 quan điểm nhắn mạnh về chuyên đổi số, phát

triển kinh tế sé

Một trong những khâu đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội

Đảng lần thứ XIII là: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả

về kinh tế và xã hội; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nên tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đề thích ứng với tình hình mới, tận dụng cơ hội cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị

quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủđộng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó nhân mạnhyêu cầu cấp bách dé đây nhanh quá trình chuyên đổi số Trên cơ sở đó, ngày3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTgphê duyệt Chương trình chuyên đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướngđến 2030

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, sau

giai đoạn khởi động chuyên đổi số quốc gia, năm 2021 và cả giai đoạn

2021-2025 là thời điểm dé tăng tốc với những hành động, giải pháp triển khai cụ

thê đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương Với 3 trụ cột chính trong chuyền đổi số quốc gia là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới đã xây dựng được một

chương trình chuyên dé về chuyền đổi số quốc gia được Chính phủ phê duyệt

nhằm đáp ứng yêu cau phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

27

Trang 36

1.3 Chuyén đổi số báo chí

1.3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề chuyển đổi số với báo

chí, truyền thôngChủ trương của Dang và Nhà nước về lĩnh vực này thé hiện qua các

văn bản, chủ trương như sau:

- Luật CNTT quy định Nhà nước có chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát

triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng công nghiệp phan mềm và công nghiệp nội dung dé trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân” [28]

- Nghị định số 71/2007/NĐ- CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ Quy định chỉ

tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về

công nghiệp công nghệ thông tin;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ, quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó

sản xuất sản phẩm nội dung số thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi dau tư

- Chính phủ đã ban hành một số Chương trình như: Phát triển công nghiệp

phần mềm (Quyết định 51/2007/QĐ-TTg), phát trién công nghiệp nội dung số(Quyết định 56/2007/QĐ-TTg) và Quy chế quản lý Chương trình công nghiệp

phần mềm và nội dung số (Quyết định 50/2009/QĐ-TTg).

- Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 392/QĐ-TTg phê

duyệt Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2025 Theo chương trình nay, một số nội dung quan trọng được quy định, trong đó có khái niệm sản phẩm CNTT trọng điểm, sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 16/2014/TTBTTTT ngày 18/11/2014 quy định việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm,

28

Trang 37

Thông tư số 43/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 ban hành Danh mục sản

phẩm nội dung thông tin số Thông tư số 01/2017/TT-BTTTT ngày16/02/2017 ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm

- Thông tư số 47/2016/TT-BTTTTT (thay thé Thông tư số

01/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2009) quy định về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩmcông nghệ thông tin sản xuất trong nước bang nguồn vốn ngân sách nhà nước,hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (trong đó có sản phẩm nộidung số)

Như vậy, có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nộidung số đã và đang được quan tâm rất nhiều trong thời gian qua Tuy nhiên, cơ

chế ưu đãi cho sản xuất sản phâm nội dung số hay cơ chế ưu đãi cho nguồn nhân lực vẫn chưa được thi hành Cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài

nước còn chưa được bình đăng, hiện tượng vi phạm bản quyền con xảy ra, VIỆC thanh toán trực tuyến và các cơ chế còn chưa được đồng bộ

Thực tiễn cho thấy khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực nội dung số còn hạn

chế, chưa đáp ứng được mong mỏi của cơ quan nhà nước cũng như cộng đồngdoanh nghiệp và cần các cơ quan liên quan đồng hành trong thời gian tới

1.3.2 Vai trò của chuyển đổi số báo chí

Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, chuyên đổi số, trước hết chính là

việc sử dụng các công cụ, giải pháp công nghệ số để đổi mới mô hình, cách

thức tác nghiệp, sản xuất và phân phối nội dung theo hướng tối ưu hóa mô hình tổ chức hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thông Đây chính là hoạt động ứng dụng công nghệ số dé làm mới quy trình truyền thống trong sáng tạo và phân phối cũng như hưởng thụ các sản phẩm và dịch vụ báo chí, truyền thông Đề thực hiện bước chuyên này, các đơn vị, chủ thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông phải thực hiện số hóa thông tin liên quan

đâu vào của hoạt động báo chí, truyên thông và sô hóa các quy trình tác

29

Trang 38

nghiệp Thực chất là chuyên đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công

thành định dạng kỹ thuật số, là sử dụng công cụ kỹ thuật số để tự động hóa vàcải thiện cách làm việc hiện tại Đây được xem là bước khởi đầu của quá trìnhchuyền đổi số và hiện nay nhiều cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam đã

va đang triển khai, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là

hoạt động kinh doanh sản phẩm và dich vụ báo chí, truyền thông.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc đầu tư vào công nghệ để số hóa các chức năng và quá trình hiện tại trong hoạt động báo chí, truyền thông thì

không đủ dé chuyển đôi thực sự một đơn vị kinh doanh hay cả một lĩnh vựcbáo chí, truyền thông Số hóa dữ liệu và số hóa quy trình là một điều kiện cầncho chuyên đổi số báo chí, truyền thông thành công, nhưng chưa phải là tất

cả Chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi mang tính cách mạng đối với các quá

trình cạnh tranh then chốt của đơn vị kinh doanh Chuyén đổi số là việc triển khai một loạt những thay đổi về công nghệ và con người dé tái cầu trúc cách

thức hoạt động báo chí, truyền thông, từ đó tạo ra những cơ hội và giá tri mới

trong hoạt động kinh doanh báo chí, truyền thông Trên cơ sở đữ liệu và quy

trình được số hóa từ môi trường diễn ra các hoạt động liên quan báo chí,truyền thông, sử dụng các công nghệ số phân tích, đánh giá, đưa ra các quyếtđịnh dé thay đôi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấpcác giá trị mới cho khách hàng của đơn vị kinh doanh Nói cách khác chuyển

đổi số thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới

như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám may

(Cloud) dé thay đôi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc,

văn hóa công ty nhằm tạo những sản phẩm, dịch vụ mới cing những giá trị và

phương thức tiêu dùng mới.

30

Trang 39

Báo chí, truyền thông là một trong những ngành quan trọng trong hệthống nền kinh tế quốc dân, một lĩnh vực luôn phản ứng nhạy bén với mọibiến động của đời sống kinh tế-xã hội Đề thực hiện tốt các chức năng của

minh, báo chí, truyền thông không thé nằm ngoài xu thế chuyền đổi số, thậm

chí cần đi đầu trong công cuộc chuyên đôi số

Ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược

chuyên đôi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhà báo; hỗ trợ phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí Tuy vậy,

các chương trình đảo tạo, bồi dưỡng nhân lực báo chí chuyền đôi số của Nha

nước là giải pháp cấp bách Tương lai báo chí chuyên đổi số còn dài, sẽ tiến triển qua nhiều chu kỳ, chắc chăn trở thành xu thế tất yếu ở tất cả cơ quan báo chí, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một nguồn lực cho báo chí chuyên

đổi số toàn diện, thực chất, bài bản

Đầu tháng 6/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lậpTrung tâm Hỗ trợ chuyền đôi số báo chí (trực thuộc Cục Báo chí) Trung tâm

có nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện có hiệu quả mục tiêu

chuyền đổi số trong Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, địnhhướng đến năm 2030 Trung tâm là đầu mối hỗ trợ cung cấp thông tin, tài

liệu, hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện đo lường, đánh giá mức độ trưởng thành chuyên đổi số báo chí; hỗ trợ dao tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng; huy động nguồn lực từ doanh nghiệp để đồng hành với mục tiêu của chương trình hỗ trợ báo chí chuyền đổi số.

Đâu sẽ là nhân tô dé cơ quan báo chí chuyền đổi số thành công? Câu trả lời là nhân lực Chuyên đôi số báo chí phụ thuộc vào nhân lực ở tất cả các khu vực khác nhau trong cơ quan báo chí: Lãnh đạo, quản lý cấp cao; lãnh

đạo, quản lý cấp trung; quản lý cấp cơ sở; đội ngũ cán bộ, phóng viên Tất cả

31

Trang 40

như những mắt xích quan trọng dé vận hành cỗ máy chuyền đổi số Nếu một

mắt xích bị lỗi, cỗ máy sẽ vận hành i ach, kém hiệu quả, thậm chí không thé

hoạt động.

Có thé thấy, báo chí sẽ trở thành xu thé tất yếu ở tat cả các cơ quan báochí Chuyển đổi số trong báo chí là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiệnđại vào hoạt động báo chí, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm

các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông.

Chuyên đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ là van đề công nghệ mà

còn là van dé con người va tư duy Các cơ quan báo chí đều hiểu rằng, chuyển

đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chỉ phí, còn

mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thông vốn có.

Tuy nhiên sự chuyển đổi từ phương thức tác nghiệp cũ sang phương

thức tác nghiệp mới đáp ứng yêu cầu chuyên đổi số đã khiến cho nhiều Tòasoạn nhanh chóng bắt kịp sự đổi mới của báo chí nhưng cũng khiến cho nhiềunhà báo bị tụt lại phía sau Với đại bộ phận nhà báo vốn được đào tạo tác

nghiệp với công cụ chủ yếu là máy quay, máy ghi âm, máy ảnh, quyên số và

cây bút, việc phải thích nghi dé trở thành một nha báo công nghệ, tác nghiệp

trên môi trường mạng với nhiều kỹ năng cùng một lúc là một cản trở lớn và không phải ai cũng có thể nhanh chóng thích nghi va van đề quyết định của chuyên đổi số báo chí vẫn phải là con người.

Chuyển đổi số nói chung và chuyên đổi số báo chí nói riêng là hoạt động mới và khó, thậm chí là rất khó do lĩnh vực truyền thông luôn biến động không ngừng Tuy nhiên trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, báo chí phải chủ động chuyền đổi số là xu thế tất yếu.

32

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w