1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình truyền hình tại các đài phát thanh truyền hình Tây Nam Bộ (Khảo sát Đài PTTH Vĩnh Long, Hậu Giang và Đồng Tháp từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019)

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình truyền hình tại các đài phát thanh truyền hình Tây Nam Bộ
Tác giả Hồ Anh Thơ
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Xuân Hòa
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 24,47 MB

Nội dung

Trước sự vận động của xã hội cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội, yêu cầu đặt ra với những người làm truyền hình là cần thiết p

MỘT SÓ LÝ LUẬN CƠ BẢN VE HOAT DONG DAN CHUONG TRÌNH TRUYEN HÌNH

1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Dẫn chương trình và dẫn chương trình truyền hình

Không phải ngẫu nhiên người ta cho rang, dẫn chương trình là nghề thể hiện khả năng ăn nói bởi nếu quan sát, khán giả dé nhận ra rằng hành động chủ yếu của việc dẫn chương trình là nói Nhờ có dẫn chương trình mà các chương trình, hay sự kiện được diễn ra suôn sẻ, có sự liền mạch và kết nối Vậy, dẫn chương trình thực chất là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt, “dẫn” là một động từ “chi việc làm cho đi theo một đường, một hướng nào hay việc dua ra lời nào đó kèm theo sau lời bản thân dé làm bằng chứng dé chứng minh”[37; tr.326] Còn “chương trình” là một danh từ chỉ

“toàn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định ”[37: tr.25§].

Dẫn chương trình là một cụm từ được sử dụng để chỉ việc “dùng lời nói để giới thiệu, dẫn dắt, kết nối các nội dung riêng biệt, nhỏ lẻ của sự kiện thành một chuỗi liên tục, có trình tự, thong nhất và hop lý” [53; tr.12] Nhờ có dẫn chương trình mà các sự kiện có tính liền mạch, thống nhất và trôi chảy hơn so với các sự kiện không có người dẫn chương trình.

Trong thực tiễn đời sống báo chí, dẫn chương trình là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong phát thanh, truyền hình Truyền hình ra đời đầu thế kỷ XX và đến nay đã trở thành món ăn tinh thần gắn với cuộc sống của mỗi người, nhờ có truyền hình mà mọi khoảng cách như được rút ngắn hơn và cuộc sống ngày càng đa dạng phong phú hơn Cùng với sự phát triển mạnh các thé loại chương trình, dan chương trình truyền hình là một hoạt động ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều quan niệm, khái niệm, có thê liệt kê một sô quan niệm như sau:

Có tài liệu cho rằng: “Một chương trình truyền hình có nhiều người tham gia (goi là ekip) với các khâu công việc khác nhau Một trong những thành phan quan trọng của ekip sản xuất là dan chương trình truyền hình Dẫn chương trình truyén hình là một hoạt động ra đời theo yêu câu khách quan của thực tiễn sản xuất các chương trình truyền hình Có thể nói, hoạt động này có tam quan trong đặc biệt đối với sự thành công của các chương trình truyén hình nói chung” (36; tr.14] Nhận định này đã chỉ ra được vai trò quan trọng của hoạt động dẫn chương trình truyền hình, đồng thời cũng đánh giá đúng thực tế và xu hướng phát triển theo quy luật tất yếu của truyền hình hiện đại.

Một quan niệm khác cho rằng, “ddan chương trình truyền hình là hoạt động góp phan làm cho chương trình mạch lạc, rõ ràng, giúp khán giả dé dàng tiếp nhận thông tin” [13; tr.16-17] Ví dụ, khi so sánh một chương trình ký sự truyền hình, khi có hoạt động dẫn, chương trình sẽ trở nên hấp dẫn, mạch lạc và khán giả cũng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn, ngược lại, nếu chỉ được thé hiện bằng lời bình, khán giả sẽ khó theo doi xuyên suốt chương trình và nắm bat tốt tat cả thông tin được truyền tải.

Từ những quan niệm nêu trên, kết hợp với thực tiễn, tác giả xin nêu ra định nghĩa về dẫn chương trình truyền hình như sau: Dan chương trình truyền hình là một hoạt động nghiệp vụ của người dan trong lĩnh vực truyền hình góp phan làm cho chương trình diễn ra đúng kế hoạch, đúng mục đích mà ban biên tập đã vạch san, đồng thời giúp khán giả tiếp cận thông điệp một cách rõ ràng, hiệu quả.

1.12 Người dẫn chương trình truyền hình

Trên thế giới, những khái niệm đầu tiên về người dẫn chương trình được biết đến từ thời Phục Hưng và xuất phát từ hoạt động của các Nhà thờ Công giáo.

Trong các nhà thờ người ta gọi những người điều hành các buổi lễ tế, các chủ lễ, hay Chưởng nghỉ là Master of Ceremonies (gọi tắt là MC) Đó là người rất quan trọng của buổi lễ tế, họ phải chịu trách nhiệm tiến hành một cách chính xác và suôn sẻ các buổi lễ, cũng như các nghi thức liên quan Có nhà nghiên cứu đã định nghĩa:

“Người dẫn chương trình, hay còn gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh:

Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dan quân chung trong một sự kiện ”[60] Hiểu một cách hiểu khác, MC là người tô chức sự kiện và sự kiện đó chỉ diễn ra trong vòng một đêm.

Khác với các nước có nền truyền hình phát triển mạnh trên thế giới, khi du nhập vào Việt Nam, xét về mặt thuật ngữ, “tr MC đã được sử dụng không thực sự chuẩn xác trong tiếng Việt, khi chúng ta quen dùng thuật ngữ MC dé chỉ người dẫn chương trình nói chung ”[53; tr.15] Ban đầu thuật ngữ được sử dụng đầu tiên tại đài Truyền hình Việt Nam khi họ bắt đầu sản xuất các chương trình Trò chơi truyền hình, vào thời điểm những năm 1996, 1997 với chương trình đầu tiên là SV 96 đo nhà báo Lai Văn Sâm dan, MC là cách gọi tắt, dùng dé chỉ người dẫn chương trình truyén hình Trước đó, ở VTV và các đài truyền hình địa phương, người ta gọi những người dẫn chương trình trên truyền hình là các phát thanh viên (PTV).

Có quan niệm cho rằng: “Người dẫn chương trình truyén hình là người xuất hiện trong chương trình với tư cách là chủ thé giao tiếp, dan dắt, kết noi và truyền đạt thông tin đến khán gid Người dẫn phải làm chủ không gian, lựa chọn phong cách phù hợp Gương mặt wa nhìn, chất giọng tốt, có tri thức là những tiêu chi dang được nhiêu đài truyện hình tuyển chọn người dẫn ”[42; tr.192] Nếu các khâu chuẩn bị cho một chương trình đều đảm bảo nhưng người dẫn không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì chương trình xem như chưa hoàn toàn thành công, bởi người dẫn đại diện cho cả một ekip thực hiện chương trình, đại diện cho uy tín của nhà dai.

Từ nghiên cứu những quan niệm nêu trên, kết hợp thực tiễn, tác giả xin đưa ra quan niệm theo cách hiểu của mình như sau: Người dẫn chương trình truyền hình là một thành viên trong ekip làm nên chương trình truyền hình, xuất hiện trước ống kính làm nhiệm vụ giới thiệu, dẫn dat, kết nối, truyền tải nội dung đến khán giả.

1.1.3 Hoạt động dẫn chương trình truyền hình

Theo Từ điển Tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên, hoạt động “Jd những vận động, cứ chỉ được tiên hành đê tạo thành những việc làm có quan hệ với nhau

22 chặt nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội ”[37;tr.586] Và K.Marx cho răng, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức, mục đích, ý thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN