1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN THỊ CÚC

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI,

TỈNH ĐỒNG THÁP

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Mặc dù đã cố gắng hết sức, luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận đƣợc ý kiến chân thành từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc tiếp tục hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Tháp, tháng 9 năm 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn "Phát huy vai trò của Phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp" là công trình của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Phước Thiện Dữ liệu được thu thập trung thực và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác Kết quả nghiên cứu chưa được công bố trước đây Số liệu của luận văn có nguồn gốc rõ ràng từ thực tế xây dựng nông thôn mới ở Tháp Mười, Đồng Tháp Tôi chịu trách nhiệm pháp lý cho quá trình nghiên cứu này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023

Thực hiện

Trang 5

TÓM TẮT

Với đề tài nghiên cứu “Phát huy vai trò của Phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” luận văn đã đạt được những mục tiêu sau: Đã phân tích rõ vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn

mới nâng cao ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp Tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia, phát huy vai trò chủ thể của phụ nữ nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao hiệu quả và bền vững Xác định thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và năng lực tham gia của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới Đề xuất các giải pháp để nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng tham gia của lực lượng phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện

Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

ABSTRACT

With the research topic "Promoting the role of women in the construction of advanced new rural areas in Thap Muoi district, Dong Thap province", the thesis has achieved the following objectives: Having clearly analyzed the role of women in rural development participate in building new advanced rural areas in Thap Muoi district, Dong Thap province Create a scientific basis to propose solutions to promote participation and promote the role of women in order to implement the National Target Program on building new rural areas to improve efficiency and sustainability determine the status of women's participation in new rural construction, factors affecting the awareness and capacity of women to participate in new rural construction Proposing solutions to raise awareness and promote the participation potential of women in advanced new rural construction in Thap Muoi district, Dong Thap province

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nội dung đầy đủ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số liệu thống kê về đặc điểm xã hội phụ nữ huyện Tháp Mười năm 2021 23Biểu đồ 2.1: Xã công nhận đạt chuẩn NTM 23

Bảng 2.2 Kết quả thực hiện các mục tiêu NTM nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 23

Trang 8

Mục Lục

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3.1 Mục tiêu tổng quát 10

3.2 Mục tiêu cụ thể 10

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4.1 Đối tượng nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

5.1 Thu thập số liệu 11

5.2 Phương pháp phân tích số liệu 11

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 12

6.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 12

6.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 12

7 Kết cấu luận văn 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 13

1.Khái niệm 13

1.1Một số khái niệm cơ bản về nông thôn mới 13

1.1.1Nông thôn 13

1.1.2 Nông thôn mới 13

1.1.3Nông thôn mới nâng cao 15

1.2 Xây dựng nông thôn mới 15

1.3 Một số quan điểm về vai trò của phụ nữ 16

1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của phụ nữ 16

1.3.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ 18

1.3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay 20

1.4 Kinh nghiệm phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học rút ra 24

1.4.1 Phong trào Làng mới của Hàn Quốc 24

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 27

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 27

Trang 9

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.1.2 Đặc điểm kinh tế 28

2.1.3 Văn hóa - xã hội 29

2.1.4 Chính sách của Nhà nước và địa phương 30

2.1.5 Đặc điểm của phụ nữ huyện Tháp Mười 31

2.2.1 Nội dung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 33

2.2.2 Thực trạng triển khai XD NTM tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 34

2.2.3 Kết quả thực hiện 35

2.2.3.1 Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình XD NTM 35

2.2.3.2 Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới 40

2.3 Đóng góp của phụ nữ trong XD NTM tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 41

2.3.1 Chủ trương của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp trong việc phát huy vai trò của phụ nữ XD NTM 41

2.3.2 Thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong XD NTM tại huyện Tháp Mười,tỉnh Đồng Tháp 43

2.3.3 Đóng góp của phụ nữ trong XD NTM tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 472.4 Đánh giá chung về thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong XD NTM ở huyện Tháp Mười 52

2.4.1 Những kết quả đạt được 52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XD NTM NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 623.1 Quan điểm và mục tiêu XD NTM nâng cao của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 62

3.2.3 Tăng cường, phát huy vai trò của phụ nữ huyện Tháp Mười 68

3.2.4 Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XD NTM và giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững để phụ nữ được gia tăng cơ hội đóng góp và phát huy năng lực 70

3.2.5 Bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho chị em phụ nữ để họ phát huy tốt vai trò của mình trong xây dựng kinh tế nông thôn mới 73

KẾT LUẬN 78

Trang 10

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đang được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương triển khai thực hiện Trong những năm qua, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, Nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thể triển khai sâu rộng trong cả nước Một trong những chính sách phù hợp, sát với thực tiễn và ngày càng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt cho nông dân, đó là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới Văn bản quan trọng nhất là Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, theo đó người dân được tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia vào các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong suốt quá trình thực hiện Chương trình

Xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, với vai trò, trách nhiệm vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp luôn tuyên truyền cho các tầng lớp phụ nữ hiểu về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó vận động Nhân dân tham gia hưởng

ứng Chương trình“Xây dựng nông thôn mới” trọng tâm là Cuộc vận động “Xây dựng

gia đình 5 không, 3 sạch gắn với các phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác Hội, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, là cơ sở để đến năm 2020, Việt Nam ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

Qua triển khai, các cấp Hội phụ nữ đã nhận thức đầy đủ hơn vị trí và tầm quan trọng của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; phụ nữ vừa là chủ nhân, vừa là động lực trong xây dựng NTM, hội viên, phụ nữ các cấp đã và đang tiếp tục phát huy nội lực, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong xây dựng NTM Với những cách làm

Trang 11

linh hoạt, sáng tạo Hội LHPN các cấp đã lồng ghép các tiêu chí trong xây dựng NTM với nhiệm vụ trọng tâm của Hội; góp phần giữ vững và nâng chất các tiêu chí trong xây dựng NTM ở địa phương Đến nay diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã chứng minh cho chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa to lớn góp phần đưa tỉnh Đồng Tháp phát triển theo hướng bền vững Từ những khó khăn bước đầu, đến nay, toàn tỉnh đã có 97/115 xã, 3 thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và huyện Tháp Mười, Cao Lãnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Chương trình được triển khai ở 115 xã trong toàn tỉnh, đã thực sự trở thành phong trào

thi đua sôi nổi tại các địa phương Có thể khẳng định, với sự chung tay của các cấp,

các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, 10 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong Tỉnh luôn là một trong những tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, trong những năm qua, phụ nữ Đồng Tháp nói chung và phụ nữ huyện Tháp Mười nói riêng có những đóng góp không nhỏ trong xây dựng nông thôn mới Phụ nữ vừa là chủ thể thực hiện, là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, vừa là người được trực tiếp thụ hưởng những thành quả tốt đẹp của chương trình

Tuy vậy, việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã đạt chuẩn tiến tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao chưa được đẩy mạnh, nhất là các tiêu chí về hộ nghèo, thu nhập, tổ chức sản xuất và môi trường Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ nông sản thiếu ổn định, lợi nhuận từ sản xuất lúa không cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vẫn còn nhiều nguy cơ rủi ro, việc hình thành các hình thức tổ chức

Trang 12

sản xuất còn chậm; chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của Nhân dân, phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới

Mặc dù việc triển khai và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả trong gắn kết, phát huy nội lực của cộng đồng đã được Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười chỉ đạo tổ chức thực hiện, tuy nhiên nhìn tổng thể chưa có sự gắn kết trong phối hợp tổ chức thực hiện để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh và thật sự nổi bật Việc phát động vẫn còn mang nặng tính chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới, thiếu tính chủ động và sáng tạo riêng của địa phương Do vậy, chưa tạo tính thi đua, hăng hái giữa các địa phương để phong trào đạt chất lượng và hiệu quả

Về môi trường nông thôn tuy có sự cải thiện thông qua các mô hình bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp nhưng việc duy trì còn nhiều khó khăn: do phong tục, tập quán, văn hóa và thói quen của một bộ phận dân cư; chính quyền địa phương chưa có những giải pháp căn cơ để khắc phục, tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân; làm ảnh hưởng rất lớn việc tiến tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên toàn tỉnh

Công tác tuyên truyền ở cơ sở, các hoạt động hưởng ứng phong trào “Chung sức xây dựng NTM chưa thật sự đồng đều, liên tục, mới chỉ tập trung ở các thời điểm Một vài cơ sở Hội chưa chủ động phối hợp với các ngành, tham mưu với cấp ủy về các giải pháp thực hiện tác động ý thức của người dân về tinh thần tự giác, tự nguyện góp phần xây dựng nông thôn mới Việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách còn thấp, nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, của Nhân dân và cộng đồng vào xây dựng nông thôn mới chưa nhiều

Có thể thấy, vai trò của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới không chỉ riêng ở Tháp Mười mà còn đối với các địa phương đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao Với sự cần thiết đó,

tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” đề làm Luận văn tốt nghiệp cuối khóa

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay, là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của

Trang 13

Đảng và Nhà nước ta, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó giải pháp để thực hiện thành công Chương trình đã được các nhà khoa học và các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để thực hiện Chương trình này Vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Trong thời gian qua, đã có một số công trình khoa học, các nghiên cứu, hội thảo, bài viết về giải pháp trong xây dựng nông thôn mới Trong đó đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu như sau:

1 Boserup [1970], “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển Cuốn sách của E Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ

2 Đặng Kim Sơn [2008] “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau , Nxb Chính trị quốc gia Công trình này đã nêu lên thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển

3 Vũ Văn Phúc [2012] “Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn , Nxb Chính trị quốc gia Công trình là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, gồm những vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới, thực tiễn và kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa bàn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa bàn thí điểm xây dựng nông thôn mới

Trang 14

4 Dương Thị Bích Diệp [2014] “Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp , Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam Qua nghiên cứu, đề tài cho thấy xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của toàn Đảng, toàn dân Đại hội Đảng các cấp (xã, huyện, tỉnh, Trung ương) đã thảo luận kỹ và có Nghị quyết về chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới Từ đó, các địa phương đưa vào chương trình hành động cụ thể của người dân đến và tổ chức chính trị xã hội, các cấp chính quyền Điều đó có nghĩa là, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống, được cả hệ thống chính trị và người dân quan tâm, ủng hộ

Hệ thống văn bản từ Chính phủ, các bộ ngành liên quan quy định những quy chuẩn, chính sách cho xây dựng nông thôn mới cơ bản đã được ban hành; tạo điều kiện pháp lý cho quá trình thực hiện bài bản, chủ động hơn (nhất là về cơ chế phân cấp đầu tư cho chính quyền cơ sở, cơ chế tài chính, chính sách đào tạo nghề cho nông dân)

Đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình, tổ chức thực hiện từ Trung ương xuống xã được hình thành có tính hệ thống và ngày càng chuyên nghiệp hơn Hầu hết các địa phương trong cả nước đang thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới Đặc biệt là, kết quả bước đầu sau 3 năm chỉ đạo của Ban Bí thư về xây dựng 11 mô hình xã điểm đã cho chúng ta kinh nghiệm bước đầu, nhất là về cách tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực

5 Trần Tiến Khai [2015] “Xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp phát triển bền vững Nghiên cứu đã cho thấy việc triển khai xây dựng nông thôn mới tại đây đã thực hiện các giài pháp một cách toàn diện và đồng bộ; kết nối nhiều chương trình, dự án với nhau để phát huy hiệu quả tổng thể; tổ chức bộ máy, huy động nhân lực và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới để bảo đảm vận hành các cơ chế, chủ trương, chính sách một cách đúng đắn và hiệu quả Thành phố hỗ trợ vốn tích cực cho xây dựng nông thôn mới, vận dụng khá hiệu quả các nguồn vốn thông qua nhiều phương thức khác nhau, không gây ra gánh nặng tài chính cho Nhân dân Thành phố đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thông qua các cơ quan chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể, tôn giáo ở nông thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp và khen thưởng, khuyến khích, động viên kịp thời

Trang 15

Kết quả xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành công như các cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản đáp ứng cho đời sống sinh hoạt của cư dân nông thôn và là chỗ dựa cho phát triển kinh tế nông thôn

Các nhóm hộ gia đình nông nghiệp được hỗ trợ vốn chuyển dịch cơ cấu; tham gia các lớp tập huấn nghề nghiệp nông nghiệp và phi nông nghiệp Từng nhóm cư dân đều thấy được lợi ích phù hợp với đặc trưng của nhóm nghề nghiệp của mình Kinh tế hộ phát triển, đời sống gia đình được cải thiện, người nghèo giảm đi Các thay đổi về cơ sở hạ tầng nông thôn đã mang lại các tác động tức thời và tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của hộ gia đình nông thôn, là nguyên nhân chính làm cho người dân cảm thấy chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cư dân nông thôn Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế có khả năng làm cho tiến trình xây dựng nông thôn mới không bền vững

Thành phố chưa vận dụng được tiếp cận phát triển nông thôn theo vùng và chưa dựa trên tính chất đặc thù của nông thôn Thành phố Do đó, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh ra các bất cập về tính thiếu tương thích giữa một số tiêu chí Nông thôn mới và đặc trưng tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nông thôn ngoại thành TP Hồ Chí Minh Đồng thời, quan hệ giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp chưa được làm rõ

Có những biểu hiện của sự nôn nóng trong xây dựng nông thôn mới, dẫn đến những hệ lụy khác như áp dụng vốn đầu tư, áp lực giải ngân, và tình trạng đầu tư dàn đều

Cách tiếp cận xây dựng nông thôn mới hiện nay của Thành phố là tiếp cận từ trên xuống, chưa thật sự phát huy dân chủ cơ sở và quyền làm chủ tiến trình xây dựng nông thôn mới của cộng đồng cư dân nông thôn Các nguyên tắc dân chủ cơ sở chỉ mới được thực thi ở mức độ thấp như “dân biết , “dân bàn Người dân chưa thực sự tham gia và làm chủ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới Nhận thức và tâm lý xem cư dân nông thôn chỉ là người thụ hưởng kết quả xây dựng nông thôn mới còn phổ biến trong Nhân dân và một phần cán bộ địa phương

Nguồn lực ngân sách đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở đường và dẫn dắt tiến trình phát triển nông thôn Tuy nhiên, sự tham gia đầu tư nguồn lực của giới doanh nghiệp chưa rõ nét, chưa tạo ra sự đột phá cho nông nghiệp ngoại thành

Trang 16

Về phát triển kinh tế nông thôn, còn thiếu vắng những động lực chủ yếu Doanh nghiệp chỉ sản xuất khép kín, chưa chủ động mở rộng vùng nguyên liệu theo phương thức hợp đồng sản xuất với nông dân ngoại thành, thực hiện mua đứt bán đoạn là chính Nông dân vẫn sản xuất với quy mô nhỏ, đơn lẻ, tự do và bán trên thị trường truyền thống do hệ thống thương lái thu mua và các thương lái bán sỉ nắm vai trò quyết định Khả năng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh của nông dân còn hạn chế, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chỉ mới bước đầu phát triển

Do sự thiếu tương thích của một số tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc gia, Thành phố phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp để đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới Do đó, cần thiết phải nghiên cứu để phát triển một hệ thống tiêu chí đánh giá sát hợp hơn với điều kiện riêng của nông thôn Thành phố, mang tính “động và “mềm dẻo , có thể thay đổi, bổ sung và linh hoạt điều chỉnh được trong từng thời kỳ khác nhau để áp dụng trong dài hạn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tương ứng với các thời kỳ trong tiến trình phát triển của Thành phố

Vấn đề bảo vệ bản sắc nông thôn chưa được chú trọng một cách rõ ràng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới

Ngoài ra, tiến trình xây dựng nông thôn mới còn gặp phải một số cản ngại như khả năng điều chỉnh chính sách một cách kịp thời; nguồn lực yếu kém và sự trì trệ của người dân; sự không ổn định trong quy hoạch sử dụng đất sản xuất do áp lực đô thị hóa quá mạnh; doanh nghiệp thiếu động lực đầu tư phát triển; tình trạng ô nhiễm môi trường chưa khắc phục được; khoảng cách chênh lệch mức sống dân cư giữa nông thôn và thành thị còn cách biệt

6 Lưu Văn Hiền [2015] “Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định Kết quả nghiên cứu cho thấy xã Trực Đại đã triển khai khá tốt hoạt động xây dựng nông thôn mới Kết quả khả quan như về ruộng đất hầu hết đã được thực hiện quy hoạch dồn điền đổi thửa giúp người nông dân địa phương thuận lợi hơn trong việc sản xuất nông nghiệp Hay về giao thông phần lớn đường trục đã được nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển, vận tải của người dân địa phương Các hoạt động về an ninh xã hội, công tác quản lý, quy hoạch tại địa phương đều đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới của Nghị

Trang 17

quyết Mô hình nông thôn mới được áp dụng tại địa phương đã mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân như về giáo dục đã xây được nhiều phòng học mới, thiết bị, chức năng học tập đầy đủ phục vụ con em địa phương Điện, đường được cải thiện rõ rệt, 100% các hộ dân được sử dụng điện đầy đủ Văn hóa xã hội cũng được chú ý hơn tại hầu hết các xóm đã được xây mới và mở rộng nhà văn hóa, tạo khu vui chơi, giao lưu cho mọi người Nhìn chung xã đã thực hiện tốt công tác quản lý thực hiện mô hình nông thôn mới Để kinh tế xã Trực Đại ngày càng phát triển hơn nữa, cuộc sống người dân nâng cao bên cạnh phát huy những mặt tốt của công tác cần khắc phục hạn chế như về công tác quản lý, triển khai dự án, trình độ của đội ngũ cán bộ nông thôn Xã cần chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật áp dụng vào nuôi trồng sản xuất nông nghiệp và tăng cường thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp bên ngoài tạo công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa chỉ ra các giải pháp cụ thể để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

7 Phạm Văn Lâm [2016] “Xây dựng nông thôn mới huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Tác giả đã cho thấy được xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng Nội dung của luận văn trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực trạng quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới của huyện Mỹ Hào, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào trong thời gian tiếp theo được tốt hơn Bên cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau:

Thứ nhất: Luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên phạm vi huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung

Thứ hai: Luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 18

Thứ ba: Luận văn đã cho thấy thực trạng về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định Song vẫn còn nhiều hạn chế như: công tác quy hoạch nông thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.… Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa được thực hiện tốt, nhận thức của một số cấp ủy chính quyền và một bộ phận Nhân dân về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ Tác giả đã khẳng định, xây dựng nông thôn mới cần phải được đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa, sát sao hơn nữa dựa trên đặc thù của nông thôn từng địa phương, qua đó để đưa ra được những phương hướng cách thức xây dựng khoa học và có hiệu quả Để làm được điều này không hề đơn giản, mà nó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực chung, các chủ thể của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới Nó đòi hỏi sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và quan trọng nhất chính là người nông dân - chủ thể chính của chương trình Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này chỉ dừng lại việc đánh giá tính khả thi của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

mới 2010 - 2020 nói chung và khả năng triển khai các chính sách về xây dựng nông

thôn mới và hiệu quả của nó trong thực tiễn ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nói riêng, tác giả chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại địa phương này

Tóm lại, qua các nghiên cứu được nêu trên, các tác giả cơ bản đã nghiên cứu sâu về các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả và đáp ứng nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhưng lại chưa có đề tài nào nghiên cứu những vấn đề về giải pháp để phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng thành công huyện nông thôn mới nâng cao, do đó việc tiến hành nghiên cứu đề tài

“Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp” là rất cần thiết nhằm bổ sung vào kết quả, tư liệu

của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp Đồng thời, góp phần làm hợp

Trang 19

lý hơn giữa lý luận và thực tiễn trong công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, ý thức của hội viên, phụ nữ tham gia Chương trình của huyện, góp phần thúc đẩy, phát triển chất lượng nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh một cách bền vững

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát

Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích về vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia, phát huy vai trò chủ thể của phụ nữ nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao hiệu quả và bền vững

3.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu cần giải quyết các mục tiêu cụ thể

sau:

- Đánh giá thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và năng lực tham gia của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng tham gia của lực lượng phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trình bày những vấn đề lý luận chung về nông thôn, nông thôn mới nâng cao, xây dựng nông thôn mới, vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao;

- Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp;

- Đề xuất các giải pháp để phát huy tiềm năng của phụ nữ tham gia thực hiện thành công nông thôn mới nâng cao tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Trang 20

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chương trình xây dựng nông thôn mới, vai trò của phụ nữ trong tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

- Về thời gian nghiên cứu: Nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được lấy từ năm 2011 đến năm 2020

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2022.

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của xã, huyện, tỉnh với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống, tình hình hội viên phụ nữ Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước về xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua

5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Luận văn sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu, cụ thể:

- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả khối lượng thực hiện được

- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu sự tham gia của phụ nữ trước và sau khi xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tháp Mười Từ đó thấy được vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới

nâng cao

Trang 21

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu bằng excel sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho tôi có điều kiện củng cố và áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu cho bản thân

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên cứu, tham khảo trong hoạt động Hội và phong trào phụ nữ

6.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Nghiên cứu được thực trạng vai trò phụ nữ trong tham gia xây dựng nông thôn mới và quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Tháp Mười sẽ cung cấp thông tin gốc từ thực địa cho quá trình xây dựng nông thôn ở địa phương, tỉnh và Trung ương, để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới sẽ sát thực tiễn nhu cầu của người dân hơn

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách, đề xuất một số giải pháp phù hợp thực tiễn nhằm thúc đẩy, phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng thành công huyện nông thôn mới nâng cao và đạt hiệu quả tại huyện Tháp Mười cũng như các địa phương có điều kiện tương đồng

7 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm có 03 Chương

Phần mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

- Chương 2: Thực trạng về vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

- Chương 3: Những giải pháp để phát huy vai trò phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Phần kết luận

Trang 22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

- Nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp hơn so với thành thị Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp

- Có quan điểm nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn so với thành thị Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát triển bằng

đô thị (Lưu Văn Hiền, 2015)

Do vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo

thời gian để phản ánh biến đổi về KT-XH Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, khái niệm nông thôn được định nghĩa theo Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Theo đó, nông thôn là phần lãnh thổ được

quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã

1.1.2 Nông thôn mới

Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống

Trang 23

chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Như vậy, nông thôn mới trước hết nó phải xuất phát từ nông thôn, không phải là phường, thị trấn; quận, thành phố và không giống như nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là ấp, thôn, bản, làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng được đầu tư hiện đại; không gian vùng nông thôn phải mang nét đặc trưng nông thôn với khuôn viên, cảnh quan của làng xã, của hộ gia đình nông thôn

Thứ hai, sản xuất phải phát triển đồng bộ, bền vững theo hướng chuỗi liên kết, kinh tế hàng hóa; thu nhập đảm bảo, công ăn việc làm ổn định, không có hộ nghèo đói Thứ ba, mức độ thụ hưởng, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao

Thứ tư, gìn giữ và phát triển hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh hoạt nông thôn, bảo tồn và khai thác đúng mức cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái

Thứ năm, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc, các địa phương

Thứ sáu, xã hội nông thôn đảm bảo an ninh, quản lý dân chủ tốt

Hay nói cách khác: Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất,

văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị (Phạm Văn Lâm, 2016) Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại, có bản lĩnh và tư tưởng chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Bên cạnh đó, nông thôn mới phải có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phát huy được hiệu quả phù hợp với quy hoạch được duyệt, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, thương mại và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao đáp ứng được lòng dân, an ninh chính trị và trật tự xã hội được đảm bảo và giữ vững

Trang 24

1.1.3 Nông thôn mới nâng cao

Khái niệm "nông thôn mới nâng cao" thường được sử dụng để mô tả một quá trình phát triển và cải thiện cuộc sống trong các khu vực nông thôn Nó thường bao gồm các yếu tố sau:

Phát triển nền kinh tế: Nông thôn mới nâng cao tập trung vào việc tăng cường nền kinh tế trong các khu vực nông thôn Điều này bao gồm sự đầu tư vào nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông sản, phát triển nguồn lực nông nghiệp bền vững, và thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp và hợp tác xã

Cải thiện hạ tầng: Để thúc đẩy sự phát triển nông thôn, cần cải thiện hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông, và các dịch vụ cơ sở hạ tầng khác để kết nối các khu vực nông thôn với các trung tâm đô thị và thị trường

Tiếp cận giáo dục và y tế: Đảm bảo rằng người dân nông thôn có tiếp cận tốt hơn đến giáo dục chất lượng và dịch vụ y tế là một phần quan trọng của nông thôn mới nâng cao Điều này có thể bao gồm việc xây dựng và nâng cấp trường học, bệnh viện, và đào tạo nguồn nhân lực y tế

Phát triển bền vững: Nông thôn mới nâng cao thường mục tiêu đạt được phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên Các biện pháp bao gồm việc sử dụng công nghệ xanh, quản lý tài nguyên nước và đất đai hiệu quả hơn, và đảm bảo nông dân tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

Xây dựng cộng đồng: Nông thôn mới nâng cao cũng tập trung vào việc xây dựng cộng đồng mạnh mẽ và đoàn kết Điều này bao gồm việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định và phát triển các dự án cơ sở

Tạo ra việc làm: Tạo ra việc làm trong các ngành khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, và du lịch là mục tiêu quan trọng để giúp người dân nông thôn nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm động viên di cư đô thị

Nông thôn mới nâng cao là một mục tiêu quan trọng trong nhiều quốc gia, nhằm đảm bảo rằng cả khu vực nông thôn và đô thị đều phát triển và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước

1.2 Xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương

trình tổng thể, dài hạn và phạm vi được áp dụng trên địa bàn nông thôn của toàn quốc Bởi vậy, mục tiêu mà các địa phương đang phấn đấu trong việc thực hiện chương trình

Trang 25

này là được công nhận đạt chuẩn NTM Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009,

hiện nay đã được thay thế bằng Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nêu rõ: Bộ

tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục

tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình NTM

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt NTM Bộ tiêu chí sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ Tùy điều kiện mà chỉ tiêu áp dụng cho từng vùng được quy định cao hoặc thấp hơn quy định chung

Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, tác giả nhận định, xây dựng nông thôn mới nâng cao là việc các địa phương thực hiện tổng hợp các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đáp

ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới nâng cao, cơ bản đạt được các mục tiêu chung mà Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao đã đề ra

1.3 Một số quan điểm về vai trò của phụ nữ

1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của phụ nữ

Trong lịch sử tư tưởng cũng có nhiều quan điểm tiến bộ đề cao vai trò của người phụ nữ, khởi nguồn từ thời Phục Hưng, cận hiện đại, quan niệm về phụ nữ đã mang tính mở, hiện đại, khoa học và nhân văn hơn; địa vị người phụ nữ được đưa lên những vị trí cao trong xã hội Đặc biệt là những quan điểm nhân văn, khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã thể hiện sự thống nhất giữa tính khoa học, cách mạng và nhân văn cao cả

Từ hoạt động thực tiễn, trong các tác phẩm của mình, C.Mác đã phác họa rõ nét

tình cảnh, số phận, đời sống của phụ nữ C.Mác chỉ rõ: “Trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức [1, trang 60 C.Mác – Ph Awngghen với vấn đề giải phóng phụ nữ

(1967)] Như vậy, không những C.Mác đề cao vai trò của người phụ nữ mà còn kêu lên điều kiện không thể thiếu của mọi cuộc cách mạng Từ thực tiễn đấu tranh của giai cấp

vô sản chống giai cấp tư sản, C.Mác khẳng định: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi [9; trang

Trang 26

288 V.I.Leenin với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970).NXB Phụ nữ] Khẳng định của Mác cho thấy, trong mỗi bước tiến của văn minh nhân loại đều có những đóng góp to lớn của phụ nữ, đồng thời tư tưởng đối với phụ nữ trong xã hội chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về trình độ văn minh của xã hội đó: “Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào [9; trang 288 V.I.Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970).NXB Phụ nữ]

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác về phụ nữ đã đặt cơ sở cho những quan điểm, chính sách của Lênin đối với phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Lênin kế thừa phát triển và hiện thực hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác ở nước Nga Theo Lênin: “Cần phải có kinh tế công cộng, cần phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung Như vậy, phụ nữ mới ngang hàng với nam giới [… ; trang 36 V.I.Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970).NXB Phụ nữ] Hơn nữa, cần đưa phụ nữ trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng củng cố chính quyền, quản lý kinh tế Lênin đã đánh giá cao vai trò, năng lực của phụ nữ: trong quản lý, phụ nữ được học tập sẽ nhanh chóng đuổi kịp nam giới; Lênin kêu gọi phụ nữ hãy quan tâm nhiều đến quyền bầu cử và cả ứng cử vào các cơ quan Nhà nước, kêu gọi giai cấp công nhân phải coi trọng quyền bầu cử của phụ nữ… Đây là biện pháp tích cực để đưa phụ nữ vào hoạt động chính trị xã hội và quan tâm đến tình hình đất nước Như vậy, Lênin đã dành sự quan tâm rất lớn đến việc phát huy vài trò của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực của xã hội, nhận thấy và khẳng định vị trí, vai trò to lớn của người phụ nữ trong xã hội Ông đã thi hành nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, nhằm thực hiện sự tiến bộ xã hội

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng và mang tính nhân văn sâu sắc nhất của thời đại ngày nay, là sự kế tục và phát triển tư tưởng nhân loại tiến bộ về phụ nữ Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra nguồn gốc và nguyên nhân cũng như những yếu tố tác động với vai trò của phụ nữ trong xã hội; đồng thời cũng chỉ ra tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng và tiến bộ xã hội; chỉ ra điều kiện giải phóng phụ nữ và đưa phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất, gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về phụ nữ gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người là một quan điểm mang tính biện chứng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tiến bộ và cách mạng

Trang 27

1.3.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ

Cũng như Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ thấy rõ vai

trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng Người nhận xét: “Non sông gấm vóc iệt Nam do phụ nữ ta, tr c ng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt

đ p, rực r ” Đây chính là sự khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò

không thể thiếu của phụ nữ Việt Nam Thật vậy, sinh thời Bác chúng ta luôn giành những tình cảm đặc biệt quan tâm và đánh giá cao vị trí vai trò của phụ nữ trong quá

trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam Người cũng rút ra kết luận “Xem trong lịch sử cách mệnh ch ng có l n nào là hông có đàn bà tham gia”, rồi Người khẳng định: “An Nam cách mệnh c ng phải có nữ giới tham gia mới thành công”

Với cách nhìn toàn diện, Bác Hồ nhấn mạnh rằng, phụ nữ chiếm một nửa nhân

loại: “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội”, cũng tương tự “Phụ nữ iệt Nam chiếm một nửa tổng số nhân dân ta”; Người còn chỉ rõ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng” Vì vậy, theo Người, “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng”, “Nếu hông giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” Bác Hồ phân tích có lý, có tình, rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, “Nhất định phải sản xuất thật nhiều Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao động của phụ nữ”

Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn

dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống M , cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp ph n xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất Đảng và Chính phủ c n phải có ế hoạch thiết thực để bồi dư ng, cất nhắc và giúp đ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo ản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đ ng thật sự cho phụ nữ”

Những câu nói của Người ngắn gọn, súc tích nhưng chứa nhiều hàm ý sâu sắc, như những lời răn dạy, chỉ dẫn quý báu đối với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và bản thân phụ nữ trong đấu tranh thực hiện quyền của phụ nữ, phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới trong giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội Trong Di

chúc năm 1969, Bác viết: “Trong sự nghiệp chống M cứu nước, phụ nữ đảm đang đã

Trang 28

góp ph n xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất Đảng và Chính phủ c n phải có kế hoạch thiết thực để bồi dư ng, cất nhắc và giúp đ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc ể cả công việc lãnh đạo ản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đ ng thật sự cho phụ nữ

Ngày nay, trước sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phụ nữ Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vị trí người làm chủ xã hội, thiên nhiên, gia đình và bản thân Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, xây dựng gia đình văn hóa mới đều có và ngày càng nhiều phụ nữ tiêu biểu cho phẩm chất, năng lực, đạo đức con người mới Vị thế và vai trò người phụ nữ ngày càng nâng cao

Trong thời đại mới, người phụ nữ không chỉ bó buộc trong gia đình, thực hiện trọn vẹn thiên chức làm vợ, làm mẹ mà người phụ nữ đã và đang bước ra ngoài xã hội, cùng một lúc thực hiện hài hòa hai vai việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình Chính vì vậy, đòi hỏi người phụ nữ hiện đại cần biết cách cân bằng trách nhiệm gia đình với việc tham gia các hoạt động kinh tế ngoài xã hội Quan niệm về sự “đảm đang của người phụ nữ ngày nay cũng cần được đổi mới, đảm đang ở đây không còn là tự mình cáng đáng hết mọi việc, mà quan trọng hơn là cần biết cách sắp xếp, biết cách tổ chức tốt cuộc sống, hài hòa việc gia đình với việc xã hội Điều đó đòi hỏi người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, được độc lập về kinh tế nhiều hơn, và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn Và hơn hết, người phụ nữ hiện đại cần biết tổ chức cuộc sống gia đình để tự tạo điều kiện tham gia hoạt động xã hội cho bản thân, khẳng định vị trí của mình ngoài xã hội Đồng thời người phụ nữ hiện đại cũng cần phải biết gắn kết sợi dây tình cảm của các thành viên gia đình, là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình truyền thống làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới làm cho gia đình phát triển hơn và hạnh phúc hơn

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, nhiều cơ hội mới đang mở ra cho sự phát triển của phụ nữ Đây là một trong những điều kiện quan trọng, là động lực, cơ hội tạo điều kiện cho phụ nữ được học tập nâng cao trình độ, mở rộng môi trường hoạt động, tham gia nhiều hơn vào kinh tế thị trường, khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng tiềm ẩn nhiều thách thức và tác động tiêu cực mà phụ nữ cần phải vượt qua đó là trình độ, kiến

Trang 29

thức, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức khoa học công nghệ; có ý thức cầu tiến, độc lập, dám nghĩ, dám làm, tin vào quyết tâm và khả năng thành công của mình; vượt qua định kiến giới; quan tâm chăm sóc sức khỏe; tích cực tham gia các hoạt động xã hội , có như vậy mới nắm bắt được cơ hội để phát triển bản thân, khẳng định vị trí của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội

Và điều quan trọng là để có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình thì chính bản thân người phụ nữ phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, từ đó mới có thể nắm bắt được những cơ hội, mạnh mẽ khẳng định vị thế trong xã hội Với vai trò, vị trí của mình, người phụ nữ đã và đang làm lên tượng đài đẹp nhất, thiêng liêng nhất về người mẹ, người phụ nữ mọi thời đại

1.3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước có chủ trương nhất quán thúc đẩy và thể chế hóa quyền bình đẳng của phụ nữ Đây chính là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho phụ nữ phát triển và phát huy vai trò, vị thế của mình trong xã hội Một trong những mốc quan trọng là ngày 27 tháng 4 năm 2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về “công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới Đây được coi là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề giải phóng phụ nữ

Những luật như Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Hôn nhân và Gia đình (2014) cho thấy những khía cạnh đầy đủ hơn, cụ thể hóa hơn về bảo vệ phụ nữ và bình đẳng giới Bên cạnh đó, Việt Nam xây dựng và sửa đổi các luật khác như Luật Phòng, chống mua bán người (2012), Bộ Luật Lao động (2012), Luật Việc làm (2013) có nhiều điều khoản trực tiếp quy định quyền lợi của lao động nữ Ví dụ, Luật Bình đẳng giới có mục tiêu nhằm “xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng

Trang 30

cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình Bộ Luật Lao động sửa đổi hiện nay (2018) có 17 chương, 242 điều, trong đó, 14 điều liên quan và quy định trực tiếp đến nội dung lao động nữ, toàn bộ Chương X với 8 Điều quy định riêng đối với lao động nữ Các quy định liên quan đến giới chủ yếu tập trung vào các vấn đề thai sản, việc làm và điều kiện làm việc, tuổi về hưu, lương và một số quy định liên quan khác

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Có chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xác định tham gia xây dựng NTM là trách nhiệm và nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong giai đoạn hiện nay Hội đã vận động phụ nữ cả nước tích cực tham gia xây dựng NTM bằng nhiều hoạt động thiết thực Từ năm 2010, Hội đã đăng ký với Chính phủ hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng Cuộc vận động “Xây dựng gia

đình 5 không, 3 sạch với các nội dung: 5 không gồm: hông đói nghèo, hông có

người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, hông có bạo lực gia đình, hông vi phạm

chính sách dân số, hông có tr suy dinh dư ng và bỏ học; 3 sạch: sạch nhà, sạch

bếp, sạch ngõ Các tiêu chí của cuộc vận động đều hướng tới từng hộ gia đình nhằm

hỗ trợ hội viên, phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình, qua đó góp phần trực tiếp thực hiện 11/19 tiêu chí nông thôn mới Hội viên các cấp hội phụ nữ trên khắp cả nước đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động để phát huy vai trò của hội viên phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, nhất là xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu

Qua phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch của Hội, đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay ở cấp cơ sở, góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới và xây dựng khu dân cư kiểu mẫu Năm 2017, Trung ương Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo xây

dựng mô hình điểm “Chi hội phụ nữ 5 hông, 3 sạch xây dựng nông thôn mới” tại 4 tỉnh/thành (TP Hải Phòng, tỉnh Nam Định, Nghệ An, ến Tre) Đây là mô hình triển

khai toàn diện các tiêu chí 5 không, 3 sạch gắn với tiêu chí nông thôn mới, xác định

Trang 31

các vấn đề ưu tiên để phụ nữ tham gia thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương Mô hình bước đầu đã có hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và các cấp Hội trong tham gia xây dựng nông thôn mới; nâng cao tính cộng đồng, đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí 5 không, 3 sạch để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, tinh thần cho phụ nữ, gia đình, cộng đồng và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của địa phương Đến năm 2018, nhiều tỉnh/thành trên cả nước đã xây dựng kế hoạch nhân rộng

Nhiều mô hình khác đã được thực hiện ở cộng đồng như: “Làng phụ nữ iểu mẫu”, “10 hộ liền ề” (Gia Lai); mô hình “Cơ sở, chi hội mẫu 3 sạch”, “Ngày thứ 7, chủ nhật xanh”, “Đoạn đường xanh, sạch, đ p do phụ nữ quản lý”, “Chi hội phụ nữ thực hiện vệ sinh môi trường”, “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, “Dùng làn đi chợ”, “Tái sử dụng túi ni lon” (Quảng Ninh); “Sạch nhà, sạch ngõ, sạch đồng ruộng” (Tuyên Quang); “Thôn phụ nữ xanh - sạch - đ p” (Nghệ An); “Mô hình thôn dân cư iểu mẫu và vườn mẫu”, mô hình “Đường hoa phụ nữ” (Quảng Bình); “Nhà tôi xanh - sạch - đ p (Vĩnh Long) và các mô hình tại nhiều địa phương khác như “Ðoạn đường phụ nữ xanh - sạch - đ p”, “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, “Nhà sạch, vườn đ p”, “Sản xuất, chăn nuôi giỏi”, “Ngôi nhà 3 sạch”, “Phụ nữ trồng rau sạch”, “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon”, “Hộ gia đình hông chăn nuôi gia súc dưới g m sàn”, “Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo” ; các mô hình phát

triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và phát triển kinh tế địa phương như: Trồng nấm linh chi, nuôi vịt trời, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi cá chim, cá rô phi đơn tính, hàu, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung… đã thu hút được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của hội viên, phụ nữ, góp phần thiết thực vào việc chỉnh trang, giữ gìn môi trường nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa, cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Thời gian qua, mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đã được các cấp chính quyền triển khai thành công tại một số địa phương trong cả nước, trong đó có sự hưởng ứng tích cực của Hội LHPN Tiêu biểu như Hội LHPN Hà Tĩnh đã có cách làm sáng tạo, tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức, ý thức của hội viên, phụ nữ và Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, trở thành một trong những điển hình của cả

nước trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới như: Mô hình “CL phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường” của Hội LHPN xã Hương Sơn; mô hình “Cụm dân cư

Trang 32

xanh - sạch - đ p” của Hội LHPN Thạch Hà; mô hình “Lò đốt rác gia đình” Hội LHPN Kỳ Anh; CLB “Gia đình 5 hông, 3 sạch” của Hội LHPN Hương Sơn, Đức

Thọ Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã vận động, hỗ trợ nhiều phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế bằng mô hình vườn mẫu với hiệu quả kinh tế cao, tham gia chỉnh trang đường thôn ngõ xóm, trồng cây xanh, giữ vệ sinh môi trường Hội LHPN tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cấp cơ sở duy trì các tổ phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải nông thôn, thị trấn; đảm nhận việc trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh tại các tuyến đường nông thôn mới; vận động hội viên sản xuất rau sạch

Từ những kết quả bước đầu, có thể thấy rằng phụ nữ và các cấp Hội LHPN Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng và duy trì khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu bằng nhiều hình thức, cách làm thiết thực và các mô hình hiệu quả, góp phần tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn, vui tươi cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch địa phương đã đề ra

Việc thực hiện thành công mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở một số địa phương đã chứng minh đây là cách làm sáng tạo, đúng hướng, qua đó duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn Việc thực hiện mô hình ở từng địa phương đã có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng, chung tay của toàn thể cộng đồng dân cư Việc nhân rộng các mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu là rất cần thiết và là một giải pháp hiệu quả để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra về phát triển nông thôn

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu thời gian tới cần quan tâm đến một số vấn đề đặt ra hiện nay như: Chất lượng đạt chuẩn của một số tiêu chí ở một số địa phương còn thiếu tính bền vững, một số tiêu chí về chất lượng cuộc sống người dân cần được quan tâm thường xuyên, ngay cả khi đã đạt chuẩn như về môi trường, văn hóa, bình đẳng giới; tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra thường xuyên; vấn đề việc làm đối với phụ nữ nông thôn, nhất là những khu vực diện tích nông nghiệp bị thu hẹp; sản xuất nông nghiệp còn manh mún nên hiệu quả chưa cao; vấn đề ô nhiễm môi trường, khó khăn về biện pháp xử lý rác thải khu vực nông thôn ở nhiều địa phương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang là vấn đề được xã hội quan tâm; vấn đề an ninh trật tự không đảm bảo, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo hành và xâm

Trang 33

hại trẻ em… gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đời sống phụ nữ, Nhân dân và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới…

Ðể tiếp tục duy trì hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, các mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu và giải quyết được những vấn đề tồn tại hiện nay, rất cần sự vào cuộc một cách chủ động, quyết liệt, sát sao của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, đặc biệt cần phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn, trong đó có phụ nữ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, tập trung tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ thực hiện các tiêu chí 5 không, 3 sạch và tiêu chí nông thôn mới, tập trung vào những vấn đề bức xúc hiện nay như: Phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; đảm bảo vệ sinh môi trường; vận động phụ nữ giúp nhau thoát nghèo, phát triển kinh tế làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình hạnh phúc; tư vấn, giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông thôn

Trung ương Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp hội rà soát, đánh giá và lựa chọn các mô hình hiệu quả tại cộng đồng về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu để chỉ đạo nhân rộng Chỉ đạo Hội Phụ nữ tại các địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới chủ động, tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí nâng cao và xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; tăng cường phát hiện, biểu dương và khen thưởng, nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay, các gương cá nhân phụ nữ, gia đình điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, qua đó động viên, khích lệ phụ nữ phát huy vai trò, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu

1.4 Kinh nghiệm phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học rút ra

1.4.1 Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

Mục tiêu chính của chính sách mới ở Hàn Quốc là làm cho người dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần

cù, sáng tạo, độc lập và cộng đồng Một số hoạt động của mô hình “làng mới”

Trang 34

(Saemaul Udong) trong việc nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây

dựng mô hình (Vũ Đức Lập, 2008):

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các tổ chức từ cơ sở đến Trung ương;

- Đội ngũ lãnh đạo ấp làm nòng cốt cho chương trình phát triển;

- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát

triển nông thôn;

- Phát huy dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định;

- Tạo ra một không khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã;

- Nhà nước và Nhân dân cùng làm;

Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạo động

lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân , lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào Làng mới Saemaul là một trong số những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình

hình thực tế tại nước ta

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Từ năm 1950, Trung Quốc đã hình thành Xí nghiệp Hương Trấn, một loại hình xí nghiệp kinh tế do nông dân tự nguyện thành lập lên ngay tại quê hương của mình

trên cơ sở sử dụng lợi thế về nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý của chính quyền các cấp, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm giúp đỡ của Nhà nước Để tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển nông thôn,

một số kinh nghiệm từ mô hình của “Xí nghiệp Hương Trấn” như sau (Phan Đình

Hà, 2011):

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao

thu nhập cho người dân;

- Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội: Xóa bỏ thuế

nông nghiệp (gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản); Thực hiện giáo dục nghĩa vụ miễn

Trang 35

phí: miễn sách vở, các khoản tạp phí và trợ cấp tiền sinh hoạt phí cho học sinh nội trú thuộc gia đình khó khăn; Hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp; Thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn; Thực hiện chế độ y tế hợp tác kiểu mới; Hỗ trợ về giá mua giống, mua thiết bị, máy móc và vốn cho nông dân; Hỗ trợ thu mua lương thực cho nông dân không thấp hơn giá thị trường; Trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hóa khi nông dân mua sản phẩm; đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã (do Nhà nước định hướng); Xử lý nghiêm nạn loạn thu phí và công bố công khai, minh bạch về giá và phí nông nghiệp, chính sách trợ cấp, đền bù và việc; Chuyển đổi thành

tiền mặt đối với trợ cấp lương thực

- Trừng trị tham nhũng, xây dựng chính trị mạnh ở nông thôn

Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung Quốc là bài học trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách giàu -

nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Tháp Mười nằm phía Đông của tỉnh Đồng Tháp cách Cao Lãnh 32 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km Tổng diện tích là 53.365,03 ha, (15,77% diện tích toàn tỉnh), gồm 12 xã: Hưng Thạnh, Trường Xuân, Mỹ Hoà, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ Quí, Mỹ Đông, Láng Biển, Thạnh Lợi và thị trấn Mỹ An, vị trí tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp tỉnh Long An

- Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và tỉnh Tiền Giang

- Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang

- Phía Tây giáp huyện Tam Nông và huyện Cao Lãnh

Huyện khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,9-1,4 m so với mực nước biển Nhìn chung, so với các vùng xung quanh, địa hình của huyện tương đối thấp, với độ ngập từ 0,5 m trở lên chiếm tỷ lệ 99,7% tổng diện tích tự nhiên và thời gian ngập trung bình từ 3-4 tháng nên có nhiều điều kiện phù hợp để đẩy mạnh nông nghiệp theo lối hiện đại với quy mô lớn

Trên địa bàn có 03 nhóm chính là đất phù sa, đất phèn và đất cát giồng Trong đó: Đất phù sa có diện tích khoảng 30.165,99 ha, chiếm 56,53% diện tích tự nhiên phân bổ theo 2 vùng (vùng nhiễm phèn nằm kẹp giữa kênh An Phong và kênh Nguyễn Văn Tiếp A; vùng không nhiễm phèn nằm phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A) phù hợp cho sản xuất lúa nước 2-3 vụ, cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm; Đất phèn có diện tích khoảng 20.279,66 ha, chiếm 38% thích hợp cho trồng các loại cây ngắn ngày có tính chịu phèn, phân bổ tại địa bàn các xã Trường Xuân, Hưng Thạnh, Thạnh Lợi, Mỹ Hòa và một phần xã Tân Kiều; Đất cát giồng diện tích khoảng 253,50 ha, chiếm 0,48% chủ yếu trên địa bàn xã Mỹ Hòa, Mỹ Quí thích hợp trồng cây màu, cây ăn trái Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của huyện có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của các mục đích chuyên dùng, cũng như canh tác nông nghiệp - thủy sản

Trang 37

Huyện có nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp trực tiếp chủ yếu từ hệ thống các kênh như: kênh An Phong – Mỹ Hòa, Đồng Tiến – Dương văn Dương, Nguyễn Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B nối với sông Tiền… cùng với hệ thống các kênh, rạch và nước mưa tại chỗ Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân Bên cạnh đó, thủy văn huyện chịu tác động chủ yếu của 3 yếu tố là chế độ thủy triều biển Đông, chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ mưa tại chỗ; hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về cộng với mực nước triều cường dâng cao làm cho biên độ triều chênh lệch thấp; mùa khô bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 6, thời kỳ khô hạn nhất vào đầu tháng 4 vào mùa này ngoài yếu tố thủy triều còn phụ thuộc vào diễn biến lưu lượng thượng nguồn sông Mê Kông đổ vào, nhưng mực nước đỉnh triều hầu như thấp hơn hầu hết các cao trình đồng ruộng Tuy nhiên, huyện đã đầu tư nâng cấp các đê bao để chống lũ và sử dụng trạm bơm điện để tưới bổ sung nước cho cây trồng vào mùa khô

2.1.2 Đặc điểm kinh tế

Trước đây, kinh tế huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong đó, cây lúa là cây trồng chính Những năm gần đây, hệ thống đường Quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh được triển khai đã kết nối huyện Tháp Mười với các trung tâm kinh tế lớn phía Nam và các tỉnh lân cận, góp phần cải thiện năng lực giao thông, kêu gọi được sự đầu tư của nhiều đối tượng kinh tế mới Cơ cấu kinh tế vận động khả quan, cụ thể:

- Năm 2010: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 58,67%; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 6,89%; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ đạt 34,44% Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá 1994) đạt 2.300 tỉ đồng; sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 270 tỉ đồng; thương mại – dịch vụ đạt 1.350 tỉ đồng Ngân sách của huyện đạt 91,968 tỉ đồng

- Năm 2019: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 39,35%, giảm 19,32% so với 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 10,76%, tăng 3,87% so với 2010; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm 49,89%, tăng 15,45% so với 2010 Sản xuất nông nghiệp (theo giá năm 2010) đạt 4.790,4 tỉ đồng, tăng 108,3% so cuối 2010; sản xuất công nghiệp – xây dựng 1.310 tỉ đồng, tăng 385,19% so cuối 2010; thương mại – dịch vụ đạt 6.074,913 tỉ đồng, tăng 349,99% so cuối 2010; Ngân sách của huyện đạt 214,020 tỉ đồng, tăng 122,052 tỉ đồng so với 2010

- “Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của huyện đạt 47,351 triệu

Trang 38

đồng/người/năm, tăng 28,831 triệu đồng/người/năm so với cuối năm 2010 Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt 55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,89%, tình hình an ninh trật tự ổn định Riêng xã Mỹ Đông thuộc huyện Tháp Mười, năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 63 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 7,82% còn 0%, là xã đầu tiên của Tháp Mười công bố

đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Theo thống kê của Cục thống kê Đồng Tháp)

Nhìn chung, huyện Tháp Mười nằm trên trục QL N2 nối liền TP Cao Lãnh với TP HCM, các trục kinh tế, thuận tiện cho phát triển kinh tế, làm cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và kêu gọi được các nhà đầu tư tăng trưởng kinh tế như:

- Tình hình phát triển đô thị tại huyện đã có nhiều thay đổi quan trọng Ngoài thị trấn Mỹ An được công nhận đô thị loại IV năm 2010, Trung tâm xã Trường Xuân được công nhân đô thị loại V năm 2013 đang ngày càng phát triển và nâng cấp Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có các khu, cụm dân cư trung tâm xã như: Phú Điền, Mỹ Quí, Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ đã có hình thái phát triển đô thị

- Hạ tầng thương mại, dịch vụ được đầu tư, dịch vụ mua/bán, lưu thông ngày càng sôi động; các loại hình dịch vụ vận tải, viễn thông, ăn uống, tín dụng, phát triển rộng khắp; một số điểm có tiềm năng về vui chơi, giải trí đã được hình thành

- Công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá tiềm năng kinh tế tương đối tốt, tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mở rộng sản xuất Giai đoạn 2011 - 2019 huyện đã tiếp 33 công ty, doanh nghiệp đến tìm hiểu đầu tư và đã có 05 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo công việc cho hơn 3.500 lao động Mặt khác, phát huy lợi thế cửa ngõ phía Đông của tỉnh kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam qua hệ thống hạ tầng giao thông đã đưa vào sử dụng

2.1.3 Văn hóa - xã hội

Theo kết quả thống kê, “tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số trên địa bàn huyện là 131.791 người (trong đó, nữ 65.000 người) Năm 2020, huyện có tổng dân số 131.823 người Dân số của huyện năm 2021 là 215.000 người (Theo thống kê của Cục thống kê Đồng Tháp)

Về giáo dục, hệ thống trường lớp được đầu tư, nâng cấp đáp ứng các yêu cầu, điều kiện chuẩn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ tốt nhu cầu phát triển của xã hội

Trang 39

Công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân luôn được quan tâm sát sao, hiệu quả được nâng lên đáng kể Toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa khu vực và 01 Trung tâm y tế; 13 trạm y tế xã, thị trấn Ngoài ra, còn có các cơ sở hành nghề y tư nhân được cấp phép hoạt động trên địa bàn Nhìn chung, mạng lưới y tế đã được mở rộng, trang thiết bị ngày càng được tăng cường, hiệu quả khám chữa bệnh có nhiều cải thiện đáng mừng

Hoạt động văn nghệ, thể thao những năm qua được duy trì ổn định và phát triển, phục vụ tốt cho hoạt động vui chơi, giải trí của Nhân dân trong huyện vào dịp tết, các ngày lễ trọng đại của nước ta Đến nay huyện có 32.008/34.986 hộ đạt “danh hiệu Gia đình văn hóa , chiếm 91,4%; 59 ấp đạt danh hiệu ấp văn hóa nông thôn mới , 04 khóm đạt “chuẩn văn minh đô thị ; 12 xã đạt “chuẩn xã văn hóa nông thôn mới , 01 thị trấn đạt “thị trấn văn minh đô thị Du lịch trên địa bàn huyện thu hút đông đảo khách đến tham quan, trải nghiệm, tập trung nhiều ở Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Gò Tháp và Khu Du lịch cộng đồng Đồng Sen Tháp Mười, hàng

năm huyện thu hút khoảng 500.000 lượt người đến tham quan, du lịch

2.1.4 Chính sách của Nhà nước và địa phương

Ðể thực hiện tốt “Chương trình xây dựng nông thôn mới , rất cần tăng cường vai trò chủ thể của người dân nông thôn, trong đó có phụ nữ Do đó, các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm và có các chính sách nhằm phát huy năng lực, khả năng đóng góp của phụ nữ ở cả hai vai trò: người lao động và người đang giữ vai trò chính trong việc chăm sóc gia đình Ðồng thời, để mọi người dân ở nông thôn ý thức được nghĩa vụ, vai trò của bản thân đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới (XD NTM), cần tiếp tục chú trọng vào công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ những lợi ích của NTM, từ đó phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc một cách chủ động, tích cực vào quá trình xây dựng và triển khai các định hướng triển khai về kinh tế - xã hội của chính địa phương mình

Ngoài ra, lãnh đạo huyện cần quan tâm đến việc thực hiện lồng ghép giới, trong Ban chỉ đạo XD NTM cần có thành phần phụ nữ và tổ chức đại diện cho phụ nữ là Hội LHPN Việt Nam để giữ vững quyền bình đẳng về cơ hội tham gia và thừa hưởng thành quả từ Chương trình XD NTM cho chị em phụ nữ Trên nền tảng đó, những công tác xây dựng các mô hình mới, mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các mô

Trang 40

hình tổ hợp tác, đã ra đời, góp phần phát huy sức mạnh của phụ nữ trong tiến trình phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo bền vững

2.1.5 Đặc điểm của phụ nữ huyện Tháp Mười

Tác giả đã tiến hành thống kê đặc điểm xã hội của phụ nữ Huyện Tháp Mười và thu được kết quả theo Bảng dưới đây:

Nội dung Số lượng nữ Tổng dân số huyện Tỉ lệ nữ/Tổng dân số huyện <18 tuổi ≥18 tuổi

Chia theo khu vực

Chia theo dân tộc

Ngày đăng: 08/07/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN