1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Phát huy vai trò của phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

93 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát huy vai trò của phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Do Thị Minh Luyện
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 22,69 MB

Nội dung

Tham nhuan tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo, Dang và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao vai trò, coi việc phát huy vai trò của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng.. Xuất phát t

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO THỊ MINH LUYEN

PHAT HUY VAI TRO CUA PHU NU’

THEO TU TUONG HO CHI MINH

LUẬN VAN THẠC SĨ CHÍNH TRI HOC

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

DO THỊ MINH LUYEN

PHAT HUY VAI TRO CUA PHU NU

TRONG QUAN DOI NHÂN DAN VIET NAM HIỆN NAY

THEO TU TUONG HO CHI MINH

Chuyén nganh: Chinh tri hoc

Mã số: 8310201.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Ban chấp hành Trung ương

Quân đội nhân dân

Quân ủy Trung ương

Tổng cục Chính tri

Xã hội chủ nghĩa

BCHTW BOP

CNXH CTPN Hội LHPN Nxb

QĐÐĐND QUTW TCCT

XHCN

Trang 4

PHAN MỞ ĐẦU 55-c2ttthhnHHH ng 3

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 2c 5c 2E E1EE1E2171121121121111 111110 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -2 5¿ s©5+2zx+zx+ecxez 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của OE ccccnct tnEnekererskerrer 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài -2 s¿©s©s+2z++cx++zxee: 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của dé tài - 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-52 s+cxerxerEerkrrerreered 10

7 Kết cấu của đề tài c2xch HH ngư 10

Chương 1 TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE VAI TRO CUA PHU NU VA PHAT HUY VAI TRÒ CUA PHU NU oeocceccceccesceessessseessesssesssesssessnessseen 11

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ - 2-5 55552 II1.1.1 Đề cao vị trí, vai trò của 78.72000578" -dL.ä 11

1.1.2 Phu nữ giữ vai trò là “người giữ lua” trong gia đình 14

1.1.3 Phụ nữ là lực lượng lao động, sản xuất CHU Ïực -cccccccscscsrsrs 171.1.4 Phụ nữ có đóng góp to lớn trong dau tranh chong giặc ngoại xâm 191.1.5 Khang định vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý - 23

1.1.6 Vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực khác -««-<s«+<sx+++ 24

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của phụ nữ - 251.2.1 Nâng cao nhận thức người dân, xóa bỏ thành kiến đối với phụ nữ 26 1.2.2 Dé cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và vai trò của các tổ chức

Chính trị- Xổ HỘI c2 1111111119993 111115 11kg ngà 29

1.2.3 Nâng cao ý thức, năng lực đối với bản thân người phụ nữ 351.3 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phát huy vai trò của phụ nữ 37Tiểu kết chương 1 - 2-52 £+SSE£EE£EE£EEEEEEEEEEEE121121E217171 111.1 xe 40

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA

PHỤ NỮ TRONG QUẦN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

THEO TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH -c:: c25ccvvccrrrrrrree 42

2.1 Những yếu tố tác động đến phát huy vai trò của phụ nữ trong Quân đội 422.1.1 Thực tiễn hoạt động cua Quán đội Nhân dân Việt Nam 422.1.2 Một số đặc trưng của phụ nữ trong Quân đội -: 432.1.3 Những tác động của các yếu tổ xã hội đến việc phát huy vai trò của phụ

/786/7/:1/8:/000nn0nẺ8Ẻ58 45 2.2 Thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong Quân đội hiện nay 46 2.2.1 Thành tựu và nguyÊH HhÂH cv ng ve rưy 462.2.2 Hạn chế và /4/3/2/8/1/1/7/82PnP55A— 622.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò phụ nữ trong Quân độinhân dân hiện nay theo tư tưởng H6 Chí Minh 2-5 5 s55: 672.3.1 Tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trungương-Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về vai trò và phát huy vai trò củaDIU UE AICI NAY 008n8 ằ 682.3.2 Phát huy vai trò của cấp úy và người chỉ huy các cấp trong Quân đội 70

2.3.3 Nang cao vai trò cua Ban Phụ nữ Quán đội; đội ngũ cán bộ chuyên trách

công tác phụ nữ và tổ chức Hội phụ nữ các cấp trong Quân đội - 71

2.3.4 Nâng cao nhận thức, trình độ, dia vi cua phụ nữ trong Quân đội 74

Tiểu kết chương 2 - 2 £+S<+SE£EE£EEEEEEEE2112112112117171 71.21.2111 xe 78KET LUẬN - ¿2-5252 22ESEEEEEEEEE21211211211211 2111111211111 11111 81

DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN

DEN LUẬN VAN 5s Sc E21 1E 1 1121111121111 0111111111111 trau 84

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHÁO -2-©522+z2cxe+cvzze: 85

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Trong lịch sử nhân loại, phụ nữ luôn là lực lượng quan trọng đóng góp

nhiều cho cả gia đình và xã hội Tuy nhiên, không phải lúc nảo vị trí, vai tròcủa họ cũng được ghi nhận, đề cao Tại Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, tưtưởng “trọng nam khinh nữ” nặng nề đã đeo bám cách nghĩ, cách hành xử củanhiều người, khiến phụ nữ chịu nhiều thiệt thoi, bất công trong xã hội

Từ hành trình đi tìm con đường cứu nước, tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong xã hội, trong đó

có phụ nữ Với cách nhìn khoa học, đúng đắn, Hồ Chí Minh đã nhận ra vị trí

và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân

tộc Là lực lượng chiếm một nửa trong xã hội, có năng lực không thua namgiới, việc phát huy vai trò của họ vô cùng cần thiết Nhưng Người cũng hiểuđịnh kiến về phụ nữ tại một nước chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo như Việt Nam, chính là rào cản lớn để giải phóng họ Hồ Chí Minh quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ, để phụ nữ có thể phát huy hết khả năng của mình vào công việc gia đình cũng như xã hội Có thể nói, Hồ ChíMinh là nhà tư tưởng Việt Nam đầu tiên đặt vị trí, vai trò của phụ nữ ngangvới nam giới Dưới thời đại Hồ Chí Minh, phụ nữ mới tự ý thức được vi tri,vai trò của chính minh, cả xã hội mới ý thức và quan tâm dé phát huy sức

mạnh của họ.

Tham nhuan tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo, Dang

và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao vai trò, coi việc phát huy vai trò của phụ

nữ là một nhiệm vụ quan trọng Điều này được thể hiện ngay trong nhiệm vụcách mạng được xác định tại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).

Trang 7

Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoa ra đời Tại Điều 9 trong BảnHiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới (1946) đã quy định đàn bà ngangquyền đàn ông về mọi phương diện Đảng và Nhà nước Việt Nam từ khi rađời cho đến nay luôn kiên trì với nhiệm vụ và mục tiêu đó Không dừng ở tưtưởng, quan điểm, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, hànhđộng cụ thé dé phụ nữ có cơ hội tham gia ngày càng nhiều hơn vào các lĩnh

vực xã hội.

Phát huy vai trò của phụ nữ càng có ý nghĩa trong công cuộc đổi mớihiện nay, khi mà đất nước có nhiều thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt vớimuôn vàn thách thức, khó khăn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việcphát huy vai trò của phụ nữ chính là tạo điều kiện, môi trường cho chị emtham gia đóng góp sức lực trên nhiều lĩnh vực Từ đó, sức mạnh của lựclượng chiếm một nửa trong xã hội được huy động, góp phần to lớn vào quátrình thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ồnđịnh chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường quốc phòng, an ninh củađất nước

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng của

Đảng, công cụ bạo lực sắc bén để giành và giữ chính quyền Chức năng cơbản, nhiệm vụ chính tri quan trọng nhất của Quân đội là sẵn sàng chiến dau vàchiến đấu thắng lợi để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Lựclượng phụ nữ Quân đội tuy ít nhưng có vai trò quan trọng, không thể thiếu

trong Quân đội nhân dân Việt Nam Phu nữ trong QDND Việt Nam là lực

lượng đặc biệt của phụ nữ Việt Nam Ngoài vi trí, vai trò giống như những người phụ nữ khác, họ là đội ngũ góp phần thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc

phòng, tạo nên sức mạnh cho QDND Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam.

Lịch sử cách mạng Việt Nam không thể phủ nhận những cống hiếncủa phụ nữ Quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,chống dé quéc Mỹ xâm lược Khi đất nước giành được độc lập, đặc biệt

Trang 8

trong công cuộc xây dựng, đôi mới đất nước, họ tiếp tục là lực lượng quantrọng, tham gia trên tất cả các lĩnh vực công tác, xuất hiện trong khắp cácloại hình đơn vị và đóng quân ở mọi miền đất nước Hiện nay, với số lượng

hơn 90 nghìn người, phụ nữ Quân đội có đóng góp không nhỏ vào việc thực

hiện thăng lợi nhiệm vụ chính tri của các cơ quan, đơn vi trong toàn quânnói riêng, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nóichung Trong những năm qua, quán triệt quan điểm của Đảng, dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo của QUTW, BQP, TCCT và sự hướng dẫn trực tiếp của Ban

Phụ nữ Quân đội, vai trò của các nữ quân nhân đã thực sự được phát huy

trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội Tuy nhiên, việc phát huy vaitrò còn gặp không ít khó khăn bị tác động bởi các yếu tố như: môi trườngđặc thù công tác; lực lượng quân số Ít, phân tán ở nhiều địa bàn; chức tráchnhiệm vụ, trình độ chuyên môn khác nhau; chưa phát huy hết vai trò trongmột số lĩnh vực công tác đòi hỏi yêu cầu cao về thể lực, sức khỏe Do đó,việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để phát huy hiệu quả vai trò của phụ nữQuân đội nhân dân trong bối cảnh hiện nay là điều vô cùng cần thiết

Xuất phát từ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phát huy

vai trò phụ nữ; từ vai trò và thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ QĐND

Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đã chọn đề tài “Phát huy vai tròcủa phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư trởng Hồ

Chí Minh ” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính trị học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Sau quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

luận văn, tác gia xin chia thành các nhóm sau:

2.1 Nhóm công trình nghiên cứu tư twéng Hồ Chi Minh về phụ nữ

và phát huy vai tro của phụ nữ

Tác giả Lê Thi với cuỗn Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam đượcNxb Phụ nữ, Hà Nội in ấn phát hành năm 1982 Sau đó, năm 1990, tác giả này

Trang 9

cũng viết cuén Chử tịch Hồ Chí Minh và con đường đưa phụ nữ Việt Nam di tới bình đăng, tự do, phát triển, do Nxb Khoa học, Hà Nội phát hành Nhìnchung, tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng phụ

nữ Qua đó, tác giả làm nỗi bật tinh thần nhân đạo cao cả của Người đối với sự

nghiệp giải phóng con người, trong đó có giải phóng phụ nữ.

Năm 2008, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội đã cho xuất bản cuốn Chiitịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ của tác giả Pham Hoàng Điệp.Cuốn sách đã tập hợp những bài phát biéu, bài viết của Hồ Chí Minh về van dé giải phóng phụ nữ Qua đó, thay rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử; thấy được sự quan tâm của Người trong việc đảm bảo quyền bình đăng, tiến bộ cho phụ nữ và thé hiện sựyêu quý, kính trọng của phụ nữ trong nước và quốc tế với Hồ Chí Minh

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tu tưởng Hồ Chi Minh về phụnữ” của Th§ Lê Dinh Năm, năm 2009 nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về

vị trí, vai trò của phụ nữ, về giải phóng phụ nữ Trên cơ sở đó tác giả trình

bày sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào công cuộc giải phóng phụ

nữ trong thời kỳ mới.

Cuốn Hồ Chí Minh với cuộc dau tranh về quyên bình dang của phụ nữ,

của Nguyễn Thị Kim Dung được Nxb Dân trí, Hà Nội phát hành năm 201 1

Cuốn sách đã tập trung phân tích một số quan điểm của Hồ Chí Minh vềquyên bình đăng và sự tiến bộ của phụ nữ Ngoài ra, công trình cũng dé cậpquan điểm của Người về dao tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng cường bình danggiới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ

Nhiều cao học viên, nghiên cứu sinh đã chọn lựa và bảo vệ thành công

đề tài liên quan đến luận văn cao học của tác giả Luận văn chuyên ngànhChính trị học “Tu tuéng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụngvào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” của Đoàn Anh Phượng (2012);

Trang 10

luận văn chuyên ngành Lịch sử “Đảng bộ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ phát

huy vai trò của phụ nữ hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Thạch Thị

Mai Hương (2015)

Có nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến tư tưởng HồChí Minh về phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam Bài viết “Tìmhiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc xây dựng CNXH”, tác giả Nguyễn Thị Tình, đăng trên Tạpchí Khoa học, số 3+4, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 1992 (trang 64-69).Bài viết đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ Việt Namtrong cách mạng XHCN Người coi việc giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ của toàn xã hội va là mục tiêu của cách mang XHCN.

Bài viết “Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của PGS.TS Nguyễn Khánh Bật trên Tạpchí Ly luận chính tri, số 3-2000 Tác giả Chu Hà Lan với bài viết “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về vai trò phụ nữ trong quan lý”, trên Tạp chí Du lịch ViệtNam, số 10 năm 2006 Bài viết “Quan điểm của Hồ Chi Minh về giải phóngphụ nữ, thực hiện bình đắng giới” của tác giả Bùi Hồng Vạn đăng trên Tạpchí Lịch sử Đảng, số tháng 6 (283) năm 2014 (trang 13-17) Bài viết “Chủtịch Hồ Chí Minh với phụ nữ Việt Nam” của TS Minh Dương — Ths DuyTiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên Bdo điện tử DangCộng sản Việt Nam (Ngày 20/10/2021) Tat cả những bài viết này đều phầnnào hệ thống hoá tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ và giải phóngphụ nữ.

2.2 Công trình nghiên cứu về vai trò và phát huy vai trò của phụ nữ

Quân đội nhân dân Việt Nam

Có rất nhiều bài viết đề cập đến vai trò của phụ nữ Quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dé quốc Mỹ xâm lược cũng như trong

sự nghiệp xây dựng đất nước thời ky mới.

Trang 11

Tác giả Vũ Thị Hong với bài viết “Phu nữ Quân đội trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàndan (số 5 năm 1997) (trang18-20) Tác giả Trần Quốc Cường với bai “Phụ

nữ Quân đội tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự đáp ứng

yêu cau hiện đại hóa Quân đội” trên Tạp chí Khoa học quân sự (số 12 năm

2018), (trang 68-72) Bài viết “Phụ nữ Quân đội “Yêu nước, đoàn kết, sáng

tạo, trung hậu, dam đang” của Bùi Thị Lan Phuong đăng trên Tạp chí Văn

hóa Quân sự (sô 151 năm 2018), (trang 36-37) Bài biết “Phát huy truyềnthống “Bộ đội Cụ Hồ”, Phụ nữ Quân đội nêu cao lòng nhân ái, trí tuệ, bảnlĩnh, khát vọng cống hiến, đáp ứng yêu cầu bảo về Tổ quốc” của tác giảPhùng Thị Phú trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân (số 12 năm 2021) Đó lànhững bài viết phân tích vai trò của phụ nữ Quân đội ở các lĩnh vực trongxây dựng và bảo vệ Tô quốc.

Trong những năm gần đây, Tổng cục Chính trị đã cho xuất bản một loạtcông trình trình bày công tác phụ nữ trong Quân đội: Công tác phụ nữ trongQuân đội nhân dân Việt Nam của Nxb Quân đội, Tổng cục Chính trị xuất bản năm 2013; Cẩm nang công tác phụ nữ trong Quân đội, Nxb Quân đội, Tổngcục Chính trị xuất bản năm 2014; Lịch sử Công tác Phụ nữ trong Quân độinhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội, Tông cục Chính trị xuất bản năm 2016.

Hay trong cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh, phụ nữ Quân đội tham gia rất tích cực Quá trình này đượctái hiện một phan thông qua tác phẩm Phu nữ Quân đội làm theo lời Bác daycủa Nxb Quân đội Nhân dân năm 2019 Trần Quốc Cường với công trình Đổi

mới phương pháp tác phong công tác của cán bộ phụ nữ Quân đội hiện nay

theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh được xuất bản năm 2021 bởi Nxb

Quân đội Nhân dân.

Trang 12

Nhìn chung, nhóm công trình thứ nhất đã hệ thống các quan điểm của

Hỗ Chí Minh về một số van đề như vai trò của phụ nữ, giải phóng phụ nữ, vi

sự tiến bộ của phụ nữ Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò vàphát huy vai trò phụ nữ vào trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổimới cũng được các tác giả đề cập tới Nhóm công trình thứ hai đã khắc hoạ,nhấn mạnh được vai trò của phụ nữ Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời

kỳ, đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu về việc phát huy vai trò của phụ nữ Quân đội nhân dân ViệtNam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Những kết quả nghiên cứu của các côngtrình trên là tài liệu giá trị để tác giả luận văn kế thừa, tham khảo cho đề tài

nghiên cứu của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dich nghiên cứu

Luận văn làm rõ nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, phát

huy vai trò của phụ nữ Từ đó vận dụng tư tưởng này vào phát huy vai trò của của phụ nữ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phát huy vai trò của phụ nữ

- Làm rõ thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp nhăm phát huy vai trò của phụ nữ Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò,

phát huy vai trò của phụ nữ; thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của phụ

nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

Trang 13

4.2 Pham vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc vận dụng phát huy vai trò của phụ nữ Quân

đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm, từnăm 2011 đến năm 2021 gắn với hai nhiệm kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ Quânđội lần thứ V (2011-2016) và VI (2016-2021)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò

của phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: lịch sử, phântích, tổng hợp, thống kê, so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn góp phần hệ thống hoá tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vaitrò của phụ nữ.

- Luận văn làm rõ thực trạng và đề ra giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của phụ nữ Quân đội nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai

đoạn hiện nay.

Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo

hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh nói

chung, tuyên truyền, giảng dạy cho công tác phụ nữ Quân đội nói riêng.

7 Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2 chương 6 tiết.

10

Trang 14

Chương 1

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE VAI TRO CUA PHU NU

VÀ PHÁT HUY VAI TRO CUA PHU NU’

1.1 Tư tướng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ1.1.1 Đề cao vị trí, vai trò của phụ nữ

Phụ nữ là lực lượng đông đảo, chiếm một nửa xã hội Trải qua các thời

kỳ, vị trí của người phụ nữ có sự thay đổi Ở xã hội nguyên thuỷ, người phụ

nữ gánh vác chính trong việc tái sản xuất và chăm sóc các thành viên giađình Đặc biệt, trong chế độ mẫu hệ, người phụ nữ vừa là người chủ gia đình vừa là người chủ xã hội, có quyền đưa ra các quyết định quan trọng Khi trình

độ của lực lượng sản xuất phát triển hơn, của cải làm ra nhiều hơn, xã hội dần

hình thành các giai cấp Nam giới từ vị trí thấp hơn đã dần trở thành người giữ dia vị cao, thống trị trong xã hội Chế độ mẫu quyền chuyển sang phụ

quyên VỊ trí của người phụ nữ bị thay đổi, ho trở thành người phụ thuộc vào

nam giới Ănghen đã viết “chế độ mẫu quyền bị lật đồ, đó là sự thất bại lịch

sử có tính chất toàn thế giới của phụ nữ Ngay ở trong nhà, người đàn ông

cũng nắm quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến

thành dân đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần” [43, tr.93] Vi trí thống trị của người đàn ông được thé hiện trong sản xuất, gia

đình và xã hội.

Ở các thời kỳ, chế độ khác nhau, vị trí xã hội của người phụ nữ có thé được đề cao, cũng có thể bị xem nhẹ Nhưng trong thực tẾ, không thể phủnhận, cho dù ở thời điểm nao, người phụ nữ vẫn có vai trò quan trọng ở cả giađình và ngoài xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, ngay cảtrong các cuộc cách mạng vẫn cần sự tham gia, đóng góp của người phụ nữ

C.Mác đã đưa ra nhận định: “Trong lịch sử nhân loại, không có một phong

11

Trang 15

trào to lớn nào của những người áp bức mà lại không có phụ nữ lao động

tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những

người bị áp bức.” [43, tr.780] Người phụ nữ không bao giờ đứng ngoài va

cũng không thé đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin, từ thực tiễn lịch sử, Hồ

Chi Minh đã nhận thức vi trí, vai trò của người phụ nữ dưới góc độ khoa học

và đầy tính nhân văn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò và những cống hiến của phụ

nữ Việt Nam trong cách mạng Riêng về số lượng, người phụ nữ chiếm mộtnửa lực lượng xã hội Bác nhắn mạnh “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xãhội” tương tự “Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân dân ta” Ngườikhẳng định phụ nữ chính là lực lượng cách mang to lớn “Noi phụ nữ là nóiphân nửa xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửaloài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ

một nứa "32, tr.300-301].

Phụ nữ Việt Nam không chỉ là đông đảo về số lượng, mà theo quan điểmcủa Hồ Chí Minh, họ có khả năng làm được mọi việc không kém gì nam giới.Nhiều lần Người khen ngợi phụ nữ “thành tích không kém đàn ông” khi họtham gia vào công tác dân công, tham gia sản xuất ở nông thôn, xí nghiệp

“Dưới CNXH, chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ đũng cảm có thể hoàn thànhmọi nhiệm vụ của người đàn ông đũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏirất nhiều tài năng và nghị lực.” [34, tr.121-122] Trong hàng ngũ anh hùngQuân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiễn, Người nhận thấy vẫn có sự xuất hiện của những tắm gương phụ nữ tiêu biểu.

Họ góp phần làm nên sức mạnh, thành công của mọi cuộc cách mạng

xã hội Người rút ra kết luận “Xem trong lịch sử cách mệnh chăng có lần nào

là không có đàn ba tham gia” nên “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” [22, tr.315].

12

Trang 16

Dưới thời đại Hồ Chí Minh, những công hiến của người phụ nữ ViệtNam vượt qua khuôn khổ trong nước, góp phan thúc day phong trào cáchmạng của phụ nữ quốc tế Người khăng định “Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng

là con cháu của Hai Bà Trưng va là lực lượng trong quốc tế phụ nữ” [27,

tr.140].

Nhận rõ được năng lực, mức độ, phạm vi đóng góp cho gia đình, cho

xã hội của người phụ nữ, Hồ Chí Minh đã đặt họ vào vị trí ngang hàng vớinam giới Tư tưởng này được thé hiện xuyên suốt qua các hành động, các bàiviết, bai phát biéu của Người Như nhận định của giáo sư sử học người MỹG.Steven “Hai thế kỷ qua đã sản sinh ra những lãnh tụ chính trị nổi tiếng trênthế giới nhiều hơn tất cả các giai đoạn khác trong lịch sử Trong số nhữnglãnh tụ là nam giới như T Giécphécxen, M Giadngdi chỉ có H6 Chí Minh

đã luôn nói về quyền bình đăng của phụ nữ được hưởng các quyên lợi khácnhau như nam giới; chỉ có Hồ Chí Minh là thấy được rằng phụ nữ đã phảichịu đựng gánh nặng như nam giới và còn hơn thế nữa” [46, tr.5] Đồng thời,Người đặt họ vào vị trí của người làm chủ đất nước Bác khuyên “Để xứngđáng là người chủ thì chị em phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm Tổchức và phát triển hợp tác xã cho tốt Lam cho gia đình ngày càng no ấm, làmtốt nghĩa vụ đối với Nhà nước”.[34, tr.263] Trong thư gửi phụ nữ nhân kyniệm chiến thắng Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1952, Chủ tịch

Hồ Chi Minh đã khang định: “Non sông gam vóc nước Việt Nam do phụ nữ

ta, trẻ cũng như già ra sức dét thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [27, tr.340]

Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam khẳng

định vi trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam ngang với nam giới, đặt họ vào vi trí

của người chủ đất nước và thậm chí là lực lượng đóng góp vào cuộc cáchmạng tiến bộ của thế giới Tư tưởng trên không phải do ưu ái, động viên mà

đó là kết quả của sự phân tích, hiểu biết của Người về những đóng góp của

phụ nữ từ trong gia đình tới ngoài xã hội.

13

Trang 17

1.1.2 Phụ nữ giữ vai trò là “người giữ lira” trong gia đình

Gia đình luôn được coi là tế bào của xã hội Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Gia đình được củng cố lànhân tổ quan trọng, là nền tang và động lực phát triển xã hội Bác Hồ từng nói

“Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phảichú ý hạt nhân tốt.” [32, tr.300]

Từ xưa đến nay, đối với gia đình Việt Nam, phụ nữ luôn được coi là

“người giữ lửa” Họ thể hiện vai trò của mình thông qua thực hiện các chức

năng gia đình.

Về mặt tự nhiên, người phụ nữ thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người Sinh con, duy trì noi giống là chức năng thiên bam thuộc về người mẹ.

Với thiên chức đặc biệt được tạo hoá ban tặng, vai trò của người phụ nữ trong

gia đình, trong dòng tộc, thậm chí quy rộng ra cả xã hội là không thê thay thế.Đây là chức năng cơ bản, cho nên dù muốn thừa nhận hay không thì ngườiphụ nữ cũng luôn có vai trò ảnh hưởng đến xã hội.

Với con cái, người mẹ là người gần gũi và cũng không thể thay thế

trong việc nuôi dạy, chăm sóc Thông qua quá trình nuôi dạy con cái, người phụ nữ thực hiện chức năng thứ hai của gia đình — chức năng giáo dục Cho

dù sau này giáo dục đạt đến trình độ xã hội cao thì giáo dục xã hội vẫn phải dựa trên nền tảng của giáo dục gia đình Gia đình giáo dục con cái ngay từthuở ấu thơ, đến khi trưởng thành và thậm chí đến khi mắt đi Mẹ là ngườithầy đầu tiên bên cạnh con va day con chập chững từng bước di, day con

từng câu nói và các cử chỉ, hoạt động trong sinh hoạt, dạy con các hành vi

đạo đức, cách ứng xử theo chuẩn mực của xã hội Người mẹ là chỗ dựa tâm

lý tinh thần của con biết lắng nghe, khuyên nhủ con, dạy bảo con tháo gỡ những trở ngại khó khăn trong cuộc sống Những phẩm chất quý báu của

người mẹ Việt Nam như sự tan tảo, dịu hiên, đức hy sinh, sự nhãn nai, thái

14

Trang 18

độ hòa nhã, lòng yêu thương con, lòng bao dung độ lượng có sức cảm hóa

mạnh mẽ để con cái học tập, noi theo Tình yêu thương, sự dạy bảo của mẹ

là quá trình dẫn dắt trẻ thơ thích nghi dan đời sống xã hội Thông qua đó,phụ nữ trao gửi tinh cảm, ngôn ngữ, trí tuệ, tư duy, phẩm chất nhân cách, lốisống tới con cái

Hiểu rõ điều này, Bác coi việc nuôi dạy con cái tốt luôn là một trong

“năm tốt”, phụ nữ cần phải ra sức thi đua Nhưng Bác không dừng sự yêu

thương, chăm sóc của người phụ nữ trong phạm vi gia đình cá nhân Đặt trong

văn hoá cộng đồng của người Việt, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, có chiến tranh, Bác hướng tình yêu thương, sự chăm sóc của người phụ

nữ tới cả những đứa trẻ xung quanh, không nhất thiết là con mình Quan điểmcủa Bác là “Sự săn sóc dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mìnhkhoẻ và ngoan, mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan vàkhoẻ.” Trong thực tế “Về việc này chúng ta có những người gương mẫu như

cụ Lê Thị Hoan Cụ Hoan đã có công giáo dục may chục cháu xấu trở thành những cháu tốt Nếu tất cả chị em phụ nữ ta đều cố gắng làm được như cụ Hoan thì chắc chắn con cháu chúng ta đều sẽ ngoan và tốt” [34, tr.312] “Con

cháu chúng ta” chính là lực lượng tham gia cách mạng sau này Những việc

làm tưởng như nhỏ, gắn với công việc hàng ngày, với tình yêu thương rộng

mở có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam, nhưng lại là đóng góp to lớn với

cách mạng Hồ Chí Minh khẳng định “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ haimiền Nam- Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước

ta”[35, tr.172].

Ở Việt Nam, phụ nữ là những người đóng vai trò to lớn trong hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, góp phần quan trọng vào thực hiện chức năng kinh tế của gia đình Trước tiên, người phụ nữ tạo ra kinh tế cho gia đình bằng các sản phẩm tự cung, tự cấp Bên cạnh đó, người phụ nữ làm

15

Trang 19

các công việc gián tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cho cả gia đình Phụ nữ là nhân lực lao động quyết định đến kinh tế của mỗi gia đình Họ cũng là chủ thể

tổ chức quản lý điều hành quá trình sản xuất kinh tế của gia đình Sau cáchmạng tháng Tám năm 1945, do ảnh hưởng nặng nề từ chính sách cai trị củathực dân Pháp và phát xít Nhật, nền kinh tế của Việt Nam bị bóc lột, trở nênkiệt qué Tăng gia sản xuất, tiết kiệm là nhiệm vụ chung của cả nước sau ngàyđộc lập, nhưng trước hết cần bắt đầu từ kế hoạch kinh tế của mỗi gia đình Ở

đó, người phụ nữ là lực lượng chính Bác khuyên phụ nữ cần phải ra sức

“tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm Tăng gia sản xuất là “dé tự cải thiện thêm đời sống”, “tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc” [34, tr.31 1] Thực hiện tốt việc này, phụ nữ đã “làm cho gia đìnhngày càng no ấm, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước”[34, tr.263]

Trong gia đình Việt Nam, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” Ngườiphụ nữ cũng đóng vai trò chính trong việc quan tâm, giải quyết nhu cầu tâm

lý, tình cảm cho các thành viên Người phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tìnhcảm trong gia đình, là người thường xuyên gần gũi động viên, kết nối các thế

hệ và các thành viên trong gia đình, có khả năng dung hòa các mối quan hệcủa các thế hệ và các thành viên: ông bà - cha mẹ - vợ chồng - con chau dégiữ gìn hòa khí trong gia đình Khi đất nước có chiến tranh, dưới góc độ tâm

lý, tình cảm, nhiều phụ nữ đã gác tình riêng, động viên, khuyến khích chồng

con ra trận Vì việc nước, phụ nữ Việt Nam sẵn sàng gánh vác công việc

nhiều hơn Bởi vì, người đàn ông ra trận, người phụ nữ ở nhà là hậu phươngvững chắc Ho vừa trực tiếp tham gia sản xuất, tiếp lương thực cho Quân đội,

vừa thực hiện vai trò người vợ, người mẹ chăm lo cho gia đình, phụng dưỡng

bố mẹ, nuôi dạy con cái Thậm chí, nhiều người thực hiện thêm các công việc

phục vụ kháng chiến Bác biết thực tế có nhiều phụ nữ “khuyên chồng con đi

tong quân ma mình thì xung phong giúp việc vận tai” [26, tr.172] hay “các ba

mẹ chiên sĩ đã khuyên khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc cứu nước.

16

Trang 20

Ngoài ra, ân cần, nuôi nắng, giúp đỡ và bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như

con cháu của mình Như bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xông pha bom đạn,không sợ sóng to, gió lớn, suốt ngày đêm chéo thuyền đưa bộ đội qua sông déchiến dau Bà mẹ Cần người Thái ở Son La có 6 người con thì 2 con đi bộđội, 4 vào du kích, bản thân mẹ cũng hăng hái vào bạch đầu quân ” [35,

tr.172].

Không giống tư tưởng phong kiến coi thường, hạ thấp vị trí, vai trò củaphụ nữ, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu sự vat va, hy sinh thầm lặng của người phụ

nữ Việt Nam khi họ là người bà, người mẹ, người vợ, người chi trong gia

đình Đặc biệt, Người nhìn rõ ý thức của người mẹ, người vợ về việc nước,việc nhà, về việc hy sinh vì nghĩa lớn những tưởng chỉ có trong mối quantâm, trong tư tưởng của những người nam giới Chỉ với lời nói, lời viết đơn giản của Hồ Chí Minh về những công việc, tam gương, hành động của ngườiphụ nữ trong gia đình đã an chứa cả một tư tưởng dé cao và yêu thươngnhững người phụ nữ Việt Nam Quan điểm về vai trò của người phụ nữ tronggia đình thé hiện tính nhân văn đặc sắc trong tu tưởng Hồ Chí Minh

1.1.3 Phụ nữ là lực lượng lao động, sản xuất chủ lực Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh khang định trong chế độdân chủ mới, việc nước là công việc chung, không phân biệt nam nữ Thựctiễn cuộc đấu tranh giành chính quyên, cuộc kháng chiến chống thực dânPháp hay kháng chiến chống dé quốc Mỹ, rồi công cuộc xây dựng CNXH ởmiền Bắc đều cho thấy phụ nữ có thể tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào vàquyết định đến sự thành công chung của cuộc cách mạng Hồ Chí Minh đã khẳng định phụ nữ Việt Nam tham gia ngày càng đông, càng đắc lực trongcác ngành kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Hồ Chí Minh nhân mạnh phụ nữ là lực lượng lao động quan trọng trong

xã hội, là một trong những đội quân chủ lực tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuât, tạo ra của cải vật chât, làm giàu cho xã hội.

17

Trang 21

Xét truyền thống, Việt Nam là nước nông nghiệp tiêu nông Rất nhiều truyền thuyết dân gian xuất hiện hình ảnh phụ nữ với bà mẹ lúa, với tínngưỡng dân gian thờ nữ thần Trong nên kinh tế nông nghiệp tiểu nông, don

vị sản xuất chủ yêu là gia đình nhỏ, có sự hợp tác chặt chẽ giữ nam giới và

nữ giới Từ khâu cày, bừa, gieo mạ, cấy, gat trong sản xuất phụ nữ đều

tham gia Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi chúng ta tiến hành kháng chiến,xây dựng chế độ mới, xuất hiện thêm nhiều ngành sản xuất mới, phụ nữ vẫn

có mặt trong các ngành nghề Họ tạo ra thành tích lớn trong cả sản xuất nông

nghiệp và công nghiệp Bác đã nêu ra những tắm gương về phụ nữ đạt thànhtích cao trong lao động sản xuất và biểu đương kịp thời Nữ đồng chí Thiện

dù nghèo, có bệnh, vẫn cố gắng xây dựng tổ đổi công trong những chỗ khókhăn (vùng đồng bào công giáo) chịu khổ đi trước, làm trước Đó là gươngtốt Chang những trong nữ giới mà nam giới cũng cần phải noi theo.” [28,tr.417]; “O mỏ than Hòn Gai, chị em làm 6 Coc 6, chi trong mấy ngày đãnâng mức day xe từ 32 xe lên 335 xe một ca”[30, tr.88]

Dù vất vả nhưng nhờ có tinh thần cần cù lao động, nhiều chị em phụ

nữ “đã trở thành anh hùng chiến sĩ thi đua, đội trưởng sản xuất trong các nhàmáy, chủ nhiệm hợp tác xã, rất giỏi” [34, tr.276] Kết quả đó chứng tỏ,

phụ nữ không thua kém nam giới Trong cả công việc nặng nhọc, phụ nữ vẫn

có khả năng thành công, miễn là họ được tham gia và tạo điều kiện thể hiện

năng lực.

Ở khía cạnh này, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao, thậm chí có sự bất ngờvới sức lao động và nghị lực của phụ nữ Việt Nam “Một điều nữa nỗi bật là

sức lao động của phụ nữ ở đây thật lạ lùng Thanh niên có cuộc vận động “Ba

sẵn sàng” thì phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang” Họ thay thế công việc chonhững trai tráng đi vào bộ đội, bất kỳ việc gì nặng nhọc mấy, họ cũng làmđược Có thể nói rằng ở Đông Nam Á, phụ nữ Bắc Việt Nam là người lao động cir nhất” [34, tr.657] Bác “mong rang nam giới hãy thi đua với phụ nữ”

[30, tr.599].

18

Trang 22

Hồ Chí Minh chỉ rõ muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng laođộng của phụ nữ Đề giải phóng sức lao động của phụ nữ, ngoài sự quan tâmcủa các cấp lãnh đạo, chính nữ giới phải tham gia và ý thức vai trò của mìnhtrong lĩnh vực kinh tế Người căn đặn “mỗi một người và tất cả phụ nữ phảihăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sứcthi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm dé xây dựng nước nhà, xâydựng chủ nghĩa xã hội” [33, tr.59] Bang lao động sản xuất và thông qua laođộng sản xuất, chị em phụ nữ mới phát huy được vai trò làm chủ của mình, kê

cả làm chủ gia đình, ngang bằng với nam giới, cho đến làm chủ đất nước HồChí Minh căn đặn trong công nghiệp, “Phụ nữ công nhân cần tích cực thamgia quản lý thật tốt nhà máy, công trường”; trong nông nghiệp, “Phụ nữ nôngdân cần hăng hái tham gia phong trào đôi công, hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn

bị tốt vụ chiêm năm tới” Bác động viên “Có vải nơi, chị em phụ nữ khôngquen cày cấy Thậm chí không gánh được phân phải đội Bác mong chị emnhững nơi đó cố gang học tập và thi dua, noi gương những nữ anh hùng laođộng đã được tuyên dương trong Đại hội thi đua công nông binh vừa rồi ởThủ d6”[31, tr.153] Với chị em phụ nữ ở thành phố “cần chấp hành tốt các

chính sách cua Đảng và Chính phủ”.

Không chỉ tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,

chị em phụ nữ có mặt trong cả lĩnh vực buôn bán, kinh doanh Công cuộc cải

tạo XHCN trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc có vai trò của chị em

“Chị em buôn bán nhỏ đã tổ chức lại, đi vào hợp tác và sửa đổi cách làm ănbuôn bán như thực thà, không lấy lãi, khiêm tốn, phục vụ khách hàng, rất

đáng khen.” [29, tr.88]

1.1.4 Phụ nữ có đóng góp to lón trong đấu tranh chong giặc ngoại xâm

Do đặc thù của dân tộc phải thường xuyên chống giặc ngoại xâm nênViệt Nam xuất hiện rất nhiều tắm gương của anh hùng vì dân, vì nước Bêncạnh những vị tướng lĩnh là nam giới nổi tiếng được cả thế giới ghi nhận, Việt

19

Trang 23

Nam xuất hiện tên tuổi của những nữ tướng Hồ Chí Minh đã nói “Từ đầu thế

kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứudan ” “Hai Bà Trưng đã dé lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻvang là diing cảm kháng chiến Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháuHai Bà ” [27, tr.339] Trong diễn ca “Lịch sử nước ta”, Người đã khangđịnh: “Phụ nữ ta chang tầm thường Đánh Đông, dep Bắc làm gương dé đời”[23, tr.265] Bác dùng từ “chăng tầm thường”, rồi khang định phụ nữ “đánhĐông, dẹp Bắc” thể hiện khí khái của người phụ nữ chăng thua kém nam giớitrước van đề vận mệnh của dân tộc Với tam gương lưu danh trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, phải nói phụ nữ Việt Nam thật phi thường Hồ Chí Minh thé hiện thái độ trân trọng truyền thống “giặc đến nhà, đàn ba cũngđánh”, đề cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong cả lĩnh vực vốn được coithuộc về trọng trách của nam gIới

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ XX, Chủ tịch

Hồ Chi Minh xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến

sự thành bại của cách mạng Sự tham gia chống giặc ngoại xâm của phụ nữ

có thê là trực tiếp trên chiến trường, cũng có thể là công việc phục vụ cho chiến đấu.

Cách mạng Tháng Tám diễn ra năm 1945 cùng với nhân dân cả nước,

hàng triệu phụ nữ Việt Nam đã đứng lên đánh đô chế độ thực dân, phongkiến, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân, tạo bước ngoặt lịch sử trong sự

nghiệp giải phóng dân tộc, đưa phụ nữ Việt Nam từ vị trí người nô lệ, làm

thuê trở thành người làm chủ đất nước

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,suốt 40 năm chiến dau gian khổ, phụ nữ Việt Nam đã cùng nhân dân ca nướcthé hiện rõ ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh khang định

“Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động

20

Trang 24

cần cù Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham giađánh giặc cứu nước” Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ cảnước đã hăng hái tham gia chiến đấu, góp phần vào chiến thăng lịch sử ĐiệnBiên Phủ, kết thúc oanh liệt 9 năm trường kỳ kháng chiến Bước vào giaiđoạn kháng chiến chống dé quốc Mỹ, trên chiến trường miền Nam, nơituyến đầu của Tổ quốc, chị em đã tham gia làm giao liên, liên lạc; xây dựng

cơ sở cách mang trong lòng địch, nuôi giấu cán bộ, bám dat, bám dân, kiên cường chiến đấu Nhiều chị em đã tham gia “đội quân tóc dài”, các đội: “Nữ

du kích”, “Nữ biệt động”, lập nên những chiến công hiển hách Phong trào

“Năm tốt” của phụ nữ miền Nam, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữmiền Bắc là phong trào yêu nước rộng khắp, lôi cuốn đông đảo phụ nữ haimiền thi đua sản xuất, phục vụ chiến dau và trực tiếp chiến đấu góp phan tolớn vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn đân”[35, tr.173].

Hàng vạn phụ nữ đã tình nguyện tham gia thanh niên xung phong, dân

công hỏa tuyén, Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có

sự đóng góp to lớn của phụ nữ hai miền Nam - Bắc Tiêu biểu nhất chonhững người phụ nữ anh hùng đó là bà Nguyễn Thị Định, Phó tổng tư lệnhquân giải phóng miền Nam Việt Nam Bác khen ngợi “Cả thế giới chỉ có ta

có vị tướng gái như vậy Thật là vẻ vang cho miền nam, cho cả dân tộc ta” [35, tr.173] Ngoài ra, còn có nhiều tắm gương khác như “Cháu Hồ VănMên, ở khu Đông Nam Bộ, mới 13 tuổi đã giật mình diệt 75 tên giặc Mỹ và

tay sai Cháu Nguyễn Thị Hạnh, ở tỉnh Long An, là một cán bộ du kích ưu

tú, đã xây dựng được một đội du kích rất mạnh: tô chức đánh hơn 300 trận,diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí, Cháu Kpacolơng, người dân tộc Gia Rai,lúc 15 tuổi, đã làm chông bãy, dùng tên nỏ diệt tám tên địch, nay là mộtchiến sĩ trẻ đã diệt hơn 100 giặc Mỹ và tay sai”[35, tr.41 1].

21

Trang 25

Ngoài những đội du kích anh dũng đánh địch, phụ nữ Việt Nam còn

tham gia nhiều công việc khác phục vụ kháng chiến Trong các chiến dịch,

phụ nữ trẻ tuổi, có nhiều sức lực thì tham gia “đi dân công, tải lương thực,dan được, làm đường rất đông: 2/3 số dân công là phụ nữ Mặc dau bị máy

bay địch theo dõi thả bom dữ dội, nhưng chị em vẫn vui vẻ ca hát, động viên

nhau làm tròn nhiệm vụ” [32, tr.509,510] Những phụ nữ lớn tuổi hơn nhưcác bà mẹ đã tổ chức nhau lại thành hội các bà mẹ chiến sĩ, giúp đỡ bộ độiđánh giặc, giúp đỡ, an ủi thương binh Như “Bà cụ Năm (Cao Bằng) 83 tuôi

xung phong đi sửa đường, cán bộ khuyên bà cụ nghỉ thì cụ đã nói “Càng gia

càng phải giúp kháng chiến, sửa đường cho bộ đội đi cho mau, giết cho nhiều giặc, thắng cho nhiều trận” [27, tr.381].

Lịch sử Việt Nam nổi bật là lịch sử chống giặc ngoại xâm, nên ngaytrong chế độ phong kiến, nam giới thường bị huy động đi lính dé bảo vệ Tổquốc Trong bối cảnh đó, phụ nữ ở nhà phải gánh vác công việc nhiều hơn

Họ vắt vả hơn trong công việc đồng áng, nuôi dạy con cái, chăm sóc bố mẹ,tham gia việc làng xóm, dòng tộc Cho nên dù không tham gia chống giặc ngoại xâm trực tiếp, phụ nữ Việt Nam vẫn tham gia một cách gián tiếp Ngoài việc gánh vác việc nhà, họ còn động viên chồng con tham gia chiến trường Truyền thống đó tiếp tục được kế thừa trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Chị em không chỉ làm tốt nhiệm vụchiến đấu, phục vụ chiến dau và đảm nhiệm phần lớn công việc sản xuất, màcòn vận động các mẹ, các chị động viên chồng con lên đường đánh Mỹ: “các

bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc, cứu

nước, còn ân cần nuôi nắng, giúp đỡ và bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như

con cháu mình”[35, tr 173].

Với đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử chống giặc ngoạixâm, đặc biệt được chứng kiến trực tiếp những tắm gương của chị em trong

22

Trang 26

hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minhkhẳng định “như thế là từ xưa tới nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ

Việt Nam thật là anh hùng”, “mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta

đều hăng hái đứng lên góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải

Đại hội phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ Thủ đô Hà Nội ngày 02/12/1965, Người vô cùng tự hào nói: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”.

1.1.5 Khẳng định vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lýPhụ nữ Việt Nam không chỉ tháo vát trong công việc gia đình, hăng hái

tham gia lao động sản xuất mà họ còn tích cực, trách nhiệm, thê hiện hết khảnăng của mình trong công việc khi được tổ chức phân công, đảm nhiệm vàocác vị trí lãnh đạo, quản lý Trong chế độ dân chủ, phụ nữ phải được tham giatrong các hoạt động chính tri, tham gia tổ chức chính trị Đó là cách dé họphát huy năng lực của mình, nhưng quan trọng hơn là xây dựng các thé chếđại diện công bằng và hiệu quả trong một chế độ dân chủ Dưới chế độ mới,

Hồ Chí Minh nói “có so sánh hoàn cảnh phụ nữ ta bây giờ và phụ nữ ta trướckhi giải phóng, chúng ta mới thấy rõ từ ngày nước ta được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ rệt về kinh tế, văn hoá, xã hội Nhưng trong mộttiễn bộ rõ rệt nhất là phụ nữ hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều”

[32, tr.639]

Việc phụ nữ tham gia vào công việc chính trị, để họ ở vị trí lãnh đạo,quan ly cũng không chỉ đơn thuần là khang định xã hội tiến bộ, công bang mà

23

Trang 27

cũng là sự khẳng định tài năng, trí tuệ của phụ nữ Hồ Chí Minh nhắn mạnh

phụ nữ hoàn toàn có đủ năng lực đảm đương công việc này: “Hiện nay, có

nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo cơ sở Nhiều người công tác rất giỏi

Có cháu làm chủ nhiệm hợp tác xã toàn thôn, không những hăng hái mà còn

làm tốt [32, tr.208] Thậm chí, phụ nữ còn có một số ưu điểm, lợi thé hơn nam

giới khi tham gia công việc lãnh đạo, quản lý “Các cháu gái ở các hợp tác xã

thường có nhiều ưu điểm: ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, íthống hách mệnh lệnh như một số cán bộ nam”[35, tr.275] Ưu điểm này củachị em xuất phát từ đặc điểm giới tính và những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam Dưới chế độ mới, chị em phụ nữ đã được bình quyên về kinh tế, chính trị, văn hóa với nam giới.

Năm 1949, trong Thư gửi đồng bào tỉnh Nghệ An, Hồ Chí Minh viết:

“Tôi rất vui lòng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân.Phụ nữ phải tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực hơn nữa” [26,tr.187] Trong Quốc hội, trong Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan Đảng,Nhà nước tỉ lệ cán bộ nữ làm việc ngày càng nhiều “Số phụ nữ hiện công

tác ở các cơ quan trung ương đã có trên 5.000 người, ở huyện, xã có hơn

16.000 người và ở các tỉnh có hơn 330 người, đặc biệt trong Quốc hội khóa IInày có 53 đại biểu phụ nữ”[32, tr.639]

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủnghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy rằng phụ nữ có nhiều khả năng làmlãnh đạo, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở từ cơ sở đến trungương, nhiều người rất giỏi Tham gia lãnh đạo, quản lý là để phát huy tài

năng, trí tuệ của phụ nữ.

1.1.6 Vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực khác

Dưới chế độ phong kiến, phụ nữ không được học hành Học và thi cử,

đỗ đạt làm quan là việc của nam giới Nhưng trong xã hội mới, Đảng và Nhà

24

Trang 28

nước thực thi chế độ nam nữ bình quyền Nữ giới cũng được đi học, được tham gia vào các lĩnh vực, có mặt trong các ngành nghề Chị em không

ngừng học tập, nang cao trình độ của mình Trong giáo dục va nghiên cứu khoa học phụ nữ đóng vai trò quan trọng Sau cách mạng tháng Tám năm

1945, dé diệt giặc dốt, nhiều chị em phụ nữ đã tham gia như khẳng định của

Hồ Chí Minh: “Trong phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ chiếmmột phần rất lớn trong số người dạy cũng như trong số người học” [30,tr.282] Với nỗ lực đó, Người nhắn mạnh: “Sau này công tác giáo duc phan nhiều phải do phụ nữ đảm nhiệm” [30, tr.289]

Người ghi nhận chị em công nhân và công chức thi đua đã làm tròn

nghĩa vụ của mình còn “Phụ nữ tri thức cũng đóng góp nhiều công trong việcxây dựng các vườn trẻ, lớp mẫu giáo và trong các ngành nghề khác.” “Chị

em trí thức thi đua góp phan vào việc phát triển văn hoá.” [30, tr.281-282]

Dưới góc nhìn khoa học và day tính nhân văn, Hồ Chí Minh đã đánhgiá đúng đắn, khách quan khả năng cũng như vai trò của phụ nữ trong cả gia

đình và xã hội Người quan niệm vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoai

xã hội không hạn chế, triệt tiêu nhau, mà thong nhất, bố sung cho nhau Họ là một trong những động lực đảm bảo thắng lợi của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng CNXH Đó là cơ sở dé hình thành nên tư tưởng của Người về pháthuy vai trò của phụ nữ.

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của phụ nữ

Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ ra đời, với chủ trương nam nữ bình

quyền, giải phóng phụ nữ, người phụ nữ Việt Nam càng ngay càng có cơ hộiđiều kiện tham gia nhiều vào công việc xã hội Họ đã thể hiện được năng lực của mình trên mọi lĩnh vực Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch nước, người đứng đầu quốc gia đã hoàn toàn ghi nhận vai trò của họ trong cuộc đấu tranh

chông giặc ngoại xâm cũng như công cuộc xây dựng đât nước Không đê lãng

25

Trang 29

phí khả năng, sức lực của lực lượng được coi là một nửa của xã hội, rất cầnphải có biện pháp dé phát huy vai trò của họ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâmđiều này Phát huy vai trò của phụ nữ chính là làm cho ưu điểm, cái hay, cáitốt của phụ nữ được thé hiện, phát triển Điều này vừa phụ thuộc vào chính

những người phụ nữ vừa là trách nhiệm của toàn xã hội.

1.2.1 Nâng cao nhận thức người dân, xóa bó thành kiến đối voi phụ nữChế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam Đi cùng với đó

là nhiều tư tưởng phong kiến ăn sâu, bám rễ vào trong xã hội, trong mỗi người dân Đối với phụ nữ, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã hạn chế họ

tham gia vào những công việc mà họ hoàn toàn có khả năng tham gia và hoàn

thành tốt Người phụ nữ bị xem thường, bị áp bức bóc lột, phân biệt đối xử so

với nam giới Họ bị bó chặt trong việc nhà, việc gia đình.

Bác nói “Người Trung Quốc thường so sánh phụ nữ với con gà mái: Gàmái gáy báo sáng là điềm gở cho cả gia đình Ở An Nam, chúng ta nói: Đàn

bà phải quanh quân trong bếp Trong xã hội và trong gia đình, người phụ nữ

bi hạ thấp tot bậc và không được hưởng chút quyền gì”[22, tr.512] Định kiến

đó tác động tiêu cực tới cơ hội tham gia, được thể hiện năng lực của phụ nữtrong nhiều lĩnh vực Thậm chí phụ nữ bị coi thường và bị đối xử bất bìnhđăng trong xã hội

Hồ Chí Minh cũng sớm nhận thấy rằng mặc dù năm 1945, nước nhàgiành được độc lập, nhà nước dân chủ mới ra đời đã ban hành nhiều quyếtđịnh, thực thi nhiều chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ, nhưng tư tưởngtrọng nam khinh nữ vẫn tồn tại, bám rễ sâu trong xã hội Không ít cảnh người

phụ nữ vừa gánh vác công việc xã hội, vừa phải lo toan việc gia đình nhưng

vẫn phải chịu cảnh cư xử thiếu văn hoá, khinh miệt, vũ phu của ông chồng.Trong bài viết “Phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”, Bác nhấn mạnh:

“Hiện nay vân còn có những người chông đôi xử rât tệ với vợ, ngay ở Hà Nội

26

Trang 30

“nghìn năm văn vật” cũng vậy Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình,thì có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương Ởkhu Hai Bà Trưng, có người chỉ vì thức ăn không vừa ý, đã hất cả mâm cơm

vào mặt vợ Có người vợ ốm, chồng dé mặc, không săn sóc chăm nom Ở xã

Quảng Lưu (Thanh Hoa) có người nhét tro vào miệng vợ va đánh vo qué tay,

CÓ người cạo trọc đầu và lột hết quần áo vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp thôn

xóm ” [35, tr.261].

Trong bài viết “Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ”, Ngườiviết: “Khinh rẻ phụ nữ và dã man nhất là thói đánh vợ Trong nhân dân vàtrong một số cán bộ, đảng viên vẫn còn thói xấu này Thậm chí, có cán bộ vàđảng viên đã đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở cữ Mẹ chồng và chị emchồng đã không ngăn lại còn thượng đấm tay, hạ đấm chân” [33, tr.524]

Ở vùng thành thị, nơi có trình độ kinh tế, xã hội phát triển cao hơn khu

vực khác, hay ngay một bộ phận là cán bộ lãnh đạo, những người có trình độ

nhận thức tốt hơn so với số đông người dân mà vẫn còn tồn tại nhiều hiệntượng coi thường, bạo lực di man với phụ nữ Điều đó chứng tỏ, van đề giảiphóng phụ nữ ở một nước phong kiến là vẫn đề rất khó khăn Việc đó tưởngđơn giản, nhưng thực chất rất gay go, quyết liệt Nhiều người lầm tưởng đó làviệc dễ, nhưng lầm to “Đó là cuộc cách mạng khá to và khó Vì trọng traikhinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu trong đầu ócmọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hdi ” [27, tr.342]

Nhưng không phải khó mà không dám làm bởi phát huy vai trò của phụ

nữ là việc làm đặc biệt cần thiết Người nhấn mạnh: “Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân Dù to và khó nhưng nhất định thànhcông.” [27, tr.342] Theo Hồ Chí Minh, chúng ta cần nâng cao nhận thức chongười dân, xoá bỏ định kiến xã hội đối với giới nữ.

Trước tiên, thái độ tôn trọng, đỀ cao vai trò phụ nữ phải được thực hiện

từ trong gia đình Đó là trách nhiệm của người chông, người cha, người anh,

27

Trang 31

người em Họ phải là những người đầu tiên có sự bình đăng trong cách ứng

XỬ VỚI người vợ, với con gái, chi em gái của mình Hồ Chí Minh nghiêm khắc

lên án tình trạng bạo lực, khinh rẻ phụ nữ Đàn ông là công dân, phụ nữ cũng

là công dân, dù là vợ chồng, công dân này đánh công dân khác tức là vi phạm

pháp luật.

Trong xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền Ở

địa phương, trung ương phải là lực lượng tiên phong trong cách ứng xử tôn

trọng phụ nữ, tôn trọng và thực thi đúng quy định pháp luật về bảo vệ quyềnlợi, nhân phẩm của phụ nữ Tại các buồi nói chuyện với cán bộ ở địa phương,

Hồ Chí Minh phê bình thắng than những cán bộ, đảng viên vẫn còn tư tưởng xem thường phụ nữ “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng củaphụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi Như vậy là rất sai Bác mong rằng cácđồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hep hòi đối với phụ nữ” [35,tr.275] Không thê để tồn tại tình trạng đáng trách là “trước những hành độngxấu xa và phạm pháp đó, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thườngnhắm mắt làm ngơ.” [33, tr 524].

Việc giáo dục tư tưởng tôn trọng phụ nữ phải được tiến hành ở các

trường học Trong bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày

21/10/1964, Bác nhắc nhở cán bộ và sinh viên của nhà trường: “Các cháu gái chưa được giúp đỡ tốt Các cháu trai, cháu gái chưa thực sự coi nhau như anh

em, chi em ruột thịt trong một nhà Trái lai, còn có ý ganh ti, bắt bẻ, sợ bạnhọc sinh gái hơn mình thì mat thé diện “anh hùng nam tử” Cháu nao còn rơirớt tư tưởng, tác phong ấy, thì phải sửa chữa.” [34, tr.403]

Người nhắc nhở nhân dân, cán bộ cần tôn trọng phụ nữ và chính bản thân Bác cũng là mẫu mực của một con người rất yêu mến và tôn trọng phụ

nữ Trên cương vị Chủ tịch nước, khi đến các hội nghị, Hồ Chí Minh luôn hỏi

có bao nhiêu đại biêu, trong đó có bao nhiêu đại biêu nữ Bác thường mời đại

28

Trang 32

biểu nữ lên ngồi hàng ghế đầu tiên Cách làm này của Bác không chỉ tạo ra sự

tự tin cho phụ nữ, mà còn tác động đến chính thái độ, cách ứng xử của cán bộlãnh đạo, quản lý và tác động đến cả xã hội trong việc trân trọng phụ nữ, tôn

trọng đóng góp của họ cho xã hội.

Dé phát huy vai trò của phụ nữ trước tiên cần xoá bỏ thành kiến vớiphụ nữ trong cả gia đình và xã hội Công cuộc này cần sự tham gia của toàn

xã hội trong việc đấu tranh với những tư tưởng, thói quen lỗi thời, lạc hậu,dần dần xoá bỏ những thành kiến đối với phụ nữ, xóa bỏ tư tưởng trọng namkhinh nữ.

1.2.2 Đề cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và vai trò của các tổ

chức chính trị- xã hội

Hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc xuất phát từkhát khao về con đường cứu nước và cứu dân Người chọn lựa chủ nghĩaMác-Lênin, đặt cuộc dau tranh giải phóng dân tộc trong quỹ dao của cuộc

cách mạng vô sản Đó là con đường giúp Việt Nam dành độc lập, nhưng cũng

là con đường cách mạng triệt để khi nó giải phóng nhân dân lao động, giảiphóng con người trong xã hội Trong đó phụ nữ là lực lượng quan trọng, rất cần giải phóng họ Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nước

Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc, nhân

dân Việt Nam Sự nghiệp giải phóng phụ nữ để họ thoát ra khỏi rào cản, ràngbuộc lỗi thời, cổ hủ của chế độ cũ thuộc về trách nhiệm của Dang, Nhà nước

và các tô chức chính trị, xã hội Bởi đây chính là các tô chức trong hệ thốngchính trị đề ra quan điểm, chính sách mang tầm vĩ mô, tạo định hướng mộtcách bắt buộc trong mọi vấn đề, trong đó có thái độ, cách ứng xử của cả xã

hội với người phụ nữ.

Bác luôn căn dặn “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa

vị của phụ nữ” [32, tr.507] Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước

29

Trang 33

phải bảo vệ quyên lợi người phụ nữ, giải thoát phụ nữ khỏi những bat công của xã hội bang những chủ trương, chính sách Những chính sách đó phải cụthé, thiết thực Giữa chủ trương và hành động phải thống nhất Nếu các chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước đều được ban hành, thực thi theohướng khuyến khích thúc đây bình đắng nam nữ thì người phụ nữ sẽ có cơ hộikhẳng định mình trong xã hội.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,được thông qua tại Hội nghị thành lập dang (02/1930) khang định: “Vé phương diện xã hội: dân chúng được tu do t6 chức; Nam nữ bình quyên ”[14 tr.3 ]

Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộnghoà, do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo đã khăng định: “Tất cả quyềnbình dang trong cả nước là của nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòigiống, trai gái giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, “đàn bà ngang quyên với đànông về mọi phương diện” Trong Hội nghị thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân

va Gia đình năm 1959, Chủ tịch Hồ Chi minh nêu quan điểm “luật lay vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội Giải phóng người đàn bà, đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong

người đàn ông.” [32, tr.301 |.

Không chỉ khăng định quyền của phụ nữ trong chủ trương, đường lốicủa Đảng, đảm bảo quyền của phụ nữ bằng hiến pháp, pháp luật, Đảng, chínhphủ phải có chủ trương và tích cực thực thi việc đưa phụ nữ trực tiếp tham giavào công việc quản lý nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, mongmuốn ngày càng nhiều chị em tham gia công tác quản lý trong các cấp ủy

Đảng, chính quyên, cơ quan cũng như trong các tô chức quần chúng.

Trong thực tế sd lượng cán bộ nữ trong cơ cấu bộ máy tô chức chính quyền các cấp chưa cao Năm 1961, khi Bác về thăm quê, Bác đã phê bình địa

30

Trang 34

phương chưa quan tâm tới việc bồi dưỡng cán bộ nữ Vi trong số 61 vạn phụ

nữ, chỉ có 15% đại biéu Hội đồng nhân dân các xã, 5% đại biểu nữ trong cáccấp Đảng uỷ và chỉ uỷ

Năm 1967, khi đến thăm lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện,trong số 288 học viên chỉ có 16 nữ Bác phê bình “cán bộ nữ ít như vậy là mộtthiếu sót Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡngcán bộ nữ Đây cũng là thiếu sốt chung trong Đảng Nhiều người còn đánh giákhông đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi Như vậy là rất

sai.” [30, tr.485].

Đây là tình trạng phô biến ở nhiều địa phương Bac nhắc nhở lãnh dao các cấp, các địa phương phải thường xuyên xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho côngtác cán bộ nữ và nghiêm túc thực hiện Tư tưởng của Người cũng được thểhiện rất rõ trong hành động cụ thể Ngay sau ngày nước nhà giành độc lập, HồChí Minh đã giới thiệu vào Quốc hội khóa I một số chị em tiêu biểu như: BàGiáo sư Nguyễn Thị Thục Viện, bà Tôn Thị Quế Ở Quốc Hội Khóa II, trong 362 đại biểu miền Bắc thì có 49 đại biểu phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân, chị em phụ nữ chưa tham gia nhiều vào công tác quan lý vì họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng Dé nâng cao năng lực cho chị em phụ nữ, Đảng và Chính phủ phải tạo mọi điều kiện thuận lợi dé họ

nâng cao trình độ dân trí Trong Di chúc, Người đã căn dặn “Đảng và Chính

phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ déngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kế cả công việc lãnh

đạo”[35, tr.617] Từ đó, đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo

các cấp từ trung ương đến cơ sở ngày càng đông, đóng góp to lớn vào sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp lãnh đạo phải triển khai chủ trương, đường lối và thực hiện chính sách một cách cụ thể, thiết thực,

3l

Trang 35

nói đi đôi với làm không được xa rời quần chúng, phải bám sát hoạt độngcủa phụ nữ, giúp họ tháo gỡ khó khăn Thái độ thực sự tôn trọng quyền lợicủa phụ nữ còn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của Người Hồ ChíMinh luôn quan tâm, theo dõi báo chí và các phương tiện thông tin để xemchính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữđược thực hiện như thé nào.

Hồ Chí Minh còn nhắc nhở Đảng, Chính phủ các cấp quan tâm đến yếu

tố mang tính đặc thù giới tính “Chính quyền các cấp phải quan tâm đến laođộng nữ, chú ý sử dụng lao động nữ một cách hợp lý Binh dang nam nữ không phải là sắp xếp nam giới, phụ nữ công việc như nhau Chúng ta phải cân nhắc đến sức khoẻ, yếu tố mang tính chất giới tính Không thé phân cônglao động một cách máy móc “bắt phụ nữ có 3,4 con mọn cũng phải đi tập

“một hai” [26, tr.307] Đã nhiều lần Bác nhắc nhở cán bộ và nhân dân chống

tư tưởng xem thường khả năng của phụ nữ, nhưng cũng tránh giao việc quá sức cho phụ nữ.

Quan tâm chính sách đối với lao động nữ trong thời gian thai sản và

phân công lao động cho nữ giới phù hợp với sức lao động của phụ nữ Người

yêu cầu cán bộ lãnh đạo các cấp phải “tìm mọi cách để bảo vệ phụ nữ thai nghén” [33, tr.106]; “phân phối công tác cho phụ nữ phải thích hợp, khôngnên để phụ nữ làm những công việc nặng nhọc”, “khi phụ nữ có kinh thì hợp

tác xã chớ phân công cho họ đi làm chỗ ruộng sâu, nước rét” vì đó là những

việc ảnh hưởng đến sức khoẻ người phụ nữ [35, tr.221, 259]

Dé phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, không thể cột chặt ngườiphụ nữ vào công việc gia đình Họ phải được tham gia vào nền sản xuất xã

hội Chỉ khi nào phụ nữ không còn phải lựa chọn tham gia sản xuất hay làm

việc nhà, mà họ có quyền tham gia cả hai, làm tốt cả hai, thì địa vị của họ mới

được khẳng định một cách thực sự.

32

Trang 36

Theo Hồ Chí Minh, “Các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thực hơn, thìphong trào phụ nữ chắc rộng hơn, mạnh hơn nữa”[27, tr.340] “Anh em cán

bộ các cấp, các ngành thì cần hết lòng giúp đỡ chị em tiễn bộ về mọi mặt Cácđồng chí làm được như vậy, thì phong trào phụ nữ nhất định không ngừng lêncao”[33, tr.60] Dé phụ nữ được phát huy vai trò của ho chắc chắn phụ thuộcrất nhiều vào trách nhiệm của Đảng, chính quyên các cấp

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy vai trò của phụ nữ là một cuộccách mạng xã hội, còn cần sự tham gia của các tô chức chính trị - xã hội khác.

Trước tiên, đó là trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam Đây là tô chứcchính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đại điện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ ViệtNam Theo Bác, Hội chính là cầu nối giữa Đảng và các tầng lớp phụ nữ thôngqua việc tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt làchủ trương chính sách có liên quan đến phụ nữ Bác dặn “Động viên toàn thêphụ nữ hăng hái góp phần vào cuộc đấu tranh dé củng cô hòa bình, thực hiệnthống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Động viên toàn thê

phụ nữ nhiệt liệt ủng hộ các chính sách của Đảng và của Chính phủ, ra sức

góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế nước nhà ” [29, tr.365].

Ngược lại, để bảo vệ tốt quyền lợi của phụ nữ, Hội tham mưu, tư vấncho các cấp ủy Đảng, đề xuất với Đảng những chủ trương, chính sách phùhợp với nguyện vọng của phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận đóng gópcủa Hội và nhắc nhở: “Hội LHPN Việt Nam phải là lực lượng mạnh mẽ giúpĐảng động viên, tô chức và lãnh đạo phụ nữ tiễn lên CNXH” [32 tr.420]

Ngoài ra, Hồ Chí Minh cho rang, các tô chức chính trị - xã hội khácnhư công đoàn, nông hội, Đoàn Thanh niên cộng sản cũng rất quan trọng

trong việc phát huy vai trò của phụ nữ Người chỉ rõ “Đoàn thanh niên cộng

sản phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong công việc tổ chức và giáo dục thé

33

Trang 37

hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sựnghiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản”[32, tr.420] Hồ Chí Minhthường xuyên nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa hai tổ chức đoàn thé là HộiLHPN Việt Nam va Doan Thanh niên cộng sản trong việc thúc đây các hoạtđộng đối với nữ thanh niên.

Tháng 11/1959, ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hônnhân va gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Doan thé phụ nữ và

thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình”[35, tr.260], “Thanh niên phải tham gia lãnh đạo Nông hội Nông hội cũng phải

thành lập một Ban phụ nữ dé vận động chị em phụ nữ tham gia cuộc đấu tranhchung”[25, tr.620] Tại Đại hội Thanh niên cứu quốc toàn xứ (25/11/1945),Bác đã thăng than phê bình: “Trong tổ chức thanh niên vẫn còn giữ một xu hướng chật hẹp, không bao bọc được nhiêu giai tầng, không kéo được đại đa

số thanh niên Chang hạn như trong tổ chức còn phân ra nam nữ, không giúp

đỡ cho các chị em nữ thanh niên phát triển, số phụ nữ cũng ngang bằng số danông, vậy mà gạt các chị em ra ngoài, tổ chức thanh niên có khác gì đi một

chân”|24 tr.122].

Dé phụ nữ thực sự phát huy được vai trò của mình, Dang, Nha nước va

các tô chức chính trị xã hội cần tạo điều kiện để chị em có cơ hội khăng định

mình trong tất cả các lĩnh vực, góp phần động viên, khích lệ phụ nữ khôngngừng phát triển toàn diện

Từ tư tưởng cho đến hành động của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy sựnhất quán và rất quan tâm của Người đến việc làm thế nào đề phát huy vai trò,

tăng cường sự đóng góp của lực lượng “một nửa xã hội” vào sự nghiệp cách

mạng của đất nước Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cương vị Chủtịch nước, Người đã biến tư tưởng đó thành những hành động thiết thực,chính sách lớn tác động đến cả xã hội tạo mọi điều kiện dé phụ nữ phát triển

toàn diện.

34

Trang 38

1.2.3 Nâng cao ý thức, năng lực đối với bản thân người phụ nữ Một trong những nguyên nhân tồn tại dai dăng tư tưởng “trọng namkhinh nữ” trong xã hội một phần do chính bản thân người phụ nữ Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò củamình Đây là việc quan trọng của đất nước ở mọi giai đoạn cách mạng Tuynhiên, điều quyết định đối với cuộc cuộc giải phóng phụ nữ chính là ở bảnthân chị em phụ nữ Nhiều phụ nữ Việt Nam cũng chưa thoát ra khỏi tư tưởngcủa xã hội cũ Họ thường có tính tự ti, còn e đè, ngại ngùng trong việc théhiện bản thân, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động xã hội Vì vậy, kế cả

khi bước vào thời kỳ dân chủ mới, dia vi của họ trong xã hội vẫn chưa cao

Bác nhận thấy phụ nữ Việt Nam còn một số nhược điểm như “bỡ ngỡ, lúngtúng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của minh.” [30, tr.184]

Dé phát huy được vai trò của phụ nữ, trước tiên bản thân người phụ nữphải đấu tranh, tự mình thoát ra khỏi những những tư tưởng bất bình đăng, lạchậu đã in sâu, bám rễ trong lòng xã hội Họ phải tự ý thức về khả năng, quyềnlợi và nghĩa vụ của mình với tư cách là một công dân trong chế độ mới Người tin tưởng rằng khi phụ nữ đã được giác ngộ, nhận ra trách nhiệm củamình, họ sẽ đem hết tài năng phục vụ công việc chung Chỉ khi người phụ nữ

tự nỗ lực vươn lên, tự khăng định mình thì đó mới là con đường giải phóngphụ nữ thực sự và triệt để nhất Bác nói, “Không nên ngồi chờ Chính phủ, chờĐảng ra chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tự cường, phải dau

tranh.” [32, tr 301].

Dé giảm sự tự ti của phụ nữ, Bac động viên kip thời thành tích của chi

em, đề họ tin vào khả năng của bản thân Trong rất nhiều bài viết, bài nói củaNgười, chúng ta thấy Bác sử dụng phương pháp nêu gương Bác khích lệ phụ

nữ Việt Nam bang cách nêu những tam gương của phụ nữ trong lịch sử dân

tộc “Budi phong kiên mà dan ba, con gái còn biệt cách mệnh Huong chi bay

35

Trang 39

giờ hai chữ “nữ quyền” đã rằm ram khắp thé giới, chị em ta lại gặp cảnh nướcsuy vi, nỡ long nào ngồi yên được!” [22, tr.520-521] Rồi chính những tắm

gương cụ thể, tiêu biểu của chị em phụ nữ trong sản xuất, trong chiến dau

được nêu ra công khai, được Chính phủ ghi nhận, khen ngợi.

Một điều vô cùng quan trọng, chị em phụ nữ muốn tự tin, muốn nâng

cao vị trí của mình trong xã hội, được xã hội ghi nhận, tôn trọng thì họ phải

học hỏi, phải nâng cao trình độ văn hoá, nhận thức của mình Thực tế chothấy, nhiều chị em phụ nữ chưa được bình đăng cũng do họ chưa thực sự cố

gang, nhất là trong việc học tập, nâng cao trình độ Người khuyên bảo chị em

“phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở kha năng mình, nâng

99 66

cao tinh than tập thé, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau” “phải có ý chí tự cường, tự

lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính tri, văn hoá, kỹ thuật.” [32, tr.185, 295] Chính họ phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, nhanh chóng

đuổi kip nam giới Tư tưởng “Học, học nữa, học mãi” dành cho tất cả đốitượng, trong đó có phụ nữ Chỉ có học tập, với trình độ học vấn cao, phụ nữmới thực hiện tốt vai trò của mình đối với gia đình và xã hội Bác nhắc nhở

“phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cấtnhắc anh chi em công nhân sẽ cử mình lên”[30, tr.537]

Năm 1960, tại Đại hội phụ nữ lần thứ I, Hồ Chí Minh đã phát biéu “Twtrước đến nay, phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạnh, phụ

nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta có nhiều tiến bộ Nhưng Đảng, Chính phủ và Báccòn mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa Hiện trong các ngành, số phụ nữ thamgia còn ít Đảng và chính quyền rất hoanh nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giaocho phụ nữ những chức trách quan trọng .Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải:

- “Gang hoc tập chính tri, học tập van hóa, kỹ thuật

- Nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ XHCN

- Hang hai thi đua thực hiện “cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm

xây dựng gia đình”

36

Trang 40

- Đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, dau tranh thống nhất nước nhà và gìn giữ hoà bình thế giới” [32, tr.51 1]

Lời căn dặn đó của Người rat cụ thé, thực tế Hồ Chí Minh đặt nhữngcông việc chị em phụ nữ cần phải làm trong các nhiệm vụ lớn của cả dân tộc.Đây không đơn thuần là lời nhắc nhở, mà chính là sự dẫn dắt, chỉ đường chongười phụ nữ Việt Nam biết mình cần phải làm gì để được mọi người ghinhận, nâng cao vị thế trong xã hội

Cùng với sự động viên, khích lệ phụ nữ vươn lên, Bác còn nhắc nhở chị

em phải xây dựng khối đoàn kết trong lực lượng của mình Đoàn kết chính là sức mạnh, là nền tảng của mọi thành công Chỉ có đoàn kết mới tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, mới thu hút đông đảo phụ nữ tham gia Sức mạnhcủa tập thé sẽ hỗ trợ cho các cá nhân phụ nữ tự tin hơn, tham gia nhiều hơn

vào công cuộc bảo vệ và xây dựng nước nha.

Như vậy, dé phát huy vai trò của phụ nữ thì trước hết chị em phải có ýchí phan dau vươn lên, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, phan đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vu được giao Đồng thời, chính chị em phụ nữ phải phát huy tỉnh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, gan bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiễn bộ, đấu tranh chống lại mọi sự bat bình đăng xã hội.

1.3 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phát huy vai trò

của phụ nữ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò phụ nữ và phát huy vai trò phụ nữ là

hệ thống quan điểm thé hiện góc nhìn khoa học, toàn diện, nhân văn củaNgười đối với sự phát triển của phụ nữ Việt Nam Hệ thống quan điểm này cógiá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong việc tập hợp, phát huy sứcmạnh của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

37

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w