Trong việc phát triển kinh tế hộ giađình, cùng với nam giới, phụ nữ đã đóng góp phần tích cực và quan trọng.Việc phát huy một cách có hiệu quả vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện bìnhđẳng giới được cộng đồng thế giới quan tâm nghiên cứu và trên thực tế đã đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên sự nghiệp giải phóng phụ nữcũng còn gặp nhiều trở ngại Một thực tế cho thấy: phụ nữ góp phần to lớntrong việc xây dựng gia đình, phát triển kinh tế-xã hội, song, những đónggóp của họ chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng Xét trên góc độ kinh
tế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế (bao gồm cả phát triển kinh tếgia đình và phát triển kinh tế - xã hội nói chung) vẫn chưa được đánh giáđúng đắn
Ở Việt Nam, từ năm 1986, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế hộ gia đình là một đơn vịkinh tế góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước Nhữngnăm qua ở nhiều địa phương trên cả nước, kinh tế hộ gia đình đã và đangđược tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Trong việc phát triển kinh tế hộ giađình, cùng với nam giới, phụ nữ đã đóng góp phần tích cực và quan trọng.Việc phát huy một cách có hiệu quả vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình không chỉ là cách giúp các hộ gia đình thoát nghèo, phát triểnkinh tế, vươn lên làm giàu, mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xãhội phát triển, đồng thời là con đường để giải phóng phụ nữ một cách hữuhiệu
Kiên Giang là vùng đất nằm cuối cực nam của Tổ quốc, cách xa cáctrung tâm, đô thị lớn của cả nước, phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề của
Trang 2chiến tranh và thường xuyên bị thiên tai nên sự phát triển kinh tế - xã hội cònnhiều khó khăn Song trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh,Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang rất coi trọng phát triểnkinh tế hộ gia đình và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, trong sựthành công ấy có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ Kiên Giang.
Hiện nay, các ngành, đoàn thể ở Kiên Giang đã bắt đầu có nhận thứcđúng đắn hơn về vai trò, vị trí của phụ nữ, và đã có chính sách tạo điều kiệncho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình và xãhội Vì vậy, khẳng định vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình làmột trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở KiênGiang
Song đến nay nhìn chung,việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giangtrong phát triển kinh tế hộ gia đình vẫn còn nhiều hạn chế Chính vì lý do
trên, tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên Giang hiện nay” làm đề tài của luận văn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Địa vị của trong các chế độ cũ, nhất là trong chủ nghĩa tư bản và conđường giải phóng phụ nữ đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin tập trung nghiên cứu trong các tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình,của chế độ tư hữu và của nhà nước” - “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất phê phán”
Bàn về địa vị của người phụ nữ trong các chế độ cũ và trong chủ nghĩa
tư bản, C Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích làm rõ tình cảnh của họ cả tronggia đình và trong đời sống sản xuất xã hội
Tìm hiểu về địa vị của người phụ nữ trong gia đình, Ph.Ăngghen đãphân tích làm rõ những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự hoán đổi vị trí củahai giới trong lịch sử phát triển xã hội loài người
Trang 3Tìm hiểu về địa vị của người phụ nữ trong xã hội tư bản chủ nghĩa,C.Mác và Ăngghen đã rất khách quan khi cho rằng: sự phát triển của côngnghiệp tư bản chủ ngĩa tạo ra những điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vàocác công việc sản xuất xã hội - song chỉ đối với phụ nữ vô sản mà thôi Mặc
dù vậy, đó cụng là một xu hướng tiến bộ, bởi vì đó chính là tác nhân quantrọng góp phần từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí và vaitrò của phụ nữ
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ngay từ những ngày đầu cách mạng đã quan tâm đến vấn đềnày, coi việc nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội
là một nhiệm vụ của sự nghiệp giải phóng phụ nữ Điều đó được thể hiện
trong bài viết: “Ba cuộc cách mạng với vấn đề giải phóng phụ nữ” (1996),
“Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”.
Vấn đề lý luận và thực tiễn về phụ nữ và gia đình đã được các tổ chứcquốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Có thể khái quát các kếtquả nghiên cứu đó theo các tuyến vấn đề sau:
Một là, những công trình nghiên cứu về gia đình và vai trò của người
phụ nữ dưới góc độ kinh tế
“Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường” (1996) của Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân: “Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long” và “Phụ nữ Việt Nam trong chuyển đổi kinh tế” (1998) của Thái Thị Ngọc Dư; “Kinh tế hộ gia đình trong bước chuyển sang cơ chế thị trường ở nông thôn nước ta hiện nay”(2001); Luận án
tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của Nguyễn Văn Ngừng
Các công trình này đã luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quantrọng, làm sáng tỏ ở mức độ nhất định chức năng kinh tế của gia đình, cáchoạt động kinh tế sản xuất, hoạt động xã hội của các thành viên trong gia
Trang 4đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế
Hai là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò của phụ nữ dưới
góc độ chính trị-xã hội
Nguyễn Hồng Quán (1995) “Vai trò của phụ nữ trong gia đình ở nước
ta hiện nay”; “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực trạng
và giải pháp”(1997) luận án phó tiến sĩ Triết học, viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,Hà Nội của Đặng Thị Linh; “Gia đình phụ nữ Việt Nam với dân số văn hóa và sự phát triển bền vững” (2004) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, của Lê Thi; “Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan của Phan An, Phan Quang Thịnh và Nguyễn Văn Quới;
“Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bạc liêu hiện nay” (2006) Luận văn Thạc sĩ Triết học, của Lê Cẩm Lệ.
Ở những góc độ khác nhau những công trình này đã đề cập đến đặcđiểm của gia đình Việt Nam, phân tích thực trạng vai trò của phụ nữ trong giađình, và xã hội ở nước ta; đồng thời, cũng nêu ra những phương hướng và giảipháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trò to lớncủa phụ nữ trong gia đình và xã hội
Ba là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò người phụ nữ dưới góc độ giới, các đề tài: “Phụ nữ giới và phát triển” (1996), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, của Lê Ngọc Hùng và Trần Thị Vân Anh; “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” (1998), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, của Lê Thi; “Nghiên cứu phụ
nữ giới và gia đình” (2003), Nxb Khoa học xã hội, của Nguyễn Linh Khiếu
Những công trình trên bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứuphụ nữ - gia đình theo phương pháp tiếp cận giới - một phương pháp nghiêncứu mới nhưng rất hiệu quả bởi các công trình này nghiên cứu vai trò của phụ
nữ trong mối quan hệ với nam giới
Mặc dù vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được các nhà
khoa học nghiên cứu một cách khá đậm nét, song vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình vẫn chưa được đề cập một cách rõ nét
Trang 5Cho đến nay ở Kiên Giang chưa có công trình nào nghiên cứu về vaitrò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnh Vì vậy khi triển khai
đề tài ở khía cạnh mới này, tác giả luận văn chắc chắn cần đến những kết quảnghiên cứu khoa học đã nêu như là những tài liệu tham khảo đáng quí để gópphần làm sáng tỏ vấn đề đặt ra ở trên
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Từ lý luận về gia đình và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế; từthực tiễn phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộgia đình thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và những giải phápchủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong việc phát triểnkinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới
- Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm
hộ gia đình nông dân
* Làm rõ thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trongphát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh
* Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục pháthuy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Kiên Giang hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Dưới góc độ chính trị-xã hội, luận văn nghiên cứu làm rõ vai trò củaphụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang
Trang 6từ 1997 đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vấn đề phụ nữ, gia đình vàkinh tế hộ gia đình
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn thực hiện theo các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử,phân tích, tổng hợp tư liệu thực tế có liên quan nhằm giải quyết vấn đề đặt ra
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộgia đình nông dân ở Kiên Giang; Đề xuất một hệ thống các giải pháp cơ bảnnhằm tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong việc phát triểnkinh tế hộ gia đình nông dân
Luận văn cung cấp tư liệu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh và cán
bộ làm công tác liên quan đến chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh KiênGiang trong giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận-thực tiễn của luận văn
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn góp phần làm cơ
sở lý luận cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách của địa phương trongviệc hoạch định chiến lược tổng thể và những chính sách cụ thể vì sự tiến bộcủa phụ nữ, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnhKiên Giang
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạynhững vấn đề liên quan đến phụ nữ và gia đình ở các trường trong tỉnh và tàiliệu tham khảo, vận dụng trong chỉ đạo triển khai chiến lược vì sự tiến bộ củaphụ nữ và phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
Trang 77 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết cấu thành 3
chương 6 tiết.
Trang 8Chương 1
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ KIÊN GIANG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN
1.1 VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH TẾ
HỌ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN
1.1.1 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, chế độ mẫu hệ đã tồntại trong một thời kỳ dài Đặc trưng nổi bật của chế độ này là phụ nữ đóng vaitrò chủ đạo trong gia đình, dòng họ; đồng thời có vai trò to lớn trong sinh hoạtkinh tế và trong đời sống xã hội Cùng với sự phát triển của lịch sử, ở các chế
độ xã hội khác nhau, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế cũng cónhững thay đổi và được thực hiện ở những mức độ khác nhau Tuy vậy, thôngthường, ở tất cả các chế độ xã hội, phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng tronggia đình, đảm trách những công việc nội trợ, đồng thời tham gia vào các hoạtđộng kinh tế như: chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, làm thuê để có thêmnguồn thu nhập cho gia đình Phụ nữ không những làm kinh tế mà còn làngười mẹ , người vợ có trách nhiệm giáo dục con cái, truyền đạt những giá trịvăn hóa cho thế hệ mai sau, hay nói cách khác họ đã có công lao to lớn trongviệc lưu giữ và truyền bá văn hóa cho dân tộc
Tìm hiểu về vai trò của phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩaC.Mác và Ph Ăngghen đã rất khách quan khi cho rằng: Sự phát triển củacông nghiệp tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện khách quan để phụ nữ
có thể tham gia vào hoạt động kinh tế của xã hội, mặc dù chỉ đối với phụ nữ
vô sản mà thôi Đây là một xu hướng tiến bộ vì nó góp phần làm thay đổinhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ, từ đó xã hội có cái nhìn khách
Trang 9quan hơn khi đánh giá vị trí và vai trò của phụ nữ Họ không chỉ đảm đươngchức năng nội trợ và sinh đẻ đơn thuần, mà còn có khả năng tham gia làmkinh tế, tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình Nhờ đó phụ nữ ngày càng trở nênchủ động hơn về kinh tế và không còn lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông.Khẳng định điều này, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Chúng tôi coi khuynhhướng của nền công nghiệp hiện đại thu hút trẻ em và thiếu niên nam nữ thamgia vào công việc sản xuất xã hội lớn lao là một khuynh hướng tiến bộ, lànhmạnh và chính đáng, mặc dù, trong chế độ tư bản nó đã mang những hìnhthức quái gở’’ [16, tr.216].
Theo C.Mác và Ph Ăngghen, việc sử dụng lao động nữ trong nền sảnxuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa còn tạo ra cơ sở kinh tế mới cho sự pháttriển của gia đình ở hình thức cao hơn, đồng thời là yếu tố dẫn đến nhữngthay đổi trong quan hệ giữa nam và nữ khẳng định điều này được, Các.Mácviết:
“…Trong khi đem lại cho phụ nữ, thiếu niên và trẻ em trai gái một vaitrò quyết định trong quá trình sản xuất xã hội có tổ chức ngoài phạm vi giađình, đại công nghiệp cũng vẫn tạo ra một cơ sở kinh tế mới cho hình thứccao hơn của gia đình.’’
Tuy vậy, trong chủ nghĩa tư bản, việc sử dụng lao động nữ trong nềnsản xuất xã hội lại dẫn đến sự mâu thuẫn và xung đột giữa việc thực hiện chứcnăng gia đình và chức năng xã hội của người phụ nữ Sự xung đột này khôngthể giải quyết triệt để trong chủ nghĩa tư bản, trái lại, nó càng làm trầm trọng
thêm tình trạng “một cổ hai tròng’’ của người phụ nữ, bởi lẽ họ vừa bị nô
dịch trong gia đình, vừa bị áp bức ngoài xã hội, khi giới chủ tư bản tìm mọithủ đoạn tinh vi để bóc lột lao động nữ và trẻ em- là loại lao động rẻ mạt và
dễ “ sai khiến ’’ Thực chất, giới chủ tư sản sử dụng lao động nữ trong cáccông xưởng hoàn toàn không phải vì mục đích giải phóng họ khỏi những
Trang 10công việc nặng nhọc trong gia đình, mà trước hết vì chính lợi ích của nhà tưbản, đó là nhằm bóc lột lao động ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn, do vậy,những xí nghiệp lớn thích mua lao động của đàn bà và trẻ em vì đây là loạilao động rẻ mạt.
Ở đây, giới chủ đã khai thác triệt để tính cách của phụ nữ để phục vụcho lợi ích của chúng, đó là phụ nữ là thường xuyên chăm lo vun vén cho giađình, sẵn sàng hy sinh vì chồng, vì con, mà chấp nhận làm việc ở những nơi
có nguồn thu nhập thấp miễn là có tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình;
đó là, phụ nữ thường cam chịu, nhẫn nhục, ngoan ngoãn, có lòng vị tha, ítchống đối… vạch trần tính chất dã man và bóc lột tinh vi của giới chủ tư bản,
C Mác đã trích dẫn báo cáo của Uỷ ban nghiên cứu của tổ chức và điều lệcủa các Tổ chức công liên ở Anh, đánh giá như sau:
Một chủ xưởng cho biết rằng, ông ta chỉ toàn dùng phụ nữ đểđứng máy dệt; ông thích sử dụng đàn bà có chồng rồi, nhất là nhữngngười có gia đình mà họ phải nuôi; họ chăm chỉ hơn và dễ bảo hơn
là những phụ nữ chưa chồng và hơn nữa họ buộc phải làm việc cậtlực để kiếm được những tư liệu sinh hoạt cần thiết Như vậy lànhững đức tính đặc biệt của người phụ nữ lại quay trở lại làm hại
họ, cũng như sự dịu dàng nết na trong bản chất người phụ nữ đã trởthành công cụ biến họ thành nô lệ và làm cho họ đau khổ [23, tr 578].Mục đích của chủ nghĩa tư bản là vì lợi nhuận, do đó giới chủ khôngngừng cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất, mặt khác không ngừngthay thế lao động nam giới bằng lao động phụ nữ vào tất cả các loại lao động,
kể cả những loại lao động nặng nhọc hao tổn nhiều sức lực và hoàn toànkhông phù hợp với lao động nữ Đó là, những ngành nghề mang tính độc hại,nặng nhọc và phụ nữ phải làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, dovậy, không ít lao động nữ bị kiệt sức, suy sụp về thể xác và tinh thần, thậm
Trang 11chí “chết chỉ vì lao động quá sức’’ C.Mác viết :
“Công nhân gồm đàn ông và đàn bà, người lớn và trẻ em thuộc cả haigiới Trong một số ngành thì ban đêm đàn bà và nữ thanh niên làm việc lẫnlộn với đàn ông’’ [23, tr.377, 378]
Chủ nghĩa tư bản phát triển đã tạo ra các tiền đề kinh tế-xã hội chocuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bức bóc lột, giải phóng phụ nữ.Nhưng bản thân chủ nghĩa tư bản khi xác lập vị trí của nó trên vũ đài lịch sửlại không giải phóng được con người nói chung, phụ nữ nói riêng khỏi sự ápbức trong gia đình và xã hội, thậm chí nó còn làm tăng cường sự áp bức bóc
lột và làm tha hóa phụ nữ Trong tác phẩm “Phụ nữ và chủ nghĩa xã hội’’ của
A.Bebel (1840-1913 ) - là một nhà sáng lập Đảng dân chủ xã hội Đức-viếtvào năm 1879 đã chỉ ra rằng, địa vị của người phụ nữ xét cho cùng phụ thuộcvào những quan hệ xã hội Sự xuất hiện chế độ tư hữu là cơ sở của sự hạ thấp
phụ nữ và thậm chí “Coi khinh’’ phụ nữ.
Thời gian làm việc quá nhiều, làm cho phụ nữ không có điều kiện chămsóc gia đình, chăm sóc con cái mà chủ yếu giao phó cho người xa lạ trôngnom, đứa trẻ vì thế, do mẹ chúng phải làm việc quần quật 12 tiếng / ngày.Ăngghen mô tả :
Những đứa trẻ lớn lên trong những điều kiện như thế sau nàyđối với gia đình sẽ không có chút gì quyến luyến, đôi khi ở tronggia đình mà chính bản thân họ xây dựng, chúng cũng không thấyhương vị gia đình, vì chúng đã quá quen với cuộc sống lao động,điều đó tất nhiên sẽ làm cho gia đình công nhân càng bị phá hoạinghiêm trọng [24, tr.509]
Cho dù phải làm việc đầu tắt mặt tối cả ngày, song phụ nữ chỉ kiếmđược những đồng lương ít ỏi để có thể trang trải chút ít về điều kiện sống hiệntại C.Mác viết: “Tôi biết nhiều phụ nữ, là những người góa bụa có con nhỏ,
Trang 12làm việc vất vả mà mỗi tuần cũng kiếm được 8-9 silinh, mà mỗi người khi đãbiết được giá cả những vật phẩm cần thiết nhất cho đời sống ở Anh thì phảithừa nhận rằng, món tiền ít ỏi ấy không thể nào nuôi sống gia đình được’’[24, tr 502] Vì vậy, nhà ở của họ rất tồi tàn, không có dụng cụ nhà bếp,không có đồ dùng để giặt giũ,may vá, thiếu mọi thứ có thể làm cho đời sốngvăn minh vui thú, làm cho gia đình hấp dẫn C.Mác cho rằng: chỉ có cái chế
độ nhục nhã này mới khuyến khích người ta làm như thế, trẻ con sống nhưcây cỏ dại, phụ nữ lao động giống như một nô lệ và phải chịu bao thứ tai họa
Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản.Người phụ nữ phải tham gia vào quátrình lao động xã hội như nam giới, thậm chí họ rơi vào tình cảnh bị bóc lộttồi tệ hơn nam giới, lao động của phụ nữ bị tha hóa “kép’’trong gia đình vàngoài xã hội Điều đó đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia đình và nhâncách của phụ nữ
Tiếp bước C.Mác và Ăngghen, V.I Lênin đã phát triển học thuyết Máctrong giai đoạn lịch sử mới-Giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnhtranh sang chủ nghĩa đế quốc và giai đoạn chủ nghĩa xã hội từ lý luận trởthành hiện thực Lênin tố cáo rằng, dưới chế độ chủ nghĩa tư bản, phụ nữ tức
là một nửa nhân loại bị hai tầng áp bức Ngay cả ở những nước cộng hòa tư
sản dân chủ nhất vào đầu thế kỹ XX, phụ nữ vẫn trong tình cảnh “một cổ hai tròng’’ - vẫn bị mất bình đẳng, bị bóc lột và nô lệ cùng một lúc trong xã hội
và trong chính gia đình họ, vì pháp luật không cho họ có quyền bình đẳng vớinam giới, họ bị giam hãm trong chế độ gia đình, bị nghẹt thở dưới gánh nặngnhững công việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam lũ nhất, khổ cực nhất và làm cho
mụ người nhất Ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, địa vị của người phụ nữ cũngkhông có gì thay đổi, thậm chí còn tồi tệ hơn Đối lập với cực bên kia là một
ít gia đình tư sản giàu có, lấy việc tăng lên của lợi nhuận làm mục tiêu thì sựnghèo khổ bao trùm lên mọi tầng lớp gia đình trong xã hội Trong những gia
Trang 13đình khốn khổ này, phụ nữ đã sống khốn khổ nhất, họ sẵn sàng nhận số tiền rẻmạt để kiếm thêm cho bản thân hoặc gia đình một mẩu bánh mì Cùng quẫn,nhiều chị em rơi vào con đường nhục nhã, họ phải bán thân nuôi miệng.
Như vậy, phụ nữ là nạn nhân của sự bần hàn đói rách và bị đọa đày
trong kiếp “gia nô’’ đúng như Lênin đã chỉ ra :
Hàng triệu phụ nữ trong gia đình như vậy đang sống (hoặc nói
cho đúng hơn đang bị đọa đày ) trong kiếp “gia nô’’ , ra sức lo ăn,
lo mặc cho cả gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng sự cốgắng phí thu 72 ngàn hàng ngày và bằng “Sự tiết kiệm’’ tất cả mọithứ - chỉ trừ có tiết kiệm lao động của bản thân [13, tr.463]
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã minh chứng rất rõ ràngnguyên nhân của tình cảnh cùng khổ của giai cấp công nhân nói chung và củaphụ nữ nói riêng không phải là sự hà hiếp vặt vãnh, không phải là những thủđoạn bóc lột và thủ đoạn làm tiền ti tiện nào đó, mà chính là do chế độ tư bảnchủ nghĩa Chế độ này khi xác lập vị trí của nó trên vũ đài chính trị thì nókhông thể giải phóng con người nói chung, giải phóng người phụ nữ nói riêngkhỏi sự áp bức gia đình và xã hội mà thậm chí còn làm tha hóa người phụ nữ
Sự cùng khổ của lao động nữ dưới chủ nghĩa tư bản và sự bất bình đẳng
về giới đối với phụ nữ là vô cùng khủng khiếp Vì chủ nghĩa tư bảnvới nềntảng của nó là chế độ tư hữu đã không thể nào giải phóng phụ nữ, không tạođiều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội,
mà còn tăng thêm sự áp bức bóc lột và sự tha hóa đối với họ Điều đó chothấy cần có một cuộc cách mạng xã hội nhằm giải phóng người lao động bịbóc lột - giải phóng phụ nữ, đó chính là cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội
Như vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin Một mặt đã đánh giá cao vai trò củaphụ nữ trong phát triển kinh tế, mặt khác cũng chỉ rõ trong chủ nghĩa tư bản,
do bị chế định bởi chế độ chiếm hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa, nên vai trò
Trang 14của phụ nữ trong phát triển kinh tế chưa được phát huy và tạo điều kiện đểhướng tới phát triển kinh tế gia đình, phát triển kinh tế xã hội và giải phóngchính bản thân phụ nữ.
Từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhìn vào xã hội ViệtNam cổ truyền ta thấy: vị trí vai trò của phụ nữ được qui định bởi lý do kinh
tế Việt Nam bước vào thời kỳ nông nghiệp rất sớm, cách đây hàng vạn năm,Nghề trồng lúa - tiếp theo thời kỳ trồng bầu bí, cây củ và cây ăn quả - cũng
ra đời sớm, từ 5, 6 ngàn năm nay Di tích các nữ thần nông nghiệp “Bà Dâu’’,
“Bà Đậu’’, nghi lễ cúng “Mẹ lúa’’ Điều này đã phản ánh công lao phát minh
và vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong thời nông cổ Đặc điểm củanghề trồng lúa nước đòi hỏi lao động cần cù, tỉ mỉ, tinh tế “cày sâu cuốcbẫm nó đã qui định sự ra đời sớm của kinh tế tiểu nông Trong khuôn khổcủa nền văn minh nông nghiệp cổ truyền - với nghề trồng lúa nước là chủ yếu
- những điều kiện kinh tế đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người đànông và người đàn bà trong các khâu chính của nền sản xuất Hình ảnh thườngthấy của nông thôn Việt Nam thời cổ truyền là:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Phụ nữ Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
là một sức lao động quan trọng trong nền sản xuất ấy Vì vậy, đúng như nhậnđịnh của nhiều học giả trước đây, phụ nữ Việt Nam có một quyền lực và một
sự tự do rộng rãi hơn so với nhiều phụ nữ dân tộc Á đông (Trung Quốc, ẤnĐộ ) Họ nói: trong gia đình Việt Nam cổ truyền, người đàn ông “trị vì’’
nhưng người đàn bà “cai quản’’ Điều này cho thấy trong xã hội chưa có sự
phân công rõ rệt giữa phụ nữ và nam giới trong công việc gia đình và xã hội,nhưng đã có sự phân định cho đàn bà và đàn ông những công việc khá rõ nét
Lúc này, phụ nữ giữ vai trò là người “cai quản’’ , tức là người phụ nữ phải
Trang 15gánh vác công việc gia đình: vừa làm kinh tế, vừa phải chăm sóc các thànhviên trong gia đình Những công việc tuy đơn giản nhưng lại hết sức nặng nềđặt lên đôi vai của người phụ nữ Nhưng với sự đảm đang, khéo léo, tinh tế,thông minh, cần cù và sáng tạo phụ nữ đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lênkhẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội.
Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân dân bị áp bức bóc lột nặng
nề thì phụ nữ càng bị áp bức bốc lột nặng nề hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchỉ ra nguyên nhân kinh tế - xã hội đẩy người phụ nữ vào cảnh cơ cực TheoNgười “Ách áp bức dân tộc và giai cấp của bọn thực dân pháp và phong kiếntay sai là nguyên nhân cơ bản gây nên những nỗi đau khổ cơ cực của ngườiphụ nữ’’ [13, tr.15] Bị tước đoạt quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, phụ nữ chỉ
có cách bán sức lao động cho bọn chủ nhà máy, chủ đồn điền Sức lao động rẻmạt của phụ nữ và trẻ em đã mang lại những món lợi nhuận kết xù cho bọn tưbản độc quyền Pháp Hồ Chí Minh đã tính rằng “Bọn chủ hàng năm thu lợinhuận trung bình từ 35% đến 50% ; cùng thời gian đó có 5.548 tai nạn laođộng, trong đó 2.200 phụ nữ và thiếu nhi đã chết để làm giàu cho bọn thựcdân’’ [42, tr 12]
Trong khi đó chủ nghĩa tư bản rêu rao chiêu bài tự do, bình đẳng, bác
ái, đó chỉ là hình thức mị dân của chủ nghĩa tư bản để trang điểm cho cái huychương mục nát của nó chứ thực ra là dân một nước thuộc địa thì chẳng baogiờ được hưởng điều đó cả Vì vậy, khi đến thăm tượng nữ thần tự do ở Hoa
Kỳ, Hồ Chủ tịch đã nhận xét: Trong khi người ta tượng trưng cho tự do vàcông lý bằng một người đàn bà bằng xương bằng thịt Chủ nghĩa thực dânkhông từ một hành động bạo ngược nào đối với phụ nữ Những người phụ nữbản xứ bị coi như xúc vật, bị đánh đập, bị hành hạ bị bóc lột rất dã man Mặc
dù công việc làm như nhau nhưng tiền lương của họ bao giờ cũng thấp hơnnam giới Sinh đẻ là chức năng vốn có của phụ nữ nhưng trong thời gian sinh
Trang 16đẻ, họ lại không được nghỉ, thậm chí có nguy cơ mất việc làm Phụ nữ cònphải nộp sưu cao, thuế nặng, phải mua rượu và thuốc phiện, nếu không có tiềnmua thì phải đi tù Biết bao hình ảnh như chị Dậu, anh Pha trong tác phẩm
“Tắt đèn’’ và “Bước đường cùng’’ khi nghe tiếng trống thúc thuế sợ hãi đếnkinh hoàng, phải chạy vạy đủ cách để khỏi bị khảo tra, bị gông cùm
Bọn thực dân vô cùng độc ác và tàn nhẫn, để thỏa mãn thú vui củachúng và thực hiện hành động bạo tàn, chúng cho mình cái quyền muốn làm
gì thì làm, chúng ra sức đánh đập, chưởi mắng phụ nữ, đánh đập phụ nữ ở bất
cứ chỗ nào chúng thích Hồ Chủ tịch chỉ ra: “Không có một chỗ nào ngườiphụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn xâm lược, ngay giữachợ Sài Gòn mà người ta bảo là thành phố Pháp - những người gác chợ cũngkhông ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người đàn bà bản xứ để bắt họtránh cho khỏi nghẽn lối’’ [13, tr 5]
Chủ nghĩa thực dân đã gây ra bao cảnh tan tóc đau thương cho phụ nữ,thói dâm bạo thực dân là hiện tượng phổ biến và tàn ác không thể tưởngtượng được, giá trị của cái gọi là sứ mạng khai hóa là nỗi khổ của chị em ở
thuộc địa Chúng đã dùng mọi thủ đoạn dã man nhất để gọi là “Trừng phạt’’ mỗi khi phụ nữ “Phạm tội’’ như: phải mang nặng gông xiềng đi quét đường
vì tội không nộp thuế, bị bắt giam vì tội “Vi phạm luật thương chính’’ (khôngmua rượu và thuốc phiện của bọn thực dân ) có nơi bọn cai trị còn dùngnhững hình phạt đau đớn nhất đối với phụ nữ như bắt đội đá trên đầu đứng
nắng cả ngày , thậm chí “đổ cả nhựa cao su nóng bỏng vào bộ sinh dục’’ Cái
tinh vi của nền văn minh hiếu sát của chúng càng cho phép chúng tưởngtượng được đến đâu thì chúng càng lạnh lùng tàn ác đến đó Chúng thiêu sốngngười già, giết chết trẻ em, hãm hiếp phụ nữ vô cùng man rợ Hồ Chí Minh tốcáo :
Trên mảnh đất bằng phẳng trước kia là ruộng muối ba cái xác
Trang 17chết nằm đói, em bé bị lột trần truồng, người thiếu nữ bị nổ bụng,cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên nền trời vô hình, còn các ông
cụ già thì ghê gớm làm sao, cũng trần truồng như thế nhưng vì bị thiêucháy nên không nhận ra mặt mũi nữa, mở chảy ra lênh láng đã đônglại và da bụng phồng lên chín vàng óng như con lợn quay [13, tr.11].Chính vì vậy Hồ chủ tịch đã thốt lên rằng “Người ta nói chủ nghĩa thựcdân là chế độ ăn cướp, chúng tôi xin nói thêm chế độ hãm hiếp đàn bà và giếtngười’’ [30, tr.106]
Tư tưởng "Trọng nam khinh nữ’’ được chủ nghĩa thực dân biện bạch làhợp lý, là không thay đổi được Những phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đạođức phong kiến “Tam tòng tứ đức’’ được khuyến khích duy trì để trói buộcđày đọa, chà đạp lên tình cảm của phụ nữ Vì vậy, người phụ nữ không những
bị hành hạ, thiếu thốn về vật chất mà còn cả tinh thần, tình duyên dang dở,chịu cảnh lẻ mọn làm thiếp, bị gia đình chồng ngược đãi, đánh đập Giai cấpthống trị còn ra sức đặt thêm nhiều luật lệ duy trì những tập quán hủ bại đểngăn cấm chị em tham gia hoạt động chính trị, xã hội Chúng cấm chị emkhông cho tham gia bộ máy chính quyền các cấp, hạn chế việc học tập, đàotạo nghề cho phụ nữ, kìm hãm sự phát triển trí tuệ, tài năng của họ Chúngmuốn biến phụ nữ thành lớp người u mê đần độn để dễ dàng sai bảo và tự dobóc lột sức lao động của họ Hồ chủ tịch viết: “Bọn tư bản cá mập khôngnhững làm cho nhân dân Việt Nam ngu độn bằng rượu ty và thuốc phiện,chúng còn thi hành chính sách ngu dân triệt để hòng đánh lừa dư luận bênPháp và để được yên ổn bóc lột người bản xứ Lớp người phải chịu hậu quảnặng nề nhất chính là phụ nữ’’ [42,tr.16]
Hồ Chí Minh là người đã sớm nhận thấy khả năng to lớn của phụ nữViệt Nam, sự tham gia của phụ nữ là nhân tố quyết định thắng lợi trong sựnghiệp đấu tranh của cả dân tộc Người viết: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, hai bà
Trang 18Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu dân Cho đến ngày nay mỗi khi nướcnhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta điều hăng hái đứng lên góp phần xứng đángcủa mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc’’ [36,tr.148] Vấn đề này đượcNgười khẳng định trong tác phẩm Đường Cách mệnh (1927), “Việt Nam cáchmệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công [30, tr.289] Khi đấtnước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nếukhông giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mới một nửa mà thôi’’[34, tr 523] Người luôn xem phụ nữ là một lực lượng cơ bản của cáchmạng.Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định: “phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lịch
sử và trong sản xuất’’ [48, tr 432]
Khi cách mạng tháng 8/ 1945 thành công, địa vị của người phụ nữ ViệtNam đã bắt đầu thay đổi, họ được tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhànước, quyền bình đẳng nam nữ được ghi trong Hiến pháp dân chủ đầu tiên(1946) của nước ta: phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện(Điều 9) Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ:
“Đàn bà cũng được tự do Bất phân nam nữ cũng cho bình quyền’’ [31, tr 206].
Bác Hồ nói phụ nữ Việt Nam ta có truyền thống đấu tranh anh dũng vàlao động cần cù [47, tr 7] Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
và đế quốc Mỹ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng do ý thức được tráchnhiệm và nghĩa vụ của mình, phụ nữ Việt Nam đã tích cực tham gia sản xuấtcũng như tham gia trên khắp các mặt trận ở tiền tuyến phục vụ chiến đấu vàtrực tiếp chiến đấu giành độc lập cho dân tộc Trong kháng chiến chống Mỹ,
phụ nữ Việt Nam đã hăng hái tham gia phong trào “ba đảm đang’’ vừa giết
giặc nơi tiền tuyến, vừa bảo vệ hậu phương, tích cực thi đua sản xuất bảo đảm
cho dân ta ăn no để đánh thắng quân xâm lược Phong trào phụ nữ “Ba đảm
Trang 19đang’’ ở miền Bắc được phát huy cao độ Người phụ nữ vừa là cô du kích
đánh trả máy bay Mỹ, vừa là người lao động chính trên ruộng đồng, cũng lại
là người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình để chồng con ra chiến trườngchiến đấu Bài hát nói lên điều đó: “Từ ngày anh đi việc đồng em giỏi dang,ruộng cấy chang dây, cây lúa thẳng hàng, đào đắp nương nước dẫn quanhlàng, tiếng hát ba đảm đang’’ Nhiều bà mẹ với tinh thần yêu nước cao cả đãđộng viên chồng con đi đánh giặc không sợ gian khổ, nguy hiểm Nhiều phụ
nữ tham gia dân quân tự vệ bắn rơi máy bay Mỹ bắn phá hậu phương miềnBắc Ở tiền tuyến lớn miền Nam, phụ nữ đã tích cực tham gia đánh địch bằng
ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận đã tạo nên khí thế sôi sục trongphong trào cách mạng Họ là những đoàn người biểu tình tay không ở khắpnơi, những người mẹ người chị giang tay cản đầu xe tăng địch không chochúng tàn phá xóm làng; những đội nữ pháo binh trút bão lửa xuống đầu quân
thù; những “người mẹ cầm súng” bám thắt lưng địch mà tiêu diệt với ý chí
“Còn cái lai quần cũng đánh’’ Tiêu biểu là chị Út Tịch, chị Nguyễn Thị Định
- cô du kích rừng dừa tiêu biểu cho đồng bào Đồng khởi đã trở thành vị tướngcủa quân giải phóng Hồ Chí Minh đánh giá:
Miền nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàngvạn chiến sĩ toàn là phụ nữ Họ rất mưu trí và dũng cảm, làm chođịch phải khiếp sợ và gọi họ là “Đội quân tóc dài’’, Phó tổng tưlệnh giải phóng là cô Nguyễn Thị Định Cả thế giới chỉ có nước ta
có vị tướng quân gái như vậy, thật là vẻ vang cho miền Nam cho tất
cả dân tộc ta [13, tr 61]
Hồ Chí Minh rất cảm động trước việc làm của các người mẹ, người vợ.Người nói: các bà mẹ chiến sĩ và các chị em đã hòa lòng yêu nước yêu con,yêu chiến sĩ thành một khối yêu thương không bờ bến, giúp đỡ chiến sĩ và sănsóc thương binh như con ruột thịt của mình Người phụ nữ Việt Nam thật
Trang 20xứng với danh hiệu cao quý mà Đảng và Bác Hồ trao tặng “Anh hùng, bấtkhuất, trung hậu, đảm đang’’ Phụ nữ Việt Nam không chỉ anh hùng trongchiến đấu, mà còn là người lao động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xâydựng đất nước, xã hội và gia đình Hơn 20 năm đổi mới toàn diện, đất nước tathu được nhiều thành tựu quan trọng nhất là trên lĩnh vực kinh tế Thành côngnày có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp sức của toàn dân, trong
đó hơn một nửa số dân là giới nữ Phụ nữ ngày nay năng động hơn, tham giavào những lĩnh vực quan trọng trong xã hội Nhiều tài năng giỏi việc nước,đảm việc nhà, phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhất là phụ nữ sản xuất giỏi trongnông nghiệp Họ đã cùng chồng con nuôi dưỡng các thế hệ công dân có chấtlượng cao về trí tuệ, thể lực và nhân cách, chăm lo xây dựng gia đình ViệtNam trở thành tế bào lành mạnh của xã hội Khi nói đến vai trò của phụ nữtrong xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nói rằng:
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì nhất thiết phải tăng giasản xuất cho thật nhiều Muốn sản xuất thật nhiều thì phải có nhiềusức lao động, muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sứclao động của phụ nữ, nói phụ nữ là một nửa xã hội, nếu không giảiphóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa [13, tr 33] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một cách nhất quán rằng, nhiệm vụgiải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Phong trào giải phóng phụ nữ phải gắn với phong trào cách mạng giải phóngdân tộc của nước ta Trong cuộc đấu tranh để giải phóng phụ nữ, thực hiệnbình đẳng nam nữ, Người chỉ ra rằng phụ nữ phải nhận thức nguồn gốc củađau thương, tìm ra kẻ thù “Số phận’’ , phải đánh đổ bọn thực dân phong kiến,
kẻ thù của dân tộc, của giai cấp, phải xóa bỏ những tư tưởng thiên kiến và lạchậu đối với phụ nữ
Tuy nhiên, để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ trong
Trang 21gia đình, Hồ Chí Minh cho rằng đây là một việc không đơn giản, không phảiđánh đổ được thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc là nam nữ bìnhđẳng, càng không phải là chia điều cho công việc giữa nam và nữ, Ngườiviết :
Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ chỉ hôm nay anh nấu cơm rửabát, quét nhà, hôm sau em quét nhà , nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bìnhquyền Lầm to!
Theo Bác, giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng to và khó, vì trọngtrai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại vì nó ăn sâu vào đầu óccủa mọi người, mọi gia đình mọi tầng lớp xã hội, vì vậy không thể dùng vũlực mà đấu tranh được [13, tr.31]
Cuộc đấu tranh giành bình quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết làcuộc đấu tranh về nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời vàcuộc đấu tranh này diễn ra ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Chủ tịch HồChí Minh cho rằng ‘‘Vũ lực’’ của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chínhtrị, văn hóa, kinh tế, pháp luật Phải cách mạng từng người, từng gia đình đếntoàn dân, có nghĩa là giải phóng phụ nữ phải đặt trong công cuộc phát triểntoàn diện của xã hội, vì có tiến bộ về chính trị, kinh tế văn hóa, pháp luật, mớitạo được tiền đề căn bản cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ trở thành hiện thực.Theo Người, phụ nữ là một lực lượng lao động rất lớn của xã hội và gia đình,Muốn phát triển kinh tế gia đình nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc thì cầnphải giải phóng cho phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng: “Luật lấy vợ, lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giảiphóng phân nửa xã hội, giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tưtưởng phong kiến, tư tưởng trong người đàn ông” [13, tr 34] Luật hôn nhângia đình phải được tuyên truyền, giáo dục lâu dài, phải được cả nam và nữgiác ngộ làm theo Trong mỗi gia đình, phụ nữ phải được tôn trọng Bác nói:
Trang 22"Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền, bình đẳng, trai gái đềungang quyền nhau” [30, tr 195] Trên thực tế trong gia đình người phụ nữ vẫn
bị đối xử bất bình đẳng, vẫn bị đánh chửi tàn nhẫn và Bác nghiêm khắc phêbình những hành động đó Tư tưởng của Người đã đặt nền nóng cơ bản để xâydựng gia đình “ít con, no ấm ,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững’’
Để cho phụ nữ có quyền bình đẳng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằngcần đưa phụ nữ vào các hoạt động chính trị, xã hội, vì đó là hai môi trườngthuận lợi để phụ nữ khẳng định, phát huy hết khả năng, phát huy khả năngvốn có của mình Muốn làm được như vậy trước hết phải tôn trọng, quan tâmđến phụ nữ, chú ý đến tính đặc thù của phụ nữ Đồng thời phải thực hiện sựphân công sắp xếp lại lao động xã hội, tổ chức lại đời sống để phụ nữ có thờigian học tập và tham gia công tác xã hội Tất cả những biện pháp đó phảiđược thể chế hóa bằng pháp luật Người cho rằng , sự nghiệp giải phóng phụ
nữ không dừng lại ở lý luận, tư tưởng mà quan trọng hơn là phải bằng nhữnggiải pháp, chính sách cụ thể tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào mọi mặt củađời sống xã hội đem lại quyền lợi vật chất, tinh thần cho phụ nữ Như vậy,nâng cao trình độ cho phụ nữ, đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ, coithường phụ nữ, chăm lo xây dựng gia đình mới là phương thức tích cực giảiphóng phụ nữ khỏi những công việc gia đình nặng nhọc, tạo những điều kiệncho chị em tích cực tham gia phong trào cách mạng, hoàn thành tốt chức năngcủa người công dân Nhận thức được vấn đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luônnhắc nhở các cấp, phải hết lòng giúp đỡ phụ nữ để chị em tiến bộ về mọi mặt.Việc phát triển phong trào phụ nữ gắn liền với việc cất nhắc cán bộ nữ vàocác cơ quan cấp cao, nhất là ngành thích hợp với phụ nữ Hồ Chí Minh nhấnmạnh “Đảng và chính phủ có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng cân nhắc vàgiúp đỡ sao cho ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cảcông việc lãnh đạo’’ [13, tr 33] Ngay bản thân phụ nữ phải “Gắng học tập
Trang 23chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật, nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộXHCN, hăng hái thi đua thực hiện cần kiệm xây dựng tổ quốc, cần kiệm xâydựng gia đình’’ [35, tr 189] Có trình độ học vấn, phụ nữ phải vươn lên trongcông tác, người ta sẽ thấy phụ nữ có năng lực thật sự, lúc đó “Cán bộ cấtnhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên’’ [36, tr 336] Khi là lãnh đạo,phụ nữ “ít mắc tội tham ô, lãng phí, không hay chèn chén, ít hống hách mệnhlệnh như một số cán bộ nam’’ [36, tr 208].
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi nước nhà đượcđộc lập đến nay, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt đến phụ nữ Hiếnpháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946))ghi nhận quyềnbình đẳng của phụ nữ Không lâu sau ngày miền Bắc giải phóng, Hiến pháp(1959))cũng xác nhận: Phụ nữ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có quyềnbình đẳng với nam giới trong tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội (Điều 24)) Hiến pháp 1980 (Điều 63))nêu rõ: Phụ nữ và nam giới cóquyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.Hiếp pháp 1992 (Điều 63) : nhấn mạnh công dân nữ và nam có quyền ngangbằng nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình
Trên tinh thần hiến pháp ban hành, chính phủ đã thúc đẩy sự tiến bộ vềkinh tế chính trị, văn hóa để xóa bỏ hủ tục, xây dựng thuần phong mỹ tục.Đồng thời tạo điều kiện để phụ nữ học tập, công tác, xây dựng cuộc sống mớiđem lại sự giàu mạnh cho đất nước và hạnh phúc cho mọi gia đình
1.1.2 Kinh tế hộ gia đình nông dân và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân
1.1.2.1 Quan niệm về kinh tế hộ và kinh tế hộ gia đình nông dân
* Về kinh tế hộ và kinh tế hộ gia đình:
Ở nước ta trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế
hộ được hiểu là một đơn vị kinh tế và thường được phân tích từ các góc độ sau:
Trang 24- Chủ sở hữu sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn;
- Đơn vị tham gia vào các dạng hoạt kinh tế và được phân theo ngành;theo nghề nghiệp; theo vùng; lãnh thổ; theo sự phân biệt đô thị - nông thôn:
- Trình độ phát triển kinh tế hộ (kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế hànghóa);
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ dựa trên phân tích chi phí - kếtquả (hay so sách đầu vào đầu ra)
Trước thời kỳ đổi mới đất nước, do quan niệm cho rằng kinh tế hộ đồngnghĩa với kinh tế cá thể mang những xu hướng phát triển tiêu cực, chính sáchkinh tế của nhà nước ta nhằm chủ yếu vào việc hình thành và phát triển cácloại hình phát triển kinh tế có quy mô lớn, như hợp tác xã, nông trường xínghiệp Đồng thời, hoạt động sản xuất, buôn bán, dịch vụ của các hộ chỉ đượccoi là loại hình kinh tế phụ và hộ không có tư cách pháp nhân trong các quan
hệ giao dịch kinh tế Mặc dù vậy, trên thực tế kinh tế hộ vẫn bền bỉ tồn tại vàđóng vai trò quan trọng trong nhiều dạng hoạt động kinh tế Ví dụ như: sảnxuất và cung ứng rau quả, thịt trứng, buôn bán nhỏ và dịch vụ sinh hoạt củadân cư Về sau có nhận thức lại kinh tế hộ không phải là một thành phần kinh
tế độc lập nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, vì đây
là loại hình có số lượng đông hơn hẳn so với những loại hình tổ chức sản xuấtkhác Chỉ tính riêng trong nông nghiệp, hiện nay có hơn 10 triệu hộ hoạt độngkinh tế Bản thân số lượng này tuy không phải là yếu tố quyết định song lại là
cơ sở hình thành tính đa dạng, phong phú, không đồng nhất của hoạt độngkinh tế diễn ra ở hộ gia đình Ở nông thôn nước ta có thể nói nơi nào có hộ lànơi đó có các hoạt động kinh tế hộ Hộ nông nghiệp gắn chặt chẽ với các yếu
tố tự nhiên: đất đai, khí hậu, cây trồng v.v , nên địa bàn lãnh thổ có tác độngđến tính chất và loại hình hoạt động kinh tế hộ Ngược lại với hộ ở nông thôn,
sự phong phú của điều kiện và môi trường kinh tế ở thành thị lại là yếu tố
Trang 25quyết định tính đa dạng của khu vực này Như vậy, có thể hiểu hộ là một đơn
vị kinh tế cá thể, tiểu chủ đã từng xuất hiện rất sớm trong lịch sử và tồn tạiqua nhiều phương thức sản xuất, nhiều chế độ xã hội Tuy nhiên, các kháiniệm “gia đình’’, “hộ’’, “kinh tế hộ gia đình’’, cho đến nay vẫn còn nhữngcách hiểu khác nhau Khái niệm hộ thường tồn tại trong hệ thống hành chính,pháp lý, dùng để chỉ những người sống chung dưới một mái nhà, có kinh tếchung Dựa trên ba tiêu chí để phân biệt hộ và gia đình: 1-Quan hệ hôn nhân,huyết thống và thân tộc 2 - cư chú chung 3 - Có chung cơ sở kinh tế
Khái niệm gia đình được dựa theo tiêu chí thứ nhất, hai tiêu chí sau
không bắt buộc phải có vì các thành viên trong gia đình khi đã trưởng thành
có thể sinh sống ở nhiều địa điểm khác nhau và họ thành lập những gia đìnhmới độc lập về kinh tế nhưng vẫn được coi là người trong gia đình
Khái niệm hộ có rất nhiều cách hiểu khác nhau Chẳng hạn có người
cho rằng hộ bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà Khái niệmnày thường dùng trong quản lý nhân khẩu Một số người khác cho rằng, hộ làmột đơn vị gồm những người sống chung và ăn chung Tổng cục Thống kê đãđưa ra khái niệm hộ làm căn cứ tiến hành cuộc tổng điều tra dân số năm 1989
như sau: Hộ là những người có quan hệ hôn nhân hoặc ruột thịt, hoặc nuôi dưỡng, có quỹ thu chi chung và cùng chung sống lâu dài…
Kinh tế hộ gia đình cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Hộ và gia đình
có những tiêu chí chung để nghiên cứu như cơ sở kinh tế, quan hệ quyết thống
và hôn nhân, tình trạng cư trú Song, gia đình được xem xét trong mối tươngquan với xã hội, còn hộ là những đơn vị kinh tế nhỏ trong nền kinh tế Vì vậygia đình được coi là hộ khi các thành viên của nó có chung một cơ sở kinh tế.Ngược lại, hộ được coi là gia đình khi các thành viên của nó được coi là cùngchung huyết thống và hôn nhân
Khi nói đến kinh tế hộ gia đình thì đó là khái niệm biểu thị các thành
Trang 26viên của nó có chung huyết tộc và quan hệ hôn nhân, có chung một cơ sở kinh
tế Như vậy, kinh tế hộ gia đình là mô hình kinh tế lấy gia đình làm đơn vị và
tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trên quy mô gia đình.
Kinh tế hộ gia đình bao gồm nhiều loại hình như kinh tế hộ nông dân,kinh tế hộ tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ thương mại Trong phạm vi của
luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu kinh tế hộ gia đình nông dân.
* Về kinh tế hộ gia đình nông dân.
Kinh tế hộ gia đình nông dân đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, song đếnnay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau Có quan điểm cho rằng, kinh tế hộgia đình nông dân là một loại hình kinh tế phức tạp , xét từ các góc độ kinh tế
- tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công việc khác nhau trong quy
mô hộ gia đình nông dân Quan điểm khác cho rằng kinh tế hộ gia đình nôngdân bao gồm toàn bộ các khâu trong quá trình tái sản xuất mở rộng, sản xuất,phân phối , trao đổi, tiêu dùng; biểu hiện ra thành các loại hộ gia đình hoạtđộng kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông -lâm-ngư nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại
Từ những ý kiến và quan điểm khác nhau có thể khái quát lại như sau:
Kinh tế hộ gia đình nông dân là hình thức kinh tế dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình làm nông nghiệp, có quyền sinh sống và sử dụng đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình, là một đơn vị kinh
tế cơ bản trong nông thôn.
Kinh tế hộ gia đình nông dân là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếutrong loại hình kinh tế cá thể và trong khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp.Đây là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tư nhân Nó đóng vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các giađình, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi địa phương cũng như của cả nước Vì vậy, Nhà nước cần có
Trang 27những biện pháp hữu hiệu giúp đỡ các hộ nông dân về vốn, kỹ thuật, kiếnthức thị trường, phát triển khu vực kinh tế này để nó góp phần vào việc xóađói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nôngthôn.
1.1.2.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân và cơ chế phát huy.
Như đã tìm hiểu khái niệm về kinh tế hộ gia đình nông dân trong đó cóphụ nữ tham gia vào lĩnh vực này, hay nói cách khác phụ nữ nông dân cũngthể hiện rõ vai của mình trong phát triển kinh tế hộ, nhất là khi chuyển sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “Theo quan niệm truyềnthống các dân tộc phương Đông, phụ nữ nông dân, dù sống dưới chế độ chínhtrị nào đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, quản lý đờisống gia đình Ở nước ta, phụ nữ nông dân là lực lượng lao động đông đảonhất trong các lực lượng lao động, đảm nhiệm phần lớn công việc sản xuất vàđời sống ở nông thôn, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hộgia đình Nhưng do quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ, do tâm lý tự ti
và do điều kiện khách quan rất hạn chế của nông thôn Việt nam, lực lượng laođộng to lớn đó ít được học hành và giáo dục cần thiết để đáp ứng những nhucầu của quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn’’[1, tr 7] (kinh tế hộ giađình và vấn đề giáo dục phụ nữ nông dân) Mặc dù phụ nữ có vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế gia đình nhưng họ chưa được quan tâm đúngmức, nên chưa phát huy hết vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội nói chung và kinh tế gia đình nói riêng
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaphụ nữ được nhìn nhận là lực lượng lao động đông đảo nhất, đóng vai trò trụcột của các hộ gia đình, trực tiếp lăn lộn với cây con - ruộng đồng - chuồngtrại Trong vai trò mới, chị em thực sự lúng túng, vừa phải triển khai ngay
Trang 28công việc sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống gia đình và làm nghĩa vụvới nhà nước, lại phải vươn tới những tiến bộ mới để đạt hiệu quả cao.
Khi môi trường và điều kiện cho phát triển kinh tế gia đình được mởrộng, khối lượng công việc nhiều hơn, tính chất công việc phức tạp và ngàycàng đa dạng, vì vậy vai trò phụ nữ làm chủ hộ trong các gia đình nong dâncũng ngày càng gia tăng Họ là người quyết định sản xuất kinh doanh của hộ
có kết quả hay không Điều đó hỏi người chủ hộ phải có tri thức, kinh nghiệmsản xuất, kinh doanh, biết tính toán sắp xếp kế hoạch làm ăn, tìm nguồn vốn
và sử dụng vốn, biết bố trí phân công lao động trong gia đình, nhạy bén vớithị trường, dự kiến được những biến động khách quan…, từ đó họ mới có thểthực hiện tốt vai trò là người chỉ huy đối với kinh tế hộ gia đình
Phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân.
Phụ nữ nông dân ngày nay trong điều kiện mới có nhiều cơ hội và điềukiện để phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội:
Thứ nhất, là cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước Việt nam đã
quan tâm đến phụ nữ trên nhiều lĩnh vực và tạo mọi điều kiện để phụ nữ pháthuy vai trò của mình như đã nói ở phần trên, nhất là phụ nữ nông dân ở nôngthôn, trước đây ít được học tập nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn thì nay
đã được tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt, khuyến khích học tập vàthu hút nguồn nhân lực mới đầu tư phát triển kinh -xã hội đất nước Để chị emyên tâm học tập để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nhằm giúp chophụ nữ nông thôn phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển cho kinh tế hộgia đình nông dân thực tế cho thấy những phụ nữ nông dân có học vấn cơbản, và chuyên môn thì làm kinh tế gia đình có hiệu quả hơn những phụ nữ íthọc, nói như thế những phụ nữ ít học thì không là được kinh tế và phát triểnkinh tế gia đình một số ít phụ nữ đúc kết kinh nghiệm thực và biết áp dụngnhững mô hình làm ăn có hiệu quả vào thực tế gia đình mình thì cũng đạt
Trang 29được kết quả nhưng đây chỉ là những trường hợp cá biệt, phần lớn phụ nữnông dân làm tốt kinh tế hộ gia đình cũng có trình độ học vấn, chuyên môn
Thứ hai, Trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân nói chung
và phụ nữ nông dân nói riêng hiện nay phần lớn do phụ nữ làm chủ Bởi vì, từxưa người phụ nữ đã có được vị trí, vai trò là người quản lý, người cầm chìakhóa về chi tiêu tài chính cho gia đình, hay nói cách khác phụ nữ nông dânđều được người mẹ trong gia đình giáo dục từ thời bé đã quen với vai trò làngười chăm lo cho cuộc sống gia đình, nội trợ đây là công việc mà phụ nữnông dân thường xuyên phải làm như nấu ăn, giặt dũ, đi chợ, chăm lo chongười già và trẻ em, rồi cho đến trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, đã trởthành thói quen của phụ nữ nông dân Cho đến nay vai trò ấy vẫn tiếp tục pháthuy tác dụng nhất là phụ nữ nông dân trong việc phát triển kinh tế hộ giađình, những công việc xem là vặt vãnh nhưng nó lại phù hợp với phụ nữnông dân như: việc trồng trọt hoa màu cũng mang lại hiệu quả cho gia đìnhrất lớn, chẳng hạn chị Nguyễn Thị Minh Châu ở xã Thạnh Lộc Huyện ChâuThành chị đã áp dụng mô hình (vườn ao chuồng) phát triển kinh tế hộ giađình (trồng hoa màu kết hợp với chăn nuôi, cải tạo vườn tạp) kinh tế gia đìnhchị phát triển rất nhanh hàng năm tổng thu của chị đạt trên 100 trăm triệuđồng và chị cũng được cử đi dự nông dân sản xuất giỏi của trung ương năm
2006 Theo đánh giá của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh:” Những năm qua, đã có1.238 phụ nữ tiêu biểu đạt danh hiệu “phụ nữ sản xuất giỏi ”, từ phong tràosản xuất nông nghiệp đã xuất hiện những gương làm kinh tế giỏi, với mô hìnhsản xuất tổng hợp, kinh tế trang trại có thu nhập hàng 100 triệu đồng/ năm,tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hạnh, Lương Kim Thu huyện Tân Hiệp’’ [2,
tr 11] Điều này cho thấy vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tếgia đình hiện nay rất quan trọng những đóng góp của lao động nữ đã góp phầnphát triển nông nghiệp toàn diện, đưa tổng sản phẩm lương thực của tỉnh năm
Trang 302005, đạt 2, 9 triệu tấn cùng với cả nước tăng lương thực đáp ứng nhu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.
1.1.2.3 Cơ chế phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình nông dân
Có thể nói cơ chế phát huy vai trò của phụ nữ chính là chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến lao động nữ nói chung, phụ nữnông dân Kiên Giang nói riêng
Từ cuối những năm 80, nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế mới:phát triển nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế tập trung quan liêubao cấp với đặc trưng một hệ thống sở hữu nhiều hình thức được khuyếnkhích phát triển thay thế cho xu hướng quốc doanh hóa và tập thể hóa mộtcách cao độ mọi hoạt động kinh tế trước đây Các quan hệ buôn bán tự dotrong nước cũng như với bên ngoài và chính sách mở cửa thu hút đầu tư trựctiếp của tư bản nước ngoài đã có tác dụng không chỉ đẩy mạnh sự hội nhậpcủa nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới đổi mới kinh tế đã diễn ra nhưmột quá trình từng bước điều chỉnh các chính sách trước yêu cầu của thực tếkinh tế, bắt đầu bằng những điều chỉnh chính sách theo hướng khuyến kíchhoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình: với cơ chế kinh tế mới này, đặcbiệt là chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp cùng với các thành phầnkinh tế khác, kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là một đơn vị kinh tế độc lập
và được tạo điều kiện phát triển, trong đó bao gồm cả kinh tế hộ gia đìnhnông dân
Chính sách khoán sản phẩm hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp đãđược khuyến khích áp dụng phổ biến thay cho việc hợp tác xã điều hành trựctiếp kể từ năm 1981 đã được coi như là bước khởi đầu của đổi mới kinh tế.Chính sách này đã kích thích các hộ gia đình nông dân đầu tư sức lao động vàvốn để vượt định mức mà họ có nghĩa vụ giao nộp cho hợp tác xã và như vậy
Trang 31họ có thể hưởng phần vượt Trong cơ chế khoán này, hợp tác xã vẫn còn giữvai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối vì nó quyết định phươnghướng kinh doanh và cách thức phân phối sản phẩm Nhưng một khi có quyền
tự tổ chức sản xuất và tiếp xúc với thị trường, người nông dân nói chung vàphụ nữ nông dân mong muốn có đầy đủ quyền quyết định kinh doanh Việcđổi mới hệ thống quản lý nông nghiệp (1987) mà trong đó hộ gia đình đượccoi là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao sử dụng ruộng đất lâu dài, có mọiquyền quyết định kinh doanh đã là một bước tiếp theo của đổi mới theohướng tư nhân hóa nông nghiệp, nó đã và đang dẫn đến hàng loạt biến đổikinh tế - xã hội to lớn trong nông thôn: các quan hệ mới về ruộng đất, về tổchức sản xuất, về lao động, về thương mại, về phân phối Có thể nói đây làmột chính sách có tác động mạnh mẽ đến kinh tế hộ nói chung và hộ nôngdân nói riêng, đặc biệt là đối với phụ nữ nông dân giúp họ có điều kiện và tựtin hơn trong sản xuất nông nghiệp, được làm chủ trên mảnh vườn, thửa ruộngcủa mình và được quyền quyết định mua bán trao đổi sản phẩm do họ làm ra
mà không cần đến hợp tác xã Chính sách khoán sản phẩm đến người laođộng đã tác động không những trong lĩnh vực nông nghiệp mà cả trong lĩnhvực công nghiệp và thương nghiệp Đối với công nghiệp “chính sách nàykhuyến khích các thành phần kinh tế không phải quốc doanh phát triển lâu dàicũng đã được ban hành Hàng loạt cơ sở kinh tế tư nhân đã thành lập và hoạtđộng, làm cho bộ mặt của nền kinh tế, nhất là ở các đô thị, có sự thay đổi rõrệt Thương mại và dịch vụ là lĩnh vực có sức cuốn hút mạnh mẽ nhất đối vớikinh doanh tư nhân và đó cũng là lĩnh vực thu hút phần lớn số lao động dưthừa tăng lên với tốc độ nhanh chóng Đồng thời với cơ chế này để phụ nữnông dân có cơ sở làm kinh tế gia đình một cách thuận lợi hơn, bởi vì, kinh tếgia đình dựa trên sức lao động của các thành viên trong gia đình, nguồn vốn
tự có là chủ yếu, các loại vật tư có trên thị trường địa phương và phạm vi tiêu
Trang 32thụ hàng hoá chủ yếu là ở thị trường địa phương, vì thế nó tỏ ra có sức sốngmạnh mẽ và hiện đang là bộ phận chính của kinh tế phi hình thức ở cả nôngthôn và thành thị Việt Nam.
Sự thay đổi cơ chế, chính này đã có tác động mạnh mẽ đến phụ nữ ởnông thôn , bởi vì đa số phụ nữ ở nông thôn sản xuất nông nghiệp, trồng trọtchăn nuôi, buôn bán nhỏ Họ càng hăng say trong lao động sản xuất, nhờ vậynăng xuất lao động tăng hơn so với những năm trước đây khi phụ nữ có điềukiện chăm lo cho gia đình nhiều hơn, và tham gia công tác xã hội tốt hơn , cóđiều kiện học tập nâng cao dân trí và chuyên môn nghiệp vụ, nhằm làm tốt vaitrò của mình đối với gia đình và xã hội
Bên cạch đó, Chính sách mở rộng giao lưu với thị trường thế giới đãđược thực hiện thông qua các biện pháp tự do hóa ngoại thương, khuyếnkhích xuất khẩu bằng miễn hoặc giảm thuế, khuyến khích nhập khẩu vật tưphục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân Lôi cuốn đầu tưnước ngoài được coi là chính sách quan trọng để đạt sự tăng trưởng nhanhchóng trong mấy thập kỷ tới Chính sách mở cửa nền kinh tế đã làm thay đổi
cơ cấu nền kinh tế, và đã tạo cơ hội mới về thu nhập ,việc làm cho người nôngdân nói chung và phụ nữ nông dân nói riêng, song, nó cũng là yếu tố mạnh
mẽ khiến cho các đơn vị kinh tế phải đối đầu với sự cạnh tranh gây gắt vớihàng hóa nhập khẩu và hàng hóa do các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài sảnxuất ra Đối với kinh tế hộ, chính sách mở cửa đã tạo nên nhiều cơ hội mới vềviệc làm cho nông dân và nông thôn
Những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô đã làm xuất hiện nhiều loạihình hoạt động mới cho kinh tế hộ gia đình, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ
về vai trò và vị trí của kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế quốc dân Trênthực tế, kinh tế hộ gia đình là lĩnh vực thu hút số đông lao động xã hội và tạonguồn thu nhập cho mọi người, nhất là đối với phụ nữ nông dân ở nông thôn
Trang 33Chỉ tính trong lĩnh vực nông nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp gia tăngnhanh về số lượng Đầu những năm 1990 bình quân mỗi năm có 308.000 hộmới ra đời so với mức bình quân 208.000 hộ mỗi năm thời kỳ 1985 - 1990,thì tốc độ phát triển hộ nông nghiệp đầu những năm 1990 tăng hơn 48 %.(xem bảng số 2) Khi hộ nông nghiệp tăng thì sự giảm xúc của các loại hìnhsản xuất khác như nông trường quốc doanh và hợp tác xã, các nông trườngquốc doanh giảm 47 % thời kỳ 1985 - 1993, từ 1 376 xuống 651 các hợp tác
xã nông nghiệp giảm 58% từ 55.714 xuống 22.900
Số liệu trên đây chỉ nói đến sự thay đổi về số lượng trong khi về nộidung hoạt động của các nông trường và hợp tác xã đã có sự biến đổi sâu sắctheo hướng dịch vụ - kỹ thuật cho hộ nông dân.[4, tr.122] Điều này cho thấykhi kinh tế hộ có sự phát triển về số lượng và tốc độ thì sẽ có sự đa dạng vềngành nghề và trở thành một trong những loại hình tổ chức sản xuất năngđộng nhất trong giai đoạn mới
Trải qua nhiều thời kỳ, kinh tế hộ vẫn tồn tại và phát triển, đặc biệt làtrong thời kỳ đổi mới kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ, có thể nói kinh tế hộ làmột sản phẩm của thời kỳ đổi mới ở nước ta Một mặt là, các chính sách đổimới kinh tế đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, mặt khác là chính sáchkinh tế hộ đã góp phần to lớn vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới kinh
tế - xã hội
Điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực nông nghiệp và trước hết là giảiquyết vấn đề lương thực ở nước ta So với thời kỳ trước 1981 - 1988 bìnhquân tổng sản lượng lương thực từ 1989-1992 tăng 4.6 triệu tấn (26 %) , năngxuất lúa tăng 26, 9 %, lương thực bình quân đầu người tăng 12,2 % (NguyễnSinh Cúc, 1995, tr 34) Lúc này Việt Nam đã xuất khẩu gạo đạt 1,5 triệu tấngạo/năm Chính những yếu tố trên đã tạo cho nông dân sự phấn khởi và nhấtphụ nữ nông dân lại càng phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế
Trang 34gia đình, bởi vì chính kinh tế hộ gia đình phát triển sẽ giải quyết được vấn đềlương thực và việc làm cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn, đặc biệt làphụ nữ nông dân.
Có thể nói chính sách mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng
và Nhà nước ta đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,nhất là đối với hộ nông dân, đặc biệt là phụ nữ nông dân có thêm việc làmtăng thu nhập cho gia đình, nó cũng góp phần đáng kể vào sự nghiệp giảiphóng phụ nữ nâng cao vai trò của họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.Nếu thiếu những chính sách, hoặc chính sách không kịp thời thì sẽ không thúcđẩy sự phát triển kinh tế hộ chung và kinh tế gia đình nói riêng, vì thế cầnphải có những chính sách đúng, kịp thời làm đòn bẩy bật dậy nền kinh tế củanước ta
- Quan niệm về phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình
Trước hết, bản thân phụ nữ phải tự nổ lực vươn lên, khẳng định vị trí
vai trò của mình, trong gia đình và xã hội một cách đúng đắn Phụ nữ vừa làngười nội trợ vừa là người lao động, đồng thời tham gia công tác xã hội, phụ
nữ có vai trò quan trọng trong gia đình người vợ đảm đang, người mẹ hiền,đồng thời là cô giáo dạy dỗ và lưu truyền văn hóa cho con cái trong gia đình
Vì thế, phụ nữ để phát huy vai trò phụ nữ ra sức học tập nâng cao trình độ vềmọi mặt: kiến thức, sức khỏe, năng động, sáng tạo, để tạo ra thế hệ tương lai
có đủ trình độ và năng lực kế tục sự nghiệp của đất nước Phụ nữ còn là ngườilao động tạo ra thu nhập gia đình, với tính chịu khó, kiên trì, và sự khéo léophụ nữ rất nhạy bén trong lĩnh vực kinh tế với sự cần mẫn, siêng năng, khôngngại khó, biết tận dung thời cơ để phát triển kinh tế gia đình hợp lý, vì thế cầnphải phát huy vai trò phụ nữ, không những trong gia đình ngay trong xã hội.Nhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế của xã hội không những ngày nay mà từ
Trang 35xa xưa phụ nữ đã có vai trò đó và ngày càng được phát huy hơn qua các thờiđại, dù ở dâu cương vị nào phụ nữ cũng tham gia có trách nhiệm và thể hiệnđược vai trò của mình Nhất là trong thời đại ngày nay kinh tế hội nhập vai tròcủa phụ nữ càng được phát huy hơn để năm bắt kịp thời những cái mới vậndụng vào thực tế có hiệu quả.
Thứ hai : Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình là quá
trình tạo ra những điều kiện, môi trường và cơ chế thuận lợi để phụ nữ chủđộng, tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình; đồng thờikhắc phục những yếu tố kìm hãm, cản trở việc thực hiện vai trò của phụ nữtrong phát kinh tế hộ gia đình Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, đoàn thể,nhất là Hội liên hiệp phụ nữ trực tiếp lãnh đạo đều hành phụ nữ ở địa phươngtạo mọi thuận lợi để phụ nữ gia nhập tổ chức Hội và tham gia tích cực cácphong trào đo địa phương phát động Tham mưu các cấp lãnh đạo , tạo môitrường phát triển kinh tế hình thức đa dạng, phong phú, thu hút phụ nữ thamgia ngày càng đông đảo, vì đây là lực lượng đông đảo trong xã hội, phát huyvai trò của mình một cách có hiệu quả, góp phần đáng kể vào phát triển kinh
tế xã hội
Thứ ba, Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến phụ nữ, những chính sách
phát triển kinh tế của địa phương đòi hỏi phải có yếu tố giới Đây là cơ sởđảm bảo cho phụ nữ tích cực phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh
tế hộ gia đình Bởi vì chỉ có sự nỗ lực của phụ nữ thì chưa đủ để phát triểnkinh tế tốt mà cần có chính sách, chủ trương đúng đắn của Đảng , nhà nước,làm cơ sở cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình Bên cạnh đó bản thânphụ nữ nông dân phải năng động, nhạy bén, có bản lĩnh, chủ động trong pháttriển kinh tế, một bộ phận phụ nữ nông dân đã phát huy vai trò trong lĩnh vựckinh tế họ đã chủ động đều hành hoạt động kinh tế gia đình mang lại hiệuquả Từ đó, vai trò của phụ nữ khẳng định và làm thay đổi cách nhìn của xã
Trang 36hội đối với phụ nữ, những thành đạt của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ giađình thời gian qua, đã tạo được niềm tin với các cấp lãnh đạo nhất là Hội liênhiệp phụ nữ, cho nên, những chính sách,chủ trương của Đảng bộ và chínhquyền ở cơ sở có hướng đầu tư phát triển kinh tế gắn với phụ nữ như: phụ nữ
có quyền đứng tên vay vốn, phụ nữ có quyền mở doanh nghiệp, phụ nữ đứngtên chủ hộ trong gia đình Đây chính là những đều kiện để phụ nữ phát huy tốtvai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình Vì thế cần thấy rằngtrong gia đình cũng như ngoài xã hội cũng không thể thiếu vai trò của phụ nữ,nhất là phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đòi hỏi phụ nữ cầnphát huy năng lực phẩm chất một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu trướccũng như lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở KIÊN GIANG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ KIÊN GIANG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.2.1 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình Kiên Giang
* Điều kiện tự nhiên.
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc với địahình phong phú, đa dạng gồm có đồng bằng, rừng, biển và hải đảo Điều kiện
đa dạng về tài nguyên, đất đai, khí hậu tạo cho Kiên Giang có nhiều lợi thế đểphát triển nông nghiệp, thủy sản, vật liệu xây dựng, phát triển nghề rừng, vàbuôn bán qua đường biên giới
Chính điều kiện tự nhiên đó đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh
tế gia đình ở đây rất phong phú không chỉ đơn thuần là thuần nông, mà bêncạnh trồng lúa trong thời gian nông nhàn phụ nữ còn làm thêm kinh tế cho giađình như: chăn nuôi heo, gà, vịt, nuôi thuỷ sản như: nuôi tôm, cá nước ngọt,
sò huyết, hoặc tham gia buôn bán nhỏ ở những khu du lịch: tạp hóa, quánnước…; một số hộ đan đệm, dệt chiếu, lục bình làm đồ xuất khẩu…hoặc một
số hộ tham gia đánh bắt gần bờ với phương tiện nhỏ Người dân Kiên Giang
Trang 37cũng chịu khó làm ăn, nhất là phụ nữ rất chăm chỉ để phát triển kinh tế giađình
Do sự chi phối của điều kiện địa lý nên kinh tế hộ gia đình nông dânKiên Giang đa dạng, phong phú về loại hình, có thể kể đến các loại hình nhưsau:
Một là, kinh tế hộ gia đình thuần nông - lâm nghiệp (trồng lúa và trồng
rừng) với chăn nuôi, trồng trọt Khác với các hộ nông dân ở các tỉnh phía Bắc,
để phát triển kinh tế hộ gia đình ở Kiên Giang hầu hết các hộ gia đình đều kếthợp nhiều loại hình khác nhau, chứ không đơn thuần là thuần nông, nôngnghiệp (trồng lúa) Đây là điểm riêng của nông dân Kiên Giang, thường chỉđơn thuần làm nông nghiệp hoặc chăn nuôi, hộ gia đình nông dân Kiên Giangthường kết hợp nhiều loại hình kinh tế khác nhau, tuỳ theo vùng, có thể ápdụng nhiều loại hình kinh tế để phát triển kinh tế hộ cho phù hợp với nôngdân Ví dụ: loại thuần nông - lâm nghiệp, chăn nuôi trồng trọt phù hợp vớivùng đồng bằng của huyện U Minh, huyện An Minh và huyện Vĩnh Thuận Ởnhững vùng đất này thích hợp cho việc trồng tràm, trồng cây bạch đàn, bởi vì
có những vùng bị nhiễm phèn chua, nguồn nước mặn, không thích hợp trồngcây ăn quả Đối với những cánh đồng không bị nhiễm phèn, nông dân thường
sử dụng trồng lúa và các loại hoa màu, tăng thêm nguồn thu nhập cho giađình Với loại hình kinh tế nói trên phù hợp với nông dân vùng sâu, vùng xa,chính những nơi này đất rộng, người thưa, và không đòi hỏi học vấn và trình
độ chuyên nôm cao, có sức khoẻ, đến tuổi lao động mọi thành viên trong giađình đều tham gia vào sản xuất để góp phần phát triển kinh tế gia đình
Hai là, Phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân thuần nông - ngư
nghiệp - dịch vụ Các hộ gia đình này thường kết hợp kinh tế nông - ngư nghiệp - dịch vụ Như: huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, Thành phố Rạch
Giá và Thị xã Hà Tiên Vùng đất này thích hợp với sản xuất nông nghiệp
Trang 38trồng lúa vì ở đây hai ba vụ trong năm có nguồn nước ngọt tưới cho đồngruộng quanh năm Ở huyện Tân Hiệp, phát triển cây lúa được xem là nguồnthu nhập chính của các hộ nông dân, bởi vì nông dân nơi đây không làm ăn cáthể mà sản xuất với quy mô hợp tác xã nông nghiệp, có những hợp tác xã tồntại hơn chục năm cho đến nay vẫn duy trì và phát triển, như hợp tác xã Kinh
Tư A, hợp tác xã Tân Long…Nơi đây nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuậtvào đồng ruộng rất thạo, với thuỷ lợi nội đồng khép kín, sử dụng giống, câycon có lựa chọn rất kỹ thuật, vì thế mà năng suất, chất lượng cao
Nông dân huyện Châu Thành phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp cácloại hình như trồng lúa với chăn nuôi và mậu dịch Bởi vì, vùng đất này nằmgiáp với trung tâm thành phố Rạch Giá và thị Trấn Minh Lương, thuận lợi chonông dân buôn bán nhỏ và vừa ở tại nhà Ngoài ra, họ còn chăn nuôi các loạiđộng vật có giá trị cao như: ba ba, rùa, cá sấu…cũng góp phần đáng kể thunhập cho gia đình
Nông dân ở Thành phố Rạch Giá, mặc dù số lượng không không nhiều,nhưng các hộ nông dân phát triển kinh tế gia đình kết hợp trồng lúa, chăn nuôivới quy mô vừa và nhỏ, đồng thời buôn bán ở trung tâm thương mại của tỉnh,
để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình Với sự kết hợp các loại hình kinh
tế như vậy, các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia để góp phầnphát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống
Nông dân Thị xã Hà Tiên, với loại hình nông - ngư nghiệp - dịch vụ.Các hộ nông dân xác định để phát triển kinh tế gia đình phải kết hợp nhiềuloại hình kinh tế, nếu chỉ đơn thuần trồng lúa không thể đảm bảo cuộc sốngcho gia đình Thường các thành viên trong gia đình tham gia ở nhiều loạihình, ngoài trồng lúa, họ còn tham gia đánh bắt thuỷ hải sản gần bờ, hoặcbuôn bán nhỏ, vừa ở chợ, hay ở tại nhà để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.Đối với thị xã Hà Tiên giáp đường biên giới với Campuchia, không những
Trang 39nông dân tham gia bán hàng trong nội địa mà còn tham gia các mặt hàngngoại nhập từ Campuchia, Thái Lan sang; Một bộ phận nông dân tham giabuôn bán các loại hàng lưu niệm cho khách du lịch như: ở Mũi Nai, Chùa Hang,Thạch Động, góp phần đáng kể phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở KiênGiang.
Ba là, kinh tế hộ gia đình thuần nông - lâm -ngư - du lịch - thương mại.
Do điều kiện địa lý như huyện Phú Quốc, nông dân không chỉ trồnglúa, mà còn trồng các cây có giá trị như cây tiêu rất nổi tiếng, trồng rừng,không phải rừng tràm xanh mà các loại có gía trị như cây thông, cây cẩm lai
và một số cây khác Mặt dù, diện tích không rộng như ở đồng bằng nhưng cónhiều loại hình kinh tế đa dạng, phong phú, nông dân tham gia đánh bắt thuỷ,hải sản; nông dân tham gia buôn bán nhỏ và vừa như bán các mặt hàng nôngsản ở chợ, hay bán tạp hoá ở tại nhà, bán hàng cho khách du lịch…Đây làhuyện đảo cách xa trung tâm của tỉnh nhưng nơi đây hội tụ các loại hình kinh
tế Tuy nhiên đường giao thông cách trở đất liền cũng là trở ngại cho kinh tếphát triển Chẳng hạn như vào tháng 7, 8 trong năm thời tiết bất thường, mưanhiều, thậm chí bão tố, việc đi lại của người dân rất khó khăn giữa đảo và đấtliền
Trên thực tế, cho thấy nông dân Kiên Giang để phát triển kinh tế hộ giađình không đơn thuần trong nông nghiệp mà bằng mô hình tổng hợp các loạihình kinh tế Nếu tách nông nghiệp riêng chưa đủ sức để cho kinh tế hộ nôngdân phát triển Đây chính là đặc điểm cơ bản của nông dân Kiên Giang
Bốn là, kinh tế hộ gia đình nông dân thuần nông - ngư nghiệp - công
nghiệp.
Đó là các hộ gia đình nông dân thường tập trung ở huyện Kiên Lương,Hòn Đất, bởi vùng đất này thích hợp cho loại hình kinh tế kết hợp trồng lúa;đánh bắt thuỷ, hải sản và công nghiệp; như: sản xuất xi măng, đá vôi; chăn
Trang 40nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống đan đệm bàng, bó chuổi…Cũnggiống như các hộ nông dân các huyện trong tỉnh, muốn phát triển kinh tế giađình hộ nông dân phải biết chọn lựa loại hình kinh tế thích hợp, không thểđơn thuần phát triển nông nghiệp Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưaphát triển mạnh thì hầu hết các hộ nông dân kết hợp nhiều loại hình kinh phùhợp với điều kiện địa lý của huyện để phát triển kinh tế hộ gia đình
Nông dân huyện Giồng Riềng chọn nông nghiệp làm điểm chính kếthợp với dịch vụ và chăn nuôi Nông dân nơi đây áp dụng mô hình VAC(vườn, ao, chuồng) trồng lúa với nuôi cá nước ngọt và cải tạo vườn tạp trồngcây ăn trái có giá trị cao như: sầu riêng, măng cụt, dâu, xoài cát hòa lộc…Các
hộ nông dân đã tận dụng những mảnh vườn trước đây hoang hóa, trồng loạicây giá trị thấp, chuyển sang các loại cây trồng có giá trị cao, ngay trong chănnuôi các gia đình nông dân chọn các loại giống có chất lượng, không nuôinhỏ, lẻ mà hình thành các trang trại lớn, ví dụ đàn lợn lên đến hàng trăm con,vịt hàng ngàn con, Như vậy quy mô sản xuất của hộ ngày càng mở rộng vàkết hợp các loại hình kinh tế hợp lý mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế
hộ gia đình nông dân Bên cạnh đó, các hộ nông dân còn làm kinh tế phụ như:tận dụng lục bình đan thảm xuất khẩu, thêu ren, may gia công…tăng thêmnguồn thu nhập gia đình Những loại hình kinh tế trên đã huy động được sứclao động của tất cả các thành viên trong gia đình tham gia hoạt động kinh tếtăng nguồn thu cho gia đình, cuộc sống được cải thiện, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần, nhất là đối với phụ nữ có điều kiện tham gia nhiều ở nhữngloại hình kinh tế như vậy
Do sự đa dạng, phong phú của địa hình tác động đến sự đa dạng, phongphú về loại hình kinh tế hộ nông dân ở vùng đất Kiên Giang Chính sự đadạng phong phú về loại hình kinh tế đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các hộ nông dânhiện nay phát triển Cụ thể là: