1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần (Khảo sát báo Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần năm 2019, 2020)

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần
Tác giả Hoàng Thị Nhung
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn Dững
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 32,81 MB

Nội dung

Muốn báo in đến được với bạn đọctrong môi trường truyền thông số hiện nay phải dựa trên những yếu tố cốt lõi, đó là sự thay đổi của báo in về nội dung, hình thức, cách thức chuyền tảithô

Trang 1

HOÀNG THỊ NHUNG

TO CHỨC CHUYỂN DE TREN BAO IN

_ CUOITUAN ¬(Khao sát báo Tuoi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần,

Đà Nẵng cuối tuần năm 2019, 2020)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI ¬¬

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NHUNG

TỎ CHỨC CHUYÊN ĐÈ TRÊN BÁO IN

CUOI TUAN ¬

(Khao sát báo Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần,

Đà Nẵng cuối tuần năm 2019, 2020)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYÊN VĂN DỮNG

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 3

LOI CAM ONTrong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi nhận được sự quantâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Viện Dao tạo Báo chí va truyền thông,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Đặcbiệt, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình, sâu sắc và hệ thống của PGS TS.Nguyễn Văn Dững trong suốt quá trình từ xây dựng đề cương đến thực hiện

và hoàn thiện luận văn.

Tôi nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ Ban biên tập báo Tuổi TrẻTP Hồ Chí Minh, báo Đà Nẵng, báo Hà Nội mới và từ các đồng nghiệp củatôi ở báo Da Nang cũng như đồng nghiệp, bạn bè ở một số cơ quan báo chí,

cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ gia đình trong suốt thời gian thực

hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm và giúp đỡ đó.Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chan không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tác giả mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầycô, đồng nghiệp, bạn bè để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn

Xin tran trọng cảm on!

Đà Nẵng, ngày 2 thang 4 năm 2022

Tác giả luận van

HOÀNG THỊ NHUNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu cua cá nhân tôi, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Dững Các số liệu thống kê,

kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa từng được công bố

trong bat kỳ công trình nghiên cứu khoa học nao trước đây Luận văn có sửdụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các

sách, giáo trình, tài liệu liên quan đên nội dung đê tài.

Tác giả luận văn

HOÀNG THỊ NHUNG

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠNLỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤCDANH MỤC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC CÁC HÌNH

DẠNH MỤC CÁC BIEU DO0/6671 — 1

1 Lý do chọn đề tài 2-52 £+SE+EE£EE£EESEEEEEEEE2E121171 717121 crkrrkd |2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 2 s+cs+Ex+EkeEEeEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 53 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài - 2 2 5 s+cxczxecss 94 Đối tượng, phạm Vi nghiÊn CỨU - 5 5525 + sseEsseesseeesee 10

5 Phương pháp nghiÊn CỨU -.- + 5+1 E + E*vE+sEEeeEeeeEeeeeeerreeee II

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tải 2-22 5 sccxcrxersee 127 Kết cầu luận văn -¿-©2¿©2s+2xSEk£EEEEkEEEEE7121171.211 71.2 E1 crxe 13NỘI DUNG 5:52 2S22E E221 E21127112112711211711211111211111 111 11x 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VAN DE TO CHỨC

CHUYEN DE BAO IN CUOI TUẦN 2s sscsssssssesssessee 151.1 CƠ SỞ LY LUẬẬN ¿St tk tk 1E E111 E111 111111111111, 15

1.1.1 Những khái niệm co bản được sử dụng trong luận văn 151.1.2 Một số lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu -:-: 241.2 CƠ SỞ THỰC TIEN 2 St SEEEEEEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkSkrrkrkrrkee 28

1.2.1 Báo in trong môi trường truyền thông mới - 281.2.2 Tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng tổ chức chuyên dé báo in 351.2.3 Đặc điểm của chuyên đề trên báo in cuối tuần 37Tiểu kết Chương l 2-2 £+E+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE12171211112212 111 x0 43

Trang 6

Chương 2 THUC TRẠNG TO CHỨC CHUYEN DE BAO CUÓI TUẦN

— ôÔ 44

2.1 GIỚI THIỆU DOI TƯỢNG KHAO SÁTT ¿- s ++s+xererxerxsrs 44

2.1.1 Báo Tuổi trẻ và Tuổi trẻ cuối tuần - ¿2-5 2 2 2+x+£xz£szez 442.1.2 Báo Hànộimới và Hànộimới cuối tuần - 2 +5 s+c+2 452.1.3 Báo Da Nang và Đà Nang cuối tuần - 2-5 sec: 462.2 QUY TRÌNH TO CHỨC CHUYÊN DE BAO IN CUOI TUAN 48

2.2.1 Lên ý tưởng chuyên d6 cecccecececscsseesessessessessessesssestesessesseeseesees 492.2.2 Tổ chức nội dung -¿- 2 2 £+E+SE+EE+EE+E£EEeEEEEEEEEEEerkerkererex 56

2.2.4 Kênh phát hành - 2 2 s++E+EE£EE£EEEEEE2EE2EE2EEEEEEEEerkerreei 72

2.3 NHUNG DIEM CHUNG CUA CHUYEN DE TREN CAC AN PHẨM 73

2.3.1 Bai dich từ các báo nước ngoài, bai viết từ nước ngoài: 742.3.2 Dé tài về văn hóa, xã hội chiếm da 86 -2- 525: 752.3.3 Chú ý đầu tư tên chuyên đề, ảnh bìa số báo - 712.3.4 Hướng đến báo chí hiện đại - 2 2© 2252+£z+£erxerxerreee 782.3.5 Thông tin sâu về những van dé thời sự - 5z csz=52+ 79Tiểu kết chương 2 ¿25s Ss+SE‡EE9EE2E121121121171712121121121121111 1111 xe 83

Chương 3 VAN DE VÀ GIẢI PHAP DOI MỚI TO CHỨC CHUYENDE BAO IN CUỐÓI TUẦN -° 5° <5 sscsesseessesserseesserseesserse 85

3.1 MOT SO VAN DE ĐẶT RA TRONG TO CHỨC CHUYEN DE BAOIN CUỒI TUAN uo ecccceccecccscsscsscssssesscssesscsvcssscssssecsucsesscssssecsssessessesessessesaesseaes 85

3.1.1 Về quy trình tổ chức chuyên đề - 2 22 s+zs+zx+zxezse+ 853.1.2 Về tổ chức nội dung 2 ¿+ + E+EE+E£EE£EESEE2EEZErkerkersereee 863.1.3 Về hình thứỨc - ¿+ +k+2x2E2E12E1221717121211211 21111 111cc 873.1.4 Về kênh phát anh cece ecsecsesscessessessessessecsecsssssessessesseeseses 883.2 MỘT SO GIẢI PHÁP DOI MỚI TO CHỨC CHUYÊN DE BAO INCUOL TUẦN 2-52 SE9SE2EE2E2EEEEEE19E12112111111121111111111 111.111 c0 89

3.2.1 Công chúng nào, báo chí Ấy - + + +x+2x+zzzerxerxrrxerxee 89

Trang 7

3.2.2 Đổi mới quy trình tổ chức chuyên đề báo in cuối tuần 913.2.3 Nâng cao nang lực cạnh tranh - - «+ s++++x+seseeeseersxs 923.2.4 Đổi mới hình thức oo eeceeccssesssessessessessessssseessessecsecsessessussussseeseesecses 98

3.2.5 Mở rộng kênh phat hành - - - + «+2 +£++£+*vEEsseEsseesseeese 99

Tiểu kết chương 3 + 25% ©E+SE+EE£EEEEEEEEEE1E2171711211211211 112111 cxeeU 102x00) — 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

CHỮ VIET TAT

CD

PNCTHNMCTTTCT

TBT

BBTTKTS

CHU VIET DAY DUChuyén dé

Đà Nẵng cuối tuầnHà Nội mới cuối tuầnTuổi trẻ cuối tuần

Tổng biên tập

Ban biên tập

Thư ký tòa soạn

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình biên tập và các cấp kiểm duyệt nội dung thực hiện ấnpham cuối tuần ở báo DNCT, HNMCT 2- 2 5£ ©5£+££2E2E+£xezxerxerxeee 56Hình 2.2: Mô hình biên tập và các cấp kiểm duyệt nội dung thực hiện ấnphẩm cuối tuần ở báo T'TCT ¿2 2+ £+E++EE+EE£EE£EEEEEE2EEEEEEEErrkerkerreee 63

Hình 2.3: Trang bìa ấn phẩm DNCT ngày 8/3/2020 (trái) và DNCT ngày

0/005 S ỐỐỐỐỐỐỐ b 71Hình 2.4: Trang bia HNMCT ngày 9/3/2019 va trang bìa TTCT ngày

0720200227251 78

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại mà báo mạng điện tử, truyền thông xã hội bùng nổ, giúpcho môi trường báo chí có những bước phát triển mạnh mẽ, thì sự chạy đua vềxuất bản, cập nhật tin tức của các cơ quan truyền thông hầu như không cóđiểm dừng Công chúng yêu cầu thông tin phải đưa nhanh hơn, sâu hơn, phântích hay hơn Trong bối cảnh đó, từ cuối năm 2019 đến nay, dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới và ảnh hưởng hệ quả của kinh tế suy thoái khiến hầu hếtcác cơ quan báo chí đều gặp khó khăn Khi đó, các báo điện tử, truyền hình cóthé dựa vào nền tảng số dé từng bước vượt qua khó khăn, phát triển Nhưngriêng với báo in, chuyện tồn tại, đứng vững trong điều kiện hiện nay đã là mộtnỗ lực rất lớn của các tòa soạn báo khi công chúng thay đổi thói quen đọc báotrên báo in sang đọc trên các thiết bị điện tử một cách mạnh mẽ

Nhiều tờ báo ở trong nước lâu nay có số lượng in lớn cũng chịu anhhưởng vì sé lượng bạn doc giảm sút mạnh khi họ lựa chon doc bao trên mangInternet thay cho việc mua báo giấy Vấn đề phát hành báo in trong môitrường truyền thông số hiện nay đang là bài toán của tất cả các tòa soạn báo intrên toàn thế giới, mà ở Việt Nam cũng không ngoại lệ Thêm vào đó, doanhthu quảng cáo trên báo in giảm Các tờ báo giấy đứng trước những thách thức

chưa từng có.

Chọn giải pháp nào dé đứng vững, vừa bảo đảm thông tin hay, hap dẫn,vừa bán được cho công chúng, đến nay vẫn chưa có một lời giải rốt ráo chovan đề này

Nhưng, loại hình báo in vẫn tồn tại bởi nó vẫn có giá trị với nhữngngười có thói quen và sở thích đọc báo giấy thay vì đọc trên điện thoại haymáy tính Báo in vẫn mang những đặc điểm riêng có về thé loại, phong cáchthé hiện cũng như nội dung chuyền tải Từ đó cho thấy báo in có phân khúc

bạn đọc khác, có chỗ đứng riêng biệt trong thị trường báo chí.

Trang 12

Như bao nhiêu cơ quan truyền thông khác, trước yêu cầu khách quan vàsự đòi hỏi cần phải thay đổi dé phù hợp với xu hướng thời dai, các co quanbáo chí nói chung và tòa soạn các báo in nói riêng phải dé ra những đườnghướng, sách lược phát triển dé phù hợp với điều kiện thực tiễn Mỗi tờ báophải đặt ra nhiệm vụ: thay đổi như thế nào về nội dung thông tin và hình thứctrình bay dé phát huy hết khả năng của nó, duy trì được bạn đọc và nguồn thu;phải tìm những cách thức mới dé chuyền tải thông tin thiết thực, hiệu quả, đápứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc Muốn báo in đến được với bạn đọc

trong môi trường truyền thông số hiện nay phải dựa trên những yếu tố cốt lõi,

đó là sự thay đổi của báo in về nội dung, hình thức, cách thức chuyền tảithông tin; đó là việc bán báo một cách chủ động, thực hiện các “hợp đồng”truyền thông mà không “đánh mat” mình, giữ được bản sắc của tờ báo

Các cơ quan báo chí những năm qua đã nỗ lực không ngừng để luônlàm mới mình, như đưa tin nhanh, có chiều sâu, bài viết ngắn gọn, hấp dẫn.Hình thức, cách thê hiện mỗi bài báo cũng có sự thay đổi lớn, bắt kịp với sựthay đôi của nền báo chí thé giới như thực hiện bài nhiều cửa, sử dụng nhiềuảnh minh họa, có nhiều dạng bài như multimedia, infographic Với báo in,sự hạn chế lớn nhất của nó là việc thông qua 1n ấn mới có thể xuất bản sảnphẩm, tức chậm hon rất nhiều về mặt thời gian so với các loại hình báo chíkhác như báo điện tử, phát thanh hay truyền hình - đưa tin theo hướng tức thì,

đồng thời và cùng lúc với sự kiện xảy ra Dé giảm tối da sự hạn chế trong việc

đưa tin, báo 1n nói chung đang đi theo hướng tập trung nội dung vào nhữngbài có tính chất bình luận, đưa tin sâu và bày tỏ chính kiến của người viết/banbiên tập trước những vấn đề, sự kiện.

Hoặc có thé nói, xu hướng các báo khai thác một van dé bằng nhiều bàibáo được nhiều tờ báo áp dụng, được gọi là hình thức tô chức chuyên đề (CD

- trang chuyên đê, loạt bài chuyên đê và sô chuyên đê) Hoặc cùng vân đê đó,

Trang 13

các báo áp dụng đưa thành tuyến bài dài kỳ; vấn đề được đưa ra trong một bàibáo hôm nay, hôm sau sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc qua ý kiến, góc nhìncủa nhà báo, của nhiều chuyên gia, bạn đọc khác nhau nhằm thể hiện thôngtin đa chiều song vẫn bảo đảm tính logic, liền mạch từ bài đầu đến bài cuối

Dưới các hình thức khác nhau, CD từ lâu đã là một trong những thếmạnh của báo in, với lợi thế về sự phân tích chuyên sâu, mang tính lý giải,bình luận, thé hiện tầm khái quát vấn đề Các CD nhằm nêu bật, chỉ rõ bản

chất của vấn đề, sự kiện với những thông tin đa chiều, khách quan, thông tingiàu hàm lượng trí tuệ, khoa học, tạo sức thuyết phục cao cho công chúng,bao đảm sự tin cậy, có tính định hướng, thậm chi dẫn dắt dư luận khá cao.Việc làm rõ sự cần thiết của CD cùng những yêu cầu cụ thể về nội dung, hìnhthức là những câu hỏi đặt ra cần có sự nghiên cứu và giải đáp

Mỗi CD thường được tổ chức gồm có 3 - 5 bai Không chạy theo bềmặt thông tin, các bài báo trong CD đi sau về không gian và thời gian, đề cậpchuyên sâu đến một van dé, có thé triển khai trên nhật báo Song nó được ápdụng nhiều nhất trên các tờ báo tuần hay báo tháng bởi nó cần sự đọc chỉ tiếtvà đọc sâu của công chúng báo in và cũng là điểm nhắn tạo sự khác biệt của

mỗi tờ báo, nhằm thu hút độc giả của riêng mình.

Năm 2005, tôi về đầu quân cho Báo Đà Nẵng và gắn bó với phòng ĐàNẵng cuối tuần cũng như ấn phẩm Đà Nẵng cuối tuần (DNCT) suốt hơn 15năm Năm 2008, chúng tôi bắt đầu triển khai thực hiện CD trên ấn phẩmDNCT Liên tục hơn 12 năm thực hiện các bài CD, chúng tôi đã tô chức hàngtrăm CD lớn nhỏ khác nhau (các CD được thực hiện mỗi tuần một số, mỗinăm ĐNCT thực hiện khoảng 50 CD) Chính sự gắn bó mật thiết ay khiến tôimong muốn có thé nghiên cứu về việc thực hiện CD một cách sâu sát, dé cóthé học được những cách làm mới, sáng tao từ các báo có cùng cách làm, và

áp dụng nó vào công việc của minh.

Trang 14

Hiện nay, các công trình nghiên cứu hệ thống về CD trên báo in khá ít.Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về CD trên báo chí nói chung, trên báoin nói riêng sẽ bổ sung thêm những vấn đề trọng tâm, có thé áp dụng trongcác chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí Giúp sinh viên hiểurõ việc tô chức một CD trên thực tế công việc ở tòa soạn một cách bài bản, từlý thuyết đến thực tiễn, phù hợp với nhiều mô thức chuyên đề khác nhau Quađó, các tòa soạn cũng có thể dựa vào những định hướng cơ bản đề xây dựngcách tổ chức CD trên tờ báo của mình.

Qua thực tế công việc trong suốt hơn 10 năm qua, chúng tôi nhận thấycác CD đã triển khai thời gian những năm gần đây đã có lượng va chất honnhiều so với những ngày đầu mới mày mò triển khai công việc Nhưng trên lýthuyết hiện nay chúng tôi cũng đang làm theo thói quen chứ chưa có một cơsở lý luận nào dé có thé học theo một cách bài bản Và cũng qua trao đổinghiệp vụ với các đồng nghiệp ở một số tòa soạn báo ở khu vực miền Trung,nhiều anh chị muốn thực hiện trang CÐ nhưng không biết bắt đầu từ đâu, làmnhư thé nào Những mau sé chung nhất như cách thức triển khai một CD, việcphân công dé tài cho phóng viên như thé nào dé phù hợp với năng lực của

từng người, cách phỏng vấn và khai thác tư liệu như thế nào để có thông tinhay và sâu, việc đặt bài cho chuyên gia hoặc người am hiểu sâu vấn đề nhưthế nào vẫn chưa có nhiều tài liệu đề cập đến Do đó chúng tôi đi sâunghiên cứu vấn đề này với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩakhông chỉ với phóng viên, biên tập viên mà cả những tòa soạn đã, đang và sẽhướng tới tổ chức thực hiện trang CD; có thể học được cái hay trong cách làmcủa nhau, với mục đích cuối cùng là cung cấp những bài báo hay, thông tin bổích cho bạn đọc; giúp những người làm báo tâm huyết VỚI nghề có nhữnghướng tiếp cận mới trong quá trình tác nghiệp, sản xuất ra những bài báo cóchiều sâu về tư duy, khả năng lập luận, đa dạng trong cách thé hiện thông tin

Trang 15

Ngoài ra, tác giả chọn nghiên cứu 2 ấn phẩm cuối tuần mang tam địaphương là tờ HNMCT và ĐNCT, nham chi ra những đặc tính chung mang

tầm địa phương với những thế mạnh và hạn chế nhất định, để các báo trongcùng khu vực có thé có cách nhìn rõ hơn về sự tương quan giữa van dé vàngười thực hiện, có thê kế thừa và triển khai tổ chức trên báo của địa phươngmình Song song đó, tác giả chọn ấn phâm TTCT, vì đây được xem như mộttờ báo tuần chất lượng, sang trọng, đề cập nhiều lĩnh vực ở tầm vi mô và vĩmô, là ước mơ muốn mà các nhóm thực hiện báo cuối tuần trong cả nướcmong muốn hướng tới với chất lượng và hình thức giống hoặc tương đươngnhư tờ TTCT Đặc biệt là các vấn đề thời sự trong nước và thế giới được tờTTCT thể hiện một cách sáng tạo, có chiều sâu, hiện đại Sự lựa chọn cóchủ đích của tác giả khi chọn 3 an phẩm trên dé nghiên cứu nhằm rút ra bàihọc trong cách thức tổ chức và mong muốn hướng tới trong tô chức CD trên

tờ báo cuối tuần.

Những ly do ké trên cho thấy sự cấp thiết, cả về lý luận và thực tiễn củaviệc thực hiện đề tài “Tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần” (khảo sát báoTuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần và Đà Nẵng cuối tuần trong 2 năm

2019, 2020).

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềTrong chương trình đào tạo cử nhân báo chí ở các trường đại học cómôn Chuyên đề hướng dẫn cho sinh viên cái nhìn tổng quan về việc các tòasoạn báo tổ chức CD va hướng dan cách thức thực hiện những bai báo CD.Tuy nhiên trên thực tế, việc tổ chức CD không đơn giản chỉ là những kỹ năngđơn thuần, mà cần được tổ chức một cách bài bản, từ lý thuyết đến thực tiễn,

phù hợp với cách làm của các tòa soạn hiện nay.

Tại hội thảo về tương lai của báo chí (The Future of News) do Tạp chíTime tổ chức ngày 12/10/2011, nhà báo Ayman Mohyeldin của Đài NBC

Trang 16

News (Mỹ) chia sẻ: “Chúng ta đang quên mất rằng có một sự khác biệt rất lớngiữa thông tin và kiến thức Nếu một quả bom phát nỗ ở Afghanistan, mọingười sẽ biết ngay sau vài giây thông qua Twitter, Facebook nhưng chắc chắnhọ không biết quả bom đó có ý nghĩa thế nào? Vụ nỗ đó có nguồn gốc từ đâu?AI đã gây ra? Chuyện gì đang xảy ra ở đó? Và đó là công việc của báo chí”.Từ sự phân tích này, nhà báo Ayman Mohyeldin cho rằng, đã đến lúc báo chí

- truyền thông cần phải quên đi cách làm báo cũ: Tập trung đưa tin mới nhất,nóng nhất Ông lấy ví dụ cách đưa tin của hàng loạt dai truyền hình về cáichết của Steve Jobs - nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc hãng công nghệ Apple.

Trong vụ này, tờ Time chủ định không “chạy đua” với các tờ báo khác trong

việc đưa tin nhanh về Steve Jobs Thay vào đó, tờ báo cho ra đời một ấn bảnđặc biệt, khá đầy đủ về Steve Jobs chỉ sau đó vài giờ “Hãy nhớ rằng, dù bạncó nhanh đến đâu thì chỉ 2 ngày sau người ta đã không còn nói đến nó nữa.Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là thông báo cho độc giả biết về cái chết

của ông ấy mà phải nói về cuộc đời ông ay, vé viéc ong ay đã thay đối thégiới của chúng ta ra sao và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi ông ấy không cònnữa Nhu cầu của độc giả là vô cùng và việc biết một thông tin nào đó khôngthé ngăn can họ muốn biết thêm nữa”, Rick Stengel - Tổng Biên tập điều hànhcủa Time - cho biết.

Đầu năm 2015, làng báo thế giới xôn xao về lá thư mà Tổng Biên tậpNew York Times, ông Dean Baquet viết gửi nhân viên của tòa soạn, đề cậpđến những định hướng của tòa soạn trong tương lai, với tiêu đề “Charting theFuture” (Tìm hướng cho tương lai) Trong đó khang định việc toà soạn lập ra

mục feature (phóng sự, ký sự, các bài chuyên sâu) đã “cứu tờ báo, định ra con

đường giúp đưa tờ báo tới những năm huy hoàng nhất và khiến các bài viết

chúng ta có chiêu sâu hơn cho bạn đọc môi ngày” Va Dean Baquet nói răng,

Trang 17

những loạt bai CD, chuyên sâu vẫn sẽ là thế mạnh của tờ báo trong tương lai,vẫn được tòa soạn chú trọng đầu tư.

Năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền khi triển khai luận văn thạcsĩ báo chí học nghiên cứu vấn đề: “Tổ chức nội dung các trang thông tinchuyên đề trên báo Lao Động”, khảo sát thực tiễn hoạt động của phóng viênbáo Lao Động và một số báo khác, qua đó tổng kết những phương thức hoạtđộng tác nghiệp của phóng viên tại các chuyên trang Tiền tệ - Đầu tư, trangSống khỏe - Sống sạch , tuy nhiên những trang chuyên đề này chỉ bàn vềmột số vấn đề với nhóm đối tượng công chúng hẹp, sự tác động đến đời sốngkinh tế - xã hội không nhiều.

Năm 2016, công trình nghiên cứu bảo vệ luận án Tiến sĩ “Xu hướngphát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay” của nghiên cứusinh Nguyễn Tri Thức (Khảo sát chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây dựngĐảng, Báo Lao Động cuối tuần, báo An ninh thế giới cuối tháng, trong 3 năm,

2012-2014) cung cấp một cái nhìn đa dang về cách thức tô chức, thực hiệnCD Qua đó phân tích xu hướng phát triển thông tin CD trên báo in Việt Namhiện nay Tác giả cũng chỉ ra thực trạng xu hướng phát triển thông tin chuyênđề trên báo in Việt Nam hiện nay thông qua việc khảo sát bốn ấn phẩm báochí, qua đó phân tích xu hướng phát triển thông tin chuyên đề, từ đó khẳngđịnh đây là lợi thế, đồng thời là xu hướng phát triển của báo in ở Việt Namhiện nay Những kết quả nghiên cứu này sau đó được tác giả biên tập, xuấtbản trong cuốn “Tổ chức chuyên đề báo chí: Thông tin chuyên đề - “phao cứu

sinh” cho báo in hiện đại? (Nxb Thông tan, Hà Nội, 2017) Trong nghiên cứunày, tác giả tập trung vào các ấn pham dạng tạp chí, tuần san, bán nguyệt san,chuyên san, chứ chưa thực sự đề cập đến việc tổ chức thông tin CD ở các tờbáo in ra hàng ngày với số lượng phát hành lớn và tam ảnh hưởng sâu rộngnhư Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động Dù có thể tương tự về cách thức,

Trang 18

bước đi, song tổ chức thông tin CÐ ở tòa soạn các ấn phẩm trên không chịunhiều áp lực lắm, do sự phản hồi và tương tác của công chúng không lớn Tácgiả cũng chưa nói đến các ấn phẩm cuối tuần là phụ san của nhiều tờ báo hangngày, dù cách thức tổ chức khá giống nhau, song nó chứa đựng những bản sắcriêng về giọng điệu thé hiện, ngôn ngữ báo chí, cách thức trình bay

Một số luận văn thạc sĩ cũng tiễn hành khảo sát các thông tin CD trênmột số báo Như luận văn thạc sĩ báo chí học của tác giả Nguyễn Văn Hảinăm 2018 với đề tài “Tổ chức tuyến bài “Van đề nóng” trên nhật báo TuổiTrẻ TP Hồ Chí Minh” (khảo sát từ tháng 8-2015 đến tháng 8- 2017) tậptrung nói về tô chức tuyến bài “Van đề nóng” trên tờ báo chính trị - xã hộira hàng ngày Đây được xem như “món ăn riêng” của mỗi số báo Tuổi trẻtrong nhiều năm liền, mang đến cho bạn đọc những tuyến bài chất lượng,được tác giả phân tích cách thức tổ chức, triển khai rất phong phú

Có một đặc điểm là các luận văn/luận án này chỉ khảo sát các bao vàtạp chí ở tầm Trung ương, tiếp cận đến nhiều nhóm đối tượng công chúng;

trong khi các báo địa phương có những hạn chế nhất định như điều kiện kinhtế - xã hội địa phương tác động đến nội dung CD và quyết định một phanquan trọng đến quá trình lấy tư liệu thực hiện CD của phóng viên; tam vĩ mô -vi mô mà van dé có thé dé cập đến sẽ ảnh hưởng và tác động sâu sắc đếnviệc thực hiện CD trên báo địa phương như thé nào chưa được nói đến dé rútra nguyên tắc thực hiện.

Bên cạnh đó, kế thừa những kết quả nghiên cứu lĩnh vực báo chí học vềcác van đề liên quan đến đề tài, tôi tham khảo nội dung liên quan một số tập

sách sau: Cơ sở lý luận báo chí (PGS TS Nguyễn Văn Dững, NXB Thông tin

và truyền thông), Hơn cả tin tức - Tương lai của báo chí (Mitchell Stephens,NXB Trẻ), Báo chí truyền thông hiện đại - Từ hàn lâm đến đời thường

(Nguyễn Văn Dững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội); Xã hội học báo chí

Trang 19

(Tran Hữu Quang, NXB Trẻ); Ngôn ngữ báo chí (Vũ Quang Hào; NXBThông tấn); Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại

(Nguyễn Thành Lợi, NXB Thông tin và Truyền thông); Tác phẩm báo chí

(Nguyễn Văn Dững (chủ biên), NXB Lý luận chính trị), Giáo trình lý luận

báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn, NXB Giáo dục Việt Nam)

Cộng với kinh nghiệm gần 15 năm trải qua những kỹ năng thực hànhvới trang CD/ nhóm dé tài CD trên một tờ báo in địa phương, với những côngđoạn từ soạn thảo đề tài, tác nghiệp, tô chức các ấn phẩm CD khác nhau, tôiđã kế thừa được khá nhiều kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp cũng nhưtổ chức, để từ đó phát triển việc phân tích, đánh giá, dự báo xu hướng phát

trién CD trên báo in trong tương lai

Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần cung cấpnhững thông tin cần thiết khi triển khai một CD một cách rõ ràng, cụ thé nhấtcho các nhóm thực hiện Sẽ có những nguyên tắc chung khi tiến hành lên ýtưởng và đề cương cho một CD cụ thé; những nội dung các bài viết trong CD(trên tình hình thực tế - hiện thực mà các bài báo sẽ tiếp cận dé lấy thông tintrong bài); những ý tưởng, định hướng ma CD muốn đề cập và gửi thông điệpđến bạn đọc Và trên hết, những nguyên tắc của cách làm việc nhóm sẽ được đềcập đến, cùng các kỹ năng đi kèm khi làm việc nhóm mà hiện nay các trường đạihọc xem đây là một trong những yếu tố cơ bản trong quy trình đào tạo Nhưvậy, giá trị thực tiễn mà luận văn đưa đến sẽ giúp những phóng viên, biên tậpviên có cơ sở lý luận đề áp dụng vào thực tế công việc ở tòa soạn

3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Qua việc khảo sát thực trạng về nội dung, hình thức của các CD trênmột số ấn phẩm thực hiện CD trên báo in cuối tuần ở Việt Nam hiện nay, luậnvăn sẽ bổ sung lý luận về cách thức triển khai và tô chức thực hiện CD báo

Trang 20

chí trong hệ thống lý luận của thê loại CÐ nói chung Chỉ ra những thànhcông, hạn chế, nguyên nhân và bất cập trong quá trình thực hiện; từ đó đềxuất giải pháp, kế hoạch, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả tác độngcủa CD trên báo in cuối tuần nói riêng, các chuyên trang, CD trên báo in nóichung trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trên báo in địa phương, nhằm tăng

sức cạnh tranh của báo 1n so với các loại hình báo chí khác Từ những cơ sở

đó, luận văn muốn chỉ ra cách thức thực hiện CD, có thé ứng dụng mô thứcđó trên thực tế công việc ở các tòa soạn báo khác nhau.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Từ những mục tiêu trên, luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấndé sau:

- Hệ thống và phát triển một số van dé lý luận về tổ chức CD trên báoin; về đặc trưng, vai trò của CD trong nền báo chí dé làm cơ sở cho các van dé

mà luận văn tập trung nghiên cứu.

- Khảo sát các CD trên các báo Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuốituần và Đà Nẵng cuối tuần (trong 2 năm 2019, 2020) qua các yếu tố: sốlượng, các vấn đề được đề cập, các thể loại thé hiện bài CD, đầu dé, cách thức

thu thập tài liệu, tác giả thực hiện

- Từ đó rút ra một số vấn đề cơ bản về kỹ năng chọn sự kién/van đềthông tin cho báo In; chọn góc độ tiếp cận sự kién/van đề thông tin; kỹ năngđặt đầu đề, thé hiện tác phẩm báo in

- Nêu ra những van dé còn tồn tại đối với cách thực hiện CD trên báo inhiện nay và dé xuất giải pháp thực hiện CD trên thực tế

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc tổ chức CD trên báo in ở

một sô tờ báo 1n cuôi tuân, nghiên cứu về nội dung, hình thức, cách thức tô chức

10

Trang 21

thực hiện, từ đó đưa ra những mô thức triển khai thực hiện CD trên báo in.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên phạm vi một số tờ báo in của Việt Nam hiệnnay Đó là các tác pham CD được đăng tải trên 3 tờ báo in: Tuổi trẻ cuối tuần,Hà Nội mới cuối tuần và Đà Nẵng cuối tuần từ tháng 1/2019 đến tháng

12/2020 Các tờ báo tô chức nội dung theo nội dung nhóm bài CD và số CD

Qua việc khảo sát cách thức thực hiện CÐ trên 3 ấn phẩm báo chí trên,chúng tôi mong muốn đưa ra một cách thức tổ chức cơ bản nhất để các cơquan báo chí có những đặc điểm tương đồng có thể nghiên cứu, áp dụng vàothực tiễn tổ chức các dạng bai CD trên ấn phẩm của mình.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí trong đờisong chính trị - xã hội.

Các phương pháp nghiên cứu gồm:

- Phương pháp nghiên cứu tai liệu: Nghiên cứu các tài liệu, như: sách,

báo, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về báo chí, trên cơ sở các kếtqua khảo sát của mình, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân dé khang địnhtính đúng đắn của van đề nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu ở các công trìnhkhoa học về chuyên dé của các tác giả, nhằm khái quát, bổ sung hệ thống lýthuyết về chuyên dé báo chí; làm cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo satthực tế và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu Luậnvăn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước có liên

quan đến chủ đề luận văn.

- Phương pháp phân tích văn bản: phân tích các tác phẩm CD trên 3 ấnphẩm: Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần và Đà Nẵng cuối tuần từtháng 1/2019 đến tháng 12/2020 Qua đó thống kê, tổng hợp, phân tích, so

11

Trang 22

sánh, chứng minh các tài liệu thu được, nhằm sử dụng để rút ra những kếtluận chung nhất cho vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng van sâu: được tiến hành trên các đối tượng:+ Phóng viên, là những người sáng tạo ra tác phẩm CD (phóng viên

Ban Cuối tuần của báo Hà Nội mới cuối tuần, báo Tuổi trẻ cuối tuần và Da

Nẵng cuối tuần)

+ Ban biên tập, Thư ký tòa soạn, Biên tập viên: những người duyệt đăng,

đề xuất đề tài (nếu có), chỉnh sửa nội dung (Trưởng ban/ phòng Cuối tuần báoHà Nội mới, Tổng biên tập báo Đà Nẵng và Thư ký tờ Tuôi trẻ cuối tuần).

Phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu về cách lên ý tưởng/ đề cương: cách triểnkhai đề cương dựa trên thực tế sự kiện — van đề như thế nào; phân công từngđề tài cho phóng viên/ cộng tác viên ra sao; khi gửi đề cương cho thư ký tòasoạn, ban biên tập và nhận được góp ý thì chỉnh sửa sao cho phù hợp; trongquá trình thực hiện bài CD, nếu phóng viên gặp trục trặc thì cả nhóm thựchiện sẽ cùng giải quyết ra sao; trong quá trình biên tập và sau đó họa sĩ lênmarket, thì ý kiến của phóng viên và họa sĩ được biên tập viên ghi nhận nhưthế nào để bài báo đúng, chuẩn và bắt mắt, ấn tượng với bạn đọc Từ đó chỉra những thế mạnh, hạn chế trong cách thức thực hiện của mỗi tờ báo, đưa ranhững định hướng về CD trên báo in cuối tuần nói riêng và báo in nói chung,dé có thé áp dụng trên các ấn phẩm báo in trong tương lai

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phan hệ thống một số van dé lý luận chung về CD báochí, bố sung lý luận về CD báo chí, làm cơ sở cho sinh viên báo chí, tòa soạncác báo có cái nhìn tổng quan về CD, có thé áp dụng vào thực tế công việc.

Luận văn góp phần làm rõ về vai trò của CD trên báo in hiện nay vànhững yêu cầu về phát trién CD phù hợp với báo chí hiện đại

12

Trang 23

6.2 Ý nghĩa thực tiễn- Chúng tôi lựa chon CD báo chí dé nghiên cứu từ co sở thực tế côngviệc, xác định đây là một hướng đi thiết thực, góp phần thúc đầy sự đổi mới,chuyên biến của báo in trong sự cạnh tranh với các loại hình báo chí khácnhằm thu hút độc giả; tiếp tục phát huy thế mạnh của báo in trên thị trường

báo chí nói chung.

- Có thé làm tài liệu tham khảo dé các cơ sở dao tạo báo chí giảng dạymôn các chuyên đề báo chí, hoặc báo chí chuyên biệt

- Xuất phat từ những van dé lý luận và thực tiễn mà luận văn dé cậpđến, sẽ có những tác động đến những người làm báo, cơ quan báo chí trongviệc lựa chọn van dé, áp dụng viết theo CD và chuyên tai van dé trong bài báođến bạn đọc.

- Góp phần đưa ra cách thức triển khai, giải pháp nâng cao chất lượngtác phẩm trên hệ thống báo in; các báo địa phương có thê học hỏi và áp dụngcách làm ở các tờ báo khác có cùng cách thực hiện Từ đó cung cấp chophóng viên, biên tập viên những hiểu biết và kỹ năng thực hiện CD sao cho

đạt hiệu quả thông tin cao nhất, thu hút bạn đọc ở mức tối đa Dé là cách thứclên ý tưởng, triển khai làm việc nhóm, nắm tư liệu để có quá trình chuẩn bịnội dung trước khi bắt tay vào xây dựng CD, là quá trình đi thu thập tài liệuvà thé hiện sao cho sâu, bắt mat; việc đặt tit, sapo như thế nào; một CÐ có thêáp dụng nhiều thê loại như bài phỏng vấn, bài phản ánh, phóng sự, bài nghị

luận ra sao

7 Kết cau luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn van đề tổ chức chuyên đề báo in

Cuôi tuân

13

Trang 24

Chương 2: Thực trạng tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần

Chương 3: Van đê và giải pháp đôi mới tô chức chuyên dé báo in cuôi tuân

14

Trang 25

NOI DUNG

Chuong 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VAN DE TO CHUC CHUYEN DE

BAO IN CUOI TUAN1.1 CO SO LY LUAN

1.1.1 Những khái niệm co bản được sử dung trong luận văn

1.1.1.1 Báo in và báo in cuối tuần- Báo in, là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiệnin (báo, tạp chí, ban tin thời sự, bản tin thông tấn), sử dụng chữ viết, tranh,ảnh, thực hiện bằng phương tiện in dé phát hành đến ban đọc (Từ điển Tiếng

Việt, NXB Đà Nẵng, Tr 196)

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, báo in là những ấn phẩm xuất bảnđịnh kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tinvề các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụcông chúng - nhóm đối tượng nao đó với mục đích nhất định (Cơ sở Lý luậnbáo chí, NXB Thông tin và Truyền thông).

Kế thừa các thành tựu khoa học kỹ thuật, báo in đã có những sự đổithay liên tục, ngày càng đẹp hon, bắt mắt hon, chất lượng in ấn tốt hơn, vàtrên tat cả, nội dung thông tin dang đáp ứng một cách tốt nhất nhu cau ngày

càng cao của công chúng.

- Báo in cuối tuần: Ra định kỳ mỗi tuần một số, vào ngày cuối tuần,thường là ngày thứ 6 hoặc phát hành vào ngày thứ 6 nhưng lịch ghi ngày xuấtbản là Chủ nhật Nội dung đa dạng với các chuyên mục như văn hóa, văn

nghệ, thể thao, đời sống dân sinh, quốc tế Tuy nhiên, khác với báo hằngngày đưa tin thời sự vừa diễn ra ngày trước đó, thì báo cuối tuần có thể đậm

“chất tuần”, với những góc nhìn đa chiều về một vấn đề, gợi nhiều cảm xúc,suy nghĩ cho người đọc và thường có dấu ấn riêng, đáp ứng nhu cầu của mộtnhóm đối tượng công chúng nhất định.

15

Trang 26

Thông tin trên tờ báo tuần không cần “nóng” mà phải đạt được tiêu chícàng đọc càng thấy thấm, càng thay hay, thông tin có chiều sâu Do đó các bàibáo trong tờ báo số cuối tuần đòi hỏi một độ lắng về vấn đề tác giả đề cập.Thông tin có thể không còn mới, nhưng nó bảo đảm không bị “nguội”, khôngbị nhàm chán Tức là người viết phải biết chọn vấn đề đề làm mới thông tin,

dẫn dắt công chúng đi theo nguồn thông tin đã được khai thác sâu, phân tíchrõ, lý giải một cách thuyết phục, chính xác, đúng định hướng

Các tờ báo xuất bản số cuối tuần có thế mạnh là tự chủ hơn về thời giannên có được sự chín muồi trong tư duy đề tài, tìm kiếm thông tin, kết nối các

chuỗi thông tin và hoàn thiện tác phẩm Cách thể hiện tác phẩm trong số báocuối tuần cũng khác các bài trong số báo hằng ngày Tác giả phải thé hiệncách lập luận chính xác, rõ ràng bản chất của vấn đề, triển khai các luận cứ,

luận điểm mang tính thuyết phục, xác đáng Trong cách sử dụng ngôn ngữ,văn phong viết mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, không theo khuôn mẫucủa ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ tường thuật như trong các bài báo cần đưathông tin nhanh hằng ngày.

1.1.1.2 Tổ chức và tổ chức chuyên dé- Tổ chức:

Theo Từ điển Tiếng Việt, tổ chức là sắp xếp, bố trí cho thành một chỉnhthể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định; làmnhững gì cần thiết dé tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quảtốt nhất (NXB Đà Nẵng, Tr 1349)

Trong hoạt động báo chí, khái niệm tô chức được hiểu là việc xây dựngkế hoạch thông tin và tổ chức nội dung, hình thức của từng chuyên mục,chương trình, số báo sao cho đạt hiệu quả cao nhất Có thể nói, tổ chức thực

hiện nội dung chính là sự bàn bạc, phân công các bộ phận chuyên môn, từng

thành viên trong phòng/ban/tòa soạn thực hiện kế hoạch xuất bản từng số báo,

16

Trang 27

trang báo, tạp chí sắp xuất bản Theo tác giả Hà Huy Phượng trong cuốn “Tô

chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,

2006”, thì tổ chức nội dung báo và tạp chí “là việc lập kế hoạch nội dung từngsố báo, trang báo, tạp chí sắp xuất bản, tổ chức thực hiện dé đạt được mụcđích, mục tiêu và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng mà cơ

cơ quan báo chí đó hướng đến”.

Cách thức tổ chức này nhằm đưa lại một kết quả nhất định, có thé hìnhdung ra kết quả đó do quá trình dự thảo nội dung các bài viết và tiễn hànhthực hiện ý tưởng, biến ý tưởng thành một sản phẩm/ kết quả cụ thé Qua đó,các phòng/ban/tòa soạn xây dựng kế hoạch và tổ chức nội dung, cho ra kếtquả cuối cùng là số báo đến tay bạn đọc đúng thời gian ấn định.

- Chuyên đề:Theo Từ điển Tiếng Việt, chuyên đề là “vẫn đề chuyên môn (được

nghiên cứu hoặc thảo luận)” (NXB Đà Nẵng, Tr 265).

Thuật ngữ chuyên đề được ghép từ 2 từ “chuyên” và “đề” “Chuyên” cóthê hiểu là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về Còn “đề” trong phạm vi ghiéncứu này, có nghĩa là van dé, dé tài, chủ dé Theo tác giả Nguyễn Tri Thức, CDlà nói đến một đề tài chuyên sâu, chuyên biệt nào đó, hoặc là việc bàn chuyênsâu về một đề tài nào đó, trong phạm vi thời gian, không gian nhất định.

Nói một cách dễ hiểu, CD là chuyên về một vấn dé nao đó Ở đây làmột vấn đề báo chí được mồ xẻ, phân tích, đưa ví dụ dẫn chứng cụ thể, nhằmthuyết phục người đọc hiểu về van dé mà các bài báo đặt ra.

Trong hoạt động báo chí, các CD báo chí phần lớn đề cập đến nhữngvan đề mới hoặc là một van dé cũ nhưng được làm mới nội dung, vì còn nhiềuđiều khúc mắc, cần được tuyên truyền, bàn luận kỹ lưỡng, có thể thu hút sự

quan tâm của công chúng.

17

Trang 28

Như CD An ninh mạng trên ấn phẩm DNCT số ra ngày 26/4/2020 đềcập đến những van dé thời sự sau 1 năm thực hiện Luật An ninh mạng: quyềncon người, quyền công dân được bảo đảm, là những van dé cét lõi đó là đưatin giả thì sẽ có các luật và văn bản dưới luật xử phạt, chan chỉnh Và các vanđề khác liên quan đến an ninh mạng, đó là đưa tin đúng - đủ, trong đó có nhắcđến trách nhiệm của truyền thông; là kiểm chứng thông tin khi tiếp nhậnthông tin trên mạng xã hội Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng không kém lànguồn nhân lực giúp bảo mật thông tin hiện được đào tạo trong các trường đạihọc như thế nào, có thể đáp ứng đến đâu nhu cầu trong các cơ quan, doanh

nghiệp

Từ phân tích trên, tác giả cho rằng, chuyên đề là những vấn đề chuyênmôn, chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề, đề tài nào đó, được biểuhiện thông qua nhiều góc độ, lăng kính khác nhau, nhằm làm rõ bản chất của

sự việc, hiện tượng được nêu ra, tùy theo mục đích của nghiên cứu.

- Tổ chức chuyên để:Từ những quan niệm về tô chức và CD đã phân tích ở trên và theo quanđiểm của tác giả Nguyễn Tri Thức, có thể hiểu tổ chức CD là sắp xếp, tiếnhành một cách chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ dé, van dé, đề tài chuyênmôn nào đó, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được phảnánh, chuyên tải dưới các góc độ, cách thức, phương pháp, phương tiện kỹthuật tiếp cận khác nhau, nhằm cung cấp một khối lượng thông tin lớn,chuyên về một chủ đề nào đó, dưới nhiều hình thức, góc độ cho những đốitượng tiếp nhận khác nhau

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích của chủ thê truyền phát thôngtin mà cách thức tổ chức CD có khác nhau Ví dụ, trong trường học, có thé tôchức các CD về cải tiến phương pháp giảng dạy, đổi mới giáo dục đại học Trong một tô chức chính trị - xã hội, có thể tổ chức các CD theo chủ dé năm.Với cuộc vận động học tập và làm theo tắm gương, đạo đức, phong cách Chủ

18

Trang 29

tịch Hồ Chí Minh, thì chủ đề năm 2020 là “Tang cường khối đại đoàn kết toàndân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; hay các đợt tổ chức sinh hoạtchính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng , thông qua các chủ dé, dé tài đãđược xác định, bằng các hình thức như qua văn bản, tham luận, phim ảnh, báo

cáo, đưa lại những nội dung thông tin cần thiết đến người nghe

Theo tác giả, với tác phẩm báo chí, tổ chức CD là quá trình lên kếhoạch tô chức soạn thảo đề cương những tác phẩm được liên kết theo một đặcđiểm chung về nội dung, tập trung xoay quanh một vấn đề, một chủ đề thời sựhoặc một địa phương, một lĩnh vực nào đó và có thể xuất hiện trên cùng mộtsố báo Các nội dung chuyên tải thông tin khác nhau trong một CD báo chí cóthê làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng, lý giải nguyên nhân cũng nhưmang tính định hướng Các CD báo chí do đó cung cấp cho công chúng mộtlượng kiến thức tổng quan, đa chiều, khách quan xung quanh các chủ dé, détài cụ thể.

Ngoài ra, việc xây dựng một CD trên báo in có thể tô chức trên từng ấnphẩm khác nhau, thì cách gọi CD đó cũng khác nhau Ví dụ như CD có cùngchủ đề trên ấn phẩm cuối tuần, thì được xem là nhóm bai CD; các bài có cùngchủ đề được đăng trên báo in ra dai kỳ thì được gọi là tuyến bài Theo tácgiả, có thé hiểu tổ chức nhóm bài/ tuyến bài trên báo in là việc xây dựng kếhoạch thông tin và tổ chức nội dung, hình thức của các tác phẩm báo chí, cónhững điểm chung về nội dung, tập trung vào một van đề, một chủ dé, có théxuât hiện trên cùng một sô báo hoặc một vài sô báo xuât bản liên tiép.

1.1.1.3 Tổ chức chuyên dé báo in cuối tuầnHiện nay nhiều cơ quan báo chí hướng đến việc cung cấp những thôngtin chuyên sâu, mang tính lý giải, bình luận bằng một hoặc nhiều bài báo triểnkhai thành nhóm vấn đề, bù đắp cho việc đưa tin ban đầu chưa giải đáp thấu

19

Trang 30

đáo Đây vừa là định hướng thông tin, vừa bày tỏ quan điểm của tác giả cũngnhư tòa soạn báo về vấn đề đó Cũng theo dự báo của nhiều nhà nghiên cứu,

tùy theo tầm quan trọng hay quy mô chủ đề, việc đưa thông tin theo hướngbình luận này được coi là định hướng phát triển của các cơ quan báo chí, là

“báo chí của tương lai”.

Qua đó, thông tin có thé đưa thành tuyến bài dài kỳ hoặc nhóm bai CDtrên cùng một số báo, có tên chung, ảnh ở trang bìa phải bảo đảm thê hiệnđược nội dung thông tin mà chuyên đề đề cập Ở tuyến bài là sự phân bổ vandé và cách tiếp cận từng van đề khác nhau Còn các CD thường đi theo mộtchủ đề chung, quy mô tổ chức thông tin về một chủ đề, đề tài cụ thể nào đó ởmỗi số báo.

Trên các ấn phẩm cuối tuần, CD được triển khai là nhóm bài CD, tậphợp những bài báo có cùng chung van đề, xoay quanh một chủ dé chung Mộtchủ đề có thé rộng hay hep tùy theo lựa chọn của người tô chức CD triển khaiđến đâu Chủ đề của các CD rất đa dạng, phong phú, từ chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đến những vấn đề hẹp như một vùng đất,

một món ăn, một con người Mỗi CD thường được tô chức có 3 - 5 bài Cóthé có 1 - 2 bài chính tùy theo số lượng từ và nguồn thông tin đề cập trongbài, là những bài dài đặc biệt mang tính vấn đề nào đó trong cuộc sống: hoặccác bài có độ dài tương đương nhau, mỗi bài phản ánh một vấn đề, khía cạnhkhác nhau về một chủ đề

Các ấn phẩm cuối tuần hiện nay đa số chọn CD để thực hiện nhóm bàichính, bên cạnh các chuyên trang, chuyên mục khác Thể hiện tính chất “đọcchậm”, cần thời gian và cần cả sự mong muốn nhìn lại vấn đề đã xảy ra của

công chúng.

Một vấn đề chung mà tác giả bắt gặp trên cả 3 ấn phẩm khảo sát, đó làdé tài về văn hóa, trong đó có văn hóa truyền thống được khai thác khá nhiều

20

Trang 31

Có thể sự đầu tư của Nhà nước về vấn đề văn hóa, sự quan tâm của côngchúng cũng như những vấn đề nội tại của văn hóa truyền thống có sức hấpdẫn lớn đối với các báo.

Một đặc điểm quan trọng của việc tô chức một CD trên tờ báo đó là déhình thành một CD cụ thé, là công sức của một nhóm người, từ phóng viên,biên tập viên, thư ký tòa soạn, họa sỹ trình bày, lãnh đạo cơ quan báo chí.Trong đó năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên đóng vai trò quyếtđịnh đến chất lượng CD, bởi họ là người tiến hành thu thập thông tin trong

quá trình tác nghiệp, biên tập và sản xuất ra một sản phẩm cụ thé.

Tổ chức một CD gồm nhiều bài đồng nghĩa với việc tích hợp nhiều théloại khác nhau trong nhóm bài báo, với giọng văn, phong cách thé hiện khácnhau Là một sản phâm mang tính tập thé, làm việc theo nhóm, nên quy trìnhsản xuất đều quan trọng như nhau, từ khâu lên ý tưởng, tổ chức nội dung đếntrình bày, bảo đảm vấn đề được thé hiện một cách nổi bật, bắt mắt, với mụctiêu cuối cùng là thu hút sự quan tâm của đọc giả

Tác giả Nguyễn Tri Thức trong luận án tiến sĩ “Xu hướng phát triểnthông tin chuyên dé trên báo in Việt Nam hiện nay” (Luận án tiễn sĩ, Học việnBáo chí và tuyên truyền, 2016) đã dựa vào quy mô tô chức thông tin để phânchia các loại CÐ cơ bản, đó là: Số chuyên đề (đối với báo in), chương trìnhchuyên đề (đối với phát thanh và truyền hình), loạt bài/nhóm bài chuyên đề vàtrang chuyên đề Trong đó, tác giả cho biết, nếu dựa vào mô thức thông tin,thì trang CD có một bài chính và một số bài phụ và các hộp dữ liệu thôngtin/đồ họa bổ trợ; loạt bài/cụm bài/tuyến bai CD bao gồm một loạt bài, mộtnhóm bài về cùng một chủ đề; số CD bao gồm cả hoặc phan nhiều số báo/tạpchí về cùng chủ đề, lĩnh vực phan ảnh Điều này cũng có thé áp dụng đối vớicác loại hình phát thanh, truyền hình, khi cả chương trình đó đều tập trung

vào một chủ đê, lĩnh vực cụ thê mà nó phản ánh

21

Trang 32

Nếu dựa vào dung lượng thông tin, nêu dung lượng ngan/it, đó là trang CD.Nếu tăng dung lượng nhiều hơn, từ 4-5 bài trở lên, đó là loạt bài/cụm bai CD và số

CD là dung lượng thông tin lớn nhất, phong phú, tổng quát nhất của cả một sốbáo, chỉ chuyên về một chủ dé, lĩnh vực, đối tượng phản ánh nào đó

1.1.1.4 Tuyến bài, nhóm bài trên báo in cuối tuầnViệc các tòa soạn triên khai tuyến bài trên một hoặc nhiều số báo hoặcnhóm bai CD trên cùng một số báo có những điểm tương đồng Do là đặt tênchủ đề chung, có sapo chung, các bài báo tập trung nội hàm vào vấn đềchung nhất đó, phát triển nội dung chiều sâu, gặp gỡ những chuyên gia, cungcấp dữ liệu và thông tin nền, xây dựng bảng biểu, đồ họa và sử dụng cáchình ảnh bồ trợ

Tuyến bài thường chọn một chủ đề, một vấn đề được dư luận quan tâmdé triển khai các hướng tiếp cận, là sự phân bổ vấn dé va cách tiếp cận từng

van đề khác nhau, phân chia cho từng bài Đề tài của tuyến bài bởi vậy luônnằm trong dòng thời sự chủ lưu, người dân và các cấp chính quyền đều đang hếtsức quan tâm, cần làm nhanh đề đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian, cần giải pháphoặc câu trả lời sau đó Có thê nói tuyến bài hướng đến báo chí giải pháp Nhiềuđề tài được tô chức ngay trong ngày đề đăng vào ngày hôm sau Một số nội dungdù được chuẩn bị trước nhưng cũng tô chức thực hiện trong thời gian ngắn.Ngôn ngữ sử dụng trong tuyến bài phần lớn là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiệnhữu để phan ánh, có thêm một phần ngôn ngữ bình luận Như vậy, yếu tổ thời sự

vẫn là yêu cầu then chốt của tô chức tuyến bài

Trong tuyến bài, mỗi bài có thé xem như những bài báo độc lập vì mỗisố chỉ đăng một kỳ, nhiều bài tổ chức “cửa số” thông tin, hình ảnh, đồ họathông tin đi kèm Tuy nhiên tính độc lập của mỗi bài báo trong tuyến bài chỉ

mang tính chất tương đối, nhiều tuyến bài vẫn phải đọc bài trước đó hoặc sau

đó người đọc mới năm hệt thông tin xuyên suôit.

22

Trang 33

Trong khi CD của các báo cuối tuần thường được lên đề cương kếhoạch và tổ chức khá lâu trước mỗi số báo Các CD thường đi theo một chủđề chung, cụ thể, đi sâu bàn về một vấn đề và làm rõ trong các bài viết Cácbài trong một CD là một nhóm bài Về mặt tổng thể, các bài báo trong CD théhiện sự liên kết, gan bó với nhau Song với nhiều năm là người tổ chức vàthực hiện các nhóm bài CD, cộng với quá trình nghiên cứu cách thức tô chức,thực hiện tác phẩm trên các ấn phẩm cuối tuần HNMCT và TTCT, tác giả chorằng, dù nói về cùng một chủ dé, song các bài báo trong mỗi CD vẫn có tínhđộc lập rất rõ, mỗi bài báo vẫn thể hiện được chủ đề muốn nói, chứ không hắnlà phải doc bài này để hiểu bài kia xem CD muốn nói điều gì Đây là sự khácbiệt khá rõ nét so với các CD được thực hiện bằng tuyến bài mà tác giả pháthiện ra khi so sánh giữa tuyến bài và nhóm bai CD.

Mỗi bài báo CD có những ví du sinh động về câu chuyện được kể.Trong đó tác giả có thé sử dụng ngôn ngữ của phóng sự, ké chuyện, vớinhững từ ngữ diễn tả đầy hình ảnh và những mô tả chỉ tiết, sinh động Các chỉtiết, câu nói của nhân vật được trích dẫn một cách linh hoạt, cuốn hút; giọngvăn có thể thể hiện sự nghiêm túc, châm biếm, sâu sắc Ngôn ngữ bình luậnlà thé mạnh của bài CD, thé hiện phong cách của người viết Day là một trongnhững đặc điểm thu hút được sự chú ý của người đọc

Nhiều CD báo chí như là một cách tổng hợp, khái quát nhất về chândung một con người, một vùng đất, một món ăn , thé hiện sự đa chiều,chuyên sâu, thực sự là những tài liệu tham khảo bồ ích đối với những ngườicó liên quan đến nghiên cứu khoa học, lịch sử (báo DNCT từng ra số đặc biệt32 trang mang chủ đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một con người, một thiêntài” ngày 13/10/2013, ngày cả nước tổ chức quốc tang Đại tướng: hay số báochủ đề “Hoàng Sa - 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép”, 24 trang ra

ngày 19/1/2014 ).

23

Trang 34

Tác giả Nguyễn Tri Thức viết trong cuốn Tổ chức chuyên dé báo chí:Thông tin chuyên đề - “phao cứu sinh” cho báo in hiện đại? (Nxb Thông tan,Tr 127) cho răng, phần thông tin lý lẽ, lý luận mang tính phân tích, giải thích,bình luận, chứng minh là không thể thiếu, thậm chí phải được coi trọng trongviệc thuyết phục bạn đọc Tuy nhiên, những thông tin lý luận, chuyên sâuthường không hấp dẫn đa số bạn đọc Các hạn chế như: không thời sự, kénđối tượng độc giả, dé bị trùng lắp nếu không tô chức nội dung tốt, nhiều bàichuyên sâu nên hàn lâm khó đọc

Những đánh giá này nghiêng về việc tổ chức CD trên các tạp chí hơn làtờ báo cuối tuần Bởi trên các tờ cuối tuần, các bài báo dù đi sâu phân tíchmột vấn đề cụ thẻ, song giữ ngôn ngữ bình luận với phong cách mềm mại,việc phân tích cũng không quá nặng về tư duy logic Cùng với đánh giá: “vìtính chất chuyên biệt của thông tin, không phải bạn đọc nao cũng quan tamđến CD mà báo dé cập nên khó lôi kéo được người đọc Dẫn đến khó có thétìm các CÐ có thể phù hợp với tat cả mọi người”, thì tác giả luận văn có cùngquan điểm, vì thế không phải CD nao trên các ấn phẩm cũng được ban đọc

Mỗi tờ báo đều có nhóm đối tượng công chúng riêng Tuy nhiên, viếtcho công chúng của mình không phải là điều dé dàng, nên các tòa soạn báo

vân thê hiện việc việt cho nhóm công chúng riêng cũng như nhóm đại chúng,

24

Trang 35

song ở phần nào nhiều hơn Điều này sẽ quyết định cách lựa chọn sự kiện,van đề, góc nhìn và thái độ tác nghiệp của cơ quan báo chí Với những tờ báocuối tuần, nhóm công chúng tập trung nhiều vào lứa tuổi 40-60, do đó các chủđề được đề cập nhiều nhất liên quan đến chính trị, văn hóa, khoa học đều có

“độ dam” trong thé hiện nội dung thông qua sự day đủ trong thông tin, ngônngữ chỉn chu, dễ hiểu Bên cạnh đó, độc giả trong điều kiện có thể tiếp nhậnthông tin qua rất nhiều kênh tin tức khác nhau, nên các báo cuối tuần phải tìmhiểu xem nhóm công chúng của mình hiện nay muốn gì đọc gì, đọc nghiêng về

vấn đề nào và xem gì trên tờ báo có “món ăn” chuyên đề mình vừa trình bày.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của đông đảo công chúng vàquan điểm của co quan báo chí trùng hợp với nhau Vì đối với một số van dé,tờ báo có chính kiến riêng, có quyên lên tiếng hay từ chối thông tin về vấn đềđó, đây là điều bình thường khi đó là vì quan điểm, lợi ích chính đáng của tờbáo, sự tuân thủ chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan chủ quản tờ báo và có thể caohơn là lợi ích của quốc gia, dân tộc

1.1.2.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Lý thuyết do 2 GS Maxwell McCombs và Donald L Shaw (Đại học

North Carolina, Mỹ) đề xướng năm 1972, in trong cuén Chức năng thiết lậpChương trình nghị sự của truyền thông đại chúng, cho răng truyền thông đạichúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, cácbản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí truyền thông ảnh hưởng đếnsự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xungquanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chương trình” nétnôi bật khác nhau, từ đó có thê tác động và tạo ra sự dẫn đường trong tương lai.

Theo đó, khi lựa chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, lãnh đạo banbiên tập sẽ quyết định đưa tin, bài nào làm tin chính, quan trọng của sốbáo/chương trình Qua đó sẽ định hình các quan điểm chính trị của cơ quan

25

Trang 36

báo chí Công chúng ngoài việc nắm được tin tức, còn hiểu được tầm quan

trọng cua thông tin khi đọc/xem thời lượng va vi trí đăng tin.

Từ lý thuyết của Maxwell MeCombs và Donald L Shaw cho thấy, việcthiết lập chương trình nghị sự sẽ tao ra hiệu ứng truyền thông và truyền thôngảnh hưởng đến sự quyết định, thậm chí là sự thay đôi suy nghĩ, lựa chọn của

khán giả.

Tổng biên tập tạp chí Người làm báo, nhà báo Nguyễn Thành Lợi trongcuốn “Bàn về sự sinh tồn của báo in trong môi trường hội tụ truyền thông”,Báo chí - Truyền thông: Những điểm nhìn từ thực tiễn (Tập 3, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội, tr.127-133) cho răng: Lý thuyết “thiết lập chương trình nghịsự” mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúngthông qua các phương tiện truyền thông Trong xã hội, nếu một tin tức nào đóđược nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coinó quan trọng hơn những thông tin khác Các cơ quan báo chí truyền thôngdựa vào giá trị quan và mục đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trườngthực tế để “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất désản xuất và cung cấp cho công chúng những thông tin “đúng sự thật”.

Theo GS James W Dearing (Đại học bang Michigan, Mỹ) va GS.Everett M Rogers (Đại học New Mexico, Mỹ) trong cuốn “Khảo sát chứcnăng thiết lập chương trình nghị sự”, tiễn trình "thiết lập chương trình nghị

sự" gồm 3 bước:

- Bước đầu tiên là chọn lựa và quyết định những chủ đề nào quan trọngsẽ được đưa ra thảo luận trên các phương tiện truyền thông qua chức năng “gáccửa” Gác cửa được mô tả như những trạm kiểm soát mà tin tức đi qua trướckhi đến được với công chúng Những người gác cửa (nhà báo, các biên tậpviên ) có nhiệm vụ quyết định xem những tin tức nao được đưa ra cho côngchúng nhìn và đọc Đây được gọi là chương trình nghị sự của truyền thông.

26

Trang 37

- Bước thứ hai là những chủ đề đã tác động lên suy nghĩ của công luận,được thảo luận trên các phương tiện truyền thông, tức là chương trình nghị sự

của công chúng.

- Bước cuối cùng là chương trình nghị sự của công chúng tác động đếnchương trình nghị sự của giới chính tri, của chính phủ.

1.1.2.3 Lý thuyết đóng khungLý thuyết này do nhà xã hội học người Mỹ gốc Canada ErvingGoffman đưa ra lần đầu tiên vào năm 1974, sau đó nhiều nhà nghiên cứu đãphát triển lý thuyết này cho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng GS.

Gamson William (Đại học Boston, Mỹ) cho rằng quá trình đóng khung củabáo chí là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ và cái

gì được nhắn mạnh”

GS Robert Entman (Đại học George Washington, Mỹ) trong một bài

viết mang tên “Framing: Toward Clarification of a Fractured Paradigm”(đóng

khung: hướng tới một mô hình bị đứt gãy), cho rằng: “Quá trình đóng khung

chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn và làm nồi bật Đóng khung có nghĩa là lựachọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nồi bật lên

trên văn bản truyền thông bằng cách nhắn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một

cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó”.

Chúng ta hiểu rằng báo chí phản ánh thực tại khách quan, là tắm gương

phản ánh mọi sự kiện trong cuộc sống Tuy nhiên thực chất, hiện thực kháchquan ấy đã được “đóng khung” thông qua góc nhìn nhận của nhà báo Nhàbáo đã “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì đượcnhấn mạnh” trong bài viết của minh chứ không chỉ đơn thuần là “phản ánh lạisự kiện” Với lý thuyết đóng khung, nhà báo sử dụng để truyền tải nhữngthông tin họ muốn đưa đến cho công chúng.

27

Trang 38

Cũng giống như lý thuyết đóng khung, lý thuyết thiết lập chương trình

nghị sự tập trung vào cách truyền thông thu hút sự chú ý của công chúng vào

các chủ đề cụ thể Nhà báo tạo ra một khung thông tin, giải thích và mô tả bốicảnh của vấn đề đề giành sự ủng hộ tối đa từ người nghe Các nhà báo đóngkhung tin tức qua việc chọn góc độ tiếp cận tin tức (hay cách đặt vấn đề/cáchlý giải); lựa chọn nguồn tin (chọn các nguồn này và tránh các nguồn khác);cách đặt tít tựa và chọn từ ngữ; cách trình bày trang báo; lựa chọn và trình bàyhình ảnh/tranh vé/d6 họa

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỀN

1.2.1 Báo in trong môi trường truyền thông mới1.2.1.1 Báo in trong hệ sinh thái truyén thông online- Tình hình báo in trên thé giới

Theo khảo sát năm 2019 của Hiệp hội Truyền thông tin tức quốc tế

thực hiện ở Mỹ, dự kiến 20 hãng thông tấn cung cấp tin tức toàn cầu của nướcnày sẽ giảm trung bình 23% doanh số quảng cáo trong năm 2020 Khảo sátnày cũng cho thấy, lưu lượng truy cập trang web và một số báo mạng tăng lênhằng ngày, đặc biệt là các chuyên mục, tin tức bao trùm về dịch bệnh Tuynhiên, một số lượng lớn các tờ báo địa phương vẫn phải cắt giảm nội dung vànhân sự, do sụt giảm doanh số quảng cáo Báo The New York Times ước tínhcác hãng tin tức ở Mỹ đã cắt giảm khoảng 28.000 việc làm do cuộc khủnghoảng Covid-19 và những tác động kinh tế đi kèm.

Một số tờ báo lớn của Mỹ như The New York Times, The WashingtonPost hay The Wall Street Journal đã có thêm nguồn thu từ người theo dõi cácan phẩm kỹ thuật số Còn nhiều tờ báo giấy khác vẫn phụ thuộc nguồn thuquảng cáo Trong khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu

thì báo chí càng bị sụt giảm doanh thu từ bán báo và quảng cáo Ước tính có

28

Trang 39

khoảng 80% nội dung quảng cáo được Google và Facebook thực hiện trên

nền tảng quảng cáo kỹ thuật SỐ.

Trong cơn khủng hoảng này, nhiều tờ báo tên tuổi phải đóng cửa, nhiềubáo dừng ban báo in để chuyển sang báo điện tử Đến nay, tờ New YorkTimes là một trong những tờ báo chuyên hướng từ báo in sang báo điện tử vàthành công hơn cả, khi không chạy đua theo lượng truy cập mà tập trung vào

việc khai thác nội dung và bán các bài báo đó Đến cuối tháng 9/2021, NewYork Times có hơn 8,4 triệu tài khoản đăng ký theo dõi phiên bản kỹ thuật sé.Trong đó có hơn 7,6 triệu hiện là thuê bao kỹ thuật số và 795.000 tài khoản

đăng ky bản in trong quý 3 của năm Hướng di của New York Times được

xem là thành công khi tích hợp công nghệ số đề làm nền tảng nhưng tập trungvào thé mạnh truyền thống của báo chí là chất lượng thông tin Tờ báo này đãthực hiện nhiều bài viết dưới dạng phân tích sâu các câu chuyện đáng chú ýđã được nhiều tờ nhật báo đăng tải trong tuần trước Các bài phân tích hé lộnhiều chỉ tiết mới, đồng thời giải thích cho độc giả biết vì sao chuyện lại diễnra như thế, vì sao nó có ý nghĩa Các bài báo như thế đã thu hút hàng triệucông chúng tìm đọc vì nó thỏa mãn câu hỏi như thế nào và tại sao mà báo chí

luôn di tìm.

Có thé khang định, bài sâu chính là tương lai của báo in

- Báo ino Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng

11/2021, cả nước có 816 cơ quan bao chi, trong đó có 230 cơ quan thực hiện

2 loại hình báo in và điện tử (116 cơ báo, 114 cơ quan tạp chí) sản xuất 557báo, tạp chí in; 29 báo, tạp chí điện tử.

Doanh thu hoạt động báo chí năm 2021 giảm 4% so với năm 2020 Qua

khảo sát, nắm bắt số liệu của 159 cơ quan báo chí in và điện tử (81 báo, 78 tạpchi) Trong đó, tông doanh thu khối báo giảm 30,6% so với năm 2020 (năm

29

Trang 40

2020 là 2.855 tỷ đồng, năm 2021 là 1.952 tỷ đồng) Tổng doanh thu khối tạpchí cũng giảm dần từng năm với 307 tỷ đồng trong năm 2019, 259 tỷ trong

năm 2020 và năm 2021 giảm còn 170 tỷ.

Trong năm 2021, kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh

hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và sự chi phối, cạnh tranh của các nền

tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới Các cơ quan báochí được cấp toàn bộ hoặc một phần nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sáchNhà nước ít bị ảnh hưởng hơn các cơ quan báo chí tự chủ dé đảm bao cân đốithu chi Nhiều cơ quan báo chí đã có những điều chỉnh, thay đổi dé kịp thờithích ứng, hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh Số lượng phát hành vàquảng cáo của nhiều cơ quan báo chí giảm, nhiều cơ quan báo chí phải giảmtrang, giảm kỳ xuất bản, một số cơ quan báo chí như Báo Đà Nẵng phải tạmdừng xuất bản các ấn phẩm báo in Đà Nẵng hằng ngày và DNCT từ ngày

16/8/2021 - 5/9/2021 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Ngoài khó khăn về tài chính, nhiều báo cũng lúng túng trong xác địnhhướng đi, giữa việc đầu tư mạnh dé phát triển báo điện tử hay giữ vững tờ báoin đã có những giá trị đi vào lòng bạn đọc Khi thực hiện Quyết định số362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch pháttriển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, các cơ quan báo chí cũng bịáp lực trong chuyền đổi mô hình, cách thức hoạt động; trong đó tập trung vàoviệc sắp xếp tổ chức bộ máy và kinh tế báo chí Ở báo Da Nẵng, một sốphòng, ban như phòng báo Điện tử nhập vào phòng Tòa soạn, nhưng trong kếhoạch phát triển thì báo điện tử ngang hàng với báo in, khiến việc điều hànhlúng túng và hiệu quả không như mong muốn Còn giữ vững tờ báo in là giữvững như thé nao, duy tri cách làm cũ hay đổi mới dé phát triển? Việc đổimới cách đưa tin hay không dé sót tin trên dia bàn chỉ là những thay đối rat

nhỏ so với yêu câu đôi mới việc triên khai các vân đê trong các bài viêt mang

30

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình biên tập và các cấp kiểm duyệt nội dung thực hiện ấn - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần (Khảo sát báo Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần năm 2019, 2020)
Hình 2.1. Mô hình biên tập và các cấp kiểm duyệt nội dung thực hiện ấn (Trang 66)
Hình 2.2: Mô hình biên tập và các cấp kiểm duyệt nội dung thực hiện ấn - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần (Khảo sát báo Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần năm 2019, 2020)
Hình 2.2 Mô hình biên tập và các cấp kiểm duyệt nội dung thực hiện ấn (Trang 73)
Hình 2.3: Trang bia ấn phẩm PNCT ngày 8/3/2020 (trai) và ĐNCT ngày - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức chuyên đề trên báo in cuối tuần (Khảo sát báo Tuổi trẻ cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần năm 2019, 2020)
Hình 2.3 Trang bia ấn phẩm PNCT ngày 8/3/2020 (trai) và ĐNCT ngày (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN