DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBTSPG Ban Tri sự Phật giao BTSPGVN Ban Tri su Phat giao Viét Nam DBSCL Đồng băng sông Cửu Long GHPG Giáo hội Phật giáo GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hội ĐKSS
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THẠCH BƯỚC
TINH VINH LONG
LUAN VAN THAC SI TON GIAO HOC
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI DOAN KET SƯ SAI YÊU NƯỚC
TINH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 8229009.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Hữu Thụ
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các sô liệu, tư liệu được sử dụng
đê trích dân trong luận văn là trung thực, có xuât xứ
và nguôn gôc rõ ràng.
Tác gia
Thạch Bước
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTSPG Ban Tri sự Phật giao
BTSPGVN Ban Tri su Phat giao Viét Nam
DBSCL Đồng băng sông Cửu Long
GHPG Giáo hội Phật giáo
GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Hội ĐKSSYN Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước
Hội SSYN Hội Sư sai yêu nước
HT Hòa thượng
MTDTGP Mặt tran Dân tộc giải phóng
MTTQ Mặt trận Tô quốc
PGNT Phật giáo Nam tông
PGNTK Phật giáo Nam tông Khmer
TNB Tây Nam bộ
DTTS Dân tộc thiểu số
VNCH Việt Nam cộng hòa
PGVN Phật giáo Việt Nam
TNB Tây Nam Bộ
UBMTTQVN Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trang 5MỤC LỤC
0//0527.1000 4 |
Chương 1: TÔ CHỨC CUA HOI DOAN KET SƯ SAI YÊU NƯỚC TINH VINH 089) c1 11
1.1 Khái quát về tinh Vĩnh Long - 2 22 s+S++£2+E+£E+£E+EzEzeerxees 11 LVL Vi tri 07 -“ Õ13 11 1.1.2 Điều kiện tự nhiên - ¿2 St tSk+E+EEEE+E+EEEEEEeEeEeEkskerererkerrreree 12 1.1.3 Dac diém dan nh ÔỎ 13 1.1.4 Đặc điểm đời sống kinh tế - xã hội 2-2 2 s+x+zxzxeced 17 1.1.5 Đặc điểm tình hình tôn giáo trên địa bàn tinh Vĩnh Long 20
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Hội Đoàn kết Sư sãi yêu ¡0021 Ốe 24
1.2.1 Đặc điểm tình hình Phật giáo Nam tông Khmer 24
1.2.2 Tổ chức bộ máy truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer 27
1.2.3 Tình hình Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Vĩnh Long 32
1.2.4 Quá trình hình thành và phát triển của Hội Doan kết Sư sai yêu nước tỉnh Vinh ONB - c6 E3 19911 91 E91 1911 1 vn ng ng ry 35 1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Vinh On - -. - + + 1918910119911 91 E91 19 1 vn ng ng vn y 39 1.3.1 Cơ cấu t6 Chức cc+xccthEH HH, 39 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước 41
1.3.3 Chức nang, nhiệm vu cua Chi Hội đoàn kết sư sãi yêu nước 43
Tiểu kết chương - - 2-2 2 +E9EESEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEE71E111 1.1 xe 44 Chương 2: HOẠT ĐỘNG CUA HOI DOAN KET SƯ SAI YÊU NƯỚC TINH VINH LONG 47
2.1 Một số hoạt động nổi bật của Hội Doan kết Sư sai yêu nước tỉnh Vinh LON 47
Trang 62.1.1 Khái quát một số hoạt động trước năm 975 - - «+ «++s«+ 472.1.2 Một số hoạt động nổi bật từ khi thành lập hội đến nay 482.2 Những yếu tố tác động đến hoạt động của Hội Doan kết Sư sai yêu nước
tinh 41:80:01 54
2.2.1 Am mưu và thủ đoạn lợi dụng van dé tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thé lực thù địch - - -csccxexerxererxerersere 542.2.2 Xu hướng trẻ hóa và giảm dan đội ngũ chức sắc - 562.2.3 Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt độngcủa Hội Đoàn kết Sư sãi yêu
isi0006925 79
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài Vĩnh Long là vùng đất có lịch sử - văn hóa lâu đời; người Khmer tỉnhVĩnh Long chủ yếu tin theo Phật giáo Nam tông Năm 1964, Khu ủy TâyNam bộ chủ trương thành lập “Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước” ở 03 cấp(huyện, tỉnh và khu) nhằm tập hợp, đoàn kết Sư sãi và Phật tử Khmer đấu tranh chống lại chính quyền tay sai, phản động ở miền Nam - Việt Nam Hòa
thượng Thạch Som được tín nhiệm cử làm Hội trưởng Hội ĐKSSYN khu Tây Nam bộ; Hòa thượng Sơn Vọng - Phó chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam làm Chủ tịch danh dự Sau đó Hội ĐKSSYN các cấp ởcác địa phương có chùa Khmer lần lượt được thành lập
Giai đoạn 1964 -1975, Hội DKSSYN được xem là tô chức chính trị - xã hội của giới Sư sãi và Phật tử Khmer; hoạt động như một tô chức đoàn thé trong hệ thống chính trị; nội dung và phương thức hoạt động chủ yếu là tuyên truyền, vận động Sư sãi và Phật tử Khmer tham gia, ủng hộ phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc Từ năm 1981, các vi cao tang Khmer đại diện cho
Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam bộ tham gia ủng hộ thống nhất Phật giáo ViệtNam; từ đó PGNTK trở thành 01 trong 09 tô chức, hội, hệ phái Phật giáo trựcthuộc GHPGVN và ngày càng khang định vai trò, vị thé của mình trong ngôinhà chung, với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” Điều
đó cũng có nghĩa là Hội ĐKSSYN khu Tây Nam Bộ giải thé và cham dứt hoạt động nhưng do Hội có nhiều hoạt động gắn liền với cộng đồng dân tộc Khmer nên một số địa phương vẫn còn duy trì tổ chức này Sau khi đã ôn định tình hình và tư tưởng đối với một bộ phận Sư sãi và Phật tử Khmer qua một
số vụ việc liên quan đến tình hình an ninh chính trị trong vùng đồng bảo
Khmer và vùng biên giới Tây Nam sau những năm mới giải phóng, thông
Trang 8nhất đất nước; đồng thời, nhận thức được vi trí, vai trò của Su sai Khmer nóichung; của Hội ĐKSSYN nói riêng trong quá trình lịch sử đấu tranh giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày 18/4/1991 Ban Bi thư Trung ương Đảng (khóa VI) ban hành Chi
thị số 68-CT/TW về công tác ở vùng đồng bào Khơ-me; trong đó dé ra quan điểm: “lập Hội Doan kết Sư sãi yêu nước hoặc các hình thức tổ chức 3 thích hợp để động viên và phát huy truyền thống yêu nước của sư sãi góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3, tr.04] Tuy nhiên do tỉnh VĩnhLong được chia tách từ năm 1992 nên quan điểm này chưa được các cấp ủyđảng quan tâm thực hiện Mãi đến 17 năm sau đó, trên cơ sơ Thông báo số133/TB-TU ngày 05/05/2009 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về kết luận của BanThường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 25/06/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thành lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh
Long Theo đó, ngày 05/1 1/2009 thì Hội ĐKSSYN tỉnh Vĩnh Long chính thức
được thành lập nhằm phát huy truyền thống yêu nước và động viên các vị Sưsai và Phật tử Khmer ủng hộ, tham gia các phong trào xây dung và bảo vệ Tổquốc Tính đến nay, đã có 8/9 tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ có chùaPGNTK đã củng có, kiện toàn Hội DKSSYN; trong đó, tinh Vĩnh Long là địaphương có chủ trương thành lập Hội muộn nhất so với các địa phương khác.
Sau 14 năm hoạt động, Hội DKSSYN đã cùng đồng bào dân tộc Khmer
trong tỉnh khắc phục khó khăn, thi đua học tập lao động, góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,bên cạnh những cơ hội tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống; nâng cao mức thụ hưởngvăn hóa, làm giàu vốn văn hóa thì đồng bào DTTS nói chung, đồng bào
Trang 9Khmer nói riêng đang đứng trước thách thức trên nhiều lĩnh vực, điển hìnhnhư: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: văn hóa truyền thống dễ bimai một; sự biến đổi trong phân bố dân cư, đô thị; điều kiện tiếp cận thông tin, dịch vụ; các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo Trước những thách thức dang đặt ra nên việc phát huy vai trò của tô chức đoàn thé xã hội, trong đó có vai trò của Hội ĐKSSYN là yêu cầu khách
quan Mặt khác, bên cạnh những hoạt động tích cực của Hội ĐKSSYN tỉnh
Vĩnh Long trong thời gian qua thì vẫn còn những hạn chế nhất định Vớinhưng lý do như đã nêu trên, tôi chọn đề tài “T6 chức và hoạt động Hội Đoànkết Su sai yêu nước tỉnh Vĩnh Long” dé làm luận văn thạc sĩ Chuyên ngành
Tôn giáo học
2 Lịch sử nghiên cứu van đề Vẫn đề tôn giáo trong cộng đồng người Khmer từ lâu đã được chú ýnghiên cứu với nhiều góc độ của các chuyên ngành khoa học xã hội khácnhau Đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu vềvan đề nay; trong đó có các công trình như sau:
2.1 Công trình nghiên cứu về cộng đồng người Khmer
Lê Huong (1969), Người Việt gốc Miên, Nxb Sai Gòn: Tác giả đã nêu
về lịch sử người Khmer từ thời kỳ Phù Nam, Chân Lạp cho đến khi Nam bộthuộc chủ quyền của Việt Nam Trong đó nêu cả tộc người, dân số, mối quan
hệ xã hội trong người Khmer, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ảnh hưởng của
tôn giáo Bàlamôn đối với người Khmer Nam bộ, những tục lệ thờ cúng, tục lệ
sinh hoạt, tục cưới hỏi và những tục lệ hành đạo của người Khmer.
Mạc Duong (1991), Van dé dân tộc ở đồng bang sông Cửu Long, NxbKhoa học xã hội Tác giả trình bày bức tranh tổng thể những nét cơ bản về cácdân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long; về vai trò của từng dân tộc, khái quát
quá trình hình thành các dân tộc, đặc điêm lao động và cư trú của các dân tộc.
Trang 10Truong Luu (1993), Van hóa người Khmer ở đồng bằng sông CửuLong, Nxb Văn hóa dân tộc: Công trình này là tông hợp các bài viết có tínhchất tham luận về văn hóa của người Khmer Công trình này góp phần bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc Khmer Nam bộ, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở dong bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục Việc nghiên cứu phum sóc của người Khmer đồng bằngsông Cửu Long cho thấy rõ hơn những đặc điểm xã hội truyền thống của
người Khmer chịu ảnh hưởng của PGNT; ngôi chùa và Sư sãi Khmer có một
vai trò trong đời sống phum sóc
Sơn Phước Hoan (1999-2000), Vai tro của chùa đối với đời sống vanhoá của đông bào Khmer Nam bộ: Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của cơ quan Đặc trách Dân tộc ở Nam bộ Các tác giải đã nghiên cứu tổng quát về
người Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer trong quá trình lịch sử và phát
triển của cộng đồng người Khmer Nam bộ cùng với tôn giáo mà họ đang tintheo Trong đề tài có nêu lên định hướng và đề xuất giải pháp cụ thê đối vớiđồng bào Khmer Nam bộ nói chung, đối với Hội ĐKSSYN nói riêng
Tran Văn Bồn (2002), Phong tực và nghỉ lỄ vòng đời người KhmerNam Bộ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: Tác giả tập trung đi sâu vào tìm hiểu
và giới thiệu một mảng đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Nam bộ,
đó là các nghi lễ vòng đời và một số lễ tục dân gian phổ biến của ngườiKhmer Trong công trình này, tác giả đã miêu tả khá chỉ tiết các nghỉ lễ, phong tục của người Khmer cần có sự bảo tồn và phát huy.
Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khmer Nam bộ (Những vấn đềnhìn lại), Nxb Tôn giáo: Đây là công trình nghiên cứu sâu về tộc người
Khmer, mô ta đời sông tinh thân của người Khmer Nam bộ gan liên với Phật
Trang 11giáo, những định hướng và những đề xuất các chủ trương, chính sách phù hợp
với tâm tư, nguyện vọng với người Khmer.
Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá tri văn hóa Khmer vùng dong bằng sông Cứu Long, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội: Tác giả trình bày khá đặc sắc về những giá trị văn hóa, thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai
đoạn hiện nay.
2.2 Các công trình nghiên cứu về Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nướcBan Dân vận Trung ương (2014), 7: 6 chức và hoạt động của Hội Đoànkết Su sãi yêu nước trong Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng và giảipháp: Đây là Kỷ yếu tập hợp nhiều bài tham luận của các địa phương vùngTây Nam Bộ; phản ánh khá rõ vai trò của Hội ĐKSSYN từ khi thành lập đến nay trong đó thể hiện rõ vai trò lịch sử của Hội và quá trình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thạch Thanh Tùng (2014), Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước trong đờisống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ Chuyên
ngành Văn hóa học, Dai học Trà Vinh Tac giả phân tích làm rõ vai trò của
Hội DKSSYN trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Khmer ở SócTrăng thông qua kết quả hoạt động: đồng thời cũng nêu ra những vấn đềbất cập va dé ra một số giải pháp nhăm tiếp tục phát huy vai trò của Hội trong điều kiện hiện nay.
Lê Quốc Ly (2017), Chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer
và đông bào Khmer vùng Tây Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật:
Nội dung sách được chia thành hai phần: Phần I- Tổng thé về chính sách
đối với PGNTK vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;Phần II- Thực trạng thi hành chính sách, đánh giá các chính sách và giảipháp hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào
Trang 12Khmer vùng Tây Nam Bộ Sách phẩm chủ yếu nói về chính sách đối với
Phật giáo Nam tông và người Khmer vùng Tây Nam Bộ.
Bạch Thanh Sang (2018), Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng Tây Nam Bộ với các hoạt động hướng đến đời sống xã hội và van dé đặt ra, 7 ap chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12 (180), tr 54-68: Bài viết phân tích va đánh giá kết quả hoạt động của Hội DKSSYN vùng Tây Nam Bộ; thông qua cáchoạt động trên các phương diện của đời sống xã hội cho thay Hội ĐKSSYN
đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển t6 chức, phát triển con ngườimới một cách toàn diện trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Bạch Thanh Sang (2019), Tìm hiểu đặc điểm và tinh chất hoạt độngcủa Hội Đoàn kết Su sai yêu nước, Tap chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 02(182), tr 39-59: Bài viết phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ nhằm xem xét đặc điểm và tính chất hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước.Qua đó, giúp cho các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể nămchắc tính đặc thù của tô chức trong giới Sư sãi Khmer; đồng thời, có giảipháp lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ Hội tiếp tục phát huy vai tròcủa mình đối với cộng đồng người Khmer
Những công trình nêu, các tác giả đã trên nghiên cứu khá sâu các khía
cạnh về cộng đồng người Khmer Nam bộ Tuy nhiên, nghiên cứu một đầy đủ
về Hội ĐKSSYN một cách đầy đủ tại tỉnh Vĩnh Long thì đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập Do đó học viên chọn đề tài: “T6 chức và hoạt động củaHội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long” là không trùng lặp với cáccông trình đã được công bố Những thành quả của các công trình như đã nêutrên là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng và quý giá về nội dung khoa học
và lượng thông tin gợi ra hướng tiếp cận mới giúp cho tác giả luận văn có thé
đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Trang 133 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra những vấn đề cơ bản về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tô chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long Từ đó chỉ ra những hoạt động
cơ bản của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ.Luận văn chỉ ra những yếu tố tac động, những vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra một
số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu
nước tỉnh Vĩnh Long.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra tô chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu
nước tỉnh Vĩnh Long.
- Chỉ ra hoạt động cua Hội Doan kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long trên các phương diện của đời sống xã hội.
- Giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Hội Đoàn kết Sư
sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long trong tình hình hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh
Vĩnh Long.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Không gian: Tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian: Từ năm 2009 đến 2022 (Từ khi có Quyết định số UBND, ngày 25/06/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thànhlập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long)
1531/OD-5 Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Trang 14Luan văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lénin, tư tưởng
H6 Chí Minh va quan điểm của Đảng: chính sách, pháp luật của Nhà nướcViệt Nam về công tác dân tộc, tôn giáo; về công tác đối với các tổ chức hội - hội quan chúng Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kế cả nhữngngười đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về với nhân dân
Đặc biệt là tư tưởng đoàn kết lương - giáo trong khối đại đoàn kết toàndân tộc đã góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giữvững nền độc lập cho Tổ quốc Ngoài ra, luận văn có kế thừa và tiếp thu cóchọn lọc những tư tưởng của các tác giả trong một số công trình nghiên cứukhoa học có liên quan đến dé tai nghiên cứu.
5.2 Cách tiếp cận
T iép cận tôn giáo học: Nhìn nhận tôn giáo là hiện tượng xã hội, là thựcthể xã hội có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Hiện nay, tôngiáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thứckhác nhau Mặt khác, vấn đề tôn giáo - dân tộc luôn gan liền va là một trongnhững nhân tố tiềm ân nguy co gây mat 6n định nên không một quốc gia nàokhông đặt ra van đề phải nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo, công tác dân
tộc; do vậy, khi nghiên cứu tôn giáo, ngoài phương pháp của bản thân ngành
tôn giáo học thì phải kết hợp nhiều phương pháp của một số ngành khoa học
khác; trong đó, có ngành dân tộc học.
Tiếp cận dân tộc học: Giúp nhìn nhận Hội DKSSYN trong mối quan hệ
tộc người Khmer ở vùng Tây Nam bộ.
Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này giúp tìm hiểu hệ thống nội tại của
Hội DKSSYN cùng các chức năng tôn giáo và chức năng xã hội của nó Giúp
nhìn nhận Hội ĐKSSYN như một hệ thống động, giao thoa, tác động qua lại
Trang 15với các hệ thông khác, như: Hệ thống chính trị, hệ thống giáo hội, hệ thống tổ
chức xã hội.
Tiếp cận vùng: Tiếp cận vùng sẽ giúp nhìn nhận Hội DKSSYN gan vớiđặc trưng vùng địa lý với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã
hội, văn hóa và tộc người Khmer vùng Tây Nam Bộ Qua đó, nhận thức khách
quan về sự tồn tại của Hội DKSSYN trong cộng đồng người Khmer nói
chung, người Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
T iép cận chính tri học: Nhìn nhận tôn giáo nói chung, PGNTK, HộiĐKSSYN nói riêng và Nhà nước có quan hệ rat gắn bó trong quá trình lịch sửxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tôn giáo cũng là những hình thái ý thức đượclựa chọn để xây dựng mô hình nhà nước sao cho phù hợp với sự phát triển của quốc gia -dân tộc; phù hợp với xu hướng phát trién của xã hội hiện đại.
T iép cận lich sứ: Nhìn nhận Hội DKSSYN như một hiện tượng lich sử,
có quá trình ra đời, quá trình vận động, biến đổi, tác động; có vai trò đối với cộng đồng người Khmer, đối với xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thê.
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phân tích mối quan hệ giữa Đảngvới tôn giáo; mối quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội; mối quan hệ giữa cáichung và cái riêng Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, so sánh và phươngpháp diền dã nhân học tôn giáo là quá trình tác giả khảo sát điền dã, nghiêncứu thực tiễn tại các chùa để thấy được những hoạt động cụ thể của Hội Đoànkết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long
6 Đóng góp mới về khoa học của luận vănLuận văn khái quát được quá trình hình thành và phát triển HộiĐKSSYN tỉnh Vĩnh Long; chỉ ra tô chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động
Trang 16của Hội ĐKSSYN tỉnh Vĩnh Long trên các phương diện của đời sống xã hội.Qua đó, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Hội
ĐKSSYN tỉnh Vĩnh Long trong tình hình mới.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn7.1 Về lý luận
Luận văn chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn từ khi có chủ trương thành
lap, giải thé đến khi tô chức Hội DKSSYN được củng cố, kiện toản; dự báođược xu hướng tác động đến hoạt động của Hội DKSSYN, góp phần bổ sungvào nhận thức về vị trí, vai trò của tô chức này trong quá trình lịch sử
7.2 Về thực tiễnKết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò củaHội ĐKSSYN trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ trương về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chính sách phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa, ôn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer.
8 Kết cấu của luận vănNgoài lời cam đoan, mục lục, các chữ viết tat, phần mở đầu, kết luận,phụ lục, biểu bảng và danh mục tải liệu tham khảo; luận văn được kết cấugồm 02 chương
10
Trang 17Chương 1:
TO CHỨC CUA HỘI DOAN KET SƯ SAI YEU NƯỚC
TINH VINH LONG
1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long
1.1.1 Vi trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thé đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách thành phố Hồ ChíMinh 136 km với tọa độ địa lý từ 9° 52' 45" đến 10° 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104° 41' 25" đến 106° 17' 00" kinh độ Đông Vị trí giáp giới như sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; ở giữa hai trung tâm kinh tế quan trọng là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh Chính nơi đây vừa là trungtâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn
sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó cóliên quan chặt chẽ đến việc quan lý, phân bố sử dụng dat dai.
Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa hoc công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Noc ) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang), là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn Đồng thời với hệ thốnggiao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa
ly có nhiều lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế
-xã hội theo các hướng trục giao thông thủy, bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
11
Trang 181.1.2 Điều kiện tự nhiênVĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, cóchế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào, là điều kiện tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp toản diện So với các tỉnh ĐBSCL, khí hậu Vĩnh Long khá
thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ Tuy nhiên,
do lượng mưa phân bé không đều, nhiều tháng bị ngập ung ở những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp,ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực
Trên địa bàn tỉnh có 02 hệ thống sông rạch chính là sông Tiền và sôngHậu (sông Cổ Chiên là nhánh của sông Tiền) có tổng chiều dài 79 km; mạnglưới kênh rạch chính và cấp I là 114km; mạng lưới kênh rạch nội đồng 1.728
km Sông C6 Chiên là chi lưu của sông Tiền, có chiều dài 74 km, đoạn chảy qua Vĩnh Long có chiều dài 42 km, mặt cắt sông rộng trung bình 1.700m, độsâu 7-10 m, lưu lượng dao động từ 1.814 -19.540 m3/s Sông Tiền: chảy quađịa bàn tỉnh Vĩnh Long khoảng 12km (phía Bắc của huyện Long Hồ và thànhphố Vĩnh Long) Sông Hậu: là nhánh lớn thứ 2 của sông Mê Kông chảy quađịa phận Việt Nam với chiều dài khoảng 195km, đoạn sông đi qua Vĩnh Long
có chiều đài 37km, rộng 1,2km, sâu 4-10m lưu lượng bình quân dao động từ1.154 -12.434m3/s Sông Mang Thít là sông lớn nhất nằm gọn trên địa phậntỉnh Vĩnh Long, nối từ sông Tiền tới sông Hậu Sông dài khoảng 50km, rộng từ
110 - 250m, sâu 9 -11m Một số sông khác có kích thước tương đối lớn chảy rasông Tiền va sông Hậu: Sông Cái Đôi, Cái Côn, Cái Cam dé ra sông CổChiên; Sông Trà Mơn, Tân Quới, Cái Vồn đồ ra sông Hậu.
Do bị chi phối bởi dong chảy của sông Tiền, sông Hậu, thủy triều biểnĐông và chế độ mưa hàng năm Thủy triều Biển Đông ảnh hưởng trực tiếpđến 2 nhánh sông chính (sông Cổ Chiên và sông Hậu) là chế độ bán nhật triềukhông đều, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường và triều kém Một ngày có 2 đỉnh
12
Trang 19và 2 chân triều, biên độ triều cường lớn nhất 4m vào các tháng 12, 1 và nhỏnhất 2,5 mét ở các tháng 3, 4 Thủy triều Biển Đông đã đưa nước mặn xâmnhập sâu vảo trong nội địa qua hệ thống sông, rạch Hàng năm nước sông Tiền và sông Hậu dâng cao tran sâu vào đất liền gây ra lũ bắt đầu từ tháng 8,
9 và kết thúc vào tháng 11, 12 Số liệu đài khí tượng thủy văn Vĩnh Long cho thấy mức nước cao nhất năm 1994 là 2,03 mét ; năm 1978 là 2,01 mét tại trạm
Mỹ Thuận và cao nhất năm 1997 là 2,24 mét tại Cần Thơ.
Mức nước ngập sâu bình quân tại các vùng ven sông Tiền, sông Hậu
và các cu lao từ 0,3 - 0,6 mét; ở các vùng trung tâm, vung tring là 0,3 -1,0
mét Lũ đã bù đắp thêm phù sa cho vùng ngập, đem đến nhiều cá, tôm tựnhiên, song cũng là trở ngại cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản Mùa lũ từ
tháng 7-12, mực nước trên sông ngòi, kênh rạch dâng cao và thời gian này
mưa nhiều, gây ngập nhiều vùng Thời điểm có mực nước lớn và độ ngập cao nhất vào tháng 10, các nơi trũng hơn thì ngập hết tháng 12 Phân bố ngập úng
và lũ khác nhau ở các khu vực khác nhau trong tỉnh.
1.1.3 Đặc điểm dân cưTheo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, tính đến ngày01/4/2019 Dân số toàn tỉnh có 1.022.791 người, trong đó DTTS có 26.596nguoi, chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh Cũng như nhiều tỉnh ở ĐBSCL, VĩnhLong là tỉnh có cơ cấu da dân tộc, ngoài người Kinh, có 19 dân tộc thiểu số sinh sống Trong đó, người Khmer 22.630, người (chiếm 2,21%); Hoa 3.627người (chiếm 0,35% ; các dân tộc khác 339 người (chiếm 0,03 %) Dân tộcKinh lập cư ở các vùng đất phù sa ven sông, ven kênh rạch, hoặc tuyến đường giao thông, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số ít làmnghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và đa số có mức thu nhập
trung bình khá.
13
Trang 20Dân tộc Hoa sinh sống đan xen với các dân tộc trên địa bàn và tập trungsống ở những khu thương mại gắn với việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tạicác ngôi chùa thờ ông Bồn, Quan Thế Âm Bồ Tát nhưng tập trung đông nhất
ở thành phó Vĩnh Long, phường Cái Vồn (thị xã Bình Minh), thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn), thị tran Vũng Liêm (huyện Vũng Liêm) gồm 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu (Tiéu), He, Quang Đông, Hải Nam Người Hoa sống bằng nghề mua bán dịch vụ, cơ sở sản xuất của người Hoa ở mức độ vừa và nhỏ.
Người Hoa có nhiều kinh nghiệm và nhạy bén nắm bắt thông tinh kinh
tế, thị trường, cung cách làm ăn năng động, tập trung vào một số ngành, nghề
như: thuốc Bắc, mua bán tạp hóa, sản xuất bánh kẹo, quán ăn uống, cơ khí
hàn tiện, hột vịt muối, phần lớn người Hoa đều khá, hộ nghèo chiếm tỉ lệ rấtthấp Đặc biệt, người Hoa có mối quan hệ với người Hoa ở một số nước thông qua tổ chức hội đoàn bởi yếu tố đồng tộc, đồng tôn, kinh tế, thương mại Một
bộ phận đồng bào Hoa vẫn còn tư tưởng chưa nhận mình là dân tộc thiểu số ởViệt Nam, vẫn xem đất nước Trung Quốc là Tổ quốc của mình.
Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết khá hoàn chỉnh với nền vănhóa khá phong phú và đa dạng, đời sống dân cư, sinh hoạt truyền thống, các lễhội của đồng bào Khmer gắn liền với PGNT PGNTK là hệ phái nguyên thủymang tính biệt truyền, đồng hành cùng dân tộc Khmer từ xa xưa, tạo nên bảnsắc văn hóa đặc thù Ngoài sinh hoạt tôn giáo truyền thống, từng ngôi chùa
còn là trung tâm giáo dục, văn hóa, sinh hoạt cộng đồng PGNTK có hai hệ
phái: hệ phái Mahanikai (thuộc giới bình dân, chiếm đa số) và phái Thommadút (thuộc giới quý tộc); hai hệ phái này cơ bản tương đồng nhau, không có khoảng cách hoặc đặc điểm khác nhau.
Tổ chức xã hội của đồng bào Khmer là một tổ chức xã hội Phật giáo,mỗi phum, sóc của người Khmer ít nhất cũng có một ngôi chùa, dù cuộc sống
của người Khmer nơi đây còn nhiêu khó khăn nhưng những ngôi chùa đêu rât
14
Trang 21khang trang, lộng lẫy Đồng bào Khmer sống hoạt động theo những quy định của phong tục tập quán, đó là những “đám phước” là một hình thức tô chức lễ chịu sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo Nam tông, điều này thể hiện ở việc
họ tô chức lễ tại nhà hoặc đến chùa để tích phước đức cho mai sau PGNTK là
một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa dân tộc với những giáo lý đạo
đức mang tính nhân văn và ảnh hưởng sâu sắc trong đạo đức, tâm lý, lối sống
của người Khmer.
Người Khmer xem Sư sãi như là hiện thân của Đức Phật nên rất kínhtrọng, luôn tin tưởng gửi gắm tình cảm, tâm tư, nguyện vọng và làm theo sự
chỉ dẫn của sư sãi Hơn nữa, sư sãi là người đại diện cho từng chùa, từng
phum, sóc nên thường xuyên có mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thê chính trị - xã hội ở địa phương Với vai trò quan trọng như vậy nên PGNTK luôn có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí quyết định đến tính chất tích cực hay tiêu cực của mọi hoạt động tôn giáo và sự đồng hành hay không đồng hành của GHPGVN với dân tộc, với đất nước và với
chủ nghĩa xã hội.
Sư sãi phần lớn xuất thân từ nông dân lao động: là lớp người trí thứcđại diện cho dân tộc, có vai trò to lớn trong đời sống tỉnh thần của đồng bàoKhmer; cuộc sống của Sư sãi luôn gần gũi, găn bó với cộng đồng phum, sóc.Việc vào chùa tu của thanh niên Khmer được cộng đồng người Khmer nhìn nhận như là nghĩa vụ và là vinh dự trong đời người Trong đời sống tôn giáo,
Sư sãi là hình tượng tôn kính đối với đồng bào Khmer - Người hướng dẫn,
chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho tín đồ; trong hoạt động quản đạo,
là người điều hành nền hành chính đạo; và trong hoạt động truyền đạo Sư sãi
là trụ cột dé phát triển tín đồ
Dân số toàn tỉnh Vĩnh Long khoảng 1.022.791 người, trong đó đồngbào DTTS hơn 26,5 ngàn người Riêng đồng bào Khmer có khoảng 22 ngàn
15
Trang 22người, chiếm tỉ lệ hơn 2% dân số toản tỉnh Đồng bào dân tộc Khmer sinhsống xen kẻ với đồng bào Kinh, Hoa và hầu hết ở nông thôn; sống tập trung ở
48 ấp trên địa bàn 12 xã, phường và 01 thị tran thuộc 04 huyện, thi xã trong tỉnh gồm: xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình); xã Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Trà Côn, Huu Thành (huyện Trà Ôn); xã Trung Hiếu, Trung Thanh, thị tran Vũng Liêm
(huyện Vũng Liêm); xã Đông Bình, Đông Thành, Thuận An, Đông Thuận,
Cái Vồn (thị xã Bình Minh) Số hộ và nhân khâu của từng địa phương cấp xãthé hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Cấp xã có đông người Khmer trên dia bàn tỉnh Vinh Long
STT Tên xã Huyện, Thị xã nhộ | Nhân khẩu
1 Thuận An Bình Minh 320
2 Đông Thành Bình Minh 2.265
3 |ĐôngBình Bình Minh 2.211
4 Phường Đông Thuận | Bình Minh 722
5 _ |Phường Cái Von Bình Minh 254
16
Trang 23tộc người Nhưng do sống tách biệt lâu dài với người Khmer đồng tộc ởCampuchia nên người Khmer ở Nam Bộ có những điểm riêng về cư trú, vănhóa, xã hội riêng Trong ý thức tự giác dân tộc người Khmer nhận biết và có
phân biệt rõ ràng giữa người Khmer miệt dưới (tức người Khmer Nam Bộ)
với người Khmer miệt trên (tức người Khmer ở Campuchia) Khi giao tiếp
với nhau, người Khmer Nam Bộ thường xem những người ở Campuchia như
là những người khác xứ sở với mình Ngược lại, người Khmer ở Campuchia
cũng có tâm lý cảm nhận như thế từ lâu đời
Tuy nhiên, vẫn còn trong một bộ phận đồng bào Khmer vẫn xemCampuchia là Tổ quốc của họ, vua ở Campuchia là vua của họ, mặc khác Phậtgiáo Nam tông Khmer ở Việt Nam đã từng gắn liền với Phật giáo Nam tông
Campuchia (thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp) Trong thâm tâm họ, lúc nào
cũng muốn có một lần trong đời đi thăm Campuchia, thăm viéng hoàng cungcủa nhà vua và thăm viếng đền Angkor Wat, nên họ qua lại Campuchia ngàycàng đông và rất tùy tiện Nhiều sư sãi có xu hướng đi sang Campuchia tu học
để nâng cao trình độ kiến thức và được người Khmer xem trọng dẫn đến việc
sư sãi tự ý qua lại nước bạn tu học khó kiểm soát, thậm chí còn mang vềnhưng kinh sách từ nước bạn về chùa để phục vụ việc tu học
1.14 Đặc điểm đời sống kinh tế - xã hội Tinh Vĩnh Long được tái lập vào năm 1992, trong điều kiện tỉnh nghèo, nhưng Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long phát huy truyền thống cách mạng,đoàn kết, tương thân, tương ái, năng động, sáng tạo, nô lực khắc phục khókhăn, phát huy có hiệu quả tiềm năng thé mạnh về đất đai, nguồn nhân lực dé xây dựng Vĩnh Long ngày càng phát triển Toàn tỉnh có 792 di tích, trong đó
có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 55 di tích cấp tinh (trong đó có 06chùa của người Khmer, 03 chùa của người Hoa); có 05 trường mam non thuộc
05 xã vùng đồng bào DTTS; 07 trường Tiểu học và 05 trường Trung học cơ
17
Trang 24sở và 01 trường Phé thông Dân tộc nội trú (02 trường đạt chuẩn quốc gia mức1) có số đông học sinh dân tộc Khmer thuộc huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn
và thị xã Bình Minh Tỷ lệ xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trạm y té dat chuẩn quốc gia 100%; 100% tram y tế có bac sĩ và số lượng, chat lượng cán
bộ y tế là người DTTS có trình độ chuyên môn từ cao đăng, đại học đáp ứngyêu cầu chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiêu sé
Hoạt động kinh tế chính của người Khmer ở Vĩnh Long là nông nghiệp, trong đó chủ yéu là nông nghiệp lúa nước Trước năm 1975, ruộngnước của người Khmer canh tác chủ yếu một vụ trong năm và thường là cácloại lúa dài ngày (lúa mùa) Vụ mùa bắt đầu từ tháng 4 - khi mùa mưa bắtđầu, sau khi tổ chức lễ Chol Chnăm Thmây - kéo dài đến tháng 12 hoặc thánggiêng năm sau Bên cạnh nghề nông, ho cũng làm các ngành nghề khác như chăn nuôi, đánh bắt cá đồng, buôn bán nhỏ Trước đây, họ cũng làm các nghềthủ công truyền thống như đan, rèn, dệt, làm gốm Hiện nay, đời sống kinh tếcủa đồng bào Khmer có nhiều thay đổi đáng kể Trong hoạt động nông nghiệp
họ đã biết thâm canh tăng vụ ( chuyển từ một vụ lên hai vụ hoặc có nơi lên đến
ba vụ lúa/năm) Sản xuất nông nghiệp của người Khmer hiện nay không chỉđáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày trong gia đình, mà họ đã có ý thức sản
xuất nông sản hàng hóa.
Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sáchđúng đắn, toàn diện và ngày càng phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triểnvùng đồng bào dân tộc Khmer; trọng tâm là Chi thị 68-CT/TW ngày
18/4/1991 của Ban Bi thư Trung ương Đảng (khóa VI); sau đó là Thông báo
số 67-TB/TW ngày 14/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tụcthực hiện Chi thị 68-CT/TW về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; đápứng được nhiều nhu cầu bức xúc của cán bộ, Sư sãi và đồng bào Khmer Nam
Bộ Trong thực tẾ, qua 25 năm triển khai thực hiện Chi thi 68/CT-TW, Trung
18
Trang 25ương đã tập trung, tăng cường hỗ trợ, đầu tư vào vùng đồng bào Khmer bằngcác chương trình 134, 135, chính sách vay von ưu đãi, chính sách định canh,định cư, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch, điện sinhhoạt, chính sách cử tuyên, dự bị đại học góp phần thúc đây kinh tế - xã hội từng bước phát triển Hiện nay, Chỉ thị 68/CT-TW đã được nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và được thay thế bằng Chỉthị số 19-CT/TW, ngày 10 tháng 01 năm 2018 Đặc biệt là việc triển khaithực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội đã tạođiều kiện để cộng đồng người Khmer nói chung vươn lên và phát triển.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, những kết quả về phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc được thể hiện rất rõ trong báo báo số kết quả 05 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác dân tộc giai đoạn 2015-2020, ngày
30/9/2021 của Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Long và Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh
Long, cụ thể là:
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bàocác dân tộc và vùng đồng bào dân tộc được tô chức thực hiện tốt, có hiệu quả; góp phan làm giảm ty lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số hang năm gan từ 4-5% (đầu giai đoạn hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số 2.095/8.923 hộ
DTTS, tỉ lệ 23,4% hộ DTTS và hộ cận nghèo: 755/8 923 hộ DTTS, tỉ lệ 8,4%
hộ DTTS) đến nay hộ nghèo là dân tộc thiểu số theo tiêu chí mới là 366/8.923
hộ DTTS hộ (chiếm 4,1 % so với hộ dân tộc thiểu số), cận nghèo 985/8.923
hộ (chiếm 11,3 %) [9].
Tuy nhiên, “Tinh hình phát triển kinh tế trong vùng đồng bào DTTS,đặc biệt là dân tộc Khmer có phát triển nhưng chậm và không điều mức sốngcủa người dân tộc còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh hộ nghèo đôngbào dân tộc Khmer còn khá cao, một số hộ thoát nghèo thiếu bên vững, thiếudat sản xuất, lao động không có việc làm còn nhiễu, dẫn đến một số hộ nghèo còn gặp nhiêu khó khăn trong cuộc song” [50 tr.10].
19
Trang 26Mặt khác, đồng bào dân tộc Khmer là đối tượng thụ hưởng theo tinhthần Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ: Đây mạnh phát triển nguồnnhân lực các dân tộc thiêu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm
2030 và được xác định là tộc người có khó khăn đặc thù theo Quyết định số
1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 cua Thủ tướng Chính phủ Đặc biệt, trong
Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021, của Thủ tướng Chính phủ; tinhVĩnh Long có 10 đơn vị cấp xã có đông đồng bào Khmer sinh sống cần được
hỗ trợ; trong đó có 05 xã thuộc khu vực I gồm: xã Thuận An, Phường Cái
Vồn, Phường Đông Thuận (thị xã Bình Minh), xã Hựu Thành (huyện Trà Ôn)
và xã Trung Thành (huyện Vũng Liêm); 03 xã thuộc khu vực II gồm: xã
Đông Bình, Đông Thành (thị xã Bình Minh) và xã Loan Mỹ (huyện Tam
Bình); 02 xã thuộc khu vực III gồm: xã Tân Mỹ và Trà Côn (huyện Trà Ôn).
1.1.5 Đặc điểm tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 08 tôn giáo đang hoạt động, với
384 cơ sở tôn giáo, 485 chức sắc, 2.857 chức việc và 307.514 tín đồ, chiếmkhoảng 30% dân số toản tỉnh, gồm các tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành (có 04 hệ phái: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Giáo hội
Bap tít Việt Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam va Giáo hội Phúc âm Ngũ
Tuan), Phật giáo Hoà Hảo, Cao Dai (có 07 hệ phái: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Cao Đài Tân Chiếu Minh, Cao Đài Thượng Dé, Cao Đài Chiếu Minh Giáo Tòa và Cao Đài Thống Nhất), Tứ ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam và Minh Sư Đạo Đặc biệt làtrên địa bàn tinh còn có 02 tô chức Tin lành đã được cấp chứng nhận đăng kýhoạt động tôn giáo (Tin Lành Liên hiệp Truyền giáo và Tin Lành Phúc âmToàn vẹn) và 10 tổ chức, nhóm, phái Tin lành chưa được Nhà nước công nhận
đã được cấp có thâm quyền cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo tập trungvới 17 điểm nhóm, 563 tín đồ (xem bảng 1.2)
20
Trang 27Bảng 1.2 Các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (năm 2022)
- Nam tông Khmer 25.896 04 97 13
- Nam tông Kinh 450 02 11 07
- Khất sĩ 5.958 13 30 24
2 | Công giáo 51.482 98] 736 70
3 | Hội thánh Tin lành VN (MN) 6.485 14| 122 II
4 | Giáo hội Bap tít Việt Nam 467 04 07 01
5 | Hội thánh Mennonite Việt Nam 106 02 07 00
6 | Giáo hội Phúc âm Ngũ Tuan 332 00 00 00
7 | Cao đài Tây Ninh 23.118 63| 751 28
8 | Cao dai Tiên Thiên 4.394] 131 92 19
9 | Cao đài Ban Chỉnh Dao 530 06 69 05
10 | Cao đài Thượng Để 355 00 10 01
11 | Cao dai Chiéu Minh Giáo Tòa 360 00 07 01
12 | Cao dai Tân Chiếu Minh 272 00 09 02
13 | Cao dai Thông Nhat 150 02 08 01
14 | Phật giáo Hòa Hao 31.327 00 270 01
15 |Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam | 45.277 43| 372 18
16 | Tứ Ân Hiểu Nghĩa 594 00 56 03
I7 | Minh Sư đạo 87 22 15 03
TONG CONG 307.514] 485| 2857| 384
Nguôn: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long (năm 2022)
21
Trang 28Riêng đối với PGNTK trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 13 chùa, trong đóchùa Hanh Phúc Tăng được xây dựng sớm nhất (xem bang 1.3).
Bảng 1.3 Danh sách 13 chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
yeh My Thuan, Son Thanh
7 Gia Kiét Tan My, Tra On 1877 Công Punnhatipo 3
be Thôn Rôn, Thạch Sô
ul Mới | tracon, Tra On | 1897 | Phép
HUYỆN TAM BÌNH
Đại Thọ,
12 | Đại Thọ Loan Mỹ, 1060 | Thạch Xuonl 18
Tam Binh Sóc Rừng,
Tam Bình
Nguồn: Hội Đoàn kết Su sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long
22
Trang 29So với trước năm 1990 số tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ phần lớn làtăng tự nhiên trong các gia đình gốc đạo, số nhạt đạo hoặc không khai nhậntôn giáo, nay trở lại sinh hoạt tôn giáo Cụ thể so với năm 1997, tăng 03 tôn giáo gồm: Tứ ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam và Minh Sư Đạo; tăng 72.514 tín đồ, tăng 95 cơ sở thờ tự [50, tr.01].
Với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng dan và nhất quan của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã pháthuy truyền thống yêu nước, gan bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồngbào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng,đảm bảo an ninh trật tự, góp phan làm nên những thành tựu to lớn trong côngcuộc đôi mới quê hương, đất nước Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam cũng đãtạo điều kiện cho các tô chức tôn giáo được in ấn kinh sách, sửa chữa, xâydựng mới cơ sở tôn giáo, tô chức sinh hoạt bình thường Hoạt động xã hội,nhân đạo, từ thiện của các tôn giáo ngày càng được mở rộng Các tổ chứcGiáo hội từng bước được củng cố; quan hệ của tôn giáo với Nhà nước ngày
càng được hoàn thiện.
Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào tôn giáo nhữngnăm qua được nâng lên, đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phan khởi, tin tưởngtrước những thành tựu đôi mới của đất nước và chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáoluôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia pháttriển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, xây dựng đời sống vănhóa, góp phần củng có khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Với vai trò là một thành tố cấuthành của văn hóa, tôn giáo đã góp phần lưu giữ, bồi đắp và làm phong phúnhững giá trị truyền thống văn hóa, mang giá trị nhân văn, hướng thiện có ảnh
23
Trang 30hưởng tích cực trong đời sống xã hội, thông qua giáo lý khuyên răn con ngườisông hướng thiện, vị tha, bác ái Những giới điều trong giáo lý các tôn giáomang giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc, góp phần điều chỉnh hành vi ứng
xử của con người Nhiều khu dan cư có đông đồng bao theo tôn giáo trở thànhđiểm sáng về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội Tin dé, chức sắc tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc, nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước Dù mỗi tôn giáo đều cóđường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một địnhhướng là sống “tốt đời, đẹp đạo” gan bó đồng hành với dân tộc, với đất nước
Tuy nhiện, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tuy hoạt động tôn giáo từng
bước được Ôn định, nhưng nội bộ một số tôn giao còn tiềm ân các yếu tố phức tạp, một bộ phận chức sắc, tín đồ một số tôn giáo hoạt động không tuân thủ
pháp luật, bị các đối tượng cực đoan, phản động lợi dụng tiễn hành các hoạt
động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo vượt ra ngoài sự quản lý của nhà nước;
việc xây dựng trái phép với ý đồ “Cải gia thành tự”; mâu thuẫn trong nội bộ
và giữa phật tử với tu sĩ ở một số chùa trong PGNTK, đã tác động ảnhhưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương Các hiện tượng “tà đạo”,
“đạo lạ” vẫn còn diễn biến phức tạp cần được quan tâm
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Hội Đoàn kết Sư
sãi yêu nước
1.2.1 Đặc điểm tình hình Phật giáo Nam tông KhmerDao Phật ra đời ở một tiểu quốc thuộc An Độ (nay thuộc Vương quốcNêpan) vào giữa thiên niên kỷ III, Trước Công nguyên, trong điều kiện xã hội
An Độ thời cé đại phân chia theo chế độ đăng cấp rất nghiệt ngã và bất bìnhđăng, gồm: Bàlamôn, Sadély, Vêxá, Thudala, trong đó đăng cấp Balamôn có
đặc quyên, đặc lợi, đứng trên tất cả, thong tri xã hội; đăng cấp Thủđàla chiếm
24
Trang 31đa số nhưng lại làm nô lệ cho ba đăng cấp trên Chế độ đăng cấp lại được bảo
vệ bằng đạo Bàlamôn và Luật Manu (đây là Bộ Luật sớm nhất của An Độ).Khi ra đời Phật giáo được coi là một trong những học thuyết xã hội, chống lại chế độ phân chia đăng cấp ở An Độ.
Dao Phật coi cuộc sống là bé khổ - Tứ Khổ dé; chủ trương của đạo Phật
là bình dang giữa người và người, dé cao từ bi nên số phận con người là tự mình tạo nên và phải tự chịu trách nhiệm, không do thần định trước và thầnthánh quyết định Sau khi Thích Ca nhập Niết Bàn, đạo Phật thành tôn giáovào thé kỷ II Trước Công nguyên; khoảng thế ky VIII - XIX đạo phai tàn ở
Ấn Độ, nhưng ngày càng phát triển ở các nước khác trên thế giới, trong đó cóViệt Nam Phật giáo vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ II Trước Công nguyêndưới thời vua A Dục, khi đoản truyền giáo Ấn Độ qua Myanma, Thái Lan rồi đến Việt Nam Quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo có nhiều đóng góp
quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam;
đồng thời gớp phan quan trọng trong việc hình thành văn hóa, lối sống, phongtục tập quán, đạo đức cũng như trong các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệđộc lập của nhiều dân tộc và đặc biệt là góp phần vào việc tạo ra bản sắc văn
hóa Việt Nam.
PGNTK đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, năm 374, chùa Tro PăngVeng ở xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là ngôi chùa đầu
tiên của PGNTK trên địa bàn tỉnh được hình thành Riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có chùa Hạnh Phúc Tăng (xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm)
được xây dựng vào năm 632 PGNT là tôn giáo chính thống trong đời sống tinh thần của người Khmer nói chung, người Khmer tỉnh Vĩnh Long nóiriêng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống thế tục, qui định các tiêu chuẩnđạo đức và chi phối tat cả các sinh hoạt trong cộng đồng phum sóc Có thénói, PGNTK giữ vai trò độc tôn trong đời sống cộng đồng của đồng bào
25
Trang 32Khmer; ngôi chùa vừa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, vừa là trung tâm văn
hóa của cộng đồng người Khmer Trong đời sống tôn giáo của người Khmer,
Sư sãi mang một ý nghĩa đặc biệt, là người đại diện cho Đức Phật dé chứng dám cho lòng thành của tín d6; là người hướng dẫn, dạy bảo cho tín đồ tu tập
dé nhận phước báo trong cuộc sống thực tại và sau khi chết.
Người Khmer khi vừa chào đời mặc nhiên được cộng đồng xem là mộttín đồ Phật giáo, cha mẹ giáo dục nếp sống theo triết lý của đạo Phật Chính vì thé, người Khmer chỉ chấp nhận những gì phù hợp với triết lý sống của đạoPhật Trải qua biết bao biến đổi thăng trầm của lịch sử với nhiều mưu mônhằm đồng hóa tôn giáo, xóa bỏ phật giáo của người Khmer của thực dânPháp và dé quốc Mỹ, nhưng đối với đồng bào niềm tin đó chưa hè thay đôi;chính nhờ vào niềm tin Phật giáo mà dân tộc Khmer giữ được truyền thống văn hóa mang bản sắc riêng của mình, không bị văn hóa ngoại lai xâm nhập.
Vì vậy, khi nói đến dân tộc Khmer thì phải nghĩ ngay đến PGNTK và
ngược lại Người Khmer tu theo hệ phái Nam tông chỉ có nam giới; nữ giới
không được xuất gia đi tu vì thời Đức Phật tại thế cho rằng việc tu hành gặpnhiều vất vả khó khăn, người phụ nữ khó mà chịu nổi những thử thách đó.Mục đích của việc tu hành ở chùa đối với người Khmer trước hết là để trảhiểu cho cha me, sau là góp phần củng cố nền dao đức cho bản thân theo triết
lý Phật giáo Trong PGNTK không có thời gian quy định cho việc đi tu, nghĩa
là người Nam giới có thể vào chùa tu một ngay, một tuần, một vài năm vàthậm chí tu suốt đời là hoàn toàn do tự giác, theo “căn, duyên” của mỗi người Đối với hàng ngũ Sư sãi được phân chia như sau:
Về giới phẩm trong Sư sai có 02 bậc: Sư sai từ 12 đến 20 tudi được thụgiới bậc Sadi và giữ 105 giới cắm và Sư sai từ 21 tuổi trở lên được thụ giớibậc Tỳ kheo và giữ 227 giới cắm Về giáo phẩm trong Sư sai có 02 bậc: Déphong được giáo phẩm Thượng tọa, Sư sai phải có đủ 45 tuổi đời và 25 tuổi
26
Trang 33đạo trở lên và phong giáo phâm Hoà thượng, Sư sai phải có đủ 60 tuổi đời và
40 tuôi đạo trở lên [13] Tùy theo giới phẩm, giáo phẩm và trình độ hiểu biếtphật học của từng vi sư sai ma thể hiện vai trò, vị trí và sức ảnh hưởng trong phạm vi một chùa hay nhiều chùa cụ thé Hòa thượng thì thường không quan
lý chùa chiền mà chỉ quản lý Sư sãi là những đệ tử trong phạm vi cai quản của mình, kể cả trụ trì các chùa trong phạm vi quản lý Hòa thượng có ảnh hưởng nhiều chùa trong một vùng là làm thầy tế độ, ban yết ma cho các đệ tử, chỉ cócấp hòa thượng mới có quyền tế độ, ban yết ma cho một ai đó đủ tiêu chuẩn
điều hành Ban Quản trị chùa, chăm lo đời sống, tu học cho các Su sai trong
chùa Riêng đối với các vị tỳ kheo chưa đủ tuôi đời và tuổi hạ để phong giáophẩm Thượng tọa nên còn gọi là Dai đức nhưng tuỳ theo trình độ hiểu biếtphật học và tuổi hạ của từng người mà tập thé trong bốn đạo và Su sãi tínnhiệm đề bé nhiệm phó trụ trì hoặc làm Archa (thầy dạy học chính thức trongchùa) Đối với Sa di nhiệm vụ chủ yếu là tập trung vào việc học giáo lý, giáo
luật và các bài tụng, niệm cơ bản.
1.2.2 Tổ chức bộ máy truyền thong của Phật giáo Nam tông KhmerCuối thé kỷ thứ XVIII và đầu thé kỷ thứ XIX, khi “mâu thuẫn xã hội,đàn áp dân tộc ngày càng tăng thì người Khmer lại càng xây nhiều chùa và gắn bó tha thiết với Phat giáo hơn bao giờ hết Dé chống lại chính sách đồnghóa người Khmer của triều đình nhà Nguyễn, các vị Sư sãi đã dùng chùa làmtrường học chữ Phạn, làm trung tâm truyền bá nếp sống và văn hóa Phật giáo,
làm nơi hội tụ mọi sinh hoạt của nông dân Khmer Do đó, nên văn hóa Phật
27
Trang 34giáo, chữ Phạn và tầng lớp sư sãi đã trở thành linh hồn của người Khmer và lànền tảng của xã hội Khmer để bảo vệ tộc người Khmer trước sự đe dọa củahai chính sách đồng hóa” [54, tr.51] PGNT có vị trí, vai trò rất lớn đối với đồng bào dân tộc Khmer, đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng dân tộc Khmer Trong đó, nôi bật nhất là việc giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết, bản sắc văn hóa dân tộc, đào tạo đội ngũ trí thức, tạo ra các hoạt động xã hội thiết thực, phát huy tốt truyền thống đoàn kết Ngôi chùa Khmer là niềm tin
về mặt tinh thần, là niềm tự hào về mặt văn hóa, là nơi giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc Khmer Mặt khác, từng ngôi chùa còn là một di tíchvăn hóa, lịch sử mang dấu ấn và minh chứng cho sự có mặt, tồn tại, phát triểncủa cộng đồng dân tộc Khmer trên vùng đất Nam Bộ, đồng thời là dấu ấn vaminh chứng cho sự sáng tạo của đồng bào Khmer về mặt văn hóa làm nên bảnsắc đặc trưng của dân tộc Khmer
Bản sắc văn hóa dân tộc Khmer bao gồm văn hóa của cộng đồng dântộc Khmer được sáng tạo trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triểncủa dân tộc mình và từ tình hình vận động và phát triển cùng với các dân tộcanh em khác Do đó, bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer có những giá trisáng tạo riêng, hình thành nền văn hóa mang tính đặc trưng và khăng định sứcsống mãnh liệt của những sáng tạo ấy Dân tộc Khmer với nền văn hóa riêng
đã góp phần hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng về bản sắc Do kết tinh những điều kiện tự nhiên, lịch sử và mối quan hệ giao lưu mà ngoài đặc trưng riêng của dân tộc Khmer thì bản sắc văn hóa dân tộc Khmer còn đượcđặc trưng theo vùng Nam Bộ, với những đặc điểm như sau: Là một trongnhững tộc người chiếm đa số; cơ cấu gia đình theo phụ hệ; đặc điểm phum,sóc là một tập đa dòng họ; có nhà cửa và kiến trúc là nhà đất, chùa Khmer; có
trang phục đa màu sắc; có chữ việt và tiêng nói riêng
28
Trang 35Riêng đối với tô chức bộ máy truyền thống của PGNTK thì trước và
trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, PGNTK ở Nam Bộ trực thuộc Giáo
hội Phật giáo Vương quốc Campuchia; do vậy mọi hoạt động Phật sự cũng như việc đặt tên chùa, thỉnh tượng Phật, thỉnh Đại Tạng kinh, tấn phong MêKon đều phải xin ý kiến của Vua sãi ở Campuchia Tại các địa phương cóđông đồng bào Khmer đều có tổ chức bộ máy PGNTK ở 03 cấp dé thực hiệngiáo quyền và giáo luật theo tính biệt truyền của tôn giáo: (i) Cấp tỉnh, hìnhthành tổ chức có tên gọi là “Kha Năs Mon Trây Song Khet”, tạm dịch là “Hộiđồng Giáo phẩm tỉnh” Trong “Hội đồng Giáo phẩm tỉnh”, hình thành cácBan giúp việc theo chuyên đề Người đứng đầu “Hội đồng Giám phẩm tỉnh”gọi là Mê Kon; (ii) Cấp huyện, hình tổ chức có tên gọi là “Kha Nas Mon TraySong Sroc”, tạm dịch là “Hội đồng Giáo phẩm huyện” Trong “Hội đồng Giáo phẩm huyện”, hình thành các Ban giúp việc theo chuyên đề Người đứng đầu
“Hội đồng Giám phẩm huyện” gọi là Anus Kon; (iii) Cấp cơ sở, không hình thành tô chức như cấp tỉnh và cấp huyện, mà “Hội đồng Giáo phâm” cấp trênchỉ định các vị hòa thượng cao tăng quản lý một số chùa, mỗi hòa thượng caotăng quản một số chùa trong phạm vi tương đương với 01 xã (gần giống vịĐầu Đà trong Phật giáo Bắc tông) Mỗi chùa đều có Ban quản trị, là nhữngPhật tử tiêu biểu dé giúp việc cho chùa (gần giống các vị chức việc trong các
tôn giáo khác).
Sau năm 1954, ddé quốc Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam, với chínhsách của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, lại một lần nữa Mỹ và chính quyềntay sai thực hiện chính sách lấy Công giáo để đồng hóa tôn giáo Đặc biệt
với người Khmer ở Nam bộ, chúng tạo dựng mâu thuẫn, kích động tư
tưởng hẹp hòi, chia rẽ dân tộc, phủ nhận sự ton tại của người Khmer ởđồng băng sông Cửu Long, bài xích PGNTK, cam dạy chữ Pali Ngoài âmmưu đồng hóa dân tộc, tình báo Mỹ (CIA) đã lập nên những tô chức phản
29
Trang 36động dé chi phối, lôi kéo kích động người Khmer, như lập các tổ chức:
“Khmer Srei”, “Đảng khăn trắng” (KKK) những tô chức này hoạt động bímật hoặc hoạt động công khai trên khắp cả vùng đồng bằng sông Cửu Longdưới sự chỉ đạo của lực lượng đặc biệt Mỹ Vừa đàn áp, cam đoán, vừa dụ
dỗ mua chuộc bằng tiền bạc va bằng mọi cách dé khống chế, cách ly Sư sai
với Phật tử.
Dé thống nhất quản lý toàn diện, chính quyền Sai Gòn đã cắt đứt mốiquan hệ của PGNTK ở Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Vương quốc
Campuchia, thành lập mới các Trung ương Giáo hội PGNTK ở trong nước
với 3 mô hình sau đây: (i) Mô hình thứ nhất, duy trì tổ chức bộ máy truyềnthống của Phật giáo Nam tông Khmer vốn có trước đây như đã trình bày ởphan trên (ii) Mô hình thứ hai, hình thành mới “Giáo hội Phật giáo Khemara Nikai” ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) (iii) Mô hình thứ ba, hình thành mới
“Giáo hội Phật giáo Thêravađa” ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) Tuy nhiên,với ý thức bảo tồn nòi giống, bảo vệ đạo pháp, Sư sãi, Phật tử Khmer đãnghe theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, trân trọng đón nhận sự
lãnh đạo của Đảng, của cách mạng, sát cánh cùng với nhân dân cả nước
tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đồng thời đồng bàoKhmer Nam bộ vẫn giữ sắc thái PGNT của mình cho đến nay và đang ngàycàng tỏ rõ sự gắn bó với cộng đồng các dân tộc anh em trong khu vực
Thực hiện Thông tri số 136/TT-TW, ngày 30/9/1981 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ trương thống nhất các tổ chức Phật giáo; trongtinh thần lục hòa của Phật giáo, các vị cao tăng PGNTK đại diện cho các tổchức Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam bộ tham gia Ban vận động thống nhất
Phật giáo trong cả nước Thang 11/1981, Hội DKSSYN khu Tây Nam Bộ do
Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với 08 tổ chức, hệ phái Phậtgiáo đã thống nhất thành lập một t6 chức chung đại điện cho Tang Ni, Phật tử
30
Trang 37Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, lấy tên là Giáo hội Phật giáo ViệtNam, ngay tại Lời nói đầu của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khang định: “Sw thong nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tac: Thong nhất ý chi và hành động, thong nhất lãnh đạo và tô chức, đông thờivan tôn trọng và duy trì các truyền thong hệ phái cũng như các pháp môn vàphương tiện tu hành đúng chính pháp” [21, tr.1-2] Hệ thống tổ chức của
“Giáo hội Phat giáo Khemara Nikai” và “Giáo hội Phat giáo Thêravađa” do
Mỹ - Nguy thành lập tự giải thé do không phù hợp với yêu cau thực tiễn
Trong ngôi nhà chung của GHPGVN, hơn 40 năm qua, PGNTK tiếp
tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội vững mạnh và trường
tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làm phong phúthêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thông củaPhật giáo Việt Nam là một tôn giáo gan bo, đồng hành cùng dân tộc Ké từ đó đến nay, PGNTK đã trở thành 01 trong các hệ phái thuộc GHPGVN.
Do vậy, tổ chức bộ máy truyền thống của PGNTK không còn tồn tạinữa (riêng tỉnh Trà Vinh vẫn duy trì Hội đồng Giáo phẩm cấp tỉnh cho đếnhiện nay) Thay vào đó, các vi cao tăng, chức sắc trong PGNTK được cơ cầuvào các tô chức của GHPGVN từ trung ương đến cơ sở qua các kỳ đại hội cáccấp Riêng trên địa ban tinh Vinh Long, tính đến nay có 02 vị cấp Trung ương(Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phó Tổng thu kykiêm Pho văn phòng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phô CanTho), 07 vi cap tinh (01 vị Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tinh (đặc tráchPhật giáo Nam tông Khmer), 06 vị là Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáotinh), 07 vi cap huyện (02 vi Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấphuyện, 03 vị Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện va 02 vị Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện).
31
Trang 381.2.3 Tình hình Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Vĩnh Long
Trên địa ban tỉnh Vinh Long, hiện có 222 vi Su sai, trong đó có 01 Hòa thượng, 03 Thượng tọa, 97 Dai đức và hon 121 Sa di sinh hoạt tôn giáo tại 13
chùa Khmer; trong đó có 06 chùa được công nhận di tích cấp tinh, cu thé là: (01) Chùa Tòa Sen, xã Đông Thanh, thị xã Binh Minh; (02) Chùa Gia Kiét,
xã Tân Mỹ, huyện Tra Ôn; (03) Chùa Gò Xoài, xã Tân Mỹ, huyện Tra Ôn;
(04) Chùa Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình; (05) Chùa Kỳ Son, xã
Loan Mỹ, huyện Tam Bình; (06) Chùa Cũ, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn.Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được như: Lễ hội Ok om bok, đua gheNgo, ngày hội văn hóa được tổ chức tại các điểm chùa
Trên dia ban tỉnh, hiện nay có 110 thành viên Ban Quản trị chùa giúp
việc đối nội và đối ngoại cho các vị Trụ trì hoặc Phó trụ chùa thuộc 13 chùa Khmer Ban Quản trị chùa là “cánh tay nối dài giữa sư sãi với đồng bào Phật
tử, đồng thời cũng là “chiếc cầu nối” giữa các cấp ủy, chính quyền với sư sãi
và đồng bào Khmer Theo Luật đạo thì Sư sãi không được giữ tiền nên hầuhết tất cả tài chính của nhà chùa được giao cho Ban Quản trị chùa cất giữ,quản lý Tuy nhiên, việc giữ và quản lý tài chính cũng là vấn đề dẫn đếnnhiều vụ việc mat đoàn kết nội bộ giữa Ban Quản trị chùa và Trụ trì chùa ởmột số nơi, gây mắt lòng tin đối với đồng bào Phật tử
Hoạt động của PGNTK chủ yếu là chăm lo việc đạo, đào tạo tăng tài,củng cô tổ chức Giáo hội theo đường hướng, tôn chỉ, mục đích “Dao pháp,
dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, tham gia công tác nhân đạo, từ thiện xã hội, xóa
đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lut , góp phần nâng cao đời sống, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.PGNT từ lâu đã in đậm trong tâm khảm và chi phối mạnh mẽ đời sống tinh
thân của các thê hệ người Khmer.
32
Trang 39Bảng 1.3 Số lượng Sư sãi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (năm 2022)
STT Tên chùa Chùa Sadi Đại | Thuong | Hòa
di tich Đức tọa Thượng
Nguồn: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tinh Vinh Long
Đối với đồng bào Khmer, từ khi mới được sinh ra đã được xem là mộtPhật tử; xem triết lý Phật giáo là chân lý, đức Phật là niềm tin, ngôi chùa làniềm tự hào, Su sai là tam gương đạo đức Ngoài ý nghĩa xuất gia dé báohiếu, tôi luyện đạo đức; Sư sãi còn được trau dồi kiến thức dé phụng sự đạo
pháp và dân tộc vì ngôi chùa Khmer là nơi đảm nhiệm cả công việc giảng dạy
tiếng Khmer dé giữ gìn va phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc; dạy tiếng Pali để sáng tạo ngôn từ mới bổ sung cho tiếng Khmer; dạy kiến thức Phậthọc dé tiếp cận những tinh hoa của Phật giáo
33
Trang 40Trong chương trình giảng dạy, người học còn được tiếp cận văn học,
văn hóa dân tộc Ở gốc độ văn hóa, bên cạnh việc sinh hoạt tôn giáo truyền
thống, ngôi chùa còn là nơi sinh hoạt vui chơi giải trí mang tính cộng đồng và cũng là nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Tuy nhiên, do đặc điểm PGNT gắn liền với cộng đồng người Khmer nên cácthé lực thù địch, các tổ chức phản động luôn tranh thủ, lợi dụng vấn đề bấtcập trong PGNTK để tác động lan tỏa đến đồng bảo dân tộc Khmer và ngượclại Trong thực tế những năm gần đây, tổ chức phan động “Liên đoàn KhmerCampuchia Krôm” và “Cộng đồng Khmer Campuchia Krôm” đã có tác độngvào số Sư sãi nhất là những vị sư trẻ tuổi để tuyên truyền, lôi kéo, kích độnggây rối chống phá Dang va Nhà nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tạimột số địa phương.
Phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc của PGNTK và phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN trong thời kỳ kháng chiến Qua các phong trào thi đuayêu nước ở địa phương đã tuyên truyền, vận động giới thiệu một số vị Sư sãitiêu biểu tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc và đoàn viên, hội viên của đoàn thể các cấp Với trí tuệ đạo đức
của nhà tu hành nhiều vị đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực giúp cấp ủyĐảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội các cấp
cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá - xã
hội, thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
đi vào đời sống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Tính đến nay, số lượng Sư sãi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tham gia các
tô chức trong hệ thong chính trị từ tinh đến cơ sở gồm 19 vi ; trong đó: 02 vicấp tinh (01 vi là phó chủ tịch không chuyên trách Uy ban Mặt tận Tổ quốcViệt Nam tinh va 01 vị là Ủy viên Ủy ban Mặt tận Tổ quốc Việt Nam tỉnh),
08 vị cấp huyện (06 vi là Ủy viên Uy ban Mat trận Tổ quốc cấp huyện, 01 vị
34