1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Thiền Lâm Tế ở chốn tổ Đào Xuyên: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra

75 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiền Lâm Tế ở chốn tổ Đào Xuyên: Lịch sử, hiện trạng và những vấn đề đặt ra
Tác giả Vũ Văn Thọ
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 18,18 MB

Nội dung

Trong quá trình đó,nhiều sơn môn hệ phái phát triển ở khắp nơi, nhất là ở miền Bắc nhất là cáctông phái Thiền Phật giáo Đại thừa: đó là Thiền phái Lâm Tế từ Trung Quốctruyền sang với sức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ VĂN THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ VĂN THỌ

Chuyên ngành: Tôn giáo hoc

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRAN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

AY (007 \00.d 1

Chương 1 KHÁI QUAT LICH SU HÌNH THÀNH VA QUA TRINH DU NHAP THIEN LAM TE VÀO PHÍA BAC VIET NAM - 10

1.1 Khái quát lich sử hình thành thiền Lam Tế ở Trung Quốc 10

1.1.1 Bối cảnh xã hội Trung Quốc thời kỳ thiền Lâm Tế ra đời 101.1.2 Lược khảo về thiền Lâm Tế ở Trung Quốc -2 525+ 131.2 Quá trình du nhập và phát triển thiền Lâm Tế ở miền Bắc Việt Nam 22

1.2.1 Bối cảnh xã hội giai đoạn thiền Lâm Tế du nhập vào Việt Nam 221.2.2 Quá trình du nhập và phát triển của thiền Lâm Tế ở miền Bắc

40m 0 26

Tiểu kết 0.1): 00 3 32 Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUA THIEN LAM TẾ Ở CHÓN TO ĐÀO XUYẼN - 34

2.1 Lich sử hình thành sơn môn Tổ Dao Xuyên - 34

2.1.1 Vài nét về chùa Đào Xuyên (Thanh Ân tự) -5-55- 55+: 342.1.2 Sơn môn Đào Xuyên và pháp mạch truyền thừa thiền Lâm Tế ở Sơnmôn Đào XuyÊN - - - 5 c1 11991919 vn ng ng ng 372.2 Một số hoạt động Phật giáo trong sơn môn Đào Xuyên hiện nay 40

2.2.1 Hoạt động hoằng pháp ¿2-2 2+2 £+E£EE+EE+EE+EzEerkerxerszrs 40

2.2.2 Hoạt động nghi lễỄ - - 2 52 2S2SE St E2EEE2EEEEEEEEEEEErkrrrrrrrerkes 46

2.2.3 Hoạt động Từ thiện xã hội 2-22 222 z2 Et2EEcEExrrrkrrrreee 492.3 Đặc điểm của Sơn môn Đào Xuyên c-++2222vvccceerrer 50

Trang 4

3.1.1 Góp phần xiên đương đạo pháp +2 2 s+cs+x+zxcxeee 583.1.2 Góp phan dao tạo tăng tài qua truyền thừa -: 593.1.3 Góp phan ồn định, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam 613.1.4 Góp phần gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống Phật giáo

'VIỆt Nam G0 101101 1111193111111 1 19g11 HH kg kg yu 63

3.2 Một số van đề đặt ra đối với son môn Dao Xuyên và khuyến nghị 65

3.2.1 Một số vấn đề đặt ra với sơn môn Đào XuyÊn 653.2.2 Một số khuyến nghị nhằm gìn giữ và phát triển Sơn môn Lâm TẾĐào Xuyên hiỆn nayy - - (<2 132118331 13113 1E SEEEkrrkrrrkrrrre 70Tiểu kết chương 3 -22222£222EEEE2222+1222E2111122122277111112 2.221.111 re 72 KẾT LUẬN -2 ©22EV22222++222221111122222711111222222211111E 2.00 E1 ce 74

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22::2s22+zs22rcee T1

Trang 5

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề taiVào Việt Nam từ những năm khoảng đầu Công nguyên thông quađường biển và đường bộ từ An Độ và Trung Hoa, Phật giáo đã hình thành vaphát triển và hòa nhập với nền văn hóa Việt Nam Phật giáo Việt Nam đã pháttriển mạnh mẽ trong giai đoạn Dinh, Ly, Trần và Lê Trung Hưng cũng nhưtriều Nguyễn Đặc biệt, Phật giáo thời Trần với Trúc Lâm Yên Tử, ảnh hưởngsâu đậm với lịch sử và văn hóa Phật giáo Việt Nam vé sau Trong quá trình đó,nhiều sơn môn hệ phái phát triển ở khắp nơi, nhất là ở miền Bắc nhất là cáctông phái Thiền Phật giáo Đại thừa: đó là Thiền phái Lâm Tế (từ Trung Quốctruyền sang) với sức sống truyền thừa tại các Tổ đình, Sơn môn của Phật giáoĐại thừa ở Việt Nam, nhất là khu vực miền Nam cho đến nay Theo nhiều nhànghiên cứu đi trước cho rằng Thiền Lâm Tế xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý

và có ảnh hưởng đến Phật giáo thời Trần, sau đó suy yếu Nhưng đến năm

1633, thiền sư Chuyết Chuyết (1590 — 1644) là người Phúc Kiến (Trung Quốc)

đã trở lại Việt Nam và phục hưng thiền phái Lâm Tế miền Bắc Ông ở trở lại

chùa Khám Sơn, Phật Tích và Bút Tháp Từ chùa Phật Tích và Bút Tháp, tôngLâm Tế từ Chuyết Chuyết phát triển khắp miền Bắc Thiền phái phát triểnmạnh mẽ nhất là ở Bắc Ninh và Hải Dương

Phái Lâm Tế có bài kệ gồm 48 chữ lưu truyền tương đương với tên đầucủa mỗi một vị Tổ kế truyền Theo tác giả Bùi Thế Quân cho biết một chi củaLinh Quang (Bà Đá) Hà Nội đã truyền sang Đào Xuyên là Tổ Phổ Văn, rồiđến Tổ Thông Mệnh Hai Tổ đã truyền thừa trong suốt 80 năm Mặc dù hai vi

Tổ có gắn với các chữ trong 48 chữ lưu truyền (chữ Phổ và chữ Thông),nhưng hiện nay, trụ trì của chùa Đào Xuyên lại không có chữ nào, ké cả một

số chùa cùng Sơn môn Đào Xuyên cũng không có như chùa Bình Minh (TrâuQuy), chùa Lệ Mật (Long Biên),

Trang 6

Chốn sơn môn Lâm Tế Tổ Đào Xuyên là một nhánh phái Lâm Tế ởViệt Nam được xây dựng từ trước thế kỷ XVII (theo văn bia trùng tu chùanăm 1635), trước kia thuộc phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc thôn ĐàoXuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Chia Đào Xuyên làchốn tô rất sam uất của phái Lâm Tế ở hai bên bờ sông Đuống (sông Thiên Đức), từ đây Lâm Tế truyền đi khắp các vùng phụ cận Chùa có hệ thống di sản văn hóa Phật giáo da dang, cùng hệ thống tượng, bia kí, nhà tổ, tháp cho ta hiểu về văn hoá Thăng Long thé ki XVI — XVII Điều đặc biệt, đến naychùa vẫn là chốn tổ linh thiêng của dòng thiền Lâm Tế ở miền Bắc Việt Nam,tại đây mạch truyền thừa vẫn được duy trì, các sinh hoạt tôn giáo vẫn thé hiệnđậm nét đặc trưng của dòng thiền Lâm Tế Chùa Bình Minh, chùa Lệ Mật,chùa Hạ Lôi và còn nhiều chùa khác ở vùng phụ cận là những chùa nằmtrong hệ thông Sơn môn Đào Xuyên Dé duy trì tính truyền thừa và kết nối của sơn môn Tổ Đào Xuyên, vào ngày 24 tháng 2 âm lịch, hội Sơn môn lại tổ chức gid tại chùa Đào Xuyên và các chùa cùng sơn môn cùng đến giỗ Tổ Ngày 9-1-1990 chùa Đào Xuyên đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hang

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình và dữ liệu để khảo cứu

về Thiền Lâm Tế ở miền Bắc và đặc biệt là chốn Tổ Đào Xuyên, đồng thờicần gìn giữ truyền thừa đang thất truyền của Sơn môn cũng như khối đoàn kếtdân tộc, rất cần nghiên cứu bài bản, khoa học, nham hệ thống lại Sơn môn TổĐào Xuyên, góp thêm vào dữ liệu về lịch sử Phật giáo nước nhà Với tư tưởngnhập thé, “Phật pháp bat ly thế gian giác”, phương châm “tùy duyên nhi bấtbiến, bất biến nhi tùy duyên”, Phật giáo nói chung và phái Lâm Tế nói riêng

đã thê hiện tinh thần đó, hòa nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa xã hội, gắn bó,đồng hành với dân tộc và có những đóng góp lớn cho sự nghiệp dựng nước và

giữ nước.

Trang 7

Từ những vấn đề nêu trên, thiết nghĩ cần có một nghiên cứu có hệthống và đầy đủ về Thiền Lâm Tế miền Bắc mà cụ thê là chốn Tổ Đào Xuyên,tôi chọn đề tài Thiền Lâm tế ở chốn tổ Đào Xuyên: Lịch sử, thực trạng vànhững vấn đề đặt ra làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu về lịch sử hình thành của Thiền phái Lâm TẾ và sự dự nhập của phái Lâm Tế vào Việt Nam cũng đã có nhiều công trình, bài viết, luận án,luận văn theo những góc độ và mức độ khác nhau như Sử học, Hán Nôm , va được chia thành các nhóm lĩnh vực nghiên cứu sau đây:

2.1 Nhóm tác phẩm viết về lịch sử phát triển của Thiền phái Lâm Tế nóichung và ở Việt Nam nói riêng

Về những tác phẩm, công trình nghiên cứu sâu về thiền phái Lâm Tếnói chung và ở Việt Nam nói riêng đa số là tư liệu Hán Nôm, ngoài ra còn cómột số tác phẩm có nhắc đến như: Văn Thanh trong Lược sử Phát giáo Việt

Nam, Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Tài Thư chủ

biên Lich sw Phật giáo Việt Nam, Lê Mạnh That với Lich sw Phát giáo ViệtNam, Nguyễn Hiền Đức với Phật giáo Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phântranh hay Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Thích Thanh Từ với Thiên sư ViệtNam, Các tac pham trén da phan đều dựa trên các tư liệu in ấn dich sẵn débiên tập, tuy nhiên chỉ nhắc sơ qua về thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam, cụ thể:

Nguyễn Tai Thư chủ biên (1988), Lich sử Phật giáo Việt Nam, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, đã trình bày lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởinguyên đến nửa đầu thế kỷ XX Phần cuối cùng của cuốn sách này trình bày

về phong trào chan hưng Phật giáo trong các thập niên đầu thé kỷ XX Trong

đó, có nhắc đến phái Lâm Tế vào Việt Nam.

Thích Đồng Bồn chủ biên (1995), Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ

XX, tập 1, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành; Thích ĐồngBồn chủ biên (2002), Tiểu sử danh tăng Việt Nam thé kỷ XX, tập 2, Nxb Tôn

Trang 8

giáo, đã giới thiệu Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, một thế kỷ đầy biến độngvới cả Đạo pháp lẫn Dân tộc, thông qua tiêu sử và công tích của các vị danh

tăng tiêu biểu khắp ba miền trong thé kỷ này.

Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I-II-III, Nxb.

Văn học, đã luận bàn về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên cho đếnnửa cuối thế kỷ XX (pháp nạn Phật giáo Miền Nam Việt Nam năm 1963).Những nội dung cuối của bộ sách này sẽ giúp chúng ra hiểu được bối cảnh xã hội ra đời và những giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam, của Thiềnphái Lâm Tế

Bồ Đề Tân Thanh - Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam (từkhởi nguyên đến 1981), Nxb Văn học, đề cập đến lịch sử Phật giáo Việt Nam

từ khởi nguyên đến năm 1981 (thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam).Trong đó tác giả cũng có nhắc đến sự du nhập của Thiền phái Lâm Tế.

Một số bộ sử đề cập tới Thiền phái Lâm Tế như: Thích Thanh Kiểm

(1991), Lịch sử Phật giáo trung Quốc, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh

ấn hành cho rằng nguồn gốc Thiền bắt đầu từ đức Phật tổ tại An Độ, đến tổthứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma thì truyền sang Trung Hoa từ đó hình thành phát triểnthành năm nhánh (phái) là Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn và

Pháp Nhãn.

Nguyễn Nhân (2013), Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị tổ su Thién tông

An Độ - Trung Hoa - Việt Nam, Nxb Tôn giáo Ở ðây có nêu danh 36 vị Tổ

sy Thiền tông của 3 quốc gia An Độ, Trung Hoa, Việt Nam theo “Mạchnguồn Thiền tông” và bài kệ Đức Phật tâm truyền “Bí mật Thiền tông” cho

Ma Ha Ca Diếp Các vị Tổ Thiền tông đều lấy kệ này làm chuẩn để tâmtruyền Thiền tông cho những vị sau

Viện Nghiên cứu Tôn giáo chủ trì, TS Nguyễn Thị Quế Hương chủnhiệm đề tài cấp nhà nước với chủ đề Giá tri di sản mộc bản chùa VinhNghiêm và chùa Bồ Đà tỉnh Bắc Giang (2017) có một phần đề cập đến quá

4

Trang 9

trình hình thành và phát triển của phái Lâm Tế ở Việt Nam, nhất là ở ngoàimiền Bắc với một số chùa tiêu biểu Ngoài ra, trong các phân tích giá trị mộcbản cũng có nhiều nội dung nhắc đến Lâm Tế và Tào Động là hai dòng thiền

có ảnh hưởng đến hai chùa Bồ Đà và Vĩnh Nghiêm

Đặc biệt, bộ Minh Châu Hương hải thién sư ngữ lục, sưu tập lại các tácpham diễn Nôm của Minh Châu Hương Hải cũng như các bài giảng thuyết,thơ văn của ông Tập Ngữ luc này là tư liệu quý giá về thiền phái, về tổ, về các đệ tử truyền thừa về sau của phái Lâm Tế.

Thích Đồng Bổn, Chu Văn Tuấn, (2021), Thién phái Lâm Tế ChúcThánh lịch sử hình thành và phát triển, Nxb Hồng Đức, được in từ bộ Kỷ yếuhội thảo Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề như lịch sử hình thành, phát triển,những đóng góp của Lâm Tế Chúc Thánh trong GHPGVN và cho xã hội cả

trong lịch sử lẫn hiện tại.

Về các bài viết nghiên cứu, gần đây Thích Đồng Dưỡng, Lê Quốc Việt

và Phạm Văn Tuấn, Thích Như Tịnh là những người chú tâm đến các vấn

đề sử học của thiền sử ở Việt Nam nói chung, thiền phái Lâm Tế nói riêng Nhóm tác giả này chủ yếu bám sát các sử liệu, điền dã thu thập cứ liệu, tổnghợp và phân tích nên nhiều điểm mới, cùng như điền dã, sưu tầm tư liệu từcác thư viện nhà nước đến các thư viện tự viện, hệ thống văn bản trong nhữngbảo tàng sống trên hệ thống kiến trúc ở các tự viện miền Bắc, Trung, Nam củaphái Lâm Tế

Phạm Tuấn với Kệ phái truyền thừa Lâm Tế Đại Việt đăng trong Thông báo Hán Nôm học năm 2006, tr 770-775 Bai viết dưới đây dựa trên thông tin các trang Web của Trung Quốc cũng như Việt Nam và thế giới về bài kệ truyền thừa Phật giáo Lâm tế vào Đại Việt trong đoạn cuối thời Minh đầuThanh ở Trung Quốc và triều Lê tại Việt Nam Đồng thời, trong bài viết, tácgia đã chỉ ra “Sách Kiến tính thành Phật do Sa di ni Diệu Thịnh cho khắc innăm Minh Mệnh thứ 6 (1825) tại chùa Sùng Phúc xã Thổ Khối huyện Gia

Trang 10

Lâm, kí hiệu A.2597,lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Han Nom in lại bài kệ

trên và cho biết Chuyét Chuyét truyền thừa vào Việt Nam Tuy nhiên sách nàykhông ghi ngọn nguồn của bài kệ Các tài liệu chuyên đề Phật giáo bằng Việtngữ về sau ghi chép lại không nhất quán Lịch sử Phật giáo xứ Huế cùng một

số chuyên luận Phật giáo của GS.TS Lê Mạnh That ghi là Tri Bảng Đột Không, điều này chưa hoàn toàn chính xác Chúng tôi xác nhận thông tin trên các trang Web của Trung Quốc thi chỉ có Trí Bản Đột Không là thiền sư dong Lâm tế chính tông truyền thừa sau Bích Phong lão tổ Trí Bản Đột Khôngtruyền thừa bài kệ trên là hoàn toàn chính xác” Cũng trong bài viết này, tácgiả đã đề cập đến hệ phái truyền thừa dòng Lâm tế miền Bắc, Việt Nam đượcphát triển rất mạnh, các tỉnh miền Bắc đều theo kệ truyền thừa và có đặc trưngtông phái riêng Chùa chiền phôn thịnh, tông phái rộng truyền, đến nay từ tổđình Bút Tháp, tô đình Phật Tích, Yên Tử, Quynh Lâm phát triển khắp miễn

2.2 Nhóm tác phẩm viết về lịch sử, thực trạng của Phật giáo huyện GiaLâm, chia Đào Xuyên và một số chùa cùng Sơn môn

Các tài liệu viết về Phật giáo huyện Gia Lâm, về các chùa liên quan đến

Tổ sơn môn Đào Xuyên không nhiều, chúng tôi mới chỉ thu thập được một số

ít như:

Thích Thanh Từ (2008) với Thién sw Việt Nam, do Nxb Tổng hop TP.HCM, cho răng phái Lâm Tế được truyền bá sang Việt Nam đến cả hai miềnNam và Bắc Ở miền Bắc, thế ky XVII - XVIII, phái Lâm Tế đã có nhữngảnh hưởng to lớn, nhiều chùa ở Bắc Ninh, Hà Nội như Ba Đá, Đào Xuyên đến nay van còn có sơn môn thuộc dòng truyền thừa của phái Lâm TẾ.

Nguyễn Quang Khải, Thích Đức Thiện với Phật giáo Bắc Ninh tronglich sử, xuất ban nam 2021 cũng có nhắc đến sự du nhập va phát triển củaphái Lâm Tế ở khu vực Bắc Ninh, nhất là chùa Bút Tháp, nơi thiền sư ChuyếtChuyét đã hành thiền

Trang 11

Số tư liệu viết về chốn Tổ Đào Xuyên rất hiếm hoi, chúng tôi mới sưutầm được bài viết của tác giả Bùi Thế Quân với bài “Chùa Đào Xuyên, pháiLâm Tế - một vài suy ngẫm” đăng trên tạp chí Di sản văn hóa, số 4, 2012, tr.89-93 Trong bài viết, tác giả đã giới thiệu về lịch sử hình thành chùa DaoXuyên từ trước khi trở thành một sơn môn của phái Lâm Tế Đặc biệt, trong bài viết, tác giả đã đưa ra một số nhận xét về sự truyền thừa của Lâm Tế miền Bắc, nhất là việc chỉ ra một số chùa cùng sơn môn với Tổ Đào Xuyên Đây là tài liệu chỉ ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn.

Trong các tập Kỷ yếu Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng ítnhiều đều đề cập đến các lĩnh vực hoạt động khác nhau Phật giáo Việt Nam,

từ các hệ phái sơn môn, tăng ni đến cơ sở thờ sự, từ các hoạt động Phật sự ởcác địa phuong, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tính đến nay, Giáo hộiPhật giáo Việt Nam đã trải qua tám kỳ đại hội, tương ứng là tám cuốn kỷ yếuĐại hội Đại biéu Phật giáo toàn quốc được in ấn và phát hành Thuộc nhómnày có thé ké đến: Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam (ngày 04- 07/11/1981) tại chùa Quán Sứ, Hà Nội; Kỷ yếu Đại hội kỳ 2 Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam (28-29/10/1987), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phat giáo

Việt Nam, 1988; Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1993), Kỷ yếu Đại hội Daibiểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lan thứ III (ngày 3-4/11/1992),

Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo

Việt Nam (1998), Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lan thứ IV(ngày 22-23/11/1997), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2003), Kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lan thứ V, Nxb.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Kỷyếu Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012,Nxb Tôn giáo, Kỷ yếu Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ VII (2017-2022) Đây sẽ

là những tài liệu được luận văn sử dụng góp thêm dữ liệu cho sự hình thành

sơn môn của Gido hội Phật giáo Việt Nam.

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn làm rõ quá trình du nhập, phát triển, đặc điểm của thiền Lâm

Tế ở miền Bắc Việt Nam Trình bày thực trạng hoạt động của thiền Lâm Tếchốn tổ Đào Xuyên, từ đó chỉ ra những đóng góp của thiền Lâm Tế đối với Phật giáo Việt Nam và đối với xã hội.

- Nêu thực trạng hoạt động của thiền Lâm Tế chốn tô Đào Xuyên

- Chỉ ra những đóng góp của thiền Lâm Tế đối với Phật giáo Việt Nam

và đối với xã hội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về Thiền Lâm Tế ở miền Bắc Việt Nam qua khảo cứu chốn

Tổ Đào Xuyên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi không gian: Đề tài tập trung khảo cứu một số ngôi chùa trongsơn môn Tổ Đào Xuyên gồm chùa Đào Xuyên (Gia Lâm); chùa Bà Đá (Hoàn

Kiếm), chùa Lệ Mật (Long Biên).

Pham vi thời gian: từ khi thiền Lâm Tế có mặt ở miền Bắc Việt Nam.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng

H6 Chí Minh, quan điểm và chính sách Đảng, Nha nước Việt Nam về van đề

tôn giáo và công tác tôn giáo.

Trang 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp liên ngành và chuyên ngành tôn

giáo học, như sử học tôn giáo, văn bản học, tham dự và các phương pháp

phân tích, tổng hợp, thong kê, đối chiếu, so sánh, xử lý văn bản, khái quát,

logic

6 Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài

6.1 Y nghia khoa hoc

Đề tài góp phan làm rõ quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm củathiền Lâm Tế ở miền Bắc Việt Nam Hệ thống lại quá trình truyền thừa củathiền Lâm Tế chốn tô Đào Xuyên, cũng như nêu những đóng góp của thiềnLâm Tế đối với Phật giáo Việt Nam và đối với xã hội

7 Kết cầu của đề tàiNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 14

Chương 1.

KHÁI QUAT LICH SU HÌNH THÀNH VA QUÁ TRÌNH DU NHAP

THIÊN LÂM TẾ VÀO PHÍA BẮC VIỆT NAM

1.1 Khái quát lịch sử hình thành thiền Lâm Tế ở Trung Quốc1.1.1 Boi cảnh xã hội Trung Quốc thời kỳ thiền Lâm Tế ra doi

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cổ đại, dần dần truyền qua các nước Trung Á, rồi

do sự giao lưu qua lại giữa Trung Quốc và các nước Trung Á mà Phật giáo đượctruyền nhập vào Trung Quốc, việc xác định niên đại chính xác Phật giáo du nhậpvào Trung Quốc là điều rất khó khăn “Theo ghi chép, có nhiều thuyết khác nhau

về niên đại Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc Thuyết cô xưa nhất là vào thờiChu, người Trung Quốc đã biết có Phật giáo; lại có thuyết bắt đầu từ thời HậuHán Minh Để” [Thích Giải Hiền, 2018, tr.31] Trong cuốn Lịch sử Phật giáoTrung Quốc, tác giả Thích Giải Hiền phân tích: “Người Trung Quốc đã sớm biết

sự tồn tại của Phật giáo, tuy lấy sự kiện Sở Vương Anh thờ Phật làm bắt đầu; nhưng Phật giáo củng cố cơ sở tại Trung Quốc có thé nói là vào cuối thời Hậu Hán, khi bắt đầu có sự phiên dịch kinh điển Thời Hoàn Dé (146 — 167) cuối thờiHậu Hán tại vị, đã có hai vị tăng nhân là pháp sư An Thế Cao và pháp sư Chi —

lâu —ca— sắm (Lokasema) đến Trung Quốc” [Thích Giải Hiền, 2018, tr.34].

Thời kỳ đầu Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, người Hán đã có khungvăn hóa cô hữu tương đối vững chắc, nên để xâm nhập vào văn hóa người Hán,cần có hệ thống tư tưởng, tín ngưỡng của người Trung Quốc đương thời làm trung gian, từng bước Phật giáo ăn sâu vào đời sống nhân dân Trung Quốc.Thời kỳ Lưỡng Hán Ngụy Tan Nam Bắc Triều được coi là thời kỳ dẫn tiến lý

luận và tiêu hóa Phật giáo ở Trung Quốc, đây được coi là giai đoạn sơ khởi

Phật giáo du nhập Trung Hoa, Phật giáo thời kỳ này đã khá thịnh hành ở

Trung Quốc, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn Phật giáo An Độ Phải đến giaiđoạn sau thời Tùy — Đường, mới là thời kỳ người Trung Quốc mặc áo Trung

10

Trang 15

Hoa cho Phật giáo, là thời kỳ lý luận phát triển và hình thành Trung Hoa hóa

Phật giáo, đặc biệt thời kỳ Nhà Đường.

Thời Đường, Trung Hoa là một xã hội thịnh trị và thanh bình Nhà Đường,

kéo dai trong khoảng 300 năm, có niên đại từ năm 618 đến năm 975 NhàĐường được coi là đỉnh cao của nền văn minh Trung Quốc với nhiều đóng góp quan trọng trong văn học, thơ ca, văn chương, triết học và khoa học kỹ

thuật Thời kỳ này cũng là thời kỳ đỉnh cao của Đạo giáo và Phật giáo, với

nhiều vị đạo Sư, VỊ thiền sư nổi tiếng Với chính sách ưu tiên mở rộng lãnh thô, nhà Đường có được một lãnh thô rộng lớn hơn bat ky triều dai nao trước

đó Tuy nhiên, lich sử Nhà Duong có giai đoạn bị gián đoạn, do là năm 690,

Võ Tắc Thiên lên ngôi và tuyên bố sáng lập nhà Võ Chu, trở thành nữ hoàng

đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc Tuy nhiên, sau khi bị phế truất, nhà Đường tiếp tục phục hồi và trở thành một trong những triều đại lâu đời nhất

và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Thời Đường, đời sống an ổn, kinh tế dồi dào, tư tưởng phóng khoánglại thêm sự “ưu ái” Phật giáo đến từ tầng lớp thống trị, sự thịnh hành của Phậtgiáo thể hiện: “Mỗi khi gặp lễ hội Phật giáo, mọi người trây hội tham dự lễgây ách tắc giao thông, người tham dự nghe giảng kinh vô số Ngoài ra tầng lớp Nho sĩ trí thức cũng hứng thú tiếp nhận giáo lý Phật một cách nồng hậu, kết giao cùng tăng nhân rất nhiều Trong tăng sĩ, không ít người có học van uyên thâm, đều học tập lý luận Phật giáo Cũng không ít người dám mạo hiểmthân mạng, dong thuyền vượt biển hay tréo non lội suối qua Tây Thiên Trúc

du học; sau khi học xong, trở về nước thực hiện công tác phiên dịch kinhPhật Các tăng sĩ đã biên soạn và trứ tác rất nhiều kinh sách Cống hiến xâydựng kho tàng luận giải Phật giáo thêm phong phú, dẫn đến nền văn hiến Phậthọc thêm đồ sộ” [Huỳnh Hạ Niên, 2014, tr.25].

Thời Đường, Phật giáo Trung Hoa bắt đầu trở thành một dòng chảychính tư tưởng của văn hóa tôn giáo xã hội, Phật giáo từng bước ăn sâu ảnh

11

Trang 16

hưởng đến các phương diện khác của toàn xã hội: triết học, nghệ thuật, kiếntrúc, Nhận xét về Phật giáo thời Đường ở Trung Hoa, tác giả Huỳnh HạNiên đã viết: “Đời Đường, là thời kỳ vàng son của Phật giáo Đại thừa Tiếntrình sáng tông lập phái “trăm hoa đua nở, muôn chim cùng hót”, rất thịnh

hành và hoàng kim Xuất hiện các học thuyết, học phái như: Thiên Thai tông,

Tịnh Độ tông, Thiền tông Làm nền móng y cứ cho các Phật tử tu tập, dịchKinh, tập Thiền và minh Luật Từ bệ phóng này mà ảnh hưởng và phát tíchrộng ra các hệ triết học, văn hiến học, khảo cứ học, tư tưởng sử, ngôn ngữhọc, xã hội học, nhân loại học về sau này” [Xem Huỳnh Hạ Niên, 2014]

Thiền tông là một nhánh quan trọng của Phật giáo Trung Hoa TrướcLục Tổ Huệ Năng, thiền tông Trung Quốc vẫn đậm dấu ấn của Phật giáo Ấn

Độ, nhưng đến thời Lục Tổ Huệ Năng, Thiền bat đầu có những đặc điểmriêng của Trung Quốc Vì vậy mà có người cho rằng Thiền sư Huệ Năngmới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiên tại Trung Quốc Thiền tông ởTrung Quốc về lich sử có từ rất sớm, từ khi tổ Bồ Dé Dat Ma (? — 535) đếnTrung Quốc lập cơ nghiệp, trở thành Tổ sư Thiền ở Trung Hoa Kế tục Tổ sư

Bồ Dé Đạt Ma là nhị tổ Huệ Khải (487 — 593) Nhị Tổ truyền pháp cho tam

tổ Tăng Xan (2 — 606), sau đó tứ t6 Dao Tin (580 — 651) nối nghiệp co đồ

Tổ Đạo Tín truyền pháp cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn (601 — 674) Đệ tử củaNgài Hoang Nhẫn có hai người kiệt xuất là Than Tú (606 — 706) và HuệNăng (638 — 713), từ hai vị thiền sư này đã hình thành nên hai chỉ lớn là Bắctông thiền và Nam tông thiền Phương Bắc do Đại sư Thần Tú duy trì giáo pháp, sử gọi Bắc tông, nhưng nhánh này dần mờ nhạt Nhánh Phương Nam

do Lục Tổ Huệ Năng truyền dạy, sử gọi Nam tông, nhánh này phát triểnmạnh mẽ và lưu truyền rộng rãi Thiền Huệ Năng chủ trương không câu nệhình thức, không chấp vào danh từ khái niệm, không chú trọng tọa thiên, chi

cân nội tâm trực giác đôn ngộ.

12

Trang 17

Từ gốc ngài Lục Tổ Huệ Năng, cây Thiền Trung Quốc đâm chồi nảy lộcthành “Ngũ gia, thất tông”, là năm nhà và bảy tông của Thiền tông Trung Quốc.Ngũ gia gồm có:

1 Quy Ngưỡng tông, do hai Thiền sư khai lập là Quy Sơn Linh Huu và

môn đệ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền sư;

2 Lâm Tế tông, do Thiền sư Lâm TẾ Nghĩa Huyền khai sáng;

3 Tào Động tông, do hai Thiền sư khai sáng, đó là Động Sơn Lương

Giới và Tào Sơn Bản Tịch;

4 Vân Môn tông, được Thiền sư Vân Môn Văn Yến, môn đệ của Tuyết

Phong Nghĩa Tôn thành lập;

5 Pháp Nhãn tông, do Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích thành lập (trước đó

tông này cũng được gọi là Huyền Sa tông, gọi theo tên của Thiền sưHuyền Sa Sư BỊ, thầy của Thiền sư La-hán Quế Sâm, sư phụ của Đại

Pháp Nhãn).

Nếu ké cả hai nhánh của Lâm Tế tông được thành lập sau Thiền

sư Thạch Sương Sở Viên (Từ Minh) thì có tất cả là bảy tông:

1 Dương Kì phái, được Thiền sư Dương Kì Phương Hội thành lập;

2 Hoàng Long phái, được Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam sáng lập

Như vậy, Tông Lâm Tế là một trong năm tông phái chính của Thiền tôngTrung Quốc, đó là: Quy Nhưỡng, Tào Động, Lâm Tế, Vân Môn và Pháp Nhãn.Lâm Tế khởi phát từ thời nhà Đường (618 -975) và hưng thịnh vào thời nhà Tống

(960 -1279).

1.1.2 Lược khảo về thiền Lâm Tế ở Trung Quốc

Là một trong những tông phái lớn ở Trung Quốc, bên cạnh 4 tông phái khác Quy Nhưỡng, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn Lâm Tế là một tông pháivượt trội, phát trién mạnh mẽ và trở thành môn phái quan trọng nhất của Phật giáoTrung Quốc

13

Trang 18

+ Đời thứ 1: Thiền phái Lâm TẾ được sáng lập do Tổ Lâm Tế (NghiaHuyền) (787 — 867), là truyền nhân của hệ phái Nam Nhạc Hoài Nhượng, nếu tính

thừ thời Phật Thích Ca trở xuống thì thuộc hàng 38, tính từ sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma

thì được 11 đời, hệ phái Nam Nhạc thì được 5 doi.

Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền là người xứ Nam Hoa, Tào Châu (nay thuộc tỉnhSơn Đông, Trung Quốc) Trong cuốn Thiền sư Trung Hoa tập 2, viết về thiền sư

Nghĩa Huyền: Thuở nhỏ, Sư đã có chí xuất trần, đến lớn xuất gia thọ giới Cu túc.

Thường dừng các nơi giảng pháp, nghiên cứu tinh tường giới luật, thâm hiểu Kinhluận, Sư than rang: Day là phương thức cứu đời, chưa phải yếu chỉ của giáo ngoạibiệt truyền Sư liền đi du phương [Xem Thich Thanh Từ, 2011, tr.68]

Như vậy, đối với thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền học đạo là chưa đủ, học

đạo mà chưa ngộ đạo thì cũng chưa phải là người đệ tử của đức Phật thật sự, chưa phải là cứu cánh của người học Phật, mới chỉ là “phương thức cứu đời, chưa phảiyêu chỉ của giáo ngoại biệt truyền” Nơi đầu tiên thiền sư đến là pháp hội Hoàng

Bá “Ở đây, Sư oai nghỉ nghiêm chỉnh đức hạnh chu toàn Thủ tọa (Trần Tôn Túc) thấy khen rang: “Tuy là hậu sinh cùng chúng mà chăng giống” [Xem ThíchThanh Từ, 2011, tr.68] Và sau này khi nói chuyện với Hòa thượng Hoang Bá,

Thủ tọa đã nhận xét về thiền sư Lâm Tế: “Người đến thưa hỏi ấy, thật là đúngpháp, nếu khi đến từ, Hòa Thượng dùng phương tiện tiếp y, về sau đục đẽo sẽthành một sốc đại thọ che mát người trong thiên hạ” [Xem Thích Thanh Từ, 201 1,tr.69] Thiền sư Lâm Tế đến thưa hỏi Hòa thượng Hoàng Bá ba lần nhằm hỏi vềđại ý Phật pháp, nhưng kỳ lạ cả ba lần Hòa thượng đều không nói gì mà chỉ dùng gậy đánh Chính vì ba lần gặp tổ Hoàng Bá như vậy, nên thiền sư Lâm Tế hoang mang, cảm thay buồn chướng duyên che đậy không lãnh hội được thâm chỉ nên xin từ giã ra đi Về phương thức này của tổ Hoàng Bá, Hòa thượng Thích Thanh

Từ có giảng nói: “Ngài Hoàng Bá chỉ đánh mà không nói gì là nhằm mục đíchkhiến cho Ngài Lâm Tế đi vào đường cùng gần như tuyệt vọng, gây ấn tượngmạnh mẽ, quyết liệt, dé càng nghi nhiều càng ngộ sâu thì khi ngộ rồi thì suốt đời

14

Trang 19

không bao giờ quên Nhờ vậy mà sản sanh ra một Lâm Té bậc nhất trong lịch sửthiền tông” [Xem Thích Trúc Thông Quảng, 2016, tr.17] Thật ra im lặng là mộtphong cách thiền độc đáo của Hoàng Bá, thiền sư Hoàng Bá đã sử dụng phongcách, phương pháp đó ít nhất hai lần trong đời mình, với những trường hợp đặcbiệt, với thiền sự Lâm Tế là một và một lần với một tướng quốc thời nhà Đường là Bùi Hưu Về sự kiện với tướng Bùi Hưu: “Hoàng Bá cùng Tướng quốc Bùi Hưu

là bạn phương ngoại Bùi Huu tran Uyên Lăng thỉnh Sư đến quận đường, demquyền sách ông viết trao cho Sư xem Sư tiếp nhận rồi dé dưới tòa, bỏ qua khônggid ra xem, im lặng giây lâu hỏi: Hội chăng? Bùi Huu thưa: Chang hội Hoàng Bánói: Nếu thế ay hội được vẫn còn sơ sài, nếu bày trên giấy mực thì chỗ nào lại có

Tông cua ta Bùi Huu bèn làm bai tụng tan than:

Kê từ Dai sĩ truyền tâm ấn Chiếc thân bảy thước trán minh châuChống gậy mười năm nương đất Thục

Hôm nay cưỡi sóng sang Chương Tân.

Tám ngàn long tượng theo chân bước

Muôn dặm hương hoa kết thắng nhânLồng muốn thờ thầy làm đệ tử,

Chang biết pháp gì gởi cho người

Sư cũng noi:

Tâm như bé cả không ngăn méMiệng nhả sen hồng nuôi bệnh thân

Sẵn có một đôi tay không việc,

Chang từng kính vai kẻ ưa nhàn”

[Xem Thích Trúc Thông Quang, 2016, tr I8,19].

Tổ Hoàng Bá chỉ thiền sư Lâm Tế đến Cao An, chỗ thiền sư Đại Ngu Khigặp thiền sư Đại Ngu, chỉ một câu nói khơi gợi của thiền sư Đại Ngu mà thiền sưLâm Tế đã khai ngộ:

15

Trang 20

“Sư đến Đại Ngu Đại Ngu hỏi:

- _ Ở chỗ nào đến?

Sư thưa:

- Ở Hoàng Bá đến.

- Hoàng Bá có dạy lời gì?

- Con ba phen hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh Chang biết con có lỗi

hay không lỗi?

- Bà già Hoàng Bá đã vì ngươi chỉ chỗ tot khổ, lại đến trong ấy hỏi có lỗi

không lỗi?

Ngay câu nói ấy, Sư đại ngộ, thưa?

- _ Xưa nay Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều

Đại Ngu nắm đứng lại bảo:

- Con qui đái dưới sàng, vừa nói có lỗi không lỗi, giờ lại nói Phật pháp

của Hoàng Bá không nhiều Ngươi thấy đạo lý gì, nói mau! Nói maul

Sư liền cho vào mông Đại Ngu ba thoi Đại Ngu buông ra, nói:

- Thay của ngươi là Hoàng Bá, chang can hệ gì việc của ta Sư từ giã Dai Ngu trở về Hoàng Bá” [Thích Thanh Từ, 201 I, tập 2, tr.70].

Sau khi ngộ đạo, tổ Lâm Tế trình bày cơ phong của mình vượt trội hơnThay Có thé thay rõ điều đó qua các câu chuyện còn ghi chép giữa hai Thầy —Trò thiền sư:

“Sư trồng tùng, Hoàng Bá hỏi:

- Trong núi sâu trồng tùng làm gì?

Sư thưa:

- Một cho sơn môn làm cảnh trí, một cho người sau làm tiêu bảng.

Nói xong, Sư trở đầu cuốc đánh xuống đất ba cái Hoàng Bá bảo:

- Tuy nhiên như thế, con đã ăn 30 gậy của ta rồi

Sư lại dùng đầu cuốc đánh xuống đất ba cái, cất tiếng hư! Hư! Hoàng

Bá bảo:

16

Trang 21

- Tông của ta đến con rất hưng thịnh ở đời” [Thích Thanh Từ, 2011, tập 2,

tr.72].

Trong tông Lâm TẾ có hai thủ thuật tiếp người độc đáo là đánh và hét.Trong đó hét là chính yếu Thiền sư Lâm Tế thường hay dùng hét, một tiếng hétsẵn đủ tam huyền tam yếu, và tác dụng chủ khách Thiền sư Lâm Tế từng nói:

“~ Có khi một tiếng hét như Kim Mao sư tử cự địa (thế sắp chụp người), cókhi một tiếng hét như cây trúc dọ thám hình bóng trong đám cỏ, có khi một tiếng hét chăng cho là tác dụng một tiếng hét, các người làm sao lãnh hội!

Có một vị tăng toan tính hỏi Sư, sư bèn hét Lúc bấy giờ, môn đồ tham họctrong thiền hội đều học Sư hét, Sư nói:

- Các ngươi cứ bắt trước ta hét Nay ta hỏi các ngươi: Có một người từ bên

Đông ra, một người từ bên Tây ra, hai người cùng hét một lượt, ở đây phân đượcchủ khách chăng? Mà các ngươi làm sao phân biệt? Nếu phân biệt chăng được, thì không nên bắt trước lão tăng hét.” [Thích Trúc Thông Quảng, 2016, tr.29].

Trong quá trình truyền bá cơ phong Lâm Tế, thủ thuật hét được sử dụngthường xuyên như là một đặc trưng của tông Lâm Tế Có thể ví dụ qua câu

Trang 22

- Lai còn tái phạm chăng thé dung tha Sư liền hét” [Thích Trúc Thông

“Tăng hỏi:

- Thế nao là đại ý Phật pháp?

Sư liền hét! Tăng lễ bái Sư bảo:

- Ông thầy này lại nên bàn luận

- Thầy tuyên dương gia khúc tông phong ai, nối pháp vị nào?

- Ta ở chỗ Hoàng Bá na phen thưa hỏi ba lần bị đánh Vị Tăng suy nghĩ, Sư liền hét, và theo sau đánh, nói:

- Không thé đến trong hư không mà đóng đinh” [Thich Thanh Từ, 2011,

tr.79]

Các thiền sư đời sau phân tích có đến tám loại gậy đánh (bát bồng) trongtông Lâm Tế:

STT | Loại gậy (Bát bong) Diễn giải

1 | Gay thưởng Khi người học hỏi một câu, lời rât thân thiết và

kết hợp với Đạo, Sư liền đánh

2 | Gay phạt Khi người học cùng thây hỏi đáp, tùy ý nói loạn,

xúc phạm người, Sư liền đánh

3 | Gay tung Người học được “một biết nửa hiểu” nói một

câu, có một chút tương ưng Se liền đánh

4 Gay đoạt Người học bị “Tap độc nhập tâm”, nói câu hop

đầu (có vẻ phù hợp), cho là đắc ý Sư liền đánh

18

Trang 23

5 Gay ngu si Người hoc chu khách không phân, tà chính

không rõ, mở miệng nói bướng Sư liên đánh

6 Gay hàng ma Người học nhập cảnh giới ma, nói lời ma quỷ

điên cuồng cho là chứng đạo Sư liền đánh

7 |Gậy tảo tích (quét | Người học chăng rơi vào pham tình mà kẹt vào

dấu vết) Thánh giải, chăng lia hang 6 Sư liền đánh

8 | Gay vô tinh Nói phải cũng đánh, nói chăng phải cũng đánh,

mở miệng cũng đánh, không mở miệng cũng đánh.

Thiền Lâm Tế của thiền sư Nghĩa Huyền ngoài phương pháp, thủ thuật

mạnh bạo là hét, đánh thì cũng có thủ thuật dung hòa: “Trên bước đường giáo hóa

Ngài vẫn dung dị giữa cái mạnh bạo với cái ôn hòa Cái ôn hòa đó cũng không

nằm ngoài tắm lòng từ bi bao la vô bờ của Ngài” [Thích Trúc Thông Quảng, 2016,

tr.36].

Sáng lập ra dòng thiền Lâm Tế, dé tông phái duy trì, phát triển mãi về sau

mà không làm mất đi cái bản chất, đặc trưng của tông phái, tổ Lâm Tế NghĩaHuyền đã nêu ra những phép tắc, phương pháp xương sống của thiền phái, gọi làtam huyền, tam yếu Ngài đề xướng: “Phàm người diễn xướng tông thừa trongmột câu phải đủ ba huyền môn, mỗi huyền môn phải đủ tam yếu Có quyền cóthật, có chiếu có dụng” [Thích Trúc Thông Quảng, 2016, tr.36]

Tam yếu, tam huyền có thể hiểu như sau:

“Phàm một câu nói phải đủ ba huyền môn, một huyền môn phải đủ ba yếu.Cái gì là câu ba huyền ba yêu? Khéo hội là tốt, mỗi người tự suy nghĩ, lại được ônđáng hay chưa? Cổ đức xưa đi hành khước nghe một nhân duyên mà chưa liễungộ, thì ăn uống không biết ngon, nằm ngủ chăng yên, gấp rút giải quyết chớ cho

là việc nhỏ Vì vậy mà Đại Giác lão nhân vì một đại sự nhân duyên xuất hiện rađời Xét ra các Ngài từ trước đến nay đi hành khước, chăng phải vì du ngoạn sơn

19

Trang 24

thủy, xem những vẻ đẹp của châu phủ, thọ dụng manh áo chén cơm, đều vì tâmThánh chưa thông Do đó, mà ruồi rong hành khước, quyết trạch chỗ sâu kíntruyền bá phô trương, rộng hỏi các bậc tiên tri (đã liễu ngộ) gần gũi những vị caođức Bởi vì muốn tiếp nối ngọn đèn Phật tâm, kế thừa chư Tổ làm rạng rỡ hạtgiống thánh đề tiếp dẫn kẻ hậu lai, tự lợi và lợi tha vậy” [Thích Trúc Thông Quảng,

2016, tr.41].

+ Đời thứ 2: Khi Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền tịch, ngài trao truyền thiền pháicho đệ tử thân cận nhất là Tam Thánh Huệ Nhiên Nhưng dòng Lâm Tế lại đượclưu truyền rộng rãi và phát triển mạnh mẽ từ vị đệ tử thứ của Ngài Lâm Tế là thiền

sư Hưng Hóa Tôn Tương.

Thiền su Hưng Hóa Tôn Tương (? — 924) là thị giả của ngài Lâm Tế NgàiLâm Tế có 22 đệ tử, trong đó ưu tú nhất là Tam Thánh Huệ Nhiên, Đại Giác,Hưng Hóa Tồn Tương

+ Đời thứ 3: Sau Hưng Hóa Tôn Tương là thiền sư Nam Viện Huệ Ngung (860 — 952) tiếp quan

+ Đời thứ 4: sau đó là đệ tử Phong Huyệt Diên Chiêu (896 — 973) + Đời thứ 5: Sau Phong Huyệt Diên Chiều là Thủ Sơn Tỉnh Niệm

(926 - 993)

+ Đời thứ 6: Thời Tỉnh Niệm sản sinh ra hai thiền sư tầm cỡ là Diệp QuyTinh, Phan Dương Thiện Chiêu (947 — 1024)

+ Đời thứ 7: Sau các vị Thiền sư này là các đệ tử lỗi lạc như Phù Sơn Pháp

Viễn, Từ Minh (986 — 1039), Lang Da Huệ Giác, trong đó ưu tú nhất là ngài Từ

Minh Thạch Sương Sở Viên.

+ Đời thứ 8: Trong đó ngài Từ Minh nổi tiếng có hai đệ tử là Hoàng LongHuệ Nam (1002 — 1069) và Dương Ky Phương Hội (992 — 1049), hai vi nay sau

đã phát triển thành hai phái thiền của dòng Lâm Tế là phái Hoàng Long và phái

Dương Kỳ.

20

Trang 25

Phái Hoàng Long có tư tưởng nhẹ nhàng, phóng khoáng chứ không mạnh

bạo như Lâm Tế gốc hay Dương Kỳ Phái Hoang Long có 8 đời, truyền 150 nămrất hưng thịnh rồi cham dứt han

Phái Dương Kỳ: Thiền sư Phương Hội sau khi đắc pháp nơi thiền sư TừMinh, trở về núi Cửu Phong, sau đó đến Dương Kỳ mở mang thiền phong nên gọi

phái Dương Kỳ.

+ Đời thứ 9: Ngài Phương Hội có 13 đệ tử, trong đó có nổi danh Bạch VânThủ Đoan, là người làm cho phái Lâm Tế Dương Kỳ nổi danh rạng rỡ nhất vàothời Tống

+ Đời thứ 10: Ngài Bạch Vân truyền đăng cho Ngũ Tổ Pháp Diễn

+ Đời thứ 11: ngài Pháp Diễn có ba vị đệ tử xuất chúng, được gọi là Tam

Phật: Phật Giám Huệ Cần, Phật Quả Viên Ngộ, Phật Nhãn Thanh Viễn

+ Đời thứ 12: Đệ tử của Tam Phật đều làm rạng rỡ tông phong Lâm TẾ

Dương Kỳ, nổi tiếng nhất là Đại Huệ Tông Cao Thiền Sư Đại Huệ đã xién đươngpháp thiền tham Công Án, khán Thoại Đầu rất thịnh hành Sư đã đào tạo được rấtnhiều đệ tử đắc pháp (94 vị) Sau Ngài Đại Huệ, thiền Lâm Tế Dương Kỳ tiếp tục

được các đệ tử của Ngài nối mạch hưng thịnh cho đến hết đời Tống: Hồi Am

Quang, Tuyết Đường Hạnh, Thử Am Tịnh, Về sau, sang đời Nguyên, người họckhán thoại đầu bắt đầu đi sai tông chỉ, một số đệ tử của tông Lâm Tế đã dùngnhiều phương pháp nhăm lưu truyền, gìn giữ tông phong Lâm Té

Trong khi các dòng kế thừa của Tam Phật chỉ lưu truyền được một thờigian rồi mắt thì dòng thiền của Viên Ngộ Khắc Cần được các đời tiếp nối cho đến

Trang 26

+ Đời thứ 16: Vô chuẩn Sư Phạm (1175 — 1249) nối dòng Pha Am và Hư

Đường Trí Ngu (1185 — 1269) nối dòng Tùng Nguyên Siting Nhạc truyền sang

Nhật Bản.

+ Đời thứ 17: Tuyết Nham Tổ Kham (1204 — 1287)

+ Doi thứ 18: Cao Phong Nguyên Diệu (1238 — 1295)

+ Đời thứ 19: Trung Phong Minh Bồn (1263- 1323)

+ Đời thứ 20: Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) + Đời thứ 21: Vạn Phong Thời Ủy (1303 — 1381)

+ Đời thứ 22: Bảo Tạng Phổ Trì (1310— 1387)

+ Đời thứ 23: Đông Minh Huệ Nhạc (2 — 1441) + Đời thứ 24: Hải Chu Vĩnh Từ (1394- 1461)

+ Doi thứ 25: Bảo Phong Trí Tuyên (?- 1472)

+ Đời thứ 26: Thiên Kỳ Bồn Thuy (1433 — 1513)

+ Doi thứ 27: Tuyệt Học Minh Thông (1480 — 1543)+ Đời thứ 28: Tiếu Nham Đức Bao (1510— 1581)

+ Đời thứ 29: Nguyễn Hữu Chánh Truyền (1549 — 1614)+ Đời thứ 30: Mật Vân Viên Ngộ (1566 — 1642)

Từ đây dòng Thiền Lâm Tế chia ra làm hai nhánh: một nhánh truyền sang

Việt Nam (sẽ được phân tích kỹ ở phần sau), và một nhánh truyền sang Nhật Bản.

1.2 Quá trình du nhập và phát triển thiền Lâm Tế ở miền BắcViệt Nam

1.2.1 Boi cảnh xã hội giai đoạn thiền Lâm TẾ du nhập vào Việt NamThiền tông Lâm Tế du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh xã hội ViệtNam có nhiều biến động về chính trị, văn hóa, xã hội.

Triều đại Lý — Trần được đánh giá là hai thời đại phát triển rực rỡ nhấtlịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam Sau khi Hồ Quý Ly lật đồ triềuTrần và thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407), nước ĐạiViệt rơi vào ach thống trị của phong kiến phương Bắc Với tinh thần chống

22

Trang 27

giặc ngoại xâm hừng hực khí thế, trong thời gian này đã diễn ra rất nhiều các

cuộc khởi nghĩa, trong đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427) do Lê Lợi

lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu, đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền dântộc Năm 1428, Lê Lợi lập ra triều Lê, viết tiếp lịch sử Nhà Lê (Trước đó đã

có giai đoạn Tiền Lê), và thời kỳ này được gọi là Hậu Lê với hai giai đoạn Lê

Sơ (1428 — 1527) và Lê Trung Hung (1533 — 1789) Dưới thời Lê, công cuộc

khẩn hoang lập ấp được đầy mạnh; nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban

hành; giáo dục, văn học, nghệ thuật được nâng cao Văn minh Đại Việt

bước vào giai đoạn phát triển mới

Từ năm 1527, khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi triều Lê, chế độ quân chủĐại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, chiến tranh liên miên, đó làcuộc nội chiến Lê — Mac (1527-1592), Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627- 1672) chia cắt đất nước Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài)

và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong) Ban đầu, cả thế lực họTrịnh va họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" dé lay lòng thiên

hạ và thé trung thành với triều Hậu Lê Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đồ, trêndanh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là bề tôi của nhà Hậu Lê,

cả Dang Trong lẫn Dang Ngoài đều là lãnh thổ của nha Lê Nhưng trên thực

tế thì khác, cả hai đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình, vua nhà Hậu Lê đãkhông còn thực quyền nên không chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh -Nguyễn Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cách hơn 150 năm, và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đồ cả chúa Nguyễn lẫn chúaTrịnh Thời gian này, nhân dân Đại Việt hoàn thành công cuộc khẩn hoang ởphương Nam và có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với phương Tây Chữ Quốcngữ - chữ Việt ra đời.

Về hệ tư tưởng, tôn giáo: Có thé thấy, bối cảnh lịch sử xã hội nước ta từthế kỷ 15 đến thế kỷ 19 là sự thay đổi liên tục giữa các triều đại, mô hình vua

23

Trang 28

— chúa song song tổn tại, phần nào cho thấy sự bat ôn chính trị bay giờ Ngaysau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ tiến hành xây dựng đất nước trong bối cảnh nềnvăn hóa bị hủy hoại nghiêm trọng do chính sách cai trị hủy diệt văn hóa củanhà Minh trong suốt 20 năm (với dã tâm biến Đại Việt thành quận huyện của

“thiên triều”, Nhà Minh đã thực hiện mạnh mẽ công cuộc đồng hóa Mộttrong những biện pháp quan trọng là dùng lễ giáo Nho gia để giáo hóa dân.Điều đó thể hiện trước hết ở việc vua tôi nhà Minh tiến hành thiêu hủy, đậpphá những công trình liên quan đến học van và những di sản văn hóa củangười Việt) Chính vì vậy, ngay khi bắt đầu thiết lập nhà nước trung ương tậpquyên, các vua Lê đã nhận ra các hệ tư tưởng truyền thống trong xã hội các thời kỳ trước đó ngày cảng lỏng lẻo, không phù hợp với xu thé phat triển của

xã hội Nho giáo đã được Lê Thái Tổ chọn lựa và trở thành hệ tư tưởng chínhthong xay dung thé chế chính trị xã hội Nhà Lê rất chú trọng đến việc đào tạonhân tài Nho học, chú trọng đến việc xây dựng luật và vận hành xã hội theoluật Qua một số bộ luật, các điều giáo huấn và một số hương ước hiện cònlưu giữ được, chúng ta nhận thấy rất rõ nhiều điều luật, điển chế mang đậmnét tư tưởng của Nho giáo như Quốc triều hình luật, còn được gọi là LuậtHong Duc, Thién Nam du ha tap, Hong Đức thiện chính thư, 24 điều Huấn

dân đại cáo của Lê Thánh Tông.

Trong bối cảnh Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, thì các tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo, đạo Lão bị lấn át Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ

“dương Nho, ức Phật”, chính quyên thực hiện nhiều chính sách hạn chế Phậtgiáo Tuy vậy, trong đời sống tâm linh của hoàng tộc và nhân dân vẫn theođạo Phật cùng các tín ngưỡng dân gian khác Điền hình là vua Lê Thái Tông,

Lê Nhân Tông vẫn tiến hành lễ Phật cầu mưa hay các quan đại thần như LêNgân, Lê Văn Linh lại tỏ ra sùng đạo Phật Nhất là vua Lê Hiến Tông không những sùng chuộng đạo Phật mà còn nghiên cứu sâu về Phật giáo, thậm chítại khoa thi đình năm 1502, nhà vua đã ra đề thi về Phật giáo

24

Trang 29

Giai đoạn sau, khi vua Lê Thánh Tông băng hà, vào thời Lê — Mạc, Lê Trung Hưng, cùng với sự suy vi của tình hình chính tri xã hội, hệ tư tưởng

Nho giáo đã ngày càng mat vai trò độc tôn, trở nên lỏng lẻo Chiến tranh liênmiên, đời sống nhân dân khổ cực lầm than, trong bối cảnh bế tắc đó, hệ tưtưởng Nho giáo không thé thỏa mãn nhu cầu bù đắp về mặt tinh thần chonhân dân, ông Bụt hiện ra cứu khổ cứu nạn như một vị cứu tỉnh Nhà Mạc

(1592 — 1677) van lây Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhưng dia vị

của Nho giáo không còn như trước, điều này cũng có nghĩa là tiền đề cho cáctôn giáo tín ngưỡng bắt đầu phát triển trở lại Thời kỳ này Nho giáo phát triểnsong song cùng Phật giáo, Đạo giáo, tạo thành thời kỳ Tam giáo đồng tôn hayTam giáo đồng nguyên Thời kỳ này chùa chiền xây dựng nhiều, nghệ thuậttạc tượng lên đến đỉnh cao và xuất hiện sùng bái tín ngưỡng Quan Thế Âm

Như vậy có thê thấy, trong suốt hai thế kỷ 15,16, Phật giáo Đại Việt không có nhiều thuận duyên để phát triển, đến thời Trịnh — Nguyễn phân tranh, Phật giáo được phục hưng, phát triển trở lại ở cả hai miền: Dang Ngoài

và Đàng Trong Đáng chú ý thời kỳ này, Phật giáo Việt Nam tiếp nhận sự dunhập của hai thiền phái lớn của Trung Quốc vào Việt Nam là Tào Động vàLâm Tế: Thiền phái Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt (1637 — 1704) sangTrung Quốc du học và đưa về Việt Nam hoằng dương Phật pháp Sách Kếđăng lục chép ông là đời thứ 36 thiền phái Tào Động Các ngôi chùa ở Hà Nội

hiện nay như Trấn Quốc, Hòe Nhai, Hàm Long được xem là truyền thừa của

thiền phái này Và thiền phái Lâm Tế du nhập vào miền Bắc Việt Nam gópphan phục hung Phật giáo ở Dang Ngoài: “Ngoài ra, sau may thế kỷ nội chiến tương tàn: chiến tranh Nam — Bắc triều giữa nhà Mac và nhà Lê Trung Hưng(1543-1593), đến chiến tranh Trịnh — Nguyễn (1600 — 1672) , người dânViệt thấy rõ những đau khổ của cuộc đời, thấy rõ sự vô thường, giả tạm củacuộc đời, muốn tìm lại nơi nương tựa, an ỦI về tinh thần nên hướng về tôngiáo Nhờ đó, Phật giáo phục hưng ngày càng phát triển ở cả Đàng Trong và

25

Trang 30

Đàng Ngoài Ở Đàng Ngoài, Phật giáo bắt đầu phục hưng sau khi Hòa thượngChuyét Công (Thiền sư Viên Văn — Chuyét Chuyét) thuộc phái thiền Lâm Tếcùng đệ tử từ Trung Quốc sang hòa hop với những tinh túy của phái thiềnTrúc Lâm còn lưu truyền lại trong thời kỳ suy tàn của Phật giáo Đại Việt, demlại một sinh khí mới giúp cho Phật giáo ở Đàng Ngoài được chấn hưng mạnhmẽ” [Nguyễn Hiền Đức, 2006, tr 14].

1.2.2 Quá trình du nhập và phát triển của thiền Lâm Tế ở miền Bắc

Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, Hòa thượng Chuyết Công (Thiền sư Viên Văn

— Chuyết Chuyét) thuộc phái thiền Lâm Tế cùng đệ tử từ Trung Quốc sang đãđưa thiền phái Lâm Tế vào Việt Nam và phát triển thiền phái này ở Việt Nam,đặc biệt là miền Bắc Việt Nam

Thiền sư Văn Văn — Chuyết Chuyét (1590 -1644), quê Tiệm sơn,Thanh Chương, Phúc Kiến, Trung Quốc, có pháp hiệu Hải Trừng, là thế hệthứ 31 của Thiền phái Lâm Tế theo bài kệ truyền pháp của Tổ sư Trí Bảng —

Đột Không:

Trí Tuệ Thanh Tinh Đạo Đức Viên Minh

Chân Như Tánh Hải

Tịch Chiếu Phô Thông

Thuở nhỏ rất thông minh, ham học, lớn lên tu học với trưởng lão TiệmSơn Sau đó, thiền sư đến tham yết Hòa thượng Đà Đà (người được vua ban

cho danh hiệu Đại sư Khuông Quốc) Với tài năng và đức độ của mình, thiền

sư được Hòa thượng Đà Đà hết mực thương mến, lựa chọn là người kế nghiệp, truyền tâm ấn Sau khi được truyền tâm ấn, Thiền sư đi khắp noi vân du,hoang dương Phật pháp

Năm 1630, khi Trung Hoa xảy ra cuộc nổi loan của Lý Tự Thành, sau

đó nhà Thanh đánh bại nhà Minh, xâm chiếm Trung Quốc, thiền sư Chuyết

26

Trang 31

Chuyết và môt số đệ tử, trong đó có thiền sư Minh Hành - Tại Tại rời khỏiTrung Quốc, đi về Phương Nam.

Ban đầu khi rời Trung Quốc, Hòa thượng cùng các đệ tử hoằng dươngPhật pháp ở Dang Trong vùng Đồng Nai, Bến Nghé, sau đó đi thuyền ra

Chiêm Thanh, dừng chân hoàng dương Phật pháp ở vùng Khánh Hòa, sau đó

ra Đàng Ngoài hoằng hóa

Trước tiên thiền sư và các đệ tử ở chùa Thiên Tượng và chùa Trạch Lâm hoằng hóa ở vùng Nghệ An, Thanh Hóa Năm 1633, ra đến kinh thànhThăng Long, mang theo nhiều kinh sách, thiền sư dừng chân ở chùa KhánSơn Đệ tử theo học rất đông, có cỏ hoàng tộc vua Lê, chúa Trịnh,

Sau một thời gian, với tâm nguyện đưa Phật pháp đi khắp muôn nơi,thiền sư lại cùng các đệ tử lên đường đến vùng Kinh Bắc, ở các chùa Vạn

Phúc (Phật Tích), Ninh Phúc (Bút Tháp) Trong thời gian ở chùa Phật tích,

chúa Trịnh Tráng, vua Lê Thần Tông, hoàng hậu vợ vua, cũng đến thọ giáo

Lúc này, nhận lời nhờ của chúa Trịnh Tráng, Hòa thượng đã cho đệ tử Minh

Hành quay về Trung Quốc thỉnh kinh đưa sang in, phố biến ở Dang Ngoài

Ngày Răm tháng Bảy năm 1644, tại chùa Ninh Phúc, Hòa thượngChuyết Chuyét cho gọi chúng đồ đến, truyền bài kệ:

“Su trúc trường tùng trích thủy hươngLưu phong sở nguyệt đồ vi lương,

Bắt tri thùy trụ Nguyên Tây tự,Mỗi nhut chung thanh tống tịch đương”

Trang 32

Hòa thượng tịch, thọ 55 tuổi, vua Lê Chấn Tông ban thụy hiệu là

“Minh Việt Phố Giác Quảng Tế Dai Đức thiền sư”

Hòa thượng Chuyết Chuyết đã đào tạo được rất nhiều đệ tử, trong đó ưu

tú và nổi bật nhất là thiền sư Minh Hành — Tại Tại (đệ tử người Trung Quốc theothiền sư khi sang Đại Việt) và Minh Lương — Nguyệt An (người Việt)

Sau khi thiền sư Chuyết Chuyét viên tịch, thiền sư Minh Hành — Tại Tại (1596 — 1659) tiếp tục sự nghiệp của Thay Có thời gian, thiền sư còn hoằng hóa ở chùa Hoa Yên (Vân Yên) trên núi Yên Tử, ở đây, thiền sư đã dàycông nghiên cứu về thiền Trúc Lâm, kết hợp tỉnh hoa hai phái để tạo thành nétđặc trưng, đặc sắc của thiền phái Lâm Tế Dang Ngoài Thiền sư viên tịch thọ

64 tuổi ở chùa Bút Tháp

Người đệ tử nôi danh thứ hai của Hòa thượng Chuyết Chuyết là thiền sư

Minh Lương - Nguyệt An, tu ở chùa Vĩnh Phúc, núi Côn Cương, làng Phù Lãng.

Thiền sư Minh Hành - Tại Tại và thiền sư Minh Lương — Nguyệt An

có nhiều đệ tử, có thé ké đến như: thiền sư Chân Trú, thiền sư Chân Huệ,Chân Kiên, thiền sư Chân Nguyên

Thiền sư Chân Nguyên: là thiền sư Tuệ Đăng ở chùa Hoa Yên (YênTử), nghe danh Thiền sư Minh Lương đến chùa Vĩnh Phúc xin thọ giáo, thiền

sư Minh Lương đổi pháp danh Tuệ Đăng thành Chân Nguyên, hiệu ChánhGiác Khi thiền sư Minh Lương tịch truyền pháp cho thiền sư Chân Nguyên.Tham nhuan tư tưởng của hai thiền phái Trúc Lâm và Lâm Tế trong một conngười thiền sư Chân Nguyên, nên Thiền sư đã tiếp thu tinh hoa hai phái dégiúp Phật giáo phát triển rực rõ ở Đàng Ngoài

Thiền sư Chân Nguyên có một người đệ tử là Như Trừng — Lân Giác (1696 — 1733) đã thành lập phái Liên Tông: hai phái thiền Trúc Lâm và Lam

Tế, từ sau đời Hòa thượng Chân Nguyên — Chánh Giác thì hợp nhất thànhphái thiền Liên Hoa hay Liên Tông, sau ky húy tên vua Minh Mạng (MiênTông) nên lại phải đổi thành Liên Phái Các phái này truyền thừa theo bài kệ

28

Trang 33

truyền pháp của thiền sư Minh Hành — Tại Tại [Xem Nguyễn Hiền Đức, 1995,

tr.159].

Ké từ đó, Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào động và Liên Phái cùng hoang hóa,

kế truyền cho đến ngày nay.

Về cơ sở thờ tự, có thể nhắc đến một số ngôi chùa điển hình, găn vớiquá trình phát triển của thiền phái Lâm Tế ở Đàng Ngoài:

Chùa Phật Tích: chùa trên núi Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.Theo tư liệu ghi chép Chùa được xây dựng thời vua Lý Thánh Tông vào năm

1057 Sau này thời nhà Minh đô hộ, chùa đã bị phá hủy.

Khi hòa thượng Chuyết Chuyết sang hoằng dương Phật pháp dừng trên

ở chùa Phật tích, giảng đạo, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng,

nơi in ấn kinh sách Trong chùa có miéu Tiên Chúa, thờ vương phi NguyễnThị Ngọc Ánh của chúa Trịnh Tráng, bà đã từng xuất gia tu hành tại đây.Hiện trong chùa con lưu giữ nhiều cô vật quý giá, trong đó tiêu biểu là tượngPhật À Di Đà bằng đá xanh

Chùa Bút Tháp: do thiền sư Huyền Quang, tô thứ ba của thiền TrúcLâm thành lập, là nơi trụ trì của nhiều thiền sư danh tiếng và gắn liền với quátrình phát triển của thiền phái Trúc Lâm Khi thiền sư Chuyết Chuyết và các

đệ tử sang Đại Việt đã dừng chân tại đây Cùng với Phật Tích đây được coi là

tổ đình của thiền phái Lâm TẾ

Từ các tổ đình lớn, thiền phái Lâm Tế phát triển mạnh mẽ, rực rỡ ởmiền Bắc Việt Nam: chùa chiền phon thịnh, tông phái rộng truyền, đến nay từ

tổ đình Bút Tháp, Phật Tích, Yên Tử, Quỳnh Lâm phát triển khắp các miễn,

trong đó có kinh thành Thăng Long.

Kinh thành Thăng Long có nhiều ngôi chùa của dòng Lâm Tế, nhữngnghiên cứu này tác giả đặc biệt giới thiệu về chùa Bà Đá, một ngôi chùa điểnhình về thiền phái Lâm Tế ở Thăng Long, mà chính từ đây, dòng Lâm Tếtruyền đến chùa Đào Xuyên

29

Trang 34

Chùa Bà Đá tọa lạc tại trung tâm Hà Nội, số 3 phố Nhà Thờ, quậnHoàn Kiếm, tên chữ là Linh Quang tự Chùa được xây từ thời Lê Thánh Tông,trải qua bao thăng trầm lịch sử, thời vua Lê chúa Trịnh nhân duyên trong mộtlần đào đất ở vườn chùa, tìm được một pho tượng đá, hình dáng một ngườiphụ nữ, từ đó chùa được gọi là chùa Bà Đá Do biến động của lịch sử, chùa đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần.

Vị Tổ sư của chùa Bà Đá là đệ tử của dòng Tào Động, ngài là thiền sư Khoan Nhai, trong lịch sử Thiền phái Tào Động còn ghi chép: Sau khi thiền

sư Tông Diễn cứu Phật giáo khỏi pháp nạn bang cách dâng biểu lên vua Lê

Hy Tông để nói rõ về Phật giáo không phải là thứ bỏ đi mà là một phươngpháp tốt để hộ quốc an dân, đã chuyên hóa được vua Lê Hy Tông, nhà vua đãban chiếu chỉ thu hồi lệnh hà khắc với tăng ni, va dé cho tăng ni được trở vềchùa của mình, tùy duyên giáo hóa chúng sinh Từ đó phái thiền Tào Độngphát triển rất mạnh mẽ, từ chốn tổ đình Hòe Nhai, các vị pháp tử pháp tôn đãtruyền bá tông Tào Động khắp mọi nơi Trong bối cảnh đó, năm 1793, thiền

sư Khoan Nhai, một thiền sư đệ tử của chốn tổ Hòe Nhai đã về chùa Ba Đá,

số 3, phố Nha Thờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và được coi là vị tổ thứ nhất củachùa Bà Đá Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Hòa thượng Khoan Nhai

(1742 — 1821) - Hoa thượng Khoan Nhai lại xuat gia học dao tại chùa HoePhúc nhưng trong tiểu sử ghi lại Ngài lại là học trò, đắc pháp với Tổ TrạngCông Nhân Mục Tính Tuyền chùa Sùng Phúc (nay thuộc Khương Đình,Thanh Xuân), tô Tính Tuyền Tam Huyền là đệ tử của t6 Như Trừng Lân Giácchùa Liên Phái Như vậy sự kiện này đã cho thấy sự giao thoa giữa các sơnmôn từ thế kỷ 18, không còn tách biệt Tào Động hay Lâm Tế (Liên Phái là nhánh kết quả của sự giao thoa giữa Trúc Lâm và Lâm Tế, xem phần trên).

Năm 1821, sư tổ Khoan Nhai quy Tây, tổ Giác Vượng kế đăng Hai vị

tổ sư này vẫn là đệ tử của dòng Tào Động theo bài kệ truyền thống của dòng

Tao Động:

30

Trang 35

Tịnh Trí Thông Tông Từ Tánh Hải

Khoan Giác Đạo Sinh Quang Chính Tâm

Mật Hạnh Nhân Đức Xưng Lương Tuệ

Đăng Phổ Chiếu Hoang Pháp Vĩnh Trường[Xem Thích Thọ Lạc, Chu Văn Tuan, 2020, tr.53]

Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Thiền sư Giác Vượng là đệ tửcủa dòng Tào Động nhưng lại học đạo, đắc pháp với Hòa thượng Từ Niệm Tịch Chiếu của tổ đình Hoa Lâm Khuê Hồi (ngày nay là Tổ đình Khuê Hồi,Thường Tín) của dòng Lâm Tế, nên ngài Giác Vượng lấy hiệu Từ Tạng

Ngài Giác Vượng đã có công lớn trong công cuộc khai hóa Phật giáo

nói chung, sơn môn Bà Da nói riêng, trong đó có khai hoa Dao Xuyên thành

một tô đình Đào Xuyên của cả một vùng rộng lớn

Sau đó chân truyền cho tổ Phé Si Từ Tuyên (Từ là ảnh hưởng của tổđình Hoa Lâm Khuê Hồi) Đến vị Tổ sư thứ 3 của chùa Bà Đá thì không theotruyền kệ của dòng Tào Động nữa mà nghiêng hắn về dòng Lâm Tế cho nên

vị tô sư thứ ba có chữ đầu là Phổ (nếu theo dòng Tào Động thì tiếp theo phải

là “Đạo”), theo bài kệ chân truyền của thiền phái Lâm Tế miền Bắc Việt Nam:

Minh Chân Như Tánh Hải

Kim Tường Phổ Chiếu Thông

Chí Đạo Thành Chánh Quả

Giác Ngộ Chứng Chân Không.

Theo gia pha chùa Bà Đá đệ tử Ngài Giác Vượng là hàng Phổ tức hàng loạt các vị có chữ đầu là Phố (lên đến cả trăm vi), trong đó có thiền sư Phổ Sĩ kế đăng chùa Bà Đá, Phé Văn chùa Dao Xuyên.

Sau sư tô Phé Si Từ Tuyên là sư tổ Thông Toàn, hiệu là Thuần Hop.Ngũ tổ là Ngài Tâm Khoản Trang Nghiêm, nhưng Ngài cũng viên tịch sớm

năm 1922.

3l

Trang 36

Đến năm 1922, đệ lục tô Tâm Thịnh Trung Trực, là đệ của Ngài TâmKhoản đã kế đăng trụ trì Tổ có công lao mở trường day học và in kinh sách.

Tổ có công lớn nhất là kêu gọi Tăng Ni trong sơn môn và thập phương Tăng

của miên bac khắc ván in bộ kinh Dai Bảo Tích.

Tổ thứ bay của chùa Bà Đá là Hòa thượng Đỗ Tâm Hy, pháp danh Tâm

Hỷ hay gọi là Hòa thượng Thanh Thao.

Từ năm 1968, Hòa thượng Thanh Doãn tru trì, là vi Tổ thứ tám

Vị tô thứ chín là Hòa thượng Thanh Thành, sau Ngài viên tịch vào

năm 2009.

Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Từ năm 1958, Hội Phật giáoCứu Quốc thành lập ở chùa Ba Đá - là nơi cơ quan đầu não của Phật giáo Hà

Nội, từ đó là các đời Trưởng Ban Tri sự.

Về mặt hoăng pháp độ sinh nối tiếp các bậc tô sư là các vị hòa thượng

như: hòa thượng Da Bảo, hòa thượng Thanh Chỉnh, hòa thượng Kim Cuong

Tử,

Viết về truyền thống kế đăng của chùa Bà Đá, tác giả Nguyễn DaiĐồng viết: “Nếu truy nguyên ra thì sơn môn Bà Đá (Thiền Lâm TẾ) với sơnmôn Hong Phúc (Thiền Tào Động), hai chi hai nhánh khác nhau nhưng phápphái vốn là một, Thiền tông Bởi vì chư Tổ chùa Bà Đá cũng từ sơn môn chùaHồng Phúc mà ra nên Bà Đá, Hòa Giai (Hòe Nhai) hai chi cùng chung một tổ.Theo Tiếng Chuông Sớm số 3 ngày 1/9/1936 thì ở Bắc Kỳ hầu như các chùađều do một chốn tổ Hồng Phúc mà phân ta nhiều sơn môn khác nhau” [XemNguyễn Đại Đồng, 2009, tr.67-72]

Tiểu kết chương 1Vào đầu thời nhà Đường bên Trung Quốc, thiền tông sau Lục tô HuệNăng rất thịnh hành, hình thành nên năm tông phái chính của thiền TrungQuốc gồm: Tào Động, Lâm Tế, Vâm Môn, Quy Nhưỡng, Pháp Nhãn Trong

32

Trang 37

đó Lâm Tế là một tông phái khá vượt trội Lâm Tế chủ trương tu theo công án,thoại dau, với phong cách rất táo bao Sau này, Lâm Tế phát triển mạnh mẽ rabên ngoài Trung Quốc, trong đó điển hình là Nhật Bản và Việt Nam.

Lâm Tế vào Việt Nam qua hai giai đoạn chính là vào thời nhà Trần và đời Lê Trung hưng (vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn), nhưng chủ yếu là

giai đoạn sau, trong bối cảnh xã hội Việt Nam bị phân chia sâu sắc Sau khi truyền vào Việt Nam với đặc điểm đặc trưng của đời sống tôn giáo Việt Nam,

thiền phái Lâm Tế có những thay đổi cơ bản dé thích nghi với văn hóa,

phong tục tập quán bản địa Ngoài việc thừa hưởng những phương pháp

đặc thù mang đậm phong cách Trung Hoa, Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam còn mang một nét rất riêng của văn hóa dân tộc, tạo nên một sắc thái Thiền

mới cho Phật giáo Việt Nam.

33

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w