Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Pháp luật quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

226 0 0
Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Pháp luật quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

“PHAP LUAT QUOC TE TRONG BOI CANH

CUOC CACH MANG CONG NGHIEP LAN THU TU

VA NHUNG VAN DE DAT RA CHO VIET NAM”

Ha Nội, Ngày 30 thang 9 năm 2022

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

“PHAP LUAT QUOC TE TRONG BOI CANH

CUOC CACH MANG CONG NGHIEP LAN THU TU

VA NHUNG VAN DE DAT RA CHO VIET NAM”

(Các bai đăng trong ky yếu đều được phản biện độc lập)

Hà Nội, Ngày 30 tháng 09 năm 2022

Trang 3

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

“PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM”

Thời gian: 8h00-11h30, Thứ 6 (ngày 30/09/2022)Địa điểm: Phòng A402, Trường Đại học Luật Hà Nội

87, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội7h45- 8h00: Đăng ký đại biểu

8h00-8h15: Giới thiệu đại biểu và Phát biểu khai mạc

PHIÊN 1

Thời gian Tác giả Tham luận

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân Bảo vệ chủ quyền va an ninh quốc gia

8h15 - 8h30 trong bối cảnh Cuộc cach mang công

Trường Đại học Luật Hà Nội _ #nghiệp lần thứ Tư

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hải | CU9¢ cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

8h30 - 8h45 và những ảnh hưởng đến việc bảo đảmHọc viện chính trị quốc gia HCM N a

quyền con người

NCS.ThS Nguyễn Hữu Phú | Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

8h45 - 9h00 trong bối cảnh Cuộc cách mạng công

Bộ Ngoại Giao CA TÀ ,nghiệp lan thứ Tư9h00 - 9h45 Thảo luận phiên 19h45-10h00 Giải lao

PHIÊN 2

TS Trần Anh Tuấn HC tet mạng công nghiệp lân thứ tư10h00-10h15 : „ và vấn đề hội nhập kinh tế trong khu

HỘI Tr pip vực ASEAN

TS Lé Thi Anh Dao Luật Môi trường quốc tế trong bối cảnh

Trường Đại học Luật Hà Nội Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

Than no TS Nguyễn Toàn Thắng Quyền được ngắt kết nối trong bối cảnh

Trường Đại học Luật Hà Nội | Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

10h45- 11h30 Thảo luận phiên 211h30 Tổng kết và bế mạc Hội thảo

BAN TO CHỨC

Trang 4

MỤC LỤC

Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

PGS TS Nguyễn Thị Kim Ngân

Truong Đại học Luật Ha Nội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và những ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền con người

PGS TS Nguyễn Thị Thanh Hải Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luật Môi trường quốc tế trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ Tư

TS Lê Thị Anh Đào

ThS Phạm Thị Bắc Hà

Truong Đại học Luật Ha Nội

Luật thương mại quốc tế trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ Tư

NCS.ThS Nguyễn Thị Anh Thơ

Trường Đại học Luật Hà Nội

Nguyễn Thuỳ Anh

Cong ty Luật TNHH Griinkorn & Partner

Tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đối với van dé bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

1S Nguyễn Thu Thuỷ

Trường Đại học Luật Hà Nội

Quyền được ngắt kết nối trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 1S Nguyễn Toàn Thăng

Nhóm sinh viên K44 Bui Ý Nhi & Nguyễn Hà My

Trường Đại học Luật Hà Nội

Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

ThS Nguyễn Hữu Phú

ThS Đào Duy AnhCứ nhân Bùi Tài Kiên

Trang 5

Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo quyền làm việc của người lao động trước tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

TS Đoàn Xuân TrườngTrường Đại học Luật Hà Nội

Hợp tác ASEAN về phòng chống bóc lột và lạm dụng trẻ em trực tuyến

và việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam

TS Bùi Thị Ngọc LanTrường Đại học Luật Hà Nội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vẫn đề hội nhập kinh tế trong

khu vực ASEAN

1S Trần Anh Tuấn Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp Quyền được lãng quên trong môi trường kĩ thuật số và một số gợi mở cho

Việt Nam

TS GVC Nguyễn Thị Hồng Vến

Sinh viên Đào Thi Khánh Linh, Lê Thị Bích Ngọc & Tran Nhu YTruong Đại học Luật Ha Nội

Bảo đảm quyền bình đăng và không bị phân biệt đối xử trong bối cảnh

cách mạng công nghiệp 4.0

ThS Trần Thị Thu Thuỷ

ThS La Minh TrangTruong Dai học Luật Ha Nội

Bao dam quyén tự do ngôn luận, tự do biéu đạt trong bối cảnh cách mạng

công nghiệp 4.0

TS Mạc Thị Hoài ThươngTruong Đại học Luật Ha Nội

CMCN 4.0 và vấn đề bảo vệ quyền riêng tư

Trang 6

16 Tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh CMCN 4.0: thực trạng và giải 210 pháp

TS Dé Oui Hoàng

Truong Dai học Luật Ha Nội

Trang 7

BAO VE CHỦ QUYEN QUOC GIA TRONG BOI CANH

CUOC CACH MANG CONG NGHIEP LAN THU TU

PGS TS Nguyễn Thi Kim Ngân” Tóm tat: Chi quyên quốc gia là thuộc tinh chính trị pháp lý không thé tách rời của quốc gia Chủ quyên quốc gia được hiểu là quyển toi cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thé và quyên độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Trong bồi cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lan thứ tư, chủ quyên quốc gia đang đứng trước những thách thức nhất định Trên cơ sở nghiên cứu quan niệm về chủ quyên quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia, bài viết phân tích một số thách thức đối với bảo vệ chủ quyên quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lan thứ tư; đồng thời dé xuất giải pháp tăng cường bảo vệ độc lập, chủ quyên và lợi ích dân tộc của Việt Nam

trong diéu kiện hiện nay của quan hệ quốc tế.

Từ khóa: Chi quyén quốc gia, bảo vệ chủ quyển quốc gia, cách mạng công nghiệp lan thứ tư.

1 Quan niệm về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia

Các học thuyết đầu tiên về chủ quyền quốc gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV — XVI ở Tây Âu trong quá trình giai cấp tư sản đưa ra hàng loạt các quan điểm tiến bộ nhằm giải phóng con người, chống lại sự cai trị độc đoán, chuyên quyền của giai cấp phong kiến Các học thuyết về chủ quyền quốc gia tập trung vào vấn đề quyền lực chính trị trong xã hội có nhà nước và pháp luật Các học thuyết này tồn tại và phát triển qua giai đoạn cực thịnh của chủ nghĩa tư ban Có thé ké đến một số học thuyết như: Thuyết chủ quyền tuyệt đối, Thuyết chủ quyền độc lập, Thuyết chủ quyền tối đa' Một số học giả ủng hộ các học thuyết này như Jean Bodin, Thomas Hobbes, Hugo Grotius” Các học giả đưa ra quan niệm: Chủ quyền quốc gia phải được đặt trên mọi quyền lực khác Chủ quyền quốc gia là quyền được lãnh đạo và cưỡng chế, mà không phải chịu sự lãnh đạo hay cưỡng chế nào Tuy nhiên, tính “tuyệt đối” hoặc

“tối đa” của chủ quyền quốc gia được các học giả mềm hóa bằng những lý giải như: về

phương diện đối nội, chủ quyền quốc gia bị hạn chế bởi pháp luật tự nhiên cho nên chủ quyền quốc gia phải phù hợp với công lý và công bằng xã hội; về phương diện đối ngoại, chủ quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bởi hoàn cảnh, và do đó không thể có một

x ` ^ A 2 K : 3

quyên luc nào trên quyên lực của quôc gia’.

” Phó trưởng Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội

! Winston P Nagan, Aitza M.Haddad, Sovereignty in Theory and Practice, San Diego Int'l L.J., Vol 13: 429,

* Winston P Nagan, Aitza M.Haddad, T/dd, pp.438 - 444.

3 Winston P Nagan, Aitza M.Haddad, 7/4, pp 435-453.

Trang 8

Xét trên một số phương diện, các học thuyết về chủ quyền quốc gia trong giai đoạn ban đầu chưa thực sự phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế Nếu coi chủ quyền quốc gia là “tuyệt đối”, “độc lập” hoặc “tối đa” có thể dẫn tới “tuyệt đối hóa” chủ quyền của quốc gia này nhưng lại xem nhẹ, thậm chí không thừa nhận chủ quyền của quốc gia khác, đi ngược lại nguyên tắc bình đăng về chủ quyền giữa các quốc gia Quan niệm như vậy cũng phủ nhận sự tồn tại và phát triển của luật quốc tế, đặt nền móng cho việc không thừa nhận giá trị ràng buộc của các cam kết quốc tế, bởi bất kỳ lúc nào, quốc gia cũng có thé dựa trên chủ quyền “tuyệt đôi” hay “tối đa” của mình dé khước từ việc thực thi nghĩa vụ quốc tế đã cam kết; tạo cơ sở cho các quốc gia có tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự mạnh lan ap cac quốc gia yếu hơn Đó chính là trở ngại lớn cho sự hợp tác bình đăng giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế Cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, quan niệm về chủ quyền quốc gia dan được hoàn thiện Hiện nay, chi quyên quốc gia được hiểu là thuộc tính chính trị -pháp lý không thé tách rời của quốc gia, bao gom hai nội dung cơ bản là quyên tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyên độc lập của quốc gia trong quan hệ

quốc té.

- Thứ nhất, chủ quyên quốc gia là thuộc tinh không thé tách rời của quốc gia: Quốc gia là thực thé được tạo bởi bốn yếu tố: lãnh thé, dân cư, chính quyền và kha

năng tham gia quan hệ quốc tế”, hay nói cách khác, khi hội đủ bốn yếu tố trên, một

quốc gia sẽ hình thành Chủ quyền quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của quốc gia Là thuộc tính không thê tách rời của quốc gia, chủ quyền quốc gia là sợi dây gắn kết các yếu tố hình thành nên quốc gia, tạo nên địa vị pháp lý cho quốc gia trong mọi mối quan hệ, đối nội cũng như đối ngoại, trên nền tảng của quyền lực nhà nước Chủ quyền quốc gia được coi là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; đồng thời cũng là cơ sở cho quyền năng chủ thể luật quốc tế khi quốc gia thiết lập quan hệ quốc tế với các chủ thê khác.

- Thứ hai, chủ quyền quốc gia là thuộc tỉnh vừa mang tính chỉnh trị, vừa mang tính pháp lý của quốc gia Các học giả khi nghiên cứu về chủ quyền quốc gia đều thống nhất thừa nhận khía cạnh chính trị của chủ quyền quốc gia và gắn nó với vấn đề quyền lực nhà nước Sự hình thành và phát triển của khái niệm chủ quyền quốc gia cũng không năm ngoài mục đích giải thích về nguồn gốc và cơ chế vận hành của quyên lực chính trị nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng Cùng với khía cạnh chính trị, khía cạnh pháp lý của chủ quyền quốc gia được thê hiện bởi sự ghi nhận chủ quyền quốc gia trong pháp luật thực định Pháp luật các quốc gia trên thé giới đều đề cập đến van dé chủ quyền quốc gia Điều 1 Hiến pháp năm 2013 nước CHXHCN Việt

* Điều 1 Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia, hftps://www.jus.uio.no/english/

services/library/treaties/01/1-02/rights-duties-states.xml, truy cập 30/8/2022

Trang 9

Nam khăng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có

chủ quyên, thong nhất và toàn vẹn lãnh thé, bao gôm đất liền, hải đảo, vùng biển và ving trời” Điều 11 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khang định: “7ổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bat khả xâm phạm Mọi hành vi chong lại độc lập, chủ quyên, thong nhất và foàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dung va bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm tri’ Trong luật quốc tế, chủ quyền quốc gia là cơ sở dé hình thành nguyên tắc bình đăng về chủ quyền giữa các quốc gia Điều 2 khoản I Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận: “Liên hợp quốc được tổ chức và hoạt động trên cơ sở bình dang về chủ quyên giữa các quốc gia thành viên” Nguyên tac này còn được ghi nhận va làm 16 trong Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ và hợp tác thân thiện giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc” Theo Tuyên bố năm 1970, xuất phát từ chủ quyền quốc gia, tất cả các quốc gia đều:

+ Bình đăng với nhau về mặt pháp lý;

+ Được hưởng các quyên xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và day du; + Có nghĩa vụ tôn trọng quyên năng chủ thé của quốc gia khác;

+ Có sự toàn vẹn, bất khả xâm phạm về lãnh thổ, độc lập về chính tri;

+ Có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; + Có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác.

Ngoài các văn kiện của Liên hợp quốc, chủ quyền quốc gia còn được ghi nhận ở nhiều văn kiện quốc tế quan trọng khác như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam A năm 1976, Hiến chương ASEAN năm 2007

- Thứ ba, nội dung của chủ quyên quốc gia bao gồm quyên toi cao của quốc gia ở trong phạm vi lãnh thé và quyên độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế:

+ Trong phạm vi lãnh thé quốc gia, chỉ có quốc gia mới có đầy đủ quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Quyền tối cao của quốc gia loại trừ mọi quyền lực của quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia và là căn cứ để quốc gia giải

quyết các van đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong phạm

vi lãnh thô Không một quốc gia nước ngoài nào được dùng sức ép về chính trị, quân sự, kinh tế để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia dưới mọi hình thức Quốc gia có toàn quyền quyết định trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn

> The United Nations, Charter of the United Nations, https://www.un.org/en/charter-united-nations/, truy cập

° The United Nations, Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and

Co-operation among States in accordance with the Charter of the United Nations,https://unispal.un.org/DPA/DPR/unispal.nsf/0/25A 1C8E35B23161C852570C4006E50AB, truy cập 30/8/2022

Trang 10

vẹn lãnh thổ, bảo vệ biên giới quốc gia, chống lại mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia phù hợp với nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc té.

+ Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế cho phép quốc gia tự quyết định các chính sách, đường lối đối ngoại của mình; tự chủ trong xác lập và duy trì các quan hệ quốc tế Việc ký kết điều ước quốc tế, tham gia tô chức quốc tế, thiết lập quan hệ với các quốc gia và các chủ thé khác của luật quốc tế hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện và lợi ích của chính quốc gia mà các quốc gia khác không có quyền can thiệp hoặc can trở Tất nhiên trong quan hệ quốc tế, quốc gia luôn phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, thực thi các điều ước quốc tế cũng như tôn trọng quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Xuất phát từ quan niệm nêu trên về chủ quyền quốc gia, có thé thấy bảo vệ chủ quyền quốc gia chính là bảo vệ quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và bảo vệ quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Bảo vệ chủ quyền quốc gia bao gồm những nội dung chính sau:

- Bảo vệ sự bất khả xâm phạm và toàn vẹn về lãnh thô của quốc gia;

- Bảo vệ quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia;

- Bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thé;

- Bảo vệ quyền tự quyết định chính sách, đường lối đối ngoại của quốc gia; - Bảo vệ sự tự chủ của quốc gia trong xác lập, duy tri quan hệ quốc tế;

- Bảo vệ quyên, lợi ích của quốc gia đã được luật quốc tế ghi nhận”

2 Một số thách thức đối với bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn được biết đến là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, được hình thành dựa trên nền tảng của công nghệ số cùng với việc sử dụng pho biến mạng Internet Đặc trưng quan trọng của cuộc cách mạng này là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở Internet kết nối vạn vật (Internet of Things IoT) và Internet kết nối các hệ thống (Internet of Systems -IoS) Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 kể từ hình thành đã tao ra những biến đổi to lớn đến mọi mặt của đời sống chính tri, xã hội Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, không gian mạng đã mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho xã hội, đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ

Trong các văn kiện quốc tẾ, quốc gia có các quyền: (i) Tự vệ cá thé, tập thé; (ii) Xây dựng pháp luật quốc tế

(iii) Tham gia tô chức quốc tế, hội nghị quốc tế Nguồn: Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật quốc tế,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2020, tr 61-62.

Trang 11

gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, công dân Di cùng với những biến đổi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã thay đổi nhận thức của nhân loại về tài nguyên số cũng như chủ quyền quốc gia Bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc gia ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất) mà còn cả trên không gian mạng - nơi hàng ngày diễn ra vô số hoạt động của cá nhân, tổ chức và của cả các quốc gia Bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đứng trước nhiều thách thức:

- Một là, chiến tranh mạng Chiến tranh mạng là một hình thái chiến tranh mới, vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm về chiến tranh quân sự truyền thống Chiến tranh mạng không sử dụng khí tài quân sự truyền thống mà còn sử dụng lực lượng tinh nhuệ dé lap trinh, chế tao, san xuất và nhân ban hàng loạt vũ khí mạng, như mã độc, hệ thống công cụ tấn công mạng, hệ thống công cụ tình báo mạng Mục đích của chiến tranh mạng là kiểm soát, điều khiến, tác động lên các quyết định và làm suy giảm hoặc phá hủy các hệ thống mạng - viễn thông của đối phương trong khi đó bảo vệ các hệ thống của mình và đồng minh chống lại những hành động như vậy Mục tiêu tan công của chiến tranh mạng là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia ) Mac du được tiễn hành trên không gian mạng nhưng hậu quả do chiến tranh mạng gây ra có thể vượt ra ngoài phạm vi không gian ảo và có sức tàn phá lớn, thậm chí vượt xa chiến tranh quân sự truyền thống.

- Hai là, tan công mạng Tan công mang là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử

lý và điều khiến thông tin, cơ sở dir liệu, phương tiện điện tử” Nếu chiến tranh mang

diễn ra giữa các bên “tham chiến” là các quốc gia, thì hành vi tan công mang có thé từ phía các tô chức, cá nhân hoặc các thực thê phi Nhà nước nhằm vào hạ tầng CƠ SỞ thông tin của quốc gia hoặc tô chức, cá nhân khác Tháng 4 năm 2007, hàng loạt trang thông tin điện tử (website) các cơ quan chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ Internet và ngân hàng của Estonia bị tan công liên tục Hau qua là hầu hết các website tại Estonia bị tê liệt trong khoảng 3 tuần, gây ra nhiều thiệt hại cho nước này Năm 2009, hàng loạt website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc cũng bị tấn công, trong đó nhiều website

quan trọng của Mỹ và Hàn Quốc phải tạm ngừng hoạt động”.

Š Điều 2 khoản 8 Luật An ninh mạng 2018

” Cao Anh Dũng, Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bôi cảnh Cuộc cách mang công nghiệp

lân thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của Dang, Tap chí Cộng sản, sô 980 (12-2021), Hà Nội.

Trang 12

- Ba là, gián điệp mạng Gián điệp mạng ra đời cùng với sự xuất hiện của không gian mạng với sự kết nối của mạng máy tính, Internet và sự phát triển của công nghệ thông tin Gian điệp mang là hành vi cô ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông

tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân '” Gian điệp mang

có thé gây ra những ton thất khôn lường về nhiều mặt, thậm chí làm ảnh hưởng đến nhiều quốc gia thông qua hoạt động tấn công vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính quyền, tập đoàn kinh tế, hệ thống ngân hàng hoặc hệ thống thông tin của các cảng sân bay hàng không quốc tế dé đánh cắp dit liệu số, thông tin bí mật hoặc tấn công mã độc, chiếm quyền kiêm soát, điều khiển hệ thống thông tin

Từ năm 2006 đến năm 2017, WikiLeaks cho công bố hàng loạt tài liệu mật, trong đó có nhiều tài liệu mật của Mỹ và một số nước, bao gồm cả các tài liệu phản ánh hoạt động giám sát các thiết bị di động của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Năm 2013, Edward Snowden tiết lộ thông tin mật về chương trình do thám toàn cầu do tình báo Mỹ và Anh thực hiện, gồm cả các hoạt động giám sát điện thoại của một số nhà lãnh đạo trên thế giới, như Tổng thống Nga (Dmitry Medvedev), Thủ tướng Đức

(Angela Merkel) Năm 2016, 11,5 triệu tài liệu mật cũng đã được công khai cho báo

: A HI

chí trong vụ “Hô sơ Panama”

- Bốn là, khủng bố mạng Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng

bố” Thời gian qua, các đối tượng khủng bố quốc tế; các thế lực thù địch; các tô chức

tin tặc, điển hình như Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tô chức tin tặc do “nhóm hacker ân danh” Anonymous sáng lập và chỉ đạo, luôn tìm cách lợi dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử dé thực hiện các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bó Hoạt động khủng bố mạng gồm tan công mạng nhằm mục đích khủng bố; tấn công khủng bố trên mạng: sử dụng không gian mạng để đe dọa khủng bố Năm 2015, nhóm hacker người Tuynidi Al-Fallaga có quan hệ chặt chẽ với mạng lưới thánh chiến toàn cầu đã tiễn hành chiến dich “Op Electronic Badr” tan công các trang tin điện tử của ngân hàng Hapoalim, Mossad và nhiều website khác của Chính phủ Israel, sau đó đăng tải các tài liệu thu được lên Facebook Thời gian qua, tổ chức khủng bố IS cũng liên kết chặt chẽ với các nhóm tin tặc, như Cyber Caliphate, IS

'° Điều 2 khoản 10 Luật An ninh mang 2018` Cao Anh Dũng, 773đ

!? Điều 2 khoản 10 Luật An ninh mạng 2018

Trang 13

Hacking Division, ISIS Cyber Army và một số nhóm tin tặc khác ủng hộ IS tiến hành

các vụ tan công mạng nhăm vào mục tiêu của các nước mà chúng cho là thù địch”.

Nhiều nhóm khủng bố đã thâm nhập vào các trang mạng xã hội để reo rắc tư tưởng cực đoan cũng như truyền bá hình ảnh về các hoạt động của chúng Mạng xã hội đã trở thành công cụ thuận tiện dé liên lạc giữa các thành viên của tổ chức dù những đối tượng này ở bat cứ đâu Tổ chức khủng bố cũng có thé sử dụng mạng xã hội dé tuyên mộ thêm thành viên mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động Nguy hiểm hơn, tổ chức khủng bố sử dụng các trang mạng xã hội để huấn luyện thành viên lên kế hoạch, chế tạo vật liệu nô nhằm tiến hành các vụ tan công khủng bố.

- Năm là, tội phạm mang Tội phạm mang là hành vi sử dụng không gian mạng,

công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm ” Bên cạnh những loại tội phạm, như khủng bó, gián điệp trên không gian mạng, còn xuất hiện các

hành vi vi phạm pháp luật khác, như xâm nhập bat hợp pháp, lấy cắp, sửa đổi, phá hoại dữ liệu, dùng dir liệu đó vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, chiếm đoạt tài

sản, phát tán thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư Thủ

đoạn của loại tội phạm này là sử dụng kỹ thuật tan công chu động, tấn công thụ động; tan công lợi dụng lỗ hồng bao mật, dé xâm nhập bat hợp phap , trong đó thủ đoạn phố biến là lừa người sử dụng đề cài backdoor, trojan.

Với ưu thế miễn phí, tiện lợi, các dịch vụ mạng như Skype, Yahoo, Facebook, Viber, Zalo, được sử dụng phố biến ở nhiều nước trên thé giới Tội phạm mạng đã lợi dụng các dịch vụ này dé cài mã độc, phần mềm gián điệp vào các thiết bị di động, máy tính kết nỗi Internet nham kiểm soát, lay cắp nội dung thông tin, dữ liệu cuộc gọi, gây ra nhiều thiệt hại cho người dùng, trong đó có các cá nhân, cơ quan chính quyền các nước Ví dụ, như vụ “hacker của thế kỷ 21”, Albert Gonzalez đánh cắp dữ liệu của hơn 170 triệu thẻ tín dụng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007, gây chan động dư luận Mỹ và thế giới do mức độ hậu quả thiệt hại nặng nề mà nó gây ra Hay vụ Mỹ và Anh bắt giữ 48 người ở Mỹ liên quan đến vụ tan công được biết đến với loại trojan mang tên Zeus mà họ dùng đề trộm cắp hơn 70 triệu USD từ các ngân hàng trên khắp thé giới Ÿ.

Như vậy bên cạnh một SỐ tác động tích cực, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cũng đang đặt ra thách thức to lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, trước nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia Thách thức này ở tất cả các lĩnh vực chính

trị, kinh tê, văn hoá, xã hội, an ninh quôc phòng, cả trong hoạt động đôi nội và đôi

'3 Cao Anh Dũng, Tldd

'* Điều 2 khoản 10 Luật An ninh mạng 2018'S Cao Anh Dũng, 77đ4

Trang 14

ngoại của quốc gia Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia sẽ phải có những thay đổi về biện pháp mới có thé bảo vệ được chủ quyền của mình.

3 Tăng cường bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Trong những năm qua, Việt Nam đã đây mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả Internet, mạng xã hội trong phát triển các lĩnh vực của đời song xã hội, chủ động tham gia vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Kết cau hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được

nhiều kết quả tích cực ” Phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet,

mạng xã hội đã góp phan quan trọng củng có, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Tuy nhiên, giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam hiện cũng đang đối mặt với không ít các nguy cơ, thách thức đe dọa đến chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Các thế lực thù địch, phản động đang triệt dé lợi dụng không gian mạng dé tiễn hành các hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng, nhăm thực hiện âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá Việt Nam Chúng chủ yếu sử dụng mang xã hội, phổ biến là Facebook, Youtube dé tuyên truyền, phá hoại nền tang tư tưởng, thúc day “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động biểu tình, bạo loạn; liên minh, liên kết, móc nối trong ngoài, tập hợp lực lượng nhằm lật đồ chính quyền Những hành vi này, ở mức độ nhẹ có thể gây ra tình trạng hoang mang trong quần chúng nhân dân, ở mức độ nghiêm trọng có thé de doa đến sự tồn vong của chế độ chính trị.

Không gian mạng cũng đã và đang trở thành môi trường dé các thé lực thù địch tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm vào Việt Nam Các hoạt động này được tiến hành thông qua các mã độc, phần mềm gián điệp được cài sẵn trong các phần mềm, ứng dụng, các thiết bị số làm quả tặng, bán ra thị trường hoặc có thé cài đặt từ xa '* Dang Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 52-NO/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị Vẻ một số chủ trương, chỉnh sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư,

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-52-nqtw-ngay-2792019-cua-bo-chinh-tri-ve-mot-so-chu-truong-chinh-sach-chu-dong-tham-gia-cuoc-cach-mang-cong-5715

Trang 15

thông qua Internet Sự phát triển của khoa học công nghệ còn làm gia tăng loại hình tội phạm công nghệ cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và trật tự, an

toàn xã hội.

Trong một thế giới vạn vật kết nối Internet, Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy nguy cơ chiến tranh mạng Mục tiêu tấn công của kẻ địch trong trường hợp xảy ra chiến tranh mạng đối với Việt Nam là hệ thống hạ tang truyền dẫn vật lý (cáp truyền dẫn quốc tế, trục truyền dẫn nội bộ quốc gia); các hạ tầng dịch vụ lõi (router, thiết bị mạng ); các hệ thống cơ sở dữ liệu, mạng máy tính nội bộ; hệ thống điều khiển tự động hóa của các cơ sở quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh, như nhà máy lọc dau, nha máy thủy điện, nhiệt điện, giàn khoan, sân bay, hải cảng Nam 2016 đã xảy ra hàng loạt hoạt động tấn công mạng nhằm vào hệ thống quản lý thông tin của các sân bay quốc tế lớn của Việt Nam, như sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc Nếu xảy ra chiến tranh mạng sẽ dẫn đến những hậu quả nặng né về nhiều mặt cho đất nước.

Như phan trên phân tích, bảo vệ chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung ca trên phương diện an ninh quốc phòng, đảm bảo sự bất khả xâm phạm và toàn vẹn về lãnh thổ; cả trên phương diện bảo đảm sự 6n định về chính trị, phát triển về kinh tế,

văn hoá, xã hội; bảo đảm sự độc lập, tự chủ trong các quan hệ đối ngoại Trong bối

cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

- Trên phương diện an ninh chính trị: Trong bối cảnh chung, bảo đảm an ninh chính trị của Việt Nam phải được đặt trong bối cảnh an ninh chính trị trên thế giới và khu vực Trong những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị trên thế giới diễn biến rất phức tạp Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng luôn có những diễn biến mới, tiềm ấn nhiều bat trắc khó lường Tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thé và tai nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đồ, khủng bố, chiến tranh cục bộ tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều nơi Các yếu tố đe doa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử viễn thông, sinh học, môi trường còn tiếp tục gia tăng Ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mắt 6n định Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyên biên, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp.

Ở trong nước, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối song cua một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật dé, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm làm

thay đôi chê độ chính tri ở nước ta Trong nội bộ, những biêu hiện xa rời mục tiêu cua

Trang 16

99 66

chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyên hoá” có những diễn biến phức tạp Việc gan kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các vùng chiến lược, biển, đảo cần được đặc biệt quan tâm.

- Trên phương diện kinh tế: Khả năng tùy thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Việt Nam với bên ngoài tăng lên khi các nước lớn ráo riết triển khai các sáng kién/chién lược tổng lực, vừa có sức ép, vừa có thời cơ Tác động của cọ xát và cạnh tranh thương mại với các nước lớn là khó tránh khỏi Xu hướng dịch chuyền sản xuất về các nên kinh tế phát triển sẽ làm giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài Sức ép bảo hộ tăng lên từ các nền kinh tế lớn Nguy cơ các nước đang phát triển như Việt Nam, đang rất cần vốn đầu tư nếu không cân trọng sẽ rơi vào “bẫy nợ”, “bẫy công nghệ”, “bãi rác công nghệ” Điều đó có khả năng làm xói mòn chủ quyền quốc gia, mắt độc lập, tự chủ kinh tế từ đó có thé dẫn đến mat độc lập, tự chủ trên các phương diện khác

- Trên phương diện văn hóa, xã hội: Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị Việt Nam trong bối cảnh hiện tại là nhiệm vụ không hề đơn giản do những tác động tiêu cực từ những tư tưởng, văn hóa, lỗi sống bên ngoài không phù hợp, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Sự chủ động xử lý tình hình phức tạp về xã hội nảy sinh ở cơ sở cần được quan tâm, tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm,

đặc biệt là loại tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam luôn là nhiệm vụ quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử Trong một thế giới đang toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam trước hết là phải bảo đảm độc lập dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn và bat khả xâm phạm về lãnh thé Tuy nhiên, bảo vệ chủ quyền quốc gia không chỉ dừng lại ở đó Muốn chủ quyền quốc gia thực sự trọn vẹn thì còn phải đảm bảo sự ồn định về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo sự độc lập, tự chủ trong

các quan hệ đối ngoại Do vậy, tăng cường bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi phải có những giải pháp tông thê, toàn diện.

Văn kiện Đại hội XIII của Dang khang định: “Kiên quyét, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên, thong nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia -dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dán và chế độ xã hội chủ nghĩa, bao đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ồn định để phái triển đất

nước ”!, Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch,

phản động luôn lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật dé chống phá Việt Nam, đặc

' Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb CTQG Sự thật, Hà

Nội, TLL, tr 67 - 68.

Trang 17

biệt là gia tăng các hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tang tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, do đó, để bảo vệ chủ quyền quốc gia theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, cần làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mang; xác lập và thực thi đầy đủ chủ quyên, lợi ich, an ninh quốc gia của Việt Nam trên không gian mạng, trên cơ sở luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các cán bộ, đảng viên về âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, phá hoại của các thé lực thù dich, phản động trên không gian mạng.

- Tăng cường công tác hợp tác giữa các Bộ, ban, ngành bao dam an ninh, an toàn

thông tin trên không gian mang; triển khai các giải pháp tong thé, đồng bộ phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử, chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranh thông tin; tăng cường quản lý nhà nước về an ninh thông tin, an ninh không gian mạng quốc gia trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, bảo vệ vững chắc các cơ sở hạ tầng quân sự, mục tiêu trọng yếu.

- Làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng: huy động sức mạnh tông hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

- Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, đồng thời nghiên cứu, nam bắt, tiến tới chủ động về công nghệ và trang thiết bị Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác nghiên cứu, chuyên giao công nghệ, tự chủ sản xuất các trang thiết bị, tiễn tới có thé tự chủ trong sử dụng: có chiến lược phát triển nhân lực chuyên ngành công nghệ thông tin trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; đầu tư trọng điểm xây dựng các đơn vị an ninh mạng, tác chiến điện tử đủ mạnh đề thực hiện nhiệm vụ phòng thủ quốc gia trên không gian mạng, sẵn sàng ứng chiến khi có chiến tranh mạng xảy ra.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, tác chiến không gian mạng, tác chiến điện tử, công nghệ thông tin; tích cực tham gia các hoạt động duy tri hòa bình, ổn định va phát triển an ninh mạng của các tổ chức quốc tế, hướng tới xây dựng giải pháp toàn cầu đối với lĩnh vực an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng: tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dau tranh phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch chống Việt Nam; tăng cường hợp tác với các nước có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin để đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu khoa học, công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm bao dam an toàn, an ninh mạng và thông tin mạng quốc gia.

Trang 18

Tóm lại, Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, bên cạnh những tác động tích cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng đặt ra cho các quốc gia nhiều thách thức, trong đó có những thách thức đối với bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ Đảng và nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thể hiện quan điểm rõ ràng và coi vẫn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một vấn đề quan trọng của đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cao Anh Dũng, Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của Đảng, Tap chí Cộng sản, số 980 (12-2021), Hà Nội

2 Dang Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư,

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-52-nqtw-ngay-2792019-cua-bo-chinh-tri-ve-mot-so-chu-truong-chinh-sach-chu-dong-tham-gia-cuoc-cach-mang-cong-5715

3 Dang Cộng san Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, TI, tr 67 - 68.

4 Hiễn pháp Việt Nam năm 2013

5 Luật An ninh mạng năm 2018.

6 Montevideo Convention 1933 on the rights and duties of the States,

7 The United Nations, Charter of the United Nations, https://www.un.org/en/charter-united-nations/.

8 The United Nations, Declaration on Principles of International Lawconcerning Friendly Relations and Co-operation among States in accordance with theCharter of the United Nations, https://unispal.un.org/DPA/DPR/unispal.nsf/0/25A1C8E35B23161C852570C4006ES50A

9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật quốc tế, Nha xuất bản Công an

nhân dân, Hà Nội, 2020.

10 Winston P Nagan, Aitza M.Haddad, Sovereignty in Theory andPractice, San Diego Int'l L.J., Vol 13: 429, 2012

Trang 19

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ

VÀ NHỮNG ANH HUONG DEN VIỆC BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI PGS.TS Nguyễn Thi Thanh Hải”

Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lan thứ te đã va dang gây nên tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quyên con người Bài viết dua ra một số phân tích về tác động của cách mạng công nghiệp lan thứ tư đến quyển con người, trên cơ đó nhận diện một số thuận lợi và thách thức trên các lĩnh vực quyên con người khác nhau và đổi với đến các nhóm dễ bị tổn thương từ đó đưa ra dua ra một số đánh giá về tác động của cách mạng công nghiệp lan thứ tr đến quyển con

người ở Việt Nam.

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lan thứ tư, quyén con người I Đặt vấn đề

Công nghiệp và quá trình công nghiệp hoá đã mang lại nhiều kết quả và sự tiến bộ có tính bước ngoặt cho nhân loại với các cột mốc quan trọng là bốn cuộc cánh mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn với những phát minh về động cơ hơi nước và quá trình chuyền đổi quy trình sản xuất từ thủ công sang máy móc với sự ra đời của hệ thống các nhà máy sản xuất Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thường được gọi là cách mạng kỹ thuật, bắt đầu từ những năm 1890, gắn với sự phát triển của các biện pháp sản xuất và việc áp dụng rộng rãi hệ thống kỹ thuật đã có về điện tín, tàu hoả và các hệ thống mới về điện, điện thoại Cuộc cách mạng này đã làm gia tăng khả năng di chuyên, trao đổi thông tin cho con người Cách mạng công nghiệp lần thứ ba gắn với quá trình chuyển đổi từ mô hình sản xuất và kinh doanh truyền thống sang mô hình sản xuất kinh doanh số với những ứng dụng và sự ra đời của máy tính, điện thoại di động và internet Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (đánh dấu sự đột phá trên nhiều lĩnh vực nhờ sự áo dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ rô - bốt, internet vạn vật (internet of things), công nghệ 3D vào các quy trình sản xuất tự động, thông minh Gan đây, một số quốc gia cũng đã bắt đầu thảo luận về sự chuyên hoá sang cách mạng công nghiệp lần thứ năm, gắn với sự phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra nhiều thay đổi mạnh mẽ và toàn diện chưa từng có đến thế giới đương đại Tiến bộ của khoa học công nghệ - với những phát minh, sáng kiến có tính cách mạng trên nhiều lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hoá, hệ thống không gian mạng thực - ảo đã không chỉ dừng lại ở việc góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế, thay đối về phương thức, công nghệ sản

” Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 20

xuất, dịch vụ mà còn gây nên những biến đổi có tính bước ngoặt gây tác động, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Quyền lực và sức mạnh của cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ lần thứ tư cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thúc đây và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực Bài viết này đưa ra một số phân tích về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quyền con người.

IL Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quyền con người Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức đối với việc bảo đảm quyền con người ở các quốc gia Cuộc cách mạng này không chỉ đơn thuần là sự kéo đài của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba mà nó thực sự đã mở ra một kỷ nguyên mới về đầu tư, năng suốt lao động và sự gia tăng mức sống, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng bao đảm quyền con người.

Một mặt, sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng của chúng đã trực tiếp góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận quyền và nâng cao khả năng hưởng thụ quyền cho các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội Sự phát triển của internet và các nền tang xã hội (social flatform), trí tuệ nhân tạo, thuật toán cũng như

sự ra đời của các nhà máy thông minh đã giúp cho con người có cơ hội được được

giải phóng sức lao động, được mở rộng cơ hội kinh doanh và việc làm, được tiếp cận với thuốc men, dịch vụ y té, giáo duc có chất lượng hơn, nhờ đó nâng cao được mức độ hưởng thụ các quyền con người

Mặt khác, so với các cuộc cách mạng công nghiệp khác, cách mạng công nghiệp 4.0

có quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử nhân loại Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng thì tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 là theo cấp số nhân Chang hạn, nếu như điện thoại cố định được phát minh năm 1877 và mat 75 năm dé có 199 triệu người sử dụng, điện thoại di động bắt đầu được sử dụng năm 1979, mất 16 năm đề có 100 triệu người dùng Internet bắt đầu được sử dụng năm 1990 thì chỉ mất 6 năm dé có 100 triệu người sử dụng thì các ứng dụng của App Store bắt đầu được đưa ra năm 2008, chỉ mất 3 năm để có 100 triệu

người dùng.' Chính sự thay đổi nhanh chóng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh này

đã làm tăng rủi ro và thách thức đối về quyền con người Những thách thức này đặt ra yêu cầu mới về nghĩa vụ đối với các chủ thê thực thi quyền bao gồm cả nhà nước và các thiết chế phi nhà nước như doanh nghiệp, các tô chức xã hội.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực sự đã gây nên nhiều tác động đến tất cả

các quyên con người và các nhóm đôi tượng khác nhau trong xã hội Có thê xem xét

' Azmizam Abdul Rashid, The fourth industrial revolution impact to the future of sustainable urban development

sustainable_urban_development_in_malaysia

Trang 21

những tác động của cuộc cách mạng đến đến một số quyền con người và một số nhóm dễ bị tôn thương cụ thé sau:

Quyền tiếp cận thông tin: Sự hỗ trợ của internet, dữ liệu lớn (big data), sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội giúp cho quyền tiếp cận thông tin được thực hiện một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn v.v Thông tin về các vi phạm quyền con người cũng được chia sẻ nhanh chóng hơn, nhờ đó, các chính phủ, t6 chức phi chính phủ và các bên chịu trách nhiệm về quyền có thé tiếp nhận và đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Quyền tự do biểu đạt: Công nghệ mới đã mở ra nhiều lựa chọn và cơ hội dé thực hiện quyền tự do biểu đạt cho các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội Truyền thông và mạng xã hội ngày càng trở thành một kênh quan trọng thê hiện quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận của người dân trên toàn thế giới Tuy nhiên, Sự phát triển và phố biến của internet và các nền tảng truyền thông xã hội đặt ra thách thức mới về tình trạng bạo lực online, tin tức giả, can thiệp vào hệ thống bầu cử quốc gia

gây anh hưởng đến nền dân chu.” Một số những scandal gần đây của các tập đoàn công

nghệ như Google, Facebook là ví dụ cho thấy sự can thiệp và vi phạm của doanh nghiệp đến dân chủ và quyền con người.

Quyền lao động: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp cho quá trình tự động hoá các quy trình sản xuất phát triển lên một cấp độ mới Điều này có nghĩa là máy móc sẽ thành một thực thé độc lập có khả năng thu thập dữ liệu, phân tích và tự hoàn thiện

hoặc hợp tác với con người trong việc tạo ra một lĩnh vực sản xuất thay đổi liên tục theo

định hướng khách hàng dé duy trì chính sự sản xuất đó, giúp cho các nhà sản xuất có thé giao tiếp với máy móc thay vì chỉ vận hành chúng Khi đó, hàng triệu người sẽ phải đối diện với nguy cơ có thật là: mat việc làm Thế giới đã và đang chứng kiến sự biến mat nhanh chóng của nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh truyền thống Chăng hạn, nếu như năm 1998, hãng máy ảnh Kodac tuyên dụng 170.000 người lao động, chiếm 85% thị trường giấy ảnh trên thế giới, thì gần đây lĩnh vực kinh doanh này đã bị hoàn toàn biến mat Các lĩnh vực nghề nghiệp thủ công cũng sẽ dan dần không còn tồn tại, thay vào đó là sự xuất hiện ngành, nghề mới đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao Theo nghiên cứu của Viện toàn cầu Mc Kinsey, ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 400 — 800 triệu việc làm trên thế giới sẽ được thay thế bằng công nghệ tự động hoá.”

Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình hình thành nền kinh tế việc làm tự do (gig economy) thông qua sự ra đời của các mô hình kinh doanh mới Nền kinh tế

2 Chang han cáo buộc cho rang 50 triệu hồ sơ người dùng trên Facebook đã được thu thập sử dụng để cho mục đích bầu cử

tông thông Mỹ năm 2016 theo hướng có lợi cho Donald Trump

3 McKiney& Company, Jobs lost, jobs gained: What the future of work will mean for jobs, skills, and wages,

2017 Tài liệu có tai dia chi: https://www.mckinsey.com/featured-insights/future-of-work/jobs-lost-jobs-gained-what-the-future-of-work-will-mean-for-jobs-skills-and-wages#part%203

Trang 22

Gig đã mang lại cơ hội kiếm tiền linh hoạt hơn cho mọi người, chăng hạn, thông qua các mô hình kinh doanh trực tuyến như dịch vụ chia sẻ đi xe Grab và Lyft, hoặc các nên tảng phù hợp với lao động tự do như Taskrabbit Nền kinh tế gig mang lại các cơ hội về việc làm linh hoạt hơn nhưng các mô hình kinh doanh mới này đã làm xuất hiện những mối quan hệ kinh doanh mới có tính tự do nhiều hơn không phù hợp đề áp dụng các quy định pháp luật truyền thống về lao động iđều này đặt ra những thách thức mới liên quan đến quyền của người lao động, đặc biệt là thách thức trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về bảo vệ người lao động về bảo hiểm, mức lương tối thiểu, giờ làm việc, điều kiện làm việc, quyền được thương lượng tập thé, tự do hiệp hội v.v.v ,

Quyền riêng tư: Sự phát triển của thuật toán và trí tuệ nhân tạo đặt ra rủi ro về việc mat khả năng bảo vệ quyền quyên riêng tư trên không gian mạng, quyền bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân Chang hạn, việc phổ biến và lan toa thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội có thé dẫn sự xâm hại quyên riêng tư do thông tin khi đã được chia sẽ rất khó dé đính chính hoặc xoá bỏ khi cần thiết Hiện nay, một sỐ quốc gia trên thế giới đã thông qua luật hoặc các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, về quyền được lãng quên trên internet trong đó đặc biệt nhắn mạnh đến trách nhiệm của các công ty

công nghệ, về bảo vệ quyên riêng tư."

Ngoài ra, những phát minh mới về công nghệ cũng trực tiếp tác động đến tất cả các quyền con người Các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ liên quan đến y tế, giáo dục, có thê giúp cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ và cải thiện các các chỉ số phát triển kinh tế xã hội Dữ liệu lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dit liệu dễ dàng hon, thông qua đó có thé có cơ sở dé hỗ trợ và giảm sự phân biệt đối xử với các nhóm dé bị tôn thương Tuy nhiên, chính các thay đổi về công nghệ lại có thé làm gia tăng tình trạng phân biệt đối xử với một số nhóm trong xã hội.

Đối với, quyền giáo dục, công nghệ mới giúp cho việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người Trong đại dịch Covid 19, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ nên quyền được học tập vẫn được thực hiện thông qua các công cụ giảng dạy trực tuyến Tuy nhiên, việc áp dụng các hình thức giáo dục, đào tạo mới có thé gây trở ngại về tiếp cận cho một số nhóm đối tượng: người cao tuổi, người khuyết tật

Đối với Quyền về sức khoẻ, công nghệ mới giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về sức khoẻ, các loại thuốc, phương pháp chữa bệnh có chất lượng và chi phí thấp, quản trị dich vụ y tế Chăng hạn, trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng như là công cụ dé điều trị bệnh tật

“Xem: Addressing the potential human rights risks of the fourth industrial revolution,

https://www.openglobalrights.org/addressing-the-potential-human-rights-risks-of-the-fourth-industrial-revolution/

Trang 23

nhưng cũng làm tăng sự cách biệt và bất bình dang Công nghệ máy bay tự lái có thé giúp ích cho việc thực hiện cứu trợ khẩn cấp (chăng hạn vận chuyên máu) một cách

nhanh chóng hơn.

Đối với quyền được xét xử công bang và các quyên trong lĩnh vực tư pháp, viẹc

áp dụng trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng công nghệ khác vào quá trình xét xử đang

ngày càng trở nên phổ biến hơn Trí tuệ nhân tạo được coi là công cụ giups cho thủ tục, đưa ra các phân tích về pháp lý được thực hiện nhanh chóng và khách quan hơn.

Các nhóm dé bị tốn thương

Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt tác động đến các nhóm dễ bị tôn thương như

phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi Đây là các nhóm cần sự hỗ trợ đặc

biệt trong việc tiếp cận và thực hiện quyền con người Công nghệ giúp cho các nhóm dễ bị ton thương trong xã hội có điều kiện dé tiếp cận quyền được dé dang hơn kiện dé

tiếp cận quyền được dễ dàng hơn Chắng hạn, người khuyết tật sẽ có cơ hội được sử

dụng nhiều hơn các thiết bị, phần mềm hỗ trợ nghe, đọc, dẫn dường, sự phát triển của công nghệ gen cũng giúp cho việc điều tra tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em được dễ dàng hơn Sự ra đời của công nghệ số với các nền tảng trực tuyến, có thé góp phan thúc day bình đăng giới thông qua việc hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin, giáo dục và kết nối với các cơ hội phát trién nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị tấn công, quấy rỗi, bạo lực tình dục qua mạng Một nghiên cứu thực hiện nam 2016 cho thấy 76% phụ nữ đưới 30 tuổi đã từng bị quấy rối trên mạng.” Công nghệ mới có thể mang lại cơ hội học tập và thông tin cho trẻ em nhưng đồng thời cũng làm phát sinh nhiều rủi ro mới cho quyền trẻ em bao gồm sự gia tăng tình trạng lô lệ hiện

đại, bóc lột lao động trẻ em, tình trạng tuyên truyền tranh ảnh khiêu dâm trẻ em, lạm

dụng tình dục, bắt nat qua mạng và vi phạm quyền riêng tư.

Có thể nói, các tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc thúc day và bảo vệ quyền con người là khá rõ ràng Chính vì vậy, các chính phủ cần có tầm nhìn chiếu lược và hành động cụ thê về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh phát triển của cách mạng 4.0 nhằm phát huy duoc lợi thé và giảm thiểu rủi ro vi phạm quyền con người ở quốc gia mình, đặc biệt là những rủi ro do khối tư nhân (doanh nghiệp) gây nên).

Ill Tác động của cách mang công nghiệp lần thứ tư đến quyền con người ở

Việt Nam

Xem xét tác động của công nghệ đến xã hội trong đó có quyền con người là mối quan tâm của nhiều chính phủ trên thé giới Một số nước đã chủ động ban hành các chiến lược, kế hoạch chương trình về cách mạng công nghiệp 4.0 và quyền con người.

” Uỷ ban quốc gia về quyền con người Ot-xtray-li-a, Human rights and technology issue paper, 2018 Tài liệu

có tại địa chỉ: https://www.humanrights.gov.au/sites/default/files/document/publication/AHRC-Human-Rights-Tech-IP.pdf

Trang 24

Chăng hạn, với mục tiêu chung là an ninh, thịnh vượng và bền vững, ngày 12-2-2018, nội các của Thủ tướng Thái Lan đã thông qua cương lĩnh và chương trình về quyền con

người dé đưa vào chiến lược Thái Lan 4.0.” Chính phủ Ô-xtrây-lia đã có nhiều sáng kiến

dé thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0.’ Đề bam đảm việc thúc đây và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Uỷ ban quốc gia về quyền con người của Ot-xtray-li-a đã triển khai dự án nghiên cứu lớn về công nghệ và quyền con nguoi với nhiều hoạt động tham vấn, hội thảo nhằm (1) nhận điện các vấn đề thực tiễn đặt ra; (2) tiến hành nghiên cứu và tô chức tham van lay ý kiến công chúng về cách thức tốt nhất dé giải quyết năm bắt cơ hội và giải quyết thách thức về quyền con người trong

bối cảnh công nghệ mới (3) xây dựng lộ trình cải cách phù hợp."

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam Ngày 4-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 16 CT-TTG về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Chỉ thị này đã nhận diện các thách thức, cơ hội và đưa ra giải pháp, nhiệm vụ dé Việt Nam có thé chủ động “đi tat đón đầu” cuộc cách mang công nghiệp này Thang 9/2019 Bộ chính trị đã thông qua nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục tiêu "tận dụng có hiệu qua các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc day quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cau lại nền kinh tế gan với thực hiện các đột pha chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh

và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đôi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng

cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bao đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thai."” Báo cáo chính trị đại hội XIII của Dang

cộng sản Việt Nam tiếp tục khăng định sự cần thiêt phải “thúc đây nghiên cứu, chuyên giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”!

Việt Nam thuộc nhóm nước đang trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyên đôi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với nhiều cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịnh vụ, nông nghiệp,ngân hàng, tài chính Sự phát triển và áp dụng các

° Bộ ngoại giao Thái lan, Thông báo về chương trình quốc gia “Quyền con người là yếu tố cơ bản của Thái lan4.0, hướng tới phát triển bền vững Tài liệu có tại địa chỉ: , http://www.mfa.go.th/main/en/news3/6885/86767

-Announcement-of-the-National-A genda-“Human-Rights.html

TBO Cong nghiép, Sang tao va khoa hoc, Nhom dac trach về công nghiệp 4.0 Tài liệu có tại địa chỉ:

https://archive.industry gov.au/industry/Industry-4-0/Pages/PMs-Industry-4-0-Taskforce.aspx

* https://www.humanrights.gov.au/sites/default/files/document/publication/AHRC-Human-Rights-Tech-IP.pdf? Bộ Chính trị, Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư Thông qua ngày 27/9/2019

'0 Dang Cong sản Việt Nam, Bao cáo chính tri của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-3734

Trang 25

thành tựu mới về công nghệ sẽ mang lại sự tăng trưởng về kinh tế cho Việt Nam, góp phần trực tiếp cải thiện việc hưởng thụ quyền con người của người dân trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, hiện nay, việc tiếp cận của Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức trung bình thấp Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 4-2017, Việt Nam tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chỉ đạt 4.9/10 điểm về mức độ sẵn sảng với cách mạng 4.0 Do vậy, Việt Nam cần có các chủ trương, chính sách, chương trình tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 với tầm nhìn nhìn dài hạn và có tính đến các tác động, rủi ro trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật, và quyền con người.

Sự phát triển của Internet và các nền tảng xã hội đặt ra nhiều thách thức về mặt pháp lý đối với việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam Liên quan đến quyên riêng tư, một số các van đề mới đòi hỏi cần được pháp điển hoá bằng quy định pháp luật liên quan đến việc quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền được lãng quên trên internet Mặc dù đã được quy định trong Hiến pháp 2013 nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa thông qua được một bộ luật riêng về quyền riêng tư dé điều chính các van đề pháp lý mới này.

Trong lĩnh vực lao động, sự xuất hiện nhanh chóng của các mô hình kinh doanh

mới và hình thức quan hệ lao động mới đã hình thành nên một lực lượng lao động mớilà những người tự kinh doanh trên internet, lái xe cho các hãng taxi công nghệ Uber,

Grag, với sự gia tăng đáng ké cùng với khi xuất hiện đại dịch Covid 19 Mặc dù vậy, lực lượng nao động này hiện nay vẫn nằm ngoài sự điều chỉnh và bảo vệ của pháp luật lao động và luật bảo hiểm xã hội của Việt Nam Pháp luật lao động Việt Nam hiện nay cũng chưa ghi nhận một số quyền mới hình thành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 chang hạn như như quyền được ngắt kết nói ''

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang trực tiếp đến ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyên việc làm ở Việt Nam Trong thời gian tới, việc làm trong các ngành sản xuất như may mặc, giày da, điển tử - vốn là ngành xuất khẩu và thu hút FDI chủ yếu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của các công nghệ tự động hoá, nhà máy thông minh Mất việc làm là một nguy cơ trực tiếp mà người lao động Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm việc trong cách ngành sản xuất ( chiém17% lực

lượng lao động của Việt Nam) Chính vì vậy, việc xây dựng chính sách, chương trình

dao tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm lao động này là một yêu cầu thiết yếu Đề chủ động tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần có chính sách, pháp luật phù hợp dé nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội dé

nâng cao nang suat lao động, hiệu qua, sức cạnh tranh của nên kinh tê, hiệu lực, hiệu

'' Gần đây một số quốc gia như: Pháp, Phi lip pin đã sửa đổi luật lao động dé ghi nhận quyền được ngắt kết nối

như là một quyên của người lao động.

Trang 26

quả quản lý xã hội và chính sách, chương trình phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công băng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước Việt Nam cần có chủ trương, chính sách mang tính chất tổng thể, đột phá, mạnh mẽ và tạo đột phá hơn nữa dé Việt Nam có thé nam

được cơ hội, vượt qua thách thức, chủ động tham gia có hiệu qua vào cuộc cách mạng

này Cụ thé hơn, khi xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình về cách mạng 4.0, Việt Nam cần tính đến trách nhiệm bảo đảm quyền con người của Nhà nước, thông qua việc hạn chế rủi ro vi phạm quyền con người do hậu quả tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam trong đó cần áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền khi triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Addressing the potential human rights risks of the "Fourth IndustrialRevolution, Phil Bloomer & Christen Dobson, May 16, 2018, ?⁄s:⁄ww.open

3 EU, Policy Department A, "The Future of Work: Digitalisation in the US

Labour Market", 2016, available at: http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/

BRIE/2016/578959/IPOL_BRI(2016)578959_EN pdf.

4 Human Rights Challenges Posed by the Fourth Industrial Revolution: TheUber case, Khoa luật Đại hoc Aslo, 2017

5 Nguyễn Thang, "Cuộc cách mang công nghiệp lần thứ 4: Đặc trưng, tac động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam",

6 Uy ban quốc gia về quyền con người Ot-xtray-li-a, Human rights and

technology issue paper, 2018 Tai liệu có tai địa chỉ: https://www.humanrights.gov.

au/sites/default/files/document/publication/AHRC-Human-Rights-Tech-IP.pdf

Trang 27

LUAT MOI TRƯỜNG QUOC TE

TRONG BOI CANH CUA CACH MANG CONG NGHIEP LAN THU TU

TS Lê Thị Anh Đào & ThS Pham Thị Bắc Hà” Tóm tắt: Công nghệ của CMCN 4.0 tác động tích cực và tiêu cực đến bảo vệ môi trường và phát triển bên vững Thực tế đó đòi hỏi luật quốc tế về môi trường không là rào can đối với CMCN 4.0, đồng thời thay đổi về nội dung, cách thức xây dựng và thực thi để kịp thời giải quyết các thách thức môi trường mà CMCN 4.0 đặt ra Tham luận này phân tích các tác động cua CMCN 4.0 đối với môi trường, nhận diện những van dé đặt ra và dự kiến về sự phát triển của luật quốc tế về môi trường Cuối cùng, tham luận dua ra một số đề xuất đối với Việt Nam trong việc tham gia xây dựng luật quốc tế và hoàn thiện luật quốc gia vé môi trường trước những thách thức của CMCN 4.0.

Từ khoá: Môi trường, luật môi trường quốc té, cách mạng công nghiệp, quốc gia 1 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối với môi

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã thay đổi cách sống của con người và cách thức sản xuất, sử dụng tài nguyên Do sự phát triển công nghệ của CMCN 4.0, con người được kết nối thông qua các thiết bị di động và có quyền truy cập vào lượng thông tin không giới hạn nhờ dữ liệu lớn (big data)', in 3D, trí tuệ nhân tao (AJ), internet of things (IoT), công nghệ sinh học, điện toán lượng tử và robot” Bản chat của CMCN 4.0 là sử dung công nghệ dé sản xuất hiệu quả hơn dựa vào việc tăng năng suất và hiệu quả ở các cấp độ sản xuất khác nhau, đồng thời nâng cao tính an toàn trong những quy trình sản xuất tiềm ân nguy hiểm va theo dõi sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng.

Các công nghệ cua CMCN 4.0 cho phép giảm tiêu thụ năng lượng va tài nguyên thông

qua việc phát hiện và phân tích dé liệu trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng Hơn nữa, thông qua các phân tích dấu vét carbon, những công nghệ này sẽ giúp giảm lượng khí thai carbon ra môi trường Ngoài ra, với công nghệ của CMCN 4.0, các sản phẩm có

thé được tái sử dụng, tái chế hoặc tái sản xuất” Trên thực tế, trong số công nghệ 4.0, cảm

biến, thiết bị truyền động, trí tuệ nhân tạo (AI), dit liệu lớn (big data) và phân tích điện

” Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

' Big Data gồm bốn chiều: khối lượng dữ liệu, nhiều loại dữ liệu, tốc độ tạo ra đữ liệu mới vàphan tích Phân tích dữ

liệu đã ghi trước đây cho phép phát hiện ra các mối đe dọa xảy ra trong các quy trình sản xuất khác nhau và giúp dựbáo các van dé mới xảy ra và các giải pháp dé ngăn chặn các mối đe doa có thé xảy ra với môi trường.

* Harikanna, N., Vinodh, S., & Gurumurthy, A (2021) Sustainable Industry 4.0 — An Exploratory Study for Uncovering

the Drivers for Iniegration Journal of Modelling in Management, 16(1) http:// 10.1108/JM2-11- 2019-0269.

> Ghobakhloo, M (2020) Industry 4.0, digitization, and opportunities for sustainability Journal of Cleaner

Production, 252, Article 119869 https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2019.119869

Trang 28

toán đám mây được cho là bền vững nhất về mặt môi trường” Như vậy, CMCN 4.0 mang

đến những công nghệ tác động tích cực với môi trường bao gồm cả những công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, thân thiện với môi trường và cả những công nghệ hỗ

trợ quản lý, giám sát môi trường ví dụ thông qua các phương tiện như máy bay không

người lái được kết nối bởi Internet được trang bị các camera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập các thông tin số liệu cần thiết cho việc giám sát.

Cuộc CMCN 4.0 xuất hiện trong bối cảnh toàn cầu đang hướng theo các mục tiêu của UN về phát triển bền vững (SDGs) Trong đó, một số mục tiêu có mối quan hệ với bảo vệ môi trường và liên quan trực tiếp đến các công nghệ của CMCN 4.0, bao gồm mục tiêu số 7, số 12 và số 13 Cụ thể, với SDG7- “năng lượng sạch và giá cả phải chăng”, Internet vạn vật (Internet of Things- IoT) và Hệ thống Vật lý Mạng (CPS) cho phép tiết kiệm năng lượng thông qua việc thay thế các công nghệ và ứng dụng phần mềm để tối ưu hóa năng lượng Với SDG12 — “tiêu dùng va sản xuất có trách nhiệm”, công nghệ của CMCN 4.0 cho phép lưu trữ thông tin giúp cho quá trình phát triển sản phẩm từ thiết kế đến tiêu hủy Dữ liệu thu thập được sẽ cho phép thúc day thói quen tiêu dùng bền vững Với SDG 13- “hành động về khí hậu", công nghệ blockchain có tác động lớn đến tính bền vững của môi trường và có mục tiêu lâu dài là giảm tác động của biến déi khí hậu” Do đó, các công nghệ của CMCN 4.0 cần tích hợp với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) dé tạo ra một nền công nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường và bền vững.

Mặc dù có rất nhiều lợi thế, CMCN 4.0 và các công nghệ liên quan của nó (ví dụ như IoT, CPS ) vẫn có mức tiêu thụ cao về tài nguyên, nhiên liệu thô, năng lượng, gây ô nhiễm không khí, xả thải kém Công nghệ của CMCN 4.0 có thê tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường Các tác động trực tiếp bao gồm các tác động của việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ chất thải và sản phâm của công nghệ CMCN 4.0 Theo Bộ Tài nguyên và Năng lượng của Công hoà liên bang Đức, nhu câu về các vật liệu quan trọng can thiết cho công nghệ của CMCN4.0 sẽ vượt quá hai lần sản xuất các vật liệu này vào năm 2035 Về tiêu thụ năng lượng, các ngành công nghiệp số hóa đòi hỏi ngày càng nhiều các thành phan điện tử Hơn nữa, cơ sở hạ tang cơ bản sẽ cần một lượng điện ngày cảng tăng Trong trường hợp xấu nhất, công nghệ thông tin sẽ tiêu thụ tới 51% điện năng toàn cầu và thải ra 23% khí nhà kính Về việc xử lý chúng, các công nghệ của CMCN 4.0 tạo ra các loại rác

4 Bai, C., Dallasega, P., Orzes, G., & Sarkis, J (2020) Industry 4.0 Technologies Assessment: A Sustainability

Perspective International Journal of Production Economics, 229, Article 107776 http://10.1016/1.HPE.2020.107776

Ÿ Bonilla, S H., Silva, H R O., Da Silva, M T., Gongalves, R F., & Sacomano, J B (2018) Industry 4.0 and

Sustainability Implications: A Scenario-Based Analysis of the Impacts and Challenges Sustainability, 10(10), 3740.https://doi.org/10.3390/su10103740.

Trang 29

thải có kích thước nhỏ hơn, điều này khiến chúng khó tái chế Trong năm 2016, 80% chất thải không được tái chế, 4% được xử lý dưới dạng chất thải còn lại và 76% chưa được kiểm soát Chat thải chưa qua kiểm soát được xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp và trung bình và được xử lý tại các bãi chôn lấp, đốt hoặc hòa tan trong axit Ví dụ, công nghệ thông tin- truyền thông đã gián tiếp giúp giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng việc tạo ra chất thải vẫn hiện hữu Dữ liệu được thu thập trong suốt vòng đời của sản phẩm có thê giúp tăng cường quản lý tính bền vững Việc tích hợp năng lượng tái tạo vào sản xuất công nghiệp cũng sẽ tạo điều kiện

cho tính bền vững của năng lượng” Công nghiệp 4.0 có mục tiêu đạt được mức độ hiệu quả hoạt động và năng suất cao hơn, bên cạnh mức độ tự động hóa cao hơn” Do đó, ba

giai đoạn (số hóa, tự động hóa, tích hợp) của công nghiệp 4.0 đều tác động tiêu cực tới môi trường Ba giai đoạn này cần nhiều vật liệu hơn để sản xuất, xử lý và tái chế cũng khó khăn hơn Trong giai đoạn tự động hóa, thiết bị mới sẽ cần thiết và loại bỏ các thiết bị lỗi thời Sử dụng thiết bị mới và thải bỏ thiết bị không sử dụng đều có mặt trong giai đoạn

số hóa và tích hợp của CMCN 4.0Ÿ.

Do đó, CMCN 4.0 đã cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất nhưng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vẫn là một trong những đòi hỏi đối với công nghệ của CMCN 4.0 Công nghệ của cách mạng CMCN 4.0 mang đến những cơ hội chưa từng có dé giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, bao gồm đạt được SDGs 2030 của Liên hợp quốc”, nhưng chúng cũng mang lại những thách thức to lớn đối với vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường Tác động hai mặt đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải nhận thức được rằng, để phát triển công nghệ của CMCN 4.0 thì điều quan trọng là phải xem xét các tác động tiêu cực của chúng nhằm thiết lập các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển các quy trình có khả năng đạt được mục tiêu bền vững.

2 Thách thức và sự thích ứng của luật môi trường quốc tế trong bối cảnh

CMCN 4.0

Mục tiêu chính của bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là sử dụng tài nguyên cho phát triển, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu tài nguyên của các thế hệ tương lai và các

5 Kunkel, S., & Matthes, M (2020) Digital Transformation and Environmental Sustainability in Industry: Putting

Expectations in Asian and African Policies into Perspective Environmental Science & Policy, 112, 318- 329.

7 Ghobakhloo, M (2020) Industry 4.0, digitization, and opportunities for sustainability Journal of Cleaner

Production, 252, Article 119869 https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2019.119869.

Š Olah, J., Aburumman, N., Popp, J., Khan, M A., Haddad, H., & Kitukutha, N (2020), Journal of Quality and

Service Sciences, 11(3) http:// 10.1108/IJQSS-11-2017- 0108/FULL/PDF.

” UN Secretary-General’s Strategy on New Technologies (Report, September 2018) 8.

Trang 30

hoạt động hiện thời mà không gây tác động bất lợi cho môi trường Đề đạt được mục tiêu

đó, pháp luật là công cụ có ý nghĩa quan trọng.

Luật quốc tế về môi trường là một ngành luật của hệ thống luật quốc tế, bao gồm tong hợp các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do các chủ thé của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhăm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích của con người và cộng đồng quốc tế °.

Do công nghệ phát triển với tốc độ cao, tác động của CMCN 4.0 đối với môi trường cũng có thé diễn ra nhanh chóng, trên diện rộng và quy mô lớn Vi vậy, các chủ thé của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) phải tăng cường xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế về môi trường, đảm bảo rằng luật quốc tế về môi trường không cản trở sự phát triển của CMCN 4.0, mà ngược lại, luật này phải khuyến khích bảo vệ tài nguyên và môi trường, đồng thời giảm thiêu tác động bat lợi của CMCN 4.0 đến môi trường Với mục tiêu đó, khung pháp luật quốc tế về môi trường sẽ phải có những thay đổi quan trọng về

nội dung, cách thức xây dựng và giám sát thực thi.

Trước hết, trong khi việc sử dụng các công nghệ mới của CMCN 4.0 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu, luật môi trường quốc tế hiện nay chủ yếu tập trung vào giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại do các hoạt động nguy hại đến môi trường Luật quốc tế hiện hành ít chú ý đến các yếu tô cải thiện môi trường của các hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecology), tức là khuyến khích ngăn ngừa ô nhiễm, tái sử dụng tài nguyên và các khía cạnh của sản xuất sạch hơn Cùng với xu thé toàn cầu hóa phát triển kinh tế ở cấp độ khu vực và đa phương, trong đó ngày càng chú trọng vào các hiệp định thương mại tự do thì nhu cầu về các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường sẽ ngày càng tăng Khi luật môi trường quốc tế tiếp tục phát triển, nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cách thức phát triển các ưu tiên bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, sự phát triển của luật môi trường quốc tế cần chuyển sang quy định về các động lực để giảm thiểu 6 nhiễm trên toàn hệ thống và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên Nếu không có các biện pháp như vậy, sẽ có nguy cơ gia tăng là các luật mới ban hành này có thê cản trở việc sử dụng và tái sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên ở cấp độ toàn cầu.

Công nghệ của CMCN 4.0 cũng cho phép các quốc gia tiến xa hơn, khai thác nhiều hơn (và cũng tác động nhiều hơn đến tài nguyên và môi trường) những vùng lãnh thô

'! Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trinh luật môi trường quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2020,

tr.48.

Trang 31

quốc tế, đặc biệt là khoảng không vũ trụ và biển cả (biển quốc tế/công hai) Vùng trời là đối tượng của chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia kề cận, trong khi khoảng không vũ trụ là lãnh thổ được sử dụng chung cho cộng đồng quốc tế Việc phân định khoảng không vũ trụ với không phận đã được tranh luận từ những năm 1950 và vẫn được coi là một mục trong Chương trình nghị sự của Tiểu ban Pháp lý của Ủy ban Liên hợp quốc về

sử dụng Hòa bình khoảng không vũ trụ (UNCOPUOS) Do còn hàng trăm ranh giới phân

định vùng biển chồng lan giữa các quốc gia chưa được giải quyét'’ nên phạm vi không

gian của bién cả vẫn chưa được xác định một cách chính xác.

Trong hơn 60 năm con người hoạt động trong không gian vũ trụ và hơn 8593 lần phóng ké từ năm 1957“, số mảnh vỡ trong không gian vũ trụ vượt quá kích thước 10 em được ước tính là lớn hơn 22.000 Mỗi năm, số lượng mảnh vỡ không gian có khả năng gây nguy hiểm cho sự sống trên Trái đất và tính mạng của các phi hành gia trên ISS đều tăng lên Tuy nhiên, khung pháp luật quốc tế điều chỉnh các hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ hiện nay'Ÿ chưa đủ mạnh để bảo vệ môi trường này Ví dụ, Công ước về trách nhiệm pháp lý chỉ đề cập đến thiệt hại do một vật thể không gian trên bề mặt Trái đất hoặc máy bay đang bay gây ra, mà không đề cập đến bất kỳ hình thức hủy hoại môi trường nào bên ngoài bề mặt Trái đất Thỏa thuận về Mặt trăng đề cập đến các cân nhắc về môi trường khi khai thác tài nguyên thiên nhiên trong không gian vũ trụ nhưng cho đến nay mới chỉ tập hợp được 18 quốc gia thành viên °

Công nghệ khai thác gen biến, quy trình công nghiệp và xử lý sinh học dé sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, các sản phẩm thương mại đã làm cho các nguồn gen biển đang trở thành đối tượng cạnh tranh giữa các quốc gia Tuy nhiên, hoạt động này cũng làm cho đa

!! https://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/frequently_asked_questions.htmlẻ Spacecraft-Index http://claudelafleur.qc.ca/Spacecrafts-index.html#q (last accessed 24 February 2018).

8 Năm điều ước đa phương cốt lõi - được soạn thảo và ký kết trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” là: Hiệp ước năm1967 về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dò và sử dụng không gian bên ngoài,

bao gồm Mặt trăng và các thiên thê khác (Hiệp ước về khoảng không vũ trụ, OST; Hiệp định về Giải cứu Phi hành

gia năm 1968, Sự trở lại của Phi hành gia và Sự trở lại của Vật thể được Phóng vào Không gian Bên ngoài (Hiệpđịnh Giải cứu và Trở về); Công ước năm 1972 về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do các vật thé trong không

gian gây ra (Công ước trách nhiệm pháp lý); Công ước năm 1975 về Dang ký các vật thể được phóng ra ngoài khônggian (Công ước đăng ký); Thỏa thuận năm 1979 điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các thiênthé khác (Thỏa thuận trên Mặt trăng).

Ngoài ra, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua năm bộ nguyên tắc áp dụng cho việc khai thác và sử dụngkhoảng không vũ trụ: Tuyên bố năm 1963 về các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trongviệc thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ; Các Nguyên tắc năm 1982 quản lý việc các quốc gia sử dụng vệ tinh

Trái đất nhân tạo đề phát sóng truyền hình trực tiếp; Các nguyên tắc năm 1986 liên quan đến việc viễn thám Trái đất

từ khoảng không vũ trụ; Các nguyên tắc năm 1992 liên quan đến việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trongkhoảng không vũ trụ; và Tuyên bố năm 1996 về Hợp tác quôc tế trong việc thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụvì lợi ích và lợi ích của tất cả các quốc gia, có tính đến nhu câu cụ thé của các nước dang phat triển.

'* So với 107 quốc gia thành viên của OST, trong số đó có tat cả các quốc gia phát triển về khai thác khoảng không

vũ trụ.

Trang 32

dạng sinh học ở biển cả bị suy giảm, thậm chí nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng Trong khi đó, khung pháp luật quốc tế hiện nay chưa day đủ, chi tiết dé điều chỉnh

hiệu quả việc tiếp cận, sử dụng và chia sẻ lợi ích đa dạng sinh học ở ABNJ 'S Vì vậy, năm

2017, Đại hội đồng UN đã triệu tập Hội nghị để đàm phán văn kiện pháp lý quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của các vùng biển ngoài quyền tài phán

quốc gia (gọi tắt là văn kiện về BBNJ)'” Đến nay, Hội nghị đã trải qua 5 phiên hop thao

luận Dự thảo Văn kiện về BBNJ'” nhưng những vấn đề ban thảo va sự khác biệt lập

trường giữa các bên đã được thé hiện rõ Ÿ Luật quốc tế cần sớm có các văn kiện pháp ly

mới dé tram “lỗ hổng” này nhằm quản lý tốt tài nguyên da dang sinh học tại các vùng biên nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Tht hai, về cách thức xây dựng luật quốc tế về môi trường: Với sự thiếu sẵn sàng của các quốc gia đối với cam kết có tính ràng buộc pháp lý quốc tế, các “tiêu chuẩn mềm”? đã được thông qua liên quan đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường ở những vùng lãnh thổ quốc tế như khoảng không vũ trụ, biển cả Tuy nhiên, những văn bản này chỉ có tính chất ràng buộc về mặt chính trị và cung cấp hướng dẫn trong việc giải thích các nghĩa vụ hiện thời của các quốc gia.

Tốc độ ngày càng nhanh và rộng trong ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 sẽ đặt ra các van đề mới, đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác để giải quyết Tuy nhiên, việc ký kết các điều ước quốc tế trong những lĩnh vực này sẽ tiếp tục khó khăn, do bất đồng giữa các quốc gia liên quan đến yếu tố kỹ thuật- kinh tế và chính trị Phòng chống ô nhiễm môi trường đòi hỏi các hướng dẫn và biện pháp cụ thé, mềm dẻo và kịp thời trong bối cảnh rất

phức tạp của các cân nhắc về kỹ thuật, luật pháp và chính trị “Luật mềm” có khả năng

đáp ứng các yêu cầu về tính mềm dẻo, kịp thời và nó đã và sẽ xuất hiện như là hệ quả tất yếu của thực tiễn hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong bảo vệ môi trường trước thách

thức của CMCN 4.0.

'S Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) được coi là Hiến chương về biển của nhân loạinhưng không có điều khoản nào đề cập cụ thể tới việc tiếp cận, sử dung và chia sẻ lợi ích các nguồn gen biển có khảnăng sử dụng cho con người Ba văn bản pháp lý quốc tế hiện hành liên quan đến đa dạng sinh học (Công ước về đadạng sinh học năm 1992 (Công ước CBD), Công ước về bảo vệ môi trường biển của các nước Đông Bắc Đại Tây

Dương (Công ước OSPAR), Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích từ việc

sử dụng nguôn gen năm 2010) chỉ đưa ra khái niệm chung va chủ yếu điều chỉnh việc quản lý và bảo tồn da dạngsinh học tại các khu vực thuộc quyền tai phán quốc gia

'® Nghị quyết số 72/249 ngày 24 tháng 12 năm 2017, tại https://undocs.org/en/A/RES/72/249

"7 http:/www.un.org/depts/los/biodiversity/prepeom_files/Procedural_report of BBNJ PrepCom.pdf, truy cập ngày

'S https://undocs.org/en/a/conf.232/2020/3.

vi dụ như Chính sách bảo vệ hành tinh COSPAR, https://cosparhq cnes.ft/sites/default/files/pppolicydecember_2017.pdf ; Hướng dẫn của UN về giảm thiểu mảnh vỡ trong không gian vũ trụ http://www.unoosa.org/

documents/pdf/ spacelaw/sd/COPUOS-GuidelinesE.pdf (last accessed 10 June 2018).

Trang 33

Tứ ba, về thực thi: luật quốc tế về môi trường do các chủ thé của luật quốc tế xây

dựng và thực thi tự nguyện, trên cơ sở tận tâm và thiện chí Trừ khi có thoả thuận khác

trong điều ước chuyên biệt, các quốc gia sẽ quyết định cách thức thực thi luật quốc tế về môi trường trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Tuy nhiên, công nghệ của CMCN 4.0 cho phép các vệ tinh quan sát Trái đất, cung cấp dữ liệu có liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường như quản lý thiên tai, trồng rừng và nông nghiệp, giám sát các thách thức của biến đổi khí hậu Vì vậy, việc thực thi pháp luật quốc tế về môi trường sẽ vẫn trên cơ sở tận tâm, thiện chí nhưng có thé sẽ phát triển biện pháp giám sát thực thi từ bên ngoài Các điều ước quốc tế về môi trường sẽ được ký kết có thê quy định cơ chế báo cáo tình hình thực thi điều ước trước các cơ quan được thành lập theo điều ước đó và công nghệ của CMCN 4.0 sẽ hỗ trợ việc kiểm chứng việc thực hiện được nêu trong các bao này.

3 Một số vẫn đề đặt ra đối với Việt Nam trước xu thế phát triển của luật môi trường quốc tế trong bối cảnh CMCN 4.0

Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận vai trò chiến lược của CMCN 4.0 với các vẫn đề ton tại và phát triển của đất nước bao gồm cả van đề môi trường Điều này thể hiện rat rõ qua mục tiêu tông quát ghi nhận trong Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lan thứ tư” là: “Tận dung có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 để thúc day quá trình đổi mới mô hình tang trưởng, cơ cau lại nên kinh té gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước, Phát triển mạnh mẽ kinh té số; phát triển nhanh và bên vững dựa trên khoa học — công nghệ, đổi mới sảng tao và nhân lực chất lượng cao; Nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái ” Song song với việc nhận diện tính khách quan, tat

yếu, chủ động trong việc tiếp cận và tham gia vào CMCN 4.0 của đất nước, là thành viên

tích cực của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng gắn các mục tiêu phát triển bền vững vào việc tham gia này như một trong những chủ trương được khang định trong Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị là “7c đấy việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ 4 để giải quyết tình trạng 6 nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển đâng ” Điều này cũng được khang định trong Nghị quyết Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “phát triển nhanh và bền vững”, phát triển kinh tế xanh: “Tiếp tục phát triển nhanh và bên vững đất nước, bảo đảm 6n định kinh tế vĩ mồ, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khi hậu, quản ly, khai thác, sử dụng hop ly, tiết kiệm, hiệu quả và bên vững tài nguyên; lay bảo vệ môi

Trang 34

trường song và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng dau; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thai; xây dựng nên kinh tẾ xanh, kinh tế tuân hoàn, thân thiện với môi trường” Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách đã đề ra, Dang và Nha nước Việt Nam tiến hành hoàn thiện cơ chế, thê chế và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong nước và dé thích ứng với cuộc CMCN 4.0 và phát triển các lĩnh vực theo định hướng từ các SDG Các quy định pháp luật về môi trường không nằm ngoài xu thế thậm chí còn là một trong số các lĩnh vực được chú trọng trước nhất Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế về môi trường và các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP hay EVFTP Các điều ước này đã thúc đây sự hoàn thiện pháp luật về môi trường ở Việt Nam và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả chuyền giao công nghệ và bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Trên cơ sở thực

hiện nghĩa vụ thành viên và hoàn thiện văn bản pháp luật trong nước, Việt Nam cũng đã

tiến hành xây dựng và thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với những điểm mới tích cực hướng đến hạn chế tác động xấu đến môi trường như các quy định hạn chế chất thải và khí thải như quy định phí xử lý rác thải được tính theo khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người, hay quy định về thị trường Cácbon Ngoài ra, với những nhận định vỀ su phát triển khoa học công nghệ tới môi trường, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số chiến lược hướng tới ứng dụng khoa học công nghệ va ban hành pháp luật dé thích ứng với tình hình khoa học công nghệ đưa đến như Quyết định 1671/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vào ngày 28/9/2015; Quyết định số 1407/QD-TTG về việc phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuản bị và tham gia xây dựng

thoả thuân toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; Quyết định 169/QĐ-TTg ban hành Chiến

lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 vào ngày 4/2/2021; Những điều này cho thay sự dự đoán của Việt Nam về ảnh hưởng từ các công nghệ mới cũng như những nỗ lực của Việt Nam tích cực hướng tới phát triển môi trường bền vững và thúc day công nghệ trong quản lý môi trường.

Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận nhưng sự phát triển của khoa học công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra các thách thức cho luật môi trường quốc tế cũng chính là những thách thức đối với Việt Nam Các thách thức cùng với xu thế phát triển của luật môi trường quốc tế trong bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra một số van đề cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật Việt Nam về môi trường còn chưa đây đủ và chưa bao quát được các lĩnh vực có thể chịu sự tác động từ cuộc CMCN 4.0

Trang 35

Mặc dù đã có những dự đoán nhưng các quy định của pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực có thé chịu sự tác động từ cuộc CMCN 4.0 đến nay chưa đầy đủ, đặc biệt ở những khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia hay khoảng không vũ trụ thì đây vẫn là điều bỏ ngỏ Minh chứng là hiện nay Việt Nam chưa ban hành bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào về quản lý nhà nước về khoảng không vũ trụ, chưa có căn cứ pháp lý cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vật thể vũ trụ gây ra ở cả trong và ngoài nước.

Thứ hai, nhiều quy định của pháp luật hiện hành còn “lỗi thời”, chưa đủ chặt chẽ và thậm chí chưa đủ tinh ran đe đối với các vi phạm về môi trường bao gém cả việc sử

dung công nghệ môi trường.

CMCN 4.0 mang lại những thành tựu trong công nghệ có thé đe doa đến những tai nguyên môi trường ở khu vực trước đây pháp luật chưa dự đoán trước Do đó, nếu không có sự rà soát dé hoàn thiện thì còn nhiều van đề bỏ ngỏ Minh chứng là van dé bảo vệ tài nguyên môi trường biến và hải đảo đã được quy định trong pháp luật nhưng hiện nay tài nguyên này không chỉ nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia mà còn nằm 6 cả vùng biển quốc tế Theo Điều 87 Công ước luật biển 1982, mọi quốc gia có quyền thực hiện quyền tự do hành hải, tự do nghiên cứu khoa học, tự do đánh bắt hải sản tại khu vực này Do đó, các quy định về luật bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo chỉ hướng đến các tại nguyên trong vùng biển quốc gia có chủ quyền hoặc quyền chủ quyên, quyền tài phán là chưa phù hợp với sự phát triển hiện nay của thực tiễn quốc tế và cả luật môi trường quốc tế Cùng với các quy định chung, một trong những thực tại nổi lên đe doạ đến “tài nguyên môi trường biển” đó là các nguồn ô nhiễm như rác thải nhựa, ô nhiễm tàu thuyền Tuy nhiên, đến nay, vẫn đề này vẫn là khoảng trống.

Sự không chặt chẽ, chưa đủ tính răn đe của pháp luật thé hiện thông qua các vụ vi phạm môi trường ở Việt Nam vẫn còn diễn ra với mức độ trầm trọng như xả thải không đúng quy định hay nhập khẩu rác thải Bối cảnh CMCN 4.0 đặt một nước có nền khoa học và công nghệ ở mức trung bình như Việt Nam đối diện với nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” của thé giới Việc nhập khâu công nghệ dé phát triển kỹ thuật số, chuyên đổi số là việc được khuyến khích nhưng nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ thì khả năng sẽ bị lạm dụng là nơi thải công nghệ của quốc gia phát triển.

Từ những van đề đã được nhận định, dé nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với những thách thức mới đối với môi trường trong bối cảnh CMCN 4.0, bài viết đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới:

Trang 36

- Thứ nhất, trên nền tảng đã chuẩn bị, Việt Nam cần thúc đây hơn nữa các hoạt động ký kết văn kiện pháp lý quốc tế dé hình thành khuôn khổ pháp ly cho van đề bảo vệ môi trường trong bối cảnh CMCN 4.0.

Về phía các văn kiện pháp lý quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán cũng như chuẩn bị đàm phán nhiều văn kiện về môi trường như BBNJ hay Thoả thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa trên biển Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục chủ động, tích cực đàm phán các thoả thuận này và các văn kiện khác về bảo vệ môi trường và cả văn kiện quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế (đặc biệt liên quan trực tiếp đến trách nhiệm quốc gia trong việc thực thi quy định pháp lý quốc tế và vận hành các công nghệ khoa học có nguy cơ cao ảnh hưởng đến môi trường) Việc chủ động, tích cực này bên cạnh giúp Việt Nam năm bắt được tình hình còn có thé trực tiếp đưa ra đề xuất của mình với các van đề mới Trên thực tế hiện nay, CMCN 4.0 tạo ra một xu thế của các quốc gia về giảm lượng phát thải, chất thải (như Thoả thuận của EU về Zero waste) và vận hành kinh tế tuần hoàn, ít sử dụng nguyên liệu thô Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế các khái niệm thuật ngữ “ngăn ngừa ô nhiễm” hay “sản xuất sạch” chưa được quy định và đưa ra tiêu chí cụ thể trong các điều ước Theo đó, Việt Nam có thể đề xuất vẫn đề này và làm rõ thuật ngữ này trong các hội nghị quốc tế và thúc đây đưa khái niệm này vào trong điều

ước quốc tế.

- Tu hai, bên cạnh văn kiện pháp lý quốc tế, Việt Nam chủ động tham gia đàm phán, xây dựng “luật mềm” dé dan dan thiết lập, hình thành khuôn khổ cho những vấn dé mới về môi trường trong bối cảnh CMCN 4.0, nhất là đối với những vấn đề còn có sự mâu thuẫn quan điểm giữa các quốc gia).

Từ xu thế khác biệt quan điểm giữa các quốc gia về nhiều vẫn đề mới của luật quốc tế thì phương thức xây dựng “luật mềm” nên được tính đến Xây dựng “luật mềm” là “mot kĩ thuật hữu dung trong trường hợp các quốc gia muốn hành động theo cách chung

nhưng đồng thời lại không muốn trói buộc sự tự do hành động của mình HH: “Luật mềm”

có thé bao gồm các nghị quyết có tinh chất khuyên nghị, hướng dẫn và chương trình hành động của tổ chức quốc tế (minh chứng như trong khuôn khổ EU các quốc gia đã có

Thoả thuận về châu Âu xanh”! và Chiến lược công nghiệp của EU Thực chất, “luật mềm”

không phải là một trạng thái lý tưởng nhưng là một giải pháp thực tế nhằm đảm bảo đạt

được thỏa thuận trong lĩnh vực mà các quốc gia còn nhiều bat đồng Từ thực tiễn, có thể

thấy, “luật mềm” cũng có thé tạo điều kiện thúc đây ra đời văn kiện pháp lý quốc tế như

°° Fitzmaurice, Malgosia, “International Protection of the Environment”, Recuel des Cours, The Hague Academy of

International Law, The Hague, Boston, London, Martinus Nijhoff, 2001, vol 293, tr.124.

*! The European Green Deal

Trang 37

trên cơ sở Thoả thuận Châu Âu xanh, Uỷ ban châu Âu đã đề xuất xây dựng Luật Biến đổi khí hậu châu Âu với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính”” Hơn nữa, công nghệ truyền tin của CMCN 4.0 có khả năng thúc day nhanh sự phổ biến và thừa nhận tính bắt buộc (opinio juris) của các quy tắc “luật mềm”, từ đó, đây nhanh sự hình thành luật tập quán quốc tế - một hình thức chứa đựng các quy tắc xử sự có tính ràng buộc về pháp lý đối với

chủ thê luật quốc tế” Với ý nghĩa đó, Việt Nam nên có kế hoạch hành động để thúc đây

sự hình thành luật mềm Sự thúc đây này sẽ hiệu quả nếu dựa trên nền tảng sẵn có Cụ thé, Việt Nam có thé thúc day xây dựng hình thức “luật mềm” trong khuôn khổ tổ chức quốc tế khu vực hoặc toàn cầu mà Việt Nam tham gia, trước tiên đó là ASEAN Thực tiễn nhiều điều ước quốc tế trong ASEAN đã hình thành từ các tuyên bố chung của các quốc gia (dù tuyên bố tại các hội nghị bộ trưởng chỉ mang tính khuyến nghị) Điều này hoàn toàn có thé áp dung với lĩnh vực môi trường EU đã xây dựng được Thoả thuận châu Âu xanh thì ASEAN hoàn toàn có thé xây dựng một thoả thuận như vậy cho dù nội dung có thé chưa đạt được đến những ý tưởng như EU xây dựng nhưng đó sẽ là tiền đề cho từng bước phát triển về sau Ngoài ra, thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới, trong đó, đáng chú ý là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP) bên cạnh quy định về thương mại quốc tế còn ghi nhận các van đề về môi trường và lao động Theo đó, trên nền tảng các hiệp định này, Việt Nam có thể thúc đây các thoả thuận trong khuôn khổ các nhóm hợp tác của điều ước vừa giúp thúc day sự thiện chí giữa các quốc gia vừa có thé dan đưa các đề xuất của mình về các van dé mới ra trường quốc tế.

- Thứ ba, song song với các hoạt động xây dựng luật quốc tế, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia dé thích ứng với tình hình mới.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc tham gia các điều ước quốc tế đặc biệt các hiệp định thương mại thế hệ mới tạo cơ hội cho sự hoàn thiện quy định pháp luật trong nước tương thích và tiệm cận với các tiêu chuẩn, xu thế phát triển bền vững của thế giới Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, pháp luật Việt Nam còn có “khoảng trống” hoặc còn chưa phù hợp với bối cảnh công nghiệp bùng nô như hiện nay Theo đó, Việt Nam cần tiến hành rà soát, sửa đôi, bố sung Luật khoa học và công nghệ năm 2013; Luật sở hữu trí tuệ (liên quan đến nguồn gen ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia); sửa đổi Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015; Luật An ninh mạng năm 2018; ban hành Luật Vũ trụ

?ˆ https://ec.europa eu/info/strategy/priorities-20 19-2024/european-green-deal/climate-action-and-green-deal_en3 TS Lê Thị Anh Dao và ThS Phạm Thi Bắc Hà, “Sw hình thành nhanh tập quán quốc tế trước bối cảnh thay đổi cơ

bản ”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 38

chú trọng đến các khía cạnh về môi trường và trách nhiệm của các quốc gia triển khai

hoạt động khu vực này.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đã, đang, sẽ tiếp nhận chuyên giao công nghệ Dé tránh trở thành “bãi thải công nghệ” của các quốc gia, cần chặt chẽ hon trong các quy định pháp luật về thành lập cơ quan liên ngành và trách nhiệm với việc nhập khẩu, thông qua các công nghệ nhập khâu vào Việt Nam.

- Tu tu, ngoài các hoạt động xây dựng pháp luật, quá trình giám sát thực thi pháp

luật Việt Nam cần có những điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới.

Mỗi một cuộc CMCN đều mang đến những bước chuyển mình cho thế giới trên các lĩnh vực Công nghệ mang theo những thách thức nhưng tận dụng được sự phát triển của công nghệ lại thúc day sự tiễn bộ của nhân loại Theo đó, ứng dụng các công nghệ của

CMCN 4.0 như IoT hay Data mining vào giám sát, thực thi pháp luật tại Việt Nam đặc

biệt trong lĩnh vực môi trường cũng góp phan tăng cường hiệu quả của hoạt động này Các hoạt động chuyên đổi số, Chính phủ số đang được triển khai bước đầu tại Việt Nam Tuy nhiên lĩnh vực môi trường chưa ứng dụng nhiều Đối với lĩnh vực môi trường, công nghệ của CMCN 4.0 có thể hỗ trợ phát hiện, phân tích, dự báo vi phạm từ chính các hoạt động sản xuất, vận hành các công nghệ Việc ứng dung này phù hợp với xu thé phát triển./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bai, C., Dallasega, P., Orzes, G., & Sarkis, J (2020) Industry 4.0 Technologies

Assessment: A Sustainability Perspective International Journal of Production

Economics, 229, Article 107776 http://10.1016/J.IJPE.2020.107776

2 Bonilla, S H., Silva, H R O., Da Silva, M T., Goncalves, R F., & Sacomano, J.B (2018) Industry 4.0 and Sustainability Implications: A Scenario-Based Analysis of theImpacts and Challenges Sustainability, 10(10), 3740.https://do1.org/10.3390/su10103740.

3 European Environment Agency (2021), Unlocking the potential of Industry 4.0 to

reduce the environmental impact of production, 2021.

4 Fitzmaurice, Malgosia, “/nternational Protection of the Environment’, Recueldes Cours, The Hague Academy of International Law, The Hague, Boston, London,Martinus Nijhoff, 2001, vol 293.

5 Ghobakhloo, M (2020) Industry 4.0, digitization, and opportunities for

sustainability Journal of Cleaner Production, 252, Article 119869.

Trang 39

6 Harikanna, N., Vinodh, S., & Gurumurthy, A (2021) Sustainable Industry 4.0 —

An Exploratory Study for Uncovering the Drivers for Integration Journal of Modelling inManagement, 16(1) http:// 10.1108/JM2-11- 2019-0269.

7 Kunkel, S., & Matthes, M (2020) Digital Transformation and EnvironmentalSustainability in Industry: Putting Expectations in Asian and African Policies intoPerspective Environmental Science & Policy.

8 Olah, J., Aburumman, N., Popp, J., Khan, M A., Haddad, H., & Kitukutha, N.

(2020), Journal of Quality and Service Sciences, 11(3) http://

9 UN Secretary-General’s Strategy on New Technologies (Report, September2018).

10 Dai học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình luật môi trường quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2020.

11 TS Lê Thi Anh Dao và ThS Phạm Thị Bắc Hà, “Sw hình thành nhanh tập quan quốc tế trước bồi cảnh thay đổi cơ ban”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Dai học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

12 https://ec.europa.eu/

Trang 40

LUẬT THUONG MẠI QUOC TE TRONG BOI CANH CUỘC CÁCH

MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ

ThS Nguyễn Thị Anh Thơ” Nguyễn Thuỳ Anh” Tóm tắt: Bai viết phân tích về Cuộc cách mạng công nghiệp lan thứ Tư và sự tác động từ các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lan thứ Tư đến hoạt động thương mại quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế Pháp luật thương mại quốc tế, nếu được tiếp cận theo nghĩa rộng, sẽ bao gôm các nguồn luật rất da dạng Trong phạm vi bài viết, các tác giả chỉ tập trung phán tích một số nguôn luật chính, đại điện cho luật thương mại quốc tế công (pháp luật của WTO) và luật thương mại quốc tế tư (luật diéu chỉnh hợp dong thương mại quốc tê).

Từ khoá: /uậi thương mại quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo,

Blockchain, Internet vạn vật.

1 Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã được đề cập tới trong Nghị quyết số 01/N Q-CP ngày 01-01-2018 của Chính Phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, khăng định

một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược đó là “hoàn thiện thể chế” Việc hoàn thiện thể chế có thể sẽ phải thực hiện trong nhiều lĩnh vực vì tính chất phức tạp của các vấn dé pháp ly có liên quan Nhiệm vụ này chắc chan không chỉ đặt ra đối với Việt Nam, mà các nước trên thé giới cũng đang phải đối mặt với những van đề pháp lý chưa từng được biết đến.

Mỗi Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, thé giới lại có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc, thay đôi cả về căn bản trong các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị Trong bối cảnh nền kinh tế của các quốc gia đang hội nhập sâu rộng vào các liên kết kinh tế toàn cầu và các liên kết kinh tế khu vực, sự tác động từ các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thương mại của các quốc gia càng rõ rệt hơn bao giờ hết Khi việc thay đổi căn bản cơ sở hạ tang tất yếu sẽ đặt ra những yêu cầu điều chỉnh tương ứng đối với kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là các quy định pháp luật về thương mại quốc tế.

Pháp luật thương mại quốc tế, nếu được tiếp cận theo nghĩa rộng, sẽ bao gồm các nguồn luật rất đa dạng Trong phạm vi bài viết, các tác giả chỉ tập trung phân tích một

” Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Dai học Luật Hà Nội” Công ty Luật TNHH Griinkorn & Partner.

Ngày đăng: 30/03/2024, 11:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan