1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với tư pháp quốc tế Việt Nam

190 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KY YEU HOI THẢO KHOA HỌC

CUOC CACH MANG CONG NGHIEP LAN THU

TU VA NHUNG VAN DE DAT RA DOI VOI TU PHAP QUOC TE VIET NAM

Hà Nội, 10/2022

Trang 2

MỤC LỤC

BAO CÁO HOI THẢO KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và những van đề đặt ra đối với Tư pháp quốc tế Việt Nam”

Stt Bao cao Trang| Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những ảnh hưởng tới con người và |

xã hội trong kỷ nguyên số

TS Vũ Thị Phương Lan & PGS.TS Tô Van HoàTruong Đại học Luật Hà Nội

2 Xác định tham quyền giải quyết vụ việc dân sự có yêu tô nước ngoài 12 của Toà án Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ 4

1S Nguyễn Thái Mai

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

3 Công nhận và thi hành bản án trong vụ kiện tập thé ở nước ngoài 24 PGS.TS Ngô Quốc Chiến

Trưởng Đại học Ngoại thương Hà Nội

4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một sô van dé đặt ra cho 38 hoạt động công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

tại Việt Nam

TS Tran Minh Ngọc

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

5 Thủ tục tư pháp dân sự theo pháp luật của một sô nước châu Âu trong 47 bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam.

PGS.TS Trần Anh Tuấn

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

6 Sử dụng chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp dân sự, thương 63 mại có yếu tô nước ngoài tại Việt Nam

1S Trần Thúy Hằng

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

7 Các mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công 74 nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề pháp lý đặt ra đối với các giao

dịch kinh doanh quốc tế

PGS.TS Trần Văn Nam Trường ĐH Kinh tế quốc dân

TS Pham Quang MinhPrologis Corporation, USATrinh Lé QuangTruong Dai hoc Princeton, USA

ii

Trang 3

SttBao caoTrang

Một số van đề pháp lý của của pháp nhân nước ngoài hoạt động trong

lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam

TS Bùi Thị ThuTrưởng Đại học Luật Hà Nội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tu và một số van dé đặt ra trong xác định luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài

TS Lê Thị Bich Thuỷ & CN Đỗ Thị Thu Hương

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

10 Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng thương mại điện tử quốc tế tại Việt Nam

NCS.ThS Nguyễn Kim Anh

Hoc vién Ngan hang

11 Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế - những thay đôi trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số giá trị tham khảo cho Việt

NCS.ThS Lê Xuân Tùng

Viện Khoa học Pháp ly - Bộ Tư pháp

12 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một sô vân đề đặt ra trong

điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước

TS Hà Việt HưngTrưởng Đại học Luật Hà Nội

13 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tu và bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ tại Việt Nam — Cơ hội và thách thức

ThS Nguyễn Minh Châu

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

14 Trách nhiệm dân sự của nhà điều hành nền tảng số và một số van dé

đặt ra cho Tư pháp quốc tế Việt Nam.

1S Nguyễn Thu Thuỷ

Truong Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHUNG ANH HUONG TỚI CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG KỶ NGUYEN SO

TS Vũ Thị Phương Lan! & PGS.TS Tô Văn Hòa?

Tom tắt: Cuộc cách mang công nghiệp lan thứ Tu hay Cách mang công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dang diễn ra và sẽ tạo ra những thay đổi to lớn, sâu sắc về mọi mặt của xã hội loài người, từ kinh tế tới xã hội, văn hoá Không chỉ tác động tới bản thân con người, CMCN 4.0 còn tác động và làm biển đổi mạnh mẽ cách thức mà con người tương tác với nhau Pháp luật do con người đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà con người tham gia Vi vậy, CMCN 4.0 cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ đối với pháp luật Dé du bdo được sự thay đổi đó, nhà làm luật trước tiên cần hiểu một cách thấu đáo về CMCN 4.0 và những tác động cụ thé mà nó có thé tao ra đối với con người Bài viết này phân tích các khía cạnh tác động của CMCN 4.0 đối với bản thân con người và đời sống con người.

Từ viết tắt: CMCN 4.0, Cách mạng công nghiệp 4.0, Cách mạng công nghiệp lân thứ 4.

1 Cách mạng công nghiệp 4.0 — Thời kỳ phát triển nhảy vọt tiếp theo của

loài người

Ld Khái niệm Cách mang công nghiệp 4.0

Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư” (Industrial Revolution 4.0, sau đây viết tắt là “CMCN 4.0”) được Giáo sư Klaus Schwab, Sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, đưa ra lần đầu tiên tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 tại Davos, Thụy Sĩ.” Trong cuốn sách The Fourth Industrial Revolution được giới thiệu tại Diễn đàn năm đó, Schwab viết: “Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu của một quốc cách mạng đang thay đổi về căn bản cách thức chúng ta sông, làm việc và liên quan tới nhau Cái mà tôi gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư là thứ mà nhân loại chưa bao giờ trải nghiệm trước đó cả về quy mô, mức độ và sự phức tạp.”? Schwab dùng thuật ngữ “Cách mạng” dé mô tả sự thay đổi cơ bản và nhanh chóng đối với loài người, chuyền loài người từ một trạng thái này sang trang thái khác Và CMCN 4.0 là sự thay đổi căn bản tiếp theo của lịch sử loài người đang diễn ra và không giống bat cứ sự thay đổi nào trước đó.

1 Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường Dai học Luật Hà Nội/ Email: tovuhoalan7273@gmail.com

? Khoa Pháp luật Hành Chính nà nước - Trường Đại học Luật Hà Nội

3 Mark Skilton, Felix Hovseplan (2017), The 4th Industrial Revolution: Responding to the impact of artificial

inteligence and cognition, Springer, trang 9.

4 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 5.

1

Trang 5

Thực tế, Klaus Schwab không phải là người đầu tiên nói về sự thay đổi căn bản đang diễn ra đối với loài người Trước đó, năm 2011, Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức

đã khởi động Chương trình Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 (14.0)) Đây là chương trình

mang tầm cỡ chiến lược quốc gia nhằm mục dich tận dụng công nghệ số dé tăng cường mức độ số hóa, tăng cường sự kết nối phức hợp giữa sản phâm, chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh, qua đó duy trì sự lãnh dao của CHLB Đức trong sự phát triển công nghệ Trong Chương trình đầy tham vọng này, số hóa đóng vai trò cốt lõi Năm 2003, Robert Olson và David Rejeski trong một công trình đề cập chủ yếu đề tài bảo vệ môi trường với công nghệ đã đề cập viễn cảnh một cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo sẽ xảy ra mà trong đó các nên tảng cho cuộc cách mạng này là công nghệ sinh học, công nghệ nano và các hệ thống thông tin.”

Không sử dụng thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp” hay “Cách mạng công nghiệp

lần thức Tư”, Thomas Siebel, một học giả nôi tiếng người Hoa Kỳ, lại mô tả sự thay đôi đang diễn ra dưới hình thức một cuộc chuyên đổi số với quy mô toàn cầu Trong cuốn sách Chuyển đổi số: Song sót va birt phá, Bell cho rằng loài người đang tiễn tới một điểm thay đổi nhảy vọt, mà ông gọi là điểm bùng phát, nơi mà các công nghệ số như điện toán đám mây (cloud computing), dit liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tao (AI) và Internet kết nối vạn vật (IoT) sẽ kích hoạt mọi sự thay đổi Ong ví cuộc chuyền đổi này như sự thay đổi đột biến toàn bộ môi trường mà nếu người nào không thích nghi hoặc không bắt kịp được sẽ bị loại bỏ Sự chuyền đôi số này (digital transformation) đang diễn ra và có nhiều điều chưa dự đoán được, song chắc chắn quy mô thay đôi đang và sẽ rất ấn tượng, có thé ảnh hưởng tới sự tồn vong của một số dòng sản phẩm, một số nhóm doanh nghiệp hoặc thậm chí toàn bộ ngành công nghiệp Quan điểm của Siebel là sự phát triển quan điểm của Daniel Bell, một trong những học giả nỗi tiếng nhất Thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.” Từ năm

1976, Bell đã tiên đoán giai đoạn tới loài người sẽ bước vào “Xã hội hậu công nghiệp”,

xã hội được định nghĩa bởi chất lượng sống và các dịch vụ, tiện nghi sức khỏe, giáo dục,

giải trí và nghệ thuật có sẵn cho tat cả mọi người.Š Nguồn lực quan trọng nhất và đem lại sức mạng tài chính, tiền tệ, quyền lực lớn nhất trong Xã hội hậu công nghiệp là dữ liệu.

° Xem Uy ban Châu Âu Germany: Industry 4.0,

5 Xem Robert Olson và David Rejeski (2004), Environmentalism and the technology of tomorrow: Shaping the next

industrial revolution, NXB Island.

7 Thomas Siebel (2020), Chuyén đổi số - sống sót va birt phá trong kỷ nguyên sụp đổ hàng loạt (DigitalTransformation — Survive and thrive in an era of mas-distinction), Pham An Tuan dich, NXB Tổng hợp thành phốHồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 17-24.

8 Daniel Bell (1976), The coming of post-industrial society: A Venture in social forecasting (Xã hội hậu công nghiệp

đang tới: Dự báo phát triển xã hội), NXB Basic Books, trang 127.

° Thomas Siebel (2020), Chuyển đối số - sống sót và birt phá trong kỷ nguyên sụp đồ hàng loạt (DigitalTransformation — Survive and thrive in an era of mas-distinction), Phạm An Tuan dịch, NXB Tổng hợp thành phốHồ Chi Minh, Thành phó Hồ Chí Minh, trang 22.

Trang 6

Có những học giả đồng ý với Schwab rằng nhân loại đang ở ngưỡng cửa một cuộc thay đổi tầm cỡ cách mạng công nghiệp song lại không đồng ý về cách đặt thứ tự của cuộc cách mạng công nghiệp đó Jeremy Rifkin nhắn mạnh tiêu chí sử dụng năng lượng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này song cho rằng lúc này vẫn chỉ đang trong một giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với ba trụ cột là viễn thông (communication), năng lượng (energy) và hậu cần/vận tải (Jogistics/transportation).!°

Schwab, Olson, Bell, Siebel đều đã nhận thấy có một sự thay đổi lớn lao đang đến với loài người và đặt tên cho sự thay đổi đó từ góc nhìn của minh Goi đó là Cuộc cách mang công nghiệp lần thứ Tu, Schwab muốn nhân mạnh rằng những gi đang xảy ra mang dáng dấp một cuộc cách mạng, tức là một sự thay đôi vô cùng lớn, căn bản và nhanh chóng, đối với loài người xuất phát từ sự phát triển đột phá trong kỹ thuật, công nghé.!! Đây chắc chắn không phải là sự phát triển tuần tự từ những gì đã có trước đó Từ trước tới nay những cuộc cách mạng mang quy mô nhân loại không có nhiều Cuộc cách mạng nông nghiệp diễn ra cách đây 11.000 năm được thúc đây bởi kỹ thuật nuôi cấy, ươm trồng đã đem nông nghiệp đến với con người, đưa con người từ thời kỳ hái lượm, săn bắt, ở

trong hang đá tới thời kỳ định canh, định cư, ở trong nhà, nuôi gia súc và canh tác nông

nghiệp Tiếp đó là các cuộc cách mạng công nghiệp bat đầu từ Thế ky 18 với sự xuất hiện của những khám phá khoa học dẫn tới sự ra đời của những thành tựu đột phá về kỹ thuật, công nghệ, đưa con người đến với những sự phát triển nhảy vọt và thành tựu văn minh mới, mà cuộc cách mạng công nghiệp lần này là cách mạng công nghiệp lần thứ tư Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra đều bắt nguồn từ những sáng chế công nghệ đột phá trong từng thời kỳ, chính những công nghệ đột phá dẫn tới sự phát triển vượt bậc của kinh tế, từ sự phát triển vượt bậc về kinh tế lan toả ra những thay đổi căn bản khác trong đời song xã hội Những quốc gia xuất phát điểm hoặc là tâm điểm của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều nhờ thành quả của cách mạng công nghiệp mà trở thành bá chủ thế giới Những quốc gia hoà mình một cách thành công vào mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều trở thành những quốc gia phát triển.

1.2 Cách mang công nghiệp 4.0 trong lịch sw các cuộc cách mang côngnghiệp của con người

!° Xem Jeremy Rifkin (2011), The third industrial revolution — how lateral power is transforming energy, the

economy, and the world, Palgrave Macmillan.

!! Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 11.

3

Trang 7

through theintro- | through theintro- | through the use of | through the use ofduction of mechan- | duction of a division| electronic and IT cyber-physicalical production of labor and mass systems that systems

facilities with the production further automate _help of water and with the help of production =e ` 1 ae

steam power electrical energy

& `.”

TY :

mỹos! : : \ First programmableFirst assembly line logic controller

Cincinnati slaughter (PLC), Modicon 084,

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất kéo dài từ giữa Thế kỷ 18 tới nửa đầu Thế ky 19 khởi nguồn từ ngành dét của Anh Quốc Các sáng chế lúc bấy giờ như con suốt

bay (flying shuttle, năm 1733), máy xe đa sợi (spinning jenny, năm 1765), máy dệt chạy

bằng sức nước (water frame, năm 1796), máy dét tự động (power loom, năm 1785), máy tach sợi bông (cotton gin, năm 1793) đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất truyền thống, hình thành hệ thống nhà máy và ngành công nghiệp sản xuất sợi và dét vải của Anh Quốc, đưa Anh Quốc thành trung tâm sản xuất vải của thế giới Năm 1769, James Watt sáng chế ra động cơ hơi nước và sáng chế này lập tức được áp dung dé chạy tat cả các máy móc lúc bấy giờ, hình thành nên các ngành công nghiệp, chính thức đánh dấu giai đoạn máy móc dan thay thé sức lao động của con người Tiếp đến, ngành công nghiệp luyện sắt cũng có những phát triển vào năm 1783 hình thành quy trình luyện sắt cho phép sản xuất sắt nguyên liệu để làm ra máy móc Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay đôi hoàn toàn thé giới, hệ thống nhà máy được hình thành kéo theo sự hình thành các thị tran và đời sống đô thị Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn hình thành các giai cấp trong xã hội Châu Âu dan trở thành bá chủ thế giới với Vương quốc Anh giữ vai trò

!2 https://www.insurancethoughtleadership.com/insurance-and-fourth-industrial-revolution/ (tuy cập ngày

First Second Third Fourth Degree of Industrial Industrial Industrial Industrial complexity Revolution Revolution Revolution Revolution è

Time

Trang 8

lãnh đạo.!°

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa Thế kỷ 19 đến nửa đầu Thế kỷ 20 Công nghệ nổi bật của thời kỳ này là động cơ đốt trong được sáng chế vào năm 1885 hình thành ngành sản xuất động cơ và ngành công nghiệp ô tô Trước đó, năm 1856, Henry Bessemer sáng tạo ra quy trình luyện thép giúp sản xuất thép với tốc độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn (Quy trình Bessemer) Sau đó, điện và động cơ chạy điện được sáng tao ra cung cấp nguồn năng lượng mới dé vận hành máy móc Quan trọng hơn cả trong thời kỳ này là công nghệ tổ chức sản xuất đã tiễn bộ vượt bậc với quy trình sản xuất hàng loạt (mass production), tiêu chuẩn hoá Hình ảnh đầu tiên minh họa cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại chính là dây chuyền giết mé lợn ở Cincinnati, Hoa Ky (1870).'* Sau đó, các day chuyén lắp ráp chuyên môn hoá với linh kiện tiêu chuẩn trở thành hình ảnh tiêu biểu của CMCN lần thứ 2, làm cho hàng hoa được sản xuất ra nhanh hơn, nhiều hơn, rẻ hơn và có thê thay thế phụ tùng linh hoạt hơn 'Š

Minh họa: Nhà giết m6 gia súc Cincinnati (1870)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Ba bắt đầu từ khoảng năm 1960 với sự ra đời

của bộ vi xử lý dựa trên mạch tích hợp (microprocessor) hay còn được gọi là “chip” Với

công nghệ này, năng lực xử lý của các máy tính đạt được bước nhảy vọt với giá thành rẻ, trên cơ sở đó đến năm 1980 máy tính cá nhân được sản xuất hàng loạt và có khả năng xử

ly dir liệu cao Từ năm 1970 trở đi, các gã không lồ công nghệ là Microsoft và Apple phát triển các hệ điều hành máy tính Năm 1991 mạng kết nối, chia sẻ dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh được mã hóa giữa các máy tính cá nhân được biết đến với tên gọi

'3 Schapiro J Salwyn (1918), Modern and Contemporary European History Hardcover, Boston: Houghton, Mifflin

Company, trang 25-31; Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos,trang 89-96.; Joshua Freeman (2018), Behemoth: The Making of the Factory and the Modern World, NXB độc lậpcua Norton & Company, New York, trang 10.

!4 https:/Avww.thedualarity.com/industrial-revolution-4-0-2/ (truy cập 19/9/2022)

'S Stanley Jevons (1931), “The second industrial revolution”, The Economic Journal, Vol 41, No 161 (Mar., 1931),

pp 1-18; Bradford Smith (2001-2002), “The third industrial revolution: Policymaking for the internet”, 3 Colum Sci.& Tech L Rev., p 1; Mark Skilton, Felix Hovseplan (2017), The 4th Industrial Revolution: Responding to the impactof artificial inteligence and cognition, Springer, trang 6.

5

Trang 9

Mạng kết nối toàn thé giới (World Wide Web — WWW) được sử dụng rộng rãi WWW đã thay đổi căn bản Internet Tat cả mọi người kết nói với nhau dé chia sẻ thông tin tạo ra kho dữ liệu không 16 và từ đó chính thức hình thành kỷ nguyên thông tin.'° Với Cách mạng công nghiệp lần thứ Ba, không chỉ lĩnh vực công nghệ thông tin và các gã không lồ công nghệ dẫn dắt sự phát triển kinh tế thế giới mà con người kết nối với nhau ở mức độ

chưa từng có.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã bắt đầu từ đầu Thế kỷ 21 Trung tâm

của cuộc cách mạng này là Chuyên đổi số với 4 công nghệ chủ đạo là điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tao (artifical intelligence — Al) và

Internet kết nối vạn vat (Internet of things - IoT) Bên cạnh đó CMCN 4.0 cũng được dẫn dắt bởi các công nghệ khác như in 3D, điện toán quantum, công nghệ sinh học, công nghệ

robort nâng cao Tóm lại, công nghệ dẫn tới CMCN 4.0 là công nghệ có xu hướng tích

hợp cả thế giới vat lý, thế giới số và thé giới sinh học.!” CMCN 4.0 mới chi ở giai đoạn ban đầu Mặc dù rất nhiều thành tựu của nó đã làm cho con người kinh ngạc như công nghệ xe tự lái, các phần mềm chạy băng AI trên Internet song con người vẫn chưa thê hình dung một cách đầy đủ quy mô và tác động của nó tới loài người Schwab thì cho rằng cuộc cách mạng lần này sẽ chưa từng có tiền lệ trong trải nghiệm của con người, rằng CMCN 4.0 sẽ dẫn tới sự chuyên dịch vô cùng lớn về kinh tế, kinh doanh, xã hội và cả từng cá nhân, CMCN 4.0 sẽ không chi đem lại những sản pham mới, ngành kinh doanh mới, không chi thay đổi cách mà con người làm việc mà nó sẽ còn thay đổi chính bản thân con người 'Š Siebel thì ví von rang cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tương tự như sự kiện thay đổi môi trường tự nhiên dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên trên thế giới — sự kiện Thảm họa Ôxi (Great Oxidation) diễn ra cách đây 2,5 ty năm mà chủ thé nào không kịp thích ứng sẽ bị đào thải.”

Tóm lại, CMCN lần thứ Tư là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo và đang ở giai đoạn bắt đầu trong lịch sử loài người, nó được dẫn dắt bởi các công nghệ mới thuộc cả lĩnh vực số, vật lý và sinh học, trong đó trung tâm là các công nghệ chuyền đổi số, qua đó hứa hẹn đem lại những tác động vô cùng to lớn và toàn diện đối với cách thức con

người làm việc, kinh doanh, sinh sông.

'6 Bradford Smith (2001-2002), “The third industrial revolution: Policymaking for the internet”, 3 Colum Sci &

Tech L Rev., p 1, trang 4-6; Mark Skilton, Felix Hovseplan (2017), The 4th Industrial Revolution: Responding tothe impact of artificial inteligence and cognition, Springer, trang 6

'7 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos; Mark Skilton, Felix

Hovseplan (2017), The 4th Industrial Revolution: Responding to the impact of artificial inteligence and cognition,Springer, trang 6;

'8 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 5.

!9 Thomas Siebel (2020), Chuyển đối số - sống sót va bứt phá trong kỷ nguyên sụp đồ hàng loạt (DigitalTransformation — Survive and thrive in an era of mas-distinction), Phạm An Tuan dịch, NXB Tổng hợp thành phốHồ Chi Minh, Thanh phó Hồ Chí Minh, trang 60.

Trang 10

2 Những tác động dự kiến của Cách mang công nghiệp 4.0 đối với con người Với những gi đang diễn ra, cho dù mới chỉ ở giai đoạn đầu song các nhà khoa học dự báo CMCN 4.0 có tác động hết sức mạnh mẽ đến mọi mặt và lĩnh vực đời sống của loài người Dưới đây chỉ đề cập sự tác động trên một số lĩnh vực chính cần được quan tâm

dưới góc độ pháp luật.

2.1 Tác động về kinh té và doanh nghiệp

Tác động về kinh tế là tác động rõ rệt nhất của CMCN 4.0 và chủ yếu là tác động tích cực Các nhà kinh tế học đều nhận định các công nghệ của CMCN 4.0 sẽ định nghĩa lại nhiều ngành nghé, lĩnh vực trong nền kinh tế và giúp tăng trưởng kinh tế một cách vượt bậc cả ở tầm toàn cầu và quốc gia Đến năm 2030, chỉ với việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đã có thê đem lại mức tăng trưởng 14% cho tông GDP toàn cầu so với năm 2018

(tương đương khoảng 15,7 ty USD) Một số nền kinh tế hiện chú trọng nghiên cứu ứng dụng Trí tuệ nhân tạo cũng được ước đạt mức tăng trưởng vượt bậc, ví dụ GDP của Trung

quốc có thê tăng 26% vào năm 2030 (tương đương 7 nghìn tỷ USD) trong khi đó khu vực Bắc Mỹ có thể tăng trưởng 14,5% (tương đương 3,7 tỷ USD) Các quốc gia phát triển ở châu Á cũng có thê đạt mức tăng trưởng GDP 10,4% (tương đương 0,9 nghìn tỷ USD) và phan còn lại của thé giới có thé tăng trưởng thêm 1,2 nghìn ty USD nhờ vào AL”

Ở góc độ kinh doanh, CMCN 4.0 đã và dang làm thay đôi căn bản các ngành, lĩnh vực kinh doanh, sinh ra những ngành nghề kinh doanh mới và hình thức kinh doanh mới chưa từng có tiền lệ Các công nghệ dan đắt CMCN 4.0 thậm chí còn có thé làm thay đổi căn bản nhu cầu đối với hàng hoá ví dụ về sự đòi hỏi tính minh bạch, yêu cầu tăng cường kết nỗi đối với sản phẩm, các nhu cau đối với sản phâm, dịch vụ mới do môi trường mang mang lai Schwab chỉ ra bốn yếu tố tác động lớn đối với các doanh nghiệp, gồm nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, các sản phâm đòi hỏi hàm lượng đữ liệu cao hơn, các hình thức hợp tác mới trong chuỗi giá trị có sự thay đôi, mô hình vận hành cũng có thê thay đổi do ứng dụng nhiều hơn các mô hình quản lý điện tử mới Chỉ mới ở giai đoạn đầu của CMCN 4.0 song đã xuất hiện những doanh nghiệp chưa từng có trước đó, ví dụ công ty taxi lớn nhất thế giới nhưng lại không sở hữu xe taxi (Grab), công ty truyền thông lớn nhất thế giới nhưng không sản xuất tin tức (Facebook) ?!

Tóm lại, CMCN 4.0 sẽ đem lại tăng trưởng kinh tế cả ở tầm toàn cầu, quốc gia và doanh nghiệp Như Schwab nhắn mạnh, “dé có được lợi thé cạnh tranh, ca công ty và quốc gia đều phải ở tuyến đầu của sáng chế, phát minh, điều đó có nghĩa là chiến lược mà chỉ dựa vào việc cắt giảm chi phí chắc chắn sẽ kém hiệu quả hơn so với chiến lược dựa 20 Florin Bonciu (2019), “Ipact of the 4th Industrial Revolution on the world order”, Romanian Journal ofEuropean

Affairs Vol 19, No 2, trang 51 — 62, trang 55.

?! Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 53, 54.

7

Trang 11

vào việc tao ra sản phẩm, dich vụ mang tính sáng tạo.””? Trong thời kỳ tới, qua thật quốc gia nào thực sự dẫn đầu hoặc “lướt cùng” sự tiễn triển của các làn sóng công nghệ chủ đạo của CMCN 4.0 thì mới có thé phát triển một cách bền vững.

2.2 Tác động về mặt xã hội và cộng dong

Đây là khía cạnh khó có thê dự đoán đầy đủ bởi vào thời điểm hiện tại CMCN 4.0 mới đang ở giai đoạn đầu tiên và sẽ tiếp tục diễn ra với những xu hướng khó lường trước,

tác động tích cực và tiêu cực đan xen Với những công nghệ lõi làm nên cuộc cách mạng,

các nhà khoa học có thé dự báo một số tác động ban đầu hết sức cơ bản của CMCN 4.0 đối với các môi quan hệ xã hội của con người.

Tứ nhất, CMCN 4.0 đem lại tăng trưởng GDP lớn cho thế giới và các nền kinh tế song rất có khả năng dao sâu hồ ngăn cách bat bình dang thu nhập Những công nghệ lõi mới yêu cầu hàm lượng kiến thức công nghệ chuyên sâu rất cao, đặc biệt trong lĩnh vực khoa hoc máy tính, khoa học dữ liệu và các lĩnh vực chuyên môn sâu khác về vật lý, sinh học, điện tử Những người thành công sẽ là những người nam vững kiến thức, kỹ năng chuyên sâu qua đó tham gia chủ động nhất vào môi trường mới với những ý tưởng, mô hình và sản phẩm mới Thường nhóm này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong xã hội môi trường mạng của kỷ nguyên chuyền đổi số cho phép họ có được những nguén thu nhập rất lớn không phụ thuộc vào ranh giới địa lý quốc gia và không cần đầu tư nhiều công sức về mặt vật chất Tương tự, robots ngày càng thông minh hơn, dây chuyền sản xuất vận hành với sự hỗ trợ của các thuật toán thông minh sẽ ngày càng thay thế nhân công lao động, thậm chí cả những lao động trước nay vẫn đòi hỏi mức độ chất xám nhất định cũng có thé bị thay thé bởi AI Hệ quả là những người có kỹ năng lao động thấp, chủ yếu dựa vào sức vóc hay kỹ năng đơn giản dé bị mat thu nhập và trở nên nghèo thêm Thế giới hiện tại đã rất bất bình đăng về thu nhập với 1% người giàu nhất năm giữ hơn 50% tổng tài sản toàn thế giới trong khi đó hơn một nửa dân số nghèo nhất của thế giới chỉ nắm giữ 1% tông tài sản toàn cầu Trong xu thế đó, ngay cả tầng lớp trung lưu như hiện nay cũng khó duy trì được mức sông trung lưu trong tương lai cho du thu nhập có thé vẫn không thay đôi Sự bất bình đăng gia tăng có thé sẽ dẫn tới những xu hướng xã hội không tích cực mà các quốc gia cần giải quyết.”

Thứ hai, Schwab chi ra rang được sự hỗ trợ của các công nghệ SỐ trong xã hội của CMCN 4.0, truyền thông điện tử sẽ phát triển thêm một bậc với nhiều hình thức tiếp cận đa dạng hơn nữa Con người sẽ được kết nối với nhau một cách chặt chẽ hơn nữa trong

môi trường ảo Thông tin đên với họ sẽ vô cùng nhiêu, đa dạng và khó kiêm chứng Con

22 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 36.3 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 87, 88.

Trang 12

người cũng dễ tìm đến với nhau đề hình thành những cộng đồng ảo trên môi trường ảo, ở đó họ tương tác mật thiết với nhau hơn bắt kê văn hoá, điều kiện kinh tế, chính trị, tôn giáo mà không cần tiếp xúc vật lý Trong môi trường đó, với sự hỗ trợ của công nghệ số, con người dé thé hiện mình hơn, dé gây ảnh hưởng với người khác hơn và dé bị ảnh hưởng bởi người khác hơn Điều này có tác động hai mặt Một mặt, con người có cơ hội lớn hơn dé thê hiện quan điểm của mình, kết nối với những người có sự tương đồng, hình thành các nhóm cộng đồng có cùng mối quan tâm Mặt khác, con người cũng dễ bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi những nguồn thông tin tiêu cực, thậm chí thông tin nguy tao, dé bi lừa gạt, dẫn dắt bởi những ý đồ xấu gây hại cho cộng đồng và cho bản thân.

2.3 Tác động đến con người

Tác động sâu sắc nhất, đáng kinh ngạc nhất và cũng khó lường nhất của CMCN 4.0 có lẽ là tác động đến con người Như Schwab đã nhắn mạnh, CMCN 4.0 sẽ thay đôi chính bản thân con người, tác động đến những yếu tô định nghĩa con người với tư cách cá nhân Tác động của CMCN 4.0 tới con người có thé sâu sắc đến nỗi vào thời điểm hiện tại khó có thể đánh giá những tác động đó là tiêu cực hay tích cực.

Thứ nhất, khi con người kết nối với nhau nhiều hơn và dành nhiều thời gian online

hơn trong kỷ nguyên CMCN 4.0, mỗi hoạt động tương tác trên môi trường mạng của con

người đều được ghi lại đưới dạng dit liệu Dữ liệu lớn (Big data) — một trong những công nghệ lõi của chuyên đôi số và CMCN 4.0 — được hình thành trên cơ sở thu thập tat ca các dữ liệu liên quan tới con người Điều đó có nghĩa là tất cả các thông tin về một con người, từ sở thích, thói quen giải trí, thói quen ăn uống, đọc, nghe, lịch trình đều có thể bị lộ và bị khai thác Con người dễ bị bộc lộ hơn và dễ bị tổn thương hơn trước.

Tht hai, các công nghệ số của CMCN 4.0 sẽ làm cho con người dành nhiều thời gian hơn nữa trên môi trường ảo kết nối toàn cầu Ngày nay môi trường ảo đã trở thành môi trường không thé thiếu với con người Rất nhiều người không thé sinh hoạt bình thường hang ngày nếu không được kết nối, đặc biệt là thế hệ trẻ Ngay cả người trưởng thành, thậm chí người lớn tuổi hiện nay cũng dành nhiều thời gian trên mạng với những Facebook, Tweeter, Youtube Môi trường sống nói chung của con người, như vậy, đã có sự thay đổi cơ bản Môi trường ảo đã trở thành một phần môi trường sống của con người Khi mức độ kết nỗi càng thường xuyên, hoạt động ngày càng nhiều thì con người sẽ có những “tài sản” của mình trên môi trường ảo Những tài sản đó có thê trở thành một phần danh tính của con người cần được bảo vệ Bên cạnh đó, kết nối ảo và tiếp xúc càng nhiều có thé sẽ làm cho mức độ thấu cảm của con người thay đổi Theo một nghiên cứu

thực hiện năm 2010 tại Hoa Kỳ mà Schwab viện dẫn trong nghiên cứu của mình, mức độ

thấu cảm trong sinh viên đại học của Hoa Kỳ thấp hơn 40% so với cùng lứa tuôi vào

Trang 13

khoảng 20 — 30 năm trước đó.”

Tứ ba, công nghệ AI hiện mới đang ở giai đoạn ban dau, song tới một giai đoạn nào đó nó có thê phát triển tới mức tự nhận thức và tương tác với trí tuệ của con người, thậm chí hoà nhập với trí tuệ của con người Khi đó sẽ phát sinh van dé xác định thé nào là con người, quyết định nào là quyết định mà con người phải chịu trách nhiệm và nếu con người hành động theo quyết định của AI thì trách nhiệm được xác định đến đâu Mặc dù nghe như thé trong một bộ phim viễn tưởng nhưng một nghiên cứu của Bonciu năm 2019 đã chỉ ra răng một số dự án của các công ty tư nhân thực hiện trong thời gian gần đây đã có thé tạo ra đột phá trong tương tác giữa con người và máy tính.”

Thứ tw, sự phát triển của công nghệ sinh học và sự kết hop (fusion) của nó với các công nghệ trong lĩnh vực vật ly và công nghệ số có thé đến một lúc nào đó cho phép con người có thé làm được những việc mà từ trước đến nay chỉ thuộc về Tạo hoá Với sự trợ giúp của công nghệ số và công nghệ sinh học, con người có thể can thiệp, chỉnh sửa gen và qua đó có thé tạo ra những “em bé theo ý muốn” (designer babies) với bộ gen chỉnh sửa được cho là tốt hơn Những em bé đó lớn lên có thể có những phẩm chất về sức khoẻ, trí tuệ tốt, sống lâu hơn so với người bình thường Điều này cũng có nghĩa là con người can thiệp vào tự nhiên, làm thay công việc của Tạo hoa Công nghệ in 3D với sự kết hợp của công nghệ số, công nghệ sinh học và công nghệ trong lĩnh vực vật lý có thê sản xuất những bộ phận sinh học tương tự dé thay thé các bộ phận cơ thể người khi các bộ phận bị lỗi và thiết kế phù hợp với từng thé trạng Những thành tựu lạnh người này của thời kỳ CMCN 4.0 có thé gây ra những tranh cãi lớn từ nhiều khía cạnh Những câu hỏi căn bản về đạo đức, tôn giáo có nguy cơ phải trả lời lại như con người là gì? ai tạo ra con người? con người có quyền can thiệp vào tự nhiên như vậy không? 5 Tat cả những điều này tưởng chừng xa vời nhưng đã bắt đầu xảy ra hoặc hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gan Năm 2015, công nghệ chỉnh sửa gen được biết đến với tên viết tắt CRISPR đã được sáng chế ra Công nghệ này được xem là khá hữu hiệu, rẻ và đễ dàng triển khai Tháng 11/2018, một nhóm nhà khoa hoc Trung Quốc đã sử dụng CRISPR dé chỉnh sửa gen của tế bào trứng trong phòng thí nghiệm sau đó cấy trở lại người mẹ và sau đó được cho là đã

tạo ra “em bé theo ý muôn” dau tiên trong lịch sử./.”/

24 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 95.

25 Ví du Tesla công bố vào tháng 7/2019 sẽ đầu tư vào dự án Neuralink chuyên nghiên cứu dé tạo ra sự tương tác

giữa bộ não người và máy và đã đạt được những thành công nhất định Cũng trong tháng 7/2019, Facebook trình bàykết quả nghiên cứu giao diện vận hành máy tính bang não người Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu về in 3D đôivới các bộ phận cơ thé người (Xem Florin Bonciu (2019), “Ipact of the 4th Industrial Revolution on the world order”,Romanian Journal of European Affairs Vol 19, No 2, trang 51 — 62, trang 53).

6 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World Economic Forum, Davos, trang 93, 94.

27 Antonio Regalado, MIT Technology Review,

https://www.technologyreview.com/2018/11/25/138962/exclusive-chinese-scientists-are-creating-crispr-babies/, truy cap ngay 27/2/2020.

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Mark Skilton, Felix Hovseplan (2017), The 4th Industrial Revolution:Responding to the impact of artificial inteligence and cognition, Springer.

2 Claus Schwab (2016), The fourth industrial revolution, World EconomicForum, Davos, trang 5.

3 Robert Olson va David Rejeski (2004), Environmentalism and thetechnology of tomorrow: Shaping the next industrial revolution, NXB Island.

4 Thomas Siebel (2020), Chuyên đồi số - sống sot va bứt pha trong kỷ nguyên sụp đồ hàng loạt (Digital Transformation — Survive and thrive in an era of mas-distinction), Phạm An Tuan dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phó Hồ

Chí Minh, trang 17-24.

5 Daniel Bell (1976), The coming of post-industrial society: A Venture in

social forecasting (Xã hội hậu công nghiệp đang tới: Dự báo phát triển xã hội), NXB Basic

Books, trang 127.

6 Jeremy Rifkin (2011), The third industrial revolution — how lateral power istransforming energy, the economy, and the world, Palgrave Macmillan.

7 Schapiro J Salwyn (1918), Modern and Contemporary European History

Hardcover, Boston: Houghton, Mifflin Company

8 Joshua Freeman (2018), Behemoth: The Making of the Factory and theModern World, NXB độc lap của Norton & Company, New York, trang 10.

9 Stanley Jevons (1931), “The second industrial revolution”, The EconomicJournal, Vol 41, No 161 (Mar., 1931).

10 Florin Bonciu (2019), “Ipact of the 4th Industrial Revolution on the worldorder”, Romanian Journal of European Affairs Vol 19, No 2, trang 51 — 62.

lãi

Trang 15

XÁC ĐỊNH THAM QUYÈN GIẢI QUYET VỤ VIỆC DAN SUCO YEU TO

NƯỚC NGOÀI CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG BÓI CẢNH CUỘC CÁCH

MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀN THỨ 4

1S Nguyễn Thái Mai Tom tắt: Bài viết phân tích, bình luận một số quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xác định thẩm quyên xét xử dân sự của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu t6 nước ngoài Từ đó nêu một số thách thức trong việc xác định thẩm quyên của Tòa án Việt Nam trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lan thứ 4 và kiến nghị

hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Từ khóa: Tham quyên xét xử của Tòa án, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài,

cách mạng công nghiệp 4.0.

Đặt vấn đề

Trong bối cảnh chuyên đôi số được diễn ra ở khắp mọi nơi trên thé giới, va được gan với nhiều tên gọi khác nhau như "cuộc cách mang công nghiệp lần thứ 4"? hay "kỷ nguyên 4.0" với đặc trưng là sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ (chủ yếu là

công nghệ thông tin) vào mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, làm thay đôi căn bản và

toàn diện cách con người sống, làm việc, liên hệ với nhau Không nằm ngoài xu hướng này, các quan hệ dân sự, thương mại phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, và phức tạp Từ đó đã làm phát sinh nhiều tranh chấp dân sự thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan tới việc xác định thâm quyền của Tòa án thuộc các quốc gia khác nhau.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) của Việt Nam ra đời là sự hội tụ một cách đầy đủ và toàn diện nhất các quy định về xác định thâm quyền của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Các quy định này thể hiện sự phát triển của pháp luật t6 tụng dân sự Việt Nam phù hợp với xu thé phát triển chung của thế giới Bên cạnh những điểm mới ưu việt, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, pháp luật Việt Nam còn thiếu các quy định mang tính

đặc thù trong việc xác định thâm quyên của Tòa án Việt Nam đôi với các vụ việc dân sự

1 Khoa Pháp luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Email: mai.luatquocte@gmail.com

? “Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất là giai đoạn từ cuối thé kỷ thứ 18 với sự phát minh ra động cơ hơi nước vàtạo ra sản xuất cơ khí Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của điện lực

và tạo ra sản xuất hàng loạt Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là giai đoạn từ những năm 70 với sự xuất hiện củađiện tử, máy tính, internet và tạo ra sản xuất tự động Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từ thếkỷ 21 với các đột phá và cộng hưởng của các công nghệ sô và tạo ra sản xuất thông minh” Bộ thông tin và tuyêntruyền, (2020), Cam nang chuyên đồi só, trợ 17

Trang 16

có yếu tố nước ngoài phát sinh trong giai đoạn này Cụ thé như thâm quyền theo lãnh thé của Tòa án trên không gian mạng; các dau hiệu xác định thâm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự, thương mại phát sinh trong "môi trường ảo”; sự ra đời và phát triển của Tòa án điện tử Với cách tiếp cận đó, bài viết đưới đây gồm 03 nội

dung chính:

- Khái quát về thâm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yêu tố nước ngoài.

- Những thách thức trong việc xác định thẩm quyên của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trước sự tác động của cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0.

- Một số kiến nghi.

Nội dung

1 Khai quát về tham quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các vu việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài

1.1 Vu việc dân sự có yếu tổ nước ngoài và thẩm quyên xét xử của Tòa án

Vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yêu tô nước ngoài (bao gồm vụ việc dân sự (như

thừa kế, sở hữu, bồi thường thiệt hại ), thương mại, đầu tư, tài chính gọi tắt là vụ việc dân sự có yếu t6 nước ngoài) là đối tượng đặc thù của Tố tụng dân sự quốc tế Theo Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Việt Nam vụ việc dân sự được xem là có yếu tố

nước ngoài khi:

a Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (Ví dụ, tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc.)

b Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đôi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài (Ví dụ, tranh chấp giữa vợ và chồng về tài sản mà việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó ở nước

c Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài (Ví dụ, như tranh chấp trong lĩnh vực thừa kế mà di sản thừa kế đang ở nước ngoài.)

Thâm quyền xét xử dân sự quốc tế là thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (vụ việc dân sự quốc tế) theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Các vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài phát sinh liên quan đến thâm quyền xét xử của nhiều Tòa án của các quốc gia khác nhau dẫn đến hiện tượng xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế Dé giải quyết hiện tượng này trước hết

13

Trang 17

phải căn cứ vào các quy tắc (dau hiệu) xác định thẩm quyền được quy định trong điều ước

quốc tế cũng như được quy định trong pháp luật quốc gia, bao gồm các dấu hiệu cơ bản

như: dấu hiệu quốc tịch của các bên đương sự; dau hiệu nơi thường trú của bị đơn; dấu hiệu nơi hiện diện của bị đơn; dấu hiệu nơi có tài sản đang tranh chấp; dấu hiệu nơi thường

trú của nguyên đơn

Tương tự như vậy, dé xác định thầm quyền xét xử quốc tế của Tòa án Việt Nam trước hết cần căn căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Hiệp định

tương trợ tư pháp với các nước, các Hiệp định chuyên ngành (như Hiệp định khuyến khích

và bảo hộ dau tư) Đối với pháp luật Việt Nam, Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 là sự hội tụ một cách đầy đủ và toàn diện nhất các quy định về xác định thâm quyền của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yêu tổ nước ngoài Ngoài ra việc xác định thâm quyên xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam còn căn cứ vào các các

luật chuyên ngành như Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Luật thương mại năm 2005

Việc xác định rõ ràng thâm quyền của Tòa án Việt Nam trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tránh được sự chồng chéo về thâm quyền, bảo vệ kịp thời quyên và lợi ich

chính đáng của các bên đương sự.Ngoài ra còn giúp cho việc công nhận thi hành bản án,

quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam cũng như bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam được công nhận và thi hành ở nước ngoài được dé dàng và nhanh chóng Tham quyên của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được chia thành thâm quyên chung và thâm quyên riêng Cụ thể như sau:

12 Tham quyền chung của Toa an

Theo quy định của Điều 469, thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ, việc dân sự có yếu tố nước ngoài được mở rộng đối với các vụ việc mà bị đơn có tài sản trên lãnh thé Việt Nam,’ các vụ việc xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam SOng nếu có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tô chức, cá nhân Việt Nam hoặc có

trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam."

Dấu hiệu xác định thâm quyền chung của Tòa án Việt Nam có thể chia thành 2 nhóm: các dấu hiệu của quốc tịch (quốc tịch của nguyên đơn, quốc tịch của bị đơn), và dau hiệu lãnh thé (dau hiệu nơi cư trú, dấu hiệu nơi thực hiện hành vi, dấu hiệu nơi đặt trụ sở, hoặc dấu hiệu nơi có tài sản).

Ngoài ra, thâm quyền của Tòa án còn được xác định theo sự lựa chọn của các bên (được quy định trong các điều ước mà Việt Nam là thành viên như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại ) Tại Khoản điều 472 Bộ luật Tố tụng

a Diém c, khoan 1, Điều 469, BLTTDS năm 2015.

* Điêm e, khoản 1, Điều 469, BLTTDS năm 2015.

Trang 18

dân sự năm 2015 quy định: các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yêu tổ nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoai giải quyết vụ việc đó Bên cạnh

đó pháp luật cũng quy định rõ " án dán sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt

Nam dé giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam."" Quy định này phù hợp với xu thé chung của các quốc gia trên thé giới" cũng như quy định của ĐUQT trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yêu tô nước ngoài.”

1.3 Thẩm quyển riêng của Tòa án

Thâm quyền riêng của Tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 470, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bao gồm dấu hiệu dé xác định thâm quyền riêng của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự (quyền đối với bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, vụ án ly hôn các bên thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, vụ án dân sự mà các bên lựa chọn Tòa án Việt Nam ), và việc dân sự (xác định một sự kiện pháp lý trên lãnh thổ Việt Nam,

tuyên bố công dân Việt Nam hoặc nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự, mat năng lực hành vi dân sự ) Các vụ việc thuộc thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam, nếu Tòa án nước ngoài giải quyết, bản án, quyết định dân sự của Tòa án

nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Các hiệp định tương

trợ tư pháp cũng quy định cũng quy định rõ nếu vụ việc thuộc thâm quyền riêng biệt của tòa án nước nào thì các bên còn lại sẽ không giải quyết các vụ việc day nữa Ví dụ, Điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam — Trung Quốc quy định “các guy định về thẩm quyên của tòa án không được xâm hại đến thẩm quyên xét xử riêng biệt được pháp luật của mỗi bên ký kết quy định Hai bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao các quy định liên quan đến thẩm quyên xét xử riêng biệt được pháp luật

của nước mình quy định”.

1.4 Tham quyên của Tòa án các cấp

Theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 BLTTDS 2015 Tòa án cấp Tỉnh có thâm quyên giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu vụ việc cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, đương sự tài và sản ở nước ngoài, còn Tòa án nhân dân cấp Huyện có

thâm quyên xét xử dân sự các vụ có yêu tô nước ngoài nêu vụ việc đó không cân phải thực

> Điểm c khoản | Điều 470, BLTTDS năm 2015

6 Pháp luật của Công Hòa Pháp cho phép " Nguyên don có quyền lựa chien Tòa án cụ thé dé giải quyết vụ kiện, với

điều kiện sự lựa chọn đó phải tạo thuận lợi cho việc giải quyết vụ việc." Jean Derruppé ,(2005), Tư pháp quốc tế(sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, trợ 177

7 Điều 3 Công ước La Hay 200S về thỏa thuận lựa chọn Tòa án quy định : “Thỏa thuận lựa chọn tòa án là một thỏathuận do hai hay nhiều bên kí kết và chỉ định tòa án của một nước kí kết hoặc một hay một số tòa án cụ thé của mộtnước kí kết và loại trừ tất cả các tòa án khác, dé giải quyết các tranh chấp đã phát sinh liên quan đến một quan hệ

pháp luật cụ thê"

15

Trang 19

hiện ủy thác tư pháp, đương sự và tài sản ở Việt Nam.Š Tuy nhiên, đối với các vụ việc hôn nhân gia đình liên quan đến công dân Việt Nam và công dân nước ngoài khu vực biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giéng thì thâm quyên sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp Huyện, ví dụ như giải quyết ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Trung Quốc mà hai bên đang cư trú ở khu vực biên giới Tại Điều 123 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyên và nghĩa vụ của vợ chong, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giéng cùng cư trú ở khu vực biên giới với

Việt nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam ”

2 Những thách thức trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2.1 Không gian mạng và thẩm quyén theo lãnh thé của Tòa án

Không gian mạng được hiểu là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ tang công nghệ thông tin, bao gồm Internet, các mạng viễn thông, hệ thông máy tính, hệ thong xử lý và điều khiến thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi

xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” Không gian mang là một trong các

sản phẩm trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã, đang và sẽ mang tới nhiều thay đổi đối với đời sống của con người trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm ca

phương diện pháp lý.

Thâm quyền là một thuật ngữ bắt nguồn từ khái niệm chủ quyền quốc gia, do vậy, nếu chủ quyền có nghĩa là quyền tuyệt đối của một quốc gia trong việc quyết định các van đề đối nội, đối ngoại trong khuôn khổ biên giới của quốc gia mình, thì thâm quyền của tòa án cũng bị giới hạn bởi chính biên giới của quốc gia đó Day chính thâm quyền theo lãnh thổ của tòa án quốc gia.

Khi Internet xuất hiện và Internet chính là công cụ, phương tiện để “mọi người trong không gian thực ở một nên tài phán này giao tiếp với mọi người trong không gian thực ở một nên tài phan khác” (Theo Goldsmith, 1998)!° và van đề đặt ra trong không gian mạng làm thé nào chúng ta có thé biết chắc hoạt động tố tụng của Tòa án là ở trong lãnh thổ quốc gia hay ngoài lãnh thổ quốc gia nhất định? Cụ thê là cần phải hiểu thế nào là lãnh thé quốc gia trong không gian mạng và trong không gian mạng có đặt ra tính lãnh thổ trong xác định thẩm quyền xét xử dân sự của tòa án hay không? Hiện có hai quan

8 Điều 35, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.? Luật an ninh mạng- Luật số 24/2018/QH14

!9 GS Hannah Buxbanum - Dai học Indiana - Hoa kỳ Bài thuyết trình "Thâm quyền của Tòa án trên không gianmang và quyền tài phán ngoài lãnh thé quốc gia" Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội, ngày 1-8.2022

Trang 20

điểm liên quan đến vấn đề này:

Thứ nhất, quan điểm của những người theo trường phái "Tự do mạng

(Cyberlibertarians): "không gian mạng phải được coi là một nơi tách biệt và khác biệt với

“thế giới thực” và pháp luật nên quản lý không gian này khác với thế giới thực (hoặc có thé là không cần quản lý)".!!

Thứ 2, những người theo quan điểm bảo thủ/truyền thống tin rằng: các hoạt động trong không gian mạng vẫn được liên kết với “thé giới thực” (nơi đặt máy chủ, máy tính và người dùng đều ở trong thế giới thực), nên cần phải chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc xác định thẩm quyền thông thường.!? Những người theo quan điểm này cho răng “ranh giới ngăn cách giữa các giao dịch trực tuyến với các giao dịch trong thế giới thực của chúng ta cũng rõ ràng như ranh giới thực giữa các lãnh thổ của các quốc gia, thậm chí còn

hơn” (Theo Johnson & Post, 1996:)/”

Dù ở quan điểm thứ nhất hay quan điểm thứ hai thì việc xác định thâm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trên không gian mạng là có sự khác biệt so với các cách thức truyền thống và như vậy cần phải có những tiêu chí mang tính đặc thù, phù hợp đối với lĩnh vực

2.2 Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam doi với vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài phát sinh trên "môi trường ảo”

Hiện tại, chưa có một định nghĩa chính thống về môi trường ảo (virtual reality),

tuy nhiên theo tác gia Richard A Bartle giải thích, môi trường ảo "/a môi trường được vận

hành liên tục bởi máy tinh để dua vào nó và với nó rất nhiều cá nhân cùng lúc có thể "! Ví dụ rất phô biến là các giao dich dân sự, thương mại được thực hiện tại

tương tac

các sàn giao dịch điện tử (như là ebay.com; như lazada.com, v.v) Như trên đã nêu, Điều 469 BLTTDS quy định các dau hiệu xác định thâm quyền chung của Tòa án Việt Nam, trong đó bao gồm dấu hiệu nơi thực hiện hành vi, noi tôn tại tài sản trên lãnh thé Việt Nam thì thuộc thâm quyền của Tòa án Việt Nam" về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, cham đứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam."!Š Van đề đặt ra nêu việc "xác lập, thay đổi, cham dứt quan hệ đó" xảy ra trên các sàn giao dịch điện tử thì khi nào được xem là ở tại lãnh thổ Việt Nam thuộc thâm quyền của Tòa án Việt Nam.

Tương tự như vậy, việc xác định thâm quyên xét xử của Tòa án đôi với các tranh châp

Trang 21

dân sự, thương mại mà đương sự là cá nhân, tô chức nước ngoài không có trụ sở/ nơi cư

trú tại Việt Nam nhưng lại có website hay những ứng dụng trên điện thoại thông minh tại

Việt Nam thì có thể được xem như là có "chi nhánh" tại Việt Namvà khi có tranh chấp xảy ra sẽ thuộc thâm quyền của Tòa án Việt Nam hay không?! Vi du, Uber một công ty quốc tịch Mỹ phát triển dịch vụ đặt xe qua điện thoại thông minh, thời kỳ đầu mới hoạt

động Uber chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam, mọi giao dịch giữa hãng Uber và các

tài xế đều thực hiện trên "môi trường ao" là điện thoại thông minh Vậy nếu có các tranh chấp dân sự liên quan đến Uber trong giai đoạn này thì có thể xem như là Uber đã có chỉ nhánh tại Việt Nam và thuộc thấm quyên giải quyết của Tòa án Việt Nam hay không ?

2.3 Sự hình thành và phát triển Tòa án điện tử (Tòa án trực tuyến) trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài là một tat yeu khách quan

Sự ra đời và phát triển của Tòa án điện tử cũng là một trong những tác động trực tiếp mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến đối với lĩnh vực pháp lý nói chung và hoạt động của Tòa án nói riêng Bản chất của Tòa án điện tử là chuyển hoạt động của Tòa án từ không gian thực lên không gian số, trong đó, cốt lõi là việc tiễn hành, tối ưu hóa và phát triển trên nén tang số trong hoạt động của Tòa án.

Đối với các vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài trong kỷ nguyên 4.0, việc các đương sự dang sinh sống hoặc có trụ sở ở nước ngoài là rất phố biến, mô hình Tòa án điện tử tạo điều kiện cho các đương sự dé dàng tham gia phiên tòa, đảm bảo quá trình tố tụng mà không bị hạn chế bởi các điều kiện dia lý, tiết kiệm được chi phí đi lại Hon nữa thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án điện tử rất linh hoạt, được thực hiện nhanh chóng nhờ áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình tố tụng, các tài liệu, lời bào chữa được lưu trữ trên môi trường số, đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và tiện lợi, giúp cho Tòa án giải quyết vụ việc được nhanh chóng, chính xác, khách quan.

Thực tiễn quốc tế cho thấy, nhiều nước chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin

vào hoạt động tư pháp từ sớm va đạt được những thành tựu lớn trong xây dựng tòa an điện tử (như Mỹ, O-xtray-li-a, Duc, Nhat Ban, Han Quốc, Xin-ga-po, Trung Quốc, ) Từ

cung cấp dịch vụ hành chính tư pháp trực tuyến, tống đạt điện tử, cung cấp và tiếp nhận chứng cứ trực tuyến đến xét xử trực tuyến đều được các quốc gia này thực hiện một cách thường xuyên va dang dan thay thế hoạt động tô tụng truyền thống.!

Tại Trung Quốc các Tòa án trực tuyén đã va đang hoạt động kha hiệu quả tại các

'6 Xem điềm b, khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015

17 PGS TS NGUYEN HOA BÌNH ""Xây dung tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng của Chiên lược cải cách

tư pháp" https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK3 | Gf/content/ ( ngày truy cập13/10/2022)

Trang 22

một số thành phố như Bắc Kinh, Quảng Châu và Hàng Châu Năm 2017 Toà án nhân dân

tối cao Trung Quốc đã ban hành Quy định về xét xử các vụ án tại Toà án trực tuyến

(Provisions of the Supreme People’s Court on Several Issues Concerning the Trial of

Cases by Internet Courts) Theo Quy định nay, tòa án sẽ giải quyết so thâm các vu án dân sự và hành chính thông qua mạng internet đối với các tranh chấp về hợp đồng trong mua

sắm trực tuyến, dịch vụ và nợ tài chính; tranh chấp bản quyền trực tuyến; tranh chấp về

tên miễn internet 'Š

Việc hình thành Tòa án điện tử mặc dù là xu thế tất yếu trước sự tác động của cuộc ách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên đây cũng là thách thức rất lớn đối với hệ thống tư pháp của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Bởi lẽ dé cho mô hình Tòa án này hoạt động có hiệu quả, ngoài việc phải có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực vững vàng về công nghệ thông tin, còn là van dé tâm lý e ngại khi thay đổi thói quen dẫn đến khó khăn khi tiếp xúc, làm việc với các công nghệ mới, nóng vội khi có sự cô kỹ thuật lên quan đến công nghệ

3 Một số kiến nghị

Như trên đã phân tích hiện tại Việt Nam đã có một khung pháp lý khá toàn diện

trong việc xác định thâm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án, tuy nhiên vẫn thiếu những quy định mang tinh đặc thù về xác định thẩm quyền của Tòa án trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thé là một số van đề sau:

3.1 Làm rõ tính "lãnh thé" trong xác định thẩm quyền của Toa an trên

không gian mang

Khoản 1 Điều 2 BLTTDS năm 2015 quy định về hiệu lực của BLTTDS "Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời" Với quy định này các quy định của BLTTDS nói chung và các quy định về xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án nói riêng sẽ có hiệu lực trên toàn bộ phạm lãnh thô của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời".

Các hoạt động tố tung ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả việc xác định thâm quyền của Tòa án Với quy định trên van dé đặt ra là đối với những quan hệ dan sự phát sinh ngoài lãnh thé Việt Nam có áp dụng các quy định BLTTDS được không? Điểm "e" khoản I Điều 469 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án Việt Nam có thâm quyền đối với "vu việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi cham ditt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyên và nghĩa vụ của cơ quan, tô chức cá nhân Việt Nam

hoặc có trụ sở nơi cư trú tại Việt Nam." Áp dụng điều luật này vô hình chung pháp luật

'8 https:/Avww.chinacourt.org/article/detail/2018/09/id/3489797.shtml (truy cập ngày 2/9/2021)

19

Trang 23

đã quy định thâm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các quan hệ/ hoạt động ở ngoài lãnh thé Việt Nam tuy nhiên cần phải giải thích rõ thé nào là "ngoài lãnh thô Việt Nam." Bởi lẽ "thong thường, quyền tài phán "trong lãnh thổ" được cho là chính đáng, trong khi quyên tài phán "ngoài lãnh thổ" - nghĩa là việc áp dụng luật của quốc gia đổi với các sự kiện hoặc chủ thé ở ngoài biên giới quốc gia - được cho là không chính đáng."!9

Hai là, khang định lãnh thé của của Việt Nam chỉ bao gồm "dat liên, hải đảo, vùng biển và vùng trời" là chưa đủ bởi lẽ đây mới chỉ là lãnh thổ thực tế gắn liền với không gian vật lý mà chưa đề cập tới có không gian mạng.

Từ sự phân tích đó cho thấy quy định trên cần phải sửa đôi theo hướng chỉ rõ "/ãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ bao gốm dat liên, hải đảo, vùng biển và vùng trời mà còn bao gồm cả không gian mạng" Trong đó đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời là không gian vật lý và được gọi là không gian thứ nhất, còn không gian

mạng (không gian ao do con người tạo ra) được coi là không gian thứ hai.

Thêm vào đó cũng cần có các tiêu chí rõ ràng để xác định giới hạn trong hay ngoài "lãnh thé" Việt Nam khi xác định thâm quyền xét xử của Tòa án trên không gian mạng.

Theo quan điểm của tác giả đối với những vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập,

thay đôi cham dứt ở ngoài lãnh thé Việt Nam nhưng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của co quan, tô chức cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở nơi cư trú tại Việt Nam thì được xem như là "trong lãnh thổ Việt Nam" và thuộc thâm quyền của Tòa án Việt Nam là hợp lý.

3.2 Bồ sung các dấu hiệu đặc thù để xác định thẩm quyền của Tòa án doi với các vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài phát sinh trong "môi trường ảo”

Dù trong "môi trường ảo" hay trong "môi trường truyền thống" thì khi các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi phát sinh đều liên quan mật thiết với con người hoặc tổ chức của con người Do vậy trong môi trường này việc xác định thâm quyền của Tòa án dựa trên dau hiệu "quốc tịch” của các nhân/pháp nhân được xem là dấu hiệu chủ đạo Bên cạnh đó cần bố sung thêm các dấu hiệu đặc thù khác trong việc xác định thâm quyền của Tòa án Việt Nam tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thé Ví du như dấu hiệu "nơi đặt máy chủ" đối với các vụ việc liên quan đến việc lưu giữ bất hợp pháp đữ liệu của các nhân/ tô chức, hoặc dấu hiệu "nơi đăng ký sàn giao dịch điện tử", "nơi đăng ký trang web" đối với các tranh chấp thương mại được được hiện trên các sàn giao dịch điện tử, hoặc thực hiện qua

các ứng dụng của điện thoại thông minh

3.3 Quy định thẩm quyền của Tòa án điện tử (tòa an trực tuyễn) trong giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu t nước ngoài

Theo Điều 35 và Điều 37 BLTDS 2015 thâm quyền giải quyết các vụ việc dân sự 19 GS Hannah Buxbanum, tldd

Trang 24

theo nghĩa rộng có yêu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp Huyện hoặc cấp Tỉnh nơi cư trú của một trong các bên đương sự, hoặc nơi có tài sản.” Tuy nhiên đây là thẩm quyên theo cấp của mô hình Tòa án truyền thống Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có các quy định về thầm quyền của Tòa án trực tuyến đối với các vụ việc dân sự có yếu tố

nước ngoải.

Trong đại dịch covid nhiều Tòa án tại Việt Nam đã thực hiện các phiên tòa trực tuyến (online): "Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tô chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng van bao đảm trực tiếp theo đõi đầy đủ hình anh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bang lời nói, hành vi t6 tung liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm"?!

Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao việc tô chức phiên tòa trực tuyến chi áp dụng đối với một SỐ vụ án hình sự, dân sự, hành chính với các căn cứ, điều kiện cụ thê, chặt chẽ (vụ án có tính chat, tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng) Thực tiễn cho thấy phiên tòa trực tuyến tại Việt Nam hiện nay chỉ được thực hiện với vụ án hình sự, còn đối với vụ án dân sự đặc biệt là vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, phiên tòa trực tuyến chưa được áp dụng.

Như trên đã phân tích việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng thông qua mô hìnhTòa án điện tử đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và mang mại nhiều thuận lợi cho các bên tham gia tố tụng Tại Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 152/QD -TANDTC ngày 28/5/ 2021 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam Hy vọng Đề án này nhanh chóng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống Tuy nhiên dé vận hành Tòa án điện tử một cách hiệu quả cần phải có hệ thong pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, thích ứng với công nghệ số Hạ tang pháp lý chính yếu của tòa án điện tử bao gồm: 1- Pháp luật về tố tụng điện tử; 2- Pháp luật về công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo; 3-Pháp luật về tô chức bộ máy của tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng.” Tương tự như vậy việc quy định thâm quyền của Tòa án điện tử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cũng cần cụ thê, rõ ràng thê hiện được tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài trong môi trường số cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế- chính trị-xã hội của Việt Nam va phù hợp với thông lệ quốc tế.

20 Thuộc thâm quyền của Tòa án cấp Tỉnh đối với các vụ việc có đương sự, hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc trongquá trình giải quyết Tòa án phải thực hiện UTTPQT, Điều 37 BLTTDS 2015

21 Khoản 2 Điêu 1 Nghị quyết 33/2021/QH15 Quốc hội về tô chức phiên tòa trực tuyến? Nguyễn Hòa Binh, tlđd

21

Trang 25

Kết luận

Hiện nay các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài thuộc thấm quyền giải quyết của Tòa án ngày càng gia tăng, trong đó có những vụ việc thể hiện rõ tính đặc

thù của kỷ nguyên 4.0 Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (quy định của

BLTDS 2015, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành BLTDS 2015, Luật Tương trợ tư

pháp, luật Giao dịch điện tử ) đã đặt nền móng cho Tòa án giải quyết, cũng như thực hiện các hành vi tố tụng của Tòa án trong bối cảnh mới Tuy nhiên thực tiễn đòi hỏi các

quy định này can cụ thé hơn, toàn diện hơn nhằm tao ra một nền tảng pháp lý vững chắc,

hiện đại Quá trình hoàn thiện chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, Những phân tích, bình luận trong bài viết là những gợi mở hướng tới sự hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc xác định thâm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yêu tô nước ngoài trước những tác động từ nhiều phương diện của cách

mạng công nghiệp 4.0./.

Trang 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Hòa Bình "Xây dựng tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng của

Chiến lược cải cách tr pháp"

https:/www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK3 1 Gf/content/ ( truy cập 13/10/ 2022)

2 Bộ luật Tố tung dan sự 2015

3 Bộ thông tin và tuyên truyền (2020) Cam nang chuyển đổi số 4 Jean Derruppé (2005) — Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.

5 Hannah Buxbanum (Đại học Indiana- Hoa kỳ) Bài thuyết trình "Thâm quyên của Tòa án trên không gian mạng và quyền tai phán ngoài lãnh thổ quốc gia" Khoa Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội, ngày 1- 8- 2022

- 6 Qisheng HE and Jiping SONG, (2011), 4 Global Online Dispute ResolutionSystem: Is China Ready to Join?, https://www.semanticscholar.org/paper/A-Global-Online-Dispute-Resolution-System%3 A-Is-China-He

Song/56ba35448eff7444b4a8c4ce972d70abe9db4f2d, (truy cập ngày 5/9/2022)

- 7 Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 03.6.2020 phê duyệt

"Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030" 8 Richard A Bartle, (2004), Pitfalls of Virtual reality, themis Group,

https://mud.co.uk/richard/povp.pdf (truy cap 8/9/2022)

25

Trang 27

CÔNG NHAN VÀ THI HANH BAN ÁN

TRONG VU KIEN TAP THE O NUOC NGOAI

Ngô Quốc Chiến! Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với vô vàn biểu hiện và tác động của nó làm cho sự phức tạp của các tranh chấp dân sự tăng lên theo ham mii, đặc biệt khi các nguyên đơn ở nhiễu nước khác nhau Với những vụ tranh chấp có nhiều nguyên don, cơ chế kiện tập thể (class action) có thể giải quyết được một số vấn đề, nhưng vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi ở các nước Civil Law Bài viết này sẽ không bàn về việc Việt Nam có nên ghi nhận co chế kiện tập thé trong pháp luật to tụng dân sự hay không”, mà sẽ chỉ nghiên cứu khả năng những bản án của tòa án nước ngoài trong các vụ kiện tập thể có thé được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam hay không Đây là một câu hỏi rất đáng đặt ra khi mà các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia kinh doanh quốc té ngày càng nhiều và nguy cơ bị khởi kiện tập thể ở nước ngoài ngày càng cao Đối với những nước mà pháp luật đã có quy định cho phép kiện tập thể thì việc công nhận và cho thi hành bản án loại này cũng giống như các loại bản án khác Tuy nhiên, sẽ không phải như vậy ở những nước mà pháp luật, cụ thể là Việt Nam, chưa có quy định về kiện tập thể.

Từ khóa: kiện tập thể, công nhận va thi hành, trật tự công.

1 Đặt vấn đề

Chúng ta biết rằng các bản án hay rộng hon là các giấy tờ công của mỗi nước chỉ có tính chat trị nội lãnh thé, nghĩa là chỉ phát sinh hậu quả pháp lý trên lãnh thé của nước đó Muốn phát sinh hậu quả pháp lý ở nước ngoài thì bản án, giấy tờ công đó phải trải qua một thủ tục đặc biệt, có thể là xin công nhận và thi hành (đối với bản án) hoặc hợp pháp hóa lãnh sự (đối với giấy tờ công).

Tùy vào chính sách lập pháp mà mỗi quốc gia có thé có những quy định “khắt khe” hay “cởi mở” đối với việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài Kiện tập thê, với những tính chất đặc thù của nó liên quan đến xác định nguyên đơn, trình tự thủ tục xét xử, xác định thiệt hại, phân bồ số tiền bồi thường khiến cho bản án có thé

1* PGS, TS Luật, Giảng viên Khoa Luật, Trường Dai học Ngoại thương Email: ngoqwocchien(Đfiu.edu.vni

? Về những ý kiến ủng hộ Việt Nam quy định cơ chế khởi kiện tập thé trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng, xem:

Quách Thúy Quỳnh, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thê - kinh nghiệm nước ngoài và các

gợi ý hoàn thiện pháp luật”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, sô 16(248), thang 8/2013; Phan Thi Thanh Thủy, “Kiện

tập thể trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở một số nước ASEAN và những gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, sô 1/2018; Phan Thi Thanh Thủy, “Từ vụ kiện Apple Inc làm chậm iPhone ở Việt Nam, ban về

xu hướng khởi kiện tập thé trong tranh chấp tiêu dùng”, Tap chí Khoa học PHOGHN: Luật học, tập 34, Số 2 (2018)

75-83.

Trang 28

sẽ gặp một số trở ngại trong việc xin công nhận và thi hành ở nước ngoài Thực tế này khiến cho chúng ta phải đặt ra câu hỏi liệu bản án trong một vụ kiện tập thể ở nước ngoài

có được công nhận và thi hành tại Việt Nam hay không khi mà pháp luật Việt Nam chưa

ghi nhận cơ chế xét xử này? Liệu các đặc thù của trình tự tố tung có khiến cho ban án đó “trái với các nguyên tắc cơ bản” của pháp luật Việt Nam không?

Dé trả lời các câu hỏi trên, bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài, áp dụng các quy định ay vào việc công nhận va cho thi hành ban án trong vu kiện tập thé dé đánh gia kha nang công nhận và cho thi hành loại bản án này Tuy nhiên, trước hết tác giả sẽ trình bày khái quát về kiện tập thé dé làm rõ vì sao bản án trong vụ kiện tập thể lại có thê gặp trở ngại

trong việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

2 Khái quát về kiện tập thé

Kiện tập thé (class action) là một cơ chế giải quyết tranh chấp tồn tại chủ yếu ở các nước thuộc Common Law, với những biến thể khác nhau Các vụ kiện trong đó có nhiều người đứng đơn kiện một tô chức hoặc cá nhân sẽ được tòa án coi là một vụ kiện tập thê và được thụ lý và xét xử khi thỏa mãn bốn tiêu chí cơ bản Thứ nhất, số lượng người tham gia kiện hoặc có thể có tư cách khởi kiện lớn đến mức việc giải quyết các vụ kiện riêng rẽ là quá phức tạp, mất thời gian, tốn kém, thậm chí không thé thực hiện được nếu xét trên góc độ kinh tế và nguồn lực Thứ hai, tranh chấp có những vấn đề pháp lý và thực tiễn chung đối với tất cả các thành viên trong nhóm Thứ ba, các yêu cầu của người

đại diện đứng ra khởi kiện phù hợp với lợi ích của nhóm người tham gia Thứ tư, ngườiđại diện khởi kiện phải bảo vệ một cách thích hợp lợi ích của cả nhóm.

Các vụ kiện tập thé thường được tổ chức theo hai giai đoạn là giai đoạn sơ bộ và giai đoạn xét xử nội dung tranh chấp.

Trong giai đoạn sơ bộ, thâm phán sẽ kiểm tra xem vụ kiện có thé được xét xử theo

hình thức tập thể hay không và nếu có thì sẽ ra một quyết định xác nhận vụ việc được xét

xử theo cơ chế kiện tập thê (class certification) Đề được xác nhận, nhóm kiện tập thê (c/ass) phải đáp ứng một số điều kiện nhất định Ví du, tại Hoa Kỳ, Quy tắc số 23 của Bộ quy tắc t6 tung dân sự liên bang Hoa Kỳ quy định các điều kiện để một vụ việc có thể được xét xử theo cơ chế kiện tập thé hai nhóm điều kiện Nhóm điều kiện thứ nhất được quy định tại Quy tắc 23 (a), theo đó vụ kiện phải có: “Tính rộng rãi” (numerosity), tức là

SỐ lượng nguyên đơn tiềm năng của vụ kiện lớn đến mức không thé thực hiện thủ tục tố

tụng đơn lẻ thông thường: “Tính tương đồng” (commonality), tức là các vẫn đề pháp lý của từng thành viên trong nhóm nguyên đơn phải tương đồng nhau; “Tính điển hình”

(typicality), theo đó các yêu cầu do người đại điện đưa ra phải là “điển hình” và mang tính

đại diện cho các yêu cầu của tất cả các thành viên trong nhóm nguyên đơn; và “Tính phù

25

Trang 29

hợp của đại diện” (adequacy of representation), theo đó thâm phán phải xác minh rang những người đại diện sẽ bảo vệ lợi ích của nhóm một cách công bằng và thích hợp Nhóm điều kiện thứ hai được quy định tại Quy tắc 23 (b) liên quan đến: các vấn đề pháp lý chung; tinh ưu việt của phương thức kiện tập thé so với các phương thức khác, kê cả về mặt pháp lý (nhóm nguyên đơn sẽ phải chứng minh răng kiện tập thể đảm bảo tốt nhất

quyền tiếp cận công lý cho tất cả các nguyên đơn có liên quan) và kinh tế (nhóm nguyên

đơn sẽ phải chứng minh răng kiện tập thé hiệu qua hơn về nhân lực, thời gian và chi phi so với tách riêng ra giải quyết theo từng vụ việc đơn lẻ).

Trong giai đoạn hai, thâm phán xem xét nội dung tranh chấp và quyết định mức bồi thường và phân chia tiền bồi thường thiệt hại Trong giai đoạn này, Tòa án có thé áp dụng một số quy định tố tụng đặc thù liên quan đến tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, tính thiệt hại và phân bồ số tiền bồi thường thiệt hai.

Cơ chế kiện tập thé chia ra làm hai biến thé chính là in (chọn tham gia) và

opt-out (chọn không tham gia).

Trong biến thé opt-in, những người có liên quan, tức là các nguyên đơn tiềm năng,

chỉ thực sự được chấp nhận là nguyên đơn của vụ kiện nếu thé hiện minh thi mong muon

trở thành thành viên của nhóm nguyên đơn kiện tập thé va chịu ràng buộc với phán quyết sau đó Một sự im lặng của các nguyên đơn tiềm năng đồng nghĩa với việc họ không muốn tham gia vụ kiện và bản án của tòa án sẽ không ràng buộc họ Muốn được thỏa mãn các yêu cầu, họ sẽ phải tiễn hành thủ tục kiện độc lập khác.

Trong biến thé opt-out, những người có liên quan không can thể hiện sự tham gia, họ sẽ tự động trở thành thành viên của nhóm nguyên đơn nếu thỏa mãn các tiêu chí, và sẽ tự động bị ràng buộc với phán quyết sau đó Nếu họ không muốn bị ràng buộc bởi phán quyết thì phải thể hiện minh thị mong muốn không tham gia nhóm kiện tập thể.

Kiện tập thé có những ưu điểm lớn là tiết kiệm được thời gian và chi phí không chỉ cho các nguyên đơn, bị đơn” mà cả thời gian và công sức của tòa án Chang han, trong một vụ tranh chấp mà một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người khác nhau mà phải mở hàng trăm, hàng nghìn phiên tòa dé xét xử thì sẽ rất

khó khăn cho không chỉ các nguyên đơn khi mà thiệt hại của họ nhỏ và khó chứng minh,

mà cả cho hệ thống tòa án, vì phải mở quá nhiều phiên tòa Vấn đề sẽ còn trở nên khó khăn hơn nếu những người liên quan ở các quốc gia khác nhau và khả năng tiếp cận tòa án cũng rất khác nhau Đúng là ở các nước thuộc Civil Law, pháp luật tố tụng có quy định

3 Kiện tập thé về cơ bản có lợi cho nguyên don hon là có lợi cho bi đơn, bởi cơ chế này cho phép liên kết nhiềunguyên đơn lại với nhau tạo thành sức đôi trọng đối với bị đơn Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định kiện tậpthé cũng có lợi cho bi đơn khi bi đơn muốn được xử một lần cho xong và không muốn bị vướng bận bởi vô s6 các

vụ kiện riêng rẽ sau đó.

Trang 30

về tách hoặc nhập vụ án, tuy nhiên cơ chế này không khắc phục được hết các bất cập của những vụ kiện đông nguyên đơn như vậy Vì vậy, nhiều nước trên thé giới, trong đó có những nước thuộc Civil Law, đã “du nhập” cơ chế khởi kiện này, ví dụ như Canada, Úc, Brazil, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Điển, Bồ Dao Nha, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan, Dan

Trước đây, tòa án của nhiều nước hiém khi chấp nhận đưa người nước ngoài vào nhóm kiện tập thể Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đã chấp nhận đưa người nước ngoài vào nhóm khởi kiện tập thể Vu Vivendi là một ví dụ điển hình Cu thé, năm 2002 một số cổ đông nước ngoài, chủ yếu là người Pháp, đã quyết định tham gia một vụ kiện tập thể tại Hoa Kỳ chống lại công ty Vivendi và cá nhân hai lãnh đạo cũ của công ty này Các nguyên đơn này đã mua, nắm giữ cổ phiếu của Vivendi từ tháng 10 năm 2000 đến thang 8 năm 2002 Các nguyên đơn cáo buộc công ty và các quan lý cũ của công ty đã đưa ra những tuyên bồ sai lệch và gây hiểu lầm về tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn nay, vi phạm các quy định cua thị trường chứng khoán Mỹ, khiến họ bị thiệt hại nặng nề sau khi tình hình tài chính thực sự của Vivendi được công khai Vì vậy, thâm phán của Tòa án quận Nam New York, do thâm phán Holwell chủ tọa phiên tòa, đã được yêu cầu chứng nhận một nhóm khởi kiện tập thé, trong đó bao gồm cả các cô đông nước ngoài Theo Quy tắc số 23 của Bộ quy tắc tô tụng dân sự liên bang Hoa Kỳ, thâm phán Mỹ phải đánh giá liệu đưa các thành viên nước ngoài vào ““nhóm kiện tập thé” có phù hợp hay không Dé làm điều này, một trong những yếu tố mà tòa án Mỹ phải xem xét là liệu bản án về nội dung được đưa ra sau đó có cơ hội được công nhận và thi hành ở các nước mà nhóm nguyên đơn có quốc tịch hay không, đặc biệt là Pháp (vì đa số cô đông nước ngoài là người Pháp đang cư trú tại Pháp) Vivendi phản đối việc đưa nhóm cô đông Pháp vào “nhóm kiện tập thể” với lập luận răng việc chấp nhận này sẽ tạo ra tác hại là gián tiếp chấp nhận “forum shopping”, tức là cho phép nguyên đơn lựa chon tòa án có lợi nhất cho

minh, trong khi lẽ ra họ phải khởi kiện ra tòa án Pháp Tuy nhiên, lập luận nay cua Vivendi

đã bị Tòa án quận Nam New York bác bỏ Theo quyết định ngày 26 tháng 3 năm 2007, sửa đối ngày 21 tháng 5 năm 2007, và xác nhận vào ngày 31 tháng 3 năm 2009, Tòa án quận Nam New York đã quyết định rằng các điều kiện để chứng nhận “nhóm kiện tập thé” bao gồm các cổ đông Pháp, Anh, Hà Lan và Mỹ đã mua cô phiếu Vivendi trong thời

gian được đề cập đã được đáp ứng Đặc biệt, quyết định này cũng nêu rõ rằng bản án mà

tòa sau đó sẽ đưa ra “có xác suất được công nhận ở Pháp đủ lớn” dé tòa đưa các cổ đông Pháp vào “nhóm kiện tập thể”.

* Christophe Seraglini, Les effets en France des actions de groupe étrangéres, trong Droit international privé : travaux

du Comité frangais de droit international privé, 19e année, 2008-2010 2011 pp 157-198.

> M Audit et M L Niboyet, « L’affaire Vivendi Universal SA ou comment une class action diligentée aux

Etats-Unis renouvelle le droit du contentieux international en France », Gaz Pal., 28-29 mai 2010, n° 148 a 149, p 11.

27

Trang 31

Cũng trong năm 2009, Vivendi đã khởi kiện ra tòa án Pháp các đại diện công ty

người Pháp được xác nhận tham gia “nhóm kiện tập thể” ở Mỹ và đòi bồi thường thiệt hại

vì đã tham gia vụ kiện ở Mỹ Theo Vivendi, việc các đại diện công ty người Pháp tham

gia vụ kiện tập thé ở Mỹ là “lạm quyên tố tụng” Vivendi cho rằng hành vi khởi kiện ở Mỹ đã cấu thành một sự lạm dung forum shopping? vì, một mặt, tòa án Pháp đương nhiên

có thâm quyên, và mặt khác, bản án của tòa án Mỹ sẽ không có cơ hội được thi hành tại

Pháp Khi đó các đại diện người Pháp không hài lòng với kết quả thu được từ vụ kiện ở

Mỹ sẽ quay lại khởi kiện ra tòa án Pháp và như vậy đặt bị đơn trước rủi ro bị khởi kiện

thêm ở nước ngoài vì cùng một vụ việc” Vivendi còn yêu cầu tòa án Pháp ra lệnh cho các đại diện Pháp rút khỏi “nhóm kiện tập thể ở Mỹ”.

Dé xét xử về tính xác đáng của các lập luận của Vivendi, thâm phán Pháp phải xem xét khả năng bản án của tòa án Mỹ có thể được công nhận và thi hành tại Pháp hay không Theo phán quyết ngày 13 tháng 1 năm 2010, được xác nhận bởi bản án của Tòa phúc thâm Paris ngày 28 tháng 4 năm 2010, các thẩm phán Pháp đã bác bỏ các yêu cầu này của Vivendi Điều này có nghĩa là, dù không được minh thị thé hiện trong bản án, tòa án Pháp đã cho rang ban án của tòa án Mỹ chấp nhận đưa nhóm cổ đông Pháp vào “nhóm kiện tập thé” có thé sẽ được công nhận và thi hành tại PhápŸ.

Một hoàn cảnh tương tự hoàn toàn có thé xay ra đối với Việt Nam khi mà các doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh quốc tế ngày càng nhiều với những rủi ro bị kiện tập thể ở nước ngoài ngày càng cao vì số lượng các quốc gia có quy định chấp nhận kiện tập thê hiện nay đang ngày càng gia tăng Chang hạn, các công ty cô phan của Việt Nam có thé niêm yết cô phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài, tham gia các dự án ICO crypto monney, ký kết các hợp đồng thông minh (smart contract) sử dụng công nghệ chuỗi khối vốn không biết đến đường biên giới lãnh thô Khi tranh chấp xảy ra, ví dụ liên quan đến thao túng giá cổ phiếu và người bị thiệt hại là các cô đông, thì rủi ro các công ty đó bị khởi kiện tập thể ở nước ngoài sẽ rất cao Giả sử một số cô đông khởi kiện

ra tòa án của nước nơi có thị trường chứng khoản mà công ty của Việt Nam đó niêm yết.

5 Trong tư pháp quốc tế, khi một vụ việc có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau thì tòa án của các quốc gia cóliên quan đều có thé có thâm quyền xét xử Khi pháp luật tố tụng của các quốc gia hữu quan có quy định tòa án nước

mình có thâm quyền xét xử một vụ việc cụ thé thì khi đó nguyên đơn có khả năng sẽ được lựa chọn khởi kiện ra tòa

án của một nước hữu quan có thâm quyền Thông thường, nguyên đơn sẽ lựa chọn khởi kiện ra tòa án của một quốc

gia mà nguyên đơn đánh giá là có lợi nhất cho mình Trong tư pháp quốc tế, người ta gọi đây là hiện tượng forumshopping (lựa chọn tòa án có lợi nhất cho mình) Đa số các quốc gia trên thế giới không có quy định cắm cản nguyênđơn thực hiện việc lựa chọn này, mà chỉ câm hành vi lạm dụng quyên lựa chọn tòa án mà thôi.

7 Chúng ta biết rằng tòa án sẽ không từ chối xét xử, nhường thâm quyền cho tòa án nước khác, dé tránh trùng tô và

đa phán quyết khi mà tòa xác định được rằng bản án của tòa án nước ngoài (mà tòa án nhường thầm quyền) sẽ không

được công nhận và cho thi hành tại nước mình Ở Việt Nam nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 472 BLTTDS

năm 2015.

8 Xem thêm: D Cohen, « Contentieux d’affaires et abus de forum shopping », D 2010, p 975 ; A Couret et B.

Dondero, « Mettre en échec la participation a une class action américaine devant le juge francais ?

Trang 32

Khi đó các cổ đông ở Việt Nam có thể tham gia vụ kiện tập thé đó ở nước ngoài Nếu bản

án sau đó không được tự nguyện thi hành, thì các nguyên đơn người Việt Nam ở Việt

Nam có thê yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và thi hành bản án kiện tập thể của tòa

án nước ngoài đó tại Việt Nam Khi đó, tòa án Việt Nam sẽ phải trả lời câu hỏi: liệu loại

bản án trong vụ kiện tập thể ở nước ngoài - một cơ chế “xa lạ” với Việt Nam có thé được công nhận và thi hành tại Việt Nam hay không Đề làm việc này, tòa án sẽ phải vận dụng các quy định về công nhận và cho thi hành trong điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có tòa án hữu quan (số lượng không nhiều) và các quy định của bộ luật tố tụng dân sự, điều mà chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt trong phần ngay tiếp sau đây.

3 Các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản

của tòa an nước ngoài

Được yêu cầu công nhận và cho thi hành một bản án của tòa án nước ngoài, tòa án nhận đơn có thê có ba cách ứng xử Cách thứ nhất: Tòa án nhận đơn công nhận và ra lệnh thi hành ngay (exequatur) bản án của tòa án nước ngoài đó mà không cần phải tiễn hành xem xét đặc biệt cả về nội dung lẫn trình tự thủ tục của phiên tòa đã dẫn tới bản án đó.

Làm cách này tòa án nhận đơn đã hoàn toàn tin tưởng vào tòa án nước ngoài Sự tin tưởng

này có lợi cho người được thi hành, nhưng cũng có thể không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người phải thi hành (trong trường hợp bản án bất công và không đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng), và cũng có thể không ngăn chặn được rủi ro là hậu

quả của việc thi hành ban án của tòa án nước ngoài gây đảo lộn các giá tri cơ bản củanước tòa án nhận đơn (trật tự công) Cách thứ hai: Tòa án nhận đơn không công nhận vàcho thi hành bản án đó Làm cách này, tòa án nhận đơn hoàn toàn không tin tưởng vào

tòa án nước ngoài và chính sự không tin tưởng này sẽ khiến cho nguyên đơn phải bắt đầu một vụ kiện mới tại nước mà người đó muốn bản án được thi hành Sự không tin tưởng này chang những không thúc đây được các quan hệ dân sự phát triển mà còn có thé làm xói mòn niềm tin và hợp tác tư pháp giữa các quốc gia Cách thứ ba: Tòa án nhận đơn không công nhận và cho thi hành, nhưng cũng không từ chối ngay Tòa sẽ chỉ đưa ra quyết định sau khi xem xét, đánh giá, cân nhắc dựa trên các căn cứ nhất định trong điều ước quốc tế và hoặc pháp luật quốc gia Hiện nay đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam,

sử dụng cách thứ ba.

Ở Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài dựa trên các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Số lượng các điều ước quốc tế song phương có quy định về công nhận và cho thi hành không có nhiều (17 hiệp định tương trợ tư pháp song phương) trong khi Việt Nam chưa tham gia Công ước La Hay năm 2019 về

29

Trang 33

công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại”.

Vì vậy, về cơ bản, việc xem xét công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài sẽ dựa vào pháp luật quốc gia, mà cụ thé là phần thứ Tám BLTTDS năm 2015.

Sẽ là dài dòng không cần thiết khi trình bày tất cả các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài Vả lại, đây là chủ dé đã được nhiều tác giả ở Việt Nam nghiên cứu!?° Nhằm mục đích của nghiên cứu nay, chúng tôi sẽ chỉ nêu tóm tắt một số quy định ảnh hưởng đến công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài, ngõ hầu cung cấp cho người đọc các thông tin cần thiết, để tạo cơ sở cho phần tiếp theo của bài viết liên quan đến việc đánh giá khả năng bản án của tòa án nước ngoài trong vụ kiện tập thé có thé được công nhận và cho thi hành tại Việt

Pháp luật Việt Nam có hai nhóm quy định ảnh hưởng đến việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài Nhóm thứ nhất quy định các căn cứ mà tòa án dựa

vào đó đề từ chối công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước

ngoài Điều 439 BLTTDS năm 2015 liệt kê 8 căn cứ khác nhau mà tòa án Việt Nam có thé dựa vào dé từ chối công nhận và thi hành bản án cua tòa án nước ngoài Đề cho khái quát, chúng ta có thể xếp các căn cứ này vào bốn tiêu nhóm chính liên quan đến: thâm quyên của tòa án đưa ra bản án; hiệu lực của bản án tại nước gốc; thủ tục tố tung; bảo vệ trật tự công của nước tòa án Nhóm thứ hai quy định các căn cứ đề tòa án Việt Nam đình chỉ việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Nhóm thứ hai này có hậu quả giống với nhóm quy định thứ nhất, bởi khi đơn yêu cầu bị đình chỉ thì có nghĩa là tòa án sẽ không tiếp tục xét đơn yêu cầu và bản án đương nhiên không thể được thi hành tại Việt Nam.

BLTTDS năm 2015 đã có một số sửa đổi theo hướng “cởi mở” hơn trong việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự nước ngoài khi mà các căn cứ từ chối đã gan gũi và hài hòa hơn với pháp luật của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên, cũng có tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam “mở” chỗ này nhưng lại “thắt” chỗ khác, khi

? Convention of 2 July 2019 on the Recognition and Enforcement of Foreign Judgments in Civil or Commercial

'© Xem chăng han Banh Quốc Tuan (2015), Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,

quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, luận án tiên sĩ Luật học, Dai hoc Quôc gia Hà Nội.

Trang 34

mà các căn cứ dé tòa án Việt Nam quá nhiéu!! và không phải căn cứ nào cũng hợp ly” Kết quả là ké từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực!” đã có nhiều hơn yêu cầu công nhận

ban án cua tòa án nước ngoài bi tòa án Việt Nam đình chỉ xét don.

Vậy, với những “mở” và “thắt” như trên thì cơ hội dé bản án của tòa án nước ngoài trong vụ kiện tập thé được công nhận tại Việt Nam sẽ như thế nào? Câu hỏi này chúng tôi sẽ trả lời trong phần ngay tiếp sau đây.

4 Một số “trở ngại” pháp lý đối với công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án trong vụ kiện tập thể ở nước ngoài

Liệu một bản án của tòa án nước ngoài được đưa ra theo một thủ tục hoàn toàn “xalạ” với Việt Nam có được công nhận và thi hành ở Việt Nam không? Việc công nhận bản

án của tòa án nước ngoài, về bản chất, là việc đưa bản án đó vào trật tự pháp lý của nước công nhận Khi được công nhận thì bản án của tòa án nước ngoài được đối xử như bản án của tòa án nước công nhận và được thi hành theo các thủ tục thông thường như đối với mọi bản án dân sự của nước công nhận Cũng chính vì nguyên tắc bình đắng này mà, để

được công nhận, ban án của tòa ấn nước ngoài phải không được gây ra các đảo lộn nghiêm

trọng đối với trật tự pháp lý của nước công nhận, không được gây ra các bất bình dang cho các chủ thể của nước công nhận.

4.1 Trở ngại về lam dụng tô tụng

Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án trong vụ kiện tập thể ở nước ngoài sẽ vấp phải một “trở ngại” đầu tiên, đó là có thé gây bat bình đăng và có thê dẫn tới hiện tượng lạm dụng forum shopping Cu thé, pháp luật Việt Nam không có quy định về kiện tập thé mà chỉ các quy định về nhập hoặc tách vụ án!*, theo đó Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật Nhưng cơ chế nhập hoặc tách vụ án này khác về căn bản so với kiện tập thể như chúng tôi đã trình bày ở trên, đặc

!! Cụ thé, theo khoản 5 Điều 437, Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ sau

đây: a) Người được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành bản án, quyết định củaTòa án nước ngoài; b) Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế; c)Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thé, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của co quan, tô chức đó đã được

giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam; d) Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản

mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; đ) Đã có quyếtđịnh của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành; e) Tòa án không xác định được địa chỉ của ngườiphải thi hành và địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành; g) Tham quyền giải quyết yêu cầu thuộc Tòa ánkhác và hồ sơ đã được chuyên cho Tòa án đó giải quyết; h) Tòa á án không xác định được địa điểm nơi có tài sản liênquan đến việc thi hành tại Việt Nam trong trường hợp cơ quan, tô chức phải thi hành không có trụ sở chính tại ViệtNam, cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam.

!2 Về van đề này xem: Ngô Quốc Chiến và Đỗ Viết Anh Thái (2016), “Về tạm đình chỉ, đình chỉ xét đơn yêu cầu

công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trong Bộ luật tô tụng dân sự 2015”, Tap chí Kinh tếđối ngoại, số 79, tháng 1/2016, tr 64-73.

!3 Tức là từ 1/6/2016.

'4 Quy định tại Điều 42 BLTTDS năm 2015.

31

Trang 35

biệt là đối với cơ chế chọn bỏ (opt-out) Nói cách khác, ở Việt Nam, trong những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì các nguyên đơn không thé kiện tập thé Như vậy, nếu công nhận và cho thi hành bản án của vụ kiện tập thể ở nước ngoài thì có thé tạo ra bất bình dang đối với các chủ thé còn lại ở Việt Nam Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của vụ kiện tập thé ở nước ngoài còn có thé dẫn tới lạm dung forum shopping,

vì thay vì khởi kiện riêng rẽ ở Việt Nam, các nguyên đơn này sẽ chọn cách tham gia vào

vụ kiện tập thê ở nước ngoài.

Day là những trở ngại lớn nhưng không phải là không thé vượt qua nếu xét trong bối cảnh của tư pháp quốc tế hiện đại Mục đích của tư pháp quốc tế là thúc đây các quan hệ dân su, kinh doanh, thương mại giữa các quốc gia Một trong những cách dé đạt được mục đích này là công nhận lẫn nhau các bản án, quyết định của tòa án của nhau, dù chúng

có “xa lạ” với nước công nhận và thi hành, miễn là việc công nhận và thi hành đó không

trái với trật tự công, hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước công nhận.

Pháp luật Việt Nam không có quy định thé nào là “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” và tòa án sẽ có quyền tự mình xác định trong từng vụ việc cụ thể Theo chúng tôi, việc một cơ chế giải quyết tranh chấp “xa lạ” với Việt Nam, chưa được pháp

luật Việt Nam quy định, chưa đủ dé kết luận rằng việc công nhận bản án-kết quả của cơ

chế “xa lạ” đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Ngoài ra, cần ghi chú thêm rang, Điều 423 BLTTDS năm 2015 quy định về các loại ban án, quyết định của tòa án nước ngoài có thé được xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, chỉ nhắc đến “bản án” hay “quyết định dân sự” như là một căn cứ về loại đối tượng được công nhận và cho thi hành Điều này có nghĩa là một giấy tờ của tòa án nước ngoài sé được xem xét dé công nhận và cho thi hành miễn sao chứng minh được giấy tờ đó là “Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài” Mà bản án trong vụ kiện tập thể cũng là một “bản án” không khác gì các bản án được ban hành theo các cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự khác Vì vậy, theo chúng tôi, không thê viện dẫn căn cứ cơ chế kiện tập thê chưa được pháp luật Việt Nam quy định dé từ chối công nhận và

cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài.

Còn về forum shopping, chúng tôi cho rằng nguy cơ này rất thấp Va lại, cần khang định rằng bản thân việc chọn tòa án có lợi nhất (theo đánh giá của nguyên đơn) không phải là việc bị cắm Vì các vụ việc có yêu tố nước ngoài liên quan đến nhiều quốc gia nên tòa án của tất cả các quốc gia có liên quan đều có thể có thâm quyền Việc nguyên đơn

chọn khởi kiện, hoặc cùng người khác tham gia vụ kiện với tư cách nguyên don, ở tòa an

nước ngoài là điều không bị cắm, miễn là tòa án nước ngoài đó phải có thâm quyền được xác định theo các nguyên tắc của tư pháp quốc tế và vụ việc đó không thuộc thâm quyền

Trang 36

riêng biệt của một tòa án nước khác Chỉ khi nguyên đơn thực hiện forum shopping nhằm mục đích gian lận hoặc lần tránh mới bị cắm Khó có thể nói việc một ngudi có quyền và lợi ích bị xâm phạm tham gia nhóm khởi kiện tập thể ở nước ngoài là hành vi gian lận tố tụng chỉ bởi vì ở nước mà người đó cư trú không tồn tại cơ chế khởi kiện như vậy Chỉ khi mà bản thân ở nước mà người đó cư trú cũng tồn tại cơ chế khởi kiện tập thể và vụ

việc gắn bó với nước người đó cư trú nhất, nhưng người đó vẫn tham gia nhóm kiện tập

thé ở nước ngoài mới có thể trở thành hành vi lạm dung forum shopping Như vậy, theo chúng tôi, việc pháp luật Việt Nam không có quy định về kiện tập thể và nguyên đơn Việt Nam tham gia kiện tập thể ở nước ngoài không đủ dé kết luận rằng việc này là gian lận tố tụng để bản án của tòa án nước ngoài đó không được công nhận và thi hành tại Việt Nam Tóm lại, chúng tôi cho răng bản án trong vụ kiện tập thé ở nước ngoài không thể bị từ chỗi công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì lý do tạo ra bất bình đăng và cơ hội lân tránh cho nguyên đơn.

4.2 Trở ngại liên quan đến bảo lưu trật tự công

Từ chối công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài vì hậu quả của việc công nhận và cho thi hành bản có thể trái với trật tự công hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước công nhận không phải là một điều xa lạ trong tư pháp quốc tế Trái lại, căn cứ này được sử dụng khá nhiều để tòa án quốc gia từ chối công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài (cũng như phán quyết trọng tài nước ngoài) Tùy thuộc vào sự “cởi mở” trong chính sách lập pháp mà mỗi quốc gia lại có thể có những quy định ít nhiều ngặt nghèo đối với việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài Ngoài ra, tòa án cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc diễn giải thế nào là trái với trật tự công/nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước được yêu cầu công nhận và thi hành.

Như vậy rủi ro đối với bản án (nói chung) của tòa án nước ngoài bị từ chối công

nhận và cho thi hành là rủi ro kép, vì nó vừa phụ thuộc vao các quy định của pháp luật

vừa phụ thuộc vào cách diễn giải của tòa án nước được yêu cau Đối với bản án của tòa án nước ngoài trong vụ kiện tập thê rủi ro bị từ chối vì lý đo trái với trật tự công/các nguyên tắc cơ bản càng lớn hơn khi mà cơ chế này chứa đựng khá nhiều yếu tố trái trật tự công/các nguyên tắc cơ bản.

4.2.1 Nguy cơ trải trật tự công vì các trình tự tổ tụng đặc thù

Một số quy định đặc thù trong tố tụng ở các nước Common Law có thé trở thành trở ngại đối với việc công nhận và thi hành bản án đó ở nước ngoài, như: sử dụng kiện tập thé như một cách thức dé gây áp lực; thủ tục khám phá chứng cứ (discovery); thù lao luật sư dựa trên kết quả công việc (contingent fees); bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt

(punitive damages)

Discovery (khám pha chứng cứ) là một thu tục rất đặc thù của nhiều nước thuộc

33

Trang 37

Common Law Thủ tục này cho phép mỗi bên thê thu thập bằng chứng từ bên kia bằng các phương tiện khám phá như thấm van, yêu cầu cung cấp tài liệu, truy cập cơ sở dit liệu Một số hành vi trong thủ tục này bị cam ở nhiều nước thuộc Civil Law, vi vậy bản án của phiên tòa mà trong đó thủ tục discovery được áp dụng có thé sẽ không được công nhận tại các nước cắm thủ tục này Ở Việt Nam, để một chứng cứ hợp pháp và có giá trị chứng minh thì cần phải thỏa mãn hai nhóm điều kiện về loại chứng cứ do pháp luật quy định và cách thức thu thập chứng cứ đó!Ÿ Các quy định của pháp luật Việt Nam về xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ có những điểm rất khác biệt với cách thức thu thập và cung cấp chứng cứ trong điscovery và rủi ro bản án của tòa án nước ngoài là có, và cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các biện pháp thu thập, cung cấp chứng cứ cụ thê đã

được áp dụng.

Contingent fees (thỏa thuận thù lao luật sư theo kết quả) cũng là một đặc thù của Common Law Đây là một thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng về việc luật sư sẽ nhận thù lao dựa trên sự thành công của vụ việc Nhiều nước thuộc Civil Law, chăng hạn như Pháp, cấm loại thỏa thuận này, vì nó có thé dẫn tới các “lệch lạc”, ảnh hưởng đạo đức nghề nghiệp luật sư Pháp luật Việt Nam không cam loại thỏa thuận này nhưng contingent fees vẫn có thê là trở ngại đối với việc công nhận và thi hành bản án vì nó có thé là nguyên nhân dẫn tới vi phạm nguyên tắc bồi thường toàn b6-vén là một nguyên tắc cơ bản về bồi thường thiệt hai cua Civil Law Sở di như vậy là vì, số tiền mà nguyên đơn nhận được bi giảm xuống thấp hơn thực tế thiệt hại mà người đó phải chịu (vì đã phải trả thù lao theo

tỉ lệ cho luật sư).

Punitive damages (bồi thường trừng phat) là quy định tồn tại ở nhiều nước Common law, đặc biệt là Hoa Ky, cho phép toà án ấn định mức bồi thường rat cao đối với một thiệt hại nhỏ, nhằm trừng phạt những hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng Như vậy, đây cũng có thê là trở ngại cho việc công nhận và thi hành, bởi vì cũng giống như contingent fees, bồi thường trừng phạt vi phạm nguyên tắc bồi thường toàn bộ, nghĩa là thiệt hai bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu, không hon cũng không kém Chỉ có khác là

người bị ảnh hưởng không phải là nguyên đơn, mà là bị đơn.

Tóm lại, các quy định trên khá xa lạ với Việt Nam và có thể được sử dụng dé từ chối công nhận và cho thi hành bản án áp dụng các thủ tục đó Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị rằng cần phải xem xét sự “xa lạ” đó trong bối cảnh của tư pháp quốc tế và trong mục đích của sự công nhận và cho thi hành Như chúng tôi đã biện giải ở phần trên, bản thân các quy định hay cơ chế “xa lạ” với pháp luật Việt Nam không đủ đề kết luận

việc công nhận bản án áp dụng các quy định đó sẽ có hậu quả trái với các nguyên tắc cơ

'S Được quy định tại chương II, các điều từ 97 đến 110 BLTTDS 2015.

Trang 38

bản của pháp luật Việt Nam Đề đi đến kết luận này, Tòa án Việt Nam cần cân nhắc thêm các yếu tô khác, đặc biệt là việc công nhận này có dé lại hậu quả nghiêm trọng tới mức

phá vỡ trật tự pháp luật Việt Nam hay không.

4.2.2 Nguy cơ trái trật tự công vì vi phạm tố quyên dân sự của nguyên đơn Tố quyền dân sự là một quyền cơ bản của cá nhân và pháp nhân, theo đó khi quyền và lợi ích bị xâm phạm thì cá nhân, pháp nhân đó có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ thông qua cơ chế khởi kiện ra tòa án Đây là một quyền nhân thân không thê chuyền giao cho người khác Chủ thé của quyền nếu không tự mình thực hiện quyền khởi kiện thì chỉ có thé ủy quyền cho người khác, chứ không thé chuyển giao quyền ấy cho người khác Trong một chiều kích khác, quyền này hàm ý rằng chủ thể của quyền được tự do thực hiện quyền hoặc không thực hiện quyền, chứ không thé bị ai đó tự động thé quyền của mình'° Trong cơ chế chọn-tham gia (opt-in) rủi ro này không tôn tại, vì dé được xác nhận tham gia “nhóm kiện tập thể”, nguyên đơn tiềm năng phải thể hiện mong muốn được tham gia Tuy nhiên, không phải như vậy đối với cơ chế chọn-không tham gia (opt-out) Cơ chế này chứa đựng nhiều rủi ro trái với nguyên tắc này, vì các thành viên trong nhóm kiện tập thê không cần phải ủy quyền cho người đại điện của nhóm Các nguyên đơn tiềm năng sẽ tự động được đưa vào nhóm kiện tập thé (c/ass), trì trừ trường hợp họ minh thị thé hiện

sự không tham gia.

Rủi ro vi phạm tố quyền sẽ tăng lên khi các nguyên đơn ở nước ngoài và các phương thức thông tin và tống đạt giấy tờ ở các quốc gia là khác nhau, dẫn tới việc nguyên đơn tiềm năng ở nước ngoài không biết về vụ kiện ở nước ngoài dé thé hiện mong muốn không tham gia Ngoài ra, ngay cả khi đã được thông báo về vụ kiện tập thể ở nước ngoài thì nguyên đơn tiềm năng cũng có thé lập luận rằng tai sao tôi phải tuân theo một thủ tục tố tụng dân sự ở nước ngoài, khi mà tôi không phải là bị đơn.

Vấn đề sẽ thực sự được đặt ra khi bản án của tòa án nước ngoài đó có kết quả bắt lợi cho các nguyên đơn và các nguyên đơn ở Việt Nam sẽ không muốn bị ràng buộc bởi bản án đó Các nguyên đơn này có thê sẽ khởi kiện bị đơn ra tòa án Việt Nam Lúc này bị đơn sẽ viện dẫn nguyên tắc res judicata theo đó không ai bị xét xử hai lần vì cùng một vụ việc dé yêu cầu tòa án Việt Nam từ chối xét xử Cụ thé, theo điểm d, khoản 1 Điều 472 BLTTDS năm 2015, tòa án phải tra lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án nước ngoài Thậm chí, để ngăn chặn ngay từ đầu khả năng

bị các nguyên đơn kiện mình tại Việt Nam, chính bị đơn sẽ yêu câu công nhận bản án này

'6 Tat nhiên nguyên tắc này có một số ngoại lệ trong một số lĩnh vực đặc thù như lao động, trong đó công đoàn có

thé đóng vai trò đại diện cho người lao động (dù không được ủy quyền) tham gia các vụ kiện Chính pháp luật quyđịnh ngoại lệ này và vì vậy quyền của Công đoàn được tạo ra không phải trên cơ sở thế quyền của người lao động,mà trên cơ sở luật định.

35

Trang 39

tại Việt Nam.

Tất cả những điều này chỉ có thể đạt được khi mà bị đơn chứng minh rằng các nguyên đơn bị ràng buộc bởi bản án được xét xử trong vụ kiện tập thé theo cơ chế chọn

bỏ ở nước ngoài Về phần mình, các nguyên đơn, để không bị mắt quyền khởi kiện ở Việt

Nam, sẽ phải chứng minh mình không bị ràng buộc bởi vụ kiện tập thể ở nước ngoài và bản án của tòa án nước ngoài đó không thê được công nhận và thi hành ở Việt Nam vì đã vi phạm nguyên tắc cơ bản về tố quyên dân sự.

4.2.3 Nguy cơ trái trật tự công vì vi phạm nguyên tắc cơ bản về bôi thường thiệt

Một trong những trở ngại nữa đối với công nhận và thi hành bản án trong vụ kiện tập thé đó là số tiền bồi thường thiệt hại dành cho từng người thường rất thấp và trong

một số trường hợp có thé trái với nguyên tắc cơ bản về bôi toàn bộ ton thất, nghĩa là thiệt

hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, không hơn cũng không kém Ngoài ra, cách tính bồi thường cũng có thé là nguyên nhân, vì trong các vụ kiện kiểu này thiệt hai của từng người không được tính toán trên cơ sở mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi trái luật của bị đơn và thiệt hại thực tế của từng thành viên trong nhóm nguyên đơn, tòa án sẽ chỉ xác định số tiền thiệt hại tông thé, chứ không tính số tiền thiệt hại của từng người Trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, thiệt hại thường sẽ được tính theo cách “số lượng cô phiếu x mức giảm giá” chung cho tất cả những người nắm giữ cô phiếu bị thao túng giá, nhưng số tiền đó không nhất thiết phản ánh đúng số thiệt hại thực tế Và đây chính là một rủi ro nữa đối với việc công nhận và thi hành vì nó trái với nguyên tắc bồi thường toàn bộ Rủi ro đối với việc công nhận và cho thi hành bản án loại này có thể sẽ cao nếu tòa án được yêu cầu cho rang đây là nguyên tắc cơ bản của chế định bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và vì vậy sẽ không công nhận bản án đó Rui ro nay tồn tại cả trong cơ chế chọn-tham gia và chọn-không tham gia.

Tóm lại, với những đặc thù về cơ chế tham gia nhóm, về trình tự tố tụng và cách thức xác định thiệt hại, bản án trong vụ kiện tập thé ở nước ngoài chứa đựng các yếu tố trái ngược với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Chúng tôi nhận thấy rằng, trong hai cơ chế opt-in và opt-out thì cơ ché opt-out có rủi ro vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam cao hơn Tuy nhiên, câu trả lời cuối cùng phải dựa trên việc đánh giá tổng hợp các tình tiết của vụ việc cụ thê./.

Trang 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 M Audit et M L Niboyet, “L’affaire Vivendi Universal SA ou comment uneclass action diligentée aux Etats-Unis renouvelle le droit du contentieux international enFrance”, Gaz Pal., 28-29 mai 2010, n° 148 a 149.

2 D Cohen, “Contentieux d’affaires et abus de forum shopping”, D 2010.

3 A Couret et B Dondero, “Mettre en échec la participation a une class actionaméricaine devant le juge francais ? (A propos de l’arrét Vivendi, CA Paris, 28 avril

2010)”, Bull Joly Sociétés, n° 15, ler mai 2010.

4 Ngô Quốc Chiến và Đỗ Viết Anh Thai, “Về tạm đình chỉ, đình chi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, sô 79, tháng 1/2016.

5 Quách Thúy Quỳnh, “Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thê - kinh nghiệm nước ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16(248), tháng 8/2013.

6 Christophe Seraglini, Les effets en France des actions de groupe étrangeres,

trong Droit international privé : travaux du Comité frangais de droit international privé,19e année, 2008-2010 2011 pp 157-198.

7 Banh Quốc Tuấn, Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, luận án tiễn sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.

8 Phan Thi Thanh Thủy, “Kiện tập thé trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở một số nước ASEAN và những gợi ý cho Việt Nam”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số

9 Phan Thị Thanh Thuy, ““Từ vụ kiện Apple Inc làm chậm iPhone ở Việt Nam,

bàn về xu hướng khởi kiện tập thể trong tranh chấp tiêu dùng”, Tạp chí Khoa học PHOGHN: Luật hoc, tập 34, số 2 (2018), tr 75-83.

37

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w