1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG THỊ THÚY THỊNH

LECH CHUAN TRONG HOAT ĐỘNG

TIN NGUONG, TON GIAO O VIET NAM HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si TON GIAO HOC

HA NỘI, NĂM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG THỊ THÚY THỊNH

Chuyên ngành: Tôn giáo hoc

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thanh Xuân

HA NOI, NĂM 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn dé tài “Léch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng,tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi trong thời gian qua, được thực hiện dưới sự hướng dẫn

khoa học của PGS TS Nguyễn Thanh Xuân Các số liệu, những kết luận nghiên

cứu được trình bay trong luận văn này hoàn toàn trung thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan nay.

Hà Nội ngày tháng năm 2023Tác giả luận văn

Dương Thị Thúy Thịnh

Trang 4

LOI CAM ON

Đề hoan thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhậnđược sự quan tâm hướng dẫn của nhiều cá nhân, tập thê trong và ngoài trường.

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, các thầy cô giáo

đã truyền đạt những kiến thức nền tang dé tôi có thé hoàn thành đề tài luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài

luận văn.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày tháng năm 2023Tác giả luận văn

Dương Thị Thúy Thịnh

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU 5c 5c 5c 2121 21 211211221211211211.11211211 1111.11.11.11 1.11 E1 rrree 1CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE CHUNG LIEN QUAN DEN LECH CHUAN 8

TRONG HOAT ĐỘNG TIN NGUONG, TON GIAO cccsssesssesssesssessesssesssessesseesses 8

1.1 Một số khái niệm ooo eccceccsccecsessessessecssssessessessesssessessecsussssssessessusssessessesssesseesess 8

Na n 8

1.1.2 Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo - - 141.1.3 Điều chỉnh hành vi lệch chuẩn 2-2: 5c 5£25£ ++£xe£xz+£e+zxerxezsee 171.2 Cơ sở pháp lý và các yêu tố ảnh hưởng đến lệch chuẩn trong hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiỆn nay - 5 c5 2c 332118323 EEEexeseeseeereeee 18

1.2.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến xác định lệch chuẩn trong hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - 5 3S 3v vrereeerrsrreerrree 18

1.2.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến lệch chuẩn trong hoạt động tin ngưỡng, tôn

giáo ở Việt Nam hiỆn Tìay - 5 1 2211133311393 8 91119 111 111 811 E1 ng ng rry 22

1.3 Biểu hiện và tính hai mặt của lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn

1.3.1 Những biểu hiện của lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 28

1.3.2 Tính hai mặt của lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 31

Tiểu kết chương l - ¿52 c2 1E 1911211211211 111111111111 1.111 11111 33CHƯƠNG 2 THỰC TRANG LECH CHUAN VÀ DIEU CHINH HANH VI LECHCHUAN TRONG HOAT DONG TIN NGƯỠNG, TON GIÁO Ở VIỆT NAM

HIEN NAY 22t tt 221215121212111111111111111111111111111111111111111 1111111111111 35

2.1 Thực trạng lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay và nguyên ONAN - - - - + + E199 910 0H 35

2.1.1 Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay 352.1.2 Lệch chuẩn trong hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 40

2.1.3 Nguyên nhân lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt

08/5617 - 49

Trang 6

2.2 Thực trạng điều chỉnh hành vi lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn

giáo ở Việt Nam hiỆn ñay - c3 3v 1111 1193119111 11 11H ng TH ng rry 52VN) 80:0) 0 o2 52

2.2.2 Từ tô chức tôn giáo, tín ngưỡng ¿+ + x+c++E++E+EtEerkerxerkerkrree 67

2.2.3 Từ những người thực hành tôn giáo, tín ngưỡng - - «- 73

II 8< 8)0) 1 NNỚẼẽn 74

CHUONG 3 MỘT SO VAN DE ĐẶT RA, GIẢI PHAP VÀ KHUYEN NGHỊNHẰM DIEU CHỈNH LECH CHUAN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG,

TON GIÁO Ở VIỆT NAM HIEN NA Y -2- 2¿©2++22E£EESEECEEEeEEEerkrrrkrrrkree 76

3.1 Một số vẫn đề đặt ra ¿+ s21 E1221121121127111121121111 1111 11x cre.76

3.2 Giải pháp -2+-55c 2s 2S E x2211271127121121121121111121121111 1111k 77

3.2.1 Về phía Nhà n6c cceccecscssesseessessessesssessessessecsscssessessessscsuessessesssessesseeseeaes 713.2.2 Về phía tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng và những người thực hành tín

ngưỡng, tON ĐIÁO - - c1 1111 TH TH re 80

3.2.3 Về phía các chủ thé khác trong xã hội - 2-2 2 2+ +E+£x+zxzrszxez 83E400 0n 44144 84

3.3.1 Về phía Nhà nưỚC -2- £+S£+SE+SE+EE£2EE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrree 84

3.3.2 Về phía tổ chức tôn giáo -:- 2 2 2+E+E#EEeEEEEEEEE2E12112121 21212 xe 89Tiểu kết chương 3 -+- 2: ©5¿©5£+SE9EE2E2E1EE1EEXE2112212717171121122171211 21111 ce 90e0 9Š ::‹1ạ 91DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5: St+k+EvE+E+ESEEEESEeEEEErkerrrerkeree 93

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội, ra đời từ rất sớmtrong lịch sử loài người Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã

hội, tín ngưỡng tôn giáo đã có những lúc tác động cùng chiều hoặc ngược chiều vớisự tiến bộ của loài người Tuy nhiên, không thê phủ nhận vai trò của tín ngưỡng, tôngiáo đối với đời sống tinh than của nhân loại, băng chứng là, những thăng tram của

lịch sử đều liên quan ít nhiều với tín ngưỡng và tôn giáo.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùngchung sống hòa hợp, đan xen từ lâu đời trong cộng đồng 54 dân tộc Theo kết

quả thống kê 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo (2003-2018), đến tháng 6/2017,Việt Nam có 27% dân số theo tôn giáo với 25,3 triệu tín đồ, là một trong những

quốc gia có tỷ lệ dân số theo tôn giáo không nhỏ trên thế giới nếu tính cả số

người có tình cảm với Phật giáo thì tỷ lệ này có thê lên tới 70-80% So với một

số đoàn thé, cộng đồng người theo tôn giáo đang có số lượng thành viên lớn hơn.Tôn giáo ở Việt Nam 15 năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng Năm 2015,

sỐ lượng tín đồ tôn giáo tăng 35% so với năm 2003, số lượng chức sắc, chức việctôn giáo tăng gần 70%, số lượng cơ sở thờ tự của tôn giáo tăng 33% Khó có lựclượng xã hội nào có được kết quả tăng trưởng này Đến năm 2020, Nhà nước đã

công nhận 43 tô chức thuộc 16 tôn giáo với số lượng tín đồ trên 26,5 triệu người

(chiếm khoảng 27% dân số cả nước).

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tín ngưỡng, tôn giáo ởViệt Nam cũng có những biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt đưới sự tác động tiêu cựccủa khoa học, kỹ thuật và công nghệ Trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo xuấthiện những biến đổi về niềm tin; về thực hành tín ngưỡng, tôn giáo; về cộng

đồng tôn giáo Bên cạnh những tác động tích cực, sự biến đổi này còn tiềm ấnnhiều yếu tố dẫn đến /ệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, gây tác

động tiêu cực đên cá nhân, cộng đông và thậm chí là toàn xã hội Chuân mực

Trang 8

pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước banhành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ

của cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động

tôn giáo Lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhómngười vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật hay nói cách

khác cá nhân, nhóm người thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật.

Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nếu không được ngăn chặn, daylùi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; gây ra nhữngxáo trộn, thách thức không nhỏ, thậm chí gây tác hại đến các lĩnh vực của đờisống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Không những vậy, lệch chuẩntrong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng tạo cơ hội dé một số đối tượng cựcđoan tôn giáo lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, dẫn đến mất an

ninh chính trỊ, trật tự, an toàn xã hội.

Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cũng cho thấy, trong những năm qua, bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, bên cạnh việc phát huy những giá trị tốt đẹp của tínngưỡng, tôn giáo đối với sự phát triển của đất nước, van còn những hiện tượng lệchchuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Chính vì thế, hơn lúc nào hết, vấn đề

ngăn chặn, đây lùi những biểu hiện lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

ở nước ta hiện nay càng trở nên cấp bách Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải được nhận thứcvà thực thi trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế nhằm phát huy những giá tri tốt

đẹp và các nguồn lực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với sự phát triển bền vững của

đất nước, đồng thời ngăn chặn những hành vi lợi dụng, xuyên tạc tín ngưỡng, tôn

giáo gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân và cộng đồng.

Với những lý do trên đây, học viên lựa chọn đề tài “Lệch chuẩn trong hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: thực trạng, giải pháp và kiếnnghị” làm luận văn thạc sỹ của mình Hy vọng những kết quả đạt được của luận vănsẽ giúp bổ sung vào khoảng trống lý luận và thực tiễn nói trên.

Trang 9

2 Tong quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến nội dung đề tài có 03 nhóm công trình nghiên cứu: lý luận về“chuẩn” và “lệch chuẩn”; thực trạng về “chuẩn” và “lệch chuẩn”; ứng xử về về

“chuẩn” và “lệch chuẩn”, cụ thé:

- Công trình “Đa đạng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luậnvà thyc tiễn”, Nxb Phương Đông của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc Trong côngtrình này, tác giả nghiên cứu vấn đề đa dạng tôn giáo thuộc dạng nghiên cứu cơ bản,cung cấp thông tin về những thay đổi của đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong xu thếđa dạng dưới tác động của toàn cầu hóa, hiện đại hóa.

- Tác giả Nguyễn Thị Định trong “Nhận diện lệch chuẩn trong hoạt động tínngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, đăng trên Tạp chí Công tác Tôn giáo số1+2/2021, tác giả nêu nhận diện lệch chuẩn (lệch chuẩn mực) trong hoạt động tínngưỡng, tôn giáo và cơ sở pháp lý nhận diện lệch chuẩn trong hoạt động tínngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dựa trên quy định về các quyền: tự do tínngưỡng, tôn giáo của mọi người; quyền của tô chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trựcthuộc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại

- Công trình của tác gia Đỗ Quang Hưng với nhan đề Mối quan hệ giữa tin

ngưỡng và “hiện thượng tôn giáo mới ”, đăng trên Trang Thông tin Điện tử của Ban

Tôn giáo Chính phủ, nêu: trong số các “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện ở khuvực miền Bắc, có rất nhiều “hiện tượng tôn giáo mới” có nguồn gốc từ các hiện

tượng tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là từ các hình thức của đạo Mẫu Điều đó chothay đang có sự chuyền đổi tiêu biéu bậc nhất cho quá trình chuyền biến tín ngưỡng,tôn giáo của người “bình dân” miền Bắc hiện nay nói chung và nói riêng là sự

chuyên biến từ các hình thức tín ngưỡng dân gian đi tới các “đạo lạ”.

Trang 10

- Tác giả Trương Văn Chung với công trình “Chuyển đổi tôn giáo - Một sốvan dé lý thuyết và lịch sử”, Nxb Dai học Quốc gia TP Hồ Chí Minh - 2007 là kếtqua bước đầu của việc nghiên cứu chuyền đổi tôn giáo ở vùng Nam Bộ, Việt Nam.

Cuốn sách nói về chuyển đổi tôn giáo là hiện tượng văn hóa, xã hội một trong

những dạng thức của sự thay đổi tôn giáo và diễn ra thường xuyên trong lich sử tôn

giáo nhân loại.

- Công trình Biến đổi dao Tin Lành ở Việt Nam hiện nay - hướng tiếp cận và lý

giải đăng trên Tạp chí Công tác Tôn giáo số 1+2/2020, của tác giả Nguyễn ThanhXuân Trong công trình này, tác giả cho rằng, sự biến đổi của đạo Tin Lành ở ViệtNam sau năm 1975, trong đó tập trung phân tích sự tăng trưởng tín đồ và mở rộngphạm vi hoạt động của đạo Tin Lành; sự hình thành nhiều tô chức, hệ phái Tin Lành

ở Việt Nam.

- Tác giả Nguyễn Phú Lợi trong “Sw biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt Namtrong bồi cảnh toàn cau hóa và cách mang công nghiệp 4.0”, đăng trên Tạp chi Lýluận Chỉnh trị sô 11/2017 cũng cho rang, công cuộc đổi mới do Dang ta khởi xướngvà lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã làm chuyền biến sâu sắc mọi mặt của đời sốngxã hội trong đó có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.

- Tác giả Lê Huy Dân, Lê Phước Quang trong “Thương mại hóa tôn giáo và

những định hướng trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay”, đăng trên Tạp chí Công tác Tôn giáo sô 7/2020, cũng đưa ra van đề thươngmại hóa tôn giáo là một xu hướng phát triển khá mới mẻ trong đời sống tôn giáo

ở Việt Nam hiện nay.

- Liên quan trực tiếp đến đề tài còn có Hội thảo Lệch chuẩn trong hoạt

động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, do Tạp chí Công tác Tôn giáo

tổ chức, gồm các bài viết liên quan đến nhận thức và lý luận chung về lệch

chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, thực trạngvề lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, va

đưa ra những giải pháp mà luận văn có thể kế thừa.

Tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau đã cung cấp mộtsố tư liệu và kiến thức cần thiết dé có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp

Trang 11

tiếp cận đi sâu nghiên cứu lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu, đánh giá

toàn diện, tong thé về lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Namhiện nay Các công trình chưa đề cập đến tác động một cách cụ thể của lệch chuẩntrong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội, chưa có các nhóm giảipháp mang tính lâu dài dé chủ động giải quyết van đề lệch chuẩn trong hoạt động

tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn3.1 Mục đích:

Trên cơ sở lý luận, luận văn chỉ ra thực trạng về lệch chuẩn trong hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghịnhằm góp phần điều chỉnh hành vi lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

ở Việt Nam hiện nay.3.2 Nhiệm vụ:

- Phân tích cơ sở lý luận về lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay.

- Làm rõ thực trạng lệch chuẩn, điều chỉnh lệch chuẩn trong hoạt động tínngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra.

- Từ thực trạng đó, chỉ ra những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp và kiếnnghị góp phần điều chỉnh ngăn ngừa lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn

giáo ở Việt Nam hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

4.2 Phạm vi nghién cứu

- Phạm vi nội dung: Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở ViệtNam hiện nay trên phương diện hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội.

- Phạm vi thời gian: Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay tính từ tháng 01 năm 2018, tính từ khi Luật Tin ngưỡng, tôngiáo có hiệu lực đên nay.

Trang 12

- Phạm vi không gian:

+ Một số tỉnh ở các khu vực miền Bắc (Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào

Cai, Ninh Bình, ); khu vực miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến

Tre, ); khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, ) Đây là những

địa phương có nhiều biểu hiện lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Một số tôn giáo lớn như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và tín ngưỡng

tập trung vào đạo Mẫu Đây là những tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều biểu hiện lệch

chuẩn khá rõ nét hiện nay.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin;

sử dụng cách tiếp cận xã hội học, tôn giáo học và khoa học quản lý.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học và các phươngpháp của các ngành khoa học khác:

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, tong kết thực tiễn dé làm rõ cơ

sở lý luận của van đề nghiên cứu dé kiểm chứng độ tin cậy của thông tin và có cáinhìn tổng quát về lĩnh vực nghiên cứu, hệ thống hóa chủ trương, chính sách, phápluật của Đảng, Nhà nước, đưa ra những nhận xét về tình hình nghiên cứu, chỉ rõnhững nội dung có thê tham khảo, kế thừa.

- Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, so sánh: với mục đích cónhững số liệu nhằm lượng hóa, đánh giá các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để

so sánh đối chiếu tìm ra những lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Thống kê, so sánh các số liệu phù hợp; các văn bản liên quan đến chính sách

pháp luật của Việt Nam.

- Phương pháp chuyên gia, khảo sát thực tiễn để làm sáng tỏ các nội dung

nghiên cứu của Đề án.

- Phương pháp dự báo.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả đạt được của luận văn có thể:

Trang 13

- Sử dụng trong học tập, nghiên cứu ngành Tôn giáo học.

- Là cơ sở khoa học có thể tham mưu trong xây dựng chính sách, pháp luậtvà thực hiện tốt công quản lý tôn giáo.

- Các giải pháp, kiến nghị của luận va có thé ứng dụng trực tiếp vào công tácquản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương8 tiết.

Trang 14

- Khái niệm “Chuẩn mực”

Để hiểu rõ khái niệm /ệch chuẩn, trước hết phải hiểu được khái niệmchuẩn/chuẩn mực Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là

quy tắc, là cái được chọn làm căn cứ đề so sánh, đối chiếu Chuẩn mực gắn liền với

sự đánh giá, phán xét: cái gi phù hợp với chuẩn tức là bình thường, cái gì trái khácvới chuẩn là lệch chuan, bat bình thường.

Tác giả Hoàng Phê trong Tir điển Tiếng Việt đã định nghĩa: Chuẩn hay chuẩnmực là “cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho

33 66

đúng”, “cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã

99, 66

hội”, “cái duoc định ra thành tiêu chuẩn”; “chuẩn mực cũng có nghĩa là đúng theo

quy định hoặc theo thói quen phô bién”!.

Trong Từ điển tâm ly học, tác giả Vũ Dũng cũng định nghĩa: chuẩn mực “là

tiêu chuẩn, quy tắc chỉ đạo, quy định, khuôn mẫu”? “Thuật ngữ chuẩn mực được

dùng trong tâm lý học xã hội (chuẩn mực nhóm, chuẩn mực xã hội), tâm lý họcchân đoán (chuẩn mực trắc nghiệm), tâm lý hoc phát triển (chuẩn phát trién), Chuẩn mực có hai chức năng cơ bản: chức năng đo lường và chức năng điều

Ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, khái nệm chuẩn mực lại được tiếp cận ởnhững mức độ khác nhau Chăng hạn, dưới góc độ đạo đức học, chuẩn mực được

định nghĩa là “hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con

người, trong đó xác lập vê dao đức đã có từ trước đên nay đêu là sản phâm của tình

"Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003, tr 181.

Vi Dũng, Ti dién Tâm ly học, Nxb Tù điện bách khoa, Ha Nội, 2008, tr 102.3Vũ Ding, Từ điền Tâm lý học, Sdd, tr 102-103.

Trang 15

hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trongnhững sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp:hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là khi giai

cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nỗi dậy chống lại sự thống trinói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”.

Dưới góc độ chính tri, thì chuẩn mực lại được hiểu “là hệ thống những quy tắc,

yêu cầu được xác lập nhằm điều tiết, điều hoà mối quan hệ chính trị - quyền lực giữa

các giai cấp, đảng phái chính trị, các tập hợp chính trị khác nhau trong một xã hội nhất

định hoặc xác lập mỗi quan hệ chính tri, bang giao giữa các nhà nước với nhau””.

Dưới góc độ thấm mỹ, chuẩn mực được quan niệm là “hệ thống các quy tắc,yêu cầu, đòi hỏi về mặt thâm mĩ đối với hành vi xã hội của con người, tuân theonhững quan điểm, quan niệm đang được phổ biến, thừa nhận trong xã hội về cáiđẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh hùng, cái tuyệt vời, được xác lập trong các quanhệ thẩm mi, trong hoạt động sang tạo nghệ thuật, trong lối sống và sinh hoạt của

Như vậy, các quan niệm về chuẩn mực khá đa dạng và phong phú Tuy

nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận khái niệm này ở khíacạnh xã hội học Ở khía cạnh này, theo tác giả Lưu Song Hà thì “chuẩn mực làcách thức suy nghĩ, biểu lộ tình cảm và hành động của cá nhân hay nhóm được

xã hội chấp nhận”; “chuẩn mực là những quy tắc, quy ước hay những yêu cầucủa xã hội đối với cách thức hành động, ứng xử của cá nhân, được dùng dé kiêm

soát, điều chỉnh hành vi của con người Chuẩn mực xã hội đặt ra những giới hạn

có thé (hoặc không thé) và được phép (hoặc không được phép) trong hành vi của

cá nhân”.

Tác giả Nguyễn Dinh Tan trong Sai lệch xã hội nhìn từ góc độ xã hội học,định nghĩa: “Chuẩn mực xã hội được hiểu là quy tắc được đa số các thành viên

*C, Mác và Ph Angghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.tr.137.

"Ngọ Văn Nhân, Xã hội hoc pháp luật (tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bồ sung), Sdd,tr

194-Neo Van Nhân, Xã hội học pháp luật (tái ban lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bồ sung), Sddtr 220.

Lưu Song Hà (2008), Cách thức cha me quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn cua trẻ, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.tr.61.

Trang 16

trong xã hội thừa nhận và tuân thu một cách tự giác Hành vi chuẩn mực xã hộithường được dư luận xã hội ca ngợi, khen thưởng Chuẩn mực xã hội quy định tínhchất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái cho phép, cái không được phép

hoặc cái không bắt buộc, cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi

cá nhân nhằm bảo đảm xã hội vận hành một cách bình thường trong trật tự Cùngvới động cơ, hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội quy định, chi phối hành vi con người”Š.

Tóm lại, trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu, luận văn cho rằng: Chuẩn mực

xã hội là hệ thong các quy tắc, yêu câu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân haynhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi,giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải

thực hiện trong hành vi xã hội của moi nguoi, nham cung có, đảm bdo sự ồn định

xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.

Nội dung định nghĩa chuẩn mực xã hội nêu trên đề cập những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chuẩn mực xã hội là hệ thống (tập hợp) các quy tắc, yêu cau, đòi hỏicủa xã hội, do chính các thành viên của xã hội (thuộc các nhóm xã hội, các giai cấp,

tầng lớp xã hội, cộng đồng người ) đặt ra/thừa nhận nhằm “áp đặt” cho hành vi xãhội của mỗi người Điều đó nói lên nguồn gốc xã hội của chuẩn mực xã hội - hình

thành từ chính nhu cầu điều tiết, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đa dạng, phứctạp của đời sống xã hội.

Thứ hai, chuẩn mực xã hội không phải là một cái gì đó chung chung, trừutượng, khó nhận biết, mà nó luôn được xác định một cách cụ thé, rõ ràng ở mức độít hay nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi và giới han của những khíacạnh, chỉ báo liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người; bao gồm cái có thé, cáiđược phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện.

Thứ ba, với hệ thống các quy tắc, yêu cầu được đưa ra nhằm định hướng vàđiều chỉnh hành vi xã hội của con người, chuẩn mực xã hội hướng tới thực hiện cácchức năng xã hội: giảm bớt tính hỗn tạp trong các ý kiến, quan điểm đánh giá hành

vi; gat đi các bất đồng, mâu thuẫn trong các tranh luận; tránh được những xung đột‘Nguyén Dinh Tấn, “Sai lệch xã hội nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,

sô 2 (111), 2017, tr 77.

10

Trang 17

không cần thiết; tạo cơ sở, “khuôn mẫu” cho các quá trình hòa giải, thương lượnggiữa các cá nhân dé đi đến chấp nhận mẫu số chung nhỏ nhất của mọi hành vi Trêncơ sở đó, chuẩn mực xã hội góp phần tao ra Sự đồng thuận, đảm bảo sự 6n định xã

hội, giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.

Thông thường, chuẩn mực xã hội được phân chia thành hai loại, gồm chuẩnmực xã hội ¿hành văn và chuẩn mực xã hội bát thành văn Trong đó, chuẩn mực xãhội thành văn là những loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của

chúng được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức khác nhau Trong

chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thé là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực

chính trị và chuẩn mực tôn giáo Còn chuẩn mực xã hội bất thành văn được là

những loại chuân mực xã hội mà trong đó các quy tắc, các yêu cầu của nó thườngkhông được ghi chép lại thành các văn bản; chúng chủ yếu tồn tại, phát huy vai trò,hiệu lực của mình thông qua con đường giáo dục truyền miệng và được củng cố,lưu truyền từ thế hệ này sang thé hệ khác Chang hạn như: chuẩn mực tín ngưỡng;chuẩn mực phong tục, tập quán của mỗi địa phương, hay chuẩn mực thẩm mĩ củamỗi vùng miền Sự phân loại này là tương đối, vì một số chuẩn mực thuộc nhómnày có thé dung nhập vào nhóm kia, chăng hạn một số chuân mực đạo đức có thé

được luật hoá, hoặc một số quy phạm pháp luật nhà nước có thể thé hiện dưới hìnhthức luật tôn giáo hoặc chuẩn mực đạo đức

- Khái niệm “Lệch chuẩn”

Tương tự như khái niệm chuẩn mực, khái niệm lệch chuẩn cũng có nhiều địnhnghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau Song nhìn chung, lệch chuẩn được vận dụng phổbiến vào việc nhận diện, đánh giá các hiện tượng xã hội được tìm hiểu trong xã hộihọc, tâm lý học, văn hóa học, pháp luật, đạo đức, thâm mỹ.

Cụ thé, trong các tác phâm nổi tiếng của mình, nhà xã hội học người Pháp E.Durkheim (1858-1917) đã mô tả về mối liên hệ phức tạp giữa tội phạm, sự sai lệch

và sự khác biệt Ông cho rằng, cả ba hiện tượng này đều là sự không tuân theo các

11

Trang 18

chuẩn mực xã hội Theo ông, “sự lệch chuẩn là những hành động vi phạm cácchuẩn mực và sự mong đợi từ phía xã hội”?.

Hay trong cuốn sách Nhập môn xã hội học, các tác giả Tony Bilton, Kenvin

Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard va Andrew Webster cũng

nhận định: Theo ý nghĩa xã hội học, /éch chuẩn “trước hết là một hành vi xã hội,bởi vì nó bao hàm trong đó sự phản ứng của một số người chủ chốt đối với hành vicủa những người khác đi kèm theo một loại trừng phạt nào đó, như phản đối, tâychay, cầm tù hay hành quyết” 19,

Ở mức độ rộng hơn, Mc Laughlin và Muncle (2006) quan niệm: Lệchchuẩn “là một khái niệm xã hội học, đề cập đến tất cả các biểu hiện (hành vi,thực tại, hành động, cách ứng xử, thái độ, niềm tin, phong cách hoặc trạng thái)được coi là vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức và sự mong đợi của xã

Như vậy, điểm chung của các quan niệm trên là đều dựa vào các chuẩn mực vàphản ứng từ phía xã hội để đánh giá một biểu hiện nào đó lệch chuân hay không lệch

chuẩn Theo đó, hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội chính là hành vi lệch chuẩn

xã hội, hành vi không được xã hội chấp nhận.

Ở Việt Nam, khái niệm /ệch chuẩn cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm,

nghiên cứu Trong Tir điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cho rằng, /éch là “khôngđúng với hướng thăng làm chuẩn mà sai lệch đi về một bên, một phía”; là “khôngđược đúng đắn, thiên về một phía, một mặt” !2.

Cụ thé hơn, tác giả Vũ Dũng trong Tir điển Tâm lý học đã định nghĩa: “Lệchchuẩn là sự thực hiện hành vi khác với những gì được coi là cách thức phù hợp,

năm ngoài phạm vi chuân mực của các hành vi được xã hội chap nhận”!3 Léch

°Nguyén Chi Dũng và các cộng sự (2014), Lệch chuẩn xã hội và toipham - một số vấn đề ly

ludn và thực tiên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2014,tr 15.

Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard va Andrew Webster,

Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1993,tr 395.

!'Nguyễn Chí Dũng và các cộng sự (2014), Lệch chuẩn xã hội và tộiphạm - một số van dé lý luậnvà thực tiễn, Sdd, tr 15.

!2 Hoàng Phê, Tir điển Tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, 2003,tr 361.

!3Vĩi Dũng, Từ điển Tâm by học, Nxb Từ điền bách khoa, Hà Nội, 2008, tr.tr.413.

12

Trang 19

chuẩn con được hiểu là “bất cứ hành vi nào của cá nhân hay tiểu nhóm mà lệch lạcmột cách đáng ké so với những gì được coi là bình thường đối với một nhóm”14.

Hay trong Sai lệch xã hội nhìn từ góc độ xã hội hoc, tác giả Nguyễn Dinh Tan

cũng nhận định rằng, lệch chuẩn “là mọi sự vi phạm có ý thức về các tiêu chuẩn của

một nhóm hay của một xã hội nào đó”!” Thống nhất với quan điểm này, tác giảLưu Song Hà trong Hanh vi sai lệch chuẩn mực xã hội cũng quan niệm lệch chuẩnlà “hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội” 16,

Như vậy, tuỳ vào góc độ và mức độ tiếp cận mà các tác giả có những quanniệm cụ thé về /éch chuẩn, nhưng về cơ bản các tác giả đều thống nhất quan điểmcho rằng, dù đứng dưới góc độ nào suy xét, thì một hành vi lệch chuẩn hay khônglệch chuẩn đều được quy chiếu đưới lăng kính “chuẩn mực xã hội” hay “chuẩn mựcnhóm” Lệch chuẩn là trái khác với các chuẩn mực xã hội Theo đó, những hành vi

được coi là lệch chuẩn là những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực xã hộihay chuân mực nhóm.

Tóm lại, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về lệch

chuẩn, có thể cho rằng: Lệch chuẩn là những hành vi cua cả nhân hoặc nhóm xã hội,

có ý thức hoặc không có ¥ thức,trái khác với các nguyên tắc, quy định chuẩn mực xã

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: Một hành vi lúc này là sai lệch xã hội nhưnglúc khác có thé không là sai lệch xã hội Ngoài ra, lệch chuẩn xã hội cũng có /ệchchuẩn tích cực và lệch chuẩn tiêu cực Lệch chuẩn xã hội tiêu cực gây ra những hậuquả xấu, kìm hãm sự phát triển xã hội Còn “lệch chuẩn xã hội tích cực có tác độngđến sự phát triển xã hội khi nó báo hiệu cho nền văn hoá chung phải suy nghĩ vềtính lạc hậu của các chuẩn mực xã hội trước hoàn cảnh lịch sử cụ thé, tính khônghoạt động, không điều tiết được các quan hệ xã hội và tính không có hiệu quả của

“Vii Dũng, Từ điển Tâm lý hoc, Sảd, tr.413.

!5Nguyễn Đình Tan, “Sai lệch xã hội nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt

Nam, số 2 (111), 2017, tr 78.

‘ST ưu Song Hà, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Tạp chí Tam ly hoc, (7), 2004, tr 45.

13

Trang 20

chuẩn mực xã hội khi áp dụng vào thực tế, ”! Nó phản ánh sự cần thiết và cấpbách của việc thay đôi chuẩn mực xã hội cũ, hình thành những chuẩn mực mới phù

hợp với nhu cầu của sự phát triển xã hội Tuy nhiên, trong phạm vỉ nghiên cứu của

Luận văn này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ khái niệm, biểu hiện vanhững hành vi lệch chuẩn theo hướng tiêu cực.

1.1.2 Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

- Tin ngưỡng và lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng:

Tin ngưỡng là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người,đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ướcvọng của con người từ xưa cho đến nay Về ngữ nghĩa, tín ngưỡng được hiểu như

sau: tin nghĩa là tin, ngưỡng nghĩa là trông lên với lòng tôn kính Như vậy, tín

ngưỡng có nghĩa là tin tưởng và tôn kính “Tín ngưỡng chỉ là niềm tin, đức tin và sự

ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con người vào cái gì đó mà người ta cho là siêu

pham, là cao cả và đẹp đế”!3 Trong Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2018) cũngkhang định: Tin ngưỡng là niềm tin của con người được thé hiện thông qua những

lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống dé mang lại sự bình an về tinh

thần cho cá nhân và cộng đồng “Giống như tôn giáo, tín ngưỡng cũng có chức năngđền bù hư ảo, hướng con người tới hạnh phúc ở thiên đường, ở thế giới bên kia, đó

mới là hạnh phúc vĩnh viễn, nhằm xoa diu và quên đi nỗi đau hiện thuc”!”.

Nhưng khác với tôn giáo, tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý cũng không có

tổ chức giáo hội, mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết, Trong tín

ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghỉ lễ

còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ Song tín ngưỡng chính là cách thức thê

hiện niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân vào các đối tượng mà họ cho là

linh thiêng và được truyền từ đời này qua đời khác với mong ước cho cuộc sống

thực tại được tốt đẹp.

“Luu Song Hà, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Tạp chí Tam lý học, (7),2004 tr 50.

!#Nguyễn Đức Lữ, “Tín ngưỡng và tôn giáo - Đôi nét phác thảo”, Tạp chí Thông tin tý luận, (12),

1999, tr 23.

Tran Minh Thư, Tim hiểu pháp luật Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb Tư pháp, Hà Nội,

2005, tr 15.

14

Trang 21

Như thế, chuẩn mực tín ngưỡng là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đượcxác lập nhăm củng cố niềm tin và cách thức thé hiện những niềm tin ấy bằng nhữnghành động cụ thể của con người đối với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chílà một sự vật nào đó, hoặc cá nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đãđược thiêng hóa dé cầu mong sự che chở, giúp đỡ.

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng Tổ tiên, các biểu tượng linhthiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng: cáclễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá tri lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội

(Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2018) Đây là một loại hoạt động nhằm đáp

ứng nhu cầu tỉnh thần của một bộ phận nhân dân, hoạt động này gắn liền với

truyền thống lich sử, văn hóa dan tộc va thé hiện được tâm tư, tình cảm của

quan chúng nhân dân với Tổ tiên, với những người có công với cộng đồng, dat

Như vậy, chuẩn hoạt động tín ngưỡng là những quy tắc, quy định đảm bảo

cho niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi bảo tồn và phát

huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chuẩn tín ngưỡng có đặc điểm là bất thành văn và thường được xác định

thông qua các chuẩn mực hành vi thành văn khác có liên quan Bên cạnh đó, nhưlập luận ở trên, để xác định được sự lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng thìcòn có một trong những tiêu chí quan trọng cần quan tâm đến là hậu quá của hành

vi tin ngưỡng đó gây ra Niềm tin thái quá, gây ra bất kỳ hậu quả tiêu cực nào từ

tâm lý, đạo đức, pháp luật, văn hoá truyền thống, sức khoẻ, an ninh trật tự, an toàn

xã hội, thì đều được xem là /ệch chuẩn trong tín ngưỡng và trong hoạt động tínngưỡng Mức cao nhất của sự lệch chuẩn này là cudng tin, cuồng tín có thé gây ranhững hậu quả khôn lường cho toàn thể xã hội Nói cách khác, các hoạt động tín

ngưỡng nằm trong khuôn khổ của các quy phạm đạo đức và pháp luật, không gây

ra những phản cảm về văn hoá, thâm mỹ, không vi phạm các giá trị truyền thống,không gây tổn hại đến sức khoẻ, kinh tế của các cá nhân tham gia và cộng đồngxung quanh, thì được xem là chuẩn mực trong hoạt động tín ngưỡng Ngược lại,

15

Trang 22

những niềm tin và biểu hiện niềm tin trong hoạt động tín ngưỡng vi phạm các yêucầu nêu trên, thì khi đó dẫn đến sự lệch chuẩn.

Tóm lại, có thê hiéu: Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng là những biéuhiện, hình thức, hành vi thé hiện niềm tin một cách thái quá của con người về mộtviệc gì đó và việc thể hiện niềm tin thái quá đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực

cho chính bản thân con người và cho cả cộng đồng xã hội.- Tôn giáo và lệch chuẩn trong hoạt động tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính chất lịch sử, trong đó, xét về phương

diện ý thức, nó là một hình thái ý thức xã hội Tôn giáo cũng là một hiện tượng văn

hoá tỉnh thần phản ánh nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về cuộc sốngxã hội, biểu hiện thông qua những hành vi ứng xử của họ Theo quan điểm của E.Durkheim, tôn giáo là “một hệ thống các niềm tin và thực hành liên quan đến các vậtthiêng liêng, có nghĩa là những vật được đặt riêng ra và bị cắm đoán - chúng kết hợptat cả những ai là tín đồ vào một cộng đồng tinh thần gọi là giáo hội”?0 Trong Tirđiển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa tôn giáo theo hai cấp độ: 1.“Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùngbái những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục

tùng và tôn thờ”; 2 “Tôn giáo là hệ thống những quan niệm, tín ngưỡng một hay

những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thé hiện su “sting bái” ấy; các

vi dụ như đạo Phat, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Dai, ””!.

Nhận thức và hành vi của cộng đồng tôn giáo luôn được thé hiện ở hai mặt:tâm linh và xã hội Về mặt tâm linh, thông qua các nghi lễ thực hành tôn giáo, conngười bày tỏ niềm tin và tình cảm sâu sắc của mình đối với lực lượng siêu nhiên vôhình, qua đó con người thoả mãn những nhu cầu và khát vọng của họ trước cuộcsống trần tục Về mặt xã hội, những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáolý, giáo luật có tác dụng điều chỉnh những hành vi ứng xử của các tín đồ trong cuộcsông Vì thế, nói đến tôn giáo phải hội đủ sáu yêu tô cau thành: giáo chủ, giáo hội,

giáo dân, giáo lý, giáo luật và giáo đường Từ đó có thê thấy: Chuẩn mực tôn giáo

°Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard va Andrew Webster,

Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1993, tr 369.

?'Hoàng Phê (Chủ biên) (1988), Tờ điền Tiêng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.16

Trang 23

là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lí tôngiáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tôn giáo(nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép va thé hiện trong các bộ sáchkinh điển của các tôn giáo, được truyền từ đời này qua đời khác, mang đến giá trị

lịch sử, văn hóa.

Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghị,quản lý tổ chức của tôn giáo (Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2018); là cách màcác tôn giáo hiện diện ra ngoài xã hội, gắn với đời sống kinh tế - xã hội, chính trị, văn

hóa của các tổ chức, tín đồ tôn giáo Đây thực chat là thể hiện mối quan hệ tôn giáo

-xã hội, trong đó, vai trò của các tôn giáo là các chủ thể hoạt động Là một bộ phận

của đời sống xã hội, hoạt động tôn giáo không chỉ bao hàm những hoạt động thuần

túy tôn giáo mà còn là những hoạt động xã hội của người theo tôn giáo Như vậy,

chuẩn mực trong hoạt động tôn giáo là những quy tắc, quy định đảm bảo cho niềm tinvà nghỉ thức thực hành niềm tin theo đúng đường hướng được thể hiện trong giáo ly,

giáo luật, phù hợp với quy định của pháp luật và chuân mực xã hội.

Ngược lại với chuẩn mực trong hoạt động tôn giáo là những biểu hiện, hành vilệch chuẩn Đó la những hành vi, những thực hành tôn giáo di ngược lại những quyđịnh, thói quen, truyền thống tín ngưỡng, giáo lý, giáo luật, lễ nghỉ, hoạt động đãđược ghi nhận trong các kinh điển của tôn giáo, trong hién chương, điều lệ của tôn

giáo; những hành vi này gây ra hậu quả tiêu cực cho bản thân và xã hội, di ngượclại giá trị nhân văn của tôn giáo.

1.13 Điều chỉnh hành vi lệch chuẩn

Lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gây ra những tác động tiêu cựcđối với sự phát triển của xã hội Do đó, việc điều chỉnh hành vi lệch chuẩn chính là mộttrong những cách thức dé vừa phát huy các giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, vừangăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực làm tôn hại đến quyền, lợi ích chính đáng củaNhân dân, tôn hại mối đoàn kết tôn giáo và dân tộc.

Xét về ngữ nghĩa, điểu chỉnh được hiểu là sự sửa đổi, sắp xếp lại, sửa chữa lạicho đúng hơn, cân đối hơn Tác giả Vũ Dũng trong Từ điển tâm lý học đã định nghĩa:

“Điêu chỉnh là sự chữa lại, sửa d6i những nhược điểm, khuyết tật, những cái không

17

Trang 24

bình thường nhưng không đòi hỏi những thay đôi căn bản, triệt dé trong quá trình hoạtđộng”?2 Ở mức độ cụ thé hon, tác giả cho rằng, “điêu chỉnh hành vi theo chuẩn mực làsự điều chỉnh hành vi của chủ thé từ phía chuan mực xã hội đã được chấp nhận trongxã hội hoặc trong nhóm hoặc đã được hình thành bởi các chuẩn mực này trong quátrình sống”?3.

Bản chất của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là sự tác động qua lại giữa một

bên chủ thé thực hiện hành vi và một bên là chính các tín ngưỡng, tôn giáo đó Chủ

thê hoạt động sẽ tác động với các tín ngưỡng, tôn giáo thông qua hành vi của mình.Chính vì vậy, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn tôn giáo, tín ngưỡng thực chất là điềuchỉnh hành vi của các chủ thê tham gia vào các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đó,làm thay đổi hành vi của họ, trong đó những hành vi có ích cho chính tôn giáo, tín

ngưỡng và xã hội sẽ được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, ngược lại những hành

vi có hại cho cá nhân, cộng đồng, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, sẽ bị ngăn

chặn, loại trừ Để vừa tôn trọng niềm tin của mỗi cá nhân, vừa đảm bảo lợi ích củacá nhân, đảm bảo sự ồn định, trật tự của xã hội, đòi hỏi các chủ thé trong mỗi hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo phải dựa trên những chuẩn mực nhất định, theo nhữngkhuôn mẫu nhất định Điểu chỉnh hành vi lệch chuẩn tín ngưỡng, tôn giáo thực chất

là điều chỉnh hành vi cua các chủ thể thực hiện, làm thay đổi hành vi của họ bằng

cách tác động vào hành vi cua họ trên cơ sở xác định cách thức xứ sự cho các chu

thé hành vi đó, quy định quyên, nghĩa vụ cho họ, quy định cho họ những việc đượclàm, nên làm, cần phải làm hay không được làm,

1.2 Cơ sở pháp lý và các yếu tố ảnh hưởng đến lệch chuẩn trong hoạt

động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến xác định lệch chuẩn trong hoạt động

tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Chuẩn mực pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là những quy tắc xử sự chung

do Quốc hội ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo;

Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điên bách khoa, Hà Nội, 2008,tr 157.

Vii Dũng, Từ điển Tâm lý hoc, Sdd, tr 157.

18

Trang 25

quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tínngưỡng, hoạt động tôn giáo Trong thực tế, không phải chuẩn mực pháp luật nào

cũng luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi Việc một cá nhân

hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi xâm hại, phá vỡ các nguyên tắc, quyđịnh của chuẩn mực pháp luật đó chính là sai lệch chuẩn mực pháp luật Đối vớihoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của cánhân, tổ chức vi phạm các nguyên tắc, quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôngiáo; hay nói cách khác là cá nhân, tô chức thực hiện các hành vi trái quy định của

pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Dé biết được hành vi của chủ thé hoạt động tin

ngưỡng, tôn giáo có trái với quy định của pháp luật hay không, trước hết phải xác

định được guyên cũng như #ách nhiệm thực hiện các nghia vụ của chủ thé hoạt

động đó theo quy định của pháp luật.

Ngày 18/11/2016, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực thi hành

ké từ ngày 01/01/2018 Luật gồm 9 Chương, 68 Điều “quy định về quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tô chức tôn giáo;

quyền và nghĩa vụ của cơ quan, t6 chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín

ngưỡng, hoạt động tôn giáo” Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tô chức,cá nhân trong các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo được quy định cụ thé.

- Quyên của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động tín ngưỡng,

hoạt động tôn giáo:

+ Quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người:

Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định các quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo mà các chủ thé được thụ hưởng là:

“1, Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một

tôn giáo nào.

2 Mỗi người có quyền bay tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tin

ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

19

Trang 26

3 Mỗi người có quyền vào tu tai cơ sở tôn giáo, học tai cơ sở dao tạo tôn giáo,lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôngiáo, học tại cơ sở đảo tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

4 Chức sắc, chức việc, nha tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng

đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

5 Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hànhtạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có

quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và

quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi Đây cũng là quy định

tương đồng với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Quyên của tô chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:

Điều 7 của Luật quy định mang tính nguyên tắc về các quyền của tổ chức tôn

giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc, gồm: Hoạt động tôn giáo theo Hiến chương, Điều

lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là Hiến chương) của tổ chức

tôn giáo; tổ chức sinh hoạt tôn giáo; xuất bản kinh sách và xuất bản phâm khác về

tôn giáo; sản xuất, xuất khâu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo;

cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; nhận tai sản hợp pháp do tô chức,

cá nhân trong nước và tô chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho; các quyền

khác theo quy định của pháp luật.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp

tại Việt Nam:

Điều § Luật nêu rõ: Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà

nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Người nước

ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyên: Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt

động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôngiáo tập trung; mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễnghỉ tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở dao tạo tôn giáo, lớp bôi dưỡng về tôn giáo

20

Trang 27

của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôngiáo dé phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được

giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

- Nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động tin ngưỡng,

hoạt động tôn giáo:

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định các quyền cơ bản cho các cơ quan, tôchức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo Đồng thời, Luật cũng

xác định cụ thể nghĩa vụ của các cơ quan, tô chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt

động liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo Cụ thể, Điều 9 của

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định nghĩa vụ của tô chức, cá nhân trong thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đó là: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tínngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và

các quy định khác của pháp luật có liên quan; chức sắc, chức việc, nhà tu hành,người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dan tín đồ,

người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tínngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trên đây là những quy định mang tính nguyên tắc về quyền tự do,tín ngưỡng tôn giáo của các cơ quan, tô chức, cá nhân tại Việt Nam; bên cạnh

quyền thì các co quan, tổ chức, cá nhân cũng phải bảo đảm thực hiện đầy đủnghĩa vụ theo quy định pháp luật Các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong từng lĩnh

vực, từng hoạt động được Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật

liên quan quy định chi tiết dé triển khai thực hiện Đây cững là căn cứ pháp lý déxác định hành vi của chủ thể hoạt động tin ngưỡng, tôn giáo có lệch chuẩn hay

Nói cách khác, những cơ quan, tổ chức, cá nhân đi øgược lại với những quy

định trên đây đều bị coi là lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Nhữnghành vi trái với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 5 Luật Tín

ngưỡng, tôn giáo), bao gồm:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

21

Trang 28

- Ep buộc, mua chuộc hoặc can trở người khác theo hoặc không theo tin

ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, gồm:

Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,

môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tàisản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền

và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tinngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo

các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đề trục lợi.

1.2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng,

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

- Yếu tô bên ngoài

Một là, yếu to chính trị là toàn bộ các vẫn đề tạo nên đời sống chính tri của xã

hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm: môi trường chính tri, hệ thống các

chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, ý thức chính trị, cùng với đó

là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội Yếu tố chính trị có ảnh

hưởng mạnh mẽ tới hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng cũng có ảnh hưởng rất quan

trọng tới hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Ở nước ta, sự vận hành của hệ thống pháp luật

trên các phương diện xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật luôn được đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có

đường lồi về tín ngưỡng, tôn giáo được thé chế hóa thành hệ thống chính sách, pháp luật

trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước và nó trở thành nghĩa vụ thực hiện của toàn xã hội.

Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nội dung cụ thé hóa chủ trương,đường lối của Đảng thành hành động thực tiễn về van dé tín ngưỡng, tôn giáo Muốn chohoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện đúng theo đường lỗi, chủ trương của

Đảng và Nhà nước thì cán bộ, đảng viên phải là những người đi trước, gương mẫu thực

hiện, tô chức, vận động đồng bào có đạo, và Nhân dân chấp hành đúng những quy định

22

Trang 29

về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Sự gương mẫu của người đảng viên có tác động rất lớn tớicác chủ thể khác trong xã hội.

Môi trường chính trị - xã hội ôn định, phát trién bền vững là điều kiện thuậnlợi dé phát huy các giá trị tốt đẹp của tin ngưỡng, tôn giáo, đông thời ngăn ngừa,

điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn gây ảnh hưởng xâu đến cá nhân, đến cộng

đồng, bởi nó củng cố lòng tin của Nhân dân vào sự quản lý, điều hành của Nhà

nước, vào Đảng và chính sách tôn giáo của Nhà nước Môi trường chính trị có ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi của các chủ thé hoạt động tín ngưỡng,

tôn giáo Đó chính là việc sử dụng quyền luc Nhà nước dé đạt được mục tiêu quản

lý xã hội, thể hiện rõ nhất ở việc thiết lập hành lang pháp lý quốc gia, thiết lập hệthống pháp luật làm cơ sở pháp lý để xử lý những hành vi lệch chuẩn trong hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo, trái với chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật gây ảnhhưởng tiêu cực đến sự ồn định xã hội Theo đó, mức độ hoàn thiện của hệ thốngpháp luật nói chung, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng ảnh hưởng rất lớn

đến hoạt động thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Ý thức chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới ngăn chặn, tiến tới daylùi các hành vi lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Ý thức chính trị

thé hiện trước hết ở việc các chủ thể của hành vi tín ngưỡng, tôn giáo quán triệt,thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của mình, chấp hành pháp luật, thực hiện theo

đúng quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói

riêng Khi con người hiểu biết pháp luật đầy đủ (trong đó có pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo), họ sẽ tự giác thực hiện các quy định của pháp luật, phát huy

những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo Ngược lại, thiếu hiểu

biết pháp luật sẽ dẫn đến sự coi thường pháp luật, lân tránh pháp luật, lệch chuẩn

trong hành vi tín ngưỡng, tôn giáo Vì vậy, ý thức chính trị tốt sẽ đây lùi các

hành vi lệch chuẩn, đây lùi các hành vi mê tin di đoan, lợi dụng tín ngưỡng, tôn

giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tínngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật Qua đó niềm tin của người dân vào

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước sẽ được

23

Trang 30

củng cố, nâng cao góp phần mang lại lợi ích cho cá nhân, lợi ích cho Nhà nước

và dân tộc.

Tỉnh chất, mức độ của nên dân chủ xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng tớichuẩn mực trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Trong điều kiện xã hội có nền dânchủ rộng rãi, thông tin da dạng, phong phú, nhiều chiều, các tang lớp xã hội có théthăng thắn, công khai, cởi mở bảy tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mìnhvề các van dé có liên quan đến hành vi lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôngiáo hoặc yêu cầu các cơ quan pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính

đáng của mình trước thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo của các thế lực phản động.

Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bịbưng bít thì bầu không khí chính trị - xã hội bị ngột ngạt, gò bó, các công dân không

dám nói thật, không dám đòi hỏi công lý.

Hai là, yếu tổ kinh tế là tông thé các yêu tố sản xuất, các điều kiện sống của

con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Khi kinhtế phát triển, ôn định, bền vững, nguồn thu cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng

sẽ đem lại cho đời sống người dân no đủ về vật chất Sự day đủ vẻ vật chat đó sẽ

phan nào giúp người dân thỏa mãn nhu cẩu về tinh than qua việc được thực hiện

quyên tự do tôn giáo (có điều kiện dé tham gia các lễ hội tôn giáo; thực hiện lễ nghitôn giáo; ) Đây cũng sẽ là yếu tố giúp ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn tronghoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Bởi khi nguồn lực kinh tế đủ mạnh, Nhà nước sẽ có

điều kiện hơn dé đầu tư cho các chương trình phát triển dân sinh, các trung tâm văn

hóa, chính trị phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân ngày càng chất lượng.

Người dân sẽ có cơ hội tiếp cận với các giá trị văn minh, văn hóa, pháp luật, từcách tiếp cận này họ sẽ hiểu biết, có tri thức từ đó sống và làm việc theo pháp luật,tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới chuẩn trong hoạt động tin ngưỡng, tôn

giáo Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra tâm lý thuđộng, y lại; do đó, nhận thức pháp luật, thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáothường mang tính phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh - chấp hành Cơ chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của

24

Trang 31

nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả của

hoạt động kinh tế; từ đó tác động tích cực tới việc phát huy các nguồn lực của tínngưỡng, tôn giáo cho sự phát triển của xã hội Nhưng mặt trái của nó tạo ra tâm lýsùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật; đồng

thời hình thành quan niệm, hành vi sai lệch trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng,

dẫn đến tinh trang lay đồng tiền làm thước đo, phô trương hình thức, lợi dụng lòngtin của người dân để trục lợi, thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

“Đây là nguyên nhân làm phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các

loại tội phạm nay sinh và phát triển”?1.

Ba là, yếu tổ văn hóa - xã hội là tông thé các nét đặc trưng cho phương thức

sinh hoạt, đặc thù cho các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội Văn hóa được

cụ thể hóa thành hệ thống các giá tri, chuẩn mực, quy tắc ứng xử, các biểu tượng

mà cá nhân, cộng đồng, tộc người, dân tộc theo đuổi, tuân thủ và tôn trọng Yếu tố

văn hóa - xã hội gắn liền với một không gian - xã hội nhất định, nơi các cá nhân và

cộng đồng người sinh sông, lao động, cùng nhau tao dựng, thừa nhận và chia sẻ cácgiá trị văn hóa, lỗi sống phong tục tập quán, lễ nghi, với những khía cạnh, những

biểu hiện của mình, các yêu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chủthé của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Theo đó, khi người dân tuân thủ những giá

trị đạo đức, tôn trọng các giá tri truyền thống tốt đẹp và chuẩn mực xã hội, có tri

thức, hiểu biết, thì sẽ hạn chế được các hành vi lệch chuẩn tín ngưỡng, tôn giáo Sựthiếu hiểu biết, xem nhẹ luân thường đạo lý và các giá tri đạo đức sẽ dé dàng dẫn đếntình trạng sa ngã, hoặc có niềm tin mù quáng Vì vậy, cần phải tăng cường vốn văn hóacho Nhân dân bằng cách tăng cường giáo dục tri thức, hiểu biết về thế giới quan, nhânsinh quan, giúp người dân nhận diện kịp thời những biểu hiện trái với đạo đức, phảnvăn hóa, phản thâm mi, vi phạm pháp luật để biết cách tự phòng tránh, tự điều chỉnh.

Các vấn đề xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện các chuẩn mực về

tín ngưỡng, tôn giáo Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải

các thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong xã hội, hoạt động thực

Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bồ sung), Nxb Hồng

Đức, Hà Nội, 2012, tr 323.

25

Trang 32

hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hội và của các cơ quan nhà nướccó thâm quyền, những tắm gương người tốt, việc tốt, điển hình trong việc thực hiệnpháp luật, ở chừng mực nhất định, các thông tin này đã tác động đến suy nghĩ,

nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, làm cho họ hiểu và biết và thực hiện phápluật về tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng nhiều hơn.

Dự luận xã hội tác động cũng rất mạnh mẽ hành vi của các chủ thê trong hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo Dư luận xã hội gắn với sự định hướng, ý chí của cộng đồng nên tác

động mạnh mẽ đến hành vi của con người Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người

luôn phải xem xét, suy nghĩ tính toán trước khi thực hiện một hành vi tín ngưỡng, tôn

giáo nào đó Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ các chuẩn mực tín ngưỡng, tôn giáo ởmỗi chủ thể cũng được nâng lên Thực tiễn xã hội đã minh chứng một vài cá nhân nào đó

có thé trong chừng mực nhất định không sợ sự trừng phạt của pháp luật nhưng lại sợ sựphê phán, lên án của dư luận xã hội, của cộng đồng tôn giáo Trong xã hội có nền dânchủ càng rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện dé kiểm tra xã hội đối với ý

thức pháp luật và hành vi pháp luật của mọi người.

Ngoài ra, thói quen, truyén thống, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng đếnhành vi tín ngưỡng, tôn giáo của các chủ thể Những truyền thống, phong tục tốtđẹp được duy trì sẽ tạo ra động lực thúc đây những giá trị tích cực của tín ngưỡng,tôn giáo; nhưng bên cạnh đó, hủ tục lạc hậu sẽ lại là cơ hội để các phần tử tôn giáo

cực đoan lợi dụng, xuyên tạc gây chia rẽ khối đoàn kết tôn giáo và dân tộc.

Như vậy, từ các nội dung trên cho thấy có rất nhiều yếu tô có thê tác động, ảnh

hưởng đến hành vi của các chủ thể trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Việcnghiên cứu, làm rõ những yếu tố này sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩmquyền đánh giá một cách khách quan, toàn diện Trên cơ sở đó có các giải phápkhắc phục nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tôn giáo, đảm bảo quyền

con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người như tỉnh thần Hiến pháp

năm 2013 và Luật Tin ngưỡng, tôn giáo năm 2018 đã quy định.

- _ Yếu tô bên trong:

Nhìn tông thê thì nhiêu năm vừa qua, tín đô, chức sắc chân chính của các tôn

giáo ở Việt Nam đã, đang đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

26

Trang 33

quốc, quyên góp hàng nghìn tỷ đồng xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư Qua các phong trào này đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu làtăng ni, phật tử có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần

thưởng cao quý.

Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợidụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm dao

đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân

tộc Việt Nam Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng

và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáobình dang trước pháp luật? (Điều 3), đồng thời khang định các hoạt động tín

ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cắm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủquyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâmphạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của

người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt

động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo dé trục lợi” (Điều 5) Như vụ việc xảy ra tại

chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) mà báo chí phản ánh về việc tổ chức “giải

oan gia trái chủ”, “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, “trả nợ cho vong”, Ban Thường trực

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tô chức lễ “giải oangia trái chủ”, “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, “trả nợ cho vong” bằng tiền từ vài triệu

đến chục triệu đồng do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba

Vàng hoặc làm công quả lao động tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo

truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến tăng đoàn Hay vụ việc

phức tap ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xảy ra ở các tỉnh miền Trung,

dư luận nhắc nhiều đến trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự, thường xuyên xảy racác vụ vi phạm pháp luật Một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người

“vô luật”, chống đối chính quyền Các vị linh mục dưới quyền quản lý đã kích động,lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tàisản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tắn công người thi hành công vụ;thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây

27

Trang 34

chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Mới đây nhất, nhân vụ việc 39 người Việt tử vongtrong container ở Vương quốc Anh, trên trang facebook cá nhân một số linh mục đãcó nhiều bài viết, bài nói và việc làm xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ

trương của Đảng, đồ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phảibỏ đất nước ra đi kiếm sống Một số linh mục này còn phát lên trang cá nhân những

clip truyền giảng trong giáo đường với ngôn từ tục tiu, kích động, thậm chí xuyên tac

cả tôn giáo khác Những lời nói lộng ngôn, coi thường đạo ly và những hành động

ngông cuồng của số chức sắc nêu trên không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn

vi phạm nghiêm trọng giáo lý, giáo luật của Công giáo.

Một số sự việc trên là “con sâu làm rầu nồi canh” là những hiện tượng điển

hình về lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu tôngiáo và xã hội Các vị chức sắc, tín đồ làm điều sai trái cần cảm thấy hồ thẹn vớinhững tam gương chức sắc, tín đồ chân chính đang ngày đêm nỗ lực thực hành giáo

lý, giáo luật, đóng góp công sức, tiền của nhằm xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp,phén vinh hơn.

1.3 Biểu hiện và tính hai mặt của lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng,

tôn giáo

1.3.1 Những biểu hiện của lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Biểu hiện là cái hiện ra ở bên ngoài (trong mối quan hệ với cái nội dung trừutượng bên trong) Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo biểu hiện của lệch chuẩn rất đadạng, phức tạp, liên tục nảy sinh, vận động, biến đồi Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét các

mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với chính tri, văn hóa, xã hội và trong nội bộ

từng tôn giáo, có thé liệt kê một số biéu hiện lệch chuẩn chính như sau:

- Lệch chuẩn trong mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo và chính trị:

Đây được xem là sự lệch chuẩn đáng chú ý nhất khi chuẩn mực ở đây đượchiểu là đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và luật pháp của Nhà nước Sựlệch chuẩn này bao gồm các biểu hiện như:

+ Xâm phạm chủ quyên quốc gia, dân tộc thông qua hoạt động tín ngưỡng,tôn giáo: Lợi dụng tính chất nhạy cảm của tôn giáo và một số hạn chế, thiếu sót củachính quyền các địa phương trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo các thành phần tôn

28

Trang 35

giáo cực đoan thực hiện tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính sáchtôn giáo của Đảng, Nhà nước Những đối tượng thực hiện hành vi này thường thựchiện tuyên truyền các nội dung sai sự thật về tình hình, kết quả công tác tôn giáo tạiViệt Nam, qua đó gây áp lực đòi Nhà nước phải thay đổi chính sách, pháp luật vềtôn giáo, lay van đề “tự do tôn giáo” làm điều kiện trong đàm phán hợp tác, đầu tư

phát triển tại Việt Nam.

+ Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc: Các

chủ thé của hành vi lệch chuẩn lợi dụng van dé tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng

đồng bào một số dân tộc thiểu số; sự sa sút tính chân truyền trong các tôn giáo đãđược Nhà nước công nhận; điều kiện khó khăn về kinh tế, xã hội; để thành lập

các hội, nhóm mang danh nghĩa tôn giáo, hoạt động vi phạm pháp luật, gây matđoàn kết dân tộc Bên cạnh đó, còn có nhiều loại hình mang danh tín ngưỡng, tôngiáo, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở nhiều địa phương, xa rời văn hóatruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuyên truyền, hứa hẹn về tương lai tốt đẹp để

mê muội quan chúng Hoạt động của các tô chức này không chỉ gây mâu thuẫn

trong quần chúng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đoàn kết toàn dântộc, thậm chí còn tạo ra những tác động tiêu cực tới sự ồn định chính trị - xã hội

của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt

+ Hoạt động tin ngưỡng, tôn giáo gây mat ổn định chính trị: O biêu hiện này,

các chủ thể của hành vi lệch chuẩn thường triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu

kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo dé kích động các hoạt động chống đối, gâytâm lý bức xúc và phản ứng của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chínhquyền với tôn giáo Nghiêm trọng hơn, họ còn cố tình chính trị hóa sự việc, xuyên

tạc, vu cáo chính quyền lấy đất đai của tôn giáo, bỏ quên quyền lợi Nhân dân, baoche cho doanh nghiệp, tàn phá môi trường, kích động tâm lý so bì, cho răng Nhà

nước đối xử không bình đăng giữa các tôn giáo Bên cạnh hoạt động vi phạm phápluật về đất đai, trong biéu hiện lệch chuẩn còn thé hiện ở những hành vi không tuân

thủ các quy định của pháp luật, như thuyên chuyên, bồ nhiệm chức sắc, chức việc,

nhà tu hành trong các tôn giáo; thành lập các cơ sở tôn giáo trực thuộc chưa được sự

29

Trang 36

chấp thuận của chính quyền Những biểu hiện lệch chuẩn nói trên tác động tiêu cựcđến nhiều mặt của đời sông xã hội cả về lỗi sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục, gâyra những bat ôn, xáo trộn trong đời sống xã hội Thực tế này luôn tiềm an nguy cơbị các thế lực xấu khai thác, lợi dụng để gây chia rẽ giữa tôn giáo với chính quyền,

giữa người theo đạo và người không theo đạo, cũng như tiến hành các hoạt động

chống phá, gây mat ồn định chính trị.

- Lệch chuẩn trong mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo và đạo đức, xã hội:

+ Mê tín, dị đoan: Đây là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của lệchchuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn

giáo và đạo đức, xã hội Mê tín, đị đoan là sự thê hiện niềm tin thái quá của chủ thê

hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo về một điều gì đó và việc thể hiện niềm tin thái quáđó dé lại những hậu quả tiêu cực cho chính bản thân và cộng đồng Khi niềm tinkhông còn được kiểm soát, năm ngoai sự kiểm soát của chủ thé niềm tin, và nhất làniềm tin bị lợi dụng vào những mục đích xấu, khi con người đã không làm chủ đượcmình, thì người ta sẵn sàng nghe theo và làm theo mọi điều một cách mù quáng “Khiđó, niềm tin thai quá sẽ “choán”, chi phối các hành vi suy nghĩ, nhận thức, tâm lý tinh

cảm, của chủ thê mê tín, dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với chính bản thân chủ

dưới nhiều hình thức da dang, tinh vi và khó kiểm soát Song có thể liệt kê một số hìnhthức phô biến như: hành nghề bói toán, đồng bóng, đoán số mệnh, yém bùa, cúng giảihạn, cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng những khả năng thần bí không có căn cứ khoa

+ Vi phạm chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội: Biéu hiện được thé hiện rõnhất là sự xuất hiện hiện tượng thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cụthể là lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi, phát triển các hoạt động tâm linhmang màu sắc mê tín, như hoạt động dâng sao giải hạn, cúng oan gia trái chủ, chữabệnh bằng tâm linh, Một số thế lực thế tục còn tham gia trực tiếp/gián tiếp vào

việc lợi dụng phục dựng, tu bổ, xây mới cơ sở thờ tự, khu du lịch, văn hóa tâm linh“Chu Văn Tuấn (2012), “Bàn thêm về khái niệm mê tín di đoan ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,

(11), tr 17.

30

Trang 37

dé tổ chức khai thác, hoạt động mang tính thương mai, làm mat ý nghĩa tâm linh.Biểu hiện này cũng tiềm an nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng mat ồn định trật tự xã

- Lệch chuẩn trong mối quan hệ giữa các tôn giáo và trong nội bộ từng tôn giáo:

Vi phạm giáo lý, giáo ludt, trong nội bộ tôn giáo đó: Biêu hiện này thé hiện

ở việc các chủ thé của hành vi lệch chuan làm khác hoặc làm không đúng vớichuẩn mực trong hoạt động tôn giáo được ghi chép trong kinh điển, giáo lý tôn giáo

hoặc hoạt động vi phạm chuẩn mực trong nếp sống tôn giáo được xã hội chấp nhận.

Việc liệt kê những hình thức biểu hiện của lệch chuẩn trong hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo chỉ có ý tương đối, do đó, việc xác định đâu là biểu hiện lệch

chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cần phải chú ý nội dung sau:

Mot là, việc chỉ ra đâu là biểu hiện, hành vi lệch chuẩn trong hoạt động tínngưỡng, tôn giáo, cần phải căn cứ vào hậu quả của hành vi đó gây ra cho chủ thécủa hành vi lệch chuẩn và cộng đồng xung quanh Đây là ứiêu chí quan trọng nhất

để kết luận đâu là hành vi lệch chuẩn.

Hai là, đối với công tác quản lý, nhất là quản lý đối với van đề lệch chuẩntrong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, việc xác định được chính xác các cấp độ lệch

chuẩn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các mức độ xử lý phù hợp.

1.3.2 Tính hai mặt của lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Hội nhập quốc tế, sự tăng cường giao lưu văn hóa, tôn giáo, sự gia tăng các

hoạt động truyền bá, tiếp xúc, xâm nhập của các tôn giáo vào Việt Nam sẽ tạo nên

những biển đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Trong môi trường đa dạng tôngiáo, tat yếu các tôn giáo phải tạo ra những dấu ấn riêng, đặc sắc dé thu hút tín đồ.Các tôn giáo một mặt phải thay đổi diện mạo, củng cô niềm tin tôn giáo đối với tínđồ của mình, mặt khác, phải thay đổi theo xu hướng đa dạng hóa, tích cực mở rộngniềm tin tôn giáo đối với những người chưa phải tín đồ Sự biến đổi niềm tin tôngiáo đó xuất hiện sự chuyền đạo, đôi đạo, hình thành “tôn giáo mới” diễn ra mộtcách mạnh mẽ, sự biến đổi của niềm tin tôn giáo không chỉ diễn ra ở một hay mộtnhóm tôn giáo mà diễn ra ở tất cả các tôn giáo, từ tôn giáo truyền thống đến các tôn

giáo nội sinh và tôn giáo ngoại sinh Sự biên đôi đó tạo ra sự đa dạng tôn giáo, đa dạng

31

Trang 38

niềm tin tôn giáo Trong sự đa dạng đó dẫn đến nhiều cái mới, khác, “lệch” so vớinhững cái cũ, “chuẩn”, vốn có và hiện có của tôn giáo tạo ra hai mặt tích cực và tiêucực của “lệch chuẩn”.

- Mặt tích cực:

Sự đa dạng tín ngưỡng, tôn giáo đã làm phục hồi và gia tăng nhu cầu đời sốngtâm linh tôn giáo, số lượng tin đồ, chức sắc diễn ra ở tất cả các tôn giáo, các cộng đồngxã hội, các tầng lớp dân cư ở mức độ “đậm, nhạt” khác nhau và ở mọi vùng miền trongcả nước Từ năm 2001-2017, số tín đồ của các tô chức tôn giáo đã được công nhận tănglên 6% trong dân số, đến hiện nay, số lượng tín đồ chiếm 27% dân số cả nước Cùng

với đó diện mạo tôn giáo có sự thay đối theo xu hướng ngày càng da dạng hóa; sựchuyên đạo, đổi đạo diễn ra mạnh mẽ dẫn đến ra đời nhiều tôn giáo mới và nhiều tôn

giáo được khôi phục hoạt động trở lại Sự cấu trúc lại hệ thong tôn giáo cũng như trongnội bộ tôn giáo phản ánh xu hướng phát triển khách quan của đời sống tôn giáo làmthay đổi, nâng cao địa vị pháp lý của tôn giáo Trước năm 1990, nước ta chỉ có ba tổ

chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, hiện nay, nước ta có 43 tô chức tôn giáo

thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước cộng nhận Sự thay đổi đời sống tôn giáo cùng vớinhững phát minh mới về vệ tinh, máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử, công nghệ thôngtin và internet, được các tôn giáo sử dụng trong quá trình truyền giáo phát triển đạođã đây nhanh quá trình hiện đại hóa, xuất hiện loại hình sống đạo mới, sống đạo trực

tuyến, sống đạo online như: đi lễ chùa online, tham dự thánh lễ online hay cúng giỗ

- Mặt tiéu cực:

Bên cạnh những yêu tố tích cực, cũng còn tiềm ân những yếu tố tiêu cực dẫn đếnsự lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu tố

tiêu cực như: do vô thức, do cả có ý thức, do động cơ, vụ lợi

Sự da dang tín ngưỡng, tôn giáo thông qua sự xuất hiện các “tôn giáo mới”, “dao lạ”

cũng tạo ra nhiều bất cập Các hiện tượng “tôn giáo mdr” hầu hết được du nhập hoặc chuyênhóa từ các tín ngưỡng dan gian, sự pha tạp giữa các tôn giáo hình thành ngày càng nhiều Vềmặt xã hội, thực tế này đã gây ra những xáo trộn, thách thức không nhỏ, thậm chí gây tác hại

cho xã hội Vê mặt văn hóa, các “tôn giáo mới”, “đạo lạ” đại diện cho lôi sông ít nhiêu khác lạ,

32

Trang 39

nhân mạnh vào chủ nghĩa cá nhân hoặc liên kết nhóm theo niềm tin đó Về mặt tôn giáo, cácđạo trên chuyên tải niềm tin, truyền đạo, tìm cách phát triển thay thế, cạnh tranh với các tôngiáo truyền thống, chia sẻ thị trường tôn giáo, từ đó tạo ra những phức tạp trong đời sống tôngiáo, gây tâm lý bức xúc, hoang mang trong một bộ phận quan chúng, tín đồ, ảnh hưởng khối

đại đoàn kết dân tộc, làm phức tạp tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Về mặt

pháp lý, với tư cách là một thực thé mới, nhiệt tình tìm kiếm chỗ đứng lâu bền trong xã hội sởtại, chúng thường được chính quyền nhìn với con mắt nghi ngờ, thường đặt cơ quan quản lýnhà nước về tôn giáo vào sự ling túng, căng thăng về mặt chính trị Sự xuất hiện của các “tôn

giáo mới”, “đạo lạ” cho thay sự đa dang tôn giáo và tái tạo sáng tạo tôn giáo là một xu thé tatyếu, năng động trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập Bên cạnh những tôn giáo có xu hướngtốt, phù hợp với dân tộc, không ít trong nhóm này xuất hiện xu hướng vay mượn, xuyên tạc,

bóp méo giáo lý tôn giáo khác theo hướng mê tín, dị đoan, mang màu sắc chính trị để phục vụcho ý đồ của những kẻ cầm đầu Do đó, đây cũng là một trong những chiều hướng rất đáng

quan tâm đối với lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy có thê thấy, trong thời gian tới, hiện tượng lệch chuẩn trong hoạt động

tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn diễn ra, thậm chí sẽ còn diễn biến phức tạp vớinhiều biểu hiện, nhiều biến tướng khó lường Do đó, vấn đề này cần tiếp tục đượcnghiên cứu và giải quyết trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế nhằm phát huynhững giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo đối với sự phát triển bền vững của đấtnước, đồng thời ngăn chặn những hành vi lợi dụng, xuyên tạc tín, ngưỡng, tôn giáo

gây ảnh hưởng dén lợi ích của cá nhân va cộng đông.

Tiểu kết chương 1

Trong sự biến đổi của thế giới nói chung, thì biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo làmột hiện tượng tất yếu của sự vận động, phát triển của lịch sử, xã hội Sự biến đổiđó một mặt góp phần giúp các tín ngưỡng, tôn giáo bé sung, tiếp thu các giá trị mới,

lọc bỏ những giá trị không còn phù hợp, tăng thêm sức sống, sức cạnh tranh của các

tôn giáo; nhưng mặt khác, sự biến đổi nảy còn tiềm ẩn nhiều yếu tố dẫn đến lệchchuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, gây tác động xấu đến quyền, lợi ich

33

Trang 40

chính đáng của Nhân dân, tôn hại mối đoàn kết tôn giáo và dân tộc Do đó, nhậndiện và chủ động ngăn ngừa những tác hại tiêu cực của lệch chuẩn trong hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa rat quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nướctrong tình hình mới Việc nhận diện này, trước hết đòi hỏi phải làm rõ khái niệmlệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo (khái niệm “lệch chuẩn”, “lệchchuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo”, “điều chỉnh hành vi lệch chuẩn tínngưỡng, tôn giáo”); các yếu tố ảnh hưởng (yếu tô chính trị, yếu tố kinh tế, yếu tốvăn hoá - xã hội); chiêu hướng lệch chuẩn; biểu hiện của lệch chuẩn: và những

hành vi trái với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay Đây chính là những cơ sở lý luận quan trọng dé đánh giá thực trạng, chỉ rõ

nguyên nhân của lệch chuẩn; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục

phát huy các giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời ngăn ngừa nhữngảnh hưởng tiêu cực do lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gây ra.

34

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w